Lời mở đầu
Quản lý nhà nước vụ Hải quan là một mặt của công tác quản lý nhà nước về kinh tế nó có vị trí quan trọng trong thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngay từ khi mới giành được độc lập, Nhà nước ta rất chú trọng công tác quản lý Nhà nước về Hải quan. Ngày 10/09/1945, sắc lệnh thành lập sở thuế quan và thuế gián thu được ban hành đã xác định vai trò của Nhà nước về thuế quan, xác định vị trí của ngành Hải quan, một trong những công c
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý Xuất khẩu, Nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ của Nhà nước cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền an ninh đất nước.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Hải quan Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về "Mở cửa" nền kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Đó là một kết quả đáng mừng, nhưng đồng thời nó càng đòi hỏi công tác Hải quan phải không ngừng được nâng cao nhằm đáp ứng được tình hình mới.
Hải quan giữ trọng trách là "Người gác cửa nền kinh tế", thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về công tác thủ tục Hải quan, thu thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó kiểm tra, giám sát Hải quan có ý nghĩa quan trọng. Có kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng chịu sự quản lý Hải quan với hàng hoá, hành lý xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh; kiểm tra, giám sát Hải quan là cơ sở cho công tác thuế tiến hành "Thu đúng thu đủ" góp phần ngăn chặn các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.
Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan luôn được cải tiến và tăng cường thể hiện vai trò qua các văn bản quy định và việc tổ chức thực hiện, tuy vậy hoạt động này vần còn nhiều bất cập, nhiều kẽ hở nên tình trạng vi phạm pháp luật Hải quan vẫn còn nhiều.
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi có hoạt động xuất nhập khẩu khá sôi động với tốc độ tăng trưởng nhanh, do vậy cũng đặt ra những nhiệm vụ nặng nề đối với công tác kiểm tra, giám sát Hải quan cho Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, tôi thấy vấn đề tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan hiện nay đây là một yêu cầu cấp bách. Điều đó đã gợi ý cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Đây là một đề tài rộng, mang tính tổng quát, hy vọng của tôi là được góp một số ý kiến, làm rõ một số vấn đề chủ yếu nhất liên quan tới hoạt động kiểm tra giám sát Hải quan - một vấn đề luôn được chú trọng, đặc biệt là những cải cách thủ tục Hải quan tạo ra sự thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu thì càng cần nâng cao công tác này. Đã có một số bài viết lý luận và phản ánh thực tế hoạt động kiểm tra giám sát Hải quan nhưng ở các khía cạnh riêng lẻ. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cố gắng tiếp thu, kế thừa những nhận định, đánh giá của một số bài viết. Để góp thêm tiếng nói, tôi chọn nghiên cứu đề tài:4
"Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP. Hà Nội"
Mục đích nghiên cứu:
Căn cứ vào tình hình kết quả công tác, kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội từ 1995 đến nay để nhận định đánh giá thực trạng tình hình, tìm ra những mặt còn yếu để đi tới đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường công tác một cách có hiệu quả.
Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Làm rõ vai trò, vị trí Hải quan trong quản lý Nhà nước về kinh tế, vị trí của kiểm tra, giám sát Hải quan trong quản lý nhà nước về Hải quan.
- Làm rõ thực trạng công tác kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội, kết quả công tác trên từ năm 1995 đến nay, rút ra được kết luận, đánh giá hợp lý.
- Đề xuất được những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan của Cục Hải quan Hà Nội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong giai đoạn hiện nay
Phạm vi đề tài:
- Giới hạn việc nghiên cứu nghiệp vụ kiểm tra, giám sát Hải quan trong quản lý Nhà nước về Hải quan, chủ yếu đi sâu vào kiểm tra, giám sát Hải quan đối với một số hoạt động và đối tượng điển hình trên địa bàn Hải quan Hà Nội quản lý.
- Phạm vi số liệu được tham khảo, nghiên cứu là sự tổng kết do Cục Hải quan Hà Nội cung cấp với một số tài liệu tham khảo khác
Phương pháp nghiên cứu:
- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý kinh tế và chính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
- Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp lịch sử, hệ thống phân tích thực tiễn, làm cơ sở cho đề xuất những ý kiến đóng góp mang tính khách quan hợp lý và khả thi.
- Sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp thống kê, phương pháp logíc...
Bằng kiến thức trong quá trình học tập tại trường Đại học cũng như những ý kiến thực tiễn được qua thời gian thực tập tại Cục Hải quan Hà Nội, thông qua bản luận văn này, tôi cố gắng vận dụng kiến thức để đánh giá thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát ở Cục Hải quan Hà Nội và đưa ra một số giải pháp phù hợp.
Cơ cấu của luận văn gồm:
Chương 1: Hải quan với công tác quản lý xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất nhập khẩu ở Cục Hải quan Hà Nội trong các năm từ 1995 - 1999
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Chương 1:
Hải quan với công tác quản lý xuất nhập khẩu.
1. Sự cần thiết phảI quản lý xuất-nhập khẩu trong nền kinh tế.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ chương chiến lược, lâu dài đúng đắn của đảng và bước đầu đã thu được thành quả hết sức khích lệ. Thực tế lịch sử cho thấy, vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển tới sự phát triển của đất nước.
Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về kinh tế.
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự cần thiết khách quan với mọi nền kinh tế trên thế giới. Vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động lao đông chung. Và do tính chất xã hội hoá của sản xuất qui định. Lực lượng sản xuất càng phát triển trình độ xã hội hoá của sản xuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai trò này càng cần thiết và mức độ của nó càng chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Như đã biết, nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường là bước phát triển tất yếu của kinh tế tự cấp tự túc, một trình độ cao của sự xã hội hoá sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường ấy, khi các quan hệ kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển thì các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước xâm nhập tác động lẫn nhau; các nguồn lực bên trong và bên ngoài có thể di chuyển phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước; qui mô và cơ cấu nền kinh tế có thể chuyển dịch theo hướng tiến bộ hợp lý tối ưu hay lạc hậu, bất hợp lý, mất cân đối và nền kinh tế dân tộc của mỗi quốc gia ở vào vị trí phụ thuộc hay là một khâu cần thiết của hệ thống phân công lao động quốc tế. Có thể nói vận mệnh của mỗi nền kinh tế quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các quan hệ bên trong mà còn phụ thuộc vào các quan hệ bên ngoài, vào thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tình hình đó đã đặt lên vai nhà nước không chỉ là nhiệm vụ của “người lính” bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia mà còn là người hiểu biết qui luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội, nắm vững và dự báo được các diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, có khả năng sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thể chế hoá các chủ trương, chính sách kinh tế thành một hệ thống các luật lệ các qui chế đồng bộ để trực tiếp tác động khống chế điều tiết cáchoạt động kinh tế đối ngoại; định hướng sự phát triển các ngành, các vùng, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo yêu cầu cân đối trong sự phát triển do chính các qui luật và tính qui luật khách quan của đời sống kinh tế - xã hội quy định.
Tóm lại, việc khắc phục những nhược điểm, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế này hoạt động có hiệu quả không thể không có nhà nước với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Như vậy, nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan, nội tại của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, còn việc điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng và mục tiêu nào lại lệ thuộc vào bản chất của các hình thức nhà nước và con đường phát triển mà nước đó lựa chọn.
b. Quản lý nhà nước về xuất-nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu.
Thương mại quốc té trong nền kinh tế quốc dân có vai trò vô cùng quan trọng nhất là trong giai đoạn mà “đóng cửa là tự bóp chết nền kinh tế”. Tuy nhiên, để hoạt động này có hiệu quả thì phải có sự quản lý của nhà nước. Là một đối tượng trong quản lý nhà nước về kinh tế, để phát huy vai trò cũng như tiềm năng ngoại thương thì tăng cường đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu là rất cần thiết.
Kinh doanh thương mại quốc tế cũng như bất kỳ một hoạt động nào khác của con người đều cần có sự tổ chức và quản lý nhằm đảm bảo cho hệ thống đó hoạt động chính xác, đúng yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Chuyển sang nền kinh tế thị trường một mặt phát huy những ưu điúm, đồng thời khắc phục các nhược điúm của nền kinh tế thị trường. Phải biết rằng kinh tế thị trường không phải là chiếc gậy thần, cũng không phải là chìa khoá vạn năng. Trong kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay tình trạng lộn xộn, tranh xuất, tranh nhập diễn ra rất phổ biến gây rối loạn thị trường trong nước, dẫn đến ép giá. Bên cạnh đó, thủ tục nhiều cửa với những qui định rườm rà cũng gây không ít khó khăn cho nhà hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu. Nguyên nhân chính là chưa có những qui định chặt chẽ, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ cũng như phạm vi can thiệp của các cơ quan quản lý dẫn đế sự chồng chéo trên một số lĩnh vực khác. Việc xử lý các vi phạm trong quản lý kinh doanh xuất-nhập khẩu chưa kịp thời nghiêm khắc. Kinh doanh xuất-nhập khẩu tiểu ngạch qua một số tỉnh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam chưa được tổ chức và quản lý thích hợp. Hậu quả của nó là những mặt hàng nhập lậu vào trong nước. Thực trạng của kinh doanh xuất-nhập khẩu hiện nay đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước một cách có hệ thống đúng đắn hơn, khoa học và kịp thời hơn.
c. Quản lý nhà nước của Việt Nam trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu.
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nước ngoài góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời để quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng: Quyết định 117- HĐBT ngày 16/6/1987 về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý xuất-nhập khẩu; Nghị định 64 - HĐBT ngày 10/6/1989 về chấn chỉnh và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu. Đặc biệt nghị định 114 - HĐBT ngày 7/4/1992 về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu, so với các văn bản đã được ban hành trước đó, nghị định này đã đánh dấu bước chuyển từ mô hình nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá ngoại thương, từ biện pháp quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ được làm cái mà chính phủ cho phép sang biện pháp quản lý bằng đòn bẩy kinh tế, được phép làm những gì mà chính phủ không cấm. Đến năm 1994, trước những chuyển biến kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, chính phủ đã ban hành nghị định 33/cp ngày 19/4/1994 về quản lý nhà nước với hoạt động xúât nhập khẩu nhằm bổ xung, sửa đổi những khiếm quyết của nghị định 144-HĐBT cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn... và các văn bản hướng đẫn quan trọng khác.
Theo tinh thần cơ bản của nghị định trên, nhà nước nhà nước ta đã quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu bẳng luật pháp và các chế độ chính sách có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xuất-nhập khẩu hoạt động đúng hướng và hiệu quả cao.
ở nước ta, hoạt động thức xuất-nhập khẩu chịu sự quản lý của nhà nước có các hình thức sau:
Xuất-nhập khẩu hàng hoá (kể cả thiết bị toàn bộ ) với nước ngoài và với khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác quốc tế và khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư, viện trợn, vay và trả nợ.
Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá.
Chuyển giao sở hữu công nghiệp.
Gia công chế biến hàng hoá và chế biến thành phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công chế biến.
Đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất-nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, các hàng hoá và dịch vụ xuất-nhập khẩu phi mậu dịch được quản lý theo chế độ riêng:
Vàng bạc, đà quý
Quả biếu
Tài sản di chuyển
Bưu phẩm bưu điện mang tính thương mại
Hàng của người Việt mang theo để dùng khi xuất-nhập khẩu.
Hàng xuất, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và gữa các khu chế xuất với nước ngoài.
Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ.
Việc quản lý nhà nước với các hoạt động xuất-nhập khẩu đựoc thực hiện theo các nguyên tắc sau :
Tân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của nhà nước về sản xuất lưu thông và quản lý thị trường.
Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và bảo đảm sự quản lý của nhà nước.
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới; xuất khẩu những mặt hàng nhà nước khuyến khích.
Về tổ chức quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu, nhà nước qui định : Bộ thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thống nhất đối với hoạt động xuất-nhập khẩu; các bộ, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham gia với bộ thương mại quản lý trên các mặt.
- Hướng dẫn và chỉ đạo và thực hiện đúng các chính sách quy định của nhà nước về quản lý xuất-nhập khẩu,trong phạm vi ngành và địa phương.
Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất khẩu.
d. Các công cụ quản lý nhà nước về hoạt động xuất-nhập khẩu ở nước ta và các công cụ quản lý xuất-nhập khẩu đang được áp dụng là:
Thủ tục Hải quan
Thuế xuất-nhập khẩu.
Hạn ngạch xuất-nhập khẩu.
Giấy phép xuất-nhập khẩu.
Quản lý ngoại tệ.
Vai trò và tác dụng của mỗi công cụ trên là như nhau song cùng với mục đích là quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu. Trong bài viết này, tôi chỉ tập chung đi vào nghiên cứu việc sử dụng công cụ Hải quan để kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu.
2. Hải quan ra đời trên cương vị là một tổ chức bộ máy quản lý của chính phủ.
Ngay từ khi mới khai sinh, nhà nước rất chú trọng quản lý bằng công cụ Hải quan. Việc thành lập sở thuế quan và thuế gián thu theo sắc lệnh 27/Sl ngày 10/9/1945 đã xác định vai trò của nhà nước về thuế quan, xác định vị trí của ngành Hải quan, một trong những công cụ của nhà nước cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh đất nước.
Tại điều 3 pháp lệnh Hải quan Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan như sau: “Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn do pháp lệnh này quy định, Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan với hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh mượn đường Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyền trái phép hàng hoá, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới. Trong hoạt động của mình, Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động Hải quan mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc công nhận.”
Nhà nước sử dụng công cụ quản lý bằng Hải quan nhằm định ra các chính sách, luật pháp nhằm điều chỉnh hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất nhập cảnh bảo đảm cho việc phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá trong nước với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia.
Quản lý nhà nước về Hải quan còn là tổ chức thực hiện về kiểm tra Hải quan tại biên giới, cửa khẩu và bất cứ nơi nào có hàng hoá xuất-nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, bao gồm nhiều mặt hoạt động, trong đó hai mặt hoạt động chủ yếu là thu thuế xuất-nhập khẩu và chống buôn lậu qua biên giới.
Do đó, việc quản lý nhà nước bằng công cụ Hải quan là vô cùng tất yếu, chức năng quản lý đó thể hiện ở hai mặt : quản lý bằng chính sách luật pháp và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát. Nhà nước ta tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên cơ sở tuân thủ luật pháp Việt Nam.
Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, hoạt động kinh tế đối ngoại và sự giao lưu quốc tế nói chung càng phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, điều đó đặt ra yêu cầu khách quan phải tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về Hải quan. Đối tượng quản lý càng mở rộng, phức tạp, phong phú, có trình độ phát triển cao thì công tác quản lý cũng phải tăng cường tương xứng mới đáp ứng yêu cầu quản lý.Vai trò và trách nhiệm của ngành Hải quan do đó rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự.
3. Vai trò của Hải quan trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất-nhập khẩu.
Như trên đã khẳng định, hoạt động xuất-nhập khẩu cũng nằm trong những đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước về kinh tế. Hoạt động xúât nhập khẩu, bên cạnh những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thì vẫn còn có nhiều tồn tại ( những khuyết tật, những mặt trái vốn có của nó) mà các cơ quan chức năng của nhà nước ( trong đó có Hải quan và thuế vụ, ngành tài chính, cơ quan quản lý thị trường...). Những mặt còn tồn tại này đòi hỏi các cơ quan quản lý, nhất là lực lượng Hải quan phải hiểu rõ để chủ động ngăn ngừa, hạn chế. Ví như, do có cạnh trạnh nên dễ dẫn đến tranh mua, tranh bán lộn xộn; các tệ nạn như buôn lậu, trốn thuế, hối lộ nhân viên nhà nước.. dẫn đến thất thoát lớn là rất có chiều hướng xảy ra. Vì vậy, Hải quan nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung cần phát huy chức năng kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ kịp thời đảm bảo việc xuất-nhập khẩu theo đúng pháp luật; và từ diễn biến thực tế, nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện luật pháp về xuất-nhập khẩu. Trong cạnh tranh sẽ có những doanh nghiệp xấu để cản trở, phá hoại các doanh nghiệp khác nhằm thôn tính kẻ yếu. Các cơ quan quản lý phải xem xét mặt hiệu quả kinh tế xã hội để xây dựng luật pháp, cơ chế quản lý, kiếm soát điều hành, điều tiết cho nhanh, phù hợp và có hiệu quả.
Công tác xuất-nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài để phát triển sản xuất thương mại, từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân; nhưng do có yếu tố nước ngoài nên có nhiều nét khác với nội thương. Nó rất đa dạng, phức tạp do có giao dịch với các doanh nhân và người có quốc tịch khác nhau, trong một thị trường rộng lớn, khó kiểm soát; việc mua bán qua trung gian chiếm tỉ trọng lớn; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh. Hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu của nhiều quốc gia khác nhau và phải tuân thủ tập quán, những thông lệ quốc tế của các địa phương, các vùng lãnh thổ khác nhau..
Chính tại những nơi đó, ngoài những chủ thể hàng hoá tuân thủ pháp luật còn có những chủ thể có những hành vi buôn lậu, trốn thuế.. với những thủ đoạn tinh vi. Vì vậy ở nước ta cũng như bất kì quốc gia nào, Hải quan có vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý xuất-nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập cảnh và đặc biệt chống buôn lậu và ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép hàng hoá, tiền tệ, tài sản, hàng cấm.. qua biên giới.
Từ ngày đất nước thống nhất đến nay, Hải quan Việt Nam và các ngành chức năng liên quan đã không ngừng lớn mạnh, phát triển góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia.
Hải quan là lực lượng “gác cửa“ nền kinh tế đất nước. Đây là vinh dự và trách nhiệm rất nặng nề. Trong nền kinh tế thị trường khi lợi nhuận cao thì buôn lậu và gian lận thương mại càng tinh vi, cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại càng gian nan và muốn đạt được kết quả cao thi phải tiến hành đồng thời cuộc chiến tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Đó là những công việc không thể tiến hành trong thời gian ngắn mà phải là một quá trình lâu dài và liên tục.
Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu, ngành Hải quan góp phần thu hút các “làn gió lành” và ngăn chặn các “làn gió độc” thổi vào nước ta, tạo thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh tế đối ngoại đảm bảo thực hiện chính sách về nhập khẩu hàng hoá cũng như chống buôn lậu và gian lận thương mại của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
“Người lính biên phòng của nền kinh tế”_ Hải Quan chịu trách nhiệm chính ở các cửa khẩu, quốc gia, quốc tế nhằm kiểm tra, kiểm soát công khai hàng hoá, tiền tệ, giữ vững kỉ cương, phép nước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất nhập cảnh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội góp phần chống lại các nguy cơ đối với đất nước mà đại hội đảng đã đề ra.
4. nội dung công tác kiểm tra và giám sát Hải quan
4.1. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của công tác kiểm tra, giám sát Hải quan
a.mục đích.
Hải quan tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện chế độ kiểm tra giám sát Hải quan với các đối tượng kiểm tra Hải quan nhằm :
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất-nhập khẩu, xuất-nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường khi qua biên giới Việt Nam.
Bảo đảm thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bẩo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia.
b. Yêu cầu.
không để lọt các đối tượng kiểm tra Hải quan khi qua biên giới Việt Nam, theo quy định phải làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan mà lại không làm thủ tục Hải quan.
Cần xác định rõ từng đối tượng kiểm tra Hải quan để áp dụng và thực hiện đúng đắn các chế độ đối với từng loại đối tượng kiểm tra, không để lẫn lộn giữa hàng hoá này với các hàng hoá loại khác, đối tượng kiểm tra loại này với đối tượng kiểm tra loại khác.
Phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp lệnh hải Hải quan và các luật lệ khác liên quan đến xuất-nhập khẩu.
Thủ tục Hải quan phải công khai, nhanh chóng thuận tiện.
c. Nguyên tắc.
Hàng hoá, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm... xuất-nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh khi làm thủ tục Hải quan phải chịu sự kiểm tra Hải quan.
Hàng hoá, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm...đã nhập nhưng chưa hoàn thành thủ tục Hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục Hải quan nhưng chưa thực xuất đều chịu sự giám sát Hải quan.
Việc kiểm tra giám sát Hải quan được tiến hành với sự có mặt của chủ đối tượng kiểm tra, giám sát hoặc đại diện hơp pháp tại địa điểm kiểm tra Hải quan cửa khẩu trừ trường hợp có yêu cầu tại địa điểm khác được Hải quan chấp nhận. Trong trường hợp cần thiết (lý do an ninh, vệ sinh môi trường...) Hải quan có quyền kiểm tra Hàng vắng chủ với sự có mặt của cơ quan vận tải ( điều 17 - Pháp lệnh Hải quan ).
Hàng hoá xuất-nhập khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát nếu lưu kho phải thực hiện chế độ niêm phong Hải quan( điều 19-pháp lệnh Hải quan ).
Các căn cứ để Hải quan kiểm tra hàng hoá xuất-nhập khẩu là :
+ Qui định của nhà nước về xuất-nhập khẩu.
+ Các giấy tờ cần thiết khác theo qui định pháp luật
+ Đối chiếu với các tờ khai Hải quan, vân đơn và thực tế hàng hoá.
4.2. Thủ tục Hải quan.
4.1.1. khái niệm :
* Thủ tục Hải quan là các công việc mà người làm thủ tục Hải quan và nhân viên Hải quan phải thực hiện theo qui định của pháp luật với các đối tượng làm thủ tục Hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.
* Đối tượng làm thủ tục Hải quan :
Hàng hoá, ngoại hối, kim khí, đá quý, tiền Việt Nam, văn hoá phẩm, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam đều phải làm thủ tục Hải quan.
Người làm thủ tục Hải quan là người thực hiện thủ tục với cơ quan Hải quan bao gồm :
+ Người sở hữu đối tượng làm thủ tục Hải quan
+ Người được ủy quyền hợp pháp của người sở hữu đối tượng làm thủ tục Hải quan.
+ Người làm dịch vụ thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật.
+ Người điều khiển phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh.
- Việc làm thủ tục Hải quan được tiến hành tại các cửa khẩu, càng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ, ga liên vận đường sắt quốc tế, bưu cục ngoại dịch, bưu cụ kiểm quan, các địa điểm làm thủ tục Hải quan khác ngoài cửa khẩu do thủ tướng chính phủ quyết định theo đề nghị của tổng cục trưởng tổng cục Hải quan.
4.2.2. Qui trình thủ tục Hải quan với hàng hoá xuất-nhập khẩu.
Thực hiện nghị định của chính phủ qui định về thủ tục Hải quan số 16/1999 ND-CP. Cục Hải quan thành phố đã tiến hành thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu bao gồm các bước sau:
a. Khai báo và tiếp nhận hồ sơ Hải quan.
Tất cả các hàng hoá không thuộc diện miễn thủ tục Hải quan thì phải khai báo cho Hải quan cửa khẩu.
* Người khai báo có trách nhiệm :
-Tự kê khai hàng hoá xuất-nhập khẩu theo mẫu tờ khai do cụ Hải quan phát hành
Phải khai đầy đủ các mục in sẵn trong tờ khai hàng, phần đành cho chủ hàng. Đặc biệt phải chính xác đầy đủ tên hàng, mã, số lượng đơn giá, trị giá của hàng hoá đó. Nếu khai thiếu không chính xác, Hải quan không cho đăng ký tờ khai.
Nộp và xuất trình bộ hồ sơ Hải quan, gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai Hải quan.
+ Hợp đồng thương mại.
+ Bảng kê chi tiết (PACKING-LIST) đối với hàng không đồng nhất.
+ Hoá đơn thương mại, vân đơn : với hàng nhập khẩu
+ Các giâý tờ khác.(với các loại hàng khác).
* Nhân viên Hải quan tiếp nhận hồ sơ Hải quan có trách nhiệm :
Kiểm tra tính hợp lệ và đồng bộ của hồ sơ Hải quan.
Kiểm tra nội dung tự kê khai và tự tính thuế của người khai báo Hải quan.
Đề xuất phương pháp kiểm tra thích hợp qua kết quả kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải quan và các tiêu chí phân luồng kiểm tra...
Tờ khai Hải quan và những giấy tờ kèm theo của chủ đối tượng kiểm tra Hải quan khai báo và nộp Hải quan là cơ sở pháp lý thông qua đó có thể xác định hành vi vi phạm pháp lệnh Hải quan nếu có, đồng thời là cơ sở để Hải quan thực hiện các khâu nghiệp vụ tiếp theo.
b. Xuất trình và kiểm tra hàng hoá.
Căn cứ vào bộ hồ sơ đã được đăng ký để kiểm hoá. Nguyên tắc qui trình về kiểm hoá thi hành theo qui chế ban hành kèm theo quyết định 189/TCHQ-GSQL ngày 7/10/1994. Kiểm tra hàng hoá phải xác định đầy đủ chính xác nội dung hàng hoá, đặc biệt chính xác về mã hàng hoá khai báo với thực tế số lượng, trọng lượng. Sau khi ghi đầy đủ, chính xác kết quả kiểm hoá, chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận tính và thông báo thuế.
* Với người làm thủ tục Hải quan
Xuất trình đầy đủ hàng hoá để cơ quan kiểm tra theo thời gian và địa điểm quy định.
Bố trí phương tiện và công nhân phục vụ việc kiểm tra hàng hoá của cơ quan Hải quan.
Có mặt trong thời gian kiểm hoá hàng hóa.
* Đối với cơ quan Hải quan :
Trong thời gian và tại địa điểm qui định phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá đối với bộ kê khai và tự tính thuế của chủ hàng.
Căn cứ và quy định của nhà nước về xuất-nhập khẩu, quá trình chấp hành pháp luật của người làm thủ tục Hải quan, tính chất chủng loại hàng hoá, nguồn gốc hàng hoá. Hải quan nơi tiến hành kiểm tra quyết định phương pháp kiểm tra, kiểm tra toàn bộ; kiểm tra nguyên đai nguyên kiện hoặc kiểm tra một phần theo qui định của tổng cục trưởng tổng cục Hải quan.
Xác nhận kết quả kiểm tra hàng hoá và tờ khai Hải quan trong đó ghi rõ phương pháp kiểm tra hàng hoá, kết quả kiểm tra cụ thể và số sai lệch (nếu có) giữa tự kê khai của chủ hàng và kiểm tra thực tế của cán bộ Hải quan.
Trường hợp người làm thủ tục Hải quan không nhất trí kết quả kiểm tra hàng hoá của cơ quan Hải quan thỉ được quyền trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định được nhà nước cho phép. Nếu cơ quan Hải quan không nhất trí kết quả giám định trên thì cơ quan Hải quan đề nghị bộ khoa học công nghệ môi trường hoặc bộ quản lý chuyên ngành giải quyết. Kết luận của bộ khoa học, công nghệ môi trường hoặc bộ quản lý chuyên ngành là kết luận cuối cùng.
c. Thông báo thuế, thu, nộp thuế.
* Yêu cầu :
Phải đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế.
Thủ tục tính thuế, ra thông báo thuế và thu thuế phải nhanh, thuận tiện, rõ ràng chính xác.
* Với cán bộ nhân viên Hải quan làm ở bộ phận này phải :
Nắm vững qui trình nghiệp vụ Hải quan, qui trình nghiệp vụ tính thuế.
Nắm chắc luật thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB, chính sách phụ thu và tỉ giá chuyển đổi hàng ngày và các văn bản chuyển đổi.
Có kiến thức về kế toán thuế, phân loại hàng hoá theo hồ sơ, về trị giá Hải quan ( trị giá GATT/WTO), xuất xứ hàng hàng hoá (C/O).
Nắm vững phương pháp chuyển đổi.
* Nội dung :
Việc tính thuế, thông báo thuế, thu thuế thực hiện theo qui định của luật thuế xuất-nhập khẩu và các thuế khác có liên quan.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, căn cứ và số lượng, trọng lượng của từng loại hàng hoá ghi nhận trên tờ khai nhân viên tính thuế tiến hành tính thuế cho từng tờ khai. Phải tính thuế cho từng nhóm hàng, từng mặt hàng và số thuế phải nộp ghi cả bằng số và bằng chữ trên tờ khai. đối với hàng khai trị giá bằng ngoại tệ phải chuyển sang đồng Việt Nam để tính thuế, phải ghi rõ tỉ giá quy định đổi sang ngoại tệ.
Sau khi kết toán số thuế, cần thông báo cho chủ hàng biết bằng văn bản và yêu cầu chủ hàng ký nhận.
Trong thời gian qui định của pháp luật, người sở hữu đối tượng làm thủ tục Hải quan có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có ) theo qui định.
Ngoài ra chủ hàng phải làm nghĩa vụ khác hay nộp lệ phí Hải quan trong một số trường hợp pháp luật quy định.
Giải phóng hàng :
Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu không có thế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằng 0, hàng gia công, hàng đặc biệt khác sẽ được giải phóng ngay sau khi có kết luận về kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế được giải phóng hàng sau khi đã nộp thuế, hàng có thời hạn, án hạn thuế được giải phóng hàng sau khi đã nhận thông báo thuế.
Kiểm tra sau khi giải phóng hàng.
Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ Hải quan của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn năm năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách chứng từ có liên quan khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Cơ quan Hải quan thông qua việc kiểm tra hồ sơ Hải quan lưu tại Hải quan hoặc qua các nguồn thông tin khác mà phát hiện có s._.ai lệch về số thuế phải nộp của doanh nghiệp thì được phép kiểm tra hồ sơ lưu ở doanh nghiệp, cùng các sổ sách, chứng từ có liên quan đến lô hàng được giải phóng.
4.3. Kiểm tra Hải quan:
a. Khái niệm :
Kiểm tra Hải quan là việc cơ quan Hải quan xem xét, xác định tính hợp pháp, tính chính xác của bộ hồ sơ Hải quan về thực tế hàng hoá, vật phẩm. Việc kiểm tra Hải quan được tiến hành tại các điịa điểm làm thủ tục Hải quan và các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất-nhập khẩu do tổng cục trưởng tổng cục hải quan qui định.
b.Nguyên tắc kiểm tra Hải quan ( gọi tắt là kiểm hoá ).
Việc kiểm tra chỉ được tiến hành sau khi lô hàng đã được đăng ký tờ khai. Kiểm tra bộ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ; tuyệt đối không được kiểm tra trước khi nhận tờ khai.
Chỉ được kiểm hoá ở khu vực cửa khẩu hoặc ở những địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu được Hải quan tỉnh, thành phố chấp nhận bằng văn bản.
Hải quan một tỉnh, thành phố không được kiểm tra tại địa bàn một tỉnh, thành phố khác mà ở đó không có tổ chức Hải quan. Trường hợp đó chủ hàng phải làm thủ tục Hải quan cho lô hàng ở tỉnh, thành phố sở tại.
* Với nhân viên kiểm hoá :
Cán bộ nhân viên trực tiếp kiểm hoá thực hiện đúng thời gian đã thống nhất với chủ hàng. Nhân viên kiểm hoá không được thay đổi thời gian kiểm hoá.
Việc kiểm hoá phải có ít nhất 2 nhân viên Hải quan thực hiện.
Chỉ được kiểm hoá khi có mặt đại diện chủ hàng.
Chỉ được ghi kết quả kiểm hoá khi đã thực hiện kiểm hoá xong. Tuyệt đối không được ghi kết quả trước khi kiểm hoá mà chỉ ghi theo hồ sơ.
Kết quả kiểm hoá phải được ghi đầy đủ, cụ thể,chính xác. Những sai lệch giữa bản kê khai hàng với kiểm tra thực tế lô hàng phải được kèm theo biên bản ghi nhận hoặc biên bản vi phạm để làm cơ sở cho xử lý sau này.
Chỉ được thu các bản lệ phí theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của tổng cục Hải quan.
Nhân viên kiểm hóa phải có thái độ trung thực khách quan, khẩn trương, đúng đắn lịch sự trong khi kiểm hoá và trong quan hệ với chủ hàng.
c. Yêu cầu.
Kiểm hoá Hải quan là một khâu nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong quy định nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và quản lý về Hải quan. Công tác kiểm hoá yêu cầu cần phải bảo đảm được đúng tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng,xuất xứ hàng hoá xuất-nhập khẩu.
Kiểm hoá tên hàng, ký hiệu mã hiệu hàng hoá để bảo đảm khớp đúng giữa tờ khai với thực tế hàng hóa xuất-nhập khẩu, nhằm ngăn chặn gian lận, né tránh trong khai báo để được hưởng thuế suất thấp hơn, gây thất thu thuế cho nhà nước.
Kiểm hoá số lượng trọng lượng hàng hoá là khâu quan trọng số một trong công tác kiểm hoá Hải quan. Số thuế thất thu do bỏ sót một số lượng, trọng lượng là lớn nhất hiện nay.Vì vậy yêu cầu cần phải kiểm tra, đối chiếu với số lượng, trọng lượng hàng hóa thực tế nhập về để ngăn chặn gian lận thương mại của chủ hàng và chống thất thu thuế tối đa ở khâu này.
Kiểm hóa chất lượng chủng loại hàng hoá cũng là khâu quan trọng để áp giá tính thuế đúng đắn phù hợp với thực tế hàng hoá xuất-nhập khẩu và chống thất thu thuế triệt để qua gian lận trong giá cả do khai sai chất lượng, sai chủng loại hàng hoá.
Kiểm tra xuất xứ hàng hoá (C/O) : là kiểm tra nước sản xuất, chế tạo hàng hoá, phù hợp với hợp đồng mua bán thương mại, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và áp dụng chế độ tối huệ quốc với các nước có chế độ ưu đãi cho nhau.
Kết quả kiểm hoá đúng là tài liệu duy nhất phản ánh đúng đắn tên hàng, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hoá được quy định trong pháp lệnh Hải quan.
d. Phương pháp kiểm hoá :
Hải quan thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra hàng hoá xuất-nhập khẩu theo qui chế kiểm hoá của tổng cục Hải quan ngày 7/10/1994 kèm theo quyết định số 189/TCHQ_GSQL.Tuỳ theo đặc điểm tính chất lô hàng và yêu cầu kiểm tra, cán bộ kiểm hoá thành phố Hà Nội đã lựa chọn phương pháp đúng đắn thích hợp.
+ Kiểm tra tên hàng, ký mã hiệu hàng hoá: có thể chọn phương pháp kiểm tra đối chiếu giữa tờ khai và ký mã hiệu hàng hoá : có ghi trong biểu thuế và thực tế hàng hoá xuất-nhập khẩu để xác định tính xác thực của tờ khai chủ hàng.
+ Kiểm tra số lượng, trọng lượng hàng hoá: có thể lựa trọn kiểm tra theo tỉ lệ, kiểm tra toàn bộ, kiểm tra theo phương pháp cân đong, đo đếm... Phương pháp này tập chung chú trọng vào các chủ hàng hay vi phạm khai gian số lượng, trọng lượng hàng hoá.
+ Kiểm tra chất luợng chủng loại : có thể lựa chọn phương pháp kiểm tra đối chiếu hợp đồng mua bán với hàng hoá thực tế xuất-nhập khẩu, phương pháp giám định của cơ quan hoặc chủ hàng thuê cơ quan giám định chuyên môn của nhà nước để kiểm tra chất lượng chủng loại.
Dù chọn phương pháp nào thì kiểm hoá viên cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác về số lượng, về trọng lượng hàng hoá trước lãnh đạo Hải quan.
e. Kiểm hoá Hải quan đối với một số mặt hàng cụ thể thuộc diện quản lý của cục Hải quan Hà Nội.
* Đối với hàng hoá xuất-nhập khẩu.
Các hàng hoá sau khi xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra giám sát của Hải quan:
Hàng hoá của tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức khác và cá nhân.
Hàng hoá của tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Hàng hoá mua bán hoặc trao đổi giữa các tổ chức kinh tế với chủ phương tiện vận tải nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng mẫu, quảng cáo triển lãm hoặc tham gia hội chợ.
Hàng hoá mua bán, trao đổi phục vụ nhu cầu sinh hoạt giữa người cư chú trong khu vực biên giới Việt Nam với người cư chú trong khu vực nước láng giềng.
Tài sản di chuyển, thừa kế.
Tem bưu chính.
Các loại hàng hoá theo quy định của nhà nước về xuất khẩu,nhập khẩu Hải quan Việt Nam kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; các giấy tờ khác cần thiết theo quy định của pháp luật và đối chiếu với tờ khai Hải quan thực tế hàng hoá.
* Đối với hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu.
Hành lý xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan là vật dụng cầc thiết cho hoạt động sinh hoạt cá nhân hoặc mục đích chuyến đi của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh của người làm việc trên phương tiện vân tải, xuất cảnh, nhập cảnh bao gồm : hành lý xách tay và hành lý ký gửi cùng chuyến theo hoặc không cùng chuyến Hải quan kiểm tra hành lý xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ và quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu chuẩn hành lý, giấy phép đối chiếu với đồ vật chịu sự quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật và đối chiếu với tờ khai Hải quan thực tế hành lý.
Việc làm thủ tục và kiểm tra Hải quan đối với đồ vật vượt quá tiêu chuẩn hành lý được áp dụng như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam kiểm tra ngoại hối tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào qui định của nhà nước về quản lý ngoại hối và đối chiếu với tờ khai Hải quan thực tế ngoại hối, tiền Việt Nam.
* Đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu.
Phương tiện vận tải chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan bao gồm: phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển và các loại phương tiện vận tải khác khi xuất cảnh nhập cảnh.
Hải quan Việt Nam kiểm tra phương tiện vận tải căn cứ vào giấy phép xuất cảnh, nhập cảnh tờ khai lược hàng hoá, hành lý, tờ khai nhiên liệu, vật liệụ, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị sử dụng trên phương tiện vận tải; bản danh sách hành khách, người làm việc trên phương tiện vận tải; hồ sơ kỹ thuật, nhật ký hành trình, các giấy tờ cần thiết khác của phương tiện vận tải và đối chiếu với thực tế đối chiếu đó.
Nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, lương thực thực phẩm dùng cho nhân viên và hành khách trên phương tiện vận tải xuất nhập cảnh phải chịu sự giám sát Hải quan.
Việc xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan hoặc chưa thực xuất phải chịu sự đồng ý và giám sát của Hải quan.
* Bưu kiện, bưu phẩm xuất-nhập khẩu.
Bưu kiện bưu phẩm chịu sự kiểm tra, giám sát bao gồm : bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; bưu phẩm đựng đồ vật, hàng hoá xuất-nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam kiểm tra bưu kiện, bưu phẩm xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào qui định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép đối chiếu với đồ vật chịu sự quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật và đối chiếu với tờ khai Hải quan thực tế bưu kiện, bưu phẩm,
Bưu điện chỉ được phát và chuyển bưu kiện, bưu phẩm đã hoàn thành thủ tục Hải quan.
* Đối với các trường hợp khác quản lý theo chế độ riêng.
Ngoài các đối tượng nói trên phải chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan, một số đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ kiểm tra Hải quan như hành lý của đối tượng ngoại giao, phương tiện vận tải quân sự... Nhưng vẫn phải chịu sự giám sát Hải quan theo quy định của pháp luật.
4.4. Giám sát Hải quan.
a. khái niệm :
Giám sát Hải quan là việc Hải quan kiểm soát hàng hoá, hành lý, phương tiện đang trong thời gian, địa điểm thuộc phạm vi kiểm soát của Hải quan.
b. đối tượng :
Giám sát Hải quan được áp dụng với các đối tượng sau:
Hàng hoá đã làm thủ tục Hải quan nhưng chưa được xuất hoặc đã nhập nhưng chưa hoàn thành thủ tục Hải quan, hàng hoá đang trong qúa trình vận chuyển quá cảnh Việt Nam.
Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh, dừng neo đậu tại vùng nước cảng, tại sân đỗ máy bay, ga liên vận đường sắt quốc tế, khu vực cửa khẩu đường bộ, khu vực cửa khẩu đường sôngvà các địa điểm làm thủ tục Hải quan khác.
Kho bãi lưu giữ hàng hoá xuất- nhập khẩu đang trong thời gian kiểm soát của Hải quan.
c. Nguyên tắc giám sát Hải quan :
Trong thời gian đối tượng kiểm tra Hải quan chịu sự giám sát Hải quan, Hải quan cửa khẩu tiến hành giám sát việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản tại kho hoặc trên phương tiện vận tải chuyên dụng.
Hàng hoá xuất-nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục Hải quan phải được bảo quản theo qui chế kho với hàng xuất-nhập khẩu.
Nhiệm vụ của nhân viên Hải quan :
+ Giám sát việc di chuyển hàng hoá trong kho, lấy mẫu hàng thay đổi hoặc gia cố bao bì các kiện hàng hóa.
+ Giám sát khi có hàng hoá xuất nhập kho; mở niêm phong kẹp chì Hải quan với sự chứng kiến của thủ kho.
d. Thời gian giám sát với từng đối tượng như sau:
Đối với hàng xuất khẩu : từ thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng hoá đến khi thực xuất.
Đối với hàng nhập khẩu : từ khi hàng đến cửa khẩu đầu tiên cho đến khi hoàn thành thủ tục Hải quan.
Đối với hàng hoá quá cảnh : Từ thời điểm hàng đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên cho đến khi hàng ra khỏi cửa khẩu cuối cùng.
Đối với hàng lưu kho lưu bãi : Từ khi bắt đầu thủ tục nhập kho cho đến khi làm xong thủ tục xuất kho
Đối với phương tiện vận tải là thời gian di chuyển trong vùng nước cảng, từ biên giới vào vùng cảng sông; thời gian phương tiện dừng, neo đậu tại vùng nước cảng, tại sân đỗ máy bay, ga liên vận đường sắt quốc tế, khu vực cửa khẩu đường bộ, khu vực cửa khẩu đường sông.
Đối với phương tiện quá cảnh : Từ thời điểm đến cửa khẩu nhập đầu tiên cho đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng.
e. Hình thức giám sát :
Có hai hình thức giám sát.
Giám sát trực tiếp là việc giám sát thực hiện bởi nhân viên Hải quan.
Giám sát gián tiếp là việc giám sát được thực hiện thông qua niêm phong, kẹp chì và thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác.
Niêm phong kẹp chì Hải quan đối với các đối tượng quản lý Hải quan là hình thức giám sát Hải quan thay thế cho người cán bộ chiến sĩ thi hành công vụ giám sát đối tượng quản lý Hải quan khi các đối tượng này chưa hoàn thành thủ tục Hải quan; hoặc vi phạm pháp luật Hải quan mà còn đang chịu sự quản lý giám sát, bảo quản theo chế độ quy định của pháp luật Hải quan. Tùy theo từng loại hình quản lý đối tượng Hải quan khác nhau mà niêm phong Hải quan được sử dụng dưới dạng khác nhau như dán niêm phong đối tượng quản lý Hải quan bằng một loại mẫu đại diện sự hiện hữu của viên chức Hải quan thi hành công vụ hoặc được kẹp chì Hải quan.
Một số loại hình quản lý nhà nước về Hải quan như hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu; hàng hoá của hàng miễn thuế hàng hoá được phép kiểm tra hoặc làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu đều phải thực hiện chế độ niêm phong Hải quan.
Việc tháo giỡ niêm phong, kẹp chì Hải quan phải do tổ chức cá nhân thẩm quyền tiến hành với mục đích kiểm tra hàng hoá được quy định rõ. Mọi hành vi tháo dỡ khi không đựơc phép hoặc không có lệnh của cấp trên có thẩm quyền đều là vi phạm pháp lệnh Hải quan và bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay các hoạt động trao đổi lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia các khu vực trên toàn thế giới phát triển mạnh mẽ sự giảm bớt các hành vi quản lý trực tiếp của cán bộ Hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất-nhập khẩu nhất là giám sát hàng hóa trong vận chuyển hàng quá cảnh, chuyển khẩu... Thì việc giám sát bằng niêm phong Hải quan là một biện pháp có hiệu quả cao, tiết kiệm nhân lực và thời gian.
Chương 2
Thực trạng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu ở cục hải quan thành phố hà nội
vài nét về cục Hải quan thành phố hà nôi
Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/09/1945, trong khi toàn Đảng, toàn dân đang đối phó với thù trong giặc ngoài để bảo vệ nền độc lập non trẻ đang “ ngàn cân treo sợi tóc “ Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh số 27/SL ngày 10/09/1945 thành lập tổ chức hải quan đầu tiên với tên gọi Sở thuế quan và sở gián thu đặt trực thuộc Bộ tài chính. Sự kiện này cho thấy hải quan là công cụ không thể thiếu được của một quốc gia có chủ quyền. Trong những năm còn chiến tranh ngành hải quan đã góp công sức đấu tranh kinh tế với địch, bảo vệ thúc đẩy nền sản xuất ở vùng tự do, chống buôn lậu, tận thu ngân sách, đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của kháng chiến và dân sinh, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến toàn thắng và góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Đất nước bước vào thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985) trong thời kì này bên cạnh những thuận lợi cơ bản có không ít những khó khăn, kẻ địch và bọn phản động tiến hành kiểu chiến tranh nhiều mặt đối với nước ta tập trung phá ta về kinh tế. Ngày 25/04/1984, HĐBT ra quyết định số 68/HĐBT - QĐ về “ đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới” Nghị quyết chỉ rõ “ trong mấy năm qua, tình hình vận chuyển trái phép qua biên giới rất phức tạp ngày càng phổ biến và nghiêm trọng”. Tính chất của các loại hoạt động buôn lậu không chỉ lại những hoạt động thông thường của bọn gian thương mà ngày càng lộ rõ âm mưu nguy hiểm của kẻ địch phá hoại ta về kinh tế. Cuộc chiến tranh của ta chống địch phá hoại rất phức tạp gay go và quyết liệt, đòi hỏi phải có thái độ rất cương quyết, biện pháp đồng bộ và có hiệu lực nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế. Ngày 30/08/1984, HĐBT ra quyết định số 547/HĐBT với nội dung qui định thành lập Tổng cục hải quan, trực thuộc HĐBT để giúp Chính phủ quản lý công tác hải quan. Nghị định số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam. Hải quan Việt Nam được tổ chức thành hê thống ngành dọc gồm ba cấp:
Tổng cục Hải quan
Cục hải quan tỉnh, thành phố và liên tỉnh
Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát chống buôn lậu
Đứng trước tình hình đó, Hải quan thành phố Hà Nội được thành lập ngày 03/08/1985. Khẳng định vị chí then chốt của Hải quan thủ đô trước nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và nhà nước giao cho ngành Hải quan nói chung và hải quan Hà Nội nói riêng.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hà Nội
Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan thành phố Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức của cục Hải quan TP. Hà Nội
Lãnh đạo cục
Giám sát quản lý
Kiểm tra thu thuế XNK
Thanh
tra
Kế hoạch tài vụ
Tổ chức cán bộ và đào tạo
Văn phòng
Xử lý
Thống kê tin học
Điều tra chống buôn lậu
Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài
Hải quan cửa khẩu sân bay Gia Lâm
Hải quan bưu điện Hà Nội
Hải quan Giảng Võ
Hải quan Đầu tư gia công
Hải quan Đường Sắt liên vận quốc tế
Hải quan Gia Thụy
Hải quan Thị xã Hà Đông
Hải quan Việt Trì
Hải quan Bắc Ninh
Hải quan Vĩnh Phúc
Phân cấp cụ thể phạm vi địa bàn và thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài và hàng hóa nhập khẩu tại cửa hàng miễn thuế tại Nội Bài.
Hải quan Đường Sắt liên vận quốc tế Hà Nội: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường sắt Liên vận quốc tế.
Hải quan Việt Trì: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Phú Thọ
Hải quan Thị xã Hà Đông: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây và Hoà Bình.
Hải quan Bắc Ninh: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Hải quan Vĩnh Phúc: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Hải quan ICD Gia Thụy: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng khô ICD và hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn khu công nghiệp Sài Đồng
Hải quan bưu điện Hà Nội: Làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuât nhập khẩu đối với các bưu phẩm, bưu kiện, ấn phẩm sách báo gửi qua đường bưu điện theo thông lệ quốc tế và các hàng hóa ấn phẩm chuyển phát nhanh qua các đại lý chuyển phát nhanh đã được tổng cục hải quan công nhận
Hà Nội không những là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước mà còn là trung tâm kinh tế, thương mại lớn. Trên địa bàn có cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, một cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế chính trị và ngoại giao, nơi có lượng khách xuất nhập cảnh lớn, cùng nhiều luồng hàng hoá có tính chất khác nhau xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.
Với việc quản lý hơn 300 doanh nghiệp tại đại bàn Hà Nội và các tỉnh phụ cận cũng như cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tiếp nhận và làm thủ tục 80% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà nội được chuyển tiếp từ cảng Hải phòng, 20% còn lại qua sân bay quốc tế Nội Bài và ICD Gia Thụy và các đường khác thì hải quan Hà Nội có một nhiệm vụ công tác rất nặng nề xứng đáng là “ người lính biên phòng trên mặt trận kinh tế “.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và đặc điểm hoạt động của Hải quan Hà Nội
Hà Nội không những là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước mà còn là trung tâm kinh tế, thương mại lớn. Trên địa bàn có cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, một cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế chính trị và ngoại giao, nơi có lượng khách xuất nhập cảnh lớn, cùng nhiều luồng hàng hoá có tính chất khác nhau xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này.Hà Nội cũng là nơi có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với các loại hình khác nhau: như xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, với nước ngoài, nhập hàng gia công sản xuất hàng xuất khẩu, hàng dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo... của các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, công ty trách nhiệm hữu hạn cả trong và ngoài nước.Những hàng hóa làm thủ tục tại hải quan thành phố Hà Nội chủ yếu là hàng chuyển tiếp từ Hải Phòng và các tỉnh khác về, có đủ loại hình đa dạng về thành phẩm phong phú về mục đích : như hàng kinh doanh xuất nhập khẩu , hàng liên doanh đầu tư, hàng triển lãm, hàng quà biếu, quà tặng của các cá nhân tổ chức, hàng dịch vụ chuyển phát nhanh ...ngày càng mở rộng, hay hàng xuất nhập khẩu về mỹ thuật, lâm sản dược liệu ngày một gia tăng. Trước tình hình đó hải quan thành phố Hà Nội đã xác định cho mình một quyết tâm và nỗlực lớn trên cơ sở quán triệt chủ trương đường lối của Đảng nhà nước và các chỉ thị cấp trên.
Bên cạnh đó, chủ trương mở cửa, cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều tiêu cực. Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn tinh vi đòi hỏi phải có sự đấu tranh bền bỉ lâu dài. Hoạt động xuất nhập khẩu qua hải quan Hà Nội là hoạt động đa dạng trên nhiều hình thức với nhiều đối tượng tham gia, liên quan đến nhiều cấp chính quyền, nhiều ngành trong việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy xuất nhập cảnh gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát làm thủ tục hải quan và tính thuế thu thuế.
Với đặc điểm hoạt động như trên, Ngành hải quan nói chung và hải quan Hà Nội nói riêng có nhiệm vụ rất nặng nề và chức năng quan trọng trong quản lý Nhà nước về kinh tế:
Tại điều 3 pháp lệnh Hải quan Việt Nam qui định chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan như sau: “ Trong phạm vi quyền hạn do pháp lệnh này qui định, Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mượn đường Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới. Trong hoạt động của mình, Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động Hải quan mà cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam ký kết hoặc công nhận
Từ chức năng đó, đã cụ thể hoá thành các nhiệm vụ sau:
+ Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra giám sất, kiểm soát hải quan theo qui định của pháp lệnh
+ Đảm bảo thực hiện qui định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và các nghĩa vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định.
+ Tiến hành những biện pháp thực hiện, ngăn ngừa điều tra và xử lý những hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm pháp luật.
+ Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan
+ Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu quá cảnh mượn đưòng Việt Nam, hướng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện qui định nhà nước về hải quan
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên Hải quan
+ Hợp tác quốc tế hải quan các nước
Cục Hải quan thành phố Hà Nội đựơc nhà nước giao cho các nhiệm vụ chính là:
+ Giám sát quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối, bưu điện, bưu phẩm và công cụ vận tải xuất nhập cảnh
+ Thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Điều tra chống buôn lậu qua biên giới
+ Thống kê Nhà nước về Hải quan
+ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên Hải quan
+ Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý, hướng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện qui định nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh mượn đường và đặc biệt là thu thuế xuất nhập khẩu.
Với chức năng nhiệm vụ được giao phó rất nặng nề, Hải quan Hà Nội luôn luôn tăng cường công tác quản lý, xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với vị trí là đơn vị Hải quan thủ đô của đất nước
2. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất nhập khẩu ở cục hảI quan Hà Nội.
2.1. Quy trình làm thủ tục Hải quan từ 1995 - 1999
Trong giai đoạn từ 1995-1999 nền kinh tế Việt Nam và khu vực có nhiều biến động. Lớn nhất phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, vì thế mà kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải quan tại cục Hải quan Thành phố Hà Nội có phần giảm sút, thể hiện qua bảng sau:
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Trị giá (Tr USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (Tr USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (Tr USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (Tr USD)
Tỷ trọng (%)
Trị giá (Tr USD)
Tỷ trọng (%)
ồ kim ngạch hàng hoá XNK làm thủ tục HQ
593
1317,7
1654
1516
1407
XK
127
21,4
520
39,5
563,2
34
674
44,5
579
41
NK
466
78,6
797,7
60,5
1091
66
842
55,5
828
59
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Cục Hải quan TP. HN 1995-1999)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải Quan tại cục Hải quan TPHN có sự đột biến giữa hai năm 1995 và 1996; Năm 1996 Hải quan TPHN đã tiến hành làm thủ tục Hải quan một khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có trị giá gấp 2,2 lần so với năm 1995. Nếu xem xét thêm thì năm 1995, Hà Nội cũng đạt gấp 2 lần năm 1994.
Đáp ứng với sự tăng nhanh khối lượng công việc như vậy là sự nỗ lực rất lớn của Hải quan TPHN.
Năm 1997, Hải quan TPHN đã tiến hành làm thủ tục Hải quan cho lượng hàng hoá trị giá 1654 triệu USD, tăng 25,5% so với năm 1996. Như vậy, trị giá hàng hoá làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn không có sự tăng đột biến như 2 năm trước và đã có mức phát triển vừa phải. Nhìn vào tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải quan TPHN năm 1997 ta cũng thấy Hà Nội là địa bàn có hoạt động xuất nhập khẩu khá mạnh, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước (năm 1997 Việt Nam đạt 20540 triệu USD). Điều đó đòi hỏi Hải quan TPHN làm sao phải quản lý tốt một số lượng hàng hoá lớn vừa chặt chẽ, vừa thông thoáng.
Năm 1998, trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục Hải Quan đạt 1516 triệu USD giảm 9% so với năm 1997, điều đó do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực từ giữa năm 1997 làm hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng đều có sự sút giảm. Năm 1999 - năm cuối cùng của thế kỷ, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1407 triệu USD giảm 7% so với năm 1998. Mặc dù có sự sút giảm nhưng lượng hàng hoá phải quản lý vẫn đứng ở mức cao, lãnh đạo Hải quan TPHN luôn đạt mục tiêu phải tiếp tục tăng cường giảm sút quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu.
Quy trình thủ tục Hải quan:
* Trong thời kỳ 1995 - 1999 :
Hải quan Hà Nội đã tiến hành làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định được ban hành kèm theo quyết định số 258/TCHQ - GSQL ra ngày 16/12/1994. Đây là một quy trình "Xuôi", theo đó việc làm thủ tục đối với một lô hàng xuất nhập khẩu mậu dịch được tiến hành qua 04 bước, và công tác kiểm tra, giám sát Hải quan cũng được tổ chức theo các bước trong khi làm thủ tục Hải quan. Việc kiểm tra, giám sát phải đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách pháp luật, nhanh chóng, thuận tiện, không phiền hà, tiêu cực. Cụ thể việc kiểm tra Hải Quan (trong việc làm thủ tục Hải quan) được tiến hành như sau:
Bước một: Đăng ký tờ khai:
Việc kiểm tra ở bước này có ý nghĩa quan trọng cho công tác ở các khâu sau, Hải Quan kiểm tra chặt chẽ bộ chứng từ do chủ hàng xuất trình:
- Kiểm tra việc khai báo của chủ hàng. Nếu chưa đúng, chưa đủ thì chưa cho đăng ký tờ khai, yêu cầu chủ hàng bổ xung, sửa chữa.
- Kiểm tra sự đồng bộ của hồ sơ: số lượng chứng từ đạt yêu cầu và sự thống nhất về nội dung giữa các chứng từ.
- Nếu có dấu hiện giả mạo chứng từ, sửa chữa bất hợp pháp những nội dung quan trọng của chứng từ thì lập biên bản vi phạm hành chính để làm cơ sở xử lý sau này.
Bước hai: Kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu:
Căn cứ vào bộ hồ sơ đã được đăng ký để kiểm hoá, nguyên tắc, quy trình về kiểm hoá, thi hành theo Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 189/TCHQ-GSQL ngày 07/10/1994. Phải đảm bảo nguyên tắc hai cán bộ Hải quan kiểm hoá một lô hàng, không được một người kiểm hoá nhưng hai người ký xác nhận. Kiểm hoá phải xác định được đầy đủ, chính xác nội dung hàng hoá, đặc biệt phải xác định chính xác mã hàng khai báo với hàng hoá thực tế, số lượng, trọng lượng từng mặt hàng.
Bước 3: Tính và thông báo thuế:
Căn cứ báo kết quả kiểm hoá để xác định áp giá và áp thuế suất chính xác để tính và thông báo thuế.
Số liệu thu thuế xuất nhập khẩu các hàng hoá làm thủ tục Hải Quan tại Cục Hải quan TPHN (năm 1999 theo quy định mới theo quy trình thi hành thu thuế mới).
Năm
Loại thuế
1995 (USD)
1996 (USD)
1997 (USD)
1998
(VND)
1999
(VND)
ồ Số thuế
391.004.702
731.760.000
610.350.000
726.787.274.147
1.092.450.492.570
Thuế xuất khẩu
137.254.472
56.165.158
23.793.760
8.386.190.580
425.608.202.425
Thuế nhập khẩu
253.750.230
675.594.842
586.206.240
718.401.038.567
666.842.490.045
(Nguồn tổng hợp báo cáo của Cục Hải quan TPHN các năm 1995-1999).
Bước 4: Kết thúc thủ tục Hải Quan:
Kiểm tra lại lần cuối việc thực hiện các bước trên. Nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu các bước nghiệp vụ liên quan khắc phục ngay sai sót đó, nêu không có sai sót thì tiến hành giải phóng hàng.
Trong giai đoạn 1995-1998, Hải quan TPHN đã thực hiện tốt theo quy trình trên, đã tiến hành làm thủ tục Hải Quan cho một lượng lớn hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Trị giá hàng KD
XNK (triệu USD)
178
487,5
661,86
460
566,9
(Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan TPHN từ 1995-1999)
* Quy trình hành thu mới:
Với sự tăng nhanh của hàng hoá xuất nhập khẩu, nhằm mục đích trực tiếp đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục Hải Quan, thông thoáng và quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phát huy vai trò tự chủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự khai báo, tự tính thuế, đồng thời tăng cường vai trò thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải Quan trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện chính xác công tác thống kê các mặt về xuất nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan đã ban hành quy trình hành thu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số 383/1998/TCHQ-QĐ ra ngày 17/11/1998.
Tóm tắt quy trình hành thu mới
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1999
Kê khai
đăng ký tờ khai
Kiểm hoá - thu thuế - giải phóng hàng
Kiểm tra - xử lý vi phạm
- lập bộ hồ sơ khai báo HQ
- Tiếp nhận hồ sơ
- Ra thông báo thuế
- Thu thuế
- Kiểm tra khai báo của người khai báo Hải quan và căn cứ kết quả kiểm hoá tính toán đối chiếu số thuế phải nộp, trên cơ sở đó ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp
- Xử lý vi phạm về thuế
- Kế toán thu nộp thuế
- xác định hồ sơ phải kiểm tra sau thông quan
- Phúc tập, lưu trữ
Bộ phận thuế
- Tự kê khai
- Kiểm tra hồ sơ
- Nộp thuế
- Tự tính thuế theo luật thuế hiện hành
- Phân loại hồ sơ hàng hoá theo luồng (Xanh, vàng, đỏ)
Người khai báo Hải quan
- Kiểm hoá theo phân luồng hàng
- Ghi kết quả kiểm hoá
- Giám sát giải phóng hàng
Người khai báo Hải quan
Bộ phận GSQL
Bộ phận kiểm hoá giám sát
Bộ phận kiểm tra thu thuế
Quy trình hành thu này đã được đưa vào thực hiện 1/1/1999 HQTP.HN đã có sự chuẩn bị kĩ cho việc thực hiện theo quy trình làm thủ tục mới. Cục đã có những hướng dẫn kịp thời giải quyết các vướng mắc từ các địa điểm làm thủ tục Hải quan trong quá trình thực hiện. Theo quy trình trên t._.iểm tra, giám sát và công tác lưu trữ.
* Tăng cường công tác tổ chức cán bộ.
Cục HảI quan cần coi việc đào tạo lực lượng hải quan là một quá trình liên tục suốt đời công chức hải quan, họ phải được và phải làm công việc đó thường xuyên liên tục, phải hình thành một công nghệ đào tạo mới để thay thế kịp thời công nghệ đào tạo cũ. Cụ thể là nên đào tạo theo các chuyên ngành như:
- Chuyên ngành kiểm tra, giám sát hải quan.
- Chuyên ngành kiểm tra chống buôn lậu, chống vận chuyển hàng hoá, ngoại tệ trái phép qua biên giới.
- Chuyên ngành quản lý Hải quan tức là công tác quản lý.
Xây dựng, tổ chức lực lượng phòng ban; lực lượng cửa khẩu khoa học và chính qui là yêu cầu tất yếu khi mà yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Cục Hải quan nên giảm tối thiểu cán bộ quản lý ở văn phòng mà công việc vẫn hiệu quả, có thể tăng thêm cán bộ ở cửa khẩu. Kết hợp giữa cán bộ trẻ có trình độ lý luận và nghiệp vụ và cán bộ lớn tuổi có kinh nghiệm để đối phó với "mánh lới" của bọn buôn lậu và gian lận thương mại. Giao nhiệm vụ thích hợp với năng lực của từng cán bộ.
* Nâng cao tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Hải quan.
Cục HảI quan cần thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ chiến sỹ Hải quan. Tổ chức chi bộ Đảng ở Cục Hải quan; tăng cường công tác Đảng ở phòng ban và cửa khẩu. Do tính chất, đặc điểm của ngành Hải quan nên cán bộ Hải quan rất dễ bị chủ hàng lợi dụng và mua chuộc nên việc củng cố tư tưởng chính trị là vô cùng cần thiết. Đẩy mạnh bồi dưỡng giáo dục phẩm chất đạo đức tác phong cho cán bộ Hải quan ngay từ khi ngồi ghế nhà trường hoặc ngay khi một nhân viên mới được chuyển đến: Luôn luôn củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ Hải quan theo tinh thần nghị quyết TW3 và nghị quyết 93 của Ban cán sự Đảng Tổng Cục Hải quan về xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh. Cục Hải quan hướng dẫn tổ chức cho cán bộ Hải quan tham gia sinh hoạt văn hoá, đoàn thể một cách lành mạnh, tạo điều kiện giao lưu trao đổi nghiệp vụ của cán bộ Hải quan trong ngành với nhau, mở các cuộc thi nghiệp vụ giữa các phòng ban và Cục Hải quan các địa phương.
4.2. Nâng cao nghiệp vụ giám sát kiểm tra HảI quan; Hỗ trợ về mặt nghiệp vụ và trang thiết bị cho cán bộ HảI quan.
Vấn đề thông quan nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng là vấn đề trọng điểm được đặt lên hàng đầu. Trong qui trình thủ tục hiện hành, mặc dù luôn được cải tiến song vẫn còn rất nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp. Vậy vấn đề này cần quán triệt thêm một số điểm như sau:
* Đổi mới công tác tiếp nhận hồ sơ và đăng ký tờ khai.
Việc cấp giấy phép, tiếp nhận hồ sơ và đăng ký tờ khai cần do một bộ phận chuyên trách thực hiện, tuỳ khối lượng công việc để biên chế cho thích hợp. Nơi hồ sơ, giấy phép không nhiều có thể tổ chức kiêm nhiệm nhưng cũng cần phải có cán bộ chuyên trách. Cục Hải quan cần có một số thay đổi phù hợp theo từng công tác như:
Phân loại hồ sơ:
+ Tại bàn tiếp nhận hồ sơ cho hàng hoá đi theo từng "luồng xanh"- hàng hoá được ưu tiên, thủ tục kiểm tra đơn giản, giải phóng hàng nhanh, không cần chờ tính thuế, thông báo thuế- Cục cần bố trí các nhân viên Hải quan có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
+ Tại bàn tiếp nhận hồ sơ cho hàng hoá theo "luồng vàng"- hàng hoá phải kiểm tra với tỉ lệ cao, giải phóng hàng chậm hơn- Cục nên bố trí nhân viên nắm đầy đủ các qui định liên quan và xem xét kỹ hơn với loại hồ sơ kèm theo.
+ Hàng hoá phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ chỉ giải phóng hàng khi hoàn tất thủ tục được tiếp nhận hồ sơ qua "luồng đỏ", cán bộ tiếp nhận hồ sơ được bố trí có trình độ chuyên môn khá; giỏi nhiều kinh nghiệm.
Đối với hồ sơ không hợp lệ:
+ Nghiêm cấm việc tự ý giải quyết bộ hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ. Chỉ có Trưởng Hải quan cửa khẩu có thẩm quyền cho ý kiến giải quyết.
+ Cục Hải quan có thể bố trí một đội chuyên trách hướng dẫn giải quyết và xử lý các vi phạm về hồ sơ, thủ tục ở từng cửa khẩu để những hồ sơ này được giải quyết nhanh gọn nhất.
Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ lưu ý:
+ Bố trí một thời gian biểu thích hợp trong việc tiếp nhận tờ khai tránh tình trạng ứ đọng không giải quyết kịp; sau khi tiếp nhận hồ sơ cần chuyển giao cho đội kiểm hoá trong thời gian nhanh nhất.
+ Việc chuyển giao hồ sơ cho đội kiểm hoá phải được tiến hành ngay sau khi truyền số liệu thống kê vào máy không được gộp nhiều bộ hồ sơ một lần và cần vào số liệu thống kê trong bất kỳ trường hợp đột xuất nào (Máy hỏng, mất điện...)
* Cải cách thủ tục trong kiểm hoá Hải quan.
Cải cách thủ tục hải quan là công tác trọng tâm của ngành trong nhiều năm qua, cục Hải quan TP Hà Nội cũng là một trong các đơn vị được chọn làm thí đIểm và triển khai áp dụng những cải cách đầu tiên.Qua quá trình áp dụng thực tiễn, Cục nên thay đổi một số đIểm sao cho phù hợp với đIều kiện của địa bàn mình quản lý
Về bố trí lực lượng:
Các cửa khẩu phải dành khoảng 70% cán bộ cho nhiệm vụ kiểm hoá. Việc kiểm hoá bắt buộc phải xác định rõ: Tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chất lượng (cũ, mới), xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu( C/O).Việc bố trí cán bộ kiểm hoá phải được theo dõi bằng sổ, trong sổ phải ghi rõ người kiểm hoá và các số tờ khai mà cặp kiểm hoá đó phải tiến hành trong ngày. Phải thường xuyên thay đổi, bố trí chéo các cặp kiểm hoá, không phân công cố định hai người luôn đi với nhau, phải đảm bảo nguyên tắc luôn có hai cán bộ Hải quan kiểm hoá một lô hàng. Nghiêm cấm việc một người kiểm hoá nhưng hai người ký tên xác nhận. Việc bố trí sắp xếp cán bộ kiểm hoá là nhiệm vụ của lãnh đạo Đội, Cửa khẩu, không được cho kiểm hoá viên biết trước việc phân công đó để ngăn ngừa việc móc nối với chủ hàng.
Về tỉ lệ kiểm hoá:
Đối với những mặt hàng trọng điểm (hàng tiêu dùng, hàng có thuế suất cao...) hàng hoá của những chủ hàng hay vi phạm phải kiểm hoá 100%. Với những mặt hàng cho phép kiểm đại diện thì khi kiểm hoá phải đạt "3 tận" có nghĩa là tỉ lệ mẫu lấy kiểm đại diện phải đảm bảo trong và ngoài cùng, ở giữa, hai bên mép, trên đỉnh và dưới đáy của container.
Biện pháp hỗ trợ nghiệp vụ:
Để cán bộ kiểm hoá có điều kiện kiểm tra kỹ hàng và ghi đầy đủ chính xác mã, Cục Hải quan cần trang bị cho cán bộ kiểm hoá cuốn Danh mục hàng hoá Việt Nam do Tổng cục Thống kê phát hành, Danh mục biểu thuế, danh mục tân dược... do các ngành liên quan phát hành.
Không giao cán bộ kiểm hoá phải kiểm tra quá nhiều tờ khai. Nếu ở cảng, cao nhất không quá 10 tờ khai cho một cặp kiểm hoá một ngày. Nếu kiểm hoá ở địa điểm kiểm hoá ngoài cửa khẩu tối đa không quá 5 tờ khai/ngày . Tổ chức việc lưu mẫu hàng hoặc ảnh hàng hoá phục vụ cho việc giải quyết vướng mắc và công tác thanh tra kiểm tra. Lấy mẫu hàng với các loại hàng có thể lấy mẫu (vải, dầu, tân dược...); chụp ảnh lưu với các loại hàng ( sắt thép, xe cộ, điện tử...)
Lãnh đạo Cục chỉ đạo kiểm tra sâu sát công tác kiểm hoá. Lãnh đạo Cục đích thân kiểm tra đột xuất việc kiểm hoá của nhân viên Hải quan. Những trường hợp cán bộ kiểm hoá làm không đúng qui định kiểm hoá, có sai phạm thì phải xử lý kỷluật thích đáng và không bố trí làm công tác này nữa
* Tăng cường trang thiết bị hiện đại cải tiến công cụ trợ giúp công tác kiểm tra giám sát.
Tiếp tục củng cố trang bị mới hệ thống máy móc kiểm tra giám sát ở cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Bưu cục quốc tế đảm bảo phát hiện nhanh các vi phạm, đặc biệt là ngoại tệ vận chuyển trái phép, ma tuý, các văn hoá phẩm độc hại, đĩa CD lậu...Cùng với công việc trên là đào tạo một đội ngũ kỹ thuật viên có khả năng điều hành tốt hệ thống máy móc thiết bị phục vụ kiểm tra, giám sát. Khuyến khích cán bộ công nhân viên tiếp cận sử dụng và quản lý các thiết bị KHKT.
Hoàn thiện mạng tin học giữa các phòng ban, cửa khẩu đảm bảo có thể lấy thông tin nhanh về các doanh nghiệp đã từng vi phạm, tổ chức và giám sát đối tượng quản lý bằng máy tính. Tiếp tục nghiên cứu các hình thức niêm phong và cách sử dụng niêm phong hải quan an toàn chặt chẽ.
* Cải cách thủ tục kiểm hoá HảI quan khoa học tiện lợi thông thoáng.
Trong công tác giám sát và quản lý cần sắp xếp lại các địa điểm thông quan hàng hoá để rút ngắn đường đi và thời gian đi lại của chủ hàng khi làm thủ tục. Nghiên cứu thành lập tiếp một số địa điểm thông quan tại Hà Nội. Thành lập các địa điểm thông quan với qui trình thủ tục hải quan khép kín để tạo điều kiện cho chủ hàng giảm bớt thời gian chờ đợi làm thủ tục và thời gian đi lại cũng như chi phí lưu kho, bãi. Tiếp tục chấn chỉnh, cải tiến qui trình thủ tục hải quan, thực hiện qui trình "một cửa" qui định kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tại địa điểm ngoài cửa khẩu, kho riêng, cảng ICD...
Một số biện pháp để rút ngắn thời gian thông quan trong thủ tục hiện hành.
+ Hoàn thiện sổ sách quản lý ở các khâu công tác, thống nhất nội dung và phương pháp để sử dụng và kiểm tra khi cần thiết.
+ Tổ chức bộ phận theo dõi từng qui chế, qui trình trọng điểm như: Giám sát làm thủ tục hàng hoá đối với hàng đầu tư, gia công, hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế. Theo dõi và quản lý chặt chẽ chế độ cấp giấy phép phi mậu dịch, chấn chỉnh việc báo cáo thanh khoản giấy phép đối với hàng tạm nhập tái xuất.
+ Xây dựng qui trình nội bộ về trình tự phối kết hợp các bộ phận trong thanh khoản hợp đồng gia công đã hết hiệu lực và việc xử lý tiếp theo đối với trường hợp vi phạm.
+ Tăng cường phúc tập tờ khai hải quan, thông qua phúc tập tờ khai hoàn thành thủ tục một cách chặt chẽ mà phát hiện các hành vi gian lận thương mại, áp mã, áp thuế xuất sai.
4.3. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường quan hệ với cơ quan hữu quan để công tác kiểm tra giám sát HảI quan đạt hiệu quả cao nhất.
Đây là các giải pháp mang tính chất vĩ mô các giải pháp này đòi hỏi lãnh đạo Cục trực tiếp hướng dẫn và thực hiện.
* Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp lý.
Cục hải quan hiên nay đang quản lý và tiếp nhận một lượng lớn văn bản hiện hành nên công tác rà soát lại các văn bản có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát Hải quan trong tiến trình cải cách hiện nay là vô cùng cần thiết.Bên cạnh đó Cục tổ chức đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo luật Hải quan Việt Nam để trình Quốc hội thông qua. Luật Hải quan ra đời sẽ là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để ban hành các văn bản quản lý Nhà nước về Hải quan trong giai đoạn mới thay thế cho pháp lệnh Hải quan Việt Nam 1990 có nhiều điểm không phù hợp. ở cấp Cục phải tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản các thông tư hướng dẫn các qui trình nghiệp vụ do Tổng Cục ban hành đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Nghiên cứu xây dựng văn bản điều chỉnh trong nội bộ trên tinh thần của các văn bản trên để đảm bảo có hiệu lực cao trong tình hình cụ thể địa bàn mình quản lý, cùng với ban hành pháp luật, phải tăng cường việc thực thi pháp luật. Quyền lực của Hải quan cần phải được tăng cường theo hướng tập trung, có đầy đủ thẩm quyền để xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực Hải quan. Cần có khung hình phạt nghiêm minh với các hành vi vi phạm Hải quan.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn ở Hải quan cơ sở tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu, cố tình làm sai khi có các văn bản mới ban hành. Cục sớm ban hành các văn bản về kiểm toán Hải quan vì đây là lực lượng đảm bảo kiểm tra giám sát chặt chẽ của Hải quan trong tình hình mới.
* Phối hợp với các cơ quan bộ ngành có liên quan trong công tác quản lý Hải quan.
Hải quan là cơ quan quản lý về mặt thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu; bên cạnh đó hàng hoá xuất nhập khẩu còn là đối tượng quản lý của nhiều cơ quan bộ ngành khác nhau. Với cùng mục đích là công cụ quản lý thương mại quốc tế, Hải quan và các bộ ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Trong thực tiễn giám sát quản lý, ngành Hải quan sớm thấy những biểu hiện bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu do vậy cần phải kiến nghị với cơ quan chuyên ngành để thống nhất công tác quản lý, tránh tình trạng chồng chéo chức năng để các doanh nghiệp lợi dụng, gây khó khăn cho quản lý Hải quan. Cụ thể như:
Hải quan có thể kiến nghị Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một tên hàng mới xuất hiện hay thay đổi thuế suất cho phù hợp. Ví dụ như: Đầu năm 2000 khi thị trường gas có biến động, nhà cung cấp phải nhập khẩu ồ ạt gas để phục vụ nhu cầu trong nước; Cục Hải quan đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế suất nhập khẩu mặt hàng này xuống 0% (trước kia là 100%) trong một khoảng thời gian để ổn định thị trường gas trong nước.
Hải quan kiến nghị Bộ thương mại đề xuất với chính phủ bổ sung mặt hàng xuất khẩu khi thấy có biểu hiện không lành mạnh của lượng hàng hoá qua cửa khẩu.(Lượng hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu một cách ồ ạt trong thị trường).
Hải quan làm công tác tham mưu cho các Bộ quản lý chuyên ngành khác như: Bộ y tế, Bộ văn hoá, Bộ lâm nghiệp... thành lập một danh mục chuẩn các hàng hoá cho phép xuất nhập khẩu cũng như cấm xuất nhập khẩu. Đề xuất ý kiến cho việc cung cấp hạn ngạch của từng mặt hàng thuộc diện quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Cần ra đời một thông tư liên bộ giữa Hải quan và Bộ giao thông vận tải về phối hợp trong quản lý hoạt động vận chuyển bằng đường sắt liên vận quốc tế, về quản lý hàng chuyển tiếp với cảng Hải Phòng, với sân bay Nội Bài; cần thống nhất việc kiểm tra, giám sát cấp giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá ở các ga trung chuyển để đảm bảo Hải quan các ga có cơ sở đối chiếu, đảm bảo kiểm tra, tránh trùng lặp.
Phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường; Cục cảnh sát kinh tế trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cùng nhau trao đổi việc thực hiện công tác này để đạt hiệu quả cao.
* Tăng cường hợp tác Hải quan và doanh nghiệp .
Hợp tác chặt chẽ Hải quan với doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao trong quản lý Hải quan. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính có thể cung cấp các thông tin vi phạm trong gian lận Hải quan. Họ cũng cần được hưởng các ưu đãi trong quản lý Hải quan. Trong thông điệp của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) họ cũng đánh giá cao vai trò của các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu, người khai thuê Hải quan, công nhân bốc vác, thư ký kiểm hàng, lái xe vận chuyển... với tư cách mạng lưới cộng tác viên Hải quan.
Để thực hiện việc hợp tác này, cần thực hiện một số giải pháp:
Duy trì việc gặp mặt định kỳ giữa Hải quan và doanh nghiệp. Năm vừa qua, Hải quan Hà Nội đã tổ chức 2 buổi gặp mặt giữa Hải quan với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (vào tháng 1 và tháng 10), qua các buổi gặp mặt đó, Hải quan và doanh nghiệp có thể trực tiếp trao đổi những thắc mắc, đề xuất những sửa đổi... từ đó hiểu và tin tưởng nhau hơn, sẽ cùng tạo thuận lợi cho nhau trong công việc, khi có những vướng mắc nảy sinh, các doanh nghiệp có thể trực tiếp hỏi bộ phận Hải quan có thẩm quyền trả lời để nhận được những hướng dẫn và những quyết định giải quyết kịp thời.
Phải thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn phổ biến chính sách qui trình hải quan cho các doanh nghiệp có nhu cầu từ đó nâng cao được trình độ và ý thức pháp luật trong việc làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp, bởi hiện nay nhiều doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hoá, do không hiểu biết kỹ về những qui định về quản lý hải quan, do thiếu nghiệp vụ vì vậy đã xảy ra nhiều vi phạm thường là không cố ý.
Phải có qui định chế độ khen thưởng và áp dụng ưu đãi với những doanh nghiệp có lượng hàng hoá làm thủ tục lớn và không vi phạm thủ tục hải quan, những doanh nghiệp và cá nhân có công tố giác các vi phạm của các chủ hàng. Như vậy sẽ đảm bảo thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.
4.4. Hạn chế tiêu cực trong quản lý, giám sát hải quan.
* Tăng cường chức năng của đội tái kiểm hoá.
Do trong công tác kiểm hoá vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu sót, một số cán bộ còn qua loa đại khái, xác định mã số hàng hoá, số lượng, chủng loại chất lượng hàng hoá còn nhiều sai sót và nảy sinh các tiêu cực. Cục Hải quan đang và sẽ đề nghị Tổng cục cho việc thành lập bộ phận "Tái kiểm hoá" trực thuộc cục trưởng. Việc ra đời bộ phận này là rất cần thiết song cần lưu ý một số điểm như sau:
Tuỳ theo lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ở địa phương để quyết định số người tham gia đơn vị này; phải lựa chọn cán bộ có phẩm chất tốt, có trình độ nghiệp vụ giỏi ( về xác định và phân loại hàng hoá, về xác định số lượng, chất lượng, trọng lượng, về tính thuế) tham gia bộ phận này.
Bộ phận này trực thuộc cục trưởng có thể kiến nghị với trưởng hải quan cửa khẩu hoặc trưởng phòng liên quan có biện pháp khắc phục ngay các sai sót do Đội phát hiện, đơn vị này có thể kiến nghị biện pháp, hình thức xử lý các vi phạm do Đội phát hiện.
Tái kiểm hoá là một công đoạn bổ sung trong trình tự thủ tục hải quan áp dụng cho các trường hợp đặc biệt. Vì vậy, việc tái kiểm chỉ tiến hành ngay sau khi đã kết thúc kiểm hoá: Nhân viên Hải quan làm nhiệm vụ tái kiểm hoà không có mặt đồng thời và không tiến hành đồng thời nhiệm vụ của mình với nhân viên kiểm hoá.
Đội tái kiểm cần bố trí cán bộ có khả năng tái kiểm hoá cả lô hàng có những đặc điểm phức tạp dễ bị lầm lẫn về mã số, chủng loại hàng. Tiến hành tái kiểm tra nhanh chóng, thuận lợi, chặt chẽ, đảm bảo an toàn hàng hoá và không được gây phiền hà cho chủ hàng.
Phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm hoá- tái kiểm hoá- kiểm soát hải quan. Việc kết hợp này để các đơn vị hỗ trợ cho nhau, đảm bảo việc kiểm hoá, kiểm tra hải quan chặt chẽ, đúng chính sách, đúng pháp luật, chống được phiền hà tiêu cực, nội bộ đoàn kết. Công tác này đòi hỏi phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng nội dung và tinh thần các qui định của Tổng Cục trưởng trong các văn bản đã ban hành. Nghiêm cấm việc tự đặt ra những qui định riêng cho địa phương cho cửa khẩu trái với qui định của Tổng Cục.
* Tăng cường công tác thanh tra ,kiềm tra và xử lý vi phạm.
Công tác thanh tra , kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường trong giai đoạn tới với các công việc cần được giảI quyết triệt để. Tổ chức chặt chẽ công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra phải tiến hành kết hợp công khai và đột xuất. Các cán bộ làm công tác này phải có phẩm chất đạo đức tránh tình trạng móc nối, cấu kết với nhau. Lãnh đạo Cục phải đích thân tham gia công tác này; lãnh đạo Cục cần phải nghiêm minh, dứt khoát xử lý các vi phạm khi công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện được.
ở các cửa khẩu, đặc biệt ở cửa khẩu quốc tế như cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, đường sắt liên vận quốc tế, Cục cần bố trí camera không chỉ giám sát hàng hoá mà còn giám sát các hành vi, thái độ của nhân viên Hải quan với khách hàng đồng thời bố trí một tổ thanh tra ngầm nhằm khắc phục triệt để hiện tượng quan liêu cửa quyện của một số nhân viên thoái hoá, biến chất.
Cục Hải quan nâng cao tinh thần cầu tiến: lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp; công khai hoá các văn bản; nghị quyết mới; ở mỗi cửa khẩu lập ra các hòm thư tố giác các nhân viên Hải quan vi phạm; cần xây dựng ngành thật sự bình đẳng và dân chủ.
Các biện pháp trên dùng để khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong ngành Hải quan nhưng cao hơn hết là việc phải giáo dục chiến sỹ cán bộ trong ngành về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tinh thần tấn công triệt để tội phạm kinh tế để đem lại một nền kinh tế thị trường lành mạnh.
4.5. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu và tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Do vai trò của công tác Hải quan nên công tác thu thuế xuất nhập khẩu và công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được Cục Hải quan chú trọng và được đặt thành hai cơ quan cụ thể để quản lý lĩnh vực này. Song trong điều kiện hiện nay, hai công tác này là những công tác có rất nhiều sơ hở để nảy sinh tiêu cực. Mặt khác các công tác này và công tác kiểm tra giám sát cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ công tác kiểm tra giám sát được thuận lợi và dễ dàng hơn. Trong định hướng phát triển của mình, Cục Hải quan dành công sức không nhỏ trong việc hoàn thiện công tác kiểm tra thu thuế và tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Qua quá trình thực tập của mình tôi xin đề xuất một số giải pháp nhỏ để thực hiện tốt công tác này.
* Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu.
Sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu. Hiện nay biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành qui định thuế suất hàng hoá không rõ ràng và không ổn định. Có loại đánh thuế vào mục đích sử dụng, có loại theo tính chất hàng hoá, theo khu vực ưu đãi (an ninh, quốc phòng, y tế...). Từ sự bất hợp lý làm nảy sinh các kẽ hở, gây ra tiêu cực giữa doanh nghiệp và cán bộ hải quan, gây thất thu cho Nhà nước. Vì vậy, cần thiết kê biểu thuế suất theo tính chất mặt hàng chứ không theo mục đích sử dụng; xác định hệ thống định giá hàng hoá cho phù hợp với phương pháp định giá Brudé hoặc GATT. Tổng Cục Hải quan cần chịu trách nhiệm công tác xây dựng giá còn Cục Hải quan cấp cơ sở chịu trách nhiệm theo dõi và thực hiện.
* Quản lý tốt đối tượng nộp thuế.
Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế thì Hải quan phải tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp như Bộ Thương mại, Bộ tài chính, các bộ chủ quản doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự giám sát của nhân dân.
* Nâng cao công tác quản lý đối tượng tính thuế:
Việc quản lý đối tượng tính thuế thể hiện ở công tác kiểm hóa hàng thực tế, việc đối chiếu hàng hoá thực tế với tờ khai phát hiện sự gian lận trong khai báo vi phạm trốn thuế, do vậy Hải quan cần:
- áp dụng các biện pháp chống thất thu thuế qua công tác kiểm hoá lập các đội kiểm tra chống thất thu.
- Lập đội tái kiểm hoá chống lại bỏ sót đối tượng, khai sai chất lượng qui cách.
- Thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá cả trên thị trường để áp giá tính thuế cho chính xác.
- Thành lập cơ quan chuyên môn xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá nhất là hàng hoá phi mậu dịch.
* Cải tiến qui trình thu thuế xuất nhập khẩu.
Việc cải tiến qui trình thu thuế xuất nhập khẩu là rất cần thiết. Việc cải tiến này đòi hỏi phải thật nhanh chóng, chính xác, tránh thất thu thuế cũng như tránh phiền hà cho doanh nghiệp.
* Khắc phục tình trạng nợ đọng thuế.
Đây là tình trạng phổ biến trên phạm vi hải quan Hà Nội, do vậy cần làm các biện pháp như:
- Kiểm tra tình hình nộp thuế hàng xuất nhập khẩu của các đơn vị, đề ra các biện pháp đôn đốc kịp thời, theo dõi chặt chẽ thậm chí có thể tiến hành cưỡng chế đối với đơn vị nộp chậm.
- Phải phối hợp với các ngành các cấp có liên quan như uỷ ban nhân dân, ban quản lý thị trường, toà án, công an để áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
- Tăng cường hơn nữa việc nộp thuế qua kho bạc, tuyên truyền giáo dục với các doanh nghiệp về vai trò của việc nộp thuế, có chế độ khen thưởng kịp thời với cán bộ cũng như các doanh nghiệp làm tốt công tác này.
* Các giải pháp tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
* Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hiện hành.
Tập trung hoàn chỉnh hệ thống luật pháp liên quan hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động hải quan. Xây dựng các ban hành các luật mới; điều chỉnh và bổ xung những văn bản pháp luật cũ không phù hợp; xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Gắn việc chống gian lận thương mại, buôn lậu với công tác cuộc cải cách hành chính.
Đổi mới các qui trình nghiệp vụ, rà soát các văn bản, các qui định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà, thống nhất dễ thực hiện; giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, ách tắc và nảy sinh tiêu cực trong quản lý Hải quan.
Chống buôn lậu, gian lận thương mại phải gắn với chống tham nhũng. Xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, chính quy, hiện đại, vững mạnh.
* Vận động, tranh thủ giúp đỡ của quần chúng.
Tuyên truyền, vận động giáo dục quần chúng hiểu được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chức năng nhiệm vụ của ngành Hải quan, sự cần thiết của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động các doanh nghiệp và thành phần kinh tế chấp hành tốt chính sách pháp luật cũng như có ý thức phát hiện và giúp đỡ ngành hải quan chống lại các vi phạm và tiêu cực.
Tiến hành điều tra các vụ án buôn lậu và gian lận thương mại theo trình tự tố tụng hình sự và các vụ việc vi phạm theo tố tụng hành chính.
5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên.
5.1. Đối với Chính phủ:
Để ngành Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cần kiểm tra lại quy định của một số Bộ, ngành liên quan (Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ khoa học và công nghệ, môi trường...) không còn phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính, gây ách tắc cho quá trình làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu.
Đề nghị Chính phủ thường xuyên cử đoàn kiểm tra, xác định các mặt của công tác hải quan, báo cáo Thủ tướng chính phủ một cách trung thực, khách quan để Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới.
Chính phủ và ban cán sự Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Hải quan trong giai đoạn mới.
Với vai trò ngày càng quan trọng của ngành hải quan trong việc gác cửa nền kinh tế đất nước về mặt đối ngoại nhằm bảo vệ và phát triển kinh tế, góp phần giữ vững an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Chính phủ cần có chủ trương củng cố và phát triển Hải quan mạnh hơn về chất lượng và đủ số lượng để ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
5.2. Đối với ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Nội nói riêng:
Để thực hiện tốt giải pháp đề ra cho công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện hiện nay, một mặt phải luôn dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách xuất nhập khẩu. Mặt khác phải luôn bám sát tình hình thực tế diễn ra và thực trạng quản lý cụ thể để từ đó mà có thể áp dụng cho phù hợp với tình hình quản lý đặt ra.
Riêng đối với Cục Hải quan Hà Nội, Cục cần xem xét giải pháp nào có tính khả thi trong điều kiện vốn có của mình để áp dụng. Với sự hướng dẫn của Cục và sự quyết tâm của các phòng ban tập thể thì các công tác trên đặc biệt là công tác giám sát quản lý sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
5.3. Đối với cá nhân của các cán bộ chiến sỹ Hải quan:
Trên các giải pháp đã nêu, giải pháp con người là giải pháp quan trọng nhất. Ngoài sự quan tâm của lãnh đạo Tổng Cục, Cục thì đối với mỗi cá nhân cán bộ chiến sỹ để thực hiện được giải pháp này cần tự trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp của bản thân mình, phải xác định rằng công việc học tập này không phải do sự cưỡng ép của ngành mà đây là công việc lâu dài đem lại lợi ích cho cả một nền kinh tế quốc gia. Khi mà mỗi cá nhân đều trở thành người chiến sỹ tốt thì ngành Hải quan sẽ lấy lại được uy tín cuả các doanh nghiệp trong nước cũng như bạn bè quốc tế.
kết luận:
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều gia nhập các khu vực tự do thương mại, hội nhập đã trở thành "trào lưu" mà các quốc gia không thể cưỡng lại được. Song việc quản lý thương mại quốc tế như thế nào cho tốt đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một ngành Hải Quan vững mạnh.
Đối với Việt Nam, ngành Hải quan có nhiều biến chuyển tiến bộ trong những năm gần đây đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát Hải quan được quan tâm sát sao và trở thành một lực lượng tiêu biểu trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước. Cục Hải quan Hà Nội được phân công chức năng quản lý Hải quan trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong công tác của mình, Cục Hải quan Hà Nội đã đặt nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Hải quan lên hàng đầu. Việc hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát Hải quan nhất là trong giai đoạn cải cách thủ tục hiện nay đã, đang và sẽ được Cục Hải quan cố gắng xây dựng cho xứng đáng với nhiệm vụ Nhà nước giao cho.
Từ những phân tích tình hình kiểm tra, giám sát hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội từ những năm 1995 trở lại đây, tôi đã hoàn thành luận văn " Tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan ở Cục Hải quan Hà Nội".
Trong khuôn khổ đề tài, tôi đã cố gắng vận dụng lý luận thực tiễn, kế thừa một số đánh giá của các bài viết có liên quan nhằm làm rõ và đề xuất quan điểm của mình dưới khía cạnh cơ bản nhất.
Tuy nhiên xung quanh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hải quan còn rất nhiều vấn đề liên quan cần quan tâm, do phạm vi đề tài và khả năng hạn chế, tôi chưa có điều kiện nghiên cứu. Cụ thể như:
- Việc quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu và hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch.
- Việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá (C/O), kiểm tra hàng ở kho ngoại quan.
- Việc đi sâu vào hoạt động của từng đơn vị trong Cục.
So sánh các văn bản pháp luật có liên quan.
...
Dưới khía cạnh tổng thể, với luận văn này, phạm vi nghiên cứu của tôi còn rất hạn hẹp. Vì thế, những vấn đề trên đòi hỏi phải được đầu tư nghiên cứu thoả đáng dưới nhiều góc độ thì việc đưa ra giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra giám sát hải quan hoạt động xuất nhập khẩu mới thực sự toàn diện, sát thực và khả thi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn trong suốt quá trình làm đề tài, cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú phòng Giám sát- Quản lý- Cục Hải quan thành phố Hà Nội thời gian tôi thực tập đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để đề tài thêm phần hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Thương mại Quốc tế - PGS.TS. Nguyễn Duy Bột - NXB Thống kê - 1997.
Giáo trình Quản trị học kinh doanh thương mại quốc tế - PGS.TS Trần Chí Thành - NXB Giáo dục.
Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới công tác Hải quan - NXB Tài chính - 1995.
Xây dựng lực lượng Hải quan là một binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh - Tài liệu của Tổng cục Hải quan.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan - NXB Chính trị Quốc gia - 1998.
Chính sách thủ tục Hải quan - NXB Tài chính - 1996.
Chống buôn lậu và gian lận Thương mại - NXB Chính trị Quốc gia 1998.
Các báo cáo tổng kết của cục Hải quan thành phố Hà Nội từ 1995 - 1999.
Các báo, tạp chí Hải quan từ 1995 đến nay.
Các loại tài liệu khác.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0358.doc