LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Vũ Văn Nhật đã tận tình hướng dẫn thực hiện khóa luận này từ những bước đầu tiên, xin chân thành cảm ơn các Thày cô giáo Khoa Thông tin - Thư viện đã chỉ bảo, giúp đỡ để quá trình quá trình nghiên cứu của tôi được thuận lợi.
Trong suốt quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các cán bộ Thư viện Thành phố Hà Nội và ông Trần Trung Hiếu - Phó Chủ tịch Hội Người Mù Thành phố Hà Nội. Qua luận văn n
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên khác tại những cơ sở tôi đã đến khảo sát.
Rất mong nhận được sự quan tâm, ý kiến bổ sung để đề tài của tôi phát huy được hiệu quả, đóng góp thiết thực vào công tác nghiên cứu của Ngành Thông tin - Thư viện cũng như công tác xã hội.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Người nghiên cứu
Nguyễn Diệp Hà
BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TVTPHN: Thư viện Thành phố Hà Nội
TVHN: Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu)
* Ghi chú: Cụm từ “Thư viện Hà Nội” nêu trong Khóa luận chỉ dùng cho Thư viện Hà Nội cơ sở 1 tại 47 Bà Triệu, không bao gồm Thư viện Tỉnh Hà Tây cũ.
TVHN2: Thư viện Hà Nội cơ sở 2 (Thư viện tỉnh Hà Tây cũ - Số 02 Đường Quang Trung - Hà Đông)
NKT: Người khiếm thị
TVKHTH: Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
CNTT: Công nghệ thông tin
DANH MỤC ẢNH MINH HỌA
Ảnh 01: Thư viện Hà Nội trước năm 2005
Ảnh 02 : Thư viện Hà Nội từ tháng 10/2008
Ảnh 03: Một phần kho sách chữ nổi tại Thư viện Hà Nội
Ảnh 04: Toàn cảnh khu vực phục vụ bạn đọc khiếm thị tại TVHN
ẢNh 05: Trang tên sách của cuốn sách chữ nổi
Ảnh 06: Trang sách chữ nổi
Ảnh 07: Một số CD, băng cassette đã hoàn thiện
Ảnh 08: Sinh viên - Tình nguyện viên đọc sách ghi âm
Ảnh 09 Máy đọc Victor Reader (tại TVKHTH TP.HCM)
Ảnh 10: : Máy nhược thị
Ảnh 11: Phòng thu sách nói cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng đồng người khiếm thị (viết tắt: NKT) nước ta hiện nay chiếm tỷ lệ trên 1% dân số. Họ đều là những người thiệt thòi về thể chất, khó khăn trong cuộc sống trong việc thu nhận thông tin, nhưng không ít trong số họ đã cống hiến sức mình làm giàu đẹp cho đất nước. Đa phần NKT thường ngại giao tiếp, mặc cảm với bản thân và cam chịu. Nhằm giảm bớt khó khăn, bù đắp thiệt thòi cho họ, việc chăm lo mọi mặt, đặc biệt là đời sống văn hóa, tinh thần cho NKT, đảm bảo quyền và sự bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa công - trong đó có lĩnh vực sách báo và thư viện - luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Giúp họ nâng cao dân trí, trau dồi kiến thức cũng là góp phần đào tạo nhân lực và là nghĩa cử cao đẹp, làm giàu thêm giá trị văn hóa - xã hội trước thử thách của kinh tế thị trường.
Tại Điều 6 khoản 4 Pháp lệnh Thư viện đã khẳng định: “Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Tại Điều 2 khoản Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện đã cụ thể trách nhiệm của các thư viện công cộng: “Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội Người mù xây dựng bộ phận sách báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm thị”. Hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu tiếp thu thông tin, kiến thức của NKT còn rất hạn chế. Việc truyền bá tri thức cho những người khiếm thị là điều cần thiết và cần được quan tâm đúng đắn của các cơ quan Thông tin - Thư viện, đặc biệt là TVTPHN - Thư viện Thủ đô.
Chính vì vậy, với tinh thần cầu thị và những đòi hỏi cấp bách được đặt ra cho NKT, tôi lựa chọn đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội” làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần giúp người khiếm thị được quan tâm thảo đáng hơn trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức. Qua đó góp phần giúp hoạt động Thư viện dành cho NKT tại Thư viện Hà Nội cũng như các Thư viện công cộng được biết đến nhiều hơn và quan tâm thỏa đáng hơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phản ánh rõ được thực trạng phục vụ bạn đọc khiếm thị của Thư viện Hà Nội. Qua đó đề xuất những ý tưởng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các đề tài chuyên ngành Thông tin - Thư viện về đối tượng NKT còn khá mới mẻ. Trong những năm gần đây, có rất nhiều đề tài của Sinh viên Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên cứu về TVHN như:
Tìm hiểu ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện tại Thư viện Hà Nội. Lê Thị Thanh Nhàn. Khóa luận Tốt nghiệp K43 Chính quy, 2002.
Tìm hiểu ngôn ngữ tìn tin áp dụng tại Thư viện Hà Nội.Ngô Thị Nguyệt Minh. Khóa luận Tốt nghiệp K44 Chính quy, 2003.
Nghiên cứu công tác tuyên truyền giới thiệu sách tại Thư viện Hà Nội, Nguyễn Thị Hảo. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004.
Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Thị Bình Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004.
Phát triển vốn tài liệu địa chí tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Thị Huyền. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004.
Tìm hiểu vốn tài liệu văn bia tại Thư viện Hà Nội. Nguyễn Văn Dũng. Khóa luận Tốt nghiệp K45 Chính quy, 2004.
Tìm hiểu vốn Thư tịch cổ tại Thư viện Hà Nội. Vũ Thị Thủy. Khóa luận Tốt nghiệp K46 Chính quy, 2005.
Tổ chức vốn tài liệu ở thư viện Hà Nội. Khoa Thanh Ngọc. Khóa luận Tốt nghiệp K46 Chính quy, 2005.
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện của Thư viện Hà Nội. Đỗ Thu Huyền. Khóa luận Tốt nghiệp K46, 2005.
Tìm hiểu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Thư viện Hà Nội. Hồ Thị Thúy Chinh. Khóa luận Tốt nghiệp K48, 2007.
v…v
Nghiên cứu có liên quan đến bạn đọc khiếm thị trong 6 năm trở lại đây chỉ có duy nhất một đề tài :
Tìm hiểu hoạt động của một số phòng đọc sách tiêu biểu dành cho người khiếm thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Đào. Báo cáo khoa học, 2003.
Với những thay đổi về phạm vi địa lý cũng như hiện trạng thực tế, tôi khẳng định đề tài “Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Thành phố Hà Nội” là đề tài mới, trong nhiều năm trở lại đây vẫn chưa được nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Phạm vi về không gian
Thư viện Thành phố Hà Nội , bao gồm:
Thư viện Hà Nội 47 Bà Triệu - Hà Nội
Thư viện Hà Nội cơ sở 2 - Số 02 Đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
4.2. Phạm vi về thời gian
Thư viện Hà Nội từ năm 1998 đến nay.
Thư viện Hà Nội cơ sở 2 từ tháng 1 năm 2009 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong Khóa luận, người nghiên cứu đã áp dụng các kiến thức chuyên ngành được học và các phương pháp: Duy vật biện chứng; duy vật lịch sử và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển Kinh tế - Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa xã hội nói chung và về ngành Thông tin - Thư viện nói riêng v..v
5.2. Phương pháp cụ thể
Xử lý phân tích tổng hợp tài liệu
Điều tra Xã hội học (phỏng vấn trực tiếp, quan sát…)
Thống kê, so sánh
Lịch sử - so sánh
Tiếp cận hệ thống v…v
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn
6.1. Đóng góp về lý luận
Phản ánh được một trong những nhiệm vụ hoạt động của Thư viện là phục vụ mọi đối tượng nhân dân.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
Rút ra những kinh nghiệm và kết quả đã đạt được của thư viện trong công tác phục vụ người khiếm thị
Phản ánh được nhu cầu hiện nay của bạn đọc khiếm thị đối với các tài liệu tri thức
Đưa ra một vài đóng góp và gợi ý ban đầu cho việc phát triển
Đóng góp vào giá trị nhân đạo, tuyên truyền, giới thiệu nhiều hơn về hoạt động phục vụ sách báo cho người khiếm thị.
7. Cấu trúc Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, Khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát Thư viện Thành phố Hà Nội
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác phục vụ tài liệu cho bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội.
CHƯƠNG III: Một số giả pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc khiếm thị.
CHƯƠNG IKHÁI QUẤT THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Hà Nội
Thư viện Hà Nội (viết tắt: TVHN) được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu “Phòng đọc sách nhân dân”. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm (nhà Thuỷ Toạ, Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Từ tháng 1/1959 Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thư viện nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Hà Nội
Tên hành chính: Thư viện Thủ đô Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Capital Library
Website: www.thuvienhanoi.org.vn
Ảnh 01: Thư viện Hà Nội trước năm 2005
Ngày 10/10/2005, TVHN khởi công xây dựng mới trên 1.347m2 của trụ sở cũ, trụ sở mới của TVHN được đầu tư xây dựng hiện đại, gồm 8 tầng nổi và 1 tầng hầm, cao trình 29,7m, diện tích sàn 6.161m2 với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, phụ trợ tốt cho hoạt động phục vụ người đọc. Công trình được xây dựng trong 3 năm (10/10/2005 – 10/10/2008) với tống vốn đầu tư 44 tỷ đồng.
Số lượng cán bộ trong những ngày đẩu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn sách vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp chí. Cơ sở vật chất của Thư viện còn nghèo nàn. Cán bộ của Thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để từng bước đưa Thư viện thành phố đi lên.
Ảnh 02 Thư viện Hà Nội từ tháng 10/2008
Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại, một nửa đất nước bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, THƯ VIệN đã tập trung sách báo phục vụ nhân dân Thủ đô, đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới các thư viện cơ sở, từ một Thư viện Thành phố sau này phát triển thêm 12 thư viện quận, huyện phục vụ nhân dân nội và ngoại thành.
Để ghi nhận những đóng góp đáng kể của , Đảng, Nhà nước đã trao tặng cho TVHN 03 Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập hạng Ba.
Từ ngày 01/08/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây và một phần địa phận các tỉnh lân cận nên hoạt động của các tổ chức hành chính của Hà Nội, trong đó có Thư viện Hà Nội cũng thay đổi, mở rộng.
Tháng 2/2009, Thư viện tỉnh Hà Tây (thành lập năm 1957) chính thức sáp nhập vào Thư viện Hà Nội, đổi tên gọi là “Thư viện Hà Nội Cơ sở 2”. Tên hành
chính chung của 2 cơ sở là “Thư viện Thành phố Hà Nội”.
TVHN đã tổ chức tốt mọi hoạt động tại Cơ sở 2 – Số 2 Quang Trung, Hà Đông và luân chuyển sách xuống 79 tủ sách cơ sở.
Hiện hai cơ sở đã và đang hoạt động vừa mang tính độc lập vừa phát huy thế mạnh tổng lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra cho Thư viện Thủ đô.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
TVTPHN là Trung tâm Văn hóa - Khoa học - Giáo dục quan trọng của Thủ đô, có chức năng tàng trữ, luân chuyển sách báo kể cả các loại sách, báo, tài liệu do địa phương xuất bản… đến với cộng đồng. Thư viện phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc, bao gồm: người lao động, người cao tuổi, thanh niên, thiếu nhi, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, người khuyết tật, những người nghiên cứu khoa học kỹ thuật v…v. Vì vậy, TVTPHN vừa là một Thư viện khoa học tổng hợp, vừa có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cơ sở, duy trì và phát triển văn hóa đọc trong nhân dân.
1.2.2. Nhiệm vụ
Là trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp hoạt động của hệ thống thư viện, tủ sách và phong trào đọc sách của quần chúng, đề xuất phương hướng nội dung, kế hoạch tổ chức và hoạt động của từng loại hình thư viện, tủ sách đối với từng loại người đọc.
Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản ở trong nước và sách báo bằng tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương phục vụ yêu cầu công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao kiên thức văn hoá cho quần chúng
Tổ chức việc tuyên truyền giới thiệu sách báo với bạn đọc.
Tổ chức đọc sách tại chỗ và luân chuyển cho mượn sách báo rộng rãi trong quần chúng. bảo vệ, bảo quản kho sách báo, tài sản của thư viện.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận, huyện, thị xã và các ngành...
Hiện nay được giao thêm nhiệm vụ mới: nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Hai cơ sở có đồng cơ cấu:
Ban Giám đốc
Phòng Hành chính Tổ chức
Phòng Bổ sung - Biên mục
Phòng phục vụ bạn đọc
+ Phòng Báo - Tạp chí
+ Phòng Mượn
+ Phòng đọc Tổng hợp
+ Phòng Thiếu nhi
+ Phòng đọc tự chọn
+ Phòng khiếm thị
Phòng Thông tin - Thư mục - Địa chí
Phòng Nghiệp vụ - Phong trào cơ sở.
1.4. Cán bộ Thư viện
Thư viện Hà Nội
Tổng số cán bộ: 75 người
100% cán bộ chuyên môn có trình độ cử nhân trở lên (trong đó: 01 Tiến sĩ, 09 Thạc sĩ.)
Thư viện Hà Nội cơ sở 2
Tổng số cán bộ: 24 người, trong đó:
Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: 02 người
Cử nhân Thông tin - Thư viện: 20 người
Trung cấp: 02 người
1.5. Vốn tài liệu
674.139 tài liệu và 450 loại báo - Tạp chí. Trong đó:
Sách Tiếng Việt: 508.929 bản
Sách ngoại văn: 30.180 bản
Sách Thiếu nhi: 116.525 bản
Tài liệu địa chí: 16.505 bản
CSDL: 8 CSDL với 210.000 biểu ghi.
Thư viện đang lưu trữ một kho tàng thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và nhân loại; có phòng tra cứu địa chí về Thăng Long – Hà Nội. Trong kho sách có vài ngàn bản tư liệu Hán – Nôm, các loại sách ngoại văn, các bản đồ cổ, ảnh Hà Nội xưa và nay rất quý hiếm.
1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Thư viện Hà Nội
Cơ sở hạ tầng: 8 tầng nổi và 1 tầng hầm.
TVHN có 2500m2 diện tích sử dụng. Phòng đọc khang trang, đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, nhiệt độ v…v. Hệ thống phòng cháy tự động lắp đặt tại từng kho sách. 02 thang máy phục vụ bạn đọc và 01 thang máy chuyên dụng (khu vực riêng biệt) dùng để vận chuyển tài liệu đến từng phòng nghiệp vụ.
Hiện Thư viện đang nhập về 60 máy tính phục vụ Phòng đa phương tiện, phục vụ tra cứu CSDL, tìm tin theo nhu cầu bạn đọc.
TVHN hiện có 07 máy in, 03 máy photocopy.
Thư viện Hà Nội cơ sở 2
Cơ sở hạ tầng: 3 tầng.
Diện tích sử dụng: 2000m2 với khoảng 400 giá sách, hơn 300 chỗ ngồi đọc.
Tính đến nay, TVHN2 có 29 máy vi tính, 03 máy in lazer; 01 máy photocopy; 01 máy quét Scaner; 01 ổ ghi đĩa CD & đã thiết lập mạng LAN, mạng internet.
1.7. Kết quả công tác
1.7.1. Công tác phục vụ bạn đọc
Thư viện Hà Nội
THƯ VIệN giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc cấp & đổi thẻ, tạo mọi điều kiện để bạn đọc sử dụng thư viện thuận lợi hơn (nhất là dịp hè)
Mở thêm phòng đọc tự chọn (tầng 5), tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận tra tìm tài liệu
Lượt bạn đọc : 161.467
Lượt sách báo : 747.500
Cấp & đổi thẻ các loại: 11.100 thẻ
(số liệu năm 2008)
4 tháng đầu năm 2009, cấp mới: 1.410 thẻ.
Thư viện Hà Nội cơ sở 2
+ Lượt bạn đọc: 7.774
+ Lượt sách báo: 19.145
+ Tổng số thẻ: 2.100 thẻ
(Số liệu quý I - 2009)
1.7.2. Công tác bổ sung - biên mục
* Thư viện Hà Nội
Bổ sung sách mới: 27.034 cuốn (trong năm 2008) -> Nâng tổng số sách Thư viện lên 556.972 cuốn
Báo Tiếng Việt: 229 tên báo, tạp chí (tính đến tháng 4 năm 2009)
Báo Ngoại văn : 30 tên báo
Hoàn thành 1 tỷ đồng kinh phí bổ sung sách báo năm 2008 (Sách chương trình mục tiêu năm 2008 là 3.084 cuốn = 100 triệu đồng)
* Thư viện Hà Nội cơ sở 2
Bổ sung sách mới 2.898 đầu sách với 12.163 cuốn ( trong năm 2008)
Báo Tiếng Việt: 234 tên báo, Tạp chí.
Báo Ngoại văn: 01 tên báo (Vietnam News).
1.7.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo
Tổ chức các phòng đọc chuyên đề
Phối hợp các nhà xuất bản, Đại sứ quán, trường học v…v tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách báo.
1.7.4. Công tác địa chí
Biên soạn Thư mục chuyên đề
Hồi cố kho sách Hán – Nôm, Tài liệu Hương ước, khoán ước của các làng thuộc tỉnh Hà Nội (1920 – 1942) và tỉnh Hà Tây.
Phục vụ tra cứu về Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ)
1.7.5. Công tác xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở
Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thư viện cơ sở Quận Huyện
Xây dựng mới 1 số Thư viện cơ sở
Số liệu (tính đến tháng 4 /2009)
Toàn thành phố: Thư viện Quận, Huyện: 24/29
* Thư viện Hà Nội
Thư viện, tủ sách cơ sỏ: 389
Điểm Bưu điện, Văn hóa Xã: 136
Phục vụ 550.000 lượt bạn đọc, 1.480.000 lượt sách báo.
* Thư viện Hà Nội cơ sở 2
Thư viện, tủ sách văn hóa cơ sở: 435
Điểm Bưu điện, Văn hóa xã: 258
Tủ sách pháp luật: 325
Tủ sách trường học: 694
Phục vụ 565.000 lượt bạn đọc, 1.576.000 lượt sách báo (Trong năm 2008)
Hơn nửa thể kỷ qua, TVHN đã phục vụ thông tin, sách báo cho hàng triệu người và đã trở thành địa chỉ văn hoá quen thuộc của mọi người dân Thủ đô. Với những hình thức hoạt động phong phú đa dạng, TVHN đã phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu, học tập, sản xuất, kinh doanh và nâng cao dân trí. Sau khi sáp nhập, TVTPHN cố gắng phát huy sức mạnh của hai thư viện. Cùng sự đầu tư, quan tâm của các cấp lãnh đạo nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ Thư viện, TVTPHN đang từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ, xứng tầm với Thư viện của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
CHƯƠNG IITHỨC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hiện nay, công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại TVHN2 đang được triển khai tại Hội Người Mù Hà Nội cơ sở 2 (HộiNgười Mù tỉnh Hà Tây cũ). Vì vậy nội dung thực trạng tập trung vào công tác phụcvụ bạn đọc khiếm thị tại TVHN.
2.1. Thực trạng vốn tài liệu phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm của người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Theo Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch): cộng đồng NKT ở nước ta chiếm tỷ lệ khoảng trên 1% dân số. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh xã hội và Viện Mắt Trung ương: hiện nay Việt Nam có trên 5,1 triệu người tàn tật và trẻ mồ côi, trong đó có trên 900.000 NKT, bao gồm khoảng 600.000 người mù (trên thực tế con số này còn cao hơn). Nhưng chỉ 40.000 NKT đăng ký là thành viên của Hội Người Mù và có thể nhận được các hỗ trợ. Hầu hết NKT lớn tuổi sống với gia đình, hoặc đăng ký là thành viên Hội Người Mù tại địa phương, trong khi đó nhiều em khiếm thị được sống tập trung tại các mái ấm tình thương, hoặc các trường đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thị. Các mái ấm thường nhận tiền hoặc vật phẩm tài trợ từ các tổ chức hoặc cá nhân từ thiện để giúp họ có điều kiện sống, học tập và làm việc cùng nhau.
Tại Hà Nội, số lượng NKT là trên 10.000 người. Phần lớn họ sinh sống cùng với gia đình, song gặp rất nhiêu khó khăn trong đi lại vì ở Việt Nam chưa có cơ sở hạ tầng và thiết kế giao thông đặc biệt dành cho người khuyết tật để họ có thể ra ngoài mà không cần đến sự giúp đỡ của người nhà. Vì vậy, NKT khó hòa nhập vào cộng đồng, phát huy năng lực, đóng góp cho xã hội.
Mức sống của NKT còn rất thấp. Những NKT có khả năng sống & trang trải chi phí sinh hoạt tự lập là khoảng 50%. Số hộ nghèo có NKT trên toàn quốc là 29%, ở Hà Nội là 10 - 15%. Cuộc sống của NKT gặp rất nhiều khó khăn, không có việc làm ổn địnhk hoặc thu nhập thấp. Nghề ngjiệp chủ yếu của họ là làm kinh tế gia đình bằng chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu (60%); Xoa bóp: 100 người; Làm thủ công (tăm chổi, đan lát); cho thuê nhà v..v Với chức năng chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên và người mù trong cả nước, Hội Người mù Việt Nam (thành lập ngày 17/04/1969) đã tổ chức các lớp dạy chữ, dạy nghề, thành lập nhiều cơ sở sản xuất. Chương trình vay vốn từ quỹ quốc gia phát triển việc làm đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hội viên có việc làm và thu nhập ổn định hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phần lớn NKT có trình độ văn hóa thấp so với mặt bằng xã hội, nhất là khu vực nông thôn. Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho NKT là khâu quan trọng nhất để tạo điều kiện cho họ hòa nhập với cộng đồng. Hàng vạn Hội viên Hội Người mù đã được Hội tổ chức học chữ Braille để nâng cao trình độ, hòa nhập xã hội. Cho đến nay đã có hàng ngàn thanh thiếu niên mù trong cả nước được học tập hòa nhập tại các trường phổ thông công lập hoặc trường phổ thông đặc biệt. Hơn 100 sinh viên mù đã và đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Trình độ văn hóa, giáo dục của NKT tại Hà Nội ngày càng cao cùng với điều kiện & nhu cầu học tập của họ. Trong đó: Tốt nghiệp phổ thông: 25 - 30%; Khoảng 40 người có trình độ đại học.
2.1.2. Nhu cầu tin và tình hình tiếp cận thông tin của người khiếm thị
Cùng với sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu được đọc sách nói riêng cũng như hưởng thụ sản phẩm văn hóa nói chung của NKT ngày càng cao, phong phú và đa dạng. Sách báo chữ Braille, băng cassette, đĩa CD đã trở thành những ấn phẩm không thể thiếu giúp NKT nâng cao kiến thức, nâng cao chất lượng sống mọi mặt. Nhờ được trang bị kiến thức về tin học, rất đông cán bộ, hội viên người mù đã sử dụng thành thạo vi tính, truy cập mạng Internet, khai thác được thông tin, sách báo truyền tải trên mạng. Tuy nhiên do mất đi giác quan quan trọng nhất nên NKT bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận các phương tiện thông tin, các kiến thức được truyền tải qua sách báo bình thường. Theo khảo sát thực tế, đa phần người khiếm thị tiếp nhận văn hóa qua: Nghe đài, nghe Tivi…; đọc sách, báo chữ nổi; tham gia các sinh hoạt văn hóa chủ yếu tại Thành hội và do Thành Hội Người Mù tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu văn hóa, họ phải tự thân tìm đến, tiếp cận với các nguồn tin, nguồn kiến thức hoặc thông qua các hoạt động văn hóa: câu lạc bộ văn nghệ, tủ sách của Thành hội & các quận hội. Nhưng nhìn chung, nhiệm vụ trọng tâm của Thành hội & quân hội vẫn là tập trung giải quyết vấn đề đời sống cho hội viên. Vì vậy, điều kiện tiếp nhận văn hóa của NKT chưa đáp ứng được nhu cầu văn hóa của họ, NKT rất cần những phương tiện truyền tải phù hợp (sách báo chữ Braille; máy phóng chữ nét to; đĩa, máy đọc đĩa CD; băng, đài cassette…) Việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo dục, phổ biến kiến thức và văn hóa cho NKT đòi hỏi sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, NKT là nhóm người thiếu điều kiện truy cập thông tin cần thiết cho việc học tập và đời sống của họ. Họ có nhu cầu đọc sách và thông tin như người bình thường; họ cũng có nhu cầu học suốt đời, nhu cầu giải trí cũng như đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, hầu như mọi điều kiện tiếp thu thông tin - văn hóa - giải trí v...v đều không thuận lợi cho họ, tài liệu và các dịch vụ trong thư viện cũng như vậy. Cho đến nay, người ta cũng chưa thể xác định nhu cầu đọc sách của NKT ở mức nào là phù hợp. Một trong các nguyên nhân là chi phí chuyển đổi các ấn phẩm in sang định dạng khác còn quá cao, bất chấp sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Một rào cản khác là bản quyền tác giả trong chia sẻ nguồn tin cũng gây rất nhiều khó khăn cho việc thỏa mãn nhu cầu tin của NKT.
2.1.3. Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng
* Tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, có hơn 900.000 người (chiếm 1,2% dân số) có khuyết tật về mắt, bao gồm 600.000 người mù hoàn toàn.
Những năm gần đây, ở Việt Nam, các hoạt động phục vụ cho NKT trong các thư viện công cộng đã có nhiều thay đổi. Năm 1998, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia về văn hoá đã xây dựng thí điểm 2 phòng đọc sách cho người khiếm thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ở một số thư viện tỉnh, thành cũng lần lượt xuất hiện các hình thức phục vụ như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Hải Dương, Thanh Hoá... Đến nay đã có hơn một nửa các thư viện tỉnh, thành phố tổ chức phòng đọc cho NKT. Một số Tỉnh Hội, Thành Hội Người mù đã có các thông tin nội bộ như
Hà Nội: tập chí “Tri thức và đời sống” bằng băng cassette ra hàng tháng.
Nam Định: báo băng “Đời mới” ra hàng quý.
Thành phố Hồ Chí Minh: Bản tin chữ Braille ra mỗi năm 1 kỳĐài PT-TH Hải Phòng phối hợp Thành Hội Người mù Hải Phòng thực hiện chương trình phát thanh “Vòng tay ánh sáng” vào Chủ nhật
v…v
Hầu hết các cấp Hội đều có thư viện và tủ sách, cung cấp tài liệu học tập và thông tin quan trọng cho hội viên.
Song vốn tài liệu phục vụ người khiếm thị quá ít. Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh có 392 bản sách chữ nổi, 8 loại báo- tạp chí với 448 bản, 493 băng casette, 620 đĩa CD. Phòng đọc ở các thư viện tỉnh, thành phố khác cũng có bình quân từ 100-300 bản sách chữ nổi, 80 - 140 đĩa CD, băng cassette. Ở một số thư viện tỉnh miền núi, phòng đọc càng nghèo nàn hơn. Vốn tài liệu phục vụ ở các thư viện tỉnh, thành phố chủ yếu được cung cấp từ Hội Người mù Việt Nam, Vụ Thư viện, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, Hội Người mù TP. Hà Nội. Ngân sách của các thư viện tỉnh, thành phố bổ sung vốn tài liệu phục vụ còn rất ít. Ngoài Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh và Thư viện Hà Nội có kinh phí bổ sung vài chục triệu đồng/ năm, phần lớn chỉ có 2-3 triệu đồng và vẫn còn một số thư viện tỉnh không bổ sung tài liệu phục vụ . Lý do chính là không có nguồn tài liệu để mua hoặc lượng bạn đọc khiếm thị đến thư viện ít, khai thác vốn tài liệu không nhiều... Đó là những khó khăn lớn và khó khắc phục.
Hiện nay, ở Việt Nam không có thư viện đặc biệt dành riêng cho NKT, các nhà xuất bản ở Việt nam không quan tâm đến loại tài liệu này. Hầu hết thông tin cho NKT là sách chữ nổi được được Hội Người Mù sản xuất. Bởi vậy, có sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn lực thông tin cho NKT. Mặc dù không có một thống kê chính thức về tài liệu chuyển dạng cho NKT ở Việt Nam, nhưng có thể nhận thấy rõ là tài liệu cho NKT hiện không được quan tâm đúng mức.
Kế đến là các dạng tài liệu khác như sách nói dạng băng cassette. Có một số tổ chức như hệ thống các trường phổ thông đặc biệt ở Việt Nam – Trường Nguyễn Đình Chiểu sản xuất sách chữ nổi cho học sinh Tiểu học và Trung học. Các tổ chức từ thiện khác sản xuất sách nói dạng analog như Hội Phụ nữ Từ thiện TP. Hồ Chí Minh, và Trung tâm Vì Người Mù Sao mai (sản xuất sách nói DAISY và tập huấn tin học cho NKT). Gần đây, sách nói kỹ thuật số định dạng DAISY được sản xuất bởi dự án do quỹ FORCE tài trợ.
Hiện tại, các thư viện tỉnh, thành phố tổ chức phục vụ chủ yếu là tại chỗ và cho mượn về nhà. Một số thư viện phối hợp với Hội Người mù mang sách, báo, thiết bị đến phục vụ tại hội, chi hội, các trường dạy nghề, mái ấm tình thương... Với tinh thần “Sách đi tìm người”, Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi... đã luân chuyển tài liệu xuống các cơ sở . Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đã bắt đầu phục vụ bằng xe thư viện lưu động. Hình thức này rất được hoan nghênh bởi đã đáp ứng nhu cầu đọc và giải trí của ở những vùng xa xôi, giúp họ tiếp cận với những phương tiện hiện đại mới.
Vào thập niên 90, cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là do nhu cầu của bộ phận NKT, các trường chuyên biệt cho NKT và các tổ chức từ thiện cho người mù, một số nhóm hỗ trợ về CNTT đã bắt đầu thiết kế và thực hiện các phần mềm chuyên dụng để NKT dễ dàng tiếp cận với máy tính. Trong thời điểm này, các thư viện Việt Nam vẫn chưa có dịch vụ cho NKT. Nhận thấy sự cần thiết của dịch vụ này trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận với nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đầu tư thí điểm cho 02 phòng đọc cho NKT tại TVHN và TVKHTH thông qua “Chương trình Quốc gia Mục tiêu về Văn hóa”. Đây chính là hoạt động khởi xướng đầu tiên về dịch vụ cho NKT tại Hệ thống Thư viện công cộng tại Việt Nam.
TVKHTH là thư viện công cộng đầu tiên đã ứng dụng CNTT vào các dịch vụ nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm cho NKT. Hơn 8 năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Quỹ FORCE (Hà Lan), các dịch vụ cho NKT ở TVKHTH phát triển rất nhanh. Thêm vào đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Vụ Thư Viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Quỹ FORCE, dịch vụ cho NKT đã được mở rộng đến 64 thư viện công cộng trong cả nước. Trong đó, TVHN liên kết với Hội Người Mù Việt Nam là đơn vị duy nhất của Thủ đô trong lĩnh vực phục vụ thông tin cho NKT.
Từ năm 2003, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (viết tắt là TVKHTH) đã trở thành thư viện công cộng đầu tiên sản xuất sách nói theo định dạng DAISY này, với 02 studio sản xuất và phân phối sản phẩm cho toàn Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam và các tổ chức khác. Hơn thế nữa, TVKHTH bắt đầu sản xuất các loại tài liệu khác như hình minh họa nổi, sách minh họa nổi. Đến cuối năm 2008, thêm 01 studio sản xuất sách nói được thành lập tại TVHN cũng do Quỹ FORCE tài trợ nhằm tăng cường số lượng sách nói cho cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, các Dự án cung cấp thông tin cho NKT ứng dụng CNTT đang được quan tâm & đầu tư . Có thể đơn cử như Dự án “Thư Viện Sách Nói Kỹ Thuật Số Cho Người Khiếm Thị” (Digital Talking BookProjects) - Chủ nhiệm dự án: PGS. TS: Đặng Hoài Phúc
Dự án “Xây dựng thư viện sách nói kỹ thuật số và trình đọc màn hình tiếng Việt dành cho người khiếm thị” với tổng kinh phí 59.535 USD đã được triển khai từ năm 2005. Đây là một dự án phát triển công cụ trợ giúp và nguồn tài liệu tương thích nhằm giúp NKT tiếp cận với tin học một cách hiệu quả và nhanh nhất; tạo một nguồn tài liệu phong phú nhằm phục vụ cho các học sinh, sinh viên khiếm thị. Dự án được chia thành hai phần chính:
Phần 1: Xây Dựng Thư Viện Sách Nói Kỹ Thuật Số. Trong phần này dự án sẽ tiến hành chuyển tòan bộ các bộ sách giáo khoa sang sách nói kỹ thuật số theo chuẩn DAISY Với lọai sách này, NKT có thể vừa đọc được văn bản bằng chữ nổi hoặc nghe sách đọc, tăng hoặc giảm tốc độ đọc, chuyển đổi giữa các trang nhanh hơn, tìm nội dung dễ hơn, đánh dấu hoặc ghi chú trực tiếp trên sách dựa trên thông tin riêng của từng người... So với lọai sách nói hiện nay, chỉ đơn giản được đọc và thu trên băng cassette nên các tính năng nêu trên hoàn toàn không được hỗ trợ. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho NKT trong việc đọc sách và tìm tài liệu. Hơn thế nữa, với lọai sách nói kỹ thuật số sẽ giúp cập nhật một bộ sách mới nhanh hơn nhiều lần.
Phần 2: Dự án phát triển bộ đọc tiếng Việt theo chuẩn Sapi với giọng đọc mới. Giọng đọc hiện nay còn thiếu và không hỗ trợ nhiều từ trong tiếng Việt.
Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tích hợp bộ đọc vào các trình đọc màn hình phổ biến hiện nay bao gồm Jaws, NVDA, đặc biệt là NVDA, một trình đọc màn hình mã nguồn mở.
Được sự cho phép và hỗ trợ đầu sách của Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Dự án đã chuyển toàn bộ nội dung sách giáo khoa sang dạng sách nói kĩ thuật số dành cho NKT theo chuẩn DAISY, với tổng số 85 đầu sách từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là dự án tập trung chủ yếu vào vấn đề giáo dục cho NKT nhằm đem lại cho NKT nguồn tài liệu học tập phong phú giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
* Tại Hà Nội,
Thư viện dành cho NKT tại TVHN ra đời năm 1998 đã trở thành sự kiện văn hóa đối với những NKT, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống văn hóa - giáo dục cho NKT, đặc biệt là lớp trẻ. Đầu tháng 12/2006, Thư viện âm thanh cho người khiếm thị ra đời với sự giúp đỡ của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty cổ phần Vincom.
Thư viện âm thanh ra đời với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các em khiếm thị tại Hà nội ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21548.doc