Mục Lục
Lời mở đầu
01
Phần I : Khái quát chung về Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
04
I . Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
05
II. Chức năng nhiệm vụ hiện nay của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
06
III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
06
IV. Cơ cấu sản xuất của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
08
Phần II. Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng vốn của xí nghiệp
09
I. Đặc điểm và nguồn hình thành vốn của xí nghiệp
09
II. Thự
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý & bảo toàn vốn tại Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trạng sử dụng vốn của xí nghiệp
12
1. Tình hình biến động vốn của xí nghiệp
12
1.1 Cơ cấu vốn của xí nghiệp
12
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp
13
2 . Biến động về cơ cấu vốn của xí nghiệp
18
III. Thực trạng công tác quản lý và HQSD vốn cố định và lưu động tại XN
20
1. Công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định
20
1.1 .Công tác quản lý vốn cố định
20
1.2 . Hiệu quả sử dụng vốn cố định
22
2. Công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
23
2.1 .Công tác quản lý vốn lưu động
23
2.2 . Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
23
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp
26
3.1 Những kết quả đạt được
26
3.2 Những mặt tồn tại
28
Phần III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp
30
I. Phương hướng hoạt động của xí nghiệp trong những năm tới
30
II. Một số giải pháp
30
Kết luận
36
Lời mở đầu
Dù ở bất kỳ một doanh nghiệp nào dù hoạt động công ích hay hoạt động sản xuất kinh doanh có đặt mục tiêu lợi nhuận làm tôn chỉ hoạt động của mình hay không đặt thì một yếu tố không thể thiếu được để cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được đó chính là vốn của doanh nghiệp . Và vấn đề đặt ra là làm sao để sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả đang là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm
Sau đại hội đảng lần 6 năm 1986 với việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang một cơ chế kinh tế mới kinh tế thị trường , sau một thời gian thực hiện nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định và đang từng bước ổn định kinh tế chuẩn bị cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường , tránh nguy cơ tụt hậu bắt kịp với xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới .
Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ chế kinh tế cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những khó khăn , thử thách và những cơ hội mới , điều này đã và đang tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long nói riêng và vấn đề nguồn vốn để hoạt động của doanh nghiệp ở đâu và bao giờ cũng được xem trọng và chú ý đặt lên hàng đầu trong quá trình hình thành , tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long là một xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước mà ở đây cụ thể là Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội cũng đang có những vấn đề đặt ra đối với Ban lãnh đạo xí nghiệp là phải làm gì để giải quyết được những vấn đề trên nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn của
Xí nghiệp nhằm ngày càng hoàn thiện hơn về cơ chế quản lý vốn và từng bước đưa xí nghiệp của mình ngày càng phát triển hơn nữa đạt được kế hoạch và vượt mức kế hoạt Nhà nước giao cũng như đưa xí nghiệp phát triển hơn nữa trong hệ thống Buýt công cộng hiện nay .
Sau quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các cô chú , anh , chị trong xí nghiệp cũng như sự hướng dẫn của giáo viên Phương Mai Anh thông qua : “ Báo cáo về công tác quản lý cốn tại Xí
nghiệp xe Buýt Thăng Long ” em muốn giới thiệu về công tác quản lý vốn của xí nghiệp trong những năm qua và hiện tại .
Với bố cục của bài viết được chia làm thành 3 phần :
Phần I : Khái quát về Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Phần II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Thông qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Mai Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế pháp chế Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập và lập báo cáo về công tác quản lý vốn tại xí nghiệp .
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo , các cô , chú , anh , chị trong Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long trong thời gian em thực tập tại xí nghiệp .
Hà nội , ngày 20 tháng 05 năm 2004
Sinh viên
Lê thị Mỹ Lệ
Phần I
Khái quát chung về Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long Hà Nội trực thuộc Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội .
Những năm qua tình hình tai nạn , ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng . Đứng trước những bức xúc trên Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà nội lần thứ XIII có nghị quyết : Đẩy mạnh sự nghiệp VTHKCC bằng xe Buýt phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng 20% - 25% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô bằng xe Buýt
Trong lúc đó về tổ chức lực lượng vận tải hành khách công cộng lại phân tán - tham gia hoạt động xe buýt lúc đó có 3 đơn vị gồm : Công ty xe buýt Hà Nội , Công ty xe khách Nam Hà nội , Công ty xe điện Hà Nội - đều là những đơn vị hạch toán độc lập cùng trực thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội nhưng không nhất cơ chế tổ chức quản lý điều hành .
Đứng trước những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng trên cần phải tập hợp lực lượng vận tải và thống nhât một cơ chế tổ chức quản lý điều hành trong vận tải hành khách công cộng bằng xe Buýt . Do đó ngày 29 tháng 06 năm 2001 UBND Thành phố Hà Nội Quyết định số 45/2001 QĐ - UB hợp nhất 3 công ty trên và thêm Công ty xe Du lịch Hà nội thành Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội và quyết định số 117/QĐ - UB ngày 19 tháng 11 năm 2001 của UBND Thành phố Hà nội về các tổ chức nội bộ trong công ty
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ , có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng , hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp Nhà nước và chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của Sở giao thông công chính thành phố Hà nội
Hiện nay về tổ chức :
Công ty hình thành 2 khối riêng biệt : Khối Buýt và khối sản xuất kinh doanh trên cơ sở tách từ các Xí nghiệp ra cụ thể :
a. Khối Buýt gồm 4 Xí nghiệp :
- Xí nghiệp xe Buýt Hà nội là Công ty xe Buýt Hà nội trước đổi tên từ Công ty thành xí nghiệp theo Quyết định số 45/ 2001/QĐ- UB ; Xí nghiệp xe Buýt 10 - 10 được tách ra từ xí nghiệp xe Khách Nam ; Xí nghiệp xe Buýt Thủ đô được tách ra từ xí nghiệp xe Điện Hà nội ra ; Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long là đơn vị mới được thành lập
b. Khối kinh doanh gồm 5 xí nghiệp :
- Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Hà nội tách ra từ các bộ phận kinh doanh của Xí nghiệp xe Buýt Hà nội ra ; Xí nghiệp xe khách Nam Hà nội là số còn lại sau khi tách 10/10 ra ; Xí nghiệp xe Điện Hà Nội là số còn lại sau khi tách xí nghiệp xe Buýt Thủ Đô ra ; Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm Hà Nội là Công ty Xe du lịch Hà Nội ; Xí nghiệp Cơ khí ô tô Hà Nội là đơn vị mới thành lập .
c. Khối văn Phòng gồm : 7 phòng nghiệp vụ gồm :
- Phòng tổ chức - Hành chính - Bảo vệ ;Phòng tài vụ - Kinh tế ; Phòng kế hoạch - Đầu tư ; Phòng Kỹ thuật - Đào tạo ; Phòng Kiểm tra - Giám sát ; Phòng Kinh doanh - Marketinh ; Trung tâm điều hành xe Buýt và Ban Quản lý dự án .
Khối Đảng đoàn thể có :
- Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội có 3 Đảng bộ bộ phận và 6 chi bộ trực thuộc với tổng số 250 Đảng viên trong đó : Lý luận cao cấp 3 đ/c ; Trung cấp 30 đ/c ; Sơ cấp 190 đ/c ; Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Ngành Giao thông công chính Hà nội
* Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long Hà Nội là đơn vị trực thuộc công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà nội .
Tên giao dịch : Xí nghiệp xe Buýt thăng Long Hà nội
Tên tiếng anh : THĂNG LONG BUS ENTERPRRISE
Địa chỉ : 124 Đường Xuân Thủy - Quận Cầu Giấy - TP Hà nội
Trụ sở giao dịch : 124 Đường Xuân Thủy - Quận Cầu Giấy - TP Hà nội
Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long Hà Nội là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số ……../QĐ - GTCC ngày 11 tháng 5 năm 2002 của Sở Giao thông công chính Hà nội .
Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long Hà Nội là một pháp nhân không đầy đủ hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật . Hoạt động theo định hướng của Nhà nước , Thành phố và cơ quan chủ quản Sở Giao thông công chính Hà nội .Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập , được sử dụng con dấu riêng , được mở tài khoản tại ngân hàng theo sự uỷ quyền của Giám Đốc công ty và là đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp Nhà nước
Xí nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà nội - Sở Giao thông công chính Thành phố Hà nội đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn , nghiệp vụ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định hiện hành .
II . Chức năng nhiệm vụ hiện nay nay của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long . Thăng Long .
Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long Hà nội có chức năng vận tải hành khách công cộng bằng xe Buýt trong Thành phố Hà nội và có nhiệm vụ cụ thể như sau :
- Tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe Buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kế hoạch , mạng lưới tuyến và các quy định của Thành phố , Sở Giao thông công chính , Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội .
- Quản lý vốn , tài sản , phương tiện , lao động theo phân cấp của Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội .
- Quản lý , bảo vệ toàn bộ đất đai nhà xưởng , tài sản thuộc phạm vi của Xí nghiệp quản lý
III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng , phân chia thành nhiều bộ phận độc lập đảm nhận các chức năng đặc thù , chỉ thuần tuý làm công tác tham mưu cố vấn cho ban lãnh đạo mà không có quyền trực tiếp
Biểu 01 : Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp xe Buýt Thăng long
Giám đốc xí nghiệp
Phó giám đốc
Khối quản lý
Phòng kế hoạch điều động
Phòng Tc- HC- BV
Phòng kế toán thống kê
Ga ra ô tô
Phó Ga ra
Đốc công và KCS
Quản lý lệnh vé
Quản lý thiết bị
Tổng hợp thống kê
Quản lý đìêu hành tuyến
* Với mô hình này thì chức năng - nhiệm vụ của từng phòng ban trong cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long như sau :
1. Phòng Giám đốc :
Giám đốc là người điều hành lãnh đạo mọi hoạt động của xí nghiệp theo đúng những quy định của cơ quan quản lý cấp trên ; Đúng pháp luật của Nhà nước , chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể lao động về kết sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp .
- Giám đốc có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý điều hành trong xí nghiệp theo phân cấp , bảo đảm tinh giảm và có hiệu lực . Trên cơ sở có ý kiến của ban chấp hành đảng uỷ , bộ phận Giám đốc có quyền đề nghị hoặc quyết định thành lập , giải thể , sát nhập các bộ phận sản xuất kinh doanh và bổ nhiệm bãi miễn cán bộ tương ứng theo phân cấp của cơ quan chủ quản , của cơ quan quản lý cấp trên .
Phó giám đốc
Phó giám đốc phụ trách từng phần việc theo sự uỷ quyền của giám đốc , có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc giải quyết các công việc của xí nghiệp .Trong trường hợp Giám đốc vắng mặt , thì được uỷ quyền cho phó Giám đốc giải quyết toàn bộ công việc trong thời gian vắng mặt .
Phòng Tổ chức - Hành chính - Bảo vệ :
Căn cứ định biên được duyệt để tuyển dụng , tiếp nhận lao động ; Đào tạo ; Duyệt công , tính lương cho CBCNV ; Tính BHXH , BHLĐ
Phòng Tài vụ - Kinh tế :
Nhận vé từ Công ty phát cho GA RA ; Thu ngân và quyết toán vé với Ga ra ; Thực hiện các chức năng tài chính theo phân cấp
Gara ô tô :
Quản lý : Phương tiện , Lái xe , bán vé , thợ bảo dưỡng sửa chữa , vệ sinh xe ; Nhận lệnh từ Phòng kế hoạch điều động giao cho lái xe và Nhận vé từ ; hòng tài vụ giao cho nhân viên bán vé ; Thu ngân và quyết toán lệnh , vé ; Tổ chức Bảo dưỡng sữa chữa phương tiện
Phòng kế hoạch điều động :
Nhận lệnh từ trung tâm Công ty chỉ đạo thực hiện biểu đồ chạy xe ; Lập kế hoạch sản xuất và các kế hoạch đầu tư , các kế hoạch khác ; Thống kê báo cáo sản lượng ; Quản lý tuyến ; Quyết toán lệnh với GA RA
iV. Cơ cấu sản xuất của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Năm 2002 khi được thành lập Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long có 50 xe , năm 2003 là 120 xe sang năm 2004 tăng lên 164 xe trong đó chủ yếu là xe Dawo và xe Huynh đai .Hàng năm xí nghiệp có nhiệm vụ vận chuyển hành khách công cộng theo kế hoạch là năm 2002 là 4 tuyến ; năm 2003 là 6 tuyến và săng năm 2004 là 10 tuyến được giao từ Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội cụ thể bao gồm các tuyến sau : Tuyến 02 ; Tuyến 13; Tuyến 14; Tuyến 16; Tuyến 26 ; Tuyến 30 ; Tuyến 31; Tuyến 35; Tuyến 38 và
Phần II
Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng vốn của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
I. Đặc điểm và nguồn hình thành vốn của xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Có lẽ không có lĩnh vực quản lý kinh doanh nào phức tạp hay đòi hỏi nhiều chú ý cho bằng lãnh vực tài chính . Tiền là chất nhờn làm cho doanh nghiệp có thể chạy tốt . Phải có tiền để mua phương tiện , nguyên vật liệu và các phụ tùng và các chi phí khác để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp . Phải có tiền để trả lương cho nhân viên , tiền thuê nhà và các chi phí hành chính ..v.v .
Tiền chính là thước đo thể hiện tính hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp . Tiền vốn phải được xoay vòng liên tục vào và ra theo quy luật vốn có của nó trong hoạt động của doanh nghiệp mà thiếu chất nhờn này thì bộ máy làm việc của doanh nghiệp cũng ngưng và không thể hoạt động được . Vậy ở xí nghiệp xe Buýt Thăng Long cái chất nhờn đó được hình thành từ đâu ? Với số lượng bao nhiêu ? Và nó được sử dụng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua một số vấn đề sau :
Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu tài chính khá đặc biệt so với những doanh nghiệp khác . Như đã nói ở trên xí nghiệp này là một đơn vị hoạt động trong ngành vận tải hành khách công cộng .
Hoạt động vì mục tiêu xã hội và lấy mục tiêu xã hội làm tiêu chí hàng đầu cho hoạt động và tồn tại của xí nghiệp chứ không phải xí nghiệp ra đời và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận . Nguồn vốn để xí nghiệp hoạt động chiếm tới hơn 90% là nguồn vốn được cấp từ ngân sách . Còn lại và vốn do xí nghiệp chiếm dụng được của bạn hàng và các khoản phải trả nhưng chưa trả .
Trong hai năm hoạt động tình hình sử dụng vốn ở xí nghiệp cũng có những biến động nhất định . Chúng ta cùng tìm hiểu nguồn hình thành vốn của xí nghiệp qua biểu sau
Biểu 02: Nguồn hình thành vốn của Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
C. Tổng cộng nguồn vốn
40.144.425.701
100
102.584.925.868
100
A. Vốn Chủ sở hữu
36.761.093.241
91.6
93.546.800.313
91.2
I. Nguồn vốn và quỹ
42.398.300.000
105.6
112.968.400.000
110.1
1. Nguồn vốn kinh doanh
42.398.300.000
105.6
112.968.400.000
110.1
II. Nguồn kinh phí , quĩ khác
- 5.637.206.759
- 14.04
- 19.421.599.687
- 18.9
B. Nợ phải trả
3.383.332.460
8.4
9.038.125.555
8.8
1. Nợ ngắn hạn
1.224.811.320
3.05
1.716.823.658
1.7
2. Nợ khác (trích trước vào z )
2.158.521.140
5.35
7.321.301.897
7.1
- Ty số nợ = B / A
0.092
9.2
0.096
9.6
- Vốn tự có = A/ C
0.9157
91.57
0.9118
91.18
(Nguồn : Bảng CĐKT Xí nghiệp xe Buýt Thăng Long năm 2002 - 2003 )
* Qua biểu 1 ta có thể thấy tài sản của xí nghiệp được hình thành từ các nguồn chủ yếu là
* Nguồn vốn chiếm dụng
- Năm 2002 lượng vốn vay và chiếm dụng được là :3.383.332.460 đồng tương ứng với (+ 8,4%) so với tổng nguồn trong đó nợ ngắn hạn ( +3.05 % ) ; nợ khác là (+ 5.35 % ), năm 2003 đã tăng lên là 0.088 (lần) tương ứng với (+ 8,8 %) so với tổng nguồn trong đó nợ ngắn hạn là ( + 1.7% ) nợ khác là ( +7.1% ) . Như vây nguồn vốn chiếm dụng năm sau tăng so với năm trước là (+0.4%) . Qua số liệu đã tính được ở trên ta thấy ở đây vốn chiếm dụng có tăng song không nhiều và nếu so với tổng nguồn vốn thì tỷ lệ vốn chiếm dụng trong cả hai năm 2002 và 2003 còn nhỏ chưa đến 10% ,
Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì chúng ta lại quay lại đặc thù của xí nghiệp này là hoạt động vận tải công cộng , chịu sự quản lý , điều phối và nhà nước cấp vốn bằng nguồn ngân sách cho hoạt động . Nên tỷ lệ vốn chiếm dụng ở đây chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ mà chủ yếu là do nợ tiền hàng hoặc các chi phí phải trả chưa trả . Song không vì vậy mà xí nghiệp không cần đến vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nếu như xí nghiệp có thể huy động , chiếm dụng được một tỷ lệ vốn (vay, chiếm dụng ) hợp lý thì cũng là một điều rất tốt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của mình cũng như kéo dãn thời gian cấp vốn của nhà nước cho xí nghiệp .
* Nguồn vốn chủ sở hữu :
Năm 2002 khi thành lập vốn của xí nghiệp được cấp là : 36.761.093.241 đồng tương ứng với (+ 91.6%) trong đó nguồn vốn và quỹ chiếm (+ 105.6% ); nguồn kinh phí và quĩ khác là (- 14.04% ) . Đến năm 2003 nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp đã tăng lên : 93.546.800.313 đồng tương ứng với ( + 91.2%) Trong đó nguồn vốn và quỹ chiếm (+ 110.1% ); nguồn kinh phí và quĩ khác là (- 18.9% ) . Như vây qua hai năm thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu đã có sự thay đổi năm sau thấp hơn năm trước là 0.4% nguyên nhân của việc giảm nguồn vốn chủ sở hữu là do năm 2003 tỷ lệ vốn chiếm dụng tăng 0.4% so với tổng nguồn hợp với quy luật vốn vay tăng vốn chủ sở hữu giảm . Như vậy xí nghiệp đã huy động vốn bên ngoài (chủ yếu là vốn nợ đọng của các đối tác của xí nghiệp và chi phí phải trả đã trích trước ) nên đã làm giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu là một điều tất yếu và đây là một biểu hiện tốt cho xí nghiệp .
Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu , thước đo , đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của xí nghiệp . Một xí nghiệp có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động hơn về năng lực hoạt động của mình không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài . Qua những số liệu đã phản ánh ta thấy rất rõ rằng ở xí nghiệp này người ta có thể hoàn toàn chủ động về vốn hoạt động kinh doanh mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài .
* Qua việc tính toán các hệ số nợ và vốn tự có ta có thể có một cái nhìn cụ thể hơn về tình hình của xí nghiệp :
- Hệ số nợ của công ty rất nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên qua hai năm 2002 là 0.092 lần tương ứng với 9.2% đến năm 2003 hệ số nợ lúc này tăng lên : 0.096 lần tương ứng với 9.6% . Tuy nhiên tỷ lệ tăng này là không đáng kể .
Nguyên nhân của việc tăng hệ số nợ là do xí nghiệp đã chiếm dụng một số vốn của đối tác và sự gia tăng của các khoản chi phí phải trả chưa trả .
- Lượng vốn tự có của xí nghiệp chiếm một phần rất lớn trong tổng nguồn nhưng lại có xu hướng giảm qua hai năm 2002 là 91,6% đến năm 2003 lượng vốn tự có giảm xuống 91,18% . Như vậy năm sau giảm hơn so với năm trước là 0.39% .
Nguyên nhân lượng vốn tự có giảm là do sự tăng lên của hệ số nợ đây là một quy luật tất yếu và nó tỷ lệ thuận với nhau . Với lượng vốn tự có chiếm hơn 90% trong tổng nguồn như vậy xí nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong hoạt động của mình và đây là một lợi thế vô cùng lớn của xí nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .
II. Thực trạng sử dụng vốn của công ty .
1. Tình hình biến động vốn ( tài sản ) của xí nghiệp :
1.1. Cơ cấu vốn của xí nghiệp
Vậy với đặc điểm và nguồn hình thành vốn như vậy thì ở xi nghiệp xe Buýt Thăng Long thực trạng sử dụng nguồn vốn đó như thế nào ? Chúng ta xem qua số liệu được thể hiện sau :
Biểu : 03 Bảng cơ cấu vốn của xí nghiệp 2002 - 2003
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Tỷ trọng
Năm 2003
Tỷ trọng
Vốn lưu động
1.561.973.451
3.9
2.069.391.118
2.02
Vốn cố định
38.582.452.250
96.1
100.515.534.750
97.98
Tổng nguồn
40.144.425.701
100
102.584.925.868
100
- Vốn ngân sách cấp
36.761.093.241
91.6
93.546.800.313
91.2
- Vốn bên ngoài
3.383.332.460
8.4
9.038.125.555
8.8
Tổng nguồn
40.144.425.701
100
102.584.925.868
100
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 )
* Nhìn qua bảng số liệu về cơ cấu vốn của xí nghiệp ta thấy tỷ lệ của hai loại vốn chênh lệch nhau khá nhiều lượng vốn lưu động chỉ chiếm ( 3.9% ) trong khi đó vốn cố định chiếm tới ( 96.1% ) trong tổng nguồn năm 2002 , sang năm 2003 tỷ lệ này có xu hướng giảm đi hơn nữa so với năm 2002 mà cụ thể là vốn lưu động chỉ chiếm ( 2.02% ) và vốn cố định chiếm tới ( 97.98% ) . Như vậy Tổng nguồn vốn của xí nghiệp năm 2003 so với năm 2002 tăng một lượng là : 62.440.507.167 đồng tương ứng với ( 155.5%) Tỷ lệ vốn lưu động của xí nghiệp đã giảm đi ( 1.88% ) tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng của vốn cố định là (1.88% ) so với tổng nguồn vốn của xí nghiệp .
Nguyên nhân của việc tăng đột biến vốn cố định này là do đặc thù của xí nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực vận tải công cộng với phương tiện vận tải (ô tô ) là nòng cốt và đương nhiên nó chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu vốn cố định của xí nghiệp . Từ 50 xe được cấp ban đầu năm 2002 khi thành lập sau một năm hoạt động năm 2003 số lượng xe được cấp đã tăng lên thành 120 xe . Qua số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của xí nghiệp năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 155.5 % chứng tỏ quy mô của xí nghiệp cũng được mở rộng dẫn đến việc tăng tài sản cố định là một điều tất yếu , bình thường và phù hợp với quy luật kinh tế .
* Nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu ( Nguồn vốn ngân sách cấp ) năm 2002 chiếm ( 91.57% ) và vốn đi vay chiếm ( 8.43% ) , sang năm 2003 tỷ lệ vốn chủ sở hữu có giảm đi ( 0.4% ) tuy đây là một tỷ lệ nhỏ nhưng cũng đã có một ý nghĩa khá quan trọng bởi vì nó thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp . Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu ở xí nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn với ( 91.19% ) . Nguồn vốn bên ngoài lúc này là (8.81%) . Như vậy năm 2003 nguồn vốn bên ngoài tăng tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu một lượng là (0.4%) .
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp Buýt Thăng Long
Trong năm 2003 với nguồn vốn của mình xí nghiệp đã đưa vào sử dụng và thu được những kết quả biểu hiện qua biểu sau :
Biểu 04 : Báo cáo thực hiện tài chính 2003
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ trọng
Chênh lệch
Lượng
Tỷ trọng
I
Sản lượng
Lượt
5.348.553
6.685.693
100
1.337.140
25,0
1
Hành khách vé tháng
Lượt
81.751
102.189.
1,5
20.438
25,0
2
Hành khách vé tuyến
Lượt
5.266.802
6.583.504
98,5
1.316.702
25,0
II
Doanh thu
đồng
15.619.540.000
19.524.430.000
100
3.904.890.000
25,0
1
Vé tháng
đồng
2.452.530.000
3.065.670.000
15,7
613.140.000
25,0
2
Vé lượt
đồng
13.167.005.000
16.458.760.000
84,3
3.291.755.000
25,0
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2003 )
Nhìn vào biểu số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm 2003 ta có thể thấy sản lượng cũng như doanh thu của xí nghiệp thực hiện tăng so với kế hoạch đề ra :
Về sản lượng :
Kế hoạch đặt ra của 10 tuyến xe Buýt là : 5.348.553 (lượt) , khi thực hiện xí nghiệp đã vượt kế hoặch và đạt được : 6.685.693 (lượt ) .Như vậy xí nghiệp đã thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra về sản lượng là : 1.337.140 (lượt ) tương ứng với 25% Trong đó :
- Sản lượng vé tháng kế hoạch đề ra là : 81.751 (lượt) khi thực hiện đạt 102.189 (lượt) chiếm 1,5 % so với tổng sản lượng . Năm 2003 xí nghiệp đã thực hiện vượt kế hoạch một lượng vé tháng là : 20.438 (lượt ) tương ứng với 25%
- Sản lượng vé tuyến kế hoạch đề ra là : 5.266.802 (lượt) thực hiện đạt 6.583.504 (lượt) tương ứng với 98,5% so với tổng sản lượng . Năm 2003 xí nghiệp đã thực hiện vượt kế hoạch một lượng vé tuyến là : 1.316.702 (lượt) tương ứng với 25%
Về doanh thu :
Kế hoạch đề ra là : 15.619.540.000 (đông) khi thực hiện đạt doanh thu thực tế là : 19.524.430.000 (đồng) . tương ứng với 25%Trong đó :
- Doanh thu vé tháng kế hoạch đề ra là : 2.452.530.000 (đồng) khi thực hiện đạt 3.065.670.000 (đồng) chiếm 15,7% so với tổng doanh thu thu được . Như vậy trong năm 2003 xí nghiệp đã thực hiện vượt kế hoạch một lượng vé tháng là : 613.140.000 (đồng) tương ứng với 25%
- Doanh thu vé lượt kế hoạch đề ra là : 13.167.005.000 (đồng) khi thực hiện đạt 16.458.760.000 (đồng) chiếm 84,3% so với tổng doanh thu thu được . Như vậy trong năm 2003 xí nghiệp đã thực hiện vượt kế hoạch một lượng vé lượt là : 3.291.755.000 (đồng) tương ứng với 25%
Nhận xét :
Qua việc tính toán và phân tích hai chỉ tiêu sản lượng và doanh thu của xí nghiệp trong năm 2003 ta thấy chúng cùng tăng 25% đây là một điều hợp lý và đúng với quy luật kinh tế , khi sản lượng tăng tức quy mô cũng như năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng dẫn đến doanh thu cũng tăng theo . Nhưng không phải bao giờ quy mô tăng doanh thu tăng luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận tăng . Chúng ta cùng theo dõi biểu sau :
Biểu 05 : Các danh mục về chi phí hoạt động của xí nghiệp năm 2003
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ trọng
Chi phí
45.115.213.821
50.128.015.357
100
1
Lương lái , phụ xe
8.470.112.364
9.411.235.960
18.77
2
BHXH, BHYT, KPCĐ
762.589.583
847.321.759
1.69
3
Nhiên liệu
13.819.137.512
15.354.597.235
30.63
4
Dầu nhờn
528.452.133
587.169.036
1.17
5
Khấu hao TSCĐ
7.720.778.250
8.578.642.500
17.11
6
Sữa chữa thường xuyên
3.003.714.451
3.337.460.501
6.65
7
Sữa chữa lớn
3.767.796.622
4.186.440.691
8.35
8
Săm lốp
1.516.903.200
1.685.448.000
3.36
9
BH tài sản DN
91.440.900
101.601.000
0.20
10
Lệ phí bến
306.815.567
340.906.185
0.68
11
Tiền thuế đất
156.318.991
173.687.768
0.34
12
Quản lý phí
4.732.710.768
5.258.567.520
10.49
13
Bảo hiểm hành khách (thu hộ )
238.443.480
264.937.200
0.52
( Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính 2003
Về chi phí :
Tỷ lệ thuận với tăng sản lượng và doanh thu là việc tăng chi phí để có được lượng tăng đó .Trong kế hoạch đề ra của xí nghiệp về tổng chi phí năm 2003 là : 45.115.213.821 đồng thì thực hiện là : 50.128.015.357 đồng như vậy chi phí thực tế phát sinh đã vượt kế hoạch một lượng là : 5.012.801.536 đồng tương ứng với (11.1 % ) .
- Trong 13 danh mục về chi phí của doanh nghiệp ta thấy chi phí về nhiên liệu nhiều nhất so với tổng chi phí của xí nghiệp chiếm ( 30.63 % ) . Tiếp theo là chi phí về lương nhân công chiếm 18.77 % . Đây là một điều hợp lý vì ở xí nghiệp xe buýt Thăng với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hành khách công cộng thì nhiên liệu và nhân công là hai yếu tố chính để cấu thành nên sản phẩm dịch vụ . chi phí lớn thứ ba là chi phí khấu hao TSCĐ chiếm 17.11 % trong tổng chi phí chi phí về khấu hao TSCĐ lớn là do xí nghiệp mới được thành lập năm 2002 mà nghành nghề hoạt động là vận tải hành khách nên chủ yếu nguồn vốn hoạt động của xí nghiệp nằm trong TSCĐ mà chủ yếu là phương tiện vận tải hàng năm cần phải trích một số lượng khấu hao theo định mức .
- Ta cũng nhận thấy rằng chi phí dành cho quản lý cũng chiếm một tỷ trọng đáng kế trong tổng chi phí của xí nghiệp tới 10.49 % trong tổng chi phí của xí nghiệp .và chiếm tới 26.93 % so với doanh thu đạt được . Qua số liệu về chi phí quản lý này ta thấy nó chiếm một tỷ trọng cao hơn mức bình thường vì theo quy định của bộ tài chính ban hành thì chi phí quản lý thông thường không vượt quá 10% trên tổng doanh thu . Nhưng do đặc thù của xí nghiệp là một doanh nghiệp duy nhất hiện nay được nhà nước bù lỗ với phương châm hoạt động là vận tải công cộng và hướng tới mục tiêu xã hội là chính song nếu như xí nghiệp có thể hạn chế và quản lý loại phí này thì sẽ góp phần giảm bớt phần bù lỗ của nhà nước đối với ngành vận tải công cộng .
Biểu : 06 Tình hình hoạt động của xí nghiệp
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
1
Tổng tài sản
đồng
40.144.425.701
102.584.925.868
2
Chi phí
đồng
21.537.766.449
50.128.015.357
3
Doanh thu
đồng
5.838.106.702
19.569.819.357
4
Lợi nhụân (bù lỗ )
đồng
-5.637.206.759
-19.421.599.687
5
TAU = 3/1
đồng
0.14
0.19
6
Rp = 4/3
đồng
- 0.96
- 0.99
7
Rr = 4/1
đồng
- 0.14
- 0.19
8
RCPHĐ/DT = 2/3
Lần
3.69
2.57
Qua các chỉ số đã tính toán được ta thấy : một vấn đề lớn đang đặt ra đối với xí nghiệp xe Buýt Thăng Long và các xí nghiệp hoạt động trong ngành Buýt lúc này là doanh thu , thu được từ hoạt động kinh doanh của mình không đủ để bù đắp chi phí điều này được phản ánh cụ thể qua các chỉ số liệu cụ thể sau đây :
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( TAU )
Hiện tại chỉ số TAU của xí nghiệp có chiều hướng tăng dần qua hai năm , nhưng chỉ số này đang là rất thấp. Một đồng tài sản của xí nghiệp chỉ tạo ra được ( 0.14 ) đồng doanh thu năm 2002 và sang năm 2003 con số này đã tăng lên ( 0.19 ) đồng doanh thu . Như vậy ở xí nghiệp hiện nay đang gặp vấn đề khó khăn đối với việc sử dụng tài sản của mình . Chưa phát huy được hết tiềm năng của TSCĐ nhưng cũng cần phải nói thêm rằng do xí nghiệp hoạt động vì mục tiêu xã hội có vốn hoạt động từ ngân sách cấp -> bị ấn định giá bán -> được bù lỗ cho hoạt động kinh doanh của mình . Chính vì vậy xí nghiệp không thể tự quyết định giá bán và điều chỉnh doanh thu bằng giá bán .
* Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Rp ) và Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản có (Rr )
Tỷ số lợi nhuận ( bù lỗ ) trên doanh thu và trên tổng tài sản ở xínghiệp hiện tại là rất thấp và đang bị âm điều này chứng tỏ khả năng sinh lời từ đồng vốn ngân sách cấp là không có và không chỉ vậy hiện tại còn đang bị thâm hụt và cũng đang có chiều hướng tăng dần qua các năm . Chỉ số Rp (Năm 2002 (- 0.96) đồng đã tăng lên (- 0.99) đồng và chỉ số Rr (Năm 2002 (- 0.14) đồng đã tăng lên (- 0.19) .Sở dĩ có điều này là do trong năm 2003 xí nghiệp đã tăng qui mô của xí nghiệp lên 1.5 lần so với năm 2002 và trong năm 2003 doanh thu cũng đã tăng lên 2.4 lần so với năm 2002 .
Như vậy mặc dù nhà xí nghiệp kinh doanh của xí nghiệp không hiệu quả về mặt lợi nhuận ( phương diện kinh tế ) vẫn bị lỗ, nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng thực chất qua các chỉ số trên chứng tỏ một điều là xí nghiệp cũng đã và đang giảm sự bù lỗ của nhà nước cho hoạt động của mình và họ đã làm được điều đó bằng kết quả kinh doanh của mình .
* Tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu (RCPHD?DT )
Qua việc tính toán chỉ số trên đây ta thấy chi phí hoạt động so với doanh thu đang ở một mức có thể nói là quá cao chi phí hoạt động gấp (3.69 ) lần doanh thu năm 2002 và gấp ( 2.57 ) lần doanh thu năm 2003 . Sở dĩ có đìều này là do xí nghiệp có một có cấu tài chính khá đặc biệt được nhà nước cấp vốn , không được điều chinh giá vé và được nhà nước bù lỗ cho hoạt động và một điều khá quan trọng là xí nghiệp lấy mục tiêu hoạt động xã hội làm mục tiêu lớn cho hoạt động của mình . Tuy nhiên chi phí trên doanh thu cũng đang có chiều hướng giảm xuống dần qua các năm đây là một biểu hiện tốt thể hiện việc xí nghiệp đã có cố gắng trong việc hạ thấp chi phí , hạ giá thành , giảm bù lỗ của nhà nước cho hoạt động của mình .
2. Biến động của cơ cấu vốn của xí ng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0153.doc