LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư xây dựng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong họat động đầu tư hiện nay. Tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam đây là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Vinaconex được thành lập theo mô hình công ty đa doanh nhưng lĩnh vực đầu tư xây dựng vẫn là lĩnh vực chính và giữ vai trò quan trọng bậc nhất của Tổng công ty. Từ khi hình thành theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng Tổng công ty luôn nỗ lực phấn
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng Công ty cổ phần XNK và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đấu không ngừng để hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Và thương hiệu Vinaconex ngày càng được xã hội biết đến như một nhà thầu xây dựng lớn và có uy tín . Để đạt được điều này là do Tổng công ty xác định vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư trong đó có khâu lập dự án đầu tư.
Là một sinh viên Chuyên nghành Kinh tế đầu tư, em rất vinh dự có cơ hội thực tập tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ban đầu tư Tổng công ty Qua thời gian thực tập em đã tìm hiểu và nắm bắt được tình hình họat động nói chung và thực trạng đầu tư nói riêng của Tổng công ty. Qua đó cũng đã học hỏi được rất nhiều về tác phong làm việc cũng như kinh nghiệm và thực hành công tác lập, thẩm định và quản lý dự án của các cán bộ thực tế. Trong giai đoạn này em cũng đã lựa chọn và viết chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thực trạng và giải pháp”.
Kết cấu của đề tài là:
Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần xuất khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Văn Hùng và các cán bộ trong Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM VINACONEX.
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX).
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Vinaconex.
Tên đầy đủ :TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.
Tên tiếng anh :VIETNAM CONTRUCTION AND IMPORT – EXPORT JOINT STOCK CORPORATION
Tên giao dịch :VINACONEX,JSC
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/198 theo quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng. Từ một doanh nghiệp họat động chuyên ngành quản lý lao động nước ngoài, VINACONEX đã xác định mục tiêu đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động đa lĩnh vực, từng bước xây dựng nòng cốt, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển và không ngừng lớn mạnh. Ngày 10/08/1991 theo quyết định số 432 BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩ và xuất khẩu lao động. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới, ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90 và được tiếp nhận một số công ty trực thuộc Bộ xây dựng về trực thuộc Tổng công ty.
Được chọn là một trong những Tổng công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng công ty. Đến ngày 27/11/2006 Đại hội cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần được tiến hành và Vinaconex chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với giấy chứng nhận đang ký kinh doanh lần đầu vào ngày 01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp.
Vào ngày 05/09/2008 Cổ phiếu của Vinaconex chính thức chào sàn tại sàn Hà Nội trước sự chứng kiến đông đảo của UBCKNN, đại diện các Bộ ngành ở TW, các thành viên của Tổng công ty Vinaconex. Vinaconex sau khi lên sàn đã trở thành một trong những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất Hastc
Mã chứng khoán :VCG
Trụ sở :Tòa nhà VINACONEX, 34 Láng Hạ, Phường Láng Hạ,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại :( 84.4) 224 9292/ (84.4 ) 224 9206
Fax :(84.4) 224 9208
Website :www.vinaconex.com.vn
Email :vinaconex@fpt.vn
Vốn điều lệ :2.000.000.000.000 ( Hai nghìn tỷ đồng )
Người đại diện :Ông Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty.
Qua chặng đường hơn gần 20 năm phát triển, VINACONEX hiện Vinaconex có 88 đơn vị đầu mối trực thuộc trong đó có 46 đơn vị có vốn góp chi phối (hơn 51%) hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước với đội ngũ trên 42.283 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm.
Đến nay, VINACONEX đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. VINACONEX đã trở thành một tổng công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng của Việt Nam với chức năng chính là Kinh doanh bất động sản , xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ cho ngành xây dựng và ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng…đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh của cả nước và trên Thế giới.
Hình 1.1. cơ cấu tổ chức Quản lý của Tổng công ty Vinanonex.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN QUẢN LÝ, BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC KHÁC
BAN NGHIỆP VỤ
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
CÁC ĐƠN VỊ CÓ GÓP VỐN CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY
CÁC ĐƠN VỊ CÓ GÓP VỐN KHÔNG CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY
Tiểu Ban Tài Chính
Tiểu Ban đầu tư
Tiểu Ban Niêm Yết
Ban Phát Triển Nhân Lực
Phòng kế hoạch tài chính
Phòng Giám Sát Kinh Tế Tài Chính
Khối Văn Phòng Tông Công Ty
Ban Xây Dựng
Ban Đầu Tư
Tiểu Ban Thư Ký – Tổng hợp
Ban Đối Ngoại Pháp Chế
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong tổng công ty Vinaconex.
1.1.2.1. Ban đầu tư.
Ban đầu tư được thành lập theo Quyết định số 0462 QĐ/VC-PTNL ngày 10/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty.
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của ban đầu tư.
Giám Đốc Ban
Phụ trách quản lý chung.
Phó Giám Đốc Ban
Phụ trách lĩnh vực Đầu tư SXCN, Hạ tầng KCN
&
Xúc tiến thương mại
Phó Giám Đốc Ban
Phụ trách lĩnh vực
Đầu tư Bất Động Sản
&
Hạ tầng đô thị.
Phó Giám Đốc Ban
Thường trực & Phụ trách quản lý Kinh tế đầu tư & Tổng hợp
Phòng Quản Lý Đầu Tư
SXCN, Hạ tầng KCN
&
Xúc tiến thương mại
Phòng Quản lý Đầu Tư
Bất động sản
&
Hạ tâng đô thị
Phòng Quản lý
Kinh tế đầu tư
&
Tổng hợp
Chức năng của Ban Đầu Tư:
Tham mưu, giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc Công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của Tổng Công Ty.
Tham mưu cho HĐQT& Ban TGĐ công ty trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác Đầu tư nhằm đưa hoạt động đầu tư của Công ty hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên Thế Giới.
Tham gia trong việc định hướng hoạt động đầu tư cho các Công ty con và Công ty thành viên liên kết nếu có.
Các chức năng khác do lãnh đạo Tổng công ty giao.
Nhiệm vụ của Ban đầu tư:
Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có) theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và Tổng công ty.
Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có) tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng công ty.
Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư. Báo cáo phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác sử dụng.
Theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư, đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý, vận hành dự án sau đầu tư…
Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hội và xúc tiến đầu tư ra nước ngòai với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
1.1.2.2. Ban Phát Triển Nhân Lực Tổng Công Ty.
Ban phát triển nhân lực được thành lập theo quyết định số 68 QĐ/VC-TCLĐ ngày 19/01/2008 của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức của ban phát triển nhân lực:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
Tổ chức – Cán bộ
Phòng Đào tạo
&
Phát Triển Nhân Lực
Phòng
Chính Sách
Chức năng chính của ban quản trị nhân lực là quản lý, điều hành, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Về quản lý điều hành, ban phát triển nhân lực điều hành các giao dịch nội bộ trong công tác tổ chức nhân sự, giải quyết tiền lương, thưởng và thực hiện các chế độ chính sách trong tổng công ty, ban còn điều hành về phân chia, bổ sung hợp lý nhân lực trong các công ty phụ thuộc, đồng thời giải quyết ngăn chặn và xử lý các sai phạm xảy ra. Về đào tạo và phát triển, ban phát triển nhân lực thu hút, tuyển dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tổng công ty.
Với những chức năng như vậy, nhiệm vụ của ban phát triển nhân lực được xác định rõ với các nhiệm vụ công tác sau:
- công tác tổ chức: tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, có hiệu quả. Chủ trì việc xử lý sát nhập, giải thể, chia tách các bộ phận, thay đổi chức năng các bộ phận
- công tác cán bộ: đao tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ. Sắp xếp, bố trí cán nhân sự hợp lý, kiểm tra, nhận xét đánh giá nhân lực trong toàn tổng công ty
- công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực.
- công tác về quản lý tiền lương, thưởng, thực hiện các chế độ chính sách
- thống kê, báo cáo, tổng hợp, lưu trữ và phát hành văn bản
- thanh tra, kiểm tra và đôn đốc công việc
1.1.2.3. Ban Đối Ngoại Pháp Chế Tổng Công Ty.
Ban đối ngoại pháp chế được thành lập trên cơ sở sáp nhập bộ phận đối ngoại và bộ phận pháp chế của Văn phòng Tổng công ty và bộ phận kinh tế đối ngoại của phòng Thị Trường Tổng công ty theo quyết định số 70 QĐ/VC-TCLĐ của HĐQT.
Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức của ban Đối ngoại Pháp chế.
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Phòng Pháp Chế
Phòng Đối Ngoại
Phòng Quan hệ công chúng.
Ban đối ngoại-pháp chế chủ yếu đảm nhận về pháp chế, đối ngoại nên chức năng chính của ban là tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về công tác pháp chế, công tác đối ngoại và những vấn đề quan hệ công chúng.
Nhiệm vụ chủ yếu của ban đối ngoại-pháp chế thực hiện trong những công tác sau:
- Công tác pháp chế: đây là bộ phận công tác quan trong liên quan đến thực hiện tốt pháp luật trong Tổng công ty. Trong công tác pháp chế, ban phải tư vấn cho Hội đồng quản trị, ban Giám đốc và toàn bộ các phòng ban trong công ty về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Soạn thảo mẫu, ban hành hồ sơ văn bản kinh doanh đúng qui định pháp luật cho tổng công ty. Kiểm tra đánh giá việc đảm báo tính pháp lý của các hoạt đông trong tổng công ty.
- Công tác đối ngoại: Tham mưu về vấn đề đối ngoại, các hoạt đông đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài. Tìm hiểu cơ hội kinh doanh, thâm nhập vao thị trương nước ngoai. Chủ trì, triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại, cung cấp thông tin, tai liệu về kinh tế đối ngoại, đối tác nước ngoài.
1.1.2.4. Ban Tài Chính – Kế Hoạch Tổng Công ty.
Ban Tài chính kế hoạch được thành lập theo Quyết định số 460 QĐ/VC-PTNL của HĐQT ngày 10/06/2008.
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức của Ban tài chính – Kế hoạch.
Kế toán trường kiêm
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Phòng Đầu tư tài chính
Phòng Kế Hoạch
Phòng Tài chính dự án
Phòng Kế toán
Ban tài chính-kế hoạch đảm nhận về tài chính và sử dụng vốn trong Tổng công ty. Chức năng chủ yếu của ban Tài chính-kế hoạch là xây dựng kế hoạch tài chính trong sản xuất, kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty. Là bộ phận quan trọng chuyên thu xếp. huy động các nguồn vốn cho các dự án đầu tư. Theo dõi, giám sát nguồn vốn đầu tư vào các dự án, tránh để thất thoát nguồn vốn hay nguồn vốn được sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả. Là đơn vị tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính đồng thời phân tích hoạt động kinh tế, quản trị cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng và các đối tương theo đúng qui định pháp luật.
Nhiệm vụ của ban tài chính kế hoạch gồm:
- công tác kế hoạch, thống kê: tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và các kế hoạch sản xuất kinh doanh hang năm của công ty. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh thành văn bản và báo cáo thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó.Phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Thực hiện báo cáo thông kê theo đúng qui định pháp lệnh thông kê.
- công tác tài chính dự án và đầu tư phát triển: xây dựng các phương án tài chính, thu xếp, huy động các nguồn vốn phục vụ đầu tư đồng thời phê duyệt, quản lý, điều phối hay trực tiếp giải ngân nguồn vốn đó.Tham gia chỉ đạo các công tác quyết toán tài chính, thực hiện báo cáo tài chính đối với các dự án hoàn thành.
1.1.2.5. Ban Xây Dựng Tổng Công Ty.
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức của Ban xây dựng
Giám Đốc
Ba Phó Giám Đốc
Phòng Quản lý dự án
Phòng an toàn lao động – Quản lý chất lượng
Phòng Đấu Thầu
Phòng khoa học công nghệ
Thành lập theo quyết định 71 QĐ/VC-PTNL ngày 19/01/2008, ban Xây dựng có chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc vê lĩnh vực liên quan đến khoa học kỹ thuật và công nghệ, chức năng về quản lý các công trình xây dựng về kỹ thuật, tiến độ thi công và những vấn đề liên quan. Qua đó, ban Xây dựng có những nhiệm vụ chính sau:
- Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ của các dự án đầu tư: tìm kiếm, lựa chọn các công nghệ phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế, thiết kế, tim kiếm, lựa chọn các phương án kỹ thuật tốt nhất cho dự án đầu tư qua đó nâng cao chất lượng dự án.
- Tham gia thẩm định hay đấu thầu các dự án đầu tư liên quan đến ngành kỹ thuật, xây dựng.
- Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các Dự án
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đúng qui định, quản lý chất lượng dự án. trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý dự án.
- Thực hiện trực tiếp công tác tìm kiếm lựa chọn khách hàng, tăng cường hiệu quả đấu thầu.
- Phân rõ các thành phần kỹ thuật, quản lý thanh phần kỹ thuật của các công ty con để đạt được hiệu quả tốt nhất.
1.1.2.6. Ban Giám Sát Kinh Tế - Tài Chính Tổng Công Ty
Ban Giám sát Kinh tế - Tài chính thành lập theo quyết đinh số 461 QĐ/VC-PTNL ngày 10/06/2008 của chủ tịch HĐQT Tổng công ty. Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho HĐQT, TGĐ Tổng công ty trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động của công ty mẹ và các công ty con trực thuộc Tổng công ty, theo phân công, phân cấp.
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức của ban Giám sát Kinh tế - Tài chính.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Các Chuyên viên, Kỹ sư thực hiện các công việ về chuyên môn theo sự bố trí của Giám Đốc Ban
1.1.2.7. Khối Văn phòng Tổng Công Ty.
Văn phòng Tổng công ty là bộ phận có nhiệm vụ chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác Hành chính, công nghệ thông tin, báo chí, quản trị hậu cần, thi đua khen thưởng, bảo vệ - quân sự và các công việc khác được lãnh đạo Tổng công ty giao.
Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức của Khối văn phòng Tổng Công ty.
Phòng Quản trị đời sống
Tổ Quản trị và bảo vệ
Đội xe
Căng tin
Chánh Văn Phòng
Các Phó Chánh Văn Phòng
Phòng Tổng hợp
Tổ thi đua – khen thưởng
Tổ báo chí, lưu trữ hình ảnh
Tổ CNTT và Website
Phòng hành chính
Thư ký – Lễ tân
Văn thư lưu trữ
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam ( Vinaconex ).
1.1.3.1. Kinh Doanh Bất Động Sản.
Kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Từ năm 1995 công ty đã bắt đầu triển khai đầu tư khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính và Trung tâm thương mại Tràng Tiền. Trải qua một thời gian dài nỗ lực và phấn đấu, đến nay lĩnh vực kinh doanh bất động sản của của công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, Điển hình như: Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính ( Hà Nội ), Khu đô thị mới Bắc An Khánh ( Hà Tây ), Khu đô thị sinh thái Cát Giá – Cát Bà ( Hải Phòng )….
Hiện nay Vinaconex được đánh giá là một trong các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có uy tín và được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Đến năm 2012, Tổng công ty phấn đấu trở thành một đơn vị hoạt động kinh doanh bất động sản hàng đầu tại Việt Nam.
Hiện nay Tổng công ty Vinaconex thực hiện các loại hình kinh doanh bất động sản sau:
- Đầu tư và kinh doanh các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
- Đầu tư kinh doanh nhà và văn phòng cho thuê.
- Đầu tư kinh doanh các khu nghỉ mát, khu vui chơi giải trí.
- Đầu tư và kinh doanh các trung tâm thương mại.
- Đầu tư và kinh doanh khách sạn.
- Các loại hình đầu tư và kinh doanh bất động sản khác.
Một số dự án đầu tư kinh doanh Bất động sản tiêu biểu do Vinaconex đã và đang thực hiện thể hiện ở bảng dưới đây là các dự án dự tính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng công ty và cho nhà nước. Dự án trụ sở Tổng công ty đã được thực hiện và đi vào vận hành khai thác nâng cao điều kiện làm việc cho Tổng công ty, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc cho các phòng ban, ngoài ra dự án hoàn thành còn tạo ra một lượng cung văn phòng lớn cho Thành Phố Hà Nội trong tình hình thiếu hụt văn phòng như hiện nay. Hay như dự án xây dựng TTTM Chợ Mơ dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra một không gian mới cho người dân tham gia kinh doanh khu chợ và tạo ra bộ mặt mới cho TP Hà Nội, tạo môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người dân, tạo nếp sống văn minh cho dân doanh và các doanh nghiệp.
Dưới đây là các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Tổng công ty trong thời gian qua. Các dự án này được sự quan tâm rất tận tình của Tổng công ty và các cơ quan quản lý nhà nước.
Bảng 1.1. Danh mục một số dự án đầu tư kinh doanh Bất động sản
của Tổng Công Ty Vinaconex.
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Danh mục Dự án
Thời gian khởi
Công hoàn thành
Tổng mức Đầu tư
Tình hình thực hiện
1
Dự án Trụ sở Tổng công ty
2007 - 2009
503,42
Đã hoàn thành đi vào sử dụng.
2
Dự án ĐTXD cụm nhà ở tại lô đất N05 Đông Nam Trần Duy Hưng
2007 - 2011
3.682,43
Đang thi công. Trong năm 2009 sẽ hòan thành xong phần móng và 1 phần xây thô.
3
Cầu Thủ Thiêm II
2008 - 2010
1.562,00
Dự án đang tiến hành lựa chọn tư vấn nước ngòai lập thiết kế cho dự án.
4
Trung tâm thương mại Chợ Mơ
2007 - 2011
1.329,16
Đang phê duyệt dự án đầu tư.
5
Bảo tàng Hà Nội ( Đầu tư theo hình thức BT – Phần xây lắp và thiết bị)
2008 - 2010
1.921,24
Đã thi công xong trượt lõi. Đang tiến hành thi công phần thân.
6
Dự án xây dựng hạ tâng khu công nghiệp Bắc Phú Cát
2007 - 2009
684,17
Dự án đang tạm dựng do phải đợi quyết định của Thủ Tướng Chính phủ chuyển giao dự án về KCNC Hòa Lạc.
7
Khu nhà ở thí điểm cho công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội
2007 - 2009
211,32
Đã thi công xong 14 đơn nguyên và đang bàn giao cho UBND TP Hà Nôi, Hiện đang triển khai tiếp 2 nguyên đơn còn lại.
8
Trung tâm dịch vụ số 1 thuộc dự án KĐT Trung Hòa – Nhân Chính
2007 - 2009
31,75
Tiến hành hòan thiện nốt các công việc còn lại, bàn giao đưa vào sử dụng Quý III/2009.
Nguồn: Ban đầu tư tổng công ty Vinaconex.
Các dự án trên của Tổng công ty là một trong số các dự án lớn mà Tổng công ty đã và đang thực hiện đem lại lợi nhuận cao cho Tổng công ty, đảm bảo cho sự ổn định lâu dài cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu của Tổng công ty. Các dự án đều được sử dụng công nghệ cao và vật liệu mới đảm bảo chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vận hành khai thác. Quá trình thi công và vận hành khai thác được Tổng công ty hết sức chú trọng, quản lý sát sao đảm bảo chất lượng yêu cầu, góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.1.3.2. Lĩnh vực xây lắp.
Hoạt động xây lắp là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty. Hiện nay Vinaconex đã trở thành một trong những nhà thầu xây dựng hàng đầu, có uy tín trong nước và quốc tế. Vinaconex có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề,máy móc trang thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ. Tổng công ty đã thực hiện nhiều công trình lớn có tầm quan trọng cao như:
Trong lĩnh vực công trình dân dụng Tổng công ty đã thực hiện rất nhiều công trình lớn như: Trung tâm thương mại chợ Mơ, Bảo tàng Hà Nội, Trụ sở tổng công ty Vinaconex, Trung tâm thương mại Hà Đông…
Trong lĩnh vực công trình công nghiệp Tổng công ty đã thực hiện các dự án như: Nhà máy xi măng cẩm phả, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, nhà máy khí an toàn, Nhà máy xi măng Hoàng Mai…
Trong lĩnh vực công trình giao thông Tổng công ty đã thực hiện những công trình như: Mở rộng đường cao tốc Láng – Hòa lạc, Nút giao thông ngã tư sở, Cầu bãi cháy, Cầu Thanh Trì…
Trong lĩnh vực công trình thủy lợi: Công trình thủy điện Ngòi Phát, Công trình thủy điện Cửa Đạt, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II…….
Trong lĩnh vực công trình hạ tầng kỹ thuật: Nhà máy nước Sông Đà, Nhà máy nước Dung Quất, Cải tạo sông Kim Ngưu và bãi bùn Vạn Phúc….
1.1.3.3 Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong Tổng công ty Vinaconex, Nó góp phần tạo cơ cấu phát triển bền vững cho toàn tổng công ty. Sản phẩm sản xuất của công ty là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống xã hội, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và mang tính cạnh tranh trên thị trường như: Gạch Block, Gạch xây dựng, Đá ốp lát cao cấp,Gioăng Phớt cao su, kết cấu thép…
Theo chiến lược phát triển lâu dài mà tổng công ty đã lựa chọn lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là kinh doanh bất động sản và xây dựng vì vậy công ty chuyển 2 lĩnh vực này cho các đơn vị thành viên thực hiện thông qua việc thành lập công ty dự án hoặc các đơn vị thành viên hiện có.
Một số dự án lớn do Vinaconex đã và đang thực hiện trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng được thể hiện trên danh mục bản biêu dưới đây. Tuy nhiên đây mới chỉ là một số dự án tiêu biểu của Tổng công ty trong lĩnh vực này.
Bảng 1.2. Danh mục một số dự án đầu tư sản xuất công nghệp
vật liệu xây dựng của Tổng Công Ty Vinaconex
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Danh mục Dự án
Thời gian khởi công hoàn thành
Tổng mức Đầu tư
Tình hình thực hiện
1
Dự Án xi măng Cẩm Phả ( GĐ1 )
2004 - 2008
6.089,00
Đã hoàn thành. Hiện đang đi vào sản xuất ổn định và thực hiện quyết toán công trình
2
Dự án xi măng Yên Bình
2004 - 2008
1.514,97
Đã hoàn thành, Hiện đang quyết toán với giá trị dự kiến 1.466 tỷ ( đã có VAT )
3
Dự án Thủy điện cửa đạt
2007-2008
16,00
Dự án đã hòan thnàh đang tiến hành nghiệm thu tổng thể và bàn giao
4
Dự án thủy điện Ngòi phát
2007 - 2009
503,42
Đã hoàn thành đi vào sử dụng.
Nguồn: Ban đầu tư tổng công ty Vinaconex.
1.1.3.4. Lĩnh vực tư vấn thiết kế.
Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, Vinaconex luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi không ngừng đưa ra các ý tưởng mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong các lĩnh vực như: Tư vấn đầu tư và xây dựng, lập dự án đầu tư, tư vấn đầu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án…
Là lĩnh vực ra đời sau của Vinaconex nhưng tư vấn thiết kế lại có những bước phát triển nhanh chóng và táo bạo. Sản phẩm tư vấn thiết kế do công ty tạo ra được đánh giá cao và ngày càng khẳng định được phong cách ấn tượng.
1.1.3.5. Lĩnh vực xuất khẩu lao động và xuất nhập khẩu.
Lĩnh vực xuất khẩu lao động là lĩnh vực truyền thống gắn liền với sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Vinaconex. Một trong những nhiệm vụ chính
Xuất khẩu lao động là lĩnh vực truyền thống gắn liền với sự ra đời và phát triển của Vinaconex. Từ khi thành lập, một trong những nhiệm vụ chính của Vinaconex là cung cấp và quản lý lực lượng chuyên gia và lao động xây dựng đi làm việc tại nước ngoài, Vinaconex đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động.
1.1.3.6. Ảnh hưởng của các lĩnh vực hoạt động tới công tác lập dự án đầu tư.
Đầu tư theo dự án là một đòi hỏi tất yếu khách quan, điều này cũng được thể hiện rất rõ tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Vinaconex. Là một công ty đa doanh nên hoạt động đầu tư kinh doanh của Tổng công ty thực hiện trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng…. Tất cả những hoạt động này đều mang những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư phát triển như đòi hỏi vốn lớn, hoạt động mang tính chất lâu dài…cho nên việc đầu tư theo dự án là tất yếu khác quan. Chính vì vậy mà công tác lập dự án tại tổng công ty luôn được chú trọng và quan tâm thích đáng. Dự án đầu tư chính là cơ sở để Tổng công ty ra quyết định đầu tư, trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư, là tài liệu để Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng xem xét để tài trợ vốn. Chính vì vậy mà công tác lập dự án ngày càng được lãnh đạo tổng công ty quan tâm và chú trọng về mặt chất lượng.
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VINACONEX).
1.2.1. Quy trình lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình, thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhằm thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai. Chính vì vậy mà công tác lập dự án đầu tư phải trải qua nhiều công đoạn và liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam ( Vinaconex ) quy trình này đã được Ban Đầu Tư của Tổng công ty lập ra. Quy trình đã được nghiên cứu và lựa chọn kỹ càng, phù hợp với tính chất và mục tiêu của các dự án mà Tổng công ty thực hiện.
Quy trình lập dự án đầu tư xét trên góc độ trình tự lập và phân công nhiệm vụ tại Tổng công ty vinaconex được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau.
Hình 1.89. Sơ đồ quy trình lập dự án đầu tư tại Tổng công ty Vinaconex.
Nhận nhiệm vụ từ cấp trên hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tư
Lập kế hoạch thực hiện
Chuẩn bị lập dự án
Lập dự án
Trình HĐQT và TGĐ
Thuê Tổ chức Thẩm tra
dự án đầu tư
Dự án đầu tư
Thu thập tài liệu liên quan đến dự án
Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế cơ sở
Chuẩn bị các VBQPPL liên quan đến dự án
Chuẩn bị các phần mềm lập dự án
Kết thúc
Trình lên TGĐ
Thông Qua
Không được phê duyệt
Báo cáo xin phép đầu tư
Chấp nhận chủ trương đầu tư
TGĐ
HĐQT
Quy hoạch chi tiết 1/500
Bước 1: Nhận nhiệm vụ từ cơ quan cấp trên hoặc xác định được cơ hội đầu tư:Ban đầu tư nhận nhiêm vụ theo sự phân công của Tổng Giám đốc công ty và các thông tin cần thiết. Sau đó Ban đầu tư tổ chức thành lập nhóm lập dự án là các cán bộ trực thuộc ban đầu tư. Đứng đầu là chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm quản lý chung và phân công công việc, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp lập dự án.
Ngoài ra Ban đầu tư còn chịu trách nhiệm nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho Tổng công ty theo định hướng mà Tổng công ty đã vạch ra. Khi nhận thấy được cơ hội đầu tư có hiệu quả Ban đầu tư sẽ báo cáo lên Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Nếu được thông qua Ban sẽ tiến hành phân công công việc đến các phòng ban.
Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết thực hiện:Giám đốc ban phân công cho Tổ Kinh tế đầu tư và Tổng hợp lập kế hoạch chi tiết thực hiện dự án theo quy định của Tổng công ty trình Giám đốc Ban phê duyệt. Nếu trong các dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì việc lập hồ sơ thiết kế do Nhóm Công nghệ kết hợp với Ban xây dựng Tổng công ty lập theo hướng dẫn thiết kế trình Giám đốc Ban.
Bước 3: Sau khi lập xong kế hoạch thực hiện chi tiết, Chủ nhiệm dự án trình báo cáo xin phép đầu tư lên Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị, Khi được Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị chấp nhận chủ trương đầu tư chủ nhiệm dự án liên hệ với UBND tỉnh, Thành phố để xin quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 về khu đất dự án sẽ thực hiện đầu tư về vị trí giới hạn phạm vi quy hoạch, tính chất – chức năng, quy mô dân số, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất, bố cục quy hoạch, tổ chức hạ tầng kỹ thuật,. Sau khi được UBND phê duyệt quy hoạch sử dụng đất nhóm dự án tiến hành lập quy hoạch 1/500 về địa điểm xây dựng, quy mô phân bổ sử dụng đất và các hạng mục xây dựng, sau đó xin thỏa thuận sơ bộ phương án quy hoạch tổng mặt bằng 1/500. Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội căn cứ vào bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/5000 do công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên khảo sát và đo đạc lập. Tiếp theo chủ nhiệm dự án trình lên cơ quan cấp trên xin chấp nhận chủ trương đầu tư.
Bước 4: Chuẩn bị lập dự án:Giám Đốc Ban giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm lập dự án. Nhóm giao nhiệm vụ đến từng cán bộ lập dự án để chuẩn bị tài liệu cần thiết cho quá trình lập dự án như: Chuẩn bị văn bản quy phạm pháp luật do Tổ kinh tế đầu tư và tổng hợp kết hợp với Ban đối ngoại pháp chế. Chuẩn bị Thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thi công do Tổ công nghệ kết hợp với Ban xây dựng chuẩn bị ( Tổ lại chia nhỏ các mảng công việc phân công đến từng cá nhân như: kiến trúc đường nước, đường điện, nước thải, thông gió,…), chuẩn bị các phần mềm thiết bị liên quan đến lập dự án do Tổ Kinh tế đầu tư và Tổng hợp chuẩn bị…
Bước 5: Lập dự án: Sau khi đã chuẩn bị cho công tác lập dự án xong, chủ nhiệm dự án cùng các thành viên được Giám đốc Ban giao nhiệm vụ lập dự án sẽ tiến hành công tác lập dự án thông qua các tài liệu đã được chuẩn bị ở trên. Bằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình, trong suốt quá trình thực hiện lập dự án cán bộ lập dự án phải đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, chủ nhiệm dự án thường xuyên báo cáo tình hình lên Giám Đốc Ban.
Bước 6: Thuê Tổ chức tư vấn độc lập thẩm tra dự án đầu tư. Nếu dự án tốt có tính khả thi cao, chủ nhiệm dự án sẽ trình Giám đốc Ban, Giám đốc ban trì._.nh lên TGĐ và HĐQT, nếu có thiếu sót sẽ bổ sung thêm. Nếu thấy không khả thi sẽ tiếp kiểm tra lại, thuê một tổ chức tư vấn khác kiểm tra. Nếu vẫn kết luận không khả thi sẽ hủy bỏ dự án trình lên TGĐ và HĐQT, đưa vào hồ sơ lưu.
Bước 7: Trình Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc:
Sau khi dự án hoàn thành, sản phẩn được HĐQT và TGĐ kiểm tra chất lượng. Nếu dự án đã đạt yêu cầu sẽ được yêu cầu sẽ tiến hành giai đoạn thực hiện đầu tư. Nếu dự án không được phê duyệt sẽ kết thúc dự án.
Quy trình lập dự án đầu tư xét trên góc độ cấp độ nghiên cứu dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex được thể hiện như sau:
Nếu xem xét theo cấp độ nghiên cứu thì quy trình của dự án đầu tư được lập theo 3 cấp độ nghiên cứu. Cấp độ nghiên cứu được thực hiện theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cao hơn và thời gian cần thiết để hoàn thành công việc dài hơn, nhân lực nhiều hơn… do đó mức độ chính xác của dự án ngày càng cao hơn. Các cấp độ nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư.
- Nghiên cứu tiền khả thi.
- Nghiên cứu khả thi.
Nhưng đa phần các dự án do Ban đầu tư lập là các dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật… thuộc các dự án nhóm A, B, C,.. Nên giai đoạn nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi (Giai đoạn sơ bộ lựa chọn dự án đầu tư) thường ít được chú trọng hơn mà chủ yếu là đi thẳng vào giai đoạn Nghiên cứu khả thi (giai đoạn được xem là cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư).
Giai đoạn nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Giai đoạn này nghiên cứu cơ hội đầu tư khá sơ sài, việc xác định đầu vào, đầu ra, hiệu quả kinh tế xã hội của các cơ hội đầu tư thương phụ thuộc vào các ước tính tổng hợp, các dự án tương tự hay nhu cầu thị trường do ý kiến chủ quan của người đề xuất. Giai đoạn này chính là tiền đề để ý tưởng phát triển thành nghiên cứu tiền khả thi và giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đầu tư. Để phát hiện được cơ hội đầu tư đa phần Ban đầu tư dựa vào: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đất nước. Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm của dự án. Những lợi thế so sánh của Tổng công ty trên Thị trường. Hiện trạng sản xuất và cung cấp các mặt hàng đó trên thị trường để tìm ra khoảng trống thị trường cho sản phẩm của dự án. Những kết quả sẽ đạt được của Tổng công ty về tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Tại Ban đầu tư của Tổng công ty, Việc nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ được tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục đầu tư cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch của Tổng công ty. Mục tiêu của nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư dựa trên các thông tin cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc xem xét và quyết định có triển khai tiếp các giai đoạn nghiên cứu sau hay không
Nghiên cứu tiền khả thi. Đây là bước tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn hơn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu và có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này được tiến hành sâu hơn và chi tiết hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy chưa chắc chắn nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn đảm bảo tính khả thi cho dự án đầu tư.
Giai đoạn này chủ nhiệm dự án sẽ nhận nhiệm vụ từ giám đốc ban tiến hành phân công nhiệm vụ thu thập tài liệu và tiến hành các thủ tục cần thiết đồng thời lập kế hoạch chi tiết tiến hành bàn giao nhiệm vụ cho các cán bộ lập dự án theo đúng quy trình lập dự án của Tổng công ty. Các cán bộ lập dự án sẽ trực tiếp tìm các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ đã được chủ nhiệm dự án phân công và các phàn mềm để tiến hành soạn thảo sơ bộ. Sau khi hoàn thành, sản phẩm là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được chủ nhiệm dự án cùng nhóm soạn thảo xem xét thông qua. Nội dung của việc nghiên cứu trong giai đoạn này bao gồm:
- Bối cảnh chung về tình hình kinh tế - xã hội, luật pháp, chính sách của nhà nước… có ảnh hưởng đến giai đoạn thực hiện đầu tư và vận hành khai thác dự án. Xem xét các điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng có liên quan đến dự án, các điều kiện pháp lý… để đưa ra các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư. Đa phần các dự án mà Tổng công ty lập là các dự án xây dựng công trình nên thường nội dung này dựa vào các dự án tương tự để lập.
- Nghiên cứu thị trường: phân tích thị trường, dự báo khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm. Nội dung này được Tổng công ty đặc biệt chú ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của công ty, về lợi nhận, tài chính hay thương hiệu. Vì vậy Tổng công ty thường đặc biệt chú ý đến nội dung này.
- Nghiên cứu kỹ thuật: bao gồm các vấn đề: lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô và phương án sản xuất, quy trình công nghệ, lựa chọn và dự tính nhu cầu, chi phí các yếu tố đầu vào, các giải pháp cung cấp đầu vào, địa điểm thực hiện dự án. Đây là giai đoạn khá quan trọng và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn vận hành dự án vì vậy để đảm bảo dự án có tính khả thi cao Nhóm dựa án thường rất chú trọng đến vấn đề này.
- Nghiên cứu về hiện trạng sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới. Những lợi thế so sánh với thị trường ngoài nước, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước. Điều này có vị trí rất quan trọng, nó kết hợp với phần nghiên cứu thị trường để xác định quy mô đầu tư.
- Những kết quả đạt được về tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Vì là một công ty cổ phần nên lợi nhuận đối với công ty là một mục tiêu quan trọng hàng đầu để xem xét quyết định đầu tư.
Tại Tổng công ty giai đoạn này thường được thực hiện vì các dự án mà Tổng công ty tham giai thường là những dự án nhóm A và các dự án quan trọng cấp Quốc gia vì vậy giai đoạn này thường được chú trọng và xem xét cẩn thận kỹ lưỡng.
Nghiên cứu khả thi: Là giai đoạn sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này Nhóm dự án phải khẳng định được rằng cơ hội đầu tư có khả thi hay không, có vững chắc và hiệu quả không. Ở giai đoạn này nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết. Giai đoạn này được nghiên cứu chi tiết hơn, chính xác hơn đòi hỏi các bộ lập dự án phải phải thu thập nhiều nguồn tài liệu mang tính chính xác cao hơn, đầy đủ hơn như: Các phần mềm soạn thảo dự án phải mang tính rõ ràng, đầy đủ, Sử dụng các phương pháp cần thiết và chính xác hơn để soạn thảo dự án.
1.2.2. Công tác tổ chức lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
Sau khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên Ban đầu tư của Tổng công ty thành lập Nhóm lập dự án đầu tư do chủ nhiệm dự án lãnh đạo chịu trách nhiệm về các vấn đề lập dự án. Còn nếu Ban đầu tư tìm kiếm được cơ hội đầu tư sẽ trình lên Tổng Giám đốc, nếu được duyệt sẽ tổ chức thu thập thông tin liên quan đến dự án.
Chủ nhiệm kết hợp với các thành viên lập kế hoạch dự án và trình lên Tổng Giám đốc. Nếu bảng kế hoạch dự án được thông qua chủ nhệm dự án sẽ tiến hành xác đinh kinh phí lập dự án, báo cáo Tổng giám đốc duyệt rồi phân bổ nguồn vốn cho các nhóm và các phòng ban có liên quan. Chủ nhiệm dự án giao nhiệm vụ cho các cán bộ chịu trách nhiệm lập dự án đã được điều động. Các tổ dự án tiến hành các nhiệm vụ được giao theo như kế hoạch đã lập.
Sau khi thực hiện xong công tác chuẩn bị: các nhóm tiến hành công việc cụ thể như sau:
- Nhóm kinh tế kết hợp với ban đối ngoại pháp chế lập phần nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội của dự án, Nhóm kinh tế đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khía cạnh tài chính, khía cạnh kinh tế xã hội,
- Nhóm công nghệ kỹ thuật kết hợp với Ban xây dựng phụ trách lập phần nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường của nhóm kinh tế để kỹ thuật của dự án phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo ra doanh thu đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án.
- Nhóm kinh tế dựa vào phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án để xác định chi phí từ đó xác định tổng mức đầu tư, doanh thu của đời dự án từ đó xác lập dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
Các nhóm và các phòng ban kết hợp lập xong dự án đầu tư sẽ được trình qua Giám đốc ban đầu tư xem xét và góp ý. Nếu được Giám đốc thông qua Ban đầu tư sẽ lựa chọn tổ chức lựa chọn thuê tổ chức tư vấn thẩm định Dự án đầu tư. Nếu dự án khả thi sẽ được trình lên Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt.
1.2.3. Phương pháp lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
Quá trình lập dự án đầu tư đòi hỏi cán bộ lập dự án rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. vừa là lĩnh vực chuyên môn vừa đòi hỏi sự am hiểu nhất định về lĩnh vực hoạt động của dự án. Trong quá trình lập dự án mỗi một phần lại phải sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể Ban đầu tư của Tổng Công ty Thường sử dụng các phương pháp sau
Phương Pháp Ngoại suy thống kê, Phương pháp định mức và Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để dự báo cung cầu sản phẩm trong tương lai. Khi đi vào thu thập thông tin cho dự án ngoài việc các tổ trực thuộc Nhóm dự án tự thu thập thông tin mà Nhóm dự án còn kết hợp với các tổ chức tư vấn để đảm bảo các thông tín chính xác mang lại sự an toàn cho dự án.
Ví dụ như với dự án đầu tư xây dựng công trình khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Vinaconex – Thảo Điền. Để xác định cung cầu thị trường các các bộ lập dự án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như ngoại suy thống kê định mức và lấy ý kiến chuyên gia. Các cán bộ lập dự án sử dụng phương pháp ngọai suy thống kê để xác định dân số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên các tài liệu thu thập về dân số ở UBND TP Hồ Chí Minh qua các năm để dự báo dân số TP HCM trong giai đoạn 2005 – 2015. Sau đó nhóm dự án sử dụng phương pháp định mức để dự báo lượng nhu cầu nhà ở tại TP HCM bằng cách xác định dân số và xác định nhu cầu nhà ở bình quân/ người sau đó tính toán diện tích nhà ở thiếu hụt bằng cách:
Diện tích nhà ở thiếu hụt = Nhu cầu nhà ở bình quân/ người * Dân số dự báo - Diện tích nhà ở hiện tại. Sau khi phân tích cán bộ lập dự án nhận thấy nhu cầu nhà ở thiếu hụt cao nên khoảng trống cho thị trường là rất lớn nên dự án hoàn toàn có tính khả thi về mặt thị trường.
Sử dụng kết hợp các phương pháp để xác định Tổng mức đầu tư như: Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện.
Trong tính khấu hao tài sản cố định tùy từng loại dự án mà nhóm dự án lựa chọn phương pháp tính. Thường là sử dụng phương pháp khấu hao đều hay là khấu hao tuyến tính. Hoặc phương pháp tính khấu hao theo đơn vị sản lượng.
Ví dụ ở dự án Đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc của Tổng công ty số 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Dự án sử dụng phương pháp tính khấu hao đều qua các năm cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Tính khấu hao tài sản dự án 34 Láng Hạ.
TT
Nội Dung
Nguyên giá
Số năm trích khấu hao
Khấu hao 1 năm
I
Khấu hao văn phòng cho thuê
20.388.514.286
1,564.718.866
1
Xây Dựng
7.716.575.204
30
257.219.173
2
Thiết Bị
6.036.114.467
8
754.514.308
3
Chi phí khác + Dự phòng + Lãi vay TGXD
6.635.824.614
12
552.985.385
II
Khấu hao văn phòng TCT sử dụng
130.314.336.758
10.000.988.715
1
Xây Dựng
49.320.924.796
30
1.644.030.827
2
Thiết bị
38.580.165.400
8
4.822.520.675
3
Chi phí khác + Dự phòng + Lãi vay TGXD
42.413.246.563
12
3.534.437.214
Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex
Trong phân tích độ nhạy của dự án. Ban đầu tư thường sử dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét và phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yêu tố ( trong các tình huống tốt xấu khác nhau ) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.
Ví dụ như ở dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Mơ. Dự án sử dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
Bảng 1.152. Khảo sát NPV khi doanh thu và VĐT thay đổi.
DT
VĐT
-15%
-10%
-5%
0%
5%
10%
15%
-15%
561.716
526.740
491.764
456.788
421.812
503.394
953.758
-10%
689.918
654.942
619.966
584.990
550.014
648.400
1.115.439
-5%
818.120
783.144
748.168
713.192
678.216
793.406
1.277.121
0%
946.323
911.347
876.370
738.614
806.418
938.412
1.438.803
5%
1.074.525
1.039.549
1.004.573
969.597
934.620
1.083.417
1.600.484
10%
1.202.727
1.167.751
1.132.775
1.097.799
1.062.823
1.228.423
1.762.166
15%
1.330.929
1.295.953
1.260.977
1.226.001
1.191.025
1.373.429
1.923.847
Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex.
Qua bảng phân tích ta nhận thấy khi vốn đầu tư tăng 15% và Doanh thu giảm 15% NPV của dự án = 561.716 > 0 Do đó dự án vẫn đạt hiệu quả cao chính vì vậy dự án có độ an toàn rất cao do đó nên đầu tư.
- Trong trường hợp có trượt giá và lạm phát để phân tích dự án Ban thường sử dụng phương pháp tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá nhằm phản ánh đúng các khoản thu chi thực tế của dự án.
Lạm phát và trượt giá là hai yếu tố luôn luôn tồn tại trên thực tế chính vì vậy trong dự án đầu tư xây dựng công trình trường công nhân kỹ thuật và xuất khẩu lao động Vinaconex – Sơn Tây. Với mức lạm phát giai đoạn 2008 – 2015 được dự kiến là khoảng 7% cán bộ lập dự án đã điều chỉnh các khoản thu chi hàng năm và loại trừ yếu tố giá lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu từ đó tìm ra được NPV = 1.093 tỷ đồng
Nói chung để dự án đầu tư có hiệu quả Ban đầu tư của Tổng công ty luôn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy từng đặc điểm của dự án. Không cố định phương pháp nào. Các dự án do ban đầu tư tổng công ty lập luôn đạt hiệu quả cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty.
1.2.4. Nội Dung lập dự án đầu tư của Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
Đối với các dự án nhóm A, Chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Thủ Tướng Chính Phủ cho phép đầu tư. Đối với các dự án nhóm B,C có mức vốn đầu tư từ 7 tỷ đồng trở lên chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư. Đối với các dự án có vốn đầu tư dưới 7 tỷ đồng, chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Trên thực tế Tổng Công ty thường xuyên đầu tư các dự án lớn có mức độ quan trọng cao nên Tổng công ty thường lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Sau khi nhận được chủ trương đầu tư của Tổng công ty giao, Ban đầu tư tiến hành tổ chức lập dự án hoặc thuê tư vấn lập dự án. Đối với những dự án quan trọng đòi hỏi tiến độ Ban đầu tư trực tiếp lập dự án. Nội dung công tác lập dự án tại Tổng công ty như sau
1.2.4.1. Khái quát tình hình kinh tế tổng quan, sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:
Tình hình kinh tế xã hội tổng quát thể hiện khung cảnh đầu tư, nó ảnh hưởng trực tiếp dến dự án đầu tư, từ khi có quyết định đầu tư cho đến khi kết thúc dự án. Ban Đầu tư tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng quát và các yếu tố liên quan tới dự án và xem xét có nên đầu tư không. Nhưng đa phần các dự án mà Tổng công ty thực hiện lập thường là các dự án đầu tư BĐS nên giữa các dự án có sự tương đồng do đó tình hình kinh tế - xã hội của dự án thường được sử dụng từ các dự án tương tự và phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan mà các thành viên trong nhóm đã thu thập được theo sự phân công của chủ nhiệm dự án.
Ví dụ như : “Dự án đầu tư xây dựng công trình trường công nhân kỹ thuật và xuất khẩu lao động VINACONEX – Sơn Tây”
Xác định cầu đào tạo công nhân kỹ thuật:
+ Nhu cầu đào tạo: theo điều tra lực lượng lao động của Việt Nam năm 2002 là 38.411 nghìn người, chiếm 48,2% dân số cả nước. Số lao động hiện qua đào tạo chiếm khoảng 12,5%, trong đó lao động lành nghề chiếm 14%, còn lại là lao động bán lành nghề chiếm 86%. Như vậy số lao động qua đào tạo là thấp so với các nước trong khu vực, mục tiêu phấn đấu là nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động vào năm 2005 lên 19% và 25% vào năm vào năm 2010 và nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo dài hạn trong tổ số lao động qua đào tạo nghề lên 22% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010. Như vậy hàng năm Việt Nam cần đào tạo nghề trung bình cho 1 triệu lao động trong giai đoạn 2001 – 2005 và 1,4 triệu người lao động trong giai đoạn 2005 – 2010.
+ Theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của đất nước, thì việc phát triển công tác đào tạo dạy nghề phù hợp với quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của đất nước. Tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp bao gồm cả công nghiệp và dịch vụ lên khoảng 50% và giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 35% trong khu vực nông nghiệp và 50% trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Yêu cầu này xác định số lượng trường đào tạo nghề là rất thiếu. Đây thực sự mở ra một thị trường lao động lớn cho lao động qua đào tạo nghề và nhu cầu học nghề là cao trong giai đoạn tới.
+ Việt Nam sẽ nâng cao năng lực đào tạo nghề lên 1.070.000 học sinh/năm vào năm 2006, trong đó tăng đào tạo nghề dài hạn cao và có công nghệ đào tạo tiên tiến, có trang thiết bị hiện đại được đặc biết quan tâm.
+ Cơ cấu lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp hiện nay còn bất hợp lý, chưa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Theo khảo sát về nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp do Bộ lao động và thương binh xã hội thực hiện thì tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật: cao đẳng, đại học trở lên – trung cấp – công nhân kỹ thuật (kể cả có bằng và không bằng) – đào tạo ngắn hạn như sau:
Doanh nghiệp nhà nước: 1 – 0,95 -4,27 – 2,31
Doanh nghiệp tư nhân: 1 – 0,73 – 2,31
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1 – 0,64 – 1,53 – 2,31
Cơ cấu này hco thấy với mọi loại hình sở hữu, các doanh nghiệp còn đang thiếu công nhân kỹ thuật đặc biệt là công nhân lành nghề bậc cao. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp đối với người lao động và các trường dạy nghề. Cũng từ đây, nhu cầu học nghề của người lao động sẽ tăng và tự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các trường đào tạo nghề là cần thiết.
Dự báo cầu công nhân kỹ thuật:
+ Căn cứ vào đinh hướng, mục tiêu phát triển dạy nghề của Việt Nam và thực tế, nhu cầu sử dụng lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số và lao động, thực tế quy mô, chất lượng đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn 2001 – 2005 tăng trung bình 12 -15% và tăng 20% trong giai đoạn 2005 – 2010.
Cơ cấu đào tạo nghề sẽ chuyển theo hướng áp dụng công nghệ đào tạo tiên tiến đầu tư trang thiết bị hiện đại theo trình độ phát triển công nghệ trong khu vực và trên thế giới, chuyển dịch loại hình đào tạo trong đó tỷ lệ đào tạo dài hạn được nâng cao đáng kể. Việc liên kết giáo dục đào tạo nghề giữa các nước trong khu vực sẽ tăng trước sự hội nhập kinh tế toàn cầu.
Khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật:
Tính đến tháng 6 năm 2002 cả nước có 64 trường dạy nghề (trong đó có 157 trường công lập) 137 trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề (trong đó có 78 TTDN thuộc quận huyện), 150 trung tâm dịch vụ việc làm và hàng trăm trung tâm giáo dục tổng hợp – hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên có dạy nghề. Với mạng lưới dạy nghề hiện có. Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về số lượng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế.
+ Thực trạng các trường đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề ở Việt Nam:
Có quy mô đào tạo nhỏ, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp, 44% số trường có diện tích nhỏ hơn 2 ha. Mất cân đối đào tạo dài ngắn hạn, đào tạo dài hạn chiếm 17% trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề. Các điều kiện đảm bảo cho nâng cao chất lượng đào tạo còn hạn chế. Cơ sở vật chất trang thiết bị cơ sở vật chất trang bị còn thiếu như phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, thiết bị dạy học… Một số trường đào tạo nghề đã tập trung vào việc đầu tư đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận công nghệ mới, công nghệ tiên tiến như Trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, Trường kỹ thuật Việt – Hàn..
Dự báo cung:
+ Trong thời gian tới tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật qua đào tạo lên trên 20%, thành lập khoảng 30 trung tâm giáo dục kỹ thuật, trường đào tạo nghề mới tính đến năm 2007, ngoài ra nâng cấp các trường hiện có khoảng 45 trường. Các trường đào tạo kỹ thuật mới có liên quan đến các trung tâm giáo dục kỹ thuật kiểu mẫu đưa hàng năm đào tạo 100.000 học sinh chuyên nghiệp. Theo chỉ tiêu phấn đấu về số công nhân chuyên nghiệp vào năm 2010 Việt Nam cần thêm 35 đến 133 trường giáo dục kỹ thuật kiểu mẫu.
+ Sự khuyến khích xây dựng các trường đào tạo kỹ thuật bậc cao của Chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.
1.2.5.2. Nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án.
Phân tích kỹ thuật của dự án là quy trình rất quan trọng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích tài chính sau này và ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Hoạt động chính của Tổng công ty Vinaconex là các họat động xây lắp nên sản phẩm chủ yếu là các công trình xây dựng nên nó có những đặc điểm như: có tính đơn chiếc, tồn tại lâu dài.... vì vậy nên khi nghiên cứu kỹ thuật chủ yếu nghiên cứu các phương pháp kiến trúc khác nhau và khả năng đáp ứng được nhu cầu kiến trúc đó là hết sức quan trọng.
- Nghiên cứu phương án kiến trúc: Nhóm kỹ thuật dự án và Ban xây dựng Tổng công ty nghiên cứ tất cả các phương án có thể và khả năng tiềm lực tài chính của các phương án.Vì là dự án xây dựng chiếm đa số nên các phương án xây dựng công trình được các chuyên gia dự án xây dựng nghiên cứu dựa trên tiềm lực của công ty về vốn, nhân lực cũng như về quy hoạch của khu đất được phê duyệt. Các phương án đưa ra của tổ công nghệ và Ban xây dựng chủ yếu là các phương án của các hạng mục công trình chính còn các hạng mục bổ trợ xung quanh công trình được nghiên cứu sau và đưa ra một phương án chi tiết cụ thể nhất chứ không đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Nội dung của phương án như giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận, ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, màu sắc công trình, các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng…
- Nghiên cứu phương án kết cấu công trình: Các tiêu chuẩn để thiết kế, tính toán công trình như: tiếu chuẩn trọng tải và tác động TCVN 2737 – 95, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN – 91, tiêu chuẩn thiết kế nền móng công trình… Tổng công ty đều áp dụng các tiều chuẩn của Bộn xây dựng đề ra.Các giải pháp kế cấu công trình chủ yếu nói tới kết cấu phần thân nhà và nền móng. Các chỉ tiêu kỹ thuật cả kết cấu là : sơ đồ tính toán, giới hạn của cấu kiện, vật liệu sử dụng…( Tùy từng công trình khác nhau mà dự án cần những vật liệu phù hợp và đảm bảo về mặt kỹ thuật của công trình )
- Lựa chọn phương án kỹ thuật thi công cho dự án: Thực chất việc lựa chọn kỹ thuật ở đây là việc lựa chọn các phương án thiết kế thích hợp cho dự án, chủ yếu dự án sẽ đưa ra phương án mà Tổng công ty cho là tối ưu nhất và tại đó sẽ trình bày tại sao lại lựa chọn phương án đó. Cơ sở để lựa chọn các phương án đó thường là: Tổng diện tích sàn sử dụng, kiến trúc hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến các công trình xung quanh…
- Chọn máy móc thiết bị: Chủ yếu các thiết bị máy móc được chọn là các máymóc dành cho phần lắp hoàn thiện công trình hay còn gọi là hệ thống kỹ thuật cho công trình. Bao gồm hệ thống cấp điện, chống sét, cấp thoát nước, điều hòa, Thông gió…
1.2.5.3. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư.
Mỗi một dự án khác nhau Tổng công ty đưa ra những phương án bố trí hình thức tổ chức khác nhau sao cho phù hợp nhất với dự án và phát huy được tác dụng cao nhất. Tuy nhiên dù là hình thức tổ chức nào thì cũng đáp ứng những tiêu chí và mục tiêu nhất định mà Tổng công ty đưa ra. Các hình thức tổ chức như: Tổ chức quản lý theo chức năng, Theo sản phẩm, theo khách hàng, theo vùng lãnh thổ…
Để vận hành một dự án đầu tư hữu hiệu điều quan trọng là cơ cấu tổ chức vận hành dự án đầu tư phải hợp lý. Cơ cấu tổ chức dự án trong giai đoạn vân hành được xác lập dưới dạng doanh nghiệp như: Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, Doanh nghiệp tư nhân.
Nhân sự và lao động cho dự án: Đây là khía cạnh tương đối quan trọng của dự án vì vậy bất kỳ khi nghiên cứu một dự án nào các chuyên gia dự án của Tổng công ty Vinaconex đều nghiên cứu thị trường lao động của địa phương đó. Các chính sách về đầu tư và lao động cũng được quan tâm để từ đó hoạch định giá thành sản xuất. Căn cứ để tiến hành nghiên cứu của công ty Vinaconex là dân số, số người trong độ tuổi lao động…
1.2.5.4. Phân thích tài chính
Phân tích tài chính là một nội dung quan trọng trong công tác lập dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc xem xét tất cả các mặt về nguồn lực tai chính, hiệu quả, kết quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế.
Nội dung phân tích tài chính của dự án bao gồm:
Xác định tổng mức đầu tư.
Xác định tổng chi phí
Giá trị hiện tại ròng ( NPV)
Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ ( IRR )
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn ( T).
Phân tích độ nhạy của dự án
Xác định Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình. Có nhiều phương pháp để xác định tổng mức đầu tư, Tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex thường sử dụng hai phương pháp: Tính theo thiết kế cơ sở của dự án và theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
Ví dụ: Dự án Đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc tổng công ty Vinaconex số 34 Láng hạ, Đống đa, Hà Nội. Tổng mức đầu tư bao gồm: chí phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phhí quản lý dự án và chi phí khác, chi phí dự phòng, lãi vay ngân hàng. Ta có thể thấy cách tính toán qua bảng số liệu dưới đây
Bảng 1.3. Khái toán kinh phí xây dựng công trình.
STT
Công Việc Chi Phí
Giá trị trước thuế
Thuế VAT
Giá trị sau thuế
I
Chi phí xây dựng
114.075.000.000
11.407.500.000
125.482.500.000
II
Chi phí thiết bị
89.232.559.735
8.923.255.973
98.155.815.708
III
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác
28.900.223.076
2.890.022.308
31.790.245.384
IV
Chi phí dự phòng
23.220.778.281
2.322.077.828
25.542.856.109
V
Tổng ( I + II + III + IV )
255.428.561.092
25.542.856.109
280.971.417.201
VI
Lãi vay Ngân Hàng
45.977.140.997
45.977.140.997
Tổng Cộng ( V + VI )
301.405.702.089
25.542.856.109
326.948.558.198
Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex.
Sau khi dự án hoàn thành với phương án kinh doanh được thể hiện trong bảng thì ta xác định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Nhận thấy NPV = 28.143.667.421 > 0 Nên dự án có hiệu quả. Chấp nhận được
IRR dự án = 22% > r = 11% Nên dự án có hiệu quả. Chấp nhận được
Kết luận: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính
Bảng 1.4. Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở tổng công ty cổ phần Vianconex tại 34 Láng Hạ
Phương án Bán 50% diện tích văn phòng, cho thuê 7 % diện tích văn phòng, Tổng công ty sử dụng 43% diện tích văn phòng.
STT
Nội Dung
Thành tiền (Đồng)
I
Tổng mức đầu tư
326.948.558.198
II
Tổng chi phí
301.104.143.077
III
Tổng doanh thu
500.841.581.187
IV
Lợi nhuận trước thuế
199.737.438.110
V
Thuế TNDN
59.200.975.574
Lợi Nhuận sau thuế
140.536.462.536
Thời gian trả nợ (Bao gồm cả thời gian xây dựng)
6,5 năm
Thời gian thu hồi vốn
7 năm
NPV
28.143.667.421
IRR
0,22
Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty cổ phần Vinaconex.
Qua bảng số liệu ta thấy dự án có NPV = 28,14 tỷ đồng > 0 nên dự án chấp nhận được,
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Vinaconex – Thảo điền.
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu dự án Thảo điền.
VĐT: đồng
STT
Nội Dung
Thành tiền
I
Tổng mức đầu tư
4.107.892.565.000
1
Giá trị trước thuế
3.776.404.454.000
2
Thuế VAT
331.488.111.000
II
Doanh thu phần bán (VAT = 10%)
4.715.877.301.300
3
Doanh thu bán văn phòng
796.383.308.000
4
Doanh thu bán căn hộ
3.490.777.875.000
5
Thuế VAT
428.716.118.300
III
Thuế VAT phải nộp (5-2)
97.228.007.300
IV
Lợi nhuận trước thuế (3+4)-1
510.756.729.000
V
Lợi nhuận thuần ( VI - III )
413.528.721.700
VI
Thuế TNDN (28%*V)
115.788.042.076
VII
Lợi nhuận sau thuế (VI -V)
297.740.679.624
Nguồn vốn
4.076.578.732.239
vốn vay
184.612.745.492
vốn tự có
611.485.685.071
vốn huy động khách hàng
3.280.480.301.677
lãi vay (12%/năm)
31.313.832.761
Giá bán trung bình (VAT = 10%)
Giá bán văn phòng (Đ/m2)
15.000.000
Giá bán căn hộ (Đ/m2)
14.025.000
Giá cho thuê siêu thị (Đ/m2)
138.600
1USD = 15900VNĐ
NPV
66.564.828.915
IRR
27,2%
Nguồn: Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex.
Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Thảo điền ta thấy NPV của dự án = 66.564.828.915 > 0 : Nên dự án có hiệu quả, chấp nhận được
IRR của dự án = 27,2% > r = 12% : Nên dự án có hiệu quả, chấp nhận được.
Kết luận: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình Cụm I là một phần của dự án Thảo điền. Trong dự án để tính Tổng mức đầu tư nhóm kinh tế sử dụng phương pháp Định mức để xác định chi phí xây dựng từng hạng mục sau đó đi đến tính tổng lượng vốn đầu tư cần cho dự án.
Phương pháp định mức là phương pháp tính như sau
Chi phí xây dựng của một hạng mục = Đơn giá * Khối lượng.
Sau đó Tính tổng mức đầu tư bằng cách cộng các loại chi phí: Chi phí xây lắp, chi phí đền bù, chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng, lãi vay ngân hàng.
Tổng mức đầu tư của cả dự án là tổng mức đầu tư xây dựng của từng cụm.
Bảng: 1.6. Tổng mức đầu tư xây dựng Cụm I ( 2 khối 30 tầng, 1 khối 12 tầng )
TT
Hạ._. dự án.
Một dự án thành công hay thất bại phụ thộc vào phần lớn các cán bộ lập dự án, bởi vì lập dự án mang tính chủ quan của người lập vì thế các nhận định của cán bộ lập dự án đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới công tác lập dự an.Cán bộ lập dự án phải biết phân tích những thông tin về thị trường dựa vào các nguồn thông tin thu thập được và các thông tin do các nhà nghiên cứu thị trường cung cấp từ đó dựa vào khả năng của cán bộ lập dự án mà dự báo cung cầu thị trường, xác định thị trường mục tiêu… phù hợp với khả năng của công ty. Khi lập dự án các chuyên viên cần phải biết vận dụng biến những thông tin về nhu cầu thị trường thành những con số và đưa ra dự báo một cách chính xác nhất. Để làm được điều này thì ban đầu tư tổng công ty cần có những cán bộ lập dự án có trình độ chuyên môn cao và có tâm huyết. Ban phải tuyển chọn không chỉ những nhà kinh tế về lập dự án mà còn phỉa có cả những kỹ sư giỏi trong việc thiết kế, xây dựng, giao thông, thủy lợi, điện, nước… để phối hợp cho ra những dự án đầu tư có hiệu quả cao.
Ngoài ra những cán bộ phối hợp để lập dự án này phải nắm rõ được những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định như: Thủ tục đầu tư, đơn giá xây dựng, quy trình đầu tư, quy trình xin thuê đất, các chính sách ưu đãi đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực cấm đầu tư…Tất cả những điều này buộc các cán bộ luôn phải tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu kỹ càng. Vậy để có những cná bộ đáp ứng nhu cầu thì tổng công ty phải có những chính sách ưu đãi và chế độ đãi ngộ, lương thưởng hợp lý. Sử dụng họ một cách có hiệu quả, đúng trình độ, khả năng và năng lực của họ. Có như vậy mới khuyến khích họ đem hết năng lực của mình ra cống hiến phục vụ cho công ty.
Để công ty có thể ngày càng chủ động hơn trong công tác lập dự án cần phải tiến hành đào tạo và đào tạo lại các bộ cho phù hợp với yêu cầu. Hiện nay vẫn còn có những dự án của Tổng công ty do thiếu chuyên viên lập dự án nên tạo ra áp lực cho cán bộ lập dự án làm ảnh hưởng tới chất lượng công tác lập dự án. Mặt khác cần thường xuyên tổ chức nâng cao bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ lập dự án cũng như của toàn Tổng công ty.
Tổng công ty cần xây dựng được những tiêu chuẩn cần thiết đối với cán bộ lập dự án như: cần phải có năng lực, trình độ, nắm vững quy trình nghiệp vụ lập dự án, có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm túc trong công việc, luôn đặt mục tiêu chất lượng dự án đầu tư lên hàng đầu.
Hiện nay các cán bộ Ban đầu tư Tổng công ty đều là những người đã tốt nghiệp đại học và trên đại học nhưng vẫn cần phải xây dựng kế hoạch thường xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ, tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp xúc, học hỏi, cập nhật các kiến thức công nghệ mới phương pháp mới bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nghiệp vụ, mời các chuyên gia về tập huấn.
2.2.3. Hoàn thiện được quy trình lập dự án hợp lý.
Hiện nay quy trình lập dự án tại Ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex nói chung là phù hợp với xu hướng chung và gần như theo mô hình quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Tuy nhiên đối với từng dự án riêng vẫn cần có một trình tự lập dự án riêng. Đối với một số dự án nhỏ có thể bỏ qua các bước không cần thiết để tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhưng đối với dự án lớn thì cần đầu tư phân tích rõ ràng chi tiết từng bước lập. Cần xem xét dự án trên nhiều phương diện khác nhau và nhấn mạnh những vấn đề quan trọng liên quan đến tính khả thi và hiệu quả của dự án. Theo quy trình đã nêu ở trên thì mỗi bước của dự án đều gắn liền với trách nhiệm của các phòng ban trong công ty, gắn liền với các cá nhân cụ thể. Chính điều này đã làm cho công tác lập dự án được chuyên môn hóa với sự hợp tác gắn bó giữa các phòng ban trong Tổng công ty. Tuy nhiên đây cũng lại là một điểm yếu của quy trình lập dự án bởi vì khó có sự thống nhất giữa các mục tiêu đặt ra. Hiện nay các đơn vị trong Tổng công ty hoạt động tương đối độc lập, sự phối hợp giữa các phòng ban là chưa cao, chưa tập trung năng lực làm việc của toàn bộ Tổng công ty khi tiến hành công tác lập dự án.
Làm việc phân tán cũng là một yếu tố cản trở công việc và tính hiệu quả của việc điều hành tập trung. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác lập dự án hơn nữa còn gây ra thất thoát lãng phí vốn. Vì vậy để công tác lập dự án ngày càng được hoàn thiện, cần phải đổi mới cơ chế quản lý Tổng công ty, cụ thể là đổi mới cơ chế làm việc. Cần phải có một sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban, có như thế dự án được lập ra mới có chất lượng cao.
Theo sơ đồ tổ chức lập dự án tại Tổng công ty thì khi tiến hành lập dự án thì giám đốc ban Đầu tư giao cho chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm trước các tổ dự án, Giám đốc ban và các thành viên và ngược lại các thành viện cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm dự án về công việc được giao. Dự án sẽ được đưa lên giám đốc ban xét duyệt, nếu có sai sót hay bổ sung thì dự án sẽ được chuyển lại cho chủ nhiệm dự án để tiếp tục hoàn thiện cho đến khi nào được giám đốc ban phê duyệt. Sau khi được giám đốc ban phê duyệt dự án được chuyển lên TGĐ và HĐQT xem xét và phê duyệt.
2.2.4. Hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư.
Qua phân tích dự án cụ thể ta thấy rằng các nội dung trong dự án mà Ban đầu tư Tổng công ty lập đã khá đầy đủ, chính xác. nhưng cũng có nhiều nội dung chưa phân tích sâu như khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Dự án mới chỉ phân tích định tính mà chưa rõ ràng cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng. Do đó cần có các biện pháp để hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh nghiên cứu này.
2.2.4.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án.
Đối với mỗi dự án thì đây là nội dung không thể thiếu được. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung này có thể đươc trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay không. Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát bao gồm các nội dung nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu về tình hình vĩ mô, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường chính trị pháp luật, môi trường tự nhiên và các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng có liên quan đến dự án.
Qua tìm hiều công tác lập dự án đầu tư tại ban đầu tư Tổng công ty Vinaconex ta có thể thấy tuy các nội dung thực hiện khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết như: Một số dự án nội dung nghiên cứu về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình ngoại hối.. chưa đề cập đến. Mặt khác khi nghiên cứu các nội dung về điều kiện tự nhiên: Đất đai, khí hậu, địa hình… vẫn còn sơ sài do dự án không lớn và địa điểm thực hiện dự án ở xa nên việc nghiên cứu đôi khi còn nhiều bất cập. Vậy để nâng cao chất lượng nội dung nghiên cứu này trong quá trình soạn thảo dự án Ban đầu tư cần tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ sư khảo sát địa chất công trình của khu vực dự án được xây dựng. Mặt khác cần tăng mức trợ cấp cho cán bộ lập dự án để đi lại nghiên cứu dự án sao cho tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ lập dự án. Ví dụ như hiện nay đội ngũ khảo sát địa chất tại ban đầu tư tổng công ty mới có 2 người, trong khi đó công tác khảo sát địa chất dự án thường rất lớn nên thường tạo áp lực cho cán bộ khảo sát từ đó gây ảnh hưởng tới công tác lập dự án. Vì vậy để công tác lập dự án được thực hiện tốt hơn nữa Ban đầu tư cần tuyển thêm kỹ sư địa chất phục vụ công việc khảo sát địa chất cho dự án đầu tư, ngoài ra Ban đầu tư nên thường xuyên bố trí cho các cán bộ địa chất tham gia học hỏi tiếp thu các kỹ thuật mới, nâng cao trình độ. Chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị nhiều hơn nữa phục vụ cho công tác khảo sát địa chất để công tác được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác.
2.2.4.2. Phân tích thị trường.
Tất cả các dự án đầu tư được lập đều mang tính chất dự báo trong tương lai. Mỗi dự án đầu tư được lập ra đều chưa được hoàn thiện về phân tích khía cạnh thị trường. Do vai trò vô cùng quan trọng của phân tích khía cạnh thị trường, công tác lập dự án cần hoàn thiện hơn nữa trong khâu phân tích thị trường về hai nội dung:
Về nội dung: cần đưa ra chính xác và cụ thể hơn nữa về sản phẩm của dự án. Xác định thị trường tiềm năng của sản phẩm sát với thực tế. Tìm hiểu sâu và toàn diện hơn các đối thủ cạnh tranh trong tương lai của sản phẩm và đưa ra những ưu điểm cụ thể của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trong tương lai.
Về phương pháp: Cần áp dụng thêm nhiều phương pháp trong phân tích thị trường để nhận định và dự báo được chính xác hơn. Áp dụng kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt trong dự báo cầu của sản phẩm. Không ngừng bổ sung và hoàn thiện hơn các phương pháp để công tác phân tích thị trường được chính xác hơn. Cập nhật các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong khâu phân tích thị trường.
Ví dụ như ở dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng A15 tại Thanh xuân - Hà Nội, phần phân tích thị trường chưa chỉ rõ phương pháp dự báo cung cầu thị trường cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở mức nhận xét bằng lời qua nhận định chủ quan của cán bộ lập dự án mà chưa có cơ sở chắc chắn như. Tình hình dân số gia tăng cùng với chủ trương của nhà nước là cải thiện nhà ở cho cán bộ, công chức, sinh viên các trường cao đẳng, đại học …dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao. Mà muốn dự báo chính xác có căn cứ ở dự án này ta nên sử dụng phương pháp định mức tiêu dùng tương lai trên cơ sở ngoại suy các định mức tiêu dùng trong quá khứ và hiện tại như sau: Theo thống kê diện tích nhà ở toàn quốc hiện nay khoảng 822 triệu m2 với dân số 80,6 triệu người thì suy ra diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người là 882/80,2 = 10,9 m2/ người. Như vậy cho đến năm 2010 Dự báo dân số tăng lên 116,05 triệu người như vậy diện tích nhà ở cần tăng thêm là (116,05 – 80,6)*10,9 – 882 = 443 triệu m2. như vậy nhu cầu nhà ở trên thị trường đang thiếu hụt trong tương lai là rất lớn để đáp ứng nhu cầu tái định cư giải phóng mặt bằng, TP Hà Nội chủ động đầu tư xây dựng 5 – 6 ha nhà ở tại các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm để đáp ứng tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống vì vậy cho nên dự án đầu tư nhà 15T hoàn toàn có hiệu quả về mặt thị trường.
2.2.4.3. Phân tích kỹ thuật.
Phân tích khía cạnh kỹ thuật là khâu rất khó trong quá trình lập dự án, do chủ đầu tư không thể nắm hoàn toàn các giải pháp kỹ thuật đưa ra. Đặc biệt trong các dự án lớn có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Để phân tích khía cạnh kỹ thuật được chính xác và hoàn thiện hơn chủ đầu tư không ngừng học hỏi và bổ sung kiến thức để trong quá trình lập dự án nắm rõ hơn được các giải pháp kỹ thuật. Ví dụ như ở dự án Đầu tư tòa nhà Vinaconex tower 34 Láng Hạ các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình được làm rõ như sau: Các tải trọng cơ bản được sử dụng trong tính toán công trình như tĩnh tải, hoạt tải được tính toán theo như quy định. Tải trọng gió được tính cho vùng Hà Nội, ngoài ra có thể tham khảo một số tiêu chuẩn của Anh và Mỹ liên quan đến những vấn đề đặc thù như thiết bị, vật liệu, bê tông dự ứng lực… Kết cấu chịu lực của công trình là bê tông cốt thép, ngoài ra với những kết cấu bao che, tường ngăn không chịu lực sẽ sử dụng vật liệu nhẹ để giảm trọng lượng và thuận tiện cho việc cải tạo, thay đổi sắp xếp, bố trí lại trong quá trình sử dụng sau này. Thiết kế chi tiết kết cấu phù hợp với hình thức kiến trúc và hệ thống kiến trúc tòa nhà. Cụ thể như giả pháp móng cho công trình: Căn cứ vào phân tích những ưu nhược điểm của từng giải pháp móng cùng với điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng, căn cứ tính toán sơ bộ lực dọc chân cột công trình thiết kế chọn giải pháp móng cọc khoan nhồi đổ tại chỗ sâu dự kiến 40 m đến 50m, với 2 loại cọc đường kính 1m và 1,2m.Cường cột bê tông cọc nhồi (đổ trong dung dịch Bentonit): Ru = R/4,5 trong đó R là mác bê tông thiết kế của cọc. Để cọc làm việc hợp lý thì sức chịu tải của cọc theo vật liệu phải phù hợp với tải tọng các thí nghiệm nén tĩnh do đó dùng bê tông cọc mác 300…
Bổ sung thêm nhân lực am hiểu về các lĩnh vực kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng và vận hành máy móc như cần tổ chức tuyển dụng thêm cán bộ chuyên nghành kỹ thuật về máy móc thiết bị như điện dân dụng, điện cơ khí ĐH bách khoa... Tăng cường thuê các tổ chức tư vấn có uy tín trong lĩnh vực này để công tác phân tích kỹ thuật được chính xác và đem lại hiệu quả cao khi dự án bắt đầu thực hiện cho đến vận hành khai thác như Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex – Vinaconsult, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Vinaconex 36. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Vinaconex R$D.
2.2.4.4. Phân tích nhân sự của dự án.
Trong phân tích nhân sự của dự án, cần nêu rõ hơn các phương án huy động và đào tạo công nhân và kỹ sư khi dự án đi vào hoạt động. Ví dụ như ở dự án đầu tư khai thác mỏ đá Bổ sung thêm các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực trong quá trình lập dự án để dự án có thể là cơ sở vững chắc cho quá trình thực hiện dự án và vận hành khái thác. Đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề hậu dự án, tránh để tình trạng tồn ứ lao động khi kết thúc dự án. Chú ý phân bổ nguồn lực hợp lý và cân bằng giữa các thời kỳ, tránh phân bổ nguồn lực không đều khi nhiều khi ít tạo ra biến động lao động.
Áp dụng linh hoạt các phần mềm hỗ trợ như Excel, Project… để quản lý nhân lực dự án được khoa học và chính xác mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phân bổ nguồn nhân lực cho dự án.
2.2.4.5. Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
Phân tích tài chính là nội dung hết sức quan trọng trong dự án đầu tư, là cơ sở ra quyết định đầu tư, xin vay vốn, xin tài trợ… và ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện và vận hành khai thác dự án. Vì vậy trong công tác phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình chính vì vậy đề công tác phân tích tài chính đạt được tính chính xác cao cần bổ sung một số vấn đề như sau:
Trước hết cần đánh giá lại chính xác vao trò công tác phân tích tài chính để phân bổ nguồn lực và thời gian hợp lý để công tác phân tích khía cạnh tài chính đạt hiệu quả cao, xác định rõ lượng cán bộ kinh tế tổng hợp, phân tích xác định các chỉ tiêu tài chính cho dự án, phân bổ thời gian hợp lý không phân bổ thời gian quá ngắn tạo áp lực cho cán bộ phân tích. Bổ sung thêm các nhân lực có trình độ cao cho công tác phân tích tài chính. Bổ sung và cập nhật thêm các tài liệu đặc biệt là giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra để các chỉ tiêu tài chính thêm chính xác ví dụ như ở dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá vôi Mông sơn I, xã Mông Sơn – Yên Bình – Yên Bái. Dự án chưa tính toán được các chỉ tiêu NPV và IRR của dự án mà mới chỉ đưa ra được lãi của dự án qua các năm, độ an toàn của nguồn vốn huy động, nhu cầu vốn lưu động và cố định qua các năm, chi phí của dự án qua các năm, doanh thu dự kiến cho các năm, cân đối khả năng trả nợ của từng năm. Dự án đã làm rõ được nhu cầu vốn lưu động và cố định qua các năm đầu tư. Chín vì vậy dự án cần bổ sung thêm các chỉ tiêu quan trọng như NPV, IRR như sau: Qua sử dụng bảng tính EXCEL và các thông số về dòng tiền của dự án ta tính ra được rằng IRR của dự án là 18,75%. NPV của dự án là 14.258.triệu đồng. Ngoài ra cần không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ thực hiện công tác phân tích tài chính băng biện pháp cứ 1 quý cho Ban đầu tư đi tập huấn từ 3 – 5 buổi về các thông tin mới nhất trong công tác lập dự án đầu tư từ đó ứng dụng để lập dự án đầu tư..
Hoàn thiện thêm các nội dung phân tích. Áp dụng các phần mềm thông dụng để tính toán các chỉ tiêu tài chính được chính xác như: Excel, Project…
Phân tích khía cạnh kinh tế xã - hội của dự án.
Khi tiến hành phân tích khía cạnh Kinh tế - xã hội của dự án cán bộ lập dự án cần đứng trên quan điểm của nhà quản lý. Chú trọng hơn nữa trong phân tích khía cạnh kinh tế xã hội, tránh phân tích sơ sài các chỉ tiêu định lượng, cần chú ý phân tích các chỉ tiêu định tính của dự án.
Xác định giá trị gia tăng thuần túy của dự án ( NVA). Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ảnh mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào theo công thức sau: NVA = O – ( MI + Iv)
Số lao động có việc làm: Bao gồm xác định số lao động cần thiết cho dự án tại năm hoạt động bình thường của dự án, Xác định số lao đọng cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự liên đới cả về đầu vào và đầu ra. ( Hiện nay các dự án của công ty lập thường chỉ xét đến lao động trực tiếp trong dự án của mình chứ chưa xét đến các dự án liên đới).
Chú ý đến tác động đến môi trường của dự án, do đây đang là vấn đề rất được quan tâm của các nhà quản lý và dư luận xã hội. Phân tích rõ về ảnh hưởng của dự án đến môi trường đồng thời cần nêu ra được giải pháp khắc phục những ảnh hưởng đó. Giảm thiểu tối đa tác động xấu của dự án đến môi trường và những người xung quanh.
Ví dụ như ở dự án đầu tư xây dựng nhà ở A15 Trung Hòa – Nhân chính Hà Nội. khi phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội cần phải làm rõ các chỉ tiêu như:
Mức thu hút lao động vào làm việc: Dựa vào Tổng số lao động được thu hút vào làm việc hàng năm là 12 người. 12/44 tỷ = 0,27 ( lao động / 1 tỷ đồng). Mức thu hút lao động vào làm việc trong dự án hấp do chủ yếu là lao động thuộc ban quản lý nhà và có nhiệm vụ duy trì hoạt động của tòa nhà.
Mức đóng góp vào ngân sách. Các khoản nộp ngân sách chủ yếu là thuế các loại và tiền thuế đất trong kinh doanh cụ thể Tổng các khoản nộp NS trong cả đời dự án là: 30.083 triệu đồng. Tổng các khoản nộp ngân sách hàng năm là 1.504 triệu đồng.
Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án là: Thu nhập bình quân hàng năm của một người lao động: 16 triệu đồng/ năm. Lương bình quân một tháng là 1.3 triệu đồng/ tháng.
Hoàn thiện các phương pháp trong quá trình lập dự án.
Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập dự án cần được bổ sung và hoàn thiện thêm để dự án đầu tư chính xác hơn nữa. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình lập dự án để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình lập dự án.
Ví dụ như trong phân tích độ nhạy dự án đầu tư TTTM Chợ Mơ cán bộ lập dự án cần sử dụng kết hợp hai phương pháp phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm của chỉ tiêu hiệu quả xem xét kết hợp với phương pháp phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án để kết quả phân tích được chuẩn xác hơn, xác định được chính xác các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư từ đó chuẩn bị các phương án phân tán rủi ro trong đầu tư, phòng ngừa tổn thất cho chủ đầu tư cụ thể là Tổng công ty Vinaconex.
Các phương pháp áp dụng cần được tuân thủ theo đúng quy trình và nội dung của từng phương pháp.Ví dụ như trong phân tích khía cạnh thị trường để dự báo cung cầu của dự án cán bộ lập dự án cần đi theo trình tựTừ phân tíhc cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại rồi đến xác đinh loại thị trường và loại sản phẩm của dự án, phân đoạn thị trường và xác định thị trương mục tiêu, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án trong tương lai ( bao gồm phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại và trong quá khư, dự báo cầu sản phẩm trong tương lai, dự báo cung sản phẩm trong tương lai…) Thực hiện theo đúng trình tự sẽ làm cho các chỉ tiêu phân tích được một cách chính xác. Từ việc phân tích khía cạnh thui trường của dự án từ đó xác định được giá cả và thị phần của dự án trong tương lai để xác định được doanh thu của dự án sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. Cập nhật các phương pháp mới để hoàn chỉnh hơn các phương pháp áp dụng khi lập dự án ví dụ như trong phân tích độ nhạy của dự án có thể sử dụng các phần mềm microsoft excel để quá trình phân tích được diễn ra nhanh gọn, thuận lợi và chính xác. Tiết kiệm thời gian cho các cán bộ lập dự án.
2.2.6. Tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ trong quá trình lập dự án
Áp dụng khoa học công nghệ vào lập dự án rất quan trọng. Do dự án có vai trò và tầm quan trọng rất lớn, những sai sót trong khâu tính toán có thể khiến dự án không hiệu quả gây thất thoát và lãng phí vốn, vì vậy áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình lập dự án cần được chú trọng hơn nữa.
Hiện nay phần mềm đang được sử dụng chủ yếu là Excel và Project đây là hai phần mềm khá thông dụng và hiệu quả hỗ trợ rất lớn trong quá trình lập dự án, cần không ngưng cập nhật bổ sung và cập nhật các phiên bản mới để tận dụng tối đa các tính năng của hai phần mềm này để hỗ trợ công tác lập dự án tốt hơn nữa. Ngoài ra, cần tìm ngiên cứu tìm hiểu và bổ sung các phần mềm hỗ trợ lưu hành trong nước và cả trên quốc tế để nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ cán bộ lập dự án.
Thường xuyên kiểm tra, sữa chửa và bổ sung máy móc thiết bị cho cán bộ lập dự án, tránh tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu hoặc hỏng hóc không thể sử dụng. Cần chú trọng hơn nữa trong áp dụng khoa học công nghệ vào lập dự án. Cấp thêm kinh phí cho công tác ngiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Thường xuyên có các khóa huấn luyện nâng cao trình độ khoa học công nghệ của cán bộ lập dự án.
2.2.7. Đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án.
Cơ sở thông tin dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong công tác lập dự án. Thông tin là một yếu tố tiền đề tạo nên dự án. Những thông tin thu thập được sẽ được sử dụng để phân tích thị trường dự án như cung cầu thị trường, nhu cầu sản phẩm trong tương lai, công suất hoạt động của dự án,… các thông tin thu thập được thường được sử dụng để lập nên các báo cáo, lập được bản doanh thu, từ đó xác định hiệu quả dự án. Càng có nhiều thông tin chính xác thì dự án lập càng có chất lượng cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng lập dự án cần phải xây dựng hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh đầy đủ và chính xác phục vụ cho công tác lập dự án. Hệ thống này bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư như: Đất đai, thuế, hợp đồng kinh tế, luật đầu tư, luật xây dựng … Cần xây dựng được một mạng lưới thu thập thông tin, lưu trữ thông tin, phân tích thông tin để cung cấp cho dự án. Xây dựng mạng lưới thu thập thông tin từ nhiều nguồn như Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND các cấp, internet, báo chí… Để xây dựng được hệ thống thông tin ổn định, chính xác Ban đầu tư cần xắp xếp thông tin lưu trữ một cách khoa học để tiện cho việc tra cứu tìm thông tin, dữ liệu, Thành lập một tổ thông tin chuyên xử lý thông tin để phục vụ cho công tác lập dự án. Tổ thông tin sẽ thường xuyên cập nhật tình hình cung cầu thị trường, biến động giá cả, xu hướng thị trường, các biến động trong hệ thống pháp luật, văn bản pháp quy hay biến động về lãi suất, tỷ giá, chính sách ưu đãi đầu tư… để cung cấp cho cán bộ lập dự án khi cần thiết, nâng cao chất lượng công tác lập dự án.
2.2.8. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.
Lập dự án là một hoạt động với một khối lượng công việc tương đối lớn nên cần có đầy đủ các bộ tham gia quản lý mới có hiệu quả cao được. Đổi mới và nâng cao công tác lãnh đạo, tổ chức quản lý tại Ban đầu tư Tổng công ty là việc làm cần thiết. Một công tác muốn thực hiện tốt thì yêu cầu có một bộ máy quản lý tốt là đòi hỏi tất yếu không thể thiếu. Trong Ban đầu tư hiện nay có một Giám đốc và hai phó giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo công tác chung. Bộ phân này luôn sát sao họat động của Ban, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phân công công tác cho từng bộ phận hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên cần nâng cao tính thống nhất giữa các phòng trong ban. Phải có sự thống nhất về công việc giữa các phòng ban trong Ban thì mới có thể thực hiện công tác tốt và có hiệu quả cao nhất. Cụ thể như hiện nay sự liên kết giữa các phòng trong ban còn chưa có sự gắn kết cao gây khó khăn trong quá trình lập dự án, để khắc phục vấn đề trên Ban đầu tư nên thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các phòng trong ban bằng các hình thức giao lưu văn nghệ, thể thao, quan tâm đến đời sống của các thành viên trong các tổ bạn, tổ chức các buổi hội thảo chung… từ đó làm cho các thành viên các tổ có sự gắn kết hơn nữa, hiểu nhau hơn nữa, tạo điều kiện cho công tác lập dự án được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và đạt chất lượng cao.
2.2.8. Nâng cao nhận thức trong công tác lập dự án đầu tư.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến làm giảm tính hiệu quả và khả thi của dự án hiện nay đó là thái độ cũng như nhận thức của người liên quan đến công tác lập dự án. Một số dự án lập ra nhiều khi chỉ mang tính hình thức, nội dung không đảm bảo với yêu cầu thực tế, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư. Chính vì vậy cần có biện pháp thực hiện làm tăng hiểu biết của cán bộ lập dự án về vai trò của dự án đầu tư trên mọi cương vị: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ như trên cương vị chủ đầu tư không phải lập dự án chỉ để làm hình thức xin cấp phép đầu tư mà phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập dựa án đối với lợi ích của chính mình. Nếu dự án được chú trọng cả về nội dung và hình thức, thực sự tâm huyết với dự án thì dự án có khả năng mang lại hiệu quả cao về kinh tế, tránh được các rủi ro đảm bảo mang lại doanh thu cao cho chủ đầu tư. Các nội dung dự án được lập đầy đủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quản quản lý nhà nước thẩm định để quyết định cho phép đầu tư, tránh tình trạng thiếu nhiều nội dung, không đảm bảo gây ra hiện tượng các cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung nhiều do không đủ cơ sở để thẩm đinh, gây mất thời gian cho cả hai bên, bên chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước. Hay đối với các tổ chức tài trợ vốn cho dự án, khi xem xét xét duyệt cho vay đối với dự án thì dự án đầu tư là tài liệu quan trọng nhất để ngân hàng đánh giá hiệu quả của dự án, đối với nhưng dự án có tính khả thi cao, đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn và dài hạn thì sẽ được ngân hàng ưu tiên cho vay vốn trước.
Nâng cao nhận thức của các chủ thế trong quá trình lập dự án là điều hết sức quan trọng và cũng rất khó khăn. Để làm được điều này Ban đầu tư cần tổ chức các khóa học bồi dưỡng cho cán bộ lập dự án trong ban cũng như lãnh đạo trong công ty. Nâng cao nhận thức của các thành viên, tránh tình trạng thiếu hiểu biết làm bừa của cán bộ lập dự án. Tổ chức các buổi giao lưu giữa các công ty hay các buổi thuyết trình mở rộng mời các chuyên gia nước ngoài truyền đạt những kinh nghiệm mới, những kiến thức mới, nâng cao tầm nhận thức của cán bộ nhân viên.
KẾT LUẬN
Kết thúc giai đoạn đầu năm 2009 vượt qua “cơn bão khủng hoảng” một cách ngoạn mục, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã chứng tỏ được thương hiệu và uy tín của mình trên thương trường đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và đầu tư kinh doanh bất động sản. Tổng công ty cổ phần Vinaconex được đánh giá là một trong những Công ty có kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định nhất trên địa bàn Hà Nội.Có thể nói sự phát triển bền vững của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là một “lá cờ” tiên phong của cả ngành xây dựng Việt Nam. Những thành công trên là tiền đề động lực phát triển cho năm 2010 và các năm tiếp theo trong tương lai. Đó là những năm nắm vững cơ hội, tạo sự chuyển biến để Công ty phát triển bền vững cả về lượng và chất, tạo lên giá trị mới, là tiền đề mới đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam trên bước đường hội nhập.
Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vinaconex em đã được nghiên cứu tài liệu, Tham gia vào quy trình thực tế Lập dự án tại Ban đầu tư Tổng công ty và đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thực trạng và giải pháp”. Từ đó thấy được sự cần thiết của công tác lập dự án đầu tư trong việc thực hiện đầu tư của Tổng công ty. Trên cơ sở dữ liệu thu thập về hoạt động lập dự án đầu tư tại tổng công ty Vinaconex, phân tích thực trạng của hoạt động đó, bằng sự hiểu biết và kiến thức học tập được em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác lập dự án tại Tổng công ty. Tuy nhiên những hạn chế của bài viết là khó có thể tránh khỏi như đã đề cập ở phần mở đầu. Vì vậy, em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Kết bài một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo T.S Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài viết này!
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt,
TS. Từ quang Phương.
2. Thị trường BĐS những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam – Nxb Tài Chính - PGS.TS Thái Bá Cần, TS. Trần Nguyên Nam.
3. Giáo trình Thị trường vốn – TS. Phạm Văn Hùng
4. VINACONEX xây những giá trị dựng những ước mơ (1988-2008)
– Nxb Thông Tấn Xã Việt Nam
5. Nghị định 12, Thông tư 03.
6. Bản Cáo bạch của Tổng công ty cổ phần VINACONEX
7. Báo cáo tài chính năm 2008 của Tổng công ty Vinaconex
8. Báo cáo thường niên năm 2008 Tổng công ty Vinaconex
9. Thông tin tham khảo từ các trang web:
www.gso.gov.vn
www.mot.gov.vn
www.moi.gov.vn
LêI CAM §OAN
Em xin cam đoan bài luận văn trên là do em tự mình nghiên cứu tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Ban đầu tư Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dưng Việt Nam Vinaconex không sao chép bất cứ luận văn nào khác.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội ngày 05 tháng 01 năm 201009
Sinh viên
Hoàng Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tính khấu hao tài sản dự án 34 Láng Hạ. 25
Bảng 1.2. Khảo sát NPV khi doanh thu và VĐT thay đổi. 25
Bảng 1.3. Khái toán kinh phí xây dựng công trình. 31
Bảng 1.4. Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở tổng công ty cổ phần Vianconex tại 34 Láng Hạ 32
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu dự án Thảo điền. 33
Bảng: 1.6. Tổng mức đầu tư xây dựng Cụm I ( 2 khối 30 tầng, 1 khối 12 tầng ) 34
Bảng 1.7. Nhu cầu vốn vay trong thời gian xây dựng. 35
Bảng 1.8. Cân đối khả năng huy động vốn trong thời gian xây dựng cụm I. 36
Bảng 1.9. Tổng chi phí đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho 1.192 hộ, 7 doanh nghiệp và chi phí xây dựng chợ tạm. 51
Bảng 1.10. KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 55
Bảng 1.11. NHU CẦU VỐN THEO TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ 58
Bảng 1.12. NGUỒN VỐN 60
Bảng 1.14. Khảo sát IRR khi doanh thu và VĐT thay đổi. 64
Bảng 1.15. Khảo sát NPV khi doanh thu và VĐT thay đổi. 64
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31766.doc