Công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Tín dụng theo mục đích vay Bảng 1.2: Thu dịch vụ ròng Bảng 1.3 : Kết quả kinh doanh chung Bảng 1.4 : Thu từ các hoạt động kinh doanh Bảng 1.5 : Cơ cấu nguồn điện Việt Nam năm 2006 Bảng 1.6 : Sản lượng điện giai đoạn 2005-2008 Bảng 1.7: Số lượng dự án thủy điện được thẩm định Bảng 1.8: Quy mô dự án thuỷ điện được thẩm định Bảng 1.9: Dư nợ cho vay thuỷ điện Bảng 1.10 : Nợ quá hạn cho vay thuỷ điện Bảng 2.1: Dự báo sản lượng điện sản xuất

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2.2: Dự báo công suất các nhà máy thuỷ điện Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho thuỷ điện Bảng 2.4: Dự báo nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định dự án thuỷ điện Sơ đồ 1.2: Quy trình vận hành của công trình thủy điện Hồ Bốn LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, các ngân hàng đã trở thành các trung tâm tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện ý tưởng của mình. Do đó ngân hàng đã trở thành van điều tiết vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cả nền kinh tế. Là Sở giao dịch của một trong các ngân hàng lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kể từ khi được thành lập đã luôn thực thi có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh với kết quả tốt nhất trong hệ thống, đại diện cho trình độ kinh doanh tiên tiến của BIDV. Là một sinh viên khoa Kinh tế đầu tư trường Đại học kinh tế quốc dân, sau một thời gian được học tập tại trường, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô em đã được tiếp thu những kiến thức cơ bản về đầu tư trên phương diện lý thuyết. Nhằm trau dồi thêm hiểu biết thực tế và vận dụng những lý thuyết đã học vào công việc thực tiễn, trong thời gian từ 5/9 đến 7/5/2009, em đã được Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Tháp A, Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội tiếp nhận và giúp đỡ trong quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập, nhận thấy vai trò quan trọng của thuỷ điện đối với sự phát triển của đất nước nói chung và hệ thống điện Việt Nam nói riêng, kết hợp với sự tìm hiểu về công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I, em đã thực hiện chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Từ Quang Phương và các cán bộ Phòng Tài trợ dự án của Sở giao dịch trong quá trình em thực hiện chuyên đề này. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển Sở giao dịch được thành lập ngày 28/03/1991. Hơn 15 năm qua, kể từ khi ra đời theo quyết định 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cán bộ công nhân viên của Sở đã theo định hướng đó xây dựng Sở giao dịch thành “cánh chim đầu đàn” như lời của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã khen ngợi. Quá trình phát triển của Sở giao dịch bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (1991-1995) 5 năm đầu tiên đi vào hoạt động, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn bởi Sở giao dịch là một mô hình mới nên tất cả các nghiệp vụ đều phải xây dựng từ đầu, nguồn cán bộ cũng phải điều chuyển từ các chi nhánh và BIDV Trung ương nhưng Sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiểm tra sử dụng vốn tiết kiệm đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự án. Giai đoạn 2 (1996-2000) Bằng việc mở rộng mạng lưới các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng, Sở giao dịch đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, hình ảnh trong hệ thống ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Giai đoạn 3 (2001-2005) Trong 4 năm liên tiếp 2002-2005, Sở giao dịch đã tách, nâng cấp thêm 4 đơn vị thành viên chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn. Tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, Sở giao dịch đã đạt quy mô tổng tài sản 13.976 tỷ đồng, huy động vốn 10.652 tỷ đồng, dư nợ 5.674 tỷ đồng, thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Kết quả này đã được ghi nhận bởi Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng cho giai đoạn 2002-2005. Giai đoạn 4 (2006-nay) Sở giao dịch ngày càng phát huy tốt vai trò đơn vị chủ lực của mình, phát huy tốt vai trò đầu mối trong tổ chức triển khai thoả thuận hợp tác toàn diện với khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty lớn, các định chế tài chính của toàn ngành. Đặc biệt, Sở luôn đảm bảo thực hiện tốt phương châm phát triển an toàn - hiệu quả - bền vững và luôn đạt được mức tăng trưởng bình quân năm 20-25% ở một số chỉ tiêu chính. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I Hoạt động tín dụng Có thể nói tín dụng là hoạt động tiếp nối của hoạt động huy động vốn. Hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I đã thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển mọi thành phần kinh tế. Bảng 1.1: Tín dụng theo mục đích vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2005 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tín dụng 5,000,753 100 5,099,321 100 5,807,045 100 Cho vay ngắn hạn 1959934 39.19 2,059,282 40.38 2,915,632 50.21 Cho vay trung dài hạn 623713 12.47 1,095,379 21.48 1,012,621 17.44 Cho vay 1894594 37.89 1,512,000 29.65 1,584,230 27.28 Cho vay kế hoạch nhà nước 256478 5.13 161,000 3.16 18,520 0.32 Cho vay uỷ thác, ODA 266034 5.32 271,660 5.33 253,642 4.37 Nguồn: “Số liệu cho sinh viên thực tập tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” Tổng tín dụng của Sở giao dịch năm 2008 đạt khoảng 5,807 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2007 và tăng gần 16% so với năm 2006. Trong cơ cấu cho vay của Sở, tỷ trọng cho vay chủ yếu thuộc về cho vay ngắn hạn. Năm 2008, tỷ trọng này là 50,21%. Các sản phẩm tín dụng của Sở giao dịch cũng ngày càng được đa dạng hoá nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm: Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư ... Chất lượng phục vụ khách hàng thêm vào đó được nâng cao. Sở đã cải tiến quy trình giao dịch, thực hiện thẩm định xét duyệt, cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng; thực hiện việc bán chéo sản phẩm để khách hàng có được hiệu quả cao bằng việc kết hợp giữa gửi tiền, cho vay vốn đầu tư, cho vay vốn lưu động, bảo lãnh thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn, bảo hiểm và cho thuê. Việc tham gia ý kiến với khách hàng từ khâu lựa chọn sản phẩm, lựa chọn công nghệ, phương án đầu tư và xây dựng phương án tài chính hợp lý. Hoạt động dịch vụ ngân hàng Hướng tới ngân hàng thương mại hiện đại, Sở giao dịch luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Giai đoạn 2006-2008, thu từ hoạt động dịch vụ của Sở giao dịch luôn duy trì ở mức cao và ngày càng tăng về mặt con số tuyệt đối. Trong đó năm 2008, thu dịch vụ ròng đạt cao nhất, lên đến 115 tỷ đồng. Bảng 1.2: Thu dịch vụ ròng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thu dịch vụ ròng 49,512 76,850 115,000 Nguồn: “Số liệu cho sinh viên thực tập tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” Các sản phẩm dịch vụ chính: Thanh toán trong nước và quốc tế: L/C hàng nhập, L/C hàng xuất, Nhờ thu... Dịch vụ ngân hàng tại gia - Home Banking: khách hàng sử dụng máy tính để truy vấn thông tin về tài khoản và thực hiện các lệnh chuyển tiền, Sở giao dịch nhận các lệnh chuyển và thực hiện chuyển cho người thực hưởng, khách hàng phải trả phí cho dịch vụ này. Các loại bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh là một dịch vụ truyền thống và có thế mạnh của Sở giao dịch I do khả năng tài chính và uy tín của BIDV nói chung và Sở giao dịch nói riêng trong việc tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng của Sở giao dịch vốn là các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác Hoạt động hợp tác kinh doanh Thông qua các thoả thuận, hợp đồng ký kết hợp tác kinh doanh, hợp tác toàn diện cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hợp tác phát triển công nghệ, hợp tác đồng tài trợ, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữa Sở giao dịch với các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đơn vị trong hệ thống và với khách hàng đã ngày càng thắt chặt mối quan hệ hợp tác thân thiện, lành mạnh. Theo đó, đã mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích do được tập trung các điều kiện hỗ trợ và các bên hợp tác cùng lớn mạnh, cùng phát triển. Từ năm 2004 đến nay, Sở giao dịch đã thực hiện hợp tác với một số ngân hàng như hợp tác với Agribank, VCB và ICB để đồng tài trợ 2 dự án nhà máy xi măng Hạ Long và nhà máy xi măng Thăng Long. Năm 2005, Sở giao dịch đã ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về cung ứng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA. Ngoài ra, Sở giao dịch cũng là đối tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty dệt may Việt Nam. Kết quả kinh doanh Việc kinh doanh của Sở giao dịch nhìn chung không ngừng phát triển và tăng trưởng với tốc độ khá cao. Sự phát triển này được thể hiện qua sự tăng lên của lợi nhuận trước thuế cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng. Bảng 1.3 : Kết quả kinh doanh chung Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Lợi nhuận trước thuế 184,858 97.37 321,000 46.99 428,000 46.99 Tổng tài sản 14,141,538 26.48 17,999,521 23.48 30,125,642 23.48 Nguồn: “Số liệu cho sinh viên thực tập tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” Bên cạnh đó, quá trình phát triển quy mô hoạt động của Sở giao dịch được thể hiện ở tăng trưởng khách hàng và tổng tài sản. Đến nay đã có hàng vạn khách hàng mở tài khoản hoạt động, trong đó có khoảng 1.400 khách hàng là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Liên doanh, Cổ phần, TNHH lớn... Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, sau 17 năm con số này là 30125 tỷ đồng. Xét riêng nguồn thu từ các hoạt động của Sở giao dịch cũng cho thấy hiệu quả của các hoạt động tăng lên không ngừng theo thời gian với tốc độ khá cao. Ngoại trừ hoạt động thanh toán trong nước là có sự giảm sút năm 2007 so với 2006 ( giảm 23,41%), tất cả các hoạt động khác đều có sự tăng trưởng với tốc độ cao. Đặc biệt, thu từ phí bảo lãnh năm 2007 tăng hơn 10 lần so với năm 2006. Bảng 1.4 : Thu từ các hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT 1. Phí dịch vụ 1,740 4,619 165.46 9,714 110.31 2. Phí bảo lãnh 80 117 46.25 1,300 1011.11 3. Thanh toán trong nước 266 346 30.08 265 -23.41 4. Thanh toán quốc tế 927 2,803 202.37 4,436 58.26 5. Dịch vụ ngân quỹ 42 85 102.38 127 49.41 6. Thu khác 6 10 66.67 14 40 7. Kinh doanh ngoại tệ 419 1,258 200.24 1,772 40.86 Tổng 3,480 9,238 165.46 17,628 90.82 Nguồn: “Số liệu cho sinh viên thực tập tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” Vai trò của thuỷ điện trong hệ thống điện Việt Nam Tiềm năng của thuỷ điện Việt Nam Đặc điểm hình thái, khí tượng thuỷ văn Trong tổng diện tích 331,000km2 của Việt Nam, đồi núi và cao nguyên đã chiếm tới 4/5 diện tích. Ngoài ra, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000mm. Lượng mưa nơi nhiều nhất đạt tới 4000 – 5000mm, nơi mưa thấp nhất cũng đạt đến 1000mm. Mùa mưa trong năm thường kéo dài 3-5 tháng. Hệ thống sông ngòi Việt Nam có mật độ cao. Tổng số các con sông có chiều dài lớn hơn 10km là 2400. Hầu hết sông ngòi Việt Nam đều đổ ra biển Đông. Hàng năm mạng lưới sông suối Việt Nam vận chuyển ra biển một lượng nước 870 tỷ m3/năm tương ứng với lưu vực bình quân khoảng 37500 m3/năm. Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam Với đặc điểm về hình thái khí tượng, thuỷ văn như trên, tiềm năng lý thuyết về thuỷ điện Việt Nam xác định khoảng 300 tỷ kwh (tính cho những con sông dài hơn 10km). Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật xác định khoảng 75 - 80 tỷ kwh tương đương với công suất lắp máy khoảng 18000 - 20000MW. Theo số liệu tính đến tháng 4/2008, EVN huy động điện từ các nhà máy thủy điện khoảng 20 tỷ Kwh, chỉ chưa chiếm đến 1/3 sản lượng điện cả nước (khoảng 66 tỷ Kwh). Như vậy nguồn thuỷ điện ở Việt Nam mới được khai thác khoảng 26% tiềm năng kinh tế - kỹ thuật. Vai trò của nguồn thuỷ điện trong hệ thống nguồn điện Việt Nam Tiềm năng của thuỷ điện ở Việt Nam đã gián tiếp nói lên vai trò to lớn của thủy điện. Những số liệu trên thực tế một lần nữa minh chứng trực tiếp cho vai trò này. Tính đến cuối năm 2006 thì ở nước ta thuỷ điện là một trong những nguồn cung cấp điện chính chiếm hơn 1/3 tổng nguồn, đứng thứ hai trong các nguồn, chỉ sau nguồn nhiệt điện khí. Bảng 1.5 : Cơ cấu nguồn điện Việt Nam năm 2006 Nguồn Tỷ trọng (%) Tổng công suất lắp máy 100 Nhiệt điện khí 40 Thuỷ điện 38 Nhiệt điện than 18 Diezel và các nguồn khác 4 Nguồn: “Vài nét về ngành điện Việt Nam, tiềm năng và kế hoạch khai thác thuỷ điện” – Lương Văn Đài Chắc chắn trong thời gian tới thuỷ điện sẽ ngày càng được quan tâm khai thác để tạo ra sản lượng điện ngày càng lớn hơn đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Cùng với đó các dự án thuỷ điện hiện đang được đầu tư sẽ được tiếp tục đầu tư để hoàn thành đúng tiến độ, những dự án thuỷ điện mới cũng cần được bắt đầu xây dựng theo đúng quy hoạch điện đã đặt ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện Đặc trưng của các dự án thuỷ điện Đặc trưng của các dự án thuỷ điện sẽ ảnh hưởng đến cách thức, nội dung thẩm định các dự án này. Các dự án thuỷ điện không những mang những đặc thù chung của một dự án điện mà còn có những đặc trưng riêng có do việc tạo ra nguồn điện từ năng lượng của nước. Các đặc trưng của dự án thuỷ điện có thể được nêu ra như sau: Công trình thuỷ điện hầu hết được đầu tư ở khu vực miền núi nên địa hình, địa chấn phức tạp. Các công trình thuỷ điện hầu hết lấy năng lượng nhờ thế năng của nước được tích tụ tại các đập nước làm quay một turbine nước và máy phát điện. Do đó để có được thế năng này, các dự án thuỷ điện thường được xây dựng ở khu vực miền núi. Những vùng này thường có địa hình, địa chấn phức tạp hơn các vùng đồng bằng gấp nhiều lần. Những điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án tất nhiên có tác động đến điều kiện thi công công trình, độ ổn định và bền vững của công trình. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Do đặc trưng trên, trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định phải đặc biệt chú ý xem xét khía cạnh địa hình, địa chấn nơi xây dựng dự án thuỷ điện. Diện tích của dự án thuỷ điện thường rất lớn, làm ngập một vùng rộng, phải di dời dân nhiều. Trong một dự án thuỷ điện, hồ chứa nước là một hạng mục không thể thiếu. Để xây dựng được hồ chứa nước đòi hỏi phải hi sinh một diện tích lớn để làm ngập. Ngoài ra các hạng mục khác như nhà máy, nhà vận hành cũng yêu cầu diện tích xây dựng lớn. Vấn đề đó đồng nghĩa với việc phải di dời một vùng dân cư rộng lớn. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Chi phí di dời lớn là một trong các yếu tố mà chủ đầu tư cũng như cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện thường quan tâm vì chi phí này sẽ ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư của dự án. Có thể lấy một ví dụ về dự án thuỷ điện Bản Vẽ ở Nghệ An, hồ chứa nước của nhà máy thuỷ điện có diện tích khoảng 4.842 ha nên khi xây dựng đã buộc 30 bản làng (gần 30 hộ dân) phải di chuyển đến nơi ở mới. Tổng vốn đầu tư của các dự án thuỷ điện lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư dài. So với các dự án đầu tư phát triển nói chung, tổng vốn đầu tư của các dự án thuỷ điện thường lớn hơn nhiều. Đơn vị để đo lường vốn đầu tư của các dự án này có thể lên tới nghìn tỷ. Một số yếu tố khiến cho dự án thuỷ điện có tổng vốn đầu tư lớn như: quy mô dự án lớn, chi phí vận chuyển các nguyên vật liệu xây dựng đến vùng dự án ( thường là vùng núi, cách xa trung tâm) cao... Đi cùng với vốn đầu tư lớn, thời gian để thu hồi vốn cũng tương đối dài hơn các dự án thông thường thậm chí lên đến gần 20 năm. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi xem xét tổng vốn đầu tư của dự án thuỷ điện thường không thể so sánh với những dự án đầu tư ngành khác vì nếu xem xét như vậy thì sự chênh lệch lớn sẽ dễ dẫn đến từ chối cho vay dự án. Chi phí vận hành của các dự án thuỷ điện không tốn kém nhiều. Mặc dù tổng vốn đầu tư để xây dựng một dự án thuỷ điện lớn nhưng chi phí vận hành của dự án thuỷ điện. Bởi các dự án này không phải dùng nhiên liệu nhiều và do đó hạn chế được tác động của sự thay đổi giá thành nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí gas tự nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Chi phí nhân công trong quá trình hoạt động của dự án thuỷ điện cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường. Đây là một trong những lợi thế của nhà máy thuỷ điện so với nhà máy nhiệt điện. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Đối với hạng mục chi phí vận hành của dự án thuỷ điện, nếu chi phí này lớn khác thường thì hồ sơ dự án cần phải được cán bộ thẩm định xem xét lại. Dự án thuỷ điện có thời gian xây dựng và thời gian vận hành dài. Do quy mô của một dự án thuỷ điện thường lớn, kỹ thuật xây dựng cũng tương đối phức tạp nên muốn hoàn thành một dự án thuỷ điện thường mất nhiều thời gian thậm chí lên đến 7 năm. Bên cạnh đó, thời gian vận hành của dự án thuỷ điện cũng không phải là một khoảng thời gian ngắn. Thường các dự án thuỷ điện có thời gian vận hành trung bình là 20 năm. Trên thế giới thậm chí có những nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được đưa vào vận hành 50 đến 100 năm trước. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Khi lập bảng tính dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định thường phải xét thời gian xây dựng cũng như thời gian của dự án thuỷ điện dài để phù hợp với thực tế dự án. Dự án thuỷ điện có tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, tính đồng bộ đòi hỏi cao và khối lượng thi công lớn. Do đặc thù ngành điện, các dự án thuỷ điện thường gắn với trình độ kỹ thuật cao hơn những dự án đầu tư phát triển thông thường. Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật trong các dự án phải đảm bảo sự đồng bộ với việc xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Không chỉ yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, xây dựng dự án thuỷ điện phải thực hiện một khối lượng thi công lớn cũng như cần tập trung nhiều nhân lực và thiết bị, nguyên vật liệu trong khi tiến hành xây dựng. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi xem xét các thiết bị của dự án thuỷ điện cần chú ý đến tính đồng bộ kết hợp với sự phù hợp về chi phí của thiết bị. Một khía cạnh kỹ thuật khác là khối lượng thi công lớn, do đó, cán bộ thẩm định khi đánh giá địa điểm xây dựng dự án cần chú ý khoảng cách đến các vùng nguyên liệu xây dựng cũng như mức độ thuận tiện khi vận chuyển nguyên liệu đến địa điểm dự án. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng dự án. Mức độ rủi ro của dự án thuỷ điện khá cao. Các dự án thuỷ điện có thể gặp phải nhiều rủi ro khác biệt so với các dự án đầu tư phát triển nói chung. Thứ nhất, việc vận hành các dự án thuỷ điện phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên. Dự án thuỷ điện sử dụng nguồn đầu vào duy nhất đó là nguồn nước. Đây là yếu tố bị phụ thuộc, chi phối bởi thiên nhiên, con người rất khó định lượng, dự báo chính xác. Thứ hai, do các dự án thuỷ điện thường được xây dựng ở địa bàn rừng núi, có điều kiện địa hình, địa chất khá phức tạp, dễ gây ra những hiện tượng về động đất, đứt gãy, sạt lở đất,… nên ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định, tính bền vững của công trình và hiệu quả của dự án sau này. Thứ ba, nếu đập nước của dự án được xây dựng không hoặc kém kiên cố hơn yêu cầu cần có thì nguy cơ vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ngập lụt hạ lưu, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Phân tích rủi ro của dự án thuỷ điện cần thực hiện kỹ càng nhằm tránh những thiệt hại lớn có thể có. Vấn đề sử dụng nguồn nước một cách hợp lý có vai trò quan trọng đối với các dự án thuỷ điện. Các dự án thuỷ điện trong cùng một hệ thống sông cần phải liên kết chặt chẽ với nhau trong việc khai thác nguồn năng lượng từ nước bởi việc đầu tư xây dựng thêm dự án thuỷ điện này có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của dự án thuỷ điện khác. Ngoài ra, xây dựng các dự án thuỷ điện mà vẫn đảm bảo phát triển thuỷ lợi cũng là một vấn đề quan trọng. Hệ thống thuỷ lợi cần duy trì sao cho vừa có đủ nước cho sản xuất nông nghiệp vừa có nước cho sinh hoạt của dân cư. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án cần đánh giá kỹ yếu tố nguồn nước cho dự án. Đồng thời, các dự án thuỷ điện khác trong cùng một hệ thống sông, các bậc thang thuỷ điện và hệ thống thuỷ lợi cũng là những nhân tố quan trọng phải xem xét. Dự án thuỷ điện tác động mạnh đến môi trường và kinh tế xã hội. Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Một số biến đổi có thể xảy ra là: Lượng oxy hoà tan trong nước có thể thay đổi so với trước đó, nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập,... Điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Thêm vào đó, các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới như nước ta có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị lũ quét và các vùng tái bị lũ bị tràn ngập nước, mục nát trong một môi trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay vào khí quyển khí nước được xả từ đập để làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so với công suất phát điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km2 diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường. Đối với phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng dự án thuỷ điện có thể tạo điều kiện cho một số ngành, doanh nghiệp sản xuẩt phát triển tại địa phương nơi dự án xây dựng nhằm phục vụ cho dự án như ngành khai thác đá, sỏi, sản xuất xi măng... Tuy nhiên cũng phải kể đến một cái hại của các đập thuỷ điện liên quan đến việc tái định cư dân chúng sống trong vùng hồ chứa. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Những đánh giá về tác động môi trường, kinh tế xã hội của dự án thuỷ điện cần phải được cán bộ thẩm định xem xét kỹ vì những tác động này rất đa dạng và có quy mô lớn một khi đã xảy ra. Qua những đặc trưng trên, có thể nhận thấy đầu tư các dự án thuỷ điện sẽ mang lại nhiều lợi ích. Các dự án này có những ưu thế nhất định trong số các dự án sử dụng nguồn năng lượng khác để sản xuất điện và sẽ tiếp tục được quan tâm, khuyến khích đầu tư trong thời gian tới. Cân đối cung cầu điện tại Việt Nam hiện nay Sản lượng điện mà ngành điện cung cấp cho nền kinh tế quốc dân năm 2008 đã đạt 65.89 tỷ kwh. Đây là một con số thể hiện sự phát triển đáng kể so với năm 2005, tăng 23.2%. Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng điện tăng chậm dần qua các năm, xét bình quân tốc độ tăng của giai đoạn 2005-2008 đạt 7.3%/năm thấp hơn mức 7.83%/năm - tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này. Bảng 1.6 : Sản lượng điện giai đoạn 2005-2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Điện lượng sản xuất Tỷ kwh 53.5 60.6 63.7 65.89 Tốc độ tăng % 13.27 5.12 3.44 2 Công suất lắp máy MW 11,286 11,717 13,813 17,028 Tốc độ tăng % 3.82 17.89 23.28 Nguồn: Website của Tổng công ty điện lực www.evn.com.vn Theo Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI) để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 7,5% - 8.5%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến. Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần phải đầu tư các nhà máy điện với tổng công suất là 48.744 MW từ năm 2006 đến năm 2015 và 121.524 MW từ năm 2016 đến năm 2025 (phương án cơ sở). Nếu theo phương án cao thì chúng ta phải đầu tư tới 59.144 MW từ năm 2006 đến năm 2015 và 148.674 MW từ năm 2016 đến năm 2025. Với mức tăng công suất lắp đặt của các nhà máy như trên không thể đáp ứng được nhu cầu điện cho nền kinh tế. Nước ta hiện nay vẫn phải mua điện từ một số nước lân cận. Năm 2007 - 2008, Việt Nam phải nhập khẩu điện từ Lào với quy mô 1000 - 2000 MW và đàm phán với Trung Quốc tiếp tục mua điện của điện lực Vân Nam, Quảng Tây đến năm 2010 là khoảng 10.000 MW. Ngoài ra, những biến động bất thường của tình hình thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu điện hàng năm vẫn xảy ra. Những tháng đầu năm 2008, do thời tiết trong nước không thuận lợi, lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên sản xuất, kinh doanh và phân phối điện gặp nhiều khó khăn. Đến quý III, mặc dù lượng nước về các hồ tăng dần, hệ thống điện được bổ sung các nhà máy điện Cà Mau 1 (750MW), Nhơn Trạch 1 (300MW), Cà Mau 2 (750MW), Tuyên Quang (340MW), A Vương (150MW), Nhiệt điện Uông Bí 1 mở rộng nhưng hoạt động chưa ổn định, nhất là các nguồn điện khí, hay bị sự cố như Uông Bí mở rộng, nên hệ thống điện vẫn thường bị thiếu hụt công suất, nhất là vào thời gian cao điểm. Chính vì vậy tình hình thiếu điện đã xảy ra ngay cả khi mùa khô đã kết thúc. Sự chênh lệch công suất sử dụng giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm từ 1,5 - 2 lần làm cho hệ thống điện luôn bị thiếu hụt một lượng khá lớn. Một số Điện lực tỉnh ngừng cấp điện cho sinh hoạt vẫn không đủ để ưu tiên cấp điện cho sản xuất theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Có những thời điểm thiếu hụt công suất nghiêm trọng (khoảng trên 2000 MW), các thiết bị bảo vệ hệ thống tự ngắt để tách cả một tuyến đường dây ra khỏi lưới đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Từ phân tích trên có thể thấy tại Việt Nam sản lượng điện được cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Cân đối cung cầu điện vẫn chưa được đảm bảo, thiếu điện thường xuyên xảy ra. Việc xây dựng thêm các nhà máy sản xuất điện là cần thiết. Và điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc thẩm định sự cần thiết và thị trường của dự án thuỷ điện. Các dự án thuỷ điện vẫn rất cần thiết cho nền kinh tế và khả năng thu hồi vốn của các dự án này cao. Thực trạng công tác thẩm định các dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Quy trình thẩm định dự án thuỷ điện Tiếp thị khách hàng và nhận Hồ sơ dự án Cán bộ Phòng Tài trợ dự án xem xét hồ sơ dự án thuỷ điện và khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết liên quan đến dự án thuỷ điện theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, trên cơ sở danh mục hồ sơ này và tiến độ đầu tư dự án, Sở giao dịch sẽ linh hoạt, xác định được những hồ sơ nào là cần thiết trước mắt để thực hiện thẩm định dự án phục vụ cho việc phán quyết tín dụng tại BIDV. Những tài liệu còn thiếu, Sở giao dịch tiếp tục hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn thiện bổ sung, cung cấp trước khi ký Hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân vốn vay (nếu dự án được BIDV chấp thuận cho vay). Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng Cán bộ Phòng Tài trợ dự án tiếp tục thực hiện thẩm định dự án sau khi nhận được hồ sơ dự án thuỷ điện: Đánh giá đơn vị tư vấn lập dự án Đánh giá chung và thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, chấm điểm tín dụng khách hàng. Thẩm định dự án thuỷ điện: xem xét sơ bộ một số nội dung chính sau đó đi vào thẩm định chi tiết Sau khi đánh giá các nội dung thuộc trách nhiệm thẩm định của phòng mình, cán bộ thẩm định lập Báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên lãnh đạo Phòng Tài trợ dự án kèm với Hồ sơ dự án thuỷ điện để lãnh đạo thực hiện kiểm tra các nội dung, ghi ý kiến và ký kiểm soát. Tiếp đó, Báo cáo đề xuất tín dụng này sẽ được trình lên Phó giám đốc Quan hệ khách hàng để xin phê duyệt và chuyển tiếp cho bộ phận Quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định rủi ro. Thẩm định rủi ro dự án thuỷ điện Cán bộ Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận Hồ sơ cùng Báo cáo đề xuất tín dụng và tiến hành thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro trình lãnh đạo phòng mình. Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát các nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Phê duyệt cấp tín dụng Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro sau khi xem xét hồ sơ được trình lên và quyết định có cấp tín dụng cho dự án thuỷ điện hay không. Báo cáo đề xuất tín dụng được phê duyệt phải đảm bảo hồ sơ có đầy đủ chữ ký của Phó giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng và Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng. Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định dự án thuỷ điện Phòng Tài trợ dự án Phòng Quản lý rủi ro Trình PGĐ Quan hệ khách hàng phê duyệt Đề xuất tín dụng Trình lãnh đạo Phòng Tài trợ dự án Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ khách hàng Có Không Khách hàng Thu thập, phân tích, thẩm định khách hàng/ dự án thuỷ điện. Lập Báo cáo đề xuất tín dụng Phù hợp với các chính sách và quy định của BIDV Trình PGĐ/GĐ Quản lý rủi ro phê duyệt cấp tín dụng Trình lãnh đạo Phòng kiểm soát Lập Báo cáo thẩm định rủi ro Cán bộ quản lý rủi ro tiếp nhận Hồ sơ và thực hiệ._.n thẩm định rủi ro Nội dung thẩm định đối với dự án thuỷ điện Các nội dung cần thẩm định của một dự án thuỷ điện bao gồm: Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án Các dự án thuỷ điện cần phải được đầu tư theo quy hoạch và có sự đảm bảo đầu ra. Vì vậy, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định của Sở giao dịch thường lưu ý các vấn đề sau: Sự phù hợp với chiến lược/quy hoạch phát triển điện lực toàn quốc, quy hoạch phát triển điện lực của địa phương. Đối với dự án chưa có trong Quy hoạch thì dự án phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch. Thoả thuận mua bán điện với EVN (sau này là với Công ty mua bán điện), trong đó lưu ý các nội dung: sản lượng điện mua bán phải phù hợp với sản lượng điện thiết kế của dự án; giá mua bán điện ở mức hợp lý, đảm bảo hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ cho dự án (giá trước thuế VAT tối thiểu 620 đồng/kwh, tương đương 3,85 UScent/kwh). Ví dụ: Khi thẩm định dự án thuỷ điện La Ngâu xây dựng tại xã La Ngâu, tỉnh Bình Thuận, một trong những nội dung được cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch xem xét đầu tiên đó là thoả thuận mua điện của EVN. Chủ đầu tư dự án đã có được văn bản chấp nhận mua điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) vào tháng 2/2008. Hơn nữa chủ đầu tư cũng đã đạt được thỏa thuận với EVN về việc đấu nối nhà máy vào hệ thống điện khu vực. Như vậy đến thời điểm thẩm định công ty đã thực hiện được 2 bước và đang thực hiện bước thứ 3 trong 5 bước trong trình thự, thủ tục mua bán điện với EVN. Xét về khía cạnh này, đối với Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đây là một dự án đáng cho vay. Tuy nhiên, các số liệu dùng để phân tích thị trường điện mà cán bộ thẩm định sử dụng mặc dù lấy từ Quy hoạch điện VI là quy hoạch mới nhất hiện nay nhưng những số liệu trong quy hoạch cũng được lập từ năm 2006 và được dự báo căn cứ vào tình hình lúc đó. Như vậy cán bộ thẩm định sử dụng số liệu này mà không tìm hiểu thông tin từ những nguồn mới hơn sẽ làm cho đánh giá về khía cạnh thị trường kém chính xác. Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu cần được đánh giá đối với các dự án thủy điện được nêu dưới đây: Địa điểm đầu tư Địa điểm đầu tư dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thi công, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư và hiệu quả của dự án. Do đó, khi thẩm định về địa điểm đầu tư dự án cán bộ thẩm định xem xét một số yếu tố liên quan dưới đây: Vị trí địa lý, số lượng/mật độ phân bố hệ thống sông, suối; các đặc trưng về hình thái lưu vực, hệ thống giao thông. Mức độ sẵn có của các yếu tố đầu vào Dân cư: Trình độ dân trí; Phân bố, phong tục, tập quán của dân cư… Trên cơ sở này, cán bộ thẩm định đưa ra đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn vị trí/địa điểm xây dựng dự án. Ví dụ: Dự án thuỷ điện Sekaman 3 (Lào) năm 2007 đã xin vay vốn của Sở giao dịch. Mặc dù, đây là một dự án có địa điểm xây dựng khá xa nhưng khâu khảo sát là không thể bỏ qua khi thẩm định địa điểm đầu tư dự án. Do đó, cán bộ thẩm định đã trực tiếp đi xem xét thực tế để việc thẩm định được chính xác. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho việc tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của công trình cũng như đánh giá hiệu quả về năng lượng của nhà máy thủy điện. Khi thẩm định điều kiện khí tượng thuỷ văn, cán bộ thẩm định quan tâm tới một số vấn đề sau: Tài liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng tính toán: Độ tin cậy và tính liên tục của các số liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng trong tính. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn: Lượng mưa; Các đặc trưng về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, sự bốc hơi…; Lưu lượng nước vào các thời điểm trong năm. Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn Điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án có tác động đến điều kiện thi công công trình, độ ổn định và bền vững của công trình. Các yếu tố liên quan đến điều kiện địa hình, địa chất bao gồm: Điều kiện địa hình: Mức độ phức tạp về địa hình địa mạo tại địa điểm xây dựng; Độ cao, độ dốc của địa hình khu vực xây dựng; Mức độ khảo sát địa hình. Điều kiện địa chất, địa chấn: Đặc điểm địa chất khu vực công trình; Mức độ đứt gãy địa chất khu vực xây dựng; Các tính chất cơ lý của đất đá nền. Để có thể đánh giá được các yếu tố về địa hình, địa chất khu vực dự án, cán bộ thẩm định căn cứ vào các kết quả khảo sát, kết luận của đơn vị tư vấn lập dự án, đặc biệt là kết luận của tư vấn thẩm định báo cáo đầu tư/dự án đầu tư (nếu có) và ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để kết luận dự án/công trình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào: động đất, đứt gãy, thẩm thấu, có đảm bảo hoạt động được bình thường không. Ví dụ: Khi thẩm định nội dung điều kiện khí tượng thuỷ văn và địa hình, địa chấn của dự án thuỷ điện La Ngâu (năm 2008) cán bộ thẩm định dựa trên các báo cáo của tư vấn thẩm định và báo cáo của các đơn vị chuyên ngành như tài liệu quan trắc của trạm đo mưa trong vùng và trạm khí tượng Bảo Lộc làm căn cứ xem xét, đánh giá. Cán bộ thẩm định có xu hướng tin tưởng vào những đánh giá của các đơn vị chuyên ngành nên nội dung này của dự án được đánh giá tốt khi nhận định của cơ quan chuyên ngành về điều kiện khí tượng, thuỷ văn liên quan đến dự án là tốt. Thiết bị của công trình Thông thường một công trình thủy điện sẽ có các hệ thống thiết bị sau: Hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ công, hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực, hệ thống thiết bị điện và hệ thống thiết bị vệ sinh môi trường. Chi tiết từng hạng mục của các hệ thống thiết bị như sau: Thiết bị cơ khí thuỷ công: Cửa lấy nước; Hầm dẫn dòng thi công; Đập tràn; Đường ống thép hở hoặc đường ống thép lót trong đường hầm... Thiết bị cơ khí thuỷ lực: Turbin thuỷ lực; Bộ điều tốc; Thiết bị phụ trợ khác Thiết bị điện: Trạm biến áp/máy biến áp; Thiết bị trạm phân phối điện; Hệ thống chiếu sáng. Thiết bị vệ sinh môi trường: Hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong nhà máy thủy điện; Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất… Ví dụ: Dự án thuỷ điện Ngòi Phát tại Lào Cai năm 2007 được cán bộ thẩm định của Sở giao dịch thẩm định để xem xét có cấp tín dụng hay không. Do cán bộ thẩm định tại Sở không có hiểu biết chuyên sâu về những thiết bị cần có cho việc vận hành nhà máy thuỷ điện nên phần thẩm định thiết bị của dự án chủ yếu được căn cứ vào ý kiến của tư vấn thẩm định và cán bộ thẩm định có thể xem là đồng ý hoàn toàn với nhận xét của tư vấn thẩm định. Sự tin tưởng này không có gì đảm bảo là không có rủi ro. Các hạng mục công trình chính và giải pháp kết cấu Thông thường, khi thẩm định một dự án thuỷ điện, cán bộ thẩm định xem xét nội dung những hạng mục công trình chính và phụ trợ được tính từ thượng lưu đến hạ lưu của các dự án thuỷ điện như sau: Hồ chứa (có điều tiết hoặc không điều tiết) Cụm công trình đầu mối: Đập dâng; Đập tràn; Bể lắng cát và cống xả cát; Công trình dẫn dòng thi công; Các đê quây thượng lưu và hạ lưu. Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; Đường dẫn nước; Bể áp lực; Tháp/giếng điều áp; Đường ống/hầm áp lực; Kênh xả/hầm dẫn nước ra khỏi nhà máy; Các công trình khác. Nhà máy thủy điện: Là công trình thuỷ công trong đó bố trí các thiết bị động lực (turbin, máy phát điện) và các hệ thống thiết bị phụ trợ khác. Một số hạng mục khác như: Đường hầm/kênh xả sau Nhà máy; Trạm phân phối, đường dây; Nhà vận hành; Đường vận hành trong công trình; Đường giao thông ngoài công trường Ví dụ: Thẩm định các hạng mục công trình và giải pháp kết cấu của dự án thuỷ điện Sông Bung 5 vào năm 2008, cán bộ Phòng Tài trợ dự án tiếp tục so sánh với kết luận của tư vấn thẩm định và nhận xét nội dung này của dự án đưa ra tương đối phù hợp. Tuy nhiên tư vấn thẩm định cho rằng công suất lắp máy là hơi nhỏ. Vì vậy cán bộ thẩm định đề nghị chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có bổ sung, giải trình thêm về phương án bố trí (so với ý kiến của tư vấn thẩm định). Phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia Hiện nay, tất cả các Nhà máy thuỷ điện khi đi vào vận hành đều phải đấu nối vào lưới điện quốc gia do EVN quản lý. Khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định chú ý phân tích: Thoả thuận phương án đấu nối: Trước khi khởi công, dự án cần có thỏa thuận về phương án đấu nối điện từ nhà máy vào lưới điện quốc gia. Phương án đấu nối: Đấu nối vào đường dây 220/110 kV (thường áp dụng đối với các dự án thuỷ điện lớn) hoặc đấu nối vào đường dây 35/22 kV (thường áp dụng đối với các dự án thủy điện nhỏ và vừa). Khoảng cách từ Nhà máy tới điểm đầu nối: ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức đầu tư và hiệu quả của dự án. Tiến độ thực hiện phương án đấu nối: cần đảm bảo phù hợp với tiến độ đầu tư và vận hành của dự án. Ví dụ: Dự án thuỷ điện La Ngâu tại Bình Thuận nộp hồ sơ vay vốn đến Sở giao dịch năm 2008 và tại thời điểm thẩm định chủ đầu tư của dự án đã có được công văn trong đó EVN đã thống nhất phương án đấu nối chuyển tiếp nhà máy thủy điện La Ngâu công suất 46MW vào đường dây 110KV Hàm Thuận – Đức Linh. Do đó, việc thẩm định nội dung này trở nên dễ dàng rất nhiều đối với cán bộ thẩm định. Đánh giá tác động môi trường và di dân, tái định canh, định cư Xem xét các tác động đến môi trường khi thực hiện và vận hành dự án, đặc biệt là những tác động tiêu cực trên cơ sở Đánh giá tác động môi trường của dự án và Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền. Một số tác động chính đến môi trường khi thực hiện và vận hành dự án thủy điện bao gồm: Tác động đến khoáng sản lòng hồ: Trong phạm vi hồ chứa có các mỏ khoáng sản quý hiếm không, loại khoáng sản, trữ lượng... Tác động tới môi trường đất, nước, môi trường không khí Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội - Các phương án giảm thiểu tác động môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. Trong đó, vấn đề đền bù, di dân, tái định canh, định cư đối với các dự án thủy điện cần đặc biệt coi trọng. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư mà còn đến tiến độ thực hiện dự án. Trong quá trình thẩm định, Sở giao dịch lưu ý kiểm tra việc chủ đầu tư tuân thủ các chính sách đền bù của địa phương, sự hợp tác của cán bộ và người dân địa phương; tiến hành kiểm tra thực địa nếu cần thiết. Ví dụ: Khi thẩm định tác động tới môi trường của dự án thuỷ điện Ngòi Phát, cán bộ thẩm định đã xem xét Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai phê duyệt và đưa ra nhận định rằng dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều ngoài diện tích đất và rừng bị mất do xây dựng công trình và được khắc phục bằng việc đền bù cho các hộ dân. Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng Việc đánh giá nội dung này cần nêu rõ: thâm niên, kinh nghiệm, năng lực, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, công nhân vận hành… của khách hàng, đặc biệt là bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành nhà máy thủy điện để có những đánh giá, nhận xét khả năng quản lý dự án và vận hành sau này. Qua đó, Sở giao dịch có thể đưa ra các đề xuất, kiến nghị với khách hàng, như là thuê các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý điều hành dự án thuỷ điện nếu khách hàng chưa đủ kinh nghiệm. Ví dụ: Nội dung này mặc dù được đưa vào trong hướng dẫn thẩm định dự án thuỷ điện, nhưng trong quá trình thẩm định dự án thuỷ điện Sông Bung 5 cũng như một số dự án thuỷ điện khác thì cán bộ thẩm định thường ít chú trọng thẩm định phần này thậm chí có dự án cán bộ thẩm định không đưa ra bất kỳ nhận xét nào về phần này như dự án thuỷ điện La Ngâu xây dựng tại Bình Thuận. Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án Tổng mức đầu tư và phương án nguồn vốn a. Tổng mức đầu tư Xác định số liệu để phân tích: trong nhiều trường hợp, hồ sơ dự án có một số số liệu khác nhau về tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được phê duyệt theo Quyết định phê duyệt dự án; Giá trị Tổng dự toán được phê duyệt theo Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán... Nhiệm vụ của cán bộ thẩm định của Sở giao dịch là phải xác định được số liệu nào hợp lý nhất, thông thường đó là số liệu có tính pháp lý cao nhất. Phân tích cơ cấu tổng mức vốn đầu tư Ví dụ : Chi phí đền bù đối với dự án thuỷ điện La Ngâu nhỏ hơn một số dự án khác bởi diện tích chiếm dụng chủ yếu là rừng, không có người dân sinh sống. Cán bộ thẩm định đã đánh giá đây cũng là một trong những thuận lợi giúp tổng vốn đầu tư của dự án nhỏ hơn và nâng cao khả năng dự án được cho vay. Điều chỉnh một số hạng mục chi phí: Hỗ trợ của tỉnh Đường dây truyền tải điện: có thể được EVN đầu tư (nếu dự án không do EVN làm chủ đầu tư) hoặc được tách ra thành một dự án riêng (nếu dự án do EVN làm chủ đầu tư). Trong những trường hợp này, chi phí đầu tư cho các đoạn đường dây đó cũng phải được tách ra khỏi tổng mức đầu tư của dự án; Tổng hợp các chi phí đã thực hiện, đã ký hợp đồng để tính toán giá trị phát sinh tăng/giảm so với mức đã lập. b. Đánh giá suất đầu tư của dự án Suất đầu tư của dự án thuỷ điện bao gồm: Suất đầu tư theo công suất lắp máy được tính theo công thức: C = K / Nlm Trong đó : K : Tổng mức đầu tư của dự án Nlm : Công suất lắp máy Suất đầu tư theo điện lượng của dự án được tính theo công thức: R= K / E0 Trong đó: E0 : Điện lượng bình quân năm của nhà máy (kWh) Cán bộ thẩm định so sánh hai chỉ tiêu suất đầu tư trên của dự án thẩm định với các dự án có quy mô tương đương để có đánh giá ban đầu về sự hợp lý đối với tổng mức đầu tư của dự án. Tham khảo các dự án đầu tư trong giai đoạn từ 2004 – 2006 cho thấy, suất đầu tư cho 1 MW thủy điện dao động trong khoảng từ 16 - 21 tỷ đồng/MW và suất đầu tư cho 1 kwh dao động trong khoảng từ 4.000 – 5.200 đồng/kwh là hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án, suất đầu tư dao động phụ thuộc vào một số yếu tố như: Địa điểm đầu tư Phương án đấu nối, điểm đấu nối Thiết bị sử dụng: Các thiết bị có xuất xứ khác nhau có chi phí đầu tư khác nhau. Ví dụ: Năm 2008, khi thẩm định suất đầu tư của dự án thuỷ điện Sông Bung 5, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp tính suất đầu tư theo công suất lắp máy sau đó so sánh suất đầu tư này với suất đầu tư của gần 15 dự án thuỷ điện tương tự khác để đưa ra được kết luận về suất đầu tư của dự án này ở mức tương đối cao nhưng khi xét đến yếu tố giá cả biến động so với các năm trước thì suất đầu tư này được xem là chấp nhận được. c. Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Tổng hợp các nguồn vốn và xác định tỷ lệ tham gia của các nguồn vốn mà chủ đầu tư dự kiến thu xếp cho dự án. Xem xét tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu có đảm bảo theo các quy định của NHNN, BIDV và Bộ Công nghiệp không? Đánh giá tính khả thi phương án huy động vốn Ví dụ: Cán bộ thẩm định khi đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn của dự án thuỷ điện La Ngâu xây dựng tại Bình Thuận đã xem xét thấy dự án được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với thời hạn vay tối đa theo quy định hiện hành của ngân hàng này là 8 năm. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang trình đơn lên ngân hàng này xin phép được vay với thời hạn 13 năm và đề nghị này đang trong quá trình xét duyệt. Vì vậy để đảm bảo an toàn khi cho vay dự án, cán bộ thẩm định đã tính toán hiệu quả tài chính của dự án theo 2 trường hợp tương ứng của thời gian vay Ngân hàng Phát triển là: 8 và 13 năm. Đối với nguồn vốn tự có, cán bộ thẩm định căn cứ vào khả năng góp vốn của các cổ đông để đánh giá khả năng góp đủ nguồn vốn này là khả thi. Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án được thực hiện theo các bước: Xây dựng phương án cơ sở với các giả định tính toán phù hợp với nội dung thực tế của dự án, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ theo phương án cơ cở; Phân tích độ nhạy trên cơ sở phương án cơ sở đã xây dựng để đánh giá mức độ ổn định của hiệu quả tài chính dự án khi một hoặc một số thông số đầu vào quan trọng biến động so với dự kiến ban đầu. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án thường được tính toán gồm: giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) và Thời gian trả nợ vốn vay theo khả năng dự án. Ví dụ: Dự án thủy điện Ngòi Phát xây dựng tại Lào Cai khi được đánh giá hiệu quả tài chính trên cả hai quan điểm: quan điểm của chủ đầu tư và quan điểm tổng đầu tư. Do đó, khi đứng trên quan điểm tổng đầu tư thì sẽ cho thấy được hiệu quả chung của dự án chứ không chỉ hiệu quả đối với chủ đầu tư. Những tính toán lại của cán bộ thẩm định đều không căn cứ vào những tính toán của chủ đầu tư để đảm bảo tính khách quan. Đồng thời độ nhạy của dự án cũng được phân tích, tính toán bằng cách sử dụng lệnh Goal seek trong Excel: xem các chỉ tiêu NPV, IRR, khả năng trả nợ biến động như thế nào khi cho tổng vốn đầu tư, giá bán điện, sản lượng điện và lạm phát. Nhờ phân tích tài chính ứng với 2 trường hợp khác nhau của thời hạn mà dự án được vay vốn ưu đãi Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên cán bộ thẩm định đã nhận thấy được dự án không thể trả nợ Sở giao dịch đúng hạn nếu thời gian được vay vốn ưu đãi chỉ là 8 năm. Thẩm định rủi ro dự án thuỷ điện Những rủi ro/hạn chế có thể gặp khi đầu tư dự án thuỷ điện thường thể hiện ở một số nội dung: Rủi ro về cơ chế, chính sách Rủi ro về xây dựng, tiến độ đầu tư Rủi ro về các yếu tố đầu vào: Nguồn đầu vào quan trọng nhất đối với công trình thuỷ điện là nguồn nước. Do vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng này đến dự án, trong quá trình lập dự án, đơn vị tư vấn cần có sự khảo sát nghiêm túc Rủi ro về điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn công trình Rủi ro về quản lý, vận hành Những rủi ro trên phần lớn rất khó lượng hoá để có thể đưa vào phân tích độ nhạy. Tuy nhiên, việc phân tích định tính vẫn rất cần thiết để có thể dự kiến được các trường hợp rủi ro, kết hợp với kết quả phân tích định lượng từ phần phân tích độ nhạy để có phương án đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro, cũng là cơ sở để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp. Ví dụ: Dự án thuỷ điện Sông Bung 5 khi được thẩm định rủi ro thì cán bộ thẩm định hầu như đã tìm ra hết các rủi ro có thể xảy ra với dự án trong đó đáng chú ý có rủi ro về nguồn nước – đầu vào quan trọng nhất của dự án thuỷ điện – khi thời tiết hạn hán hoặc diện tích rừng giảm làm giảm khả năng giữ nước, giảm lưu lượng nước và ảnh hưởng đến khả năng phát điện của nhà máy. Minh hoạ công tác thẩm định dự án thuỷ điện: Dự án thuỷ điện Hồ Bốn Giới thiệu về dự án Tên công trình: Nhà máy thuỷ điện Hồ Bốn Hình thức đầu tư: Đầu tư mới theo hình thức Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh (BOO) Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện Miền Bắc 3 (NEDI3) Địa điểm đầu tư: Xã Hồ Bốn, Huyện Mù Cang Chải - Tỉnh Yên Bái Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex 36 Công suất lắp máy: 18MW Điện lượng trung bình năm: 73,37 tỷ Kwh Thời gian xây dựng: 3 năm Thời gian hoạt động: 35 năm Tổng mức vốn đầu tư: 342.954.853.000 đồng (Đơn giá quý I/2005). Nguồn vốn đầu tư : Vốn tự có của NEDI 3 là: 51.443.227.000 đồng tương đương 15% tổng vốn đầu tư. Vốn vay ngân hàng là: 291.511.626.000 đồng tương đương 85% tổng vốn đầu tư. Các nội dung thẩm định của dự án thuỷ điện Hồ Bốn và đánh giá việc thẩm định dự án thủy điện Hồ Bốn Thẩm định đơn vị tư vấn lập dự án Đánh giá của cán bộ thẩm định: Công ty Vinaconex 36 tiền thân là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Chu Linh. Ngày 17/05/2004 Công ty được đổi tên theo quyết định số 166 QĐ/CTCL-TCHC của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Chu Linh. Tổng số cán bộ, chuyên gia kỹ thuật của Công ty là 85 người, trong đó 56 người có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo tại các trường: Bách Khoa, xây dựng, Thủy lợi, Mỏ-Địa chất,…; chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn: 20 người; công nhân kỹ thuật: 8 người (khoan, khảo sát, trắc địa,…). Giám đốc Công ty là ông Phó Đức Hưng, với bằng cấp là thạc sĩ khoa học kỹ thuật, ông đã tham gia công tác trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi và các công trình điện từ năm 1981 đến 2003. Năm 2000, ông Hưng đã được nhận bằng khen của viện khoa học thủy lợi về những đóng góp trong quá trình công tác. Công ty đã và đang tham gia tư vấn, thiết kế và lập Báo cáo khả thi một số công trình thủy điện cụ thể như sau: TT Tên công trình Tỉnh Cấp công trình Công việc thực hiện 1 Thủy điện Ngòi phát Lào Cai II Lập quy hoạch bậc thang, BCNCKT, thiết kế kỹ thuật 2 Thủy điện Nậm Kim Yên Bái IV Lập quy hoạch bậc thang 3 Thủy điện Minh Lương Lào Cai IV Lập BCNC khả thi, thiết kế kỹ thuật 4 Thủy điện Nậm Chim I Sơn La III Lập BCNC khả thi, thiết kế bản vẽ thi công 5 Thủy điện Chiềng San Sơn La III Lập báo cáo cơ hội đầu tư 6 Thủy điện Nậm Giôn Sơn La III Lập dự án đầu tư XDCT 7 Thủy điện Phú Mậu 1,2,3 Lào Cai IV Thẩm định TKKT 8 Thủy điện Vực Tuần Lào Cai IV Thẩm đinh dự án đầu tư 9 Thủy điện Cửa đạt Thanh Hóa II Tư vấn giám sát thi công 10 Thủy điện Hồ Bốn Yên Bái III Lập báo cáo NCKT Đơn vị tư vấn là doanh nghiệp mới được thành lập, thời gian hoạt động trong lĩnh vực tư vấn điện năng còn ngắn (khoảng 2,5 năm). Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiện có, doanh nghiệp đã và đang tham gia tư vấn, khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát, thẩm định một số các công trình thủy điện có quy mô vừa và nhỏ. Nhận xét: Nội dung đánh giá đơn vị tư vấn lập dự án là một trong những nội dung tiến bộ được đưa vào thẩm định một cách kỹ càng trong dự án thủy điện Hồ Bốn. So với các dự án thuỷ điện khác, đánh giá đơn vị tư vấn lập dự án thường ít được quan tâm. Tại dự án này, cán bộ thẩm định đã đánh giá Công ty Vinaconex trên phương diện đội ngũ nhân sự có hiểu biết, kinh nghiệm về lĩnh vực thuỷ điện và lịch sử tham gia lập dự án thuỷ điện của công ty kể từ khi công ty được thành lập. Đây cũng là hai khía cạnh cơ bản và phản ánh tương đối đầy đủ khả năng lập dự án thuỷ điện. Từ đó, cán bộ thẩm định có thể quyết định mức độ tin tưởng của Hồ sơ dự án mà mình đang thẩm định là tương đối cao. Thẩm định sự cần thiết, mục đích đầu tư dự án Thủy điện Hồ Bốn được xây dựng tại địa phận xã Hồ Bốn, trên suối Nậm Kim, lượng nước khá dồi dào nhất là vào mùa mưa, tiềm năng của con suối này khá lớn phù hợp để đầu tư và phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ. Theo quy hoạch 04 bậc thang về thủy điện (Chế Cu Nha cs 2,7Mw; Khau Mang cs 7,2Mw; Hồ Bốn cs 18Mw; Mường Kim cs 11,4Mw) thì thủy điện Hồ Bốn là một trong số các bậc thủy điện có nhiều lợi thế, vừa khai thác dòng chảy của tự nhiên, độ cao chênh lệch địa hình tự nhiên lớn, thuận lợi cho việc xây dựng công trình để phát điện. Do đó, việc xây dựng công trình thủy điện Hồ Bốn có ý nghĩa rất lớn, góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên nước trên các vùng núi cao, cung cấp điện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã đưa ra được cái nhìn tổng quan và căn cứ vào vị trí xây dựng dự án (có xét đến Quy hoạch 4 bậc thang thuỷ điện) để khẳng định tiềm năng tương đối lớn trong việc cung cấp điện của dự án không chỉ cho nhu cầu phát triển của tỉnh Yên Bái mà còn cho hệ thống điện toàn quốc. Phần thẩm định này chưa có gì phức tạp nên cán bộ thẩm định chủ yếu căn cứ vào hồ sơ dự án và tiến hành thẩm định. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Thực trạng tình hình sản xuất điện, truyền tải điện và tiêu thụ điện ở nước ta hiện nay: Cán bộ thẩm định đã đưa ra những số liệu về tình hình cung, cầu điện trên cả nước, một số dự báo về kế hoạch phát triển thuỷ điện và nhu cầu điện trong tương lai. Từ đó, cán bộ thẩm định đã nhấn mạnh được tình hình thiếu điện tại nước ta hiện nay và việc đầu tư thêm cho phát triển nguồn điện là cần thiết. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định đã phân tích được sự ưu tiên phát triển thuỷ điện ở nước ta đặc biệt là thuỷ điện vừa và nhỏ trong phát triển nguồn điện. Do đó, xét trên nội dung này cán bộ thẩm định đánh giá dự án này đáng cho vay. Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã sử dụng và tham khảo khá nhiều nguồn tài liệu như Tổng sơ đồ phát triển điện lực VN giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (đề án điều chỉnh), Luật điện lực Việt nam, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, Tạp chí điện và đời sống nhằm giúp cho việc phân tích tình hình điện nói chung trên cả nước được kỹ càng và đầy đủ. Tuy nhiên do Quy hoạch điện V nói trên được lập nên từ khá lâu và những dự báo cũng đã bộc lộ sự không chính xác nên việc căn cứ vào những số liệu này để phân tích thị trường sẽ kém chính xác. Thị trường điện Yên Bái. Thực trạng tình hình tiêu thụ điện năng của tỉnh Yên Bái: Trong vài năm lại đây, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư mạnh về Yên Bái. Một số khu công nghiệp đã hình thành với nhiều xí nghiệp, nhà máy lớn đang được xây dựng. Do vậy, vấn đề quy hoạch, phát triển lưới điện, mở rộng phạm vi cấp điện cho các đối tượng quản lý sinh hoạt, đồng thời cung cấp đủ điện cho các phụ tải công nghiệp và xây dựng được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm và chú trọng. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng và kế hoạch phát triển nguồn điện Yên Bái: Theo Quyết định phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010 có xét đến năm 2015”, dự báo nhu cầu công suất cực đại Pmax vào năm 2015 là 202MW, điện thương phẩm 948 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,42%, điện năng bình quân đầu người đạt 1.252 kWh. Cũng theo Quyết định trên, tổng số thuỷ điện vừa và nhỏ dự kiến xây dựng trên địa bàn là 16 công trình với tổng công suất lắp đặt 183,4MW. Hiện tại đã có 3 dự án thuỷ điện nhỏ được khởi công xây dựng với tổng công suất 75,4 MW và tổng số vốn đầu tư là 1.278 tỷ đồng. Giá bán điện của dự án Chủ đầu tư đang thương thảo và thỏa thuận với EVN về sản lượng và giá bán điện của nhà máy, mức giá đưa ra đàm phán dao động trong khoảng từ 3,85 đến 4.15 USCent/kwh. Nhận xét: Mặc dù cán bộ thẩm định đã phân tích thị trường điện của dự án khá kỹ càng, nhưng những con số dự báo mà cán bộ thẩm định sử dụng làm cơ sở phân tích không được cập nhật cho phù hợp với thời gian gần thời điểm thẩm định dự án. Dự án thuỷ điện Hồ Bốn là một trong những dự án thuỷ điện xin vay vốn của Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2007, tuy nhiên số liệu phân tích về thị trường điện nói chung và thị trường điện Yên Bái nói riêng là số liệu lấy từ năm 2005, 2004 thậm chí có số liệu từ năm 2001. Điều này gây cản trở cho mức độ chính xác của việc phân tích nội dung thị trường của dự án. Do nước ta nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng vẫn ở trong tình trạng thiếu điện nên sự không chính xác này có thể chấp nhận ở mức độ nào đó. Ngoài ra, những phân tích thị trường của cán bộ thẩm định xét xa nhất đến năm 2015 trong khi tuổi thọ của dự án lên đến 35 năm. Như vậy thị trường của dự án mới chỉ được xét đến trong tương lai gần khi dự án đi vào hoạt động khoảng 5 năm. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của dự án khi thị trường điện trở thành thị trường cạnh tranh cũng chưa được xét đến. Khi thị trường điện được cạnh tranh hoá, sự không chính xác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của dự án và tất nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của dự án về sau. Đặc biệt, trong dự án thuỷ điện Hồ Bốn, chủ đầu tư mặc dù đã có văn bản đồng ý thoả thuận mua điện do nhà máy sản xuất ra của EVN nhưng giá bán điện và sản lượng bán điện thì còn đang phải thương thảo thoả thuận với EVN. Trong giai đoạn hiện nay, EVN là người mua điện duy nhất nên trong các cuộc đàm phán các nhà máy điện thường yếu thế hơn và thường bị ép bán điện với giá thấp hơn dự kiến. Nếu không có sự chắc chắn về giá bán thì rất khó đảm bảo doanh thu của dự án đủ lớn để trả nợ đúng hạn cho Sở giao dịch. Do đó, cán bộ thẩm định cần yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng đàm phán về giá và sản lượng điện bán được từ đó mới đi đến quyết định có cho dự án vay vốn hay không. Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án Đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy Vị trí địa lý: Công trình được xây dựng bên dòng suối Nậm Kim thuộc xã Hồ Bốn, Huyện Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái. Tuyến công trình nằm cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 26km về phía Đông. Đặc điểm khí hậu, thủy văn Theo đánh giá của tổ thẩm định, nhà máy đảm bảo hoạt động an toàn trong điều kiện nước cạn mùa khô và nước lũ mùa mưa. Đặc điểm địa hình, địa chất: Địa hình: Khu dự án chạy dọc theo suối Nậm Kim và quốc lộ 32, có đặc điểm là vùng núi hiểm trở, độ dốc lớn. Có thể nhận định địa hình hiểm trở là trở ngại không nhỏ cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công nhà máy. Địa chất: Cán bộ thẩm định cho rằng hồ sơ báo cáo địa chất khá đầy đủ và chi tiết các nội dung báo cáo địa chất công trình, tuy nhiên còn một số nhược điểm : khối lượng khảo sát địa chất tiến hành theo tiêu chuẩn 14TCN 115-2000 chưa đáp ứng, các tuyến đập khối lượng khoan còn ít, chưa đảm bảo độ sâu dừng khoan. Động đất, tân kiến tạo: Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực Tây Bắc Việt nam, là khu vực hiện vẫn chịu sự ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo mạnh nhất trên lãnh thổ Việt nam. Cơ sở hạ tầng xã hội: Nhìn chung điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và khó khăn. Về vị trí các mỏ khoáng sản: Theo kết quả khảo sát, thăm dò của cơ quan tư vấn thì tại địa điểm xây dựng công trình không có mỏ khoáng sản nào có quy mô và giá trị công nghiệp. Kết luận của cán bộ thẩm định: Tóm lại, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu và trình bày tương đối đầy đủ các nội dung về địa điểm đầu tư dự án. Theo đánh giá của tổ thẩm định, địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn trên dòng suối Nậm Kim, xã Hồ Bốn hội tụ đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ. Công trình được xây dựng tại địa điểm ít ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất hiện tại của dân cư địa phương. Tuy nhiên công tác khảo sát địa chất, khí tượng thủy văn, thủy năng còn một số tồn tại mà nhà tư vấn thẩm định đã nêu ra, đề nghị Chủ đầu tư làm việc với nhà tư vấn thiết kế để đảm bảo cho giai đoạn sau thực hiện xây dựng nhà máy. Nhận xét: Qua việc phân tích cán bộ thẩm định đã nêu lên được những hạn chế cũng như thuận lợi đối với dự án. Cán bộ thẩm định cũng đưa ra được những đề nghị đối với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế trong việc hoàn thiện thêm một số nghiên cứu về địa điểm xây dựng. Nhìn chung, phần này, cán bộ thẩm định làm khá._. và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tổ chức thêm các chuyên đề về thuỷ điện như Chuyên đề về thuỷ điện vừa và nhỏ đã từng được tổ chức và mang lại hiệu quả cao. Những cán bộ thẩm định mới cũng như cán bộ thẩm định cũ cũng cần biết thêm về các dự án thuỷ điện lớn và trong các chuyên đề này việc đào tạo cần chú ý đến khía cạnh kỹ thuật – khía cạnh mà hiểu biết của cán bộ thẩm định tại ngân hàng yếu nhất. Ban thẩm định tại Hội sở chính cần được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhấn mạnh nhiệm vụ thu thập thông tin đầy đủ về các dự án thuỷ điện trong hệ thống nhằm làm cơ sở tham khảo cho Sở giao dịch cũng như các chi nhánh. Đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để cán bộ thẩm định có thể học hỏi việc thẩm định dự án thuỷ điện giữa các chi nhánh. Đặc biệt, đối với các chi nhánh nhỏ hơn, nhân lực thẩm định mỏng hơn thì biện pháp này sẽ giúp chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện nâng lên đáng kể. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cần chủ động tìm đến các dự án thuỷ điện mà nhận thấy có hiệu quả và khả năng trả được nợ cao để cho vay vốn. Việc này không những mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định khi có điều kiện tiếp xúc với nhiều dự án thủy điện mà còn mang lại hiệu quả cao cho xã hội trong việc giải quyết phần nào tình trạng thiếu điện. KẾT LUẬN Thuỷ điện là một trong những nguồn điện quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam, tiềm năng thuỷ điện của nước ta vẫn cần được khai thác nhiều hơn để giải quyết sự mất cân đối cung cầu điện. Với vai trò Sở giao dịch của một ngân hàng thương mại luôn quan tâm đến sự đầu tư và phát triển của đất nước, Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam coi việc cho vay các dự án thuỷ điện là định hướng phát triển trong thời gian tới. Việc thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch nhìn chung tương đối tốt. Tuy nhiên, để chất lượng thẩm định đáp ứng được nhu cầu tiếp tục cho vay dự án thuỷ điện trong thời gian tới Sở giao dịch cần hoàn thiện hơn công tác thẩm định dự án thuỷ điện. Trong chuyên đề, với hiểu biết của mình, tôi cũng đã nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án thủy điện tại Sở. Những giải pháp này nếu được quan tâm thực hiện sẽ phát huy tác dụng không chỉ về ngắn hạn mà đặc biệt còn hiệu quả cho sự phát triển dài hạn của nghiệp vụ thẩm định nói chung và thẩm định thuỷ điện nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kỷ yếu 15 năm (1991-2006) - Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Số liệu cho sinh viên thực tập tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Quy định về cho vay dự án thuỷ điện – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Báo cáo thẩm định dự án thuỷ điện Hồ Bốn - Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Báo cáo thẩm định dự án thuỷ điện La Ngâu - Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI) “Vài nét về ngành điện Việt Nam, tiềm năng và kế hoạch khai thác thuỷ điện – KS. Lương Văn Đài Trang web của Hiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam – www.velina.org Trang web Hội Đập lớn Việt Nam – www.vncold.vn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – vi.wikipedia.org Thời báo kinh tế Việt Nam – www.vneconomy.com.vn Trang web www.vietnamnet.vn Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – www.mpi.gov.vn Trang web của Bộ Công thương – www.moit.gov.vn Trang web của Tập đoàn điện lực Việt Nam – www.evn.com.vn Trang web của Tạp chí công nghiệp – www.tapchicongnghiep.vn Trang thông tin ngành điện – www.icon.evn.com.vn PHỤ LỤC Phụ lục A – Các bảng tính NPV, IRR, T theo phương án 1 A1 - Bảng lịch đầu tư STT Nguồn vốn Năm -2 Năm -1 Năm 0 Tổng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 Vốn tự có 5,915 11,828 11,828 11,828 11,828 -44 53,183 2 Vay thương mại 33,514 67,028 67,028 67,028 27,645 262,243 Cộng 39,429 78,856 78,856 78,856 39,473 315,470 3 Lãi vay trong TGTC 972 5,831 9,719 13,607 7,605 37,734 Tổng 125,088 181,038 47,078 353,204 A2 - Bảng vốn vay thương mại STT Khoản mục Năm -2 Năm -1 Năm 0 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 Vay trong kỳ 33,514 67,028 67,028 67,028 27,645 2 Cộng dồn 33,514 100,542 167,570 234,598 262,243 3 Lãi suất / 6tháng 2.90% 5.80% 5.80% 5.80% 2.90% 4 Lãi phát sinh trong kỳ 972 5,831 9,719 13,607 7,605 Tổng 6,803 23,326 7,605 A3- Bảng cơ cấu nguồn vốn STT Loại vốn Năm đầu tư Tổng cộng -2 -1 0 1 Vốn tự có 17,743 23,656 11,784 53,183 2 Vốn vay thương mại 100,542 134,056 27,645 262,243 3 Lãi vay trong TGTC 6,803 23,326 7,605 37,734 Tổng cộng 125,088 181,038 47,034 353,160 A4 - Bảng kế hoạch trả nợ S T T Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Dư nợ đầu kỳ 107,345 264,727 299,977 294779 2 Nợ phát sinh trong kỳ 100,542 134,056 27,645 3 Lãi vay TGTC 6,803 23,326 7,605 4 Trả lãi vay hàng năm 32,622 32,020 30,754 29,231 27,502 25,479 23,131 20,414 17,262 13,591 9,299 4,398 1,587 5 Trả gốc bán niên 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 18,749 6 Trả gốc 5,198 10,909 13,131 14,900 17,444 20,243 23,421 27,174 31,645 37,002 42,245 42,983 13,682 Trả gốc đều 29,998 29,998 29,998 29,998 29,998 29,998 29,998 29,998 29,998 29,998 Tổng trả nợ đều 17,427 19,449 21,705 24,223 27,033 30,169 33,668 37,574 41,931 46,796 Trả theo khả năng dự án 5,198 10,909 13,131 14,900 17,444 20,243 23,421 27,174 31,645 37,002 42,245 42,983 13,682 10,000 5,100 5,800 6,400 6,400 6,400 6,400 6,300 6,301 7 Tổng trả nợ 37,820 42,928 43,886 44,131 44,946 45,722 46,552 47,588 48,907 50,593 51,544 47,381 15,269 8 Dư nợ cuối kỳ 107,345 264,727 299,977 294,779 283,870 270,739 255,839 238,395 218,152 194,731 167,557 135,911 98,909 56,664 13,682 Thời gian thực vay của số nợ gốc thực trả 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 518 1,449 2,180 2,968 4,054 5,376 6,998 9,022 11,557 14,742 18,233 19,978 6,814 A5 - Bảng kế hoạch khấu hao S T T Khoản mục Nguyên giá Số năm KH Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Xây lắp 137,299 25 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 2 Thiết bị 81,533 20 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 3 Chi phí KTCB khác 21,953 10 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 4 Dự phòng 26,379 10 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 5 Lãi vay trong TGTC 37,734 10 3,773 3,773 3,773 3,773 3,773 3,773 3,773 3,773 3,773 3,773 Tổng khấu hao 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 9,569 9,569 9,569 5,492 5,492 5,492 A6 - Bảng nhu cầu vốn lưu động STT Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Doanh thu 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 2 Chi phí hoạt động 3,716 3,221 2,261 2,015 1,198 83 -1,267 -2,918 -4,971 -7,535 -10,748 -14,268 -16,042 -2,906 3,879 3,850 3 Khoản phải thu 416 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 Tăng (giảm) khoản phải thu -416 -46 4 Khoản phải trả 74 64 45 40 24 2 -25 -58 -99 -151 -215 -285 -321 74 73 73 Tăng (giảm) khoản phải trả -74 10 19 5 16 22 27 33 41 51 64 70 35 0 0 0 5 Tồn quỹ tiền mặt 416 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 Tăng (giảm) tồn quỹ tiền mặt 416 46 6 Nhu cầu vốn lưu động 758 861 880 885 901 923 950 983 1,024 1,076 1,140 1,210 1,246 851 852 852 7 Lãi vay vốn lưu động 91 103 106 106 108 111 114 118 123 129 137 145 150 102 102 102 A7 - Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận STT Khoản mục Năm đầu tư 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25  1 Mức huy động CSTK 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%  2 Sản lượng sản xuất 66,033 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370  3 Tổn thất điện năng 990 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101  4 Sản lượng tiêu thụ 65,043 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269  5 Giá bán sản phẩm 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640  6 Doanh thu (triệu đồng) 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252  7 Chi phí 3,716 3,221 2,261 2,015 1,198 83 -1,267 -2,918 -4,971 -7,535 -10,748 -14,268 -16,042 3,686 3,653 3,653 Chi phí O&M 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 Chi phí bảo hiểm tài sản 628 599 570 542 513 484 456 427 398 369 341 312 283 33 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư -518 -1,449 -2,180 -2,968 -4,054 -5,376 -6,998 -9,022 -11,557 -14,742 -18,233 -19,978 Thuế tài nguyên 462 514 514 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027  8 LN trước lãi vay và KHCB 37,911 43,031 43,991 44,237 45,054 46,169 47,519 49,170 51,223 53,787 57,000 60,520 62,294 42,566 42,599 42,599 Lãi vay vốn cố định 32,622 32,020 30,754 29,231 27,502 25,479 23,131 20,414 17,262 13,591 9,299 4,398 1,587 Lãi vay vốn lưu động 91 103 106 106 108 111 114 118 123 129 137 145 150 102 102 102 Khấu hao cơ bản 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175 18,175  9 Lợi nhuận trước thuế -12,977 -7,267 -5,044 -3,275 -731 2,404 6,099 10,463 15,663 21,892 29,389 37,802 42,382 24,289 24,322 24,322 Thuế suất thuế TNDN 0% 0% 0% 0% 0% 14% 14% 14% 14% 14% 14% 28% 28% 28% 28% 28% Thuế TNDN 337 854 1,465 2,193 3,065 4,115 10,585 11,867 6,801 6,810 6,810  10 LN sau thuế -12,977 -7,267 -5,044 -3,275 -731 2,068 5,246 8,999 13,471 18,828 25,275 27,218 30,515 17,488 17,512 17,512 A8 - Bảng dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư S T T Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 23 24 25 1 Dòng vào Doanh thu 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 Tăng (giảm) phải thu -416 -46 Thanh lý tài sản Hoàn thuế VAT 10,514 10,514 10,514 Tổng ngân lưu vào 10,514 10,514 10,514 41,211 46,206 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 2 Dòng ra Chi phí đầu tư 125,088 181,038 47,034 Chi phí hoạt động 3,716 3,221 2,261 2,015 1,198 83 -1,267 -2,918 -4,971 -2,906 3,879 3,850 Tăng (giảm) phải trả -74 10 19 5 16 22 27 33 41 0 0 0 Tăng (giảm) tồn quỹ tiền mặt 416 46 Thuế TNDN 337 854 1,465 2,193 8,642 6,747 6,755 Lãi vay vốn lưu động 91 103 106 106 108 111 114 118 123 118 102 102 Tổng ngân lưu ra 125,088 181,038 47,034 4,149 3,380 2,386 2,126 1,322 553 -272 -1,302 -2,614 5,854 10,728 10,707 3 Ngân lưu ròng -114,574 -170,524 -36,520 37,062 42,826 43,866 44,126 44,930 45,700 46,525 47,555 48,867 40,398 35,524 35,545 NPV -TIP (25 năm) 54,087 triệu đồng IRR - TIP (25 năm) 10.72% Khả năng trả nợ 12.3 năm Phụ lục B – Các bảng tính NPV, IRR theo phương án 2 B1 - Bảng lịch đầu tư STT Nguồn vốn Năm -2 Năm -1 Năm 0 Tổng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 Vốn tự có 5,915 11,828 11,828 11,828 11,828 17,561 70,788 2 Vay thương mại 33,514 67,028 67,028 67,028 10,040 244,638 Cộng 39,429 78,856 78,856 78,856 21,868 297,865 3 Lãi vay trong TGTC 972 5,831 9,719 13,607 7,095 37,224 Tổng 125,088 181,038 28,963 335,089 B2 - Bảng vốn vay thương mại STT Khoản mục Năm -2 Năm -1 Năm 0 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 Vay trong kỳ 33,514 67,028 67,028 67,028 10,040 2 Cộng dồn 33,514 100,542 167,570 234,598 244,638 3 Lãi suất / 6tháng 2.90% 5.80% 5.80% 5.80% 2.90% 4 Lãi phát sinh trong kỳ 972 5,831 9,719 13,607 7,095 Tổng 6,803 23,326 7,095 B3 - Bảng cơ cấu nguồn vốn STT Loại vốn Năm đầu tư Tổng cộng -2 -1 0 1 Vốn tự có 17,743 23,656 29,389 70,788 2 Vốn vay thương mại 100,542 134,056 10,040 244,638 3 Lãi vay trong TGTC 6,803 23,326 7,095 37,224 Tổng cộng 125,088 181,038 46,524 352,650 B4 - Bảng kế hoạch trả nợ STT Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Dư nợ đầu kỳ 107,345 264,727 281,862 274694 2 Nợ phát sinh trong kỳ 100,542 134,056 10,040 3 Lãi vay TGTC 6,803 23,326 7,095 4 Trả lãi vay hàng năm 30,652 32,020 30,754 29,231 27,502 25,479 23,131 20,414 17,262 13,591 9,299 4,398 1,587 5 Trả gốc bán niên 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 17,616 6 Trả gốc 7,168 13,303 15,925 18,163 20,831 23,982 27,711 32,139 37,420 43,784 41,471 Trả gốc đều 28,186 28,186 28,186 28,186 28,186 28,186 28,186 28,186 28,186 28,186 Tổng trả nợ đều 16,375 18,275 20,394 22,760 25,400 28,347 31,635 35,305 39,400 43,970 Trả theo khả năng dự án 7,168 13,303 15,925 18,163 20,831 23,982 27,711 32,139 37,420 43,784 41,471 10,000 5,100 5,800 6,400 6,400 6,400 6,400 6,300 6,301 7 Tổng trả nợ 37,820 43,124 44,203 44,594 45,154 45,890 46,836 48,050 49,603 51,590 44,239 8 Dư nợ cuối kỳ 107,345 264,727 281,862 274,694 261,391 245,466 227,303 206,472 182,490 154,779 122,640 85,220 41,471 B5 - Bảng kế hoạch khấu hao STT Khoản mục Nguyên giá Số năm KH Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Xây lắp 137,299 25 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 2 Thiết bị 81,533 20 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 3 Chi phí KTCB khác 21,953 10 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 4 Dự phòng 26,379 10 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 5 Lãi vay trong TGTC 37,224 10 3,722 3,722 3,722 3,722 3,722 3,722 3,722 3,722 3,722 3,722 Tổng khấu hao 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 9,569 9,569 9,569 5,492 5,492 5,492 B6 - Bảng nhu cầu vốn lưu động STT Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Doanh thu 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 2 Chi phí hoạt động 3,716 3,025 1,943 1,551 548 -704 -2,261 -4,200 -6,619 -9,644 -13,435 -13,934 3,936 3,686 3,669 3,653 3 Khoản phải thu 416 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 Tăng (giảm) khoản phải thu -416 -46 4 Khoản phải trả 74 60 39 31 11 -14 -45 -84 -132 -193 -269 -279 79 74 73 73 Tăng (giảm) khoản phải trả -74 14 22 8 20 25 31 39 48 60 76 10 -357 0 0 0 5 Tồn quỹ tiền mặt 416 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 Tăng (giảm) tồn quỹ tiền mặt 416 46 6 Nhu cầu vốn lưu động 758 865 886 894 914 939 970 1,009 1,057 1,118 1,194 1,204 846 851 852 852 7 Lãi vay vốn lưu động 91 104 106 107 110 113 116 121 127 134 143 144 102 102 102 102 B7 - Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận STT Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Mức huy động CSTK 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 2 Sản lượng sản xuất 66,033 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 3 Tổn thất điện năng 990 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 4 Sản lượng tiêu thụ 65,043 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 5 Giá bán sản phẩm 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 6 Doanh thu (triệu đồng) 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 7 Chi phí 3,716 3,025 1,943 1,551 548 -704 -2,261 -4,200 -6,619 -9,644 -13,435 -13,934 3,936 3,686 3,669 3,653 Chi phí O&M 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 Chi phí bảo hiểm tài sản 628 599 570 542 513 484 456 427 398 369 341 312 283 33 16 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư -714 -1,767 -2,644 -3,618 -4,841 -6,370 -8,280 -10,670 -13,666 -17,429 -17,899 Thuế tài nguyên 462 514 514 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 8 LN trước lãi vay và KHCB 37,911 43,227 44,309 44,701 45,704 46,956 48,513 50,452 52,871 55,896 59,687 60,186 42,316 42,566 42,583 42,599 Lãi vay vốn cố định 30,652 29,821 28,278 26,431 24,324 21,907 19,125 15,911 12,183 7,842 2,767 Lãi vay vốn lưu động 91 104 106 107 110 113 116 121 127 134 143 144 102 102 102 102 Khấu hao cơ bản 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 18,124 9,569 9,569 9,569 5,492 5,492 5,492 9 Lợi nhuận trước thuế -10,956 -4,822 -2,199 39 3,146 6,812 11,148 16,296 22,437 29,796 47,209 50,474 32,646 36,972 36,989 37,005 Thuế suất thuế TNDN 0% 0% 0% 0% 14% 14% 14% 14% 14% 14% 14% 28% 28% 28% 28% 28% Thuế TNDN 440 954 1,561 2,281 3,141 4,171 6,609 14,133 9,141 10,352 10,357 10,362 10 LN sau thuế -10,956 -4,822 -2,199 39 2,706 5,859 9,587 14,015 19,296 25,625 40,600 36,341 23,505 26,620 26,632 26,644 B8 - Bảng dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư STT Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 23 24 25 1 Dòng vào Doanh thu 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 Tăng (giảm) phải thu -416 -46 Thanh lý tài sản Hoàn thuế VAT 10,514 10,514 10,514 Tổng ngân lưu vào 10,514 10,514 10,514 41,211 46,206 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 2 Dòng ra Chi phí đầu tư 125,088 181,038 47,034 Chi phí hoạt động 3,716 3,025 1,943 1,551 548 -704 -2,261 -4,200 -6,619 3,686 3,669 3,653 Tăng (giảm) phải trả -74 14 22 8 20 25 31 39 48 0 0 0 Tăng (giảm) tồn quỹ tiền mặt 416 46 Thuế TNDN 0 0 0 0 440 954 1,561 2,281 3,141 10,352 10,357 10,362 Lãi vay vốn lưu động 91 104 106 107 110 113 116 121 127 102 102 102 Tổng ngân lưu ra 125,088 181,038 47,034 4,149 3,189 2,071 1,666 1,118 388 -553 -1,759 -3,303 14,140 14,128 14,117 3 Ngân lưu ròng -114,574 -170,524 -36,520 37,062 43,017 44,181 44,586 45,134 45,865 46,806 48,011 49,555 32,112 32,124 32,136 NPV -TIP (25 năm) 48,070 triệu đồng IRR - TIP (25 năm) 10.63% Khả năng trả nợ 10.83 năm Phụ lục C – Các bảng tính NPV, IRR, T theo phương án 3 C1 - Bảng lịch đầu tư STT Nguồn vốn Năm -2 Năm -1 Năm 0 Tổng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 Vốn tự có 5,915 11,828 11,828 11,828 11,828 35,133 88,360 2 Vay thương mại 33,514 67,028 67,028 67,028 -7,532 227,066 Cộng 39,429 78,856 78,856 78,856 4,296 280,293 3 Lãi vay trong TGTC 972 5,831 9,719 13,607 6,585 36,714 Tổng 125,088 181,038 10,881 317,007 C2 - Bảng vốn vay thương mại STT Khoản mục Năm -2 Năm -1 Năm 0 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 Vay trong kỳ 33,514 67,028 67,028 67,028 -7,532 2 Cộng dồn 33,514 100,542 167,570 234,598 227,066 3 Lãi suất / 6tháng 2.90% 5.80% 5.80% 5.80% 2.90% 4 Lãi phát sinh trong kỳ 972 5,831 9,719 13,607 6,585 Tổng 6,803 23,326 6,585 C3 - Bảng cơ cấu nguồn vốn STT Loại vốn Năm đầu tư Tổng cộng -2 -1 0 1 Vốn tự có 17,743 23,656 46,961 88,360 2 Vốn vay thương mại 100,542 134,056 -7,532 227,066 3 Lãi vay trong TGTC 6,803 23,326 6,585 36,714 Tổng cộng 125,088 181,038 46,014 352,140 C4 - Bảng kế hoạch trả nợ S T T Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Dư nợ đầu kỳ 107,345 264,727 263,780 254,646 238,953 220,240 198,820 174,711 147,027 115,054 77,979 34,818 2 Nợ phát sinh trong kỳ 100,542 134,056 -7,532 3 Lãi vay TGTC 6,803 23,326 6,585 4 Trả lãi vay hàng năm 28,686 27,627 25,806 23,635 21,151 18,354 15,143 11,434 7,133 2,126 5 Trả gốc bán niên 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 16,486 6 Trả gốc 9,134 15,693 18,713 21,420 24,109 27,685 31,973 37,075 43,162 34,818 Trả gốc đều 26,378 26,378 26,378 26,378 26,378 26,378 26,378 26,378 26,378 26,378 Tổng trả nợ đều 15,325 17,102 19,086 21,300 23,771 26,528 29,606 33,040 36,873 41,150 Trả theo khả năng dự án 9,134 15,693 18,713 21,420 24,109 27,685 31,973 37,075 43,162 34,818 10,000 5,100 5,800 6,400 6,400 6,400 6,400 6,300 6,301 7 Tổng trả nợ 37,820 43,320 44,519 45,055 45,260 46,039 47,116 48,509 50,295 36,944 8 Dư nợ cuối kỳ 107,345 264,727 263,780 254,646 238,953 220,240 198,820 174,711 147,027 115,054 77,979 34,818 Thời gian thực vay của số nợ gốc thực trả 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 910 2,084 3,106 4,267 5,603 7,353 9,553 12,309 15,763 13,871 C5 - Bảng kế hoạch khấu hao S T T Khoản mục Nguyên giá Số năm KH Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Xây lắp 137,299 25 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 5,492 2 Thiết bị 81,533 20 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 4,077 3 Chi phí KTCB khác 21,953 10 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 2,195 4 Dự phòng 26,379 10 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 2,638 5 Lãi vay trong TGTC 36,714 10 3,671 3,671 3,671 3,671 3,671 3,671 3,671 3,671 3,671 3,671 Tổng khấu hao 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 9,569 9,569 9,569 5,492 5,492 5,492 C6 - Bảng nhu cầu vốn lưu động STT Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Doanh thu 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 2 Chi phí hoạt động 3,716 2,829 1,626 1,089 -101 -1,466 -3,244 -5,473 -8,258 -11,741 -9,877 3,965 3,936 3,686 3,669 3,653 3 Khoản phải thu 416 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 Tăng (giảm) khoản phải thu -416 -46 4 Khoản phải trả 74 57 33 22 -2 -29 -65 -109 -165 -235 -198 79 79 74 73 73 Tăng (giảm) khoản phải trả -74 18 24 11 24 27 36 45 56 70 -37 -277 1 0 0 0 5 Tồn quỹ tiền mặt 416 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 463 Tăng (giảm) tồn quỹ tiền mặt 416 46 6 Nhu cầu vốn lưu động 758 868 893 903 927 954 990 1,035 1,090 1,160 1,123 846 846 851 852 852 7 Lãi vay vốn lưu động 91 104 106 107 110 113 116 121 127 134 143 144 102 102 102 102 C7 - Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận STT Khoản mục Năm hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 23 24 25 1 Mức huy động CSTK 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 2 Sản lượng sản xuất 66,033 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 73,370 3 Tổn thất điện năng 990 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 1,101 4 Sản lượng tiêu thụ 65,043 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 72,269 5 Giá bán sản phẩm 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 640 6 Doanh thu (triệu đồng) 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 7 Chi phí 3,716 2,829 1,626 1,089 -101 -1,466 -3,244 -5,473 -8,258 -11,741 -9,877 3,965 3,936 3,686 3,669 3,653 Chi phí O&M 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 2,626 Chi phí bảo hiểm tài sản 628 599 570 542 513 484 456 427 398 369 341 312 283 33 16 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư -910 -2,084 -3,106 -4,267 -5,603 -7,353 -9,553 -12,309 -15,763 -13,871 Thuế tài nguyên 462 514 514 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 1,027 8 LN trước lãi vay và KHCB 37,911 43,423 44,626 45,163 46,353 47,718 49,496 51,725 54,510 57,993 56,129 42,287 42,316 42,566 42,583 42,599 Lãi vay vốn cố định 28,686 27,627 25,806 23,635 21,151 18,354 15,143 11,434 7,133 2,126 Lãi vay vốn lưu động 91 104 107 108 111 115 119 124 131 139 135 101 102 102 102 102 Khấu hao cơ bản 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 18,073 9,569 9,569 9,569 5,492 5,492 5,492 9 Lợi nhuận trước thuế -8,939 -2,381 640 3,347 7,018 11,176 16,161 22,094 29,173 37,655 46,426 32,618 32,646 36,972 36,989 37,005 Thuế suất thuế TNDN 0% 0% 0% 0% 14% 14% 14% 14% 14% 14% 14% 28% 28% 28% 28% 28% Thuế TNDN 983 1,565 2,263 3,093 4,084 5,272 6,500 9,133 9,141 10,352 10,357 10,362 10 LN sau thuế -8,939 -2,381 640 3,347 6,036 9,612 13,899 19,001 25,089 32,384 39,926 23,485 23,505 26,620 26,632 26,644 C8 - Bảng dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư STT Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 23 24 25 1 Dòng vào Doanh thu 41,627 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 Tăng (giảm) phải thu -416 -46 Thanh lý tài sản Hoàn thuế VAT 10,514 10,514 10,514 Tổng ngân lưu vào 10,514 10,514 10,514 41,211 46,206 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 46,252 2 Dòng ra Chi phí đầu tư 125,088 181,038 46,014 Chi phí hoạt động 3,716 2,829 1,626 1,089 -101 -1,466 -3,244 -5,473 -8,258 3,686 3,669 3,653 Tăng (giảm) phải trả -74 18 24 11 24 27 36 45 56 0 0 0 Tăng (giảm) tồn quỹ tiền mặt 416 46 Thuế TNDN 0 0 0 0 983 1,565 2,263 3,093 4,084 10,352 10,357 10,362 Lãi vay vốn lưu động 91 104 106 107 110 113 116 121 127 102 102 102 Tổng ngân lưu ra 125,088 181,038 46,014 4,149 2,997 1,756 1,207 1,016 239 -829 -2,214 -3,991 14,140 14,128 14,117 3 Ngân lưu ròng -114,574 -170,524 -35,500 37,062 43,209 44,496 45,045 45,237 46,014 47,082 48,466 50,243 32,112 32,124 32,136 NPV -TIP (25 năm) 42,934 triệu đồng IRR - TIP (25 năm) 10.54% Khả năng trả nợ 10.83 năm Phụ lục D Khả năng tăng giảm tổng vốn đầu tư Phương án cơ sở 0.00% -10.00% -5.00% 5.00% 10.00% 15.00% NPV-TIP 54,087 66,229 59,955 36,624 30,013 13,643 IRR-TIP 10.72% 11.59% 11.14% 9.96% 9.58% 8.94% NPV-EPV 50,090 73,562 61,948 45,631 46,007 46,590 IRR-EPV 16.86% 19.30% 18.11% 16.66% 16.90% 17.32% Phụ lục E Khả năng tăng giảm chi phí Phương án cơ sở 0.00% -10.00% -5.00% 5.00% 10.00% 15.00% NPV-TIP 54,087 65,045 61,124 21,312 -41,419 -72,821 IRR-TIP 10.72% 11.16% 10.99% 9.52% 6.08% 4.00% NPV-EPV 50,090 63,478 58,431 26,940 -13,274 -35,501 IRR-EPV 16.86% 18.36% 17.78% 14.26% 11.02% 9.24% Phụ lục F Khả năng tăng giảm giá bán Phương án cơ sở VND 608 600 636 672 704 0.00% -5.00% -2.00% 0.50% 5.00% 10.00% NPV-TIP 54,087 -121,851 -12,942 -6,508 269,951 745,564 IRR-TIP 10.72% 1.28% 7.91% 8.04% 16.25% 22.03% NPV-EPV 50,090 -3,899 21,626 7,244 268,741 718,347 IRR-EPV 16.86% 7.78% 13.43% 15.39% 31.25% 43.54% Phụ lục G Khả năng tăng giảm điện lượng Phương án cơ sở 0.00% -35.00% -30.14% -5.23% 5.00% 10.00% NPV-TIP 54,087 -114,274 -86,107 37,885 65,655 77,429 IRR-TIP 10.72% 3.27% 4.71% 10.03% 11.25% 11.79% NPV-EPV 50,090 14,835 19,908 40,752 65,651 81,065 IRR-EPV 16.86% 12.17% 13.03% 15.73% 18.70% 20.43% MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2186.doc