Công tác quản lý chất lượng xi măng PC30 tại Công ty xi măng Hải Phòng

Lời mở đầu Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vậy phải làm sao để nước ta có thể có một vị thế tương xứng với các nước khác. Điều đó có nghĩa là nước ta phải có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới mà yếu tố quan trọng, cơ bản nhất của năng lực cạnh tranh chính là chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. “Chất lượng” đã, đang và sẽ trở thành vấn đề sống còn của bất cứ một doanh nghiệp nào nếu muốn tồn tại, phát triển trong nền kinh tế hiện

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý chất lượng xi măng PC30 tại Công ty xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay và đặc biệt là nền kinh tế tri thức trong tương lai không xa. Nhưng chất lượng không tự nhiên mà có nên nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư, chính vì vậy không chỉ các doanh nghiệp mà cả nhà nước rất quan tâm chú ý tới công tác quản lý chất lượng. Nhờ có quản lý chất lượng mà xét về tầm vi mô, nó mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho doanh nghiệp nói riêng, xét ở tầm vĩ mô, nó mang lại chỗ đứng ổn định, vững chắc cho một quốc gia trên phạm vi thế giới nói chung. Với mong muốn hiểu sâu hơn về môn học “Quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ” mà em được học tại trường Đại học Ngoại Thương cũng như tìm hiểu thực tế công tác quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về môn học nên em viết bài tiểu luận: “Công tác quản lý chất lượng xi măng PC 30 tại công ty xi măng Hải Phòng”. Qua đây em rút ra được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục để ngày càng nâng cao chất lượng của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam, thúc đẩy nhanh quá trình đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, phương pháp luận, khả năng phân tích và đánh giá vấn đề nên bài viết cúa em khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá và nhận xét của thầy giáo. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Trần Sửu, cám ơn công ty Xi măng Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. I-/ Giới thiệu về công ty Xi măng Hải Phòng Nhà máy Xi măng Hải Phòng được thành lập vào 25-12-1899 tại thành phố cảng Hải Phòng và Xi măng Hải Phòng nhãn hiệu “Con rồng” cũng chính thức ra đời vào năm đó. 100 năm kinh nghiệm sản xuất và quản lý cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ mới vào sản suất, sản phẩm PC30, PC40,P600, Xi măng bền sun phát cao, Xi măng trắng do công ty sản suất cũng đã được sử dụng để xây dựng các công trình trọng điểm như toàn quốc như: Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cầu Thăng Long, Thuỷ điện Hoà Bình... và các công trình xây dựng dân dụng khác. Xi măng Hải Phòng đã đạt được nhiều huy chương vàng trong hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, được người tiêu dùng tín dụng và sử dụng rộng rãi trên thị trường trong nước và khu vực do Xi măng PCB30, PCB40... có độ dẻo cao, dễ thi công và rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam và khu vực. Giờ đây khi nhìn lại chặng đường lịch sử 100 năm đầy gian nan thử thách nhưng cũng đầy tự hào. 100 năm xây dựng và trưởng thành thì già nửa thời gian (1899-1955) công ty nằm trong tay thực dân Pháp. Chính sách đàn áp bóc lột dã man của Tư bản thực dân đã đẩy những người công nhân khốn khổ và gia đình họ đến chỗ bần cùng. Đồng lương rẻ mạt, cúp phạt và hàng trăm thứ bất công đã đè lên đầu những ngưòi công nhân hết thế hệ này đến thế hệ khác. Không để thực đân Pháp ngày càng lấn tới, phải vùng dậy đấu tranh tìm cho mình một con đường sống nên những cuộc đấu tranh tự phát của công nhân đã nổ ra vào các năm 1912, 1923, 1925. 8-1-1930 là ngày đánh đấu mốc lịch sử của toàn ngành Xi măng, công nhân cùng với lực lượng vũ trang đã đấu tranh và giành thắng lợi, cuối cùng ta tiếp quản nhà máy, chấm dứt cuộc đời nô lệ và tủi nhục. 12-5-1955 Nhà máy chính thức thuộc về tay giai cấp công nhân. 8-1955 chính phủ ra quyết định khôi phục lại nhà máy. mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh để lại nhưng với lòng nhiệt tình và hăng say sáng tạo quyết tâm đổi đời của cán bộ Đảng viên, công nhân viên cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Liên Xô, ngày 7-11-1955 nhà máy Xi măng Hải Phòng lại nhả khói, các lò và máy móc được phục hồi. Và nhà máy đã xây dựng lắp đặt thêm 2 lò mới, đưa sản xuất hàng năm đều vượt mức kế hoạch. Năm 1964 đạt gần 60 vạn tấn (gần gấp đôi sản lượng năm 1939- năm có sản lượng cao nhất dưới thời Pháp cai trị). Nhà máy đã sản xuất được tất cả các chủng loại Xi măng từ thấp tới cao, đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam á và góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. 4-1967 địch đánh phá Thành phố và nhà máy, Nhà máy nằm trong vùng tam giác lửa nên đã phải chịu hàn nghìn tấn bom đạn, vượt lên trên tất cả những khó khăn, công nhân ngày đêm vẫn bám máy, sửa chữa khôi phục lại để sản xuất. Khi địch buộc phải ngừng ném bom miền bắc thì nhà máy đã nhanh chóng sữa chữa để kịp thời sản xuất, cung cấp Xi măng để khôi phục kinh tế đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau năm 1975 đất nước thống nhất, cán bộ công nhân viên nhà máy đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình là nhà máy duy nhất ở miền bắc lúc đó nên phải gồng mình lên vượt qua mọi thử thách với khẩu hiệu “Hãy sản xuất nhiều Xi măng cho Tổ quốc” để mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Chính những năm tháng này nhà máy đã sản xuất được Xi măng P400, P500, P600 và nhiều chủng loại Xi măng khác đáp ứng kịp thời những nhu cầu cấp bách đặt ra. 10 năm đổi mối cũng là thời kì thử thách khốc liệt nhất. Trước đây ở Việt Nam chỉ có duy nhất một nhà máy Xi măng Hải Phòng đén nay đã có thêm rất nhiều nhà máy mới như Xi măng Chinh phong, Thủ Đức, Bỉm Sơn, Thanh Hoá... và hàng chục nhà máy địa phương khác, nhà máy Xi măng Hải Phòng lại đứng trước sự lựa chọn và thách thức mới. Vói truyền thống sẵn có nên toàn bộ nhà máy đẽ từng bước vượt lên chính mình, vượt lên trên hết khó khăn để tồn tại và phát triển như ngày nay. Chất lượng Xi măng không ngừng được nâng cao, công suất các thiết bị chính đến nay đã vượt xa công suất thiết kế, sản lượng hành năm đều vượt kế hoạch đề ra. Chính vì vậy đời sống công nhân viên được đảm bảo, trật tự, kỉ cương an ninh được giữ vững. Năm 1998 nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Xi măng Hải Phòng và cho đến nay Công ty đã 8 lần được khen thưởng huân chương lao động, 72 cá nhân tập thể dược tặng huân chương lao động. Ngày 29-1-1996 Nhà nước phong tặng các cán bộ công nhân viên chức công ty Xi măng Hải Phòng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng, thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất của Thủ tướng chính phủ nhằm đảm bảo môi trường trong khu vực theo luật định đồng thời nhằm đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường Công ty đang triển khai xây dựng một nhà máy Xi măng Hải Phòng mới có công suất hiện đại với sản lượng 1.400.000 tấn/năm tại Tràng Kênh (Minh Đức Thuỷ Nguyên Hải Phòng). Tại mặt bằng nhà máy cũ công ty vừa sản xuất vừa từng bước xây dựng thành một khu công nghiệp sạch với 3 dự án: Xí nghiệp sản xuất bao bì, xí nghiệp vận tải và sửa chữa thuỷ, trường đào tạo công nhân kĩ thuật cho ngành Xi măng đã và đang được đi vào hoạt động trong năm 1999. Các dự án tiếp theo đang được tìm kiếm. Trong những chặng đường tiếp theo Công ty sẽ còn gặp nhiều những khó khăn mới và những thách thức mới nhưng với lòng quyết tâm và tự hào với công ty của cán bộ công nhân viên thì Xi măng Hải Phòng nhãn hiệu “Con rồng xanh” sẽ còn tiếp tục bay cao và bay xa hơn nữa. II-/ Tiêu chuẩn cơ sở sản xuất Xi măng xám PC30 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống bất kì hoạt động nào cũng cần phải có một “mốc” để đánh giá xem kết quả đạt được có phù hợp hay không. Nếu như không có một tiêu chuẩn cụ thể nào thì mọi doanh nghiệp sẽ tự do sản xuất, sản phẩm dù chất lượng như thế nào thì cũng được đem ra ngoài thị trường tiêu thụ vì không có một căn cứ chuẩn mực để xác định sản phẩm đó là chính phẩm hay phế phẩm. Và như vậy người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đó, ở phạm vi cá nhân có thiệt hại ít nhưng xét trên phạm vi Quốc gia thì không phải là nhỏ. Do vậy trên thế giới không một quốc gia nào lại không có bộ “Tiêu chuẩn hoá” cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước mình. Tiêu chuẩn hoá là một lĩnh vực hoạt động Quản lý chất lượng nói riêng, Quản lý kinh tế nói chung nhằm soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn cho từng lĩnh vực để đưa hoạt động của các ngành kinh tế kĩ thuật nghiệp vụ đạt kết quả cao. ở Việt Nam tiêu chuẩn hoá không nằm ngoài mục đích chính là ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá dịch vụ - mục tiêu mà mọi doanh nghiệp muốn đạt tới. Trước những năm 90, hoạt động tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam được tiến hành theo những quy định của điều lệ tiêu chuẩn hoá được ban hành kèm theo Nghị định 141-HĐBT ngày 24/8/1982 và hệ thống tiêu chuẩn hoá nước ta chia thành 4 cấp: Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) Tiêu chuẩn ngành (TCN) Tiêu chuẩn tỉnh, lãnh thổ (TCV) Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, cho đến nayhệ thống tiêu chuẩn nước ta chia thành 2 cấp đó là Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) nhằm đơn giản hoá thủ tục mà vẫn đạt hiệu quả quản lý cao. Ban lãnh đạo công ty Xi măng Hải Phòng căn cứ vào Tiêu chuẩn Nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty mình đã soạn thảo ra bộ Tiêu chuẩn cơ sở sản xuất xi măng xám PCB30 yêu cầu các đơn vị trong toàn công ty căn cứ vào các tiêu chuẩn để tổ chức sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý kinh tế kĩ thuật và kinh doanh của công ty có hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn cơ sở này có hiệu lực từ ngày 01/06/1999 và thay thế cho tất cả các bộ tiêu chuẩn trước đó. Trong bộ tiêu chuẩn này đề ra các chỉ tiêu kĩ thuật từ khâu chọn nguyên liệu đến khi sản xuất ra thành phẩm là xi măng PCB30 để có được sản phẩm tốt phục vụ người tiêu dùng. Để có thể sản xuất ra sản phẩm xi măng PCB30 đạt tiêu chuẩn đòi hỏi cán bộ công nhân viên công ty phải hết sức có trách nhiệm trong từng công việc, chỉ cần ở một khâu nào đó xảy ra sai sót, hỏng hóc thì sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng xi măng vì sản xuất xi măng là theo một dây chuyền liên tục như các mắt xích liên kết với nhau. Bắt đầu từ khâu nguyên liệu cần phải có: Đất sét Đá vôi Đất quỵ khê, Pháp cổ Quặng sắt Ngoài ra còn cần có các khoáng và phụ gia, phụ gia điều chỉnh: Quặng CaF2 Phụ gia cho xi măng xám: xỉ tuyển nhiệt điện Phả Lại, xỉ lò cao Thái Nguyên, đá Silic Thạch cao Nhiên liệu Đối với từng nguyên liệu có yêu cầu và phân tích cụ thể. Quan trọng hơn cả là quá trình gia công, chế biến những nguyên, nhiên, vật liệu trên để tạo ra xi măng. Chính công đoạn này có cả sự kết hợp của công nhân và kĩ thuật công nghệ nên tiêu chuẩn hoá ngày càng được chú trọng hơn. Có rất nhiều yêu cầu đề ra trong khâu này nhằm hạn chế tối đa những khuyết tật có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Để xem xét một cách cụ thể Tiêu chuẩn cơ sở về quy trình sản xuất xi măng PCB30 em xin trình bày chi tiết trong bảng phụ lục. Tóm lại, Tiêu chuẩn hoá là một trong ba mặt của hoạt động quản lý chất lượng bao gồm tiêu chuẩn hoá, đo lường, quan sát chất lượng đã giúp cho Công ty Xi măng Hải Phòng nói riêng và các doanh nghiệp nối chung hoạt động ổn định, cơ cấu sản xuất hợp lý, loại bỏ được những sản phẩm sai lệch tiêu chuẩn, không phù hợp, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo lòng tin đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm luôn được nâng cấp, cải tiến phù hợp với các tiêu chuẩn cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để đạt tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt bộ tiêu chuẩn này chính là cơ sở, nền tảng quan trọng để công ty có thể tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. III-/ Tình hình sản xuất trong những năm qua Công ty xi măng Hải Phòng đến nay đã trải qua một chặng đường khá dài, hơn một thế kỉ trôi qua với bao thăng trầm cùng lịch sử, Công ty cũng đã tiến cùng bước tiến của nền kinh tế Vịêt Nam từ khi còn lạc hậu, gặp vô vàn khó khăn, trở ngại trong các cuộc chiến tranh đến những bước khởi sắc trong đầu thập kỉ 90. Năm 1986, khi Nhà nước thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như các doanh nghiệp khác trong cả nước, Công ty xi măng Hải Phòng gặp rất nhiều khó khăn, thử thách tưởng như không trụ lại được, tất cả đều mới mẻ và bỡ ngỡ. Trước đây, các doanh nghiệp Nhà nước đều được Nhà nước bao cấp chỉ việc sản xuất theo kế hoạch được giao, đảm bảo số lượng, không cần quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, lãi lỗ doanh nghiệp không cần quan tâm vì đã có ngân sách Nhà nước bù lỗ, doanh nghiệp sản xuất theo kiểu giao nộp sản phẩm, không quan tâmđến hiệu quả kinh doanh. Khi thực hiện đổi mới, các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản xuất, cho nên nhiều doanh nghiệp quen lối sản xuất cũ, không thích ứng kịp thời đã phải tuyên bố phá sản. Công ty xi măng Hải Phòng khi đó là Nhà máy xi măng Hải Phòng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu, điểm yếu nhất của Nhà máy thời kì đó là vốn ít, sản phẩm nghèo nàn về chủng loại, đơn điệu về mẫu mã, sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường. Để đứng vững và phát triển, lãnh đạo Nhà máy không thụ động chờ đợi, ỷ lại mà đoạn tuyệt với cách làm ăn cũ, chủ động tìm cách cải tiến công nghệ chế tạo, thay đổi mẫu mã bao bì, tạo ra nhiều mặt hàng mới chất lượng tốt, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Để đảm bảo uy tín của Nhà máy, lãnh đạo Nhà máy đã kiên quyết không đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng thấp, không đảm bảo, ảnh hưởng xấu tới công trình, cũng như mạnh dạn phá huỷ những lô xi măng kém phẩm chất cho dù nó chiếm một phần lớn số vốn lưu động còn eo hẹp của Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà máy còn có những hình thức khuyến mãi, ưu đãi đối với những khách hàng quen, mua với số lượng lớn, trong thời gian dài. Nhờ cách làm này mà Nhà máy đã từng bước lấy lại được lòng tin của khách hàng, giành được thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm xi măng cùng loại. Đi liền với đầu tư đổi mới công nghệ có chiều sâu và có chọn lọc Công ty đã làm tốt việc đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ quản lý điều hành và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, đội ngũ kĩ sư trẻ đã được đào tạo chính quy ở trong và ngoài nước. Nhờ vậy, Công ty đã tiếp nhận, quản lý, vận hành an toàn và hiệu quả các thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa những tai nạn có thể xảy ra do tình trạng quá cũ của nhà xưởng và dây chuyền sản xuất để làm ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Đến hết năm 1999, Công ty đã sản xuất được 40 nghìn tấn xi măng trắng PCW30; 360 nghìn tấn xi măng xám trong đó có 20 nghìn tấn xi măng PC40 và 340 nghìn tấn xi măng PCB30. Sản phẩm xi măng PCW30 và PC40 liên tục đạt huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam từ năm 1992 đến nay. Xi măng PC40 phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam 2682:1999 Xi măng PCW30 phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam 5691:1992 Xi măng PCB30 phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam6060:1997 Sản phẩm xi măng Hải Phòng không những được tiêu thụ trên thị trường Hải Phòng mà còn lưu thông trên các thị trường khác như Thái Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Nam Định, đặc biệt, xi măng trắng rất được ưa chuộng trên thị trường các tỉnh phía Nam. Nhiều công trìnhquan trọng của cả nước đã sử dụng xi măng Hải Phòng như Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình...Ngoài ra xi măng Hải Phòng được dung nhiều trong trang trí,sản xuất các loại gạch bông, galito, bả tường... các công trình vĩnh cửu như cầu, đường, nhà cao tầng và xây dựng dân dụng... Dưới đây là một số thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Chi phí sửa chữa -SC lớn -SC thường xuyên 725 145 455 96 10.999 110 11.191 131 Doanh thu 432.582 322.907 287.925 328.146 Lợi nhuận 15.053 14.659 13.492 12.274 Giá thành (nghìn đ/ tấn) 568 594 562 547 Lương bình quân (nghìn đ/tháng) 1.200 1.068 1.057 1.106 Tỷ lệ phế phẩm (%) 0.01 <0.01 0 0 Phân tích bảng số liệu: Chi phí sửa chữa lớn năm 1997 giảm khá nhiều so với năm 1996, nhưng trong năm 1998 và 1999 Công ty đã phải chi một khoản rất lớn do máy móc bị hư hỏng lớn. Chi phí sửa chữa thường xuyên nhìn chung không nhiều. Doanh thu từ năm 1996 đến 1998 giảm dần, nguyên nhân là do sản lượng sản xuất giảm vì nhu cầu thị trường giảm và thời gian này có sự cạnh tranh gay gắt của Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng. Năm 1997 giảm 30 % so với 1996, năm 1998 giảm 11% so với 1997. Đến năm 1999, do chất lượng xi măng Hải Phòng ngày càng được nâng cao, nhu cầu trên thị trường tăng hơn hẳn so với những năm trước nên Công ty đã tăng sản lượng và doanh thu năm 1999 tăng 14% so với năm 1998, đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận của Công ty xi măng Hải Phòng. Xu hướng này đang tiếp tục được duy trì trong năm 2000 do xi măng Hải Phòng đã thực sự khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường. Giá thành sản xuất cũng như tỷ lệ phế phẩm đã giảm theo từng năm do kết quả của việc tập trung vốn đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp máy móc, trang thiết bị và tay nghề người công nhân. Giá thành sản xuất đã giảm 2,7% trong năm 1999; 5,4% trong năm 1998. Tiền lương của cán bộ công nhân viên Công ty luôn được đảm bảo ổn định. Qua những thông tin rất cơ bản như trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua còn gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn này và dần cải thiện tình hình. Chính vì vậy, những dấu hiệu khả quan đã bắt đầu xuất hiện, tình hình sản xuất kinh doanh cũng bắt đầu có những thay đổi mới. Năm 2000, năm bắt đầu một thiên niên kỉ mới sẽ mở ra cho Công ty một tưong lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. IV-/ Kế hoạch năm 2000 1. Mục tiêu của Công ty Bất kì một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đặt ra mục tiêu cho mình để phấn đấu và vươn tới. Mục tiêu chính là cái đích mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Chính vì vậy, khi xác định mục tiêu cho doanh nghiệp mình, ban lãnh đạo luôn phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để đề ra mục tiêu sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp tránh tình trạng mục tiêu là cái xa vời chỉ đề ra cho đẹp. Để làm được điều này không phải là dễ dàng. Với tinh thần quyết tâm và hăng say lao động, cán bộ công nhân viên Công ty xi măng Hải Phòng luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện những mục tiêu mà ban lãnh đạo Công ty đề ra. Những mục tiêu chung đòi hỏi phải có một quá trình thực hiện lâu dài vì nó mang ý nghĩa rất lớn đối với Công ty. Mục tiêu chung là ba mục tiêu sau: Mục tiêu chất lượng: đóng vai trò quan trọng nhất vì tôn chỉ của Công ty là sản xuất ra sản phẩm xi măng có chất lượng tốt phục vụ người tiêu dùng. Yếu tố chất lượng luôn được Công ty đặt lên hàng đầu, không một hoạt động nào của Công ty lại không tính đến vấn đề chất lượng của sản phẩm. Chỉ cần chất lượng xi măng không tốt là người tiêu dùng sẽ “không chấp nhận trả tiền” điều đó sẽ dẫn tới sự diệt vong của Công ty. Đây là mục tiêu mang tính chiến lược nên mọi thành viên trong Công ty đã đồng lòng nhất trí hướng tới mục tiêu chất lượng của Công ty như sau: Sản xuất đạt và vượt mức 360 nghìn tấn sản phẩm các loại. 100% cán bộ và công nhân kĩ thuật được đào tạo ngắn hạn để nâng cao khả năng vận hành, quản lý chất lượng và áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất. Giảm thiểu tới mức không còn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm trên cơ sở ổn định nguyên nhiên liệu, phối liệu và quy trình vận hành công nghệ trong quá trình sản xuất. Giữ vững và mở rộng thị phần đối với sản phẩm xi măng Hải Phòng ở các địa bàn truyền thống. Quyết tâm thực hiện thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 vào cuối năm 2000. Mục tiêu lợi nhuận: mọi doanh nghiệp dù sản xuất cái gì, ở đâu, bằng phương pháp nào thì cung không nằm ngoài mục tiêu thu được nhiều lợi nhuận. Công ty không thể tồn tại được nếu liên tục thua lỗ. Cơ sở chủ yếu của lợi nhuận chính là chất lượng sản phẩm nên khi đạt mục tiêu chất lượng cũng có nghĩa là mục tiêu lợi nhuận của Công ty đã được thực hiện. Với mục tiêu quản lý chất lượng như trên, Công ty mong muốn lợi nhuận của mình liên tục tăng trong thời gian tới. Mục tiêu ổn định và phát triển: xuất phát từ mục tiêu chất lượng và mục tiêu lợi nhuận, Công ty xi măng Hải Phòng đề ra mục tiêu cuối cùng là ổn định và phát triển sản xuất. Mặc dù Công ty xi măng Hải Phòng sẽ chỉ tồn tại đến năm 2004, nhưng những mục tiêu này nhằm tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho nhà máy mới phát triển. Chính những cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, những công nhân có tay nghề vững chắc và lòng tin sẵn có của khách hàng đối với xi măng nhãn hiệu “Con rồng xanh” sẽ là nguồn vốn ban đầu quan trọng và không thể thiếu được đối với nhà máy mới. Trong một tương lai gần, xi măng Hải Phòng sẽ xuất hiện rộng khắp trên các tỉnh bạn cũng như có thể vươn ra thị trường thế giới trên cơ sở đảm bảo tốt những thị trường truyền thống. 2. Chính sách chất lượng Để đạt những mục tiêu đề ra, Công ty xi măng Hải Phòng đã đề ra chính sách chất lượng của mình, tạo lập con đường đi tới thành quả cuối cùng là chất lượng sản phẩm. Một mục tiêu chất lượng tốt mà chính sách chất lượng tồi thì là một sự khập khiễng và tất yếu sẽ dẫn đến kết quả tồi. Vì vậy giữa mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng luôn phải có sự phù hợp nhất định. Chính sách chất lượng là những phương hướng, nguyên tắc, quy chế phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề chất lượng, vấn đề sống còn của Công ty. Tôn trọng và đảm bảo lợi ích người tiêu dùng là trọng tâm chỉ đạo chiến lược của Công ty xi măng Hải Phòng. Cán bộ công nhân viên Công ty cam kết: Thường xuyên nắm bắt kịp thời các thông tin về chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty xi măng Hải Phòng quyết tâm thực hiện tốt chính sách chất lượng đã cam kết. Chính sách chất lượng đưa ra phương hướng hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng khi triển khai và thực hiên nó thì là cả một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, cùng hướng về mục tiêu chất lượng để lao động, sản xuất, tất cả vì lợi ích của Công ty trong đó có lợi ích của các cá nhân. 3. Kế hoạch năm 2000 và tình hình sản xuất 9 tháng đầu năm Với đặc thù là Nhà máy “thế kỉ” qua hơn 100 năm, lại trải qua chiến tranh phá hoại, với công nghệ lạc hậu, thiết bị xuống cấp không được đầu tư lớn mà chỉ sửa chữa mang tính tình thế để duy trì và ổn định sản xuất cho đến năm 2004. Do vậy, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã giao kế hoạch, định hướng có tính đến các đặc thù trên. Với nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các công ty thành viên, với kinh nghiệm 100 năm là công ty đầu đàn trong ngành xi măng Việt Nam nên 9 tháng qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn về máy móc trang thiết bị, cạnh tranh về giá thành với các đơn vị sản xuất kinh doanh xi măng, đặc biệt phải đối đầu trực tiếp với Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng, nhưng Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Quý 4 là mùa khô và là mùa xây dựng, nhu cầu về xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam sẽ tăng hơn 33% so với năm 1999. Đây là cơ hội tốt cho Công ty xi măng Hải Phòng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Bảng 2: Tình hình sản xuất 9 tháng đầu năm 2000 Chỉ tiêu Kế hoạch 2000 Tình hình SX Mức thực hiện kế hoạch Klinker (tấn) 340.000 252.716 74,33% Xi măng bao (tấn) 330.000 257.398 78,00% Khối lượng tiêu thụ (tấn) 335.000 300.529 89,71% Doanh thu (tỉ đ) 195,4 Nộp ngân sách (tỉ đ) 11,0 Lợi nhuận (tỉ đ) 12,2 Giá thành (nghìn đ/ tấn) 550 541 Như vậy trong 9 tháng đầu năm 2000, trên cơ bản, Công ty hoàn thành kế hoạch đặc biệt chỉ tiêu tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã đạt 89,71% kế hoạch giao cho cả năm. Trên thực tế, trong gần một tháng trở lại do một số trục trặc của các nhà máy xi măng khác và điều quan trọng hơn là người tiêu dùng tin vào chất lượng của xi măng Hải Phòng mà lượng xi măng Hải Phòng được tiêu thụ một cách liên tục, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Xi măng trong kho liên tục xuất ra để phục vụ, đây là một dấu hiệu đáng mừng và hết sức lạc quan cho tương lai của Công ty. Nắm bắt được cơ hội này, Công ty xi măng Hải Phòng đã tập trung dồn sức sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng hơn nữa, trên cơ sở này, giá bán xi măng cũng được tăng theo nhu cầu của thị trường góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh những thành tựu đạt được như vậy, do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, Công ty xi măng Hải Phòng không thể tránh khỏi một số vướng mắc gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là vấn đề cạnh tranh và chất lượng của xi măng. Trước hết, về vấn đề cạnh tranh. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với thị trường tự do, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhìn chung cạnh tranh tự do trên thị trường đem lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp mà tiêu biểu là buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cách hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, phục vụ tốt người tiêu dùng, tạo lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, chính cạnh tranh lại gây ra khó khăn cho những doanh nghiệp quá “già” như xi măng Hải Phòng. Sở dĩ như vậy là vì doanh nghiệp “già” thì tính năng động, nhạy bén kém, bất cứ sự chuyển đổi nào cũng cần phải có thời gian nhất là đối với một công ty có quy mô tương đối như Công ty xi măng Hải Phòng. Bên cạnh đó, các máy móc thiết bị đều có tuổi thọ quá cao, chi phí sửa chữa quá lớn trong điều kiện nguồn vốn eo hẹp. Trong khi đó, các doanh nghiệp mới thành lập với sức trẻ của mình luôn vận động sáng tạo, chuyển đổi, thích ứng nhanh chóng với điều kiện mới. Đứng về phía người tiêu dùng thì cạnh tranh đã đem lại nhiều cơ hội lựa chọn, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn những gì mình ưa thích, những sản phẩm tốt nhất, có chất lượng cao nhất, mà chi phí cho nó lại thấp nhất. Vì thế, lợi ích của người tiêu dùng được nâng lên rõ rệt, không như trước đây họ buộc phải nhận sự phân phối của Nhà nước mà không có quyền lựa chọn. Vấn đề mà Công ty phải đối mặt trong quá trình cạnh tranh là vấn đề giá, giá thành sản xuất cao dẫn đến giá bán cao. Giá thành cao là do công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động đông (trên 3200 công nhân). Trên thị trường Hải Phòng xi măng Chinfon đang là đối thủ cạnh tranh số một của Công ty với công nghệ tiên tiến, hiện đại, chính sách giá cả mềm dẻo, linh hoạt, chính sách khuyến mại với quy mô lớn... nên đã gây rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Song với chất lượng truyền thống của “con rồng xanh”, Công ty tiến hành tiếp cận với nông dân trong chính sách “Đường-trường-trạm” và “Công nghiệp hoá kênh mương”. Vì thế, Công ty vẫn chiếm lĩnh được 40% thị phần Hải Phòng. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty, Công ty xi măng Hải Phòng luôn xác định chất lượng là nhân tố quyết định đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vấn đề thứ hai mà Công ty xi măng Hải Phòng cần quan tâm khắc phục đó là một số tồn tại nhỏ về chất lượng của sản phẩm như: trọng lượng bao chưa thật sự ổn định, trọng lượng phần lớn vượt quá mức 50 kg/bao, như vậy vô hình chung đã gây thiệt hại cho Công ty. Thứ hai, độ mịn của xi măng còn dao động nhiều vì máy nghiền xi măng của Công ty là máy nghiền bì, chu trình hở, không có máy phân li. Hai tồn tại trên cơ bản đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan là máy móc quá cũ và lạc hậu. Công ty hiện nay đang tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, quản lý chỉ đạo tốt khâu phối liệu, tăng cường công tác vận hành và công tác tư tưởng làm cho công nhân ý thức được trách nhiệm, tự giác cao trong công việc, tăng cường kiểm tra tốt khâu đầu vào và các quá trình kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO 9002. V-/ Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng Hải Phòng 1. Các giải pháp mang tính tình thế, ngắn hạn 1.1 Đầu tư đổi mới và sửa chữa máy móc thiết bị, công nghệ có chọn lọc và có trọng điểm Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, Công ty chỉ tồn tại đến năm 2004 nên nguồn vốn đầu tư cho Công ty là rất ít, không thể đáp ứng việc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ. Mặt khác, máy móc thiết bị của Công ty đã quá cũ. Cho nên để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty phải sửa chữa kịp thời những thiết bị nào bị hư hỏng có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Vấn đề này là một khó khăn rất lớn đối với Công ty. Đối với các bộ phận lò nung và nghiền tháo, những bộ phận quan trọng, phải thường xuyên kiểm tra đẻ có biện pháp sửa chữa kịp thời đáp ứng điều kiện dây chuyền sản xuất liên tục, không ảnh hưởng đến kế hoạch và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. 1.2 Phòng ngừa và kiểm tra các khâu trong quá trình sản xuất Đây là biện pháp hết sức quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng của xi măng Hải Phòng. Để có thể đầu tư sửa chữa đổi mới công nghệ một cách có hiệu quả thì cán bộ nhân viên công ty phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, phát hiện những hư hỏng và sửa chữa kịp thời. Hơn nữa do nhà máy với bề dày lịch sử trên 100 năm, máy móc thiết bị có tuổi thọ quá cao nên việc kiểm tra càng trở nên cần thiết. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cùng tiến tới nền kinh tế tri thức trong tương lai, để nâng cao chất lượng sản phẩm, người ta cần coi trọng phòng ngừa hơn là kiểm tra. Phòng ngừa có nghĩa là phải thực hiện kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ đó phát hiện những sai sót để kịp thời sửa chữa, giảm thiểu phế phẩm do những sai sót đó gây nên. 1.3 Nâng cao trình độ và ý thức quản lý chất lượng của cán bộ lãnh đạo Như ông Joshph Jusan, tiến sĩ về quản lý chất lượng người Mỹ đã nói: “Đa số (80%) các vấn đề chất lượng xuất phát từ nhữn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0077.doc
Tài liệu liên quan