Lời Mở Đầu
Từ khi thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần việc vận chuyển theo cơ chế thị trường của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp sản xuất phải tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết kiệt. Đứng trước xu thế đó các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất bởi muốn tồn tại thì doanh thu phải đủ để bù đắp chi phí và có lãi. Để giải quyết vấn đề trên đứng về góc độ kế toán thì suy cho cùng là phải tổ chức tốt công tác kế toán t
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Công Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Việc tính đúng, tính đủ các chi phí là cơ sở để tính chính xác giá thành sản phẩm giúp cho lãnh đạo các doanh nghiệp biết được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình để kịp thời có những quyết định sâu sắc trong kinh doanh.
Mặt khác trong điều kiện hiện nay việc quả lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Giá thành cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp. Việc hạ giá thành sản phẩm gắn liền với việc phát triển và củng cố chế độ hạch toán kinh tế từ đó tác dụng to lớn trong việc tiết kiệm nhân tài, vật lực của doanh nghiệp.
Trong sự phát triển chung của các doanh nghiệp, Công ty cổ phần In Công Đoàn đã có sự chuyển biến tích cực. Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã trải qua bao thăng trầm và ngày nay công ty đã có những bước phát triển mới về chất lượng tuy quy mô sản xuất và lượng sản xuất còn khiêm tốn so với nhiều doanh nghiệp in khác trong nước nhưng kết quả kinh doanh những năm gần đây đều có lãi và đứng vững trong cơ chế mới. Để nhìn nhận một cách chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , thời gian thực tập tại công ty cổ phần In Công Đoàn , em đã chọn đề tài " Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Công Đoàn". Tuy đề tài chi phí giá thành là rộng và khó nhưng sẽ giúp ta biết được bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm nâng cao kiến thức của mình trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Thanh Hường đã giúp e hoàn thành báo cáo này.
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận chung của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
I. Chi phí sản xuất
1.1. Chi phí sản xuất trong doang ngiệp sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hoa phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có tính chất kinh tế khác nhau và yêu cầu đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi cần có sự phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, đây là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
*Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh phí của chi phí .
Theo tiêu thức này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền ngoài 4 yếu tố chi phí nêu trên.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công việc của chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp); chi phí bàn hàng' chi phí quản lý doanh nghiệp' chi phí hoạt động khác ( các chi phí về hoạt động tài chính và các chi phí bất thường).
Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như:
* Căn cứ vào mối quan hệ chi phí sản xuất kinh doanh với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành chia chi phí thành: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
* Căn cứ vào phương pháp hạch toán, tập hợp chi phí chia chi phí thành: Chi phí hạch toán trực tiếp và chi phí hạch toán gián tiếp.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ chia thành: Chi phí cơ bản, chi phí chung, và thiệt hại trong sản xuất.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với gá thành: Chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp.
Có thể nói, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ xung lẫn nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định.
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra, phân loại quá trình phát sinh trong phạm vi toàn bộ doang nghiệp ở từng thời kỳ nhất định.
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết và động viên mọi kế hoạch khả năng tiểm tàng hạ giá thành sản phảm của doanh nghiệp.
2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm
Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai mặt đối lập với nhau. Một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra , mặt khác là kết quả sản xuất thu được những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hình thành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội cần được tính giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định đã hoàn thành
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như cá tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia làm các loại tương ứng. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm được chia thành : Giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế sản phẩm.
a) Giá thành kế hoạch: Việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện giá thành , kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
b) Giá thành định mức: Cũng giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng có thể thực hiện trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức, dự toán chi phí hiện hành. Giá thành định mức được xem là thức đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các giải pháp mà doanh nghiệp đang áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả chi phí.
c) Giá thành thực tế : Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng trong việc sử dụng các giải pháp để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.
3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và ý nghĩa của công tác này.
3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ chi phí là tạo ra những sản phẩm, lao vụ. Những sản phẩm lao vụ của doanh nghiệp được chế tạo , sản xuất thực hiện ở các phân xưởng, bộ phậnkhác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo như phạm vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thựuc hiện là việc xác định những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí
- Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất có thể là :
- Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoạc toàn doanh ngjiệp
- Từng giai đoạn (bước) công nghệ hoạc toàn bộ quá trình công nghệ
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình
- Từng nhóm sản phẩm
- Từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
3.2. Đối tượng tính giá thành
Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được: Những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào: đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất của sản phẩm, căn cứ vào yêu cầu trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là:
- Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành
- Thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm
- Từng công trình, hạnh mục công trình.
Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ để tính giá thành có thể hàng tháng, có thể tính theo chu kỳ sản xuất...
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, tính chính xác của giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kế quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu càu cấp bách trong nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng những yêu cầu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế toán thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đứng đối tượng đã xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp.
- Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ.
- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
- Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí để sản xuất cho lãnh đạo danh nghiệp ra quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh.
5. Kế toán chi phí sản xuất
5.1. Tài khoản sử dụng
TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"
Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp"
Dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền công, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản phải trả khác của công nhân xản xuất)
TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
Dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận tổ đội sản xuất.
TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra tài khoản 154 còn phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thêu ngoài gia công, tự chế.
5.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
5.2.1. Kế toán tập hợp chi phí trực tiếp.
Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí nguyên vật liệu tiếp : Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ... dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm thành phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong những chi phí chỉ liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.
Như ta đã biết vào ngày 1/1/1999 tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế gía trị gia tăng đã bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế độ hiện hành TK 133 "Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ". Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ và chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Khi mua vật tư dùng ngay vào sản xuất sản phẩm hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thành, ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết liên quan)
Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331 (tổng số thanh toán)
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT khi mua nguyên vật liệu về nhập kho, hoặc dùng sản xuất ngay, ghi:
Nợ TK 152, 153, 621, 622, 627 (gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331 (tổng số tiền phải trả người bán)
Cuối kỳ tiến hành kết chuyển, phân bổ vào các đối tượng liên quan, ghi: Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)
Có TK 621 (chi tiết liên quan)
* Chi tiết nhân công trực tiếp
Về nguyên tắc chi phí này cũng tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trường hợp phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công hay giờ công định mức hoạc cũng có thể là giờ công thực tế.
Toàn bộ tiền công và các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất được tập hợp vào bên Nợ TK 622, kế toán ghi:
Nợ TK 622 (chi tiết liên quan)
Có TK 334, 335, 338.
Cuối kỳ tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng liên quan.
Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)
Có TK 622 (chi tiết liên quan)
5.2.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xuưởng, tổ đội, chi phí về vật liệu, dụng cụ cho quản lý các phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định.
Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất) sau đó mới tiến hành phân bổ các đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ cũng được tiến hành tương tự như chi phí trực tiếp.
Việc tập hợp và kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung được thực hiện trên TK 627 " chi phí sản xuất chung"
Phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuấ chung phát sinh thực tế.
Nợ TK 627 (Chi tiết cho các phân xưởng và tài khoản cấp 2 có liên quan)
Có TK 334, 338 - Chi phí nhân viên
Có TK 152, 153, 142 - Chi phí VL, CCDC
Có TK 214 - Chi phí khấu hao tài sản cố định
Riêng đối với chi phí mua ngoài khấu hao như sau:
Nợ TK 627
Nợ TK 133 (Thếu GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá trị thanh toán)
Phản ánh số ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 627
Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên quan và kết chuyển vào TK 154
Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)
Có TK 627 (chi tiết liên quan)
6. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang
6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoạc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Công thức xác định chi phí sản xuất sản phẩm làm dở cuối kỳ như sau:
Giá trị sản phẩm
làm dở cuối kỳ
=
Chi phí ĐK+chi phí TK
=
SP dở dang
SP hoàn thành+SPDD
Phương pháp này có ưu điểm nhanh chóng, nhưng có nhượng điểm là kém chính xác, do đó chỉ áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất mà chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp hoạc chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn hoặc áp dụng trong trường hợp khối lượng sản phẩm làm dở có ít và tương đối ổn định giữa đầu kỳ và cuối kỳ.
6.2. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Đối với những chi phí bỏ ra 1 lần từ đầu (chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:
SP dở dang C.Kỳ
(theo NVLTT
hoặc NVL chính)
=
Chi phí ĐK+chi phí TK
=
SP làm dở
SP hoàn thành+SP làm dở
Các chi phí khác bỏ dần theo chế độ chế biến, sản xuất sản phẩm (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ theo múc độ hoàn thành.
SP dở dang C.Kỳ
(các chi phí khác)
=
Chi phí ĐK+chi phí TK
=
SP hoàn thành tương đương
SP hoàn thành+SPHT tương đương
Trong đó : SPHT tương đương = Sp làm dở x mức độ hoàn thành
Phương pháp này có ưu điểm là chính xác cao nhưng khối lượng tính toán lớn, do vậy thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí về nguên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nằm trong toàn bộ chi phí sản xuất.
6.3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp làm dở và chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sản phảm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể mà có thể chỉ tích theo định mức chi phí nguyên vật liệu hoạc cho toàn bộ các khoản chi phí.
7.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu
7.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để phát sinh ra giá thành sản phẩm theo công thức
Giá thành sản phẩm
=
Sản phẩm làm dở đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất T.Kỳ
-
Sản phẩm làm dở CK
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành
Khối lượng SP hoàn thành
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính, áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và kỳ tính giá thành với kỳ báo cáo.
7.2. Phương pháp tính giá thành phân bước
Phuơng pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhaunửa thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Phwong pháp tính giá thành phân bước được chia thành:
a) Phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm
Giai đoạn1 (PX1)
Giai đoạn1 (PX2)
Giai đoạn1 (PXn)
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí Khác giai đoạn 1
Chi phí NTP 1 (PX1)
Chi phí NTPn-1 (PX1)
Chi phí Khác giai đoạn 1
Chi phí Khác giai đoạn n
Giá thành NTP 1
Giá thành NTP 1
Giá thành NTP 1
+
+
Có thể khái quát phương pháp này như sau: Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải trải qua n giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục.
Có hai cách kết chuyển tuần tự chi phí ở phương pháp này: Kết chuyển tuần tự theo số tổng hợp và kết chuyển tuàn tự theo từng khoản mục giá thành.
CPSX giai đoạn 1 theo khoản mục
CPSX giai đoạn 2 theo khoản mục
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n theo khoản mục
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
Giá thành thành phẩm (theo từng khoản mục)
b) Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Phương pháp này cho phép tính giá thành một cách nhanh chóng, áp dụng đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu hạch toán giá thành của nửa thành phẩm. Trường hợp này, đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở bước giai đoạn công nghệ cuuoí cùng. Khái quát cách tính theo phương pháp này như sau:
c) Phương pháp giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau (liên sản phẩm). Nội dung của phương pháp như sau:
- Trước hết căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật của sản phẩm để quy đổi cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu biểu có hệ số là 1.
- Căn cứ sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tinhs đổi sản lượng từng loại ra sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng1).
Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn =
Trong đó: Si: Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i
Hi: Hệ số quy định cho sản phẩm i
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả quy trình công nghệ sản xuất và chi phí cuả sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính tổng giá thành của cả liên sản phẩm theo từng khoản mục (theo phương pháp đơn giản)
- Tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của loại sản phẩm đã tính đối nhân với lượng đã tính đối của từng loại sản phẩm.
- Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
d) Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
áp dụng cho những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc những doanh nghiệp tổ chức hàng loạt theo theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Nội dung của phương pháp:
- Bước 1: Khi đơn đặt hàng bắt đầu sản xuất thì kế toán phải mở sổ chi tiết riêng cho từng đơn đặt hàng và mở thẻ tính giá thành riêng cho từng sổ đặt hàng.
- Bước 2 : Hàng kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong sổ chi tiết để ghi sang các thẻ tính giá thành có liên quan.
- Bước 3 : Khi sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán chỉ việc cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được trên thẻ tính giá thành để tính ra tổng gía thành thành phẩm. Giá thành đơn vị sẽ bằng tổng giá thành chia cho khối lượng thành phẩm.
e) Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
- áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản trong một quy trình sản xuất tạo ra từng nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách, kích cỡ khác nhau.
- Nội dung:
+ Chọn 1 tiêu chuẩn hợp lý để tính tỷ lệ phân bổ giá thành cho cả nhóm. Tiêu chuẩn thường chọn: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức.
+ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được và căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ giá thành đã chọn để xác định tỷ lệ phân bổ giá thành.
f) Phương pháp tính giá thành định mức
Vận dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, có thể vận dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, phức tạp, đơn chiếc. Nội dung như sau:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.
- Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệnh thoát ly định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên phân tích những chênh lệnh đó để có biện pháp kịp thời khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phảm.
- Khi có thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệnh chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm sản cuất dở dang nến có.
- Trên cơ sở đã tính được giá thành định mức số chênh lệnh do thay đổi định mức và tập hợp riêng đuực số chi phí chênh lệnh thoát ly định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ được tính theo công thức:
Giá thành thực tế của sản phẩm
Trong đó:
=
Giá thành định mức của sản phẩm
±
Chênh lệnh do thay đổi định mức
±
Chênh lệnh thoát ly định mức
Chênh lệnh do thay đổi định mức
=
Chi phí sản xuất theo định mức cũ
-
Chi phí sản xuất theo định mức mới
Chênh lệnh thoát ly định mức
=
Chi phí sản xuất thực tế
-
Chi phí sản xuất đã tính theo định mức
g) Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ
áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc thu được sản phẩm chính còn tạo ra sản phẩm phụ. Nội dung phương pháp tính công nghệ sản xuất.
- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quy trình công nghệ sản xuất. Xác định giá thành sản xuất của sản phẩm chính bằng cách loại trừ chi phí sản xuất của loại sản phẩm phụ.
Công thức: Zc = Dđk + C – Dck – Zp
Zc: Giá thành của sản phẩm chính
Zp: Giá rthành của sản phẩm phụ
- Tính chi phí sản xuất phụ.
Căn cứ vào giá thành kế hoạch sản phẩm phụ.
Căn cứ vào giá bán của sản phẩm phụ để tính chi phí sản xuất của sản phẩm phụ
Zp = doanh thu – Thuế – Lợi nhuận định mức.
TK 154
TK 621
TK 152,153,138
Chi phí NVL TT
K/c, Phân bổ chi phíNVL TT
phí NVL TT
Nhập kho VL tự phí NVL TT
chế, gia công phế liệu thu hồi
TK 622
TK 334,338
chi phí nhân công trực tiếp
K/c phân bổ
CP nhân công trực tiếp
TK 627
K/c phân bổ
CP sản xuất chung
CP nhân viên
CP vật liệu, dụng cụ
TK 214
TK 111,112,142,335
TK 113
CP khấu hao TSCĐ nhân viên
CP dịch vụ mua
ngoài bằng tiền khác
Thuế GTGT đầu vào
TK 334,338
TK 622
Xuất kho tiêu thụ
gửi đi bán
GT T.tế SPHT nhập kho
Giá trị t.tế SPHT
bán ngay gửi đi bán
TK 152,153
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo pp kê khai thường xuyên
CHƯƠNG II
Tình hình thực tế và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần In Công Đoàn
I.Tổng quan về Công ty cổ phần In Công Đoàn
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần In Công Đoàn
Ngày 22.08.1946 với nhu cầu in ấn phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Công Đoàn Việt Nam , tại An toàn khu, Nhà in Lao Động đã được thành lập. Sau bao thăng trầm cùng lịch sử nước ta, hiện nay nhà in đã được chuyển đổi thành công ty Cổ phần In Công Đoàn
Quá trình phát triển của Công ty :
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước , đơn vị phải sơ tán đến Lập Thạch – Vĩnh Phúc và được Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam trang bị cho 2 máy in để in báo Lao Động. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn nên qui mô của đơn vị còn khá nhỏ.
Với xu thế phát triển của đất nước, ngày 14.05.1994 Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ra quyết định 446/TLĐ phê duyệt luận chứng kinh tế đầu tư mở rộng đơn vị nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường
Sau khi có sự hội nhập và chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế ngày 10.09.1997 ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 34 – 28 cho phép đơn vị kinh doanh theo cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi : “ Công ty In Công Đoàn ” có trụ sở tại 167 Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội
Do nhu cầy kinh doanh và tính tất yếu của cơ chế thị trường, ngày 5.3 Tổng liên đoàn Lao Động đã có quyết định số 352 - QĐ/TLĐ về việc chuyển đổi hình thức chuyển thành Công ty Cổ phần In Công Đoàn đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103026488 ngày 28.08.2008. Công ty được Tổng liên đoàn Lao động giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
-Vốn điều lệ : 15.000.000.000 VNĐ
- Tổng sổ cán bộ công nhân viên trong công ty tính đến ngày 31.12.2009 là 340 người trong đó có 29 quản lý các cấp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đều được đào tạo chuyên môn theo khả năng và công việc đang đảm nhiệm. Cụ thể :
+ Trình độ Đại học và sau đại học : 74 người
+ Trình độ Cao Đẳng : 59 người
+ Trình độ Trung Cấp : 158 người
+ Còn lại đều được huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ ( bảo vệ, phục vụ…. )
Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề : in tổng hợp các loại sách báo , tạp chí. Sản phẩm của Công ty là trang in các loại. Khách hành truyền thống của công ty là báo Lao Động, Báo Văn nghệ, Báo Nông thôn ngày nay cùng nhiều Nhà xuất bản trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Ngoài ra công ty còn thực hiện rất nhiều các đơn đặt hàng của các khách hàng từ các loại tem, tờ rơi… cho đến các dự án đấu thầu in ấn lên tới vài tỉ đồng
Từ khi chuyển đổi cơ chế cho đến nay, Công ty Cổ phần In Công Đoàn đã luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ không ngừng lớn mạnh để tồn tại và phát triển
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển của Công ty cổ phần In Công Đoàn
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1
Tổng Doanh thu
47.745.829.245
54.907.703.632
65.340.167.322
2
Tổng chi phí
47.011.829.889
54.063.604.373
64.335.689.204
3
Nộp Ngân sách
205.519.820
236.347.792
281.253.873
4
Lợi nhuận
528.479.536
607.751.466
723.224.245
5
Thu nhập bình quân/người/tháng
1.782.355
1.996.238
2.295.673
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty cổ phần In Công Đoàn
Công ty cổ phần In Công Đoàn là một donah nghiệp Nhà nước mới chuyển đổi hình thức sang công ty cổ phần có tư cách pháp nhân có con dấu riêng. Tự chủ trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nhiệm vụ của công ty là tổ chức kinh doanh, sản xuất, in ấn các loại sách báo, văn hóa văn phòng phẩm,… nghiên cứu cung cấp các sản phẩm in đáp ứng nhu cầu của thị trường
Tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty đã biết vận dụng tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, mở rộng kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của k._.hách hàng, tạo được tiềm lực cạnh tranh cho công ty trong nền kinh tế thị trường đưa công ty trở thành một trong nhưng Doanh nghiệp tiêu biểu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Đối với các Doanh nghiệp sản xuất quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và công tác tổ chức hạch toán kế toàn nói riêng, Vì vậy việc nghiên cứu nắm vững qui trình công nghệ sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được mô hình quản lí hiệu quả, khai thác tối đa năng lực sản xuất
Khi có đơn đặt hàng, Phòng quản lí tổng hợp sẽ căn cứ vào chi tiết đơn đặt hàng viết lệnh sản xuất gửi xuống các phân xưởng, các phân xưởng căn cứ vào lệnh tiến hành phối kết hợp sản xuất sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất theo mô hình qui trình công nghệ như sau :
- Phân xưởng chế bản: căn cứ vào lệnh sản xuất ( có kèm theo Market, ảnh,… )
+ Phòng máy vi tính: thiết kế hoặc thiết kế lại trên máy tính cho phù hợp, qua kiểm tra nhiều lần, khi đạt yêu cần sẽ in trên giấy can mỏng ( có vai trò như phim ). Sau đó đưa lại cho khách hàng duyệt nếu khách hàng chấp nhận thì chuyển qua khâu bình bản.
+ Khâu bình bản : Công nhân kĩ thuật đưa phim vào bình rồi ghim lại theo ý đồ của người in. Nếu là ảnh thì bình lên phim rồi can bao nhiêu màu thì màn ảnh đó phải qua bao nhiêu phim lần lượt được xếp ra sau đó đưa ra máy phơi trước khi đưa ra máy phơi phải kiểm tra kĩ và đặt sát các ánh sáng sao cho trùng khít lên nhau rồi phải bình lại sau đó mới chuyển ra phơi.
+ Khâu phơi : Mỗi bản bình được phơi trên một tấm kẽm rồi đưa lên bàn phơi sau đó chiếu đèn Leon có ánh sáng cực mạnh. Dưới ánh đèn các phần tử không in bị hủy còn các phần tử in được giữ lại trên tấm kẽm có phủ màng cảm quang. Sau khi phơi xong đưa ra bàn rửa bằng dung dịch để tẩy bẩn đưa tiếp vào máy sấy kẽm rồi chuyển qua khâu in Offset
- Phân xưởng in Offset : Sau khi phơi trên tấm kẽm và được sấy xong thì các bán thành phẩm được chuyển xuống phân xưởng in. Nếu in ở máy in một màu thì khi in mảnh màu qua 4 lần, nếu in ở máy in 4 màu thì chỉ cần lập bản kẽm vào các máy và qua các công đoạn in truyền của máy ra được sản phẩm. Nếu là sản phẩm báo thì chỉ cần đưa vào máy coroman và in một lần là ra được luôn 2 tờ liền một lúc có ảnh gấp tự động. In xong chuyển xuống xưởng đóng sách.
- Phân xưởng đóng sách : Nhận các trang in đưa lên máy dỗ, cắt để tạo ra các trang in nhỏ hơn và đưa vào gấp thành các tay in của ấn phẩm. Các tay in sẽ được soạn theo thứ tự thành quyển, các quyển được đưa lên máy khâu gáy sau đó chuyển sang máy vào bìa. Lúc này, sản phẩm đã được hoàn thành theo yêu cầu của khách hàng.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần In Công Đoàn
Giám Đốc
Công ty in cổ phần In Công Đoàn đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lí phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh của công ty theo mô hình tham mưu trực tuyến, cơ cấu bộ máy quản lí được thể thiện qua sơ đồ sau :
PX in Offset
PX đóng sách
PX chế bản
P.Kế hoạch – Tài vụ
P.Quản lí tổng hợp
P.Tổ chức hành chính
Hội đồng quản trị
Chức năng nhiệm vụ của cá đơn vị phòng ban :
- Hội đồng quản trị : Đừng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch là người được Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam bổ nhiệm, thay mặt cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam quản lí số vốn của Nhà Nước tại công ty
- Ban Giám Đốc : Đứng đầu là Giám đốc là người được Hội đồng quản trị bầu, đề nghị với liên đoàn Lao động Việt Nam và được chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và hội đồng quản trị về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất trong công ty với sự tham mưu giúp việc của 2 phó Giám đốc, Phòng tổ chức hành chính, Phòng Tài vụ
- Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề nhân sự như tuyển dụng lao động, quản lí hồ sơ người lao động, lập kế hoạch lao động trong công ty, phân loại lao động, phân nguồn tiền lương theo trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên giải quyết các vấn đề khác như : Chế độ lương hưu, chính sách BHXH, bảo hộ lao động, tổ chức hội họp...v..v..
- Phòng quản lí tổng hợp : Công ty có một phó Giám đốc và là trưởng phòng quản lý tổng hợp chịu sự quản lí trực tiếp từ giám đốc. Phó giám đốc có trách nhiệm giám sát hoạt động của phòng quản lí tổng hợp và tham mưu thông tin cho Giám đốc về các vấn đề kĩ thuật, việc ký kết các hợp đồng.Phòng quản lý tổng hợp có 3 bộ phận :
+ Bộ phận giao dịch: chịu trách nhiệm trong việc giao dịch với khách hàng, người bán, các đối tượng khác đến giao dịch tại công ty.
+ Bộ phận kế hoạch vật tư : đưa ra cá tiêu chuẩn chất lượng, định mức tiêu hao vật ( căn cứ theo từng đơn hàng từ đó lập phiếu tính già cho khách hàng, nếu được chấp nhận sẽ kí kết hợp đồng ).
+ Bộ phận Kỹ thuật cơ điện: lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… đồng thời theo dõi qui trình công nghệ sản xuất hưỡng dẫn kĩ thuật sản xuất từng loại ấn phẩm, từng khâu sản xuất
- Phòng kế toán – tài vụ : có 6 người gồm 5 kế toán và 1 thủ quĩ có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề tài chính, quản lí thu chi và báo cáo lãi lỗ. Giúp việc cho Giám độc trong việc lập sổ sách kế toán lập báo cáo theo chế độ do Nhà nước ban hành. Thay mặt Công ty thực hiện các nghĩa vụ ngân sách Nhà nước. Cung cấp thông tin kinh tế quan trọng giúp cho Giám đốc có thể đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh hợp lí đạt hiệu quả cao.
- Các phân xưởng sản xuất : là các bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo lệnh của phòng quản lí tổng hợp trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Mỗi phân xưởng có 1 quản đốc, mỗi tổ có 1 tổ trưởng.
+ Phân xưởng chế bản gồm ( 3 tổ ) :
Tổ vi tính
Tổ bình bản
Tổ phơi bản
+ Phân xưởng in Offset gồm : ( 4 tổ )
Tổ 5 màu
Tổ 1 màu
Tổ 2 màu
Phân xưởng cuộn offset Toshiba Coroman
+ Phân xưởng đóng sách : ( 4 tổ )
2 tổ sách
Tổ OTK
Tổ gấp xếp
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần In Công Đoàn
Phòng kế toán có chức năng chung là kiểm tra về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị và cung cấp thông tin. Thông tin của kế toán được sử dụng để làm căn cứ ra các quyết định của Giám đốc, phối hợp với các bộ phận chức năng khác và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra…
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vật liệu, CCDC
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Với tính chất công việc mang tính chuyên môn cao, bộ máy kế toán của công ty được rà soát tổ chức rất chặt chẽ, mọi công việc được giao trách nhiệm cho từng nhân viên có chuyên môn đúng lĩnh vực. Phân công cụ thể :
-Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm trc Giám đốc về toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán. Kế toàn trưởng phối hợp hoạt động của kế toán phần hành, quyết định việc ghi chép, lập báo cáo tài chính cuối kì và tham mưu cho Giám đốc về quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp số liệu do các nhân viên kế toán khác cung cấp để từ đó lập báo cáo tổng hợp
- Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ, tài sản cố định : có nhiệm vụ theo dõi tình hinh nhập – xuất – tồn từng loại vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ. Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định , tiến hành trích khấu hao tài sản cố định theo các phương pháp đã lựa chọn . Tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ theo từng tháng quí.
- Kế toán thanh toán : Ghi sổ chi tiết để theo dõi từng người mua người bán. Tập hợp các chứng từ để ghi Chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp ghi sổ Cái
- Kế toán tiền lương : có nhiệm vụ tính lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cán bộ công nhân viên của công ty. Kế toán tiền lương phải nộp bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho kế toán tổng hợp.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi biến động tiền mặt tại quỹ, hàng tháng nộp báo cáo cho kế toán trưởng về tình hình tiền mặt tại quỹ của công ty. Ngoài ra thủ quỹ còn có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có đầy đủ các chứng từ cần thiết.
5. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần In Công Đoàn
5.1 Chế độ chính sách kế toán công ty đang áp dụng :
Hiện nay, công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán là VNĐ, các đơn vị tiền tệ khác được quy đổi theo giá do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm qui đổi. Công ty áp dụng Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N có xác định kỳ kế toàn là Quý
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn khó : theo giá thực tế
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kì :
Tồn kho đầu kì + nhập kho trong kì - Xuất trong kì
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán Tài sản cố định được công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm của 1 TSCĐ
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Tỷ lệ khấu hao năm = 1/Số năm sử dụng dự kiến
Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà Nước quy định. Và để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ của công ty đã dựa vào những căn cứ sau :
+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
+ Hiện trạng của TSCĐ
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
5.2 Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toàn là một yếu tố quan trọng trong hạch toán kế toán, đây là căn cứ để ghi sổ và hạch toán kế toán trong công ty.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyến đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán tại công ty.
5.3 Tình hình vận dụng chế độ tài khoản kế toán :
Hệ thống tài khoản kế toán là tập hợp các tài khoản kế toán được sử dụng để ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán.Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh qua tài khoản kế toán.Các tài khoản kế toàn hiện đang sử dụng tại công ty :
+ TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 141, TK 142, TK 144, TK 152, TK 153, TK 154
+ TK 211, TK 214, TK 241
+ TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 338, TK 341
+TK 411, TK 414, TK 415, TK 421, TK 431
+ TK 511, TK 532
+ TK 621, TK 622, TK 627, TK 631, TK 641, TK 642
+ TK 711, TK 811, TK 911
Các tài khoản như TK 111, TK 112 được chi tiết theo từng đối tượng. Công ty k sử dụng hệ thống tài khoản ngoài bảng
5.4 Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán công ty tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối mỗi tháng kế toán phải tiến hành khóa sổ tính ra tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toàn tính ra tổng số phát sinh Nợ và Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Số liệu trên sổ cái là căn cứ để tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh.
Kế toán tiếp tục lập Báo cáo tài chính dựa trên số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) trước khi lập Báo cáo tài chính , kế toán phải đối chiếu kiểm tra tính đúng đắn của sổ liệu
Khi tiến hành đối chiếu, kiểm tra kế toán cần phải dựa trên các tiêu chí đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản đối ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Ghi hàng ngày: à
+ Ghi cuối tháng, hoặc định kì :
+ Đối chiếu kiểm tra:
Các loại sổ: Sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ thẻ kế toán chi tiết (sổ TSCĐ, sổ chi tiết vật tư, sản phẩm hàng hoá, thể kho, sổ chi phí sản xuất, thẻ tình giá thành sản phẩm, sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí trả trước, sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, thanh toán nội bộ ngân sách, sổ chi tiết tiêu thụ)
5.5 Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi theo cơ chế thị trường nhằm có được sự thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, Kế toán công ty tuân thủ nguyên tắc của Bộ Tài chính đã ban hành để lập các báo cáo Kế toán. Đó là :
- Báo cáo kết quả kinh doanh : là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình kết quả sản xuất kinh doanh trong một kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động khác
- Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính tổng hợp để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
- Thuyết minh báo cáo tài chính : được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh , tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng hoặc chi tiết được
- Báo cáo thuế : Do đặc thù quản lý của ngành thuế và tuân thủ theo nguyên tắc quản lý của Nhà nước nên các báo cáo thuế phải lập hàng tháng và nộp cho chi cục thuế quận Đống Đa – Hà Nội vào cuối mỗi tháng. Tất cả các báo cáo còn lại đều được lập vào cuối mỗi kì kinh doanh của Công ty
Đối với các báo cáo tài chính như Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính phải được lập vào cuối mỗi kỳ kinh doanh hàng năm, do đặc thù quản lý của công ty mỗi báo cáo này được kế toán công ty lập thành 4 bản : 1 bản nộp cho chi cục thuế quận Đống Đa, 1 bản nộp cho Sở Tài chính, 1 bản nộp cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và lưu 1 bản tại phòng kế toán. Có thể do yêu cầu của Hội đồng quản trị và các cổ đông các báo cáo này có thể sẽ được lập thêm một số bản nữa để cho các cổ đông trong công ty xem để biết và giám sát về tình hình kinh doanh của công ty trong kỳ vừa qua từ đó có thể góp ý kiến, điều chỉnh hoặc đưa ra các quyết định, các phương hướng kinh doanh trogn các kỳ tiếp theo của công ty
II. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Công Đoàn
1. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành ở Công ty cổ phần In Công Đoàn .
Là loại hình doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên trong kì công ty nhận được rất nhiều hợp đồng với số lượng yêu cầu khác nhau. Tuy vậy công ty k hạch toán chi phí sản xuất cho từng bộ phận hay từng đơn đặt hàng mà tiến hành hạch toán chung cho toàn bộ quá trình sản xuất và cho tất cả đơn đặt hàng trong quý.
Bộ phận in là bộ phận sử dụng nguyên vật liệu chính chủ yếu chiếm phần lớn giá thành sản phẩm ( từ 60% đến 70% ), còn bộ phận sau in chỉ nhận bán thành phẩm sau in từ bộ phận in để hoàn thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đưa vào bộ phận hoàn thành chiếm tỷ trọng nhỏ ( chủ yếu là keo, chỉ….). Đối với nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất ở phân xonwgr in được tính toán chặt chẽ vừa đủ cho từng đơn đặt hàng căn cứ vào số lượng và định mức do công ty xây dựng.
2. Nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, Công ty cổ phần In Công Đoàn đã quy định các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là : Chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, chi phí động lực mua ngoài. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho để tính ra giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp dùng và căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp.
Những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên qua đến 1 đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán tập hợp vào các đối tượng tiến hành theo phương pháp trực tiếp: Căn cứ vào chứng từ gốc để tiến hành phân loại tập hợp trực tiếp những chi phí đó cho các đối tượng trực tiếp sử dụng. Đối với những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán mà không thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng được thì Công ty tiến hành phân bổ gián tiếp cho các đối tượng theo một tỷ lệ cố định .
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty rất phong phú về chủng loại mỗi loại có tính năng, tác dụng khác nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
a) Kế toán nguyên vật liệu chính:
ở công ty nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất gồm:
- Giấy, bìa các loại: Giấy Couches,s, giấy Đài Loan, giấy Bãi Bằng, Tan Mai, Singapore, Malaysia..., Bìa cát tông, xanh, trắng... Tổng số có hơn 23 loại giấy và bìa có quy cách, kích cỡ khác nhau.
- Mực in gồm: Mực đen Nhật, mực vàng Đức, mực xanh Trung Quốc, mực đỏ Hồng Kông..
Do có nhiều chủng loại khác nhau nên công ty đã phân chia nguyên vật liệu một cách chi tiết để từ đó nhận biết được số hiện có và tình hình biến động của chúng. Cụ thể ta có bẳng sau:
STT
Danh điểm
Tên Vật Tư
Đơn vị
Đơn giá
1521
Giấy in
1
1521 – 0001
Giấy cuộn Liên Xô
Kg
2
1521 – 0002
Giấy cuộn Thuỵ Điển
Kg
3
1521 – 0003
Giấy cuộn Tân Mai
Kg
4
1521 – 0004
Giấy cuộn Bãi bằng
Kg
.................
...
1522
Mực in
1
1522 – 0001
Mực đen Đức
Kg
2
1522 – 0002
Mức đen Trung Quốc
Kg
3
1522 – 0003
Mức đen Nhật
Kg
4
1522 –0004
Mực xanh Hồng Kông
Kg
Sau khi hợp đồng với khách hàng, phòng điều độ sản xuất vật tư viết phiếu xản xuất phân xưởng trực tiếp có nhiệm vụ sản xuất
Ví dụ: trích hợp đồng số 35 tháng 5 năm 2009
-Tên ấn phẩm
: Báo thiếu niên tiền phong
- Số ấn phẩm
: 28
- Số lượng
: 25.000 từ
- Khổ
: 20 x28cm
- Loại giấy
: Giấy Bãi Bằng
- Ruột
: 2 màu
- In bìa
: Nhiều mầu
- Đơn giá
: 800đ/tờ
- Thành tiền
20.000.000đ
Sau khi nhận hợp đồng số 35, phòng điều độ sản xuất vật tư sẽ viết phiếu sản xuất ứng với hợp đồng trên.
trích: phiếu sản xuất số 40 - tháng 2 năm 2009
Tên khách hàng: Toà soạn Báo thiếu niên tiền phong
Giấy in: Giấy Bãi Bằng
Số lượng xuất
75g/m2 80 x 112 cm
SLC: 1.000(kg)
Bìa: Nhiều màu
% máy: 50(kg)
Ruột: 2 màu
Cộng: 1.020(kg)
Phân xưởng sau khi nhận được phiếu sản xuất số 48 thì tiến hành sản xuất theo phiếu đó. Để sản xuất theo phiếu số 48 thì phân xưởng sẽ đề nghị xin lĩnh vật tư. Tại phòng điều độ sản xuất vật tư sẽ xuất kho theo phiếu.
Biểu số 1:
Cty cổ phần In Công Đoàn
Phiếu xuất kho
Số: .................
167 Tây Sơn – Hà Nội
ngày 02/05/2009
Nợ Tk 621
Có 152 (1521)
Họ tên người nhận: Nguyễn Mạnh Hùng- Phân xưởng in
Lý do xuất kho: In báo
Xuất tại kho: Chị An
STT
Tiền nhãn hiệu quy cách
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Giấy Bãi Bằng
0004
Kg
1.050
8.000
8.400.000
Cộng
1.050
8.400.000
Xuất ngày 02/05/2009
Phụ trách kế toán Người nhận Thủ kho
Biểu số 2:
Cty cổ phần In Công Đoàn
Phiếu xuất kho
Số: .................
167 Tây Sơn – Hà Nội
ngày 02/05/2009
Nợ Tk 621
Có 152 (1522)
Họ tên người nhận: Nguyễn Mạnh Hùng- Pxin
Lý do xuất kho: In báo
Xuất tại kho: Anh Minh
STT
Tên nhãn hiệu quy cách, phẩm chất VT
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Mực đen Đức
0001
Kg
50
28.000
1.400.000
2
Mựcxanh Hồng Kông
0004
Kg
40
26.000
1.040.000
3
Mực vàng Đức
0005
Kg
20
29.000
580.000
4
Mực đỏ Nhật
008
Kg
10
27.500
275.000
5
Mực sen Mỹ
009
Kg
10
30.500
305.000
Cộng
3.600.000
Xuất ngày 02/02/2000
Phụ trách kế toán Người nhận Thủ kho
Đơn giá ghi trong phiếu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Cuối tháng kế toán sẽ ghi số liệu tính được vào phiếu xuất kho.
Đơn giá thực tế bình quân
=
Giá thực tế vật
liệu tồn ĐK
+
Giá thực tế vật
liệu nhập TK
Số lượng vật
liệu tồn ĐK
+
Số lượng vật
liệu nhập TK
Giá thực tế xuất kho = Số lượng VL xuất kho x Đơn giá TT bình quân
Việc xuất NVL chính được tiến hành xuất cho từng ca và cuối tháng tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Sau đó vào chứng từ ghi sổ chi phí NVL trực tiếp Nhà in hạch toán vào TK 621, mở chi tiết cho từng phân xưởng trên cơ sở phiếu xuất kho thực tế và đơn giá cụ thể Nhà in tiến hành lập bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ.
Biểu số 3:
Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Tháng 05 năm 2009
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 152
TK 153
TK 1521
TK 1522
TK 1523
Cộng TK 152
1
TK 621 Chi phí NVL trực tiếp
1.956.889.200
838.666.800
19.689.000
2.815.245.000
- Phân xưởng chữ ảnh vi tính
293.533.380
125.800.020
1.262.000
420.595.400
- Phân xưởng chế bản
97.844.460
41.933.340
2.890.000
142.667.800
- Phân xưởng in
1.565.511.360
670.933.440
15.537.000
2.251.981.800
2
TK 627: Chi phí sản xuất chung
11.317.000
42.641.000
53.958.000
4.003.924
- Phân xưởng ảnh vi tính
3.960.950
14.924.350
18.885.300
1.405.635
- Phân xưởng chế bản
2.263.400
8.528.200
10.791.600
1.801.916
- Phân xưởng in
5.092.650
19.188.450
24.281.100
1.384.000
3
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.071.000
3.071.000
4
TK: Chi phí trả trước
12.720.000
12.720.000
Cộng
1.968.206.200
838.666.800
78.121.000
2.884.994.000
5.387.928
Người lập Kế toán trưởng
Trong tháng 5 năm 2009 theo phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính trực tiếp và căn cứ vào bảng phân bổ thì chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để in trong tháng là 2.815.245.000 đồng. Trong đó chi phí về giấy là 1.956.889.200 đồng và về mực là 838.666.888 đồng.
Kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ với định khoản như sau:
Nợ TK 621: 2.884.994.000
Chi tiết: PX in : 2.251.981.800
PX chế bản: 142.667.800
PX chữ ảnh vi tính: 420.595.400
Có TK 152: 2.815.245.000
Chi tiết TK 1521: 1.956.889.200
TK 1522: 838.666.800
Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 07 và 06 để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, cuối cùng là ghi vào sổ cái TK 621 (biểu 01)
Chứng từ ghi sổ
Cty cổ phần in Công Đoàn
Số 06
167 Tây Sơn – Hà Nội
Ngày 28/05/2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính
621
1521
293.533.380
- Xuất NVL giấy cho phân xưởng chế bản
621
1521
97.800.460
- Xuất NVL cho phân xưởng in
621
1521
1.565.511.360
Cộng
1.956.889.200
Kèm theo..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Chứng từ ghi sổ
Cty cổ phần In Công Đoàn
Số 07
167 Tây Sơn – Hà Nội
Ngày 28/05/2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính
621
1522
125.800.020
- Xuất NVL giấy cho phân xưởng chế bản
621
1522
41.933.390
- Xuất NVL cho phân xưởng in
621
1522
376.933.440
Cộng
838.666.800
Kèm theo..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
b) Chi phí vật liệu phụ
Vật liệu phụ dùng vào sản xuất ở Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau như: Dây đay, hồ dán, dầu thông, bông gòn, bản nhôm, phim...cũng như vật liệu chính, công ty phải mua vật liệu phụ ở bên ngoài và mua đến đâu dùng hết đến đó dự trữ là rất ít. Giá thực tế của vật liệu phụ cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, việc hạch toán chi phí cũng được tiến hành căn cứ vào số lượng xuất dùng hàng ngày, sau đó được tập hợp trên bảng tổng hợp chứng từ gốc và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho đối tượng sử dụng cuối tháng được lên chứng từ ghi sổ tiến hành như trình tự trên.
Biểu số 4:
Cty cổ phần In Công Đoàn
Phiếu xuất kho
Số: .................
167 Tây Sơn – Hà Nội
ngày 02/05/2009
Nợ Tk 621
Có 152 (1523)
Họ tên người nhận: Nguyễn Mạnh Hùng- Pxin
Lý do xuất kho: In báo
stt
Tên nhãn hiệu quy cách, phẩm chất VT
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Hồ dán
Kg
15.000
120.000
2
Dây đay
Kg
6.000
120.000
3
Dung dịch tẩy bẩn
Lít
20.000
300.000
Cộng
540.000
Xuất ngày 02/05/2009
Phụ trách kế toán Người nhận Thủ kho
Chứng từ ghi sổ
Cty cổ phần In Công Đoàn
Số 09
167 Tây Sơn – Hà Nội
Ngày 28/05/2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Xuất NVL cho phân xưởng chữ ảnh vi tính
621
1523
1.262.000
- Xuất NVL giấy cho phân xưởng chế bản
621
1523
2.890.000
- Xuất NVL cho phân xưởng in
621
1523
15.537.000
Cộng
19.689.000
Kèm theo..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Trong tháng 5/2009 tập hợp chi phí vật liệu phụ dùng cho sản xuất là 19.689.000. trong đó phân xưởng in là 15.537.000đ, phân xưởng chế bản là 2.890.000đ và phân xưởng chữ ảnh vi tính là 1.262.000đ. Được định khoản chứng từ số 9 theo định khoản:
Nợ TK 621: 19.689.000
Phân xưởng chữ ảnh vi tính: 1.262.000
Phân xưởng chế bản: 2.890.000
Phân xưởng in: 15.537.000
Có TK: 152(1523): 19.689.000
Đối với 1 số vật liệu xuất dùng có tính chất tham gia sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm như: Cao su OPSET, nỉ bọc ống lôin....có giá trị không lớn lắm công ty hạch toán vào TK 142 (1421) để phân bổ dần trong chi phí sản xuất kinh doanh các tháng theo bút toán ghi sổ tổng hợp.
Xuất kho vật liệu: (Số cao su OPSET xuất trong tháng 5/2009)
Nợ TK 142 (1421): 12.720.000
Có Tk 152 (1523): 12.720.000
Phân bổ giá trị NVL vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ 50% giá trị thực của vật liệu xuất kho.
Nợ TK 621 (chi tiết phân xưởng in): 6.360.000
Có TK 142 : 6.360.000
Chứng từ ghi sổ
Cty cổ phần In Công Đoàn
Số 08
167 Tây Sơn
Ngày 28/05/2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Phân bổ NVL vào chi phí sản xuất kinh doanh
621
142
6.360.000
Cộng
6.360.000
Kèm theo..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Khi vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm không dùng hết sẽ tiến hành nhập lại kho và kế toán ghi:
Nợ TK 15
Có TK 621
Cuối tháng 5/2009 kế toán tiến hành kê khai lại số vật liệu chính (mực và giấy )xuất dùng cho sản xuất không hết ở từng phân xưởng:
Phân xưởng chữ ảnh vi tính: 12.750.820
Phân xưởng chế bản: 3.565.380
Phân xưởng in: 60.295.700
Căn cứ vào số liệu trên kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 11 theo:
Nợ TK 152: 76.431.900
Có TK 621: 76.431.900
Chi tiết: Phân xưởng ảnh: 12.510.820
Phân xưởng chế bản: 3.565.380
Phân xưởng in: 60.295.700
Chứng từ ghi sổ
Cty cổ phần In Công Đoàn
Số 11
167 Tây Sơn
Ngày 28/05/2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Nguyên vật liệu xuất dùng sản phẩm không hết nhập lại kho
152
621 PX chữ ảnh
12.570.820
621 PX chế bản
3.5655.380
621 PX in
60.295.700
Cộng
76.431.900
Kèm theo..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
c) Chi phí nhiên liệu vật liệu mua ngoài
Công ty đã sử dụng năng lượng điện của Công ty Điện lực Hà Nội do chi nhánh điện Đống Đa cung cấp. Chi phí sử dụng điện thế sản xuất được tính trên tổng nguyên liệu tiêu hao thực tế với giá của sở điện lực bán. Khi nhận được giấy báo tiền điện, công ty đề nghị ngân hàng chuyển thanh toán số tiền ghi trê hoá đơn cho chi nhánh điện và kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng và hoá đơn tiền điện để tập hợp chi phí này và giấy báo nợ của Ngân hàng và hoá đơn tiền diện để tập hợp chi phí naỳ tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Trích: Bảng phân bổ tiền điện sử dụng trong tháng 05/2009
ĐVT : đồng
STT
Đối tượng sử dụng
Phân xưởng in
Phân xưởng chế bản
Phân xưởng chữ ảnh vi tính
Quản lý doanh nghiệp
Nội dung
Phân bổ tiền điện cho các đối tượng
68.456.207
10.808.875
4.509.698
6.513.720
Ngày 28/05/2009
Người lập Kế toán trưởng
Việc hạch toán tiền điện của công ty hiện nay chưa đúng vì chi phí nhiên liệu động lực mua ngoài lại hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 621 (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Có TK 112 (tổng số tiền thanh toán)
Với số tiền trên kế toán vào chứng từ ghi sổ theo định khoản)
Nợ TK 621 : 83.768.780
PX in: 68.456.207
PX chế bản: 10.808.875
PX chữ ảnh vi tính: 4.503.720
Nợ TK 642 : 6.513.720
Có TK 112 : 90.282.500
Và chi phí sử dụng điện cho sản xuất chế tạo sản phẩm được ghi chép vào chứng từ ghi sổ số 10 kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái của TK liên quan (TK 621)
Chứng từ ghi sổ
Cty cổ phần In Công Đoàn
Số 10
167 Tây Sơn – Hà Nội
Ngày 28/05/2009
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
- Phân bổ tiền tiện cho các đối tượng sử dụng
- 621 PX in
112
68.456.207
- 621 PX chế bản
112
10.808.815
- 621 PX chữ ảnh vi tính
112
4.503.698
- 642
112
6.513.720
Cộng
90.282.500
Kèm theo..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
ở công ty chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích nộp theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Công ty hiện nay áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng in và theo giờ công định mức cho công nhân trực tiếp sản xuất ở 2 phân xưởng còn lại.
+ Đối với phân xưởng in: Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm, đơn giá lương sản phẩm được căn cứ trên số trang in tiêu chuẩn hoàn thành. Cuối tháng kế toán căn cứ vào số trang in tiêu chuẩn hoàn thành do thống kê tính lương và lập bảng thanh toán lương cho phân xưởng in. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán lương để lập bảng phân bổ tiền lương cho đối tượng và ghi vào chứng từ ghi sổ số 12.
Đơn giá lương của phân xưởng là 148,41đồng. Một trang in đạt tiêu chuẩn. Trong tháng 5/2009 phân xưởng in có 301.125.000 trang in đạt tiêu chuẩn. Vậy tổng số tiền lương trong tháng 5/2009 của phân xưởng in là:
Trong phân xưởng in thì việc tính toán lương lại được căn cứ vào số lương lao động, ngày công cơ bản, bình bầu trách nhiệm, tính chất phức tạp của công việc mà tổ chưc đó đảm nhận.
Bảng thanh toán tiền lương của tổ máy Tháng 5/2009
Đơn vị : ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26619.doc