Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội

Mục lục Lời nói đầu 4 Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác hạch toán tiền lương các khoản trích theo lương tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 6 I. Tiền lương và các khoản trích theo lương 6 1. Khái niệm về tiền lương 6 2. Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương 7 2.1. Phân loại lao động hợp lý 7 2.2. Phân loại tiền lương một cách phù hợp 9 3. Chức năng của tiền lương 9 4. Các khoản trích theo lương 10 4.1. Quỹ BHXH 10 4.2. Quỹ BHYT 10 4.3. Kinh phí công đoàn 11

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 11 1. Trả lương theo thời gian 11 2. Trả lương theo sản phẩm 12 3. Trả lương khoán 13 4. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 14 4.1. Thủ tục, chứng từ hạch toán 14 4.2. Tài khoản hạch toán 15 4.3. Phương pháp hạch toán 17 III. Vai trò của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 21 1. Đối với người lao động 21 2. Đối với người sử dụng lao động (DN) 22 Chương II: Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội 24 I. Giới thiệu về công ty 24 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24 2. Một vài đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty trong những năm gần đây 25 2.1 . Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Công ty 25 2.2. Tình hình chung về công tác kế toán 28 2.2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán 28 2.2.2. Chức năng của bộ phận kế toán 29 2.2.3. Hình thức kế toán 30 2.2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật 31 2.2.5. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 32 2.2.6. Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu đầu vào 33 3. Lao động tiền lương ở Công ty kinh doanh chế biến than Hà Nội và yêu cầu quản lý 35 II. Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội 37 1. Đặc điểm qui mô và cơ cấu lao động 37 2. Phân loại lao động và định mức lao động 38 2.1. Phân loại lao động 38 2.2. Định mức lao động 38 3. Tình hình quỹ lương và thu nhập của người lao động tại Công ty 39 3.1. Tình hình quỹ lương 39 3.2. Phương pháp tính lương của Công ty 39 Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội 56 1. Nhận xét đánh giá chung toàn Công ty 56 1.1. Mô hình quản lý và hạch toán 56 1.2. Phương pháp hạch toán 57 1.3. Tình hình lao động 58 1.4. Hình thức trả lương 58 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương taị Công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội 59 2.1. Hoàn thiện công tác trả lương 59 2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá sự thực hiện công việc 60 2.3. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương 61 Kết luận 63 Lời nói đầu Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn và tiến bộ khoa học công nghệ. Trong đó nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định bởi các yếu tố con người quyết định đến sự thành công hay thất bại của Doanh nghiệp hoặc tổ chức đó. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội lịch sử đã cho thấy, nước nào, thời đại nào biết chăm lo đến chiến lược con người, đào tạo sử dụng tốt con người thì nước đó, thời đại đó sẽ phát triển rất hưng thịnh. Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã có sự đổi mới sâu sắc tác động rất lớn đến các Doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như sự thay đổi của Doanh nghiệp mình. Việc đảm bảo lợi ích của người lao động là một trong những động lực cơ bản trực tiếp khuyến khích mọi người đem hết khả năng của mình nỗ lực phấn đấu sáng tạo không ngừng trong sản xuất . Một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm đảm bảo các điều kiện trên được thực hiện một cách tốt nhất đem lại hiệu quả cao nhất đó là hình thức tiền lương cho người lao động. Tiền lương là một trong những khoản chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm, cho nên công tác tiền lương và các khoản trích theo lương là vấn đề cần được quan tâm. Vì tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp, đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán công bằng, hợp lý, chính xác. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không những có ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người lao động mà còn có ý nghĩa giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất, tức là hợp lý hoá chi phí giúp Doanh nghiệp làm ăn có lãi. Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tiền lương của doanh nghiệp, để có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho những kỳ kinh doanh tiếp theo. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới hơn nữa công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trrong hệ thống Doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong các Doanh nghiệp Nhà nước . Với những gì đã được học trong nhà trường và với kinh nghiệm có được trong quá tình học tập nên em đã chọn đề tài: "Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội" để làm khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành khoá luận này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S Tạ Đức Khánh - người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực tập và em cũng xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô, các chú trong Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. Chương I Những vấn đề lý luận chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh I. tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Khái niệm về tiền lương Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương là một phần giá trị trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phát cho người lao động theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Tiền lương đã mang một ý nghĩa tích cực tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập quốc dân. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất , trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Vậy tiền lương (hay tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết qủa công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. 2. Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương. Tại các Doanh nghiệp sản xuất , hạch toán chi phí lao động là một bộ phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh, bởi vì cách trả thù lao lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị, các thời kỳ...Việc hạch toán chính xác chi phí lao động có vị trí quan trọng, là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm. Đồng thời, nó còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho Ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội. Vì thế, để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi hạch toán lao động và tiền lương phải quán triệt các nguyên tắc sau : 2.1. Phải phân loại lao động hợp lý : Do lao động trong Doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiều thức sau : * Phân theo thời gian lao động : Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và lao động tạm thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp cho Doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và Nhà nước . * Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất : Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất , có thể phân lao động của Doanh nghiệp thành hai loại sau : - Lao động trực tiếp sản xuất : Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị , máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng), những người phục vụ qúa trình sản xuất ( vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trong nội bội, sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền...) - Lao động gián tiếp sản xuất : Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hạ sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, các bộ các phòng ban kế toán , thống kê, cung tiêu...), nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy...). Cách phân loại này giúp Doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giảm bộ máy gián tiếp. * Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách này, toàn bộ lao động trong Doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại : - Lao động thực hiện chức năng sản xuất , chế biến : Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất , nhân viên phân xưởng. - Lao động thực hiện chức năng bán hàng : Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường... - Lao động thực hiện chức năng quản lý : Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của Doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính... Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. 2.2. Phân loại tiền lương một cách phù hợp. Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả lương (lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng trả lương (lương gián tiếp, lương trực tiếp), phân theo chức năng tiền lương (lương sản xuất , lương bán hàng, lương quản lý)...Mỗi một cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán tiền lương nói riêng và quản lý nói chung xét về mặt hiệu quả, tiền lương được chia làm hai loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính : Là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả lương cấp bậc và các khoản phụ cấp có tính chất lượng. - Tiền lương phụ : Là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết, ngừng sản xuất ... Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương được chính xác, mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương. 3. Chức năng của tiền lương. - Chức năng thước đo giá trị : Biểu hiện giá cả sức lao động, là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá biến động. - Chức năng tái sản xuất sức lao động. Đây là yêu cầu thấp nhất của tiền lương đúng với nghĩa của nó. Tiền lương trước hết phải đảm bảo tái sản xuất, tức là phải nuôi sống người lao động, duy trì sức lao động, năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả trên cơ sở tiền lương đảm bảo bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động. Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền lương phải được tính toán đầy đủ trên 3 mặt : + Duy trì và phát triển sức lao động của chính bản thân họ + Sản xuất ra sức lao động mới (nuôi dưỡng thế hệ mai sau) + Tích luỹ kinh nghiệm, hoàn thành kỹ năng lao động, nâng cao tay nghề (tăng cường chất lượng lao động) - Chức năng kích thích lao động : Tiền lương là động lực chủ yếu khích lệ người lao động làm việc có hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo điều kiện phát huy sáng kiến, nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên. - Chức năng công cụ quản lý Nhà nước : Chế độ tiền lương có tính chất pháp lý của Nhà nước buộc người sử dụng lao động phải trả theo công việc hoàn thành của người lao động, đảm bảo quyền lợi tối thiểu mà họ được hưởng. - Chức năng điều tiết lao động : Thông qua hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp được xác định cho từng vùng, từng ngành. Với một mức lương đúng đắn phù hợp người lao động sẽ tự nguyện nhận công việc được giao. Tiền lương tạo động lực và là công cụ điều tiết lao động giữa các vùng, các ngành trên toàn lãnh thổ, góp phần tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý. Đó là điều kiện cơ bản để nhà nước thực hiện kế hoạch phát triển cân đối vùng - ngành - lãnh thổ. 4. Các khoản trích theo lương. 4.1. Quỹ bảo hiểm xã hội. Được trích 20% quỹ lương cơ bản, kể cả các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp trách nhiệm...). Trong đó Doanh nghiệp phải chịu 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động chịu 5% tính trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Cả 20% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm cấp trên nhằm chi cho các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. 4.2. Quỹ bảo hiểm y tế. Được trích 3% quỹ lương cơ bản kể cả các khoản phụ cấp thường xuyên, trong đó doanh nghiệp chịu 2% tính vào chi phí, người lao động chịu 1% trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Cả 3% Doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan y tế cấp trên nhằm tăng cường và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. 4.3. Kinh phí công đoàn. Được trích theo tỷ lệ 2% quỹ lương thực tế phải trả, trong đó nộp 1% cho cơ quan công đoàn cấp trên để duy trì tổ chức bộ máy của công đoàn cấp trên, còn 1% để lại công đoàn cấp cơ sở để chi cho hoạt động công đoàn cấp cơ sở như chi đại hội CNVC hàng năm, chi lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, chi trợ cấp công đoàn cho đoàn viên khó khăn và các khoản chi khác thuộc hoạt động công đoàn. Cả 2% Doanh nghiệp phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. II. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà Doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian(tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ, đắt đỏ...), tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh. Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu như phân theo chức năng của lao động, theo hiệu quả của tiền lương... Việc tính và chi trả phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của Doanh nghiệp. Mục đích của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối lao động. 1. Trả lương theo thời gian. áp dụng để trả cho khối lao động gián tiếp hoặc khối lao động trực tiếp mà sản phẩm không thể định mức lao động được. Căn cứ để trả lương đó là : + Thời gian làm việc thực tế của CNV (dựa vào bảng chấm công) + Trình độ tay nghề của CNV (thông qua cấp bậc lương) + Hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định - Tiền lương tháng : Là tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. - Tiền lương tuần : Là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng (X) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần. - Tiền lương ngày : Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng. - Tiền lương giờ : Là tiền lương trả cho một giờ lao động và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ theo tiêu chuẩn quy định của Luật lao động (không qúa 8h/ngày). Tiền lương thời gian phải trả cho người lao động = Mức lương cơ bản bình quân một ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng Trong đó: Mức lương cơ bản bình quân một ngày = Lương cơ bản tháng(kể cả các khoản phụ cấp thường xuyên) Số ngày chế độ quy định(22 ngày) Hình thức trả lương này đơn giản dễ tính toán song nó có nhược điểm không quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động dưới CNXH. Vì vậy, Doanh nghiệp có thể kết hợp trả lương theo thời gian với chế độ thưởng hợp lý như thưởng năng suất lao động cao, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng chất lượng sản phẩm tốt... 2. Trả lương theo sản phẩm. áp dụng để trả cho khối lao động trực tiếp. Căn cứ để trả lương đó là: + Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định). + Đơn giá lượng sản phẩm cho doanh nghiệp xây dựng Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ trả lương sản phẩm khác nhau như sau : - Trả lương theo sản phẩm không hạn chế : Nghĩa là Doanh nghiệp không hạn chế số lượng công việc làm ra trong kỳ của công nhân. Cách trả lương này đã quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động dưới CNXH. Tiền lương sản phẩm phải trả cho người lao động = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng X Đơn giá lương sản phẩm - Trả lương theo sản phẩm thưởng luỹ tiến : Hình thức này chỉ nên áp dụng để trả trong trường hợp Doanh nghiệp cần hoàn thành gấp đơn đặt hàng hoặc cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất vì áp dụng hình thức này năng suất lao động của Doanh nghiệp đạt mức tối đa song kéo theo chi phí tiền lương trong giá thành cũng tăng tối đa. Tiền lương sản phẩm phải trả cho người lao động = Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ X Đơn giá lương sản phẩm + Số lượng sản phẩm vượt định mức X Đơn giá lương sản phẩm X Tỷ lệ vượt luỹ tiến ] - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp : Hình thức này áp dụng để trả cho khối lao động phục vụ mà kết quả công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân sản xuất. Căn cứ để trả lương đó là dựa vào kết quả công việc hoàn thành của khối lao động trực tiếp để xác định quỹ lương phải trả cho khối lao động phục vụ. Như vậy, hình thức này đã cộng đồng trách nhiệm giữa người được phục vụ và người phục vụ. 3. Trả lương khoán. Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Thực chất đây là hình thức trả lương theo sản phẩm song đơn khoán có thể thay đổi theo sự thoả thuận của người giao khoán và người nhận khoán. Ngoài ra theo chế độ hiện hành còn có lương phép và các khoản phụ cấp làm thêm giờ. Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động = Tổng tiền lương nghỉ phép KH năm Tổng tiền lương trích theo KH cả năm x 100% Khi người lao động làm thêm giờ tiêu chuẩn. Đối với người hưởng lương cấp bậc giờ làm thêm được trả bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường và 200% nếu vào ngày lễ, ngày nghỉ. Lương thêm giờ = Lương cấp bậc tháng 22 X Số công làm thêm giờ X 150% (200%) Phụ cấp làm đêm : áp dụng cho người làm việc từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau, bao gồm hai mức : 30% lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm ban đêm. 40% lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với người lao động thường xuyên làm việc theo ca, chuyên làm về đêm. Phụ cấp làm đêm = Lương cấp bậc tháng 22 X Số công làm đêm X 30% (40%) 4. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản tính theo lương. 4.1. Thủ tục, chứng từ hạch toán. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán phải lập "Bảng thanh toán tiền lương" cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động được lĩnh. Khoản thanh toán về BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt y "Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội" sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thông thường tại các Doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm 2 kỳ : kỳ I tạm ứng và kỳ II sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho Phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ. Theo chế độ chứng từ kế toán , thông thường các Doanh nghiệp sử dụng các chứng từ bắt buộc sau: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số 01 - LĐTL Mẫu số 02 - LĐTL Mẫu số 03 - LĐTL Mẫu số 04 - LĐTL Mẫu số 05 - LĐtiền lương Ngoài ra có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn nếu Doanh nghiệp thấy cần và có các nghiệp vụ phát sinh thêm liên quan đến việc tính lương, BHXH... 4.2. Tài khoản hạch toán. Để hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng tài khoản sau: Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của Doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ Kết cấu : Bên nợ : - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của CNV - Các khoản đã thanh toán cho CNV (kể cả tạm ứng lương kỳ I cho CNV) - Kết chuyển tiền lương CNV chưa lĩnh Bên có : Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho CNVC Dư có cuối kỳ : Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho CNVC Dư nợ (nếu có) : Số trả thừa cho CNVC Tài khoản 338 : Phải trả, phải nộp khác Kết cấu : Bên nợ : - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ - Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn - Xử lý giá trị tài sản thừa - Kết chuyển doanh thu nhận trước của khách hàng vào doanh thu bán hàng tương ứng kỳ kế toán - Các khoản đã trả, đã nộp khác Bên có : - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định - Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ - Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại Dư cuối kỳ : Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý Dư nợ (nếu có) Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2 trong đó có : Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn Bên nợ : - Nộp 1% kinh phí công đoàn cho cấp trên - Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị Bên có : Trích 2% kinh phí công đoàn vào kinh phí sản xuất kinh doanh Dư cuối kỳ : Nguồn kinh phí công đoàn chưa nộp hết hoặc chưa chi hết ở cuối kỳ. Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội Bên nợ : - Nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm cấp trên - Chi tiêu BHXH tại đơn vị (BHXH phải trả) Bên có : - Trích 15% BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh - Tính trừ 5% BHXH vào thu nhập của CNV Dư có cuối kỳ : Số BHXH chưa nộp cho cơ quan bảo hiểm cấp trên Tài khoản 3384 : BHYT Bên nợ : Nộp BHYT cho cơ quan y tế cấp trên Bên có : Trích BHYT vào chi phí và khấu trừ vào thu nhập của CNV Dư có cuối kỳ : BHYT chưa nộp hết cho cơ quan cấp trên ở cuối kỳ. Ngoài ra kế toán sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như TK 111, 112, 138... 4.3. Phương pháp hạch toán. (1) Hàng tháng xác định tiền lương, các khoản phụ cấp lương, thưởng trong quỹ lương, tiền ăn ca phải trả cho CNV kế toán ghi : Nợ TK 622. Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627. Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK 641. Phải trả cho nhân viên bán hàng Nợ TK 642. Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334.Tổng số thù lao lao động phải trả (2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định kế toán ghi: Nợ TK 622, 627, 641,642. Phần tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ với tiền lương và các khoản phụ cấp lương (19%) Nợ TK 334. Phần khấu trừ vào thu nhập của CNVC (6%) Có TK 3382, 3383, 3384. Tổng số KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích. (3) Số tiền ăn ca phải trả cho CNV trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 622. Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627. Phải trả cho nhân viên phân xưởng Nợ TK 641. Phải trả cho nhân viên bán hàng Nợ TK 642. Phải trả cho nhân viên quản lý Doanh nghiệp Có TK 334. Phải trả cho CNV (4) Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng đột xuất, thưởng cuối năm) kế toán ghi : Nợ TK 431 (4311). Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Có TK 334. (5) Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV trong kỳ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...) kế toán ghi : Nợ TK 3383 Có TK 334 (6) Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV kế toán ghi : Nợ TK 334. Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 3338. Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141. Số tạm ứng trừ vào lương Có TK 138. Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại... (7) Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương...), BHXH, tiền thưởng cho CNVC, kế toán ghi : - Nếu thanh toán bằng tiền : Nợ TK 334. Các khoản đã thanh toán Có TK 111. Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112. Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng - Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá : + BT1. Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá Nợ TK 632 Có TK liên quan (152, 153, 154, 155...) + BT2. Ghi nhận giá thanh toán : Nợ TK 334. Tổng số thanh toán (cả thuế VAT) Có TK 512. Giá thanh toán không có thuế VAT Có TK 3331. Thuế VAT đầu vào phải nộp (8) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi : Nợ TK 3382, 3383, 3384 Có TK 111, 112... (9) Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp kế toán ghi : Nợ TK 3382 Có TK 111, 112 (10)Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân viên đi vắng chưa lĩnh kế toán ghi : Nợ TK 334 Có TK 3388 (11) Trường hợp đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH (kể cả số vượt chi), lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112. Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 3382, 3383. Số được cấp bù (12) Đối với Doanh nghiệp sản xuất thời vụ, khi tính trước tiền lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp kế toán ghi : Nợ TK 622 Có TK 335 Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả trong kỳ (nếu có) Nợ TK 335 Có TK 334 Ta có thể khái quát hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với CBCNV qua sơ đồ sau : Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với CBCNV TK 334 TK 141,138... TK 622 Tiền lương, thưởng phải trả CNTT sản xuất Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV (tạm ứng, thuế thu nhập...) TK 627 Tiền lương, thưởng phải trả cho nhân viên phân xưởng TK 3383, 3384 TK 641, 642 Phần đóng góp cho quỹ BHYT, BHXH Tiền lương, thưởng phải trả cho nhân viên bán hàng, quản lý DN TK 431 TK 111, 512... Tiền thưởng phải trả CNV TK 3383 Thanh toán lương, thưởng, BHXH và các khoản khác cho CNVC BHXH phải trả trực tiếp Sơ đồ hạch toán tính trước tiền lương phép kế hoạch của CNSX ở những doanh nghiệp sản xuất thời vụ TK 335 TK 334 TK 622 Tiền lương thực tế phải trả CNSX Trích trước tiền lương phép thu kế hoạch của CNSX trực tiếp TK 338 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tiền lương phép phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 338 (2, 3, 4) TK 334 TK 622, 627, 641, 642 Trích KPCĐ, BHYT, BHXH Theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh (19%) Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNVC TK 334 Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập của CBCNV (6%) TK 111, 112... TK 14,112... Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý cấp trên. Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở Số BHXH, KPCĐ chi vượt mức được cấp III. Vai trò của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Đối với người lao động. Tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng được người lao động quan tâm hàng đầu, chi phí tiền lương hợp lý sẽ kích thích người lao động nâng cao năng suất làm việc, nâng cao trách nhiệm của người lao động với quá trình sản xuất và tái sản xuất , đồng thời tiền lương phù hợp với đóng góp của người lao động sẽ đem lại niềm lạc quan, tin tưởng vào Doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của CBCNV, là yếu tố đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nâng cao đời sống của người lao động - một bộ phận đặc biệt của lực lượng sản xuất xã hội. Vì vậy, tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển lực lượng lao động. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình, ngoài ra còn dùng để tích luỹ một phần. Được nhận tiền lương phù hợp với sức lao động mình bỏ ra, người lao động tự nhận thấy mình phải không ngừng nâng cao bồi dưỡng trình độ về mọi mặt. 2. Đối với người sử dụng lao động (Doanh nghiệp). Như trên đã nói, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Vì vậy, các Doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương làm đòn bảy kinh tế khuyến khích người lao động hăng say làm việc để tăng năng suất lao động. Đối với Doanh nghiệp, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm nên Doanh nghiệp phải sử dụng quản lý quỹ tiền lương một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí tiền lương. Quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh của Doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Hạch toán tốt lao động - tiền lương._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3209.doc
Tài liệu liên quan