Lời nói đầu
Ngày nay, kế toán không chỉ đơn thuần là công việc ghi chép về vốn và quá trình tuần hoàn của vốn trong các đơn vị mà nó còn là bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin kinh tế , là công cụ thiết yếu để quản lý nền kinh tế .
Cùng với quá trình phát triển và đổi mới sâu sắc theo cơ chế thị trường, hệ thống kế toán nước ta đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế, tài chính. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán
213 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán tổng hợp tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu (các nghiệp vụ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn liền với hoạt động kinh tế xã hội, kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà vô cùng cần thiết đối với hoạt động tài chính của mọi doanh nghiệp, tổ chức.
Mỗi một doanh nghiệp lại có những đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về yêu cầu quản lý, về bộ máy kế toán và điều kiện làm việc. Trong công tác kế toán lại có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thành một công cụ quản lý hữu ích.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý kinh tế và từ đặc điểm riêng của bộ máy và hệ thống kế toán mỗi doanh nghiệp , trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty bánh kẹo Hải Châu được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và của các cán bộ Phòng Tài vụ em xin trình bày đề tài: "Công tác kế toán Tổng hợp tại Công ty bánh kẹo Hải Châu".
Đề tài gồm 3 phần chính:
Phần 1: Khái quát đặc điểm công ty Bánh kẹo Hải Châu .
Phần 2: Thực trạng về công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Phần 3: Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tập còn ít nên trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong sự chỉ bảo hơn nữa của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ Phòng Tài vụ Công ty bánh kẹo Hải Châu để bài viết của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn.
Em xin trân thành cảm ơn !
Phần I
Khái quát đặc điểm công ty Bánh kẹo Hải Châu .
I. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty bánh kẹo Hải Châu (trước đây là nhà máy Hải Châu ) trực thuộc Tổng công ty mía đường I – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Trụ sở đặt tại: 15 Mạc Thị Bưởi – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
Diện tích mặt bằng: hiện nay ( tính cả phần mở rộng ) 55.000 m2
Trong đó: - Nhà xưởng: 23.000 m2
- Văn phòng: 3.000 m2
- Kho bãi: 5.000 m2
- Phục vụ công cộng: 24.000 m2
Công ty bánh kẹo Hải Châu được hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu – Trung Quốc giúp đỡ xây dựng (vì vậy có tên gọi là Hải Châu) thành lập ngày 02/09/1965 –là đơn vị trực thuộc Tổng công ty mía đường I- Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu ( Theo giấy phép Kinh doanh cấp ngày 29/9/1994):
- Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo
- Kinh doanh sản phẩm mì ăn liền
- Kinh doanh bột gia vị
- Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn
- Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì ngành công nghiệp thực phẩm
- Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng Công ty kinh doanh.
Doanh số trung bình của công ty: Mấy năm gần đây đạt trên dưới 65 tỷ đồng/ năm.
Theo kế hoạch năm 1996 và 1997 tốc độ tăng trưởng mỗi năm trên dưới 20%
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bánh kẹo Hải Châu có thể được tóm tắt như sau:
* Thời kỳ đầu thành lập (1965 – 1975)
Vốn đầu tư: do chiến tranh đánh phá của đế quốc Mĩ nên công ty không còn lưu giữ được số liệu ban đầu.
Năng lực sản xuất: gồm
. Phân xưởng sản xuất mì sợi:gồm 6 dây chuyền máy bán cơ giới công suất 2.5-3 tấn / ca.
Sản phẩm chính: mì sợi lương thực, mì thanh, mì hoa.
Phân xưởng Bánh: gồm 1 dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn / ca
Sản phẩm chính là: Bánh quy (Hương Thảo, quy dứa, quy bơ, quýt)
Bánh lương khô (phục vụ quốc phòng)
Phân xưởng kẹo: gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công xuất mỗi dây 1,5 tấn /ca. Sản phẩm chính là : Kẹo cứng, kẹo mềm ( chanh, cam, cà phê)
Số cán bộ công nhân viên: bình quân 850 người/ năm
Trong giai đoạn này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ (1972) nên một nhà xưởng, máy móc thiết bị bị hư hỏng. Công ty được Bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập Nhà máy Hải Hà (nay là Công ty bánh kẹo Hải Hà - Bộ Công nghiệp)
* Thời kỳ 1976-1985:
Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường.
Năm 1976 Bộ nông nghiệp Thực phẩm cho nhập nhà mày sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sâý phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng:
Sữa đậu nành:Công xuất 2,4- 2,5 tấn /ca
Bột canh: Công suất 3,5 –4 tấn một ngày
Năm 1978 Bộ Công Nghiệp thực phẩm cho diều động 4 dây chuyền Mì ăn liền từ công ty Sam Hoa (TP Hồ Chí Minh) thành lập Phân xưởng Mì ăn liền
Công suất một dây:2,5 tấn /ca
Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết bị Công ty đã thanh lý 2 dây chuyền. Hiện tại công ty dã nâng cấp và đưa vào hoạt động 1 dây chuyền
Năm 1982 do khó khăn về bột mì và nhà nước bỏ chế độ độn sợi mì thay lươmg thực. Công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động Phân xưởng Mì lương thực .
Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất Bánh kem xốp công xuất 240kg/ca. đây là sản phẩm đầu tiên ở phía bắc
Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 1250 người/năm.
* Thời kỳ 1986- 1991 :
Năm 1989 – 1990 : Tận dụng nhà xưởng của Phân xưởng Sấy phun công ty lắp đặt dây truyền sản xuất bia với công suất 2.000 lít/ngày.
Năm 1990-1991 : Công ty lắp đặt thêm một dây truyền sản xuất Bánh qui Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Công suất 2.5-2.8 tấn/ca.
Số cán bộ công nhân viên : Bình quân 950 người/ năm.
* Thời kỳ 1992 đến nay :
Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống (Bánh, kẹo ) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mấu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 1993 mua thêm một dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn / ca. Đây là một dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất ở Việt Nam.
Năm 1994 mua thêm một dây chuyền phủ Sôcôla của CHLB Đức công xuất 500kg.ca. dây chuyền có thể phủ Sôcôla cho các sản phẩm bánh.
Năm 1996 Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên doanh sản xuất Sôcôla. Sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu(70%)
Năm 1996 công ty đã mua và sẽ lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất keo của CHLB Đức. Đó là:
- Dây chuyền sản xuất keo cứng công suất 2400kg/ca
- Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 3000kg/ca
Số cán bộ công nhân viên bình quân trong thời kỳ này là 705 người /năm. Như vậy cùng với việc hiện đại hoá công nghệ sản xuất lượng công nhân sản xuất đã giảm đáng kể, số lượng sản phẩm sản xuất và chất lượng sản phẩm đã được nâng cao.
Năm 1998:đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kẹo Hải Châu- công suất thiết kế 4 tấn /ca
Năm 2001: đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức) công suất thiết kế 1,6 tấn /ca.
Lúc này do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất nên số công nhân tăng so với trước, bình quân hiện nay là 1000 người /1 năm.
* Trong suốt quá trình phát triển của mình, Công ty đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý:
Năm 1973: “Huân chương kháng chiến hạng II”.
Năm 1979, 1980, 1981: “ Huân chương lao động hạng III”
Năm 1994 TLĐLĐ Việt Nam tặng cờ “Đơn vị lao động xuất sắc nhất”.
Năm 1996 được thưởng 2 : Huân chương chiến công hạng III”.
Năm 1997 được tặng thưởng “Huân chương lao động hạng III”.
Tại hội chợ hàng tiêu dùng năm 1997 Công ty đã được tặng bằng khen và huy chương vàng về các sản phẩm kẹo, Công ty được tặng bằng tiêu chuẩn “chất lượng vàng”.
Có được những phần thưởng cao quý này là do trong quá trình phát triển công ty đã đạt được những thành tích đáng kể.
Xin xem kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Bánh kẹo Hải Châu mấy năm gần đây:
Bảng 1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1. Giá trị tổng sản luợng
Tr.đ
104.873
119.948
137.784
2. Tổng doanh thu
Tr.đ
129.583
138.150
152.129
3. Lãi sau thuế
Tr.đ
2.430
2.622
2.914
4. Các khoản nộp NS
Tr.đ
9.500
10.300
11.800
5. Thu nhập bình quân
1000đ
900
1.268
1.308
Qua bảng ta thấy qua ba năm hoạt động từ năm 1999 - 2001 mặc dù đã qua biết bao thăng trầm, song công ty Bánh kẹo Hải Châu ngày càng khằng định mình, kết quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là : về tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 6,611% tương ứng với 8.567 triệu đồng; năm 2001 tăng 10,119% so với năm 2000 tương ứng với mức tăng là 19.979 triệu đồng. Lợi nhuận thuần năm 2000 so với năm 1999 tăng 7,8903% ứng với 282 triệu đồng, năm 2001 so với năm 2001 tăng 11,126% ứng với 429 triệu đồng. Các khoản nộp ngân sách cũng không ngừng tăng lên. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên công ty ngày càng cao.
II. Đặc điểm bộ máy quản lý ở công ty Bánh kẹo Hải Châu :
Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty bánh kẹo Hải Châu chia làm hai bộ phận: Ban giám đốc và các phòng ban chuyên môn.
* Ban giám đốc :
Gồm có 3 đồng chí:
- Giám đốc
- Phó giám đốc KTSX
- Phó giám đốc KD
Giám đốc phụ trách chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty.
Phó giám đốc KTSX giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng.
Phó giám đốc KD giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác chiến lược kinh doanh và chính sách gía cả, công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm , công tác quản trị hành chính và đời sống, quản lý đất đai và dụng cụ , thiết bị văn phòng.
* Các phòng ban chuyên môn:
Với đặc điểm của một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh bánh kẹo công ty có 5 phòng và 2 ban.
2.1 Phòng tổ chức lao động:
Gồm 4 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học chuyên tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác tổ chức cán bộ, tổ chức đầu mối sản xuất kinh doanh , xây dựng kế hoạch tiền lương, soạn thảo qui chế , nội quy, điều động tuyển dụng lao động, ...
2.2 Phòng Kỹ thuật:
Gồm 9 cán bộ nhân viên đều là kỹ sư, 1 đồng chí phó phòng phụ trách phòng (kỹ sư công nghệ), 2 đồng chí phó phòng(Kỹ sư điện , Kỹ sư công nghệ)
Phòng kỹ thuật tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác: công tác tiến bộ kỹ thuật, quản lý qui trình công nghệ sản xuất và qui trình kỹ thuật, nghiên cứu các mặt hàng mới , mẫu mã bao bì, đào tạo công nhân và kỹ thuật an toàn, ...
2.3 Phòng Kế hoạch vật tư:
Gồm 17 cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học và kỹ sư 8 thủ kho và 12 bốc vác.
Phòng vật tư tham mưu cho giám đốc về các mặt kế hoạch tổng hợp ngắn hạn, dài hạn và kế foạch tác nghiệp, kế hoạch giá thành, điều độ sản xuất hàng ngày, cung ứng vật tư, ...
2.4 Phòng kế toán –Thống kê- Tài chính (gọi tắt là Phòng Tài vụ )
Gồm 11 cán bộ nhân viên, tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán , thống kê và tài chính.
2.5 Phòng Hành chính:
Gồm 10 cán bộ nhân viên , 1 trưởng phòng, 1 bác sỹ phó phòng và 24 cán bộ nhân viên ở nhà ăn (1 quản lý , 1 thống kê)
Tham mưu cho giám đốc về công tác hành chình quản trị , đời sống ,y tế, nhà trẻ mẫu giáo, ...
2.6 Ban bảo vệ- tự vệ- TH, thi đua:
Gồm 27 cán bộ nhân viên, 1 trưởng ban, 1 phó ban, 25 nhân viên bảo vệ. Tham mưu cho giám đốc về công tác bảo vệ , tự vệ, thực hiện nghĩa vụ quân sự,...
2.7 Ban xây dựng cơ bản:
Gồm 15 cán bộ nhân viên, 1 phó ban , 1 kỹ sư, 13 công nhân. Tham mưu cho giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch vật tư, các dự án đầu tư, sửa chữa nhỏ,...
III. Đặc điểm cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh :
ở công ty bánh kẹo Hải Châu cơ cấu sản xuất kinh doanh được tổ chức thành 5 phân xưởng và 2 đơn vị phụ thuộc.
3.1 Phân xưởng Bánh I:
Số cán bộ công nhân viên khoảng 155 người, 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 1 nhân viên kinh tế, 105 công nhân trực tiếp sản xuất ,và 43 công nhân hợp đồng thời vụ.
Phân xưởng chuyên sản xuất các sản phẩm bánh quy xốp, quy kem và lương khô.
3.2 Phân xưởng Bánh II:
Gồm 1 quản đốc , 1 phó quản đốc, 1 nhân viên kinh tế , 2 nhân viên kỹ thuật và khoảng 140 công nhân trực tiếp sản xuất và 70 công nhân thời vụ .
Phân xưởng chuyên sản xuất các kem xốp, Sôcôla.
3.3 Phân xưởng Bánh III:
Gồm 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 nhân viên kỹ thuật, 1 nhân viên kinh tế và khoảng 135 công nhân sản xuất trực tiếp, 50 công nhân thời vụ.
Phân xưởng chuyên sản xuất bánh quy xốp , quy kem.
3.4 Phân xưởng Kẹo:
Gồm 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 1 nhân viên kinh tế, 2 nhân viên kỹ thuật và khoảng 60 công nhân trực tiếp sản xuất , 20 công nhân thời vụ.
Phân xưởng này chuyên sản xuất các loại kẹo cứng và kẹo mềm.
3.5 Phân xưởng Bột canh:
Gồm 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 1 nhân viên kinh tế và 100 công nhân trực tiếp sản xuất , 60 công nhân thời vụ.
Phân xưởng này chuyên sản xuất các loại bột canh thường , bột canh I-ốt.
3.6 Phân xưởng Cơ điện:
Gồm 1 phó quản đốc ,1 kỹ sư, 1 nhân viên kinh tếvà khoảng 20 công nhân chuyên gia công phụ tùng chi tiết máy cho các dây chuyền sản xuất , phục vụ điên , nước , hơi cho sản xuất .
3.7 Bộ phận in phun điên tử:
Gồm 1 phụ trách, 1 nhân viên kinh tế, số công nhân khoảng 20 người.
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là in ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng trên tất cả các bao bì của sản phẩm .
3.8 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm :
Gồm khoảng 15 người, 1 cửa hàng trưởng, 2 lái xe, còn lại là nhân viên. Nhiệm vụ chính tổ chức bán GTSP tại cửa hàng và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội và phụ cận.
3.9 Văn phòng đại diện tại TP HCM:
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn TP HCM và các tỉnh phía Nam.
3.10 Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng:
Tổ chức tiêu thụ trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty xin xem bảng 1
IV. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty bánh kẹo Hải Châu:
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất trong công tác kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy, dễ phân công công tác, kiểm tra xử lý cung cấp kịp thời các thông tin, công ty Bánh kẹo Hải Châu đã lựa chọn hình thức kế toán tập trung để tổ chức bộ máy kế toán của mình. Bộ máy đó – Phòng Tài vụ – gồm 11 thành viên, trong đó có 1 Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng, 1 Kế toán giá thành kiêm Phó phòng , 2 thủ quỹ và 7 cán bộ kế toán phụ trách các phần kế toán khác. Cán bộ nhân viên phòng Tài vụ đều có trình độ Đại học trở lên và đa số là có kinh nghiệm trong công tác kế toán.
Nhiệm vụ chức năng cụ thể của cán bộ công nhân viên Phòng Tài vụ :
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán trong công ty. Là người tổ chức , điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra và thực hiện ghi chép luân chuyển chứng từ. Ngoài ra, kế toán trưởng còn hướng dẫn , chỉ đạo việc lưu trữ tài liệu , sổ sách kế toán , lựa chọn và cải tiến hình thức kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . Chức năng quan trọng nhất của Kế toán trưởng là tham mưu cho Ban giám đốc giúp Ban giám đốc đưa ra những quýết định chính xác trong sản xuất kinh doanh của đơn vị .
- Phó phòng Tài vụ kiêm kế toán giá thành: là người thay thế Kế toán trưởng giải quyết công việc tạm thời trong lúc Kế toán trưởng đi công tác hoặc nghỉ việc. Là người theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp để từ đó tính giá thành và quyết định giá bán của sản phẩm .
- Kế toán Ngân hàng: quản lý các loại vốn của ngân hàng, phụ trách việc vay trả , giao dịch với ngân hàng .
- Kế toán công nợ : theo dõi và hạch toán các khoản công nợ của công ty khi mua hàng hoá của cơ quan khác .
- Kế toán tiêu thụ : tổnghợp , thống kê việc tiêu thụ sản phẩm .
- Kế toán TSCĐ: thực hiện việc theo dõi sự biến động và tăng giảm của TSCĐ, tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng .
- Kế toán tiền lương: phụ trách việc hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả cho người lao động .
- Kế toán tổng hợp: xác định kết quả kinh doanh, tổng hợp mọi số liệu, chứng từ mà các kế toán giao cho, kiểm tra việc ghi chép, luân chuyển chứng từ sau đó báo lại cho Kế toán trưởng.
- Thủ quỹ : theo dõi việc thu chi tiền mặt hàng ngày .
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Bánh kẹo Hải Châu
Kế toán trưởng
Trưởng phòng Tài vụ
Phó phòng Tài vụ - Kế toán giá thành
Thủ quỹ
KT
quỹ TM
KT
Ngân hàng
KT
công nợ
KT
tiền
lương và BHXH
KT tiêu thụ
KT vật tư
KT TSCĐ
KT tổng hợp
* Đặc điểm tổ chức sổ kế toán:
Với qui mô vừa , địa bàn hoạt động tập trung lại có điều kiện thuận lợi trong sử dụng kế toán máy, công ty Bánh kẹo Hải Châu đã nghiên cứu và lựa chọn hình thức Nhật ký chung để tổ chức sổ kế toán cho đơn vị mình.
Theo hình thức này hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp pháp Kế toán nhập dữ liệu vào máy và gõ lệnh với chương trình cài sẵn máy tính tự động ghi vào Nhật ký chung sau đó tự động chuyển sang Sổ cái các TK liên quan. Đối với các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để vào sổ chi tiết, cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp chi tiết với các số liệu ghi trên sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập BCKT.
Hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bảng cân đối số PS
Báo cáo TC
Máy tính
Sổ quỹ
Nhật ký chung
Sổ (thẻ ) kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi định kỳ(5-7 ngày)
Theo hình thức này, hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp pháp, kế toán nhập dữ liệu vào máy và gõ lệnh với chương trình cài sẵn máy tính tự động tập hợp vào Sổ Nhật ký chung sau đó máy sẽ tự động ghi vào Sổ cái Tài khoản liên quan. Đối với các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc mở Sổ chi tiết trên máy và vào sổ. Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết này kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi tiết và căn cứ vào Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau đó đối chiếu số liệu của Bảng tổng hợp chi tiết với các số liệu ghi chép trên Sổ cái. Cuối kỳ máy sẽ tổng hợp số liệu và đưa ra các Báo cáo tài chính.
Phần II
Thực trạng công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
Công ty Bánh kẹo Hải Châu hiện đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ 1141 ngày 01/11/1995 của Nhà nước. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức sổ Nhật ký chung. Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Sau đây là tổng quan về công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Chương I.
Kế toán TSCĐ ở công ty Bánh kẹo Hải Châu
I. Đặc điểm TSCĐ:
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 5.000.000 và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm
Khi tham gia vào hoạt đông sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh (của sản phẩm, dich vụ mới sáng tạo ra).
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho tới khi bị xa thải khỏi quá trình sản xuất.
TSCĐ của Công ty bánh kẹo Hải Châu bao gồm: TSCĐ hữu hình (dây chuyền công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, phương tiện vận tải, kho tàng, nhà cửa, vật kiến trúc).
Việc quản lý, sử dụng, tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty tuân thủ theo Quyết định số 166/1999/QĐ- BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
II. Chứng từ, sổ sách kế toán TSCĐ :
* ở công ty Bánh kẹo Hải Châu kế toán TSCĐ có nhiệm vụ:
- Tổ chức khi chép phản ánh số liệu một cách đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình trạng tăng giảm và di chuyển TSCĐ.
- Tính toán và phân bố chính xác số liệu khấu hao TSCĐ vào CP SXKD.
- Tham gia lập dự toán nâng cấp cải tạo TSCĐ, sửa chữa TSCĐ.
- Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận đơn vị phụ thuộc thực hiện đúng chế độ hạch toán TSCĐ, tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ.
- Phản ánh với giám đốc tình hình thực hiện, dự toán chi phí, nâng cấp cải tạo TSCĐ, sửa chữa TSCĐ.
Để làm tốt nhiệm vụ này kế toán công ty đã sử dụng khá đầy đủ các mẫu chứng từ sổ sách TSCĐ theo mẫu của Bộ Tài chính:
Chứng từ, thủ tục kế toán:
Biên bản giao nhận TSCĐ.
Thẻ TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Sổ sách kế toán:
Sổ theo dõi chi tiết TSCĐ
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 211.
Bảng phân bổ và tính khấu hao TSCĐ
...............
III. Cách đánh giá các loại TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ, TSCĐ đánh giá lần đầu có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng.
TSCĐ ở công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Nguyên giá TSCĐ:
Bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc xây dựng hoặc mua sắm TSCD kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý cần thiết khác trước khi sử dụng.
Cách xác định nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với TSCĐ mua sắm (kể cả mua cũ và mới ): nguyên giá TSCĐ mua sắm gồm giá mua cộng (+) các phí tổn trước khi dùng (vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, ...) trừ (-) các khoản giảm giá nếu có.
- Đối với TSCĐ xây dựng: nguyên giá TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành là giá thực tế của công trình xây dựng cơ bản cộng (+) các chi phí liên quan.
- Đối với TSCĐ nhận góp vốn liên doanh: nguyên giá TSCĐ nhận góp vốn liên doanh là giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá.
- Đối với TSCĐ được cấp: nguyên giá TSCĐ được cấp là giá trị TSCĐ được cấp là giá trị ghi sổ sách của đơn vị cấp cộng (+) chi phí vận chuyển, lắp đặt, ... (nếu có).
- Đối với TSCĐ được tặng biếu: nguyên giá TSCĐ được tặng biếu là giá trị thị trường của những tài sản tương đương.
Quy định thay đổi nguyên giá TSCĐ ở công ty thực hiện theo qui chế của Nhà nước, chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại TSCĐ theo quuyết định của Nhà nước
- Nâng cấp TSCĐ
- Trang bị thêm hay tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ
- Điều chỉnh lại do tính toán trước đây.
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ thực chất là vốn đầu tư cho việc mua sắm xây dựng TSCĐ còn phải tiếp tục thu hồi trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định trên cơ sở nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn TSCĐ .
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị đã hao mòn
của TSCĐ của TSCĐ ( Số đã trích khấu hao)
VI. Phương pháp hạch toán TSCĐ ở công ty Bánh kẹo Hải Châu:
1. Hạch toán biến động TSCĐ :
1.1. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 211 (( Tài sản cố định hữu hình )).
Kết cấu
Bên nợ:
- Trị giá của TSCĐ tăng do mua sắm, XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nhận vốn góp bên tham gia liên doanh được cấp, biếu tặng viện trợ...
- Điều chỉnh tăng NG do cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm.
- Điều chỉnh tăng NG do đánh giá lại (kể cả đánh giá lại tài sản cố định sau đầu tư về mặt bằng, giá ở thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng theo quyết định của các cấp có thẩm quyền).
Bên có:
- NG TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý hoặc mang góp vốn liên doanh đều chuyển cho đơn vị khác.
- NG TSCĐ giảm do tháo gỡ một số bộ phận.
- Điều chỉnh lại NG do đánh giá lại TSCĐ
Dư bên nợ:
- NG TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp.
.2. Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1
Sơ đồ hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ.
Nợ
TK211
Có
TK411
TK214
Ngân sách cấp bổ sung TSCĐ
Giảm HMTSCĐ do các nguyên nhân như: thanh lý, KH...
TK111,112,341,331
TK821
Mua TSCĐ bằng tiền mặt, TGNH, NVKD,vốn KH, vốn vay
Chi phí thanh lý TSCĐ (giá trị còn lại)
TK241
TSCĐ tăng do đầu tư XDCB
* Trích lập một số nghiệp vụ phát sinh ở công ty Quý III /2001:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 15/07/2001 công ty dùng tiền mặt mua bốn máy vi tính của cửa hàng số 38- Lý Thường Kiệt theo giá mua thoả thuận cả thuế là 9.900.000đ/c, chi phí lắp đặt, chạy thử do công ty chịu 220.000đ, máy được đặt tại Phòng Tài vụ và đưa vào sử dụng ngày 20/07/2001, đăng ký sử dụng trong 4 năm. TSCĐ này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
- Căn cứ vào hợp đồng mua bán, kế toán TSCĐ lập biên bản giao nhận (xin xem Bảng 1)
Bảng 1:
Đơn vị: công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 01 – TSCĐ
biên bản giao nhận tscđ Ngày 15 tháng 07 năm 2001
Số : 041
Nợ TK 211
Có TK 111
Căn cứ Quyết định số 0011 ngày 15 tháng 07 năm 2001 của Công ty Bánh kẹo Hải Châu về việc bàn giao TSCĐ.
Ban giao nhận gồm :
Ông (bà) : Nguyễn Bỉnh Khiêm , Kỹ sư Tin học Đại diện bên nhận
Ông (bà) : Lê Minh Hoàng Đại diện bên giao.
Địa điểm giao nhận TSCĐ tại : Công ty bánh kẹo Hải Châu
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Stt
Tên, ký hiệu quy cách cấp hạng TSCĐ
Số hiệu TSCĐ
Nước sx (xây dựng)
Năm đưa vào sử dụng
Công suất diện tích thiết kế
Nguyên giá
Tỷ lệ hao mòn
Tài liệu KT kèm theo
Giá mua (giá thành)
CP vận chuyển, lắp đặt chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
1
2
3
4
Máy vi tính
Máy vi tính
Máy vi tính
Máy vi tính
T138
T139
T140
T141
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
2001
2001
2001
2001
9.000.000
9.000.000
9.000.000
9.000.000
55.000
55.000
55.000
55.000
9.055.000
9.055.000
9.055.000
9.055.00
25%
25%
25%
25%
- Căn cứ Hoá đơn (GTGT) số 0822 bên bán gửi (xin xem Bảng 2) thủ quỹ đã viết Phiếu chi tiền mặt số 0131 ngày 15/07/01 (xin xem Bảng 3).
Bảng 2:
Hoá đơn (GTGT)
Ngày 15 tháng 07 năm 2001
Đơn vị bán hàng: Cửa hàng số 38 – Lý Thường Kiệt
Địa chỉ : Số tài khoản:
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng: công ty Bánh kẹo Hải Châu
Đơn vị:
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
2
Máy vi tính
Chi phí lắp đặt, chạy thử
Cái
04
9.000.000
36.000.000
220.000
Cộng tiền hàng: 36.220.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 3.622.000
Tổng cộng tiền thanh toán : 39.842.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi chín triệu tám trăm bốn mươi hai nghìn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký,., đóng đấu, Họ tên)
Bảng 3:
Đơn vị:. CT BKHC.... Phiếu chi Quyển số :.10. Mẫu số 02-TT
Địa chỉ:..MK-HBT.. Ngày 15 tháng 07 năm 2001 Số : 0240 QĐ số: 141-TC/QĐ/CĐKT Nợ .6428.... Ngày 1 tháng 11 năm 1995
Có....111... của Bộ Tài Chính
Họ tên người nhận : ....Ngô Thanh Hà.............................................................
Địa chỉ : .........Cửa hàng 38 – Lý Thường Kiệt ......................................................................
Lý do chi : ......TT tiền mua máy vi tính.......................................................
Số tiền : ....39.842.000......(viết bằng chữ):.. Ba mươi chín triệu tám trăm bốn mươi hai nghìn đồng.
Kèm theo..............01..................Chứng từ gốc..........Hoá đơn số 0822...........
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ).:..... Ba mươi chín triệu tám trăm bốn mươi hai nghìn đồng.
Ngày 15.tháng.07..năm..2001
Người lập biểu Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá, quý) :.......................
+ Số tiền quy đổi : .......................................................
Khi kế toán nhận được Biên bản giao nhận TSCĐ số 041và Phiếu chi tiền mặt số 0131 kèm theo Hoá đơn (GTGT) số 0822, kế toán đã ghi nhập vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) bằng bút toán sau:
Nợ TK 211: 36.220.000
Nợ TK 1331: 3.622.000
Có TK 111: 39.842.000
Và thực hiện bút toán kết chuyển nguồn:
Nợ TK 414: 39.842.000
Có TK 411: 39.842.000
Đồng thời kế toán phản ánh vào Sổ theo dõi chi tiết TSCĐ - xin xem Bảng 4 và lập Thẻ TSCĐ (xin xem Bảng 5).
Bảng 5:
thẻ tài sản cố định
Ngày 15 tháng 07 năm 2001 lập thẻ
Số :141
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 15/07/2001 số 041
Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ : MVT Số hiệu TSCĐ: T138
Nước sản xuất ( xây dựng) : Nhật Năm sản xuất
Bộ phận quản lý, sử dụng : Phòng Tài vụ Năm đưa vào sử dụng: 2001
Công suất (diện tích) thiết kế:
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …..tháng…..năm……
Lý do đình chỉ :
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
041
15/07/01
Mua máy vi tính cho PTV
9.055.000
kế toán trưởng
( ký, họ tên, đóng dấu)
Với sự trợ giúp của Máy tính từ Nhật ký chung máy sẽ tự động ghi vào Sổ cái TK liên quan. Xin xem mẫu sổ cái TK 211- Bảng 6.
Nghiệp vụ 2:
Ngày 28/ 07/ 01 nhận tặng thưởng 1 xe ô tô công ty đã lập Biên bản giao nhận TSCĐ(xin xem bảng 7).
Bảng 7:
Đơn vị: công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 01 – TSCĐ
biên bản giao nhận tscđ Ngày 28 tháng 07 năm 2001
Số : 042
Nợ TK 211
Có TK 111
Căn cứ Quyết định số 0011 ngày 28 tháng 07 năm 2001 của Công ty Bánh kẹo Hải Châu về việc bàn giao TSCĐ.
Ban giao nhận gồm :
Ông (bà) : Nguyễn Bỉnh Khiêm Đại diện bên nhận
Ông (bà) : Lê Văn Mạnh Đại diện bên giao.
Địa điểm giao nhận TSCĐ tại : Công ty bánh kẹo Hải Châu
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Stt
Tên, ký hiệu quy cách cấp hạng TSCĐ
Số hiệu TSCĐ
Nước sx (xây dựng)
Năm đưa vào sử dụng
Công suất diện tích thiết kế
Nguyên giá
Tỷ lệ hao mòn
Tài liệu KT kèm theo
Giá mua (giá thành)
CP vận chuyển, lắp đặt chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
1
Xe TOYTA
29K 1458
Anh
2001
120.000.000
Đại diện bên nhận Đại diện bên giao
(Ký họ tên) (Ký họ tên) Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ này kế toán đã phản ánh tăng TSCĐ vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) bằng bút toán:
Nợ TK 211: 120.000.000
Có TK 411: 120.000.000
Và máy tính đã tự động chi nhập bút toán này vào Sổ cái TK 211(xin xem Bảng 6)
Ngiệp vụ 3:
Ngày 10/09/01 nâng cấp thiết bị điện của Cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoàn thành bàn giao số tiền phải trả Xí nghiệp xây lắp là 22.000.000 (cả VAT 10%). Công việc được bù đắp bằng nguồn vốn XDCB.
Chi phí phải trả được kế toán phản ánh vào Nhật ký chung bằng bút toán:
Nợ TK 241: 20.000.000
Nợ TK 133: 2.000.000
Có TK 331: 22.000.000
Và kế toán đã kết chuyển giá trị SCL hoàn thành:
Nợ TK 211: 20.000.000
Có TK 241: 20.000.000
Kết chuyển nguồn vốn:
Nợ TK 441: 22.000.000
Có TK 411: 22.000.000
Nghiệp vụ 4:
Ngày 18/09/2001, công ty thanh lý một máy quật bánh, nguyên giá: 128.562.450đ, hao mòn luỹ kế: 85.025.800đ, chi phí thanh lý chi bằng tiền mặt: 1.000.000đ. Phế liệu thu hồi nhập kho : 1.500.000đ. Kế toán TSCĐ đã định khoản nhiệp vụ này như sau:
- Căc cứ Phiếu chi tiền mặt số 0134 ngày 18/09/01 (xin xem Bảng 8) kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) số tiền chi về thanh lý TSCĐ bằng bút toán:
Nợ TK 821: 1.000.000
Có TK 111: 1.000.000
Bảng 8:
Đơn vị:. CT BKHC.... Phiếu chi Quyển._. số :.10. Mẫu số 02-TT
Địa chỉ:..MK-HBT.. Ngày 18 tháng 09 năm 2001 Số :0134 QĐ số: 141-TC/QĐ/CĐKT Nợ .6428.... Ngày 1 tháng 11 năm 1995
Có....111... của Bộ Tài Chính
Họ tên người nhận : ....Huỳnh Thanh Quang.............................................................
Địa chỉ : ........ phân xưởng Cơ điện ......................................................................
Lý do chi : .....chi thanh lý máy quật bánh.......................................................
Số tiền : 1.000.000......(viết bằng chữ):.. Một triệu đồng chẵn
Kèm theo................................Chứng từ gốc.....................
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ).:... Một triệu đồng chẵn
Ngày 15.tháng.07..năm..2001
Người lập biểu Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
- Căn cứ Biên bản thanh lý TSCĐ số 0121 ngày 18/09/00 (xin xem Bảng 9) kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) bút toán giảm TSCĐ:
Nợ TK 821: 4.283.320
Nợ TK 214: 124.279.130
Có TK 211: 128.562.450
Bảng 9:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 03 – TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Ngày 18 tháng 09 năm 2001
Số : 0121
Nợ :
Có :
Căn cứ quyết định số 254 ngày 28 tháng 05 năm 2001 của Giám đốc công ty Bánh kẹo Hải Châu về việc thanh lý TSCĐ.
I. Ban thanh lý gồm:
Ông (Bà): Nguyết Viết Thanh
Ông (Bà): Trần Văn Mạnh
Ông (Bà): Nguyễn thị Hạnh
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ :
Tên, ký hiệu, quy cách TSCĐ : Máy quật bánh , KH: Q023
Năm đưa vào sử dụng : 1980
Nguyên giá: 128.562.450đ
Hao mòn tính đến thời điểm thanh lý: 124.279.130đ
Giá trị còn lại: 4.283.320đ
III. Kết luận của Ban thanh lý:
Máy quật bánh đã cũ, lạc hậu, cần phải thanh lý để đầu tư mới.
Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản: 1 bản giao cho Phòng Kế toán để theo dõi trên sổ sách, 1 bản giao cho nơi sử dụng – phân xưởng bánh II - để lưu giữ.
Ngày 15 tháng 09 năm 2001
Trưởng ban thanh lý
(Ký, Họ tên)
- Căn cứ vào phiếu nhập kho số 1030 ngày 18/08/01 (xin xem Bảng 10) kế toán đã phản ánh vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) số thu về thanh lý bằng bút toán:
Nợ TK 152- Phế liệu: 1.500.000
Có TK 721: 1.500.000
Bảng 10:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 02VT
Số: 0132 QĐ số 1141 TC/ CĐKT
ngày 01/11/1995 của BTC
Phiếu nhập kho
Ngày 18 tháng 09 năm 2001
Họ tên người giao: .....Nguyễn Văn Công.............................
Nhập tại kho: .............chị Hạnh .............................................
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (hh,sp)
Mã số
Đv
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
1
2
3
Khung máy
Sắt
Phế liệu các loại
Cộng
Cái
kg
1.000.000
258.000
242.000
1.500.000
Phụ trách bảo quản Phụ trách cung tiêu Người nhận KT trưởng Thủ kho
Sau đó máy tính đã ghi nhập vào sổ chi tiết TSCĐ và Sổ cái TK 211 và các tài khoản liên quan.
Công ty : Bánh kẹo Hải Châu
Sổ cái TK 211
TSCĐ hữu hình
Từ ngày 01/ 07/ 01 đến ngày 30/ 09/ 01
SH
NT
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
15/7
Mua máy vi tính cho PTV
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
1111
1111
111
36.220.000
36.220.000
36.220.000
30/8
18/9
20/8
18/9
20/8
Nhận tặng thưởng ôtô
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
Thanh lý máy quật bánh
Nhượng bán máy phủ
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
Thanh lý máy quật bánh
Nhượng bán máy phủ
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
.....................
411
411
411
214
214
214
214
821
821
821
821
120.000.000
120.000.000
120.000.000
124.279.130
124.000.000
248.279.130
248.279.130
4.283.320
116.000.000
120.283.320
120.283.320
Cộng phát sinh
2.671.011.840
368.562.450
Số dư đầu kỳ: 32.556.454.060
Số dư cuối kỳ: 33.858.903.450
2. Kế toán khấu hao TSCĐ :
2. 1 Phương pháp tính khấu hao và trích khấu hao TSCĐ
Công ty bánh kẹo Hải Châu hiện nay đang áp dụng phương pháp trích hấu hao đều theo thời gian (theo QĐ số 1062 TC/QĐ/CSTC ban hành ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính).
Mức khấu hao Nguyên Tỷ lệ khấu hao Nguyên giá TSCĐ
phải trích bình = giá x bình quân =
quân năm TSCĐ theo năm(%) Số năm dự kiến sử dụng
Mức khấu hao Nguyên Tỷ lệ khấu hao Nguyên giá TSCĐ
phải trích bình = giá x bình quân =
quân tháng TSCĐ theo tháng Số năm dự kiến sử dụngx 12
Số khấu hao tăng giảm trong tháng căn cứ vào sự tăng giảm của TSCĐ theo nguyên tắc :
- TSCĐ tăng tháng này tháng sau mới tăng khấu hao.
- TSCĐ giảm tháng này tháng sau mới thôi tính khấu hao.
Phương pháp trích khấu hao:
Hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau :
Số khấu hao của Số khấu hao của
Số khấu hao Số khấu hao những TSCĐ tăng những TSCĐ giảm
phải trích = đã trích trong + thêm trong - đi trong tháng
tháng này tháng trước tháng trước trước
Đối tượng để tính khấu hao của công ty là BP sản xuất chung, BP bán hàng, BP QLDN. Khi có biến động tăng giảm về TSCĐ trong tháng kế toán lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao tương ứng nộp lên Cục quản lý và sử dụng vốn nếu được chấp nhận thì đó sẽ là căn cứ để tính khấu hao.
Trong tháng 07/2001 mức khấu hao phải trích ở công ty là 298.258.486đ. Trong tháng mua 04 máy vi tính , tỷ lệ khấu hao 25% và 01 máy trộn nguyên giá 150.000.000đ, tỷ lệ khấu hao tháng là 2%. Nhận tặng thưởng 01 ôtô nguyên giá 120.000.000đ, dự kiến sử dụng 10 năm. Bán 01 máy phủ nguyên giá 240.000.000đ. TSCĐ dự kiến sử dụng 20 năm
Số khấu hao phải trích 08/ 01 :
298.258.486 + 150.000.000 x 2%
+
120.000.000
-
240.000.000
10x12
20x12
= 301.258.486đ
2. 2.Phương pháp hạch toán
- TK sử dụng
Để hạch toán khấu hao kế toán sử dụng TK 214: Hao mòn TSCĐ.
Kết cấu.
Bên nợ:
Giá trị hao mòn giảm do các lý do:
- Thanh lý nhượng bán
- Điều động góp vốn liên doanh
Bên có :
Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do:
- Trích khấu hao TSCĐ
- Đánh giá lại TSCĐ
- Điều chuyển TSCĐ đã sử dụng giữa các đơn vị thành viên của tổng công ty hoặc công ty.
Dư có :
Giá trị hao mòn hiện có ở doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán:
Căn cứ vào kế hoạch hao mòn TSCĐ của công ty đã đăng ký với cục quản lý vốn, tài sản của nhà nước và cơ quan cấp trên hàng tháng kế toán trích khấu TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên số liệu của Bảng phân bổ và trích khấu hao TSCĐ.
Nợ TK 627 (6274) Khấu hao TSCĐ đã sử dụng ở từng phân xưởng
Nợ TK 642 (6424) Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn DN
Nợ TK 641 (6414) Khấu hao TSCĐ sử dụng cho tiêu thụ sản phẩm
Có TK 214 (chi tiết) Tổng số khấu hao phải trích.
ở phân xưởng Bánh I tháng 8/01, căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (xin xem Bảng 11), tổng số khấu hao phải trích được kế toán ghi nhập vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) bằng bút toán:
Nợ TK 6274: 143.017.666
Nợ TK 6414: 80.012.256
Nợ TK 6424: 7 8.228.710
Có TK 214: 301.258.486
Từ Nhật ký chung máy đã tự động ghi nhập vào Sổ cái các TK liên quan. Xin xem sổ cái TK 214- Bảng 12
Bảng 12:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Sổ cái TK 214
Khấu hao TSCĐ
Từ ngày 01/07/01 đến ngày 30/09/01
SH
NT
Diễn giải
TKđối ứng
Số tiền
Nợ
Có
20/7
20/8
20/9
Trích khấu hao TSCĐ tháng 07/2001
Trích khấu hao TSCĐ tháng 08/01
Trích khấu hao TSCĐ tháng 09/01
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
6274
6274
6274
6274
627
143.017.666
339.346.586
339.346.586
20/7
20/8
20/9
Trích khấu hao TSCĐ tháng 07/2001
Trích khấu hao TSCĐ tháng 08/01
Trích khấu hao TSCĐ tháng 09/01
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
6414
6414
6414
6414
641
80.012.256
186.421.817
186.421.817
20/7
20/8
20/9
Trích khấu hao TSCĐ tháng 07/2001
Trích khấu hao TSCĐ tháng 08/01
Trích khấu hao TSCĐ tháng 09/01
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
Giảm hao mòn do thanh lý
Giảm hao mòn do nhượng bán
Cộng đối ứng
Cộng đối ứng TK
6424
6424
6424
6424
642
211
211
211
211
124.279.130
124.000.000
248.279.130
248.279.130
78.228.710
129.341.567
129.341.567
Cộng phát sinh
248.279.130
655.109.970
Số dư đầu kỳ: 5.661.067.090
Số dư cuối kỳ: 6.067.879.930
3. Kế toán sửa chữa TSCĐ :
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sữa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công ty Bánh kẹo Hải Châu có hai hình thức sửa chữa TSCĐ :
3.1. Sữa chữa thường xuyên TSCĐ
Đây là công việc sửa chữa lặt vặt mang tính bảo dưỡng thường xuyên như : quét sơn, lau dầu mỡ…… hay sữa chữa những bộ phận thứ yếu của TSCĐ. Công việc sửa chữa này thường do phân xưởng cơ điện công ty tiến hành. Nó không làm tăng năng lực hoạt động của TSCĐ nên giá trị sửa chữa được tính trực tiếp vào chi phí ở bộ phận sử dụng TSCĐ.
2. Sữa chữa lớn TSCĐ
Đây là công việc sửa chữa nhằm khôi phục, nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty thường là có kế hoạch và Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thường là lớn nhưng công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà khi giá trị thực tế sửa chữa lớn hoàn thành kế toán kết chuyển vào TK 142 – “ chi phí trả trước “ để phân bổ dần cho những tháng kế tiếp. Trong quá trình sửa chữa kế toán dùng TK 241 – “ Xây dựng cơ bản dở dang” để theo dõi.
Trích lập một số nghiệp vụ phát sinh về sửa chữa TSCĐ tại công ty Quý III năm 2001:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 20/09/01 xuất phụ tùng cho sửa chữa TX máy móc thiết bị ở phân xưởng Bánh II trị giá số phụ tùng là 2.136.286đ (phiếu xuất kho số 0132 ngày 20/09/01).
Bảng 12:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 02VT
Số: 0132 QĐ số 1141 TC/ CĐKT
ngày 01/11/1995 của BTC
Phiếu xuất kho
Ngày 20 tháng 09 năm 2001
Họ tên người nhận: .....Nguyễn Văn Công.............................
Bộ phận: .................Phân xưởng Bánh II.................................
Lý do xuất kho: ........sửa máy phủ Sôcôla ..............................
Xuất tại kho: .............chị Hạnh .............................................
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (hh,sp)
Mã số
Đv
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Y cầu
TX
1
2
3
Dầu bôi trơn
Sơn chống gỉ
Phụ tùng các loại
Cộng
04001
04002
04003
Hộp
Hộp
Cái
59
30
180
59
30
180
22.356
18.975
4.258
1.335.690
569.250
766.440
2.136.286
Cộng thành tiền (viết bằng chữ ) : Hai triệu một trăm ba sáu nghìn hai trăm tám sáu đồng.
Phụ trách bảo quản Phụ trách cung tiêu Người nhận KT trưởng Thủ kho
Căn cứ Phiếu xuất kho này kế toán đã ghi nhập vào Nhật ký chung bằng bút toán:
Nợ TK 627: 2.136.286
Có TK 111: 2.136.286
Máy tính cũng tự ghi nhập bút toán này vào Sổ cái TK 111, 627.
Nghiệp vụ 2:
Ngày 15/09 sửa chữa TSCĐ của QLDN hoàn thành bàn giao. Chi phí phải trả về SCL TSCĐ của QLDN (cả thuế VAT 10%) là: 470.800.000đ. CP sửa chữa phân bổ trong 10 kỳ.
Căn cứ vào hợp đồng và biên bản giao nhận kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (xem Phụ lục) bẳng bút toán:
+ CP phải trả về SCL TSCĐ của QLDN:
Nợ TK 241: 428.000.000
Nợ TK 1331: 42.800.000
Có TK 331: 470.800.000
+ Kết chuyển CP SCL hoàn thành bàn giao:
Nợ TK 142: 428.000.000
Có TK 241: 428.000.000
+ Phân bổ cp SCL cho QLDN:
Nợ TK 642: 42.800.000
Có TK 142: 42.800.000
Từ Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) máy tính đã xử lý và tự động ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan.
Chương II.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty Bánh kẹo Hải Châu
I. Nhiệm vụ kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
1. Khái niệm và đặc điểm kế toán vật liệu, CCDC.
Vật liệu là đối tượng lao động - một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Công cụ lao động là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị thì bị hao mòn dần, chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà lãnh đạo phải thường xuyên nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả, sự biến động của các yếu tố đầu vào và đầu ra một cách đầy đủ. Hạch toán kế toán nói chung và hạch toán vật liệu nói riêng là một vấn đề rất quan trọng nhưng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Tổ chức đánh giá NVL phù hợp với các nguyên tắc yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, phân tích tình hình thu mua, bảo quản và sử dụng vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của DN để ghi chép phản ánh, tập hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động của NVL nhằm cung cấp số liệu cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm.
Thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng vật liệu, CCDC trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty Bánh kẹo Hải Châu:
Hệ thống tài khoản:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu hàng năm đều sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn đa dạng và phong phú hơn 30 loại bánh, kẹo, bột canh nên nguyên vật liệu cho sản xuất ở công ty cũng rất phong phú. Chúng được chia thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu phụ
Nhiên liệu
Vật liệu khác
Phụ tùng thay thế
Thiết bị, dụng cụ, vật liệu xây dựng cơ bản
Bao bì các loại
Phế liệu thu hồi
Để phản ánh giá trị hiện có tình hình biến động nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kế toán công ty Bánh kẹo Hải Châu sử dụng TK 152- “nguyên vật liệu” với các tài khhoản cấp hai tương ứng cho từng loại nguyên vật liệu:
TK 1521 – Nguyên vật liệu chính
TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ
TK 1523 – Nhiên liệu
TK 1524 – Phụ tùng thay thế
TK 1525 – Thiết bị, dụng cụ vật liệu XDCB
TK 1527 – Bao bì các loại
TK 1528 – Phế liệu thu hồi
Để thuận lợi cho công tác kế toán và quản lý, công cụ dụng cụ ở công ty Bánh kẹo Hải Châu được chia thành hai loại: công cụ dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng.
- Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất ở các phân xưởng là các máy công cụ nhỏ phục vụ sản xuất như máy dán túi, máy căng màng nylon, chổi đồng, ... , quần áo bảo hộ lao động, ...
- Vật rẻ tiền mau hỏng ở công ty là: giấy bút văn phòng, phân xưởng, xà phòng, giẻ lau máy, ...
Tài khoản sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động công cụ dụng cụ là TK 153- “công cụ dụng cụ” chỉ vời 1 tài khoản cấp hai:
TK 1531- “công cụ dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng”.
2- Chứng từ, sổ sách kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ:
* Nghiệp vụ nhập kho:
Biên bản kiểm ngiệm vật tư
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
* Nghiệp vụ xuất kho:
Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Báo cáo sử dụng vật tư
Báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 152, 153, ...
III. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Bánh kẹo Hải Châu:
1. Kế toán nguyên vật liệu:
1.1 Phương pháp tính giá nhập, xuất nguyên vật liệu:
* Giá nhập kho:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu tính giá vật tư nhập kho theo giá thực tế (giá gốc). Vì công ty tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ nên khi nhập kho vật tư, giá để ghi sổ là giá gốc trên Hoá đơn (giá không thuế VAT) cộng với chi phí thu mua, ... cụ thể:
- Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho:
Giá vật liệu = Giá gốc ghi + Chi phí thu mua - Chiết khấu, giảm giá,
nhập kho trên hoá đơn (vận chuyển, bốc dỡ, ...) bớt giá, ... (nếu có)
- Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
Giá vật liệu = Giá vật tư xuất + Chi phí gia công và chi
nhập kho gia công phí khác có liên quan
* Giá xuất kho:
Đối với vật liệu xuất kho: do đặc điểm sản xuất của công ty là số lần xuất kho nguyên vật liệu nhiều và liên tục công ty đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Công thức xác định:
Giá trị thức tế của Giá trị thức tế của NVL i
Đơn giá bình NVL i tồn đầu tháng + nhập trong tháng
quân của loại =
vật liệu i Số lượng NVL i + Số lượng NVL i
tồn đầu tháng nhập trong tháng
Từ đó:
Giá trị thực tế
VL i xuất kho
=
Số lượng thực tế
VL i xuất kho
x
Đơn giá bình quân của loại VL i
Hạch toán nguyên vật liệu:
* Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:
Để kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho và việc ghi chép ở Phòng kế toán công ty Bánh kẹo Hải Châu đã nghiên cứu và đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trình tự ghi chép của phương pháp này như sau:
Trình tự ghi chép tại kho:
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ghi số lượng nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ thực xuất vào thẻ(hoặc sổ) kho có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thực tế với kho. Hàng ngày hoặc định kỳ chuyển thẻ (hoặc sổ) kho lên Phòng kế toán.
Trình tự ghi chép ở Phòng kế toán:
Hàng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào phiếu nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán ghi vào thẻ hoăc sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có đối chiếu với thẻ kho. Cuối tháng cộng tổng nhập xuất tồn rồi đối chiếu với thẻ kho sau đó lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp.
Trình tự này được thể hiện trên sơ đồ sau:
Báo cáo nhập, xuất, tồn
Sổ chi tiết VL, CCDC
Chứng từ
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Phiếu nhập kho
Sơ đồ hạch toán phương pháp thẻ song song
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng.
: Quan hệ đối chiếu.
* Nghiệp vụ nhập kho:
Khi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về đến kho trước khi nhập căn cứ vào Hợp đồng mua bán hàng hoá với nhà cung cấp hoặc Hoá đơn (GTGT) ban kiểm nghiệm công ty kiểm tra về số lượng, chất lượng, quy cách nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trên cơ sở Hoá đơn (GTGT), Biên bản kiểm nghiệm, Phòng Kế hoạch vật tư lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho có thể lập chung cho nhiều loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cùng một lần giao nhận và cùng một kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên có đầy đủ chữ kí của kế toán, thủ kho, người mua hàng, thủ trưởng đơn vị.
- Liên 1: Phòng kế hoạch vật tư lưu lại
- Liên 2: Giao thủ kho để ghi vào thẻ kho. Định kỳ (tuần, tháng) thủ kho sẽ giao lại cho phòng kế toán.
Liên 3: Giao cho người mua để thanh toán
Vật liệu hoàn thành thủ tục nhập kho theo đúng qui định sẽ được thủ kho sắp xếp, bố trí NVL trong kho một cách khoa học hợp lý cho việc bảo quản vật liệu và thuận tiện cho công tác theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn.
Ngày 09/08 hàng và hoá đơn của công ty TNHH Cường Thịnh về tới kho công ty. Công ty đã tiến hành kiểm nghiệm số hàng này trước khi nhập kho (xin xem Bảng 13 ).
Bảng 13:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Số 0124
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng số 01042 của bên cung cấp ngày 08/08/01 và hợp đồng số 108 ngày 02/08/01.
Ban kiểm nghiệm gồm:
Bà: Nguyễn Thị Thu Đại diện Phòng Kế hoạch vật tư- Trưởng ban
ông: Lê Minh Hoàng Đại diện Phòng Kỹ thuật – Uỷ viên
Bà: Nguyễn Thị Hải Thủ kho – Uỷ viên
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư dưới đây:
Mã vật tư
Tên nhãn hiệu vật tư
Đơn vị
Số lượng
Theo chứng từ
Thực nhập
Đúng qui cách
Không đúng qui cách
Bột mì
Bột sữa gầy
Bột cacao
Kg
Kg
Kg
10.000
1.000
800
10.000
1.000
800
10.000
1.000
800
0
0
0
Kết luận của ban kiểm nghiệm vật tư : Đủ số lượng. Đạt tiêu chuẩn nhập kho.
Ngày 09 tháng 08 năm 2001
Uỷ viên Uỷ viên Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ Biên bản kiểm nghiệm vật tư này Thủ kho công ty đã viết Phiếu nhập kho số 1035 (xin xem Bảng 14 ).
Bảng 14:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Số: 1035
Phiếu nhập kho
Ngày 09 tháng 08 năm 2001
Nợ TK 152(1521)
Có TK 112
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thu Hoài
Nhập của : công ty THHH Cường Thịnh
Nhập tại kho: chị Lan
stt
Tên, qui cách sản phẩm hàng hoá
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
1
2
3
Bột mỳ
Bột sữa gầy
Bột cacao
Cộng
01001
01004
02104
Kg
Kg
Kg
10.000
1.000
800
10.000
1.000
800
3.500
38.879
30.000
35.000.000
38.879.000
24.000.000
97.879.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín mươi bẩy triệu tám trăm bẩy mươi chín nghìn đồng.
Phụ trách cung tiêu Người nhập Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Và vào thẻ kho (xin xem Bảng 15 )
Bảng 15:
Đơn vị: công ty Bánh kẹo Hải Châu
Tên kho: Chị Lan
Thẻ kho
Ngày 08 tháng 08 năm 2001
Tên vật tư: Bột sưã gầy
Đơn vị tính : Kg
Mã số: 01001
Stt
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kt
Số hiệu
NT
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Tồn đầu tháng
1.500
1
1034
08/8
Nhập của CT
2.498
2
1035
09/8
Nhập của CT
1.000
3
1332
08/8
Xuất cho Bánh I
146.83
4
1338
20/8
Xuất cho Bánh II
684.42
5
Tồn cuối tháng
1.120
* Nghiệp vụ xuất kho:
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật
liệu cho từng sản phẩm tháng trước, Phòng KHVT tính ra lượng NVL định mức để sản xuất từng loại sản phẩm tháng này. Đầu tháng Phòng KHVT lập ra “ Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức”. Xin xem mẫu Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức cho phân xưởng Bánh I tháng 08/2001 (Bảng 16)
Bảng 16:
Đơn vị: công ty Bánh kẹo Hải Châu
Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức
Tháng 08/2001
Nợ TK 621, 627
Có TK 152, 153
Họ và tên người lĩnh: Nguyễn Văn Hải
Bộ phận: phân xưởng Bánh I
Lĩnh tại kho: chị Thu
Vật tư, nguyên liệu
Mã số
Đơn vị
Hạn mức được lĩnh
Thực lĩnh
Số lượng
Đơn giá
Bột mì
Đường
Bột sữa gầy
........................
Muối
Dầu ăn
........................
Than Kiple
Dầu mazut
.........................
Quần áo bảo hộ lao động
.........................
01001
01002
01004
02001
02004
03001
03005
153a
Kg
Kg
Kg
Kg
Lít
Kg
Lít
Bộ
37.140
6.634
831.25
6
200
5.400
420
20
37.140
6.634
831.25
5.8
200
5.300
410
20
3.613
5330
39.959,9
1.520
12.000
1.715
2.634
30.150
Phụ trách bộ Phụ trách cung tiêu Thủ kho phận sử dụng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào Phiếu lĩnh vật tư này thủ kho viết Phiếu xuất kho (xin xem bảng số 17).
Bảng 17:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 02VT
Số: 1332 QĐ số 1141 TC/ CĐKT
ngày 01/11/1995 của BTC
Phiếu xuất kho
Ngày 4 tháng 08 năm 2001
Họ tên người nhận: .....Nguyễn Văn Hiệp.............................
Bộ phận: .................Phân xưởng Bánh I.................................
Lý do xuất kho: ........sản xuất sản phẩm ..............................
Xuất tại kho: .............chị Dung .............................................
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (hh,sp)
Mã số
Đv
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Y cầu
TX
1
2
Bột mì
Đường
Cộng
01001
01002
Kg
Kg
17.140
3.500
17.140
3.500
3.625
4210
62.137.642
14.735.000
76.872.642
Cộng thành tiền (viết bằng chữ ) : Bảy mươi sáu triệu tám trăm bảy mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi hai đồng.
Phụ trách bảo quản Phụ trách cung tiêu Người nhận KT trưởng Thủ kho
* Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu không sử dụng tài khoản 151 – “ Hàng mua đang đi đường “ để hạch toán nguyên vật liệu. Khi hoá đơn về đến Phòng Kế hoạch vật tư mà hàng chưa về kho thì hoá đơn đó sẽ được lưu riêng cho đến khi hàng về sẽ xử lý như bình thường. Trình tự hạch toán cụ thể được thể hiện trên sơ đồ sau:
TK 331, 111,
112, 141, ... TK 152 TK 621
NVL mua ngoài nhập kho Xuất NVL để chế tạo SP
TK 1331
VAT khấu trừ TK 627, 642, 641
TK 411 Xuất cho SXC, cho bán hàng
Nhận cấp phát, tặng thưởng quản lý, ...
vốn góp liên doanh TK 128, 222
TK 642, 3381, ... Xuất góp vốn liên doanh
Thừa khi kiểm kê (trong định mức
TK 154
và ngoài định mức) Xuất thuê ngoài gia công
TK 128. 222 chế biến
Nhận lại vốn góp liên doanh TK 1381, 642, ...
Thiếu phát hiện trong kiểm kê
TK 421
Đánh giá Đánh giá tăng
giảm
Hàng ngày, từ các chứng từ gốc ( phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT) kế toán tiến hành ghi Nhật ký chung bằng cách gõ nhập bút toán kế toán tương ứng với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy với chương trình cài sẵn máy sẽ tự động ghi vào Sổ nhật ký chung . Từ Nhật ký chung số liệu sẽ được máy xử lý và tự động chuyển vào Sổ cái các tài khoản liên quan.
Trích lập một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty trong quý III năm 2001:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 09/08 công ty mua nguyên vật liệu của công ty TNHH Cường Thịnh, phiếu nhập kho số 1035 (xin xem lại Bảng 14) trị giá mua 97.879.000đ, thuế VAT 10%, tiền hàng đã thanh toán bằng TGNH- giấy báo Nợ số 458 ngày 10/08.
Hoá đơn (GTGT)
Ngày 09 tháng 08 năm 2001
Đơn vị bán hàng: công ty TNHH Cường Thịnh
Địa chỉ : 28- Đặng Dung Số tài khoản:
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng: công ty Bánh kẹo Hải Châu
Đơn vị:
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TGNH
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
2
3
Bột mì
Bột sữa gầy
Bột cacao
Kg
Kg
Kg
10.000
1.000
800
3.500
38.879
30.000
35.000.000
38.879.000
24.000.000
Cộng tiền hàng: 97.879.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 9.787.900
Tổng cộng tiền thanh toán : 107.666.900
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm ninh bẩy triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn chín trăm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký,., đóng đấu, Họ tên)
Giấy báo nợ
Số chứng từ A458
Công ty Bánh kẹo Hải Châu Ngày 10/ 08 / 01
Tài khoản Nợ:
Số dư đầu : 854.865.429
Số dư cuối: 747.198.529
(Số tiền bằng chữ): Một trăm ninh bẩy triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn chín trăm đồng.
Diễn giải:Thanh toán tiền vật tư cho Cường Thịnh.
Tài khoản Có:
Kế toán Kiểm soát Kế toán trưỏng
(Ký họ tên) (Ký họ tên) (Ký họ tên)
Kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) nghiệp vụ này bằng bút toán sau:
Nợ TK 1521: 97.879.000
Nợ TK 133: 9.797.900
Có TK 112: 107.666.900
Nghiệp vụ 2:
Ngày 04/08/01 xuất kho vật tư cho sản xuất sản phẩm ở phân xưởng Bánh I ( xin xem lại phiếu xuất kho số 1332 – Bảng 17 )
Kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (xin xem Phụ lục) bằng bút toán sau:
Nợ TK 6211: 76.872.642
Có TK 152: 76.872.642
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, phán ánh được chi phí phát sinh công ty đều cử phụ trách thống kê theo dõi việc xuất dùng, sử dụng NVL tại phân xưởng. Hàng ngày nhân viên thống kê PX có nhiện vụ theo dõi việc xuất dùng nguyên, nhiên vật liệu tiêu hao cho sản xuất tại phân xưởng. Cuối tháng nhân viên thống kê phân xưởng tập hợp lượng tiêu hao của từng loại NVL cho từng sản phẩm và thể hiện việc tập hợp này trên một biểu gọi là:” Báo cáo sử dụng vật tư ” lập riêng cho từng phân xưởng. Cuối tháng thống kê chuyển báo cáo này lên Phòng tài vụ cho kế toán vật tư. Xin xem Báo cáo sử dụng vật tư phân xưởng Bánh I (Bảng 18).
Đồng thời khi nhận được Báo cáo sử dụng vật tư do thống kê phân xưởng gửi lên, sau khi đối chiếu, kiểm tra, kế toán vật tư ghi nhập vào Nhật ký chung cho từng phân xưởng , số lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm. Máy tính sẽ tự áp giá cho từng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất và máy cũng tự động tính ra hao phí nguyên vật liệu cho sản xuất từng loại sản phẩm.
Máy cũng tự động nhập các số liệu về xuất nguyên vật liệu (cả về mặt giá trị và số lượng) vào sổ chi tiết vật tư và đưa ra Bảng tổng hợp Nhập- Xuất –Tồn nguyên vật liệu (xin xem bảng số 20). Báo cáo là tài liệu rất quan trọng làm cơ sở tiến hành tập hợp toàn bộ NVL – CCDC xuất dùng để lập Bảng phân bổ NVL – CCDC (xin xem bảng số 21).
Bảng 19:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Sổ cái
Nguyên vật liệu – TK 152
Từ ngày 1/07/2001 đến 30/09/2001
NTghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
09/8
09/8
18/8
31/8
04/8
Nhập kho NVL mua của CT
................................
Cộng đối ứng TK
Nhập kho NL mua của QN
...................................
Cộng đối ứng TK
Xuất cho SXSP phân xưởng Bánh I tháng 8
Thu hồi phế liệu ở PX Bánh I
Cộng đối ứng
.........................
Cộng đối ứng TK
Xuất cho sản xuất chung PX B I tháng 8
...............................
Cộng đối ứng TK
...............................
112
112
331
331
6211
6211
6211
621
6272
6272
97.879.000
1.250.840.000
2.135.600
2.135.600
247.821.726
247.821726
1.589.173
9.456.896
Cộng phát sinh
3.415.971.888
.3600.305.590
Số dư đầu kỳ: 1.621.158.271
Số dư cuối kỳ: 1.436.824.569
2. Hạch toán tổng hợp công cụ dụng cụ :
Trường hợp tăng công cụ dụng cụ được hạch toán tương tự như nguyên vật liệu.
Trường hợp xuất công cụ dụng cụ, ở công ty Bánh kẹo Hải Châu tất cả các loại công cụ dụng cụ khi xuất dùng đều chỉ áp dụng phương pháp phân bổ một lần- 100% giá trị xuất dùng.
Khi xuất kế toán ghi :
Nợ TK 627: Giá thực tế CCDC xuất dùng cho SXC
Nợ TK 641: Giá thực tế CCDC xuất dùng cho BP BH
Nợ TK 642: Giá thực tế CCDC xuất dùng cho BP QLDN
Có TK 153: Giá thực tế CCDC xuất dùng kho
Với CCDC xuất cho SXC thì sẽ được tập hợp riêng cho từng phân xưởng và sẽ được phân bổ cho các sản phẩm của phân xưởng theo tiêu thức sản lượng, lượng sản phẩm trực tiếp sản xuất được trong kỳ.
Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ gốc và ghi vào Nhật kỳ chung bằng bút toán tương ứng với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chẳng hạn tháng 8, căn cứ vào phiếu xuất kho số 1678 ngày 04/08 (xin xem Bảng 22), xuất cho phân xưởng Bánh I, kế toán ghi bút toán :
Nợ TK 6273: 1.340.900
Có TK 153: 1.340.900
Bảng 22:
Đơn vị: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Mẫu số 02VT
Số: 1678 QĐ số 1141 TC/ CĐKT
ngày 01/11/1995 của BTC
Phiếu xuất kho
Ngày 4 tháng 08 năm 2001
Họ tên người nhận: .....Nguyễn Văn Hiệp.............................
Bộ phận: .................Phân xưởng Bánh I.................................
Lý do xuất kho: ......................................
Xuất tại kho: ............_.i là (mã 16). Dựa vào số dư nợ cuối kỳ TK 133 (16=10+11-12)
Mục II: Thuế GTGT được hoàn lại
Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ (mã số 20): Căn cứ vào sổ chi tiết thuế VAT.
Số thuế GTGT được hoàn lại (mã số 21): số liệu dựa vào thông báo của cơ quan thuế hoặc sổ chi tiết thuế được hoàn lại.
Số thuế GTGT đã hoàn lại (mã số 22): Cưn cứ vào phát sinh có TK 133 đối ứng với bên nợ 111, 112.
Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (mã số 23): 23=20+21-22
Mục III: Thuế GTGT được miễn giảm
Số thuế GTGT được miễn giảm đầu kỳ (mã số 30): phản ánh số thuế VAT phải nộp đã được cơ quan thuế xét và thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ trước chưa được xử lý. Số liệu dựa vào sổ kế toán chi tiết VAT được miễn giảm hoặc số liệu báo cáo vay này kỳ trước chỉ tiêu 4 (mã số 33).
Số thuế GTGT được miễn giảm (mã số 31): số liệu dựa vào sổ kế toán chi tiết VAT được miễn giảm.
Số thuế GTGT đã được miễn giảm (mã số 32): số liệu dựa vào sổ kế toán chi tiết thuế VAT được miễn giảm hay dựa vào phát sinh nợ TK 3331 đối ứng bến có TK 721
Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (mã số 33): phản ánh số thuế VAT đã được cơ quan thuế thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được xử lý số liệu ghi chỉ tiêu này được vào sổ kế toán chi tiết thuế VAT được miễn giảm hay (mã số 33 = mã số 30+31-32).
Doanh nghiệp báo cáo:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu Đơn vị nhận báo cáo:.........
Mẫu số B02 - DN
(Ban hành theo QĐ 141 - TC CĐKT)
Ngày 01/01/1995 của Bộ Tài chính.
kết quả sản xuất kinh doanh quý III / 2001
Phần I . Lãi lỗ quý III năm 2001
Đơn vị : 1000đ
Chỉ tiêu
Mã số
Quý trước
Quý này
Luỹ kế từ đầu năm
1
2
3
4
5
Tổng doanh thu
1
36.978.520
38.032.250
114.097.000
Trong đó: Doanh thu hàng XK
2
Các khoản giảm trừ
3
2.908.200
3.079.750
9.239.250
+ Chiết khấu
4
+ Giảm giá
5
2.498.103
2.677.232
7.894.175
+ Hàng bị trả lại
6
350.097
402.518
1.345.075
+ Thuế TTĐB, thuế XK p.nộp
7
1. Doanh thu thuần(01-03)
10
34.070.320
34.952.500
104.857.500
2. Giá vốn hàng bán
11
30.428.125
31.298.750
94.101.250
3. Lợi nhuận gôp (10-11)
30
3.642.195
3.663.750
10.756.500
4. Chi phí bán hàng
21
1.068.205
1.198.720
3.614.720
5. chi phí quản lý doanh nghiệp
22
1.287.654
1.368.000
4.102.000
6. Lợi nhuận thuần từ HĐ KD
30
986.336
1.097.030
3.039.780
+ Thu nhập hoạt động tài chính
31
120.000
113.000
299.000
+ Chi phí hoạt động tài chính
32
85.990
96.000
221.000
7 Lợi nhuận thuần từ HĐTC
40
(34.018)
17.000
(44.000)
+ Các khoản thu nhập bất thường
41
117.558
181.000
440.000
+ Chi phí hoạt động bất thường
42
98.572
168.000
362.000
8. Lợi nhuận bất thường(41-41)
50
18.986
13.000
42.000
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
60
933.332
1.127.030
3.037.780
10. Thuế thu nhập DN phải nộp
70
298.663
3.606.49,6
10.720.89,6
11. Lợi nhuận sau thuế (60-70)
80
634.668
7.663.80,4
20.656.90,4
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước QIII/2001
Chỉ tiêu
Mã số
Số còn phải nộp đ.kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Luỹ kế đầu năm
Số còn phải nộp cuối kỳ
Số phải nộp
Số đã nộp
Số phải nộp
Số đã nộp
1
2
3
4
5
6
7
8=3+4-5
I. Thuế
10
1.618.547.954
4.069.166.320
3.973.507.173
1.714.207.101
1. thuế TTĐB
2.thuế GTGT phải nộp
11
919.822.013
3.708.516.720
3.588.340.177
1.039.998.586
Trong đó:
Thuế GTGT hàng NK
12
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
13
3. Thuế xuất, nhập khẩu
14
4. Thuế thu nhập DN
15
698.725.941
360.649.600
385.167.026
674.208.515
5. Thu trên vốn
16
6. Thuế tài nguyên
17
7, Thuế nhà, đất
18
8. tiền thuê đất
19
9. Các loại thuế khác
20
II. Các khoản phải nộp khác
30
1. Các khoản phụ thu
31
2. Các khoản phí, lệ phí
32
3. Các khoản phải nộp khác
33
Tổng cộng
1.618.547.954
3.268.407.152
3.172.748.005
1.714.207.101
Tổng số thuế còn phải nộp: (Một tỷ bẩy trăm mười bốn triệu hai trăm linh bẩy nghìn một trăm linh một đồng.)
Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp................................................
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại
được miễn giảm quý III/2001
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
Kỳ này
L. kế từ đầu năm
I- Thuế GTGT được khấu trừ
1- Số thuế GTGT còn được K.Trừ, còn được hoàn lại đ.kỳ
10
141.019.502
2- Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh
11
634.451.684
3- Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (12=13+14+15)
12
569.019.502
Trong đó:
Số thuế GTGT được khấu trừ
13
569.019.502
b/ Số thuế GTGT được hoàn lại
14
c/ Số thuế GTGT không được khấu trừ
15
4- Số thuế GTGT còn lại được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (16=10+11-12)
16
206.451.684
II – Thuế GTGT được khấu trừ
1- Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ
20
2- Số thuế GTGT được hoàn lại
21
3- Số thuế GTGT đã hoàn lại
22
4- Số thuế GTGT còn được hoàn kại cuối kỳ (23=20+21-22)
23
III- Thuế GTGT được miễn giảm
30
1- Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ
31
2- Số thuế GTGT được miễn giảm
32
3- Số thuế GTGT được miên giảm
4- Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ(33=30+31-32)
33
3. Thuyết minh báo cáo tài chính
3.1. Khái niệm:
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác.
3.2. Căn cứ lập thuyết minh báo cáo tài chính:
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo
- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (mẫu B01-DN)
- Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo (B02-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước (mẫu B04-DN)
Khi lập báo cáo thuyết minh, cần lưu ý:
Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày số liệu phải thống nhất với số liệu trên báo cáo khác.
Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả ba niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi trình bày rõ lý do thay đổi.
Trong các biểu hiện số liệu, các cột kế hoạch thể hiện số liệu kế toán của kỳ báo cáo, cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo.
Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm.
3.3. Phương pháp lập một số chỉ tiêu chủ yếu.
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu cố chi phí sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu.
Chi phí nhân công.
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền.
- Tình hình tăng giảm TSCĐ: Lấy từ số các TK 211,212,213,214 có đối chiếu với sổ theo dõi TSCĐ.
- Tình hình thu nhập của công nhân viên: Số liệu lấy từ các TK 334 có đối chiếu với sổ kế toán dõi thanh toán với công nhân viên.
- Tình hình tăng giảm, nguồn vốn chủ sở hữu: Số liệu lấy từ sổ các TK411, 414, 415, 416, 421, 441 và sổ kế toán theo dõi nguồn vốn trên.
- Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác số liệu ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số các TK 121, 221, 128, 228, 421 và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác.
- Các khoản phải thu nợ phải trả: Số liệu được lấy từ sổ kế toán theo dõi các khoản thu và các khoản nợ phải trả.
- Phương pháp lập chỉ tiêu phân tích:
+ Bố trí cơ cấu vốn: Chỉ tiêu này lấy số liệu chỉ tiêu mã 200 trong BCĐKT hoặc chỉ tiêu 100 hoặc chỉ tiêu mà 250 trong BCĐKT của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
+ Tỷ suất lợi nhuận: dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nó có thể so sánh tổng lợi nhuận với doanh thu thuận hoặc với TSCĐ hoặc TSLĐ.
+ Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản: dùng để đánh giá tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp được hình thành các khoản nợ phải trả tại thời điểm báo cáo và được tính bằng cách so sánh tổng các khoản nợ phải trả (lấy từ chỉ tiêu mã só 300 trong BCĐKT ) với tổng giá trị thuần (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong BCĐKT ) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
+ Khả năng thanh toán: Dùng đánh giá khả năng thanh toán, các khoản nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và được tính toán trên cơ sở so sánh tổng giá trị TSCĐ thuần (lấy số liệu từ chỉ tiêu mã số 100 trong bảng cân đối kế toán) hoặc tổng số tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển hiện có (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 trong bảng cân đối kế toán) với tổng các khoản nợ ngắn hạn phải trả (lấy số liệu từ chỉ tiêu 310 trong BCĐKT) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Tổng công ty Mía đường I
Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
----------------
Thuyết minh báo cáo tài chính
Quý III năm 2001
1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
Hình thức sở hữu vốn:
+ Nhà nước
+ Tự bổ sung
1.2- Hình thức hoạt động.
+ KD và hạch toán độc lập.
+ Kinh tế quốc doanh.
1.3- Lĩnh vực kinh doanh.
+ Sản xuất các loại bánh, kẹo, bột canh.
1.4- Tổng số CMN: 1.000 người.
Trong đó NNQL: 150 người.
1.5 - Những ảnh hưởng quan trọng đến tính hình KD trong năm báo cáo Cạnh tranh thị trường gay gắt.
2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
2.1- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/01 và kết thúc vào ngày 31/12/2001
2.2 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : Việt Nam đồng nguyên tắc sản phẩm chuyển đổi các đồng tiền khác: tỷ giá cộng tại thời điểm phát sinh của NHNNVN.
2.3- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
2.4- Phương pháp kế toán tài sản cố định.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: căn cứ xác định kỹ thuật, mức hao mòn từng loại TSCĐ.
+ Phương pháp khấu hao: Trích KH TSCĐ theo mẫu, chiểu theo quyết định số 1062 BTC định kỳ hàng tháng tính KHTSCĐ và chịu phí sản xuất.
2.5 - Phương pháp kế toán hàng tồn kho,
- Nguyên tắc đánh giá: Giá thực tế mua vào
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hay KKĐK): phương pháp kê khai thường xuyên.
2.6- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
3. Chi phí XSKD theo yếu tố.
3.1 Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Yếu tố chi phí
Số tiền
1.Chi phí nguyên vật liệu
2.Chi phí nhân công
3.CHi phí khấu hao tài sản cố định
4.Chi phí dịch vụ mua ngoài
5.Chi phí bằng tiền khác
Tổng cộng:
3.3. Tình hình thu nhập của công nhân viên
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Kỳ trước
Kỳ này
1. Tổng quỹ lương
12.000.000.000
12.427.000.000
11.451.000.000
2. Tiền lương
3. Tổng thu nhập
4. Tiền lương bình quân
1.250.000
1.268.000
1.240.000
5. Thu nhập bình quân
1.300.000
1.308.000
1.268.000
Lý do tăng, giảm: Tiền lương tăng do tổng quỹ lương tăng theo doanh thu.
3.4. Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Số dư đầu
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
I. Nguồn vốn KD
20.407.917.710
1.470.742.030
21.878.659.740
1. Ngân sách NN cấp
14.864.511.700
14.864.511.700
2. Tự bổ sung
5.543.406.010
1.470.742.030
7.014.148.040
3. Vốn liên doanh
4. Vốn cổ phần
II. Các quỹ
1.Quỹ phát triển KD
2. Quỹ dự trữ
3. Quỹ khen thưởng
và Quỹ phúc lợi
3.535.133.140
2.201.637.824
833.248.781
500.246.535
580.714.192
134.495.560
0
346.218.632
467.627.394
121.408.762
0
446.218.632
3.648.219.938
2.214.724.622
833.248.781
600.246.535
III.Nguồn vốn đầu tư XDCB
1. Ngân sách cấp:
2. Nguồn khác
Tổng cộng
437.495.962
400.000.000
37.495.962
24.772.042.370
303.704.534
303.704.534
2.355.160.756
268.704.534
268.704.534
736.331.928
472.495.962
400.000.000
72.495.962
25.999.375.640
Lý do tăng giảm:
- Nguồn vốn kinh doanh tăng do đầu tư quỹ phát triển sản xuất kinh doanh và nguồn vốn đầu tư XDCB vào mua sắm TSCĐ.
- Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh tăng do trích từ lợi nhuận để lại và giảm do đưa vào đầu tư mua sắm TSCĐ
- Quỹ dự trữ tăng do trích lập quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự phòng mất việc làm từ lợi nhuận để lại
- Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tăng do trích từ lợi nhuận để lại và giảm do chi tiêu.
- Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do trích từ lợi nhuận để lại và giảm do đưa vào đầu tư mua sắm TSCĐ
3.5. Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác
Chỉ tiêu
Số đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
Kết quả đầu tư
I.Đầu tư ngắn hạn
1.Đầu tư chứng khoán
2. Đầu tư ngắn hạn khác
II.Đầu tư dài hạn
1.Đầu tư chứng khoán
2.Đầu tư vào liên doanh
3.Đầu tư dài hạn khác
Tổng cộng
Lý do tăng giảm:
3.6 Các khoản phải thu và nợ phải trả
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT)
4.1. Khái niệm:
Báo cáo LCTT là một báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp theo từng hoạt động kinh doanh hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
4.2. Mục đích:
Nhằm cho người sử dụng biết được các thông tin về sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền.
4.3. Kết cấu:
Báo cáo LCTT gồm 3 phần:
Phần I : Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh toàn bộ tiền thu và chi liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như tiền thu từ bán hàng, chi trả cho người cung cấp... chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm).
Phần II: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư phản ánh toán bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Phản ánh toàn bộ tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm các khoản thu chi liên quan như: Tiền vay nhận được, thu lãi tiền gửi, trả lãi, tiền vay.
4.4. Phương pháp lập báo cáo LCTT:
Tại công ty Bánh kẹo Hải Châu lập báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp.
- Căn cứ để lập báo cáo LCTT.
+ Sổ kế toán theo dõi thu chi vốn bằng tiền (tiền mặt hoặc tiền gửi)
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số 01-DN)
+ Sổ kế toán theo dõi chi tiết các khoản phải thu phải trả.
Lưu chuyển tiền tệ quí III năm 2001
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Đơn vị: đồng
Kỳ này
Kỳ trước
I
Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD
1
Tiền thu bán hàng
1
2
Tiền thu từ các khoản nợ phải thu
2
3
Tiền thu từ các khoản khác
3
4
Tiền đã trả cho người bán
4
5
Tiền đã trả cho CBCNV
5
6
Tiền đã nộpthuế và các khoản khác cho NN
6
7
Tiền đã trả cho các khoản nợ phảI trả khác
7
8
Tiền đã trẩ cho các khoản khác
8
Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD
20
II
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư
1
Tiền thu hồi từ các khoản đtư vào đơn vị khác
21
2
Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác
22
3
Tiền thu do bán TSCĐ
23
4
Tiền đầu tư vào các đơn vị khác
24
5
Tiền mua tàI sản cố định
25
Lưu chuyển thuần tư hoạt động đầu tư
30
III
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính
1
Tiền thu do đi vay
31
2
Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn
32
3
Tiền thu từ lãI tiền gửi
33
4
Tiền đã trả nợ vay
34
5
Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu
35
6
Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào DN
36
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính
40
IV
Lưu chuyển thuần trong kỳ
50
V
Tiền tồn đầu kỳ
60
VI
Tiền tồn cuối kỳ
70
Phần iii
đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
Sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành với biết bao thăng trầm công ty Bánh kẹo Hải Châu đã và đang từng bước lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất năng động hiệu quả trong cơ chế thị trường.Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường trong nước. Có được thành quả đó là nhờ sự nỗ lực phần đấu của tập thể lãnh đạo Công ty và đội ngũ công nhân viên trong gần 40 năm qua.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất , quản lý công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, qui mô tiêu thụ sản phẩm, luôn luôn tìm tòi nghiên cứu sáng tạo cải tiến hợp lý hoá sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Do đó sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao. Đó là kết quả, phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ công nhân viên trong thời gian vừa qua và hiện tại.
Nhận thức được một cách đúng đắn trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, việc đưa ra các quyết định phù hợp chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế, qua đó đánh giá một cách đầy đủ khách quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà nội dung chủ yếu là công tác kế toán.
Dưới góc độ là sinh viên thực tập, lần đầu tiên làm quen với thực tế em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán ở công ty Bánh kẹo Hải Châu.
- Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, có trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp cho việc thực hiện các phần hành kế toán được chính xác, đảm bảo sự giám sát chỉ đạo thống nhất của Kế toán trưởng. Bên cạnh đó, các nhân viên kế toán luôn được đào tạo, tiếp cận với những kiến thức mới trong nghiệp vụ , trong việc áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến vào trong công tác kế toán để nâng cao hiệu quả , năng suất lao động, xử lý và cung cấp thông tin đầy dủ, kịp thời và chính xác cho cấp quản lý, giảm chi phí cho công tác quản lý.
- Các phòng ban, các phân xưởng, các kho sản phẩm đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài vụ đảm bảo công tác kế toán được tiến hành trôi trảy, nhẹ nhàng và chính xác.
- Phòng Tài vụ của công ty được tổ chức khá hoàn chỉnh và gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có trách nhiệm đối với phần hành kế toán do mình phụ trách.
- Hệ thống sổ sách kế toán của công ty tương đối đầy đủ, đáp ứng nhanh chóng chính xác các thông tin hữu dụng cho các đối tượng quan tâm. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính. Đây là hình thức kế toán phù hợp với qui mô và thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán ở công ty đã góp phần nâng cao hiệu quả, tốc độ xử lý thông tin đáp ứng kịp thời cho nhu cầu quản lý, nâng cao năng suất lao động kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu kiểm tra số liệu cũng như việc cập nhật, in ấn, lưu trữ các tài liệu có liên quan.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm công ty cũng không trách khỏi còn có những khó khăn tồn tại nhất định.
- Về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Hiện nay, công ty không sử dụng TK 151-“ hàng mua đang đi đường” trong hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Khi hoá đơn về mà hàng chưa về thì hoá đơn đó sẽ được lưu riêng cho đến khi hàng về mới xử lý. Điều này chưa thật hợp lý.
- Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp sản xuất lớn với số lượng công nhân trực tiếp sản xuất nhiều (85% tổng số cán bộ công nhân viên). Do vậy hàng năm sẽ có khối lượng công nhân xin nghỉ phép. Vậy mà hiện nay công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy nếu tháng nào mà số công nhân sản xuất xin nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ làm cho chi phí công nhân trực tiếp sản xuất tăng lên và điều này sẽ làm cho chi phí giá thành sản phẩm của tháng đó tăng lên, không ổn định.
- Về hạch toán công cụ dụng cụ :
Đối với một số loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài công ty không tiến hành phân bổ dần mà lại phân bổ một lần giá trị của chúng vào lần sử dụng đầu tiên, điều này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. phản ánh không chính xác giá thành sản phẩm kỳ đó và các kỳ liên quan.
- Về phương pháp khấu hao TSCĐ: hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian (mức khấu hao của các tháng bằng nhau và bằng 1/12 của các năm). Điều này chưa thật hợp lý vì sản lượng sản phẩm giữa các tháng chênh lệch nhau khá nhiều. Vì vậy, nếu tổng chi phí khấu hao ở các phân xưởng như nhau giữa các tháng sẽ dẫn đến chi phí khấu hao tính theo đơn vị sản phẩm giữa các tháng chênh lệch nhau khá nhiều dẫn đến thực tế: những tháng có sản lượng cao thì chi phí khấu hao thấp hơn những tháng có sản lượng thấp. Kết quả là lợi nhuận tính theo đơn vị sản phẩm giữa hai tháng như vậy sẽ chêng lệch nhau rất nhiều.
- Về phương pháp phân bổ khấu hao TSCĐ: Khấu hao cho một loại sản phẩm được phân bổ dựa trên tiêu thức sản lượng sản phẩm thực tế. Điều này vẫn chưa hợp lý vì trên thực tế không phải loại sản phẩm nào trong một phân xưởng cũng được chế biến bởi tất cả các loại máy móc, thiết bị , dây chuyền công nghệ trong phân xưởng đó. Trong phân xưởng Kẹo có hai dây chuyền sản xuất kẹo là dây chuyền kẹo I và dây chuyền kẹo II. Sản phẩm của phân xưởng kẹo là các loại kẹo cứng (cứng nhân Sôcôla, cứng sữa, cứng trái cây, ...) và kẹo mềm (mềm Sôcôla túi bạc, mềm Sôcôla sữa, mềm cà phê sữa, ...). đặc điểm sản xuất của các loại kẹo cứng là phải trải qua các giai đoạn chế biến chỉ trên dây chuyền kẹo I trong khi các loại kẹo mềm phải trải qua các giai đoạn sản xuất ở dây chuyền kẹo I rồi lại sang dây chuyền kẹo II. Như vậy thực tế theo cách phân bổ khấu hao hiện thời thì các sản phẩm kẹo cứng đã phải gánh chịu những chi phí khấu hao mà lẽ ra các loại sản phẩm kẹo mềm phải chịu. Hơn nữa, sản lượng kẹo cứng thường gấp 2-3 lần sản lượng kẹo mềm càng làm cho chi phí khấu hao phân bổ cho các sản phẩm kẹo không sát với thực tế, dẫn đến giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí sản xuất thực tế phát sinh của từng loại sản phẩm.
- Về việc trang bị máy vi tính :
Hiện nay, công ty đã trang bị được 4 máy vi tính cho việc thực hiện công tác kế toán. Nhưng mỗi nhân viên kế toán lại phụ trách một phần hành kế toán riêng, do đó nhiều lúc có sự trùng lặp về nhu cầu sử dụng đặc biệt là đến thời diểm cuối kỳ hạch toán. Điều này đã gây sự chậm chễ trong việc cập nhật chứng từ và in sổ sách kế toán. Mặt khác, kế toán sẽ không đủ quĩ thời gian để kiểm tra, đối chiếu, hiệu chỉnh số liệu cần thiết ngay trên máy mà phải in ra để kiểm tra, đối chiếu gây ra lãng phí về thời gian và vật liệu quản lý.
Kết luận
Hạch toán kế toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, điếu hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán là một lĩnh vực gắn với hoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước, mà còn rất quan trọng với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Hoà cùng sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần quan trọng vào việc tăng cường chất lượng quản lý kinh tế của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nhà nước nói chung. Từ những đặc điểm của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò quan trọng của công tác hạch toán kế toán công ty Bánh kẹo Hải Châu đã lựa chọn hình thức kế toán phù hợp và đạt được nhiếu kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, góp phần mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Từ việc vận dụng những lý luận chung vào tìm hiểu thực tế tại công ty Bánh kẹo Hải Châu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế pháp chế và các anh chị ở phòng Tài vụ em đã phần nào hiểu được phương pháp hạch toán tại công ty để hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh chị trong phòng Tài vụ của công ty Bánh kẹo Hải Châu đặc biệt là cô giáo hướng dẫn đă giúp em hoàn thiện đề tài này.
Phụ lục
Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Sổ nhật ký chung
Đơn vị: đồng
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Số tiền
SH
NT
Cộng trang trước chuyển sang
X
........................
041
15/7
Mua MVT bằng tiền mặt
TSCĐ hữu hình
211
36.220.000
Thuế VAT được khấu trừ
133
3.622.000
Tiền mặt
111
39.842.000
15/7
Kết chuyển nguồn vốn mua MVT
Quỹ đầu tư phát triển
414
39.842.000
Nguốn vốn kinh doanh
411
39.842.000
18/7
Rút TGNH nhập quỹ
Tiền mặt
111
8.000.000
Tiển gửi ngân hàng
112
8.000.000
4/8
Thu hồi phế liệu ở PX BI
CP NVL trực tiếp
152
2.135.600
Nguyên vật liệu
6211
2.135.600
4/8
Xuất CCDC cho Bánh I
CP SX chung
6271
1.340.900
CCDC
153
1.340.900
9/8
Nhập kho vật tư
Nguyên vật liệu
152
97.879.000
VAT được khấu trừ
133
9.787.900
TGNH
112
107.666.900
Cộng chuyển sang trang sau
x
Cộng trang trước chuyển sang
x
16/8
Mua máy trộn bằng TGNH
TSCĐ hữu hình
211
150.000.000
Thuế VAT được khấu trừ
133
15.000.0000
TGNH
112
165.000.000
16/8
Kết chuyển nguốn vốn mua máy trộn
Nguốn vốn đầu tư XDCB
414
165.000.000
Nguốn vốn kinh doanh
411
165.000.000
10/8
Chi tạm ứng lương kỳ I
Phải trả CNV
334
523.192.711
Tiền mặt
111
523.192.711
20/8
Xoá sổ tài sản CĐ
Hao mòn luỹ kế
214
124.000.000
Chi phí bất thường
821
116.000.000
TSCĐ Hữu hình
211
240.000.000
20/8
Chi phí nhượng bán TSCĐ
Chi phí bất thường
821
5.000.000
VAT được khấu trừ
133
250.000
Tiền mặt
111
5.250.000
20/8
Doanh thu nhượng bán TSCĐ
Tiền gửi ngân hàng
112
165.000.000
Thu nhập bất thường
721
150.000.000
VAT phải nộp
333
15.000.000
30/8
Tổng hợp và phân bổ tiền lương PX bánh I
Chi phí nhân công trực tiếp
6211
900.268.877
Chi phí SX chung
6271
146.293.599
Chi phí bán hàng
6411
33.759.784
Chi phí QLDN
6421
45.013.051
Phải trả công nhân viên
334
1.125.335.311
Cộng chuyển sang trang sau
x
Cộng trang trước chuyển sang
x
30/8
Trích BHXH -BHYT - KPCĐ
Chi phí NC trực tiếp
6221
35.468.313
Chi phí SX chung
6271
5.360.374
Chi phí bán hàng
6411
3.854.787
Chi phí QLDN
6421
4.366.213
Phải trả công nhân viên
334
15.436.743
Phải trả phải nộp khác
338
64.486.430
30/8
Nhận tặng thưởng một ô tô
TSCĐ hữu hình
211
120.000.000
Nguồn vốn kinh doanh
411
120.000.000
31/8
Kết chuyển CPNVL trực tiếp của bánh I
Chi phí SXKD dở dang
1541
248.433.726
Chi phí NVLTT
6211
248.433.726
31/8
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp của bánh I
Chi phí SXKD dở dang
1541
58.269.163
Chi phí NCTT
58.269.163
31/8
Kết chuyển chi phí SXC
CP SXKD DD
1541
48.712.769
CP nhân viên PX
6271
9.450.954
CP CCDC
6272
1.589.173
CPNVL dùng cho SXC
6273
3.218.927
Chi khấu hao TSCĐ
6274
26.153.486
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6277
7.752.229
Chi phí bằng tiền khác
6278
548.000
31/8
Sản phẩm sản xuất ở bánh I hoàn thành nhập kho
Thành phẩm
155
353.280.021
CPSXKD dở dang
1541
353.280.021
Cộng chuyển sang trang sau
x
Cộng trang trước chuyển sang
x
8/9
Thanh toán tiền tiền điện thoại khối văn phòng
CP. QLDN
642
1.784.558
Tiền mặt
111
1.784.558
8/9
Xuất bán trực tiếp không qua kho
Giá vốn hàng bán
632
2.965.560
CP. SXKD dở dang
154
2.965.560
8/9
Tiền mặt
111
5.650.502
Doanh thu hàng bán
511
5.136.820
VAT phải nộp
333
5123.682
9/9
Nhập kho công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ
153
8.838.000
VAT được khấu trừ
133
883.800
Tiền mặt
111
9.721.800
12/9
Xuất hàng bán
Giá vốn hàng bán
632
4.373.848
Thành phẩm
155
4.373.848
Tiền gửi ngân hàng
112
8.477.172
Doanh thu hàng bán
511
7.706.520
VAT phải nộp
333
770.652
15/9
Chi phí phải trả về sửa chữa lớn TSCĐ của quản lý DOANH NGHIệP
Xây dựng cơ bản dở dang
241
428.000.000
VAT được khấu trừ
133
42.800.000
Phải trả người bán
331
470.800.000
15/9
Kết chuyển CP SCL TSCĐ của QLDN
CP trả trước
142
428.000.000
Xây dựng cơ bản dở dang
241
428.000.000
Cộng chuyển sang trang sau
x
Cộng trang trước chuyển sang
x
15/9
Phân bổ CP SCL cho QLDN
CP QLDN
642
42.800.000
CP trả trước
142
42.800.000
18/9
Xoá sổ tài sản cố định đem thanh lý
Hao mòn luỹ kế TSCĐ
214
124.279.130
Chi phí bất thường
821
4.283.000
Tài sản cố định hữu hình
211
128.562.450
18/9
Chi phí thanh lý TSCĐ
Chi phí bất thường
821
1.000.000
Tiền mặt
111
1.000.000
18/9
Thu nhập về thanh lý
Phế liệu
152
1.500.000
Thu nhập bất thường
721
1.500.000
20/9
Chi tiền mặt SCTX TSCĐ
CP SXC
627
2.136.286
Tiền mặt
111
2.136.286
20/9
Xuất gửi đại lý
Hàng gửi bán
157
4.537.924
Thành phẩm
155
4.537.924
23/9
Xuất bán
Giá vốn
632
8.810.800
Thành phẩm
155
8.810.800
Phải thu khách hàng
131
16.923.665
Doanh thu
511
15.385.150
VAT phải nộp
333
1.538.515
28/9
Kết chuyển thuế VAT được khấu trừ quý III/ 01
Thuế VAT phải nộp
3331
569.019.502
Thuế VAT được khấu trừ
133
569.019.502
Cộng chuyển sang trang sau
x
Cộng trang trước chuyển sang
x
30/9
Nộp thuế VAT bằng TGNH
Thuế VAT phải nộp
3331
2.518.340.147
Tiền gửi ngân hàng
112
2.518.340.147
30/9
Tạm nộp thuế thu nhập DN bằng TGNH
Thuế thu nhập DN
3334
385.167.026
Tiền gửi ngân hàng
112
385.167.026
.....................
Mục lục
Lới nói đầu
Phần I
Khái quát đặc điểm công ty Bánh kẹo Hải Châu
2
I. lịch sử hình thành và phát triển công ty Bánh kẹo Hải Châu
2
II. Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
6
III. Đặc điểm cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh
8
VI. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
9
Phẩn II
13
Thực trạng công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
13
Chương I Kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ
13
Chương II Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
33
Chương III Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
50
Chương IV Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
60
Chương V Kế toán thành phẩm
82
Chương VI Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ
91
Chương VII Kế toán các loại vốn bằng tiền
103
Chương VIII Kế toán các nghiệp vụ thanh toán
113
Chương IX Kế toán hoạt động tài chính và ngiệp vụ bất thường
130
Chương X Kế toán tổng hợp và chi tiết các nguốn vốn
134
Chương XI Công tác kế toán và quyết toán
138
Chương XII Báo cáo tài chính kế toán
142
Phần III
162
Đánh giá chung công tác kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
Kết luận
166
Phụ lục
167
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34533.doc