Tài liệu Công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Khách sạn SaiGonTourane: MỤC LỤC
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương 1
2. Ý nghĩa 1
3. Nhiệm vụ hạch toán 1
4. Phân loại lao động và tiền lương 1
a. Phân loại lao động: 1
b. Phân loại tiền lương: 2
5. Các phương pháp tính tiền lương:
a. Tính tiền lương theo thời gian 3
b. Tính tiền lương theo sản phẩm: 3
6. Các khoản trích theo lương
a. Quỹ Bảo hiểm xã hội: 5
b. Quỹ ... Ebook Công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Khách sạn SaiGonTourane
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Khách sạn SaiGonTourane, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bão hiểm y tế: 6
c.Kinh phí công đoàn: 6
II. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG :
1.Chứng từ sử dụng: 6
2. Tài khoản sử dụng: 7
3. Sổ sách sử dụng: 7
4.Phương pháp hạch toán: 8III. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.Chứng từ sử dụng 8
2.Tài khoản sử dụng 8
3. Sổ sách sử dụng 10
4.Phương pháp hạch toán
PHẦN II: Tình hình hạch toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại công ty Cổ phần Khách sạn SaiGonTourane
A/ Giới thiệu về công ty Cổ phần Khách sạn SaiGonTourane
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.Quá trình hình thành và phát triển 11
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
a. Chức năng: 12
b. Nhiệm vụ: 12
II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SAIGONTOURANE
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
a. Kinh doanh phòng ngu: 13
b. Kinh doanh ăn uống 13
c. Kinh doanh các dịch vụ khác 13
2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Khách sạn SaiGonTourane
a.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 14
b.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 14
III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SAIGONTOURANE
1.Bộ máy kế toán 16
a.Sơ đồ: 16
b.Chức năng 17
2. Hình thức ghi sổ kế toán 18
B/ Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Khách sạn SaiGonTourane:
I. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG :
1. Đặc điểm lao động tại Công Ty: 19
2. Phương pháp tính tiền lương tại công ty và các khoản trích theo lương tại công ty CPKS SaiGonTourane: 20
a. Phương pháp tính lương tại công ty 20
b.cách tính và phân chia tổng quỹ lương 24
c. Các khoản trích theo lương: 26
II.TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SAIGONTOURANE:
1.Chứng từ sử dụng 27
2. Tài khoản sử dụng 27
3. Sổ sách sử dụng 27
III. THỰC TẾ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPKS SAIGONTOURANE : 28
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần khách sạn SaiGon Tourane 42
I..NHẬN XẾT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPKS SAIGONTOURANE: 42
1. Những ưu điểm trong công tác tổ chức kế toán: 42
2. Những điểm còn tồn tại trong công tác kế toán tại công ty 42
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY: 42
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển với tốc độ rất nhanh của nền kinh tế khác,ngành du lịch cũng đang vươn vai cất cánh và tùng bước khẳng định vị trí của mình. Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói và là một trong năm ngành kinh tế lớn nhất hành tinh, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội như mang lại lợi nhuận rất cao cho thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp xã hội và thúc đẩy nền kinh tế khác cùng phát triển.
Trong các doanh nghiệp vấn đề kiểm sóat chi phí kinh doanh, đưa ra mức giá vừa đủ sức cạnh tranh, vừa tồn tại và phát triển là vấn đề rất nan giải. Trong đó chi phí quản lý nhân công là một việc gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Vậy mức lương nào vừa phù hợp với sức lao động, kích thích tinh thần hăng say, sáng tạo trong công việc vừa tối ưu hóa chi phí trong quá trình kinh doanh quả là một công việc không đơn giản cho công tác kế toán để lựa chọn hình thức trả lương phù hợp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú phòng kế toán em đã tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương tại Công ty và quyết định chọn đề tài: “ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG” để làm báo cáo thực tập .
Đề tài này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu hiện có trong thực tế nhằm đưa ra các biện pháp xử lý, các dữ liệu phát sinh chính xác, kịp thời hợp lý và đầy đủ và đưa ra những số liệu thực tế phục vụ cho công tác quản lý, lãnh đạo của Công ty từ đó đẩy mạnh hiệu quả trong kinh doanh
Nội dung Đề tài gồm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Phần II:Tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Khách Sạn SaiGon Tourane.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Khách Sạn SaiGon Tourane.
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương:
Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.
Mặc khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế quản lý nà tiền lương có thể được xác định làm một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập - kết quả cuối cùng tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa:
Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Trả lương hợp lý là đòn bẩy kinh tế để kích thích người lao động làm việc tích cực với năng suất, chất lượng và trách nhiệm cao, tạo mỗi quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
3. Nhiệm vụ hạch toán:
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và các đối tượng hạch toán chi phí một cách chính xác, hợp lý.
- Tổ chức hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp ghi chép và luân chuyển các chứng từ ban đầu về lao động và tiền lương.
- Tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo quy định.
- Tổ chức lập các báo cáo về lao động, tiền lương, trợ cấp BHXH qua đó phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương của doanh nghiệp để có những biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả.
4. Phân loại lao động và tiền lương:
a. Phân loại lao động:
* Phân theo thời gian lao động:
- Lao động thường xuyên: là lao động làm việc tại doanh nghiệp một cách thường xuyên trong suốt thời hạn hợp đồng (gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn).
- Lao động tạm thời: là lao động làm việc tại doanh nghiệp mang tính thời vụ.
* Phân theo mối quan hệ với quá trình sản xuất:
- Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ.
- Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp
vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân theo chức năng trong quá trình sản xuất, kinh doanh:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất: là bộ phận lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhân viên phân xưởng...
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là bộ phận lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường...
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: là bộ phận lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính...
b. Phân loại tiền lương:
* Phân theo tính chất lương:
- Tiền lương chính: là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Tiền lương phụ: là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng chế độ quy định được hưởng lương như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất...
* Phân theo chức năng tiền lương:
- Tiền lương trực tiếp: là bộ phận tiền lương trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
- Tiền lương gián tiếp: là bộ phận tiền lương trả cho lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân theo đối tượng được trả lương:
- Tiền lương sản xuất: là bộ phận tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng sản xuất.
- Tiền lương bán hàng: là bộ phận tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
- Tiền lương quản lý: là bộ phận tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng quản lý:
* Phân theo hình thức trả lương:
- Tiền lương theo thời gian: là hình thức tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế.- Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức tiền lương trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng của sản phẩm, khối lượng công việc hoặc dịch vụ đã hoàn thành được nghiệm thu.
5. Các phương pháp tính tiền lương:
a. Tính tiền lương theo thời gian: Tiền lương theo thời gian được tính trên cơ sở bậc lương và thời gian làm việc thực tế của người lao động và thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, kế toán - tài vụ...
Mỗi ngành thường quy định các thang lượng cụ thể cho các công việc khác nhau, trong từng thang lương lại chia thành các bậc lương căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc thành thạo kỹ thuật của người lao động.
Hình thức tiền lương theo thời gian bao gồm các hình thức sau:
* Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc có thể là tiền lương được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương theo chế độ tiền lương của Nhà nước.
Tiền lương phải
trả trong tháng
=
Mức lương ngày
x
Số ngày thực tế làm việc trong tháng
Trong đó:
Mức lương ngày
=
Mức lương tối thiểu x Hệ số lương và phụ cấp
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định
Tiền lương tháng thường áp dụng để trả lương cho nhân viên hành chính, nhân viên quản lý hoặc người lao động.
* Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc và được xác định như sau:
Tiền lương tuần
=
Tiền lương tháng x 12 tháng
52 tuần
Tiền lương tuần thường áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian, lao động thời vụ.
* Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc
* Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và xác định như sau:
Tiền lương giờ
=
Tiền lương ngày
Số giờ làm việc trong ngày theo quy định
Như vậy, tiền lương theo về nguyên tắc dựa vào thời gian làm việc của người lao động. Cách trả lương này mang tính bình quân, chưa chú ý đến chất lượng của công việc của người lao động nên chưa kích thích tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của họ. Để khắc phục nhược điểm trên, một số doanh nghiệp áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng.
b. Tính tiền lương theo sản phẩm:
Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc và phải kiểm tra, nghiệm thu các sản phẩm chặt chẽ.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức cụ thể sau:
* Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lưuơng trả cho người lao động được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương của sản phẩm (không hạn chế số lượng sản phẩm hoàn thành).
Tiền lương phải trả được xác định như sau:
Tổng tiền lương phải trả
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá lương
Đây là hình thức trả lương được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến để tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm.
* Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: là hình thức tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị... Tiền lương của bộ phận lao động ngày được xác định theo tỷ lệ tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tiền lương của bộ phận này phụ thuộc vào tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, bởi lẽ chất lượng và năng suất của bộ phận lao động trực tiếp tuỳ thuộc vào chất lượng phục vụ của bộ phận lao động gián tiếp này.
* Tiền lương theo sản phẩm có thưởng, phạt: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm... Ngược lại, nếu người lao động làm lãng phí vật tư hoặc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt lương.
* Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá lương được phân theo từng mức khối lượng sản phẩm hoàn thành. Đơn giá lương sẽ gia tăng cấp bậc khi khối lượng sản phẩm hoàn thành vượt một định mức nào đó. Tiền lương phải trả được xác định như sau:
Tổng tiền lương phải trả
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành mức i
x
Đơn giá lương mức i
Hình thức này thường được áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy mạnh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến, phá vỡ định mức lao động cũ.
* Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: là hình thức tiền lương trả theo khối lượng công việc hoàn thành. Mức lương được xác định theo từng khối lượng công việc cụ thể.
Hình thức này thường được áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như vận chuyển, bốc vác...
* Tiền lương theo sản phẩm tập thể: là hình thức tiền lương trả cho cả một tập thể khi cùng thực hiện chung một khối lượng công việc.
Theo hình thức này, trước hết tính tiền lương chung cho cả tập thể:
Tổng tiền lương của cả tập thể
=
Khối lượng sản phẩm (công việc) hoàn thành
x
Đơn gián lương
Sau đó tiến hành phân phối tiền lương cho từng người trong tập thể theo các phương pháp thích hợp.
6. Các khoản trích theo lương :
Các khoản trích theo lương bao gồm : Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn.
a. Quỹ Bảo hiểm xã hội:
Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: khi bị đau ốm, thai sản, tai nạn giao thông, hưu trí mất sức hay tử tuất (chết vì nghề nghiệp đột ngột)... Theo chế độ hiện hành, quỹ này được hình thành từ hai nguồn:
- Doanh nghiệp: hàng tháng có trách nhiệm đóng 15% tính trên tổng quỹ lương của người tham gia đóng BHXH trong đơn vị. Phần đóng này được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người lao động: hàng tháng có trách nhiệm đóng 5% tính trên lương của mình và được trừ vào thu nhập hàng tháng.
Tiền lương căn cứ đóng BHXH gồm tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Quỹ BHXH nước ta là một quỹ tập trung. Toàn bộ số tiền trích lập là 20% các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nọp lên cho cơ quan BHXH địa phương theo quy định.
Để đảm bảo chi trả trợ cấp BHXH kịp thời cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, chế độ hiện hành quy địng các doanh nghiệp có nghĩa vụ chi trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ việc do đau ốm và thai sản. Doanh ngiệp phải lập kế hoạch chi BHXH để nhận kinh phí do cơ quan BHXH cấp hàng tháng. Cuối mỗi tháng doanh nghiệp và cô quan BHXH sẽ tiến hành thanh toán về số tiền chi trả trợ cấp thực tế phát sinh trong tháng. Nếu số thực chi lốn hơn số kinh phí được cấp, doanh nghiệp sẽ được cấp bù. Trong trường hợp số thực chi nhỏ hơn số kinh phí được cấp, phần kinh chưa sử dụng được chuyển sang phần kinh phí sẽ được cấp của tháng sau.
Việc chi trợ cấp BHXH chỉ áp dụng cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHXH và mức chi sẽ tuỳ thuộc tiền lương dùng để đóng góp quỹ trước khi nghỉ hưởng trợ cấp, thời gian đã tham gia quỹ, số ngày nghỉ thực tế được hưởng trợ cấp và
phần trăm trợ cấp theo luật định.
b. Quỹ Bão hiểm y tế:
Quỹ BHYT là quỹ dùng để tài trợ cho người lao động tham gia đóng góp quỹ khi khám, chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành,quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 3% trên tổng quỹ lương cấp bậc, chức vụ, trong đó doanh nghiệp đóng 2% và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh; người lao động đóng 1% và trừ vào thu nhập hàng tháng của mình .
c.Kinh phí công đoàn:
Kinh phí công đòn là khoản kinh phí sử dụng cho hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng tiền lương thực trả , toàn bộ khoảng này do doanh nghiệp đóng và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp nộp lên tổ chức cônh đoàn cấp trên 50% quỹ kinh phí công đoàn, 50% còn lại để chi cho hoạt động công đoàn cơ sở.
II. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG :
1.Chứng từ sử dụng:
Chứng từ được sử dụng để hạch toán tiền lương bao gồm:chứng từ gốc và chứng từ thực hiện.
Chứng từ gốc:
- Bảng chấm công,
- Các chứng từ khấu trừ lương,
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
- Phiếu báo làm thêm giờ
- Hợp đồng giao khoán
Chứng từ thực hiện:
- Bảng tính phụ cấp, trợ cấp,
- Bảng tính và phân bổ tiền lương,
- Bảng thanh toán lương,
- Phiếu chi
Để thanh toán tiền lương và các khoảng phụ cấp cho người lao động hàng thánh kế toán doanh nghiệp căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người lập bảng thanh toán lương cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban. Đây là chứng từ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc cho doanh nghiệp.
Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận (tổ,đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban...) tương ứng với bản chấm công. Căn cứ vào các chứng từ hạch toán lao động, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, các chứng từ khấu trừ lương..., bộ phận kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này được lưu tại phòng kế toán.
2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 334 : phải trả cho người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền hưởng, BHXH và các khoản phải tgrả khác thuộc về thu nhập của người lao động và lao động thuê ngoài.
Tài khoản 334 có các TK chi tiết:
+ TK 3341: phải trả công nhân viên.
+ TK 3348: phải trả lao động ngoài.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 :
- Bên nợ:
+ Các khoản tiền lương, tiền công tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả,
+ Các khoản tiền lương, tiền công tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng cho công nhân viên.
+ Các khoản khấu trừ vào lương, tiền công của công nhân viên.
+ Các khoản tiền công đã ứng trước hoặc trả với lao động thuê ngoài.
- Bên có:
+ Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
+ Các khoản tiền công phải trả cho người lao động thuê ngoài.
- Số dư bên có:
+ Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên.
+ Các khoản tiền công còn phải trả cho lao động thuê ngoài (đối với doanh nghiệp xây lắp).
- Số dư bên Nợ(nếu có)
Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khác cho người lao động.
Tài khoản 334 phải được hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: thanh toán tiền lương và thanh toán các khoản khác.
3. Sổ sách sử dụng:
- Sổ cái
- Sổ chi tiết TK 334
- Sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
4.Phương pháp hạch toán:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG
TK 338 (3383,3384)
TK1388
TK334
TK 141
TK 333 (3338)
TK 111, 112
TK 622,627,641,642
TK 338 (3383)
TK 431
(4) Tiền bồi thường khấu trừ vào lương
(5) Tiền tạm ứng khấu trừ vào lương
(6) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
(7) Trích BHXH, BHYT 6% trừ vào
lương người lao động
(8) Chi trả lương cho người lao động
(1) Tính lương cho: CNV, CNPX,
NVBH, NVQLDN
(2) BHXH phải trả cho
người lao động
(3) Tính thưởng từ quỹ KTPL
đưa vào lương
III. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG :
1.Chứng từ sử dụng:
Chứng từ được sử dụng bao gồm chứng từ gốc và chứng từ thực hiện:
Chứng từ gốc:
Phiếu nghỉ hưởng BHXH (chi tiết cho từng trường hợp )
Bảng phân bổ tiền lương thực tế phải trả
Chứng từ thực hiện :
Bảng thanh toán BHXH
2.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 338 : phải trả phải nộp khác
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác (từ TK331 đến TK336).
* Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp hai :
. + TK 3382: KPCĐ : phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ
+ TK 3383 : BHXH : phản ánh tình hình trích và thanh toán BHXH.
+ TK3384 - BHYT : phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT.
+ TK 3388 : phải trả, phải nộp khác : phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trong các tài khoản từ TK 331 đến TK 336 và từ TK 3381 đến TK 3387.
Kết cấu và nội dung TK 338
- Bên Nợ :
+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
+ BHXH phải trả cho công nhân viên
+ Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
+ Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
+Kết chuyển doanh thu nhận trước sang tài khoản 511, tương ứng với doanh thu của kỳ kế toán.
+ Trả lại tiền cho khách hàng (trường hợp chưa kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng)
- Bên Có :
+ Giá trị tài sản thừa chơ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân)
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngày được nguyên nhân.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào cps sản xuất kinh doanh.
+ Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể.
+ Tính BHXH, BHYT trừ vào lương người lao động.
+ BHXH, KPCĐ vượt chi cấp bù.
+ Doanh thu nhận trước.
+ Các khoản phải trả khác.
- Số dư bên Có :
+ BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi tiết.
+ Giá trị tài sản thừa được phát hiện và đang xử lý.
+ Doanh thu nhận trước hiện có cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư bên nợ, phản ánh số dư đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải nộp, phải trả hoặc số BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.
- Số dư bên Nơ (nếu có) : Phản ánh số BHXH và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.
3. Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết tài khoản 338
- Chứng từ ghi sổ.
- Nhật ký chung
-Sổ Cái
4.Phương pháp hạch toán:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TK334
TK338
TK622,627,641,642
(1)Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào CPSX
(3)Số BHXH phải trả thay lương
cho công nhân viên
TK334
(2)Khấu trừ lương tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
TK111,112
(4)Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
theo qui định
TK111,112
(5)Nhận khoản hoàn trả của cơ quan BHXH về khoản DN đã chi
PHẦN II: Tình hình hạch toán tiền lương và các khoảng trích theo lương tại công ty Cổ phần Khách sạn SaiGonTourane
A/ Giới thiệu về công ty Cổ phần Khách sạn SaiGonTourane:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.Quá trình hình thành và phát triển :
Công Ty Cổ Phần khách sạn SaiGon Tourane trứơc đây là Công Ty khách sạn liên doanh được ra đời với hai chủ đầu tư là Văn Phòng Thành Uỷ Đà Nẵng và Tổng Công Ty du lịch TP.Hồ Chí Minh với tiền thân của nó là khách sạn Hữu Nghị cũ đựơc đầu tư vốn để nâng cấp, cải tạo gia cố và mở rộng thêm với trang thiết bị hiện đại trong các phòng ngủ, tăng thêm các dịch vụ tiện nghi, giái trí cho khách như phòng hội nghị, massage, karaoke, nhà hàng, dịch vụ thẩm mỹ...thành khách sạn có tiêu chuẩn quốc tế 3 sao nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, doanh nhân.
Công trình khách sạn Saigontourane đã được khởi công từ ngày 08/08/96 và đi vào hoạt động kinh doanh từ đầu năm 2000. Đến tháng 03/2004, nhờ kinh doanh có hiệu quả nên doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức cổ phần với 4 cổ đông là : Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Văn phòng Thành Ủy Đà Nẵng, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Công ty Xây lắp & VLXD 3 Bộ Thương mại .
Trụ sở chính : Số 05 Đống Đa Đà Nẵng .
Tổng vốn điều lệ : 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng)
Là doanh nghiệp cổ phần có Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
Sau khi cải tạo và xây dựng hoàn thiện vào cuối năm 1999, về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty bao gồm :
82 phòng ngủ tiêu chuẩn 3 sao, trong đó có : 04 phòng Suite, 14 phòng Superior và 64 phòng Junior với đầy đủ các tiện nghi.
02 Nhà hàng với sức chứa mỗi nơi được 500 khách.
01 Nhà hàng VIP phục vụ được cho 30 khách.
04 Hội trường đa năng có thể dùng cho hội nghị, ăn uống cho khoảng 1000 khách.
01 Toà nhà cho thuê 3 tầng riêng biệt và hiện đang cho Ngân hàng Phương đông - Chi nhánh Trung Việt đang thuê.
09 phòng Massage với 02 phòng xông hơi.
Đội xe đưa đón khách gồm 3 chiếc .
Máy phát điện dự phòng công suất 500 KVA sẵn sàng phục vụ khi gặp sự cố mất điện.
Các hệ thống truyền hình cáp, mạng vi tính, mạng Internet tốc độ cao, mạng điện thoại luôn trong tình trạng hoàn thiện nhất để phục vụ khách.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
a. Chức năng:
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3203000238 được Sở Kế hạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp ngày 10-03-2004, Công ty Cổ phần khách sạn Saigontourane được phép kinh doanh các ngành nghề như sau :
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê .
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Kinh doanh thương mại gồm: mua bán ký gửi hàng hoá, thu đổi ngoại tệ .
Dịch vụ Massage, sauna, Karaoke, khiêu vũ.
Kinh doanh các dịch vụ viễn thông : Điện thoại, Internet, Fax, ..
b. Nhiệm vụ:
Công ty Cổ phần khách sạn Saigontourane đặt dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng Quản trị Công ty, mỗi năm Hội đồng Quản trị tiến hành 2 phiên họp (phiên thứ nhất họp vào đầu năm để giao kế hạch năm tài chính cho Công ty, phiên thứ hai họp vào tháng 7 của năm tài chính để sơ kết tình hình kinh doanh 6 tháng). Hằng năm Hội đồng Quản trị căn cứ vào phương hướng phát triển, kế hạch của Đại hội cổ đông giao cho trong từng nhiệm kỳ và khả năng khai thác thị trường của Công ty trong từng năm để giao cho Công ty xây dựng kế hạch kinh doanh hàng năm và dài hạn.
Việc xây dựng và triển khai các biện pháp để thực hiện Kế hạch là nhiệm vụ của Ban giám đốc điều hành Công ty, còn Hội đồng Quản trị chỉ giao 4 chỉ tiêu chính là :
Tổng Doanh thu thuần (không bao gồm thuế)
Tổng số Lãi gộp
Tổng số Khấu hao Tài sản cố định
Tổng Lợi nhuận trước thuế
Ban giám đốc điều hành Công ty căn cứ vào kế hạch được giao để triển khai bằng các biện pháp chủ yếu :
Đối với kinh doanh dịch vụ khách sạn :
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ giới thiệu khách sạn, ký hợp đồng với các cơ quan trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác tiếp thị tận nơi đối với các công ty quan trọng trong nước.
Có chính sách giá linh động phù hợp với thị trường.
Tăng cường cập nhật thông tin để nắm bắt tiếp cận được các hãng lữ hành tại các tỉnh thành đặc biệt ở hai thành phố lớn : Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mở rộng hình thức phục vụ và nâng cao chất lượng phục vụ của các nhà hàng
Tăng cường đẩy mạnh khai thác khách hội nghị, hội thảo. Vì đây là nguồn khách ở kết hợp đặt ăn và các dịch vụ khác tại Khách sạn, là nguồn khách mang lại doanh thu cao. Cố gắng khai thác triệt để công suất cho thuê các hội trường
- Có kế hạch cụ thể cho từng sự kiện trong năm.
-Tích cực đẩy mạnh quảng bá tiếp thị để đưa được hình ảnh khách sạn Saigontourane đến với các đối tượng khách hàng trong và ngoài nước, tạo được uy tín vững chắc trên thị trường.
- Tích cực việc quảng bá và bán phòng qua mạng.
-Nghiên cứu tình hình du lịch Quốc tế và khu vực để thu hút khách kịp thời.
-Xây dựng một chính sách giá phù hợp cho từng đối tượng khách đặt biệt có một chính sách giá ưu đãi đối với các hãng lữ hành có tiềm năng.
-Tìm thị trường mới đối tác mới để ký kết hợp đồng.
-Quảng cáo đến các hãng lữ hành những thực đơn của khách sạn nhằm thu hút khách ăn, ở tại khách sạn.
-Quảng cáo tăng doanh thu tiệc cưới.
Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và vận chuyển khách :
Tổ chức kinh doanh du lịch nội địa, khai thác và tổ chức cho người Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, việt kiều về thăm tổ quốc đi tham quan du lịch trong nước.
Tổ chức và khai thác các dịch vụ lưu trú tại Khách sạn, dịch vụ Massage, ăn uống, dịch vụ vận chuyển, Internet, bán vé máy bay..nhằm thoả mãn nhu cầu của khách và khép kín quy trình phục vụ của công ty.
II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN SAIGONTOURANE
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
a. Kinh doanh phòng ngu: với 82 phòng ngủ tiêu chuẩn 3 sao, trong đó có : 04 phòng Suite, 14 phòng Superior và 64 phòng Junior với đầy đủ các tiện nghi, công ty cung cấp các dịch vụ về nghỉ ngơi cho các khách lữ hành nội địa và quốc tế
b. Kinh doanh ăn uống: công ty có bộ phận nhà hàng chuyên phục vụ ăn uống cho khách thuê phòng và tổ chức tiệc trong những ngày lễ, tổ chức tiệc cưới, hội nghị hội thảo .
c. Kinh doanh các dịch vụ khác: Dịch vụ Massage, sauna, Karaoke, khiêu vũ kinh doanh các dịch vụ viễn thông : Điện thoại, Internet, Fax, ..nhằm làm phong phú các dịch vụ giả trí tại khách sạn.
2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Khách sạn SaiGonTourane
a.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Giám đốc
Phó
Giám đốc
Phó
Giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
TC - HC
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kỹ thuật
Bộ phận
Lễ tân
Bộ phận
Buồng
Bộ phận
Nhà hàng
Bộ phận
Bếp
Bộ phận
Bảo vệ
Tổ
Tap vụ
Tổ
Massage
Trong đó :
: Mối quan hệ chỉ đạo
: Chỉ chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
: Quan hệ mang tính chất hổ trợ .
b.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc điều hành Công ty là người đại diện trước pháp luật cho Công ty, đứng đầu bộ máy của Công ty, có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước và Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Giá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18027.doc