Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex

Tài liệu Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex: PHẦN I MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong tất cả các hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế quốc dân thì công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ chỉ có tiêu thụ sản phẩm thì các hoạt động khác của doanh nghiệp mới có thể diễn ra một cách liên tục, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh d... Ebook Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh. Hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước mỗi doanh nghiệp đều trở thành một chủ thể kinh tế của quá trình tiêu dùng. Nếu không có quá trình lưu thông thì không có quá trình tiêu dùng và sản xuất. Mặt khác môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động luôn biến động không ngừng, thị trường luôn vận động theo quy luật vốn có của nó do vậy doanh nghiệp phải nắm bắt được xu thế vận động của thị trường, đưa ra các chiến lược quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của thị trường nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung thì doanh nghiệp mới có cơ hội thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tồ tại và phát triển bền vững nếu họ bám sát và thích ứng được sự thay đổi của thị trường và có trách nhiệm về sản phẩm của mình kể cả khi người tiêu dùng sủ dụng. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải coi trọng công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm, coi đây là vấn dề sống còn của doanh nghiệp. hiệu quả của công tác quản lý thể hiện qua uy tín của doanh nghiệp, nó thể hiện ở việc ngày càng có nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Nếu làm tốt hoạt động này sẽ giảm chi phí bán hàng tăng thị phần của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm liên quan đến nhiều khách hàng, nhiều đơn vị nguồn hàng, do vậy để tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của mình, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau doanh nghiệp phải dùng nhiều công cụ quản lý khác nhau trong đó hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm là công cụ rất quan trọng cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản lý doanh nghiệp. Công ty cổ phần Gas Petrolimex đã thực hiện hàng loạt các giải pháp về sản phẩm, đa dạng hóa phương thức bán hàng, tăng cường quảng cáo nhãn hiệu để đưa sản phẩm Gas Petrolimex trở thành sản phẩm hàng đầu trên thị trường. Thương hiệu Gas Petrolimex đã được khẳng định trên thị trường và trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, nhiều hộ gia đình. Công ty cổ phần Gas Petrolimex cũng như các doanh nghiệp khác đều mong muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với công ty công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex ”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phàn Gas Petrolimex. - Phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý và hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phảm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian : Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Phạm vi thời gian : Từ 01/01/2009 đến 20/05/2009. Phạm vi nội dung : Nghiên cứu công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Những vấn đề chung về quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm * Khái niệm sản phẩm Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất. sản phẩm là những hàng hóa dịch vụ với những thuộc tính nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình. * Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động xuất bán sản phẩm cho đơn vị mua để nhận được số tiền về sản phẩm đó, hay tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện nghiên cứu kinh tế và nắm bắt nhu cầu thị trường, nó bao gồm các hoạt động tạo nguồn chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng cho đến dịch vụ sau khi bán. Thời điểm tiêu thụ được xác định là khi người mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào tiền hàng đã thanh toán hay chưa. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp có thực hiện tốt thì mới có điều kiện để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, coi tiêu thụ là khâu đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Hiện nay mục tiêu của các doanh nghiệp là tăng lợi nhuận nhờ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường so với các doanh nghiệp khác với chi phí thấp hơn, nên nhiệm vụ của tiêu thụ sản phẩm gồm rất nhiều công việc như nghiên cứu thị trường, xác định đúng nhu cầu của thị trường. chủ động tiến hành các hoạt động quảng cáo, giới thiệu và thu hút khách hàng, tổ chức công tác bán hàng, các hoạt động hỗ trợ. Trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại có nhiều phương thức tiêu thụ hàng hoá song doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời các phương thức tiêu thụ. Các doanh nghiệp thường tiêu thụ hàng hóa theo các phương thức như: bán buôn theo phương thức trực tiếp, bán lẻ, bán hàng đại lý, bán trả góp và bán theo phương thức khoán. 2.1.1.2 Khái niệm về quản lý tiêu thụ và hạch toán tiêu thụ sản phẩm * Quản lý tiêu thụ Quản lý tiêu thụ là toàn bộ tất cả các bước của quá trình tiêu thụ trong đó mỗi bước thực hiện một chức năng nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu đề ra. Quản lý tỉêu thụ là hoạt động quản lý của những người thuộc lực lượng bán hàng hoặc hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng. Hai mục tiêu của quản lý tiêu thụ là con người và lợi nhuận. Những công ty thành công đều có hàng loạt mục tiêu được xác định rõ ràng với những chiến lược để đạt mục tiêu ấy. Thông thường những mục tiêu này được cụ thể hóa thành những chỉ tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và doanh số, sau đó được chi tiết hóa theo hệ thống tổ chức của công ty đến từng định mức cho từng vùng địa phương. Điểm cuối cùng của dây chuyền lệnh ấy là những người đại diện bán hàng. Nếu người đại diện bán hàng không chân thành nỗ lực bán sản phẩm của công ty thì hầu hết doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu không muốn nói rằng hầu như không thể đạt được những mục tiêu đề ra. Người có trách nhiệm cuối cùng về việc thi hành nhiệm vụ của người đại diện bán hàng là người quản lý công việc bán hàng theo lĩnh vực. * Hạch toán tiêu thụ sản phẩm Là quá trình tổ chức công tác kế toán, phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm và xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm. quá trình này được hiểu từ việc tổ chức bộ phận kế toán bán hàng, hạch toán bán hàng, xác định doanh thu bán hàng và cung cấp thông tin chính xác về tình hình tiêu thụ hàng hóa thực tế cho các nhà quản lý bán hàng và giám đốc doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm đối với kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức khâu tiêu thụ một cách hợp lý. Để thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Công tác tiêu thụ hàng hóa đạt hiệu quả cao, lợi nhuận đạt mức tối đa điều đó phụ thuộc vào việc đảm bảo kiểm soát chặt chẽ doanh thu, chi phí từng sản phẩm bán ra, cần phải đưa ra thông tin chính xác, kịp thời cho người quản lý để có thể phân tích đánh giá, lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất. điều đó đặt nhiệm vụ cho người làm công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm là phải hạch toán như thế nào để có thể đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý về tình hình tiêu thụ từng sản phẩm, mặt hàng, tình hình doanh thu, chi phí thanh toán với khách hàng và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 2.1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm * Ý nghĩa Xuất phát từ tầm qaun trọng của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp ta có thể thấy hoạt động cuả quản lý bán hàng được thực hiện tốt bán hàng sễ đạt hiệu quả cao, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả của quản lý bán hàng còn được thể hiện ở việc uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, ngày càng có nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Do đó giảm chi phí, tăng thị phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. *Vai trò Quản lý tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc quản lý tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo yêu cầu biểu hiện mặt kinh tế và biểu hiện mặt lượng kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao là mục tiêu trực tiếp của doanh nghiệp, giữa tăng doanh số và tăng lợi nhuận không phải luôn luôn đồng hướng. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường, cái mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu không phải là mức lợi nhuận tối đa trong một đơn vị sản phẩm mà là tổng lợi nhuận. Mặt khác doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, vào các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo phát triển thị phần của doanh nghiệp. tiêu thụ hàng hóa nhằm mở rộng thị trường, khám phá những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Mức độ thực hiện yêu cầu này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó tập trung nhất là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm trên thị trường, mở rộng thị trường cho mình và loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp vần phải có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh như lợi thế chi phí, lợi thế kinh nghiệm, lợi thế về quy mô, mẫu mã, kiểu dáng, giá bán. Khi doanh nghiệp đã có những lợi thế đó thì cần phải phát huy một cách tối đa trước đối thủ cạnh tranhvà không ngừng hạn chế hay đi trước lợi thế cạnh tranh của đối thủ, có như vậy mới ngày càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, từ đó làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo dịch vụ đối với khách hàng. Khi tiêu thụ xong hàng hóa, doanh nghiệp vẫn còn có trách nhiệm đối với hàng hóa đó. Việc tiêu thụ hàng hóa kễ tiếp có thuận lợi hay không phụ thuộc vào việc thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng của doanh nghiệp. Như vậy thực hiện tốt dịch vụ đối với khách hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. Ý nghĩa, vai trò của hạch toán tiêu thụ sản phẩm *Ý nghĩa Việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại. nó là công cụ giúp nhà quản lý lãnh đạo tốt công ty, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp vì đối tượng, mục tiêu kinh doanh của nó chính là tổng lợi nhuận thu được qua quá trình kinh doanh. Hơn nữa những hàng hóa được doanh nghiệp thương mại nhập về và bán ra không có khâu sản xuất sản phẩm. Chính vì thế hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hóa phải hết sức cẩn trọng nếu không sẽ dẫn đến nhầm lẫn nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh thương mại. Qua việc hạch toán việc tiêu thụ hàng hóa sẽ trở nên quy củ hơn, có tính thống nhất và phù hợp với quy định của pháp luật đề ra. Ngoài ra hạch toán tiêu thụ hàng hóa trong công ty thương mại còn có ý nghĩa giúp công bố công khai các thông tin cần thiết cho các cơ quan pháp luật. *Vai trò Hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò không thể thiếu và là một công cụ quan trọng trong việc quản lý tiêu thụ hàng hóa. Việc hạch toán tiêu thụ hàng hóa có liên quan tới các nghiệp vụ kế toán nhập xuất tiêu thụ hàng hóa tại cửa hàng chi nhánh của công ty. Đối với công ty thương mại do đặc điểm nổi bật là chỉ co nhập hàng vào, xuất hàng ra chứ không có sản xuất. chính vì vậy nếu như không thực hiện tốt việc hạch toán trong quá trình tiêu thụ thì chính công ty sẽ gặp khó khăn chứ không phải ai khác. Điều đó chứng tỏ một công ty không thể thiếu bộ phận kế toán, họ là những người quan trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 2.1.2 Tổ chức công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm 2.1.2.1 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ là một chức năng quan trọng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đòi hỏi phải tiến hành một loạt các công việc đa dạng diễn ra ở phạm vi rất rộng. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp được dùng để thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ xác định được số doanh thu về số tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong năm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ là chỉ tiêu tài chính quan trọng, nó cho biết về khả năng của việc tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch này lập có chính xác hay không, có ảnh hưởng tới kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Vì vậy cần quan tâm và không ngừng cải tiến việc lập chỉ tiêu kế hoiạch này. Căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch doanh thu bán hàng là dựa vào các đơn vị đặt hàng và các hợp đồng kinh doanh được kí kết với các đơn vị khác. Kế hoạch này lập ra cố mối quan hệ chặt chẽ với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và có mới quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ và khách hàng. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp. Ngược lại nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp vưói thị trường sẽ ảnh hưởng dến tính khả thi của kế hoạch sản xuất.Trong nền kinh tế thị trường nhịp độ cũng như diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và diễn biến của hoạt động tiêu thụ trên thị trường, do vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cực kỳ quan trọng quyết định hoạt động sản xuất. Khi lập kế hoạch tiêu thụ việc đầu tiên là phải xác định được tiềm năng thị trường và doanh số bán, xác định được cầu trên thị trường. Công tác lập dự báo tiêu thụ có vai trò rất quan trọng là cơ sở cho việc tính toán khối lượng sản xuất, kế hoạch hỗ trợ, nguồn nhân lực, ngân sách. dự báo chính xác giúp tiết kiệm chi phí và tối đa hoá khả năng tiêu thụ. Khi lập kế hoạch cần phân chia được lãnh thổ và lộ trình tiêu thụ. Xác định được thị trường tiêu thụ là một việc rất quan trọng, cần phân chia thị trường thích hợp với công tác tiêu thụ như dễ thực hiện công tác tiếp thị, giảm chi phí và dễ dàng quản lý quả trình tiêu thụ. 2.1.2.2 Tổ chức thực hiện tiêu thụ Tổ chức thực hiện tiêu thụ việc đầu tiên là thiết kế chính sách tiêu thụ. Các chính sách đó là các chiến lược và chiến thuật bán hàng, cần thiết kế cho phù hợp với từng thời điểm và nguồn lực của công ty như thương hiệu, dịch vụ, chất lượng. Một chính sách nữa là chiến lược giá, cần xem xét nên đi theo chiến lược giá hướng vào thị trường, giá hướng vào công ty hay giá co giãn. Ngoài ra còn một số chính sách như chính sách khuyến mãi, chính sách thu nhập, chính sách phân phối, chính sách mặt hàng kinh doanh. Nhà quản lý thực hiện công việc thiết kế chính sách đi đôi với công tác lựa chọn, tuyển dụng, bố trí nhân viên cho quy trình tiêu thụ. Cần tuyển nhân viên phù hợp với yêu cầu, với tính chất công việc và có sự kiểm tra chọn lựa sát sao có khoa học để chọn ra được các ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng được công việc đề ra. Khi đã tuyển dụng và lựa chọn được các ứng viên thì hòa nhập họ vào tổ chức qua việc mô tả công việc, tiêu chuẩn công viêc. Quá trình bán hàng gồm ba giai đoạn: chuẩn bị bán hàng, tiến hành bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Chuẩn bị bán hàng: Đây là giai đoạn rất quan trọng.Trong giai đoạn này người bán cần hiểu biết mặt hàng, hiểu biết thị trường, phải lập luận thể hiện những yếu tố thuận lợi và khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Tiến hành bán hàng gồm 5 pha: tiếp xúc, luận chứng, chứng minh, trả lời bác bỏ của khách hàng và kết thúc quá trình bán hàng. Bán hàng thực chất bắt đầu từ khi khách hàng nói không vì thế đòi hỏi người bán phải vươn lên thuyết phục khách hàng và cùng với khách hàng leo lên để gặp nhau ở đỉnh cao của thang. Các dịch vụ sau khi bán: Người bán càn đảm bảo cho người mua hàng hưởng đầy đủ quyền lợi của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kì quan trọng, tạo chữ tín cho doanh nghiệp. 2.1.2.3 Đánh giá công tác tiêu thụ Căn cứ đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm Phân tích và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở công ty và từng loại sản phẩm đồng thời xét mối quan hệ giữa cân đối dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy được tổng quan tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ. Phân tích doanh thu và lợi nhuận để biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ từ đó có những biện pháp, phương hướng cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai. Phân tích thời hạn tiêu thụ: thời hạn tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thường ảnh hưởng rất lớn đến bản thân doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp nếu tiêu thụ kịp thời và nhanh chóng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao uy tín trên thị trường. Nếu như tiềm năng của thị trường đang tăng lên mà thị phần của doanh nghiệp vẫn không đổi thì có nghĩa là doanh nghiệp cố gắng đạt được tốc độ răng trưởng ngang bằng tốc độ tăng trưởng của thị trường, nhưng thị trường đã ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem lại chất lượng thị trường của mình chưa thực sự hiệu quả và mục tiêu đặt ra là phải làm sao nang cao được thị phần trong bất kì tình huống nào. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm Tổ chức bán hàng của doanh nghiệp - Hình thức bán hàng: Nếu một doanh nghiệp mà điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp với các hình thức bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng, thông qua các đại lý... thì sẽ tiêu thụ được một lượng sản phẩm lớn hơn khi doanh nghiệp chỉ áp dụng được đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. - Tổ chức thanh toán: có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán ngay, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán bằng séc...doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng, làm đòn bẩy kích thích tiêu thụ. -Dịch vụ sau bán hàng: dịch vụ vận chuyển, bảo quản, bảo hành, sửa chữa...Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoải mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm: chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong tiêu thụ sản phẩm do đó để tồn tại và thành công trong tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Giá bán sản phẩm: nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm và các chi phí của doanh nghiệp thấp đi thì doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn mặt bằng giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Nhóm nhân tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động lớn vào nhiều mặt đến mối trường hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng chủng loại và cơ cấu thi trường. Các yêu tố chủ yếu để phân tích dự báo gồm thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiền tệ của Nhà nước,... Các yếu tố có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của doanh nghiệp vấn đề cơ bản trong phân tích các nhân tố kinh tế là chọn lọc các nhân tố để xem xét các tác động trực tiếp các hoạt động của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố về chính trị – pháp luật: Nhóm nhân tố này thể hiện các tác động của Nhà nước đến môi trường hoạt đông của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là quy định về chống độc quyền, khuyến mại, quanrgr cáo, các luật thuế, luật bảo vệ môi trường... Các tác nhân của chính phủ về các vấn đề nói trên có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho các thực thể kinh doanh, như các luật thế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phi phí sản xuất và thu nhập doanh nghiệp. Nhóm nhân tố xã hội: Các nhân tố tròng nhóm này tác đông mạnh đến nguy cơ và cơ cấu của thị trường. Một số nhân tố của nhóm này còn trở thành các tiêu thức trong nghiên cứu phân đoạn thị trường. Các nhân tố này biến đổi chậm nên đôi khi rất khó nhận biết, nhóm này bao gồm các yếu tố: Phong cách sống, phong tục tập quá, sự dịch chuyển cơ cấu dân số... Để hoạt động một cách có hiệu quả trước khi thâm nhập thị trườn kinh doanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các nhân tố văn hóa xã hội để có đối sách thích hợp, việc thay đổi các nhân tố trong nhóm nhóm nhân tố này là rất khó khăn và phải có thời gian lâu dài. Môi trường ngành: Bao gồm các yếu tố trong nội bộ ngành và các yếu tố ngoại cảnh có tác động đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Đối thủ cạnh tranh luôn là mối quan tâm lo lắng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối thủ có quy mô lớn, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nắm bắt và phân tích các yếu tố cơ bản về đối thủ cạnh tranh, chủ yếu trong ngành, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, giúp doanh nghiệp lựa chọn đối sách đúng đắn hơn trong tiêu thụ như chính sách giá cả, chính sách phân biệt sản phẩm, chiến lược quản cáo và xúc tiến bán hàng... 2.1.3 Tổ chức công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm 2.1.3.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm Một số khái niệm về doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng làm tăng vốn chủ sỏ hữu. Doanh thu có một số khái niệm như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán. Số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hóa đơn bán hàng, hoặc trên các chứng từ khác có liên quan đên việc bán hàng hoặc giá thỏa thuận giữa người mua và người bán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể thu tiền hoặc chưa thu tiền ngay sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần: Có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ban đầu do các nguyên nhân sau: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng hàng bán bị trả lại và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc về thuế xuất khẩu, thuế gí trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp được tính tren doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kì kế toán. 2.1.3.2 Một số phương thức tiêu thụ sản phẩm Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp.Số hàng đã bàn giao cho khách được chính thức coi là tiêu thụ và người bán không có quyền sở hữu số hàng hóa này. Căn cứ vào phiếu xuất kho của thành phẩm đem bán, ghi: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155,156: giá xuất kho của thành phẩm, hàng hóa Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng để phản ánh doanh thu: Sơ đồ 1: Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp bán hàng trực tiếp TK 3331 TK 511 TK 111,112,131 Các loại thuế tiêu Giá bán Tổng giá thụ phải nộp chưa thuế thanh toán TK 521,531,532 TK 3331 K/c các khoản Thuế GTGT CKTM,HBBTL phải nộp GGHB Phương thức tiêu thụ qua các đại lý Là phương thức mà bên giao xuất hàng giao cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi bán hộ. Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng này sẽ được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng. Sơ đồ 2: Hạch toán ở doanh nghiệp gửi hàng Xuất kho sản phẩm, hàng hóa giao cho các đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho ghi: TK 155,156 TK 157 TK 157 Xuất kho gửi bán Hàng gửi bán được đại lý tiêu thụ Khi hàng hóa giao cho đại lý đã bán được. Căn cứ vào bảng kê hóa đơn đã bán ra của hàng hóa đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về: TK 511 TK 111,112,131 TK 641 Giá bán chưa có Tổng giá Chi phí bán hàng thuế GTGT thanh toán TK 3331(33311) TK 1331 Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT được khấu trừ Phương thức bán hàng trả góp Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần trong đó người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Số lãi này chỉ được hạch toán vào tài khoản 515 ” Doanh thu hoạt động tài chính” Sơ đồ 3: Hạch toán bán hàng trả góp - Xuất hàng giao cho người mua, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155,156: Giá thành phẩm, hàng hóa xuất kho - Khi bán sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu như sau: TK 511 TK 111,112,131 Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT TK 515 TK 3387 K/c DT Chênh lệch giữa giá bán trả tiền lãi bán hàng chậm, trả góp và giá bán trả trả chậm, trả góp tiền ngay chưa có thuế GTGT trong kỳ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp 2.1.3.3 Hạch toán các khoản làm giảm doanh thu bán hàng * Chiết khấu thương mại, giảm gía hàng bán, hàng bán bị trả lại Chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu. Kế toán phản ánh chiết khấu thương mại trên tài khoản 521 ” chiết khấu thương mại ”. Bên nợ phản ánh số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có phản ánh khoản kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ. TK 111,112,131 TK 521 TK 511 Chiết khấu thương mại K/c chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Tài khoản 532 ” Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp nhận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn do hàng bán kém phẩm chất...Trong kỳ kế toán, khoản giảm gía hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên nợ của tài khoản 532. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 hoặc tài khoản 512 để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. TK 111,112,131 TK 532 TK 511,512 Giảm giá hàng bán K/c giảm giá hàng theo giá bán chưa có bán thuế GTGT TK 3331 Thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá Hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân sau: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kem mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trong kỳ giá thành sản phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại được phản ánh bên nợ tài khoản 531 ” hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang tài khoản 511 hoặc tài khoản 512 ” doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Hàng bán bị trả lại phải nhập kho thành phẩm, và xử lý theo chính sách tài chính, thuế hiện hành. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. TK 111,112,131 TK 531 TK511,512 Hàng bán bị trả lại K/c hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT TK 3331 Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại * Thuế khấu trừ giảm doanh thu bán hàng Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, khoản này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ chịu. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu ._.vào phải nộp đầu ra được khấu trừ Thuế GTGT Giá tính thuế của Thuế suất thuế đầu ra = hàng hóa, dịch vụ x GTGT của hàng hóa chịu thuế bán ra dịch vụ đó Thuế GTGT Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT đầu vào được = mua HH,DV dùng cho SX,KD HH, DV chịu khấu trừ thuế GTGT TK 133 TK 3331 Thuế GTGT được khấu trừ TK 111, 112 Thuế GTGT phả nộp 2.1.3.4 Quy trình hạch toán doanh thu và doanh thu thuần Sơ đồ 4: Hạch toán doanh thu và doanh thu thuần TK 3331,3332, 3333 TK 511 TK 111,112,131 Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập ghi nhận doanh thu khẩu phải nộp bán hàng TK 521,531,532 TK 3331 K/c CKTM, HBBTL, thuế GTGT GGHB phải nộp TK 911 TK 3387 K/c doanh thu thuần K/c phần doanh thu trong kỳ 2.1.3.5 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định két quả kinh doanh trong kỳ. Có 4 phương pháp tính giá vốn hàng bán xuất kho là phương pháp bìn quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước( FIFO), phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO) và phương pháp tính theo giá thực tế đích danh. Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632 ” giá vốn hàng bán ”. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp bán trong kỳ. Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, chi phí nhượng bán, thanh lý bất đôn gj sản đầu tư. Sơ đồ 5: Quy trình hạch toán giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 154,155,156 TK 632 TK 155,156 Giá vốn cảu sản phẩm hàng bán bị trả lại hàng hóa, dịch vụ xuất bán nhập kho TK 154,627 TK 159 Khoản CPSX chung cố định Số chênh lệch dự phòng không phân bổ được ghi giảm giá hàng tồn kho nhận vào giá vốn hàng bán năm nay nhỏ hơn năm trước TK 152,153,156,1381 Khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường TK 159 TK 911 Số chênh lệch dự phòng K/c giá vốn hàng bán giảm giá hàng tồn kho trong kỳ để xác định năm nay lớn hơn năm trước kết quả kinh doanh Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kế toán chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu và quảng cóa sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, chi phí bảo quản đóng gói, vận chuyển,...Kế toán chi phí bán hàng là một khâu hạch toán quan trọng, nó giúp xác định các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, là cơ sở để lập dự toán chi phí, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động định mức, giúp xác định kết quả kinh doanh trong kỳ chính xác. Sơ đồ 6: Hạch toán chi phí bán hàng TK 152,153,142 TK 641 242,334,338,... TK 111, 112 Vật liệu, dụng cụ, lương Các khoản làm giảm nhân viên, phụ cấp, bảo chi phí bán hàng hiểm, kinh phí công đoàn phục vụ quá trình bán hàng TK 214 TK 911 trích khấu hao TSCĐ Kết chuyển xác định của bộ phận bán hàng kết quả sản xuất kinh doanh TK 111,112, 141,331,... Chi phí điện, nước, điện thoại,... TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có) Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp( tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất; thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Công tác kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp giúp xác định các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp; phản ánh, giám đóc kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợp lý của từng khoản chi phí từ đó đảm bảo xác định chính xác thu nhập giúp hạ thấp chi phí và nâng cao sức cạnh tranh cảu doanh nghiệp. Xác định kết quả kinh doanh Để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm, kế toán sử dụng tài khoản 911 ” xác định kết quả kinh doanh”. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Các khoản doanh thu và thu nhập dược kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Sơ đồ 8: Hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh TK 632 TK 911 TK 511, 512 K/c trị giá vốn của sản K/c DT bán hàng thuần phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ TK 635, 811 TK 515, 711 K/c chi phí hoạt động tài K/c DT hoạt động tài chính chính và các khoản chi và các khoản thu nhập phí khác khác TK 8211, 8212 TK 8212 K/c thuế TNDN hiện hành, K/c thues thu nhập hoãn thuế thu nhập hoãn lại nếu lại nếu phát sinh bên nợ nhỏ phát sinh bên nợ lớn hơn phát sinh bên có vào cuối kỳ phát sinh bên có vào cuối kỳ TK 641, 642 K/c chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ TK 421 TK 421 K/c số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh Kết chuyển số lỗ hoạt doanh trong kỳ động kinh doanh trong kỳ 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình thực tiễn tiêu thụ Gas tại Việt Nam Nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam liên tục tăng cao trong suốt 10 năm qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 5 năm tới. Đây thực sự là mảnh đất "béo bở" cho các hãng nước ngoài tham gia thị trường. Những "đại gia" kinh doanh gas trong nước sẽ thua hay thắng trong cuộc cạnh tranh đang diễn ra rất dữ dội. Sản phẩm LPG (khí hóa lỏng hay còn gọi là gas) đã được tiêu dùng ở Việt Nam từ năm 1957. Giai đoạn đầu những năm 90, thị trường gas Việt Nam mới có 3 công ty tham gia kinh doanh là Elfgas, Petrolimex và Saigon Petro với tổng mức tiêu thụ mới ở mức 5.000-8.000 tấn/năm. Nhu cầu tiêu thụ gas tăng dần qua các năm sau đó. Theo Petrolimex, năm 1994 tiêu thụ đạt 16.400 tấn, năm 1996 tăng mạnh lên 91.000 tấn, năm 1999 tăng lên 225.000 tấn (nhập khẩu 58.000 tấn), năm 2002 đạt 500.000 tấn (nhập khẩu 340.000 tấn), năm 2003 tiêu thụ đạt mức 630.000 tấn, trong đó nhập khẩu 360.000 tấn, năm 2005 tăng lên 830.000 tấn, trong đó nhập khẩu khoảng 500.000 tấn và lượng sản xuất của Nhà máy Gas Dinh Cố (thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí - PV Gas) khoảng 300.000 tấn. Tiêu thụ gas tăng mạnh đã thu hút nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới như BP, Shell, Total, PTT, Petronas... nhảy vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Vào tháng 10/2007 giá Gas sẽ giảm thêm khoảng 5.000 đồng/bình. Lượng gas dồi dào, nhu cầu tiêu thụ đang thấp nên giá sẽ còn giảm tiếp trong những tháng cuối năm. Theo các công ty kinh doanh gas, giá gas trên thị trường thế giới hiện nay đang được chào bán với giá 795 USD/tấn, tiếp tục giảm thêm 25 USD/tấn so với mức giá đầu tháng 9-2007. Với mức giá này, các công ty kinh doanh gas trong nước đang tính toán điều chỉnh giá gas bán lẻ giảm tiếp từ 4.000 đồng- 5.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng (áp dụng từ đầu tháng 10 tới) sẽ còn khoảng 250.000 đồng/bình. Được biết, giá gas thế giới cao nhất là vào tháng 7, lên đến 927,5 USD/tấn. Sau đó, giá đã liên tục giảm và hiện nay còn 795 USD/tấn, tức đã giảm đến 131,5 USD/tấn. Chỉ trong vài tháng qua, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm từ 300.000 đồng/bình xuống còn trên 255.000 đồng/bình và dự kiến sẽ giảm còn 250.000 đồng/bình trong vài ngày tới nhưng với mức giá này vẫn còn khá cao so với những năm trước đó cho nên sức tiêu thụ gas trong nước từ đầu năm đến nay liên tục giảm. Cuối năm 2008 do giá Gas liên tục hạ nhiệt, các doanh nghiệp và giới kinh doanh nhỏ lẻ lo ngại giá thế giới còn xuống nữa nên có tâm lý chờ đợi, không giám dự trữ nhiều. Cùng lúc đó, người dân bắt đàu tiêu dùng Gas trở lại do nhận thấy giá Gas giảm đến 30- 40 % so với giữa năm 2008. Sang tháng 1/2009, do trùng vào tết âm lịch, nhu cầu tiêu thụ Gas trong nước càng tăng mạnh hơn. 2.2.2 Đặc điểm kinh doanh Gas Gas là sản phẩm dễ gây cháy nổ nên trong khâu sản xuất, kinh doanh cần phải đảm bảo an toàn. Hiện nay tình trạng cháy nổ gas có chiều hướng gia tăng nguyên nhân là do việc sản xuất kinh doanh gas không đảm bảo an toàn do khâu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó hiện nay Gas lậu tràn lan trên thị trường làm thiệt hại cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh Gas. Các hãng kinh doanh Gas đều than phiền về việc vỏ bình Gas của họ bị nhiều điểm kinh doanh gas chiếm dụng để chiết nạp gas giả rồi tung ra thị trường. 2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 1. Nguyễn Thị Hiền, 2003, đã nghiên cứu: ” Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm than của công ty than Mạo Khê- Đông Triều- Quảng Ninh” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ giải quyết các khâu quan trọng như xử lý đơn đặt hàng, quyết định về kho bãi dự trữ hàng, quyết định lhoois lượng hàng hóa dự trữ trong kho, quyết định về vận tải tiêu thụ. Kênh tiêu thụ chủ yếu của công ty: các hộ chính trong ngành, các công ty chế biến kinh doanh than, một số ít bán lẻ bên ngoài. Số lượng tiêu thụ than qua 3 năm 2000,2001,2002 đều tăng. Một số yếu tố ảnh hưởng quá trình tiêu thu than như giá cả, chịu sự chi phối của tổng công ty, chủng loại chất lượng sản phẩm, chi phí tiêu thụ, vận chuyển bốc xúc. 2. Nguyễn Văn Linh, 2002, đã nghiên cứu: ” Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bia của công ty du lịch Bia – Nước giải khát Hà Nam” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất, giao sản phẩm cho đơn vị mua và thu được tiền, được khách hàng chấp nhận trả tiền. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ bia của công ty như : chất lượng sản phẩm, giá cả, thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, yeus tố thị trường và các đối thủ cạnh tranh của công ty. Do quy mô thị trường tiêu thụ liên tục được mở rộng nên lượng bia tiêu thụ với số lượng ngày càng lớn. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bia như: ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, phát triển mở rộng thị trường, giải pháp định giá sản phẩm, giải pháp vè nhân lực, về vốn, hoàn thiện mạng lưới bán hàng. 3. Vũ Hoàng Phong, 2003, đã nghiên cứu : ” Tìm hiểu tình hình tiêu thụ và các yếu tố ảnh đến kết quả hoạt động tiêu thụ chè của công ty cổ phần chè Kim Anh ” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thực hiện tốt thì mới có điều kiện để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Một quy trình sản xuất chè thành phẩm bao gồm các công đoạn : công đoạn sấy, sàng, cắt, tách râu xơ, đấu trội, sao tẩm hương, đong gói và bảo quản. Trong những năm qua công ty đã có khả năng tìm hiểu và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các đối tác nước ngoài. Nhìn chung lượng tiêu thụ qua 3 năm 2000,2001,2002 đều giảm. Kết quả xuất khẩu qua 3 năm đều biến động là do khó khăn về thị trường, do công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khảu của công ty chưa theo mong muốn. Đánh giá cong tác tiêu thụ qua 3 năm 100% sản phẩm sản xuất đã được tiêu thụ hết, hệ thống các đại lý cửa hàng đã được xây dựng tại các khu vực thị trường lớn ở trong nước. hoạt động tiêu thụ ngày càng đạt hiệu quả cao. 4. Giáo trình thương mại doanh nghiệp : ” Quản trị tiêu thụ sản phẩm và quản trị vật tư ” PGS. PTS. Đặng Đình Thao cho rằng: Vai trò của tiêu thụ là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, đảm bảo tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ thương mại. Ở các daong nghiệp tiêu thụ sản phảm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng cảu xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tieenshanhf thường xuyên và liên tục thì hieuj quả công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. Việc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp thường tiến hành dựa trên cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm. Nội dung của quản trị thiêu thụ: quản trị khâu nghiên cứu và xác định nghiên cứu thị trường về sản phẩm, nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? quản trị việc lựa chọn sản phẩm thích ứng, thực hiện đơn đặt hàng và tiến hành tổ chức sản xuất. Quản trị dữ trự sản phẩm ở các doanh nghiệp và khâu định giá sản phẩm. 5. Trần thị Hải Huyền,2008, đã nghiên cứu: ”Quản trị và hạch toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến ” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua cá phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa.Qua tiêu thụ hàng hóa chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và dòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành.Nội dung cảu quản trị tiêu thụ gồm: Điều tra nghiên cứu thị trường. lựa chọn kênh phân phối, các chính sách bán hàng, quảng cáo xúc tiến bán hàng, quá trình bán hàng. Các phương thức và hình thức tiêu thụ hàng hóa như phương thức bán buôn, phương thức bán lẻ, phương thức bán hàng gửi đại lý ký gửi, phương thức bán hàng trả góp. Thị trường tiêu thụ và khách hàng, do mặt hàng của công ty phục vụ cho ngành nông nghiệp nên khách hàng tiềm năng chính là những người sản xuất nông nghiệp nên công ty đã nhanh chong tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường và rất có uy tín với khách hàng nội địa và mặc dù mới thành lập được 3 năm nhưng lượng sản phẩm tiêu thụ khá lớn tăng nhanh qua các năm. 6. Trương Đắc Lộc, 2008, đã nghiên cứu: ” Phân tích công tác quản trị và hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy thức ăn chăn nuôi Minh Hiếu ” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tổ chức tieeut hụ sản phẩm kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến không luân chuyển được vốn, không đủ khả năng tái sản xuất kinh doanh, chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm bao gồm lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện tiêu thụ, đánh giá công tác tiêu thụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm như chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, tổ chức bán hàng của doanh nghiệp, nhân tố kinh tế, nhân tố xã hội, nhân tố chính trị xá hội. xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong công ty bao gồm: nghiên cứu thị trường, phân đoạn lựa chọn thị trường mục tiêu, đánh giá khả năng thực hiện, xây dựng chiến lược maketing, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty a. Việc thành lập : Giai đoạn từ năm 1998 trở về trước, các Công ty xăng dầu trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đều hoạt động kinh doanh Gas thông qua các Xí nghiệp Gas trực thuộc. Từ năm 1999 trở đi, nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, như cầu sử dụn Gas trong công nghiệp và dân dụng tăng mạnh và trên thị trường đã hình thành ngành kinh doanh Gas độc lập với tốc độ tăng trưởng của thị trường khá cao; Trước tình hình đó, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã quyết định tách bộ phận kinh doanh Gas thành đơn vị kinh doanh độc lập để chuyên doanh mặt hàng này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong toàn công ty; theo đó ngày 25/12/1998, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã kí quyết định số 1653/QĐ-BTM thành lập Công ty Gas Petrolimex trực thuộc Tổng công ty xăng dầu việt Nam. Công ty Gas là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Chuyển đổi sở hữu thành Công ty cổ phần: Ngày 03/12/2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã kí quyết định số 1669/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Gas thành Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Giấy phép kinh doanh số 0103003549 đăng kí lần đầu ngày 14/01/2004 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với vốn điều lệ ban đầu là: 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng chẵn). Niêm yết : Ngày 24/11/2006, Công ty cổ phần Gas Petrolimex chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM ( Nay là Sở giao dịch chứng khoán TPHCM) theo quyết định số 65/GPNY-UBCK ngày 20/10/2006 do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp, mã chứng khoán là PGC với 20.000.000 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần được niêm yết. Năm 2007, Công ty đã phát hành và niêm yết thành công 5.000.000 cổ phần tương ứng với 50 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu 10.000 đ/cổ phần. Tại thời điểm 31/12/2007, vốn điều lệ của công ty là 250 tỷ đồng. Quá trình phát triển Công ty có trụ sở chính đặt tại 775 Giải Phóng, Hà Nội; các Công ty thành viên đặt tại các thành phố lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh . Hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị có hệ thống kho đầu mối với sức chứa lớn,công nghệ tồn trữ và đóng nạp hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Tổng sức chứa hiện tại của các kho dầu mối là 4200 tấn, được phân bổ như sau : -Kho Nhà Bè ( Sài Gòn ) : 2000 tấn -Kho Thượng Lý ( Hải Phòng ) : 1000 tấn -Kho Nại Hiên ( Đà Nẵng ) : 700 tấn -Kho Trà Nóc ( Cần Thơ ) : 500 tấn Tổng công suất đóng nạp qua các kho hiện nay đạt mức 60 000 tấn/năm Bên cạnh đó, Công ty còn mạng lưới kho chứa tại các khách hàng, các trạm nạp cấp 3 với tổng lượng chứa gần 1000 tấn . Hệ thống kho tồn trữ và dây chuyền đóng nạp hiện đại được bố trí tại các thị trường trọng điểm đã tạo cho Công ty có được lợi thế cạnh tranh so với nhiều công ty cùng kinh doanh ngành hàng trên thị trường . Bên cạnh ngành hàng kinh doanh chính, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa ngành hàng và đa dạng hóa sở hữu. Tham gia thành lập các công ty : Công ty TNHH Taxi Gas, Sản xuất vỏ bình PMG . Petrolimex Gas được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị thường Việt Nam với thị phần 20% và là một trong 3 công ty dẫn đầu về sản lượng bán trên tổng số 20 thương hiệu đã được xác lập trên thị trường. Mạng lưới phân phối của Công ty rộng khắp trên 64 tỉnh thành cả nước, bao gồm trên 40 Công ty, Chi nhánh Xăng dầu thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và các Tổng đại lý, đại lý ngoài ngành xăng dầu . Cùng với sự lớn mạnh của đẩt nước, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex cũng không ngừng hoàn thiện, đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, Gas Petrolimex đã có mặt ở khắp mọi nơi, phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của xã hội . Trong sản xuất công nghiệp : Phục vụ cho ngành hàng sản xuất vật liệu xây dựng như các nhà máy Creamic, Granit, nhà máy thủy tinh, chế tạo cơ khí, công nghiệp đóng tàu ... Đó là : Vật liệu xây dựng Việt Trì, Gạch ốp lát Thăng Long, Creamic Thanh Hóa, Xây dựng Trung Đô, Gạch Đồng Tâm, Gốm sứ Giang Tây, Gạch Hoàng Gia, Bóng đèn Điện Quang, Thủy tinh San – Miguel Hải Phòng … Trong ngành công nghiệp thực phẩm : Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Bia Sài Gòn, Cà phê Trung Nguyên và các nhà máy chế biến thủy hải sản tại miền Trung và Nam Bộ . Trong ngành thương mại: Nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc. Trong ứng dụng dân dụng được sử dụng qua các hình thức : Gas bình, hệ thống kho trung tâm trong các khu chung cư cao tầng. Ý thức được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, PGC đã thử nghiệm thành công chuyển đổi xe chạy xăng sang sử dụng nhiên liệu LPG. Hiện đã triển khai ứng dụng xe chạy LPG ( Taxi Gas ) tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, đồng thời Công ty đang triển khai đầu tư hệ thống trạm cấp LPG cho ô tô tại các thành phố nói trên . 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex có chức năng xuất nhập khẩu và kinh doanh Gas hóa lỏng; Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh Gas theo quy định của pháp luật; Dịch vụ thương mại; Kinh doanh địa ốc và bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT CÁC CÔNG TY CON PHÒNG BAN & ĐƠN VỊ QUẢN LÝ Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng Công ty CP taxi Gas Sài Gòn Petrolimex phòng XNK phòng kinh doanh gas công nghiệp Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng Công ty TNHH cơ khí Gas PMG phòng kinh doanh gas dân dụng Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn phòng tổ chức hành chính phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ phòng công nghệ đầu tư kho gas Đức Giang chi nhánh gas & cửa hàng tại tỉnh hệ thống cửa hàng bán lẻ Hà Nội Sơ đồ 9: Bộ máy quản lý của công ty Theo điều lệ hoạt động của công ty Cổ phần Gas Petrolimex thì bộ máy quản lý công ty bao gồm: - Hội đông quản trị: Có vai trò quyết định mọi việc điều hành mọi hoạt động SXKD của công ty. - Ban kiểm soát: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và giám sát toàn bộ hoạt động của các phòng ban nhằm đưa ra những đánh giá chính xác về quá trình hoạt động của từng phòng ban. - Ban tổng giám đốc: Có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm. Ban tổng giám đốc bao gồm: + Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm pháp lý, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động SXKD của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động SXKD cảu đơn vị mình. + Giúp việc cho tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm hành chính, kinh doanh và quản trị. - Các phòng ban và các đơn vị quản lý có nhiệm vụ chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu, kế hoạch, các chế độ chính sách của nhà nước, các chế độ nội quy của công ty và chỉ thị mệnh lệnh công tác của Giám đốc công ty. Đồng thời có nhiệm vụ đề xuất với giám đốc những chủ trương, biện pháp để giải quyết khó khăn rong công tác kinh doanh và tăng cường công tác quản lý của công ty. Các phòng ban bao gồm: + Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch về mạng lưới đại lý, chính sách tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tháng năm về tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong các công việc được giao và báo cáo về kết quả thực hiện công việc. Bao gồm phòng kinh doanh Gas công nghiệp và phòng kinh doanh Gas dân dụng. + Phòng tài chính kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu tài chính cho giám đốc, quan hệ chức nawg với các phòng ban khác trong lĩnh vực tài chính kế toán, thống kê, tiền lương. + Phòng công nghệ đầu tư: Có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động đầu tư và xây dựng các chiến lược kinh doanh áp dụng các quy trình công nghệ kinh doanh. - Các công ty con và công ty liên doanh, liên kết, các đại lý, cửa hàng bán lẻ có nhiệm vụ kinh doanh dưới sự chỉ đạo của công ty chuyên phân phối các sản phẩm cảu công ty đến với người tiêu dùng. 3.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty Công ty kinh daonh mặt hàng mang tính đặc trưng do vậy để có thể phản ánh một cách toàn diện và chính xác hoạt động kinh doanh của đơn vị thì chế độ kế toán đòi hỏi phải được thiết kế một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty nói riêng, của Tổng công ty Xăng dầu nói chung và đảm bảo không trái với chế độ hiện hành. Xuất phát từ thực tế và được sự chấp thuận của bộ tài chính tại công văn số 7180 TC/CĐKT ngày 27/6/2002, Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số 480 XD – QĐ – HĐQT ngày 29/11/2002 ban hành chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 3.1.4.1 Hình thức và mô hình tổ chức bộ máy kế toán * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Do công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có các chi nhánh trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chín nội bộ công ty khác nhau nên công ty lựa chọn tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Các công việc kế toán như phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thông sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo tài chính… được thực hiện tại phòng tài chính kế toán văn phòng công ty và tại phòng tài chính kế toán các chi nhánh. Báo cáo quyết toán công ty được lập trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết toán khối văn phòng công ty với báo cáo quyết toán của các chi nhánh trực thuộc. * Mô hình tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG CÔNG TY Tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy kế toán là điều kiện cần thiết để có thể đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở doanh nghiệp. Theo hình thức ké toán áp dụng tại công ty, mô hình tổ chức bộ máy kế toán được minh họa qua sơ đồ sau: PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN Kế toán chi tiêt Quản trị tài chính Kiểm tra kế toán kế toán tổng hợp Kế toán chi tiêt Quản trị tài chính Phòng kế toán chi nhánh Đà Nẵng Phòng kế toán chi nhánh Hải Phòng phòng kế toán chi nhánh Cần Thơ Phòng kế toán chi nhánh Sài Gòn Nhân viên kinh tế các cửa hàng bán lẻ Nhân viên kinh tế kho Đức Giang Sơ đồ 10: bộ máy kế toán tại công ty 3.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- chứng tù. Ngoài các sổ kế toán chi tiết để theo dõi sát sao tình hình hoạt động của công ty. Với sự trợ giúp của chương trình phần mềm kế toán, hệ thống sổ sách kế toán của công ty đã thu thập, phân loại và cung cấp cho nhà quản lý rất nhiều thông tin quản trị hữu ích. Quá trình ghi sổ với sự trợ giúp của máy tính được thể hiện qua sơ đồ dươí đây: Các chứng từ gốc Máy tính Bảng kê Bảng kê chứng từ Sổ chi tiết các TK Nhật ký – chứng từ Sổ cái các TK Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sơ đồ 11: kế toán máy Sổ sách của công ty được lưu giữ ở 2 dạng: - Lưu dữ trên phần mềm máy tính - In và đóng thành cá tập sổ kế toán 3.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội của công ty 3.1.5.1 Tình hình lao động của công ty Công ty Cổ phần Gas Petrolimex gồm nhiều._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50. dcương so bo moi.doc
Tài liệu liên quan