LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam ra nhập WTO, cơ hội và thách thức mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn. Để có thể đứng vững và tồn tại trong một môi trường cạnh tranh mới các doanh nghiệp Việt Nam cần tao cho mình tiềm lực và thế mạnh để có thể đững vững và phát triển.
Do vậy cần chú trọng đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh trong suốt quá trinh đầu tư phát triển sản xuất trong doanh nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư la quá trình quản lý hoạt độn
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đoàn Minh Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đầu tư có hiệu quả.
Một dự án có hiệu quả la khi quá trình quản lý đạt kết quả cao.
Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do cơ chế quản lý của nước ta còn kém, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do cơ chế quản lý của nước ta còn kém nên nhều doanh nghiệp ở nước ta hoạt động kém hiệu quả thường dẫn tới đầu tư kém hiệu quả, dàn trải và không tập trung. Do đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, đầu tư có hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã trở nên cấp thiết !
Trong điều kiện nước ta, với một thị trường tài chính chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác quản lý hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ… làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang.
Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang là công ty chuyên đầu tư, tư vấn các ngành nghề kinh doanh. Xuât phát từ đó em chọn đề tà: “công tác quản lý hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đoàn Minh Giang”.
Nội dung đề tài gồm có:
Phần 1: Thực trang quản lý hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đoàn Minh Giang.
Phần 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đoàn Minh Giang.
Em xin chân thành cảm ơn thầy – TS. Từ Quang Phương và các cán bộ Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐOÀN MINH GIANG
I, GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG.
1, Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty thành lập vào tháng 5 /2001 với tên gọi công ty XNK FIC.
+ Địa chỉ: Trung Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội.
Năm 2004 công ty tạm ngừng hoạt động.
+Tháng 5 năm 2005 công ty chính thức hoạt động trở lại với tên gọi công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang
+ Trụ sở chính: tầng 3 -Nhà B3A -Khu đô thị Nam Trung Yên -Trung Hoà -Cầu Giấy -Hà Nội.
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Bá Tiến – Giám Đốc công ty.
- Hình thức góp vốn: công ty được hình thành từ cổ phần của các cổ công sáng lập.
- Vốn điều lệ ban đầu 1,8 tỷ đồng.
- Số tài khoản: 421101001269 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp – Chi nhánh Đông Anh
Qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, ngày 20/5/2006 công ty cổ phần đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang., JSC chính thức ra đời.Với các ngành nghề kinh doanh: + Tư vấn Dự án và đầu tư tài chính.
+ Tư vấn mua bán Bất động sản - Thủ tục cấp tách sổ đỏ
+ Buôn bán nông lâm sản máy, công nghiệp điện tử
+ Du lịch nội đại và cho thuê xe du lịch.
+ Tư vấn cung ứng lao động & du học nước ngoài.
- Hình thức hoạt động:
+ Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận dăng kí kinh doanh và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu của công ty.
+ Công ty có thể thay đổi hình thức và mục tiêu chức năng sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ và các nội dung khác trong hồ sơ đăng kí kinh doanh khi hội đồng quản trị xét có lợi nhất đồng thời phải khai báo với sở kế hoạch đầu tư Hà Nội để cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh và phải dăng báo để thông báo.
Công ty được thành lập với các thành viên cùng với chức vụ như sau: Giám đốc: Nguyễn Bá Tiến.
Giám đốc: Ngô Đình Lợi
Hoàng Thị Nguyệt.
Kế toán: Đào Ngọc Hà; Lê Thị Thuỷ.
Trưởng phòng hành chính: Nguyễn Thị Hoan
Trưởng phòng kinh doanh: Nguyễn Bá Luân.
Trưởng ban dự án: Trần Quang Mên.
Trong đó giám đốc đồng thời là chủ tịch HĐQT.
Công ty hoạt động trên hình thức công ty cổ phần và hoạt động chủ yếu là tư vấn dự án và trực tiếp đầu tư.
2, Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty.
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Ban dự án
Hội đồng quản trị
Giám đốc
P. Giám đốc nhân sự
P. Giám đốc kinh doanh
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và nhân viên công ty.
a, Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền hợp pháp của công ty.
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
b, Ban giám đốc:
Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
c, Phòng hành chính - tổng hợp:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và công ty. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại công ty, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
d, Phòng kinh doanh:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công ty dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của công ty.
e, Phòng kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại c#a công ty theo đúng quy định hiện hành
f, Ban dự án:
Là nơi tiếp nhận các dự án do các công ty khác gửi đến và giúp họ viết hoặc hoàn thiện dự án, qua đó gửi các dự án cho ngân hàng để giúp họ vay vốn.
Mặc dù mỗi phòng ban có 1 chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều có những mối quan hệ công viếc mật thiết giúp cho công ty hoạt động được hiệu quả và khoa học.
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
3.1, Tình hình hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song trong giai đoạn này đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành nghề kinh doanh được bổ sung, ban đầu công ty chỉ kinh doanh ở lĩnh vực tư vấn dự án và tư vấn việc làm trong và ngoài nước là chủ yếu, cho giai đoạn này đến nay công ty đã mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh như: Tư vấn đầu tư và trực tiếp đầu tư tài chính, tư vấn bất động sản, cung cấp các dịch vụ du lịch, trực tiếp đầu tư trồng rừng.
Về Tư vấn Dự án và đầu tư tài chính, các dự án công ty thu hút về tư vấn ngày càng nhiều, các dự án này tăng lên cả về tổng vốn đầu tư và thời gian. Tuy nhiên các dự án mà công ty thu hút vẫn chủ yếu là các dự án của các doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH, công ty cổ phần, mà vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư ngoài nước cũng như của các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó lĩnh vực đầu tư tài chính có trong ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty nhưng vẫn chưa được triển khai.
Về lĩnh vực Tư vấn mua bán Bất động sản - Thủ tục cấp tách sổ đỏ, đây cũng là một trong các hoạt động đang diễn ra một cách sôi động trong công ty. Tại công ty thông thường khách hang đến nhờ công ty tư vấn mua bán bất động sản cũng đồng thời nhờ công ty tư vấn luôn về thủ tục cấp tách sỏ đỏ. Lượng khách hang tìm đến công ty trong lĩnh vực này cũng khá nhiều
Tư vấn cung ứng lao động & du học nước ngoài trong các năm qua thì thị trường của công ty về lĩnh vực này luôn được mở rộng bởi công ty có hệ thống cộng tác viên khá rộng lớn và hoạt động tương đối mạnh, lĩnh vực này đã đem lại nguồn thu khá lớn cho công ty.
Ngoài các hoạt động trên thì buôn bán nông lâm sản máy, công nghiệp điện tử, du lịch nội đại và cho thuê xe du lịch đã và đang được công ty triển khai từ năm 2005, và cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Số lượng nhân viên tăng hơn gấp đôi, đồng thời lương tăng gấp 1,5 lần. Ban đầu thành lập công ty chỉ có hơn 10 người, đến nay số lượng đã tăng lên 50 người. Mức lương trung bình tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/người ban đầu lên 2 triệu đồng/tháng/người hiện nay.
* Các mặt còn tồn tại:
- Một số bộ phận có dấu hiệu chững lại như việc tư vấn lao động trong và ngoài nước.
- Bộ phận hành chính còn chưa làm việc đúng năng lực.
- Ban giám đốc quản lý công ty còn lỏng lẻo, đặc biệt chưa chăm lo thiết thực tới đời sống nhân viên.
- Đôi khi ý thức của một số nhân viên chưa được tốt.
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng doanh thu qua các năm như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
đ v: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
1.856,23
2.663,33
-
4.332,25
4.899,26
Chi phí
1.712,06
2.602,60
39,34
3.059,13
3.279,88
LN trước thuế
144,17
60,73
-39,34
1.273,12
1619,38
LN từ hoạt động tài chính
-
-
-
-
-
LN bất thường
-
-
-
-
-
Thuế phải nộp
40,37
17,00
-
356,47
453,43
LN sau thuế
103,8
43,73
-39.34
916,65
1.165,95
LN bình quân/lao động
5,19
1,67
-
22,9
23,32
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Sau năm 2004 tạm ngừng hoạt động thì lợi nhuận của công ty đã tăng lên một cách mạnh mẽ, đóng góp thuế do đó cũng tăng lên. từ bảng trên ta thấy công ty không có nguồn thu từ hoạt động tài chính cũng như nguồn thu bất thường nào. Năm 2002 công ty được thành lập và cũng trong năm này lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 103,8 triệu đồng đây là một con số không phải là nhỏ với một công ty mới hoạt động nhất lại là hoạt động trong lĩnh vực tư vấn là chủ yếu. Năm 2003 công ty bỏ tiền ta chi tiêu nhiều hơn song thu thu về không cao mặc dù có tăng hơn năm trước, điều này đã gây khó khăn lớn cho công ty về lĩnh vực tài chính. Đến cuối năm này, một số cổ đông lại rời bỏ công ty do vậy để tồn tại và củng cố lại công ty, ban giám đốc quyết định cho công ty tạm ngừng kinh doanh. Năm 2005 công ty hoạt động trở lại và đã thu được những thành tựu đáng kể, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh thu lớn hơn, nguồn nhân lực được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Do có kế hoạch kinh doanh đúng đắn, năm 2006 công ty lại tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Qua bảng trên cũng có thể thấy lợi nhuận bình quân trên lao động của công ty qua các năm đều có chiều hướng tăng lên mặc dù số lượng lao động tăng lên bình quân mỗi năm là ăđ người.
Như vậy giai đoạn 2002 – 2006 là giai đoạn mà công ty CP Đầu tư XNK ĐMG có nhiều biến động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã đi vào ổn định và lợi nhuận thu được ngày càng cao.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG.
1. Vốn, nguồn vốn đầu tư tại công ty.
Vốn đầu tư.
Bảng 2: Vốn đầu tư thực hiện qua các năm của công ty CP ĐT & XNK Đoàn Minh Giang
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn đầu tư thực hiện (trđ)
442.3
163.5
0
379.3
298
2
Lượng tăng tuyệt đối lien hoàn (trđ)
442.3
-270.8
-163.5
379.3
-111.3
3
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
100
-61.23
-55.94
244.37
-30.13
4
Tốc độ tăng định gốc (%)
100
-61.23
-34.13
87.45
-26.36
nguồn: Biên bản cuộc họp cuối năm
Qua đây ta thấy do đa số hoạt động của công ty là hoạt động tư vấn nên vốn đầu tư không nhiều, năm 2004 do công ty tạm ngừng hoạt động nên vốn đầu tư thực hiện không có. Đến năm 2005 công ty đầu tư trở lại song số vốn này cũng không nhiều và lượng tăng tuyệt đối của lượng vốn này chỉ có 2 năm dương còn 3 năm âm có nghĩa là vốn đầu tư đã giảm đi do công ty dần đi vào hoạt động ổn định.
Xét cơ cấu vốn đầu tư. Cơ cấu vốn được thể hiện trong bảng 3 :
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nên đầu tư và xây dựng cơ bản ít hơn là đầu tư và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho các hoạt động của công ty, ngoài 2 hoạt động đầu tư này thi cũng có những khoản đầu tư khác nhưng không đáng kể.
Nguồn vốn đầu tư
Qua bảng 4 và 5, nguồn vốn đầu tư có những thay đổi lớn. Năm 2005 công ty đã liên doanh với các công ty trong nước, đến năm 2006 đã liên kết được với nước ngoài.
Bảng 3: Bảng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư của công ty
đv: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
1, Đầu tư xây dựng cơ bản
86
83
-
92
88,4
2, Đầu tư mua sắm MMTB
336.3
68,5
-
277.3
169.6
3. Khác
20
12
-
10
40
Tổng
442.3
163.5
-
379.3
298
nguồn: báo cáo tài chính qua các năm
Bảng 4: Nguồn vốn đàu tư của Công ty Đoàn Minh Giang
Đơn vị: triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn đầu tư thực hiện
442.3
163.5
-
379.3
298
2
Vốn tự có
256.2
98.1
-
113.7
44.7
3
Vốn vay
177.1
65.4
-
189.65
119.2
4
Vốn liên doanh, liên danh trong nước
0
0
-
75.8
44.7
5
Liên kết, liên doanh với nước ngoài
0
0
-
0
89.4
Cơ cấu nguồn vốn
1
Vốn tự có
60
60
-
30
15
2
Vốn vay
40
40
-
50
40
3
Vốn liên doanh, liên danh trong nước
-
-
-
20
30
4
Liên kết, liên doanh với nước ngoài
-
-
-
-
15
nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Qua các năm công ty đầu tư bằng vốn tự có có xu hướng giảm xuống cả về số lượng lẫn tỷ trọng vốn. Do hoạt động tư vấn nên năm 2002, 2003 công ty không liên doanh, liên kết với daonh nghiệp nào, sau đó công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh và trực tiếp làm chủ đầu tư nên đã liên doanh liên kết với cả trong và ngoài nước.
2. Các dự án mà công ty đã tiếp nhận
- Dự án Jatropha ở Sơn La do tổ chức quốc tế đầu tư với tổng vốn đầu tư 2000 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2021
- Dự án xây dựng nhà máy đóng mới sửa chữa phương tiện vận tải sông biển của công ty TNHH Phú Hưng tại Ninh Bình, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2006
- Dự án thủy điện Suối Trát ở huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai của công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Thái Bình Minh, tổng vốn đầu tư là 56 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2005 đến 2007
- Dự án thủy điện Tà Lạt – Bản Lầu – Lào Cai của công ty đầu tư và phát triển xây dựng Trường Vững, tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2006 đến 2007
- Dự án xây dựng xưởng sản xuất gạch tuynel tại Văn Chấn – Yên Bái của công ty cổ phần và xây dựng Quang Thịnh, với tổng vốn đầu tư 21.5 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2006
- Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch Tuynel tại Hưng Hà - Thái Bình của công ty đồ gỗ Quang Lân, tổng vốn đầu tư 18 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2007.
- Dự án xây dựng nhà nghỉ tại Phú Thọ của công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Phúc Thọ, với tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2007
- Dự án xây dựng xưởng sản xuất đất phục vụ làng nghề Bát Tràng tại Gia Lâm - Hà Nội của công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Phúc Thọ với tổng số vốn đầu tư 32 tỷ đồng thực hiện từ năm 2007
- Dự án xây dựng nhà máy bao bì tại Hà Tây của công ty TNHH An Vinh, với tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2006
- Dự án khu du lịch Đá Nhảy ở Quảng Bình của công ty TNHH Hải Yến, với tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2006.
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG
Hoạt động quản lý đầu tư công ty theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động của dự án theo mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Chủ đầu tư- Chủ dự án
( Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang)
Chuyên gia quản lý dự án
Tổ chức thực hiện dự án
Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã thực hiện nhiều dự án đầu tư. Tuy thời gian đầu công tác quản lý đầu tư của công ty còn nhiều khiếm khuyết nhưng công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang đang ngày một hoàn thiện hơn hoạt động quản lý đầu tư của mình.
Hoạt động đầu tư của công ty được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đây là giai đoạn tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: Phụ thuộc vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc thực hiện quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý các hoạt động có liên quan trực tiếp đến kết quả của giai đoạn này.
Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư:
Để làm rõ công tác quản lý hoạt động đầu tư tại công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang cần tìm hiểu hoạt động quản lý đầu tư trong từng giai đoạn của hoạt động đầu tư.
1. Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang
a. Tổ chức phân công công việc.
Hiện nay ban dự án của công ty có 7 người, 1 trưởng ban và 6 nhân viên. Khi tiếp nhận, cũng như tổ chức thực hiện lập dự án thì trưởng ban dự án chịu trách nhiệm phân công công việc cho các nhân viên của ban dự án. cụ thể như sau:
- Trưởng ban dự án là người trực tiếp quản lý v à tổ chức lập dự án. Bên cạnh đó trưởng ban dự án tổ chức cho 1 nhân viên làm viêc cùng đối tác về một số nội dung trong dự án phải lập.
- Trưởng ban dự án tiến hành xem xét đánh giá dự án, bố trí thời gian, công việc cho nhân viên để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và lấy các số liệu cần thiết. Các nhân viên còn lại vẫn tổ chức hoàn thành các dự án chưa hoàn thành.
- Tiếp đến trưởng ban dự án giao cho trưởng nhóm viết dự án phân công công việc cho các thành viên để lập dự án, trưởng nhóm sẽ xem xét phân công từng nội dung của dự án cho từng thành viên dựa trên các số liệu thu thập được. Một số nội dung có thể trưởng ban sẽ liên hệ với một số cơ quan khác để thực hiện. Trong công đoạn này công tác nghiên cứu thị trường có thể vẫn được tiến hành.
- Các thành viên được phân công thực hiện viết các nội dung trong dự án dựa vào số liệu có được, trưởng nhóm viết dự án thực hiện điều chỉnh và xem xét các nội dung của trong dự án đang được lập.
- Sau khi dự án hoàn thành sẽ được trưởng ban dự án xem xét kiểm tra và yêu cầu điều chỉnh nếu cần.
Công tác lập dự án của công ty
Quy trình lập dự án tại công ty.
Quy trình lập dự án tại công ty là các bước thưc hiện nhằm có thể hoàn tất hòn chỉnh một dự án từ khâu tiếp nhận một dự án đến khi kết thúc dựa án.
* Quy trình dự án tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tiếp nhận dự án
Đánh giá dự án
Nghiên cứu thị trường
Tổ chức lập dự án
Lập dự án
Kiểm tra, đánh giá dự án
Gửi dự án cho đối tác
Kết thúc dự án
BAN GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG BAN DỰ ÁN
Quan hệ quản lý
Thứ tự quy trình lập dự án
*Giải thích sơ đồ:
- Tiếp nhận dự án:
Đây là công đoạn đầu tiên của công tác lập dự án tại công ty. Trưởng ban dự án là người trực tiếp đứng ra tiếp nhận các dự án. Trong giai đoạn này trưởng ban dự án và một và thành viên khác trong ban dự án nắm bắt một số thông tin chính về chủ đầu tư của dự án, loại hỡnh dự ỏn, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu của dự án được tiếp nhận…Sau đó trưởng ban dự án tổ chức cho các nhân viên trong ban dự ỏn đánh giá dự án.
- Đánh giá dự án:
Các nhân viên cùng trưởng ban dự án đánh giá nhận xét từ tổng quan cho tới chi tiết dự án tiếp nhận. Từ những thông tin sơ bộ có được sau khi tiếp nhận dự án các thành viên cùng xem xét yêu cầu đặt ra về dự án, định hướng phương pháp lập dự án cho phù hợp với yêu cầu. Sau đó thực hiện nghiên cứu thị trường.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường.
Là công đoạn quan trọng cũng như tốn kém nhất cả về thời gian và chi phí. Giai đoạn này ban dự án tiến hành thu thập và xử lý thông tin trên thị trường, phục vụ công tác lập dự án. Những người được phân công làm công tác nghiên cứu thị trường thường là những người đã hoàn thành công việc của mình tại dự án trước và họ cũng là người tham gia chủ yếu vào công tác lập dự án của dự án họ đang nghiên cứu thị trường.
Công việc đầu tiên của công tác nghiên cứu thị trường là trưởng ban dự án cùng các thành viên được phân công kiểm tra, khảo sát thu thập các thông tin cần thiết khác phục vụ công tác lập dự án.
Sau đó dựa vào những nội dung đã đ ưa ra thì thành viên trong ban dự án sẽ tiến hành nghiên cứu đầy đủ để tiến hành lập dự án hoàn chỉnh. Công tác nghiên cứu thị trường này có thể được tiến hành song song với việc lập dự án sau này.
- Tổ chức lập dự án:
Trong giai đoạn này trưởng ban dự án cùng các thành viên nghiên cứu thị trường căn cứ vào công việc cụ thể của từng người phân công công việc viết dự án cho hợp lý và phù hợp với thế mạnh của từng thành viên. Công việc được phân công chủ yếu dựa vào nội dung của dự án, cùng với việc thu thập, xử lý thông tin có được từ công tác nghiên cứu thị trường.
- Lập dự án.
Từ các thông tin có được ở các giai đoạn trên và phối hợp với các chuyên gia về kỹ thuật, ban dự án tiến hành lập dự án hoàn chỉnh theo từng nội dung đó được phân công.
- Kiểm tra đánh giá.
Sau khi viết xong, dự án sẽ được trưởng ban dự án và các thành viên kiểm tra để khắc phục các thiếu sót và hoàn thiện dự án. Sau đó dự án được trình giám đốc xem xét và thông qua.
- Kết thúc dự án:
Trưởng ban dự án sẽ tiến hành tổng hợp cả quá trình lập dự án, chỉ ra những thiếu sót cũng như các thành tựu đã đạt được trong công tác lập dự án vừa hòan thành để rút kinh nghiệp cho các dự án sau.
Ở sơ đồ nêu trên thì mũi tên nét đứt thể hiện quan hệ quản lý trong đó ta thấy ban giám đốc quản lý trong công đoạn tiếp nhận dự án, kiểm tra đánh giá dự án khi dự án hoàn thành, còn laị là trưởng ban dự án phải tiến hành quản lý toàn bộ quy trình lập dự án.
c. Công tác thẩm định dự án
Tiến hành thẩm định dự án được thể hiện như sau:
- Các giấy tờ cần thiết ban đầu:
Đây là các giấy tờ cần có.
+ Đăng ký kinh doanh.
+ Đăng ký thuế.
+ Quyết định bổ nhịêm Giám đốc, Kế toán trưởng.
+ Hộ khẩu, CMND phô tô công chứng của Giám đốc, Kế toán
+ Chi tiết tài khoản tại ngân hàng.
+ Điều lệ công ty.
+ Biên bản họp hội đồng về việc vay vốn.
+ Xác nhận không dư nợ ngân hang.
+ Chấp thuận đầu tư.
+ Chứng chỉ quy hoạch
+ Hợp đồng thuê đất.
+ Biên bản bàn giao đất.
+ Báo cáo tài chính 2 năm và 2 tháng gần nhất.
Tiến hành thẩm định các nội dung của dự án. Dự án khi lập thường bao gốm các nội dung sau:
Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án đầu tư:
Với nội dung này dự án phải nêu lên được địa chỉ, trụ sở chính của công ty, giám đốc, kế toán trưởng, Điện thoại, Giấy phép đăng kí kinh doanh, Tài khoản, mã số thuế, Ngành nghề kinh doanh, địa điểm thực hiện dự án.
Sự cần thiết phải đầu tư:
+ Cơ sở pháp lý của dự án: những cơ sở căn cứ, các điều luật, nghị định, quyết định để dự án thực hiện.
+ Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn nơi dự án xây dựng giúp cho dự án có tính khả thi cao.
Trong nội dung này dự án đánh giá nhu thị trường đầu ra và đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, đặc điểm tại địa điểm thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
Mục tiêu đầu tư:
Dự án được thực hiện với mục tiêu chính nào, mục tiêu của chủ đầu tư, mục tiêu của địa phương, của xã hội, cộng đồng.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hôi của vùng thực hiện dự án
Thông thường nội dung này nằm trong phần II của một dự án. Cụ thể như sau:
+ Vị trí địa lý: Nêu lên cụ thể vị trí của địa điểm thực hiện dự án, và những vùng tiếp giáp dự án.
+ Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án: nêu lên đặc điểm về đại hình của vùng thực hiện dự án, có thuận lợi hay khó khăn gí cho dự án hoạt động tốt; nêu rõ khí hậu của vùng thưc hiện dự án như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió mùa…. Trong nội dung này cũng cần nêu lên tình hình giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nước phục vụ cho dự án có thuận lợi hay không.
+ Điều kiện xã hội của cùng thực hiện dự án: Nêu lên đặc điểm xã hội của vùng thực hiện dự án như: tình hình an ninh trật tự, nguồn lao động, con người , văn hoá cũng như các chính sách xã hội tại địa phương…
- Hình thức đầu tư, sản lượng sản phẩm của dự án:
+ Hình thức đầu tư: Nêu rõ chủ đầu tư trực tiếp ở đây là ai, các hạng mục công trình nào nâng cấp, sửa chữa hay xây mới, đồng thời cũng nêu rõ số lượng và diện tích của các hạng mục.
Thông thường các chủ đầu tư thưc hiện dự án thường áp dụng song song hai hình thức đầu tư là phương thức tự làm và phương thức thuê ngoài, thì trong nội dung này cần phải nêu rõ những công việc gì tự làm và công việc gì thuê ngoài. Và nêu lên thời gain xây dựng.
+ Sản lượng và sản phẩm: Với dự án thực hiệnn thì sản phẩm của dựa án là gì và dự kiến sản lượng cảu các sản phẩm này trong những năm dự án được đưa vào khai thác.
Quy trình công nghệ và các yếu tố đầu vào cần đáp ứng của dự án.
+ Quy trình công nghệ: Nêu lên sơ đồ cuả công nghệ được sử dụng cho dự án, sau đó giải thích sơ đồ này. Qua đó nêu lên được những ưu việt của dây truyền này cũng như những nhược điểm của nó.
+ Các yếu tố đầu vào cần đáp ứng: Qua dây truyền vừa xem xét thì nêu lên các nguyên nhiên vật liệu, nhân lực… cần phải có cho dây truyền và nêu lên các yếu tố đầu vào này ảnh hưởng thế nào đến dây truyền đang hoạt động.
Tổ chức quản lý và bố trí lao động:
Nêu lên sơ đồ quản lý của doanh nghiệp và sơ đồ tổ chức của dự án và giải thích các sơ đồ đó. Nêu rõ số lượng lao động của mỗi bộ phận trong sơ đồ đó, và mức lương của lao động.
Giải pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
+ Giải pháp an toàn lao động: Nêu lên các giải pháp và phương án nhằm đem đến an toàn cho người lao động trong sản xuất.
+ Giải pháp vệ sinh môi trường; Đánh giá dự án hoạt động tác động như thế náo tới môi trường, và nêu ra các phương án khác phục các tác động tiêu cực đó về nguồn nước, bụi, tiếng ồn, chấ thải…
Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng:
Nêu lên phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tấng kỹ thuật nếu có; sơ đồ mặt bằng của địa điểm thực hiện dự án; các phương án thiết kế kiến trúc của các công trình.
Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án
Đây là nội dung mà trong đó có các sơ đồ cùng với các chú thích thể hiện được tiến độ thực hiện một dự án đầu tư.
Phương án tiến hành sản xuất kinh doanh cho dự án
Nêu lên phương án kinh doanh tốt nhất cho dự án.
Phân tích hiệu quả tài chính dự án
+ Doanh thu hàng năm của dự án
+ Chi phí hằng năm của dự án
+ Khấu hao hàng năm máy móc thiết bị
+ Chi phí lãi vay và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng
+ Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của dự án
+ NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, khả năng trả nợ của dự án.
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Sau khi hoàn thành nội dung phân tích tài chính dự án thì tiến hành phân tích kinh tế xã hội , trong nội dung này dự án nêu lên các ảnh hưởng của dự án đến kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án như tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế, những tác động tích cực khác…..
d. Ra quyết định đầu tư
Sau khi thẩm định dự án, trưởng ban quản lý dự án trình lên giám đôc kết quả thẩm định dự án:
Kết luận về mục tiêu và qui mô của dự án thông qua việc kiểm tra, đánh giá, phân tích thị trường.
Kết luân về khả năng giải quyết các yếu tố đầu vào
Kết luận về công nghệ chế tạo sản phẩm đã được chọn, vấn đề giải quyết chất thải và môi trường sinh thái.
Kết luân về địa điểm xây dựng công trình, tính thực thi và tiến độ xây dựng.
Đánh giá mức độ chính xác trong tín toán về nhu cầu vốn, các khoản chi phí, mức lãi suất, các khoản thu nhập, các chỉ tiêu hiệu quả, điểm hòa vốn…
Giám đốc tiến hành kiểm tra đánh giá những kết luận để đưa ra quyết đinh đầu tư
2. Quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này, vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm khê đọng trong suốt thời gian thực hiện đầu tư. Đây là thời gian vốn không sinh lời, thời gian đầu tư càng keo dài vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất cang lớn. Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được diễn ra thuận lợi, Công ty cổ phần đầu tư xuât nhập khẩu Đoàn Minh Giang chú trọng đến công tác quản lý tiến độ thực hiện đầu tư.
Quản lý tiến độ thực hiện đầu tư
Tiến độ đầu tư là thời gian thực hiện đầu tư. Thời gian thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hội như: yếu tố thời tiết, vốn trong đầu tư…Do đó để tiến độ thực hiện đầu tư được diễn ra theo đúng kế hoạch, công ty thường tiến hành kiểm tra khảo sát địa điểm đầu tư: các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thu thập các số liệu từ đó xác định những biện pháp áp dụng hỗ trợ kip thời. Thiết lập mạng công việc, thiết lập thời gian thực hiện từng công việc.
Thực hiện kiểm tra giám sát thông qua những số liệu thu thập và báo cáo định kì về dự án nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thực hiện bảo quản máy móc thiết bị công nghệ phuc vụ dự án, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Thực hiện quản lý vốn có hiệu quả đảm bảo tính liên tục về vốn trong suốt thời gian thực hiện dự án. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện đầu tư mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ giai đoạn thực hiện dự án.
Công việc CV1
CV2
CV3
CV4
CV5
0 Th ời gian
Sơ đồ bố trí thời gian cho từng công việc của dự án
Qua biểu đồ, ta thấy được thời gian được phân bổ trong từng công việc của dự án một cách hợp lý nhất đảm bảo cho công tác quản lý dự án đầu tư
Quản lý vốn đầu tư
. Nguồn vốn đầu tư của công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang hàng năm được thể hiện qua bảng 3, b ảng 4 ta có thể thấy ngu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5601.doc