Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank)

Lời mở đầu Trong những năm gần đây hoạt động trên thị trường tài chính diễn ra rất sôi động,ngoài những định chế tài chính đã tồn tại lâu nay như các ngân hàng thương mại thì thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua cũng phát huy tác dụng rõ rệt trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế,song để huy động vốn trên thị trường chứng khoán không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.Vì thế vai trò trong các ngân hàng thương mai vẫn vô cùng quan trọng.Thời gian vừa qua tôi có cơ hội thực tập

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội.Thấy được những đòi hỏi của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ,cụ thể là dẫn vốn từ những người có vốn nhàn rỗi đến những người có nhu cầu về vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,do tính khan hiếm của vốn và hoạt động là doanh nghiệp thu lợi nhuận.Nên việc cho người nào vay vốn,doanh nghiệp nào vay vốn thì yêu cầu trước tiên là người đó doanh nghiệp đó phải chứng minh được mình có đủ khả năng trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời gian đã thoả thuận giữa hai bên.Vì vậy hoạt động thẩm định cho vay vốn đối với dự an hay cho vay vốn trung và dài hạn là hoạt động không thể thiếu trong một loạt hoạt động phong phú đa dạng của ngân hàng .Thẩm định cho vay nhằm khẳng định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc của dự án và khả năng hoàn trả vốn vay của người vay đối với ngân hàng.Do tính cấp thiết như vậy nên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội”. Đề tài thực tập tốt nghiệp của tôi nhằm giải quyết những vần đề sau: Thứ nhất: Mô tả công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nôi.(viết tắt là Habubank). Thứ hai: Đánh giá công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Habubank. Thứ ba: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩm đinh cho vay trung và dài hạn tại Habubank,dựa trên đánh giá ở trên. Đề tài thực tập tốt nghiệp của tôi được chia làm hai chương: Chương I:Thực trạng công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tai Habubank giai đoạn 2004-2008. Chương II:Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tại Habubank. Do trong thời gian thực tập không có điều kiên tìm hiểu sâu hơn và bản thân cũng phạm một số sai lâm trong qua trình nghiên cứu,nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp này không thể tránh khỏi nhứng thiếu sót.Mong thay cô giáo và những ai quan tâm sửa chữa,góp ý,cho đề tài được hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực tập,tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.Phạm Văn Hùng đã nhiệt tình sửa đề cương chi tiết và bản thảo thực tập tốt nghiệp của tôi.Tôi cũng xin cảm ơn anh Chu Tiến Ngoc-Trưởng phòng kinh doanh,anh Cao Bá Thuỷ-Trưởng phòng tin học tại Hội sở chính và các anh chị phòng phát triển kinh doanh Habubank-Chi nhánh Vạn Phúc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Habubank.Sau đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi. CHƯƠNG I Thực trạng công tác thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tại Habubank giai đoạn 2004-2008 1.1. Khái quát về Habubank. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(Habubank). Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, tên viết tắt Habubank là NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ NH trong 99 năm. Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép NH thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển. Trong năm 2008,HBB hoàn thiện dự án nâng cấp hạ tầng dữ liệu thông tin phục vụ cho kinh doanh,quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế.Tháng 2/2008,HBB mở chi nhánh đầu tiên tại khu vực miền trung-Chi nhánh HBB Đà Nẵng.Mở rộng kết nối hệ thống thể của ngân hàng với hệ thống Banknet,hệ thống thể có mạng lưới lớn nhất Việt Nam.Trong năm này HBB cũng hoàn thiện việc đầu tư xây dựng 4 trụ sở mới cho các chi nhánh của Ngân hàng tại TP HCM,Quảng Ninh,Bắc Ninh và Hà Nội. Qua 5 lần tưng vốn điều lệ, đến nay Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội đã có vốn điều lệ là 2000 tỷ VND.Tới nay, qua hơn 20 năm hoạt động, Habubank đã có mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được NHNN Việt Nam xếp loại A và được công nhận là NH phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. - Phương châm hoạt động. Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ NH có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao. - Chức năng . Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện. - Nhiệm vụ. NH được thành lập để tiến hành các hoạt động NH bao gồm: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nhiệm vụ của NH; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; các dịch vụ khác khi được NHNN cho phép. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự. - Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro. Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc tính nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng. Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh NH. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp NH dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển. Sơ đồ : Sơ đồ cơ cấu tổ chức. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank ). Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong cơ cấu tổ chức của một NHTMCP. Đại hội đồng cổ đông cử ra Ban kiểm soát để giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát hoạt động của Ban điều hành. Dưới Hội đồng quản trị có Ủy ban Quản lý tài sản và Ủy ban chính sách tín dụng. Có chức năng và nhiệm vụ quản lý tài sản và quản lý tín dụng, giám sát những hoạt động liên quan của Ban điều hành Ban điều hành chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc điều hành và 4 Phó tổng giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị có chức năng nhiệm vụ là điều hành mọi hoạt động của NH và quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược-hợp tác -marketting. Dưới Tổng giám đốc điều hành có 4 Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ NHDN và phát triển kinh doanh, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ NH cá nhân, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ. Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ còn quản lý rủi ro hoạt động. Ba Phó tổng giám đốc còn lại thì quản lý rủi ro tín dụng. Dưới Ban điều hành còn một loạt các phòng ban chức năng hỗ trợ quản lý và kiểm toán nội bộ: + Văn phòng: hỗ trợ Ban điều hành trong quản lý. + Phòng thanh tra kiểm toán nội bộ: kiểm soát nội bộ + Phòng tài chính kế toán: quản lý, ghi chép tình hình tài chính của NH + Phòng đầu tư: phụ trách mảng đầu tư của NH. + Phòng phát triển kinh doanh: quản lý cả quá trình trước, trong và sau khi cho khách hàng vay vốn + Phòng thanh toán quôc tế: mở L/C, bảo lãnh... + Phòng nghiệp vụ, ngoại hối, ngân hàng: kinh doanh ngoại tệ, đầu tư vào thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở. Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở, 01 Sở giao dịch và 26 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ NH doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ NH cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. - Nguồn nhân lực. Với tốc độ phát triển hoạt động ngành NH và sự cạnh tranh ngày càng cao tên thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO, công tác phát triển nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược của bất kỳ NH nào. Năm 2008 đánh dấu một mốc son trong quá trình phát triển của Habubank với những thành công rực rỡ không chỉ ở việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực cả về chất và về lượng. Năm 2008, tổng số nhân viên Habubank là 940 cán bộ ( tăng 1,1 lần so với năm 2007) với tỷ suất gìn giữ nhân viên gần 100%. Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân viên và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu, thể hiện qua việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối xử công bằng, dân chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ nhân viên Habubank luôn được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể. Đây được coi như một quá trình trao đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ quản lý và nhân viên đưa ra những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện bản thân cũng như NH mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định trực tiếp đến sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên Habubank, từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất. 1.1.4.Khái quát về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội giai đoạn 2004-2008. 1.1.4.1. Hoạt động tạo lập vốn. NH đã được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm. Kể từ khi thành lập, vốn cổ đông của NH đã được phát triển tại các thời điểm sau: Vốn tăng lên (triệu VND) Được NHNN Việt Nam chấp thuận theo Ngày 50000 QĐ số 58/1999/QĐ-NHNN5 18/3/96 57000 QĐ số 443/1999/QĐ-NHNN5 21/12/99 63170 QĐ số 424/2000/QĐ-NHNN5 22/99/2000 70000 QĐ số 498/2000/QĐ-NHNN5 05/12/2000 71044 QĐ số 87/NHNN-QLTD 05/02/2002 80000 QĐ số 576/ NHNN-QLTD 06/09/2002 120000 QĐ số 170/NHNN-QLTD 07/04/2003 200000 QĐ số 45/NHNN-HAN7 11/02/2004 300000 QĐ số 89/NHNN-HAN7 21/01/2005 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank ) Ngày 25/12/2007, Hội đồng quản trị Habubank đã chính thức thông báo việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu đợt II. Đây là mục tiêu đã được Đại hội cổ đông đặt ra từ đầu năm 2007. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong năm2007. Việc tăng vốn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập WTO, nhất là khi thị trường tài chính tiền tệ đã có những dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, đây cũng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006. Có thể nói 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100% cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn diện của Habubank. Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh tranh của Habubank trong thời gian tới. Habubank không chi tăng vốn điều lệ mà công việc tao lập vốn của HBB còn không ngừng tăng lên, được thể hiện ở chỗ trong các năm HBB luôn nỗ lực huy động vốn trong các kênh tài chính khác nhau, đặc biệt từ khi việt nam có thị trường chứng khoán và thuận lợi đó là HBB là một ngân hàng cổ phần. Đơn vị:Triệu đồng Năm 1989 2000 2002 2004 2006 2008 Tổng vốn cổ đông 5000 78.313 98.726 253.547 1.756.381 3.025.202 (Nguồn :Niên giám Habubank 20 năm giá tri tích luỹ niềm tin). 1.1.4.2. Hoạt động huy động vốn. a) Tình hình huy động vốn Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nên tổng huy động của Habubank không tăng lên mà giảm đi tương đối nhiều so với năm 2007(mặc dù 2007 có những biến động lớn về chính sách tiền tệ).Năm 2008 tổng huy động của HBB chỉ đạt 16.022.876 triệu VND trong khi đó năm 2007 là 19.872.363 triệu VND,giảm đi 19,37 % so với năm 2007. Trong năm 2007 là năm có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ.Cạnh tranh ngày càng mạnh vứi sự bùng nổ mạnh lưới ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện của các ngân hang nông thôn lên thành thị.Ngoài ra,chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNHđể kiềm chế lạm phát cũng góp phần làm tăng chi phí vốn cho các ngân hang và đẩy lãi suất huy động lên cao .Lãi suất huy động trên thi trường thời điểm đầu năm,cuối năm chênh lệch nhau rất lớn,dao động trong khoảng 2%-3%.Đặc biệt vào thời điểm cuối tháng 12,thị trường khan hiếm tiền đồng và lãi suất giao dịch tiền đồng bị đẩy lên rất cao.Trong bối cảnh đó,HABUBANK vẫn luôn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản,bảo đảm đủ nguồn vốn phục vụ kinh doanh phát triển của ngân hang. Để đạt được kết quả trên,HABUBANK đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hang,duy trì một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kì hạn và phong phú về hình thức.Bên cạnh các tài khoản tiền gưỉ và tiền gửi tiết kiệm,trong năm 2007,HABUBANK còn chú trọng đến việc phát hành giấy tờ có giá và đã thành công phát hành hai đợt kỳ phiếu USD cho ngâ hang, đưa ra sản phẩm mới ‘tiết kiệm 3G’ dành cho doanh nhân năng động và sản phẩm tiết kiệm gửi góp được tặng bảo hiểm ‘Tình yêu cho con”dành ch các bậc cha mẹ muốn chuẩn bị một khoản tài chính tưng laic ho con.Ngoài ra,HABUBANK cũng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hang cũ,tiếp thị các doanh nghiệp mới để năng cao số dư tiền gửi tại ngân hang trên cơ sở duy trì một lượng lớn khách hang gắn bó. Tổng huy động vốn của ngân hàng trong năm 2008 là 16222 tỷ đồng giảm 19,37 % so với năm 2007, trong năm 2007 đạt 19970 tỷ đồng,tăng trưởng 105,13% so với năm 2006 và vượt 50% kế hoặch được giao,trong đó huy động tiết kiệm tăng 30.4%,huy động tiền gửi khách hang tăng 299% và huy động từ thị trường liên ngân hang tăng 122,4%. Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn qua 5 năm của Habubank.(Nguồn:báo cáo thường niên 2007) Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn 2007(Nguồn:báo cáo thường niên 2007). b) Chỉ số an toàn vốn Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức an toàn của NH là tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Điều 81- Luật các tổ chức tín dụng 12/1997 đã quy định tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn này. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này tối thiểu là 8%. Năm 2004 tỷ lệ an toàn vốn của Habubank lầ 8,44%. Tỷ lệ này năm 2005 đạt 8,89%. Đây cũng là một tiêu chí để World Bank tăng hạn mức cho Habubank trong Dự án tài chính Nông thôn II từ 49 tỷ đồng năm 2004 lên 85 tỷ đồng năm 2006. Chỉ số an toàn vốn của Habubank trong năm 2006 đạt 14%.Đến năm 2007 chỉ số an toàn vốn của HABUBANK là 16%.Đây là chỉ số mà Habubank đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam. 1.1.4.3. Hoạt động sử dụng vốn. a) Hoạt động cho vay - Cho vay khách hàng Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng- là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho NH. Năm 2007, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 10 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất Trong năm 2008 Habubank mở xhi nhánh tại Đà Năng,chi nhánh đầu tiên của Habubank tại Miền Trung và đầu tư mở rộng thêm 4 chi nhánh tại TP HCMHabubank luôn chú trọng đến các dự án đầu tư trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển của chính phủ... Để đảm bảo nguồn thu nhập đều cho Habubank, dư nợ trung và dài hạn luôn giữ một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay chiếm 33,70% năm 2004, 31% năm 2005 , 21,61% năm 2006,40,27% năm 2007 và 41,93% năm 2008. Đồng thời hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Habubank. Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty Cổ phần, TNHH năm 2004-2007 chiếm tỷ trọng lớn từ 52% năm 2004, đến 65%năm 2005, 59,63% năm 2006 và 69,14% năm 2007. Dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 23% năm 2004, 29% năm 2005,26,45% năm 2006 và 19,78% năm 2007.Tuy nhiên, Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho NH đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng. Bảng : Tổng dư nợ giai đoạn 2004-2008. Năm 2004 % Tổng nguồn Năm 2005 % Tổng nguồn Năm 2006 %Tổng nguồn Năm 2007 %Tổng nguồn Năm 2008 %Tổng nguồn Tổng dư nợ (Tr VNĐ) 2.362.641 3.330.218 5.983.267 9.419.378 10.447.159 Phân theo thời hạn - Cho vay ngắn hạn 66,30% 69% 70,39% 59,73% - Cho vay trung, dài hạn 33,70% 31% 21,61% 40,27% Phân loại theo loại hình DN - DNNN 23% 3% 9,88% 10,04% - CTCP, TNHH 52% 65% 59,63% 69,14% - DN có vốn ĐTNN 2% 3% 1,41% 1,04% - Cá nhân, hộ gia đình 23% 29% 26,45% 19,78% Phân loại theo ngành kinh tế - Thương mại 73% 65,94% 63,51% 49,46% - Nông, lâm nghiệp 0,23% 0,98% 0,21% 14,68% - Sản xuất và chế biến 9,08% 3,8% 3,18% 13,97% - Xây dựng 9,92% 8,68% 1,02% 1.75% - Vận tải và thông tin liên lạc 4,71% 1,99% 25,91% 0,11% - Các ngành khác 3,06% 18,61% 6,17% 20,03% (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006,2007 của Habubank) Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2006 Biểu đồ: Tổng dư nợ cho vay năm 2007. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của Habubank ) Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh của NH là điều Habubank luôn hướng tới. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2007 vừa qua, Habubank còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay hoàn thiện trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý. b) Hoạt động đầu tư - Đầu tư vào thị trường Liên NH và thị trường mở Năm 2007, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Habubank trên thị trường liên NH. Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trưòng mở. Habubank đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các NH trên các địa bàn mới như: Cần Thơ, Long An, Thanh Hóa...và đẩy mạnh mối quan hệ với nhiều NH mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh số giao dịch trên thị trường liên NH tăng 2,8 lần so với năm 2006, đạt 400000 tỷ đồng, tương đương 1515 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra, Habubank cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Số liệu: Bảng 4: Đầu tư vào thị trường liên NH và thị trường mở 2006 Đơn vị: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank ). Trong năm 2006 Habubank đã được Bộ Tài chính công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu và đã kết hợp với Công ty chứng khoán Habubank bảo lãnh phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho Tập đoàn Vinashin. Kết quả thu lãi tiến gửi năm 2006 của NH đạt 422,55 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 2005 và thu từ tham gia thị trường tiền tệ đạt 114,6 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005. - Đầu tư Chứng khoán Trong năm 2006 công ty chứng khoán Habubank đã hoàn thiện các dịch vụ và sản phẩm của mình và đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ sau: + Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán + Lưu ký chứng khoán + Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán + Bảo lãnh phát hành chứng khoán + Môi giới chứng khoán Sau 9 tháng đi vào hoạt động, tính đến 31/12/2006 tổng số tài khoản khách hàng đã mở tại Habubank Securities là 1500 tài khoản và tổng giá trị khớp lệnh là 2000 tỷ VNĐ. Mặc dù 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động nhưng Công ty chứng khoán Habubank đã kinh doanh có hiệu quả cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của Habubank Securities là 18,4 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả hay không được đánh giá trên 3 khía cạnh: phục vụ tốt cho kinh doanh thương mại của khách hàng của NH, tự doanh mang lại lợi nhuận cao cho NH và tuân thủ tốt các quy định quản lý rủi ro củaNHNN và của Habubank. Trong năm 2007 bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên NH, Habubank cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội và Hà Đông, Hà Tây. Tại địa bàn Hà Tây, Habubank là NH đầu tiên mở được đại lý. Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2004 xấp xỉ 1,7 tỷ USD với lợi nhuận đạt xấp xỉ 4,5 tỷ VNĐ, bằng 428% kết quả 2003, vượt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông quy định. Năm 2005, tổng doanh số mua bán các loại ngoại tệ đạt 1,94 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2004, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,56 tỷ VNĐ. Năm 2006 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 3,634 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005, lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ VNĐ, đạt 117% kế hoạch. NH đã thiết lập các hạn mức trạng thái cho từng loại ngoại tệ.Năm 2007 thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đạt 2,7 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2006. Trạng thái của các loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng để đảm bảo trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. 1.1.4.4..Về hoạt động bảo lãnh. Năm 2004 NH đạt lợi nhuận từ bảo lãnh là 2,8 tỷ VNĐ, tăng 76% so với 2003, vượt 35% so với kế hoạch được giao. Năm 2005 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của NH đạt 6,98 tỷ VNĐ, tăng 154% so với năm 2004. Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng, tăng 72,28% (tương đương 405,5 tỷ) so với năm 2005. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ VND, tăng 69% so với năm 2005.Năm 2007 tông doanh số bảo lãnh phát hành của HABUBANK đạt 2499 tỷ đồng tăng 158,56% so với năm 2006.Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đạt 17,2 tỷ đồng,tăng 45,76% so với năm 2006. 1.1.4.5 Về hoạt động thanh toán quốc tế . Doanh số hoạt động năm 2004 của mảng kinh doanh này tăng trưởng rất tốt nhờ tuân thủ chính sách đóng gói sản phẩm dịch vụ để bán chéo một cách hiệu quả, tổng cộng tăng 37% so với năm 2003 và vượt kế hoạch được giao, đạt 159 triêu USD.Năm 2005 giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống của Habubank đạt 151 triệu USD. Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cả chất và lượng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Habubank. Thực hiện quyết tâm đẩy mạnh dịch vụ Thanh toán của Hội đồng quản trị, toàn NH đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số TTQT và thu phí dịch vụ thanh toán được Hội đồng quản trị đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động. Doanh số TTQT năm 2006 cũng là năm Habubank đạt được giải thưởng về Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng tháng 4/2006 dành cho NH có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Tăng cường quan hệ với các NH đại lý, tăng và sử dụng có hiệu quả hạn mức L/C xác nhận tại các NH nước ngoài như Citibank, SCB, SMBC, ANZ, BNP, Commonwealth, UOB, Credit Suisse, ING, RZB, Scotia Bank, BHF, Fortis Bank... Thiết lập mã khóa giao dịch trực tiếp với hàng chục NH ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông tạo thuận lợi giao dịch của khách hàng. Mở rộng mạng lưới NH đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vũng lãnh thổ. Trong năm, NH đã tạo nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và thuận tiện như tái cấp vốn L/C nhập khẩu, bao thanh toán hàng xuất khẩu. Mục tiêu của Habubank trong năm 2007 là tiếp tục nâng cao doanh số Thanh toán quốc tế, đạt tối thiểu 150% doanh số năm 2006, nâng cao mức phí thu từ hoạt động thanh toán, trong đó có TTQT lên 171% so với năm 2005, tiếp tục thắt chặt và mở rộng quan hệ hợp tác với các NH đại lý nhằm tạo sự thuận tiện cho giao dịch của khách hàng, nghiên cứu và đưa vào cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán mới đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Biểu đồ 2: Một số chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank ) 1.1.4.6 Về dịch vụ Ngân hàng tự động. Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của NH, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, 2005 là năm Habubank tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể: + Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn các giao dịch trên thẻ. + Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24 h + Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ + Triển khai dịch vụ + Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của NH. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thể khi thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ thẻ của NH. + Phát hành loại thẻ Habubank Quickcard (phát hành nhanh) cho các chủ thẻ theo đó khách hàng có htể nhận thẻ ngay sau khi đăng ký mà không cần phải quay lại NH lần nữa. Trong năm 2007, Habubank sẽ triển khai dự án mua hệ thống switch mới cho NH và hoàn thành các công tác chuẩn bị để có thể phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế. Mở rộng các tiện ích kết nối giữa các NH thành viên VNBC, triển khai dịch vụ thẩu chi cho thẻ ghi nợ nội địa đã phát hành và nghiên cứu khả năng phát hành thẻ tín dụng trong nước và quốc tế. 1.2.Thực trạng hoạt động thảm định cho vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội giai đoạn 2004-2008. 1.2.1.Vài nét về tín dụng trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị,xây dựng cải tiến kĩ thuật,mua công nghệ …Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, để tồn tại và phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao. Nhà nước và các doanh nghiệp vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển.Vai trò của đầu tư phát triển ngày càng cao tại không chỉ các nước đang phát triển mà ngay tại nước chung ta nhu cầu cần vốn trung và dài hạn để đầu tư cho các dự án cũng đang rất cần thiết. Khi khách hàng có kế hoặch mua sắm trang thiết bị,xây dựng tài sản cố định …nhằm thực hiện dự án nhất định,có thể xin vay ngân hàng.Một trong những yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải xây dựng dự án,thể hiện mục đích,mục đích đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án(sản xuất kinh doanh).Thẩm định dự án là điều kiên để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. Dự án được xây dựng thành nhiều mục như phân tích thị trường,nguồn nhân lực, địa điểm công nghệ,quy trình sản xuất,phân tíh tài chính …trong đó phân tích tài chính là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Có nhiều phương pháp phân tích tài chính dự án để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như phân tích thông qua NPV, IRR,thời gian hoàn vốn,tỷ suất thu nhập bình quân …Bên cạnh việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thích hợp,ngân hàng đặc biệt quan tâm tới thời gian và các nguồn có thể dùng để trả nợ ngân hàng.Do vậy trong những trường hợp không phải là dự án mới-tạo pháp nhân mới ngân hàng luôn kết hợp phân tích tài chính với phân tích dự án.Một doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh là cơ sở quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay để thực hiện dự án.Các nguồn thu khác của người vay có thể sẽ trở thành nguồn trả nợ cho ngân hàng bên cạnh nguồn thu của dự án. Nhu cầu đầu Tư theo dự án=Nhu cầu đầu tư vào TSCĐ+Nhu cầu đầu tư váoTSLĐ. Các yếu tố sau sẽ được ngân hàng phân tích khixem xét nguồn tài trợ: - Quy mô và thời gian của mỗi nguồn. - Tính khả thi của mỗi nguồn và các điều kiện để dự án tiếp cận được nguồn. 1.2.2.Tình hình thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. 2004 2005 2006 2007 2008 Dự án xin vay vốn số dự án 78 109 181 269 323 số tiền(triệu đồng) 913526 1309952 2084288 3157115 3.656.505 Được chấp nhận số dự án 59 85 136 211 247 số tiền (triệu đồng) 795234 1100000 1771645 2746690 3.184.698 Bị từ chối Số dự án 19 24 45 58 76 Số tiền(triệu đồng) 118292 209952 312643 410425 471807 Tỷ lệ chấp nhận. Số dự án. 76% 78% 75% 78% 76% Số tiền. 87% 84% 85% 87% 87,2% Tỷ lệ bị từ chối. Số dự án . 24% 22% 25% 22% 24% Số tiền. 13% 16% 15% 13% 12,8% Tỷ lệ nợ quá hạn 1,5 1,2 1,17 1,15._. 1,12 Thời gian thẩm định trung bình của một dự án. 27 25 24,5 22 20 (Nguồn:báo cáo tín dụng của ngân hàng habubank 2008) Nhìn vào tình hình thẩm định cho vay trung và dài hạn của Habubank giai đoạn 2004-2008 ta biết được số dự án được thẩm định tăng qua từng năm một,năm 2004 là 78 dự án ,2005 là 109 dự án,2006 là 181 dự án và năm 2007 là 269 dự án.Số dự án được chấp nhận chiếm phần lớn trong số dự án được thẩm định,năm 2004 là 59 dự án chiếm 76% số dự án được thẩm định,năm 2005 là 85 dự án chiếm 78% số dự án được thẩm định,năm 2006 là 136 dự án chiếm 75% số dự án được thẩm định và năm 2007 là 211 dự án chiếm 78% số dự án được thẩm định và năm 2008 là 247 dự án chiếm 76% số dự án xin vay vốn. Chất lượng của các dự án mà ngân hàng Habubank cho vay vốn hầu hết đều đựoc thế chấp bằng tài sản đảm bảo do đó khả năng ngân hàng không thu hồi được khoản vay là rất thấp,song trong hoạt động ngân hàng không thể tránh khỏi những rủi ro tín dụng vì vậy mà quản lí rủi ro tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.Việc đánh giá dự án có hiệu qủa hay không chỉ được thực hiện ở khâu thẩm định dự án,tức là chỉ mang tính chất ước lượng.Trong quá trình dự án đi vào thực hiện để đánh giá dự án có chất lượng như thế nào về phía ngân hàng hầu như chỉ xem xét đến khả năng tra các khoản nợ có đúng thời hạn hay không,có xuất hiện các khoản nợ khó đòi hay các khoản nợ có vấn đề hay không. Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn của Habubank ,tỷ lệ này giảm liên tục qua các năm chứng tỏ các dự án mà Habubank thâm định và cho vay vốn là có hiệu quả,khả năng trả nợ cao. Đồng thời thời gian thẩm định dự án ngày càng rút ngắn ,từ 27 ngày năm 2004 xuống còn 20 ngày năm 2008.Thời gian thẩm định rút ngắn sẽ thu hút được thêm nhiều dự án và giảm bớt chi phi cho ngân hàng,do đó mà tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2.3.Mục tiêu thẩm định. - Đưa ra kết luận về tính khả thi,hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư,khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho quyết định cho vay hay không cho vay . - Làm cơ sở tham gia góp ý kiến,tư vấn cho chủ đầu tư,tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho việc cho vay,thu được nợ gốc và lãi đúng hạn,hạn chế và phòng ngừa rủi ro. - Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay,dự kiến tiến độ giải ngân,mức thu nợ hợp lý,các điều kiện cho vay,tạo tiền đề cho khách hàng vay vốn hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng. 1.2.4. Quy trình thẩm định. Thẩm định dự án là một phần trong quy trình thẩm định tín dụng cho vay trung và dài hạn và thẩm định tài chính là nội dung trọng tâm của thẩm định dự án.Tuy nhiên muốn thẩm định tài chính dự án,nhất thiết phải thông qua việc thẩm định cái nội dung khác để có được cơ sở chắc chắn cho thẩm định tài chính dự án.Việc thẩm định dự án là nhằm phục vụ cho quy trình tín dụng và được tiến hành trong bước hai của quy trình thẩm định.Song nếu là thẩm định tài chính dự án,nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu và tiến hành các nội dung của bước một: Đánh giá khách hàng và khoản vay. Dựa vào quy trình tín dụng này,công tác thẩm định cũng được tổ chức tiến hành theo quy định cụ thể về việc phân cấp thẩm định . Xử lý thông tin Đăng ký giao dich bảo đảm và lập hồ sơ tín dung Duyệt cho vay Giải ngân Quản lý sau giải ngân Tái thẩm định Đánh giá kế hoạch Thu thập thông tin ban đầu Thông báo tới khách hàng Thu lãi, phí, nợ gốc Thanh lý hồ sơ tín dụng Tái thẩm định Thông báo tới khách hàng 1.2.5.Tổ chức thẩm định. - Trường hợp một:Trong phạm vi phân quyền và uỷ quyền của đơn vị. Trên cơ sở hồ sơ của cán bộ thẩm địnhvà trưởng phó phòng nghiệp vụ,thủ trường đơn vị xem xét và quyết định duyệt vay.Trường hợp cần bổ sung thông tin,thủ trưởng đơn vị thông qua trưởng phó phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm địnhyêu cầu bổ sung hồ sơ và(hoặc) gặp gỡ trực tiếp với khách hàng.Trên cơ sở yêu cầu của thủ trưởng đơn vị,cán bộ thẩm định bổ sung hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xem xét.Thủ trưởng đơn vị căn cứ tờ trình của cán bộ thẩm định có chữ kí của cán bộ thẩm đinh và trưởng (phó) phòng nghiệp vụ kinh doanh để xem xét quyết định cho vay hay không cho vay. Trường hợp khoản vay lớn phức tạpngoài thẩm quyền theo quy định thì cần đưa ra Hội đồng tín dụng hoặc Hội sở chính(Trường hợp hai). - Trường hợp hai:Vượt thẩm quyền của đơn vị. Trong trường hợp hồ sơ vượt quá thẩm quyền của đơn vị,toàn bộ hồ sơ tín dụng có chữ kí Phòng kiểm tra xét duyệt tín dụng tại hội sở chính để tái thẩm đinh khoản vay. Cán bộ kiểm tra xét duyệt thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật,quy chế cho vay,các quy định nội bộ của Habubank trong hoạt động tín dụng.Cán bộ tín dụng căn cứ tờ trình thẩm định và các hồ sơ khác để đưa ra đánh giá về khoản vay và khách hàng.Sau đó,cán bộ tín dụng đưa ra ý kiến độc lậpvề khoàn vay và phiếu nhận xét. Đánh giá của cán bộ kiểm tra xét duyệt hoàn toàn độc với quyết định của cán bộ thẩm định và của đơn vị. Đánh giá này là căn cứ để Ban điều hành và chủ tịch Hội đồng Quản trị đưa ra ý kiến và phán quyết của mình. Toàn bộ hồ sơ của đơn vị cùng với Phiếu nhận xét của Phòng kiểm tra xét duyệt chuyển cho cấp có thẩm quyền. - Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban điều hành. Trên cơ sở hồ sơ của đơn vị cùng với phiếu nhận xét của Phòng kiêm tra xét duyệt ,Ban điều hành (Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc )xem xét và quyết định duyệt vay.Trường hợp cần bổ sung thông tin,thông qua thủ trưởng đơn vị và/hoặc trưởng (phó) phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và /hoặc gặp gỡ trực tiếp khách hàng . Trên cơ sở của thủ trưởng đơn vị,cán bổ thẩm định bổ sung,hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xet duyệt .Quay trở lại bước hai (nếu có ) Ban điều hành căn cứ tở trình của đơn vị và Phiếu nhận xét của Phòng kiểm tra xét duyệt để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay. Đối với các điều khoản vay lớn phức tạp ngoài thẩm quyền theo quy định sẽ đưa ra Hội đồng tín dụng hoặc đưa ra trình Hội đồng Quản trị. - Trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị. Trên cơ sở hồ sơ của đơn vị cùng với phiếu nhận xét của Phòng kiểm tra xét duyệt và ý kiến của Ban điều hành(Tổng giám đốc và/hoặc Phó Tổng giám đốc ),chủ tịch Hội đồng Quản trị xem xét và quyết định duyệt vay.Trường hợp cần bổ sung thông tin,thông quan ban điều hành và/hoặc thủ trưởng đơn vị và/hoặc trưởng phó phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và/hoặc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng .Trên cơ sơ yêu cầu của thủ trưởng đơn vị,cán bộ thẩm định bổ sung,hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xét duyệt.Quay trở lại bước hai (Nếu có). Quyết định của hội đồng Quản trị là quyết định cao nhất và là quyết định cuối cùng. 1.2.6.Phương pháp thẩm định. Việc áp dụng các phương pháp thẩm định vào việc thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn là rất phong phú (thường là áp dụng để thẩm định đối với các dự án) và phải tuỳ thuộc vào từng nội dung,từng hoàn cảnh dự án cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp.Trong một dự án có thể sử dụng nhiếu phương pháp,mỗi nội dung cần thẩm định có những phương pháp và yêu cầu riêng.Các phương pháp mà cán bộ ngân hàng Habubank sử dụng đó là: - Thẩm định theo trình tự: Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ Thẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết,kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu.Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần phải thẩm định các nội dung còn lại. Thẩm định theo trình tự của Habubank được tiến hành theo hai bước: +Thẩm định sơ bộ sẽ thẩm định những nội dung cơ bản ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án. +Thẩm định chi tiết sẽ đi sâu vào thẩm định các nội dung đó là thẩm định khách hàng,thẩm định hồ sơ,thẩm định phương án sản xuất kinh doanh(thẩm định dự án trong trường hợp vay vốn đầu tư). Phương pháp thẩm định theo trình tự sẽ được áp dụng cho các nội dung: +Thẩm định tài sản đảm bảo bởi khi quyết định cho vay vốn đầu tư,ngân hàng phải chắc chắn khách hàng có thể trả nợ toàn bộ hoặc một phần khoản vay.Khi thẩm định tài sản đảm bao ngân hàng sẽ kiểm tra quyền sở hữu,quyền sở dụng đối với tài sản mà khachs hàng dự kiến thế chấp cho Ngân hàng để vay vốn. + Thẩm định khách hàng trong đó thẩm định tính trung thực ngay thẳng của khách hàng,năng lực hàng vi dân sự của khách hàng,mức độ cam kết của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh hay đối với dự án,lý do chủ dự án theo đuổi dự án,hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Các chỉ tiêu của dự án phải được đưa ra để so sánh đối chiếu với các chuẩn mực pháp luật quy định,các tiêu chuẩn, định mức kinh tế ỹ thuật thích hợp,thông lệ cũng như kinh nghiệm thực tế,các dự án đã và đang hoạt động.Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án.Trên cơ sở đó rút ra các kết luận đúng đắn về dự án,là cơ sở để ra quyết định đầu tư.Trong quá trình sử dụng phương pháp này,các chỉ tiêu dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và của doanh nghiệp, không được so sánh một cách máy móc và cứng nhắc. Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ áp dụng đối với dự án có tính chất giống nhau về các tiêu chuẩn kỹ thuật ,đã được áp dụng phổ biến.Do đó phương pháp so sánh đối chiếu sẽ được áp dụng cho các nội dụng thẩm định như: + Thẩm định giá của tài sản đảm bảo.Trong trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản(thông thường tài sản đảm bảo mà khách hàng thế chấp tại Habubank là nhà đất,các công trình xây dựng…)thì việc định giá cần phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước(đối với nhà đất cần tuân theo quy định của Bộ xây dựng ban hành trong từng năm cụ thể) + Thẩm định các chỉ tiêu tài chính kế toán trong các báo cáo tài chính(thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) phải so sánh với các tiêu chuẩn quy định về hạch toán kế toán của Nhà nước,Phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp sử dụng có phù hợp hay không. - Phương pháp phân tích độ nhạy: Phưong pháp này thường áp dụng cho các dự án lớn ,phức tạp.Mục đích sử sụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm,có ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện có biến động nghịch chiều của các yếu tố liên quan.Ví dụ vượt chi phí đầu tư,sản lượng đạt thấp,giá các nguyên liệu đầu vào tăng,sản phẩm khó tiêu thụ,nhu cầu thị trường giảm hoặc có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án.Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra.Sau đó khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR,thời gian hoàn vốn,khả năng hoàn vốn …từ đó có thể kết luận về tính ổn định và vững chắc của dự án,làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro nhắm đảm bảo tính khả thi của dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy sẽ được áp dụng nhiều nhất khi phân tích tính khả thi của dự án hay của phương án sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra.Khi doanh nghiệp đưa ra phương án sản xuất kinh doanh thì hầu hết họ đều chứng minh được phương án đó đem lại hiệu quả cao về mặt tài chính(tỷ suất sinh lời cao hơn so với trong thực tế) nhằm thuyết phục ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn. Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng để thẩm định tài chính dự án, đê đánh giá tính chính xác của các chỉ tiêu tài chính. - Phương pháp triệt tiêu rủi ro: Trong quá trình phân tích, đánh giá dự án cấn xem xét những rủi ro có thể xảy ra, đây được xem là những nhân tố có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn đạt hiệu quả điều đó cho thấy dự án có độ an toàn cao và ngược lại,cần có các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoặc các biện pháp hành chính thích hợp,hạn chế thấp nhất tác động của các rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Phương pháp triệt tiêu rủi ro được áp dụng cho nội dụng thẩm định khía cạnh thị trường của dự án và thẩm định khả năng vận hành của dự án trong quá trình thực hiện - Phương pháp dự báo: Phương pháp này sử dung các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường,giá cả,chất lượng công nghệ,thiết bị,nguyên vật liệu…có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tính khả thi của dự án.Phương pháp dự báo có thể áp dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạy chưng số liệu trong phương pháp này mang tính khách quan.Cán bộ thẩm định cần có các kỹ năng tổng hợp số liệu từ điều tra trực tiếp,gián tiếp hoặc thông qua các thông tin đã thu thập trên báo chí,tạp chí,internet,hội thảo, đề án phát triển ngành,quy hoặch địa phương,….Sau đó phải biết phân tích và sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê,phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu,phương pháp định mức,phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.Từ đó đưa ra các dự báo phù hợp đối với dự án mình đang thẩm định. Phương pháp dự báo được sử dụng để thẩm định đánh giá về thị trường và thẩm định tài chính trong dự an hoặc thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Khi phân tích khách hàng,trong đó có phân tích về tài chính,ngân hàng Habubank sử dụng một số phương pháp khác, đó là: - Sử dụng mô hình SWOT. - Sử dụng đánh giá:mục tiêu,chiến lược,khả năng lãnh đạo,cấu trúc,hệ thống,tài chính,maketting,sản xuất,nghiên cứu và phát triển. - Mô hình 5 forces(người cung cấp, đối thụ cạnh tranh,người mua,sản phẩm thay thế, đối thụ cạnh tranh tiềm tang). - Mô hình Pestel(chính trị,kinh tế,xã hội,công nghệ môi trường,luật pháp) Trên thực tế ngân hàng có sự vận dụng linh hoạt các phương pháp trển trong quá trình thẩm định.Phương pháp thường được cán bộ ngân hàng Habubank sử dụng đó là mô hình SWOT.Phương pháp này xoay quanh việc phân tích điểm mạnh điểm yếu,yếu tố thuận lợi và các yếu tố không thuận lợi của dự án(rộng hơn đó là đối tượng xin vay vốn trên mọi khía cạnh).Từ đó đề ra quyết định cho vay hay không cho vay và những điều kiện cần thiết. 1.2.7.Nội dung thẩm định. 1.2.7.1.Kiểm tra hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. - Hồ sơ xin vay vốn: Đối với pháp nhân:Giấy đề nghị xin vay vốn,giới thiệu về doanh nghiệp,phương án sản xuất kinh doanh do kách hàng lập:thể hiện nhu cầu về vốn,giải trình hiệu quả của các phương án sản xuất,kinh doanh hoặc dự án,kế hoặch trả nợ gốc, lãi(nêu rõ các nguồn trả nợ,thời gian hoặch kì hạn trả nợ)và kế hoặch trả nợ ngân hàng. Đối với thể nhân:Giấy đề nghị vay vốn. - Các hồ sơ pháp lý khác: Đối với pháp nhân: Quyết định thành lập daonh nghiệp,giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, điều lệ hoạt động hoặc cácvăn bản pháp luật quy định các hoặt động của tổ chức, đăng ký mã số thuế,mã số xuất nhập khẩu. Giấy phép đối với những ngành nghề phải có giấy phép. Quyết định bổ nhiệm Giám đốc,quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng. Uỷ quyền vay vốn. Các giấy tờ khác có liên quan.(Mẫu dấu,chữ kí…) - Một số giấy tờ pháp lý khác với loại hình cụ thể như sau: Với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp áp dụng như phần trên. Với khách hàng hoạt động theo luật hợp tác xã: Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, điều lệ hoạt động. Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm hợp tác xã,Kế toán trưởng. Uỷ quyền vay vốn:Uỷ quyền của xã viên cho người tiến hành làm thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng tại HBB. Với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước: Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có điều lệ. Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị,người đại diện theoluật của công ty(Tổng giám đốc,Giám đốc ),Kế toán trưởng. Văn bản uỷ quyền hoặch xác định về thẩm quyểntong quan hệ vay vốn. Văn bản chấp thuận cầm cố,thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan quản lý công sản. Với khách hàng hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài: Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp. Hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh. Văn bản bổ nhiệm hoặc bầu Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc một số chức danh quản lý về tài chính(nếu có). Văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn như. Với khách hàng là tổ chức khác (ví dụ : đơn vị sự nghiệp có thu) Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ,quy định hoạt động đối với tổ chức có điều lệ,quy chế hoạt động hoặc Văn bản pháp luật quy định các hoạt động của tổ chức. Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị,Kế toán trưởng. Văn bản uỷ quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cấp trên có thẩm quyền. Đối với thể nhân,ngoại trừ vay vốn cầm cố bằng giấy tờ có giá, đối tượng vay thể nhân luôn bao gồm cả vợ chồng. Giấy chứng minh nhân dân(Giấy tờ tuỳ thân),sổ hộ khẩu,giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân. Các giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân. Các giấy tờ khác có liên quan như:uỷ quyền của các thành viên trong hộ,uỷ quyền của vợ cho chồng.(hoặc ngược lại). - Các hồ sơ tài chính. Đối với Pháp nhân:báo cáo thường niên(đã kiểm toán) của các năm trước,bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,báo cáo lưu chuyển tiềng tệ;thuyết minh báo cáo tài chính,quyết toán thuế của cơ quan thuế;bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của quý mới nhất. Đối với thể nhân:các giấy tờ chứng minh thu nhập nếu có:bảng lương,hợp đồng lao động,xác nhận lương,xác nhận chia lãi cổ tức,chứng chỉ góp vốn,mua cổ phiếu,hợp đồng cho thuê tài sản,thu nhập hợp pháp khác… - Hồ sơ tài sản đảm bảo. Đối với bất động sản:giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất,trích lục bản đồ:giấy phép xây dựng hoấcc nhân của uỷ ban nhân dân xã phường về hiện trạng tài sản trên đất,các văn bản chứng minh hoàn thành nghĩa vụ tài chính Đối với động sản:giấy tờ có giá,giấy tờ về các xuất xứ,kiểm định giá trị,tỷ trọng…đối với kim khí quý, đá quý;giấy đăng ký tài sản,hoá đơn tài chính,tờ khai Hải quan hàng hoá,giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sảncủa cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền;giấy chứng nhận bảo hiểm,các giấy tờ khác nhưgiấy phép sử dụng đặc biệtcủa cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố,thế chấp. - Các hồ sơ khác Habubank yêu cầu: Các hồ sơ mà HBb yêu cầu thêm tuỳ thuộc vào từng khoản vay cụ thể và tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể mà HBB cung cấp cho khách hàng,Ngân hàng cũng yêu cầu doanh nghiệp: Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp cóphân cấp. Bảng kê công nợ các loại tại các Ngân hàng,tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Bảng kê cong nợ các khoản phải thu phải trả lớn. Tài sản chứng minh quyền sở hữu tài sản và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo. Văn bản uỷ quyền vay vốn và cầm cố,thế chấp tài sản của các sáng lập viên và ban Lãnh đạo.Doanh nghiệp phải chuyển cho Ngân hàng bản gốc của các chứng từ này. Với khoản vay tài trợ thương mại có hợp đồng ngoại thương,Hợp đồng nội thương đầu vào và/hoặc hợp đồng đầu ra. Với chiết khấu chứng từ,Doanh nghiệp phải có chứng từ hoặc L/C. .Trong trường hợp mua thiết bị,miêu tả thiết bị,hoá đơn thể hiện giá của thiết bị,biên bản thoả thuận hoặc đơn đặt hàng về việc mua bán thiết bị. Các Hợp đồng khung,hợp đồng Hợp tác kinh doanh giữa khách hàng ký với đối tác… 1.2.7.2.Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn. - Phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Thông qua các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp,cán bộ kiểm tra các nội dung sau: a, Kiểm tra tính khớp đúng về số liệu,tính thống nhất và phương pháp hạch toán báo cáo tài chính. - Nguồn số liệu,dự liệu do khách hàng lập(nếu có thể đề nghị khchs hàng cung cấp số liệu đã qua kiểm toán). - Chế độ kiểm toán áp dụng và phương pháp hạch toán. - Thẩm quyền phê duyệt (Cơ quan chủ quản cấp trên,cơ quan thuế). - Thẩm tra bảng cân đối kế toán: đâu là giá trị đích thực của tài sản doanh nghiệp?có phải tất cả tài sản nợ được hạch toán đúng không?liệu vốn chủ sở hữu có bị phóng đại lên không? - Thẩm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:doanh thu,chi phi…. - Nội dung số liệu có khớp với báo cáo tài chính của công ty hay khồng. b, Phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Cán bộ thẩm định xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối,tương đối giữa các năm,chủ yếu phân tích tập trung vào những nội dung sau: - Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. - Luân chuyển tài sản:Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền;Tình trạng các khoản phải thu,khoản phải thu khó đòi,dự phòng các khoản phải thu khó đòi,vòng quay các khoản phải thu ;Tình trạng tồn kho,hàng tồn kho kém phẩm chất,dự phòng giảm giá hàng tồn kho,vòng quay hàng tồn kho. - Tình trạng nguồn vốn:Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn,tình hình vay trả của khách hàng với các khoản nợngắn hạn;nợ dài hạn thời hạn của các khoản nợ vay. - Khả năng thanh toán. - Khả năng tự chủ về tài chính. C,Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cán bộ thẩm định tập hợp số liệu về: - Doanh thu và số lượng các loại sản phẩm hàng năm. - Biến động tổng chi phí cũng như các yéu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất ra sản phẩm cũng như các yếu tố ảnh hưởng trongtoàn doanh nghiệp. - Tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế,sau thuế so với doanh thu,vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Đánh giá nguyên nhân việc tăng giảm doanh thu,chi phí,lợi nhuận của sản phẩm,dự đoán xu hướng tăng giảm doanh thu,chi phí,lợi nhuận trong tương lai. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp:Về cơ cấu tài sản nguồn vốn,cong nợ,khả năng thanh toán,khả năng tự chủ tài chính… - Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:Về doanh thu,chi phi,lợi nhuận… - Hướng xử lý cac tồn tại của doanh nghiẹp trong thời gian tới. D,Phân tích các chỉ số tài chính. - Phân tích tỷ lệ tài chính của các năm khác nhau. Được vận dụng khi đánh giá kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp qua nhiều năm.So sánh hoạt động hiện tại với quá khứ cho phép người phân tích đánh giá tính khả thi của kế hoặch dự kiến.Theo dõi diễn biến của nhiều năm sẽ giúp cho việc lập kế hoặch tài chính của các năm sau.Bất cứ sự thay đổi đáng kể nào liên quan tới một tỷ lệ tài chính cụ thể cũng cần hàm chứa một vấn đề đặc biệt.Nguyên tắc vận dụng phương pháp phân tích này là phân tích giữa hiện tại và quá khứ,giữa kế hoặch và thực tế để xác định diễn biến và để đưa ra các biện pháp khắc phục. Phân tích tỷ lệ này giúp cho người phân tích xác định tính hợp lý,mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính dự kiến của công ty,qua đó đánh giá tính thực tiễn, mơ hồ,qua lạc quan hay thận trọng của công ty. Các công thức cơ bản để xác định tỷ lệ tài chính,phân chia theo nhóm tỷ lệ sau: + Chu trình lưu chuyển tiền mặt. Chu trình lưu chuyển tiền mặt là quá trình một doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu,sau đó chuyển đổi từ nguyên vật liệu sang thành phẩm,bán hàng và thu lại tiền. Chu trình lưu chuyển tiền mặt=Vòng quay hàng tồn kho+Vòng quay các khoản phải thu. Các nhu cầu bổ sung vốn lưu động sẽ cân bằng khicác khoản chênh lệch tài chính đều được bù đắp từ việc chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp/người cho vay. Hầu hết các công ty đều không bao giờ có được một chu trình lưu thông tiền tệ hoàn hảo,có nghĩa là công ty nào cũng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động. Các công ty sẽ phải đi vay để bù đắp khoản chênh lệch này. Đây là hình thức truyền thống trong hoạt động ngân hàng.Ngân hàng sẽ phải tính toán các nhu cầu bổ sung vốn lưu động để cơ cấu lại kỳ hạncủa các khoản sao cho phù hợp. Ví dụ đối với Thẩm định cho vay vốn đối với dự án vay vốn trung hạn tiến hành sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và tự động hoá AUMI,cán bộ thẩm định đã tính toán đươc các chỉ tiêu như sau: Chỉ tiêu hoạt động Năm 2006 Năm 2007 2008 Vòng quay vốn lưu động 3,76 2,83 1,67 Vòng quay hàng tồn kho. 5,86 7,27 8,11 Vòng quay các khoản phải thu. 12,79 8,38 3,62 + Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. Thước đo tiền mặt=Tồn quỹ tiền mặt bình quân+Tài sản có thể chuyển thành tiền dễ dàng. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên,nếu bằng hoặc lớn hơn số nợ thanh toán thường xuyên là tốt. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành bằng=Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả nợ ngắn hạn,tỷ lệ này lớn hơn một là tốt. Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời nó chỉ ra phạm vi,quy mô mà yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ. Hệ số khả năng thanh toán nhanh=Đầu tư ngắn hạn +Tiền/Nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi được thành tiền mặt để trả nợ.Tỷ lệ này lớn hơn 0,5 là tốt. Chỉ số nợ trên vốn=Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu. Chỉ số này phản ánh tính ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp.Chỉ số này đo lường tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp và mức độ sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh. Chỉ số nợ=Tổng công nợ/Tổng tài sản. Chỉ số này phản ánh tỷ lệ tài sản cảu doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay.Chỉ số này cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệpvà tình hình kinh doanh(chỉ số lớn phản ánh nghĩa vụ trả nợ lớn). Ví dụ cũng đối với hồ sơ vay vốn trên: Chỉ tiêu thanh khoản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hệ số thanh toán hiện hành 2,87 2,74 6,33 Hệ số thanh toán nhanh. 1,77 2,39 5,71 Hệ số thanh toán tiền mặt 0,87 1,38 1,20 Thời gian thanh toán công nợ. 17,29 39,89 44,59 + Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động. Vòng quay vốn lưu động=Doanh thu thuần/Tài sản lưu động bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Vòng quay hàng tồn kho=Gía vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh số lần bán hàng tồn kho bình quân trong năm.Thông thường chỉ số này càng thấp cho thấy tốc độ bán hàng chậm và rủi ro hàng không bán được là cao và có thể cho thấy những khó khăn trong lưu chuyển tiền tệ.Chỉ tiêu này càng nhanh càng tốt. Vòng quay thu hồi nợ=Doanh thu thuần/Giá trị phải thu bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh số lần thu hồi nợ bình quân trong năm.Nếu lấy 360 ngày chia cho chỉ số này sẽ có số ngày thu hồi nợ bình quân. Đồng thời đây cũng là công cụ hữu hiệu cho thấy có thể có vấn đề về nợ khó đòi và khó khăn trong lưu chuyển tiền tệ. Chu kỳ thu hồi vốn trung bình=Các khoản phải thu/Tiền bán hàng trung bình một ngày. Chỉ tiêu này cho biết chất lượng các kjhoản phải thu,thời gian hoạt động vốn có hợp lý hay không,tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Hệ số quay vòng cá khoản phải thu=Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân. Chỉ tiêu này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ.Hệ số quay vòng nhanh thì tốc độ thu hồi các khoản nợ nhanh. Thời gian thanh toán binh quân =360 ngày*Khoản phải trả bình quân/Mua hàng trong năm. Chỉ tiêu này chủ yếu áp dụng cho các công ty sản xuất và thương mại,nó phản ánh số ngày nợ cho người bán bình quân trong năm cũng như cho thấy được khả năng duy trì quan hệ với các nhà cung cấp của công ty.Nững biến động trong chỉ số này có thể phản ánh vấn đề về thanh khoản của công ty. Chỉ số sử dụng tài sản=Doanh thu thuần/Tổng tài sản có. Chỉ số này phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản có để tạo ra doanh thu.Chỉ sốnày càng cao chó thấy mức độ sử dụng tài sản có càng hợp lý.Khi tính toán chỉ số này người ta thường không bao gồm các khoản đầu tư dài hạn trong tổng tài sản có. + Nhóm chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời. Tỷ suất lợi nhuận gộp=Doanh thu thuần –Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần. Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ của công ty.Những biến động trong lãi gộp có thể cho thấy được cả những tiềm năng và nguy cơ đe doạ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi hoạt động=Thu nhập trước thuế và lãi/Doanh thu ròng. Tỷ suất này đo lường lãi hoạt động của công ty và tương quan giữa doanh thu thuần và chi phí.Những biến động trong lợi nhuận hoạt động có thể cho thấy sự biến động về chi phí bán hàng và quản lý không tương xứng với sự biến động về doanh thu. Khả năng sinh lời tổng tài sản=Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản.Tỷ lệ này càng cao càng tốt.Nó đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tỷ suất thấp cho biết tài sản của doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả. Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu=Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu và phản ánh ảnh hưởng kết hợp của cả quản trị tài sản,tài chính và thuế.Một đồng vốn chủ sở hữu tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết năng lực kinh doanh,cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận,và đo lường khả năng sinh lời chung của doanh nghiệp, đã tính đến lãi vay và thuế.Tỷ suất này càng cao càng tốt. Tỷ suất đảm bảo trả lãi=Thu nhập trước lãi và thuế/Chi phí lãi. Chỉ số này phản ánh tình hình chi phí đi vay trong quan hệ với thu nhập. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng về khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn của doanh nghiệp đối với những người cho vay. Ví dụ cũng đối với dự án trên,trong việc tính toán các chỉ tiêu thu nhập: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 40,55% 41,63% 42,59% LN từ HĐKD/Doanh thu thuần 2,63% 2,85% 1,21% ROA 5,18% 4,49% 1,41% ROE 7,64% 6,77% 1,87% Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thúê. 17,90% -57,77% + Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. Hệ số nợ=Tổng số nợ phải trả/Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay.Hệ số này càng nhỏ càng an toàn. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp=TS lưu động/Tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự hợp lý trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường xuyên=Tài sản lưu động -Nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh.Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn. Ví dụ về việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệ,cũng ví dụ trên: Chỉ tiêu cơ cấu TS,NV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản. ._.cụ thể đó là việc xây dựng quy trình tín dụng cho vay trung và dài hạn cảu HBB.Những giải pháp đối với HBB chủ yếu là nhằm giải quyết mối quan hệ giữa ba yếu tố quyết định hiệu quả của công tác thẩm định:chất lượng,thời gian,chi phí. Muốn nâng cao chất lượng thẩm định thì thời gian hoặc chi phí phải tăng lên. Đó là trong ngắn hạn.Trong dài hạn,khi chất lượng công tác thẩm định tăng lên thì chi phí và thời gian của công tác thẩm điịnh sẽ giảm xuống, đảm bảo được thu hồi nợ và lãi vay,giảm các chi phí giám sát,kiểm tra nợ vay,chi phí xử lý tài sản thế chấp. Muốn giảm thời gian thẩm định,ngân hàng sẽ chấp nhận tăng chi phí đào tạo,tăng chi phi để tăng tốc độ thu thập và xử lý thông tin.Nhưng nếu tăng thời gian thẩm định nhưng không đảm bảo được chất lượng thì làn nữa lại làm phát sinh chi phí. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới ngân hàng.Do đó,trong thực tế công tác thẩm định của HBB chỉ coi trọng thời gian thẩm định ở phạm vi là vẫn đảm bảo được chất lượng của các khoảnvay chứ không chu trọng quá vào thời gian hay cho vay được càng nhiều càng tốt.Thời gian thẩm đinh trung bình của HBB đối với tưng khoản vay dài hạn hoặc vay theo dự án từ 20 đến 27 ngày. Chi phí thẩm định dự án của HBB nói chung không có sự ảnh hưởng lớn.Nó chỉ thay đổi thật sự khi mà dự án hoặc khoản vay dài hạn có tính chất phức tạp,quy mô vốn lớn như đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điên,khu Resort… hoặc vay theo hợp đồng góp vốn liên doanh liên kết của ngân hàng những hợp đồng như vậy thường được đem lên cho phòng đầu tư ở hội sợ chính thẩm định.Việc đánh đổi chi phí để có được chất lượng là điều cần thiết bởi vì chi phí này chiếm một phần nhỏ so với khoản vay lớn. Song việc cân đối ba yếu tố thời gian,chi phí và chất lượng là điều cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả dài hạn trong tương lai. 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn của HBB. 2.2.1. Đối với công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tai HBB. Đối với HBB,các giải pháp có thể đưa ra dựa trên các nội dung sau: - Giải pháp về nguồn lực con người:chú ý tuyển dụng và đào cán bộ thẩm định,phân công các bộ thẩm định một cách khoa học;có chính sách để tẩn dụng và phát huy hệ thống những cộng tác viên,tư vấn viên có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực mà ngân hàng chú trọng.Cộng tác viên có thể là các chuyên gia kinh tế,kỹ thuật,các giảng viên… - Giải pháp về công nghệ:cần trang bị và đổi mới các trang thiết bị,các phần mềm phục vụ công tác thẩm định. - Giải pháp về quy trình thẩm định trung và dài hạn:hoàn thiện quy trình thẩm định về nội dung,phương pháp,tổ chức thẩm định dự án… - Giải pháp về hệ thống thông tin,cơ sở dự liệu phục vụ công tác thẩm định:xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ,khoa học và có tính hệ thống:tích cực hợp tác trao đổi thông tin với các ngân hàng,các tổ chức tín dụng khác. - Tăng cường sự giám sát,kiểm soát từ lãnh đạo ngân hàng,từ bộ phận kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định. - Phát huy vi trò tư vấn của ngân hàng đối với khách hàng.Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn,có cách thức lập phương án kinh doanh. - Nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận trong ngân hàng,giữa HBB với các ngân hàng khác để thực hiện công tác thẩm định cho vay. - Tiêu chuẩn hoá các quy định vềquản lý chất lượng thẩm định dự án để làm cơ sở đánh giá việc thẩm định của từng chi nhánh,phìng ban,từng cán bộ tín dụng. - Kế hoặch hoá trong công tác tín dụng nói chung,công tác thẩm định dự án nói riêng đến từng chi nhánh. - Tạo lập và duy trì kênh thông tin giữa ngân hàng và khách hàng,phục vụ cho công tác thẩm định chính khách hàng đó rút ngắn được thời gian và chi phí đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định. 2.2.2.Giải pháp về quy trình thẩm định. a.Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng,quy trình thẩm định. Việc tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng,tìm ra những khe hở nhằm khắc phục là điều rất quan trọng.Hiện tai,ngân hàng Duetsche Bank đang cử chuyên gia giúp đỡ HBB rà soát lại toàn bộ quy trình thẩm định.Sau khi đã có được những kết luận,ngân hàng sẽ có được những điều chỉnh cho phù hợp và hạn chế đến mức tối đa những sai sót trong quá trình thẩm định. Ngân hàng đã đưa ra một quy trình hoàn chỉnh với hệ thống chỉ tiêu đầy đủ.Tuy nhiên,có thể nói việc hướng dẫn chi tiết về công tác thẩm định là chưa có.Xuất phát từ nguyên nhân chưa có sự hướng dẫn chi tiết,cán bộ thẩm định sẽ không có sự phân tích sâu sắc tình hình tài chính doanh nghiệp,tính khả thi của dự án.Do đó sẽ có những nội dung thẩm định còn sơ sài.Trong thời gian tới,không chỉ quan tâm đến tính hiệu quả vay vốn mà ngân hàng HBB cần tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định và có văn bản chính thức hướng dẫn từng nội dung thẩm định,thống nhất cách tính từng chỉ tiêu trong phân tích tài chính. Bên cạnh đó,quy trình tín dụng còn chưa chỉ rõ vai trò trách nhiệm của nhân viên thẩm định trong khâu thẩm định cho vay đối với các dự án.Phấn lớn được quy định và phân công bởi trưởng phòng thẩm định hoặc trưởng phòng phát triển kinh doanh ở các chi nhánh. Điều nay tăng tính linh hoạt cho các hoạt động nhưng cũng tạo ra tính bất cập.Thứ nhất việc phân công sẽ mang tính bắt buộc và tính chủ quan của người phân công do đó sẽ không tránh khỏi những sai sót ở bản thân nhân viên thẩm định.Thứ hai khi phân công như vây sẽ khó làm cho nhân viên thẩm định có trách nhiệm đối với công việc của mình.Như vậy cần ban hành thêm các quy định chi tiết trách nhiệm của cán bộ tín dụng để họ có dự sự chuyên tâm,tinh thần trách nhiệm và nâng cao tính nghiêm túc trong việc thẩm định từng dự án. Dưa vào đánh giá quy trình tín dụng trung và dài hạn tai Habubank ,tôi đưa ra ý kiến hoàn thiên quy trình tín dụng như sau: Thứ nhất thay vì thẩm định chỉ bằng một cán bộ tín dụng,một hồ sơ xin vay vốn sẽ có hai cán bộ tín dụng thẩm đinh,mỗi cán bộ tín dụng thẩm định từnXử lý thông tin Đăng ký giao dich bảo đảm và lập hồ sơ tín dụng Duyệt cho vay Giải ngân Quản lý sau giải ngân Tái thẩm định Đánh giá khách hàng và khoản vay Thu thập thông tin ban đầu Thông báo tới khách hàng Thu lãi, phí, nợ gốc Thanh lý hồ sơ tín dụng Tái thẩm định Thông báo tới khách hàng Cán bộ thẩm định A Cán bộ thẩm định B g giai đoan,cụ thể được thể hiện trong sơ đồ sau: Thứ hai tiến hành thẩm định song song,hai cán bộ thẩm định cùng dộc lập thẩm định hồ sơ cho vay vốn của khách hàng. Xử lý thông tin Dăng ký giao dịch bảo đảm và lập hồ sơ tín dung Duyệt cho vay Giải ngân Quản lý sau giải ngân Tái thẩm định Đánh giá kế hoạch Thu thập thông tin ban đầu Thông báo tới khách hàng Thu lãi, phí, nợ gốc Thanh lý hồ sơ tín dụng Tái thẩm định Thông báo tới khách hàng Cán bộ thẩm định A Cán bộ thẩm định B Tiến hành thẩm định song song b. Tiếp nhân hồ sơ xin vay vốn và thẩm định theo hướng chuyên môn hoá. Việc tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn và thẩm định theo hướng chuyên môn hoá theo quy mô,tính chất ngành nghề, đối tượng khách hàng…là giải pháp tốt để nâng cao về mặt chất lượng.Trong quy trình tín dụng,việc khách hàng tiếp cận với ngân hàng và đề xuất vay vốn không phải lúc nào cũng đúng người phụ trách.Cán bộ quản lý phòng kiểm tra xét duyệt dự án cần xác định đó là loại dự án thuộc mạng nào và giao cho ai đảm nhiệm.Phân loại dự án ngay từ khâu hồ sơ là bước đầu tiên để có được sự phân công phù hợp. Nếu thực hiện tốt việc phân công này,có thể tạo ra sự đồng đều về mặt chất lượng cho công tác thẩm định,giảm áp lực cho một số cán bộ và tạo điều kiện cho số khác có cơ hội nhiều hơn. Đồng thời khi chuyên trách về một mạng nhất định,cán bộ thẩm định có thể sử dụng những tài liệu,sử hiểu biết sẵn có để tiến hành công việc.Không những chất lượng nâng lên mà thời gian và chi phí sẽ giảm đi đáng kể vì đã bỏ qua được một phần tìm hiểu ban đầu về loại dự án đó.Hơn nữa với những hiểu biết sẵn có,cán bộ thẩm định chuyên trách sẽ biết những yêu cầu đặt ra đối với hồ sơ dự án,qua đó sẽ hướng dẫn,yêu cầu khách hàng bổ sung và hoàn thiện hồ sơ dự án ngay từ đầu ,giảm đáng kể thời gian thẩm định. 2.2.3.Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp. Phương pháp thẩm định,như đã trình bày trong quy trình thẩm định, được ngân hàng vận dụng theo từng nội dụng thẩm định cụ thể.Việc vận dụng này cũng cần hết sức linh hoạt và có sự kết hợp hài hoà.Ví dụ như trong phân tích thị trường việc thẩm định sẽ dựa trên báo cáo của dự án,những nghiên cứu thị trường của các tổ chức kinh tế,tư vấn và những định hướng của Nhà nước.Phương pháp sử dụng chủ yếu ở đây là phương pháp so sánh, đối chiếu.Song cán bộ thẩm định vận dụng các số liệu trong kho dự liệu của ngân hàng,từ các báo cáo, định hướng của Nhà nước,có thể dùng phương pháp dự báo để xác định nhu cầu của thị trường trong giai đoạn tiếp theo.Nếu công việc dự báo phức tạp,có thể thành lập một nhóm có sự tham gia của các chuyên gia để nghiên cứu một mảng thị trường,nhóm lĩnh vực mà ngân hàng coi đó là khách hàng mục tiêu.Qua đó,kết quả dự báo có thể sẽ được sử dụng cho việc thẩm định nhiều dự án. 2.2.4.Giải pháp về nội dung thẩm định. a. Đảm bảo tất cả nội dụng thẩm định được đầy đủ,toàn diện và có sự kiểm định tính chính xác. Trong tờ trình thẩm định khách hàng,yêu cầu mà ngân hàng đặt ra cho thấy nội dung của bản báo cáo là hết sức toàn diện và đòi hỏi tính chính xác.Vì vậy,khi cán bộ thẩm định tiến hàng thẩm định cho vay trung và dài hạn hay cho vay theo dự án,cần tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của quy trình.Khi xem xét tờ trình thẩm định,trưởng bộ phận xét duyệt tín dụng phải yêu cầu thẩm định và báo cáo lại nếu như chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.Tờ trình là kết quả của quá trình thẩm định,là căn cứ quan trọng để xét duyệt cho vay.Nếu nội dung của tờ trình đảm bảo về mặt nội dung và tính chính xác thì mới có thể làm căn cứ xét duyệt.Do đó,việc thống nhất nội dung,hình thức là yêu cầu bắt buộc. b. Công tác thẩm định khách hàng cần được tiến hành thường xuyên, đầy đủ. Các doanh nghiệp cần các khoản vay trung và dài hạn để tiến hành đầu tư cho các dự án mới hoặc mở rộng là một phần tổng thể trong các hoạt động của doanh nghiệp.Khi thẩm định cho vay theo dự án nếu chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính,các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến dự án thì có cái nhìn chưa toàn diện về dự án.Nghiên cứu như vậy sẽ tách biệt dự án ra khỏi bối cảnh chung của nó,rất dễ đưa đến những nhận định sai lầm.Vì vậy,thẩm định khách hàng,thẩm định chung và thẩm định tài chính đều là những việc cần làm. Thẩm định khách hàng sẽ cho biết được năng lực,uy tín của khách hàng trong việc thực hiện dự án.Qua đấy có nên quyết định cho vay hay không,nếu dự án là có tính khả thi,có thể thực hiện ngay được và có các điều kiện thuận lợi.Trong dự án mẫu,cán bộ thẩm định nhận thấy rằng chủ đầu tư là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng, đặt biệt là các khu nghỉ mát, nhà hàng,khách sản và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.Chủ đầu tư là người có quan hệ tốt đối với các cơ quan chính phủ.Bên cạnh đó,trong số những cổ đông của công ty còn có những người có vị trí chủ chốt ở địa phương,nơi thực hiện dự án. Đây là thuận lợi rất lớn để dự án được chấp thuận về mặt pháp lý và tiến hành thuận lợi. Đồng thời thị trường đầu ra của dự án được đảm bảo khá chắc chắn.Nếu không phân tích yếu tố này thi chắc chắn HBB sẽ bỏ qua một yếu tố quan trọng đem lại tính khả thi của dự án. Cũng dự án mẫu ở trên,khi thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, Ngân hàng đã thu thập được các số liệu dưa trên đặc thù kinh daonh của công ty. Đối với công ty cổ phần xây dựng lạc hồng thì số liệu đó là giá trị các sản lượng công nghiệp đạt khoảng 300.000.000.000 tỷ VND,hạch toán doanh thu khoảng 100.000.000.000 VND năm 2006 giá trị sản lượng của công ty đạt khoảng 500.000.000.000 VND,doanh thu khoảng 300.000.000.000 VND. Đồng thời khi phân tích các tài sản đảm bảo ngân hàng hoàn toàn yên tâm, đó là đất đai và các công trình xây dựng trên đất.Nếu không phân tích những mặt này thì ngân hàng sẽ không giám cho vay hoặc ngân hàng sẽ cho vay nhưng rơi vào nôi lo rủi ro lớn. c. Phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách chính xác và toàn diện. Các chỉ tiêu tài chính đã được hướng dẫn tính toán một cách chi tiết trong quy trình thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn của HBB.Việc tính toán theo một khung mẫu như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định là rút ngắn được thời gian.Song đối với từng dự án cụ thể thì việc tính toán cần có những nghiên cứu cho phù hợp tránh tình trạng rập khuôn máy móc, ảnh hưởng tới chất lượng của dự án.Như nhận xét của cán bộ thẩm định thì công việc tính toán không gặp kho khăn,khó khăn hơn cả là việc đưa ra những phân tích tài chính hợp lý để đưa ra quyết định có cho vay vốn hay không mà thôi.Do đó,chủ yếu là ở cán bộ thẩm định,cần hiểu đầy đủ bản chất của các chỉ tiêu tính toán,từ đó đưa ra được nhận định chính xác,toàn diện,không bỏ sót những cơ hội đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong việc tính toán các chỉ tiêu tài chính,có thể gặp phải những sai sót do các nguyên nhân như xử lý số liệu không hợp lý,số liệu quá phức tạp không bóc tách thành các khoản mục cụ thể. Đồng thời khi thẩm định việc tính toán các số liệu còn dựa trên nhiều cách tính khác nhau dẫn đến những sai số không cần thiết và có thể cán bộ thẩm định hoài nghi về các chỉ tiêu tài chính.Từ đó khó khăn trong quá trình ra quyết định.Vì vậy, đưa ra sự thống nhất trong cách tính toán là yêu cầu cần thiết đối với công việc thẩm định. Nhiều khi,công việc thẩm định phải mang tính nghệ thuật và cán bộ thẩm định cần linh hoạt,chủ động sáng tạo trong các hình thức dự án vay vốn khác nhau. 2.2.5 Giải pháp về công nghệ. Nhận thức rõ công nghệ là công cụ quan trọng hỗ trợ công tác quản trị, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả,ngay từ những ngày đầu thành lập,HBB đã triển khai việc tin học hoá công tác quản trị ngân hàng.Ban lãnh đạo HBB luôn quan tâm và đầu tư thích đáng cho công nghệ thông tin với phương châm công nghệ thông tin phải đi trước một bước,phù hợp với quy mo và tốc độ phát triển, định hướng kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ để phát huy được hiệu quả tối đa. Với quy mô hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng,năm 2001,HBB đã trang bị phần mềm quản lý tập trung Smart Bank do công ty tin học hàng đầu Việt Nam FPT cung cấp. Đó là phần mềm được viết trên công nghệ tiên tiến nhất lúc bấy giờ,có giao diện thân thiện,dễ sử dụng,có thể mở rộng các ứng dụng và đặc biệt nó giúp HBB trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam thực hiện được việc quản lý xử lý dữ liệu tập trung và nối mạng online toàn hệ thống,nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động và tạo nhiều tiện ích cho khách hàng như có thể giao dịch được tất cả tại các điểm giao dịch của ngân hàng.Giải pháp này cũng đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ khi HBB là thành viên chính thức của Hiệp hội thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và nối mạng thanh toán trực tiếp với hàng ngàn ngân hàng đại lý ở hơn 90 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Bước tiến lớn đó về công nghệ đã mang lại cho lĩnh vực thanh toán quốc tế nhiều kết quả cho cả khách hàng và ngân hàng,giúp giảm bớt chi phí thời gian và giao dịch. Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế,với hệ thông mạng lưới và khối lượng khách hàng giao dịch tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng được nhu cầu phát triển,năm 2007 HBB đã quyết định nâng cấp hạ tầng cung cấp thông tin và phục vụ công tác quản trị kinh doanh,theo đó ngân hàng sẽ thay thế phần mềm cốt lõi và sử dụng phẩn mềm FLEXCUBE do ÌFLIX cung cấp. Đây là một phần mềm đang được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang sử dụng,nó mở rộng khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao,là công cụ hỗ trợ kiểm soát và quản tri rủi ro tự động một cách có hiệu quả khi mạng lưới ngân hàng ngày càng mở rộng.Nhờ có phần mềm này hoạt động của ngân hàng có thể duy trì suốt 24/24h, khả năng tích hợp cao với các phần mềm khác không có trong phần mềm cốt lõi,có khả năng xử lý một khối lượng lớn các giao dịch từ nhiều kênh giao dịch khác nhau, đáp ứng được các chuẩn mực Quốc tế về kiểm toán và kế toán.Mục tiêu hệ thống công nghệ thông tin của HBB là một hệ thống công nghệ hiện đại,tự động xử lý tới 99% các giao dịch của Ngân hàng một cách chính xác và nhanh chóng.Dự án của ngân hàng đã chính thức hoàn thành vào tháng 4/2008. Bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ,Ban lãnh đạo HBB đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ chuyên viên công nghệ thông tin của ngân hàng. Đó là những người không những phải được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin mà còn phải am hiểu về các nghiệp vụ ngân hàng,có khả năng làm việc chăm chỉ,tân tuỵ có đạo đức nghề nghiệp cao và gắn bó chặt chẽ với ngân hàng. Sở hữu thông tin và biết cách sử dụng công nghệ thông tin cũng chính là một yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh daonh của ngân hàng, điều này cũng giúp HBB tự tin hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước đã có mặt tại Việt Nam. Đối với công tác thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tại HBB,công nghệ thông tin trở thành một công cụ vô cùng cần thiết và quan trọng. Để góp phần tích cực hơn nữa trong công tác thẩm định thì cần phải không ngừng cải tiến các phần mềm tính toán sử dụng để tính toán các chỉ tiêu.Làm cho công việc thẩm định trở nên nhẹ nhàng trong khâu kỹ thuật thuần tuý mà chủ yếu tạp trung nâng cao hiệu quả khâu phân tích,dự báo.Khi khâu kỹ thuật được hỗ trợ một cách tối ưu thì công tác thẩm đinh cho vay đối với các dự án phức tạp cần phải tính toán nhiều chỉ tiêu,có khối lượng công việc nhiều sẽ dễ dàng hơn. Đảm bảo hoạt động thẩm định phải luôn luôn duy trì được sự ổn định của mạng thông tin nội bộ cũng như việc kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet.Như vậy sẽ kết nối được công việc giữa các phòng,giữa các chi nhánh,giữa chi nhánh với Hội sợ chính,thuận tiên trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong công việc.Bất cứ khúc mắc nào cũng dễ dàng trao đổi và tìm hướng giải quyết. Nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ thẩm định về công nghệ thông tin.Giúp họ chủ động trong việc sử dụng công nghệ,làm chủ công nghệ,biến công nghệ hiện đại thành công cụ hữu hiệu cho công việc,giúp họ rút ngắn được thời gian và tiết kiệm được công sức. 2.2.2.1.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng chính là nâng cao năng lực thẩm định cho vay ở mỗi cán bộ tín dụng.Trong công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn,nhân tố con người mang tính chất quyết định đến chất lượng thẩm định cho vay trung và dài hạn của dự án.Không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà cả đạo đức nghề nghiệp là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới công tác thẩm định cho vay . Do đó,khi đề cập đến nguồn nhân lực,không chỉ chú trọng về chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí hợp lý mà còn chú trọng đến những cơ chế và biện pháp hạn chế rủi ro nghề nghiệp. - Về phía ngân hàng. + Tuyển chọn những người thực sự có khả năng chuyên môn và đạo đức,tác phong nghề nghiệp cho vị trí cán bộ thẩm định.Nhất thiết cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và nên thuộc các chuyên ngành liên quan đến ngành tài chính ngân hàng. Đồng thời cán bộ thẩm định cần phải có kiến thức pháp luật,có sự hiểu biết về xã hội và tích cực theo dõi diễn biến của nền kinh tế. Đi đôi với yêu cầu về năng lực,cần chú ý tuyển chọn người có đạo đức,có lối sống lành mạnh để hạn chế ngững rủi ro nghề nghiệp về sau. Trong những năm qua,HBB đã thành công trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng.Nhưng trong tình hình hiện nay,khi số lượng các ngân hàng trong và ngoài nước tăng lên,số lượng các chi nhánh không ngừng được mở rộng,cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các ngân hàng cũng đang diễn ra rất sôi nổi.Vì vậy không chỉ tìm cách thu hút mà HBB cần có chính sách phù hợp để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng. Hện tại,với nhu cầu mở rộng thêm các chi nhánh và quy mô hoạt động,yêu cầu tuyển dụng thêm cán bộ ngân hàng là điều tất yếu.Công tác tuyển dụng nhân sự cần phải được tiến hành thường xuyên với cách thức tuyển dụng ngày càng đổi mới,khoa học và hiệu quả,thu hút được những nhân tài thật sự cho HBB vì mục tiêu phát triển lâu dài. + Phân công cán bộ thẩm định một cách hợp lý,phát huy năng lực của từng cán bộ trong những lĩnh vực riêng.Khi phân công cán bộ thẩm định,cán bộ quản lý cấp phòng cần chú ý đến sở trường của từng cán bộ, đồng thời có định hướng để họ chuyên tâm tìm hiểu một số lĩnh vực nhất định. + Tiến hành bồi dưỡng cán bộ thẩm định thường xuyên,liên tục.Trong những năm vừa qua,HBB rất chú trọng công tác này.Liên tục mở ra các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đồng thời có sự kiểm tra chặt chẽ hiệu quả của chương trình đào tạo,bồi dưỡng.Các lớp đào tạo đều do ngân hàng Nhà nước,các cơ sở có uy tín tổ chức.Cuối mỗi khoá luôn có bài đánh giá đối với từng cán bộ tham gia. Đây là hình thức bắt buộc mà ngân hàng đề ra không chỉ đối với cán bộ thẩm định.Từ năm 2008,với sự hợp tác của Deutsche Bank việc đào tạo,bồi dưỡng cho cán bộ tiếp tục được triển khai và đạt hiệu quả cao hơn nữa.Công tác đào tạo cũng cần được quan tâm hơn nữa,thường xuyên hơn và chủ yếu góp phần cho cán bộ thẩm định tự trao dồi nghiệp vụ thường xuyên hơn. Việc đào tạo còn đặc biệt chú trọng đến cán bộ mới tuyển dụng.Họ thường xuyên được thử việc tại các chi nhánh để có cơ hội tiếp xúc với thực tế nhiều hơn và đa dạng hơn.Họ cũng được những cán bộ thẩm định có kinh nghiệp trực tiếp hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ và các vấn đề liên quan. Điều này tạo cho những cán bộ mới nhanh chóng học hỏi và bắt nhịp với công việc.Trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu họ buộc phải thuyên chuyển. + Chính sách lương thưởng đối với cán bộ cũng cần gắn với trách nhiệm đối với công tác thẩm định.Việc có quy định lương thưởng rõ rang tạo động lực cho cán bộ thẩm định có động lực phấn đấu.Song không thể gắn liền chế độ thưởng với doanh số bởi có thể tạo nên những nguy cơ không an toàn trong việc thẩm định cho vay. Hiện tại theo đánh giá của các tổ chức kiểm toán thì mức lương,thưởng trung bình mà HBB trả cho nhân viên là khá cao so với các ngân hàng thương mại khác. Điều này có tác động tích cực đến thái độ và tinh thần làm việc của các nhân viên của HBB.Ngân hàng cần phát huy những thành quả này nhưng đồng thời cũng nghiên cứu kỹ hơn việc trả lương theo năng lực làm việc và đóng góp của từng nhân viên để qua đó tăng thêm động lực làm việc và đảm bảo cho nhân viên yên tâm làm việc, tránh những tiêu cực phát sinh. +Trong quá trình thẩm định cũng như sau thẩm định,ngân hàng cần tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ.Thậm chí tạo lập thường xuyên một kênh thông tin giữa khách hàng và ngân hàng để lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng về cán bộ của mình cũng là điều cần thiết.Qua đó sẽ có được sự đánh giá chính xác về nhân viên của mình,có sự phân công hợp lý hơn cũng như ngăn ngừa và hạn chế kịp thời những tiêu cực phát sinh. - Về phía cán bộ thẩm định: + Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc tham gia quá trình bồi dưỡng do ngân hàng tổ chức. + Thường xuyên cập nhật những quy định của nhà nước liên quan đến đầu tư.Khi thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn hay thẩm định cho vay đối với dự án thì những quy định cán bộ tín dụng cần hết sức quan tâm đó là: Quy định về tổng dự toán vốn đầu tư: đối với các dự án sự dụng vốn Nhà nước hoặc các dự án được Nhà nước bảo lãnh thì phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán.Với các dự án đầu tư bằng vốn khác thì có thể ngân hàng tự thẩm định hoặc thuê các tổ chức tư vấn thẩm định. Quy định về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp,từng loại dự án đầu tư thuộc các ngành khác nhau. Quy định về chế độ khấu hao tài sản cố định,chế độ tiền lương,thưởng và bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Quy định về tiền thuê, đền bù và giải phóng mặt bằng của Chính phủ cũng như địa phương nơi dự án được triển khai. Quy định về thuế:thuế xuất nhập khẩu,thuế giá trị gia tăng,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế tài nguyên,thuế thu nhập doanh nghiệp. Những quy định về miễn,giảm, ưu đãi,hỗ trợ và khuyến khích đầu tư của Nhà nước và của địa phương. Trong giai đoạn hiện nay,các dự án lớn mà HBB thẩm định cho vay thường là lĩnh vực thuỷ điện,khai thác và chế biến khoáng sản, đóng tàu…Do đó,những quy định của Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực này cũng cần được lưu ý hơn. + Trang bị những kỹ năng cần thiết của một người làm công tác thẩm định.Trước hết,cần chú trọng về kiến thức dự án,thẩm định dự án,kỹ năng sự dụng phần mềm trong phân tích.Bên cạnh đó cán bộ thẩm định với tư cách là nhân viên quan hệ khách hàng,cần trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp,nhằm thu hút và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững. Điều này là quan trọng vì nó có tác dụng thúc đẩy,hỗ trợ quá trình thẩm định tài chính dự án hiện tại đồng thời tạo lập mối quan hệ để khai thác các dự án của khách hàng trong tương lai. Nguồn lực con người là yếu tố trung tâm,quyết định hiệu quả của tất cả các hoạt động.Thực hiện tốt giải pháp về nguồn lực con người sẽ là cơ sở chắc chắn mang lại hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.Tại HBB,công tác phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm và đó là một lợi thế để ngân hàng tiếp tục phát huy.Với đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ tuổi,thì việc mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng thêm sẽ rất dễ tổ chức và hoạt động có hiệu quả. 2.2.6 Giải pháp về hệ thống cơ sở dự liệu. Trong quá trình thẩm định cho vay,cán bộ thẩm định phải thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau,những thông tin cả ở trong ngân hàng và ở ngoài ngân hàng.Những nguồn thông tin mà ngân hàng có thể tìm kiếm được như: - Thông tin từ doanh nghiệp cung cấp để xin vay vốn; - Thông tin trong cơ sở dự liệu có sẵn của ngân hàng về doanh nghiệp xin vay vốn; - Thông tin từ trung tâm thông tín dụng thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Thông tin từ các ngân hàng khác mà HBB có mối quan hệ làm ăn; - Thông tin từ các tổ chức cung cấp thông tin tư nhân; - Thông tin trên thị trường hoạt động của doanh nghiệp đó; - Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet; - Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp mà HBB có quan hệ. Để thuận tiện trong việc thu thập thông tin,tốt hơn hết là HBB chủ đọng xây dựng hệ thống cơ sở dự liệu cho riêng mình.Công việc này tuy đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức song lợi ích mà nó đem lại cho HBB sẽ có giá trị rất lớn và trong lâu dài.HBB thu thập thông tin về khách hàng dựa trên các nguồn cơ bản trên, đồng thời có sự nghiên cứu phân tích tỷ mỷ chỉ lấy những thông tin cần thiết,liên quan đến hoạt động thẩm định cho vay,trên những nội dung hết sức cơ bản như: - Đối với từng ngành,lĩnh vực cụ thể thu thập về mức tăng trưởng của ngành,cơ hội,tiềm năng phát triển trong tương lai.(khả năng cầu về sản phẩm của ngành,sản phẩm thay thế) - Thu thập số liệu của những doanh nghiệp hàng đầu trong từng ngành(đây có thể là những khách hàng tiềm năng mà HBB quan tâm,tìm cơ hội hợp tác lâu dài) chú trọng thu thập các số liệu định lượng:mức cung của doanh nghiệp,tiềm lực tài chính của doanh nghiệp,doanh thu,lợi nhuận trong những năm gần đây. Đồng thời cũng thu thập những số liệu định tính phán ánh tính hiệu quả,năng động của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức,bộ máy quản trị,nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp. - Thu thập số liệu về thị trường sản phẩm:mức ổn định trong giá cả,sự thay đổi trong lượng cung,lượng cầu sản phẩm và điều quan trọng là xu hướng vận động của thị trường trong tương lai - Các chính sách,pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành,lĩnh vực đó. KẾT LUẬN Năm 2008 là năm thứ 3 liên tiếp Habubank là đại diện duy nhất trong hệ thống NH Việt Nam vinh dự được tạp chí The Banker (thuộc tập đoàn Finacial Times - Anh) trao tặng danh hiệu Bank of the year – Vietnam. Habubank đang cố gắng trở thành NH đa năng, cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. Hoạt động thẩm định của Habubank thu được nhiều kết quả đáng thuyết phục góp phần làm tăng lợi nhuận cho Habubank trong những năm qua.Đồng thời hoạt động thẩm định cho vay cũng còn những điểm chưa hoàn thiện,chưa hoàn thiện ở quy trình,ở nội dung,ở phương pháp thẩm định và các nội dung khác.Để hoàn thiên công tác thẩm định cho vay trung và dài hạn tai Habubank,trong thời gian tới Ngân hàng cần phải không ngừng hoàn thiện về mọi mặt,đặc biệt trong thời đại mới việc liên kết và học tập công tác thẩm định của các ngân hàng quốc tế là việc làm cần thiết,điều này sẽ làm nâng cao khả năng cạnh tranh của Habubank trên thương trường. Để hoàn thành báo cáo thực tập tổng tổng hợp này tôi xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn,tiến sĩ Phạm Văn Hùng đã giúp tôi hoàn thiện đề cương và chỉ ra những thiếu sót trong bản thảo và anh ,chị tại phòng Phát triển kinh doanh chi nhánh Vạn Phúc và các anh tại Hội sở chính –B7,Giảng Võ,Ba Đình,Hà Nội đã cung cấp thông tin rất cần thiết để tôi hoàn chỉnh báo cáo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: Kinh tế đầu tư. PSG.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt Giáo trình: Quản lý dự án. PGS.TS Từ Quang Phương Giáo trình: Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt Giáo trình: Thẩm định tài chính dự án PGS.TS Lưu Thị Hương-khoa ngân hàng-tài chính Bài giảng các môn học: Thẩm định dự án đầu tư. Cô Trần Mai Hương Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp. TS. Lưu Thị Hương ( chủ biên ). NXB Giáo dục 1998. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp. TS. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Ths. Nguyễn Quang Ninh. NXB Thống kê 1998. Sách Ngân hàng thương mại. Edward W.Reed & Edward K.Gill. NXB TP Hồ Chí Minh 1993. Sách Thẩm định dự án đầu tư. Võ Công Tuấn ( chủ biên ). NXB TP Hồ Chí Minh 1999. Tài liệu của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Báo cáo thường niên các năm 2006, 2007, 2008. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng . Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp . Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài chính, Thời báo Kinh tế Việt Nam các năm 16. Niên giám habubank 20 năm giá trị tích lũy niềm tin. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21629.doc