Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước hoà nhập, phát triển kinh tế gắn liền với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Hệ thống Kế toán Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính đã không ngừng được đổi mới, hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc quản lý tài chính của Nhà nước nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán có vị trí quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp các thông tin kinh
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán tại sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tại sản cố định tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế tài chính và quản trị kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh phải có ba yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Hơn thế nữa, khi nền kinh tế càng phát triển, khoa học công nghệ kỹ thuật không ngừng được nâng cao thì tư liệu lao động ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Dường như tư liệu lao động là một trong những tiêu trí để đánh giá doanh nghiệp đó lớn mạnh ra sao. Mà ta đã biết doanh nghiệp nào cũng có TSCĐ và đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh quá trình sử dụng và quản lý TSCĐ sao cho có hiệu quả cao nhất là một điều không phải đơn giản đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về mặt lý luận và tiếp cận thực tế tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. Em chọn đề tài: Công tác kế toán Tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý Tài sản cố định tại Ngân hàng.
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán Tài sản cố định ở Ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Tài sản cố định tại Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng
Chương I
cáC Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tài sản Cố Định ở các ngân hàng
I- Tài sản cố định
1- Khái niệm và đặc điểm của Tài sản cố định:
1.1: Khái niệm:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các nguồn lực kinh tế như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Xét về thời gian hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp được chia làm 2 loại, đó là TSCĐ và TSLĐ. TSCĐ là các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu dụng dài.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam(Chuẩn mực 03,04- Quyết định của Bộ trởng Bộ Tài chính số 149/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2001), một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
-Nguyên giá tài sản phải đợc xác định một cách đáng tin cậy
-Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
-Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Đây là tiêu chuẩn để phân biệt công cụ lao động và TSCĐ, đây là một điều rất quan trọng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ và công cụ lao động.
Chúng ta cần chú ý trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện đợc chức năng hoạt động chính của nó là do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mới đợc coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với con súc vật làm việc và cho sản phẩm thì từng con súc vật đợc coi là TSCĐ.
Đối với vờn cây lâu năm thì từng vườn cây được coi là TSCĐ.
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thoả mãn cả hai điều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
Để tìm hiểu sâu hơn về TSCĐ ta đi nghiên cứu đặc điểm của TSCĐ.
1.2: Đặc điểm của tài sản cố định:
Tài sản Cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, nó thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động, xã hội và phát triển kinh tế quốc dân.
Do tiêu chuẩn về thời gian sử dụng TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu đến khi hư hỏng. Trong quá trình sản xuất và sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần dần vào giá thành của sản phẩm làm ra thông qua khấu hao.
Ngoài ra TSCĐ là sản phẩm của lao động tức là vừa có giá trị và vừa giá trị sử dụng. Hay nói cách khác nó là hàng hoá. Như vậy TSCĐ được mua bán chuyển nhượng, trao đổi trên thị trường tư liệu sản xuất. Do đó việc sử dụng quản lý TSCĐ phải có biện pháp riêng. Mà điều đầu tiên là TSCĐ phải được phân loại và tính giá một cách hợp lý và chính xác.
2.Phân loại và tính giá TSCĐ:
2.1: Phân loại Tài sản cố định:
a.ý nghĩa, sự cần thiết phải phân loại Tài sản Cố định:
Tài sản cố định có nhiều loại nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Do để tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ là rất cần thiết. Nhờ vào việc phân loại chúng ta sẽ biết được chất lượng cơ cấu của từng loại TSCĐ hiện có trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong từng doanh nghiệp nói riêng. Tài liệu của phân loại TSCĐ đợc dùng để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐ, nếu phân loại chính xác TSCĐ trong quá trình sản xuất đồng thời phục vụ tốt cho công tác thống kê, kế toán TSCĐ thành từng loại từng nhóm theo những đặc trưng.
b-Phân loại:
Phân loại TSCĐ lạ sắp xếp TSCĐ thành từng loại từng nhóm theo những đặc trưng khác nhau. Cụ thể có những cách phân loại sau:
2.1.1- Phân loại theo hình thái Tài sản cố định:
* Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tài sản CĐ hữu hình rất có nhiều loại, do vậy cần thiết phải phân loại để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán. Có rất nhiều cách để phân loại TSCĐ hữu hình nh phân loại theo quyền sở hữu(tự có và thuê ngoài), theo nguồn hình thành(nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, nguồn vốn nhận liên doanh, nguồn vốn tự bổ sung khác). Theo công dụng và tình hình sử dụng (tài sản cố định sản xuất - kinh doanh, TSCĐ phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng, TSCĐ giữ hộ nhà nớc, TSCĐ chờ sử lý...). Theo kết cấu trong đó phân loại TSCĐ hữu hình theo kết cấu được sử dụng phổ biến. Theo cách này toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp được chia ra làm các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng dào, cấp nước, bến cảng, đường xá cầu cống... phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Máy móc thiết bị: Gồm toàn bộ máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực...
- Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không, đường ống. Và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện nước, băng tải.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy fác..
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Gồm các loại cây lâu năm như chè, cao su, caphe, cam. Súc vật làm việc như trâu, bò, ngựa, voi...dùng để cầy kéo và súc vật cho sản phẩm trâu, bò sữa sinh sản.
- Tài sản cố định phúc lợi gồm tất cả tài sản cố định, sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như: Nhà ăn, nhà nghỉ, nhà văn hoá, sân bóng, thiết bị thể thao.
- Tài sản cố định khác: Bao gồm những TSCĐ chưa phản ánh vào các loại trên như: TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý, nhợng bán, các tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn, tranh ảnh.
* Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác định đựợc giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam(Chuẩn mực 04), các tài sản vô hình đợc nghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn giống như TSCĐ hữu hình ở trên theo chế độ hiện hành thì những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: Quyền sử dụng đất, chi phí thành lập công ty, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại theo chế độ hiện hành, TSCĐ vô hình được chia làm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất: Bao gồm các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, mặt bằng, chi mua quyền sử dụng đất, lệ phí trớc bạ(nếu có)...
- Quyền phát hành: Gồm toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- Bản quyền tác giả: Là quyền đựơc Chính phủ cấp để độc quyền sản xuất và tái bản các sách, băng nhạc, phim ảnh hay các công việc nghệ thuật khác trong thời gian nhất định. Tuy nhiên một nhà xuất bản nào đó có thể bỏ ra mua bản quyền đó và khấu hao bản quyền theo thời gian hữu ích ước tính của nó.
- Bằng phát minh sáng chế được Chính phủ cấp cho ngời sở hữu bằng phát minh sáng chế được độc quyền sản xuất và bán ra các sản phẩm có được từ bằng phát minh sáng chế trong một thời gian nhất định giống như các loại tài sản khác bằng phát minh sáng chế cũng phải chi phí để mua nó hay bỏ ra các chi phí để tạo ra nó.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hoá của một công ty khác cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các chi phí nhãn hiệu thương mại cũng được khấu hao theo thời gian hữu ích của nó nhưng không quá bốn năm.
- Uy tín lợi thế thương mại: Uy tín trong kế toán là phần vợt trội của giá mua một công ty vợt lên trên giá thị trường ròng của tài sản của công ty đó.
- Phần mềm máy tính: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền (Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất).
- Giấy phép khai thác: Là đặc quyền được cấp bởi một doanh nghiệp hoặc một chính phủ cho phép. Việc bán sản phẩm hoặc một dịch vụ phù hợp với những điều kiện cụ thể.
- Tài sản cố định vô hình khác: Phản ánh giá trị(Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra) của TSCĐ vô hình khác chưa kể ở trên như quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế, kiểu dáng công nghệ.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp: Là các chi phí thực tế, hợp lý hợp lệ và cần thiết đã được những người tham gia thành lập doanh nghiệp chi ra có liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị cho sự ra đời của doanh nghiệp.
- Chi phí về lợi thế kinh doanh.
* ý nghĩa: Việc phân loại TSCĐ ra 2 loại riêng biệt có ý nghĩa rất lớn điều đầu tiên là tạo cơ sở vật chất cho việc tính khấu hao TSCĐ, thứ hai là có ý nghĩa trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Đặc biệt đối với kế toán cách phân loại này giúp chúng ta biết được cơ cấu TSCĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài khoản cấp 1 và cấp 2 phù hợp.
2.1.2: Phân loại Tài sản cố định theo quyền sở hữu:
Theo cách phân loại này ta có thể có những TSCĐ sau:
* Tài sản cố định hiện có: Là những TSCĐ mua bằng nguồn vốn Nhà nước cấp hoặc nguồn vốn bổ sung, hoặc cá nhân cổ đông góp vốn bằng TSCĐ.
* Tài sản cố định thuê tài chính: Là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lơị nhuận từ đầu tư đó.
- Tài sản cố định thuê tài chính: Theo chuẩn mực 06 “ thuê tài sản”, một giao dịch về thuê tài sản được coi là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản. Thông thường, các trường hợp sau đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:
+ Bên thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá cước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
+ Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao sở hữu.
+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tôí thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào ngoài ra trong trường hợp, hợp đồng thuê tài sản thoả mãn ít nhất một trong ba điều kiện sau cũng được coi là thuê tài chính.
+ Nếu bên huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê.
+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý có giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê.
+ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả bên bảng cân đối kế toán cùng một giá trị với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản (Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá). Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ triết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định đợc lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
* ý nghĩa: Cách phân loại này cho ta biết đựơc cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài khoản cấp 1 và cấp 2 một cách hợp lý. Dù cho TSCĐ tự có hay thuê ngoài thì đều phải trích khấu hao. Do vậy việc phân loại TSCĐ theo quyền tự chủ về vốn giúp cho công tác quản lý TSCĐ có hiệu quả và giúp cho công tác ghi sổ kế toán rõ ràng.
2.1.3: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này ta có thể chia ra:
- TSCĐ được mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước cấp.
- TSCĐ được mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung.
- TSCĐ được mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh.
- TSCĐ được mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn vay.
* ý nghĩa: Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta quyết định sử dụng nguồn vốn khấu hao hợp lý. Như ta đã biết để quản lý tốt TSCĐ.
Chúng ta phải xác định đối tợng ghi TSCĐ, có thể là TSCĐ độc lập hoặc tổng thể các bộ phận cấu thành cùng tham gia thực hiện một chức năng nhất định. Từ đó giúp chúng ta ghi số liệu TSCĐ trên cơ sở đó lập sổ và chi tiết TSCĐ.
2.1.4: Phân loại theo mục đích sử dụng:
-TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, dụng cụ quản lý. Và những TSCĐ khác như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
-TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng trong doanh nghiệp.
-TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ cất hộ nhà nước là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà nước, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* ý nghĩa: Cách phân loại này cho ta biết được một cách rõ ràng từng loại TSCĐ. Từ đó xác định rõ loại nào phải trích khấu hao từ đó có kế hoạch sử dụng và bảo quản hợp lý.
Mặc dù TSCĐ được chia thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau nhưng trong công tác quản lý TSCĐ còn được theo dõi chi tiết theo từng TSCĐ cụ thể và riêng biệt gọi là đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ là từng TSCĐ riêng biệt với kết cấu độc lập và thực hiện một chức năng nhất định hoặc có thể là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận liên kết với bộ phận chính gọi là chính thể để thực hiện một chức năng tổng hợp.
Trong sổ kế toán mỗi một đối tợng ghi TSCĐ đợc đánh một số hiệu nhất định để tiện lợi cho việc ghi chép và quản lý gọi là số hiệu hay danh điểm TSCĐ.
Do vậy ta có thể phân tích kết cấu của TSCĐ để có thể được thông tin cần thiết cho quản lý.
2.2: Đánh giá Tài sản Cố định:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ trong mọi trường hợp của TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh đợc tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
- ý nghĩa của việc đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ.
Thông qua đó ta có được thông tin tổng hợp về tổng hợp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp.
Nguyên tắc tính giá: Nguyên tắc tính giá TSCĐ là tính theo nguyên giá(hay chính là tính theo thực tế).
Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
+ Định giá lại giá trị TSCĐ.
+ Nâng cấp TSCĐ.
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.
Chỉ tiêu hiện vật của TSCĐ là cơ sở lập kế hoạch, phân phối sử dụng và tái sản xuất TSCĐ. Trong kế toán và quản lý tổng hợp TSCĐ theo các chỉ tiêu tổng hợp của một đơn vị kinh tế cơ sở phải sử dụng chỉ tiêu giá trị của TSCĐ phải tiến hành đánh giá chính xác từng loại TSCĐ thông qua hình thái tiền tệ. Đánh giá TSCĐ thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ, TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Do vậy TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
2.2.1: Xác định nguyên giá TSCĐ:
* Tài sản cố định hữu hình :
- Tài sản cố định mua sắm :(Bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá TSCĐ mua sắm gồm giá mua thực tế phải trả (đã trừ các khoản chi tiêt triết khấu thương mại và giảm giá được hưởng). Và cộng các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) cùng các khoản phí tổn mới chi ra liên quan đến việc đa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (phí vận chuyển, bốc rỡ, lắp đặt, chạy thử thuê trước bạ, chi sửa chữa, tân trang..)
- Tài sản cố định do bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao: Nguyên giá là giá thành thực tế của công trình xây dựng cùng với các khoản chi phí khác có liên quan và thuế trước bạ (nếu có). Khi tính nguyên giá, cần loại trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không hợp lý, các khoản chi phí vựot quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế biến.
- Tài sản cố định do bên nhận thầu (Bên B) bàn giao: Nguyên giá là giá phải trả cho bên B cộng với các khoản phí tổn mới trước khi dùng (Chạy thử, thuê trước bạ) trừ đi các khoản giảm giá nếu có.
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) cộng với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặp, chạy thử)
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vảo chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
- Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh, nhận tặng thưởng, viện trợ, nhận lại vốn góp liên doanh... Nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng (nếu có).
- Nguyên giá TSCĐ thuê dài hạn: Khi đi thuê dài hạn TSCĐ bên thuê căn cứ vào các chứng từ liên quan do bên thuê chuyển đến để xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê. Nói cách khác, nguyên giá ghi sổ TSCĐ thuê dài hạn được căn cứ vào nguyên giá do bên cho thuê chuyển giao. Ngoài ra, bên thuê được tính vào nguyên giá TSCĐ đi thuê như các chi phí đàm phán, giao dịch...
Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ, sửa chữa nâng cấp TSCĐ, tháo dỡ hoặc bổ sung một bộ phận của TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và phản ánh kịp thời vào sổ sách.
* Tài sản cố định vô hình:
- Chi phí về đất sử dụng: Là toàn bộ chi phí thực tế chi ra liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, sử dụng bao gồm tiền chi ra để có quyền sử dụng đất. Nếu doanh nghiệp trả tiền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ không hạch toán vào nguyên giá TSCĐ.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp: Là chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ và cần thiết đã được những người tham gia thành lập doanh nghiệp chi ra có liên quan trực tiếp đến việc sinh ra doanh nghiệp bao gồm các chi phí cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp. Chi phí thẩm định dự án và họp thành lập doanh nghiệp. Nếu chi phí này được những người thành lập doanh nghiệp xem xét đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi vào vốn điều lệ của công ty.
* Chi phí về lợi thế kinh doanh: Là khoản chi phí cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị các tài sản theo đánh giá thực tế khi doanh nghiệp đi mua, sát nhập hợp nhất với một doanh nghiệp khác, lợi thế này được hình thành bởi ưu thế vị trí kinh doanh về danh tiếng uy thế với bạn hàng.
Đối với TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá là phần chênh lệch giữa tổng số nợ dài hạn trừ đi tổng số tiền lãi đơn vị đi thuê phải trả ghi trong hợp đồng thuê TSCĐ.
Nếu hợp đồng thuê TSCĐ có qui định tỷ lệ lãi suất phải trả theo năm thì nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như sau:
1
NG = G x _______________
(1 + L)N
NG: Là nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính
G: là giá trị các khoản chi bên thuê phải trả mỗi năm theo hợp đồng.
L: là lãi suất vay vốn tính theo năm trong hợp đồng thuê tài sản
N: Là thời hạn thuê tài sản
Nếu trong hợp đồng thuê TSCĐ đã xác định tổng số tiền bên đi thuê phải trả cho các giai đoạn thuê trong đó ghi rõ số lãi phải trả cho mỗi năm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê được xác định nh sau:
Nguyên giá = Tổng số nợ phải - Số tiền lãi x Số năm thuê tài sản
trả theo HĐ phải trả mỗi n
2.3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dần dần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, sau mỗi chu kỳ sản xuất thì giá trị của TSCĐ không còn bằng giá trị ban đầu. Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau:
Giá trị còn = Nguyên giá - Giá trị hao
lại của TSCĐ TSCĐ mòn luỹ kế
Ngoài ra có thể đa ra công thức tính giá trị TSCĐ khi đánh giá lại:
NG1 = NGo x H1 x HVH
Trong đó: NG1 là nguyên giá đánh giá lại
NGo: Nguyên giá lần đầu
H1: Hệ số trượt giá
HVH: Hệ số hao mòn vô hình
H1: Sẽ do cơ quan tài chính chủ quản xác định mỗi năm. Từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ.
MKH
GTCL = NG1 x (1 - _____________ )
NGo
GTCL: Giá trị còn lại của TSCĐ ứng với nguyên giá NG1
MKH: Tổng mức khấu hao của TSCĐ cho đến thời điểm đánh giá lại.
Đồng thời với việc đánh giá lại TSCĐ kế toán có nhiệm vụ điều chỉnh giá trị tài sản, hao mòn và nguồn vốn cố định trên sổ sách.
Bên cạnh đó việc xác định giá trị của TSCĐ trên thì các doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh giá trị của TSCĐ ngay trong niên độ kế toán mà không phải chờ đến cuối năm. Khi có sự thay đổi chắc chắn về gía cả thị trường của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Thông thường vào cuối năm hoặc mỗi quý căn cứ vào thông báo hệ số trượt giá của những tư liệu sản xuất chủ yếu do tổng cục thống kê ban hành điều chỉnh giá TSCĐ, giá trị TSCĐ đã hao mòn và nguồn hình thành nên TSCĐ đó. Nguồn vốn đợc đánh giá lại theo hệ số trợt giá bình quân của TSCĐ đợc xác định phù hợp với cơ cấu TSCĐ từng ngành, từng doanh nghiệp. Hệ số trượt giá bình quân, vốn cố định do cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản xác định vào dịp quyết toán cuối năm.
2.4. Xác định mức khấu hao và giá trị hao mòn luỹ kế:
Trong quá trình đầu tư và sử dụng dới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được thể hiện dưới hai dạng: hao mòn hữu hình (là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận) và sự hao mòn vô hình (là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ KHKT đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn).
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần lớn giá trị hao mòn của tài sản cố định vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã bị hao mòn của TSCĐ.
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào qui định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay phương pháp khấu hao đều theo thời gian được áp dụng phổ biến. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm, không tính theo kịp mức hao mòn, thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ KHKT) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang thiết bị tài sản cố định mới:
Mức khấu hao Nguyên giá Tỉ lệ khấu hao Nguyên giá TSCĐ phải
phải trích = TSCĐ phải * bquân năm = khấu hao
bquân năm khấu hao của TSCĐ Số năm sử dụng
Trong đó: giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thu hồi thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị thu hồi thanh lý ước tính với số chi phí thanh lý ước tính.
Do khấu hao TSCĐ được tính vào ngày 1 hàng tháng (nguyên tắc tròn tháng)nên để đơn giản cho việc tính toán qui định những TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Cần chú ý rằng: với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành, mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của
phải trích = đã trích trong + của những TSCĐ tăng - những TSCĐ giảm tháng này tháng trước thêm trong tháng này đi trong tháng này
II Công tác kế toán Tài Sản Cố Định
1. Nguyên tắc kế toán TSCĐ
Hạch toán TSCĐ phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Nguyên giá TSCĐ phải được tính và đánh giá lại theo đinh kỳ quý hoặc năm hay khi có biến động lớn về giá cả để giá trị TSCĐ phù hợp với mặt bằng giá cả thực tế .
Chi phí khấu hao được xác định trên cơ sở nguyên giá. Phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo quy định của nhà nước.
-Tỷ lệ khấu hao phản ánh mức hao mòn thực tế của TSCĐ trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên nếu có điều kiện tích luỹ có thể áp dụng phơng pháp khấu hao nhanh nhưng phải được sự thoả thuận của cơ quan thuế.
-Chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ được xác định phù hợp với mức độ chi
phí sửa chữa thực tế theo định kỳ của tài sản. Trường hợp doanh nghiệp có
nhu cầu tích luỹ chi phí sửa chữa trong nhiều năm thì phải được sự thoả
thuận của cơ quan thuế.
2. Kế toán sử dụng
- TK 211: TSCĐ hữu hình: Tk này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ .
Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá(Mua sắm, xây dựng, cấp phát ...)
Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển...)
Dư nợ:Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có.
TK 211 chi tiết thành 6 TK cấp 2 sau đây:
2112-Nhà của, vật kiến trúc
2113-Máy móc thiết bị
2114-Phương tiên vận tải chuyền dẫn
2115-Thiết bị dụng cụ quản lý
2116-Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2118-TSCĐ khác
- TK 212: TSCĐ đi thuê tài chính: sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng hoặc giảm của TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp.
Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng thêm.
Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do trả cho bên cho thuê hoặc mua lại.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn
Tài khoản 212: mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê và từng đơn vị cho thuê.
- TK 213: “TSCĐ vô hình”: Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng (giảm) của TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm
Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ
TK 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản:
2131: Quyền sử dụng đất
2132: Quyền phát hành
2133: Bản quyền, bằng sáng chế
2134: Nhãn hiệu hàng hoá
2135: Phần mềm máy vi tính
2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138: TSCĐ vô hình khác
- TK 214 (hao mòn TSCĐ): tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản đi thuê ngắn hạn).
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý).
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định (do trích khấu hao, đánh giá tăng).
Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu khao cơ bản TSCĐ.
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao (nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm TSCĐ.
Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện có.
3. Nội dung kế toán TSCĐ
3.1 Các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát… Kế toán cần căn cứ vào._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3166.doc