Lời mở đầu
Việt Nam đã và đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đảng và toàn dân ta cần có các chính sách và chủ trương đúng đắn.
Do vậy muốn đất nước được giàu đẹp ngày một văn minh thì đòi hỏi cần phải có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi để đưa các ngành mũi nhọn của đất nước ngày một đi lên. Trong đó ngành công nghiệp cơ khí chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tư của nhà nước nên việc sử dụng
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán và tin học hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn đầu tư cho ngành công nghiệp là rất quan trọng. Mà Tin học kế toán là công cụ đắc lực và hiệu quả cho việc quản lý trong doanh nghiệp càng tiếp ứng với thông tin tin học càng mang ý nghĩa quyết định đến việc quản lý.
Trong đó nhà máy Quy Chế Từ Sơn cũng là một bộ phận trong ngành công nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung cũng đã và đang xây dựng phát triển để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhà máy có một vai trò nhất định trong nền kinh tế nước ta. Nhà máy đang cố gắng sản xuất để đạt được kết quả cao trong kinh doanh.
Đến với công ty Quy Chế Từ Sơn với sự giúp đỡ của nhà máy và giáo viên trong trường tôi thấy được sự quan trọng của công tác kế toán và tin học hoá.
Với thời gian có hạn và bản thân còn ít kinh nghiệm nên báo cáo có phần chưa được như ý muốn. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và nhà máy.
Nội dung báo cáo:
Phần I: Tình hình chung của nhà máy
Phần II: Nghiệp vụ kế toán
Phần III: Tự nhận xét và kiến nghị
Phần I
Tình hình chung của doanh nghiệp
I. Vị trí, đặc điểm, tình hình của nhà máy Quy Chế Từ Sơn.
1. Vài nét khái quát về vị trí đặc điểm, tình hình của nhà máy Quy Chế Từ Sơn.
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn là một doanh nghiệp nhà nước thuộc công ty Xuất nhập khẩu của các sản phẩm cơ khí và công ty máy và thiết bị công nghiệp đóng trên địa bàn: Thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
* Quá trình hình thành của nhà máy
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn được thành lập theo đề nghị của cơ khí thuộc bộ Công nghiệp do nhu cầu đáp ứng của đời sống nhân dân và sự phát triển của nền công nghiệp từ sau ngày giải phóng thủ đô, miền Bắc bước vào một chặng đường mới xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội.
Ngày 18-11-1963 Bộ Công Nghiệp Nặng ra quyết định thành lập nhà máy Quy Chế Từ Sơn.
* Quá trình phát triển của nhà máy được chia làm 4 giai đoạn
Giai đoạn I
- Năng lực ban đầu của công ty được nhà nước trang bị gồm
+ Diện tích nhà xưởng: 1456 m2
+ Nguồn vốn ban đầu: 285.000 đ
+ Máy móc thiết bị : 22 cái
+ Số lượng CBCNV: 125 người
Kể tự sau ngày thành lập của nhà máy thì nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất các loại bulông, đai ốc, nhíp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) – kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do nhà nước đảm nhận, công ty chỉ lo khâu tổ chức sản xuất theo kế hoạch của nhà nước. Về quá trình công nghệ chủ yếu dập nóng, dập nguội và gia công cơ khí .
Giai đoạn II:
Ngày 25/5/1993 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định tái lập lại nhà máy Quy Chế Từ Sơn có trụ sở tại thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh
+ Vốn kinh doanh lúc này là: 1821.000.000đ
+ Số lượng cán bộ CNV là: 576 người.
Chức năng nhiệm vụ chính của Nhà máy là sản xuất và kinh doanh các chi tiết cơ khí theo TCVN.
Giai đoạn III:
Ngày 25/8/2000 theo quyết định số 2140/QĐ-TCCB ngày 25/8/2000 Bộ trưởng Bộ công nghiệp đổi tên nhà máy Quy Chế Từ Sơn thành công ty Quy Chế Từ Sơn thuộc công ty máy và thiết bị công nghiệp trụ sở đặt tại thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh.
Tổng số cán bộ CNV là: 410 người
Chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các chi tiết cơ khí theo TCVN.
Giai đoạn IV:
Ngày 9/3/2004 Bộ Công nghiệp quyết định sát nhập công ty Quy Chế Từ Sơn vào công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí thuộc công ty Máy, thiết bị công nghiệp và đổi tên thành Nhà máy Quy Chế Từ Sơn.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay, nhà máy Quy Chế Từ Sơn đã đứng vững trong cơ chế thị trường, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà máy đã mở rộng một số ngành nghề kinh doanh, sản phẩm thêm phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, giải quyết việc làm cho nhiều nhân công lao động.
Hiện nay tổng số CB CNV là : 520 người
Trong đó số người đi làm thường xuyên là 406 người
+ Số cán bộ có trình độ đại học trở lên là : 56 người
+ Số cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp: 60 người
+ Số cán bộ có trình độ công nhân kỹ thuật: 318 người
+ Số nhân viên: 86 người.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động đặc biệt từ khi nhà nước thực hiện cơ chế mới, bằng kết quả đạt được Nhà máy ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong ngành công nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy Quy Chế Từ Sơn
a/ Chức năng
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn chuyên sản xuất các chi tiết lắp xiết theo TCVN. Sản phẩm chủ yếu gồm các loại bulông - đai ốc – vít – vòng đệm từ M4 – M48.
Sản phẩm được bảo vệ về mặt chất lượng bằng công nghệ nhuộm đen, mạ điện phân, nhúng kẽm.
b/ Nhiệm vụ của nhà máy
Nhiệm vụ chính của nhà máy là:
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về ngành cơ khí và công nghiệp nặng
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích, thực hiện kế hoạch do nhà nước giao.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Sử dụng máy móc kỹ thuật để thi công đúng tiến độ đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Chấp hành luật pháp nhà nước thực hiện chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, tài sản vật tư và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Quản lý toàn diện về phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng luật pháp và quy định của nhà nước, chăm lo đời sống tạo điều kiện cho người lao động, bảo vệ môi trường.
3. Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy và kết quả sản xuất
* Sản phẩm của nhà máy sản xuất rất đa dạng và phong phú, nhiều chủng loại nhà máy đã sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm như cầu – cống - đường sắt như: cầu Thăng Long, Chương Dương, đường tàu thống nhất Bắc Nam.
Các sản phẩm bulông đai ốc của nhà máy có mặt ở hầu hết trong ngành sản xuất trên đất nước.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
2001
2002
2003
1
Bu lông tinh
Tấn
427,19
534,76
582,25
2
Bu lông Y2 tinh
Tấn
262,4
232,6
100,4
3
Bu lông thô
Tấn
5,424
88,2
26,8
4
Bu lông đặc biệt
Tấn
38,7
32,1
177,6
5
Gulông
Tấn
16,1
24,2
8,6
6
Đai ốc tinh
Tấn
12,1
280,4
4,6
7
Đai ốc 1/2 tinh
Tấn
55,1
88,41
89,4
8
Vòng đệm các loại
Tấn
18,4
23,1
41,48
9
Vít các loại
Tấn
1,8
9,4
1,2
10
Tốc kê ô tô
Tấn
21,1
14,5
12,4
11
Sản phẩm khác
Tấn
73,8
50,2
47,3
Qua bảng kê trên ta thấy sản phẩm của nhà máy đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng vững mạnh. Do đó kết quả sản xuất ngày càng cao
Kết quả sản xuất kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
ĐV
Năm
2000
2001
2002
2003
1
GT tổng sản
Tr
8300
10.627
13.264
17.722
2
Trọng lượng
Tấn
650
815
1033
1.339
3
Doanh thu
Tr
10200
12.607
15350
20.021
4
Lợi nhuận
Tr
80
100
115
165
5
Nộp ngân sách
Tr
220
280
301
350
6
Số lượng CBCNV
Người
400
400
387
411
7
Thu nhập BQ
1000 đ
527
600
978
1050
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy
Bộ máy quản lý của nhà máy được xây dựng theo kiểu quản lý trực tuyến chức năng bao gồm:
Giám đốc nhà máy: phụ trách chung về mọi mặt của toàn nhà máy, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có quyền điều hành cao nhất trong nhà máy
Hai phó giám đốc
+ Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà máy về mặt kỹ thuật.
+ Phó giám đốc kinh tế: trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt kinh tế
+ Các khối phòng ban chuyên môn
Có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc, điều hành quản lý công việc của công nhân-nhân viên theo quy định gồm:
- Phòng hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động
- Phòng tổ chức lao động : tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc tuyển dụng lao động, sắp xếp tổ chức lao động.
- Phòng tài chính kế toán: theo dõi phản ánh tình hình sản xuất, công tác quản lý tài chính, thực hiện nghiệp vụ kế toán, hệ thống sổ sách, chứng từ…
- Phòng sản xuất kinh doanh: tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu thị trường
- Phòng KCS: đây là phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Ban kho
- Ban bảo vệ
+ Các khối phân xưởng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy . Bao gồm:
- Phân xưởng dập nguội
- Phân xưởng dập nóng
- Phân xưởng cơ khí
- Phân xưởng mạ lắp giáp
- Phân xưởng dụng cụ
- Phân xưởng cơ điện
- Phân xưởng cơ khí hoá
- Kế toán trưởng: theo dõi hoạt động sản xuất của xí nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy
* Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu của nhà máy
Sản phẩm của nhà máy được sản xuất theo công nghệ dây chuyền máy móc tự động tuỳ theo từng nhóm sản phẩm được gia công theo quy trình công nghệ khác nhau.
1. Nhóm sản phẩm tinh
Thép -> dập nguội -> gia công rèn -> mạ -> thành phẩm
2. Nhóm sản phẩm bán tinh và thô
Thép -> cốt phôi -> nung -> dập nóng -> cốt bavia -> đột tâm -> tiện -> gia công rèn -> mạ -> thành phẩm.
Tuỳ theo từng sản phẩm mà khách hàng đặt mua mà nhà máy sản xuất theo các quy trình khác nhau để đáp ứng nhu cầu nhân dân và xã hội.
* Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của công ty gồm có 9 người, việc tổ chức thực hiện các chức năng kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Do vậy việc tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo gọn nhẹ hợp lý hoạt động một cách hiệu quả nhằm cung cấp thông tin kế toán đầy đủ chính xác phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
Sơ đồ tổ chức kế toán như sau:
Kế toán trưởng
Kế toán quản trị
Kế toán tổng hợp
Tính giá hạch toán và quản lý nội bộ
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán tiền lương và các khoản thanh toán
Kế toán BHXH kiểm kế toán GTGT
Kế toán hàng tồn kho NVL CCDC thành phẩm
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
Thống kê kế toán đơn vị
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên là:
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc công ty giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán đô đốc bộ phận kế toán chấp hành.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng, chỉ đạo việc hạch toán tổng hợp số liệu kế toán vào sổ sách, lập báo cáo…
- Phó phòng kế toán thường trực hạch toán nội bộ: có nhiệm vụ tính toán các loại giá, theo dõi giám sát nội bộ công ty .
- Kế toán bán hàng: tổ chức theo dõi phản ánh kịp thời việc bán hàng
- Kế toán hàng tồn kho (NVL, CCDC, TP) tổ chức đánh giá phân loại NVL – CCDC phù hợp với nguyên tắc.
- Kế toán tiền lương và các khoản thanh toán – có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ kết quả lao động NV, tính lương đầy đủ kịp thời.
- Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: tổ chức ghi chép và phản ánh hiện trạng giá trị tài sản cố định hiện có, theo dõi biến động của vốn.
- Kế toán vốn bằng tiền: phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình tăng, giảm toàn bộ vốn hàng tiền.
- Kế toán BHXH kiêm kế toán thuế GTGT: có nhiệm vụ tính toán theo dõi các khoản bảo hiểm phải trích, phải thu, phải nộp, kê khai thuế đầu ra, đầu vào lập tờ khai thuế hàng tháng.
* Hình thức ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán
Để công tác hạch toán mang lại hiệu quả như mong muốn, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký công ty
Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký công ty
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày
Ghi đối chiếu
* Những khó khăn và thuận lợi cơ bản của nhà máy ảnh hưởng tới công tác hạch toán và tin học hoá của nhà máy
- Thuận lợi:
+ Đội ngũ cán bộ CNV có năng lực giàu kinh nghiệm
+ Hầu hết các phòng ban được trang bị máy vi tính, được tin các bộ máy quản lý nhà máy tốt hơn. Nhà máy đã ứng dụng kế toán máy vào công tác hạch toán, các phần mềm ứng dụng để quản lý nhân sự.
+ Việc áp dụng hình thức nhật ký chứng từ trong công tác hạch toán kế toán có tác dụng nâng cao công tác hạch toán và việc phân công công tác kế toán
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì công ty còn gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý, hạch toán và tin học hoá.
- Với đặc thù của nhà máy và vị trí của nhà máy có khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mặt khác số lượng lao động không ổn định. Do đó gây khó khăn cho công tác quản lý nhân công.
Phần II
Nghiệp vụ kế toán
Chương I: kế toán lao động tiền lương
I. Những vấn đề chung về tiền lương
- Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân và được nhà nước phân cho người lao động dưới hình thức tiền tệ hay nói cách khác tiền lương chính là phần thù lao lao động, biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thíêt mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Nói cách khác tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của tổng sản phẩm xã hội mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động các doanh nghiệp thường sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần lao động là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp việc hạch toán tiền lương góp phần thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đối với người lao động. Đó cũng là biện pháp tích cực đảm bảo cân đối giữa tiền và hàng góp phần ổn định lưu thông tiền tệ.
- Hạch toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động đi vào nề nếp, thực hiện chấp hành kỷ luật lao động là điều kiện cần thiết chính xác việc tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Do đó nhiệm vụ của kế toán tiền lương là phải ghi chép phản náh một cách liên tục kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Tính toán chính xác đúng chính sách, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản BH: BHYT, BHXH, BHCĐ, đồng thời kế toán còn có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hạch toán các khoản cho người lao động.
- Muốn biết công ty làm ăn có hiệu quả hay kém hiệu quả hay không thì nhìn vào bảng chấm công được hưởng trong tháng sẽ biết được điều này. Cũng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhà máy Quy Chế Từ Sơn đã và đang sẽ làm tốt về tiền lương cho người lao động.
1. Quy trình hạch toán tiền lương
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn có quy trình hạch toán tiền lương như sau:
Giấy nghỉ, học, ốm
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương của px, phòng ban
Bảng thanh toán lương toàn công ty
Bảng phân bổ số 1
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hàng ngày căn cứ vào các giấy nghỉ học, ốm, họp…đây là những chứng từ gốc để ghi vào bảng chấm công của từng phân xưởng phòng ban. Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để đánh giá chính xác thời gian làm việc của công nhân sản xuất và của nhân viên nhà máy. Đây là cơ sở tính lương cho cán bộ công nhân viên. Bảng chấm công được ghi công khai tại nơi làm việc, để mọi người có thể theo dõi và kiểm tra.
Từ các bảng chấm công phân xưởng, phòng ban và các chứng từ tính toán lao động tiền lương tiến hành tính và chia lương cho tứng người trong phân xưởng, trong văn phòng để sau đó lập được bảng thanh toán lương của tổ, phòng ban, phân xưởng. Bảng này phải phản ánh tất cả các khoản lương, phụ cấp phải trả cho công nhân viên trong tháng và các khoản khác: như các khoản khấu trừ vàp lương. Cuối tháng từ các bảng lương của các tổ, các phòng ban, phân xưởng kế toán nhà máy lập bảng thanh toán tiền lương của toàn nhà máy và bảng thanh toán lương của nhà máy là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho nhà máy.
Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi XH đó là:
* Quỹ BHXH: là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong quỹ trong các trường hợp do bị mất khả năng lao động như ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức lao động.
Quỹ BHXH = tiền lương thực tế phải trả x 20%
Trong đó:
15% tính vào chi phí
5% tính vào thu nhập của người lao động
* Quỹ BHYT: là quỹ được sử dụng đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp khám chữa bệnh.
Quỹ BHYT = tiền lương thực tế phải trả x 3%
Trong đó:
2% tính vào chi phí
1% tính vào thu nhập của người lao động
* Kinh phí công đoàn: để có nguồn kinh phí hoạt động cho công đoàn hàng tháng doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định 2% với tổng số tiền lương phát sinh tính vào chi phí kinh doanh để hình thành quỹ công đoàn.
Kinh phí công đoàn = tiền lương thực tế phải trả x 2%
2. Phương pháp tính lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT của nhà máy Quy Chế Từ Sơn
a. Phương pháp tính lương
Nhà máy Quy Chế Từ Sơn hiện nay do có nhiều nhân viên làm việc với những chức năng nhiệm vụ khác nhau do đó cách chia lương cho từng người cũng khác nhau. Do vậy nhà máy áp dụng hình thức chia lương theo hai nhóm.
+ Những người trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm, trực tiếp lao động do đó họ được hưởng lương theo sản phẩm
+ Những người gián tiếp sản xuất: là những người không tham gia trực tiếp vào quá trình lao động tạo ra sản phẩm họ là những người làm trong các phòng ban vì vậy họ được trả lương theo hình thức lương thời gian.
Để quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động nhằm phản ánh kịp thời ngày công, giờ công làm việc thực tế, ngừng việc, nghỉ việc của từng người đơn vị sản xuất, từng phòng ban.
ở nhà máy dùng phương pháp thủ công để theo dõi thời gian và kết quả lao động dựa vào bảng châm công, thiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
b. Hình thức trả lương
Việc tính và trả lương ở Nhà máy áp dụng theo hai hình thức tiền lương theo sản phẩm và theo hình thức trả lương theo thời gian
+ Hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho từng người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thời gian có thể chia thành:
- Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng được quy định theo hệ số cấp bậc
Lương
Tháng
=
Lương tối thiểu x Hệ số lương
x
Số ngày
Công TT
+
Phụ
Cấp
+
Thưởng
Số ngày công LVTT chế độ
Trong đó: Mức lương tối thiểu hiện nay của nhà máy áp dụng là 290.000đ/tháng
- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc
Lương
Ngày
=
Lương tháng
Số ngày công LVTT chế độ (22 ngày)
- Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc
Lương
Giờ
=
Lương ngày
Số giờ công LVTT chế độ (8 giờ)
Ngoài lương chính còn được hưởng các khoản phụ trợ cấp khác đối với quản lý
+ Phụ cấp chức vụ = lương tối thiểu x hệ số phụ cấp
Đối với quản đốc là 30%
Đối với phó giám đốc là 20%
+ Phụ cấp độc hại: thường áp dụng với lương sản phẩm
Phụ cấp độc hại
=
Lương tối thiểu x hệ số
x
0,1
x
Số ngày công làm việc TT
Số ngày làm việc thị trường chế độ
+ ăn ca = số ngày công làm việc TT x 4000đ
+ BHXH (6% trừ vào thu nhập) = lương tối thiểu x hệ số lương x 6%
Còn các công nhân nghỉ ốm thì được tính 75% mức lương cơ bản
Tiền lương nghỉ ốm của một công nhân
=
Lương cấp bậc
x
Số ngày
Nghỉ ốm
x
75%
22 ngày
+ Hình thức tiền lương sản phẩm
Là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm công việc để hoàn thành quy định và đơn giá lương tính theo 1 đơn vị sản phẩm công việc đó.
Tiền lương phải trả
=
Khối lượng sản phẩm
x
Đơn giá tiền lương
sản phẩm sản xuất trong tháng
Sản xuất hoàn thành trong tháng
c. Các ví dụ
Ví dụ 1: Tính trả lương thời gian cho nhân viên: Cao Đăng Thân phòng tài chính kế toán
Lương theo thời gian
=
290.000x3,98
x
24 = 1.259.127đ
22
Phụ cấp trách nhiệm: 290.000 x 0,3 = 87.000đ
ăn ca = 4000 x 24 = 96.000đ
BHXH = 290.000 x 3,98 x 6% = 69252đ
Các khoản phụ cấp khác bằng 64.000đ
=> Tổng lương thực lĩnh = 1259.127 + 87.000 + 96.000 +64.000 - 69.252 =1.436.875đ
VD2: Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ vào bảng chấm công và bảng tính giá thành sản phẩm, hoàn thành tính ra đơn giá một ngày công
Tính trả lương sản phẩm cho công nhân Nguyễn Thế Duyệt (phó giám đốc)
Số lương theo sản phẩm = 24x35.000 = 840.000đ
Phụ cấp trách nhiệm = 290.000 x 20% = 58.000đ
Phụ cấp độc hại
=
290.000 x 3.5 x 10%
x 24 = 110.727đ
22
BHXH (trừ vào thu nhập) = 290.000 x 3.5 x 6% = 60.900đ
ăn ca = 24 x 4000 = 96.000đ
Lương thực lĩnh = 840.000 +58.000 +110727 +96.000 –60.900đ
= 1.165.627đ
d. Bảng chấm công là cơ sở để theo dõi và tính lương cho từng nhân viên trong nhà máy
Bảng chấm công của phân xưởng dập nguội
Cơ sở lập bảng thanh toán lương: Các bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phòng ban được lập dựa vào bảng chấm công của từng phân xưởng, phòng ban để tổng hợp vào bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương tính lương cho từng nhân viên được hưởng lương trong tháng (bao gồm các khoản phụ cấp, ăn ca, BHXH). Sau khi kế toán tính song bảng thanh toán lương thì phải đưa cho giám đốc duyệt và ký rồi tiến hành trả lương cho từng nhân viên trong nhà máy.
+ Tổ chức trả lương:
Tổ chức trả lương của Nhà máy Quy chế Từ Sơn được chia làm 2 lần trong tháng: từ 15 đến 17 hàng tháng là tiến hành ứng lương trước cho công nhân viên trong nhà máy. Số tiền còn lại đến ngày 5,6,7 tháng sau thì tiến hành thanh toán lương cho toàn công ty.
Sau khi tính lương xong kế toán tập hợp trên bảng thanh toán lương của toàn nhà máy và các chứng từ khác có liên quan rồi gửi cho kế toán trưởng và giám đốc duyệt. Đến kỳ trả lương, trợ cấp phải trả công nhân viên trong tháng, lập chứng từ xin rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền để thanh toán lương.
+ Bảng thanh toán lương toàn công ty
Cơ sở lập: Từ các bảng thanh toán lương của các phân xưởng các phòng ban kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương của toàn Nhà máy.
Phương pháp lập: mỗi phân xưởng, mỗi phòng ghi một dòng căn cứ vào dòng cộng trên bảng thanh toán lương bộ phận tương ứng.
Cụ thể: căn cứ bảng thanh toán lương của phòng tài chính kế toán có hệ số lương là 2,168 tổng số công là 216 công. Tiền lương: 7029596 đ phụ cấp trách nhiệm 145.000đ kế toán chuyển ghi vào bảng thanh toán lương toàn công ty. Các bộ phận khác ghi tương tự.
Ta có: bảng thanh toán lương toàn công ty
Từ bảng thanh toán lương toàn công ty kế toán lập bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm xã hội cho Nhà máy.
Cơ sở lập: dự vào bảng thanh toán lương toàn công ty và các bảng liên quan.
Phương pháp lập: các cột lấy từ bảng thanh toán lương toàn công ty. Cụ thể:
Cột Có TK334 = lương + các khoản phụ cấp + các khoản khác
Ví dụ cột có TK334 của dòng tổng cộng
= 145.316.163 + 18.216.000 + 16.324.000 = 179.856.163
Sau đó tính các khoản
KPCĐ = 179.856.163 x 0,02 = 3.591.723
BHXH = 179.856.163 x 0,15 = 26.978.424
BHYT = 179.856.163 x 0,02 = 3.591.723
Cột Cộng có TK338 = KPCĐ + BHXH + BHYT
= 3.591.723+26.978.424+3.591.723
= 34.172.670
Cột cộng = TK334 + TK338
= 179.856.163 + 34.772.670 = 214.028.833
Sau đây ta bảng phân hỗ tương và BHXH cho toàn nhà máy.
Chương II: kế toán vật liệu công cụ dụng cụ
I. Tìm hiểu các vấn đề nhập nguyên liệu, công cụ- dụng cụ chủ yếu
1. Những vấn đề chung về hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ
Vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá là 1 trong các yếu tố cơ bản trong sản xuất là cơ sở vật chất thực thể cấu thành nên sản phẩm. Nếu không có vật liệu thì không thể tạo ra sản phẩm với bất kỳ doanh nghiệp nào thì vật liệu là yếu tố không thể thiếu.
Trong sản xuất kinh doanh chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số chi phí để tạo ra sản phẩm. Do đó tập trung quảnlý chặt chẽ vật liệu ở khâu thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong quá trình sản xuất có yếu, nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch 1 lần giá trọi vào chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc cung cấp vật liệu đày đủ kịp thời hay không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Khi có vật liệu rồi thì vật liệu cũng phải đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất thì đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh và sản phẩm có chất lượng cao.
Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động dùng để sản xuất ra sản phẩm nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động tiến độ sản xuất kinh doanh của nhà máy vì vậy quản lý công cụ dụng cụ là khâu rất quan trọng.
II. Công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ
Việc nhập, xuất nguyên vật liệu của công ty theo giá thực tế đích danh khi nhập thì theo hoá đơn chưa tính chi phí vận chuyển bốc dỡ. Đến khi phân bố nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng mới tiến hành chi phí vận chuyển theo tỷ lệ quy định, công ty hạch toán chi tiết vật liệu theo số dư.
Hàng ngày khi vật liệu mua về căn cứ vào hoá đơn biên bản kiểm nghiệm kế toán lập phiếu nhập xuất kho.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập xuất kho nguyên vật liệu kế toán mở sổ chi tiết nguyên vật liệu, khi tính và phân bổ cho các đối tượng sử dụng được phản ánh trên bảng phân bổ.
Khi xuất kho thủ kho chuyển thẻ kho tới nhân viên kế toán nguyên vật liệu để kiểm tra đối chiếu, ghi đơn giá tính số tiền ra số tiền cho nguyên vật liệu.
2. Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
Chứng tử sử dụng: phiếu nhập, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng.
Nhà máy quy chế Từ Sơn áp dụng phương pháp số dư
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Bảng kê nhập
Sổ số dư
Chứng từ xuất
Bảng kê xuất
Bảng kê N-X
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu kiểm kê
+ Trình tự ghi chép
ở kho: thủ kho dùng thẻ kho ghi chép tình hình nhập xuất kho vật liệu về số lượng cuối tháng phải ghi sổ tồn kho đã ghi được vào thẻ kho về số lượng vào sổ để dư cột số lượng.
ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư cho từng kho mở cho cả năm để ghi số tồn kho từng thứ, từng nhóm, loại vào cuối tháng theo chỉ tiêu giá trị
Căn cứ vào phiếu nhập phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập xuất định kỳ 5 ngày một lần. Căn cứ vào bảng kê này kế toán lập bảng luỹ kế nhập, xuất và bảng tổng hợp nhập, xuất tồn theo từng nhóm và theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng ghi sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho về số lượng đã ghi sổ số dư và giá để tính toán số tồn kho của từng thứ, từng nhóm từng loại vật liệu công cụ dụng cụ theo chỉ tiêu giá trị để ghi vào cột số tiền ở sổ số dư.
Ví dụ: Hoá đơn bán hàng và phiếu nhập phải đi kèm cùng nhau
Hóa đơn giá trị gia tăng
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 8 tháng 7 năm 2004
MS02 GTGT-322
BE/01-B
Đơn vị bán hàng: Công ty Cơ khí HN
Địa chỉ: Tôn Đức Thắng – HN
Số tài khoản:
Điện thoại: 8624862 …………MS 0101004360
Họ tên người mua: Nguyễn Xuân Liên (px.dập nguội)
Địa chỉ: Nhà máy quy chế Từ Sơn
Hình thức thanh toán: tiền mặt MSTK: 2300101813E1
STT
Tên hàng – dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
2
Thép đầu CT5
F12
F16
Thép đầu C10-C30
F16
F43
Kg
Kg
Kg
Kg
1200
3500
150
1000
4.000
3.500
4.500
3.000
4.800.000
12.250.000
675.000
3.000.000
Cộng tiền hàng
20.725.000
Thuế suất GTGT:10%. Tiền thuế GTGT
2.072.500
Tổng cộng tiền thanh toán
22.797.500
Số tiền: Hai hai triệu bảy trăm chín bảy ngàn năm trăm đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đơn vị:
Địa chỉ:
Phiếu nhập kho
Ngày 8 tháng 7 năm 2004
Nợ: ……….
Có: ……….
Số : 01-VT
Ban hành theo QĐ số: 1111TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính
Số:……
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Xuân Liên (px.dập nguội)
Theo… số … ngày…. tháng…. năm … của …….. Công ty Cơ khí HN – Phố Tôn Đức Thắng…
Nhập tại kho: HĐ0091763 Ngày 8 tháng 7 năm 2004
STT
Tên quy cách sản phẩm hàng hóa
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (đ)
Theo CT
Thực nhập
1
2
Thép đầu CT5
F12
F16
Thép đầu C10-C30
F16
F43
Kg
Kg
Kg
Kg
1200
3500
150
1000
4.000
3.500
4.500
3.000
4.800.000
12.250.000
675.000
3.000.000
Cộng tiền hàng
20.725.000
Số tiền: Hai mươi triệu bảy trăm chín bảy ngàn năm trăm đồng
Ngày 10 tháng 3 năm 2004
Phụ trách kế toán
Người giao hàng
Thủ kho
Thủ trưởng đơn vị
Thành tiền = đơn giá x số lượng thực nhập
Nhà máy Quy chế Từ Sơn
Bảng kê vật liệu nhập kho
Tháng 7 năm 2004
Hoá đơn
Phiếu nhập
Tên vật liệu công cụ dụng cụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số
Ngày
Số
Ngày
A
B
C
D
E
7
1
2
3 = 1 x 2
…..
08-07
38
08-07
Thép đầu CT5
F12
F16
Thép đầu C10-C30
F16
F43
Kg
Kg
Kg
Kg
1200
3500
150
1000
4.000
3.500
4.500
3.000
4.800.000
12.250.000
675.000
3.000.000
11-07
13-07
14-07
17-07
20-07
39
40
41
42
43
11-07
13-07
14-07
17-07
20-07
Sắt
Dầu
Quần áo bảo hộ
Khẩu trang
Thép
Kg
Lít
Bộ
Cái
Kg
1500
1000
50
100
2000
4.000
6.000
62.000
1.500
3.000
6.000.000
6.000.000
3.100.000
150.000
6.000.000
Tổng cộng
160.250.000
Cơ sở và phương pháp lập bảng: Hàng tháng kế toán chi tiết phải dựa vào các phiếu nhập kho hàng tháng để lập bảng kê vật liệu nhập kho, để theo dõi tình hình nhập kho các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong tháng. Để cuối tháng còn tổng hợp tình hình nhập xuất của nhà máy.
- Các cột được lấy vào từ các phiếu nhập kho.
Cơ sở và phương pháp lập
Nhật ký chừng từ số 5: Dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với người cung cấp vật tư hàng hoá cho doanh nghiệp (tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
NKCT5: gồm 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên có tài khoản 331. Đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan. Và phần theo dõi.
Kết cấu và phương pháp lặp
NKCT số 5: Gồm các cột số t.tự, tên đơn vị, số dư đầu tháng . Các cột phản ánh số phát sinh bên có TK331 đối ứng nợ các tài khoản được lấy số liệu từ các phiếu nhập xuất, bảng kê nhập.
Cơ sở ghi vào NKCT5 là sổ theo dõi thanh toán với người bán.
Mỗi tháng sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ chi tiết được mở cho từng đối tượng ghi sổ để ghi vào NKCT5.
Cuối tháng khoá sổ NKCT5. Xác định tổng số phát sinh
Đơn vị:
Địa chỉ:
Phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng 7 năm 2004
Số : 01-VT
Ban hành theo QĐ số: 1111TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính
Số:……
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Hữu Lan (px dập nguội)
Lý do để xuất kho: Để sản xuất
Xuất tại kho….(HĐ078970 Ngày 10 tháng 7 năm 2004)
ĐVT: đồng
STT
Tên quy cách sản phẩm hàng hóa
Đơn vị tí._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT3.DOC
- bang ngang phan xuong dap nguoi.doc