Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội CN Trường Chinh

Lời mở đầu Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với nhiệm vụ là kênh chuyển vốn, dẫn vốn trong nền kinh tế. Trong đó, Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển . Ngân hàng giúp vốn trong nền kinh tế chu chuyển một cách trôi chảy, điều hoà giữa cung, cầu về vốn. Do đó, mối quan hệ giữa Ngân hàng với các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, với khách hàng rất gắn bó, có tác đ

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội CN Trường Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng qua lại lẫn nhau. Như vậy, quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các Doanh nghiệp) ngày càng gắn bó, tương tác lẫn nhau. Doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, doanh thu của Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho doanh nghiệp khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng. Để tránh được rủi ro tín dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng trong khâu phân tích đánh giá tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng – khâu quyết định xem doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng hay không. Qua quá trình thực tập tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh”. Kết cấu của Chuyên đề như sau: Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại. Chương2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh. Chương I: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại. 1.1. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại. Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý Doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp đó. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với vai trò vừa là người cung cấp vốn, vừa là người tiêu thụ vốn của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không đơn thuần chỉ là một trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền mà vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Khi ngân hàng cho vay, họ phải có cơ sở để tin rằng khách hàng sẽ và có khả năng trả nợ, nếu ngân hàng không có cơ sở để tin vào điều đó thì quan hệ tín dụng sẽ không xảy ra. Do vậy việc “phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn là khâu cơ bản nhất trong nghiệp vụ cho vay” tại các Ngân hàng thương mại. Cho vay cũng tương tự như cho thuê một tài sản chẳng hạn như xe cộ, thiết bị... Sự khác biệt ở đây là cho thuê tiền. Bên cho vay ( ngân hàng ) cho thuê một khoản tiền và ngược lại sẽ nhận được một khoản trả tiền thuê dưới dạng lãi suất. Điều này là rất quan trọng bởi nó sẽ chủ yếu tập trung vào thực tế là tiền, cũng như xe cộ hay các tài sản khác, đều phải hoàn trả vào cuối thời hạn vay đã thỏa thuận, nếu không hoàn trả được thì món vay này sẽ chuyển thành nợ khó đòi ( có thể hiểu nợ khó đòi là sự mất vốn của người cho vay chứ không nhất thiết là sự thua lỗ của người vay bởi một người có nợ khó đòi có thể có tiền để trả nhưng không muốn trả ).Trên thực tế, cho vay thì dễ nhưng thu lại tiền thì khó. Chỉ có thể cho vay khi không có bất cứ nghi ngại gì trong việc hoàn trả, do vậy công tác “phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn” là cần thiết để các Ngân hàng thương mại đánh giá chính xác về năng lực tài chính của khách hàng từ đó đưa ra quyết định cho vay hợp lý, đảm bảo hiệu quả đồng vốn của ngân hàng. Với lý luận trên, ta có thể thấy vai trò của việc phân tích tình hình tài chính trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng là: Thứ nhất, thông qua việc phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân hàng có thể tư vấn kịp thời cho các Doanh nghiệp về quyết định tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển Doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tài chính Doanh nghiệp trong Ngân hàng góp phần kiểm tra lại tính trung thực của việc kiểm tra tài chính nội bộ. Từ đó, chủ doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về nội lực Doanh nghiệp mình. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được rủi ro của Doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, và quyết định cho Doanh nghiệp có nên vay không và mức độ tủi ro mà Ngân hàng gánh chịu khi chấp nhận cho Doanh nghiệp vay, cho vay với số lượng là bao nhiêu. Có thể đưa ra những nhận định tinh tế hơn như mục đích vay vốn của doanh nghiệp có thực sự trung thực không( thông qua phân tích nhu cầu vốn và khả năng vốn hiện tại của doanh nghiệp). Thứ hai, phân tích tài chính không chỉ giúp Ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn khi tiến hành xét duyệt các khoản cho vay mà còn trong cả quá trình cho vay. Trong thời hạn cho vay, Doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ cung cấp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính của mình, qua đó, Ngân hàng có thể phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó và thu hồi các khoản vay trước hạn. Ngoài ra, qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp còn giúp Ngân hàng xây dựng kế hoạch cho vay, trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của mỗi doanh nghiệp, Ngân hàng có thể đánh giá nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn... Từ đó có chiến lược huy động vốn phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, Ngân hàng có thể biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực kinh tế, lập kế hoạch cung cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao cũng như góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. 1.2. Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. 1.2.1. Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả thực trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Kết cấu của bảng được chia làm hai phần: phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối tài sản là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhà phân tích đánh giá được tổng quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng giúp nhà phân tích so sánh được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành Doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của Doanh nghiệp đó. 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin giúp người sử dụng đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích mối quan hệ giữa lợi tức ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng, dự đoán trong tương lai lượng tiền mang lại từ các hoạt động của Doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: - Lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Có hai phương pháp lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng. 1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời, giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích rõ ràng, cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp , chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lý do biến động một số tài sản và nguồn vốn quan trọng... 1.2.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính. Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng trên thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỉ lệ. 1.2.2.1. Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chính xác và đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc thời gian và không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh gồm: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của Doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của Doanh nghiệp với số liệu của ngành, của các Doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình đang phân tích tốt hay xấu, được hay chưa được. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các đại lượng tài chính . Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đựơc phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài chính của mình. 1.2.3. Nội dung công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn. Khi Doanh nghiệp vay vốn, điều mà Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng (DN) vay vốn. Do đó, khi phân tích tài chính, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá rủi ro thanh toán của Doanh nghiệp. Tức là phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu nợ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như trạng thái tài chính của Doanh nghiệp nhằm đánh giá rủi ro trong tương lai. Do đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới việc phân tích khái quát một số chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh. 1.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng: Mục tiêu của phân tích này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của nghành (nếu có) với các Doanh nghiệp khác. Từ đó mà đánh giá được một phần của xu hướng giai đoạn tiếp theo của Doanh nghiệp, có thể giúp Ngân hàng tránh đựơc những rủi ro không có khả năng thanh toán của Doanh nghiệp do xu hướng hoạt động kinh doanh không tốt của Doanh nghiệp. a. Các chỉ tiêu đã được chuẩn hoá trong mẫu bảng phân tích như sau: Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N/ Năm N-1 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán Trong đó:KHTSCĐ 3.Lãi gộp 4.Chi phí bán hàng và quản lý Trong đó: - KHTSCĐ - Lãi vay 5. Lãi trước thuế và lợi tức vay 6.Lãi trước thuế -Thuế( TNDN) 7.Lãi sau thuế 8.Lãi không chia b. Nhóm chỉ tiêu về tình hình tài chính và khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riêng gì Ngân hàng mà rất nhiều đối tượng khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào có liên quan đến Doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các cán bộ công nhân viên... Phân tích tình hình thanh toán của Doanh nghiệp đối với các khoản nợ trước đây rất quan trọng vì nó phản ánh được phần nào mức độ tín nhiệm hay sự sẵn sàng chi trả của Doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ và khả năng tài chính của nó. Một Doanh nghiệp có lịch sử thanh toán lành mạnh, sòng phẳng sẽ an toàn hơn một Doanh nghiệp luôn có nợ khó đòi hay quá hạn. Nếu có nợ khó đòi, nợ quá hạn thì nguyên nhân khách quan hay chủ quan, bất khả kháng hay không. - Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn: Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Hoặc = Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản có lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của TSLĐ.Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một DN có hệ số KNTT nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể DN đó đã đầu tư quá mức vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, khả năng chuyển hoá thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng chuyển hoá thành tiền của bộ phận hàng tồn kho thương được coi là kém nhất. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh. - Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Phải thu Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này có ưu điểm hơn chỉ tiêu ở trên là đã loại được sự ảnh hưởng của hàng hoá tồn kho ( phần dự trữ) đến khả năng thanh toán sao cho nhanh hơn của tài sản lưu động, bởi vì, nếu cơ cấu hàng hóa tồn kho trong tổng tài sản lưu động lớn thì sẽ làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn lớn nhưng không ảnh hưởng gì đến hệ số thanh toán nhanh, vì thanh toán nhanh cần ít thời gian hơn thanh toán ngắn hạn, thanh toán ngắn hạn cần có việc chuyển đổi của hàng hoá tồn kho mà thời gian của việc chuyển đổi này nhanh hay chậm lại còn tuỳ thuộc vào từng nghành nghề, hàng hoá và lĩnh vực kinh doanh. - Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngay: Tiền + ĐTTC ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt. Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp để lại quá lớn, chi phí cho việc lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác lại không sinh lợi cho nên cũng không phải là càng lớn càng tốt. Cũng như vậy với hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh, không hẳn là càng cao càng tốt, chỉ vừa hợp lý sao cho tương ứng với các khoản nợ ngắn hạn để không gây ra hiện tượng dư thừa nguồn lực, hiệu quả tài sản lưu động kém hay tài sản lưu động quay vòng kém là không sinh lợi. c. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính: - Hệ số nợ: nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài ( từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản. Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản - Hệ số nợ vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số nợ vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn = 1 - hệ số nợ Nhóm chỉ tiêu này để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với nợ vay. Chủ nợ ưa thích một hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp, hệ số an toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo và họ có cơ sở để tin vào sự đáo nợ đúng hạn của con nợ. Khi hệ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn, thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu chuyển sang cho chủ nợ gánh chịu, nhưng bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ nợ vẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên,vấn đề giữa vốn vay và vốn góp với cơ cấu như thế nào còn rất nhiều phức tạp, nó còn ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tùy từng thời kỳ và đối với từng doanh nghiệp. - Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay: Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = Chi phí lãi vay Đây là chỉ tiêu được Ngân hàng quan tâm như là một chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay bằng kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu lãi vay mà không trả được thì nợ gốc càng khó trả hơn. - Hệ số cơ cấu tài sản: Hệ số cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động Tổng tài sản Hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng nghành nghề, lĩnh vực và từng doanh nghiệp vì có những nghành nghề kinh doanh quay vòng nhanh , tài sản lưu động cần nhiều, nhưng có những nghành nghề thì tài sản cố định lại chiếm phấn lớn như mày móc, trang thiết bị, công nghệ, đặc biệt ngày nay tài sản cố định vô hình chiếm tương đối lớn. - Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này nói chung tốt nhất bằng 0,5 vì nếu nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu chiếm rất ít, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thu hút vốn vay, vốn đầu tư thấp, khả năng rủi ro tương đối cao. * Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động: - Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản phải thu BQ - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = (Các khoản phải thu BQ)* số ngày trong kỳ phân tích DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Nếu kỳ thu tiền trung bình lớn do các khoản phải thu nhiều chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hoặc do doanh nghiệp thu tiền trung bình một ngày nhỏ, chứng tỏ sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém. Những điều trên đều tác động tới khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. - Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho BQ Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho có lâu hay không, có quay vòng nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều tất yếu có hàng hoá tồn kho , tuy nhiên số lượng nhiều hay ít và hàng tồn kho quay vòng nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác nhau như: lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh... Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài sản cố định cố định bình quân Chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song hai chỉ tiêu này phản ánh rất rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Nếu sản xuất kém hiệu quả, vòng quay tài sản ngắn hạn nhỏ, doanh thu thuần, lãi thuần trong một kỳ kinh doanh thấp kéo theo nhiều chỉ tiêu khác kém đi như: nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận, có những trường hợp bị lỗ, tài sản cố định còn trích khấu hao không đủ dẫn đến việc đầu tư cho trang bị cho tài sản cố định kém, hậu quả kéo theo là tiếp tục sản xuất kinh doanh kém tạo ra vòng xoáy liên tiếp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng DTT và thu nhập khác của DN trong kỳ Tổng tài sản bình quân d. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi: Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của Doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi + Tỷ suất sinh lợi doanh thu: Tỷ suất sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận x100 Doanh thu Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tất nhiên hệ số này càng cao càng tốt nhưng còn phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp của mỗi nước và doanh thu thuần. Nếu doanh thu thuần lớn do giá bán tăng cao thì sự bền vững và khả năng cạnh tranh của sản phẩm là kém, nhưng nếu hệ số cao vì doanh thu quá thấp nói lên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả. + Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản: Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trước khi phân chia cho chủ sở hữu và chủ nợ. Nó xem xét một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế . Qua phân tích hệ số này, Ngân hàng có thể thấy được hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản ở Doanh nghiệp. +Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với những người muốn tham gia góp vốn nhằm chia sẻ quyền sở hữu doanh nghiệp và với những người đang sở hữu Doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế + Thu nhập cổ phần = Số lượng cổ phiếu thường Lợi nhuận đem chia + Cổ tức = Số lượng cổ phiếu thường Cổ tức Lãi đem chia + Tỷ lệ trả cổ tức = = Thu nhập cổ phiếu Lãi sau thuế Riêng nhóm chỉ tiêu này dành riêng cho công ty cổ phần.Nó cho biết tình hình phân phối lợi nhuận( kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh ) có phù hợp hay không đối với doanh nghiệp trong tình trạng hiện nay, nếu khộng phù hợp sẽ gây ra ảnh hưởng gì không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía các cổ đông, đây là những chỉ tiêu rất đáng chú ý và nó ảnh hưởng đến quyền lợi riêng của họ. 1.2.3.2. Phân tích rủi ro kinh doanh: Phân tích rủi ro kinh doanh đặc biệt quan trọng khi Ngân hàng cho Doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn. Trong trường hợp này, Ngân hàng đã cùng Doanh nghiệp gánh chịu rủi ro trong một thời gian dài nên việc làm này là rất cần thiết. b. Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó, mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn. Phân tích điểm hoà vốn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu cần đạt được khi biết sản lượng và doanh thu hòa vốn, chỉ ra ngưỡng Doanh nghiệp không bị lỗ nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Tổng chi phí bất biến - Sản lượng hoà vốn = Giá đơn vị sản phẩm – Chi phí khả biến đơn vị Để trực quan thuận tiện hơn cho quá trình đánh giá, người ta còn đưa ra khái niệm doanh thu hoà vốn Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn * Giá đơn vị sản phẩm Doanh thu hoà vốn - Thời gian hoà vốn = *12 tháng Tổng doanh thu Thời gian hoà vốn cho biết thời gian cần thiết để có mức doanh thu đủ bù đắp chi phí sản xuất. Khi phân tích, so sánh điểm hoà vốn kỳ này với kỳ trước, điểm hoà vốn càng cao, mức độ an toàn trong kinh doanh càng thấp. b. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh: Phân tích điểm hoà vốn cũng chưa thấy hết được tầm quan trọng của sự thay đổi doanh số bán đối với lợi nhuận của Doanh nghiệp. Vì vậy, đòn bẩy hoạt động sẽ cho ta biết mức độ chi phí cố định mà Doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh của nó, mà chi phí thì ảnh hưởng tới lợi nhuận. Mức độ đòn bẩy(DOL) là chỉ sự thay đổi theo tỷ lệ phần trăm của thu nhập trước lãi và thuế do sự thay đổi 1% doanh số bán. Nếu chi phí cố định trong tổng chi phí càng cao thì cũng có nghĩa là mức độ đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp càng cao và khi các nhân tố khác không đổi thì một thay đổi nhỏ trong số lượng bán hàng sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong thu nhập trước thuế và trả lãi vay. Tỉ lệ phần trăm thay đổi của EBIT Q(P-V) DOL = = Tỉ lệ phần trăm thay đổi của ds bán Q(P-V)-F Q : sản lượng P : Giá bán V : Chi phí biến đổi F : Chi phí cố định Tóm lại, một Doanh nghiệp ở tình hình mạo hiểm khi tình hình kinh doanh ở gần điểm hoà vốn và hệ số đòn bẩy hoạt động cao vì khi đó lợi nhuận trứơc thuế và lãi của doanh nghiệp rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh số bán. Bất cứ một lý do nào về chính trị, kinh tế hay thị hiếu... có thể làm lợi nhuận trước thuế và lãi giảm mạnh. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng, cho nên Ngân hàng vẫn thận trọng khi cho Doanh nghiệp vay vốn. 1.2.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bằng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ngân hàng có thể dự báo, ước tính lượng tiền lưu chuyển trong tương lai, đánh giá chất lượng thu nhập của Doanh nghiệp, đánh giá khả năng Doanh nghiệp duy trì một mức độ sản xuất kinh doanh nhất định, đánh giá độ linh động tài chính và thanh khoản của Doanh nghiệp. Nếu trong kỳ báo cáo, chủ doanh nghiệp tăng các khoản phải trả và nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh thì sẽ là gánh nặng lưu chuyển tiền tệ trong kỳ tới. Ngược lại, nếu hàng tồn kho kém chất lượng, luân chuyển chậm thì tình trạng thanh khoản của Doanh nghiệp trong kỳ tới sẽ gặp khó khăn, khả năng thanh toán nợ đến hạn khó, do đó Ngân hàng có thể không cho vay hoặc không cho vay thêm. Sức mạnh tài chính của một Doanh nghiệp được đánh gía bằng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải từ hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính, bởi vì: - Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư >0 thể hiện đầu tư của Doanh nghiệp bị thu hẹp. - Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính >0 thể hiện lượng cung ứng từ bên ngoài ra tăng. Trên cơ sở các thông tin lưu chuyển tiền tệ từ doanh nghiệp, các Ngân hàng có thể phát hiện được hiện tượng kinh doanh vượt quá khả năng vốn khi tiền vào từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp sự gia tăng tồn kho và các khoản phải thu, kết quả là lưu ngân ròng từ hoạt động kinh doanh <0. Tức là tình hình tài chính đang xấu, Doanh nghiệp phải lệ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài, tình hình thanh khoản của Doanh nghiệp rất khó khăn. Ngược lại, lưu chuyển tiền tệ ròng > 0 và đang tăng, Ngân hàng thấy rằng Doanh nghiệp không thể huy động đủ vốn trong nội bộ để trả nợ gốc và lãi vay. Tình hình vẫn khó khăn hơn khi Doanh nghiệp vẫn có nhu cầu mở rộng sản xuất. Một Doanh nghiệp đang trong thời kỳ hưng thịnh, phát triển, sự gia tăng đầu tư vào tài sản sẽ sử dụng phần lớn số tiền mà lẽ ra được dùng để trả nợ vay. Những Doanh nghiệp ấy cần được nhận tài trợ từ bên ngoài, trường hợp này Ngân hàng nên đáp ứng nhu cầu vốn của Doanh nghiệp. Trên đây là việc phân tích những mặt và chỉ tiêu chủ yếu khi xem xét , đánh gía tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tuỳ vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người ta tiến hành phân tích, xem xét chú trọng vào chỉ tiêu nào để khai thác tình hình tài chính phục vụ cho mục đích của người phân tích. Ngoài ra, còn rất nhiều chỉ tiêu khác, trong những trường hợp cụ thể khác nhau thì người phân tích sẽ sử dụng đến nó. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp được hiểu là tính chính xác của những đánh giá về tình hình tài chính một Doanh nghiệp, về rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp và sự sát xao của các dự báo tài chính. Vì vậy, có rất nhiều nhân tố khác nhau gây những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới chất lượng phân tích tài chính của doanh nghiệp, ở đây xin được phân chia theo 2 nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhân tố có mức độ tác động mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khác nhau nhưng tổng hợp lại thì có tác động rất lớn tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.3.1. Nhân tố chủ quan: 1.3.1.1. Nhân tố con người : Trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của cán bộ phân tích trong suốt quá trình đánh giá về năng lực tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích. Mỗi người cán bộ đều có kinh nghiệm thực tế, trình độ nghiệp vụ, nhận thức và hiểu biết khác nhau, do đó, ngoài việc đánh giá phân tích tài chính doanh nghiệp theo các bước quy định chung của Luật thì có độ nhạy bén, sắc sảo khác nhau. 1.3.1.2. Chất lượng thông tin: Để tiến hành cho vay đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, cán bộ thẩm định bắt buộc phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Việc thu thập thông tin có đầy đủ, chính xác kịp thời không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc đánh giá về khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thu thập thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ, chính xác. Muốn vậy các ngân hàng thương mại cần phải xây dựng được một trung tâm thông tin là nơi tổng hợp thông tin, xử lý, phân tích dự báo và cung cấp thông tin, việc này được thực hiện sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác phân tích khách hàng được đầy đủ và chính xác. 1.3.1.3. Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Thông qua các văn bản về quy trình nghiệp vụ mà Ngân hàng đề ra trong phân tích tín dụng, chính sách Tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ: mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Trong thời kỳ Ngân hàng thu hẹp tín dụng, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể kỹ hơn, phức tạp hơn, khó khăn hơn, và ngược lại, thời kỳ Ngân hàng mở rộng tín dụng thì quy trình, điều kiện tín dụng nói chung và đánh giá phân tích tài chính nói riêng có thể thông thoáng hơn, tất nhiên không sai phạm một khâu nào trong quy trình phân tích, đánh giá đó. 1.3.2. Nhân tố khách quan. 1.3.2.1. Bản thân doanh nghiệp vay vốn: Có nhiều nhân tố từ phía doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác thẩm định doanh nghiệp của ngân hàng. Nó có thể xuất phát từ khách quan hoặc chủ ý của doanh nghiệp. Ngân hàng đôi khi sẽ gặp khải những khó khăn trong công tác đánh giá doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thực sự hợp tác trong quá trình thiết lập mối quan hệ tín dụng với ngân hàng. + Hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp là một trong những nhân tố phải kể đến, bởi đây là cơ sở đầu tiên của mối quan hệ giữa doanh ._.nghiệp và ngân hàng. Nếu bộ hồ sơ của doanh nghiệp không nêu đầy đủ, chính xác và không được trình bày một cách khoa học những thông tin mà ngân hàng yêu cầu thì việc đánh giá doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. + Chính sách bảo mật thông tin của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá doanh nghiệp của ngân hàng. Những số liệu và tình hình thực trạng của doanh nghiệp trong quá khứ lẫn hiện tại là hết sức quan trọng đối với ngân hàng, bởi nó là một trong những cơ sở để ngân hàng xem xét quyết định đến việc cho vay. Nếu đó là một thông tin xấu có thể ảnh hưởng đến khoản tín dụng này mà doanh nghiệp cố tình che đậy thì coi như kết quả công tác đánh giá doanh nghiệp không còn giá trị. Rất có thể ngân hàng sẽ phải gánh chịu những thiệt hại không lường đối với khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhân tố khác như công nghệ tin học, môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng không kém tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp cho việc tính toán được chính xác hơn, không phức tạp, gây lẫn lộn không đáng có, tiết kiệm thời gian sức lực. Thông qua hệ thống máy tính, Ngân hàng có thể lưu giữ, cập nhật những thông tin mới nhất và cần thiết một cách nhanh chóng. Tóm lại, có nhiều những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có những nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp, có những nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, nhưng cũng có những nhân tố khách quan gây ảnh hưởng. Chính vì vậy, khi đánh giá doanh nghiệp, ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới những nhân tố tác động từ đó để tìm cách khắc phục, đảm bảo cho công tác đánh giá doanh nghiệp đạt kết quả cao, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và loại trừ những nguy cơ rủi ro có thể xảy đến cho ngân hàng. chương II: Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động TDDN tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh. 2.1.Khái Quát Về Hoạt Động Kinh Doanh Của NHNNo và PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường hoạt động NH cũng được đổi mới về cơ bản và toàn diện với hai pháp lệnh NH ngày 23/5/1990 hệ thống NH ở nước ta chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp tách biệt hai chức năng quản lý và kinh doanh. NHNN & PTNT Hà Nội ra đời vào năm 1988 hoạt động chủ yếu tại các huyện sau một thời gian cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường NH Hà Nội đã thành lập các chi nhánh NH ở các Quận để phục vụ các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do vậy NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số 126 /QĐ/HĐQT – TCCB ( quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ). Theo đó quyết định : Mở NHNNo&PTNT Tây Hà Nội – chi nhánh cấp 1 phụ thuộc vào Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam có: Tên gọi: Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tây Hà Nội. Trụ sở giao dịch: Đặt tại nhà số 115, phố Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Tây Hà Nội được chính thức thành lập ngày 21/7/2003 cho tới nay mới gần 5 năm nhưng chi nhánh đã hoạt động tương đối tốt và hiện nay chi nhánh có 4 chi nhánh cấp 2 ( chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Nhân Chính, Chi nhánh Trường Chinh, Chi nhánh Hàng Lược) và 5 phòng giao dịch ( PGD Hoàng Văn Thái, PGD Hàng Trống, PGD Bùi Thị Xuân, PGD Hàng Lược, PGD Nguyễn Du). Sau một thời gian hoạt động đã có kết quả góp cho NHNovàPTNT nói riêng và góp phần ổn định nền kinh tế Thủ đô Hà Nội nói chung và đã đạt được nhiều thành công.Cụ thể: - Tổng thu: 232 tỷ, tăng so với 31/12/2005 là 25 tỷ. Trong đó thu lãi: 229 tỷ; thu dịch vụ là 2.2 tỷ. - Tổng chi: 199 tỷ tăng so với 31/12/2005 là 20 tỷ. Trong đó chi trả lãi: 162 tỷ, chiếm 81.5% trong tổng chi. - Chênh lệch thu nhập – chi phí : 33 tỷ, tăng so với 31/12/2005 là: 5.5 tỷ, đạt 133 % kế hoạch năm 2006. - Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra: 0.3%. - Hệ số tiền lương đạt được: 1.89. 2.1.2. Vài nét về hoạt động của NHNN & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. NHNN & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội hoạt động kinh doanh có con dấu riêng, có quyền hạn nhất định. (hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, bên cạnh những hoạt động chính còn có các dịch vụ khác như chuyển tiền nhanh, dịch vụ bảo lãnh dự thầu...với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu :Huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế ,các tầng lớp dân cư ....đầu tư cho vay các thành phần kinh tế trong Xã Hội. Ngoài ra còn phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn theo công trình của Chính Phủ và của UBND thành Phố Hà Nội. 2.1.2.1.Một số tình hình kinh tế xã hội của địa phương: Năm 2006 Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Theo dự tính tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8.2%; lạm phát 6.6%. Thị trường tài chính tiền tệ theo đó cũng phát triển, làn sóng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh mẽ. Thị trường chứng khoán khởi sắc, các Ngân hàng cổ phần mở rộng màng lưới, lãi suất liên tục tăng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội nói riêng và hoạt động kinh doanh tiền tệ của các TCTD trên địa bàn nói chung. a- Những thuận lợi: - Có sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, một số cơ chế, qui chế đã ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi phù hợp với hoạt động kinh doanh, tạo sự chủ động cho các Chi nhánh trong hệ thống. - Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã đưa ra nhiều hình thức huy động dự thưởng có lãi suất hấp dẫn đã tạo thuận lợi cho các chi nhánh huy động tốt nguồn tiền gửi từ dân cư. b- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại: - Hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng, với đủ các loại hình ngân hàng thương mại; sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt trên các mặt: lãi suất huy động vốn, cho vay, phí dịch vụ. - Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá vàng tăng đột biến vào dịp cuối năm, thị trường bất động sản đóng băng đã tác động mạnh đến tâm lý người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của ngân hàng. - Việc huy động vốn vào Ngân hàng gặp khó khăn do xuất hiện các kênh thu hút vốn với lãi suất hấp dẫn, kỳ vọng lợi ích lớn như: Thị trường chứng khoán, cổ phần hoá doanh nghiệp, trái phiếu công trình... - Là đơn vị mới thành lập nên cơ cấu nguồn chưa hợp lý, vốn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào cao, không ổn định. Đây là một khó khăn lớn nhất của Chi nhánh. - Trụ sở làm việc của chi nhánh phần lớn phải đi thuê, chưa mang tính ổn định lâu dài, thiếu đồng bộ, chi phí cao, không có lợi thế trong hoạt động kinh doanh. 2.1.2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh: Với sự đoàn kết nhất trí từ Ban giám đốc, BCH công đoàn và toàn thể cán bộ CNVC và có sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn và khai thác những thuận lợi một cách có hiệu quả, trong năm 2006 NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đạt được những kết quả sau: a. Nguồn vốn: Đơn vị: Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu Tổng số khách hàng Số dư 31/12/06 +,- so KH +/- đầu năm LSBQ Ghi chú Tổng số +/- so đầu năm 1 Tiền gửi dân cư 9,303 360 1,425 681 409 0.67% - Không kỳ hạn 14 3 - TG < 12 tháng 430 248 - TG > 12 tháng 980 158 2 Tiền gửi các TCKT 764 544 1,123 750 0.68% - Không kỳ hạn 184 77 - TG < 12 tháng 313 141 - TG > 12 tháng 627 533 3 TG TCTD và khác 6 1 203 -1,081 0.69% - Không kỳ hạn 9 -141 - TG < 12 tháng 194 -620 - TG > 12 tháng -320 Tổng cộng 10,073 905 2,751 351 78 0.68% TĐ: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 507 67 -170 Tổng nguồn vốn đến 31/12/2006: 2,751 tỷ đồng đạt 115% so với KH năm 2006, tăng 78 tỷ đồng so với 31/12/2005, bằng 128% so với năm 2005. - Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động: + Nguồn vốn nội tệ: 2,244 tỷ, chiếm 82% tổng nguồn vốn, đạt 115% kế hoạch năm 2006. + Nguồn vốn ngoại tệ qui đổi VNĐ: 507 tỷ, chiếm 18% tổng nguồn vốn; đạt 115% kế hoạch năm 2006. - Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: + Nguồn vốn không kỳ hạn: 207 tỷ, chiếm 8% tổng nguồn vốn. + Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 937 tỷ, chiếm 34% tổng nguồn vốn. + Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng: 1.607 tỷ, chiếm 58% tổng nguồn vốn. - Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động: + Nguồn vốn huy động từ dân cư: 1,425 tỷ đồng, chiếm 52% tổng nguồn vốn; đạt 192% kế hoạch năm 2006. Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 266 tỷ, chiếm 9.6% tổng nguồn vốn. + Nguồn vốn của các TCKT: 1,123 tỷ, chiếm 41% tổng nguồn vốn. Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 48 tỷ, chiếm 1.8% tổng nguồn vốn. + Tiền gửi, tiền vay các TCTD: 203 tỷ, chiếm 7% tổng nguồn vốn. Trong đó: Ngoại tệ qui đổi VNĐ: 193 tỷ đồng, chiếm 7% tổng nguồn vốn. b. Dư nợ: Đơn vị: Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu Tổng số khách hàng Dư nợ 31/12/06 +,- So KH +,- đầu năm LSBQ % Nợ xấu Tổng số KH +,- đầu năm 1 Dư nợ DNNN 16 (81) 666 193 0.95% 0 - Ngắn hạn 9 -36 288 116 0 - Trung hạn 5 -43 193 57 - Dài hạn 2 -2 186 19 0 2 Dư nợ DNNQD 59 -259 688 27 0.99% 0.23% - Ngắn hạn 43 -202 398 101 0.14% - Trung hạn 14 -59 90 -187 0.10% - Dài hạn 2 2 201 114 3 Dư nợ HTX 2 0 1 -1 1.16% - Ngắn hạn 1 0 0.2 -1 - Trung hạn 1 0 1 0 - Dài hạn 0 4 Hộ kinh doanh 193 -615 141 8 1.03% 0.26% - Ngắn hạn 178 -156 129 25 0.18% - Trung hạn 15 -459 13 -17 0.09% - Dài hạn 0 5 Dư nợ cho vay khác 225 225 Tổng cộng 495 -730 1,497 247 227 0.98% 0.49% TĐ: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 0 369 49 76 Tổng dư nợ đến 31/12/2006: 1,497 tỷ đồng (kể cả cho vay UTĐT và cho vay theo chỉ định) vượt 19% so với KH năm 2006, so với năm 2005 tăng 227 tỷ đồng bằng 118% so với năm 2005. Trong đó cho vay trung, dài hạn 682 tỷ đồng (bao gồm cả cho vay UTĐT và cho vay theo chỉ định là 262 tỷ). Nếu loại trừ khoản cho vay này thì dư nợ: 1,230 tỷ đồng đạt 98% so kế hoạch năm 2006. - Dư nợ theo loại tiền: + Dư nợ nội tệ: 1,128 tỷ đồng, chiếm 75% tổng dư nợ. + Dư nợ ngoại tệ qui đổi VNĐ: 369 tỷ, chiếm 25% tổng dư nợ - Dư nợ theo thời gian: + Dư nợ ngắn hạn: 814 tỷ, chiếm 54% tổng dư nợ. + Dư nợ trung, dài hạn: 682 tỷ, chiếm 46% tổng dư nợ. - Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: + Doanh nghiệp nhà nước: 666 tỷ, chiếm 44.5% tổng dư nợ. + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 688 tỷ, chiếm 46% tổng dư nợ. + Hợp tác xã: 1.2 tỷ, chiếm 0.08% tổng nguồn vốn. + Hộ gia đình, cá nhân: 141 tỷ, chiếm 9.5% tổng nguồn vốn. - Các dự án lớn đã được Hội đồng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt: + Dự án thuỷ điện Bắc Bình: Hạn mức đầu tư: 100 tỷ. Thực hiện đến 31/12/2006: 21 tỷ, thực hiện 21% dự án. + Dự án Thuỷ điện Sê san 3A: Hạn mức đầu tư: 150 tỷ. Dư nợ đến 31/12/2006: 107 tỷ, thực hiện 71.3% dự án. + Dự án Thuỷ điện Bắc Hà: Hạn mức đầu tư: 200 tỷ. Thực hiện đến 31/12/2006: Chưa thực hiện giải ngân. * Nợ xấu: Đơn vị: Triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Tổng số nợ xấu Tỷ lệ ( % ) Phân loại theo nhóm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 1 Doanh nghiệp nhà nước 0 0 - Ngắn hạn 0 0 - Trung, dài hạn 0 0 2 DNNQD 3,482 0.23% 3,482 - Ngắn hạn 2,055 0.14% 2,055 - Trung, dài hạn 1,427 0.10% 1,427 3 HTX - Ngắn hạn 0 - Trung, dài hạn 0 4 Hộ gia đình cá thể 3,926 0.26% 225 281 3,420 - Ngắn hạn 2,642 0.18% 2,642 - Trung, dài hạn 1,284 0.09% 225 281 778 Tổng cộng 7,408 0.49% 225 281 6,902 TĐ: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 894 894 Nợ xấu đến 31/12/2006: 7.4 tỷ đồng chiếm 0.49% tổng dư nợ. Nguyên nhân: - Xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp. - Việc quản lý, đôn đốc thu hồi nợ chưa được chặt chẽ. * Dịch vụ và các tiện ích thực hiện: Năm 2006 chi nhánh triển khai dịch vụ thẻ ATM, cho đến nay đã có 3.600 khách hàng sử dụng thẻ ATM của Chi nhánh. c. Kết quả tài chính: Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Tổng số % so KH % so đầu năm BQ lãi suất đầu vào, đầu ra Tổng thu: 232,206 112.4% 0.3% - Thu lãi 228,968 113.2% - Thu dịch vụ 2,159 53.5% Tổng chi: 199,262 111.3% - Chi trả lãi 162,213 107.2% Trong đó: Trả phí - Chi khác 3,332 91.8% - Tổng thu: 232 tỷ, tăng so với 31/12/2005 là 25 tỷ. Trong đó thu lãi: 229 tỷ; thu dịch vụ là 2.2 tỷ. - Tổng chi: 199 tỷ tăng so với 31/12/2005 là 20 tỷ. Trong đó chi trả lãi: 162 tỷ, chiếm 81.5% trong tổng chi. - Chênh lệch thu nhập – chi phí : 33 tỷ, tăng so với 31/12/2005 là: 5.5 tỷ, đạt 133 % kế hoạch năm 2006. - Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra: 0.3%. - Hệ số tiền lương đạt được: 1.89 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh. 2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh. Tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng do Phòng tín dụng. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn NHNo&PTNT Chi nhánh Trương Chinh Tây Hà Nội sẽ gửi đến ngân hàng bộ hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lí, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra ngay tính đầy đủ, chính xác và phù hợp theo quy định của ngân hàng và tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà yêu cầu về các giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn có thể khác nhau. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn trực tiếp đến doanh nghiệp để thu thập thêm thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Tại doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện thực tế so với hồ sơ mà doanh nghiệp đã gửi tới ngân hàng. Thông thường, cán bộ tín dụng kiểm tra tài sản cố định của doanh nghiệp là cơ sở vật chất bao gồm nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của công nhân. Cán bộ tín dụng còn kiểm tra lượng hàng tồn kho thực tế, kiểm tra các chứng từ xuất nhập hàng hoá tại doanh nghiệp cũng như các sổ sách kế toán. Đồng thời trong quá trình đến doanh nghiệp kiểm tra thực tế, cán bộ tín dụng phỏng vấn chủ doanh nghiệp và các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp để có những thông tin chính xác hơn trong quá trình phân tích và đánh giá. Cán bộ tín dụng ngân hàng yêu cầu chủ doanh nghiệp trình bày về những số liệu để kiểm tra sự chính xác so với hồ sơ doanh nghiệp đã gửi, gặp gỡ phỏng vấn về tình trạng sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn có thể thu thập thông tin từ các đối tác có quan hệ với doanh nghiệp vay vốn hay từ trung tâm thông tin tín dụng CIC. Tóm lại, tình hình thu thập thông tin của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh là tương đối đầy đủ và khách quan. Cán bộ tín dụng được trực tiếp tìm hiểu và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp thông qua bộ hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cũng như thông tin từ các tổ chức có liên quan, từ đó tạo cơ sở tốt cho việc đánh giá doanh nghiệp. Các quy định của ngân hàng về bộ hồ sơ do doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cung cấp bao gồm hồ sơ pháp lí, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn. Nói chung, bộ hồ sơ này là đơn giản, đầy đủ các thông tin cơ bản và phù hợp với quy chế hiện hành của Nhà nước. 2.2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh. Cũng như hoạt động của bất kỳ Ngân hàng Thương mại nào khác, đối với NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng là một khâu quan trọng cơ bản và rất cần thiết nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên liên tục phải làm đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh, kết quả đưa ra từ công tác phân tích trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay hay không của Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp. Để phân tích, đánh giá về khả năng tài chính doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh dựa trên bộ hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp gửi đến, chủ yếu là các tài liệu trong báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính trong 2 năm liên tiếp gần nhất. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì nộp báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm xin vay. Thông thường để xác định các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có chính xác hay không, ngân hàng yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán đầy đủ. Đối với các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, số liệu thu được thường chính xác. Trên cơ sở các báo cáo này, các cán bộ tín dụng sẽ đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua việc xem xét các mặt nguồn vốn, sử dụng vốn và các hệ số tài chính. Thông tin được sử dụng để đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn: + Đối với bảng cân đối kế toán, nguồn vốn và sử dụng vốn được ngân hàng xem xét biến động cả về số tuyệt đối lẫn về tỉ trọng. Ngân hàng phân tích xu hướng thay đổi của các khoản mục chủ yếu như: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả, thuế, các khoản nộp NSNN, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu. Cán bộ tín dụng phân tích các khoản mục trên qua các thời điểm cuối năm hoặc cuối các quý. + Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng kết hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để tính các chỉ tiêu hệ số tài chính cơ bản trong vòng 2 hoặc 3 năm. Đó là các chỉ số về: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời , chỉ tiêu về cơ cấu vốn ,chỉ tiêu hoạt động và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp. + Về chỉ tiêu khả năng thanh toán, cán bộ tín dụng tính toán và phân tích các chỉ tiêu như: hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn tính chỉ tiêu vốn lưu động ròng để hỗ trợ trong việc phân tích hệ số khả năng thanh toán. Ngân hàng đã tính toán các hệ số này cụ thể, chi tiết song còn chưa tính hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi tiền vay. Đây là các hệ số quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp cho ngân hàng. + Về hệ số cơ cấu vốn, ngân hàng tính hai chỉ tiêu: hệ số tự tài trợ và hệ số nợ. Đây là nhóm hệ số được ngân hàng đặc biệt quan tâm và tính toán đầy đủ cả 2 hệ số. Nhờ tính toán 2 hệ số này, ngân hàng đã có thể đánh giá một cách chính xác mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ra sao, khả năng tham gia vào phương án kinh doanh của doanh nghiệp, sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp. + Về chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng quan tâm đến các hệ số: vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay vốn lưu động. Từ đó, đưa ra nhứng đánh giá chính xác, khách quan về tốc độ luân chuyển vốn và tài sản của doanh nghiệp , làm cơ sở để so sánh với các số liệu kế hoạch, số liệu cúa các năm trước, số liệu của các doanh nghiệp trong ngành để thấy đựoc xu hướng luân chuyển và vị thế của doanh nghiệp trong nghành. + Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, ngân hàng thường xem xét xu hướng biến động về các mục: giá trị sản lượng, doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Ngân hàng đã phân tích sự biến động về số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng về số tương đối giữa 2 năm hoặc so sánh cùng kì giữa 2 năm để đánh giá một cách khách quan của sự tăng hoặc giảm các khoản mục, từ đó phân tích nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Ngoài việc phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cán bộ ngân hàng còn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định dòng thu, chi của doanh nghiệp. Qua việc xem xét công tác phân tích của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, nói chung, các cán bộ tín dụng đã rất nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Các cán bộ tín dụng đã dựa trên số liệu của báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến để tính toán các hệ số tài chính, phân tích sự biến động qua các kì, các năm của các số liệu đó đồng thời tìm các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới để đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể về tình hình doanh nghiệp. Để nêu bật được thực trạng phân tích, đánh gía tài chính doanh nghiệp vay vốn, em xin được đưa ra ví dụ về khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, từ đó đưa ra những phân tích và nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng hay không? 2.2.2.1. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. Giới thiệu khách hàng. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. - Tên giao dịch: SCIENCE PRODUCTION FOR MINE JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: SPM.,JSC. - Số điện thoại: (04) 7754901. Fax: (04) 7754904 - Trụ sở giao dịch: Số 02 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội. - Họ tên người đại diện DN: Ông Nguyễn Hồng Tân – Chức vụ: Giám đốc. - Vốn điều lệ: 6.000.000.000VND (Sáu tỷ đồng chẵn./.) - Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; giao thông; thuỷ lợi. Khai thác và chế biến các sản phẩm mỏ. Xây lắp các đường dây và trạm điện đến 35KV. Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Sản xuất, chế tạo và thiết kế các sản phẩm cơ khí v.v….. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. 1. Đăng ký kinh doanh: số 0103000367 thay đổi lần 5 ngày 10/12/2004 của phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. 2. Điều lệ doanh nghiệp: theo điều lệ Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ soạn thảo và thông qua ngày 02/05/2001 (căn cứ luật doanh nghiệp số 13/199/QH10 được quốc hội CHXHCN VN thông qua ngày 12/06/1999). 3. Danh sách các thành viên góp vốn: - Cổ đông thứ nhất: Ông Nguyễn Hồng Tân. - Vốn tham gia: 3.600 cổ phần. - Cổ đông thứ hai: Ông Nguyễn Thành Công. - Vốn tham gia: 200 cổ phần. - Cổ đông thứ ba: Bà Nguyễn Thu Huyền. - Vốn tham gia: 300 cổ phần. - Cổ đông thứ tư: Ông Nguyễn Văn Hưng. - Vốn tham gia: 900 cổ phần. - Cổ đông thứ năm: Ông Nguyên Đăng Hoà. - Vốn tham gia: 1.000 cổ phần. 4. Quyết định bổ nhiệm giám đốc số: 15/CT ngày 26/12/2001 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. 5. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng số: 02/CT ngày 26/12/2001 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ. 6. Năng lực ban lãnh đạo công ty: Tốt. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ được thành lâp vào tháng 06 năm 2001 là đơn vị kế tiếp của liên hiệp khoa học sản xuất mỏ đây là tổ chức do Hội đồng khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam thành lập nghày 30/08/1994 nhăm khắc phục những khó khăn khi tham gia đấu thầu và mở rộng lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Công ty có 5 cổ đông tham gia, góp vốn điều lệ theo quy định, có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, đủ tư cách pháp lý để vay vốn ngân hàng. Từ khi được thành lập và hoạt đông theo đăng ký kinh doanh: số 0103000367 thuộc phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đến nay đơn vị đã phát triển tốt, quy mô tăng trưởng nhanh, doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước liền kề. Phân tích khả năng tài chính và kết quả kinh doanh: ( Số liệu cân đối kế toán, kết quả hoạt đông kinh doanh các năm gần dây) ĐV: Triệu đồng TT CHỉ TIÊU NĂM 2004 2005 Tỷ trọng So sánh 04/05 2004 2005 Tuyệt đối % A Tài sản lưu động và ĐTNH 10.149 13.193 78,94% 78,94% 3.044 30% I Tiền 92 119 0,71% 0,71% 27 30% 1 Tiền mặt tại quỹ 41 53 0,2% 0,32% 12 29% 2 Tiền gửi NH 51 66 0,9% 0,39% 15 30% 3 Tiền đang chuyển - II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 179 232 1,39% 1,39% 54 30% 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - 2 Đầu tư ngắn hạn khác 179 232 1,39% 1,39% 54 30% 3 Dự phòng giảm giá ĐTNH III Các khoản phải thu 8.954 11.640 69,65% 69,65% 2.686 30% 1 Phải thu của khách hàng 8.873 11.535 69,02% 69,02% 2.662 30% 2 Trả trước cho người bán - 3 Phải thu nội bộ 78 102 0,61% 0,61% 24 31% 4 Thuế GTGT được khấu trừ - 5 Các khoản phải thu khác 3 4 0,02% 0,02% 1 30% 6 Dự phong khoản thu khó đòi - IV Hàng tồn kho 150 195 1,17% 1,17% 45 30% 1 Hàng mua đang đi trên đường - 2 Nguyên, vật liệu tồn kho - 3 Công cụ, dung cụ trong kho - 4 Chi phí SXKD dở dang - 5 Thành phẩm tồn kho - 6 Hàng hoá tồn kho 150 195 1,17% 1,17% 45 30% 7 Hàng gửi đi bán - 8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - V Tài sản lưu động khác 775 1.007 6,03% 6,02% 232 30% 1 Tạm ứng 775 6,03% 126 16% 2 Chi phí phải trả - 3 Chi phí chờ kết chuyển - 4 Tài sản thiếu chởư lý - 5 Các khoản ký cợc, ký quỹ NH 106 0,63% 106 B TSCĐ, đầu tư dài hạn 2.707 3.520 21,06% 21,06% 812 30% I Tài sản cố định 2.707 3.520 21,06% 21,06% 812 30% 1 Tài sản cố định hữu hình 2.707 3.520 21,06% 21,06% 812 30% - Nguyên giá 2.882 3.747 22,42% 22,42% 865 30% - Giá trị hao mòn luỹ kế -175 -227 -1,36% -1,36% (52) 30% 2 Tài sản cố định cho thuê tài chính - - Nguyên giá - - Giá trị hao mòn luỹ kế - II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - 2 Góp vốn liên doanh - 3 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - III Chi phí xây dưng cơ bản dở dang - IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - V Chi phí trả trước dài hạn - Tổng cộng tài sản 12.856 16.712 100% 100% 3.856 30% Nguồn vốn A Nợ phải trả 11.525 10.482 89,65% 6,72% (1.043) -9% I Nợ ngắn hạn 11.525 10.482 89,65% 6,72% (1.043) -9% 1 Vay ngắn hạn 8.701 6.810 67,68% 40,75% (1.891) -22% 2 Nợ dài hạn đến hạn phải trả - 3 Phải trả người bán 2.052 2.668 15,96% 15,96% 616 30% 4 Người mua trả tiền trước - 5 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 44 57 0,34% 0,34% 13 30% 6 Phải trả công nhân viên - 7 Phải trả các đơn vị nội bộ - 8 Các khoản phải trả phải nộp khác 729 947 5,67% 5,67% 218 30% II Nợ dài hạn - 1 Vay dài hạn - 2 Nợ dài hạn khác - III Nợ khác - 1 Chi phí phải trả - 2 Nhận ký quỹ , ký cược dài hạn - B Nguồn vốn chủ sở hữu 1.331 6.230 10,35% 37,28% 4.900 368% I Nguồn vốn, quỹ 1.331 6.230 10,35% 37,28% 4.900 368% 1 Nguồn vốn kinh doanh 976 5.769 7,59% 34,52% 4.793 491% 2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 3 Quỹ đầu tư phát triển - 4 Chênh lệch tỷ giá - 5 Quỹ phát triển KD - 6 Quỹ dự phòng tài chính - 7 Lãi chưa phân phối 355 462 2,76% 2,67% 107 30% 8 Nguồn vốn đầu tư XDCB - II Nguồn kinh phí , quĩ khác - 1 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việclàm - 2 Nguồn kinh phí sự nghiệp - - Năm nay - - Năm trước - 3 Qũy khen thưởng phúc lợi - 4 Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ - Tổng cộng nguồn vốn 12.856 16.712 100% 100% 3.856 30% Qua số liệu Bảng cân đối kế toán ở các thời điểm cho thấy quy mô hoạt động của Doanh nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2005 tăng 30% so với năm 2004. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn: a. Về tài sản: * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng từ 79-80% so với tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu, chi tiêu này chiếm 88% trên tổng tài sản LĐ&ĐTNH còn các khoản vốn bằng tiền chỉ chiếm 0.9%, hàng tồn kho năm 2004 chiếm 1.5%, năm 2005 chiếm 1.5%. Tài sản lưu động khác 2004 là 775 Trđ, năm 2005 là 1.007 Trđ chiếm khoản 6% trên tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là chi tạm ứng cho cán bộ nhân viên công ty đi thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ kinh doanh còn các khoản ký quỹ, ký cược chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0.6%), đây là các khoản tiền đặt cọc, ký quỹ Ngân Hàng. Việc phân bổ các chỉ tiêu trên sẽ dẫn đến khẳ năng thanh toán nhanh thấp, không chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Vì vậy công ty cần xem xét lại việc phân bổ tài sản, trong đó cần tập trung thu hồi nợ với thời gian dài, giá trị tiền hàng lớn, phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể việc thu nợ của bạn hàng, không nên để khách hàng nợ chồng chéo, không để những khoản nợ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán: nợ khó đòi, chiếm dụng vốn của mình. * Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2004 đạt 2.707 trđ chiếm tỷ trọng 21% trên tổng tài sản, năm 2005 đạt 3.520 trđ chiếm 21%, tăng hơn so với năm 2004 là 812 triệu đồng tương đương với 30%. Năm 2005 Công ty đã bổ xung nguồn vôn CSH nhằm tăng tài sản lưu động và mua sắm tài sản cố định chiếm 100%. b. Về nguồn vốn: - Tỷ trọng các khoản nợ phải trả là cao, năm 2004 nợ phải trả của đơn vị là 11.525 triệu đồng chiếm 89.6% trên tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2005 nợ phải trả giảm xuống còn 10.482 trđ. Trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn năm 2004 chiếm 75%, năm 2005 chiếm 65% trên tổng nợ phải trả và phải trả người bán năm 2004 là 2.052 trđ chiếm 18%, năm 2005 là 2.668 trđ chiếm 25% trên tổng nợ phải trả. Các khoản vay ngắn hạn ở đây bao gồm vay các tổ chức tín dụng là 3.500 trđ, số còn lại chủ yếu là vay cá nhân. Như vậy năm 2005 so với năm 2004 nợ phải trả có chiều hướng giảm xuống 1.043 triêu đồng tương đương 9%. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 4.900 trđ tương đương với 368%. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh năm 2004 là 976 trđ sang năm 2005 tăng lên 5.769 trđ tương đương 491%. Phần lớn do các sáng lập viên góp, còn lại một phần do lãi chưa phân phối được bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Qua đánh giá một số chỉ tiêu trên ta thấy năm 2005 Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữư rất lớn nhằm giảm nợ phải trả xuống và tăng tài sản cố định nên nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác ta thấy hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng rất ít 1.17% trên tổng tài sản, bên cạnh đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn điều này chứng tỏ hàng hoá được tiêu thụ tốt. Vậy vì sao Công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn lớn đến như vậy? Theo số liệu của Công ty báo nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao 63% trên tổng nguồn vốn. Như vậy một mặt Công ty đi vay vốn các tổ chức tin dụng phải chịu lãi suất đẻ cho khách hàng chiếm dụng vốn không sinh ra lợi nhuận cho Công ty. Đề nghị Công ty phải ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0116.doc
Tài liệu liên quan