Công tác Kế toán tổ chức tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty Cosevco 7

Lời nói đầu Khi chuyển sang kinh doanh trong nền cơ chế thị trường và hạch toán kinh tế độc lập. Một trong những mối quan tâm của doanh nghiệp là công tác tổ chức quản lý lao động- tiền lương. Nó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Để nắm bắt kịp thời, đầy đủ về số lượng lao động, thời gian và năng suất lao động, các nhà quản lý lao động

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác Kế toán tổ chức tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty Cosevco 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau. Trong đó, kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng. Để gắn liền lý luận với thực tiễn, sau khi học xong lý thuyết nhà trường đã tổ chức cho chúng em đi thực tập để tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp nhằm nắm được một số công việc chủ yếu của cán bộ quản lý lao động tiền lương. Vận hành trong cơ chế thị trường, Công ty Cosevco 7 một doanh nghiệp Nhà nước- cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Nhưng với sự nhạy bén, năng động và hoạt động có hiệu quả, Công ty đã được đánh giá là một doanh nghiệp thành công. Trong những năm vừa qua, Công ty đã đạt được một vị trí vững vàng trên thương trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Mặt khác, Công ty Cosevco 7 đã tạo được một môi trường làm việc rất tốt cho cán bộ công nhân viên. Công ty rất quan tâm đến quyền lợi người lao động và thường xuyên chăm lo đến đời sống của anh em trong Công ty. Để đảm bảo công bằng cho người lao động, Công ty đã thiết lập một chế độ chính sách tiền lương tương đối hợp lý cho cán bộ công nhân viên trong Công ty dựa trên chính sách tiền lương của Nhà nước. Mặt khác, công tác quản lý, tổ chức lao động tiền lương đã thực sự trở thành một trong những khâu trung tâm của công tác kế toán của Công ty. Phần 1 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cosevco 7 1. Đặc điểm chung của công ty Cosevco 7 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cosevco 7 Công ty Cosevco 7 có nguồn gốc hình thành từ một cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân chuyên sản xuất bát đĩa. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh, Công ty đã tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn. * Giai đoạn đầu của Công ty Cosevco 7 Ra nhập thị trường Việt Nam với sản phẩm gạch Granite một lĩnh vực mới của nước ta lúc bấy giờ và những thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng toàn thể Công ty đã vượt lên tất cả ,đến giờ Công ty đã là 1 Công ty lớn . Trong giai đoạn ngày này: Gach Granite không chỉ có một Công ty khing doanh mà có rất nhiều Công ty nhưng Công ty Cosevco 7 vẫn đứng vững trên thị trường . - Nhìn thấy trước nhu cầu ngày càng tăng về gạch ngói Granite, Công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch ngói Granite với công nghệ Itali. với tổng số vốn đầu tư hàng tỷ đồng VN. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm gạch ngói Granite cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết năng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể cán bộ CNV trong Công ty đã nâng cao cả chất và lượng cho từng sản phẩm. Do đó Công ty đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước * Kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong những năm gần đây Do đổi mới toàn bộ dây chuyền công nghệ nên Công ty gạch ,ngói Granite Cosevco 7 đã sản xuất ra được rất nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao với đủ mẫu mã, mầu sắc. Công ty Cosevco 7 thực sự đã đáp ứng được một nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, Về công tác tiêu thụ: Công ty có một mạng lưới các cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm ở hầu hết các miền của đất nước, kéo dài khắp nước, với rất nhiều đại lý to và nhỏ. Hiện nay sản phẩm gạch, ngói Granite của Công ty chiếm khoảng 40% thị trường nội địa và ngày càng mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm mang nhãn hiệu Granite của Công ty đã được công nhận hàng việt Nam chất lương cao ISO9001_2000 . Biểu 1 - Kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cosevco 7 (2004 - 2005) TT Chỉ tiêu Đvt Thực hiện năm 2004 Kế hoạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 Tỷ lệ % so với: TH 02 KH 03 I Giá trị tổng sản lượng Trđ 106.100,0 110.175,8 112.236,97 105,8 101,9 1 Giá trị sx CN Trđ 85.458,97 88.700,0 89.346,5 104,5 100,7 2 Giá trị khác Trđ 20.641,03 21.475,8 22.890,47 110,9 104 II Sản lượng sx sp 558.827,0 560.000,0 560.368,0 100,3 100,1 1 Tiêu thụ sp 582.543,0 570.000,0 574.000,0 98,5 100,7 2 Tồn kho Sp 52.315,0 42.315,0 38.683,0 73,9 91,4 III Doanh thu Trđ 115.039,4 111.000,0 112.563,1 97,8 101,4 1 D.Thu sx CN Trđ 91.027,0 92.000,0 91.735,2 100,8 99,7 2 Doanh thu ạ Tr.đ 24.012,4 19.000,0 20.827,9 86,7 109,6 IV Lao động và thu nhập 1 Lao động BQ Người 535 550 552 103,2 100,4 2 Tổng quỹ lương 1000đ 998.976,3 1.027.000 1.043.058 104,4 101,6 3 Thu nhập BQ (1người/ tháng) 1000đ 1746 1753 1795 102,8 102,4 V Nộp ngân sách với nhà nước Tr.đ 2.985,0 3.863,0 5.932,6 198,7 135,6 1.2. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. a) Mặt hàng SXKD chủ yếu của Công ty. Mặt hàng SXKD chủ yếu của Công ty là sứ vệ sinh phục vụ cho xây dựng, trang trí nội thất. Hiện nay, Công ty đang sản xuất và tung ra bán trên thị trường trong và ngoài nước có rất nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng và phong phú, bao gồm: - Gạch Granite - Ngói Granite - Sản phẩm và các phụ kiện khác đi kèm. Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ lắp đặt của Italy và đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Châu Âu về chất lượng sản phẩm với các thông số kỹ thuật như sau: Stt Tiêu chuẩn Đvt Chỉ số 1 Độ hút nước % 0,1 - 0,5 2 Trọng lượng riêng g/cm 2,35 - 2,4 3 Độ bền uốn Kg/cm2 3200 4 Độ bền nén Kg/cm2 8.000 5 Khả năng chịu tải Kg/sp 600 6 Độ bền nhiệt Không rạn nứt 7 Độ bền hoá ít bị ăn mòn Đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, sản phẩm của Công ty không những đảm bảo về mặt chất lượng, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng hiện đại đẹp mắt mà còn phong phú về mầu sắc. Khách hàng có thể tuỳ ý chọn lựa mầu sắc: Xanh cốm, Ngà, Hồng (20%); Mận, Xanh nhạt (5%); Đen, Xanh đậm (5%) ... sao cho phù hợp với sở thích và nội thất của từng ngôi nhà. Toàn bộ quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm của Công ty được thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Công ty là hội viên chính thức của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sản phẩm Granite đã thực sự khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước, nhiều năm được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, đã dần dần chiếm được lòng tin của khách hàng ở thị trường nước ngoài . b) Quy trình công nghệ sản xuất. Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch granit là đất sét, Caolin, Fenspat, Đôlomit được khai thác chủ yếu ở trong nước. Có một số loại vật liệu phụ công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, quả lô, đĩa vát cạnh, đá mài. Nguyên vật liệu xuất kho vật tư cho sản xuất được đưa tới nhà máy bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu sau khi gia công được chuyển lên dây chuyền sản xuất qua hệ máy nghiền bi, bể hồ, sấy phun, lò nung. Sản phẩm sau khi nung được nhập kho bán thành phẩm nhà máy. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ một số sản phẩm sau nung qua hệ máy lựa chọn một phần được đóng hộp (sản phẩm thường), một phần được chuyển tới dây chuyền vát cạnh, mài bóng để tiếp tục gia công thành sản phẩm vát cạnh, còn sản phẩm mài bóng ngoài vát cạnh còn được mài bóng bề mặt nhờ đá mài, quả lô kim cương. Sản phẩm vát cạnh, bài bóng sau khi gia công cũng được đóng hộp. Sản phẩm đóng hộp sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu mới được nhập kho thành phẩm. c) Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó thật sự cần thiết và không thể thiếu được trong sự vận hành mọi hoạt động, đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý tại Công ty là một đội ngũ cán bộ có năng lực giữ vai trò chủ chốt điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty một cách năng động và có hiệu quả. Sau khi cổ phần Nhà máy gạch ngói Cosevco 7, gồm : Nhà máy gạch ốp lát granit: Xí nghiệp kinh doanh, xí nghiệp xây lắp và tư vấn xây dựng; phân xưởng cơ điện. Do đặc điểm Công ty Cosevco 7 nay có hơn 300 cán bộ công nhân viên trong đó nhà máy gạch granit chiếm khoảng 150 người, bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 5, 6, 7. Đội ngũ quản lý tại công ty có trên 90 người trong đó hơn 80% kỹ sư, cử nhân các ngành nghề. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty : - người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm. Hiện nay, công ty có 4 phòng chức năng giúp việc giám đốc, mỗi phòng, ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau: * Văn phòng công ty: Chịu trách nhiệm các công việc sau: + Công tác hành chính + Công tác tổ chức lao động: Tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn công ty đồng thời giúp Giám đốc xét duyệt lương khối gián tiếp. + Công tác thư ký giám đốc, y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trật tự trong công ty. Ngoài ra văn phòng công ty còn chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt * Phòng tài kính - kế toán. Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng xí nghiệp, nhà máy cũng như của toàn công ty. * Phòng kế hoạch - kỹ thuật - ban KCS * Phòng vật tư - vận tải : * Nhà máy gạch ốp lát granit Là nơi trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm. Dưới nhà máy là các bộ phận, tổ sản xuất. Phòng thí nghiệm là bộ phận trực tiếp thuộc Nhà máy, phục vụ sản xuất ở nhà máy. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán tại Công ty Cosevco 7. Do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của một doanh nghiệp công nghiệp nên bộ máy kế toán của công ty cũng phải tổ chức cho phù hợp với cơ chế kinh doanh của mình. Khi Nhà nước ban hành chế độ kế toán mới, Phòng Tài chính - kế toán công ty đã sớm áp dụng và thực hiện tốt. Trong điều kiện hiện tại phải quản lý hoạt động của cả Công ty, nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp nhưng phòng vẫn giữ được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng kế toán viên. Công ty cũng đã đưa chương trình kế toán máy vào áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán, tiết kiệm nhân lực trong phòng.Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, phòng đã thực hiện công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công ty. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, tại các xí nghiệp, nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế chủ yếu làm nhiệm vụ thống kê. Mọi công việc phân loại, tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán Công ty, kế toán căn cứ vào đó để xử lý chứng từ và nhập vào máy tính theo yêu cầu của công tác kế toán. Tại Công ty Cosevco 7, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thong tin kinh tế. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 5 người, mỗi người đảm đương một phần hành kế toán gồm . + Kế toán trưởng: điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chỉ đạo, phối hợp thống nhất trong phòng tài chính , đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao. + Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ theo từng quý, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm đối với nhà nước. + Kế toán thanh toán và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ với khách hàng và công nợ chi bằng tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng phát sinh hàng ngày tại công ty, giao dịch với ngân hàng về vay nợ và trả nợ đồng thời thực hiện các báo cáo cho ngân hàng. + Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn bán hàng và bảng kê tiêu thụ về số lượng và doanh thu kiểm tra đối chiếu kho hàng, công nợ với các chi nhánh, theo dõi ký quỹ với các khách hàng . + Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất từng loại vật tư như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, ... viết phiếu nhập, xuất vật tư; Hàng tháng đối chiếu nhập, xuất, tồn kho với thủ kho. Định kỳ 6 tháng và cuối năm kiểm kê và tính chênh lệch thừa thiếu kiểm kê, báo cáo trưởng phòng trình giám đốc xin xử lý. * Các nhân viên kinh tế tại các đơn vị , nhà máy và các chi nhánh có nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính - kế toán Công ty để xử lý. Sơ đồ : Mô hình tổ chức Công ty CoSEVCO 7 năm 2005 Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Xí nghiệp SX khuôn mẫu Nhà máy Granitie Phòng Kinh doanh Văn phòng công ty Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài chính Kế toán Phòng Xuất khẩu Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Kỹ thuật - KCS P.tổng hợp P.tổng hợp P.tổng hợp P.tổng hợp PX 1 PX 2 PX 3 P.tổng hợp PX 4 Văn thư lưu trữ Hành chính quản trị Nhà bếp P.Mar keting P.tiếp thị Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP. HCM Kho vận Y tế LĐ tiền lương Tuần tra B.vệ CĐ chính sách TĐKĐ Phân tích thị trường và xúc tiến TM Giao dịch đối ngoại Tài chính Kế toán Kiểm soát Kế hoạch SX Điều độ sản xuất Đầu tư XD cơ bản Quản lý công nghệ Nghiên cứu, thí nghiệm Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Xí nghiệp SX khuôn mẫu Nhà máy Granitie Phòng Kinh doanh Văn phòng công ty Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài chính Kế toán Phòng Xuất khẩu Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Kỹ thuật - KCS P.tổng hợp P.tổng hợp P.tổng hợp P.tổng hợp PX 1 PX 2 PX 3 P.tổng hợp PX 4 Văn thư lưu trữ Hành chính quản trị Nhà bếp P.Mar keting P.tiếp thị Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP. HCM Kho vận Y tế LĐ tiền lương Tuần tra B.vệ CĐ chính sách TĐKĐ Phân tích thị trường và xúc tiến TM Giao dịch đối ngoại Tài chính Kế toán Kiểm soát Kế hoạch SX Điều độ sản xuất Đầu tư XD cơ bản Quản lý công nghệ Nghiên cứu, thí nghiệm 2. Tổ chức công tác kế toán trong Công ty Cosevco 7 . 2.1 Bộ máy kế toán trong Công ty. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán tại Công ty Cosevco 7. Do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của một doanh nghiệp công nghiệp nên bộ máy kế toán của công ty cũng phải tổ chức cho phù hợp với cơ chế kinh doanh của mình. Khi Nhà nước ban hành chế độ kế toán mới, Phòng Tài chính - kế toán công ty đã sớm áp dụng và thực hiện tốt. Trong điều kiện hiện tại phải quản lý hoạt động của cả Công ty, nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp nhưng phòng vẫn giữ được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng kế toán viên. Công ty cũng đã đưa chương trình kế toán máy vào áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán, tiết kiệm nhân lực trong phòng.Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, phòng đã thực hiện công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công ty. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, tại các xí nghiệp, nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế chủ yếu làm nhiệm vụ thống kê. Mọi công việc phân loại, tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán Công ty, kế toán căn cứ vào đó để xử lý chứng từ và nhập vào máy tính theo yêu cầu của công tác kế toán. Tại Công ty Cosevco 7, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thong tin kinh tế. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 5 người, mỗi người đảm đương một phần hành kế toán gồm . + Kế toán trưởng: điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chỉ đạo, phối hợp thống nhất trong phòng tài chính , đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao. + Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ theo từng quý, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm đối với nhà nước. + Kế toán thanh toán và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ với khách hàng và công nợ chi bằng tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng phát sinh hàng ngày tại công ty, giao dịch với ngân hàng về vay nợ và trả nợ đồng thời thực hiện các báo cáo cho ngân hàng. + Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn bán hàng và bảng kê tiêu thụ về số lượng và doanh thu kiểm tra đối chiếu kho hàng, công nợ với các chi nhánh, theo dõi ký quỹ với các khách hàng . + Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất từng loại vật tư như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, ... viết phiếu nhập, xuất vật tư; Hàng tháng đối chiếu nhập, xuất, tồn kho với thủ kho. Định kỳ 6 tháng và cuối năm kiểm kê và tính chênh lệch thừa thiếu kiểm kê, báo cáo trưởng phòng trình giám đốc xin xử lý. * Các nhân viên kinh tế tại các đơn vị , nhà máy và các chi nhánh có nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính - kế toán Công ty để xử lý. * Tổ chức sổ kế toán Với điều kiện trang bị tính toán hiện đại, việc hạch toán kế toán ở công ty được thực hiện hoàn toàn theo chương trình kế toán sử dụng trên máy vi tính. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng làm nhật ký chung. Do đặc điểm lao động kế toán bằng máy đã giúp giảm bớt rất nhiều lao động tính toán bằng tay trên các loại sổ tổng hợp cũng như sổ chi tiết. Các loại sổ đều do máy tính tự lập và tính toán theo chương trình cài đặt sẵn. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tập hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy tính. Mỗi chứng từ cập nhật một lần (ghi ngày, tháng, sổ chứng từ, kết toán định khoản, nội dung diễn giải, số lượng, tiền, ...) Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối các tài khoản cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy ra giấy, đối chiếu với các chứng từ gốc và các phần hành kế toán liên quan cho khớp đúng, chính xác sau đó đóng dấu và lưu trữ. 2.2. Hình thức kế toán được sử dụng tại Công ty Cosevco 7. Với mỗi doanh nghiệp thì có một hình thức tổ chức sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở Việt Nam hiện nay áp dụng cho các doanh nghiệp 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức Nhật ký chung gồm có: + Sổ Nhật ký chung + Sổ Cái + Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết. - Hình thức Nhật ký - Sổ cái ,gồm có: + Sổ Nhật ký - Sổ cái + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Hình thức chứng từ - ghi sổ, gồm có: * Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ), và có chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Bao gồm: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Hình thức Nhật ký - Chứng từ, gồm có: + Nhật ký chứng từ + Bảng kê (số 4, 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 07) + Sổ cái + Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3. Phương pháp tập hợp chi phí Phần 2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Tình hình chung về quản lý, sử dụng lao động và quản lý quỹ tiền lương .Tài khoản hạch toán TK 334 – Phải trả công nhân viên Các khoảng tiền lương(tiền công),tiền Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng thưởng BHXH và các khoản khác đã trả BHXH và các khoản khác phải trả ,đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên cho CNV Các khoản khấu trừ vào tiền lương(tiền công) của công nhân viên SD: số tiền đã trả lớn hơn số phải trả SD : các khoản tiền lương, cho công nhân viên tiền thưởng và các khoản phải trả cho CNV TK 338 – Phải trả phải nộp khác - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý . BHXH phải trả cho CNV - KPCĐ chi tại đơn vị - Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế toán ; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản . - Các khoản đã trả và đã nộp khác . - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa rõ nguyên nhân ) - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân , tập thể (trrong và ngoài đơn vị ) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân - Trích BHXH, KPCĐ, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh . - Trích BHXH ,KPCĐ , BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh . - Các khoản thanh toán cho CNV tiền nhà điện nước ở tập thể . - BHXH và KPCĐ vượt chi được bù đắp . - Doanh thu chưa thực hiện. - Các khoản phải trả khác. SD (nếu có ) : Số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi , KPCĐ chi vượt chưa được bù. SD : - Số tiền còn phải trả ,còn phải nộp - BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết Doanh thu nhận được của kỳ kế toán - TK 338 - phải trả phải nộp khác có các TK cấp 2 sau : - TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết - TK 3382 - Kinh phí công đoàn - TK3383 - Bảo hiểm xã hội - TK3384 - Bảo hiểm y tế - TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện - TK 3388 - Phải trả phải nộp khác Tài khoản 335 chi phí phải trả + Các khoản chi phhí thực tế phát sinh + Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận tính vào chi phí phải trả. vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Số chênh lệch về chi phí phải trả + Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số chi phí thực tế được lớn hơn số trích trước, được tính hạch toán vào thu nhập bất thường vào chi phí SXKD DCK : Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động SXKD Bộ phận: ban quản lý Bảng chia lương trong công ty Tháng 12 năm 2005 STT Họ và tên Số công Trình độ Đơn giá 1 ngày công Thành tiền Kí nhận Nguyễn Văn Vĩnh 26 Đại học 40.000 1040.000 Trần Xuân Mạnh 24,5 Đại học 40.000 980.000 Hoàng Thị Thanh 26 Đại học 40.000 1040.000 Hoàng Thị Thanh 23 Cao đẳng 35.000 805.000 Nguyễn Minh Thoa 22 Cao đẳng 35.000 770.000 Trần Tuấn Anh 20 Cao đẳng 35.000 700.000 Ngô Thuý Hà 21 Cao đẳng 35.000 735.000 Đỗ Việt Hoàn 20,5 Trung cấp 30.000 615.000 Hoàng Thanh Mai 19,5 Trung cấp 30.000 585.000 Phạm Anh Tú 17 Trung cấp 30.000 510.000 Tiền trách nhiệm Trưởng phòng 100.000 nt Phó phòng 50.000 Cộng 350.000 7930.000 Trưởng phòng Cụ thể cách tính lương như sau : Chị Nguyễn Ngọc Vân làm với số công là 26 và đơn giá là 40.000 đ Tiền lương = 26 x 40.000 = 1040.000 đ Tiền ăn trưa = số ngày công x 5.000đ =26 x 5.000= 130.00 Cụ thể ta có bảng chấm công Bảng chấm công Tháng 12 năm 2005 Công ty: Cosevco 7 Mẫu số 01 – LĐTL Ban hành theo QĐ số 1141TC/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Ban quản lý STT Họ và tên Ngày trong tháng Số công được hưởng lương sản phẩm 1 2 … 10 … 16 … 20 … 31 1 Nguyễn Văn Vĩnh K K K K K Bo 26 2 Trần Xuân Mạnh K K K K K Bo 24,5 3 Nguyễn Ngọc Vân K K K K K K 25 4 Hoàng Thị Thanh K K K K K K 23 5 Đỗ Việt Hoàn K K K K K K 22 6 Trần Tuấn Anh K K Bo K K K 20 7 Ngô Thuý Hà K K Bo K K K 21 8 Vũ Viết Thắng K K Bo K K K 20,5 9 Nguyễn Văn Tuấn K K Bo K K K 19,5 10 Phạm Anh Tú K K Bo K K K 17 …… …………….. Ký hiệu chấm công: + Lương sản phẩm: K + Nghỉ phép: F + ốm, điều dưỡng: Ô + nghỉ bù: NP + Nghỉ không lương: Bo + ……………. Tổ trưởng (đã ký, họ tên) Đội trưởng (đã ký, ghi họ tên) Người kiểm tra (đã ký, họ tên) Trình tự hạch toán tiền lương tại Công ty Cosevco 7 .12/2005 *Căn cứ vào bảng phân phối tiền lương, kế toán hạch toán 1. Tiền lương bộ phận sản xuất trực tiếp Nợ TK 622: 120.965.600 Có TK 334: 120.965.600 2. Tiền lương bộ phận quản lý đội Nợ TK 627: 26.970.205 Có TK 334: 26.970.205 3. Tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642: 36.735.744 Có TK 334: 36.735.744 4. Ngày 15/1 tạm ứng 76.290.000 lương kỳ I cho NVQL Nợ TK 334 : 76.290.000 Có TK 111 : 76.290.000 5. Thu hồi tạm ứng thừa 2.310.500đ của nhân viên quản lý Nợ TK 334 : 2.310.500 Có TK 141 : 2.310.500 6. Chi tiêu kinh phi công đoàncho việc hiếu hỷ tại công ty với tiền mặt là 1.830.214 Nợ TK 338 : 1.830.214 Có TK 111 : 1.930.214 7. Rút 860.500.000 tiền gửi NH về quỹ tiền mặt Nợ TK 111 : 860.500.000 Có TK 112 : 860.500.000 8. Dùng 65.422.263 tiền mặt thanh toán cho lao động thuê ngoài Nợ TK 334 : 65.422.263 Có TK 111 : 65.422.263 9. Thuế thu nhập của người lao động phải nộp cho nhà nước là 351.000 Nợ TK 334 : 351.000 Có TK 338 : 351.000 10.Tiền lương của chị Nguyễn Ngọc Vân đi vắng chưa lĩnh là 1.040.000 Nợ TK 334 : 1.040.000 Có TK 338 : 1.040.000 áp dụng tính cho công nhân sản xuất tại Nhà máy. Đơn giá này bao gồm lương sản phẩm, phụ cấp ca 3, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. TT Diễn giải Đv tính Bán thành phẩm Phần tăng với sản phẩm đóng hộp Kho Nhà máy Đóng hộp Vật cạnh Mài bóng Tổng Đ/m2 1102 299 1079 1220 1 Công nhân công nghệ Đ/m2 754 214 712 853 2 Công nhân phục vụ Đ/m2 147 15 219 219 3 Quản lý + Thí nghiệm Đ/m2 201 20 148 148 Như vậy: Tiền lương phải trả cho công nhân Nhà máy = ồ (số lượng SPi x Đơn giá tiền lương SPi) Trong đó: i: là chất lượng sản phẩm Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nếu công nhân tiết kiệm được vật tư sẽ được thưởng theo một phần trăm nhất định trên tổng số giá trị vật tư tiết kiệm được. Chi phí công nhân trực tiếp của Nhà máy bao gồm tiền lương (lương sản phẩm, lương phụ, tiền thưởng) của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi phí theo quy định hiện hành theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất do Công ty chịu. * Về tiền lương của công nhân sản xuất: Sau khi đã có tổng quỹ lương khoán theo định mức. Kế toán tập hợp bảng chấm công của các tổ để xác định tổng số điểm của toàn bộ công nhân sản xuất, cán bộ Nhà nước. Ví dụ: Bảng chấm công (trích) của bộ phận ép sấy đứng tháng 10/2005 như sau: Nhà máy gạch ốp lát Granit Bộ phận: ép sấy đứng Bảng chấm công Tháng 10/2005 STT Họ và tên Cấp bậc hoặc chức vụ 1 2 ... 30 31 Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian ... ... 1 Nguyễn Văn Vĩnh Tổ trưởng 18 18 450 25 2 Trần Xuân Mạnh Tổ viên 10 10 232 23 3 Đỗ Việt Hoàn Ca trưởng 10 10 276 25 4 Nguyễn Văn Tuấn Tổ viên 11 10 289 26 ... ... Cộng: 20 người 480 Số điểm mà người công nhân đạt được trong ngày (tháng) phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Vị trí của người công nhân đó trên dây chuyền công nghệ . 2. Vị trí làm việc của người công nhân trong công đoạn đó . 3. Số giờ công nhân làm việc trong ngày 4. Số ngày công . 5. Hệ số bình xét : + Xuất sắc: Tổng số điểm chia lương cuối cùng = 1,1 x số điểm tháng + Hoàn thành nhiệm vụ: Tổng số điểm chia lương = 1 x số điểm tháng + Không hoàn thành nhiệm vụ: Tổng số điểm chia lương = 0,9 x số điểm tháng Dựa vào bảng chấm công, tổng quỹ lương tháng được duyệt, tuỳ thuộc vào hệ số lương cơ bản, số ngày công, số công điểm của từng người để tính lương cho từng công nhân Tiền lương phải trả 1 CN tháng = Tiền lương sản phẩm 1CN + Tiền lương, tiết kiệm vật tư, phẩm cấp + Lương phụ Trong đó: Tiền lương sản phẩm 1CN = x Số điểm 1CN Tiền thưởng, tiết kiệm vật tư, phụ cấp = x Số điểm CNi x Hệ số TKVT CNi Những ngày nghỉ chế độ như nghỉ tết, nghỉ phép, hội họp, học tập... (nằm trong lương phụ) của công nhân được trả lương theo công nhật và mức lương bình quân ngày được tính như sau: Mức lương bình quân ngày = Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho từng công nhân, kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng bình quân. Ví dụ: Bảng thanh toán lương của bộ phận ép, sấy đứng tháng 2 như sau: (Trích). Nhà máy gốm Granit Bộ phận: ép, sấy đứng Bảng thanh toán tiền lương Tháng 10/2005 STT Họ và tên Lương cơ bản Ngày công Số điểm Hệ số TKVT Điểm TKVT Lương SP TKVT Tổng 1 Nguyễn Văn Vĩnh 2,02 450 1 45- 1.399.169 455.331 1.854.500 2 Trần Xuân Mạnh 2,33 23 232 1 232 721.349 234.748 956.097 3 Đỗ Việt Hoàn 1,72 25 276 1 276 858.157 279.269 1.137.426 4 Nguyễn Văn Tuấn 1,72 26 289 1,5 433,5 898.578 438.635 1.337.213 Cộng 21.557.6, Từ bảng thanh toán tiền lương từng tổ kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho toàn Nhà máy trong từng tháng. Ví dụ: tháng 10/2005 (trích) Công ty Cosevco 7 Nhà máy gạch ốp lát Granit Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương Tháng 10/2005 STT Bộ phận Lương CB Tiền lương phải trả Tạm ứng BHXH BHYT Tiền nhà Tổng Còn được lĩnh 1 Nghiền sấy 55.81 35.056.771 10.100.000 401.832 80.366 2 ép, sấy đứng 30,21 21.557.632 9.200.000 217.512 43.502 3 Lò nung 74,77 55.494.757 18.800.000 538.344 107.669 4 Tổ mài 91,19 43.356.154 26.000.000 656.568 131.314 5 Cơ điện 21,82 16.645.852 8.100.000 157.104 31.421 6 VSCN 9,01 3.132.161 1.600.000 64.872 12.974 7 Cán bộ PX 25,12 20.673.518 9.200.000 180.864 36.173 8 Thí nghiệm 27,98 17.685.381 7.700.000 201.456 40.291 Cộng 335,91 213.602.229 90.700.000 2.418.552 483.710 * Về các khoản trích theo lương: Theo chế độ hiện hành các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chịu được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định đưa vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay, khoản chi phí BHXH theo quy định của Nhà nước, Công ty đang áp dụng thì việc trích lập quỹ BHXH được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ 15% trên quỹ tiền lương cơ bản, của công nhân sản xuất trong tháng. Quỹ BHXH được thiết lập để tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Quỹ BHXH được phân cấp quản lý sử dụng: một bộ phận được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để chi cho các trường hợp quy định, một bộ phận để chi tiêu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0629.doc
Tài liệu liên quan