Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ………………………………………. 5 LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 6 CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008………………. 7 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG……………………………………………………………………………. 7 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng……………………

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………………………………………………………… 7 2. Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…. 8 3. Mô hình bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…….. 8 4. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008……………………………………………. 10 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008…………………………. 12 1. Công tác thẩm định dự án đầu tư nhìn từ góc độ Ngân hàng……………… 12 1.1 Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư……………………………………….. 12 1.2 Mục đích của thẩm định……………………………………………………… 13 1.3 Các yêu cầu trong quá trình thực hiện thẩm định…………………………... 13 1.4 Biện pháp thực hiện………………………………………………………….. 14 1.5 Quan điểm thẩm định dự án………………………………………………….. 14 2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………….. 14 2.1 Các bước thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………………. 14 2.2 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………... 16 3. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng……………………………. 20 3.1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng…………………………………………. 20 3.2 Đánh giá nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa 25 4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng……………………………. 36 4.1 Nội dung các phương pháp thẩm định dự án đầu tư ………………………. 36 4.2 Đánh giá việc áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa…………………………………………………………………………... 37 5. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng……………………… 41 5.1 Thẩm định “Dự án đầu tư Nhà máy Inox Quyết Thắng” của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng……………………………………………………… 41 5.2 Đánh giá việc thẩm định “Dự án đầu tư nhà máy INOX Quyết Thắng” của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng trong ví dụ minh họa…………………. 49 III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG……………………………………………………… 51 1. Những kết quả tích cực………………………………………………………... 51 1.1 Quy trình và nội dung thẩm định được áp dụng tại Ngân hàng đối với dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ngày càng hoàn thiện và toàn diện hơn………... 52 1.2 Kiến thức thẩm định của cán bộ tín dụng từng bước đã được nâng cao…… 53 2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân…………………………………….. 57 2.1 Những mặt còn hạn chế……………………………………………………… 57 2.2 Nguyên nhân………………………………………………………………….. 59 CHƯƠNG II – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG…………………………... 62 I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI ………………………... 62 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG……………………………………... 64 1. Đánh giá đúng và nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng tổ chức kinh tế tại đơn vị…………………………. 64 2. Từng bước hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại Ngân hàng giúp quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, thống nhất………………………………………………………………………………… 65 3. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng ngày một tố hơn nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của khách hàng……………… 67 4. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro………………… 68 KẾT LUẬN………………………………………………………………………... 70 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….. 71 LỜI CAM KẾT NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DAĐT: Dự án đầu tư DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước HĐBĐ: Hợp đồng bảo đảm HĐTD: Hợp đồng tín dụng NHCT: Ngân hàng Công thương NHCTVN: Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SXKD: Sản xuất kinh doanh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định TSBĐ: Tài sản bảo đảm TSLĐ: Tài sản lưu động VCSH: Vốn chủ sở hữu VLĐ: Vốn lưu động DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 – Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 9 Sơ đồ 2 – Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khác hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 17 Bảng 1- Công tác huy động vốn tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 10 Bảng 2 – Hoạt động tín dụng tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 11 Bảng 3- Kết quả đầu tư kinh doanh tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 12 LỜI MỞ ĐẦU Đã được 2 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để tiếp tục củng cố và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, chúng ta cần phải tăng cường phát triển về mọi mặt, nhất là về kinh tế để làm bàn đạp thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển. Chính vì vậy, có thể nói, các dự án đầu tư, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế lớn cả trong và ngoài nước sẽ góp vai trò quan trọng cho sự lớn mạnh của quốc gia. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực Ngân hàng là một phần hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với các dự án đầu tư, giúp cho việc đầu tư của nền kinh tế được hiệu quả và không lãng phí, không những góp phần làm cho việc đầu tư được đảm bảo về chất mà còn được đảm bảo về lượng. Chỉ khi được thẩm định một cách trung thực và khách quan, một dự án đầu tư mới mang lại tính khả thi cao cho nền kinh tế. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, em đã có thời gian nghiên cứu và tìm kiếm một số giải pháp hoàn thiện công tác này, sau đây sẽ được thể hiện trong chuyên để: “Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp” Kết cấu của chuyên để ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng, các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Phòng Khách hàng lớn, cũng như trong quá trình hoàn thành đề tài này! CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một Chi nhánh thuộc NHCTVN. Sau khi thực hiện Nghị Định số: 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp, từ một Chi nhánh NHNN cấp Quận và một Chi nhánh Ngân hàng kinh tế cấp Quận thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN Thành phố Hà Nội chuyển thành NHCT Thành phố Hà Nội thuộc NHCTVN. Tại quyết định số: 93/NHCT – TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc NHCTVN sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCTVN, bỏ cấp thành phố, hai Chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những Chi nhánh trực thuộc NHCTVN được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Chi nhánh NHCT cấp Tỉnh, Thành phố. Kể từ ngày 1/9/1993, theo Quyết định của Tổng giám đốc NHCTVN, sáp nhập Chi nhánh NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 01/09/1993 trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một Chi nhánh NHCT. Tại Quyết định số: 107/QĐ – HĐQT – NHCT 1 ngày 22/03/2007 của Hội đồng quản trị NHCT 1, Chi nhánh NHCT – khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Đến cuối năm 2008, Chi nhánh đã thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, NHCT Hai Bà Trưng đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, cũng như chủ động trong việc mở rộng các mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, Ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước; đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây, NHCT Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới đầy cạnh tranh. 2. Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hai hoạt động chính là hoạt động kinh doanh tiền tệ (bao gồm huy động vốn và cho vay) và hoạt động dịch vụ; đồng thời NHCT Hai Bà Trưng cũng là một chi nhánh thuộc hệ thống NHCTVN, vì vậy nó cũng phải thực hiện các nhiệm vụ được NHCTVN giao. 3. Mô hình bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Theo Quyết định số 36/QĐ – TCHC ngày 15/05/2006 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2006, mô hình tổ chức tại NHCT Hai Bà Trưng được thể hiện qua sơ đồ sau: Phòng KH DN LỚN Phòng GIAO DỊCH CH Phòng KH DN VỪA &NHỎ Phòng KẾ TOÁN GIAO DỊCH Phòng TIỀN TỆ KHO QUỸ Phòng KH CÁ NHÂN Phòng TỔ CHỨC HC Phòng TỔNG HỢP Phòng TT ĐIỆN TOÁN Phòng QUẢN LÝ RỦI RO BAN GIÁM ĐỐC CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH CÁC QUỸ TIẾT KIỆM Sơ đồ 1- Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Nguồn: Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 4. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 mặc dù qua từng năm có những biến động khác nhau nhưng tựu chung lại từng lĩnh vực hoạt động, có thể tóm tắt qua các bảng số liệu sau: * Về công tác huy động vốn: Bảng 1- Công tác huy động vốn tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2004 Thực hiện 31/12/2005 Thực hiện 31/12/2006 Thực hiện 31/12/2007 Thực hiện 31/12/2008 Tổng nguồn vốn huy động 2.290.310 2.416.939 2.700.815 2.868.931 5.166.911 Cơ cấu huy động - Tiền gửi TCKT 850.832 931.621 1.036.902 1.402.144 3.895.156 - Tiền gửi dân cư 1.439.478 1.485.318 1.663.913 1.466.787 1.271.7552 - Tiền gửi VNĐ 1.835.166 1.983.642 2.156.719 2.420.015 2.307.689 - Tiền gửi ngoại tệ (quy VNĐ) 427.144 433.297 544.096 448.916 2.859.222 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008) Tổng nguồn vốn huy động tại NHCT Hai Bà Trưng qua các năm từ 2004 đến 2008, mặc dù năm sau cao hơn so với năm trước không đáng kể nhưng đều vượt kế hoạch được NHCTVN giao; năm 2006 đạt 103,9% so với kế hoạch, năm 2007 cũng đạt mức 103,9% so với kế hoạch, hay chẳng hạn như năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 107,6% kế hoạch, so với năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là 80,1%; so với tốc độ tăng trưởng của các Chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội thì NHCT Hai Bà Trưng có tốc độ tăng trưởng rất cao, chủ yếu là tăng nguồn vốn của các tổ chức kinh tế. Trong năm 2008, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng vọt đạt mức 177,8%; chiếm tỷ trọng cao 75,4% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2007 tỷ trọng này chỉ chiếm có 48,9%; và năm 2006 là 41,9%). * Về hoạt động tín dụng: Bảng 2 –Hoạt động tín dụng tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2004 Thực hiện 31/12/2005 Thực hiện 31/12/2006 Thực hiện 31/12/2007 Thực hiện 31/12/2008 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 943.788 740.111 668.182 684.930 847544 Theo kỳ hạn nợ - Dư nợ ngắn hạn 599.168 512.635 473.202 477.034 500.561 - Dư nợ trung hạn 108.336 61.486 53.669 63.230 33.116 - Dư nợ dài hạn 217.677 147.222 141.211 144.665 313.687 Theo loại tiền - Dư nợ bằng VNĐ 735.574 547.016 387.210 401.213 503.392 - Dư nợ ngoại tệ (quy VNĐ) 208.214 193.095 280.972 283.717 344.152 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008) Qua phân tích bảng 2 về tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh cho thấy, tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng qua các năm trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 hầu như đều không đạt 100% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho, có thể điểm lại qua số liệu cụ thể của một số năm trên như sau: Trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng chỉ đạt 89,2% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho; so với năm 2007 tăng 23,7%, nhưng vẫn còn cao hơn so với tốc độ tăng chung của các Chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh khác có tốc độ tăng chung là 14,9%). Hay như trong năm 2007, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng đạt 91,3% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho, so với năm 2006 chỉ tăng lên rất ít là 2,5%, và còn thấp hơn so với các chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh khác có tốc độ tăng chung đạt mức trung bình là 14,8%). * Về kết quả đầu tư và kinh doanh: Bảng 3- Kết quả đầu tư kinh doanh tại NHCT Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2004 Thực hiện 31/12/2005 Thực hiện 31/12/2006 Thực hiện 31/12/2007 Thực hiện 31/12/2008 Tổng thu nhập 86.735 184.454 243.955 366.189 385.672 Tổng chi phí 95.856 280.000 241.824 209.815 29.127 Chênh lệch Thu – Chi -9.122 - 95.599 2.131 156.374 89.545 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008) Tình hình kết quả đầu tư và kinh doanh của NHCT Hai Bà Trưng qua từng năm đã có những dấu hiệu tích cực hơn so với các năm trước. Năm 2004 và 2005, kết quả chênh lệch thu chi đều âm. Nhưng sang năm 2006, kết quả chênh lệch thu chi đã bắt đầu dương, tổng thu nhập tăng 32,3%; tổng chi phí giảm 13,6% so với năm 2005; đặc biệt là chênh lệch thu chi có lãi 2.131 triệu đồng (năm 2005 lỗ 95,6 tỷ đồng), vượt kế hoạch NHCTVN giao (kế hoạch giao bằng 0) mặc dù lãi rất ít (do phải bù lỗ cho các năm trước). Từ đó trở đi chênh lệch thu chi của Ngân hàng các năm về sau đều có lãi. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 1. Công tác thẩm định dự án đầu tư nhìn từ góc độ Ngân hàng 1.1 Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan có khoa học và toàn diện những nội dung của dự án nhằm đánh giá dự án trên nhiều giác độ: tính pháp lý, khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Kết hợp với kết quả của thẩm định khách hàng và các điều kiện tín dụng khác để đưa ra quyết định có tài trợ vốn cho dự án hay không, mức độ bao nhiêu, thời hạn bao lâu và lãi suất như thế nào. 1.2 Mục đích của thẩm định - Giúp cho Ngân hàng ra quyết định chính xác về việc đầu tư vốn - Lựa chọn được khách hàng tốt và những dự án tốt, có khả năng hoàn vốn, phù hợp với năng lực tài chính của khách hàng. - Loại ra được những dự án không khả thi, không đảm bảo khả năng trả nợ. - Không bỏ sót những khách hàng và dự án có cơ hội tín dụng tốt. - Có những biện pháp khắc phục để dự án tốt hơn, đảm bảo an toàn vốn vay. 1.3 Các yêu cầu trong quá trình thực hiện thẩm định - Thu thập thông tin nhiều mặt từ nhiều kênh khác nhau: Việc thu thập thông tin từ nhiều mặt, nhiều kênh khác nhau có tác dụng giúp cho người thẩm định có được nguồn tin phong phú, đẩy đủ nhất về các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định, trên cơ sở đó lựa chọn sàng lọc được những thông tin có chất lượng, độ tin cậy cao. Các kênh thông tin có thể từ chủ đầu tư; cơ quan chủ quản; các tài liệu chuyên ngành; các cơ quan quản lý Nhà nước; các văn bản pháp quy liên quan; các chuyên gia luật, tư vấn luật; điều tra trực tiếp thị trường; các dự án tương tự trong ngành, vùng; ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà dự án sẽ đầu tư… - Lựa chọn và sàng lọc thông tin để có độ tin cậy cao: Sử dụng phương pháp kiểm tra so sánh thông tin nhiều chiều (từ nhiều kênh khác nhau) để đánh giá tính logic, chân thực, chính xác của thông tin, đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao nhất. - Phương pháp thẩm định dự án đầu tư khoa học, phù hợp với tính chất và đặc thù của từng dự án: Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học được cán bộ thẩm định kết hợp hài hòa với kinh nghiệm thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. - Việc thẩm định phải trung thực khách quan: Điều đó có nghĩa là người thẩm định không vì lợi ích cá nhân hay vì bất cứ lý do nào khác mà xử lý sai lệch thông tin, thổi phồng hoặc bóp méo kết quả thẩm định và có kết luận không trung thực về khách hàng, DAĐT. Để hạn chế điều đó có thể lựa chọn người thẩm định không có ràng buộc về lợi ích với dự án và chủ đầu tư/ tổ chức thẩm định theo nhóm/ tái thẩm định. 1.4 Biện pháp thực hiện - Tiếp cận thông tin trong thẩm định dự án đầu tư: Có thể thấy rằng, thông tin cần thiết cho việc thẩm định một khách hàng/một DAĐT rất phong phú đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực như pháp lý, chính trị, kinh tế, tài chính, thị trường, kỹ thuật công nghệ, địa lý địa chất…Mỗi một DAĐT, do tính chất khác biệt của nó, có những đòi hỏi khác nhau về nội dung thông tin cần tiếp cận. Song tựu chung lại là trả lời các câu hỏi đặt ra nhằm đánh giá về khách hàng và DAĐT. - Phân tích thông tin: Thông tin dù bất kỳ từ nguồn nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi đánh giá chủ quan của người cung cấp. Chất lượng thông tin phụ thuộc khá nhiều vào sự hiểu biết của người cung cấp thông tin về lĩnh vực liên quan đến dự án và chủ đầu tư. Do vậy, trước khi đưa vào thẩm định, đánh giá dự án cần có sự phân tích để lựa chọn thông tin đảm bảo tính khách quan, chính xác, có chất lượng và độ tin cậy cao nhất. 1.5 Quan điểm thẩm định dự án Quan điểm thẩm định của Ngân hàng là quan điểm tổng đầu tư. Quan điểm này xem xét một dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của toàn bộ số vốn mà dự án có thể cần. Do đó, khi tính toán dòng ngân lưu ròng sẽ xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả phần đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp giá); Khoản chi đầu tư được tính hết vào dòng ngân lưu ra bất kể được tài trợ từ nguồn nào; Khoản lãi vay không tính vào dòng chi, lãi vay được tính trong thu nhập của dự án vì nó là lợi ích của người cho vay cũng là của toàn bộ dự án (không phân biệt thành phần tham gia tài trợ vốn). Từ sự phân tích này, các ngân hàng (nhà tài trợ) sẽ xác định tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự án cũng như khả năng trả nợ và lãi vay của dự án. 2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 2.1 Các bước thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Quy trình thẩm định DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại NHCT Hai Bà Trưng bao gồm 13 bước, cụ thể từng bước như sau: Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn. Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, biện pháp đảm bảo tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định cho vay - Thẩm định và lập tờ trình thẩm định. - Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định. Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập (áp dụng đối với các trường hợp theo quy định hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu) và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng - Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng. - Kiểm soát và trình duyệt báo cáo thẩm định rủi ro. Bước 4: Quyết định phê duyệt khoản vay - Trường hợp nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trưởng/ Phó Phòng Giao dịch hoặc Trưởng/ Phó Điểm Giao dịch; khi đó người có thẩm quyền quyết định cho vay sẽ là Trưởng/ Phó Phòng Giao dịch hoặc Trưởng/ Phó Điểm Giao dịch. - Trường hợp nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Hội đồng Tín dụng Chi nhánh; khi đó người có thẩm quyền quyết định cho vay là Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách tín dụng hoặc Hội đồng Tín dụng Chi nhánh. *** Trường hợp khoản vay phải tái thẩm: Các nội dung tái thẩm định giống các nội dung quy định tại Bước 2. - Trường hợp khoản vay cần phải có sự phê duyệt của Trụ sở chính, khi đó Cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ lên các Phòng Khách hàng Trụ sở chính. Bước 5: Soạn thảo, ký HĐTD, HĐBĐ tiền vay, làm thủ tục giao nhận giấy tờ TSBĐ - Soạn thảo hợp đồng. - Kiểm soát và hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan (nếu có). - Ký kết hợp đồng. - Thực hiện công chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, thực hiện các thủ tục giao nhận giấy tờ và TSĐB, đăng ký giao dịch bảo đảm, gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan bảo hiểm. Bước 6: Nhập các thông tin về khoản vay và kiểm tra việc nhập thông tin trên hệ thống - Cán bộ tín dụng: Nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính theo hướng dẫn tại “Quy định tạm thời về quy trình xử lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS”. - Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm soát việc nhập dữ liệu vào hệ thống và thực hiện liên kết TSBĐ với facility theo “Quy định tạm thời về quy trình xử lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS”. Bước 7: Giải ngân Bước 8: Ký phụ lục hợp đồng định kỳ hạn nợ, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng và sửa đổi các thông tin về khoản vay trong hệ thống máy vi tính - Soạn thảo phụ lục Hợp đồng về định kỳ hạn nợ hoặc phụ lục hợp đồng khác. - Kiểm soát và ký kết phụ lục/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng: Thực hiện tương tự như bước 5 Quy trình này. - Sửa đổi dữ liệu trên hệ thống máy vi tính: Thực hiện tương tự như bước 6 Quy trình này. Bước 9: Kiểm tra, giám sát vốn vay Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh - Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí. - Thu nợ. - Xử lý các phát sinh. Bước 11: Thanh lý HĐTD, HĐBĐ tiền vay Bước 12: Giải chấp tài sản Bước 13: Luân chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ Sử dụng phiếu luân chuyển, kiểm soát hồ sơ: - Việc lưu giữ hồ sơ thực hiện theo quy định. - Thời hạn thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng/hồ sơ bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của NHNN và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCTVN về lưu giữ hồ sơ chứng từ. 2.2 Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Các bước trong quy trình thẩm định trên có thể tóm tắt qua sơ đồ sau: Bước Phòng GD, Điểm GD Khách hàng Phòng Khách hàng Phòng Quản Lý Rủi Ro Phòng khác Phòng Kế toán Người có thẩm quyền quyết định cho vay 1 Hồ sơ Yêu cầu bổ sung thiếu Nhận hồ sơ đề nghị bổ sung Nhận hồ sơ do P.KH sao gửi 2 Kiểm soát tờ trình TĐ TĐ/tái TĐ Tham gia 3 TĐ rủi ro tín dụng 4 Yêu cầu bổ sung thiếu Xét duyệt cho vay Trụ sở chính vượt thẩm quyền 5 Thông báo cho khách hàng 6 đồng ý cho vay Soạn HĐ Tham gia Tham gia 6 Ký HĐ Nhập thông tin khoản vay Ký HĐ 7 Giải ngân 8 Ký phụ lục HĐ Soạn thảo phụ lục HĐ Ký phụ lục HĐ 9 Kiểm tra giám sát vốn vay 10 Xử lý phát sinh Thu nợ gốc, lãi 11 Ký thanh lý HĐ Giải chấp TSBĐ Soạn thảo, thanh lý HĐ (nếu KH yêu cầu) Giải chấp TSBĐ Ký thanh lý HĐ 12 Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Sơ đồ 2 – Quy trình thẩm định dự án đầu tư đối với khác hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Nguồn: Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 3. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 3.1 Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 3.1.1 Thẩm định khách hàng vay vốn - Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng: Các hồ sơ chứng minh về năng lực pháp lý của khách hàng theo quy định của pháp luật bao gồm các tài liệu về quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng... Ngoài ra còn phải kiểm tra năng lực hành vi dân sự, trụ sở làm việc của khách hàng vay vốn. - Thẩm định về năng lực tổ chức của khách hàng trong SXKD: + Ngành nghề SXKD. + Kinh nghiệm, lợi thế của khách hàng trong lĩnh vực SXKD hiện tại và sau khi đầu tư dự án. + Tổ chức bộ máy và cách thức quản lý SXKD. + Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực (gồm ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên). - Thẩm định về tình hình SXKD và tài chính của khách hàng: + Số liệu về hoạt động SXKD và tài chính (tổi thiểu trong 3 năm gần nhất). + Đánh giá về hoạt động SXKD và xu hướng phát triển. + Đánh giá tiềm lực và sự lành mạnh về tài chính, khả năng thanh toán vốn. + Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, mức độ tín nhiệm. - Kế hoạch kinh doanh/chiến lược phát triển của khách hàng. 3.1.2 Thẩm định dự án đầu tư - Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án: + Mục tiêu đầu tư của dự án. + Sự cần thiết đầu tư dự án. + Quy mô đầu tư. + Quy mô vốn đầu tư. + Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án. - Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: + Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án. + Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm. + Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. + Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. + Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. - Nhu cầu về nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào và nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào. - Chính sách nhập khẩu (nếu có). - Biến động về giá mua. - Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: + Địa điểm xây dựng. + Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. + Công nghệ, thiết bị. + Quy mô, giải pháp xây dựng. + Môi trường, phòng cháy chữa cháy. - Đánh giá phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: + Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công nghệ… + Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. + Đánh giá nguồn nhân lực của dự án. - Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: + Tổng vốn đầu tư dự án. + Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. + Nguồn vốn đầu tư. - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án: Cơ sở tính toán: + Đánh giá tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư. + Đánh giá mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán. + Đánh giá khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ. + Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án. + Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án. Phương pháp tính toán: * Nhóm chỉ tiêu về suất sinh lời của dự án: - NPV (giá trị hiện tại ròng của dự án). - IRR (tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án). - ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia). - BEP (sản lượng, doanh thu hòa vốn). * Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: - Nguồn trả nợ hàng năm. - Thời gian hoàn trả vốn vay. - DSCR (Debt Service Coverage Ratio). ** Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của DAĐT: Bước 1: Xác định mô hình dự án + Dự án xây dựng mới độc lập. + Dự án mở rộng nâng công suất. + Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất. + Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất. Bước 2: Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán + Sản lượng tiêu thụ. + Giá bán. + Doanh thu. + Nhu cầu vốn lưu động. + Chi phí bán hàng. + Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào. + Chi phí nhân công, chi phí quản lý. + Khấu hao. + Chi phí tài chính. + Thuế các loại… Bước 3: Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí và các bảng tính trung gian + Bảng tính thu nhập và chi phí: Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên các thông số phát sinh cần bổ sung song song cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số. Đối với một dự án sản xuất thì còn có các bảng tính trung gian: Bảng tính sản lượng và doanh thu, Bảng tính chi phí hoạt động. Ngoài ra còn một số bảng tính trung gian chi tiết hơn về các loại chi phí hoạt động có thể kể đến là: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu; Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng. + Lịch khấu hao. + Bảng tính toán lãi vay vốn, bao gồm: Bảng tính lãi vay vốn trung dài hạn. Bảng tính lãi vay vốn ngắn hạn. + Bảng tính nhu cầu vốn lưu động. Bước 4: Lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả năng trả nợ của dự án, phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). + Bảng tính điểm hòa vốn. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. * Phân tích độ nhạy: + Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi. + Bảng tính độ nhạy khi nhiều biến cùng thay đổi. * Phân tích viễn cảnh. Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch Bảng cân đối kế hoạch cho biết sơ lược tình hình tài chính dự án._. bằng việc tính các chỉ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ…) của dự án trong các năm kế hoạch. Kết luận, đánh giá: Dựa trên các kết quả tính toán, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận đánh giá về tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. - Phân tích rủi ro dự án: + Phân loại rủi ro. + Các biện pháp giảm thiểu rủi ro 3.1.3 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay - Biện pháp bảo đảm tiền vay. - Tính khả thi của biện pháp bảo đảm tiền vay. 3.1.4 Đánh giá tổng thể về khách hàng và dự án - Thuận lợi. - Khó khăn. 3.1.5 Đề xuất cho vay/ không cho vay - Cơ sở quyết định cho vay hoặc không cho vay. - Trên cơ sở kết quả thẩm định, cán bộ tín dụng phải nêu rõ ý kiến của mình: + Nếu đề xuất cho vay: Khi đó cần nêu rõ về Số tiền cho vay, Thời hạn cho vay, Lãi suất cho vay, Phương án cho vay, Các điều kiện cho vay đi kèm, Biện pháp bảo đảm tiền vay. + Nếu đề xuất không cho vay thì nêu rõ lý do từ chối. + Trường hợp chưa đủ căn cứ để đề xuất cho vay hay không cho vay thì cần nói rõ lý do và đề xuất biện pháp giải quyết. 3.1.6 Trình lãnh đạo phòng tín dụng Sau khi lập xong tờ trình thẩm định, cán bộ tín dụng chuyển tờ trình cùng toàn bộ hồ sơ dự án để trình lãnh đạo phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng phải: - Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng. - Yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại những nội dung cần thiết đã trình bày trong tờ trình thẩm định (nếu chưa rõ hoặc chưa chính xác). - Ghi rõ ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm định (đồng ý hay không đồng ý kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng hoặc có thể bổ sung thêm ý kiến của mình vào tờ trình thẩm định). - Ghi rõ ý kiến của mình trực tiếp vào tờ trình thẩm định về việc cho vay/không cho vay để trình giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp để xem xét quyết định. 3.1.7 Trình hồ sơ tới lãnh đạo Cuối cùng, cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ tờ trình đã có ý kiến của lãnh đạo Phòng Tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ dự án tới Giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền hợp pháp để xem xét quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với dự án. 3.2 Đánh giá nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG MÁY TÁCH NƯỚC, MÁY PHÒNG CO VẢI DỆT KIM 3.2.1 Khái quát về dự án - Tên dự án: Đầu tư Bổ sung máy tách nước, máy phòng co vải dệt kim - Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân - Loại hình dự án: Mua sắm thiết bị - Địa điểm đầu tư: 524 Minh Khai- Hai Bà Trưng - Hà Nội - Sản phẩm của dự án: Xử lý loại vải dệt kim - Tổng vốn đầu tư :6.850.437.000 đồng ( tỷ giá 16.100 /1USD) Trong đó: + Vốn tự có :2.055.131.000 đồng + Vay ngân hàng :297.845 USD (4.795.306.000 đồng) - Hình thức đầu tư: Đầu tư chiều sâu - Quy mô/công suất: Đầu tư mới 01 máy tách nước, công suất 1.200 tấn/năm và 01 máy phòng co vải dệt kim, công suất 1000 tấn/năm. 3.2.2 Thẩm định về khách hàng vay vốn 3.2.2.1 Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng: Các tài liệu do khách hàng cung cấp được cán bộ thẩm định xem xét đúng và đầy đủ theo quy định đối với việc cho vay theo DAĐT mà khách hàng là Công ty TNHH một thành viên, bao gồm các loại giấy tờ sau: - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty Dệt kim Đông xuân thành Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông xuân. - Quyết định thành lập Công ty do Bộ Công nghiệp nhẹ cấp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư do Thành phố Hà Nội cấp. - Điều lệ hoạt động của công ty. - Quyết định bổ nhiệm giám đốc. - Quyết định tạm giao nhiệm vụ phụ trách phòng Kế toán tài chính. 3.2.2.2 Thẩm định về năng lực tổ chức của khách hàng trong sản xuất kinh doanh: - Qua quá trình điều tra thực tế, cán bộ thẩm định đã khái quát sơ bộ về: Ngành nghề SXKD của Công ty: Đầu tư sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng may mặc; kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng hoá chất phục vụ SXKD. Kinh doanh bất động sản. Cho thuê văn phòng, siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng. Kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải. Tuy nhiên cán bộ thẩm định chưa phân tích cơ cấu sản phẩm và dịch vụ của Công ty, chưa đưa ra được tỷ lệ phần trăm của từng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trong tổng doanh thu và chi phí. Cán bộ thẩm định cũng không xác định đâu là lĩnh vực SXKD chủ yếu của Công ty, đâu là lĩnh vực thứ yếu để phù hợp với lợi ích mà dự án đem lại nếu cho vay. - Cơ cấu mô hình tổ chức quản lý của công ty: Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông xuân là Công ty TNHH nhà nước một thành viên, hạch toán độc lập, là thành viên trong tập đoàn Dệt may Việt Nam với tổng số lao động 1.046 người. Cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị công ty; Tổng giám đốc công ty; Các phó giám đốc, giám đốc điều hành, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc gồm các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ. Tổng giám đốc là người quyết định của Công ty, ban lãnh đạo công ty hoạt động điều hành trong ngành dệt may nhiều năm, do đó có khả năng, kinh nghiệm trong quản lý, kết quả SXKD của công ty ngày ngày càng tăng. Cán bộ thẩm định mới dừng lại ở mức độ khái quát về mô hình tổ chức quản lý của công ty chứ chưa cơ cấu được cụ thể về trình độ, về kỹ năng và tay nghề của người lao động; chưa tìm hiểu được số nhân sự có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; số lao động có tay nghề kĩ thuật cao, khá, trung bình…chưa kết luận được cơ cấu tổ chức như vậy là gọn nhẹ hay cồng kềnh, ổn định hay thay đổi, cứng nhắc hay linh hoạt, có hợp lý so với cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp hay không. - Kinh nghiệm và lợi thế của khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện tại và sau khi đầu tư dự án: Thông qua việc lấy thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng Nhà nước (CIC), cán bộ thẩm định đã kết luận Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông xuân là DNNN đầu tiên của ngành Dệt kim Việt Nam và những thành tựu Công ty đã đạt được qua các giai đoạn phát triển. Trong suốt 50 năm sản xuất và phát triển, công ty đã từng bước được đầu tư máy móc trang thiết bị và hiện nay đang sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, mạng lưới tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước với thương hiệu “DOXIMEX con chim én” được người tiêu dùng trong và ngoài nước đặc biệt yêu thích. Cán bộ thẩm định cũng nắm bắt được những thành tích doanh nghiệp đã đạt được cũng như khó khăn doanh nghiệp đã phải vượt qua, những bước ngoặt lịch sử của doanh nghiệp. Từ năm 1987, sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ thị trường Liên Xô, Đông Âu và thị trường trong nước. Đến năm 1989, Công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, kết quả là doanh thu sản phẩm tăng, trình độ quản lý công nghệ được nâng cao, duy trì sản xuất được tiếp tục, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao. Nhật Bản đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của doanh nghiệp và ký tiếp thoả thuận hợp tác cho tới năm 2019 và có thể tiếp tục kéo dài hơn nữa. Bên cạnh đó, Công ty vẫn không ngừng tiếp tục phát triển mối quan hệ thương mại với các bạn hàng EU, ASEAN và đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên cán bộ thẩm định chưa tìm hiểu hết lợi thế mà doanh nghiệp có thể có được trong việc sở hữu những nguồn nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền, giá cả và nguồn nhân công như thế nào, giá bán của sản phẩm như vậy có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế hay không, bí quyết trong sản xuất sản phẩm mà không công ty nào có được…bởi đây là những yếu tố quan trọng đánh giá tính khả thi của dự án sau này. 3.2.2.3 Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng - Tình hình tài chính của khách hàng: Cán bộ thẩm định đã dựa vào số liệu về hoạt động SXKD tối thiểu trong 3 năm gần đây nhất là năm 2005, 2006 và năm 2007 của khách hàng để phân tích, đánh giá. Tuy nhiên các số liệu về tình hình tài chính của công ty (phụ lục 1) chỉ được xem xét và phân tích trong 2 năm gần đây nhất là năm 2006 và 2007 nên cơ sở cho việc đánh giá sự lành mạnh về tài chính của khách hàng còn thiếu tính chắc chắn. - Các hệ số đánh giá về hoạt động SXKD của doanh nghiệp: Cán bộ thẩm định mới chỉ phân tích sự gia tăng về sử dụng vốn hay về tổng nguồn vốn là do những khoản mục nào phát sinh tăng mà chưa quan tâm tới các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về suất sinh lời của tài sản (ROA) hay chỉ tiêu về suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), mặc dù đây là những chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá việc sử dụng và quản lý tài sản cũng như phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Qua phân tích báo cáo tình hình SXKD của đơn vị cho thấy các hệ số tự tài trợ năm 2006 là 17%, năm 2007 là 13% chỉ đạt mức thấp, tức là khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao, công ty hoạt động SXKD chủ yếu là từ các nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng nhưng cán bộ thẩm định lại kết luận rằng công ty có khả năng tự chủ về tài chính. - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: Mặc dù cán bộ thẩm định kết luận tình hình tài chính của doanh nghiệp ở mức độ trung bình nhưng kết luận đó chưa có so sánh với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp với các đơn vị trong ngành, trong nước cũng như ngoài nước. - Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng: Qua số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ trong 2 năm 2006 và 2007 (đơn vị: triệu đồng), cán bộ thẩm định nhận định đây là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng với NHCT Hai Bà Trưng từ khi thành lập tới nay. Công ty đủ điều kiện tín dụng theo chế độ hiện hành. Trong những năm gần đây quan hệ tín dụng luôn sòng phẳng, trả nợ Ngân hàng đủ gốc và lãi, không có lãi treo và nợ quá hạn, chưa có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 - Doanh số cho vay: 53.035 56.030 - Doanh số thu nợ: 38.728 51.806 - Dư nợ: 52.929 57.211 Dư nợ đến 31/12/2007 đến 31/3/2008 - Tổng dư nợ vay : 57.211 61.892 Trong đó : Vay ngắn hạn : 28.627 33.501 Vay dài hạn : 28.584 28.391 Quan hệ tín dụng của doanh nghiệp vay vốn với các tổ chức tín dụng khác là Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty tài chính Dệt May Việt Nam và Quỹ môi trường được xác định là bình thường, Công ty không có lãi treo và không có nợ quá hạn. Mặc dù đã xác định được quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng khác nhưng cán bộ thẩm định lại chưa đánh giá được quy mô tín dụng của doanh nghiệp như vậy là lớn hay nhỏ so với quy mô hoạt động của công ty, hoạt động tín dụng như vậy có đa dạng không (các hình thức hoạt động tín dụng), các dự án vay vốn lớn của khách hàng đã thực hiện trả nợ như thế nào để đánh giá được hiệu quả, khả năng trả nợ của các dự án trước đó của khách hàng. - Kế hoạch kinh doanh/chiến lược phát triển của khách hàng: Cán bộ thẩm định mới chỉ nhận định chung về tình hình SXKD của công ty đang ngày càng phát triển, số liệu về doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng dần qua các năm; chưa hề phân tích và đánh giá về chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn có phù hợp với doanh nghiệp không, có khả thi không. 3.2.3 Thẩm định dự án đầu tư 3.2.3.1 Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án Cán bộ thẩm định đã đánh giá các khoản mục liên quan đến nội dung: - Sự cần thiết phải thực hiện dự án: Với chất lượng và thương hiệu uy tín của mình, công ty đã chiếm được thị phần tại Nhật; đầu năm 2006, công ty đã ký cam kết hợp tác với Nhật đến năm 2019 với sản lượng gấp đôi so với hiện nay (10 triệu sản phẩm). Ngoài ra trong năm tới, công ty sẽ mở rộng thị trường sang Nga và Mỹ; khách hàng của công ty chủ yếu là nước ngoài, có nhiều yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm vải màu các loại . Năng lực sản xuất hiện nay của công ty từ 10-12 triệu sản phẩm/năm, mục tiêu tăng trưởng hàng năm 15%-20% và để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty định hướng phát triển trong những năm tới là khai thác hiệu quả công nghệ, nghiên cứu sử dụng các chất liệu mới để đa dạng sản phẩm, triển khai kế hoạch đầu tư tăng thị phần, cải tiến chất lượng, mẫu mã và mầu sắc sản phẩm để cung cấp sản phẩm thoả mãn mọi nhu cầu khách hàng. Đạt được những mục tiêu này công ty sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước. - Mục tiêu đầu tư dự án: Để thực hiện chiến lược phát triển của công ty nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty đã và đang đầu tư bổ sung thêm các thiết bị hiện đại để áp dụng công nghệ mới có trình độ tự động hoá cao. Đầu tư máy tách nước, máy phòng co là một trong các nhu cầu cần đổi mới của công ty, mục đích để thay thế các thiết bị cũ. Đây là những thiết bị có công suất xử lý vải lớn hơn các máy cũ, có tính năng kỹ thuật cao, khắc phục được hạn chế kỹ thuật của các máy cũ như: Vải sau tẩy, nhuộm được tách nước bằng các trục ép đảm bảo khả năng thấm đồng đều hoá chất phụ trợ. Vải sau xử lý tách nước không bị xiên canh vải, không bị xoắn vải nên không phải xử lý vải nên sẽ đảm bảo thời gian giao hàng. Đầu tư máy tách nước, máy phòng co phục vụ mục tiêu đáp ứng các cam kết đã có với khách hàng và mục tiêu lâu dài là thực hiện 3000 tấn vải/năm phù hợp yêu cầu hợp tác lâu dài với Nhật Bản, và nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại vải và sản phẩm, khẳng định uy tín là đơn vị sản xuất hàng đầu về vải dệt kim 100% cotton. Mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm tới các tỉnh, thành phố trong cả nước và thị trường thế giới. Thực hiện tốt nhiệm vụ Tập đoàn Dệt - May giao, đồng thời phù hợp với nhiệm vụ phát triển chung của toàn ngành Dệt May Việt Nam. - Quy mô dự án: Đầu tư mới 01 máy tách nước làm mềm vải công suất 1.200 tấn vải/năm, tương ứng với 4 tấn vải/ngày. Đầu tư mới 01 máy phòng co công suất 1.000 tấn/năm, tương đương 3,5 tấn/ngày. Hai thiết bị trên đáp ứng được các yêu cầu về nâng cao năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm dệt kim. - Thời gian thực hiện dự án: Quý 2/ 2008. Các nội dung quan trọng của dự án mặc dù được cán bộ thẩm định đánh giá một cách sơ bộ nhưng vẫn còn chưa đầy đủ về một số nội dung như dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án; về quy mô vốn đầu tư chưa phân tích cơ cấu theo các tiêu chí khác nhau như vốn xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động, các phương án nguồn vốn để thực hiện dự án…; đồng thời cũng chưa thấy đề cập đến quy mô đầu tư theo các tiêu chí giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm dự án sau khi sản xuất… 3.2.3.2 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án - Xu hướng vận động và phát triển của ngành hàng trong tương lai: Dựa vào diễn biến trên thị trường, cán bộ thẩm định đã nhận định đây là ngành gặp không ít khó khăn, đặc biệt lại bị hàng Trung Quốc cạnh tranh. Mặc dù Chính phủ có nhiều ưu đãi với quan điểm phát triển nhanh các sản phẩm hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo giá thành hợp lý nhưng giá nguyên vật liệu lại liên tục tăng làm chi phí tăng. Ngoài ra sản phẩm trong nước cũng rất đa dạng, phong phú và đang được cải thiện dần, đòi hỏi công ty phải có biện pháp hữu hiệu nâng cấp thiết bị, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. - Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm chủ lực của công ty là T-shirt, Poloshirt, Underwear, quần áo trẻ em, quần áo thể thao…100% conton với tính năng ưu việt là mềm mại, siêu trắng, đàn hồi tốt, thoát mồ hôi, khô nhanh, đáp ứng yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Sản phẩm công ty chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài (80%). Từ năm 1976-1989 là Đông Âu, Bắc Âu và Tây Âu. Từ năm 1990-2007 xuất khẩu sang Nhật Bản 56 triệu sản phẩm giá trị 121 triệu USD. Ngoài ra Công ty đã chiếm thị phần nhỏ tại Mỹ và thực hiện nhiều đơn hàng với số lượng tăng trưởng hàng năm 127%. Trong những năm tới, Công ty cam kết hợp tác với Nhật đến năm 2019 với số lượng sản phẩm tăng gấp đôi hiện nay (10 triệu sản phẩm), đồng thời tiếp tục phát triển quan hệ thương mại với EU, đang tiếp cận Nga và xúc tiến mở rộng ra khu vực Châu Á, Nam Phi và đẩy mạnh hơn nữa thị trường tiêu thụ nội địa. Công ty chủ yếu xuất khẩu phi hạn ngạnh, nên khi Việt Nam vào WTO cũng không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mặc dù có tính đến thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án cũng như dự đoán những biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác nhưng cán bộ thẩm định chưa xem xét xem liệu giá cả của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập của người tiêu dùng hay không; Ngoài ra cũng chưa đề cập đến mạng lưới phân phối sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường không bởi sản phẩm dự án là hàng tiêu dùng nên mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Cán bộ thẩm định cũng chưa ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả dự án. 3.2.3.3 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án Khách hàng mới chỉ cho biết nguyên liệu chính sử dụng là các loại vải cotton, vải pha tổng hợp và các loại vải cao cấp với nguồn cung cấp chính của công ty và các công ty trong và ngoài nước. Còn cán bộ thẩm định lại chưa đánh giá được cụ thể nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm, chưa xác định được sự biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu… 3.2.3.4 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kĩ thuật - Địa điểm xây dựng: Khác hàng cung cấp địa điểm xây dựng tại 524 Minh Khai, Hà Nội và cán bộ thẩm định chưa đánh giá được địa điểm đó có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong vùng quy hoạch không. Ngoài ra cũng chưa nêu ra cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào. - Quy mô sản xuất và sản phẩm; Công nghệ thiết bị của dự án: Các máy móc thiết bị của dự án là nhập khẩu nguyên chiếc theo tiêu chuẩn Châu Âu nên mặc dù các thông số do khách hàng tự cung cấp nhưng cán bộ thẩm định vẫn chưa có điều kiện kiểm chứng thực tế và cũng không thuê chuyên gia tư vấn mà chỉ dựa vào kiến thức chuyên môn để thẩm định mà thôi. 3.2.3.5 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn * Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án do khách hàng đưa ra: 6.850.437.000 đồng. Trong đó: - Máy móc thiết bị :6.520.500.000 ( tương đương 405.000 USD ) - Chi phí lắp đặt :195.615.000 đồng. - Chi phí dự phòng :134.322.000 đồng. * Nguồn vốn thực hiện dự án: - Vốn tự có :2.055.131.100 đồng (bằng 30% dự án) - Vay Ngân hàng : 4.795.305.900 đồng (bằng 70% dự án) (tương đương 297.845 USD; Tỷ giá 16.100 đồng/USD) + Số tiền vay NHCT: 297.845 USD (tương đương 4.795.305.900 đồng) + Thời hạn vay vốn: 7 năm . - Tính khả thi của các nguồn vốn: Vốn tự có được Công ty lấy từ nguồn khấu hao hàng năm còn lại, đến 31/12/2007 là 3.012 triệu đồng, được thanh toán cùng với vốn vay NHCT khi có hối phiếu thanh toán mua máy. - Đánh giá suất đầu tư của dự án, so sánh với các dự án cùng loại: Đây là dự án đầu tư máy móc thiết bị đơn lẻ mới thay thế máy móc thiết bị cũ hiện có của công ty, với tính năng kỹ thuật tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Cán bộ thẩm định chưa đánh giá được tổng vốn đầu tư như vậy có hợp lý không; các hạng mục đều do khách hàng tự đưa ra, do đó cán bộ thẩm định chưa kết luận được cơ cấu vốn đầu tư làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia; cũng chưa đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra chưa tính toán xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu là bao nhiêu để đảm bảo hoạt động của dự án nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. 3.2.3.6 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án Các nhóm chỉ tiêu cơ bản về suất sinh lời và khả năng trả nợ của dự án đều được tính toán đầy đủ trong các biểu và đảm bảo tính toán chính xác theo các bảng: - Bảng tính chi phí. - Bảng khấu hao và lãi vay ngân hàng. - Bảng kế hoạch trả nợ và nguồn trả nợ. - Bảng tổng hợp hiệu quả hoạt động trước và sau đầu tư dự án. Cán bộ thẩm định chưa khảo sát ảnh hưởng sự thay đổi các yếu tố có thể tác động tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án; đồng thời cũng chưa đưa ra các viễn cảnh mà dự án có thể thực hiện, ví dụ chọn khả năng sản xuất có thể xảy ra với công suất thiết kế của dự án. 3.2.3.7 Phân tích rủi ro dự án - Dự kiến những rủi ro: + Rủi ro về kinh doanh. + Rủi ro về tài chính. + Rủi ro về chính sách. Cán bộ thẩm định mới chỉ đưa ra vài rủi ro thường hay xảy ra đối với bất kỳ dự án nào mà không hề đi sâu vào dự kiến những rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới hiệu quả và tính khả thi của dự án như rủi ro về thu nhập thanh toán (do công ty có sản phẩm xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài); rủi ro về xây dựng, hoàn tất; rủi ro về cung cấp; rủi ro về kỹ thuật và vận hành; rủi ro về kinh tế vĩ mô… - Biện pháp khắc phục các rủi ro: Công ty đang đầu tư thiết bị công nghệ mới để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của thị trường. Công ty có biện pháp tiết kiệm tối đa các chi phí như giảm dự trữ hàng tồn kho, đôn đốc thu hồi công nợ, tiết kiệm tối đa chi phí tài chính giảm giá thành có khả năng cạnh tranh về giá với hàng nhập ngoại đồng thời luôn cập nhật biến động thị trường, cơ chế chính sách của chính phủ để có biện pháp ứng xử kịp thời. Thực tế, các biện pháp rủi ro trên đưa ra rất chung chung. Chẳng hạn như đối với rủi ro chính sách, cụ thể cần cần phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án; chủ đầu tư cũng nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này hay những bảo lãnh cụ thể về việc cung cấp ngoại hối, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 3.2.4 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay - Biện pháp bảo đảm tiền vay: Công ty dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp làm bảo đảm tiền vay. - Giá trị tài sản bảo đảm: Tổng giá trị tài bảo đảm: 6.850.437.000 đồng , toàn bộ giá trị tài sản trên được sử dụng để bảo đảm tiền vay cho dự án này. Cán bộ thẩm định đã đưa ra được biện pháp bảo đảm tiền vay nhưng chưa đề cập đến tính khả thi của biện pháp bảo đảm tiền vay này, do đó tính anh toàn về mặt kinh tế của biện pháp bảo đảm tiền vay chưa được chấp nhận. 3.2.5 Đánh giá tổng thể về khách hàng và dự án Nếu NHCT Hai Bà Trưng đầu tư cho vay dự án này thì mỗi tháng dự kiến Ngân hàng sẽ thu được một khoản lãi là: 4.795.306 ngàn x 17,5% : 12 tháng = 69.931 ngàn đồng, tạo ra doanh thu bình quân 1 tháng là: 5 tỷ đồng, thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả tại Ngân hàng. Ngoài ra khách hàng thường xuyên có lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 20 món, phí mở L/C và nguồn ngoại tệ bán cho Ngân hàng . 3.2.6 Đề xuất cho vay/ không cho vay - Cán bộ thẩm định đã dựa vào các căn cứ sau để đề xuất: + Hồ sơ, tư cách của khách hàng. + Tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. + Mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với NHCT và các tổ chức tín dụng. + Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. + Về tính khả thi của dự án (hiệu quả kinh tế, khả năng thực hiện dự án). + Về mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng. + Về mức độ đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay. - Trên cơ sở kết quả thẩm định, cán bộ thẩm định đề xuất cho vay: + Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư. + Số tiền cho vay: 297.845 USD (tương đương với 4.795.306 ngàn đồng) + Lãi suất cho vay trong hạn: theo quy định hiện hành, áp dụng lãi suất thả nổi bằng (Lãi suất huy động tiết kiệm USD kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau + biên độ 3,5%/năm) . Tần suất thay đổi lãi suất: 6 tháng một lần. + Lãi suất phạt quá hạn: Bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn. + Thời gian rút vốn: năm 2008 + Thời hạn cho vay: 7 năm; Trong đó: Thời gian ân hạn: 03 tháng. Thời gian thu nợ: 6 năm 9 tháng. + Biện pháp bảo đảm tiền vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có của dự án. 3.2.7 Trình lãnh đạo phòng tín dụng Sau khi lập xong tờ trình thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ chuyển tờ trình thẩm định dự án cùng toàn bộ hồ sơ về dự án để trình lãnh đạo Phòng Kinh doanh hoặc Phòng Khách hàng. 3.2.8 Trình hồ sơ tới lãnh đạo Cán bộ thẩm định chuyển tờ trình thẩm định sau khi có ý kiến của lãnh đạo Phòng Kinh doanh/ Phòng Khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ dự án tới giám đốc NHCT Hai Bà Trưng (do hệ số tự tài trợ thấp hơn 30%) hoặc người được ủy quyền hợp pháp để xem xét quyết định cho vay. 4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 4.1 Nội dung các phương pháp thẩm định dự án đầu tư được sử dụng tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Về mặt lý thuyết, để thẩm định một DAĐT, người ta thường sử dụng 5 phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp thẩm định theo trình tự. - Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. - Phương pháp phân tích rủi ro. - Phương pháp dự báo. Tuy nhiên tại NHCT Hai Bà Trưng, các cán bộ thẩm định thường chỉ sử dụng một số phương pháp là: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích rủi ro, phương pháp dự báo trong thẩm định một dự án. Khái quát sơ bộ về 3 phương pháp này: Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản, hay được sử dụng; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án được đưa ra để so sánh, đánh giá với các dự án đã hoặc đang xây dựng hoặc đang hoạt động thực tế. Sử dụng phương pháp này giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá được tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu dự án, từ đó rút ra kết luận. Phương pháp phân tích rủi ro: Theo phương pháp này, các rủi ro được cho là có thể ảnh hưởng tới dự án sẽ được phác họa ra để từ đó có thể đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho dự án nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo: Phương pháp này thường được sử dụng để nghiên cứu thị trường, nhằm xác định quy mô đầu tư, nhu cầu sản phẩm, đối thủ trong thời gian tới…dự kiến sự thay đổi các yếu tố đầu vào, biến động của nền kinh tế vĩ mô. 4.2 Đánh giá áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng qua ví dụ minh họa 4.2.1 Phương pháp so sánh DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG THIẾT BỊ NHUỘM CAO ÁP VẢI DỆT KIM 4.2.1.1 Khái quát về dự án - Tên dự án: Đầu tư bổ sung thiết bị nhuộm cao áp vải dệt kim - Chủ đầu tư: Công ty Dệt kim Đông xuân - Loại hình dự án: Mua sắm thiết bị - Địa điểm đầu tư: 524 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội - Sản phẩm của dự án: Nhuộm các loại vải - Tổng vốn đầu tư :369.667 USD (5.914.672.000 đồng), Với tỷ giá :16.000 /1USD Trong đó: + Vốn tự có :123.460 USD (1.975.360.000 đồng) + Vay ngân hàng :246.207 USD (3.939.308.800 đồng) - Hình thức đầu tư: Đầu tư chiều sâu - Quy mô/công suất: Công suất từ 500-700 Kg/mẻ 4.2.1.2 Phương pháp so sánh được áp dụng Khi đánh giá suất đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định đã so sánh các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư với các dự án cùng loại trên thị trường và rút ra kết luận: Đây là dự án đầu tư thiết bị máy nhuộm ao áp, với tính năng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ hàng xuất khẩu của Công ty. => Mặc dù cán bộ thẩm định có sử dụng phương pháp so sánh nhưng chỉ so sánh để thấy được tính hợp lý và chính xác của suất đầu tư; trong khi vẫn còn có nhiều chỉ tiêu khác cần phải đi vào cụ thể, đặc biệt do sản phẩm của dự án lại là hàng dệt may xuất khẩu. Vì vậy cần phải áp dụng phương pháp này theo một số chỉ tiêu khác nữa như: Tiêu chuẩn về thiết bị, công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế (do dự án đầu tư bổ sung máy móc thiết bị); Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi (do sản phẩm dự án phục vụ cả thị trường xuất khẩu và trong nước); Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế kỹ thuật chính thức hoặc chỉ tiêu kế hoạch và thực tế; Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư… 4.2.2 Phương pháp phân tích rủi ro DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỔ SUNG THIẾT BỊ NHUỘM CAO ÁP VẢI DỆT KIM 4.2.2.1 Khái quát về dự án Như đã trình bày ở mục 4.2.1.1 4.2.2.2 Phương pháp phân tích rủi ro được áp dụng - Những rủi ro dự kiến mà cán bộ thẩm định đưa ra bao gồm: + Rủi ro về kinh doanh: Công ty Dệt kim Đông xuân có bề dầy kinh nghiệm sản xuất sản phẩm dệt kim các loại, có uy tín trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, hàng năm xuất khẩu chiếm 80% doanh thu công ty và riêng thị trường Nhật Bản đã chiếm 60%. Đến tháng 6/2006, Nhật Bản đã ký lại hợp đồng tiêu thụ 10 năm với sản lượng từ 6 đến 10 triệu sản phẩm/năm, nhưng Đông xuân mới đáp ứng 6 triệu sản phẩm/năm. Hiện tại hàng dệt may của Trung Quốc với chủng loại mẫu mã, màu sắc đa dạng, phong phú, giá cả thấp do vậy công ty đang phải cạnh tranh về giá cả so với hàng dệt may Trung Quốc. + Rủi ro về tài chính: Đây là một trong những rủi ro mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi đầu tư dự án cũng phải tính đến, Lãi suất trên thị trường luôn biên động, khi lãi suất SIBOR tăng thì doanh nghiệp phải trả lãi cao hơn. Còn về tỷ giá thì không đáng lo ngại vì Công ty nhận nợ bằng USD, khi trả nợ, Công ty đã có nguồn ngoại tệ ổn định từ xuất khẩu. Điều đáng quan tâm là giá thành sản phẩm, chi phí giá đầu vào liên tục tăng như giá nguyên vật liệu liệu sợi, xăng dầu, điện, nước, tiền lương...làm giá thành sản phẩm tăng cao, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. + Rủi ro về chính sách: Sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhằm mục đích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng 80% sản phẩm sản xuất hàng năm; nên các thay đổi về chính trị, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả SXK._.HCT Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu về tín dụng năm 2009 như sau: - Tổng dư nợ và đầu tư tăng trên 40%, đạt 1.200 tỷ vào thời điểm 31/12/2009. - Dư nợ nhóm 2 dưới 30 tỷ. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%/ tổng dư nợ. - Thu nợ xử lý rủi ro đạt 40 tỷ trở lên. - Trích dự phòng rủi ro dưới 14 tỷ. - Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro đạt 90 tỷ trở lên. Để thực hiện được các mục tiêu trên, NHCT Hai Bà Trưng đã định hướng công tác thẩm định DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế thời gian tới cụ thể là: - Đi đôi với việc phục vụ các đầy đủ các nhu cầu tín dụng hợp lý, có hiệu quả của khách hàng truyền thống, phải nắm bắt nhu cầu và kế hoạch giải ngân của các dự án, nhu cầu ngắn hạn mới như dự án Bô xít, nhu cầu vốn ngắn hạn của Tập đoàn Than khoáng sản được NHCT giao, dự án nâng cấp và cải tạo máy xeo giấy của Tổng công ty giấy để chủ động nguồn vốn cả VNĐ và Ngoại tệ, cần phối hợp với khách hàng để đẩy mạnh giải ngân đối với công trình Than bắc Cọc 6, mở rộng dự án Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. - Tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận những khách hàng là tổ chức kinh tế có năng lực tài chính thực sự lành mạnh; phải lựa chọn được các DAĐT, các phương án kinh doanh có tính khả thi và tính hiệu quả cao, phải có được nguồn trả nợ chắc chắn thì mới xem xét cho vay, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Ngược lại, giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng với những khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính và quản trị điều hành yếu kém, SXKD không hiệu quả. - Nỗ lực, chủ động cùng khách hàng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay để tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý khi thu hồi nợ, đồng thời phấn đấu giảm tỷ lệ cho vay không TSBĐ theo chỉ đạo của cấp trên. - Phấn đấu tăng trưởng dư nợ vào các tập đoàn lớn; đồng thời trong quý I, các Phòng cần phải chủ động phân tích đánh giá, phân loại các khách hàng là tổ chức kinh tế, trên cơ sở đó để đề xuất rút dần hoặc giảm thấp dư nợ đối với những khách hàng có năng lực tài chính – năng lực quản trị và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của đơn vị yếu kém. - Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tín dụng hiện có, đồng thời không ngừng sáng tạo, triển khai, mở rộng, khai thác các sản phẩm tiện ích mới với tính năng hiện đại nhằm mục tiêu nâng cao doanh thu, số lượng và thu nhập từ các loại sản phẩm dịch vụ cũng như quảng bá hình ảnh của NHCT Hai Bà Trưng đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Tiếp tục nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng theo các tiêu chuẩn đã được quy định, cần nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao năng lực quản lý rủi ro và năng lực phân tích thị trường của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng phải tiếp tục chuyên sâu tính tác nghiệp, nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm hơn nữa cũng như nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ thẩm định được giao, xét duyệt và quyết định cho vay, quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ đầy đủ cả gốc và lãi theo từng kì hạn trong như hợp đồng vay vốn, đồng thời cần phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới, nợ khó đòi. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 1. Đánh giá đúng và nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng tổ chức kinh tế tại đơn vị Trước hết ban lãnh đạo và các nhà làm công tác quản lý tại Ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá và xem xét kĩ lưỡng công tác này để nhận thức được đúng ý nghĩa và đúng vị trí của công tác thẩm định DAĐT tại đơn vị, so sánh cân nhắc hơn thiệt giữa lợi ích và thiệt hại mà quá trình nâng cao chất lượng công tác này có thể đem lại cho Ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số chỉ tiêu kế hoạch cần đạt được, các phương án thực hiện và các phương tiện để có thể thực hiện các phương án đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong công tác thẩm định. Việc nhận thức của ban lãnh đạo cấp trên sẽ được phổ biến trực tiếp và chi tiết xuống cấp dưới, xuống từng cán bộ thẩm định để họ tiếp nhận và thực hiện. Theo đó, cán bộ tín dụng nói chung cũng như cán bộ thẩm định nói riêng phải nhận thức tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đã được cấp trên chỉ đạo xuống, thấy được lợi ích mà Ngân hàng thu được từ khoản vay dự án đầu tư, để từ đó phân tích đúng tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án; những yếu tố nào mang tính tiên quyết, nhất thiết phải có thì cần được coi trọng, những yếu tố nào là thứ yếu, không ảnh hưởng lớn tới dự án thì có thể linh hoạt hoặc bỏ qua…nhằm đưa ra những kết luận khách quan, chính xác và ra quyết định cho vay hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới việc xây dựng chính sách khách hàng như hỗ trợ về lãi suất cho vay đối với từng loại hình tín dụng (thời hạn cho vay dài hay ngắn thì được ưu đãi những mức lãi suất khác nhau) hay đối với những khách hàng tiềm năng (có dự án kinh doanh hiệu quả và khả thi, có quan hệ chắc chắn với các tổ chức tín dụng khác), tư vấn cho khách hàng về tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án ở những khía cạnh mà khách hàng còn chưa tính đến (dự báo các rủi ro, phân tích độ nhạy khi một hoặc một số yếu tố thay đổi)…; cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ bằng cách đưa ra các chiến dịch sáng tạo, thiết kế sản phẩm thông minh, hỗ trợ nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng tại các địa điểm giao dịch với khách hàng; coi khách hàng là đối tác và mục tiêu hoạt động của đơn vị, tạo dựng được các mối quan hệ bền vững trên nền tảng cả hai bên cùng có lợi, coi sự phát triển liên tục cùng khách hàng cũng là sự phát triển liên tục của Ngân hàng. Không ngừng củng cố các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp tục tạo dựng sự thu hút với những khách hàng mới, tiềm năng. 2. Từng bước hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại Ngân hàng giúp quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, thống nhất Nội dung và quy trình cho vay theo DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế đã được Hội đồng quản trị NHCT đưa ra rất cụ thể và khá đầy đủ. Tuy nhiên để giúp cho công tác thẩm định tại đơn vị được ngày càng hoàn thiện hơn, NHCT Hai Bà Trưng có thể tập trung hơn nữa vào một số nội dung sau: Về phương diện khách hàng: Các tài liệu về tình hình hoạt động SXKD và các hệ số tài chính của doanh nghiệp là những bằng chứng quan trọng chứng minh cho sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định khía cạnh này phải xem xét tính đầy đủ và hợp lý của các tài liệu; các báo cáo quyết toán cần phải được xác nhận của cơ quan kiểm toán. Tuy nhiên cũng không nên quá cứng nhắc trong vấn đề đáp ứng các thủ tục của khách hàng, những tài liệu khách hàng cung cấp còn thiếu nhưng chưa thực sự cần thiết thì có thể yêu cầu khách hàng cung cấp sau này nhằm đẩy nhanh tiến trình thẩm định.Trong quá trình phân tích chú ý đánh giá tính chính xác của báo cáo, số liệu. Sau đó có thể đánh giá chung về khách hàng thông qua các phương pháp như chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng… Đồng thời, nhằm tạo sự thuận lợi trong giao dịch cho khách hàng, Ngân hàng nên có cơ chế hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và nhận hồ sơ vay vốn qua email, sau đó khách hàng sẽ bổ sung chữ kí khi cán bộ tín dụng đến thẩm định. Cách thức này giúp khách hàng giảm bớt thời gian đi lại, tiết kiệm thời gian giao dịch, loại dần tâm lý e ngại khi vay vốn. Về phương diện thị trường: Các nhân tố trên thị trường luôn biến động không ngừng; vì vậy ngoài việc cân nhắc các phương án rủi ro mà dự án đưa ra, cán bộ thẩm định cần phải đi sâu vào nghiên cứu và dự báo chính xác được sự thay đổi các yếu tố trên thị trường đầu ra và thị trường đầu vào cũng như những diễn biến của thị trường trong tương lai có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Phân tích yếu tố đầu vào trên các khía cạnh: sự ổn định giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào, sự sẵn có của các nhà cung cấp đối với máy móc thiết bị, chi phí vận chuyển…Đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, xu hướng tiêu dùng trong từng thời kỳ khác nhau…ảnh hưởng tới đầu ra dự án. Ngoài ra cần phân tích đến những diễn biến khách quan về môi trường luật pháp, các chính sách ưu đãi hay hạn chế của Nhà nước…trong và ngoài ngành cũng như trong nước và quốc tế ảnh hưởng gián tiếp đến dự án. Về phương diện kỹ thuật: Để hiểu được kĩ càng khía cạnh kỹ thuật máy móc thiết bị của phương án thì ngay người trong ngành đôi khi cũng còn có điểm không khỏi bỡ ngỡ. Vì vậy nếu là các dự án có máy móc thiết bị thông thường, không phức tạp thì cán bộ thẩm định cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin từ những dự án tương tự, dự án đã thực hiện. Còn nếu là các dự án mới, kĩ thuật phức tạp thì hoặc là Ngân hàng cần tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho cán bộ hoặc là thuê các chuyên gia thẩm định hoặc chuyên gia tư vấn. Về phương diện hiệu quả tài chính dự án: Trong quá trình phân tích cần xem xét về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư ban đầu thông qua việc đánh giá tính hợp lý của từng khoản mục, có thể tham khảo các thông tin trên thị trường hoặc so sánh với các dự án tương tự để đảm bảo tính chuẩn xác. Dự tính được biên độ dao động của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, lạm phát, vốn đầu tư ban đầu…để đưa ra các phương án phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh một cách phù hợp, tránh được rủi ro cho dự án. Về phương diện bảo đảm tiền vay: TSBĐ là biện pháp cuối cùng đảm bảo cho khoản nợ và thu hồi nợ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên để có thể mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay DAĐT đối với tổ chức kinh tế thì cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá tài sản, đối với những tổ chức có khả năng trả nợ, tư cách đạo đức tốt thì có thể định giá TSBĐ ở mức độ hợp lý để khách hàng có thể vay được vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngược lại Ngân hàng cũng có thể thu được lợi nhuận từ khoản vay. 3. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng ngày một tố hơn nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của khách hàng Con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi công tác hay bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào. Đối với công tác thẩm định dự án cũng vậy, chất lượng cán bộ thẩm định quyết định phần lớn chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định là công tác có tính chiến lược lâu dài, có ý nghĩa kinh tế sâu sắc tại Ngân hàng. Đối với công tác tuyển dụng: Ngân hàng nên thực hiện việc tuyển dụng bằng thi tuyển song song với việc tuyển dụng qua hình thức phỏng vấn. Cần tuyển dụng những người thực sự có năng lực, có trình độ, có hiểu biết về công tác thẩm định dự án đầu tư thông qua việc chọn lọc hồ sơ, thi tuyển các nghiệp vụ chuyên môn; theo đó cần tuyển chọn những người có trình độ đại học, thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực được thẩm định. Ngoài ra, còn phải xem xét cả độ nhạy cảm của người được tuyển dụng đối với công tác thẩm định trong khi thực hiện bước tuyển chọn bằng phỏng vấn để thấy được khả năng biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan một cách thuần thục, sáng tạo, khoa học và tìm ra nhiều phương pháp mới. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng người được tuyển dụng không chỉ giỏi về mặt lý thuyết mà còn am hiểu về thực tế và có kinh nghiệm khi đi thẩm định. Đối với công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ: Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, tiến hành đào tạo và đào tạo lại; các khóa học về tâm lý cá nhân cũng rất cần thiết. Nhất là khi diễn biến thị trường trong nước và quốc tế luôn thay đổi như hiện nay, thì việc cập nhật những kiến thức về các lĩnh vực mới, các lĩnh vực chuyên ngành là một sự đầu tư hiệu quả để tránh cho Ngân hàng gặp phải những rủi ro có thể xảy ra do thiếu kiến thức về thẩm định. Đặc biệt, khi giờ đây Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới; thì việc cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài, ở những nước có nền kinh tế phát triển hoặc mời các chuyên gia nước ngoài về giảng giải, tư vấn cho cán bộ sẽ rất giúp ích cho việc trau dồi và học hỏi kinh nghiệm thẩm định tại Ngân hàng. Đối với công tác khen thưởng, đãi ngộ: Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, đặc biệt chú trọng việc thưởng tác nghiệp với những cán bộ thẩm định có thành tích tốt, đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như: phát hiện và thu đòi nợ xấu cho đơn vị; làm tốt công tác thẩm định trong những lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật mới khó thẩm định…Biểu dương những cán bộ có tư cách, phẩm chất đạo đức chân chính như thẩm định một cách khách quan, không nhận hối lộ. Đồng thời thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ thẩm định hàng quý, hàng năm với mục tiêu trọng tâm về công tác tín dụng của Ngân hàng trong từng giai đoạn; khuyến khích và xét thưởng xứng đáng đối với những cán bộ tiếp thị được các nguồn vốn, dự án và khách hàng mới. 4. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro Thực tế các thông tin nếu chỉ do mình phía khách hàng và mình dự án cung cấp thì thường mang tính chủ quan khá lớn, trong khi những thông tin do cán bộ thẩm định thu thập được lại không nhiều hoặc có thể thu thập được nhiều nhưng lại không đảm bảo được tính chính xác; vì vậy số lượng và chất lượng các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cần được làm cho phong phú hơn và đảm bảo độ chính xác cao hơn. Trước hết phải tham khảo thông tin về khách hàng và dự án do chính khách hàng và dự án cung cấp nhưng cần có xác nhận rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước hoặc chính quyền địa phương như: các báo cáo tài chính hàng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, bản báo cáo kết quả kinh doanh, bản báo cáo quyết toán thuế) phải được cơ quan kiểm toán Nhà nước đóng dấu; giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy cấp đất phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền chứng thực…Ngoài việc lấy thông tin từ khách hàng, có thể khai thác những thông tin chính thống như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ những bạn hàng chiến lược của chính khách hàng để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm quản lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh, sự lành mạnh về tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác, phải xây dựng được các trung tâm lưu trữ dữ liệu chung về cả những khách hàng cũ và cả những khách hàng tiềm năng trong tương lai tại chính đơn vị, đồng thời đảm bảo tính thống nhất về thông tin trong toàn hệ thống để luôn cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng từ nhiều chiều, nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mang tính chất kỹ thuật, chuyên môn, mới có như: mặt bằng giá cả các nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị trong nước và nhập khẩu trên thị trường trong nước và nước ngoài…; đồng thời cần luôn theo sát các thông tin có thể ảnh hưởng tới tính hiệu quả và tính khả thi của dự án như các thông tin kinh tế vĩ mô trong nước và khu vực, về các chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển kinh tế hay hạn chế của Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của khách hàng, về doanh nghiệp… Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu so sánh một cách linh hoạt không chỉ giữa các thông tin thu thập được với nhau mà còn giữa các dự án tương tự, ở từng giai đoạn khác nhau để rút ra kết luận chính xác nhất để ra quyết định cho vay. KẾT LUẬN Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Để thực hiện mục tiêu đó, hệ thống Ngân hàng cũng đã và đang thực hiện các công cuộc cải cách cơ chế hoạt động nhằm cung ứng ngày càng tốt hơn nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có cho vay dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế. Qua nhiều năm, cùng với sự phát triển của cho vay dự án đầu tư, công tác thẩm định nội dung này đã có những bước tiến tích cực. Tại Việt Nam, cho vay dự án đầu tư là một thị trường tiềm năng; nhất là trong giai đoạn mở cửa hiện nay, công tác thẩm định khách quan, chính xác ở một khía cạnh nào đó sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, mở rộng đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn hoạt động thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, chuyên đề “Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp” đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng hoàn thiện công tác thẩm định hơn nữa. Trong quá trình nghiên cứu, em đã tiến hành thu thập tài liệu, phân tích hoạt động thực tế và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài ngành, song vẫn còn nhiều vẫn đề thiếu sót, cần được tiếp tục nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, các Phòng ban và cán bộ nhân viên tại Ngân hàng đã cung cấp tài liệu, thông tin để em hoàn thành bài viết này. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình “Lập dự án đầu tư” – Nhà xuất bản Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Dự thảo 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, “Cẩm nang Thẩm định, cho vay và quản lý những khoản cho vay theo dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam” Ngân hàng Công thương Việt Nam, “Quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là Tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương, mã số QT.05.01” Ngân hàng Công thương Việt Nam, “Quy định cho vay đối với các Tổ chức kinh tế”, (Ban hành kèm theo Quyết định số 072/QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương). Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008” Trang tin Ngân hàng Công thương Việt Nam tại địa chỉ: LỜI CAM KẾT Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép, số liệu trong chuyên đề là số liệu thực tế của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Tôi xin cam đoan điều này là hoàn toàn đúng với sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm về tính chân thực của chuyên đề. Sinh viên Phi Thị Loan NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng xác nhận: Sinh viên : Phi Thị Loan MSSV : CQ471909 Lớp : Kinh tế đầu tư 47D Khoa : Đầu tư Trường : Đại học Kinh tế quốc dân Trong thời gian từ 1/1/2009 tới 3/5/2009, đã thực tập tại Ngân hàng với vị trí thực tập viên Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn. Ngân hàng có nhận xét như sau: Sinh viên đã chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của Ngân hàng, đảm bảo thời gian thực tập theo đúng quy định. Chủ động tìm hiểu các hoạt động nghiệp vụ về thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng với thái độ nghiêm túc, đúng mực. Chịu khó tìm hiểu các nội dung và số liệu liên quan đến Ngân hàng trong báo cáo tổng hợp và chuyên đề thực tập. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009 PHỤ LỤC 1 Bảng1 – Báo cáo các số liệu tóm lược về tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân năm 2005, 2006 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 A Tài sản ngắn hạn 19.770 20.006 I Tiền 461 651 II Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 III Các khoản phải thu, trong đó: 5.783 8.322 Phải thu của khách hàng 5.179 7.878 Thuế GTGT được khấu trừ 604 444 IV Hàng tồn kho, trong đó: 13.390 10.780 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho B Tài sản dài hạn 7.737 7.766 I Các khoản phải thu dài hạn II Tài sản cố định 4.763 4.792 IV Chi phí xây dựng dở dang 2.973 2.973 Dự phòng giảm giá chứng khoán V Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 27.507 27.772 A Nợ phải trả 15.817 13.149 I Nợ ngắn hạn, trong đó: 15.817 13.149 Vay và nợ ngắn hạn 3.405 0 Phải trả người bán 12.137 12.808 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 274 340 II Nợ dài hạn, trong đó: 0 0 B Nguồn vốn CSH 11.690 14.623 I Nguồn vốn CSH 11690 14623 II Nguồn vốn kinh doanh 9000 9000 III Lợi nhuận chưa phân phối 2.690 5.623 Tổng cộng nguồn vốn 27.507 27.772 PHỤ LỤC 2 Bảng 1 - Bảng tóm lược tài chính Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quyết Thắng năm 2005, 2006 Đơn vị: Triệu đồng Xu hướng doanh thu lợi nhuận Doanh thu Số liệu năm 2006 Số liệu năm 2007 Tổng doanh thu 159.783 169.994 Phần trăm thay đổi so với năm trước đó (tăng hay giảm) +5% +6% Tđó: DT xuất khẩu 132.845 138.353 Tỷ trọng so với DT 87% 82% Lợi nhuận hoạt động 1.081 1.515 Tổng hợp những thông tin tài chính Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 74.689 113.724 Các khoản phải thu 16.415 6.345 Hàng tồn kho 49.669 56.360 Tài sản cố định 118.322 110.037 Các tài sản Có khác 2.244 3.697 Tổng tài sản có 193.011 225.318 Nợ ngắn hạn 85.385 129.999 Các khoản phải trả 35.884 82.531 Vay ngắn hạn 49.857 47.468 Nợ dài hạn 77.661 65.138 Vốn chủ sở hữu 28.966 29.500 Vốn cổ phần 0 0 Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 Lợi nhuận ròng 1.081 1.515 Tổng nguồn vốn 193.011 225.318 Bảng 2 - Bảng tóm tắt các hệ số tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quyết Thắng năm 2005, 2006 Đơn vị: lần, %, vòng STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 I Một số chỉ tiêu về tính ổn định 1.1 Hệ số TT ngắn hạn Lần 1,25 1.52 1.2 Hệ số TT nhanh Lần 0,8 1.3 1.3 Hệ số TSCĐ (TSCĐ/Vốn chủ SH ) Lần 0.41 0,53 1.4 Hệ số tự tài trợ % 42 40 1.5 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Lần 13,5 9 1.6 Hệ số nợ so với tổng tài sản Lần 5,8 4,7 II Các chỉ tiêu về tính hiệu quả 2.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản (DT/TSBQ) Vòng 1,8 1,5 2.2 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,2 2,9 2.3 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 10 6 III Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận gép (LN gép/DT ) % 10,1 9,9 3.3 ROA % 18,2 14,7 3.4 ROE % 40,4 31 PHỤ LỤC 3: CÁC BIỂU TÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY INOX QUYẾT THẮNG Bảng tính chi phí nguyên vật liệu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá mua Tỷ giá CP vận chuyển CP gia công CP khác Giá thành Nguyên liệu chính Cuộn thép không gỉ (USD) SUS 201 1,400 16,100 200,000 2,000,000 1,760,000 26,500,000 SUS 202 2,500 16,100 200,000 2,000,000 42,450,000 SUS 304 3,820 16,100 200,000 2,000,000 63,702,000 SUS 305 1,250 16,100 200,000 2,000,000 22,325,000 SUS 306 695,000 SUS 307 121,112 SUS 308 260,000 SUS 309 10,173 SUS 310 18,122 SUS 311 11,779 SUS 312 20,816 SUS 313 175,259 SUS 314 77,739 SUS 315 Bảng tính hiệu quả hoạt động Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 DT sau thuế (ST) 229,710,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 CP hoạt động ST 230,625,627 279,609,046 278,337,838 277,373,611 276,256,275 275,672,497 275,672,497 268,529,640 268,529,640 268,529,640 Khấu hao 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Lãi vay 3,759,549 2,765,341 1,701,114 583,778 0 0 0 0 0 LN trước thuế 3,110,954 4,382,162 5,346,389 6,463,725 7,047,503 7,047,503 14,190,360 14,190,360 14,190,360 Thuế TNDN 995,505 1,402,292 1,710,844 2,068,392 2,255,201 2,255,201 4,540,915 4,540,915 4,540,915 LNST 2,115,448 2,979,870 3,635,544 4,395,333 4,792,302 4,792,302 9,649,445 9,649,445 9,649,445 Chia cổ tức, quỹ LN tích lũy Dòng tiền dự án -70,000,000 15,017,855 14,888,068 14,479,516 14,121,968 13,935,159 13,935,159 11,649,445 11,649,445 11,649,445 Lũy kế dòng tiền -42,254,915 -27,366,847 -12,887,331 1,234,637 15,169,796 29,104,955 40,754,400 52,403,844 64,053,289 Hiệngiádòng tiền Lũy kế hiện giá Tính toán chỉ số LNTT/Doanh thu 0.011 0.016 0.019 0.023 0.025 0.025 0.050 0.050 0.050 LNST/Vốn tự có 0.06 0.09 0.10 0.13 0.14 0.14 0.28 0.28 0.28 LNST/ VĐT 0.030 0.043 0.052 0.063 0.068 0.068 0.138 0.138 0.138 NPV $19,594,897 IRR 15% Đơn vị: 1000 đồng Bảng tính doanh thu Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Sản lượng 7,800 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 Giá bán 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 Doanh thu (DT) 241,800,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 Thuế VAT 12,090,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 DT sau VAT 229,710,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 Đơn vị: 1000 đồng Bảng tính lịch khấu hao Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Nhà xưởng Nguyên giá 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 Khấu hao trong kỳ 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Thiết bị Nguyên giá 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 Khấu hao trong kỳ 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 0 0 0 Chi phí đầu tư khác Nguyên giá Khấu hao trong kỳ Tổng cộng Nguyên giá 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 Khấu hao trong kỳ 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng Đơn vị: 1000 đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Sản lượng SX chính 7800 9600 9600 9600 9600 9600 9600 9600 9600 9600 Nguyên vật liệu chính 206,700,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 Nguyên vật liệu phụ 5,421,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 Lương + BHYT 2,995,200 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 CP khấu hao 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Điện 1,419,600 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 Nước 156,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 Lãi vay ngắn hạn 3,500,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 Lãi vay trung hạn 4,500,000 3,759,549 2,765,341 1,701,114 583,778 0 0 0 0 0 Bảo hiểm tài sản 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 CP bảo trì,vậttưthay thế 0 1,000,000 1,000,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 CP bán hàng và QLDN 7,118,000 6,800,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 Tổng chi phí hoạt động 241,310,457 292,759,606 291,488,398 290,524,171 289,406,835 288,823,057 288,823,057 281,680,200 281,680,200 281,680,200 Thuế VAT khấu trừ 10,684,830 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 CP HĐ khấu trừ VAT 230,625,627 279,609,046 278,337,838 277,373,611 276,256,275 275,672,497 275,672,497 268,529,640 268,529,640 268,529,640 Bảng tính chi phí giá thành Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Nguyên vật liệu chính 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 Nguyên vật liệu phụ 695 695 695 695 695 695 695 695 695 695 Lương + BHYT 384 384 384 384 384 384 384 384 384 384 CP khấu hao 1,172 952 952 952 952 952 952 208 208 208 Điện 182 182 182 182 182 182 182 182 182 182 Nước 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Lãi vay ngắn hạn 449 521 521 521 521 521 521 521 521 521 Lãi vay trung hạn 577 392 288 177 61 0 0 0 0 0 Bảo hiểm tài sản 45 36 36 36 36 36 36 36 36 36 CP bảo trì,vật tư thay thế 0 104 115 125 125 125 125 125 125 125 CP bán hàng và QLDN 913 708 669 669 669 669 669 669 669 669 Tổng chi phí NVL 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 Thuế VAT được khấu trừ 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 Tổng chi phí giá thành 30,936 30,495 30,362 30,262 30,146 30,085 30,085 29,341 29,341 29,341 CP HĐ đã khấu trừ VAT 29,566 29,125 28,993 28,892 28,776 28,715 28,715 27,971 27,971 27,971 Bảng tính chi phí lãi vay và trả nợ ngân hàng Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Dư nợ đầu kỳ 50,000,000 41,772,770 30,726,009 18,901,269 6,486,422 0 2 Trả nợ gốc trong kỳ 8,227,230 11,046,761 11,824,740 12,414,847 13,098,657 0 3 Khấu hao 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 0 4 Lợi nhuận -915,627 1,903,904 2,681,883 3,271,990 3,955,800 0 5 Lãi vay trong kỳ 4,500,000 3,759,549 2,765,341 1,701,114 583,778 0 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21700.doc