Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần Gas Petrolimex

Lời mở đầu Ngày nay thị trường là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải gắn liền với thị trường. Các doanh nghiệp cùng một lúc phải chịu sự chi phối của các quy luật thị trường như quy luật cung, cầu, quy luật cạnh tranh … đứng trước những thử thách của nền kinh tế thị trường “Đẩy mạnh tiêu thụ tức là tồn tại và phát triển”. Trong đơn vị kd thương mại, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng và là khâu quan trọng nhất trong quá trình luân chuyển hàng hoá.

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần Gas Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hoá phản ánh toàn bộ công sức và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong kỳ kế toán.Trong tình hình kinh tế năng động như ngày nay,kết quả tiêu thụ hàng hoá không đơn thuần là việc thực hiện các giao dịch để bán được hàng mà đó còn là kết quả của việc phản ánh và ghi chép một cách khoa học và hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm quản lý chặt chẽ,hiệu quả quá trình tiêu thụ.Điều này đã nói lên được vai trò có ý nghĩa vô cùng quan trọng của kế toán trong việc tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần Gas Petrolimex, em đã thấy được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, nghiệp vụ bán hàng được diễn ra thường xuyên, liên tục và trong quá trình phản ánh các nghiệp vụ phát sinh cũng có khá nhiều vấn đề được đặt ra. Nhận thấy giữa lý thuyết và thực hành có những sự khác biệt, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần Gas Petrolimex” cho báo cáo thực tập của mình. Qua đó, em có thể tìm hiểu sâu sắc hơn công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp thương mại. Báo cáo thực tập của em, ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh thương mại. Chương II: Thực tế tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo và tập thể các cô chú, anh chị phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2007 Chương 1 Lý luận chung về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh thương mại 1. Khái niệm và đặc điểm của các đơn vị kinh doanh thương mại. 1.1. Khái niệm Ngày nay, khi trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao, giai đoạn sản xuất và giai đoạn phân phối đang dần được thực hiện một cách độc lập thì vai trò của các đơn vị kinh doanh thương mại ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Hoạt động KD thương mại phát triển sẽ giúp cho giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ được thực hiện nhịp nhàng và nhanh chóng. Tổng giá trị của cải trong xã hội ngày càng lớn sẽ tạo ra nguồn tích luỹ vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.Chính vì vậy,trong những năm gần đây, cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hàng loạt các đơn vị KD thương mại ra đời và trở thành cầu mối quan trọng cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.2. Đặc điểm: Đối với một đơn vị kinh doanh thương mại, đặc trưng cơ bản và chủ yếu nhất đó là thực hiện luân chuyển hàng hoá. Luân chuyển hàng hoá trong đơn vị kinh doanh thương mại được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn mua hàng: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình luân chuyển hàng hoá, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán tiền hàng giữa người mua và người bán về giá trị hàng hoá được thực hiện. Thông qua giai đoạn mua hàng, vốn của DN được chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá, doanh nghiệp được nắm quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung cấp. điểm khác biệt giữa đơn vị KD thương mại với các đơn vị sản xuất khác đó là hàng hoá được đơn vị kinh doanh thương mại mua về không qua chế biến làm thay đổi hình thái vật chất mà được dự trữ để bán cho các đơn vị làm dầu vào cho quá trình sản xuất hoặc phân phối tới tay người tiêu dùng. Giai đoạn bán hàng: Đây là khâu cuối trong quá trình hoạt động của đơn vị KD thương mại. Thông qua quá trình này, giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện, vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ).DN thu hồi được bỏ vốn ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng hoạt động kinh doanh. 1.3. Quản lý công tác bán hàng trong đơn vị KD thương mại. 1.3.1 Tiêu thụ hàng hóa(TTHH) và vai trò của bán hàng trong đơn vị kd thương mại. TTHH chính là giai đoạn bán hàng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá. Nó là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, chuyển hoá vốn doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. TTHH có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình hoạt động của đơn vị kinh doanh thương mại. Có tiêu thụ được hàng hoá, đơn vị mới có vốn để tiến hành mở rộng qui mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường phân phối … Mặt khác tiêu thụ hàng hoá được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học sẽ giúp cho quá trình luân chuyển vốn diễn ra nhanh chóng, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vì thế sẽ phát huy được hiệu quả và đem lại những lợi ích kinh tế lớn cho doanh nghiệp. 1.4. Xác định kết quả bán hàng trong đơn vị kinh doanh thương mại Kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại là chỉ tiêu hiệu quả hoạt độnglưu chuyển hàng hoá.Phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ của DN và phần mà đơn vị nhận được sau một kỳ hoạt động. Như vậy, kết quả hoạt động KD của đơn vị thương mại chính là kết quả tiêu thụ hàng hoá. - Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoá đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc… - Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ nhằm xác định chính xác kết quả bán hàng. - Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi quản lý tiền hàng, quản lý công nợ, theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, lô hàng, thời hạn thanh toán và tình hình trả nợ … - Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoảnchi phí bán hàng, chi phí quản lý chung thực tế phát sinh và phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, lằm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. - Cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Tổ chức kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá(TTHH) 2.1. Thủ tục chứng từ * Chứng từ sử dụng TTHH là một nghiệp vụ quan trọng, nó đòi hỏi hệ thống các chứng từ ban đầy phải được ghi chép đầy đủ, chính xác. Đối với nghiệp vụ tiêu thụ, chứng từ được sử dụng chủ yếu các loại hoá đơn. Hoá đơn là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hoá cho người mua. Mặt khác, hoá đơn là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán. - Đối với các cơ sở KD tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, đơn vị phải sử dụng tại các cơ sở, tổ chức kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán hàng với khối lượng nhỏ (bán lẻ). - Đối với các cơ sở kinh doanh tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dich vụ, đơn vị sử dụng hoá đơn bán hàng theo mẫu: + Hoá đơn bán hàng mẫu 02 – GTTT/3LL: áp dụng khi đơn vị bán hàng với khối lượng lớn. + Hoá đơn bán hàng mẫu 02 – GTTT/2LN: áp dụng khi đơn vị bán hàng với khối lượng nhỏ. * Quá trình luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng, các đơn đặt hàng, yêu cầu mua hàng, phòng cung ứng hoặc phòng kinh doanh tiến hàng lập hoá đơn bán hàng. Hoá đơn được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần): liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua hàng, liên 3 dùng cho nội bộ đơn vị làm chứng từ thu tiền và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Ngoài ra, trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, kế toán còn căn cứ vào một số các chứng từ khác như: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, bảng kê mua hàng, hợp đồng kinh tế, các chứng từ liên quan đến thuế, phí, lệ phí, các chứng từ về tiền như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có… 2.2 Kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá * Phương pháp xác định giá vốn hàng tiêu thụ Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện nay, các đơn vị có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để xác định giá vốn hàng hoá tiêu thụ: Phương pháp giá thực tế xuất kho + Giá thực tế bình quân: Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực thu mua hàng hoá và số lượng hàng hoá mua để xác định giá đơn vị bình quân. Có 3 cách để tính đơn giá bình quân: * Giá thực tế bình quân đầu kỳ hay cuối kỳ trước Công thưc tính: Trị giá hàng hoá cuối kỳ trước (đầu kỳ này) Giá đơn vị = bình quân Số lượng tồn kho hàng hoá cuối kỳ trước (đầu kỳ này) * Giá thực tế bình quân gia quyền (hoặc bình quân cả kỳ sự trữ) Công thức tính: Giá thực tế HH tồn đầu kỳ+Giá thực tế HH nhập trong kỳ Giá thực tế BQ = cả kỳ dự trữ Số lượng HH tồn đầu kỳ+Số lượng HH nhập trong kỳ *Giá thực tế bq sau mỗi lần nhập hay giá thực tế bình quân liên hoàn Theo phương thức này, cứ sau mỗi lần nhập kho, giá trị hàng hoá lại được tính toán lại theo giá bình quân và giá này được sử dụng để làm đơn giá cho số hàng khi ngay sau lần nhập kho đó. + Giá thực tế nhập trước – xuất trước (phương pháp FIFO) Phương pháp này được thực hiện với giả định hàng hoá nào vào nhập kho trước tiên thì sẽ được xuất kho sớm nhất. + Giá thực tế nhập sau – xuất trước (Phương pháp FIFO) Theo phương pháp này, hàng hoá được tính giá thực tế xuất khi trên cơ sở giả định lô hàng nào nhập vào sau sẽ được xuất bán trước. + Giá thực tế đích danh: Phương pháp này thích hợp với các đơn vị có điều kiện bảo quản riêng cho từng lô hàng nhập kho, vì vậy khi xuất kho lô hàng nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô hàng đó. + Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kỳ Trong điều kiện các đơn vị kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá, giá trị thấp, lại được xuất thường xuyên, việc kiểm kê từng nghiệp vụ xuất hàng gây tốn kém, đơn vị có thể tính giá cho số lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ, từ đó mới xác định giá trị thực tế hàng hoá xuất trong kỳ. Phương pháp giá hạch toán CK, kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá hạch toán về giá thực tế theo công thức: Giá thực tế = Giá hạch toán hàng Hệ số giá Hàng hoá xuất kho hoá xuất kho * hàng hoá Trong đó, hệ số giá hàng hoá được tính bằng công thức: Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá hàng hoá = Giá hạch toán hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ * Hệ thống sổ sách chi tiết Để ghi chép và phản ánh chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, đơn vị kinh doanh có thể sử dụng các loại sổ sách kế toán chi tiết như: - Sổ chi tiết hàng hoá: Bao gồm: + Sổ kho (Thẻ kho) + Sổ chi tiết được mở và ghi theo pp hạch toán chi tiết hàng tồn kho như pp thẻ song song, pp sổ đối chiếu luân chuyển pp sổ số dư. - Sổ chi tiết giá vốn hàng bán (mở cho tài khoản 632) dùng để theo dõi giá vốn hàng hoá xuất bản. - Sổ chi tiết bán hàng (mở cho tài khoản 511, 512): Sổ này được dùng để theo dõi giá vốn hàng hoá xuất bán. - Sổ chi tiết bán hàng (mở cho tài khoản 511,512): Sổ này được dùng để mở cho từng loại hàng bán trên cơ sở hoá đơn xuất ra khi bán hàng như giấy báo chiết khấu, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại, kê khai thuế. Số lượng sổ chi tiết được mở tuỳ thuộc vào các đối tượng cần theo dõi. Các sổ chi tiết bán hàng bao gồm: + Sổ chi tiết bán hàng mở cho từng loại hàng hoá. + Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng - Sổ chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (mở chi tiết cho tài khoản 641 và 642): Số này được dùng để ghi chép và theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá đơn vị. 2.3. Tổ chức kế toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá. 2.3.1. Kế toán tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp áp dụng pp kê khai thường xuyên. * Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TKnày dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và CCDV của DN. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: - Số thuế TTĐB,thuế XK phải nộp tính trên DT bán hàng thực tế trong kỳ kế toán. - Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ. - KC doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Bên có: - DT bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 511 được chi tiết thành 4 tài khoản cấp II: - Tài khoản 511.1,511.2,511.3,511.4 Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sp, hh, dv tiêu thụ trong nội bộ DN. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số hàng hoá tiêu thụ nội bộ. - Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” Bên có: Tổng số DT bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ có 3 tài khoản cấp II - Tài khoản 512.1 ,512.2,512.3, Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại.TK này dùng để phản ánh khoản triết khấu thương mại và doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua – bán hàng hoá. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định DT thuần của kỳ hạch toán. Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại có 3 tài khoản cấp II - Tài khoản 521.1, 521.2, 521.3 Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số hàng hoá đã bán ra. Bên có: - Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản “Doanh thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên Nợ: - Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng Bên Có: - Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản “Doanh thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu chưa thực hiện trong kỳ kế toán Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên Nợ: - Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản “Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản “Doanh thu hoạt động tài chính” Bên Có: - Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ kế toán. Số dư bên Có: Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán. Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng hoặc hàng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Tài khoản 156 – Hàng hoá Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 156.1, 156.2 Tài khoản 157 – Hàng gửi bán Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, hàng hoá gửi bán đạilý, ký gửi. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán TK này dùng để phản ánh trị giá vốn hàng hoá, dịch vụ bán trong kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh: Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có: - Giá vốn hàng bán bị trả lại - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, dịch vụ hoàn thành đã được xác định tiêu thụ vào bên Nợ tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp kế toán - Kế toán bán buôn hàng hoá + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp TK 511 TK 111,112,131 TK 1561 TK 632 (1a) (2) (1b) TK 3331 Sơ đồ 1 (1a) Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương phpá trực tiếp. (1b) Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (2) Trị giá vốn hàng xuất bán + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức gửi bán hàng hoá TK 1561 TK 157 TK 623 TK 511 TK 111.112.131 (1) (3) (2a) (2b) TK 3331 (1) Xuất kho hàng hoá gửi bán 2(a) ,2(b)Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với đơn vị tính thuế GTGT theo PP trực tiếp và phương pháp khấu trừ. (3) Trị giá vốn hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ Sơ đồ 02 + Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán TK 111,112 TK 11,112,331 TK 157 TK 551 TK 111,112,131 (1a) (3) (2a) TK 133 (2b) TK 632 TK 3331 (1b) Sơ đồ 03 (1a) Hàng hoá sau khi mua được chuyển đi gửi bán ngay. (1b) Hàng hoá sau khi mua được xác định tiêu thụ ngày (giao hàng tay ba) (2a), (2b) Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với đơn vị tính thuê GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. (3) Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp - Kế toán bán lẻ hàng hoá + Bán lẻ tại các cửa hàng TK 1561 (kho chính) TK 1561 (Kho CH) TK 632 TK 511 TK 111,112 (1) (3) (2a) (2b) TK 3331 Sơ đồ 04 (1) Chuyển hàng từ doanh nghiệp đến các cửa hàng (2a), (2b) Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. (3) Trị giá vốn hàng bán + Bán hàng đại lý, ký gửi: ở đơn vị giao đại lý: TK 156 TK 157 TK 632 (1) (3) TK 511 TK 111,112,131 (2a) (2b) TK 3331 Sơ đồ 05 (1) Gửi hàng cho các đại lý nhờ bán (2a), (2b) Ghi nhận doanh thu số gửi đại lý được xác định là tiêu thụ ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. (3) Trị giá vốn của số hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ. + Trường hợp xuất hàng để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên, xuất hàng để biếu tặng, quảng có, chào hàng, khuyến mại, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xuất dùng trong nội bộ không phục vụcho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. TK 1561 TK 632 TK 512 TK 641, 642 (1) (2a) TK 334, 431 (2b) TK 331 Sơ đồ 06 (1) Trị giá vốn của hàng xuất dùng (2a) Hàng xuất dùng cho khuyến mại, quảng cáo, tiêu dùng nội bộ. (2b) Xuất hàng trả lương cho công nhân viên, xuất tiêu dùng nội bộ được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi. 3. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá Kết quả tiêu thụ hàng hoá hay kết quả hoạt động kinh doanh thương mại là kết quả cuối cùng của hoạt động trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp xác định trong thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Kết quả đó được xác định theo công thức. Lãi nộp về bán hàng DT thuần về bán hàng và Giávốn = - Và cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ hàng bán LN thuần từ Lãi gộp về Thu nhập Chi phí CP CP = + - - - HD KD BH& CCDV hoạt động TC hoạt động TC BH QLDN Trong đó: * Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – các khoản giảm trừ doanh thu. * Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: - - Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt. - Hàng bán bị trả lại:Là giá trị của số hàng đã được coi là TT nhưng người mua từ chối,trả lại do vi phạm hợp đồng đã ký kết về chủng loại,chất lượng. - Chiết khấu thương mại: Là khoản người bán thưởng cho người mua do mua hàng với khối lượng lớn trong một đợt hoặc thời gian ngắn. - -Thuế TTĐB: Là số thuế đánh vào các mặt hàng chịu thuế TTđb. - Thuế xuất khẩu: Là số thuế đánh vào các mặt hàng xuất khẩu. - Thuế giá trị gia tăng: áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. * Giá vốn hàng bán = giá mua hàng hoá tiêu thụ trong kỳ + chi phí thu mua phân bố cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. * Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá. * CPQL doanh nghiệp là toàn bộ chi phí chung phát sinh trong quá trình hoạt động của DN mà không thể tách riêng ra bất kỳ hoạt động nào. 4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 4.1. Kế toán chi phí bán hàng * Tài khoản sử dụng Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng TKnày dùng để phản ánh các chi phí thực tế ps trong quá trìnhTTHH Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: Tập hợp các chi phí ps liên quan đến quá trình TTHH , dịch vụ. Bên Có: KC CPBH vào tài khoản. Xác định KQ KD đểtính KDKD trong kỳ. Tài khoản 641 cuối kỳ không có dư. Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 641.1,641.2,641.3,641.4,641.5,641.6,641.7,641.8 Trình tự kế toán 334,338 214 142,242,335 512 3331 111,112,141,331 133 Chi phí vật liệu, CCĐC Chi phí vật liệu, CCĐC theo lương 111,112,152 Chi phí phân bổ dần Chi phí trả trước Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nôị bộ 133 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 111,112 Các khoản thu giảm 911 Kết chuyển chi phí bán hàng 142 641- chi phí BH Sơ đồ 07 4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Tài khoản sử dụng Tài koản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp TK này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí QL doanh nghiệp được kết chuyển vào tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” hoặc tài khoản “Chi phí trả trước” để tính kết quả kinh doanh cuối kỳ kế toán. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 642.1,642.2,642.3,642.4,642.5,642.6,642.7,642.8 Trình tự kế toán 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp 334,338 214 142,242,335 3353 Chi phí vật liệu, CCĐC Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương 111,112,152 133 Chi phí khấu hao TSCĐ Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 111,112 Các khoản thu giảm chi K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 142 (1422) Chi phí phân bổ dần CP trả trước Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 139 Chi phí quản lý cấp dưới phải nộp cho cấp trên theo quy định Dự phòng phải thu khó đòi 111,112,141,331 333 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Thuế môn bài, tiền thuế đất phải nộp NSNN 911 139 Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết lớn 133 Sơ đồ 08 4.3. Kế toán chi phí tài chính * Tài khoản sử dụng Tài khoản 635 – Chi phí tài chính Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ:- Các khoản chi phí của hoạt động tài chính - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế tỏng kỳ và chênh lệch tỷ do do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại lệ. - Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán - CP đất chuyển nhượng, cho thuê cơ cở hạ tầng được xác định là TT Bên Có: - Hoà nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 – không có số dư cuối kỳ. 4.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính * Tài khoản sử dụng Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của DN Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: -Số thuế GTGT phải nộp tính theo pp trực tiếp (nếu có) - KC doanh thu hđ tài chính thuần sang tk “Xác định kết quả KD”. Bên Có: - Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ 4.5. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh * Tài khoản sử dụng Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ Bên Có: - Doanh thu thuần về số hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trongkỳ - Thu nhập hoạt động tài chinh s - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ 632 635 641 642 Kết chuyển giá vốn của hàng hoá 511 K/c doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển chi phí bán hàng K/c doanh thu hoạt động tài chính 511 142 (1422) CPBH chờ kết chuyển Phân bổ CPBH CPQLDN chờ kết chuyển K/c chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển lỗ 421 Kết chuyển lãi * Trình tự kế toán 911 – xác định kết quả kinh doanh `` Sơ đồ 9 chương ii Thực tế tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần gas petrolimex 1. Tổng quan về công ty cổ phần gas petrolimex 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Gas Petrolimex Tiền thân của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là Công ty Gas – trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1653 – 1998/QĐ/BTM ngày 25/12/1998 của Bộ Thương Mại. Năm 1999, công ty chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một DN nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân theo luật định và thực hiện hạch toán kinh tế độc lập với số vốn ban đầu hơn 200 tỷ đồng. Ngoài trụ sở chính của công ty đặt tại 775 - đường Giải Phóng – Hà Nội và các chi nhánh tại TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ, cty còn có mang lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua các công ty KD xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và hệ thống các Tổng đại lý, đại lý của Gas Petrolimex. Mặc dù là một DN trẻ song chỉ vài năm hoạt động công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế vững chắc trong lĩnh vực DN Gas hoá lỏng trên thị trường VN Không dừng lại ở những thành quả đã đạt được,năm 2005 cùng với sự chỉ đạo của Tổng cty xăng dầu Việt Nam và sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên trong cty,cty Gas đã tiến hành cổ phần hoá theo quyết định 1669 – 2003/QĐ/BTM của BộThương Mại và đổi tên thành cty cổ phần Gas Petrolimex. Năm 2005 được xem như một dấu mốc quan trọng trogn quá trình phát triển của CTCP Gas Petrolimex, đồng thời nó cũng tạo ra những triển vọng KD mới cho một công trẻ năng động, sáng tạo trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam và Thế giới. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu Gas và các dịch vụ kèm theo cho sản xuất và đời sống nhân dân nhằm mang lại hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn, tạo lợi nhuận, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên chức toàn công ty, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Công ty có các chức năng: - Xuất nhập khẩu và kinh doanh Gas hoá lỏng (LPG) - Kinh doanh kho bãi,vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện - Tư vấn đầu tư,chuyển giao công nghệ,bảo dưỡng,sửa chữa,lắp đặt &các DV thương mại và DV liên quan đến phục vụ KD gas theo quy định của pháp luật. Chi nhánh Hải Phòng đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban tổng giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng Công nghệ đầu tư Phòng Kế toán tài chính Phòng quản lý kỹ thuật Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Đà Nẵng Kho Gas Đức Giang Hà Nội Hệ thống cửa hàng bán lẻ Hà Nội Sơ đồ 10: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần gas petrolimex 1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua 1.3.1. Thuận lợi - Có hệ thống mạng lưới kho đầu mối sức chứa lớn, được đầu tư hiện đại tại các miền và hệ thống phân phối của Petrolimex trên phạm vi toàn quốc đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. - Xây dựng được thương hiệu sản phẩm Gas Petrolimex và tạo dựng được uy tín đối với khách hàng thông qua công tác đảm bảo nguồn hàng, công tác tiếp thị, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng … - Nắm giữ thị phần lớn trên thị trường, tích luỹ được kinh nghiệm trên các loại hình kinh doanh, không ngừng nghiên cứu để đa dạng hoá loại hình kinh doanh. - Tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng LPG ngày càng tăng tạo điều kiện để Gas Petrolimex phát triển thị trường. - Có đội ngũ cán bộ am hiểu về ngành hàng, nhiệt huyết đoàn kết cùng nhau góp sức cho sự phát triển của công ty. 1.3.2. Khó khăn - Tình hình giá LPG Thế giới (CP) thường xuyên biến động gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Công ty có hệ thống kho, bể có sức chứa lớn nên khi giá gas Thế giới giảm mạnh công ty phải đối mặt với tình trạng giảm giá hàng thu nhập mua, gây thiệt hại hàng tỷ đồng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Ngược lại, tình hình CP tăn._.g mạnh trong năm qua đã tác động không nhỏ đến tâm lý của người tiêu dùng, giá gas liên tục tăng nhanh sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng gas, hình thành các xu hướng tiêu dùng các loại nhiên liệu khác có chi phí thấp hơn. Các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh gas được thành lập ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp này giành giật thị trường Việt Nam thông qua sự đầu tư tài chính lớn như thực hiện các đợt khuyễn mãi phụ kiện, giảm giá đặt cọc vỏ bình … Công ty Gas còn phỉa cạnh tranh gay gắt với các hãng kinh doanh khác, đặc biệt là các đơn vị trực thuộc Petro Việt Nam với những ưu đãi về nguồn hàng và không phải nhập khẩu trong mọi tình huống. - Số lượng khách hàng công nghiệp của công ty ngày càng nhiều trong khi đó chính sách tổ chức thu hồi công nợ chưa hoàn chỉnh đã đặt doanh nghiệp trước tình hình công nợ bán hàng ngày càng cao ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Tình hình sang nạp trái phép của các cá nhân đã tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty khi các cá nhân này sử dụng vỏ bình gas của Petrolimex để sang nạp trái phép. Mặc dù tình trạng này đang diễn ra khá bức xúc song cho tới nay việc quản lý của Nhà nước về vấn đề chưa thực sự chặt chẽ. 1.3.3. Kết quả đạt được Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn xong cty vẫn luôn chiếm lĩnh được vị trí cao về nắm giữ thị phần LPG trên toàn quốc.Với việc thực hiện các chính sách thích hợp nhằm tăng slượng và doanh số bán, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, kết quả kinh doanh vì thế không ngừng được cải thiện qua các năm: Đơn vị tính: Đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng số vốn - Vốn lưu động - Vốn cố định 2. Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả - Nguồn vốn chủ sở hữu 426.871.034.036 210.165.402.418 216.708.631.618 426.871.034.036 274.630.279.328 152.240.754.708 100 49,2 50,8 100 64,3 35,7 497.998.293.418 252.001.004.216 245.997.289.202 497.998.293.418 335.453.184.947 162.545.108.471 100 50,6 49,4 100 67,4 32,6 Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2005 so với 2004 Số tuyệt đối % 1. Sản lượng xuất bán 2. Doanh thu thuần BH & CCDV 3. Giá vốn hàng bán 4. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 5. Doanh thu hoạt động tài chính 6. Chi phí hoạt động tài chinh s 7. CPBH & QLDN 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9. Thu nhập khác 10. Chi phí khác 11. Lợi nhuận khác 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 14. Lợi nhuận sau thuế Tấn Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 105,000 636,957 533,710 103,247 2,045 1,823 79,079 24,390 5,857 2,826 3,031 27,421 8,775 18,647 113,000 799,758 684,217 115,541 1,707 3,286 87,278 26,684 1,413 644 769 27,453 27,453 8,000 162,801 150,507 12,294 338 1,463 8,199 2,293 - 4,444 - 2,182 - 2,252 31 8,806 108 126 128 112 83 180 110 109 24 23 25 100 147 Qua bảng số liệu có thể nhận thấy sau khi được cổ phần hoá, vốn của công ty tiếp tục được mở rộng (năm 2005 tăng 70 tỷ so với năm 2004). Trong đó cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định được giữ ở mức cân bằng. Tỷ lệ vốn hiện tại của công ty phần nào phản ánh đúng đặc trưng của đơn vị. Mặc dù là đơn vị kinh doanh thương mại song do đặc trưng và đòi hỏi của ngành hàng nên công ty phải tập trung nhiều vốn để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống các kho cảng xưởng sản xuất, xe chuyên dụng … phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó tỷ lệ vốn cố định của công ty chiếm xấp xỉ 1/2 số vốn hiện có. Tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất chủ yếu được tập trung trong giai đoạn đầu, sau khi đi vào hoạt động ổn định cơ cấu này sẽ có sự thay đổi phù hợp hơn theo hướng nâng cao tỷ trọng vốn lưu động để có thể phát huy hiệu quả sử dụng vốn một cách linh hoạt hơn. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng được duy trì tương đối ổn định trong đó khả năng tự chủ của công ty được duy trì ở mức trên 30%. Sở dĩ tỷ trọng nợ phải trả tương đối cao là do trong quá trình hoạt động, công ty phải thực hiện các nghiệp vụ nhập hàng LPG với giá trị lớn dẫn đến công ty nợ lớn. Tuy nhiên với kết quả hoạt động kinh doanh cùng uy tín của mình công ty luôn nhận được sự tin tưởng và hợp tác của các nhà cung cấp để quá trình kinh doanh được diễn ra một cách liên tục và thuận lợi. Với việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng cáo tỷ suất lợi nhuận/vốn, hoàn thiện cơ chế kinh doanh và tiết kiệm chi phí, kết quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2005 công ty đã đạt được lợi nhuận là 27 tỷ đồng vượt 8% kế hoạch, tăng 47% so với năm 2004. Với những kết quả đạt được như trên, trong thời gian tới công ty hoàn toàn có thể thực hiện được các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra như: mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường gas Việt Nam, trở thành một thương hiệu không thể thay thế trong thói quen tiêu dùng của người VN và các bạn hàng công nghiệp... 1.4.Tổng quan về tổ chức bộ máy kế toán tại cty cổ phần Gas Petrolimex. Cty KD mặt hàng mang tính đặc trưng do vậy để có thể phản ánh một cách toàn diện và chính xác hoạt động KD của đơn vị thì chế độ kế toán đòi hỏi phải được thiết kế một cách phù hợp,đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty nói riêng,của Tổng cty xăng dầu nói chung và đảm bảo không trái với chế độ hiện hành Xuất phát từ thực tế và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính tại côngvăn số 7108 TC/CĐKT ngày 27/6/2002, Hội đồng quản trị Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số 480XD – QĐ - HĐQT ngày 29/11/2002 ban hành chế độ kế toán áp dụng tại Tổng cty xăng dầu Việt Nam. 1.41. Hình thức và mô hình tổ chức bộ máy kế toán * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Do công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có các chi nhánh trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ công ty khác nhau nên cty đã lựa chọn tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Các công việc ktoán như phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo kế toán … được thực hiện tại phòng Kế toán – Tài chính Văn phòng công ty và tại phòng Kế toán – Tài chính các chi nhánh. Báo cáo quyết toán toàn cty được lập trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết toán khối văn phòng cty với báo cáo quyết toán của các chi nhánh trực thuộc. * Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy kế toán là điều kiện cần thiết để có thể đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở doanh nghiệp. Thoe hình thức kế toán áp dụng tại công ty, mô hình tổ chức bộ máy kế toán được minh hoạ qua sơ đồ sau: Sơ đồ 11 Kế toán trưởng công ty Phó phòng kế toán công ty Phòng tài chính – kế toán công ty Kế toán tổng hợp Kiểm tra Kế toán Quản trị tài chính Kế toán chi tiết Phòng kế toán chi nhánh Hải Phòng Phòng kế toán chi nhánh Đà Nẵng Phòng kế toán chi nhánh Sài Gòn Phòng kế toán chi nhánh Cần Thơ Nhân viên kinh tế Kho Đức Giang Nhân viên kinh tế các cửa hàng bán lẻ Sơ đồ 11: Bộ máy kế toán tại công ty 1.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Hình thức sổ kế toán mà công ty hiện đang áp dụng là hình thức Nhật ký – Chứng từ. Ngoài các Nhật ký – chứng từ, các bảng kê, công ty còn sử dụng một hệ thống các sổ kế toán chi tiết để theo dõi sát sao tình hình hoạt động của công ty. Với sự trợ giúp của chươngtrình phần mềm kế toán (Fast Accounting), hệ thống sổ sách kế toán của công ty đã thu thập, phân loại và cung cấp cho nhà quản lý rất nhiều thông tin quản trị hữu ích. Các chứng từ gốc Máy tính Bảng kê chứng từ Sổ chi tiết các TK Bảng kê Nhật ký – chứng từ Sổ cái các TK Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Quá trình ghi sổ với sự trợ giúp của máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 12: Kế toán máy Sổ sách kế toán của đơnvị được lưu trữ ở hai dạng: Lưu trữ trên phần mềm máy tính In và đóng thành các tập sổ kế toán 2:Thực tế tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần gas PETROLIMEX 2.1 Hàng hoá và quá trình KD hàng hoá tại CTCP gas petrolimex . - 2.1.1.1. Mặt hàng kinh doanh Mặt hàng kd của công ty là gas hoá lỏng (LPG). LPG là một nguồn nhiên liệu sạch, tiện lợi, nhiều công dụng với tiềm năng và thị trường ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên đây là loại sp dòi hỏi sự đầu tư về mặt kỹ thuật và an toàn cao. Vì vậy, cty luôn chú trọng đầu tư cho những công nghệ mới nhất, kiểm soát an toàn nhất, có cấp độ tự động hoá cao nhất như: hệ thống kiểm soát rò rỉ và đo nhiệt độ, báo cháy tự động, kiểm soát mức LPG trong bồn từ xa với mục đích đem những sp an toàn và tốt nhất đến với khách hàng. - 2.1.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh Hoạt động sản xuất KD của đơn vị được tổ chức một cách chặt chẽ và hệ thống. Theo đó, cty chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về tổ chức hoạt động KD gas, bếp, phụ kiện … trên phạm vi toàn tổng cty, ở thị trường trong và ngoài nước theo nguyên tắc không cạnh tranh nội bộ. Tất cả các nguồn hàng đều do văn phòng công ty tự nhập và xuất trực tiếp cho các chi nhánh. Văn phòng Công công ty Hệ thống cửa hàng bán lẻ Hà Nội Hệ thống cửa hàng bán lẻ Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Cần Thơ Kho Cửa hàng Kho Cửa hàng Kho Cửa hàng Kho Cửa hàng Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức kinh doanh Công ty cổ phần gas petrolimex 2.2 Quá trình thu mua nhập kho hàng hoá * Nguồn hàng Hàng hoá của công ty chủ yếu được mua vào từ hai nguồn: * Nguồn nhập nội: Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất một công ty cung cấp LPG đó là Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí Dinh Cố đặt tại Vũng Tầu. * Nguồn nhập ngoại :Hình thức nhập khẩu chủ yếu mà cty đang áp dụng là nhập khẩu trực tiếp. Cty đã đạt được mối quan hệ mua bán với nhiều cty của nhiều quốc gia trên thế giới như: công ty Kenyon – engineering của Nhật Bản, công ty Comap của Pháp, công ty Samjin của Hàn Quốc, công ty Cavagna của Singapore…. * Phương pháp tính giá hàng mua Tuỳ theo nguồn hàng công ty sẽ tiến hành xđ giá trị hàng nhập mua. - Đối với hàng mua trong nước Giá thực tế giá mua ghi chiết khấu thương mại hoặc giảm giá = - Hàng nhập trên hoá đơn hàng mua (nếu có) Trong đó, giá mua ghi trên hoá đơn là giá không bao gồm thuế GTGT. - Đối với hàng nhập khẩu Trong qtrình thoả thuận ký các hợp đồng nhập khẩu, cty sử dụng 2 loại Giá hàng hoá ghi trên chi phí vận chuyển Giá FOB = + hợp đồng qua lan can tầu Giá CFR = Giá FOB + F (cước phí vận chuyển) Trong quá trình giao nhận và thanh toán tiền hàng, nhiều khoản chi phí phát sinh nên khi tính trị giá mua hàng nhập khẩu thực tế, công ty thường tính như sau: Trị giá mua thực tế hàng nhập khẩu = Giá thực tế thanh toán với người bán + TNK + Bảo hiểm phụ thu (nếu có) + Cước phí vận chuyển (nếu có) Trong đó Giá thực tế thanh toán với người bán = Giá ghi trên hợp đồng thực tế phải thanh toán (FOB hoặc CFR) X Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế 2.3. Hạch toán kho hàng hoá Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để theo dõi và ghi chép sự biến động nhập – xuất – tồn hàng hoá. Theo phương phpá này, khi có các nghiệp vụ nhập – xuất hàng hoá, phòng kd của cty sẽ phát hành các chứng từ nhập – xuất trên máy vi tính và in ra giấy. Thông qua chương trình kế toán máy, số liệu về hàng hoá nhập xuất được kết xuất ngày sang sổ chi tiết hh để kế toán chi tiết hàng hoá theo dõi. Các chứng từ sau đó được chuyển cho thủ kho để thủ kho thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất và ghi thẻ kho. Cuối tháng, kế toán chi tiết hàng hoá sẽ đối chiếu số liệu trên số kế toán chi tiết hh với thẻ kho, tổng hợp số liệu, lập phiếu kế toán để tính goá thực tế hh, lập bảng tổng hợp nhập – xuất tồn hàng hoá. Quá trình hạch toán chi tiết hàng hoá được mô tả qua sơ đồ sau: Phiếu nhập kho – phiếu xuất kho Sổ kế toán chi tiết hàng hoá Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho hàng hoá Sổ kế toán tổng hợp về hàng hoá Thẻ kho Sơ đồ 14: Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song 3. Thực tế tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần gas petrolimex 3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán * Chứng từ và luân chuyển chứng từ Trong các trường hợp tiêu thụ hàng hoá, chứng từ được sử dụng chính là hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu 01 GTKT/3LL). Hoá đơn giá trị gia tăng là chứng từ quan trọng đối với nghiệp vụ bán hàng. Căn cứ vào đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết với khách hàng phòng KD lập hoá đơn giá trị gia tăng để ghi nhận số hàng xuất bán. Hoá đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần): Liên 1 lưu tại phòng KD, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 được chuyển cho kế toán tiêu thụ hàng hoá để theo dõi nghiệp vụ bán hàng và các khoản phải thu khách hàng. Tuy nhiên, thời điểm phát hành hoá đơn có một số khác biệt trong mỗi phương thức bán hàng. P Đối với phương thức bán buôn cho các tổng đại lý, đại lý trong và ngoài ngành: hoá đơn GTGT được lập ngay khi xuất hàng bán cho các đại lý, tổng đại lý. P Đối với các khách hàng công nghiệp: Căn cứ vào bien bản giao nhận hàng hoá, chứng từ thư giám định về khối lượng hàng nhận, phòng KD tổng hợp toàn bộ số hàng đã xuất cho khách hàng trong tháng để lập hoá đơn GTGT một lần vào cuối tháng. P Đối với phương thức bán buôn cho các chi nhánh: Căn cứ vào biên bản giao nhận và chứng thư giám định về khối lượng hàng nhận do chi nhánh chuyển về phòng KD văn phòng cty xuất hoá đơn GTGT cho chi nhánh. P Đối với phương thức bán lẻ cho các cửa hàng trực thuộc: Nhân viên bán lập hoá đơn giá trị gia tăng khi xuất hàng bán cho khách. Thông qua hệ thống máy tính và mạng máy tính trang bị tại cửa hàng, số liệu về hàng tiêu thụ được chuyển trực tiếp về văn phòng cty. Định kỳ 5 – 10 ngày nhân viên bán hàng chuyển lại hoá đơn GTGT đã lập cho phòng kế toán và phòng KD để phục vụ cho công tác kiểm tra và đối chiếu sau này. P Đối với phương thức xuất khác: + Đối với trường hợp xuất hàng cho vay, cty xuất hàng và viết hoá đơn giá trị gia tăng gửi cho khách hàng khi giao hàng. + Đối với trường hợp tiêu dùng nội bộ, phòng KD vẫn viết hoá đơn GTGT khi xuất hàng hoá để tiêu dùng, tuy nhiên trong hoá đơn GTGT, gạch bỏ dòng thuế GTGT, chi ghi dòng giá thanh toán là giá vốn của hàng. * Tài khoản sử dụng * Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Theo hệ thống tài khoản của Tổng côngty, doanh thu bán hàng – Gas, bếp & phụ kiện của công ty được mã hoá thành TK 51115. * Tài khoản 512 “doanh thu nội bộ” Tài khoản này được công ty sử dụng theo mã tài khoản 512215 “doanh thu nội bộ – Gas, bếp & phụ kiện” * Tài khoản 156 “hàng hoá” Trong đó chi tiết tại cty là tk 1565 “hàng hoá - Gas, bếp & phụ kiện” Tài khoản này có 2 tài khoản chi tiết: + TK 1561 – giá hạch toán + TK 15652 – chênh lệch giá vốn và giá hạch toán * Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán” GV hàng bán được cty theo dõi trên tài khoản 632115 “giá vốn – gas, bếp & phụ kiện” Các tài khoản trên được theo dõi chi tiết theo mã mặt hàng kinh doan: gas (GA), bếp (PG) và phụ kiện (PK) Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán cty còn sử dụng một số các tk khác có liên quan như: TK 111, 112, 131, 336, 338, 3331 … * Sổ sách kế toán Sau khi ctừ được cập nhật, nhờ sự trợ giúp của chtrình kế toán máy,số liệu sẽ được kết xuất sang các sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ. - Sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 156, 632 - Các bảng kê: Bảng kê chứng từ xuất, bảng kê số 8 - Nhật ký chứng từ số 8 theo dõi các tài khoản: 511, 512, 156 - Sổ Cái các tài khoản: 511, 512, 156 Bảng kê nhập – xuất – tồn + Hoá đơn giá trị gia tăng + Phiếu xuất kho (Đơn đặt hàng; Biên bản giao nhận hàng hoá; Chứng từ giám định khối lượng hàng nhận …) Máy tính Bảng kê chứng từ xuất hàng Sổ chi tiết các tìa khoản (TK 5115, TK 512215, 632115, 15651) Nhật ký chứng từ số 8 (ghi Có TK 51115, TK 512215, TK 15651, 15652) Sổ Cái TK 5115, 512215 Sổ Cái TK 632115 Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo tiêu thụ hàng hoá Sơ đồ 15: Trình tự ghi sổ kế toán doanh thu và giá vốn Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2006, có các nghiệp vụ xuất hàng hoá tiêu thụ như sau: Nghiệp vụ 1: Ngày 3/1, căn cứ vào yêu cầu mua hàng của tổng đại lý Thành Tâm, phòng KD tiến hành lập hoá đơn giá trị gia tăng số 000094 xuất bán gas bình cho tổng đại lý Thành Tâm, giá vốn của lô hàng này là 320.338.600đ (giá hạch toán). Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 000094 Công ty cổ phần Gas Petrolimex ĐC: 775 Giải Phóng, Hoàng Mai – Hà Nội Hình thức thanh toán: trực tiếp Số điện thoại: 04.8641212 Hoá đơn GTGT Liên 2: giao cho khách hàng Mẫu số: 01GTKT/3LL-02 Ký hiệu: AA/2005T Số: 000094 Mã xuất: 5b Mã nguồn: Nguồn Công ty STT: 02 Ngày lập hoá đơn: 03/01 Tên đơn vị mua hàng: Tổng đại lý Thành Tâm Địa chỉ: Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội Hình thức thanh toán: trực tiếp Người nhận hoá đơn: Có giá trị đến ngày: Mã số khách hàng: 12001003 Số tài khoản: 11056021 Mã số thuế: Giấy giới thiệu số: Ngày: Số HĐ: I. phần hàng hoá Hàng hoá dịch vụ Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Gas bình 12 kg GA Kg 17.552 8.000đ 140.416.000 Gas bình 13 kg GA Kg 26.330 8.000đ 210.640.000 Cộng tiền hàng: 351.056.000 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 35.105.600 Tổng cộng tiền thanh toán (tạm tính) 386.161.600 Nghiệp vụ 2: Trong tháng, công ty có các nghiệp vụ xuất hàng bán gas rời cho khách hàng công nghiệp – Nhà máy gạch men Viglacera – Việt Trì: Ngày 05/1: Xuất 350 kg LPG theo lệnh xuất hàng số 0156 Ngày 18/1: Xuất 200 kg LPG theo lệnh xuất hàng số 0245 Ngày 24/1: Xuất 180kg LPG theo lệnh xuất hàng số 0276 Căn cứ vào yêu cầu mua hàng của Nhà máy gạch men Viglacera, thủ kho thực hiện lệnh xuất hàng để giao hàng cho khách. Số hàng này đã được giao cho khách hàng trong tháng, công ty tạm thời coi số hàng đó như hàng chuyển nội bộ từ kho thực xuất sang kho trung gian (kho xe). Ngày 31/1, căn cứ vào lệnh xuất hàng của công ty, biên bản giao nhận hàng hoá, chứng thư giám định hàng nhận do khách hàng chuyển đến, phòng kinh doanh tiến hành viết hoá đơn giá trị gia tăng số 000142 để ghi nhận doanh thu cho toàn bộ lô hàng đã xuất cho kháh hàng trong kỳ. Tổng giá vốn của lô hàng là 5.329.000đ. Đơn giá cho một kg LPG bán cho Nhà máy gạch me Viglacera là 10.500đ. Nghiệp vụ 3: Ngày 11/1, cửa hàng số 5 – Phương Mai (cửa hàng trực thuộc công ty) bán cho bệnh viện Bạch Mai 2 bình 48kg và phát hành hoá đơn giá trị gia tăng số 0000112. Tổng giá vốn bán hàng là 700.800đ. Tổng tiền hàng phải thu của cửa hàng là 1.161.600đ (trong đó, thuế GTGT đầu ra 10% là 105.600đ) Nghiệp vụ 4: Ngày 17/1 xuất 800 kg LPG cho Thăng Long Gas vay theo hoá đơn giá trị gia tăng số 0000128. Giá vôn của hàng cho vay là: 5.840.000đ. Ngày 28/1, công ty nhận lại số hàng theo đúng số lượng hàng xuất cho vay. Nghiệp vụ 5: Ngày 18/1, chi nhánh Hải Phòng chuyển biên bản giao nhận và chứng thư giám định số lượng hàng nhận của chuyến hàng số 08 Thượng Lý (công ty nhập mua từ Singapore). Phòng kinh doanh lập hoá đơn giá trị gia tăng số 0000130 cho 87 tấn hàng bán cho chi nhánh Hải Phòng với giá vốn của chuyến hàng là 635.100.000đ. Giá giao cho chi nhánh chưa có thuế là 643.800.000đ. Nghiệp vụ 6: Ngày 28/1, xuất 250 van tự ngắt để khuyến mại theo hoá đơn giá trị gia tăng số 0000131. Giá vốn của số hàng khuyến mại là 12.500.000đ Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 0000131: Công ty cổ phần Gas Petrolimex ĐC: 775 Giải Phóng, Hoàng Mai – Hà Nội Hình thức thanh toán: trực tiếp Số điện thoại: 04.8641212 Hoá đơn GTGT Liên 1: Lưu Mẫu số: 01GTKT/3LL-02 Ký hiệu: AA/2005T Số: 0000131 Mã xuất: Mã nguồn: Nguồn Công ty STT: Ngày lập hoá đơn: 28/01 Tên đơn vị mua hàng: CTCP Gas Petrolimex Địa chỉ: 775 – Giải Phóng Hình thức thanh toán: Người nhận hoá đơn: P. Kinh doanh Có giá trị đến ngày: Mã số khách hàng: 330001 Số tài khoản: 14556878 Mã số thuế: 0101447725 Giấy giới thiệu số: Ngày: Số HĐ: I. phần hàng hoá Hàng hoá dịch vụ Mã số ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Van tự ngắt SRG – 416 dùng để khuyến mại 220314 Cái 250 50.000đ 12.500.000 Cộng tiền hàng: 12.500.000 Thuế suất: % Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán (tạm tính) 12.500.000 Sau khi phòng kinh doanh phát hành và cập nhật các hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho cho các nghiệp vụ trên, máy tính sẽ tự kết xuất số liệu sang các sổ kế toán: Công ty cổ phần gas petrolimex Văn phòng công ty Bảng kê chứng từ xuất hàng Phương tiện: XX – Tất cả các phương tiện Phương thức: XX – Tất cả các phương thức Nguồn: XX – Tất cả các nguồn Kho: XX – Tát cả các kho Khách hàng: XX – Tất cả các khách hàng Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/01/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số lượng Giá vốn Tiền vốn Giá bán Doanh thu Thuế Ngày CT Số CT Mã CT … … … …….… … … … … … … 31/1 0018 000094 PX1 HĐ1 TĐL Thành Tâm (12001003) 101012 kg 101013 kg 17.552 26.330 7.300 7.300 128.129.600 192.209.000 8.000 8.000 140.416.000 210.640.000 Cộng chứng từ 43.882 320.338.600 351.056.000 35.105.600 … … … …….… … … … … … … 11/1 0022 000112 PX1 HĐ1 CH số 5 (210005) 101048 kg 96 7.300 700.800 11.000 1.056.000 Cộng chứng từ 96 700.800 1.056.000 1.056.000 … … … …….… … … … … … … 17/1 0030 000128 PX1 HĐ1 Thăng Long GAS (180028) 101014 kg 800 7.300 5.840.000 7.300 5.840.000 Cộng chứng từ 800 5.840.000 5.840.000 … … … …….… … … … … … … 18/1 0034 PX1 HĐ1 CN Hải Pòng (CN1HP) 101014 kg 87.000 7.300 635.100.000 7.400 643.800.000 Cộng chứng từ 87.000 635.100.000 643.800.000 643.800.000 … … … …….… … … … … … … 28/1 0041 000131 PX1 HĐ1 Khuyến mại (170101) 120538 cái 250 12.500.000 50.000 12.500.000 Cộng chứng từ 250 12.500.000 12.500.000 … … … …….… … … … … … … 31/1 0052 000142 PX1 HĐ1 NM Viglacera (130004) 101014 kg 730 7.300 5.329.000 10.500 7.665.000 Cộng chứng từ 730 5.329.000 7.665.000 7.665.000 … … … …….… … … … … … … Tổng cộng xxx xxx xxx xxx Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Phòng kế toán Phòng kinh doanh Người lập biểu TK Nợ TK Có Số tiền 131 131 336 336 338 632115 64115 33311 51115 33311 512215 51115 15651 15651 Bảng Số 01 Kế toán chi tiết doanh thu : Khi phòng kinh doanh cập nhật các chứng từ bán hàng (hoá đơn giá trị gia tăng) vào máy tính, với việc mặc định trước các bút toán tự đồng, dữ liệu sẽ được chuyển vào sổ chi tiết cho từng mặt hàng, từng khách hàng. Kế toán hàng hoá căn cứ vào các nghiệp vụ thực tế phát sinh, thường xuyên tiến hành kiểm tra và đối chiếu trên các sổ kế toán chi tiết. Công ty cổ phần Gas Petrolimex Văn phòng công ty Sổ chi tiết Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/01/2006 Mã số: S01/TCTY Tài khoản: 51115 – doanh thu bán hàng gas, bếp và phụ kiện Mã khách: XX – Tất cả các khách Mã hàng: XX – Tất cả các mặt hàng Nợ Có Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 0 20.532.409.981 20.532.409.981 Chứng từ Diễn giải PS Nợ PS có TK Ngày CT Số CT Mã CT … … … … … … … 3/1 000094 HD1 12001003-5B-101012 140.416.000 1311121 000094 HD1 12001003-5B-101013 210.640.000 1311121 11/1 000112 HD1 210005-54-101048 1.056.000 13121 17/1 000128 HD1 180028-6B-101014 5.840.000 3388 31/1 000142 HD1 130004-50-101014 7.665.000 131131 Tổng cộng 20.532.409.981 Ngày in sổ: 31/01/2006 Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 02 Do kỳ kế toán của công ty là quý, nên cuối tháng, các tài khoản doanh thu, chi phí chưa được kết chuyển, trên sổ sách các tài khoản này vẫn có số dư. Công ty cổ phần Gas Petrolimex Văn phòng công ty Sổ chi tiết Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/01/2006 Mã số: S01/TCTY Tài khoản: 512215 - doanh thu bán hàng gas, bếp và phụ kiện Mã khách: CNHP – Chi nhánh Hải Phòng Mã hàng: XX – Tất cả các mặt hàng Nợ Có Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 0 55.640.322.487 55.640.322.487 Chứng từ Diễn giải PS Nợ PS có TK Ngày CT Số CT Mã CT … … … … … … … 18/1 000130 HD1 CNHP – 6A - 01014 643.800.000 33631 … … … … … … … Tổng cộng 55.640.322.487 Ngày in sổ: 31/01/2006 Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 03 Đối với trường hợp hàng khuyến mại, công ty không ghi nhận là doanh thu nên không được phản ánh trong phầnnày, số hàng khuyến mại này được hạch toán trực tiếp vào chi phí bán hàng nên sẽ được trình bày ở phần sau: * Kế toán tổng hợp doanh thu Kế toán tiêu thụ hàng hoá đối chiếu Nhật ký – chứng từ (TK 51115 và TK 512215) với sổ chi tiết các nghiệp vụ bán hàng phát sinh. Nhật ký chứng từ Tài khoản: 51115 – doanh thu bán hàng – gas, bếp và phụ kiện Tháng 1/ 2005 STT Ngày … TKNO13112 TKNO13113 TKNO1312 TKNO3388 TONGCO … … … … … … … … 3 3/1 … 351.056.000 … … … 624.153.997 4 11/1 … … … 1.056.000 … 2.564.874.400 5 17/1 … … … … 5.840.000 251.300.475 6 31/1 … … 3.500.000 … … 4.312.528.784 … … … … … … … … TC 5.265.570.438 7.390.034.482 1.530.255.594 3.011.738.796 20.532.409.981 Đã ghi sổ cái ngày….tháng….năm Lập, ngày 31 tháng 01 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) (ký, họ vàtên) Bảng số 04 Công ty cổ phần Gas petrolimex Văn phòng công ty ----------- Ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài Chính Nhật ký chứng từ Tài khoản: 512215 – doanh thu bán hàng nội bộ – gas, bếp và phụ kiện Tháng 10/2006 STT Ngày TKNO33631 3.1.1 TONG CONG … … … … … … … … 4 18/1 643.800.000 643.800.000 … … … … … … … … TONG CONG 55.640.322.487 55.640.322.487 Đã ghi sổ cái ngày….tháng….năm Lập, ngày 31 tháng 01 năm 2005 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) Bảng số 05 Công ty cổ phần Gas Petrolimex Văn phòng công ty Sổ chi tiết Mã sổ: S02/TCTY Tài khoản: 51115 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tháng 01 năm 2006 Nợ Có Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 0 55.640.322.487 55.640.322.487 STT Tên tài khoản Số tiền TKĐƯ Nợ Có … … … .. … 14 Phải trả nội bộ công ty về hàng hoá 55.640.322.487 33631 Tổng phát sinh Dư cuối kỳ 55.640.322.487 Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 06 Kế toán chi tiết giá vốn Sau khi các chứng từ xuất kho hàng hoá được cập nhật, các bút xác định giá vốn được tự động thực hiện và chuyển số liệu và sổ chi tiết TK 632115, 15651 để kế toán tiêu thụ theo dõi. Công ty cổ phần Gas Petrolimex Văn phòng công ty Sổ chi tiết Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/01/2006 Mã số: S01/TCTY Tài khoản: 51115 – doanh thu bán hàng gas, bếp và phụ kiện Mã khách: XX – Tất cả các mặt hàng Mã hàng: XX – Tất cả các kho Nợ Có Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 0 71.530.478.060 71.530.478.060 Chứng từ Diễn giải PS Nợ PS có TK Ngày CT Số CT Mã CT … … … … … … … 3/1 0018 PX1 101012 128.129.600 15651 0018 PX1 101013 192.209.000 15651 11/1 0022 PX1 101048 700.800 15651 17/1 0030 PX1 101014 5.840.000 15651 18/1 0034 PX1 101014 635.100.000 15651 31/1 0052 PX1 101014 5.329.000 15651 Tổng cộng 71.530.478.060 Ngày in sổ: 31/01/2006 Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 07 Công ty cổ phần Gas petrolimex Văn phòng công ty ----------- Ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài Chính Nhật ký chứng từ Tài khoản: 15651 – Hàng hoá - Gas, bếp và phụ kiện – giá hạch toán Tháng 01/2006 STT Ngày … TKNO632115 TONGCO … … … … … … 8 03/1 320.338.600 21 11/1 700.800 42 17/1 5.840.000 58 18/1 635.100.000 96 31/1 5.329.000 Tổng cộng 70.879.399.400 73.400.275.310 Đã ghi sổ Cái ngày …. tháng …. năm Lập, ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán ghi sổ (ký, họ và tên) Kế toán tổng hợp (ký, họ và tên) Kế toán trưởng (ký, họ và tên) Bảng số 08 Công ty cổ phần Gas Petrolimex Văn phòng công ty Sổ chi tiết Mã sổ: S02/TCTY Tài khoản: 51115 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tháng 01 năm 2006 Nợ Có Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ 0 55.640.322.487 55.640.322.487 STT Tên tài khoản Số tiền TKĐƯ Nợ Có … … … .. … 15 Hàng hoá - gas, bếp & phụ kiện 70.879.399.400 15651 Tổng phát sinh Dư cuối kỳ 71.530.478.060 Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Kế toán trưởng Người lập biểu Bảng số 09 3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Mặc dù công ty xuất bán buôn với khối lượng hàng hoá khá lớn, nhưng chiết khấu thương mại cho khách hàng chỉ được thực hiện giảm giá cho khách hàng trực tiếp thông qua giá bán. v vậy, công ty không tổ chức sử dụng tài khoản chiết khấu thương mại (521) Do hàng hoá của công ty luôn được đảm bảo bằng uy tín và chất lượng nên rất hiếm khi khách hàng trả lại hàng hoá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do điều kiện thời tiết, LPG trong bình của khách hàng (chủ yếu là các tổng đại lý, đại lý trong ngành) vẫn còn lắng trong bình chưa sử dụng hết. Cuối tháng, khi khách hàng trả vỏ bình, công ty xem xét và thực hiện chính sách ưu dãi chấp nhận lại số hàng hoá đó và coi số hàng hoá đó như hàng hoá bị trả lại. Ví dụ: Ngày 28/12/2006 chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc (tổng đại lý trong ngành) chuyển trả 74 vỏ bình 48kg cho công ty. Công ty tiến hành kiểm tra, cân bình để xác định số Gas còn tồn động trong vỏ bình (chưa sử dụng). Biên bản kiểm nhận xác định lượng Gas còn tồn đọng trong vỏ bình (chưa sử dụng). Biên bản kiểm nhận xác định lượng Gas dư trong bình là 181 kg. Công ty chấp nhận nhập lại số hàng này và coi số hàng đó là hàng bán bị trả lại. Sau khi các chứng từ nhập hàng trả lại được cập nhật, máy tính tự động chuyển số liệu vào các sổ : + Sổ chi tiết TK 5._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5242.doc
Tài liệu liên quan