báo cáo quản lý
chuyên đề nguyên vật liệu
lời nói đầu
T
rong hệ thống chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp,kế toán đóng một vai trò quan trọng và có mối quan hệ khăng khít với nhau nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xác định kết quả kinh doanh. Khi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh , để tồn tại phát triển thì doanh nghiệp cần phải đưa ra các giải pháp có hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp .
Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là bộ phận dự trữ chủ yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chính vì vậy sử dụng vật tư nguyên vật liệu một cách tiết kiệm là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy phải tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua vận chuyển đến việc bảo quản dự trữ vật tư kho và khâu sản xuất kinh doanh phải tổ chức công tác quản lý thúc đẩy kịp thời cung cấp nguyên vật liệu trong sản xuất, phải kiểm tra việc chấp hành dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lưu động nhất định và sử dụng nó một cách hiệu quả hay không , để thấy rõ được điều đó thì một doanh nghiệp cần phải sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lí và phải quản lí chặt chẽ số vật liệu từ lúc thu mua đến sử dụng vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa phải tiết kiệm để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của nhà nước, của đơn vị .
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua thời gian thực tập tại Công ty và tiếp xúc với thực tế cộng với sự chỉ đạo giúp đỡ nhiệt tình của các Bác, các cô, chú trong phòng Tổ chức CB-LĐ , Tài chính kế toán , phòng Kinh tế kỹ thuật của Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 240 và thầy, cô giáo giúp đỡ em , cùng với sự nỗ lực của bản thân.
Giáo viên hướng dẫn : Lê Phương Lan
__________________________________________________________________
Em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu công tác quản lý nguyên vật liệu và em đã mạnh dạn chọn đề tài :"Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 ". Nhằm làm sáng tỏ những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để có thể hoàn thiện và bổ xung những kiến thức mà em đã học được ở trường .
Bố cục báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm bốn phần sau :
- Phần I : Lý luận chung về quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
- Phần II : Một số đặc điểm chung của Công ty Quản lý và Sửa Chữa Đường Bộ 240
- Phần III : Thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Quản Lý Đường Bộ 240
-Phần IV : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Quản Lý Và Sửa Chữa Đường Bộ 240.
Trên đây là toàn bộ công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Quản Lý Và Sửa Chữa Đường Bộ 240 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam. Do thời gian thực tập còn ít và trình độ bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên : nguyễn minh đức
__________________________________________________________________
phần một
lý luận chungvề
quản lý nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp
I / sự cần thiết phải tổ chức nguyên vật liệu
1>Vai trò đặc điểm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
Khái niệm nguyên vật liệu
+ Nguyên vật liệu là đối tượng lao động biểu hiện dưới hình thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối tượng lao động , sức lao động, là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Đặc điểm nguyên vật liệu :
+ Nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới , chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại
+ Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm,trong mỗi quá trình sản xuất nguyên vật liệu không ngừng chuyển hoá biến đổi cả mặt hiện vật và giá trị.
+ Giá trị nguyên vật liệu được dịch chuyển toàn bộ mỗi làn sản phẩm mới tạo ra.
+Về mặt kỹ thuật, nguyên vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp về tính lý hoá nên dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.
+ Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất, để tạo ra sản phẩm thì chi phí vật liệu cũng chiếm tỷ trọng đáng kể .
Từ những yêu cầu , những đặc điểm trên cho ta thấy vai trò của nguyên vật liệu. Nó có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Điều đó phải tăng cường công tác quản lý nguyên vạt liệu trong các doanh nghiệp sản xuất .
yêu cầu trong quản lý nguyên vật liệu
Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu có hiệu quả ngày càng được coi trọng làm sao để cùng khối lượng vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, có giá thành hạ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Do vậy công tác quản lý nguyên vật liệu là một yêu cầu tất yếu khách quan , nó cần thiết cho mọi phương thức sản xuất kinh doanh. Việc quản lý có tốt hay không phụ thuộc vào khả năng trình độ của cán bộ quản lý . Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh việc quản lý nguyên vật liệu có thể xét trên một số khía cạnh sau :
2.1 quản lý thu mua :
Nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phát triển không ngừng để đáp ứng đầy đủ đó buộc quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải diễn ra thường xuyên xu hướng ngày càng tăng về qui mô nâng cao chất lượng sản phẩm, Chính vì vậy các doanh cần phải tiến hành cung ứng thường xuyên nguồn nguyên vật liệu đầu vào, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất. Muốn vậy trong khâu thu mua cần phải quản lý tốt về mặt khối lượng, qui cách chủng loại nguyên vật liệu sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, cần phải tìm được nguồn thu mua nguyên vật liệu, sao cho với giá mua phù hợp, hợp lý với giá trên thị trường , chi phí thu mua thấp . Điều này góp phần vào việc giảm tối thiểu chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
2.2 công tác tổ chức cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu ở công ty
-Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm do đó nó quyết định giá thành sản phẩm. Chính vì vậy công tác quản lý tổ chức cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng . Vì thời điểm này vật liệu dời kho không được quản lý chặt chẽ như ở trong kho , sẽ có nhiều sơ xuất không thể tránh khỏi làm thất thoát nguyên vật liệu .
Khi có giấy cấp phát kế toán phụ trách nguyên vật liệu sẽ ghi chứng từ, thủ kho lấy phiếu xuất kho cùng với bộ phận kiểm định kiểm tra lại chất lượng số lượng ,qui cách tiêu chuẩn của vật tư khi xuất kho.
Bộ phận sử dụng là khâu cuối cùng trước khi tạo ra sản phẩm, lúc này bộ phận kỹ thuật cùng với công nhân và máy thi công sản xuất tính toán hợp lý sao cho phù hợp với chất lượng sản phẩm. Tránh lãng phí dư thừa, mất mát gây lãng phí cho Nhà nước và làm giảm lợi nhuận của Công ty.
Khiđã tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp phải tổ chức thu hồi vật liệu dư thừa , phế liệu có thể tái sử dụng lại được [ như hạt nhựa, cát ,sỏi ..] .
2.3 khâu bảo quản và dự trữ
Việc bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu tại kho bãi cần được thực hiện theo đúng chế độ qui định cho từng loại nguyên vật liệu phù hợp với tính lý, hoá mỗi loại với qui mô tổ chức của doanh nghiệp, tránh tình trạng thất thoát lãng phí hư hỏng làm giảm chất lượng nguyên vật liệu .
+ Xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh , nguyên vật liệu biến động thường xuyên nên việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất kinh doanh hiện tại , thường xuyên lâu dài là yếu tố rất quan trọng . Mục đích của việc dự trữ là đảm bảo nhu cầu của sản xuất kinh doanh không quá nhiều làm ứ đọng về vốn, nhưng cũng không ít làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa doanh nghiệp phải xây dựng định mức dự trữ cần thiết mức tối đa và mức tối thiểu cho sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sử dụng cũng như mức hao hụt hợp lý trong việc vận chuyển và bảo quản .
+ Quản lý nguyên vật liệu là một trong các nội dung quan trọng cần thiết của công tác quản lý nói chung, cũng như quản lý sản xuất nói riêng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến. Muốn quản lý vật liệu chặt chẽ và có hiệu quả chúng ta cần tiến hành cải tiến và tăng cường công tác quản lý cho phù hợp điều kiện thực tế của doanh nghiệp .
3 . chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp .
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường để điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, cán bộ Lãnh đạo phải thường xuyên nắm bắt các thông tin về thị trường , giá cả sự biến động của đầu vào sản xuất và đầu ra một cách đầy đủ,chính xác kịp thời . Những số liệu của kế toán sẽ giúp cho nhà Lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh .Hơn nữa hạch toán kế toán kế toán nói chung và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng trong doanh nghiệp nếu thực hiện chính xác, đầy đủ khoa học sẽ giúp cho công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm được chính xác từ đầu . Ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm sản xuất ra . Hạch toán vật liệu thể hiện vai trò và tác dụng to lớn của mình thông qua các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau đây :
@. Phải tổ chức đánh giá , phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên tắc , yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và donh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý tình hình nhập ,xuất nguyên vật liệu , bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu nhằm hạ hạ giá thành sản phẩm .
@ Tổ chức chứng từ tài khoản , sổ kế toán phù hợp với công tác kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép phản ánh tập hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu nhằm cung cấp cho tập họp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
@ Giám sát , kiểm tra chế độ bảo quản dự trữ ,sử dụng, ngăn ngừa những lạm phát có thể xảy ra như hao hụt mất cắp , lãng phí . Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu cũng rất quan trọng, làm sao hợp lý tránh thừa thiếu, ứ đọng , kém phẩm chất . Do vậy phải tính toán chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu đưa vào sản xuất .
II phân loại đánh giá nguyên vật liệu
1. phân loại nguyên vật liệu
+ Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau mỗi loại nguyên vật liệu sử dụng có một nội dung kinh tế khác nhau và có vai trò trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau . Vì vậy để quản lý tốt nguyên vật liệu đòi hỏi phải nhận biết được từng loại nguyên vật liệu nói cách khác là phân biệt được từng loại nguyên vật liệu .
+ Phân loại nguyên vật liệu : Là việc sắp xếp nguyên vật liệu theo từng nhóm , từng loại theo một chỉ tiêu nhất định nào đó để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu và cho hạch toán kế toán .
1.1 phân loại vật liệu :
căn cứ vào nội dung kinh tế vai trò vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp vật liệu được chia thành các dạng sau :
. Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ ( bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài ).
@ .Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy , xây dựng cơ bản đá ,sỏi , xi măng , nhựa đường ... trong các công ty xây dựng cầu đường . Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá .
@. Vật Liệu Phụ : Vật liệu phụ là những vạt liệu mang tính chất bổ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh ,vật liệu này có thể kết hợp với vật liệu chính để tăng thêm tính năng tác dụng của sản phẩm phục vụ cho lao động của người sản xuất ( xà phòng, giẻ lau ,quần áo bảo hộ ...) để duy trì hoạt động bình thường của phương tiện lao động ( dầu nhờn , dầu lau máy ...)
@ Nhiên Liệu : Bao gồm các loại ở thể lỏng, khí , rắn như xăng dầu , than củi hơi đốt dùng cho công nghệ sản xuất sản phẩm .
@ Thiết Bị Xây Dựng Cơ Bản : Bao gồm các loại thiết bị , phương tiện lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp .
@ Phế Liệu : Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất như gỗ , sắt ,thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định .
@ Phụ tùng thay thế , sửa chữa : Là những chi , tiết bộ phận máy móc , thiết bị phương tiện vận tải .
*. Ngoài cách phân loại nguyên vật liệu còn có thể được phân loại căn cứ vào một số tiêu thức khác như :
+ Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu trong nước , ngoài nước .
+ Căn cứ mục đích cũng như nội dung qui định , phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán vật liệu của doanh nghiệp chia thành nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm , nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như quản lý phân xưởng , bán hàng quản lý doanh nghiệp .
1.2 phân loại công cụ dụng cụ
- Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động những tư liệu sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng được coi là công cụ , dụng cụ .
- Các bao bì để đựng vật liệu , hàng hoá quá trình thu mua , bảo quản và tiêu thụ hàng hoá.
- Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh , giầy dép chuyên dùng để làm việc .
- Các loại bao bì kèm theo hàng hoá có tính năng giá trị riêng nhưng vẫn tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ , bảo quản hay vận chuyển hàng hoá .
Các công cụ ghá lắp , chuyên dùng cho sản xuất
Các lán trại tạm thời , đòn giáo công cụ công trình xây dựng cơ bản .
Để phục vụ cho công tác kế toán toàn bộ công cụ dụng cụ của doanh nghiệp được chia thành ba loại như sau :
+ Công cụ ,dụng cụ
+ Bao bì luân chuyển .
+ Đồ dùng cho thuê .
2. đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu và dùng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định . Việc đánh giá nguyên vật liệu nhập xuất hàng tồn kho có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc tính đúng, tính đủ chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm.
Nguyên tắc cơ bản của kế toán vật liệu , côngcụ , dụng cụ phản ánh trên các sổ sách tổng hợp , trên bảng cân đối tài sản , các báo cáo kế toán phải theo giá trị thực tế . Xong do đặc điểm của nguyên vật liệu có nhiều chủng loại , nhiều loại thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất , để đơn giản và giảm khối lượng tính toán ghi chép hàng ngày của kế toán nguyên vật liệu ở một số doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán nguyên vật liệu .
giá thực tế nhập kho .
Tuỳ thuộc vào nguồn nhập mà giá trị thực tế của nguyên vật liệu được xác định như sau :
* Đối với vật liệu mua ngoài : Trị giá của vật liệu mua ngoài bao gồm ; Giá mua trên hoá đơn ( bao gồm cả thuế nhập khẩu , thuế khác nếu có ) cộng với các khoản chi phí mua thực tế (chi phí vận chuyển bốc dỡ , bảo quản phân loại , bảo hiểm , chi phí thêu kho bãi , tiền phạt bồi thường , chi phí nhân viên ...) trừ đi các khoản giá, triết khấu (nếu có ) .
Từ ngày 01/01/1999 các doanh nghiệp phải thực hiện thuế giá trị gia tăng . Do đó, đối với vật tư mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá , dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được hạch toán như sau :
+ Đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ : Giá trị vật liệu mua ngoài là giá mua không có thuế giá trị gia tăng , toàn bộ giá trị thứ giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ , được phản ánh vào tài khoản 133 (thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ).
+ Đối với đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp : Giá vật liệu mua ngoài là giá trị thực tế phải trả người bán bao gồm cả thuế giá trị gia tăng .
+ Đối với vật liệu đơn vị tự gia công : Trị giá thực tế là giá thực tế xuất thuê chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ , đến nơi thuê chế biến và từ đó doanh nghiệp cùng với số tiền phải trả cho các đơn vị nhạn gia công .
+ Đối với vật liệu góp vốn liên doanh : Trị giá thực tế của vật liệu nhận góp vốn liên doanh là giá trị thực tế của các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp nhận .
Phế liệu được tính theo ước tính : Giá trị thực tế có thể sử dụng hoặc bán được .
2.2 giá thực tế xuất kho .
- Khi xuất vật liệu kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế của vật liệu xuất cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau . Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể tính theo một trong các phương pháp sau :
2.2.1 tính theo giá trị tồn đầu kỳ :
Theo phương pháp này giá trị thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân tồn đầu kỳ .
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ
Đơn giá đầu kỳ = --------------------------
Số lượng tồn đầu kỳ
Ưu điểm; phản ánh kịp thời giá trị của nguyên vật liệu tuy nhiên độ chính xác chưa cao.
2.2.2 tính theo giá trị bình quân tồn đầu kỳ
Về cơ bản phương pháp này giống như phương pháp trên , nhưng đơn giá vật liệu được tính bình quân cho cả tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ :
Giá thực tế TĐK + Giá TTNTK
Đơn giá đầu kỳ = -------------------------------------
Số lượng TĐK+Só lượngNTK
Giá thực tế xuất kho được tính bằng cách lấy số lượng xuất kho nhân với đơn giá bình quân .
Ưu điểm : Đơn giản , dễ làm.
Nhược điểm : Công việc , dồn đến cuôí tháng mới biết trị giá xuất làm chậm việc tính toán
2.23 tính toán theo phương pháp đích danh
Được áp dụng đối với tất cả vật liệu có giá trị cao, các loại vật liệu có tính đặc trưng . Giá thực tế vật liệu xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu xuất kho theo từng lô , từng lần nhập và số lượng xuất kho từng lần . Dựa vào đây người ta có thể tính được một cách dễ dàng không phức tạp , nhưng lần nào cũng phải tính .
tính theo giá nhập trước xuất:
Theo phương pháp này ta phải tính theo đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập . Sau đó tính vào số lượng xuất ra giá thực tế theo nguyên tắc : Tính theo đơn giá nhập trước xuất trước, xuất trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước ; số còn lại = (tổng số xuất - số xuất thuộc lần trước được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau ). Như vậy giá thực tế vật liệu thuộc các lần mua hàng sau cùng .
tính theo phương pháp nhập sau, xuất trước (lifo)
Phương pháp này dựa theo phương pháp giả thuyết vật liệu nhập kho sau nhất sẽ được xuất ra sử dụng trước nhất . Do đó giá trị vật liệu xuất kho tính theo giá trị vật liệu nhập kho mới nhất rồi tính theo gia nhập kho kế trước .
Như vậy, giá trị vật liệu tồn kho sẽ được tính theo giá nhập kho cũ nhất .
2.2.6 phương pháp hệ số giá
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán (sử dụng thống nhất trong các doanh nghiệp ) để theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày . Cuối tháng phải điều chỉnh giá hạch toán vật liệu :
Giá thực tế Giá hạch toán Hệ số
của vật liệu = của vật liệu x giá vật
xuất kho xuất kho liệu
Giá thực tế VL Giá thực tế VL
tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Hệ số giá = --------------------------------------
vật liệu Giá hạch toán Giá hạch toán VL
VLtồn trong kỳ + nhập trong kỳ
Tùy thuộc vào đặc điểm , yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá vật liệu có thể tính riêng ra từng nhóm hoặc cho cả vật liệu . Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý phương pháp tính đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong các liên độ kế toán .
phần II
Đặc điểm tình hình chung
của công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 .
----------------*--*--*------------------
a. giới thiệu chung về công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240
1.đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1. quá trình hình thành và phát triển công ty
- Công ty quản lývà sửa chữa đường bộ 240 là
doanh nghiệp được nhà nước thành lập theo QĐ 471 / TCCB-LĐ ngày 25 tháng 3 năm 1998 của bộ giao thông vận tải , trên cơ sở chuyển đổi từ phân khu quản lý,sửa chữa đường bộ 230 .
- Tên giao dịch công ty Quản Lý và sửa chữa đường bộ 240
-Trụ sở Km 10 đường 5 ( hà nội - hải ph dương xá-gia lâm-hà nội . tel: 04. 8 276 303 * fax 04. 8 276 303
- Nhiệm vụ của công ty là quản lý và sửa chữa thường xuyên trên 2 tuyến quốc lộ :
+Quốc lộ 5 ( cầu chui- gia lâm -hà nội đến ngã ba tôn đức thắng -hải phòng )
+Quốc lộ 183 (Nối từ tiền trung -nam sách- hải dương đến ngã ba quốc lộ 18 sao đỏ- chí linh -hải dương )
Đây là tuyến đường giao thông rấtv quan trọng nằm trong vùng tam giác kinh tế ( hà nội -hải phòng -quảng ninh ) ,mới được cải tạo đầu tư nâng cấp
2. Đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty .
-Kể từ ngày thành lập, công ty hoạt động động có hiệu quả đã đạt được kết quả tốt , với đội ngũ cán bộ đoàn kết ,đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, kỹ sư có trình độ cao nắm vững các phương pháp thi công tiến , cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề cao , có kinh nghiệm và có ý thức lao động tốt , công ty luôn tự tin vào kết quả đã đạt được và trong tương lai .
Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình phát triển của công ty :
TT
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Doanh thu bán hàng
37.158.668.565
24.283.588.105
55.947.695.453
2
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh
968.368.045
946.866.250
898.944.420
3
Các khoản nộp ngân sách
1.139.147.445
1.690.291.445
3.065.566.630
4
Thu nhập bình quân
1.249.512
1.036.236
1.336.537
5
-Vốn kinhdoanh
6.812.300.533
1.036.236
6.724.417.953
-Vốn lưu động
2.371.943.626
2.471.987.543
2.537.194.362
-Vốn cố định
4.440.356.907
4.440.356.907
4.487.223.590
ii.đặc điểm của bộ máy công ty:
Tổ chức của bộ máy công ty :
-Xuất phát từ đặc điểm bộ máy cơ bản của nghành xây lắp , nhưng đặc thù của công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 là quản lý và sửa chữa trên một địa bàn tương đói ổn định thường xuyên ,nên bộ phận quản lý của công ty được tổ chức thành bộ phận chuyên môn hoá theo chức năng .
Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng với sự tư vấn của các bộ phận chức năng , nhiệm vụ được phân chia rõ ràng đói với từng cá nhân được đào tạo
:Biểu 1 :Mô hình tổ chức bộ máy gián tiếp của công ty như sau :
Giám đốc
Phó GĐ
Thu phí
Phó GĐ
Đường
Phòng
t
t
Ngoài ra só cán bộ công nhân viên trực tiếp các đơn vị được phân bổ như sau : ba hạt quản lý đường gồm : 99 người
Ba đội thu phí cầu đường gồm ; 363 người
Một tỏ kiểm tra thu phí : 19 người
Bộ máy gián tiếp: 34 người
2.chức năng nhiệm vụ của công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 .
-Công tycó trách nhiệm quản lý mọi mặt về cơ sở vật chất trên hai đoạn đường :
+quốc lộ 5 (cầu chui -gia lâm - hà nội đến ngã ba tôn đức thắng ) dài 93 Km .
+ Quốc lộ 183 (Nối từ tiền trung -nam sách - hải dương đến ngã ba sao đỏ quốc lộ 18 chí linh -hải dương) dài 23 Km.
Cụ thể là chịu trách nhiệm trông coi , bảo vệ , thu phí cầu đường , tu sửa định kỳ, chăm sóc ( mặt đường , lan can , vỉa ba toa , hệ thống đèn ,điện , cây xanh ).
công ty quản lý hai trậm thu phí (tiền trung , cầu bình ) . Tuyến đươừng công ty quản lý là trọng tâm của tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng _Quảng Ninh , là một trong những tuyến đường sạch đẹp , hiện đại nhất nước ta hiện nay . Do đó nhà nước đã dao trách nhiệm cho công ty thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước , lấy kinh phí tu sửa bảo quản một cách thường xuyên . Công ty luôn nhận thức được chức năng nhiệm vụ của mình và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được dao như tuyến đường không xảy ra mất các tài sản của nhà nước mà công ty chịu trách nhiệm , tuyến đường luôn được sạch đẹp , vệ sinh . Để đạt được mục tiêu này công ty có các đội chuyên làm vệ sinh đường và chăm sóc cây cảnh quét rác cắt cỏ ,tưới bón cây , sơn (cầu , vạch phân cách ,,vạch giảm tốc độ ... ). Về đêm công ty có bảo vệ trông coi tuyến đường mình quản lý , chính vì sự gắn bó với con đường nên bất cứ đoạn nào bị hỏng hoặc có sự cố đều được công ty sưả ngay tức thời 24/24 giờ trong ngày .Tạo điều kiện có việc làm cho nhiều người lao động ,đem lại lợi nhuận cho công ty và nhà nước , cũng như cong nhân lao động .
Nhận xét : Để đạt được những chỉ tiêu của nhà nước dao cho một kết quả tốt như vậy là sự phấn đấu không ngừng mệt mỏi của tập thể công ty và sự đoàn kết gắn bó . Công ty có đường lối chiến lược đúng đắn cộng với ý thức tổ chức kỷ luật tốt , đội ngũ công nhân viên trẻ nhiệt tình trong nghề . Tuổi đời của công ty còn trẻ xong dã đạt được những kết quả đáng khích lệ là điểm nổi bật cho các doanh nghiệp khác học tập và noi theo .
3.mối quan hệ giữa các phòng ban của công ty quản lý và sửa cữa đường bộ 240 .
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ , cùng nhau phối hợp hoạt động để bộ máy công ty làm việc có hiệu quả đưa công ty phát triển vững mạnh .
@ Giám đốc phụ trách chỉ đạo chung toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cùng hai phó giám đốc ( Phó giám đóc phụ trách thu phí và phó giám đốc phụ trách đường ) phân bổ hợp lý công việc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ thực tế .
Thực hiện chế độ giao ban định kỳ để kiểm tra những vướng mắc của đội .
@ .Các phòng ban nghiệp vụ ;
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình , các phòng ban có trách nhiệm thực hiện các quyết định của giám đốc công ty , giải quyết hỗ trợ theo quy định ,mọi yêu cầu đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh .
Phòng vật tư thiết bị : Thực hiện mua sắm cung ứng ,theo dõi việc sử dụng vật tư của các công trình. Đề ra các biện pháp sử lý xe , thiết bị, lạp kế hoạch sửa chữa điều động thiết bị xe, máy phục vụ công trình tồan công ty.Xây dựng định mức ca máy thực tế nhằm khai thác hết công suất của máy .
Qui trình công nghệ của công ty :
xác dịnh đoạn đường, cầu bị hỏng
Sơ đồ công nghệ sửa chữa cầu , đường .
Thi công hạ bộ
Xác định đoạn
cầu, đường bị hỏng
Thi công phần mấu Thi công dầm,
nền móng . mặt đường
Ngiệm thu, công tác
bàn giao hoàn thiện
Thi công mặt cầu lan can
dải nhựa .
~ Lập kế hoạch và ký kết các hợp đồng sản xuất .
~ Thực hiên kế hoạch cung ứng vật tư , định mức .
-Phòng hành chính :
~ Phối hợp thường xuyên với các ban nghiệp vụ , giải quyết giấy tờ văn thư liên quan đến sản xuất kinh doanh .
-Phòng tổ chức CB-LĐ :
~Tính lương cho các đọi , các phòng ban kịp thời đầy đủ .
~ Nguyên cứu xắp xếp tổ chức cán bộ quản lý , điều động lao động ...
-Phòng tài chính kế toán :
~tổ chức thực hiện công tác hạch toán .
~Chịu trách nhiệm cung ứng tài chính , thanh quyết toán các công việc do công ty thực hiện .
~ Kiểm tra chứng tờ trong việc thực hiện hợp đồng...
-Phòng quản lý giao thông :
~trực tiếp quản lý giám sát 3 hạt đường ( tu sửa 'trồng cây , trông nom, chăm sóc cây , báo vệ sửa điện đèn chiiêú sáng của đường ).
iiđặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty quản lý và sửa chữa đường bộ240.
Đặc điểm :
-Bộ máy kế toán của công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 240 gồm 6 người tổ chức theo mô hình tập trung tại phòng kế toán của công ty kể từ hạch toán ban đầu đến lập báo cáo tài chính . ở các bộ phạn thuộc (Hạt thu phí - Hạt quản lý đường ) không tổ chức bộ máy kế toán cũng như hạch toán riêng mà các đội thu phí chỉ tiến hành ghi chép rồi gửi số liệu về phòng kế toán ,sau đó chuyển các chứng từ số liệu về phòng kế toán công ty sẽ vào số liệu trong máy , tổng hợp các quyết toán công trình , tính doanh thu , chi phí , cuói quí sẽ đưa ra bảng cân đối TK và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 :
Kế toán trưởng
KT Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ
Tổng hợp VT-TB T.lương TM-TGNH
Với chức năng là tham mưu cho phó giám đốc công ty, tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính , thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ và hoạt động kinh tế tài chính của công ty , đồng thời kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo đúng pháp luật . Qua đó , đòi hỏi các công nhân viên trong phòng kế toán phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình .
@. Kế toán trưởng ( phụ trách phòng kế toán ) : phụ trách chung chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế . Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán , hướng dẫn chỉ đạo cho các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý , tiến hành bố trí , sắp xếp nhân sự và công việc trong phòng .
@. Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất vàb tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình , cuối quý thành lập các bản báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kế toán , báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh .
@. Kế toán thanh toán tiiền lương : Thực hiện theo dõi phải thu khách hàng , phải trả cho người cung cấp ,theo dõi các khoản tạm ứng cho công trình , hạng mục công trình , đồng thời thanh toán tiền lương cho công nhân viên chức , các khoản trích lương ...
@. Kế toán vật tư thiết bị : Theo dõi chi tiết kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình thi công , theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định .
@. Kế toán TM-TGNH : Theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt ,tiền gửi ngân hàng của công ty diễn ra trong từng ngày ( tuần tháng, quí ) tiến hành đối chiếu và thu quỹ .
@Thủ quỹ : Thực hiện quan hệ giao dịch , theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt và lập báo cáo quỹ .
.Về hệ thống sổ kế toán :
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240 là donh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân , hạch toán theo chế độ kế toán nhà nước ban hành .việc ghi sổ kế toán được thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước ban hành . Việc ghi sổ kế toán được thực hiên theo hình thức nhật ký chung , hình thức này rất thích hựp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lượng tài khoản sử dụng khong nhiều không nhiều thuận tiện áp dụng cho kế toán bằng tay và bằng máy .
Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là ph ương pháp kê khai thường xuyên . công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ .
phần iii
thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 240
i. nguyên tắc quản lý nguyên vật liệu tại công ty Quản Lý Và Sửa Chữa Đường Bộ 240.
Vật liệu là một thứ thiết yếu trong thi công , nó tác động trực tiếp đến giá thành công trình và lợi nhuận . Do đó công ty quán triệt các yêu cầu sau :
+ Đảm bảo cung ứng vật liệu theo đúng yêu cầu thi công , giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu, chấp hành tốt chế độ bảo quản nguyên vật liệu .
+Trước hết phải phục vụ đắc lực cho thi công , việc tổ chức cung ứng nguyên vật liệu , cho thi công và phải đảm bảo các yêu cầu về só lượng chủng loại , quy cách phẩm chất vật liệu và đúng thời hạn góp phần hoàn thành tốt tiến độ thi công .
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1378.doc