Công tác Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán ở Công ty dệt may Xuất khẩu Hải Phòng (96tr)

Lời Nói Đầu Nền kinh tế thị trường mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nghành sản xuất vật chất và tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số nghành trong nền kinh tế quốc góp phần tạo ra bộ mặt cho toàn xã hội. Để kinh doanh có hiệu quả, để có thể cạnh tranh được và đứng vững trên thị trường một biện pháp vô cùng cần thiết là các doanh nghiệp phải quản lý và thực hiện tốt vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán của mình nhằm đảm bảo tốt các mối quan hệ

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán ở Công ty dệt may Xuất khẩu Hải Phòng (96tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động qua lại giao dịch giữa các thành phần kinh tế, nó sẽ kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Mặt khác vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán là cơ sở để đánh giá thực lưc của công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh, khả năng tài chính khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ đó nhằm tạo niềm tin cho các đối tác có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đối doanh nghiệp, ngoài ra nó còn thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có nhanh chóng hiệu quả hay không, để từ đó có thể đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán có vai trò quan trọng của công tác kế toán, nó đóng vai trò trung gian, vì vậy trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng em đã đi sâu tìm hiểu Công tác kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán ở công ty và em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Song do thời gian tiếp cận thực tế còn ít và trình độ còn hạn chế nên bài chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy. Đề tài của em gồm ba chương: Chương I: Phần lý luận chung về hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán ở các doanh nghiệp. Chương II: Phần thực trạng hạch toán quỹ tiền mặt và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng . Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần Dệt May Xuất Khẩu Hải Phòng . ChươngI: những vấn đề lý luận chung về hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán trong các doanh nghiệp. 1.1Khái niệm, nguyên tắc, phân loại hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán. 1.1.1Vai trò của tiền tệ và các nghiệp vụ thanh toán trong nền kinh tế thi trường Tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, trước hết vai trò của tiền tệ thể hiện ở chỗ nó kích thích sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, vì trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một cá nhân nào cũng muốn giàu nên, muốn vậy buộc họ phải tham gia vào hoạt động kinh tế mở rộng quy mô sản xuất tốt hơn nữa để bán được nhiều hàng hoá hơn, thu được lợi nhuận cao hơn. Họ không chỉ đi sâu vào mở rộng quy mô theo chiều rộng, mà còn luôn nghiên cứu phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất làm cho mẫu mà hàng hoá đẹp lên kích thích người tiêu dùng, nâng cao năng suất sản xuất tiết kiệm chi phí có lãi nhiều hơn. Đối với các nhà kinh tế luôn nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường, phát hiện sở thích của người tiêu thụ để bán được nhiều sản phẩm hơn. Để có được nhiều tiền vô hình chung đẫ làm cho trình độ sản xuất phát triển mạnh lên, xã hội văn minh hiện đại hơn. Vai trò thứ hai của tiền tệ đó là công cụ để hoạch toán kế toán, hạch toán kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, tính các chi phí, dịch vụ phục vụ cho quá trình quản lý và kinh doanh của DN, phục vụ cho quá trình giám sát của nhà nước, vì nó là đơn vị giá trị duy nhất để đo lường các loại hàng hoá khác Vai trò cuối cùng của tiền tệ là công cụ tính toán trao đổi hàng hoá trong phạm vi một quốc gia và toàn thế giới, nhờ có tiền và việc lưu thông hàng hoá diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tiền tệ có lịch sử phát triển lâu đời và nó luôn gắn liền với trình độ lịch sử kinh tế của mỗi thời đại, hơn thế nữa nó còn là hình thức biểu hiện trình độ phát triển kinh tế của các nền kinh tế 1.1.2Khái niệm: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi và các nghiệp vụ thanh toán. Các nghiệp thanh toán phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán 1.1.3.1 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân Hàng Việt Nam để phản ánh (VNĐ). Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác số tiền hiện có và các hình thức thu chi, chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ ( theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng bạc đá quý ( theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ tuổi, kích thước, giá trị…). Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải được quy đổi về “đồng Việt Nam” để ghi sổ. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. 1.1.3.2 Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. Để theo dõi chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau: Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhận bằng văn bản . Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo “ đồng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam”. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế . Đối với các khoản phải trả, phải thu bằng vàng, bạc đá quý cần chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế. Cần phân loại các khoản nợ phải trả, phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng dối tượng, nhất là những đối tượng có vấn đề để có kế hoạch và biện pháp thanh toán phù hợp. Tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên nợ, có của một tài khoản thanh toán như tài khoản 131, 331 mà phải căn cư vào số dư chi tiết từng bên để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. 1.1.4 Phân loại vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán: 1.1.4.1 Phân loại vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ( Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và tiền đang chuyển, các loại này có thể ở dạng tiền VND, có thể ở dạng ngoại tệ, hoặc ở vàng bạc, đá quý, xong dù nó tồn tại ở dạng nào thì kế toán cũng cần phải phản ánh một cách chính xác kịp thời tình hình biến động, tăng giảm của các nguồn vốn bằng tiền của doanh nghiệp. 1.1.4.2 Phân loại các nghiệp vụ thanh toán: Trong doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ thanh toán khác nhau nảy sinh trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên dưới gốc độ cung cấp thông tin cho quản lý, kế toán thường phân các mối quan hệ như sau: Thứ nhất là quan hệ thanh toán giữa các nhà cung cấp : Đây là mối quan hệ phát sinh trong quá trình mua sắm, Vật tư, tài sản, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Thuộc nhóm này bao gồm các khoản thanh toán với người bán vật tư, tài sản, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, thanh toán với người nhận thầu xây dựng cơ bản, nhận thầu sửa chữa lớn… Thứ hai là thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng: Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài, Khi khách hàng chấp nhận mua ( chấp nhận thanh toán ) khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp chuyển giao hoặc khách hàng đặt trước tiền hàng cho doanh nghiệp sễ phát sinh quan hệ này, thuộc quan hệ thanh toán này bao gồm quan hệ thanh toán với người mua, quan hệ thanh toán với người đặt hàng. Thứ ba là quan hệ thanh toán giữa DN với ngân sách nhà nước: trong quá trình sản xuất và kinh doanh DN phải thực hiện nghĩa vụ của mình với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản thu khác Thứ tư quan hệ thanh toán giữa DN với các bên đối tác liên doanh . Đây là quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp tham gia liên doanh với các DN khác hoặc DN đứng ra tổ chức hoạt động liên doanh. Thứ năm các mối quan hệ thanh toán nội bộ : Là mối quan hệ thanh toán phát sinh trong nội bộ DN. Thuộc loại quan hệ này bao gồm quan hệ thanh toán nội bộ giữa DN với công nhân viên chức, và và quan hệ thanh toán giữa DN với DN chính hay giữa DN với các DN thành viên trực thuộc lẫn nhau. Thứ sáu các mối quan hệ thanh toán khác: Ngoài các mối quan hệ trên trong quá trình sản xuất và kinh doanh, Dn còn phát sinh các mối quan hệ thanh toán khác như là quan hệ thanh toán với ngân hàng các chủ tín dụng khác về thanh toán tiền vay, quan hệ thanh toán các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ, quan hệ thanh toán các khoản phải thu, phải trả khác… Hạch toán vốn bằng tiền. 1.2.1 Hạch toán tiền mặt: Theo đơn vị hiện hành các đơn vị được phép giữ lại một số tiền trong hạn mức quy định để chi tiêu có những nhu cầu thường xuyên. Mọi koản tu chi tiền mặt phải có phiếu thu, chi oặc chứng từ nhập, xuất. Cuối ngày căn cứ vào những chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ và lập các báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán. 1.2.1.1 Tài khoản hạch toán: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm tiền mặt kế toán sử dụng tài khoản “111” Tiền mặt, TK này có nội dung như sau: _ Bên nợ: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ, nhập kho, số thừa khi kiểm kê _ Bên có Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ, xuất kho, số thiếu khi kiểm kê. _ Dư nợ Phản ánh số tiền mặt tồn quỹ TK 111 chi tiết thành ba tiểu khoản: _ 1111 Tiền Viêt Nam ( kể cả ngân phiếu) _1112 Ngoại tệ (Quy đổi theo đồng Việt Nam) _ 1113 Vàng, bạc, đá quý (theo giá thực tế) 1.2.1.2 Nội dung hạch toán. a) Tiền Việt Nam * Với các nghiệp vụ tăng tiền mặt: _ Tăng do tiền bán hàng, từ các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường nhập quỹ. Nợ TK 111(1111) CóTK 511, 515, 711 Có TK 3331(33311) _ Tăng do rút tiền từ ngân hàng về nhập quỹ Nợ TK 111(1111) Có TK112. _ Tăng do thu hồi tạm ứng: Nợ TK 111(1111) Có TK 141 Tăng do thu hồi từ người mua: Nợ TK 111(1111) Có TK 131 _ Tăng do các nguyên nhân khác: Nợ TK 111(1111) Có TK 136 Các khoản thu từ nội bộ Có TK 138 Các khoản phải thu đã thu được Có TK 144 Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 338(3388) Các khoản thu hộ, giữa hộ, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 128, 228 Thu hồi các khoản cho vay Có TK 3381 Số kiểm kê thừa chưa rõ nguyên nhân * Với các nghiệp vụ giảm: _ Giảm do mua vật tư, hàng hoá, tài sản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt Nợ TK 151, 152, 153, 156 Nợ TK 611( phương pháp kiểm kê định kỳ) Nợ TK 211, 213, 241 Chi XDCB mua sắm TSCĐ Nợ TK 133(1331, 1332) Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111 (1111) Tổng giá thanh toán _ Giảm do chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thuê ngoài trực tiếp bằng tiền: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 111(1111) _ Giảm do gửi vào ngân hàng Nợ TK 112 Có TK 111(1111) _ Giảm do nguyên nhân khác: Nợ TK 331 Đặt trước hoặc trả nợ cho người cung cấp Nợ TK 136 Chi hộ, ứng trước cho đơn vị nội bộ Nợ TK 144 Xuất ký cược, quỹ ngắn hạn Nợ TK 138 Các khoản co vay, cho mượn tạm thời, các khoản tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê Nợ TK 141 Tạm ứng cho công nhân viên Nợ TK 311, 315: Thanh toán tiền nợ, tiền vay đến hạn Nợ TK 311, 315 Thanh toán tiền nợ, vay đến hạn Nợ TK 333 Nộp thuế và các khoản khác Nợ TK 334 Thanh toán cho người lao động v.v… Có TK 111(1111) b) Tiền ngoại tệ: Khi phát sinh các nghiệp vụ kế toán thu, chi ngoại tệ, kế toán phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán bằng đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân Hàng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán Ngoài ra nguyên tệ được theo dõi chi tiết trên tài khoản 007 “ ngoại tệ các loại” theo từng tài khoản “ tiền mặt”, “ tiền gửi”, “ tiền đang chuyển” và trên sổ kế toán chi tiết công nợ phải thu, phải trả. Sau đây là phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: * Kế toán chện lệch tỷ giá hối đoán phát sinh trong kỳ - Kế toán chện lệch tỷ giá hối đoán phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động ĐTXDCB của doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh Khi mua hàng hoá, dịch vụ hạch toán bằng ngoại tệ + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoán trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ ghi: Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627…( Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch ) Nợ TK 635 Chi phí tài chính( Lỗ tỷ giá hối đoán) Có TK 1112,1122( Theo tỷ giá hối đoán ghi sổ) + Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoán trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ ghi: Nợ các Tk 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627…( Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch ) Có TK 1112,1122( Theo tỷ giá hối đoán ghi sổ) Có TK 515 Thu nhập tài chính( Lãi tỷ giá hối đoái) Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ căn cứ vào tỷ giá thực tế ngày giao dịch ghi Nợ các TK 1112,1122( Theo tỷ giá hối đoán ngày giao dich) Có TK 331, 311,341,342,336…( Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) Khi Thanh toán nợ phải trả ( người bán, nợ vay ngắn hạn vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ…) + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thực tế nợ phải trả ghi Nợ Tk 311,315,331,336,341,342( Tỷ giá thực tế ghi sổ) Nợ TK 635 Chi phí tài chính( Lỗ Tỷ giá hối đoán) Có TK 1112,1122 ( Tỷ giá hối đoán ghi sổ) + Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thực tế nợ phải trả ghi: Nợ Tk 311,315,331,336,341,342( Tỷ giá thực tế ghi sổ) Có TK 1112,1122 ( Tỷ giá hối đoán ghi sổ) Có TK 515 Thu nhập tài chính( Lãi tỷ giá hối đoái) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác, bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán ghi: Nợ các TK 1112,1122..( Tỷ giá hối đoán bình quân liên NH) Có các TK 511,711( Tý giá hối đoán giao dịch thực tế BQLNH) Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ ghi: Nợ các TK 136,138 ( tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) Nợ TK 635 Chi phí tài chính ( nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 1112, 1122 (Tỷ giá hối đoái ghi sổ) Có TK 515 D thu hoạt động tài chính nếu lãi Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ + Nếu phát sinh lỗ chêch lệch tỷ giá trong giao dịch thực tế nợ phải thu ghi Nợ TK 1112, 1122 ( Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) Nợ TK 635 Chi phí tài chính ( lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 131, 136, 138 ( Tỷ giá ghi sổ ) + Nếu phát sinh lãi chêch lệch tỷ giá trong giao dịch thực tế nợ phải thu ghi Nợ TK 1112, 1122 ( Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch) Có TK 131, 136, 138 ( Tỷ giá ghi sổ ) Có TK 515 Dthu tài chính( Lãi tỷ giá hối đoái) * Kế toán chêch lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm ở thời điểm cuối năm tài chínhDN phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm cuối năm + Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái Nợ các Tk 1112,1122,131,136,138,311,315,331,341,342 Có TK 413(4131) chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính + Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái ghi: Nợ TK 413 (4131) chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính Có TK 1112,1122,131,136,138,311,315,331,341,342 * Xử lý chệnh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm + Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đáng giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính ghi: Nợ TK 413 (4131) Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 515 Dthu hoạt động tài chính. c) Vàng bạc đá quý Giá của vàng, bạc, đá quý được tính theo giá thực tế. Các loại vàng bạc đá quý nhập theo giá nào thì xuất theo giá đó. Khi tính giá xuất, có thể sử dụng giá bình quân gia quyền hay thực tế từng lần nhập. Khi mua vàng, bạc, đá quý cần có các thông tin như ngày mua số tiền phải trả, tên người bán, đặc điểm vật chất _ Mua vàng bạc đá quý vào nhập quỹ Nợ TK 1113 Giá mua thực tế ghi trên hoá đơn Có TK 1111, 1122 Gía mua thực tế ghi trên hoá đơn _ Nhận ký cược, ký quỹ bằng vang bạc đá quý Nợ TK 1113 Có TK 338(3388) nhận ký cược ký quỹ ngắn hạn Có TK 344 Nhận ký cược ký quỹ dài hạn _ Khách hàng trả nợ cho DN bằng vàng bạc đá quý Nợ TK 1113 Giá thực tế khi được thanh toán Có TK 131 Giá thực tế lúc ghi nợ phải thu Nợ TK 635(Có TK 515) Chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán với chênh lệch tỷ giá lúc ghi _ Hoàn trả tiền ký quỹ , ký cược bằng vàng bạc đá quý: Nợ TK 338 (3388) Hoặc Nợ TK 344 Có TK 1113 Theo tỷ giá thực tế lúc ký cược ký quỹ _ Xuất vàng bạc đá quý đem ký cược ký quỹ Nợ TK 144 Ký cược ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 244 Ký cược ký quỹ dài hạn Có TK 1113 Theo giá thực tế xuất _ Xuất vàng bạc, đá quý để thanh toán nợ cho người bán Nợ TK 331 Theo giá lúc ghi nhận nợ phải trả Có TK 1113 Theo giá thực tế xuất Nợ TK 635( Có TK 515) Chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá lúc ghi nhận. Sau đây là sơ đồ hạch toán quỹ tiền mặt: Sơ đồ 1 112 111 112 Rút tiền gửi NH về quỹ Gửi tiền vào ngân hàng 511,512 152,153,156, Dthu bán hh sản phẩm 611,211… lao vụ dịch vụ Mua vật tư, hh,TSCĐ 515 142,241,627, Thu nhập từ các 641,642,811 hđ tài chính Các khoản chi phí bằng tiền 141 Thu nhập từ hoạt động khác Chi tạm ứng 121,128,221,222 121,221,222 228 Mua chứng khoán Thu hồi các khoản đầu tư góp vốn liên doanh 131,136,141… 311,315,341 Người mua, các đơn vị Trả nợ tiền vay Trực thuộc trả tiền 331,333,334 nhận góp vốn KD do ngân Trả tiền người bán, nộp thuế sách cấp, cấp trên cấp trả lương, trả khác 451,461 414,415,431 Nhận tiền cấp dưới nộp Chi phí khác Lên để lập quỹ 1.2.2 Hạch toán tiền gửi: Mọi khoản tiền nhàn rỗi của DN phải gửi vào ngân hàng hoặc kho bạc hay công ty tài chính khi cần tiêu thụ doanh nghiệp phải làm thủ tục rút tiền hoặc chuyển tiền. Việc hạch toán tiền gửi ngân hàng đồi hỏi phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi. Chứng từ hạch toán chi tiết các loại tiền gửi là các giấy báo nợ, báo có hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc( uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi…). Hàng ngày khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra và đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. 1.2.2.1 Tài khoản hạch toán Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng, kế toán sử dụng Tk 112 “ tiền gửi ngân hàng” tài khoản này có thể được mở chi tiết theo từng nơi tiền gửi. Bên nợ: _ Các khoản tiền gửi vào ngân hàng _ Các khoản chênh lệch so với nhân hàng chưa rõ nguyên nhân Bên có _ Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng _ Số tiền chênh lệch so với ngân hàng chưa rõ nguyên nhân Dư nợ số tiền còn gửi lại ngân hàng . Tk 112 gồm 3 tiểu khoản: _ 1121: Tiền Việt Nam _ 1122: Ngoại tệ _1123: Vàng bạc đá quý. 1.2.2.2 Nội dung hạch toán. Việc hạch toán TK 112 “ tiền gửi được tiến hành tương tự như việc hạch toán tk 111 “ tiền mặt” tuy nhiên có một số khác biệt sau: _Số lợi tức về tiền gửi được hưởng: Nợ TK 112(1121) Có TK 515 _Số chênh lệch so với số liệu của ngân hàng đến cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân + Nếu số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu của kế toán Nợ TK 112(1121) Có TK 338 (3381) Sau khi xác định được nguyên nhân, tuỳ theo từng trường hợp để ghi: Nợ TK 3381 Số chênh lệch được sử lý Có TK 112 Nếu do ngân hàng ghi nhầm Có TK 511, 131, 711, 515… Nếu do kế toán ghi thiếu + Nếu số liệu ngân hàng nhỏ hơn số liệu kế toán ghi số chênh lệch Nợ TK 112 Nếu do nguyên nhân ghi thiếu Nợ TK 511, 711,515, 331… Nếu kế toán DN ghi thừa Có TK 138(1381) Xử lý số chênh lệch Sơ đồ 2 111 112 111 gửi tiền vào ngân hàng Rút tiền gửi về quỹ 511,512 152,153,156, Dthu bán hh sản phẩm 611,211… lao vụ dịch vụ Mua vật tư, hh,TSCĐ 515 142,241,627, Thu nhập từ các 641,642,811 hđ tài chính Các khoản chi phí tiền gửi 711 211,213 Thu nhập từ hoạt động khác Mua TSCĐ 121,221,222,228 121,221 Mua chứng khoán Thanh toán chứng khoán góp vốn liên doanh đầu tư tài chính khác 131,136,141… 311,315,341 Người mua, các đơn vị Trả nợ tiền vay Trực thuộc trả tiền Thu tạm ứng 331,333,334 128,222 Nhận lại vốn liên doanh Trả tiền người bán, nộp thuế trả lương, trả khác 411,441 411 Nhận lại vốn kd do ngân sách, cấp Trả vốn góp KD Trên cấp,nhận lại vốn ld, vốn góp cổ cho ngân sách, cho các Phần, nhận lại vốn đầu tư bên có liên quan 1.2.3 Hạch toán tiền đang chuyển Tiền đang chuyển là các khoản tiền của DN đã nộp vào ngân hàng, kho bạc hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển qua ngân hàng hay người được hưởng hoặc số tiền mà DN đã làm thủ tục chuyển từ tài khoản tiền gửi của ngân hàng để trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê ngân hàng 1.2.3.1 Tài khoản hạch toán Các khoản tiền đang chuyển được theo dõi trên tài khảon 113 _Bên nợ các khoản tiền đang chuyển tăng thêm trong kỳ _ Bên có Số tiền đang chuyển đã đến tay đối tượng được hưởng _Dư nợ Số tiền đang chuyển 1.2.3.2 Nội dung hạch toán: _Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt bằng séc không nhập quỹ mà chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận được giấy báo có : Nợ TK 113 Tổng số tiền đang chuyển Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có Tk 3331 Thuế VAT phải nộp _ Thu tiền nợ tiền ứng trước của người mua.. bằng tiền mặt tiền séc không nhập quỹ mà nộp thẳng vào ngân hàng chưa nhận được giấy báo có Nợ TK 113 ` Có TK 131 _Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng hay chuyển qua bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng hay người được hưởng Nợ TK 113 Có TK 111 _Chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi đến các đối tượng khác nhưng chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng Nợ TK 113 Có Tk 112 _ Nhận được giấy báo của ngân hàng của bưu điện số tiền đang chuyển trong kỳ Nợ TK 112 Chuyển vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nợ Tk 331 Thanh toán hoặc đặt trước cho người cung cấp Nợ TK 311, 315 Thanh toán tiền vay, nợ Có Tk 113 Số tiền đang chuyển đã đến tay người nhận Sơ đồ 3 TK 113 TK 511 TK 112 DT bán hàng Chuyển vào tk chưa thuế VAT tiền gửi TK 131 TK 331 Thu nợ người mua Thanh toán Hoặc tiền ứng trước TK 111 TK 311 Tiền mặt gửi vào NH Thanh toán Chưa nhận giấy báo tiền vay TK 112 TK 315 Chuyển tiền Thanh toán đến đối tượng khác tiền nợ đến hạn trả 1.3 Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán: Trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa các đơn vị với các đối tác liên quan.Thông qua hạch toán thanh toán, có thể đáng giá được tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Để làm tốt các chức năng thông tin và kiểm tra của mình, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức ghi chép nhằm theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, từng thời gian( ngắn hạn, dài hạn), đôn đốc việc thanh toán kịp thời, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm ta, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản. Giám sát việc thực hiện chế độ thanh tóan công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán. Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp quản lý. 1.3.1 Hạch toán các khoản thanh toán với người mua. 1.3.1.1 Tài khoản hạch toán. Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bàn sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ, tài sản, kế toán sử dụng TK 131 “ Phải thu của khách hàng” tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng. _ Bên nợ : Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ phải thu ở khách hàng Số tiền thừa trả lại cho khách Điều chỉnh chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải thu người mua có gốc ngoại tệ. _ Bên có : Số tiền đã thu ở khách hàng( kể cả tiền ứng trước của khách hàng) Số chiết khấu, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bị trả lại trừ vào nợ phải thu. Các nghiệp vụ làm giảm phải thu ở khách hàng( Chênh lệch giảm tỷ giá, thanh toán bù trừ, xoá sổ nợ khó đòi không đòi được _ Dư nợ: Phản ánh số tiền DN còn phải thu của khách hàng _ Dư có: Phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa cho doanh nghiệp. 1.3.1.2 Phương pháp hạch toán a)Trường hợp bán hàng thu tiền sau: Theo thoả thuận, DN chấp nhận cho người mua thanh toán chậm tiền hàng, quy trình hạch toán bán hàng thu tiền sau là: _ Khi người mua chấp nhận mua hàng: Nợ TK 131 (Chi tiết theo đối tượng) Có TK 511 giá bán chua thuế Có TK 3331 Thuế VAT đầu ra phải nộp Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 155, 154 Giá xuất kho + Các khoản thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động khác Nợ TK 131Tông giá thanh toán Có TK 515,711,121,221…Số lãi hoặc giá gốc các khoản đầu tư hay tổng giá bán chưa thuế Có TK 3331 Thuế VAT đầu ra phải nộp + Trường hợp khách hàng được hưởng triết khấu : Nợ TK 521 Với chiết khấu thương mại Nợ TK 635 Với chiết khấu thanh toán Nợ TK 3331 Thuế VAT trả lại cho khách hàng tính theo số chiết khấu khách hàng được hưởng Có TK 131 Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng +Trường hợp hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc bớt giá hoặc bị trả lại trừ vào tiền bán hàng: Nợ TK 531 Hàng bán bị trả lại Nợ TK 532 Số hàng giảm giá mà khách hàng được hưởng Nợ TK 3331 Thuế VAT bị trả lại Có TK 131 Tổng số tiền trả lại hoặc giảm giá của khách hàng _ Phản ánh số tiền khách hàng đã thanh toán trong kỳ: Nợ TK 111 Số nợ đã thu bằng tiền mặt Nợ TK 112 Số nợ đã thu bằng chuyển khoản Nợ TK 113 Số tiền đã thu đang chuyển Có TK 131 Số nợ đã thu từ khách hàng _ Số tiền thanh toán bù trừ giữa khách hàng vừa là con nợ vừa là chủ nợ sau khi hai bên đã lập bảng thanh toán bù trừ: Nợ TK 331 (Chi tiết đối tượng) Có TK 131 ( Chi tiết đối tượng) _ Trường hợp khách hàng thanh toán bằng vật tư hàng hoá: Nợ TK 151, 152, 153… Giá thanh toán chưa có thuế Nợ TK 133 Thuề VAT được khấu trừ Có Tk 131 Tổng giá thanh toán _ Trường hợp trả bằng ngoại tệ : Trong trường hợp này nợ gốc bằng tiền VN, Kế toán căn cứ vào tỷ giá thực tế để ghi sổ, nếu không sử dung tỷ giá hạch toán. Nếu có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ và kế toán có sử dụng tỷ giá hạch toán để quy đổi thì phần ghi Nợ TK 1112, 1122 được ghi theo tỉ giá hạch toán. Khoản chênh lệch giữa tỉ giá thanh toán thực tế với tỉ giá hạch toán được ghi vào bên nợ hoặc có của Tk 413 “ Chênh lệch tỷ giá”. b) Trường hợp người mua đặt trước tiền hàng: _ Khi nhận được tiền đặt trước của người mua: Nợ TK 111, 112 số tiền hàng người mua đặt trước Có TK 131 ( chi tiêt đối tượng) _ Khi giao hàng cho khách hàng có tiền ứng trước Nợ TK 131 ( chi tiêt đối tượng) Có TK liên quan(511,711,721,3331) Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 155, 154 _ Khi phát sinh thừa thiếu tiền hàng: + Số tiền còn thiếu do khách hàng thanh toán bổ sung Nợ TK 111, 112, 113… Có TK 131 ( chi tiêt đối tượng) + Số tiền đặt trước còn thừa trả lại cho khách hàng Nợ TK 131 ( Chi tiết đối tượng ) Có TK 111, 112, 113…). Trường hợp khách hàng đặt trước tiền hàng bằng ngoại tệ và thoả thuận quy đổi theo tỷ gía thực tế tại thời điểm đặt tiền để ghi nhận nợ thì số tiền đặt trước được ghi nhận theo VNĐ. Trường hợp hai bên thoả thuận xác nhận số tiền đặt trước tính theo ngoại tệ thì kế toán phải theo dõi khoản nợ theo theo nguyên tệ. c) Trường hợp nợ phải thu bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thu bằng ngoại tệ, kế toán căn cứ vào tỷ giá thựa tế tại thời điểm giao dịch để ghi nợ vào các Tk1112,1122, chêch lệch giữa tỷ giá thực tế với tỷ giá thực tế lúc phát sinh các nghiệp vụ được phản ánh vào các tài khoản doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính d) Trường hợp phát sinh nợ phải thu thực sự không thu hồi được, phải xử lý xoá sổ. Nợ khó đòi là khoản nợ đã quá hai năm, kể từ ngày đến hạn thu nợ DN đã đòi nhiều lần nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu như bỏ trốn, hoặc đang bị giam giữ, xét hỏi… Nợ khó đòi được xử lý xoá sổ khi có các bằng chứng tin cậy. Đối với các khoản nợ đã xoá sổ này kế toán sẽ trừ vào dự phòng ( nếu có) hoặc tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời theo dõi ở TK 004 trong thời gian tối thiểu là 5 năm kể từ ngay xoá sổ. Nợ TK 139, 642 Tính vào dự phòng hay CP quản lý Có TK 131 ( Chi tiết từng đói tượng) Đồng thời ghi: Nợ TK 004 (Chi tiết từng đối tượng) * Chú ý: Trường hợp DN hạch toán theo phương pháp trực tiếp thì toàn bộ TK 511,512, 521, 531, 532… gồm theo cả thuế VAT Sau đây là sơ đồ hạch toán Tính thuế VAT theo pp khấu trừ Sơ đồ 4 TK 131 TK 511,711,515 TK 521,531,532 DT bán hàng và Chiết khấu Thu hoạt động # TK 3331 TK 3331 Thuế VAT phải nộp Thuế VAT Tương ứng Tk 331 TK 111, 112 bù trờ công nợ Số chi hộ hoặc TK 111, 112 Trả lại tiền thừa số tiền đã thu Kể cả ứng trước TK 139 Xoá sổ Tính thuế VAT theo pp trực tiếp: Sơ đồ 5 Tk 131 TK511, 711, 515 TK 521,531,532 DT bán hàng và thu nhập Chiết khấu, giảm giá Từ hđ khác hàng bán trả lại ( tổng giá thanh toán bao gồm cả VAT) gồm cả VAT TK 331 bù trừ công nợ TK 111,112 TK111, 112 Số tiền chi hộ hoặc Trả lại tiền thừa cho số tiền đã thu Người mua kể cả ứng trước TK 139 Xoá sổ 1.3.2 Hạch toán các khoản thanh toán với người cung cấp 1.3.2.1 Tài khoản hạch toán Để theo dõi tình hình thanh toán cho các nhà cung cấp kế toán sử dụng tk 331 “ phải trả cho người bán” tk này được mở chi tiết cho từng đối tượng thanh toán có kết cấu là: _ Bên nợ: Số tiền đã trả cho người bán( kể cả tiền đặt trước) các khoản triết khấu, giảm giá. Các nghiệp vụ phat sinh làm giảm phải trả cho người bán. _ Bên có: Tổng số tiền hàng phải trả cho người bán số tiền ứng thừa được người bán tả lại. Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng nghiệp vụ phải trả người bán _ Dư nợ: Phải ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán _ Dư có: Số tiền còn phải trả cho người bán 1.3.2.2 Nội dung hạch toán Trường hợp mua chịu: Mua chụi được gọi là mua trả chậm hay mau thanh toán sau: _ Phản ánh gtrị vật tư, hàng hoá, xây dựng, sửa chữa… mua chịu phải trả cho người bán Nợ TK 151,152,153,156,( giá mua chưa có thuế vat ) Nợ TK 133 (1331) Thuế VAT được khấu trừ Có TK 331 Tổng giá thanh toán _ Phản ánh giá mua TSCĐ phải trả cho người bán: Nợ TJ 211,._. 213 giá mua chưa có thuế Nợ TK 133(1332) Thuế vat được khấu trừ Có TK 331 ( chi tiết đối tượng) Tổng giá thanh toán _ Phản ánh giá trị công trình XDCB, sửa chữa lớn cho người nhận thầu Nợ TK 241 (Chi tiết công trình) giá chưa có thuế Nợ TK 133 (1332) Thuế vat được khấu trừ Có TK 331 ( chi tiết) tổng giá thanh toán _Các khoản mua chụi khác phải trả cho người bán,được sử dụng trực tiếp cho các hoạt động xây dựng kinh doanh Nợ TK 611,627,641,642,811,635…) Nợ TK 133(1331) Thuế vat được khấu trừ Có TK 331 Tổng giá thanh toán _ Phản ánh số chiết khấu mua hàng, giảm gía hàng mua, hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào số còn phải trả nếu có: Nợ TK 331 Tổng số triết khấu, giảm giá, giá mua hàng trả lại Có TK liên quan( 152, 153, 157, 211…) Có TK 133 Thuế vat tính theo số chiết khấu, giảm giá, hàng mua trả lại. _ Khi thanh toán tiền hàng cho người bán: + Nếu thanh toán bằng tiền mặt, bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 331 Số tiền đã thanh toán. Có TK 111, 112 Số đã trả + Nếu thanh toán bằng tiền vay: Nợ TK 331 Số tiền đã thanh toán Có TK 311, 341 Số tiền vay để thanh toán. _ Nếu thanh toán bù trừ: Nợ TK 331 Số đã thanh toán bù trừ Có TK 131 Số đã thanh toán bù trừ. _ Trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ( nợ bằng gốc VNĐ) + Nếu DN không sử dụng tỷ giá hạch toáncăn cứ vào thanh toán tỷ giá thực tế theo thoả thuận, quy đổi số nợ đã trả và số ngoại tệ cần thiết dùng để trả. Nợ TK 331 Số nợ đã trả thực tế Có TK 1112, 1122, 311, 341 số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế Đồng thời, số nguyên tệ đã trả được ghi bên Có TK 007. + Nếu DN sử dụng tỷ gia hạch toán: Nợ TK 331 số nợ đã trả theo tỷ giá thực tế Nợ (Có ) TK 413 Phần chênh lạch tỷ giá Có TK 1112,1122, 311, 341 số tiền đã trả tính theo tỷ gía hạch toán Đồng thời ghi : Có TK 007 Trường hợp ứng trước tiền mua Theo yêu cầu cua rngười bán DN sẽ đặt trước một số tiền để mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, XDCB, sau khi hoàn thành giao dịch thì sẽ tiến hành hạch toán: _ Phản ánh số tiền đặt trước: Nợ TK 331 số đã đặt trước Có TK 111, 112, 311, 341…) _ Phán ánh số tiền phải trả: Nợ TK 141, 152, 153, 156, 211, 213, 611, 627, 641, 642, 241, 811, 821… ) Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế vat được khấu trừ Có TK 331 Tổng giá thanh toán có cả thuế _ Thanh toán số tiền bình quân số tiền còn thiếu: Nợ TK 331 Số thanh toán còn thiếu Có TK 111, 112, 311, 341…) _ Số ứng trước thừa được người bán trả lại: Nợ TK 112, 111… Số tiền đã nhận Có TK 331 Số ứng trước thừa Trường hợp nợ phải trả bằng ngoại tệ Nếu DN không sử dụng tỷ gia hạch toán thì mọi khoản nợ phải được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trường hợp kế toán có sử dụng tỷ giá hạch toán để quy đổi, mọi khoản nợ đều được quy đổi theo tỷ giá hạch toán. Khoản chênh lệch được điều chỉnh vào cuối kỳ, được ghi vào 413 d)Trường hợp nợ không ai đòi: là một khoản nợ không phải trả do một nguyên nhân nào đó: Nợ TK 331 Xử lý xoá nợ vô chủ Có TK 711 Thu nhập khác Sơ đồ hạch toán Theo pp vat trực tiếp: Sơ đồ 6 TK331 TK 111, 112,311,341 TK 111, 112 Thanh toán bằng thu hồi tiền Tiền trả thừa TK 511 TK 151,152153,213,241… Thanh toán = hàng hoá Giá trị vật tư TS mua SP, DV Chịu cả thuế vat) TK 131 Thanh toán bù trừ TK 627, 641, 642 Dịch vụ mua TK152,153,211… chịu khác Chiết khấu giảm giá, trả lại Tính thuế vat theo pp khấu trừ: Sơ đồ 7 ` TK331 TK 111, 112,311,341 TK 111, 112 Thanh toán bằng thu hồi tiền Tiền trả thừa TK 511 TK 151,152153,213,241… Thanh toán = hàng hoá SP, DV Giá trị vật tư TS mua Chịu cả thuế vat) TK 131 Tk 133 Thuế vat Thanh toán bù trừ đầu vào TK627, 641, 642 TK152,153,211… Dịch vụ mua chịu khác Chiết khấu giảm giá, trả lại TK 133 Thuế vat của Chiết khấu, giảm giá 1.3.3 Hạch toán thanh toán với ngân sách nhà nước. 1.3.3.1 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình thanh toán với các khoản nộp ngân sách nhà nước kế toán sử dụng TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Mọi khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định được tính bằng VNĐ. Trường hợp DN tính thuế bằng ngoại tệ phải được quy đổi theo tỷ giá đồng VN theo tỷ giá thực tế để ghi sổ. Bên nợ: Các khoản đã nộp ngân sách nhà nước Các khoản trợ cấp trợ giá được ngân sách duyệt Các nghiệp vụ làm giảm số phải nộp ngân sách nhà nước _Bên có Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước Các khoản trợ cấp trợ giá đã nhận _Dư có các khoản còn phải nộp ngân sách nhà nước _Dư nợ Số nộp thừa cho ngân sách hoặc các khaỏan trợ cấp trợ giá ngân sách duyệt nhưng chưa nhận. TK 333 được chi tiết thành các tiểu khoản: _3331: Thuế gtgt + 33311: Thuế gtgt đầu ra + 33312: Thuế gtgt đầu hàng nhập khẩu _ 3332: Thuế tiêu thu dặc biệt _ 3333: Thuế xuất, nhập khẩu _ 3334: Thuế thu nhập DN _3335: Thu trên vốn _ 3336:Thuế tài nguyên _3337: Thuế nhà, đất, tiền thuê đất _3338: Các loại thuế khác _ 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 133 thuế gtgt được khấu trừ, TK này được sử dụng đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế vat theo pp khấu trừ Bên nợ Phản ánh số thuế vat được khấu trừ Bên có : Số thuế vat đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ, các nghiệp vụ khác làm giảm thuế vat đầu vào Dư nợ phản ánh số thuế vat đầu vào còn được khấu trừ hay được hoàn lại nhưng chưa nhận. TK 133 có 2 tiểu khoản 1331: Thuế gtgt được khấu trừ hàng hoá dv 1332 Thuế gtgt được khấu trừ cuả TSCĐ 1.3.3.2 Phương pháp hạch toán thuế gtgt: Phương pháp tính thuế: _ Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế gtgt phải nộp = Thuế gtgt đầu ra – Thuế gtgt đầu vào Trong đó Thuế gtgt đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá Thuế suất gtgt Dịch vụ chụi thuế bán ra x của hàng hoá, dv đó Thuế gtgt đầu vào= Tổng số thuế gtgt ghi trên hoá đơn gtgt mua hàng háo, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế gtgt của hàng hoá nhâpk khẩu. _ Phương pháp tình thuế gtgt theo pp trực tiềp: Thuế gtgt phải nộp = Gtgt của hàng hoá dv Thuế xuất gtgt Chụi thuế x của hàng hoá, DV Gtgt của hàng hoá dv = Giá thanh toán của Giá thanh toán của hàn hoá Hàng hoá dv bán ra _ dv mua vào Ta có sơ đồ hạch toán thuế như sau: _Sơ đồ hạch toán theo pp khấu trừ: Sơ đồ 8 TK 131,111,112 TK 511,515,711 TK 331,111,112… TK 151,152,211… Giá mua vật Doanh thu Tư, hàng hoá bán hàng và Tài sản chưa thu nhập Có thuế VAT hoạt động Tổng khác giá TK 133 TK 3331 thanh Thuế VAT toán đầu vào số thuế vat gồm được Kết chuyển cả khấu trừ khấu trừ trong kỳ thuế TK 111, 112 ThuếVAT được Nộp thuế Hoàn lại bằng tiền VAT cho Ngân sách TK 711 Thuế VAT được miễn giảm nhận lại bằng tiền Thuế vat được miễn giảm trừ vào số càon nợ Thuế VAT của hàngnhập khẩu Theo pp trực tiếp Sơ đồ 9 _Theo pp trực tiếp Thuế VAT phải nộp của hàng nhập khẩu Tk 331,111,112… TK 3331 TK 151,152,211… TK642 Giá mua vật tư Hàng hoá,TS HĐ ( cả VAT) Thuế SX 111,112 VAT KD Tk721 phải Thuế được miễn VAT nộp nộp giảm nhận lại bằng tiền vat TK811,821 Thuế VAT được miễn giảm HĐ Trừ vào số phải nộp TC & HĐ BT 1.3.3.3 Hạch toán thuế VAT tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ Doanh Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt thu chịu x suất _ đặc biệt = thuế hàng hoá của HH đã tiêu thụ đã nộp cho phần N lệu phải nộp Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: _ Phản ánh doanh thu tiêu thụ ( gồm cả thuế tỉêu TTĐB): Nợ TK liên quan 131, 111, 112…) Có TK 511, 512. _ Phqản ánh số thuế TTĐB phải nộp: Nợ TK 511, 512. Có TK 333 (3332). Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách nhà nước: Nợ TK 333 (3332) Số thuế TTĐB đã nộp. Có TK liên quan (111, 112, 311…) 1.3.3.4 Hạch toán thuế xuất nhập khẩu: _Khi xuất khẩu hàng hoá, bên cạnh việc ghi nhận doanh thu, kế toán phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp. Nợ TK 511 Số thuế xuất khẩu phải nộp. Có TK 333 (3333) Chi tiết thuế xuất khẩu. Khi nhập kháảu hàng hoá, xác định số thuế nhập khẩu phải nộp và ghi số bằng bút toán: Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 611…) tính vào giá trị hàng nhập khẩu. Có TK 333 (3333) Số thuế nhập khẩu phải nộp bằng tiền VN _ Khi nộp thuế xuất nhập khẩu ghi nhận số tiền đã nhận: Nợ TK 333 (3333) Có TK liên quan (111, 112, 311…) 1.3.3.5 Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Để đảm bảo nguồn thu ngân sách, hàng tháng, quý DN phải tạm nộp thuế thu nhập DN theo thông báo của cơ quan thuế. Số thuế tạm phải nộp ghi: Nợ TK 421(4212) Có TK 333(3334). Khi tạm nộp thuế ngân sách nhà nước: Nợ TK 333(3334) Có TK liên quan(111, 112, 311…) Cuối năm khi quyết toán thuế được duyệt, so sánh với số đã tạm nộp cho ngân sách với số phải nộp bổ sung. Nếu số phải nộp lớn hơn số đã nộp, phản ánh số còn phải nộp bổ sung: Nợ TK 421 (4212) Số còn phải nộp bổ sung Có TK 333 (3334). Nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp, Số nộp thừa chuyển nhượng nộp bù cho năm tiếp theo. Nợ Tk 333(3334) kết chuyển số thuế nộp thừa. Có TRK 421 (4211) Số nộp thừa Trường hợp miễn giảm thuế, Số được miễn giảm ghi: Nợ Tk 333(3334) Số được miễn giảm Có TK 421 (4211)Ghi tăng thu nhập. 1.3.3.6 hạch toán các loại thuế khác: a)Hạch toán tài nguyên. Nợ TK 627Số thuế tính vào chi phí sản xuất. Có TK 333(3336) Số thuế tài nguyên phải nộp. Khi nộp thuế tài nguyên: Nợ TK 333 (3336) Có TK 111, 112,311… Hạch toán thuế nhà đất: Số thuế nhà đất phải nộp Nợ TK 642 (6425) Có TK 333 (3337) Khi nộp thuế như các thuế khác Thuế thu nhập cá nhân: Nợ TK 334 Số thuế thu nhập do người lao động phải nộp Có TK 333(3338) chi tiết thuế thu nhập Thuế môn bài Nợ TK 642(6425) Có TK 333(3338) _ Khi nộp thuế : Nợ TK 333(3331,3332…) Có TK 111,112… 1.3.5 Hạch toán thanh toán nội bộ 1.3.5.1 Tài khoản sử dụng:để theo dõi tình hình thanh toán nội bộ kế toán sử dụng các tài khoản sau * TK 336 Phải trả nội bộ: _Bên nợ: Số tiền cấp trên đã cấp cho đơn vị cấp dưới, số tiền cấp dưới đã nộp cho đơn vị cấp trên, Thanh toán các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ. _Bên có: Số tiền phải nộp cấp trên, số tiền phải cấp cho cấp dưới, số tiền được đơn vị khác chi hộ, số tiền thu hộ đơn vị khác _Dư có: Số tiền còn phải trả, phải cấp, phải nộp. *TK 136: Phải thu nội bộ _Bên nợ: Các khoản vốn đã cấp cho đơn vị phụ thuộc, các khoản phải thu từ đơn vị phụ thuộc, các khoản đơn vị cấp dưới phải thu hoặc sẽ được cấp trên cấp, các khoản chi trả hộ lẫn nhau _Bên có: Các khoản đã thu, đã nhận, Thanh toán bù trừ _Dư nợ: Còn phải thu ở các đơn vị nội bộ. TK 136 được chi tiết thành hai tiểu khoản + 1361 Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ thuộc dùng ở đơn vị cấp trên. + 1368: Phải thu khác sở dụng cả cấp trên và cấp dưới 1.3.5.2 Nội dung hạch toán Sau đây là hệ thống sơ đồ hạch toán về thanh toán nội bộ _ a) hạch toán về phân phối vốn: Sơ đồ 10 111,112,152,156 1361 111,152,211 Cấp vốn kd cho các đơn Vị trực thuộc Nhận lại vốn KD do các đơn vị trực thuộc nộp lên 211,213 Cấp vốn KD cho các ĐV Trực thuộc bằng TSCĐ 214 411 Khi ĐV trực thuộc trả vốn KD cho ng sách nhà nước 411 ĐVtrực thuộc nhận vốn kd trực tiếp từ NS, nhận viện trợ ĐV trực thuộc bổ sung vốn kd từ kết quả SXKD ĐV cấp dưới ĐT mua sắm TSCĐ bằng quỹ phát triển KD, bằng vốn ĐTXDCB b) Hạch toán các khoản phải thu phải trả khác Sơ đồ hạch toán phải thu khác ở đơn vị trực thuộc Sơ đồ 11 421 1368 111,112 Phải thu về lãi kd Nhận tiền lãi do ĐV Các ĐV cấp dưới dưới nộp lên 421 Lỗ được cấp trên bù Nhận được bù lỗ của 414 cấp trên, quỹ ptkd cho Phải thu quỹ ĐTPT ở ĐV ĐC cấp dưới Cấp dưới 415 ĐV nội bộ chuyển trả Phải thu quỹ dự phòng TC các khoản đã chi, trả hộ ở ĐV cấp dưới Nhận tiền cấp trên cấp quỹ 431 khen thưởng phúc lợi Phải thu quỹ khen thưởng, phúc lợi 512 336 Thu nội bộ Bù trừ các khoảnphải thu Và phải trả nội bộ 451 Phải thu quỹ QLcấp trên 116 ở ĐV cấp dưới Duyệt quyết toán cho Cấp dưới về chi sự nghiệp Sơ đồ hạch toán phải thu nội bộ ở đơn vị cấp dưới Sơ đồ 12 111,112 1368 111,112 Chi trả hộ cho ĐV cấp trên Nhận được tiền cấp trên, của Và các đơn vị nội bộ khác ĐV nội bộ trả về chi trả hộ Nhận được tiền của cấp trên cấp 414,415.431 quỹ PTKD, khen thưởng, phúc lợi Quỹ PTKD, dự phòng TC Khen thưởng phúc lợi sẽ 152, 153 được cấp trên cấp Nhận vật tư, TS của cấp trên của đơn vị nội bộ trả 421 336 Lỗ được cấp trên bù Bù trừ các khoản phải thu Phải trả nội bộ 512 Doanh thu bán hàng nội bộ 111,112 Nhận tiền bù lỗ của cấp trên Các đơn vị nội bộ trả tiền Hạch toán phải trả nội bộ ( ở đơn vị cấp trên) Sơ đồ 13 336 414 Quỹ PTKD cấp trên phải cấp cho cấp dưới 111,112 415 cấp tiền cho cấp dưới vềcác quỹ Quỹ dự trữ TC cấp trên phải cấp cho cấp dưới 431 Trả tiền cấp dưới về mà cấp dưới Quỹ khen thưởng phúc lợi chi hộ, trả hộ cấp trên phải cấp cho cấp dưới 136(8) 451 Bù trừ các khoản phải thu với Quỹ qlý cấp trên phải cấp cho Phải trả cho ĐV cấp dưới các ĐV sự nghiệp trực thuộc 421 Cấp trên bù lỗ về SX KD Cho cấp dưới 111,112,152 211,331,627… Phải trả các ĐV cấp dưới vì các ĐV cấp dưới thu, trả hộ Hạch toán phải trả nội bộ ( ở đơn vị cấp trên) Sơ đồ 14 336 451 Tính vào chi phí số phải nộp Cấp trên để lập quỹ quản lý 111,112 431,414.415 Trả tiền cho cấp trên và Quỹ PTKD, dự trữ, khen ĐV nội bộ thưởng, phúc lợi phải nộp cấp trên 136(8) 421 Bù trừ phải thu của cấp trên Lãi phải nộp cho cấp trên Các ĐV nội bộ với các khoản 152,331,641,642… Phải nộp Phải trả cấp trên ĐV nội bộ Về khoản đã được cấp trên ĐV nội bộ khác chi trả hộ 111,112 Số tiền thu hộ ĐV cấp trên ĐV nội bộ khác 1.3.6 Hạch toán các khoản phải thu khác: 1.3.6.1 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản phải thu không mang tính chất trao đổi, kế toán sử dụng TK 138 Phải thu khác: Bên nợ: giá trị TS thiếu chờ sử lý, các khoản phải thu khác tăng thêm trong kỳ Bên có: giá trị TS thiếu đã sử lý, các khoản phải thu đã thu hồi Dư nợ :các khoản khác còn phải thu và giá trị TS thiếu chưa xử lý TK 138 gồm hai tiêu khoản + 1381: Tài sản thiếu chờ sử lý + 1388: phải thu khác. 1.3.6.2 Nội dung hạch toán Hạch toán TS thiếu chờ sử lý: _ Khi phát hiện TS thiếu chờ sử lý, kế toán ghi: + Nếu TSLĐ thiếu hụt mất mát: Nợ TK 138(1381) Giá trị TS thiếu chờ sử lý. Có TK 111,151,152,154,155… + Nếu khi phát hiện TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân; Nợ TK 214 giá trị hao mòn của TS thiếu hụt Nợ TK 138(1381) giá trị tổn thất: giá trị còn lại Có TK 211 nguyên giá TS thiếu hụt _Căn cứ vào quyết định sử lý ghi: Nợ TK 138(1388) quyết định cá nhân bồi thường Nợ TK 334 Trừ vào lương cửa người gây thiệt hại Nợ TK 811 Tính vào chi phí khác Nợ TK 415 Trừ vào quỹ dự phòng tài chính Có TK 138(1381) Sử lý giá trị TS thiếu Hạch toán cac khoản phải thu khác: _ Khi xuất vật tư tiền vốn cho vay tạm thời: Nợ TK 138(1388) Có TK 111,112 cho vay mượn bằng tiền Có TK 152,155,156 cho vay mượn bằng vật tư hàng hoá Các khoản thu hồi về bồi thường vật chất do mất mát hư hỏngtài sản đã xác định được nguyên nhân: Nợ TK 138(1388) Các khoản phải thu khác Có TK 111,112 Số tiền thiếu hụt Có TK 152,153… Vật tư hàng hoá thiếu hụt Có TK 1381 : Xử lý giá trị TS thiếu chưa rõ nguyên nhân Các khoản thu nhập phải thu về cho thuê tài sản cố định, về đầu tư ngắn hạn, dài hạn đền hạn chưa thu: Nợ TK 138(1388) Có TK 515 Khi thu hồi các khoản phải thu khác: Nợ TK 334 trừ vào thu nhập của công nhân viên chức Nợ TK 111,112 Thu bằng tiền Nợ TK 151,152,153,156 Thu bằng vật tư, hàng hoá Có TK 138 (1388) Thu hồi các khoản phải thu. Sau đây là sơ đồ hạch toán các khoản phải thu khác: TS thiếu chờ sử lý Sơ đồ 15 111,152,156…. 1381 111,331,334 T mặt, vật tư, hàng hoá Tiền,vật tư,TSCĐ thiếu Thiếu hụt chờ sử lý đã được xử lý 211 (Nguyên TSCĐ thiếu hụt (gtrị còn 627,641,642… Giá ) Chờ sử lý lại) TS thiếu đã ddược 214 sử lý tính vào CPSXKD (Gtrị đã Hao mòn) Sơ đồ hạch toán phải thu khác: Sơ đồ 16 111,152,153,156 1388 111,112,152 Cho vay, cho mượn vật tư, Tiền vốn, tạm thời 515 Thu hồi các khoản Các khoản thu về hoạt động cho vay tạm thời tài chính các khoản phải thu Khác đã được thanh Toán 1.3.7 Hạch toán với công nhân viên chức: Để theo dõi tình hình thanh toán với công nhân viên chức kế toán sử dụng TK 334 Phải trả CNV và TK 141 Thanh toán vói công nhân viên. _ TK 334 Bên có: Phản ánh số phải trả công nhân viên về tiền lương, trợ cấp, tiền thưởng… Bên nợ Phản ánh số tiền đã thanh toán với công nhân viên, trừ vào lương các vi phạm, bảo hiểm xã hôi Dư có Phản ánh số còn phải trả CNV. _ TK 141 Tạm ứng Bên nợ: số tiền vật tư đã tạm ứng cho công nhân viên Bên có: thanh toán tiền ứng trước theo số thực chi, xử lý số tạm ứng chi không hết ( Thu lại hoặc trừ vào lương) Dư nợ: số tiềm tạm ứng đã thanh toán Hạch toán phải trả CNV: _Khi tính lương cho công nhân viên Nợ TK 622 Lương công nhân Nợ TK 627 Lương quản lý xưởng Nợ TK 641 Lương bộ phận bán hàng Nợ TK 642 Lương bộ phận quản lý Có TK 334(3341) Tổng số lương phải trả _ Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn: Nợ TK 622 ( lương công nhân x 19%) Nợ TK 627( lương phân xưởng x 19%) Nợ TK 641 ( lương bán hàng x 19%) Nợ TK 642 ( lương quản lý x19%) Nợ TK 334 ( Tổng lương phải trả CNV x 6%) Có TK 338 (3382 = tổng lương x 2%) ( 3383 = tổng lương x 20%) ( 3384 = tổng lương x 3%) _ Khi tiến hành trả lương: Nợ TK 334 Số lương phải trả công nhân viên. Có TK 111 b) Hạch toán tạm ứng _ Khi tạm ứng tiền cho công nhân viên chức: Nợ TK 141 chi tiết đối tượng Có TK 111 Tạm ứng bằng tiền Có Tk 112 Tạm ứng băng tiền gửi Có TK152, 153 Tạm ứng bằng vật tư _ Khi hoàn thành công việc tiến hành thanh toán tạm ứng: Nợ TK 133 Thuế vat đầu vào Nợ TK 142 Các khoản chi thuộc chi phí trả trước Nợ Tk 151,152,153,156: chi mua vật tư hàng hoá Nợ TK 161 chi phí thuộc kinh phí Nợ TK121,128,144 chi đầu tư ngắn hạn và dùng ký quỹ, ký cược Nợ TK 211,213 chi mua TSCĐ Nợ TK 221, 222, 228 Chi các đầu tư dài hạn Nợ TK 244 ký cược ký quỹ dài hạn Nợ TK311,315 Chi trả vay đến hạn Nợ TK 331 chi thanh toán cho nhà cung cấp Nợ TK 627,641,642 chi khác Có TK141 Chi tiết số tiền tạm ứng thừa không thu hết thu lại hoặc trừ vào lương Trường hợp số chi tiêu thực tế lớn hơn số tạm ứng người nhận tạm ứng sẽ được thanh toán bổ sung.. 1.3.8 Hạch toán thanh toán phải trả phải nộp khác 1.3.8.1 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản phải thu phải nộp khác không mang tính chất trao đổi kế toán sử dụng tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác” Tk này có hai tiểu khoản _ TK 3381 Tài tản thiếu chờ sử lý _ TK 3388 Phải trả phải nộp khác. Hạch toán TS thừa chờ xử lý: TS thừa không rõ nguyên nhân của cấp có thẩm quyền. _ Khi phát hiện TS thừa không xác định được nguyên nhân Nợ TK 211 nguyên giá Có TK 338(3381) giá trị còn lại Có TK 214 giá trị hao mòn _ Khi có quyết định xử lý TS thừa của cấp có thẩm quyền căn cứ vào quyết định ta ghi: Nợ TK 338(3381) Xử lý số TS thừa Có TK 411 quyết định tăng vốn kinh doanh Có TK 441 quyết định tăng vốn XDCB Có TK 711 Ghi tăng thu nhập khác Có TK 111,152,153… Trả lại cho chủ TS Có TK 331 đồng ý mua tiếp số thừa. hạch toán các khoản phải nộp phải trả khác: _ Khi nhận các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn của các đơn vị khác: Nợ TK 111,112: Số tiền nhận ký quỹ ký cược Có Tk 338 (3388) Số ký quỹ ký cược đã nhận _Số lãi tạm phải chia cho các bên tham gia liên doanh: Nợ TK 421. Có TK 338(3388) Số vật tư tài sản vốn bằng tiền đi vay tạm thời của các đơn vị tập thể cá nhân Nợ TK 111,112,152,153 Có TK 338(3388) _Các khoản thu hộ giữ hộ, các khoản tiền nhận để nộp thuế , để nhận uỷ thác hàng xuất nhập khẩu. Nợ TK 111,112… Có Tk 338(3388) _ Khi thanh toán các khoản phải nộp phải trả khác: Nợ TK 338(3388) Có TK 111,112… Sau đây là sơ đồ hạch toán Sơ đồ hạch toán TS thừa chờ sử lý Sơ đồ 17 331 3381 211 Phải trả cho người cung cấp Giá trị Nguyên giá Còn lại 411 214 Xử lý tăng vốn kinh doanh Số đã Khấu hao 441 111 Xử lý tăng vốn XDCB Tiền quỹ thừa 711 152,153 Xử lý tăng thu nhập khác 155,156 Vật tư,SP,hàng hoá thừa 642 chưa xác định được Giảm chi phí nguyên nhân Các khoản phải trả khác Sơ đồ 18 111,112 3388 111,112 Hoàn rả tiền ký cược,ký quỹ Nhận ký cược ký quỹ ngắn hạn Trả laĩ cho các bên tham 421 Gia liên doanh, cho các cổ đông Số tạm chia lãi phải Trả cho các bên tham Gia liên doanh, cho Các cổ đông 1.3.9 Hạch toán thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả 1.3.9.1 TK hạch toán: Để theo dõi các khoản nợ đến hạn trả kế toán sử dụng TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” Bên nợ: Số nợ dài hạn đến hạn trả đã quá hạn trả Bên có: Số nợ dài hạn đã đến hạn trả Dư có: Số nợ dài hạn đến hạn, quá hạn chưa trả. 1.3.9.2 Nội dung hạch toán Nợ đến hạn trả là số nợ dài hạn đến hạn thanh toán trong niên độ kế toán, căn cứ vào thế ước vay nợ, các cam kết, thoả thuận về vay và trả nợ, cuối mỗi niên độ, kế toán phải xác định và chuyển số nợ dài hạn mang nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ tiếp theo. _Cuối niên độ kế toán xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong năm tới Nợ TK 341,342 Có TK 315 Trả nợ bằng tiền mặt vàng bạc đá quý, tiền gửi ngân hàng tiền vay tiền thu hồi nợ… Nợ Tk 315 Số nợ dài hạn đến hạn quá hạn trả Có TK 111,112,311,342,128,131,138… 1.3.10 Hạch toán thanh toán nợ dài hạn: 1.3.10.1 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản nợ dài hạn về TSCĐ đi thuê tài chính và các khoản nợ dài hạn khác có thời hạn trên một năm, kế toán sử dụng TK 342 “ nợ dài hạn, TK này có kết cấu như sau: _Bên nợ : Nợ dài hạn đến hạn trả được kết chuyển vào TK 315, Các nghiệp vụ khác làm giảm nợ dài hạn _Bên có: Nợ dài hạn tăng thêm _Dư có : Nợ dài hạn chưa đến hạn trả 1.3.10.2 Nội dung hạch toán: -Phản ánh số nợ thuê tài sản cố định bằng tiền Việt Nam: Nợ TK 212 Nguyên giá( không thuế VAT) Nợ TK 1421 Lãi thuê phải trả Có TK 342 Giá trị hợp đồng phải trả _ Trường hợp nhận TSCĐ thuê mua bằng ngoại tên: Nợ TK 212 Nguyên giá( theo tỷ giá thực tế) Nợ TK 1421 Lãi thuê phải trả theo tỷ giá thực tế Nợ (có )TK 413 chênh lệch tỷ giá Có TK 342 Giá trị hợp đồng phải trả(giá không có thuế) _Kết chuyển nợ dài hạn đến hạn trả vào cuối niên độ: Nợ Tk 342 Có TK 315 _Khi thanh toán tiền thuê dài hạn theo định kỳ: Nợ TK 133 (1332) Thế VAT đầu vào Nợ TK 342 Thanh toán thuê tài sản Có TK 111,112… Cuối niên độ , nếu tỷ giá ngoại tệ biến động lớn, kế toán phải đánh giá lại số nợ dài hạn có gốc ngoại tệ, phần chênh lệch được ghi vào nợ hoặc có của TK 413. Sau đây là sơn đồ hạch toán: Sơ đồ 19 111,112 342 212 Trả nợ dài hạn trước hạn trả Thuê TSCĐ tài chính 242 315 Lãi do trả Nợ dài hạn đến hạn trả chậm 4131 4131 Chệnh lệch tỷ giá giảm của Chênh lệch tỷ giá Số dư ngoại tệ cuối kỳ tăng của số dư ngoại tệ cuối kỳ Hình thức sổ kế toán: Mỗi DN khi tiến hành hạch toán đều thực hiện một hình thức chế độ sổ kế toán nhất định cho một niên độ kế toán xác định và phải thực hiện . Việc mở sổ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác chung thực liên tục có hệ thống tình hình và kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn của các DN, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính của DN Sổ kế toán được mở theo từng niên độ kế toán.Ngay sau khi có quyết định thành lập, khi bắt đầu niên độ kế toánDN phải mở sổ kế toán mới. Giám đốc và kế toán trưởng có trách nhiệm duyệt các loại sổ này trước khi sử dụng. Số liệu trên sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục có hệ thống không xen kẽ, ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng, nếu có dòng không ghi hết phải gạch bỏ chỗ thừa. Khi hết trang sổ phải cộng số liệu tổng cộng của mỗi trang đồng thời phải chuyển số tổng cộng này sang đầu trang kế tiếp. Có bốn hình thức ghi sổ: _ Hình thức nhật ký sổ cái _ Hình thức chứng từ ghi sổ _Hình thức nhật ký chứng từ _ Hình thức nhật ký chung Mỗi hình thức sổ trên có phương pháp ghi khác nhau; a) Hình thức nhật ký sổ cái : đối với hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán: Hình thức nhật ký sổ cái : Là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái, căn cứ để ghi vào nhật ký sổ cái là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Mỗi một TK được ghi trên một tờ Hàng ngày kế toán dựa vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi đối với quỹ tiền mặt. Giấy báo nợ, báo có, bảng sao kê của ngân hàng để ghi vào nhật ký sổ cái. Ngoài ra kế toán còn theo dõi trên sổ chi tiết tiền mặt ( sổ quỹ), sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. Đối với các nghiệp vụ thanh toán thì các chứng từ gốc là phiếu thu , phiếu chi, phiếu xin tạm ứng, phiếu bán hàng… để ghi váo nhật ký sổ cái các TK thanh toán. b) Đối với hình thức chứng từ ghi sổ: Dựa vào các chứng từ gốc hoặc bảng tập hợp các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán để ghi vào chứng tư ghi sổ , căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kỳ chứng từ ghi sổ và sổ cái. c) Hình thức nhật ký chứng từ -Các nghiệp vụ ghi có của tài khoản tiền mặt, tiền gửi tiền đang chuyển được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, và nhật ký chứng từ số 3. Các nghiệp vụ ghi nợ TK 111, 112 được phản ánh trên bảng sao kê số 1, số 2. Căn cứ để ghi vào nhật ký chứng từ số 1 và bảng sao kê số 1 là các báo cáo quỹ hàng ngày. Căn cứ để ghi vào nhật ký chứng từ số 2 và bảng sao kê số 2 là các giấy báo nợ báo có hoặc bảng sao kê của ngân hàng Đối với các nghiệp vụ thanh toán được phản ánh trên các nhật ký chứng từ số 5, 7, 8, 10, các bảng sao kê 11. Căn cứ để ghi vào các nhật ký chứng từ và các bảng sao kê là các chứng từ gốc hoá đơn bán hàng, đơn xin tạm ứng…Ngoài ra kế toán còn mở sổ chi tiết đối với các nghiệp vụ thanh toán, theo từng đối tượng theo thời gian thanh toán… d) Hình thức nhật ký chung: Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi chép vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán cua nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sau đây là sơ đồ phản ánh theo hình thức nhật ký chung của vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán: _ Đối với vốn bằng tiền: Chứng từ hoặc Nhật ký Chuyên dùng Sổ quỹ Nhật ký chung 111,112 Sổ cái TK 111, 112 Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ số 20 Chứng từ: Phiếu thu, chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng. _ Đối với các nghiệp vụ thanh toán Chứng từ Nhật ký chung Sổchi tiết Bảng Sổ cái tổng hơ chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 21 _ Sổ cái: 131, 331, 333, 316, 336, 338, 138, 341, 342, 315… _ Sổ chi tiết tài khoản; mở ra theo đối tượng, theo thời gian, theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu Chương II: Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng. 2.1Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng có ảnh hưởng hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán. 2.1.1Đặc điểm kinh tế kỹ thuật: Công ty cổ phần dệt may xuất khẩu HP được thành lập ngày 15 tháng7 năm 1998 và chính thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 1999 với chức năng sản xuất kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu. Công ty phụ thuộc sở thương mại HP do các thành viên của công ty làm cổ đông mua cổ phiếu góp vốn kinh doanh. Công ty là một pháp nhân do đó chịu trách nhiệmhữu hạn về quyền và nghĩa vụ tàI sản của mình. Cơ quan quản lý cao nhất của công ty la hội đồng quản trị,hội đồng quản trị gồm Chủ Tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc và các thành viên. Mỗi năm công ty sẽ họp hội nghị cổ đông một lần để bàn bạc những vấn đề quan trọng của công ty, như là bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên, kế hoạch hoat động kinh doanh của công ty, góp vốn liên doanh, bàn về phần trăm chia cổ phần cho cổ đông. Hiện nay công ty đang sản xuất với quy mô lớn nhà máy dệt may số 1,số 2, số 3 của công ty nằm ở phía Đông Nam thành phố (quần thể khu công nghiệp đường 353 Đồ Sơn- HảI Phòng) với tổng diện tích hơn 50000 m vuông. Trong đó diện tích nhà xưởng gần 30000 mét vuông còn lại là nhà điều hành, đường giao thông nội bộ, ao, sân thể thao… với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại bao gồm máy dệt kim, máy may chuyên dùng, máy giặt sấy vắt tự động và đặc biệt là hệ thống dây truyền là và hấp hơi tự độnghiện đại nhất hiện nay. Hiện nay công ty đang thực hiện hợp đồng hàng xuất khẩu vơí công ty DINTEAM HongKong. Đây là một tập đoàn dệt may lớn nhất Hong Kong chuyên sản xuất hàng dệt may chất lượng cao và thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Âu, Mĩ , úc. Hoạt động của công ty hợp đồng với DINTEAM là thực hiện khâu gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, công ty nhận nguyên vật liệu như vải, chỉ, sợi từ phía HongKong và tiến hành gia công từ các khâu: Dệt Kiểm vá mảnh May bàn Khâu móc sơ kiểm Tổng kiểm và đóng gói Là đo Giặt tẩy May mác Hiện nay đơn giá của công ty là 2,8 USD/sp.Công ty đang trong giai đoạn đầu hoạt động đã thu hú nhiều nhân công ở địa phương. Số công nhân làm việc ở nhà máy là 4500 công nhân, mọi công nhân trước khi tham gia sản xuất đều phải qua đào tạo tay nghề. Công ty chia sản xuất làm 3 ca trong ngày và có thể đưa năng suất của công ty lên tới 450000sp/tháng. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty là trực tuyến từ trên xuống dưới. Đứng đầu công ty là chủ tịch hội đòng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty và là người đại diện cuả công ty trước pháp luật. Dưới tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc phụ trách các bộ phận của công ty. Tiếp đó là các giám đốc công ty con phụ thuộc công ty. ở đây có hai công ty mới thành lập liên doanh với công ty dệt may XK HP, mỗi một công ty con này đều có tổ chức bộ máy quản lý riêng và không phụ thuộc vào tổng công ty. Trong thời gian thực tập em đã được th._.ông ty. Để theo dõi tình hình tạm ứng của công ty kế toán mở sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng xin tạm ứng, sau đó tập hợp vào bảng tổng hợp chi tiết Dựa vào đơn xin tạm ứng có sự đồng ý của các bên liên quan, thuỷ quỹ sẽ viết phiếu chi, sau đố sẽ gửi chứng từ cho kế toán tổng hợp vào sổ. Giấy Đề nghị Tạm ứng Ngày 01/ tháng 07 năm 2003 Kính gửi: Giám đốc công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Tôi Tên là: Nguyễn Duy Trọng Địa chỉ: Phòng hành chính công ty Dệt May XK Hải Phòng Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 100.000 đồng (viết bằng chữ ) (Một trăm nghìn đồng) Lý do tạm ứng sủa chữa tiền làm ống nước Thời hạn thanh toán 05/07/03 Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách Người tạm ứng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên Sau đó kế toán viết phiếu chi rồi chuyển qua kế toán tổng hợp để vào sổ chi tiết cùng sổ cái. Khi hoàn trả tạm ứng thì sẽ có giấy thanh toán tạm ứng có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan, thủ quỹ viết phiếu thu, sau đó gửi chứng từ cho kế toán vào sổ Giấy thanh toán tạm ứng Ngày 05 tháng 07 năm Họ và tên người thanh toán: Nguyễn Duy trọng Địa chỉ: Phòng hành chính công ty cổ phần Dệt May XK HP Số tiền tạm ứng được thanh toán như sau: _Số tiền xin tạm ứng là: 100.000 đồng _ Mua đường ống nước sửa chữa hết 40.000 đồng _Nhân công sửa chữa 20.000 đồng _ Tổng số tiền sửa đường ống nước hết 60.000 đồng _Số tiền hoàn tạm ứng là 40.000 đồng. Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người thanh toán (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Chi Tiết Tài Khoản 141 Nguyễn Duy TRọng Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có 01/07/03 05/07/03 001-PC 002-PT Tạm ứng sửa đường ống nước Hoàn ứng tiền ống nước 1111 6428 1111 100.000 60.000 40.000 Tổng cộng 100.000 100.000 Dư cuối kỳ 0 0 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Cái Kế Toán 141- Tạm ứng Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 1.116.748.304 0 Đơn vị tính: đồng TK ĐƯ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Nợ Có Nợ Có 1111 …… Tổng 44.496.000 ……….. 278.416.000 234.116.000 ……… 119.281.300 44.496.000 ……….. 278.416.000 234.116.000 ……… 119.281.300 Dư cuối kỳ 1.275.883.004 0 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng 2.2.6 Hạch toán phải trả khác: ở công ty dể theo dõi các khoản thanh toán phải trả không có tính chấp dịch vụ cung cấp kế toán sử dụng 338, do quản lý của công ty ttốt nên chưa có trường hợp nào thừa TSCĐ chờ sử lý cho nên ỏ công ty sử dụng tài khoản 3381.Ngoài ra kế toán còn sử dụng TKnày được theo dõi tình hình thanh toán với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn, tất cả các nghiệp vụ trên được kế toán theo dõi ở trên TK 338. Hàng ngày kế toán dựa vào các phiếu thu, chi, các chứng từ liên quan đến các khoản phải thu phải trả khác để vào sổ chi tiết và sổ cái: Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Chi Tiết Tài Khoản 338 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 288.211.157 Ngày Số CT Nội dung TK ĐƯ Nợ Có 01/07/03 … … 24/07/03 ….. 31/07/03 005-PC … … 003-BN …. 138-PC Khấu trừ lương CĐP …. … Thanh toán BHYT …. Chuyển CĐP về quỹ CĐ 3341 …. … 1121 … 1111 0 … … 52.952.836 … 8.302.000 13.000 …. … 0 … 0 Tổng 77.880.436 104.400.874 Dư cuối kỳ 0 314.731.595 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Cái Kế Toán 338- Phải trả khác Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 288.211.157 TK ĐƯ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Nợ Có Nợ Có 1111 1121 3341 … … 24.927.600 52.952.836 0 … … 290.580 13.678.300 14.538.215 … … 24.927.600 52.952.836 0 … …. 290.580 13.678.300 14.538.215 … …. Tổng 77.880.436 104.400.874 Dư cuối kỳ 0 314.731.595 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng 2.2.7 Hạch toán tình hình thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả: Để hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn có gắng xây dựng cơ sở vật chất tốt đồng thời mở rộng quy mô để phù hợp với trình độ sản xuất của mình, muốn vậy công ty phải có vốn, không phải bất cứ một công ty nào cũng có nguồn tqài chính hiện có dồi dào, mà phải đi vay tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Khi đến hạn trả nợ ké toán sẽ phải kết chuyển nợ dài hạn phải trả trong kỳ vào TK 315. Cũng giống các nghiệp khác công ty cũng mở sổ theo dõi chi tiết theo từng đối tượng. Khi nhận được giáy báo có của ngân hàng về tình hình thanh toán nợ đến hạn phải trả kế toán thanh toán sẽ vào sổ kế toán chi tiết đối với từng đối tượng sau đó sẽ lập thành sổ tập hợp chi tiết BM 009 Giấy báo Nợ debit advice Số /Seq No: 007 Ngày/Date: 18/07/03 Số tài khoản/Account No: 12410000000075 Tên tài khoản/Account: name: Kính gửi/To:Công ty cổ phần Dệt May Xuất Khẩu Hải Phòng Ngân Hàng chúng tôi xin trân trọng thông báo: Tài khoản của Quý Khách Hàng đã được ghi nợ với nội dung sau: Please note that we have today DEBITED your account with the following entries: Ngày hiệu lực Effective Date Số tiền Amount Loại tiền currency Diễn giải/particulars 18/07/03 110.000000 VNĐ Trả tiền vay NH TMCP Quân Đội Giao dịch viên/Prepared by Kiểm soát/Verified by Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Chi Tiết Tài Khoản 315 0001 Ngân hàng 0001 ngân hàng TMCP Quân Đội Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 660.000.000 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có 18/07/03 007-BN Trả tiền vay trung hạn(KU00996) 1121 110.000.000 Cộng 110.000.000 0 Dư cuối kỳ 550.000.000 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Cái Kế Toán 315- Nợ đến hạn phải trả Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 737.588.355 Đơn vị tính: đồng TK ĐƯ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Nợ Có Nợ Có 1121 135.523.876 0 135.523.876 0 Tổng 135.523.876 0 Dư cuối kỳ 0 599.064.479 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng 2.2.8 Hạch toán thanh toán vay dài hạn: Công ty cổ phần Dệt May XK HPlà một công ty có quy mô sản xuất lớn, do đó mà lượng vốn đầu tư cũng lớn, ngoài nguồn vốn kinh doanh do các cổ đông đóng góp công ty cần huy động vốn băng cách đi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Hiện nay công ty vay vốn ở ngân hàng TMCP Quân Đội với số tiền là 3.670.645.261, để theo dõi tình hình tăng, giảm tiền vay công ty mở sổ theo dõi chi tiết trên TK 341, Kế toán theo dõi chính xác thời gian trả nợ để kết chuyển vay dài hạn vào TK 315 nhằm tạo niềm tin cho chủ vay. Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Chi Tiết Tài Khoản 341 0001 Ngân hàng 0001 ngân hàng TMCP Quân Đội Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 3.670.645.261 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có Cộng 0 0 Dư cuối kỳ 3.670.645.261 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Cái Kế Toán 341- Vay dài hạn Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 3.670.645.261 Đơn vị tính: đồng TK ĐƯ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Nợ Có Nợ Có Tổng 0 0 Dư cuối kỳ 0 3.670.645.261 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng 2.2.9 Hạch toán Nợ phải trả: Ngoài việc sử dụng TS của công ty, do yêu cầu của sản xuất công ty còn phải thực hiện việc thuê TS tài chính, vì công ty xét thấy việc thuê tài chính phục vụ cho sản xuất sẽ có lợi hơn là mua, ở nghiệp vụ thanh toán này kế toán cũng phải theo dõi chi tiết từng TS thuê tài chính một, sau đó lập sổ tổng hợp chi tiết từng nơi thuê. Khi nhận hợp đồng thuê tài chính và biên bản giao nhận TS kế toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán, kế toán theo dõi một cách chính xác thời gian phải thanh toán, kỳ thanh toán đối với tài sản thuê tài chính, khi nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng thì sẽ tiến hành ghi sổ như sau: Giấy báo Nợ debit advice BM 009 Số /Seq No: 005 Ngày/Date: 21/07/03 Số tài khoản/Account No: 12410000000075 Tên tài khoản/Account: name: Kính gửi/To:Công ty cổ phần Dệt May Xuất Khẩu Hải Phòng Ngân Hàng chúng tôi xin trân trọng thông báo: Tài khoản của Quý Khách Hàng đã được ghi nợ với nội dung sau: Please note that we have today DEBITED your account with the following entries: Ngày hiệu lực Effective Date Số tiền Amount Loại tiền currency Diễn giải/particulars 21/07/03 25.523.876 VNĐ Trả Công ty vận tải Hoàng Long Giao dịch viên/Prepared by Kiểm soát/Verified by Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Chi Tiết Tài Khoản 342 Xe ô tô 12 chỗ Toyota Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 235.000.000 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có 21/07/03 005-BN Trả tiền Thuê Xe 1121 25.523.876 0 Cộng 0 25.523.876 Dư cuối kỳ 209.476.124 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Cái Kế Toán 342- Nợ dài hạn Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 0 939.649.476 Đơn vị tính: đồng TK ĐƯ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Nợ Có Nợ Có 1121 25.523.876 0 25.523.876 0 Tổng 25.523.876 0 Dư cuối kỳ 914.125.600 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Sau đây là bảng tổng hợp chi tiết thuê tài chính: Chương III: Các ý kiến, các đề nghị giả quyết vấn đề còn tồn tại ở công ty cổ phần Dệt May Xuất Khẩu Hải Phòng. 3.1 Đánh giá khái quát tình hình hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán. Trước hết ta thấy rằng công ty chỉ mới thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm, tuy vậy mới đầu đã thu được những thành tích, như là công ty hoạt động một cách hiệu quả với hết khả năng của mình, và đã đem lại lợi nhuận cho công ty, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất cho dân, công ty đang và tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động của mình phù hợp với trình độ công nghệ hiện có của công ty. Riêng đối với phòng kế toán tổ chức bộ máy kế toán là hợp lý, gọn nhẹ, trong các phần hành kế toán thì kế toán tiền lương là chiếm đông người nhất, do công ty phải quản lý nhiều người lao động, mỗi kế toán tiền lương sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhân công ở một khâu nhất định. Ngoài kế toán lương ra thì mỗi phần hành kế toán chỉ có một người đảm nhiệm, toàn bộ hệ thống kế toán đều được trang bị máy tính, tất cảc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán trên phần mền kế toán máy, do đó luôn cập nhật thông tin một cách chính xác về tình hình tăng giảm tăng giảm và nguồn hình thành tài sản, nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như công tác quản lý trong DN Đối với phần hành kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán được bố trí một cách trình tự và hệ thống từ khi phát sinh các nghiệp vụ cho đến khi kết thúc các nghiệp vụ, Thủ quỹ giữ tiền là một người, kế toán vào sô của vốn bằng tiền là kế toán tổng hợp của công ty do đó mà không có sự lạm dụng quỹ tiền mặt sảy ra, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển vốn bằng tiền một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, đồng thời tạo ra niềm tin đối với các đối tác giao dịch khi họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động sản xuất của công ty thể hiện qua các hình thức thanh toán của công ty Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong hình thức hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán của công ty là Thứ nhất: Đối với vốn bằng tiền về phần tiền gửi kế toán đã không tổ chức ghi chép một cách chi tiết giưã tiền giửi ngân hàng bằng tiền VNĐ và tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ (USD), điều đó làm cho việc phản ánh nghiệp vụ không rõ ràng, làm cho người sử dụng thông tin không thể phân biệt một cách nhanh chóng giữa tiền gửi là (VNĐ) và tiền gửi là ngoại tệ. Mặt khác theo chuẩn mực kế toán mới thì công ty cũng phải thay đổi cả hình thức hạch toán mới cho phù hợp với chuẩn mực kế toán số 10 ban hành năm 2003 Thứ hai : Đối với các nghiệp vụ thanh toán với người mua “ 131” . Hiện tại công ty chỉ có một bạn hàng chủ yếu là công ty DINTEAM ở HongKong cho nên công ty đã không thực hiện chi tiết hạch toán thanh toán đối với từng đối tượng. Nhưng hình thức thanh toán giữa hai bên được thực hiện chủ yếu bằng ngoại tệ “USD” do đó theo cách sổ kế toán phải thu của người mua hiện nay là không phù hợp, không phản ánh được một cách đầy đủ số ngoại tệ giao dịch giữa hai bên, cũng như tỷ giá tại lúc giao dịch và lúc thanh toán tiền, cần phải tổ chức lại sổ theo dõi chỉ tiết TK 131 đẻ thấy được giá trị liên quan rong quan hệ trao đổi giữa hai bên cả về “VNĐ” và “USD” Thứ ba: là hình thức thanh toán với công nhân lao động trực tiếp ( ở đây không đề cập đến quá trình ghi sổ của công ty), mã xing đề cập đến hình thức phát lương cho công nhân lao động trực tiếp. Do số lượng lao động đông, thời kỳ dông nhất là nên tới 4500 công nhân nên đến kỳ phát lương sẽ gặp khó khăn, phải huy động cảc phòng kế toán, thạm chí còn phải huy động người của các phòng ban khác trong công ty tham gia phát lương cho công nhân. Với hình thức này sẽ dẫn đến cản trở các công việc khác đang diễn ra để tập trung trả lương cho công nhân, và khi huy động người của các phòng khác cùng tham gia phát lương nghiệp vụ của họ không có nếu có khắc mắc gì từ phía công nhân thì những người này không giả thích được một cách đầy đủ cho người lao động hiểu. Mặt khác trong thời kỳ trả lương thì lượng quỹ tiền mặt ở trong quỹ là rất lớn, để có được tiền trong quỹ kế toán phải tới ngân hàng rút tiền về, như vậy là sẽ mất an toàn đối với quỹ tiền mặt trong thời kỳ phát lương. Thứ tư là đối với phần hành thanh toán các khoản phải thu khác TK 338 công ty đã không hạch toán chi tiết đối với từng tiểu khoản như là chi phí công đoàn “3382”, Bảo hiểm xã hội “3383”, Bảo hiểm y tế “3384” và phải trả khác “3388” điều này khó có thể cung cấp thông tin một cách cập nhật, cần thiết để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý đối với công nhân viên, tình hình thanh toán với BHXH, BHYT, CĐP. Trước những tồn tại trên sau đây em xin mạnh dạn dề ra một số giả phát có thể nghiên cứu được khắc phục được những tồn tại trên. 3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng. _Mở sổ theo dõi chi tiết theo dõi tiền gởi bằng ngoại tệ ở ngân hàng: Nguyên tắc để thực hiện giải pháp này là nguyên tắc cập nhật trong hạch toán vốn bằng tiền, theo nguyên tắc này thì kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ( Theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng bạc, đá quý( Theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ tuổi, kích thước, giá trị…). Mẫu sổ theo dõi chi tiết có thể như sau: Với hình thức sổ như trên kế toán cí thể theo dõi một cách chính xác, rõ ràng và có thể cập nhật thông tin bất kỳ lúc nào về tình hình tiền ngoại tệ của cong ty ở ngân hàng, Theo dõi về tình hình tỷ giá hối đoái thực tế quy đổi tại lúc giao dịch. Mặt khác theo chuẩn mực kế toán mới : chuẩn mực số 10 phát hành năm 2003 thì toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải thực hiện ghi sổ kế toánvà lập báo cáo kế toán theo đơn vị tiền tệ thống nhất VND hoặc một đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán về nguyên tắc DN phải dựa vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh têsddeer ghi sổ kế toán. DN phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản tiền mặt, tiền gửi và tiền đang chuyển, các khoản phải thu phải trả và trên 007 “ nguyên tệ các loại”. Với việc thay đổi hình thức sổ đối với tiền gửi vừa phù hợp với chuẩn mực kế toán vừa ban hành, vừa thuận tiện cho công tác hạch toán ở công ty. Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, tát cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải sử dụng trên phần mền kế toán, trong đó khong có mẫu sổ theo dõi chi tiết từng lại ngoại tệ, do đó mà công ty có thể cài đặt thêm phần mền kế toán có chứa mẫu sổ trên. Kế toán có thể thực hiện bằng tay, vì ở công ty ngoại tệ chủ yếu là USD và nó phát sinh không nhiều hầu như chỉ liên quan đến quan hệ mua bángiữa công ty với đối tác là DINTEAM, người chụi trách nhiệm phần hành này sẽ kà kế toán thanh toán Hàng ngày dựa vào giấy báo nợ, báo có hoặc bảng sao kê kế toán tiến hành ghi sổ VD ngày 18/07/03 nhận được giấy báo có 001-BC$ trả công ty DINTEAM trả tiền bán hàng kế toán ghi Nợ TK 1122 (249.980USD x 15.512) 3.877.689.760 Có TK 131 (249.980 USD x 15.479) 3.869.440.420 Có TK 515 (250.000 USD x 33) 8.249.340 Nợ TK 007(USD) 249.980 Khi xuất ngoại tệ 18/07/03 nhận được giáy báo nợ 006- BN$ về trả nợ vay _ xác định tỷ giá ngoại tệ ghi sổ có thể dùng sử dụng phương pháp( bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước Giả sử ở đây ta sử dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Dư ngoại tệ cuối kỳ là 1000 USD tỷ giá là 15.479 Tỷ giá ngoại tệ xuất sẽ là 15479000 +3.877.689.760 = 15511,87 1000 + 249.980 Nợ TK 311 (65.000 x 15.479) 1.006.135.000 Nợ TK 635 (65.000 x 32,87) 2.136.550 Có TK 1122 (65000 x 15511,87) 1.008.271.550 Đồng thời ghi Có TK 007( USD) 65.000 _ Tổ chức lại hình thức sổ kế toán phải thu ở khách hàng, nguyên tắc để thực hiện là. Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán. Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả nguyên tệ và quy đổi theo “ Đồng ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế. Với cách hạch toán, sổ chi tiết TK 131 phải thu của khách hàng bây giờ là không phù hợp, theo chuẩn mực kế toán số 10 thì công ty phải quy đổi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ ra VND căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế giữa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm các nghiệp kinh tế phát sinh, đồng thời công ty cũng phải mở sổ theo dõi chi tiết và TK 007 TK ngoài bảng, các ngoại tệ khác. Trong phần hành kế toán của công ty hiện tại chưa có hình thức sổ kế toán theo dõi chi tiết bằng ngoại tệ công ty có thể cài đặt thêm phần mền kế toán có chương trình trên VD như là chương trình VCCI-SDC. Hình thức sổ kế toán của công ty có thể được mở như sau: _ Chi trả lương cho công nhân viên qua ngân hàng Hình thức thanh toán của công ty để chi trả cho công nhân, có thể thay đổi, nhờ hệ thống ngân hàng thực hiện phát lương cho công nhân viên, cách thanh toán này được thực hiện theo nguyên tắc uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc Nhà Nước yêu cầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản trích tiền trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Công ty có mở tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hải Phòng, công ty có thể hợp đồng với ngân hàng hàng tháng ngân hàng sẽ trả lương cho công nhân viên và công ty sẽ mất phí chi trả cho ngân hàng. Để thực hiên được giải pháp này mỗi công nhân viên trong công ty sẽ mở một tài khoản riêng của mình ở ngân hàng. Hàng tháng công ty sẽ gửi bảng thanh toán lương cho ngân hàng, và ngân hàng sẽ trích từ tài khoản của công ty sang tài khoản của các công nhân viên chức. Để phục vụ cho công nhân viên lĩnh lương thuận tiện công ty sẽ đặt một máy rút tiền tự động ATM tại công ty, công nhân viên của công ty chỉ cần cho thẻ vào máy tự động là có thể rút tiền lương của mình ra ( Thẻ tự động là do ngân hàng cấp cho mỗi công nhân viên và có mật mã riêng của mỗi người). Hình thức thanh toán này đã được thực hiện ở nhiều công ty có số công nhân viên lớn, và đã rất thành công vì nó giúp cho công ty có thể tiết kiện được thời gian thanh toán lương cho công nhân viên, công ty không phải đi rút tiền mặt về quỹ hàng tháng, giúp cho ngươi lao động có thể tiết kiệm, và giữ tiền được, hàng tháng nếu công nhân viên không chi tiêu hết số tiền này họ có thể để lại trên tài khoản của mình và coi đây như một khoản tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng sẽ được ngân hàng tính lãi. _ Mở sổ kế toán chi tiết đối với các TK 338 “ Phải trả khác “ Nguyên tắc hạch toán ử đây là đối với ác TK có các tiểu khoản cần hạch toán thì phải hạch toán một cách chi tiết, từng tiểu khoản, cuối kỳ tổng số phát sinh của các TK tiểu khoản sẽ bằng số phát sinh trên TK tổng hợp. Tổng Số dư trên các TK chi tiết bằng số dư trên TK tổng hợp. Điều đó có nghĩa là công ty cần mở sổ kế toán chi tiết đối đối với các nghiệp vụ phải thu khác 338, công đoàn “3382”, BHXH “3383” BHYT “3384” , các khoản phải thu khác “3388” và cuối kỳ thì tổng số phát sinh trên các sổ chi tiết bằng số phát sinh trên sổ cái TK 338. Tổng số dư trên các sổ chi tiết bằng số dư có trên sổ cái “338’ Công ty cổ phần Dệt May XK HP Sổ Chi Tiết TK 3382 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ :….. Ngày Số CT Nội dung TK ĐƯ Nợ Có 01/07/03 005-PC Khấu trừ công đoàn phí 3341 0 13.000 ….. …. …. …. ….. …. …. …. …. … … … Tổng 53.000 Dư cuối kỳ Các Sổ chi tiết TK 3383, 3384, 3388… cũng được mở và theo dõi như trên, cuối kỳ đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết các khoản phải thu với sổ cái các khoản phải thu Kết Kuận Sau một thời gian nghiên cứu thực tập tại công ty cổ phần Dệt May XK HP em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán có ảnh hưởng râts nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện tốt kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ đó em thấy rằng chỉ có lý thuyết thôi thì chưa đủ mà phải biết vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể ở công ty. Là một sinh viên do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, nên rất nhiều điều em chưa hiểu sâu, hiểu rộng, nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, phòng kế toán, đã giúp em hiểu được nhiều điều mà lý thuyết còn chưa rõ, đồng thời giúp cho em hoàn thiện chuyên đề này. Mặc dù chuyên đề vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán khó tránh khỏi sai sót, nên em rất mong sự đóng góp ý kiến phê bình của thầy cô giáo, phòng kế toán công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn kế toán đặc biệt là thầy Lê Quang Bính và ban lãnh đạo công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn Mục lục Lời nói đầu Chương I: Cơ sở lý luận chung của vón bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán Khái niệm, nguyên tắc, phân loại hạch toán quỹ và các nghiệp vụ thanh toán 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Nguyên tắc 1.1.3 Phân loại Hạch toán vốn Hạch toán quỹ tiền mặt Hạch toán tiền gửi Hạch toán tiền đang chuyển Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Hạch toán thanh toán với người mua Hạch toán thanh toán với người bán Hạch toán thanh toán với nhà nước Hạch toán thanh toán nội bộ Hạch toán các khoản phải thu khác Hạch toán tình hình thanh toán với công nhân viên chức Hạch toán tình hình thanh toán các khoản phải nộp khác Hạch toán tình hình thanh toán khoản nợ dài hạn đến hạn trả Hạch toán nợ dài hạn Chương II: Thực trạng tình hình hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ Phần Dệt May Xuất Khẩu Hải Phòng 2.1 Đặc diểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công TY cổ Phần Dệt May Hải Phòng có ảnh hưởng đến hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán 2.1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng 2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 2.2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán về vốn bằng tiền 2.2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán về các nghiệp vụ thanh toán Chương III: Các kiến nghị, các đề nghị, giải quyết vấn đề 3.1 Đáng giá khái quát tình hình hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cỏ phần Dệt May XK Hải Phòng 3.2 Một số giả pháp nhằm hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán. Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Tổng hợp Chi Tiết Tài Khoản 331 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Mã Số Tên Cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 00010001 00010002 00010003 ………… 00010034 Tổng cộng 00020001 00020002 00020003 00020004 Tổng cộng 00030005 ……….. 00030020 Tổng cộng 00040003 00040005 Tổng cộng ………. 00060001 …….. Tổng cộng Cty xây lắp thuỷ Lợi Bắc Cty tư vấn TK XD HP Cty CN cơ nhiệt điện ……………………. Cty vTNHH Toàn Long Công ty XN thương binh Quang Minh XN SX GCCB Hàng XNKII XN 3-2 XN An Phát Xí nghiệp Báo Hải Dương ……….. Tạp chí tư tưởng văn hoá Báo Đài HTX XD Đoàn Thành HTX DX Thành Công Hợp Tác Xã ……. Hoàng Thị Duyên ……. Đối tượng khác Tổng cộng 0 230.000.000 0 ………….. 0 1.995.030.000 0 0 0 0 0 5.600.000 ……… 9.090.000 23.130.000 30.000.000 2.150.640.000 2.180.640.000 ……. 0 …… 2.965.493.785 7.164.293.785 1.686.076.190 0 355.609.529 ……….. 0 13.659.701.122 410.268.660 24.675.043 20.000.000 800 454.944.503 0 ……… 0 25.000.000 0 0 0 ……. 86.482.000 …… 792.136.639 15.992.478.264 0 20.137.000 50.000.000 …………. 5.000.000 2.021.762.000 0 20.000.000 0 0 20.000.000 0 ……. 0 25.000.000 40.000.000 200.000.000 240.000.000 ….. 0 …. 369.243.810 2.916.174.810 0 0 0 ………….. 0 0 0 0 0 0 0 0 … 0 0 0 0 0 …… 0 ….. 0 0 0 250.137.000 0 ………… 5.000.000 2.852.167.000 0 0 0 0 0 5.600.000 …. 9.090.000 23.130.000 70.000.000 2.350.640.000 2.420.640.000 ……… 0 …… 3057.093.785 8.353.030.785 1.686.076.190 0 305.609.529 ………… 0 12.495.076.122 410.268.660 4.675.043 20.000.000 800 434.944.5030 0 …… 0 0 0 0 0 …….. 86.482.000 …. 514.492.829 14.265.040.454 Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Tổng hợp Chi Tiết Tài Khoản 141 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Mã Số Tên Cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 00010002 00010003 ……… Tổng cộng 00020001 …… 00020007 Tổng cộng …… Tổng cộng Hoàng Văn Hiệp Bùi Sĩ Lâm ………. Xuất nhập khẩu Nguyễn Hữu Mận …… Nguyễn Thu Phương Tổ chức hành chính ……. Đối tượng khác Tổng cộng 62.028.072 74.950.000 ……. 181.178.072 77.000.000 …… 2.000.000.000 110.000.000 ……. 31.330.000 1.116.948.304 0 0 …. 0 0 …. 0 0 …… 0 0 0 0 ….. 0 20.000.000 ….. 3.000.000 23.600.000 ….. 0 278.416.000 0 0 …. 0 0 ….. 0 0 ….. 0 119.281.300 62.028.072 74.950.000 ……. 181.178.072 97.000.000 ….. 5.000.000 133.600.000 ….. 31.330.000 1.275.883.004 0 0 ….. 0 0 …. 0 0 ….. 0 0 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Tổng hợp Chi Tiết Tài Khoản 315 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Mã Số Tên Cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 00010001 Tổng cộng 00020001 Tổng cộng VNĐ Ngân hàng TMCP Quân Đội VNĐ Thuê mua tài chính Tổng cộng 0 0 0 0 0 660.000.000 660.000.000 74.588.355 74.588.355 734.588.355 110.000.000 110.000.000 25.523.876 25.523.876 135.523.876 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 550.000.000 550.000.000 49.064.479 49.064.479 599.064.479 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Tổng hợp Chi Tiết Tài Khoản 341 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Mã Số Tên Cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 00010001 Tổng cộng VNĐ Ngân hàng TMVP Quân Đội Tổng cộng 0 0 0 3.670.645.261 3.670.645.261 3.670.645.261 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3.670.645.261 3.670.645.261 3.670.645.261 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Công ty cổ phần Dệt May XK Hải Phòng Sổ Tổng hợp Chi Tiết Tài Khoản 342 Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Mã Số Tên Cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 0001 Thuê mua tài chính Tổng cộng 0 0 939.649.476 939.649.476 25.523.876 25.523.876 0 0 0 0 914.125.600 914.125.600 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Sổ chi tiết tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ Tài khoản 1122 Loại USD Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 15.479 1000 15.479.000 Ngày CT Nôi Dung TK ĐƯ Tỷ giá Nợ Có Ngoại tệ Quy đổi Ngoại tệ Quy đổi …. …. … … … … … … … 18/07/03 001-BC$ DINTEAM trả tiền hàng 131 15.479 249.980 3.869.440.420 0 0 515 33 249.980 8.249.340 0 0 … … … … … … … … … 19/07/03 006-BN$ Trả nợ vay 311 154.79 0 0 65.000 1.006.135.000 635 32.87 0 0 65.000 2.136.550 …. … … … ….. … … … … Tổng 250.978 3.884.609.840 250.978 3.884.609.840 Dư cuối kỳ 2 30.958 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng Sổ Theo Dõi Chi Tiết Thanh Toán Với Người Mua Bằng Ngoại Tệ Tài khoản:131 ` Đối tượng:Công ty DINTEAM Loại ngoại tệ: USD Từ ngày 01/07/03 Đến ngày 31/07/03 Dư đầu kỳ 15.479 500.000 7.739.500.000 ` Ngày CT Nội dung TKĐƯ Tỷ giá Nợ Có Ngoại tệ Quy đổi Ngoại tệ Quy đổi … … … … … … … … … 07/07/03 BH-2 Xuất bán thành phẩm 5112 15.490 66.729,6 1.033.641.504 0 0 3331 15.479 0 0 0 0 …. … … … … … … … … 18/07/03 001-BC$ DINTEAM trả tiền 1122 15.479 0 0 249.980 3.869.440.420 … … … … … … … … … Tổng 214.574,785 3.321.403.102 250.000 7.191.152.382 Dư cuối kỳ 464.574.785 7.191.152.382 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT680.doc
Tài liệu liên quan