Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây

Tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây: ... Ebook Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Đối với quốc gia, thất nghiệp thiếu việc làm là một sự lãng phí tài nguyên sinh lực. Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp và thiếu việc làm làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp và nóng bỏng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển con người. Do đó, việc giải quyết việc làm và tạo mở việc làm trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi thành phần trong xã hội nhằm đưa đất nước đi lên theo kịp sự phát triển chung của khu vực và của thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng, cùng với sự hướng dẫn của GS Mai Quốc Chánh, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây” để nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập cuối khoá của mình. Đồng thời cũng mong muốn được đóng góp những kiến thức mà bản thân đã được học tập trong trường ĐH Kinh tế Quốc dân làm cho công tác tạo mở việc làm của huyện được thực hiện ngày càng tốt hơn. Chuyên đề thực tập này được chia làm ba phần: Phần I: Những lý luận chung về vấn đề việc làm Phần II: Thực trạng về việc làm và công tác tạo mở việc làm của huyện Đan Phượng trong những năm vừa qua. Phần III: Kiến nghị và đề xuất. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú cán bộ ở phòng Nội vụ - Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thới gian thực tập và nghiên cứu. Trong quá trình viết bài, không tránh khỏi những sai sót vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế quốc dân để bài viết này được hoàn thiện hơn. PhÇn I: Nh÷ng lý luËn chung vÒ vÊn ®Ò viÖc lµm I, Lao động và nguồn lao động: 1, Lao động: Lao động theo triết học Mac-Lênin: là quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, trong đó con người bằng hoạt động của chính mình làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Ngày nay khái niệm lao đã được mở rộng hơn, đó là là hoạt động có mục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Lao động là nguồn gốc và là động lực phát triển xã hội, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động ngày càng tiến bộ. Đặt trong bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì lao động được đánh giá ở nhiều khía cạnh mới, cụ thể là Thứ nhất, lao động được coi là phương thức tồn tại của con người nhưng coi trọng lợi ích của con người. Bởi vì lao động biểu hiện bản chất của con người còn lợi ích của người lao động là vấn đề nhạy cảm nhất, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với phương thức sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì lao động được xem xét trên khía cạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả. Thứ ba, là bất cứ một hình thức lao động nào của cá nhân nếu đem lại lợi ích cho cá nhân, cộng đồng và xã hội thì được coi là lao động có ích. 2, Nguồn nhân lực và nguồn lao động: Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. * Về số lượng: là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ (Từ đủ 15-55 đối với nữ, từ đủ 15-60 đối với nam). Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước là khác nhau tuy thuộc và điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Lao động, dân số trong độ tuổi lao động là những người đủ từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 đến 55 tuổi đối với nữ. * Về chất lượng: Là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và phẩm chất của người lao động. Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Như vậy, theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm; những người đang đi học; những người làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác (người nghỉ hưu trước tuổi quy định)… Ở Việt Nam, khái niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động việc làm thì lực lượng lao động bao gồm cả những người ở ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc trong các ngành kinh tế. 3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội: Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhờ đó mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện từng bước, phát huy được tác dụng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người được đặt vào một quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, ý thức trách nhiệm lớn cả trong lao động cơ bắp, lao động kỹ thuật và lao động quản lý. Có như vậy, lực lượng vật chất mới được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Lợi ích của nguồn lao động là động lực to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Vì lợi ích mà con người hoạt động, nó bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, trong đó lợi ích đóng vai trò quan trọng. Người lao động dù làm ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của mình, như vậy lợi ích là nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao động là động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Nguồn lao động với tư cách lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lao động với tư cách là một bộ phận của dân số đồng thời là động lực tiêu dùng mạnh mẽ, luôn đóng vai trò quyết định là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại. Nhận thức đúng đắn về vấn đề lao động không chỉ giúp ta thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem xét việc sử dụng lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp sử dụng, phát huy vai trò của nguồn lao động trong giai đoạn mới. II, Việc làm: 1, Việc làm: a, Khái niệm việc làm: Theo bộ luật lao động Việt Nam: Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm. Như vậy việc làm là: + Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. + Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó. Theo như quan niệm này thì không chỉ những người dang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân, mà nhiều người khác cũng được coi là có việc làm nếu họ giám tiếp tạo ra thu nhập miễn là không bị pháp luật ngăn cấm. b, Các hình thức việc làm: Hiện nay tồn tại nhiều hình thức việc làm như: Việc làm được nhận tiền công, tiền lương; tự tạo việc làm… 2, Người có việc làm và người chưa có việc làm: Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “người có việc làm là người làm một việc gì đó, có được trả công, lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận tiền công hay hiện vật” Ở Việt Nam, người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho cho người có việc làm trong tuần lễ tham khảo. Người chưa có việc làm, là người có nhu cầu làm việc, hiện tại chưa tìm được việc làm, hoặc trước đây đã từng có việc làm, nhưng do điều kiện hoặc hoàn cảnh nào đó chưa tìm lại được việc làm. Trong số này chủ yếu là số công nhân dôi ra do sự sắp xếp lại của các Doanh nghiệp Nhà nước, những người hết hạn hợp đồng làm việc, người đi lao động ở nước ngoài đã trở về. Người thiếu việc làm, là người trong độ tuổi lao động đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó có thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. 3, Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm: 3.1, Số lượng chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo: Đây là yếu tố thuộc về cung lao động, chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo đóng vai trò quyết định đối với tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của một quốc gia cao hay thấp. Số lượng lao động càng lớn thì áp lực giải quyết việc làm càng lớn. Ngược lại, nếu một quốc gia giảm dần được tốc độ tăng dân số quy mô lực lượng lao động sẽ biến đổi với tốc độ chậm dần, số lao động dư thừa trong nền kinh tế sẽ ít đi, khi đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống. Chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà cụ thể là các đơn vị kinh tế sử dụng lao động, do vậy cần phải xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý với chất lượng cao. 3.2, Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động Nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Nhân tố này phụ thuộc vào việc tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài (như FDI, ODA…) và sự phát triển của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ cũng góp phần làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành sẽ làm hoặc làm giảm nhu cầu việc làm. Do vậy cần phải nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời với việc đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề về lao động việc làm. 3.3. Sự ổn định kinh tế chính trị: Sự ổn định về kinh tế chính trị là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tạo mở việc làm. Khi nền kinh tế có sự biến động cũng có những tác động đến việc làm theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. 3.4. Sự di chuyển lao động: Các dòng di chuyển lao động bao gồm sự di chuyển lao động từ vùng này sang vùng khác, từ ngành này sang ngành khác, giữa các thành phần kinh tế và từ nước này sang nước khác. Có nhiều lý do khác nhau để xuất hiện tượng này (như tìm việc làm có thu nhập cao hơn, định cư…) người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ vùng đồng bằng đông dân lên vùng trung du, miền núi; từ vùng kém phát triển này sang một vùng khác phát triển hơn. Nhìn chung sự di chuyển lao động giữa các vùng sẽ làm giảm sức ép về việc làm của một số vùng nhưng lai có thể gây ra tình trạng quá tải về số lượng lao động ở các vùng khác. Tuy nhiên nó cũng có tác dụng tích cực nâng cao thu nhập, giải quyết tình trạng thiếu việc làm của người dân nông thôn và các vùng nghèo, việc di cư đến các vùng thưa dân như miền núi, trung du sẽ góp phần giảm bớt tình trạng dư thừa lao động tại các vùng đồng bằng. Sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế hoặc từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện phân bố hợp lý lực lượng lao động trong từng ngành, từng khu vực, nhờ đó giảm bớt được số lượng lao đông dôi dư. Sự di chuyển của lao động ra khỏi lãnh thổ Quốc gia dưới dạng xuất khẩu lao động hoặc xuất cảnh cũng góp phần điều chỉnh và làm giảm bớt sức ép về việc làm trong nước. Đây là biện pháp mà các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam đã và đang thực hiện. 3.5. Cơ chế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội: Là các chủ trương, biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm phát triển kinh tế xã hội. Yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với vấn đề lao động việc làm. Do vậy, khi ban hành các cơ chế chính sách mới, Nhà nước cần nghiên cứu, phân tích đánh giá ảnh hưởng của chúng đến vấn đề lao động việc làm, từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm duy trì và đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu giải quyết việc làm của đất nước. 3.6. Hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ việc làm: Hỗ trợ cộng đồng bao gồm sự tham gia giải quyết việc làm của cá đoàn thể quần chúng, sự tương trợ lẫn nhau về thông tin, vốn, kỹ thuật để tạo mở và giải quyết việc làm trong xã hội. Dich vụ việc làm là hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối với người lao động. Nó thường được thực hiện qua các trung tâm việc làm. Nhờ các hoạt động này, người sử dụng lao động cũng được cung cấp dịch vụ cần thiết theo hợp đồng. Đây là các nhân tố tác động tích cực và đóng vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm của quốc gia. 3.7. Trợ giúp Quốc tế và giải quyết việc làm: Các quốc gia nhất là các nước đang phát triển thường nhận được các khoản trợ cấp quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề lao động việc làm. Một số nước phát triển còn cung cấp các khoản hỗ trợ song phương đối với lao động nước ngoài từng sinh sống và làm việc tại các quốc gia đó nhưng hết hạn hợp đồng hoặc phải trở về do có lý do về kinh tế hay chính trị, sự trợ giúp này là rất cần thiết trong công tác giải quyết việc làm ở Việt Nam. III, Ý nghĩa của vấn đề giả quyết và tạo việc làm đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội: 1.Về mặt kinh tế: Giải quyết và tạo việc làm là vấn đề được đặt ra ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân cư, những người thiếu việc làm và thất nghiệp mà quan trọng hơn, nó tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, giải quyết và tạo ra việc làm mới cho người lao động trước hết sẽ tạo điều kiện để khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng còn đang tiềm ẩn như tài nguyên vốn, ngành nghề… thông qua lao động của con người. Khi người lao động có việc làm sẽ mang lại thu nhập cho bản thân họ và từ đó tạo ra tích luỹ. Nhà nước không những không phải chi trợ cấp cho những người nghèo không có việc làm mà khi giải quyết việc làm cho họ, họ có thể mang lại tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tăng tích luỹ sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động. Mặt khác, khi người lao động có thu nhập, họ sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng sức mua của toàn xã hội. Tăng tích luỹ sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến tổng cung, tăng tiêu dùng sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên kích thích sự phát triển của sản xuất, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nước ta luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng, đại bộ phận dân cư có mức sống thấp, nhiều người lao đông cần có việc làm hoặc việc làm có hiệu quả hơn. Giải quyết và tạo việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu nhập quốc dân. Tạo việc làm là một trong những biện pháp quan trọng để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm. Đồng thời, thông qua tạo việc làm mới cho người lao động còn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo hướng tích cực, năng động có nghĩa là càng tạo mở được nhiều việc làm mới cho xã hội, chứng tỏ thành phần kinh tế đó hoạt động có hiệu quả, từ đó nâng cao vị thế trên thị trường. 2, Về mặt xã hội: Giải quyết và tạo việc làm là một vấn đề mang tính xã hội. Mỗi con người khi trưởng thành đều có nhu cầu và mong muốn làm việc, đó là nhu cầu chính đáng và cũng là quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân và cả xã hội. Khi Chính phủ có chính sách tạo việc làm thoả đáng, điều đó sẽ đem lại công bằng cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả lao động. từ đó mà mọi người lao động đều có thu nhập, không phải lo ăn bám, hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội có thể giảm bớt. Ngược lại, nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, ma tuý…làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha hoá nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn gây ra sự bất ổn định về kinh tế và chính trị, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Giải quyết và tạo việc làm trên phạm vi rộng còn bao gồm cả các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Trên giác độ này, công tác giải quyết và tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường, đồng thời xây dựng nguồn lực lâu dài cho đất nước. Giải quyết và tạo việc làm gắn liền với quá trình phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ. Nếu không có các biện pháp tạo mở việc làm hợp lý cho khu vực nông thôn, nhiều người lao động ở khu vực này sẽ ra thành thị để tìm việc làm, gây sức ép cho khu vực thành thị trên tất cả các mặt như: nhà ở, điện nước, y tế, phúc lợi xã hội… Hàng năm, nước ta có hàng triệu người bước vào độ tuổi lao động, do vậy tạo việc làm cho lực lượng lao động này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giảm sức ép về việc làm của lực lượng lao động trẻ, lực lượng có nhiều tiềm năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội lớn nhất cho đất nước. IV, Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm: Sự ra đời và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự hình thành và hoàn thiện các chức năng của mình. Giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là một chức năng bao trùm mà Nhà nước thường xuyên phải thực hiện. Khi vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm nảy sinh, Nhà nước phải đứng ra giải quyết nhằm ngăn chặn và giảm bớt các hậu quả về kinh tế - xã hội mà nó có thể gây ra, đồng thời hướng những tác động đó vào phát triển đất nước. Chính vì đó, khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm càng cao thì vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết và tạo việc làm sẽ càng lớn. Nhà nước có thể đưa ra nhiều chính sách và biên pháp khác nhau để giải quyết việc làm. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải phóng sức lao động, khuyến khích toàn dân tham gia vào phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, khuyến khích các đơn vị kinh tế thu hút thêm nhiều lao động. Nhà nước sử dụng công cụ tài chính, phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước, các đoàn thể xã hội để thực hiện các chính sách, biện pháp đưa ra như cho các đối tượng vay vốn với lãi suất thấp (hoặc ưu đãi), phát triển các dịch vụ việc làm và dạy nghề, tạo chỗ làm mới trong các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế…Kết quả giải quyết việc làm ở các quốc gia sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm của Nhàn nước cũng như các chính sách và biện pháp mà Nhà nước đã thực thi. Việc làm có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Vì vậy, giải quyết và tạo việc làm không những là nhiệm vụ cuả Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người lao động và toàn xã hội. Trong đó các tổ chức kinh tế xã hội, các đoàn thể quần chúng đóng vai trò tích cực trong việc hướng dẫn giúp đỡ người lao động trang bị kiến thức nghề nghiệp, tìm việc làm và tạo việc làm cho họ. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể này sẽ góp phần quan trọng cùng với Nhà nước giải quyết có hiệu quả những vấn đề lao động, việc làm đang được đặt ra. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, do đó, Nhà nước và các đoàn thể xã hội cần phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong lĩnh vực giải quyết việc làm, một trong những vấn đề kinh tế xã hội cấp bách hiện nay. V, Sự cần thiết khách quan của tạo việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Đan Phượng: Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của đất nước bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ và tiềm lực về con người hay nguồn nhân lực. Việc tạo việc làm nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn huyện, đồng thời, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội hiên đang có xu hướng gia tăng do hiện tượng thất nghiệp gây ra. Trong khoảng 8-10 năm trở lại đây, huyện Đan Phượng đang chuyển mình mạnh mẽ cùng hoà nhịp với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước. Cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế của huyện đang ngày càng được hiện đổi mới theo hướng hiện đại hoá, trong khi đó trình độ nguồn nhân lực của huyện lại chưa theo kịp được với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trên địa bàn huyện, có một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp được chuyển thành khu công nghiệp, kéo theo nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực này lâm vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Từ các nguyên nhân trên cho thấy công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động huyện Đan Phượng là một yêu cầu cần thiết khách quan và đóng vâi trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. PhÇn ii thùc tr¹ng c«ng t¸c t¹o më viÖc lµm cña huyÖn ®an ph­îng trong nh÷ng n¨m võa qua I, Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng: 1, Đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của huyện: Huyện Đan Phượng nằm về phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây, phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm tỉnh khoảng 20 km, là huyện đồng bằng có diện tích tự nhiên khoảng 76.82 km2; diện tích đất canh tác là 3.600 ha. Giáp với các huyện Phúc Thọ, Quốc Oai của tỉnh ở phía Tây, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nội và huyện Hoài Đức ở phía Đông. Với vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô như vậy đã tạo cho huyện nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. 2, Đặc điểm về kinh tế-xã hội, thành tựu đã đạt được và mục tiêu trong những năm tới: Trong những năm vừa qua (từ năm 2002-2007) các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong huyện Đan Phượng đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo những bước tiến quan trọng, những khâu đột phá mang tính quyết định, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; thu ngân sách khá và tăng dần hàng năm; giảm mạnh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Cụ thể như sau: - Tổng sản phẩm GDP năm 2007 ước thực hiện 645 tỷ đồng bằng 116.85% so với năm 2006. - Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 1312 tỷ đồng bằng 112,33% năm 2006. Cơ cấu ngành: nông nghiệp thuỷ sản chiếm 21,4%; công nghiệp xây dựng chiếm 39,6% và dịch vụ chiếm 39% - Giá trị sản xuất bình quân 1 hecta canh tác đạt 52 triệu đồng. bình quân thu nhập đầu người năm 2007 là 7 triệu 610 nghìn đồng trên một người bằng 126,35% so với năm 2006. - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 138 tỷ 115 triệu đồng tăng 149,2% so với năm 2006. Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 khu công nghiệp vừa và nhỏ thu hút hơn 160 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đang trong quá trình hoạt động và đầu tư cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động Bên cạnh đó hệ thống điện đường trường trạm của huyện đang được đầu tư xây dựng tạo cở sở vật chất tốt nhất phục vụ cho phát triển kinh tế. Hiện nay huyện Đan Phượng đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế: hệ thống đường xá được mở rộng và hiện đại hoá, nhiều khu công nghiệp mới được thành lập ở các xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp do bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, các công trình kinh tế xã hội. Bộ mặt của huyện hiện nay đang chuyển biến mạnh mẽ từng ngày theo hướng hiện đại hoá nhằm khai thác tốt hơn các nguồn tiềm năng của huyện: Đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư…Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí của huyện ven đô, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là vấn đề nan giải ở địa phương. II, Thực trạng lao động huyện Đan Phượng: 1, Về số lượng: Theo tổng điều tra dân số ngày 01/07/2007 toàn huyện Đan Phượng có 141.993 người với 31.966 hộ dân phân bố ở 15 xã và thị trấn.Là một huyện đồng bằng đất chật người đông, diện tích tự nhiên 76.57 km2, mật độ dân số trung bình 1854 người/1km2. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1.36%, chủ yếu là tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng dân số cơ học chỉ chiếm một con số rất nhỏ không đáng kể, so với trung bình của cả nước là 1.3 % (năm 2007) là khá cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng nguồn nhân lực trong những năm tới, đồng thời làm gia tăng sức ép về giải quyết việc làm cho các cơ quan quản lý nhà nước. Tính đến ngày 1/7/2007 dân số của huyện Đan Phượng là 141.993 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 77.085 người chiếm 56,7% so với tổng số dân của huyện trong đó lao động nữ là 41048 người chiếm tỷ lệ 53.25% so với tổng số lao động. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vào khoảng 2.115 người. Lực lượng lao động phân bổ trong các lĩnh vực gồm 63.485 người, trong đó: + Lao động nông nghiệp, thuỷ sản: 48.950 chiếm 77,1% + Lao động công nghiệp – xây dựng: 5.850 chiếm 9.2% + Lao động dịch vụ - thương mại: 5.855 chiếm 9,2% + Lao động hành chính sự nghiệp: 2.830 chiếm 4,5% + Lao động tại các xã không có việc làm: 4.500 + Số đến tuổi lao động nhưng đang học ở các trường: 6500. Sơ đồ thể hiện cơ cấu lao động theo ngành nghề Như vậy, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn nguyên nhân là do Đan Phượng là một huyện thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (Chiếm tới 45%), hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu nên vẫn còn một số lượng lớn lao động vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực này. Nó cũng đặt ra thách thức lớn về tạo việc làm và giải quyết việc làm cho số lượng lao động này khi huyện thu hẹp dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp Theo cuộc tổng điều tra dân số và lao động việc làm do phòng Thống kê kết hợp với phòng Nội vụ - Lao động và Xã hội thực hiện và tổng kết kết quả vào tháng 7/2007 thì toàn huyện có khoảng 46.254 người trong độ tuổi lao động có độ tuổi từ 18-35 tuổi (chiếm 60%), còn lại có độ tuổi từ 35 – 60 tuổi chiếm khoảng 40%. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện rất trẻ, năng động và có tiềm năng đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện là vô cùng to lớn. Lao động trẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của huyện, vì chỉ có lực lượng lao động trẻ mới có điều kiện về tri thức và sức khoẻ cần thiết để nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động nếu được định hướng và quan tâm đúng mức của gia đình và các cơ quan quản lý Nhà nước. Bảng 1: Tốc độ tăng nguồn nhân lực của Đan Phượng giai đoạn từ năm 2002-2007 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn nhân lực(Người) 50.982 54.367 58.589 65.848 72.105 77.085 Tốc độ tăng NNL (%) 1.18 1.07 1.08 1.12 1.1 1.07 (Nguồn:PhòngThống kê huyện Đan Phượng) Như vậy trong sáu năm qua nguồn nhân lực của huyện liên tục tăng và tăng với tốc độ khá ổn định trung bình khoảng 1.1%/ 1năm. Với quy mô nhân lực như hiện tại, cùng với tốc độ tăng của nguồn nhân lực cho thấy Đan Phượng là một huyện có quy mô nguồn nhân lực tương đối lớn. Do đó cần phải có chính sách ổn định dân số bằng cách giảm tỷ lệ sinh, thực hiện kế hoạch hoá gia đình để hạn chế tốc độ gia tăng nguồn nhân lực đảm bảo hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 2, Về chất lượng: * Trình độ văn hóa: Trong những năm gần đây, do mức sống của người dân trong huyện được nâng cao nên sức khoẻ của nguồn nhân lực trong huyện cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2007,theo báo cáo cuối năm của huyện uỷ huyên Đan Phượng tỷ lệ trẻ em bi suy dinh dưỡng là 15 % giảm 3% so với năm 2006, công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện tốt. Tạo ra nguồn nhân lực trong tương lai có nền tảng thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Nói chung Đan Phượng là huyện có mặt bằng trình độ văn hoá cao, tỷ lệ phổ cập giáo dục của đạt 96% (năm 2007). Lao động có trình độ cấp II, cấp III có xu hướng tăng lên cả về quy mô và tốc độ, năm 2000 tỷ lệ này là khoảng 70% con số này đã được tăng lên 84% năm 2007 (Theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2007 của phòng Giáo dục huyện). Có được kết quả này là do Đảng uỷ và các cấp chính quyền và toàn xã hội đã có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phổ cập giáo dục các cấp, đặc biệt Đan Phượng là một trong những huyện đi đầu của tỉnh trong tỉnh về hoàn thành cong tác phổ cập giáo giục tiểu học của tỉnh. Điều này góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. * Trình độ chuyên môn: Hiện nay, hầu hết lao động của huyện làm việc trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đào tạo nghề dài hạn – làng nghề thuộc cấp độ II, hoặc được đào tạo nghề ngắn hạn – bán lành nghề thuộc cấp độ I, đến tháng 7-2007 số được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 39.23% tổng số lao động; trong đó: - Trình độ đại học là 10.96% - Cao đẳng là 18.73% - Trung cấp chiếm 25.76% - Công nhân kỹ thuật, sơ cấp, chứng chỉ nghề chiếm 44.55% Sơ đồ thể hiện cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động huyện Đan Phượng 25,76 Nói chung chất lượng lao động của huyện như vậy là khá cao so với mặt bằng chung của cả nước, có thể tham gia lao động và đáp ứng được yêu cầu của người chủ sử dụng lao động. Đây là lợi thế rất lớn cho Đan Phượng có thể phát triền các ngành kinh tế một cách đa dạng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng thời tạo đà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nông dân đã qua đào tạo thì lại thấp chỉ đạt 12.24%, bởi vậy công tác đào tạo cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất hiện nay đang được huyện đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Tính đến tháng 12 năm 2007, trên huyện Đan Phượng, sau khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32920.doc
Tài liệu liên quan