Lời nói đầu
Xu hướng phát triển kinh tế của thế giới ngày càng đa dạng để theo kịp sự phát triển nay thì các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động trong cách thức tổ chức, quản lý của mình như quản lý vốn, quản lý kỹ thuật, quản lý nguyên vật liệu, quản lý lợi nhuận … Để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, thì chúng ta cần phải xác định lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được hàng năm. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sợi Công ty Dệt Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá thành sản phẩm và là bộ phận dự trữ chủ yếu của qua trình sản xuất vì vậy việc sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm là biện pháp hạ giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được điều này mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lưu động nhất định và sử dụng nó một cách hiệu quả. Để thấy rõ được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm được cho doanh nghiệp.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này qua thời gian thực tập tại nhà máy và tiếp xúc với thực tế cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán, phòng thí nghiệm, phòng vật tư của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam và thầy cô giáo giúp đỡ em cùng với sự nỗ lực của bản thân. Em đã tìm hiểu và nghiên cứu công tác quản lý NVL và em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam". Nhằm làm rõ những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện bổ xung cho những kiến thức mà em đã học tập và tiếp thu được ở trường.
Bố cục của báo cáo công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam gồm 3 phần
Phần I : Những vấn đề chung về công tác quản lý NVL tại doanh nghiệp
Phần II: Thực trạng quản lý NVL tại Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Phần III: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý NVL tại Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Trên đâylà toàn bộ công tác quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Nên em rất mong nhận dược ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên để hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nam, Ngày 17 tháng 6 năm 2005
Sinh viên: Trương Thị Nga
Phần I
Những vấn đề chung về công tác quản lý NVL
trong doanh nghiệp
I. Công tác quản lý nguyên vật liệu
1. Khái niệm quản lý nguyên vật liệu
Quản lý nguyên vật liệu là quá trình tổ chức, kiểm tra, giám sát từ khâu thu mua, vận chuyển và việc bảo quản dự trữ nguyên vật liệu tại kho đến việc cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất nhằm hạn chế những chi phí về nguyên vật liệu
2. Cách thức tổ chức quản lý
2.1 Những yêu cầu trong quản lý nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất hiện nay để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao ngoài những việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để sản xuất thì công tác quản lý nguyên vật liệu luôn là yêu cầu khách quan cần thiết cho mọi phương thức sản xuất kinh doanh vì vậy việc quản lý nguyên vật liệu tốt hay không tốt nó không những phụ thuộc vào các yếu tố của quá trình sản xuất mà nó còn phụ thuộc vào trình độ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất
2.1.1 Quản lý thu mua
Hiện nay để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội các doanh nghiệp không những phải mở rộng về quy mô sản xuất về chất lượng sản phẩm mà còn phải chú ý đến việc cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu một cách kịp thời đáp ứng cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, cân đối, nhịp nhàng vì vậy việc quản lý thu mua nguyên vật liệu sao cho phù hợp về chủng loại về chất lượng về thời gian vận chuyển về giá cả thị trường nhằm giảm tới mức tối đa mọi chi phí cho quá trình sản xuất giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm
2.1.2 Khâu bảo quản và dự trữ
Việc bảo quản và dự trữ nguyên vật liêu tại kho trong doanh nghiệp cần được thực hiện theo đúng chế độ quy định của từng loại nguyên vật liệu
Với đặc điểm của nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nên nó có những biến động thường xuyên vì vậy việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào là hợp lý luôn là một vấn đề quan trọng được đặt ra trong doanh nghiệp. Việc dự trữ nguyên vật liệu hợp lý là bảo đảm nhu cầu của quá trình sản xuất sao cho lượng nguyên vật liệu không quá nhiều cũng không quá ít không làm gián đoạn quá trình sản xuất vì vậy doanh nghiệp phải có những định mức dự trữ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho phù hợp đảm bảo không để hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển bảo quản và sử dụng.
Việc quản lý nguyên vật liệu là một trong các nội dung quan trọng cần thiết luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến.Vì vậy muốn quản lý tốt thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp cải tiến và đảm bảo công tác quản lý nguyên vật liệu phù hợp với mọi điều kiện của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm do đó nó quyết định giá thành sản phẩm. Vì vậy công tác quản lý tổ chức cấp phát sử dụng nguyên vật liệu là một để đảm bảo cho việc cấp phat và sử dụng hợp lý tiết kiệm tránh thất thoát lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Vì vậy việc quản lý về nguyên vật liệu của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
- Việc cấp phát
+ Khi có giấy cấp phát kế toán phụ trách nguyên vật liệu sẽ ghi chứng từ, thủ kho lấy phiếu xuất kho cùng với bộ phận kiểm định kiểm tra laị chất lượng cùng số lượng, quy cách…của vật tư khi xuất kho.
Bộ phận chế biến sản xuất là khâu chế biến sản xuất là khâu cuối cùng trước khi tạo ra sản phẩm do vậy bộ phận kỹ thuật cùng với những công nhân đứng máy phải tính toán kiểm tra các trang thiết bị các yếu tố đầu vào cho quá trình đảm bảo không để xảy ra tình trạng sản xuất gây lãng phí nguyên vật liệu và làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường để nắm bắt và chỉ đạo tốt. Cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên liên tục nắm bắt các thông tin về thị trường giá cả sự biến động đầu vào đầu ra của quá trình sản xuất một cách đầy đủ chính xác kịp thời. Những số liệu kế toán sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc chỉ đạo sản xuất. Mặt khác hạch toán kế toán nói chung và hạnh toán nguyênn vật liệu nói riêng trong doanh nghiệp nếu thực hiện chính xác đầy đủ và khoa học sẽ giúp cho công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm được chính xác ngay từ đầu còn ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm sản xuất ra. Hạch toán nguyên vật liệu thể hiện vai trò và tác dụng của mình thông qua các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau :
- Phải tổ chức đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên tắc yêu cầu trong quản lý thống nhất của doanh nghiệp nhằm mục đích phụ vụ cho việc lãnh đạo và quản lý tình hình việc nhập, xuất nguyên vật liệu bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Tổ chức chứng từ tài khoản., sổ kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép phản ánh tập hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho việc tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Giám sát, kiểm tra chế độ bảo quản dự trữ, sử dụng ngăn ngừa những lạm pháp có thể xảy ra trong hao hụt mất cắp lãng phí. Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu cũng rất quan trọng làm sao tránh việc dư thừa ứ đọng kém phẩm chất. Vì vậy phải tính toán chính xác số lượng giá trị nguyên vật liệu đưa vào sản xuất .
II. Khái niệm phân loại đánh giá nguyên vật liệu
1. Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối tượng lao động sức lao động là cơ sơ cấu thành nên thực thể sản phẩm
1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệulà những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho nó tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm mới đa dạng và phong phú về chủng loại
- Giá trị nguyên vật liệu được dịch chuyển toàn bộ vào mỗi làn sản phẩm mới được tạo ra
- Về mặt kỹ thuật nguyên vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau nên dễ bị tác động của thời tiết khí hậu và môi trường xung quanh
- Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng cao nên tổng chi phí sản xuất để tạo ra giá thành sản phẩm nó cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong đó
Từ những đặc điểm về nguyên vật liệu cho ta thấy vai trò của nguyên vật liệu là hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy nên tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
2. Phân loại nguyên vật liệu
- Để tạo nên thực thể của sản phẩm mà sản phẩm đó lại hình thành từ những loại nguyên vật liệu khác nhau vì vậy việc phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý luôn là một vấn đề cần thiết khách quan.
- Phân loại nguyên vật liệu là cách sắp xếp nguyên vật liệu theo từng nhóm, từng loại theo một chỉ tiêu nhất định nào đó để thuận tiện cho việc quản lý hạnh toán nguyên vật liệu và hạch toán kế toán
2.1 Phân loại vật liệu
Căn cứ vào nội dung kinh tế vai trò vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý vật liệu được chia làm các loại sau :
- Nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp như bông, xơ bông là những đối tượng lao động chủ yếu để tạo thành sợi trong quá trinh sản xuất
- Nguyên vật liệu phụ là những vật liệu để hỗ trợ cho quá trình sản xuất nguyên vật liệu phụ nó có tác dụng hỗ trợ cho sản xuất như việc thay đổi màu sắc, mẫu mã, kich thước của sản phẩm nhằm đảm bảo cho việc quản lý vận chuyển sản phẩm mang lại chất lượng cao như việc đóng gói đóng các kiện hàng.
- Nhiên liệu là những thứ được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như xăng dầu than …
- Phụ tùng thay thế là những vật tư được sử dụng cho việc sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định trong ngành sợi như vòng bi, dây đai, trục bánh xe…
- Vật liệu xây dưng cơ bản bao gồm các vật liệu và thiết bị phụ vụ cho việc xây dựng cơ bản như que hàn …
- Phế liệu là những loại thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài như bông phế, bao bì, dây thép
- Vật liệu khác bao gồm những loại không thuộc những thứ đã kể trên
Ngoài ra cách phân loại vật liệu còn có thể theo cac cách khác
- Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu trong nước, ngoài nước
- Căn cứ vào mục đích cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán vật liệu của doanh nghiệp chia nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp
2.2 Phân loại công cụ dụng cụ
2.2.1 Khái niệm công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ : là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định
2.2.2 Phân loại công cụ dụng
- Các bao bì dùng để chứa hàng hoá trong quá trình thu mua bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
- Những công cụ dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh sành xứ, quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc
- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có giá trị riêng nhưng vẫn tính vào giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hoá
- Các dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất
3. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyênn vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để xác định trị giá của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Việc đánh giá nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán các chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm
Kế toán dựa trên nguyên tắc cơ bản như giấy tờ sổ sách tổng hợp, bản cân đối tài sản…Song do đặc điểm của nguyên vật liệu thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất vì vậy để đơn giản khối lượng tính toán ghi chép hàng ngày của kế toán nguyên vật liệu doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức hạch toán nguyên vật liệu
3.1 Giá thực tế nhập kho
Tuỳ thuộc vào nguồn nhập mà giá trị thực tế của nguyên vật liệu được xác định như sau :
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: trị giá thực tế của nguyên vật liệu bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn (gồm cả thuế nhập khẩu, thuế khác nếu có) cộng với các khoản chi phí mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản phân loại …) trừ đi các khoản giảm giá chiết khấu ( nếu có )
Từ ngày 01/01/1999 các doanh nghiệp phải thực hiện thuế giá trị gia tăng. Do đó đối với vật tư mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng khấu trừ, toàn bộ giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, được phản ánh vào tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp giá vật liệu mua ngoài là giá trị thực tế phải trả người bán bao gồm cả thuế giá trị gia tăng
- Đối với vật liệu đơn vị tự gia công trị giá thực tế là giá thực tế xuất thuê chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, đến nơi thuê chế biến từ đó doanh nghiệp cùng với số tiền phải trả cho đơn vị nhận gia công
- Đối với vật liệu góp vốn liên doanh trị giá thực tế của vật liệu nhận góp vốn liên doanh chấp nhận
- Phế liệu được tính theo ước tính giá trị thực tế có thể sử dụng hoặc bán được
3.2.Giá thực tế xuất kho
- Khi xuất vật liệu kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế của vật liệu xuất cho các đối tượng khác nhau. Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể tính theo các phương pháp sau:
3.2.1Tính theop giá trị tồn đầu kỳ
Theo phương pháp này giá trị thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân đầu kỳ
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ
=
Đơn giá
Xuất kho
Số lượng tồn thực tế tồn đâu kỳ
Ưu điểm : phản ánh kịp thời giá trị của nguyên vật liệu tuy nhiên độ chính xác chưa cao
3.2.2 Tính theo giá trị bình quân tồn đầu kỳ
Về cơ bản phương pháp này giống như phương pháp trên nhưng giá vật liệu được tính bình quân cho cả tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Đơn giá xuất kho
=
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ
Số lượng thực tế tồn đầu kỳ
Giá thực tế xuất kho được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho nhân với đơn gía bình quân
Ưu điểm: Đơn giản dễ làm
Nhược điểm: công việc dồn đến cuối tháng mới biết giá trị xuất làm chậm việc tính toán
3.2.3 Phương pháp đích danh
Được áp dụng với tất cả vật liệu có giá trị cao, các loại vật liệu có tính đặc trưng. Giá thực tế vật liệu xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu xuất dùng theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho từng lần. Dựa vào đây người ta có thể tính toán được một cách dễ dàng không phức tạp nhưng lần nào cũng phải tính
3.2.4 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này việc tính toán theo đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó tính vào số lượng xuất ra giá thực tế theo nguyên tắc. Tính theo đơn giá nhập nhập trước xuất trước đối lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại = tổng số xuất – số xuất thuộc lần trước được tính theo đơn giá các lần nhập thực tế các lần sau. Như vậy giá thực tế vật liệu thuộc các lần mua hàng sau cùng
3.2.5 Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Việc tính toán này dựa theo giả thuyết vật liệu nhập kho sau nhất sẽ được xuất ra sử dụng trước nhất. Do đó giá vật liệu xuất kho tính theo giá trị vật liệu nhập kho mới nhất rồi tính theo giá nhập kho kế trước.
Như vậy giá trị vật liệu tồn kho sẽ được tính theo giá nhập kho cũ nhất
3.2.6 Phương pháp hệ số giá
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán ( sử dụng thống nhất trong các doanh nghiệp). Để tiện theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày, cuối tháng phải điều chỉnh giá hạch toán vật liệu
= x
=
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá vật liệu có thể tính riêng ra từng nhóm hoặc cho cả vật liệu. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý phương pháp đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong các niên độ kế toán.
Phần II
Thực trạng tình hình quản lý Nvl tại nhà máy sợi - công ty dệt hà nam
I. Những vấn đề chung của doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Đời sống con người luôn được nâng cao. Ngày nay nhu cầu về thời trang là một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.
Công nghệ kéo sợi là một khâu quan trọng trong ngành dệt may. Theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu gấp hai lần sản lượng sợi trong nước là do năng lực kéo sợi chưa đủ để đáp ứngChất lượng sợi cũng là một vván đề và hiện tại chưa sản xuất được xơ bông tổng hợp. Sản xuất sợi cũng là một trọng tâm của chiến lược phát triển dệt may Việt Nam Với mục tiêu cho dệt hoàn tất ra sản xuất nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu.
Qua sự quan sát nhạy bén và tinh tế này ngày 11 tháng 12 năm 1996 theo quyết định số 2114/QĐ-UB do tỉnh Hà Nam cấp thành lập ra Công ty Dệt Hà Nam với chưc năng chính là tham gia vào các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các mặt hàng sợi, dệt
Tên giao dịch công ty: Công ty Dệt Hà Nam
Trụ sở: Xã Châu Sơn Thị xã Phủ Lý Tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0351 853 035 Fax: 0315 853 313
Công ty tham gia vào hai lĩnh vực Dệt và Sợi. Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hơn 10 năm nhưng công ty đã có những bước phát triển vượt bậc cả chiều sâu lẫn chiều rộng và quy mô. Trong năm 2004 vừa qua với mưc doanh thu đạt ( chỉ riêng trong ngành sợi) là 215 tỷ đồng trong đó có 700 000 $ là sản lượng sợi xuất khẩu. Điều này mở ra một tương lai một hướng đi mới cho ngành Dệt Việt Nam . Hiện nay công ty vẫn không ngừng đầu tư thêm các trang thiết bị trong ngành sợi. Công ty đang tiếp tục hoàn thành dự án đầu tư trong năm 2004 vừa qua là 28 800 cọc sợi và dự tính thu hút thêm 150 lao động. Với mục đích nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và trên quốc tế. Phấn đấu thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước là nâng cao đời sống của nhân dân tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Công ty đang ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa với quy mô lớn rộng.
2. Nhiệm vụ hiện nay của Nhà máy sợi -Công ty Dệt Hà Nam
Trong năm 2004 Nhà máy đã nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn để duy trì sản xuất và phát triển kết quả đạt được về sản lượng là 6072 tấn sợi các loại đạt 100% kế hoạch và tăng 1400 tấn sợi so với năm 2003 doanh thu bán hàng đạt 215 tỷ đồng tăng 39 tỷ so với năm 2003. Trong đó 700 000$ là doanh thu của hàng xuất khẩu.Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong sản xuất và tiêu thụ. Do đó doanh nghiệp đã đề ra và quyết tâm phấn đấu để đạt được đúng phương hướng và nhiệm vụ trong 2005 như sau:
- Về kế hoạch sản xuất dự kiến là 8500 tấn sợi các loại tập trung vào công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm với khẩu hiệu: “Năng suất cao để có thu nhập cao chất lượng ổn định để có sự phát triển bền vững".
- Xây dựng và triển khai việc sát hạch nâng bậc thợ cho công nhân, lao động nhằm đáp ứng sự phát triển của nhà máy của công ty.
- Tổng mức doanh thu dự kiến đạt 320 tỷ đồng với doanh thu xuát khẩu là 4,5 triệu $ tương ứng với 3000 tấn sợi xuất khẩu chất lượng cao. Nộp ngân sáchdự kiến đạt 12 tỷ đồng nâng mức thu nhập của người lao động lên 870 000 đồng / tháng.
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phát huy mạnh vai trò của tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng thi đua sản xuất để hoàn thành các mục tiêu kinh tế.
-Tiếp tục hoàn thành dự án đầu tư 28 800 cọc sợi dự kiến vào quý II năm 2005.
3. Cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu bộ máy sản xuất của Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Tuy là một công ty mới thành lập với loại hình là doanh nghiệp tư nhân nhưng công ty đã tạo cho mình một bộ máy quản lý vững chắc tự tin của tuổi trẻ và nhiều kinh nghiệm.
3.1 Bộ máy quản lý của Nhà máy – Công ty Dệt Hà Nam
Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng cùng với sự tư vấn của các bộ phận chức năng được phân chia rõ ràng với từng cá nhân được đào tạo chính quy.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà may Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Bộ máy gián tiếp: 38 người
Bộ phận dây chuyền sản xuất chính của Nhà máy: 390 người
Hai tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm: 12 người
Phụ trợ sản xuất, y tế … : 29 người
Bộ phận vật tư thiết bị: 7 người
Đội bảo vệ , đội xe: 24 người
Mối quan hệ giữa các phòng ban của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để bộ máy Nhà máy công ty làm việc có hiệu quả dựa nhà máy cùng phát triển vững mạnh.
Giám đốc phụ trách chỉ đạo chung toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy cùng với hai phó giám đốc (Kinh doanh và Sản xuất) điều hành và phân bổ công việc trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ thực tế .
Giám đốc
PGĐ
Sản xuất
PGĐ
kinh doanh
Bộ phận văn phòng
Phụ trợ sx điện nước điều không khí nén
Dây chuyền sản xuất chính của nhà máy
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Vật tư thiết bị
nguyên vật liệu
Đội bảo vệ Đội xe
Mối quan hệ giữa các phòng ban của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để bộ máy Nhà máy công ty làm việc có hiệu quả dưa nhà máy cùng phát triển vững mạnh.
- Giám đốc phụ trách chỉ đạo chung toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy cùng với hai phó giám đốc (Kinh doanh và Sản xuất) điều hành và phân bổ công việc trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ thực tế .
- Các phòng ban
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình các phòng ban có trách nhiệm thực hiện các quyết định của giám đốc, các phó giám đốc để giải quyết hỗ trợ mọi quyết định mọi yêu cầu trong sản xuất kinh doanh
+ Phòng hành chính: Phối hợp các phòng ban nghiệp vụ giải quyết giấy tờ văn thư liên quan đến sản xuất kinh doanh nghiên cứu sắp xếp tổ chức cán bộ công nhân viên
+ Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và mở rộng thị trường đặc biệt tìm đối tác kinh doanh
+ Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán và chịu trách nhiệm cung ứng tài chính thanh toán và trả lương cho cán bộ công nhân viên kiểm tra các giấy tờ chứng từ trong công việc thực hiện hợp đồng.
+ Phòng vật tư- thiết bị: Có trách nhiệm cung ứng mua sắm theo dõi việc sử dung vật tư của nhà máy của dây chuyền sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa luân phiên định kỳ cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đề ra các biện pháp xử lý bộ phận điều không, bộ phận ống OE …và lập kế hoạch định mức NVL cho sản xuất.
Xây dựng các định mức ca máy thực tế nhằm khai thác hết công suất của ca máy trên các dây chuyền sản xuất ở mỗi xưởng
+ Phòng thí nghiệm: Có trách nhiệm đưa ra các số liệu chính xác của việc pha trộn giữa các NVL với nhau để phù hợp cho mỗi dây chuyền sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất năng xuất nhất khi cho ra mỗi chỉ số sợi và việc lập kế hoạch dựa trên các công suất năng suất mỗi máy của mỗi dây chuyền.
3.1.1 Cơ cấu quản lý bộ máy kế toán của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Bộ máy kế toán của Nhà máy Sợi –Công ty Dệt Hà Nam gồm 7 người tổ chức theo mô hình tập trung tại phòng kế toán, riêng kế toán tiền lương làm việc dưới phòng tại phân xưởng của nhà máy để tiện theo dõi các hoạt động làm việc của công nhân viên. Tuy nhiên vẫn thuộc sự quản lý của phòng kế toán. Từ quá trình hạch toán ban đầu của nhà máy đến khâu lập báo cáo tài chính ở các bộ phận không thuộc tổ chức bộ máy kế toán vẫn phải tiến hành ghi chép số liệu sau đó chuyển chứng từ sổ sách gửi số liệu về phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ vào số liệu trên máy tổng hợp quyết toán doanh thu và chi phí cuối quý sẽ đưa ra bảng cân đối tài khoản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
Với chức năng của phòng kế toán là tham mưu hỗ trợ cho giám đốc, phó giám đốc tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kinh tế, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ và hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy theo đúng pháp luật. Qua đó đòi hỏi các công nhân viên trong phòng kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
VT- TB
Kế toán tiền lương
Kế toán thanh toán
Kế toán
TM - TGNH
Thủ quỹ
Với chức năng của phòng kế toán là tham mưu hỗ trợ cho giám đốc, phó giám đốc tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kinh tế, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ và hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy theo đúng pháp luật. Qua đó đòi hởi các công nhân viên trong phòng kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ.
- Kế toán trưởng (phụ trách phòng kế toán) phụ trách chung chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng hướng dẫn chỉ đạo cho các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý, tiến hành bố trí sắp xếp nhân sự và công việc trong phòng.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng dây chuyền sản xuất, từng loại sản phẩm cuối quý lập báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh…
- Kế toán vật tư - thiết bị: Theo dõi chi tiết kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệucho các phân xưởng, các dây chuyền sản xuất đồng thời theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi các khoản tạm ứng đông thời thanh toán tiền lương cho công nhân viên và trích các khoản theo lương, thưởng, phạt …
- Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản phải trả cho nhà cung cấp và các khoản phải thu khác hàng các chi phí trong quá trình mua bán hàng hoá.
- Kế toán TM-TGNH: Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của nhà máy diễn ra trong từng ngày, từng tuần,từng tháng …đối chiếu và thu quỹ.
- Thủ quỹ: Thực hiện quan hệ giao dịch theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt và lập báo cáo quỹ.
Về hệ thống sổ sách kế toán
Công ty dệt Hà Nam là một doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp thực hiện theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước ban hành và việc ghi sổ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ Nhà nước. Hiện nay công ty ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức này rất thích hợp với một công ty tư nhân vừa và nhỏ với số lượng tài khoản không nhiều thuận tiện cho việc hạch toán ghi sổ và bằng máy. Phương pháp kế toán hàng ngày tồn kho mà nhà máy áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
3.1.2 Cơ cấu dây chuyền sản xuất của Nhà máy Sợi –Công ty Dệt Hà Nam
Hiện nay công ty có 3 dây chuyền sản xuất chính
Dây chuyền sản xuất của nhà máy
Bông, xơ bông từ kho
Máy xé kiện, xé xơ bông
Máy trộn và làm sạch
Máy chải thô
Máy ghép I
Máy cuộn cúi
Máy ghép II
Máy kéo sợi OE
Máy chải kỹ
Máy sợi thô
Kho sợi OE
Máy ghép II
Máy sợi con
Máy chải thô
Máy đánh ống
Máy sợi con
Máy đánh ống
Hấp
Hấp
Kho sợi chải thô
Kho sợi chải kỹ
4.Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Đơn vị: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
2003
2004
1
Doanh thu bán hàng
164246368257
176341223420
215472297854
2
Lợi nhuận trước thuế từ HĐKD
479134297
699881519
800176670
3
Các khoản nộp ngân sách
4800713617
5615771350
7984067531
4
Thu nhập bình quân
1002437
1104578
1247563
5
Vốn kinh doanh
5260261577
67054166800
75916164836
Vốn lưu động
56210424821
68590830097
77850965565
Vốn cố định
49192881700
131723103496
152657678680
II.Thực trạng tình hình quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
1.Cơ cấu bộ máy quản lý của phòng vật tư thiết bị
Bộ máy quản lý của phòng vật tư gồm 7 người
Trưởng phòng vật tư
Ban lập kế hoạch định mức
Ban kiểm tra NVL
Thủ kho
- Trưởng phòng vật tư (Phụ trách phòng) kiểm tra giám sát các nhân viên và có trách nhiệm tổng hợp các số liệu, làm tham mưu cố vấn cho giám đốc, phó giám đốc về việc mua bán các trang thiết bị máy móc và nguồn dự trữ nguyên vật liệu tại kho.
- Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản số lượng chất lượng vật tư trong kho, giám sát chặt chẽ các nguyên vật liệu giữa thực tế nhập xuất và trên giấy tờ chứng từ.
- Ban kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị : kiểm tra chất lượng, số lượng quy cáh, tiêu chuẩn…khi nhập, khi xuất của mỗi loại.
- Ban lập kế hoạch định mức :Lập ra các kế hoạch cung ứng vật tư nguyên vật liệu cho các xưởng các dây chuyền số lượng thừa hay thiếu và dự trữ.
2. Thực trạng công tác quản lý tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam.
2.1 Nguyên tắc quản lý NVL tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Nguyên vật liệu là một loại quan trọng trong quá trình sản xuất nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận . Nhà máy đã thực hiện quán triệt các yêu cầu sau :
- Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu theo đứng yêu cầu của quá trình sản xuất, kiển tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu của quá trình sản xuất .
- Trước hết phải phục vụ cho các dây chuyền sản xuất việc tổ chức cung ứng nguyên vật liệu cho các dây chuyền sản xuất đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng, quy cách …vật liệu góp phần hoàn thành tốt năng suất, sản xuất.
- Chủ động đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất công ty tiến hành tiết kiệm bằng cách khên thưởng cho những cá nhân xuất sắc trong quá trình sản xuất và quản lý bảo quảnnguyên vật liệu.
- Nhắc nhở thủ kho bảo vệ thực hiện tốt công việc và chủ động lập các kế hoạch dự trữ định mức tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu trong sản xuất.
2.1.1 Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ở Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
@ Khái niệm
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu tiêu dùng : Là lượng vật liệu lớn cho phép để cho một phân xưởng, một dây chuyền sản xuất hoặc để hoàn thiện một loại sản phẩm nào đó trong việc tổ chức và điều kiện kinh tế sản xuất nhát định .
Việc xác định mức tiêu dùng vật liệu có ý nghĩa rất quyết định thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản lý chặt chẽ sử dụng nguyên vật liệu mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành quyết định kế hoạch cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tạo điều kiện khai thác tối đa năng suất của các dây chuyền sản xuất và thực hiện kế hoạch hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua lao động xuất sắc thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp.
Phương pháp xây dựng định mức trong Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam là phương ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1369.doc