Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội

Tài liệu Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội: ... Ebook Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy nhiều mô hìmh kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể là nhờ vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Do có hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về các sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành dệt may Việt Nam. Đây là ngành đã có sự phát triển từ lâu đời, thu hút nhiều lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ cao cho đất nước, từng bước các mặt hàng của ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Là một doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội đã và đang có những bước đi đúng đắn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và thị trường không ngừng vươn lên khẳng định mình. Đối với doanh nghiệp, Kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư,tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Do đó tổ chức công tác kế toán là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhuộm Hà Nội Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHUỘM HÀ NỘI I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1-Thông tin chung về doanh nghiệp Tên công ty : Công ty Cổ Phần Nhuộm Hà Nội. Tên giao dịch: HANOI DYEING JOINT STOCK COMPNAY Tên viết tắt: H D JSC Địa chỉ : số 143 - Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại : 04.8.583.804 Fax : 04 557 4320 MST:0101112239 Số ĐKKD : 0.103.000.237 Cấp ngày 28/02/2001 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp. Số tài khoản : 102010000498494 Ngân hàng Công Thương - Hoàng Mai -Hà Nội Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công Thương Hoàng Mai ( Kim Đồng - Hoàng Mai - Hà Nội0 Ngân hàng Cổ Phần Quân Đội( Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội) Ngành nghề kinh doanh : Nhuộm gia công và bán vải Cơ sở sản xuất chính hiện nay của Công ty CP Nhuộm Hà Nội : tại 143 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội 2- Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Xuất phát đỉểm chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ với thiết bị máy móc còn hạn chế và số lượng cán bộ công nhân viên chỉ rất ít. Trong vòng 2 năm hoạt động đến nay Công ty đã đầu tư toàn bộ máy móc dây chuyền toàn bộ để phục vụ kịp nhu cầu tiêu thụ và phát triển của thị trường. Công ty đã đầu tư xây dựng thiết bị nhà xưởng bao gồm 1000m2. Nhà máy hoạt động từ năm 2005 và dần dần đi vào ổn định đến nay đã được 3 năm, trong thời gian đó sản phẩm của công ty đã không ngừng được cải tiến để phục vụ nhu cầu của nhà sản xuất may mặc trong cả nước. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 1. Sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý của công ty GIÁM ĐỐC KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Xưởng sản xuất Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ Thuật Tổ chuẩn bị Tổ sấy Tổ kiểm Tổ nhuộm Tổ Văng Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty 2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận - Giám đốc (GĐ) công ty là người điều hành tổ chức mọi hoạt động của công ty theo Pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm trước toàn công ty về hiệu quả hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp hành pháp luật trong công ty. Là người đại diện hợp pháp cao nhất của công ty trong lĩnh vực giao dịch và là người thay mặt công ty ký kết Hợp đồng kinh tế. Chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ Công tác liên doanh liên kết Công tác giá cả (giá mua và giá bán ra) Công tác định hướng chất lượng phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn toàn công ty Ký: Các chứng từ về thu chi tài chính, tiền Các hợp đồng kinh tế Các văn bản giấy tờ đối nội, đối ngoại của công ty Các thủ tục giấy tờ văn bản của hai liên doanh - Phòng Kế hoạch: Cân đối kế hoạch vật tư trực tiếp giao dịch với các nhà cung câp để đặt hàng. Theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng, số lượng và tiến độ sản xuất của công ty. Thông báo ngay các sự cố trong quá trình sản xuất cũng như bán hàng: Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong lĩnh vực định hướng và phát triển kế hoạch sản xuất trước mắt cũng như lâu dài Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GĐ, phòng có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước GĐ trong việc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, điều độ sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế Tham mưu cho GĐ trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế trong lĩmh vực tiêu thụ sản phẩm, đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu Tổ chức theo dõi thực hiện việc vận chuyển thành phẩm nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao Quản lý, sử dụng hoá đơn tự in của công ty theo đúng hướng dẫn của cơ quan thuế và quy định của công ty Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất - Phòng Kỹ thuật:. Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý máy móc, thiết bị và định hướng phát triển khoa học, kỹ thuật trước mắt cũng như lâu dài của công ty Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo kế hoạch của công ty và khách hàng, thực hiện công tác điều độ sản xuất của công ty Tổ chức triển khai đề tài, dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất Quản lý máy móc, thiết bị toàn công ty và lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ và đột xuất, lập các hướng dẫn công việc và qui trình về sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn và hiệu quả Tổ chức giám định các thiết bị có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt Tổ chức, theo dõi thực hiện các qui trình và hướng dẫn các công việc có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hoá sản xuất - Xưởng sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất để thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao về sản lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Quản lý hiệu quả tối đa về lao động và máy móc thiết bị. - Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ về các mặt công tác sau: Chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Đôn đốc kiểm tra kế hoạch sản xuất hàng tháng của nhà máy, phòng ban Tổ chức họp hội nghị đánh giá tình hình kế hoạch tháng và giao kế hoạch tháng tiếp theo cho các đơn vị thực hiện Xây dựng các phương án để lo đủ việc làm cho CBCNV và người lao động Đôn đốc công việc bảo quản, quản lý kho tàng Công t ác chiến lược sản phẩm đến năm 2010 Ký: Các phiếu xuất nhập vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm Hoá đơn bán hàng, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế Séc, uỷ nhiệm chi thuộc lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tu - Phòng Kế toán - Tài chính: Quản lý và đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho ban giám đốc công ty về tình hình hoạt động tài chính kế toán và đưa ra các phương án mới để thực hiện. Lập các chứng từ, sổ sách kế toán và lưu trữ theo quy định của Nhà nước. Lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm theo biểu mẫu quy định để báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm theo chế độ hiện hành. Hạch toán giá thành sản phẩm, phân tích giá thành phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của ban giám đốc. Phối hợp với các Phòng ban để kiểm tra giá cả đầu vào và ra của nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm. Phối hợp với các Phòng ban để thu hồi và thanh toán công nợ, đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, đúng chế độ của Nhà nước. III. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHUỘM HÀ NỘI 1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công nhuộm vải màu theo đơn hàng và kinh doanh sợi. Sản phẩm sợi Công ty sản xuất các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45. Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng. Doanh thu từ sợi hàng năm chiếm 20% tổng doanh thu của Công ty. Sản phẩm vải Công ty sản xuất các loại vải có độ dầy từ 80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản phẩm chủ yếu là vải cotton, vải PC 2 thanh phần.... phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại. 2-Đặc điểm về khách hàng và thị trường Giai đoạn đầu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân dội và một số doanh nghiệp,cơ sở sản xuất hàng may mặc. Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng công nhận. Ngày nay, sản phẩm vải không chỉ là để đáp ứng về số lượng, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nên khách hàng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, thời hạn giao hàng…mà còn phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, kiểu dáng. Sản phẩm vải Công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất hàng may mặc do đó thị trường chính trong một vài năm gần đây là các đơn vị sản xuất hàng may mặc trong và ngoài nước. Thị trường trong nước chủ yếu là các dệt, may như: Công ty sợi Phúc Tân, Công ty Dệt 19/5 Hà nội , Công ty 26, Công ty may Thăng Long, Công ty may Hà Bắc, Xí nghiệp dệt-Công ty 20…Trong một vài năm gần đây, thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, 3-Đặc điểm về mặt bằng và công nghệ sản xuất Mặt bằng của Công ty hiện nay đều thuê để sử dụng với diện tích hiện tại khoảng hơn 1000m2 trong đó hệ thống các kho của Công ty cũng chiếm một diện tích tuơng đối lớn, hệ thống kho bao gồm kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa thành phẩm… Vài năm gần đây, Công ty không chỉ tăng về diện tích hoạt động của phân xưởng mà nhìn chung máy móc của phân xưởng cũng đều được tu sửa, bảo dưỡng lại và hiện nay được đánh giá là tương đối hiện đại so với các công ty khác trong cùng ngành nhuộm. SƠ ĐỒ 2: BẢNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Máy nhuộm Máy sấy Máy văng Máy kiểm Từ quá trình tẩy nhuộm vải bằng than củi khi bắt đầu thành lập Công ty. Hiện nay, quy trình sản xuất vải đã được nâng cấp thành dây chuyền hiện đại. Với số lượng công nhân khoảng 20 người đứng điều hành máy tại các công đoạn khác nhau. Phân xưởng sản xuất vần đáp ứng được kế hoạch sản xuất do Công ty đề ra. Khi vải mộc được đưa vào sản xuất, hầu như được sử lý hoàn thiện trên chu trình khép kín của Máy nhuộm. Sau đó vải màu sẽ được quấn ra trên xe ra hàng để chuyển sang Máy sấy. Tại đây vải màu sẽ được hồ cứng hoặc hồ mềm theo yêu cầu và tính chất của từng loại vải, khách hàng. Sau khi vải màu được xử lý và sấy khô sẽ được chạy qua máy văng để đạt đủ độ rộng vải theo tiêu chuẩn. Trước khi nhập kho thành phẩm, vải màu đã được xử lý sẽ được nhân viên KCS ( kiểm hàng) kiểm tra và đo vải cuộn thành từng cây trên Máy Kiểm hàng. Đây là mô hình bố trí sản xuất hiệu quả nhất đảm bảo đúng theo qui trình công nghệ, đồng thời tiết kiêm thời gian và chi phí nhất trong sản xuất. 4-Hệ thống cơ sở quản lý hành chính Không chỉ có hệ thống nhà xưởng của Công ty được tu sửa, bảo dưỡng mà hệ thống cơ sở quản lý hành chính của Công ty cũng không ngừng được nâng cấp. Các bộ phận phòng ban trong công ty được tổ chức khép kín nhưng việc trao đổi qua lại giữa các phòng ban cũng hết sức thuận tiện. Công ty trang bị cả một hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý của công ty với tổng số máy là 10 máy, Các máy này được nối mạng LAN trong toàn Công ty để tiện trao đổi, quản lý thông tin. Ngoài ra Công ty còn có một số máy khác kết nối mạng internet để cán bộ các phòng ban thu thập những thông tin cũng như thực hiện một số giao dịch bằng thương mại điện tử. . Tổ chức bộ máy ở các phân xưởng: - Quản đốc phân xưởng: được tổng giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi hoạt động của phân xưởng. - Trưởng ca sản xuất: là người giúp việc cho quản đốc phân xưởng và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về công việc mà mình phụ trách. 5. Kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty Trong một vài năm gần đây, khi Công ty tự chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì nhìn chung tốc độ phát triển của Công ty ngày càng rõ rệt: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 (T4-12/2005) Đơn vị tính§: đ STT CHỈ TIÊU Mà SỐ NĂM 2005 NĂM 2006 1 Doanh thu thuần 11 80.250.233.010 179.127.691.680 2 Giá vốn hàng bán ra 12 74.983.670.954 169.975.640.739 3 Chí phí quản lý doanh nghiệp 13 1.419.282.113 1.801.743.909 4 Chi phí tài chính 14 0 0 5 Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh 20 3.847.279.943 7.350.307.031 (20=11-12-13-14) 0 0 6 Lãi khác 21 529.098.526 1.282.843.630 7 Lỗ khác 22 146.006.764 598.773.238 8 Tổng lợi nhuân trớc thuế (30=20+21-22) 30 4.230.371.705 8.034.377.424 Trong vòng 2 năm Doanh thu của công ty đã tăng lên hàng chục tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng nhanh qua các năm. IV. NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ NỘI. 1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán ở Công ty. Phòng kế toán - tài vụ của Công ty CP Nhuộm Hà Nội gồm 7 người, trong đó có 1 kế toán trưởng- trưởng phòng, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ, 1 kế toán công nợ, 1 kế toán kho, 1 kế toán tiền lương, 1 kế toán Ngân hàng Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán. Mô hình này rất phù hợp với công ty vì công ty có qui mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung và vận dụng máy tính để giảm bớt công việc kế toán, phục vụ kịp thời cho công tác kế toán được nhanh và chính xác. *Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của cán bộ nhân viên phòng k ế toán - tài vụ. Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động tài chính và là người điều hành bộ máy kế toán của Công ty. Đồng thời kế toán trưởng phải kiểm tra đối chiếu việc thực hiện luân chuyển chứng từ có đúng không. Ngoài ra kế toán trưởng còn hướng dẫn chỉ đạo việc lưu giữ tài liệu, sổ sách kế toán, lựa chọn các hình thức kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho giám đốc nhằm giúp cho giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị đặc biệt về vấn đề tài chính của Công ty. Kế toán tổng hợp: Xác định kết quả kinh doanh, tổng hợp mọi số liệu và chứng từ mà các kế toán viên giao cho. Kiểm tra việc ghi chép, luân chuyển chứng từ. Sau đó báo cáo cho kế toán trưởng. Kế toán Công nợ: Theo dõi hạch toán các khoản công nợ của Công ty khi mua hàng hoá của các cơ quan khác, hoặc công ty bán chịu cho khách hàng những sản phẩm mà công ty sản xuất ra để tiêu thụ ( Hay còn gọi là hình thức thanh toán sau). Kế toán kho: Phụ trách theo dõi quá trình nhập xuất tồn nguyên vật liệu trên số sách: + Vào sổ vật tư, công cụ, dụng cụ + Lên bảng kê và hạch toán cũng như vào thẻ chi tiết theo dõi nhập, xuất, tồn. + Lập bảng quyết toán hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị. Kế toán tiền lương: Phụ trách việc hạch toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền công, thưởng, và các khoản phải trả cho người lao động. Kế toán Ngân Hàng: Quản lý các loại vốn ngân hàng, phụ trách việc vay, trả, giao dịch với ngân hàng. Thủ quỹ:Thu chi tiền mặt hàng ngày. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Ngân hàng Kế toán tiền lương Kế toán kho Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ Sơ đồ 4:Bộ phận phòng Kế toán 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội 3.1 Các hình thức sổ: Để phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty như đã nói ở trên. Công ty CP Nhuộm Hà Nội đã nghiên cứu vận dụng hình thức và tổ chức sổ sách kế toán thích hợp đó là hình thức kế toán là hình thức Nhật Ký Chung và được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ5 : Sổ kế toán: Chøng tõ gèc Sæ, thÎ h¹ch to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Sæ c¸i NhËt ký chung Sæ quü B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o kÕ to¸n 1,2, 3 Ghi hàng ngày. 4,5, 6 Ghi cuối tháng. 7,8, 9 Quan hệ đối chiếu Nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển gọi là nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong số Nhật ký chung được chuyển vào sổ cái ít nhất hai tài khoản nî cã liên quan. Đối tượng các tài khoản quan trọng, hay phát sinh nhiều nghiệp vụ có thể mở sổ Nhật ký đặc biệt hay sổ nhật ký phụ. Cuối tháng định kỳ cộng các Nhật ký đặc biệt lấy số liệu ghi vào sổ Nhật ký chung hoặc vào thẳng sổ cái. Hiện nay, công ty đã trang bị máy tính phục vụ công tác kế toán, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc rất thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, lập và in sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Việc sử dụng kế toán máy thì trình tự xử lý số liệu như sau: Chứng từ gốc Xử lý nghiệp vụ Vào nhật ký chung Vào sổ cái Vào các sổ chi tiết Đưa ra các báo cáo như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết qủa kinh doanh, bảng cân đối tài khoản In và lưu trữ liệu Khoá sổ và chuyển sang kỳ tiếp theo Nhân viên kế toán cần nhập các thông tin ở chứng từ kế toán vào máy ví dụ như: Số hoá đơn, ngày tháng lập chứng tw, số lượng sản phẩm.... 3.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội. - Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm báo cáo. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ ghi chép kế toán là : Đồng Việt nam. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá của Ngân hàng Việt nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Hình thức sổ kế toán áp dụng là: Hình thức sổ Nhật ký chung. - Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo đúng qui đinh của bộ tài chính ban hành trích khấu hao theo quy định số 1062 TC/QĐ/ TSTC ban hành ngày 14/01/1996 của bộ tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá Giá gốc = Giá ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển+ Thuế ( Nếu có) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế theo phương pháp khấu trừ. CHƯƠNG II. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ NỘI I. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ NỘI 1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Hoạt động sản xuất ở Công ty CP Nhuộm HN chủ yếu là Nhuộm vải theo đơn đặt hàng cho khách hàng trong và ngoài nước. Từ những yêu cầu của thị trường, Cty đem gia công Sợi hoặc nhập mua nguyên liệu Mộc theo nhu cầu của thị trừơng rồi Gia công Nhuộm màu vải theo yêu cầu của khách. Chính vì vậy Nguyên Vật liệu chính để tạo lên SP chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm.Chi phí Nhân công chiếm 1 phần nhỏ và được phân bổ đều cho từng loại sản phẩm. 2. Phân loại chi phí sản xuất Công ty CP Nhuộm HN là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quá trình sản xuất sản phẩm, do đó tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán phân loại chi phí sản xuất như sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được chia thành 2 loại là chi phí nguyên vật liệu chính và Nhiên vật liệu phụ. + Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm: Vải mộc là phần cơ bản để tạo lên sản phẩm. + Chi phí nhiên vật liệu phụ bao gồm: - Các loại hoá chất: Có tác dụng rất quan trọng trong viêc tạo lên mẫu mã sản phẩm - Các loại chỉ, nhãn mac, mex, bao bì Các phụ liệu này chủ yếu đi kèm với nguyên vật liệu chính để hoàn thành sản xuất sản phẩm. * Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ số tiền công, các khoản phải trả, các khoản phải trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất như: lương cho công nhân cắt, công nhân may, phụ cấp cho công nhân sản xuất, BHXH, BHYT,... * Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí cho quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung như: tiền công nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước...) Việc phân loại chi phí sản xuất như vậy sẽ giúp cho kế toán xác định đúng đủ và chính xác các chi phí thực tế phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất. 3. Công tác quản lý chi phí: Công ty áp dụng biện pháp quản lý chi phí sản xuất trực tiếp theo định mức. Các chi phí trên có liên quan đến qui trình sản xuất sản phẩm vì vậy phải phấn đấu giảm mức tiêu hao vật tư, lao động... thấp hơn định mức mà trọng tâm là giảm lượng sản phẩm hỏng và hao hụt cho phép. Định mức hao hụt và dư dôi được căn cứ vào tính chất từng loại nguyên liệu vải mộc. 4. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty CP Nhuộm Hà Nội. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi có xác định đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản trị Doanh nghiệp. Công ty CP Nhuộm HN có Quy trình sản xuất đơn giản, bao gồm 4 công đoạn: Công đoạn1: Tẩy nhuộm vải mộc trên máy nhuộm. Quá trình sản xuất từ Nguyên vật liệu chính để ra thành phẩm đều thực hiện chủ yếu ở Công đoạn 1 Công đoạn 2: Vải nhuộm xong, ra vải chuyển sang máy sấy hơi Công đoạn 3: Sau khi sấy, cho vải chảy qua máy Văng để đảm bảo đúng khổ rộng của Vải. Công đoạn 4 C: Vải Thành phẩm sẽ được kiểm tra và quấn thành từng cây trên máy Kiểm vải. Đoạn vải nào không đạt yêu cầu về màu sắc chất lượng sẽ bị cắt bỏ trong lúc kiểm tra. Thành phẩm nhập kho là những cây vải có độ dài khác nhau nên đơn vị tính sản phẩm của Công ty là Mét. Tại Công ty CP Nhuộm HN, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm nhập kho. Kỳ tính giá thành là từng tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của Công ty như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm một cách kịp thời. 5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Do đặc điểm của Công ty là chuyên sản xuất gia công Nhuộm Vải nên vật liệu chủ yếu là vải các loại. Bên cạnh đó, để tạo lên sản phẩm hoàn thiện không thể thiếu những loại hoá chất khác nhau để hỗ trợ trong quá trình nấu tẩy và nhuộm VảI mộc, Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ khác như: chỉ, mex, khuy, khóa,...tuy chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất nhưng chúng là những thành phần không thể thiếu để tạo ra thành phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp tổng hợp theo từng tháng rồi phân bổ đều cho từng mét sản phẩm hàng hoá, Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 621: Chi phí NVL trực tiếp Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Sổ sách sử dụng Sổ tổng hợp: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ cái TK621. Sổ chi tiếtS: Bảng kê chi tiết TK 621 (sổ chi tiết TK 621), bảng kê phát sinh và các tài khoản đối ứng (Bảng tổng hợp chi tiết TK 621). Sơ đồ Trình tự kế toán TK152, 153 (611) TK621 TK152 (611) TrÞ gi¸ NVL... xuÊt dïng TrÞ gi¸ NVL ch­a sö dông hÕt trùc tiÕp cho s¶n xuÊt vµ phÕ liÖu thu håi nhËp kho (nÕu cã) TK111, 112, 331... TK154 (631) TrÞ gi¸ NVL... mua ngoµi sö Cuèi kú kÕt chuyÓn CPNVLTT dông ngay cho s¶n xuÊt TK133 ThuÕ GTGT ®Çu vµo ®­îc khÊu trõ * Chi phí nguyên vật liệu chính Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính, kế toán sử dụng tài khoản 152 (1521) "Chi phí nguyên, vật liệu chính". Nguyên vật liệu chính N (Vải Mộc V) của Công ty được nhập mua tại các Nguồn cung cấp có uy tín và lâu năm: Cty Sợi dệt Vĩnh Phúc, Cty Sợi Sơn Trà, Xí Nghiệp Dệt - Công ty X20, Cty Dệt 19/5, Cty Dệt 8/3….Vải mộc sẽ được Nhà Cung cấp vận chuyển tận nơivà chi phí vận chuyển sẽ được tính trên đơn giá bán của Vải mộc. Chính vì vậy Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được tính như sau: Giá trị nguyên vật liệu nhập kho Giá mua (không bao gồm VAT) Chi phí vận chuyển, bốc vác, thuế nhập khẩu (nếu có) Chiết khấu, giảm giá hàng bán = + _ Vải mộc mua về nhập kho kèm theo Bảng kê số liệu hàng hoá và biên bản giao nhận hàng hoá, Trong quá trình sản xuất, Thủ kho căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Phòng Kế Hoạch đưa xuống để xuất kho. Số liệu xuất kho được kê chi tiết trên “Phiếu theo dõi mẻ hàng ” và tập hợp vào sổ Nhật ký sản xuất theo từng mẻ hàng. Cuối ngày Thủ kho tập hợp số lượng xuất kho của từng loại vải rồi đối chiếu với Thống kê để viết Phiếu Xuất Kho - xuất sản xuất. CT CP Nhuộm HN 143 Nguyễn Tuân – TX - HN PHIẾU THEO DÕI MẺ HÀNG Ngày 04 tháng 08 năm 2007 Số Mẻ:100/8 Loại vải: 1503 Màu cũ: Mộc Màu yêu cầu nhuộm: Đen ánh tím Máy thực hiện: 04 Số lượng…317 . (mét); Trọng lượng tương ứng:73.8Kg Chi tiết Cây mộc xuất SX: Chi tiết Cây TP Nhập kho Thành phẩm A Thành Phẩm C 87.4 86.5 2 90.6 92 117.0 115.7 119.8 120.5 105.0 105.9 105.0 105.9 113.2 113.7 Tổng 738 740.2 Dôi 4.2mét CNhân tảy nhuộm: Tài CNhân Sấy: Xuân CNhân Văng: Tới Cnhân Kiểm hàng:Dung Xác nhận Phòng Kỹ Thuật:Kim Anh "Phiếu theo dõi mẻ hàng" được lập theo đặc tính hoạt động của Công ty. Chính vì vậy nó đã khắc phục được việc sai sót trong quá trình xuất vải mộc sản xuất: Trong quá trình xuất kho để sản xuất, việc ghi chi tiết từng cây vải trên "Phiếu theo dõi mẻ hàng" sẽ tránh cho việc xuất kho bị nhầm lẫn. Từ "Phiếu theo dõi mẻ hàng", thủ kho thành phẩm căn cứ vào đó để nhập và xuất kho. Do đó "Phiếu theo dõi mẻ hàng" là một chứng từ rất quan trọng trong quá trình xuất sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phiếu xuất kho được chia thành 4 liên: - Một liên lưu ở phòng kế toán. - Một liên lưu ở bộ phận thống kê - Một liên thủ kho giữ để lưu vào thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán vào cuối tháng để đối chiếu. - Một liên các bộ phận sản xuất nơi nhận hàng giữ. Tại kho, thủ kho phải mở thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất vải mộc về mặt số lượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán nguyên vật liệu. Tại Phòng Tài chính kế toán: Định kỳ 7 ngày, Thủ kho lại đối chiếu số lượng xuất sản xuất của từng loại vải mộc với Kế toán nguyên vật liệu để lập báo cáo. Hàng ngày, quá trình sản xuất sẽ được Thống kê theo từng mẻ hàng. Qua đó sẽ cung cấp số lượng dôi co vải mộc trong quá trình sản xuất của từng loại vải. Từ “Bảng thống kê sản xuất” Kế toán Nguyên Vật liệu sẽ có số lượng Vải mộc xuất ra sản xuất nhập về kho Thành phẩm và số lượng vải mộc còn sản xuất Dở dang. Mỗi loại vải có tính chất Dôi (Dư thừa trong sản xuất) Co (Hao hụt trong sản xuất) khác nhau. Nên cuối tháng Thống kê tập hợp số liệu hàng xuất sản xuất và hàng nhập kho để tính độ dôi co theo từng loại vải. Ví dụ: Xuất sản xuất vải 1503: 38, 395.9 mét Nhập TP Vải 1503 : 31,873.3 mét Chênh lệch vải SX -Vải TP = 38,395.9 - 31,873.3 = 6, 522.6 mét Tỷ lệ co vải = (6,522.6*100%) /38,395.9= 17% Cuối tháng căn cứ vào số lượng vải mộc tương ứng với Vải TP nhập kho, kế toán tập hợp chi phí cho 38, 395.9 mét mộc xuất SX để tính giá thành cho 31, 873.3 mét Vải TP nhập kho. Với loại vải có độ Dôi trong sản xuất cũng tính giá thành cho só lượng TP nhập kho trên số vải mộc xuất sản xuất. Cách tính này làm cho công tác tập hợp và tính giá thành của kứê toán rất thuận tiện. Nhưng bên cạnh đó có một số số nhược điểm như: Giá thành của loại vải bị hao hụt trong sản xuất sẽ phải chịu giá cao hơn so với thực tế mà nó phải chịu. Ngược lại Loại vải có độ dôi lại gánh giá thành ít hơn... Để khắc phục nhược điểm đó, Công ty cần bổ sung thêm người để theo dõi chi tiết cho từng loại vải. Đây là vấn đề đang được đề cập trong Công ty, cần được giải quyết tốt. BẢNG KÊ HÀNG DÔI CO NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH THÁNG 8 NĂM 2006 Mã vải Tên vải Mộc SX M TP Nhập Kho T VảI Dôi V VảI Co V Tỷ lệ DôiT (%) Tỷ lệ Co T (%) m02 0513M160 8,351.1 7,504.1 - 847.0 - 10.1 TP75 0513inTP150 7,084.0 7,084.0 - - - - m07 1502M160 1,241.6 1,242.2 0.6 - 0.0 - m08 1503M160 38,395.9 31,873.3 - 6,522.6 - 17.0 M09 2109M130 39.2 38.8 - 0.4 - 1.0 m10 1512M160 1,688.2 1,674.5 - 13.7 - 0.8 m12 2520M160 6,847.1 6,562.3 - 284.8 - 4.2 m13 3447M160 2,308.9 1,910.9 - 398.0 - 17.2 m15 2721M160 99,018.9 103,390.2 4,371.3 - 4.4 - m23 6030M160 80,258.5 78,433.1 - 1,825.4 - 2.3 TP98 6030 inTP150 169.7 166.8 - 2.9 - 1.7 m25 6048M160 2.0 2.0 - - - - m26 6721M130 3,939.8 3,911.5 - 28.3 - 0.7 m27 6721M160 13,031.7 11,492.5 - 1,539.2 - 11.8 m28 6733M130 39,179.7 37,753.1 - 1,426.6 - 3.6 M29 9212M130 1,711.2 1,860.4 149.2 - 8.7 - m33 ka têM130 2,099.7 1,981.4 - 118.3 - 5.6 m34 KI 026M160 1,872.6 1,739.7 - 132.9 - 7.1 M38 KI 033M160 523.0 529.7 6.7 - 1.3 - M40 PS40M160 26,795.4 27,866.9 1,071.5 - 4.0 - m41 VảI bạt 3M130 992.0 1,047.8 55.8 - 5.6 - m42 Các loại mộc A (NHng)M 37,758.2 9,771.6 - 27,986.6 - 74.1 m43 0522M160 16,108.6 15,682.4 - 426.2 - 2.6 m44 Các loại mộc C (NHng)M 13,998.8 7,179.7 - 6,819.1 - 48.7 m47 5449M160 1,537.7 1,484.1 - 53.6 - 3.5 m54 6738M160 6,358.9 5,718.1 - 640.8 - 10.1 m58 V?i phinM115 10,457.9 10,869.6 411.7 - 3.9 - M61 KI 044M160 357.9 361.2 3.3 - 0.9 - M63 0520M160 10,396.5 10,247.9 - 148.6 - 1.4 M64 SM 60M160 49.3 44.3 - 5.0 - 10.1 M66 6745M160 2,849.7 2,286.4 - 563.3 - 19.8 TP71 bạt các màu (A Tú)TP150 902.0 899.9 - 2.1 - 0.2 TP76 VảI màu TP Nghĩa HngTP150 392.0 325.1 - 66.9 - 17.1 TP96 TP tồn XN Dệt Cty 20._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0779.doc
Tài liệu liên quan