Tài liệu Công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội: MỞ ĐẦU.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2000-2005, đã đánh dấu sự khởi sắc của Du lịch Việt Nam. Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến du lich Việt Nam nhiều lần và thời gian lưu trú dài hơn. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 là 2.927.876 khách, năm 2005 là 3.467.757 khách tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2004. Độ dài thời gian lưu trú bình quân lưu lại ở Việt Nam của một lượt khách du lịch quốc tế cũng lâu hơn với 13.8 ngày, trong khi... Ebook Công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2003 là 10,6 ngày. Bên cạnh đó với những chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế về mọi lĩnh vực, đồng thời đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch khách du lịch nội địa trong năm 2005 đạt 16.7 triệu lượt tăng 11% so với cùng kỳ năm 2004. Thu nhập từ du lịch của Việt Nam năm 2005 đã tăng cao, đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 15.4% so với năm 2004.
Không chỉ có vậy, theo nghiên cứu của Hội đồng Du lịch Thế giới World Travel and Tourism Council (WTTC) vừa được công bố tại New Dehli, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng về Du lịch cao nhất trong vòng 10 năm tới (2006-2015), với tốc độ tăng trưởng 7,7%. Hiện nay, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh, đứng thứ 7 trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, du lịch Việt Nam sớm sẽ đạt chỉ tiêu 6 đến 7 triệu khách quốc tế, 25 triệu khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch có giá trị tương đương 5 đến 6 tỷ USD mà không cần đợi đến năm 2010.
Vì vậy, một vấn đề đặt ra và rất cần thiết đối với những doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam là cần phải luôn luôn nắm bắt được xu thế phát triển thị trường du lịch thế giới nói chung cũng như của khu vực và Việt Nam nói riêng, đồng thời có những định hướng và kế hoạch, biện pháp để mởi rộng thị trường cũ, thâm nhập những thị trường mới nhiều tiềm năng. Có như vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam mới tận dụng được những lợi thế của mình, không bỏ sót những cơ hội và thời cơ trong quá trình phát triển, hội nhập thị trường du lịch Việt Nam, khu vực và quốc tế hiện nay.
1. Lý do chọn đề tài:
Những định hướng của các doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển và mở rộng thị trường khách trong mỗi giai đoạn phù hợp sẽ là bàn đạp để cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Khi đã nắm bắt được những xu hướng phát triển thị trường khách hiện tại và tương lai, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm và phát hiện được những nguồn thị trường tiềm năng, phù hợp với mình. Từ đó xác định và nắm bắt rõ những đặc điểm về thị trường khách hướng tới, doanh nghiêp sẽ phát huy được những lợi thế so sánh, dần tạo ra một thị trường đặc trưng cho doanh nghiệp. Trong du lịch, đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành là chủ yếu thì công việc này càng đóng vai trò quan trọng hơn. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập ở Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội – một trong những Công ty Lữ hành lớn và nổi tiếng, được xếp vào Topten những Công ty lữ hành của Việt Nam trong nhiều năm, em đã quyết định trọn đề tài: “Công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của em khi thực hiện đề tài “Công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội” đó là:
- Tập trung tìm hiểu và nghiên cứu công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam.
- Tìm hiểu cơ cấu hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của các phòng Thị trường, phòng Xúc tiến kinh doanh trong công tác phát triển thị trường.
- Tìm hiểu thị trường khách hiện tại và những định hướng phát triển thị trường khách của Công ty.
- So sánh đối chiếu lý thuyết và thực tiễn để đưa ra những ý kiến đóng góp cho công tác phát triển thị trường của Công ty.
Ngoài những mục đích chính này, em còn tìm hiểu về cơ cấu bộ máy tổ chức, thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2002-2005. Đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn đối với Công ty trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu chính là Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, ngoài ra có sự liên hệ so sánh với các Công ty khác và thị trường du lịch Việt Nam.
4. Lịch sử nghiên cứu:
Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội là một trong những Công ty Lữ hành nổi tiếng trong thị trường du lịch lữ hành của Việt Nam. Do đó đây là một đối tượng được nhiều sinh viên của các khóa trước quan tâm và nghiên cứu. Đã có một số đề tài nghiên cứu về Công ty, nhưng chủ yếu là nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế vì đây là một điểm mạnh của Công ty. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về hoạt dộng hướng dẫn, hoạt động xúc tiến du lịch của Công ty. Chính vì vậy, để tránh trùng lặp và thực hiện lại những vấn đề đã được nghiên cứu trước đây, em đã quyết định chọn đối tượng nghiên cứu là “công tác phát triển thị trường của Công ty” – một trong những vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: tài liệu chủ yếu được thu thập trong Công ty như: các bảng báo cáo cuối năm, ấn phẩm, trang web,…ngoài ra còn thu thập và sử dụng những thông tin từ các tạp chí, sách, báo, trang web bên ngoài Công ty về du lịch và một số nguồn khác.
- Phương pháp phân tích tài liệu: những tài liệu và thông tin thu được sẽ được kiểm tra, xử lý, phân loại và phân tích để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra, quan sát: điều tra, quan sát những hoạt động kinh doanh thực tiễn của Công ty, phương pháp này được thực hiện thông qua quá trình sinh viên thực tập tại Công ty.
- Phương pháp thống kê: Những thông tin, số liệu thu thập được sắp xếp, thống kê lại cho phù hợp với đề tài.
6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được chia làm ba phần chính:
- Phần 1. Mở đầu.
- Phần 2. Nội dung chính: gồm ba chương.
+ Chương 1. Khái quát về Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội.
+ Chương 2. Thị trường khách và công tác phát triển thị trường của Công ty.
+ Chương 3. Định hướng phát triển thị trường và một số ý kiến đóng góp nâng cao hiệu quả công tác phát triển thị trường của Công ty.
- Phần 3. Kết luận.
Ngoài những phần chính trên bố cục của đề tài còn có các phần khác như: mục lục, phần phụ lục, phần tài liệu tham khảo.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cô, các bác tại Phòng thị trường của Công ty và các thầy cô trong khoa để hoàn thành khóa khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các bác tại Phòng thị trường của Công ty và các thầy cô trong khoa, đặc biệt là Thầy Tô Quang Long – Giảng viên khoa Du lịch học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài Khóa luận tốt nghiệp này.
Chương 1.
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DU LỊCH
VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI.
1.1. Khái quát về Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội:
1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty.
Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội được xem là một trong những công ty lớn, nổi tiếng trong làng Du lịch Việt Nam. Là đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành, Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội đã khẳng định vị trí là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành Du lịch. Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn phục vụ khách trong nước và quốc tế; chú trọng việc xây dựng các tour tuyến mới… nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Hiện nay hàng năm, Công ty đón tới khoảng 20 nghìn khách du lịch – trong đó khách quốc tế chiếm trên 50%. Doanh thu hàng năm của Công ty khoảng 100 tỷ VNĐ, nộp ngân sách nhà nước bình quân mỗi năm ước đạt gần 6 tỷ, lợi nhuận trung bình hàng năm đạt trên 6 tỷ đồng. Có được những thành tựu như ngày hôm nay Công ty đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài đầy khó khăn, thử thách. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được khái quát thành những giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn 1960 – 1974:
Tiền thân của Công ty Du Lịch Việt Nam – Hà nội là Công ty Du lịch Việt Nam. Đây là công ty du lịch đầu tiên ở nước ta, được thành lập ngày 9.7.1960 căn cứ vào Nghị định 26/CP của HĐCP. Tuy nhiên, Công ty Du lịch Việt Nam lại thuộc sự quản lý của Bộ Ngoại thương. Trong thời kỳ đất nước chưa thống nhất, vẫn còn chiến tranh miền Nam, miền Bắc vừa mới được giải phóng và đang xây dựng kiến thiết lại nên đi du lịch không phải là điều mà người dân quan tâm. Cơ sở vất chất của Công ty còn thiếu thốn. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là phục vụ khách của Đảng và Chính phủ. Đến ngày 16.3.1963 Công ty được giao thêm nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu hút thêm ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả cao do chưa được quan tâm thực sự.
b. Giai đoạn 1975 – 1990:
Khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất vào năm 1975, hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty được mở rộng, không còn chỉ trong phạm vi miền Bắc còn mở rộng vào cả miền Nam. Công ty được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới, tiếp quản các khách sạn lớn ở các tỉnh phía Nam để đưa vào kinh doanh du lịch. Tuy nhiên do vẫn trong thời kỳ bao cấp nên hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn hạn chế, nguồn khách chủ yếu vẫn là khách của Đảng và Chính Phủ, công nhân viên chức trong biên chế của nhà nước, được đi du lịch theo tiêu chuẩn.
c. Giai đoạn 1990 đến nay:
Để hoạt động kinh doanh của Công ty phù hợp và đáp ứng được nền kinh tế thị trường, ngày 9.4.1990 HĐ Bộ trưởng đã ra NĐ/19 HĐBT về việc thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận trước đây mà tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam. Tên đối ngoại chính thức của Công ty là Vietnamtourism. Mạng lưới hoạt động du lịch phát triển, Công ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và các chi nhánh khác ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, do một số điều kiện khác quan và chủ quan, hoạt động kinh doanh của Công ty không đạt hiệu quả cao. Sau một thời gian làm ăn thua lỗ, Tổng Công ty Du lịch Việt Nam đã giải thể. Các chi nhánh của Tổng Công ty trở thành các Công ty con độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục Du Lịch.
Trong giai đoạn này, thị trường du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng, đặc biệt là ở Hà Nội. Trước tình hình đó, căn cứ vào NĐ 20/CP ngày 27.12.1992 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, ngày 16.2.1993 Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đã ra quyết định số 87/QĐ – TCCB, chính thức thành lập Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội với chức năng kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế. Đồng thời chính thức lấy tên đối ngoại là Vietnamtourism in Hanoi.
Công ty có trụ sở chính đặt tại 30A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và hai chi nhánh:
Chi nhánh I: đặt tại 14 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Huế;
Chi nhánh II: đặt tại 107 Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng thêm một khách sạn Vịnh Hạ Long đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Hạ Long, đặt đưới sự quản lý trực tiếp của Công ty.
Bắt đầu chính thức đi vào hoạt động kinh doanh vào năm 1993, Công ty ngày một phát triển và đạt nhiều thành tựu. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng được hoàn thiện hơn và đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cao. Với phương châm “ Khách sạn tốt nhất, xe tốt nhất, hướng dẫn tốt nhất và giá tour hợp lý nhất ”, Công ty đang nỗ lực để mở rộng thị trường ở nhiều nước trên thế giới.
1.1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty:
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức chung của Công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty dần được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ, một mặt để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà nước giao, mặt khác làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty như sau: Người đứng đầu Công ty quản lý chung là Giám đốc, giúp đỡ giám đốc trong việc quản lý có hai Phó giám đốc. Tại trụ sở chính ở Hà Nội, Công ty có tám Phòng đảm nhiệm những chức năng riêng (trước đây có một tổ xe nhưng hiện nay đã được sát nhập với phòng Điều hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý). Ngoài ra Công ty còn có hai chí nhánh đặt tại Thành phố Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Vịnh Hạ Long đặt tại Vịnh Hạ Long.
Trong đó:
* Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, là người đứng đầu Công ty quản lý chung mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc trực tiếp phụ trách 5 phòng :
- Ba Phòng Thị trường;
- Phòng Tổ chức Cán bộ;
- Phòng Xúc tiến Kinh doanh.
* Hai phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực sau:
- Phó Giám đốc I phụ trách:
+ Phòng Tài chính Kế toán;
+ Phòng Hành chính Quản trị;
+ Khách sạn Vịnh Hạ Long.
- Phó Giám đốc II phụ trách :
+ Phòng Điều hành;
+ Phòng Hướng dẫn ;
+ Chi nhánh tại Thành phố Huế ;
+ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
* Mỗi phòng đều có một trưởng phòng, các phó phòng, chuyên viên và nhân viên (tùy vào nhiệm vụ và chức năng khác nhau mà số lượng nhân viên các phòng cũng khác nhau).
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty có thể được cụ thể hóa thông qua mô hình sau:
1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên:
Đội ngũ cán, bộ nhân viên của Công ty khá đông và có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Trong tổng số 183 thành viên , có 32 người nắm giữ các vị trí quan trọng , 151 là nhân viên. Số thành viên đạt trình độ đại học là 145 người. Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cộng tác viên dồi dào, nhiều kinh nghiệm. Sau đây là 2 bảng tổng kết về cơ cấu cán bộ và nhân viên của Công ty:
Bảng 1. Tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty Du Lịch
Việt Nam – Hà Nội.
Đơn vị tính: người.
Số
TT
Tên
Đơn vị
Tổng số
Nam
Trình độ
Ngoại ngữ
Độ tuổi
Đại học
Lớp 12
Đại học
C
20-30
31-40
41-50
-51
1
Ban Giám đốc
3
2
3
3
3
2
P. Điều hành
24
20
23
1
6
4
2
4
9
9
3
P.XTiếnKDoanh
7
6
7
5
1
3
2
1
4
P.TC- Kế toán
10
2
9
1
4
1
1
2
6
5
P. Thị trường III
14
5
14
13
2
6
4
2
6
P. Thị trường II
15
1
14
13
2
7
4
2
2
7
P. Thị trường I
10
1
14
9
1
1
3
3
3
8
P. Hướng dẫn
16
14
14
14
9
5
2
9
P. HC -Tổ chức
18
12
10
8
1
4
1
1
6
10
10
Chi nhánh Huế
10
6
8
2
7
3
4
2
4
11
Chi nhánh HCM
14
7
14
8
6
5
6
1
2
12
KS. V. Hạ Long
42
22
15
27
12
14
12
25
5
183
98
145
38
92
38
36
64
43
40
Nguồn [4].
Bảng 2. Tổng số cán bộ của Công ty Du Lịch Việt Nam-Hà Nội.
Đơn vị tính: người.
S
TT
Chức danh
Tổng số
Nam
Trình độ
Ngoại ngữ
Độ tuổi
Đại học
Lớp 12
Đại học
C
20-30
31-40
41-50
-51
1
Ban Giám đốc
3
2
3
3
3
2
Trưởng Phòng, Tđương
10
3
10
5
5
6
4
3
Phó Phòng, Tđương
19
8
18
1
11
8
7
9
3
32
13
31
1
19
13
7
15
10
Nguồn [4].
Nhận xét: Thông qua bảng 2 bảng tổng kết trên ta thấy rằng:
- Tỉ lệ nhân viên có độ tuổi trên 40 cao, chiếm tới 45% tổng số nhân viên của toàn Công ty (83 người có độ tuổi trên 40/183 người). Tỉ lệ này tập chung chủ yếu ở phòng Hành chính Tổ chức (16 người có độ tuổi trên 40/18 người), phòng Điều hành (18 người có độ tuổi trên 40/24 người).
- Sự phân bổ nhân viên không đồng đều và chưa hợp lý ở một số phòng ban như: Phòng Tài chính Kế toán có 10 nhân, đặc biệt là phòng Hành chính Tổ chức có tới 18 nhân viên, Phòng Điều hành có tới 24 nhân viên. Trong khi đó các các phòng Thị trường, Xúc tiến Kinh doanh, Hướng dẫn cần có nhiều nhân sự hơn thì số lượng lại hạn chế.
- Trình độ lao động: tỉ lệ nhân viên đạt trình độ đại học chiếm hơn 79%, tỉ lệ nhân viên có ngoại ngữ đạt trình độ đại học là 50% trong tổng số nhân viên của Công ty. Nhân viên tại các phòng quan trọng như: Phòng Thị trường, Xúc tiến Kinh doanh, phòng Hướng dẫn hầu hết đều đạt trình độ đại học và có trình độ ngoại ngữ cao.
1.1.2.3. Nhiệm vụ và chức năng chính của các phòng ban:
a. Ba phòng Thị trường:
- Tiến hành khảo sát các tour tuyến du lịch, phối kết hợp với Phòng Xúc tiến Kinh doanh tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, tham gia các kỳ hội chợ du lịch quốc tế nhằm thu thút khách du lịch.
- Làm việc với các đối tác, tiến hành ký kết các hợp đồng đưa đón khách (bao gồm cả khách lẻ ).
- Khai thác qua mạng Internet để xúc tiến bán tour du lịch.
- Thường xuyên tiếp xúc khách hàng để giả quyết các phát sinh và trục trặc khi khách đang đi tour.
- Lập hóa đơn chứng từ của từng đoàn, theo dõi và đôn đốc để thu tiền của cá đối tác và khách lẻ.
b. Phòng xúc tiến kinh doanh:
- Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc việc khai thác và xử dụng thông tin, chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết giúp ban giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng dịch vụ du lịch với đối tác trong và ngoài nước.
- Xây dựng, lắp đặt, quản lý và duy trì hoạt động thông suốt của mạng máy tính nội bộ, trang Web của Công ty; áp dụng các giải pháp công nghệ kinh doanh hiệu quả.
- Phối hợp với các phòng chức năng xây dựng và phát triển các sản pẩm du lịch phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, nhà nước của ngành phục vụ cho công tác bán hàng có hiệu quả.
- Nghiên cứu, phát triển và mở rộng thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc về việc tổ chức tham gia hội chợ, hội thảo, hội nghị khách hàng, triển lãm trong và ngoài nước.
- Tham mưu cho Ban giám đốc việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Giúp ban giám đốc liên lạc và xử lý các thông tin liên quan đến các tổ chức du lịch quốc tế và trong nước mà Công ty là thành viên, thực hiện nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi mà Công ty được hưởng từ các tổ chức đó.
c. Phòng Hướng dẫn:
- Căn cứ vào chương trình đã được thông báo Phòng Hướng dẫn có nhiệm vụ bố trí hướng dẫn viên của Công ty đi phục vụ các đoàn khách du lịch quốc tế và người Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước.
- Ký hợp đồng thuê hướng dẫn cộng tác viên đi phục vụ các đoàn khách quốc tế khi cán bộ Hướng dẫn của Công ty đã hết. Giúp đào tạo bồi dưỡng Hướng dẫn cộng tác viên mới để phụ vụ yêu cầu của Công ty.
- Theo dõi việc thực hiện chương trình của từng hướng dẫn viên để biết được chất lượng phục vụ khách (khen, chê của khách….) và xác nhận việc thanh toán của từng hướng dẫn viên.
- Tham gia cùng các Phòng Thị trường trong việc khảo sát, xây dựng, biên soạn các tour, tuyến mới.
d. Phòng Tài chính-Kế toán:
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước của ngành, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty (bao gồm kế hoạch dài hạn và ngắn hạn) và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao.
- Căn cứ vào các quy định của pháp luật - pháp lệnh nhà nước về công tác kế toán - thống kê tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước theo luật định.
- Tiến hành quyết toán tài chính theo quý và năm, làm các báo cáo thống kê theo định kỳ để báo cáo cấp trên.
- Theo dõi công nợ của các đối tác trong và ngoài nước, phối hợp với các phòng Thị trường lập chứng từ hóa đơn, đôn đốc thu hồi công nợ.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn công tác kế toán, thống kê của hai Chi nhánh và Khách sạn Vịnh Hạ Long.
- Tiến hành hạch toán từng đoàn khách sau khi đã kết thúc chương trình du lịch, thanh toán công nợ cho các đối tác và những phát sinh chi tiêu hàng ngày của trong Công ty.
e. Phòng hành chính tổ chức:
- Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên trong Công ty về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ tiền lương tiền thưởng, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tuyển dụng, điều động, bố chí, xắp xếp, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo chế độ hiện hành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh được giao.
- Căn cứ định huớng phát triển của ngành của công ty trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Giúp Ban Giám đốc quản lý, theo dõi các dự án, các công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp đã được phê duyệt.
f. Phòng Điều hành:
- Sau khi có chương trình của các phòng Thị trường, phòng Điều hành có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện tốt công tác ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, đi lại cho khách du lịch (bao gồm máy bay, tàu hỏa, ca nô, tàu thủy. xích lô…) từ Hà Tĩnh trở ra.
- Xác định các dịch vụ mà lái xe, hướng dẫn, khách sạn, nhà hàng…đã thực hiện để làm cơ sở cho phòng Kế toán – Tài chính thanh toán với đối tác.
- Làm Đại lý bán vé máy bay cho Hãng hàng không Việt Nam.
- Huy động với công suất cao nhất số xe hiện có để kinh doanh và phục vụ kinh doanh. Ưu tiên phục vụ các đoàn khách du lịch ổn định do Công ty ký kết, đồng thời cho thuê những xe nhàn rỗi.
- Quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt về chất lượng, kỷ luật đối với các đầu xe. Quản lý từng xe, đối chiếu lịch xe hoạt động với phiếu sử dụng xe để thanh toán được chính xác. Mỗi tour kinh doanh, phục vụ phải cấp lệnh điều xe. Thường phải có chế độ kiểm tra kỹ thuật an toàn xe. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người , phương tiện, hàng hóa với phương châm: an toàn – nhanh chóng – thuận lợi - văn minh – lịch sự.
- Thống kê, phân loại km kinh doanh phục vụ và chi phí của từng đầu xe.
h. Các chi nhánh của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội:
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Quản lý các dịch vụ du lịch từ Khánh Hòa chở vào.
Chi nhánh tại Thành phố Huế : Quản lý dịch vụ du lịch từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và ba tỉnh Tây Nguyên ( Gia Lai, Kom Tum và Đắc Lắc ).
Hai chi nhánh trên có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường du lịch tuyên truyền quảng cáo thu hút khách, ký kết các hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước trong ủy quyền của Giám đốc. Tổ chức kinh doanh trên địa bàn mình phụ trách.
- Khảo sát xây dựng các tour tuyến điểm du lịch mới trên địa bàn, cung cấp thông tin các dịch vụ để báo cáo Ban Giám đốc.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ phục vụ khách du lịch ( ăn, nghỉ đi lại, vui chơi…) giám sát chất lượng các dịch vụ theo địa bàn được phân công.
- Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cơ sở vật chất, tiền vốn của chi nhánh theo đúng chế dộ, chính sách của Nhà nước và của Công ty.
1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
1.1.3.1. Lữ hành:
Lữ hành là lĩnh vực hoạt động kinh doanh mạnh nhất của Công ty nên cơ sở vật về lữ hành đầy đủ, phong phú và đa dạng. Hiện nay, Công ty có ba trụ sở chính đặt tại ba thành phố lớn và là những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, đó là: Thành phố Hà Nội, Thành phố Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.Trong đó, trụ sở chính của Công ty được đặt tại 30A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố, là một tòa nhà năm tầng, được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân viên cũng như hoạt động của toàn Công ty một cách có hiệu quả nhất.
Chi nhánh I: đặt tại 14 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Huế.
Chi nhánh II: đặt tại 107 Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.3.2.Vận chuyển:
Hiện nay, trụ sở chính của Công ty tại Hà Nội có một đội xe gồm 10 xe ôtô hiện đại luôn sẵn sàng phục vụ. Đội xe này thường xuyên được nâng cấp, bảo dưỡng để đảm bảo tính an toàn cho các chuyến du dịch.
1.1.3.3. Khách sạn:
Tại miền Bắc Công ty có một khách sạn ba sao tại Thành phố Hạ Long – Khách sạn Vịnh Hạ Long. Khách sạn được xây dựng vào năm 1996, gồm có 42 phòng. Để tăng cường chất lượng quản lý cũng như chất lượng phục vụ, Công ty đã chuyển nhượng 51% vốn của Khách sạn Vịnh Hạ Long cho Công ty Du lịch Quảng Ninh để cùng quản lý toàn bộ khhách sạn. Khách sạn đã được cải tạo và nâng cấp vào năm 2002 lên 58 phòng. Nhờ đó Công ty chủ động hơn trong các dịch vụ lưu trú ở Hạ Long.
1.1.3.4. Đại lý máy bay:
Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội chủ yếu kinh doanh lữ hành quốc tế, do đó đại lý bán vé máy bay vừu đáp ứng nhu cầu của Công ty vừa phục vụ cho các hãng nước ngoài muốn mua vé máy bay hãng nội địa ở Việt Nam. Hàng năm, bộ phận này không chỉ mang lại nguồn thu mà còn đảm bảo số lượng vé máy bay cần thiết cho Công ty để không gặp khó khăn trong mùa cao điểm.
Công tác đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ rất được Công ty quan tâm, đặc biệt là phương tiện vận chuyển liên tục đổi mới để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách, đảm bảo uy tín của Công ty với khách hàng.
1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 02 – 05:
1.2.1. Hoạt động kinh doanh lữ hành:
* Lượng khách:
Bảng 3. Số lượng khách của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội
trong giai đoạn 02 – 05.
Đơn vị tính: khách.
Stt
Chỉ tiêu
Số lượng khách
2002
2003
2004
2005
Thực hiện
Thực hiện
% so với năm trước
Thực hiện
% so với năm trước
Thực hiện
% so với năm trước
1
Inbound
12.309
9.023
73,3
9.904
109,8
14.200
143,4
a
Khách quốc tế đi tour
10.030
5.901
58,8
7.404
125,5
11.073
149,6
Thị trường I
4.850
3.111
64,1
3.330
107,0
5.210
156,5
Thị trường II
3.720
2.128
57,2
3.015
141,7
4.232
140,4
Thị trường III
560
422
75,4
639
151,4
624
97,7
Thị trường khác
900
240
26,7
420
175,0
987
-
b
Khách Visa
2.279
3.122
136,9
2.500
80,1
3.127
125,0
2
Outbound
2.380
2.655
111,5
4.725
178,0
4.500
95,2
Thị trường III
2.340
2.205
94,2
3.516
159,5
3.691
105,0
Chi nhánh tại Tp.HCM
18
450
-
1.125
-
688
61,2
Chi nhánh tại Tp.Huế
22
02
-
84
-
111
-
3
Nội địa
4.547
6.236
137,2
8.698
139,5
5.800
64.6
Thị trường III
1.514
1.736
114,7
1.600
92,3
1.240
77,5
Chi nhánh tại Tp.HCM
2.963
4.500
151,9
6.500
144,4
3.850
59,2
Chi nhánh tại Tp.Huế
70
-
-
598
-
646
108,0
Tổng cộng
19.236
17.914
93,1
23.327
130,2
24.500
105,0
Nguồn[1],[2],[3].
Nhận xét chung:
Tổng số khách Du lịch của Công ty tăng lên trong giai đoạn 2003- 2005.
- Tổng số khách năm 2004 tăng 30,2% so với năm 2003.
- Tổng số khách năm 2005 là 24.500 khách đạt 102,1% kế hoạch năm, tăng 5% so với năm 2004.
Thị trường khách Inbound:
- Năm 2003: Số lượng khách quốc tế của Công ty giảm sút nhiều, chỉ đạt 73,3% so với năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch Sars, Chiến tranh Irắc và nạn khủng bố quốc tế. Chỉ tính riêng từ ngày 15/03/2003 đến ngày 14/4/2003 tổng số khách Inbound bị hủy là 1.477 khách. Đồng thời vào thời điểm này các booking mới không có và đại diện giao dịch hàng ngày của các hãng nước ngoài với Công ty cũng ít dần.
- Năm 2004, tổng số khách quốc tế là 9.904 khách đạt 99% kế hoạch năm và tăng 9,8% so với năm 2003. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được số lượng khách như năm 2002 do chịu hậu quả nặng nề của dịch Sars và dịch cúm gia cầm.
- Năm 2005: tổng số khách du lịch quốc tế là 14.200 khách đạt 142% kế hoạch năm và tăng 43,4% so với năm 2004. Công ty đạt được lượng khách quốc tế cao như vậy là do:
+ Không còn chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch Sars;
+ Sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, nhân viên ở các phòng Thị trường đã bám sát các bạn hàng ở trong và ngoài nước để nắm bắt thông tin.
+ Sự phối hợp của các phòng ban trong việc điều hành hoạt động và tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Công ty trong và ngoài nước.
Khách Outbound:
- Năm 2003: tổng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài là 2655 khách đạt 88,5% kế hoạch năm và tăng 11,5% so với năm 2002. Đạt được chỉ tiêu trên là do Công ty đã có rất nhiều cố gắng từ khâu tiếp thị đế khâu chăm sóc khách hàng, phối hợp rất tốt với những Hãng Hàng không, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo có uy tín… để thu hút khách trong nước đi du lịch nước ngoài.
- Năm 2004: tổng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài là 4.725 khách tăng 78% so với năm 2003. Đặc biệt Chi nhánh Hồ Chí Minh số lượng khách tăng gấp 2,5 lần so với năm 2003. Đây là năm Công ty đạt chỉ tiêu cao nhất từ trước đến nay về lượng khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Đạt được thành tích trên là do:
+ Công tác chăm sóc khách hàng của Phòng thị trường III và chi nhánh Hồ Chí Minh đã làm tốt nên phần lớn là khách hàng quen thuộc.
+ Sự kết hợp giữa các hãng Hàng không với các Công ty du lịch và các đối tác nước ngoài trong việc xây dựng chương trình, giá cả tour đã góp phần thu hút khách.
- Năm 2005: Khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài là 4.500 đạt 90% kế hoạch năm, bằng 95,2% so với năm 2004. Nguyên nhân việc không đạt được những chỉ tiêu đã đề ra và lượng khách giảm so với năm 2004 là do:
+ Ban lãnh đạo Chi nhánh Hồ Chí Minh chưa có biện pháp tích cực để tiếp thị, chào mời khách trước sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Sự phối hợp chưa tốt giữa Chi nhánh Hồ Chí Minh với Phòng Thị trường III và một số bộ phận có liên quan trong quá trình tổ chức các chuyến du lịch.
Khách du lịch nội địa:
- Năm 2003: tổng số khách du lịch nội địa là 6.236% khách đạt 113% kế hoạch năm và tăng 37,2% so với năm 2002. Trong đó khách tập trung chủ yếu ở thi trường III. Ngay sau khi dịch bệnh Sars xảy ra Công ty đã đẩy mạnh khai thác khách du lịch nội địa và khách Khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài sang các thị trường không có dịch bệnh Sars để bù đắp nguồn thu.
- Năm 2004: Tổng số khách du lịch nội địa là 8.698 khách tăng 39,5% so với năm 2003. Khách du lịch nội địa tập trung chủ yếu ở Chi nhánh Hồ Chí Minh. Do việc khai thác và hiệu quả kinh tế về phục vụ các đoàn khách du lịch nội địa ngày càng khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay nên lượng khách du lịch nội địa ở phía Bắc giảm so với năm 2003.
- Năm 2005: Tổng số khách du lịch nội địa là 5.800 khách đạt 64,4% kế hoạch năm và bằng 66,7% so với năm 2004. Lượng khách du lịch nội địa giảm cũng chính là do những nguyên nhân chủ quan của Công ty làm cho lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài giảm.
*Tổng số ngày lưu trú:
Bảng 4. Tổng số ngày lưu trú của khách quốc tế trong
giai đoạn 2002-2005.
Đơn vị: ngày khách.
Stt
Chỉ tiêu
Tổng số ngày khách
2002
2003
2004
2005
1
Thị trường I
48.000
30.202
32.000
-
2
Thị trường II
36.000
23.955
30.980
-
3
Thị trường III
2.870
2.000
3.835
-
4
Thị trường khác
3.600
3.265
1.680
-
Tổng cộng
90.470
59.422
68.495
-
Nguồn [1] ],[._.2],[3].
* Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách:
Bảng 5. Tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của hoạt động lữ hành trong giai đoạn 2002-2005.
Đơn vị: tỷ VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu
94,7
71,0
97,2
124,4
2
Lợi nhuận
6,0
2,0
2,8
-
3
Nộp ngân sách
6,1
2,5
4,0
-
Nguồn [1],[2],[3].
1.2.2. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của toàn Công ty:
Bảng 7.Bảng tổng kết doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của toàn
Công ty trong giai đoạn 2002-2005.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
S
tt
Năm
Tổng doanh thu quy đổi VNĐ ( gồm ngoại tệ và thu trực tiếp VNĐ)
Lãi
Nộp ngân sách
Thực hiện
% so với năm trước
Thực hiện
% so với năm trước
Thực hiện
% so với năm trước
1
2002
98,6
106,03
6,107
106,26
6,61
105,96
2
2003
77,67
76,3
1,655
33,6
3,162
43,9
3
2004
102,503
122
2,922
162,2
3,984
141,1
4
2005
130
126,80
3,5
119,8
5,5
138,1
( Doanh thu đã trừ VAT ) Nguồn [1],[2],[3].
Nhận xét:
Bảng tổng kết trên cho thấy năm 2005 là năm có mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2002-2005 của Công ty. Doanh thu tăng lên theo các năm, trừ năm 2003 do tác động của dịch bệnh như đã phân tích tại mục 1.2.2. phần a. Tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn khách quan tác động, doanh thu của Công ty đã phục hồi và tăng cao trong hai năm tiếp theo. Biểu đồ về tổng doanh thu, lãi suất và nộp ngân sách sau đây sẽ cho thấy mức tăng trưởng của Công ty trong giai đoạn 2002-2005.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty hiện tại và tương lai:
1.3.1.Những thuận lợi khách quan:
Hiện nay, nhu cầu du lịch ra nước ngoài và du lịch nội địa của người dân Việt Nam ngày càng nâng cao, do đời sống kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam du lịch cũng gia tăng không ngừng do sức hút của các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và những chính sách mở kích thích sự phát triển du lịch của Nhà nước.
Các chính sách về phát triển du lịch và những ngành có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển du lịch Du lịch Việt Nam đang được quan tâm và thực hiện. Việc xóa bỏ “ hàng rào” Visa với những thị trường khách tiềm năng như: Chính phủ Việt Nam đơn phương áp dụng chính sách miễn visa cho bốn nước Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy – bốn nước được coi là giàu có ở Bắc Âu; một số nước ở Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc,….Đây là những cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong đó có Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội khai thác các thị trường khách này.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn đẩy mạnh việc tham gia hoạt động kinh tế và du lịch của các tổ chức trên thế giới, từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Du lịch Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước thông qua việc ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác du lịch song phương các cấp với các nước trong và ngoài khu vực. Ngành du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế; ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN. Hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác hành lang Đông-Tây, hợp tác sông Mê Kông-Sông Hằng (MGC), hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO); có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ….. nhằm tranh thủ được sự hỗ trợ, tư vấn cùng các nguồn vốn phát triển của các nước và tổ chức quốc tế. Phương án mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, phù hợp lộ trình, mục tiêu Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và đàm phán mở cửa dịch vụ hướng tới xây dựng khu vực tự do ASEAN vào năm 2010 cũng đang được ngành du lịch nghiên cứu chuẩn bị.
Để tạo dựng hình ảnh cho Du lịch Việt Nam, chúng ta còn đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá ra nước ngoài, tham gia Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 2005), Hội chợ Du lịch Quốc tế lớn ITB – Berlin 2005, Hội chợ du lịch quốc tế BITTM tại Bắc Kinh, FIRA tại Barcelona (Tây Ban Nha), KOTFA (Hàn Quốc), hội chợ Travel 2006 (Philippines); tham gia World Expo tại Nhật Bản, chương trình xúc tiến du lịch tại Hoa Kỳ, diễn đàn ATF tại Philippines… Ngành Du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp đón một số đoàn từ các nước Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Italy đưa các phóng viên báo chí quốc tế đến tìm hiểu quay phim về ẩm thực, du lịch văn hoá Việt Nam để quảng bá các quốc gia này. Trong những năm tới, ngành Du lịch có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho hoạt động tuyên truyền và quảng bá hình ảnh du lịch của đất nước.
Năm 2006 là năm đầu thực hiện kế hoạch năm năm giai đoạn 2006-2010 của ngành du lịch và cũng là năm có nhiều sự kiện quốc tế quan trọng: Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2006). Ngành Du lịch không chỉ là thành viên ban tổ chức, mà còn có trách nhiệm chuẩn bị tốt nhất điều kiện hậu cần phục vụ các đoàn đại biểu và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch trong khuôn khổ APEC. Có thể nói Năm du lịch quốc gia 2006 với các sự kiện hưởng ứng tập trung vào chủ đề "Quảng Nam - một điểm đến, hai di sản" cùng nhiều sự kiện khác là tiền đề để ngành du lịch tạo đà hướng tới mục tiêu đón từ năm đến sáu triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010. Ngoài ra còn có những sự kiện khác như: chương trình “Văn hóa – Thương mại – Du lịch Tân Thanh, xuân 2006; Liên hoan du lịch đồng bằng sông Cửu Long lần II; chương trình “ Du lịch về cội nguồn Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái”, tổ chức giải lướt ván buồm lần thứ VII/2006 tại Bình Thuận….
Nhận thức đầy đủ những hạn chế và nhanh chóng khắc phục các trở ngại còn tồn đọng từ nhiều năm nay, du lịch Việt Nam sẽ tạo ra được bước đột phá mạnh mẽ trong năm tới. Ngành du lịch đã và đang huy động sức mạnh tổng hợp tạo bước đột phá để Việt Nam sớm trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Đây chính là những cơ hội, động lực cho các doanh nghiệp tận dụng để quảng bá hình ảnh cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường quốc tế và đặc biệt là những thị trường mục tiêu của mình.
1.3.2.Những khó khăn:
1.3.2.1. Nhân tố khách quan:
Trong những năm gần đây, hàng loạt những tai biến môi trường và dịch bệnh xảy ra đã làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng lớn. Trong những năm 2004-2005, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài dã có những tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, do dịch bệnh đã tác động đến tâm lý của khách du lịch và các Hãng du lịch nước ngoài. Đồng thời do tính chất hoạt động của Công ty chỉ chủ yếu là tập trung kinh doanh lữ hành quốc tế từ nhiều năm nay, do đó tình hình kinh doanh càng khó khăn hơn so với các đơn vị khác trong ngành Du lịch.
Ngoài ra, việc giá xăng dầu tăng dẫn đến giá tiêu dùng, dịch vụ trong nước tăng làm cho các hãng lữ hành phải điều chỉnh lại chiến thuật kinh doanh, để vẫn mang lại lợi nhuận cho công ty mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.
Mặt khác, Du lịch Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách khá xa với các nước du lịch phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ rệt ở các hạn chế về chất lượng dịch vụ; sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh chưa được cải thiện; còn thiếu sự phối hợp trong điều hành, quản lý, kinh doanh lữ hành; quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng; đào tạo nhân lực và xúc tiến, qảng bá du lịch.
Một trong những những khó khăn mà Công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh trong nhiều năm, đó là tình trạng lịch bay của Hãng hàng không Việt Nam có nhiều thay đổi. Nhiều chuyến bay sát nút đã làm đảo lộn chương trình của đoàn khách. Tại một số trung tâm du lịch vào mùa cao điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội vẫn còn trong tình trạng “ Chờ ” lâu đã không đáp ứng được yêu cầu của Hãng và khách hàng. Tình trạng này xảy ra là do số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội và một số thành phố lớn còn ít. Trong khi lượng khách quốc tế đến Vỉệt Nam ngày càng nhiều với yêu cầu về lưu trú và dịch vụ du lịch rất cao. Đây không phải là khó khăn của riêng Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội mà còn là khó khăn chung của các doanh nghiệp du lịch khác trong nước.
Bên cạnh đó hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành quốc tế rất mạnh. Ngày càng nhiều các công ty du lịch đuợc thành lập. Tính đến năn 2005, tại Việt nam có 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 203 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp Nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ phần, 8 liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân. Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Hội phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có tầm cỡ. Trong đó những đối thủ cạnh tranh trực tiếp phải kể đến một số công ty lữ hành quốc tế đã có tiếng tăm như: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourism, Công ty Fiditourist, Công ty Du lịch Hà Nội…
Một khó khăn khác, đó là việc triển khai Luật Du lịch và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp Lữ hành Việt Nam, các doanh nghiệp Lữ hành liên doanh với nước ngoài và các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các hãng lữ hành nước ngoài ở Việt Nam, theo chiều hướng bất lợi với các doanh nghiệp Lữ hành Việt Nam. Chế độ bắt buộc mua bảo hiểm khi đi Du lịch nước ngoài sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị trường khách Outbound.
Trên đây là một số khó khăn mà Công ty đã, đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình kinh doanh. Công ty không thể né tránh nó mà chỉ có thể hạn chế nó bằng chính những nỗ lực hiện có, thông qua những giải pháp, chủ trương chính sách và những chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.3.2.1. Nhân tố chủ quan:
Đây là những nhân tố mà trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty gặp phải do những khó khăn còn tồn tại. Sau đây là một số những mặt còn tồn tại của Công ty:
- Công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và khảo sát để tìm đối tác mới và tạo ra các chương trình, sản phẩm Du lịch mới còn chưa được đầu tư đúng mức, nhất là đầu tư về cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực tour – tuyến.
- Công tác tuyên truyền quảng bá tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Công tác khai thác bán hàng trên mạng chưa được thực hiện nhiều, mặc dù hình thức này trong tương lai sẽ phát triển.
- Sự phối hợp công tác giữa các bộ phận, giữa ban lãnh đạo với các phòng ban nhiều khi chưa thống nhất và chặt chẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng phục vụ khách và doanh thu của Công ty. Công tác quản lý, điều hành của Ban giám đốc có lúc còn chưa sâu sát.
- Một số ít cán bộ công nhân viên chưa nhận thức được hết trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao nên trì trệ, chậm đổi mới phong cách và tư duy làm việc dẫn đến sai sót ảnh hưởng tới uy tín của Công ty .
Những vấn đề còn tồn tại trên cần được khăc phục dần trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty, đồng thời tận dụng những cơ hội, để thực hiện được những mục tiêu mà Công ty đã đặt ra trong giai đoạn tiếp theo. Các mục tiêu đó là đẩy mạnh khai thác khách du lịch quốc tế, khách Việt nam đi du lịch nước ngoài và khách du lịch nội địa; nâng cao chất lượng dịch vụ để dữ uy tín và thương hiệu của Công ty; kiện toàn tổ chức và bộ máy trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm người phụ trách; tăng cường công tác quản lý tài chính góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thu cho ngân sách và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Chương II.
THỊ TRƯỜNG KHÁCH VÀ CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.
2.1. Giới thiệu hoạt động của phòng Thị trường.
Phòng thị trường của bất kỳ Công ty du lịch lữ hành nào đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển thị trường của công ty nói riêng. Vì vậy việc tìm hiêu về cách thức tổ chức và hoạt động của phòng thị trường là không thể thiếu khi nghiên cứu về thị trường của một Công ty du lịch lữ hành.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức. Nguồn [4]
GIÁM ĐỐC
PHÒNG THỊ TRƯỜNG I
PHÒNG THỊ TRƯỜNG II
PHÒNG THỊ TRƯỜNG III
TRƯỞNG PHÒNG
TRƯỞNG PHÒNG
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ PHÒNG
PHÓ PHÒNG
PHÓ PHÒNG
CHUYÊN VIÊN
CHUYÊN VIÊN
CHUYÊN VIÊN
Mô hình 2. Cơ cấu tổ chức của ba Phòng thị trường tại
Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội.
* Nhân sự của phòng thị trường:
- Phòng thị trường I: Gồm 10 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 7chuyên viên.
- Phòng thị trường II: Gồm 15 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 12chuyên viên.
- Phòng thị trường III: Gồm 14 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 11chuyên viên.
2.1.2. Công tác điều hành, quản lý:
- Tại Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội, ba Phòng Thị trường đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Mọi hoạt động của phòng, những chương trình hành động được thực hiện sau khi đã được Giám đốc thông qua.
- Các Phòng Thị trường không phụ thuộc nhau về mặt quản lý. Mỗi Phòng Thị trường có một trưởng phòng phụ trách quản lý các hoạt động kinh doanh của cả phòng và đảm bảo mọi sự chỉ đạo của Giám đốc được thông báo đến từng nhân viên và thực hiện tốt.
- Các phó phòng hỗ chợ cho trưởng phòng trong việc theo dõi những hoạt động kinh doanh của các chuyên viên trong phòng để đảm bảo những kế hoạch đã định ra được thực hiện tốt.
- Các chuyên viên, nhân viên trong phòng thị trường chịu sự quản lý của các cấp trên và có nhiệm vụ hoàn thành những công việc đã được giao phó.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của ba Phòng Thị trường:
a. Chức năng:
- Phòng Thị trường I: Được giao nhiệm vụ khai thác nguồn khách du lịch tại thị trường Pháp và các nước nói tiếng Pháp.
- Phòng Thị trường II: Khai thác các nguồn khách du lịch ở các nước còn lại.
- Phòng Thị trường III: Tổ chức cho công dân là người Việt Nam đi du lịch trong nước và đi du lịch ở nước ngoài. Khai thác thác nguồn khách là người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam có nhu cầu đi du lịch trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
b. Nhiệm vụ:
- Tiến hành khảo sát các tour tuyến du lịch mới có tiềm năng hoặc phù hợp với những mục tiêu mà Công ty đã đặt ra. Phối hợp với phòng Hướng dẫn trong việc khảo sát, xây dựng, biên soạn các tour, tuyến mới.
- Phối kết hợp với Phòng Xúc tiến kinh doanh tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, tham gia các kỳ hội chợ du lịch quốc tế nhằm thu thút khách du lịch.
- Tiến hành tìm hiểu, khai thác các thị trường khách du lịch tiềm năng; từng bước xâm nhập thị trường và tìm kiếm những nguồn khách phù hợp.
- Làm việc với các đối tác, tiến hành ký kết các hợp đồng đưa đón khách (bao gồm cả khách lẻ). Sau khi hợp và chương trình du dich đã được thỏa thuận và ký kết với khách hàng được chuyển đến phòng Điều hành.
- Khai thác qua mạng Internet để xúc tiến bán tour du lịch.
- Thường xuyên tiếp xúc khách hàng để giả quyết các phát sinh và trục trặc khi khách đang đi tour.
- Lập hóa đơn chứng từ của từng đoàn, theo dõi và đôn đốc để thu tiền của các đối tác và khách lẻ.
2.1.4. Những phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường.
Nghiên cứu và tiếp cận thị trường là sự dự đoán có cơ sở về thị trường, là sự hiểu biết về nhu cầu của thị trường, tiến tới việc xây dựng và tổ chức đáp ứng đúng các nhu cầu và thị hiếu của thị trường đó. Chính vì vậy, những phương pháp được áp dụng để tiến hành nghiên cứu và tiếp cận thị trường là rất quan trọng trong quá trình phát triển thị trường. Nhận thức rõ được tầm quan trọng này, các phòng thị trường đã lựa chọn những phương pháp hữu hiệu và phù hợp nhất với Công ty để tiến hành công tác này. Sau đây là một số những phương pháp chính:
- Thực hiện nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường. Trong đó nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới, khu vực, quốc gia, theo vùng.
- Quan sát thị trường: tiến hành quan sát tại chỗ để tìm ra những đặc điểm phát triển thị trường hiện tại và những thị trường tiềm năng.
- Tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường: điều tra nghiên cứu thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng nhằm định lượng được các đặc điểm phát riển thị trường, phân khúc thị trường hiện tại, nhu cầu thị hiếu của thị trường, khả năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch của Công ty.
Điều tra thị trường đựợc thực hiện nghiêm túc để có các kết quả sát với thực tế, khả năng bao quát thị trường cao và bảo đảm tính chung thực.
- Định hướng thị trường: Dựa trên những nghiên cứu và lựa chọn những thị trường mục tiêu để đưa ra những định hướng thu hút và các giải pháp phát triển phù hợp. Công tác này được thực hiện, một mặt là để mở rộng thu hút những thị trường phù hợp có khả năng phát triển, mặt khác giới hạn những thị trường không phù hợp với khả năng và điều kiện của Công ty.
- Tiếp cận thị trường: Dựa trên định hướng thị trường, phối kết hợp với Phòng Xúc tiến Kinh doanh để đưa ra kế hoạch tuyên chuyền quảng cáo và tiến hành thực hiện những hoạt động này tại những thị truờng mục tiêu.
2.2. Giới thiệu hoạt động của Phòng Xúc tiến Kinh doanh:
2.2.1. Cơ cấu tổ chức:
2.2.2. Nhiệm vụ và chức năng:
2.3. Thị trường khách hiện tại của Công ty.
Thị trường có thể hiểu theo một cách chung nhất đó là một nhóm khách hàng hay những khách hàng nói chung, đang có sức mua hoặc nhu cầu đang được thỏa mãn. Trong kinh doanh du lịch lữ hành, tạo được thị trường khách du lịch truyền thống cho doanh nghiệp là công việc không thể tách rời. Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội cũng vậy, qua 10 năm xây dựng và phát triển đã tạo cho mình nguồn thị trường khách khá phong phú và đa dạng. Hiện nay, để thuận tiện trong quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh các thị trường khách của Công ty được chia thành 3 loại khách du lịch chính: Khách du lịch Inbound, Khách du lịch Outbound, Khách du lịch nội địa.
Bảng 8. Thị phần của các thị trường khách của Công ty
Du lịch Việt Nam tại Hà Nội.
Năm
Khách Inbound
Khách Outbound
Khách nội địa
2002- 2005
53,5%
16,8%
29,7%
Nguồn [1],[2],[3].
Biểu đồ 2. Cơ cấu khách du lịch của Công ty Du lịch
Việt Nam-Hà Nội giai đoạn 2002- 2005.
2.3.1. Thị trường khách Inbound:
Khách du lịch Inbound là khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong đất nước của cơ quan cung ứng du lịch. Vì Công ty hoạt động lữ hành quốc tế là chủ yếu nên số lượng khách Công ty phục vụ chủ yếu là khách du lịch Inbound. Hàng năm số khách du lịch Inbound chiếm tới trung bình từ 50% đến 58% trong tổng số lượng khách Công ty phục vụ. Doanh thu từ nguồn khách đạt trung bình từ 4 triệu đến 5 triệu USD mỗi năm (giai đoạn 2002 – 2005), chiếm gần 70% đến 80% tổng doanh thu của toàn Công ty. Theo dự đoán của Công ty, số lượng khách và doanh thu từ khách Inbound còn tăng lên vào những năm tới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường khách du lịch quốc tế của Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú, số lượng khách quốc tế đến không ngừng tăng lên, Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội không bỏ lỡ cơ hội này để củng cố và tăng thêm thị phần khách mới. Ngoài những thị trường khách truyền thống như Thị trường Pháp và các nước nói tiếng Pháp, Thị trường Bắc Mỹ, Công ty còn mở rộng khai thác một số thị trường mới như Thị trường khách ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc , Thái Lan…Tuy nhiên công tác khai thác tại các thị trường mới này chưa thực sự được chú ý, đây mới được coi là những thị trường khách phụ.
Khách du lịch Inbound có thể được chia làm hai loại: Khách du lịch Inbound đi tour và khách Visa. Khách Visa thường là khách đi du lịch kết hợp với nhiều mục đích khác. Họ thường là các thương gia hay du lịch kết hợp với những chuyến công tác tại Việt Nam. Tuy nhiên lượng khách này chỉ chiếm 20% đến 30% trong tổng số khách du lịch Inbound. Khách du lịch Inbound đi tour của Công ty bao gồm cả khách đoàn và khách lẻ. Khách du lịch trực tiếp mua tour của Công ty hoặc thông qua các Hãng du lịch nước ngoài để đặt tour du lịch do Công ty không có những đại lý đạt tại nước ngoài. Để khai thác có hiệu quả, Công ty đã thiết lập mối quan hệ với nhiều hãng lữ hành nước ngoài như: Hãng Asia, Hãng Sery Leclere, Hãng Cataitour… Hiện nay các Hãng du lịch này đã trở thành những bạn hàng thường xuyên của Công ty.
Trong những năm vừa qua (2002 – 2005), do ảnh hưởng của những nhân tố khách quan như dịch bệnh, thiên tai, khủng bố, giá cả xăng dầu tăng mà lượng du khách quốc tế đến của Công ty đã giảm sút mạnh. Chính vì vậy Công ty đang từng bước cố gắng để khôi phục và phát triển thị trường khách quốc tế trong giai đoạn 2006-2008. Mục tiêu trong những năm tới của Công ty sẽ phục vụ được trên 13.000 khách quốc tế/năm, đạt doanh thu trên 6,5 triệu USD/năm.
Trong quá trình khai thác thị trường khách Inbound, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn như:
- Không có văn phòng đại diện tại những thị trường truyền thống nên nhiều khi còn bị động về nguồn khách, doanh thu giảm do phải sử dụng trung gian trong quá trình khai thác thị trường khách.
- Công ty chủ yếu khai thác nguồn khách đến Việt Nam bằng máy bay nên nhiều khi các hợp đồng phải phụ thuộc vào lịch bay của các hãng hàng không, hoặc trong mùa vụ xảy ra hiện tượng khó khăn trong việc đặt vé.
2.3.2. Thị trường khách Outbound:
Khách du lịch Outbound là công dân của một nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch ở nước ngoài. Hiện nay nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, chính vì vậy lượng khách du lịch Outbound của Công ty cũng tăng trong những năm qua. Khách du lịch Outbound chiếm khoảng 15% đến 20% trong tổng số khách của Công ty. Doanh thu từ thị trường khách này chiếm 15% - 20% doanh thu của toàn Công ty.
Khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài tập chung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dễ hiểu vì đây là hai trung tâm kinh tế và du lịch lớn nhất nước nên đời sống kinh tế và nhu cầu du lịch của người dân cũng cao hơn. Hiện nay thị trường khách du lịch Việt Nam đi du lich nước ngoài rất có tiềm năng và họ thường đến một số nước ở Châu Âu, Trung Quốc và các nước ASEAN như: Thái Lan, Singapore. Thị trường này đang được các Công ty du lịch tích cực khai thác.
2.3.3. Thị trường khách nội địa.
Khách du lịch nội địa của Công ty du lịch Việt Nam – Hà Nội là khách Việt Nam muốn đi, du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia và mua tour của Công ty. Mặc dù không phải là một Công ty chủ yếu khai thác khách du lịch nội địa, nhưng số lượng khách du lịch nội địa Công ty khai thác hàng năm khá cao: 5.000 đến trên 6000 khách mỗi năm. Khách nội địa chiếm 15% đến 25% trong tổng số khách du lịch của Công ty. Tuy vậy doanh thu và lợi nhuận từ thị trường khách này lại thấp do mức tiêu dùng trong du lịch không cao. Thị trường khách nội địa được khai thác chủ yếu là tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 55% đến 75% thị phần khách nội địa của Công ty. Thị trường khách nội địa sẽ tăng lên trong những năm tới nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh của Công ty. Dự tính Công ty sẽ thu hút được khoảng 8.000 khách nội địa trong năm 2006.
2.4. Đặc điểm thị trường khách của Công ty.
2.4.1. Thị trường khách Châu Âu.
Thị trường Châu Âu là một thị trường đầy tiềm năng mà bất cứ Công ty lữ hành quốc tế nào đều muốn khai thác. Châu Âu là một trong những khu vực có kinh tế phát triển nhất thế giới. Do đó, Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) là một thị trường lữ hành to lớn. Chính vì vậy, là một công ty kinh doanh lữ hành quốc tế, Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội đã từng bước xây dựng cho mình thị trường khách truyền thống tại một số nước trong khu vực này. Sau đây là một số thị trường khách mà Công ty đang khai thác tại Châu Âu:
a. Thị trường Pháp:
Nước Pháp với diện tích 551.000 km, dân số trên 60 triệu người, là nước lớn nhất Tây Âu, có nền kinh tế phát triển cao. Trong những năm gần đây lượng khách Pháp đến du lịch Việt Nam ngày càng tăng: năm 2000 là 86.492 khách đến năm 2005 đạt tới 126.402 khách. Đây là một trong những thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh lữ hành quốc tế ở nước ta.
Thị trường khách Pháp được Công ty khai thác ngay vào giai đoạn đầu những ngày mới thành lập. Vì vậy, hiện nay khách du lịch Pháp đã trở thành thị trường khách truyền thống của Công ty. Từ năm 2000, trung bình hàng năm Công ty thu hút được từ 3.000 đến 4000 khách du lịch Pháp, chiếm 30% đến 40% trong tổng số khách du lịch quốc tế của Công ty. Trong năm 2005 và những tháng đầu năm 2006 tốc độ tăng trưởng của khách Pháp tăng từ 20% đến 25% . Lượng khách Pháp vẫn có xu hướng tăng trong những năm tới.
Phần lớn các đoàn khách du lịch Pháp là các nhóm nhỏ, tối đa 18 đến 20 người. Khách Pháp đến Việt Nam thường với mục đích du lịch thuần túy. Thành phần các loại khách du lịch vào Việt Nam thường gồm: Loại khách “ xịn” nghỉ hưu, từ 55 đến 65 tuổi, giàu có chấp nhận chi nhiều tiền cho chuyến đi; du khách Pháp đến Việt Nam là để thăm lại chiến trường xưa, nơi họ đã từng chiến đấu; lớp trẻ và những người quan tâm đến bán đảo Đông Dương. Đối với khách du lịch Pháp, họ ưa thích những địa điểm kỳ thú nhưng hấp dẫn của thiên nhiên, văn hóa và giá cả cũng là một yếu tố quan trọng. Nơi ăn ở tiện nghi và nơi vui chơi giải trí không phải là thiết yếu. Mùa cao điểm của khách Pháp thường từ tháng 1 đến tháng 3, từ tháng 10 đến tháng 12, vào tháng 7 và tháng 8 ít khách vì lý do thời tiết.
Do có nền kinh tế phát triển và thu nhập cao nên mức chi tiêu của khách Pháp cao, được đánh giá là một trong những thị trường khách có mức tiêu dùng trong du lịch nhiều nhất tại Việt Nam. Tiêu dùng của khách Pháp chủ yếu dành cho lưu trú, đi lại và mua sắm. Hình thức thanh toán trong khi tiêu dùng thông qua thẻ Visa hoặc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Vì vậy, để tăng khả năng tiêu dùng của thị trường khách này cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hơn nữa.
Mặc dù là thị trường truyền thống nhưng Công ty lại không có văn phòng đại diện tại Pháp. Do đó, Công ty chỉ khai thác thị trường này thông qua các bạn hàng tại Pháp và các Công ty gửi khách của Pháp. Đây cũng là hạn chế cho Công ty trong quá trình khai thác và mở rộng thị trường khách Pháp. Hiện nay Công ty đang hợp tác với các Hãng lữ hành của Pháp như: Hãng Sery Leclere, Hãng Carefour, Hãng Asia…. Trong đó khách của hãng Asia là chủ yếu, thị phần của Hãng Asia chiếm tới 80% thị phần khách Pháp. Ngoài ra đã khai thác thêm đuợc một số Hãng mới tuy số lượng khách còn ít nhưng cũng góp phần tăng trưởng chung.
b. Thị trường khách Tây Âu (trừ Pháp) và Đông Âu:
Thị trường Tây Âu và Đông Âu hiện nay cũng là những thị trường tiềm năng, trọng điểm của Công ty, đã và đang được Công ty khai thác tốt. Các nước trong thị trường Tây Âu và Đông Âu đang được Công ty khai thác chủ yếu là: Tây Ban Nha, Bỉ, Ytalia, Đức, Nga… Số lượng khách của các thị trường khách này có xu hướng tăng lên trong thị trường khách du lịch quốc tế của Công ty trong những năm gần đây.
*. Thị trường khách Tây Ban Nha:
Thị trường khách du lịch Tây Ban Nha tại Việt Nam chưa nhiều nhưng tốc độ tăng trưởng cao: năm 2001 có 7.406 lượt người, tăng 32,8% so với năm 2000. Đặc biệt sau khi Việt Nam và Tây Ban Nha ký hiệp định hợp tác du lịch thì số lượng khách Tây Ban Nha đến Việt Nam càng tăng nhanh: năm 2004 có 11.340 lượt người, năm 2005 có 19.962 khách, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm trở lại đây là khoảng 60% ( không tính năm 2003). Đây là cơ hội để Công ty đẩy mạnh khai thác hơn nữa thị trường khách này trong thời gian tới.
Cùng với những nỗ lực của Công ty, khách du lịch Tây Ban Nha trong 3 năm gần của Công ty tăng lên đáng kể, chiếm thị phần cao tới 10% đến 15% trong tổng số khách Inbound của Công ty. Nguồn doanh thu từ thị trường này chiếm gần 20% (năm 2005) tổng doanh thu từ khách Inbound. Thị trường khách Tây Ban Nha cũng được đánh giá là một thị trường có mức tiêu dùng cao.
Khách du lịch Tây Ban Nha ưa chuộng những cựu bán cầu Pháp thuộc địa cũ. Chính vì vậy Việt Nam là một điểm đến khá hấp dẫn của thị trường khách này. Tại Việt Nam, khách du lịch Tây Ban Nha thường thích các điểm du lịch thiên nhiên, điểm văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên khác với khách Pháp, yếu tố vui chơi giải trí lại được khách Tây Ban Nha rất ưa thích. Đây là một khó khăn của Công ty khi phục vụ, vì cơ sở vui chơi giải trí của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nghèo nàn. Loại khách này thường thực hiện những tour du lịch dài ngày, thông thường là khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Hiện nay, Công ty đặt mối quan hệ hợp tác chủ yếu với Hãng Cataitour của Tây Ban Nha – một bạn hàng truyền thống của Công ty. Trong đó doanh thu từ khách du lịch của Hãng Cataitour chiếm gần 50% doanh thu từ thị trường Tây Ban Nha của Công ty. Công ty đang đẩy mạnh hợp tác với các bạn hàng khác để tăng thị phần khách du lịch Tây Ban Nha trong những năm tới.
*. Thị trường khách Bỉ, Ytalia, Đức:
Ba thị trường khách này cũng được Công ty tiến hành khai thác vào những năm đầu mới thành lập, nên nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu khách quốc tế của Công ty hiện nay: từ 15% đến 20% số lượng khách quốc tế đến. Và sẽ còn tăng lên trong những năm tới khi Công ty mở rộng hợp tác với những hãng lữ hành mới.
Đối với khách Bỉ và Italia, họ ưa thiên nhiên và ưa chuộng những cảnh quan chưa bị tàn phá, địa điểm kỳ thú, điều kiện ăn ở tiện nghi, nhưng với họ giá cả ít quan trọng. Loại khách này thường đến Việt Nam vào mùa hè, thăm quan những thắng cảnh nổi tiếng và trung tâm văn hóa lớn. Đối với du khách Đức, họ cũng ưa thích những cảnh quan chưa bị phá hỏng và những địa điểm văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên, mức giá và sự vui chơi giải trí lại quan trọng đối với du khách Đức. Họ thường rất thận trọng trong quá trình lựa chọn những Hãng lữ hành và Đại lý lữ hành mà mình sẽ mua tour. Khách Đức nghiên cứu kỹ về đất nước đến du lịch thông qua các Đại lý du lịch và bằng các văn bản xác thực trước khi họ đến. Mức tiêu dùng du lịch của các nước này đều cao. Vì vậy, mặc dù với số lượng khách không cao nhưng doanh thu từ thị trường khách du lịch của những nước này đều rất cao.
Thị trường khách du lịch của các nước này có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. Lượng khách Bỉ đến Việt Nam năm 2000 là khỏang 8.500 khách, năm 2004 tăng lên trên 10.400 khách, năm 2005 là ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14191.DOC