Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị kinh doanh Công ty giầy Thượng Đình

Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Nền kinh tế nước ta xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , trong khi các nước trên thế giới đều đang phát triển rất mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn khó khăn cho toàn nền kinh nước ta cũng như từng tế bào kinh tế. Hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú rất nhiều hàng hoá, nhà đầu tư và các đối thủ thâm nhập với tốc độ nhanh và mạnh đòi hỏi luật phá

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị kinh doanh Công ty giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và các biện pháp kinh tế của nhà nước phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển . Kế toán là một trong các công cụ quản lý kinh tế rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cũng đòi hỏi ngày càng phải hoàn thiện và phát triển về chuẩn mực và chế độ kế toán cụ thể để tạo lập khuôn khổ pháp lý về kế toán . Một doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển trên thị trường thì phải nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong bộ máy kế toán . Các thông tin kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa việc doanh nghiệp luôn đề ra phương hướng biện pháp hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành nhằm tích luỹ vốn và góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Chính vì chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng tác động tới chính sách và sự phát triển của doanh nghiệp. Nên em rất muốn quan tâm và tìm hiểu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế quốc dân và phương hướng chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo: “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn’’, nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh đi thực tập tại đơn vi , các cơ sở kinh doanh . Sau quá trình thực tập , em xin trình bày công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị kinh doanh “ Công ty giầy Thượng Đình’’. Qua đây em hy vọng mình sẽ trang bị cho bản thân những kiến thức vững chắc để sau này trở thành cán bộ tài chính kế toán có nhiệm vụ chuyên môn cao. Bài báo cáo thực tập được trình bày theo hai chương : Chương1: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương 2: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Giầy Thượng Đình . Mặc dù được sự hướng dẫn tân tình của giảng viên Mai Thị Hồng và sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán Công ty giầy Thượng Đình. Song do trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ cũng như góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú tại đơn vị để bài báo cáo thực tập này được hoàn thiện hơn nữa . Em xin chân thành cảm ơn ! Học sinh thực tập Doãn Thị Hương Chương 1 Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp. Trong xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động phong phú như lao động sản xuất , hoạt động khoa học kỹ thuật , hoạt động nghệ thuật , chính trị , tôn giáo … Các hoạt động này thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau . Tuy nhiên hoạt sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi chế độ xã hội . Để tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải khai thác sử dụng các nguồn lao động , vật tư , tài sản , nguồn vốn để thực hiện việc chế tạo và sản xuất sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ .Trong quá trình đó doanh nghiệp cần có đầy đủ các yếu tố tư liệu đối tượng lao động , sức lao động . Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất hình thành nên các khoản chi phí .Nghành sản xuất công nghiệp cũng vậy , với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng , sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều và được mọi khách hàng tin tưởng . Nhưng bên canh đó chi phí bỏ ra cũng tăng lên . Bởi vậy việc tổ chức hợp lý để tiết kiệm chi phí , hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn được các nhà kinh doanh quan tâm đến . 1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất 1.2. 1 Khái niệm chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao đông sống, lao động, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác doanh nghiệp chi ra để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định . 1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu . Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, mục đích sử dụng , công dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau . Để thuận lợi cho việc quản lý chi phí sản xuất kế toán cần phân loại các yếu tố chi phí sản xuất 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế . Theo cách phân loại này những chi phí có nôi dung , tính chất kinh tế ban đầu giống nhau được sắp xếp vào cùng một yếu tố chi phi .Do vậy toàn bộ chi phí được chia làm 5 yếu tố chi phí cơ bản : - Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ các giá trị của các loại nguyên liệu , vật liệu chính , vật liệu phụ , nhiên liệu phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo . - Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về tiền lương , tiền công và các khoản phụ cấp , trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo , các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn ) . - Chi phí khấu hao tài sản cố định : Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo . _ Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các chi phí về nhân cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo như : điện nước , điện thoại , vệ sinh và các dịch vụ khác. _ Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như tiếp khách , hội họp , thuê quảng cáo … Tác dụng : Trong pham vi doanh nghiệp : phục vụ chi phí sản xuất , làm căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố , lập kế hoạch cung ứng vật tư cho kỳ sau … Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế : Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. 1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích , công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích ,công dụng được sắp xếp vaò một khoản mục chi phí không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí . Do vậy toàn bộ chi phí sản xuất chia thành 3 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ , sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. - Khoản mục chi phí nhân công trưc tiếp : Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm , dịch vụ như : lương , các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương (Kinh phí công đoàn , bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội) - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất ( phân xưởng , đội, bộ phận sản xuất )… Ngoài hai khoản mục trên khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các các nội dung kinh tế sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng : Gồm tiền lương , các khoản phụ cấp , các khoản phụ cấp trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất . + Chi phí vật liệu : Gồm các chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định … +Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho quản lý phân xưởng . + chi phí khấu hao tài sản cố định : Gồm toàn bô số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phân xưởng như máy móc thiết bị phương tiện vận tải.… + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng Tác dụng : phục vụ cho việc quản lý sản xuất theo định mức cung cấp số liệu cho phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm , phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và lập kế hoach giá thành cho kỳ sau . 1.2.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia làm hai loại : - Chi phí biến đổi ( biến phí) : là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ như : chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ... - Chi phí cố định ( định phí ): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi sản lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phi khâu hao tai sản cố định theo phương pháp binh quân, chi phí điện thắp sáng … Tác dụng : có tác dung lớn trong công tác quản lý, phân tích điều hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.3 ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh . - Quản lý chi phí sản xuất là phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất . - Quản lý chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp lập kế hoạch cung ứng vật tư , tiền vốn sử dụng lao động cho kỳ sau, cung cấp tài liệu tham khảo và lập kế hoạch cho kỳ sau. - Giúp cho các nhà quản lý xác định được phương pháp kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý, giúp cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm . 1.4.1 Khái niệm . Giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ là chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường 1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm . Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quảkinh tế của hoạt động sản xuất. Vì vậy việc phân loại giá thành sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết cho doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất hiệu quả. 1.4.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành . Theo cách phân loại này giá thành được chia thành ba loại : - Giá thành kế hoạch : là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất . Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp ,là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện giá thành. - Giá thành định mức : là giá thành sản phẩm tính theo cơ sở định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm . Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để đánh giá kết quả kinh doanh, sử dụng tài vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế : là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán . Theo cách phân loại này giá thành được chia làm hai loại : - Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng ) bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán , tính lãi gộp . - Giá thành toàn bộ : Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CPBH +CPQLDN 1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Trong doanh nghiệp , chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất, kế toán cần xác đinh được đối tượng để tập hợp được chi phí sản xuất từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm kiểm tra đánh giá giám sát chi phí sản xuất và phuc vụ công tác tính giá thành . 1.5.2 Đối tượng tính giá thành . Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm , dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra , cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị . Xác định được đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết để kế toán tổ chức các thẻ ( bảng) tính giá thành , lựa chọn phương pháp tính gía thành thích hợp và tiến hành tính giá thành . Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành là : đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ . - Xét về mặt tổ chức sản xuất : + Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc ( như xây dựng , đóng tàu…) thì từng sản phẩm từng công việc là đối tượng tính giá thành + Nếu tổ chức hàng loạt hay sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm , từng đơn đặt hàng. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn( như dệt , bánh kẹo ) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành - Xét về quy trình công nghệ sản xuất : + Nếu quy trình công nghệ sản xúât giản đơn thì đối tượng giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hay nửa thành phẩm tự chế biến. + Nếu quy trình sản xuất kiểu song song nhưng phức tạp thì đối tuợng tính giá thà có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 1.6 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở doanh nghiệp , kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý . - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định , theo các yếu tố chi phí sản xuất và khoản mục giá thành . Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố , định kỳ , tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp . Tổ chức kiểm kê đánh giá khối luợng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý , xácđịnh giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác , phát hiện khả năng tiềm tàng đề xuất các biện pháp để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm . 1.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất . 1.7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng : Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau: TK621- Chi phí NVL trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp , TK 627 –Chi phí sản xuất chung , TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang , TK 631- Giá thành sản xuất . 1.7.1.1 Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí NVL trực tiếp Nội dung : Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài , vật liệu phụ , nhiên liệu đượcdùng trực tiếp để sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dich vụ. Phương pháp tập hợp và phân bổ:Chi phí NVL trực tiếp thường liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí do đó kế toán sẽ tiến hành tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan . Chi phí NVL trực tiếp trong từng trường hợp liên quan đên nhiều đối tượng chịu chi phí , được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp . Cuối kỳ chi phí NVL trực tiếp đã tập hợp sẽ được kết chuyển . Trường hợp chi phí NVL trực tíêp phát sinh ở mức bình thường thì phần phát sinh chênh lệch giữa các chi phí NVL trực tiếp tập hợp được và chi phí NVl trực tiếp ở mức bình thường được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ . Nội dung và kết cấu của TK 621 như sau: TK 621 Bên nợ : Trị giá thực tế nguyên vật Bên có : Trị giá NVL sử dụng không liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất hết sử dụng không hết nhập lại kho hay thực hiện dịch vụ trong kỳ . Chi phí NVL phát sinh trên mức bình Thường được kết chuyển vào TK 632 Giá vốn hàng bán . Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK TK 621 không có số dư cuối kỳ và phản ánh chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí . Phương pháp kế toán : Xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm . Nợ TK621 : Chi phí NVL trực tiếp Có TK152 : nguyên vật liệu ( pp kê khai thường xuyên ) Có TK 631 : mua hàng ( pp kiểm kê định kỳ) (2) Mua NVL dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 621 Nợ TK 133 (nếu có ) Có TK 111,112,113 (3.1) Trường hợp mua NVL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết , nhưng để lại ở bộ phận sản xuất . Cuối kỳ trước kế toán ghi sổ Nợ TK 621 Có TK 152 (3.2) Đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 621 Có TK 152 (4) Cuối kỳ trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho Nợ TK 152 Có TK621 (5) Cuối kỳ , kế toán kết chuyển hay phân bổ chi phí NVL trực tiếp tính vào chi phí sản xuất sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 154:CPXKDDD( phương pháp KKTX- theo mức bình thường) Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (pp KKĐK- theo mức bình thường) Nợ TK 62 1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( sơ đồ 1.1) TK 621 TK 611 TK 154 (631) (1) (5) TK152,153 TK 632 (3.2) (3.1) TK 111,112 TK 152 (2) (4) TK 133 1.7.1.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp . Nội dung : Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp : - Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tập hợp trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp đến từng đối tượng liên quan . Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp . Tiền lương chính thường được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức , chi phí tiền lương kế hoạch , giờ công định mức hoặc giờ công thực tế , khối lượng sản phẩm sản xuất . Tiền lương phụ thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính , tiền lương định mức ,kế toán sử dụng bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp . Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp : TK 622 -Chi phí nhân công trực tiếp tham - Chi phí nhân công trực tiếp trên mức gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bình thường được kết chuyển vào TK sản phẩm 632 – giá vốn hàng bán. - Kết chuyển CPNCTT ở mức bình thường vào TK 154 ( TK 631) để tính giá thành của sản phẩm dịch vụ. TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí Phương pháp kế toán : (1) Các khoản tiền lương chính, lương phụ, tiền ăn ca, tiền thưởng , các khoản phụ cấp phai trả cho nhân viên phân xưởng trực tiếp sản xuất . Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 : Phải trả công nhân viên ( 2 )Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 : Chi phí phải trả (3) Trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ theo lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622 : CóTK 338 : Phải trả phải nộp khác Chi tiết TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383 : Bảo hiểm xã hội TK 3384 : Bảo hiểm y tế (4) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sử dụng lao động . Nợ TK 154 : Chi phí SXKDDD ( PPKKTX- mức bình thường) Nợ TK 631 : Giá vốn hàng bán ( PPKKĐK- mức bình thường ) Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán ( số vượt mức bình thường ) Có TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp . Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ( sơ đồ 1.2) TK 622 TK 334 TK 157 (631) (1) (4) TK 335 (2) TK 338 (4) TK 632 1.7.1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. - Nội dung :Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí khác phát sinh ở phân xưởng và bộ phận sản xuất . - Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung : - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến theo môĩ đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. - Trường hợp mức sản xuất thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường , khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ . - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh . Tài khoản kế toán sử dụng : TK 627 – Chi phí sản xuất chung . Kết cấu : TK 627 - Các chi phí sản xuất chung phát - Các khoản giảm chi phí sản xuất sinh trong kỳ chung - Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh ở mức bình thường và CPSXC biến được kết chuyển vào TK 154 (TK 631) - Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh trên mức bình thường được kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán . TK 627 không có số dư cuối kỳ . Phương pháp kế toán : (1) Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca cho nhân viên phân xưởng . Nợ TK 627 (6271) : Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334 : Phải trả công nhân viên (2) Các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng tính vào chi phí sản xuất Nợ TK 627 (6271) : Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338 : Phải trả phải nộp khác TK 3382 : Kinh phí công đoàn TK 3383 : Bảo hiểm xã hôị TK 3384 : Bảo hiểm y tế (3) Trị giá thưc tế NVL xuất dùng cho quản lý phục vụ sản xuất ở phân xưởng Nợ TK 627 (6272) : Chi phí vật liệu Có TK152 : Nguyên liệu vật liệu (4) Trị giá công cụ dụng cụ sử dụng trong phân xưởng . Nợ TK 627 (6273) : Chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 153 : Trị gía công dụng cụ có giá trị lớn Có TK 142 : Phân bổ trị giá CCDC có gía trị lớn (5) Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng Nợ TK 627 (6274) : Chi phí khấu hao tài sản cố định Có TK 214 : Khấu hao tài sản cố định . (6) Chi phí dịch vụ mua ngoaì phục vụ cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng , bộ phận sản xuất . Nợ TK 627 (6277) : Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112 ,331 (7) Các khoản chi bằng tiền khác dùng cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng , bộ phận sản xuất Nợ TK 627 (6278) : Chi phí băng tiền khác Có TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán (8) Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh . Nợ TK 111,112 Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung (9) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí . Nợ TK 154 : CPSXKDDD ( phương pháp KKTX – chi phí SXC cố địnhtheo mức bình thường và CPSXC biến đổi ) Nợ TK 631: Giá thành sản xuất ( Phương pháp KKĐK –chi phí SXC Cốđịnh vượt mức bình thường) Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung ( sơ đồ 1.3) TK 627 TK 334 TK 111,112,138 (1) TK 338 (2) TK 152 (3) TK 638 TK 153, 142 (4) TK 214 (5) TK 154 (631) TK 331,335 (6) TK 133 TK 112, 141,111 1.7.1.4 Taì khoản 154 – Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang . TK 154 Kết chuyển các chi phí sản xuất trong – Giá trị phế liệu thuê ngoài chế biến kỳ giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến thu hồi và các chi phí thê ngoài chế biến - Các khoản giảm giá thành . -Số dư bên nợ : Chi phí SXKDD, chi - Gía thành thực tế vật liệu thuê gia phí thuê ngoàigia công chế biế chưa chế biến hoàn thành . chưa hoàn thành . 1.7.1.5 Tài khoản 631 _ giá thành sản xuất . TK 631 - Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh kết chuyển vào TK 154 trong kỳ. –Giá thành sản phẩm đã bán , dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán TK 631 không có số dư cuối kỳ và được ghi chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí 1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên (sơ đồ 1.4) TK 154 Dư đầu kỳ : xxx TK621 TK 138 Bắt người gây thiệt hại bồi thường Kết chuyển chi phí trị giá SP hỏng ko sửa chữa được NVLTT TK 622 TK 152 Kết chuyển chi phí Trị giá PL thu hồi của sản phẩm hỏng NCTT TK 627 TK 155, 157 Kết chuyển chi phí SXC Sản phẩm sản xuất xong ( NK) TP Chuyển giao thẳng cho người mua 1.7.2.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ . ( sơ đồ 1.5) Sơ đồ 1.5 TK 631 TK 154 TK 154 Kết chuyển trị giá SPDD đầu kỳ SPDD cuối kỳ sau khi kiểm kê TK 621 TK 611 Kết chuyển chi phí NVL TT SP hỏng không sửa chữa được TK 622 TK 138 Kết chuyển chi phí NCTT TK 627 TK 157 Giá thành sản xuất thực tế Kết chuyển chi phí sản xuất chung SP hoàn thành trong kỳ 1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL TT * Nội dung của phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo chi phí NVL TT trực tiếp dùng cho sản phẩm sản xuất sản phẩm dở cuối kỳ , các chi phí chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung , tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính : Dđk + Cn D ck = x Qd Qsp + Qd Trong đó D đk : chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ D ck :chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ Cn : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Qsp : số lượng sản phẩm hoàn thành Qd : số lượng sản phẩm làm dở Ưu điểm : tính toán đơn giản khối lượng tính toán ít . Nhược điểm : khối lượng tính toán nhiều , việc đánh gía mức độ chế biến hoàn thành sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây truyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang tính chủ quan . Điều kiện áp dung : Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất , khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến nhiều so với đầu kỳ . VD : Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải qua hai bước chế biến liên tục có tàI liệu kế toán sau ( đvt 1000 đ) (1) Sản phẩm dở dang đầu tháng được đánh giá theo chi phí NVLTT PX 1 : 62000 PX 2 : Giả sử không có sản phẩm dở (2) Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng đã tập hợp được gồm : - Chi phí NVLTT PX 1 : 478000 - Chi phí nhân công trực tiếp PX 1 : 48000 PX 2 : 35000 - Chi phí sản xuất chung PX 1 : 32000 PX 2 : 55000 (3) Kết quả sản xuất trong tháng : PX 1 : sản xuất hoàn thành 80 bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng hai cuối tháng còn 10 sản phẩm dở PX 2 : sản xuất hoàn thành 70 thành phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho , cuối tháng còn 10 sản phẩm làm dở . Yêu cầu : đánh giá sản phẩm làm dở từng phân xưởng và toàn doanh nghiệp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Bài làm : Phân xưởng 1: -Giá trị sản phẩm làm dở chi phí NVLTT: 62000 + 478000 x 10 = 60000 80 + 10 - Giá trị sản phẩm hoàn thành (giá trị bán thành phẩm) (62000 +478000 +48000 +32000 ) - 60000 =560000 Phân xưởng 2 : - Gía trị sản phẩm làm dở : 560000 x 10 = 70000 70 + 10 - Giá trị sản phẩm hoàn thành : ( 560000 +35000 +55000 ) -70000 = 580000 - Giá trị sản phẩm làm dở toàn doanh nghiệp: 60000 + 70000 = 130000 1.8.2 Đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương. Nội dung : Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương tức là căn cứ vào số lượng sản phẩm làm dở và mức độ phần trăm chế biến hoàn thành để quy đổi số lượng sản phẩm làm dở ra số lương sản phẩm hoàn thành tương đương . Sau đó lần lượt tính từng khoản mục chi phí sản xuất cho sản phẩm làm dở cuối kỳ . * Công thức tính : - Đối với chi phí NVLTT bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất ( gđ1) được tính cho sản phẩm làm dở theo công thức (1): Dđk + Cn Dck = ------------------x Qd (1) Qsp + Qd - Đối với chi phí bỏ dần dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như chi phí NVL trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sản xuất chung được tính cho sản phẩm làm dở theo công thức (2). D đk + Cn Dck = ---------------------- x Q’d (2) Qsp + Q’d Q’d : khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương căn cứ vào mức độ phần trăm chế biến hoàn thành Q’d = Qd x tỷ lệ phần trăm hoàn thành. * Ưu điểm : độ chính xác hợp lý vì trong chi phí của sản phẩm bao gồm cả chi phí của ba khoản mục chi phí . *Nhược điểm : khối lượng tính toán nhiều và đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm kê xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm làm dở ở từng phân xưởng sản xuất . * Điều kiện áp dụng : thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ . 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức . Kế toán căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí sau đó tập hợp lại theo từng loại sản phẩm . Trong đó phương pháp các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng Phương pháp này chỉ áp dụng với những sản phẩm đã xác định được mức chi phí san xuất hợp lý ổn định . 1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp . 1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm . 1.9.1.1 Phương ph._.áp tính giá thành giản đơn ( phương pháp tính giá thành thực tế ). - Công thức tính : Z = Dđk + C - Dck Z z = Q Trong đó : - Z : Tổng giá thành thực tế - z : Giá thành đơn vị sản phẩm - C : Tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ -Dđk : Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ - Dck : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ - Q : Sản lượng sản phẩm hoàn thành . 1.9.1.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số : Công thức tính : Dđk + C - Dck Zi = x Qi Hi Q Zi zi = Qi Trong đó: Zi: Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành . Q: Tổng sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn . Qi : Sản lương sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi : Hệ số tính giá thành của loại sản phâm i 1.9.1.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ : Giá thành thưc tế = Tiêu chuẩn phân bổ của từng x tỷ lệ tính giá thành Từng quy cách quy cách SP ( theo từng ( theo từng khoản Khoản muc ) mục) Tỷ lệ giá thành Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm (theo từng khoản mục )= Tổng tiêu chuẩn phân bổ ( theo từng khoản mục) 1.9.1.4 Phương pháp tính gía thành loại trừ chi phí . - Công thức tính : Z = Dđk + C - Dck – Clt Trong đó : Clt : chi phí cần loại trừ 1.9.1.5 Phương pháp tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí : - Công thức tính: Z = tổng chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận , giai đoạn công nghệ sản xuất . 1.9.1.6 Tính giá thành theo định mức . - Công thức tính Giá thành sản = giá thành + chênh lệch do thay + chênh lệch thoát ly Xuất thực tế định mức đổi định mức định mức 1.9.2 ứng dụng các phương pháp này trong các loại hình doanh nghiệp. 1.9.2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng . Đối với loại hình doanh nghiệp này , sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song , tổ chức sản xuất đơn chiếc , hàng loạt nhỏ , hay hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng . Vì thế tuỳ theo tiêu chuẩn , số lượng sản phẩm doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp tính giá thành như phương pháp tính giá giản đơn , phương pháp cộng chi phí , phương pháp tỷ lệ . 1.9.2.2 Đối với doanh nghiệp có quy mô công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục . Đối với loại hình doanh nghiệp này , quy trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoan chế biến liên tục kế tiếp nhau . Nửa thành phẩm của giai đoạn trứơc là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm . Do đó có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên được chia làm hai phương án tính giá thành như sau: * Phương pháp tính giá thành có tính đến giá thành bán thành phẩm Theo phương án này căn cứ vao chi phí đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất rồi lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoan sau một cách tuần tự từng khoản mục chi phí, cho đến khi tính được tổng giá thành, giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán tính giá thành kết chuyển chi phí tuần tự ( sơ đồ 1.6 ) Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giá thành và giá thành đơn vi thành phẩm Giá thành và giá thành đơn vị BTP Giá thành và gía thành đơnvi BTP (Z1) Chi phí khác phát sinh ( cpnctt, cpscx) CPNVLTT bỏ vào 1 lần từ đầu Chi phí khác phát sinh gđ 2 Giá thành BTP gđ 1 chuyển gđ2 Giá thành thành phẩm Chi phí khác phát sinh gđ 3 + + + Trình tự tính giá thành theo sơ đồ trên: _Giai đoạn 1: Công thức; Z1=Dđk1 + C1 - Dck1 Z1 z 1 = Q1 Trong đó : Z1 ,z 1 : Tổng giá thành, giá thành đơn vị của bán thành phẩm giai đoạn 1 Q1 : Số lượng bán thành phẩm giai đoạn 1 Sau khi tính xong giá thành và giá thành đơn vị , kế toán định khoản (1)Nợ TK 154 (PX1) Có TK 621 Có TK 622 (PX1) Có TK 627 (PX1) (2)Nợ TK 154 (PX2) Có TK 154 (PX1) Có TK622 (PX2) Có TK627 (PX2) _ Giai đoạn 2: Căn cứ vào giá thành thực tế của bán thành phẩm giai đoạn 1chuyển sang và các chi phí khác (CP NCTT ;CP SXC) của giai đoạn 2đã tập hợp đượcđể tính tổng giá thành đơn vịcho bán thành phẩm hoàn thành theo công thức: Z2 = Z1 + Dđk2 +C2 - Dck2 Z2 Z 2 = Q2 _ Giai đoạn n : tiếp tục tính toán kế toán được giá thanhf của sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng sản xuất hoàn thành thành phẩm . Z tp = Z n-1 + Dđk n + Cn - Dck n ở mỗi giai đoạn chế biến kế toán lập một bảng tính giá thành và định khoản (3) Nợ TK 154 ( PX 3) Có TK 154 ( PX 2) Có TK 622( PX 3) Có TK 627 ( PX 3) Nợ TK 155 : Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho Nợ TK 632 : Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho Nợ TK 157 : Giá thành thực tế của thành phẩm gửi bán Có TK 154 : ( PX 3) * Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương án không có bán thành phẩm ( hay tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm ) _ Theo phương án này đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất , kế toán sử dụng phương pháp cộng chi phí để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành _ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành của thành phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn để tính ra gía thành thành phẩm ở giai đoan cuối cùng của quy trình sản xuất ( phương pháp tính giá thành kết chuyển chi phí song song) Sơ đồ kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển chi phí song song . Sơ đồ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 CPSX phát sinh ở giai đoạn 1 ( TK 621,622,627) CPSX phát sinh ở giai đoạn 2 (TK 622, 627) CPSX phát sinh ở giai đoạn n ( TK 622, 627) CPSX của giai đoạn n trong giá thành thành phẩm CPSX của giai đoạn 2 nằm trong giá thành TP CPSX của giai đoạn 1 nằm trong giá thành TP Giá thành sản xuất thực tế của TP hoàn thành trong kỳ Công thức tính : Đối với chi phí NVLTT tính theo công thức (1) Dđk + Ci C zi = x Q tp (1) Qtp + Qp Đối vơí chi phí chế biến ( CP NCTT , CPSXC ) được tính Nếu đánh giá sản phẩm dở theo chi phí NVLTT tính theo công thức (2) Dđk + Ci Czi = x Q tp (2) Qtp + Qdsi Nếu đánh giá sản phẩm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương tính theo công thức ( 2)’ Dđk + Ci Czi = x Qtp ( 2)’ Q tp + Q’di + Qdsi Trong đó : Czi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i D đk i : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i Ci : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn i Qd : Số lượng SP dở dang cuối kỳ của tất cả các giai đoạn Qtp : Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trongkỳ Q dsi : Số lượng sản phẩm dở cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn i Q’di : Số lượng sản phẩm cuối kỳ của giai đoạn i sau khi đã quy đổi Saukhi đã tính chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm hoàn thành , kế toán tiến hành cộng song song từng khoản mục chi phí để tính ra tổng giá thành , giá thành đơn vị thành phẩm và lập bảng tính giá thành cho thành phẩm hoàn thành trong kỳ . Định khoản : Nợ TK 155 : Nếu nhập kho Nợ T K 632 : Bán trực tiếp Nợ TK 157 : Gửi bán Có TK 154 : Giá thành thực tế . VD : Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . Có tài liệu kế toán sau ( đvt 1000 đ ) 1. Kết chuyển chi phí sản xuất đã tập hợp được vào TK 154 : CPNVLTT ( PX 1 ) : 250000 CPNCTT PX 1 : 121500 PX 2 : 116.450 CPSXC PX 1 : 148500 PX 2 : 160.650 2. Kết quả sản xuất trong tháng PX 1 sản xuất hoàn thành 900 bán thành phẩm chuyển hết sang phân xưởng hai còn 100 sản phẩm làm dở . PX 2 tiếp tục sản xuất hoàn thành 850 thành phẩm nhập kho còn 50 sản phẩm lam dở Yêu cầu tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm ( kết chuyển chi phí song song ) , đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVLTT , lập bảng tính giá thành . Bài làm : PX 1 : Chi phi sản xuất trong giá thành thành phẩm + CP NVLTT : 250000 x 850 = 212.500 850+ ( 100 +50) + CPNCTT : 121500 x 850 = 114750 850+ 50 + CPSXC : 148500 x 850 = 140250 850+ 50 PX 2 : Chi phí sản xuất trong giá thành thành phẩm : + CPNCTT : 116.450 + CPSXC : 160.650 Bảng tính giá thành : Sản lượng 850 thành phẩm CPSX CPSX trong giá thành Z z CPNVLTT 212.500 212.500 250 CP NCTT 114.750 116.450 231.200 272 CPSXC 140250 160.650 300.900 354 Cộng 407.500 277.100 744.600 876 a.Nợ TK 154 : 744.600 PX 1 : 467.500 PX 2 : 277.100 Có TK 621 : 212.500 Có TK 622 : 114750 PX 2 : 116.450 Có Tk 627 : 300.900 PX 1 : 140.250 PX 2 : 160.650 b Nợ TK 155 : 744.600 Có TK 154 : 744.600 PX 1 : 467 .500 PX 2 : 277.500 Chương 2 Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Giầy Thượng Đình I. Một số nét khái quát về Công ty giầy Thượng Đình . 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . Tiền thân của Công ty giầy Thượng Đình là xí nghiệp X 30 được thành lập tháng 1 năm 1957 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại giầy vải và mũ phục vụ quân đội . Giai đoạn từ năm 1960 – 1970 X30 kết hợp với một số xí nghiệp thuộc tư sản quản lý thành lập xí nghiệp giầy vải Hà Nội , Nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ này chủ yếu là sản xuất giầy bảo hộ lao động , phục vụ quốc phòng và xuất khẩu chủ yếu là Basket cho Liên Xô cũ và các nứơc Đông Âu . Năm 1989xi nghiệp giầy vải Thượng Đình tách thành hai xí nghiệp là giầy vải Thuỵ Khuê và giầy vải Thượng Đình Năm 1991 thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nứơc xã hội chủ nghĩa Đông Âu . Mặt khác bắt đầu xoá bỏ chế độ bao cấp , xí nghiệp phải tự đứng ra hạch toán độc lập nên gặp nhiều khó khăn về vốn , thiết bị , nguyên vật liệu Tháng 7 năm 1992 xí nghiệp chính thức thực hiện chương trình hợp tác sản xuất kinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc - Đài Loan . Tổng kinh phí đầu tư nhà xưởng thiết bị là 1,2 triệu USD . Từ đây công suất khoảng 4-5 triêu đôi giầy một năm . Tháng 11 năm 1992 uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước , giấy phép thành phố lập số 2753 ngày 10 tháng 11 năm 1992 . Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty giầy Thượng Đình . Công ty hạch toán kinh doanh độc lập có sự quản lý của Nhà nước . Tên giao dịch : ZIVIHA Trụ sở chính : km 8 đường Nguyễn Trãi , quận Thanh Xuân , Hà Nội Tổng diện tích sử dụng : 35 000 m 2 Tổng mức vốn kinh doanh hiện nay : 50.391.100.000 đồng Trong đó vốn cố định : 38.662.100.000 đồng Vốn lưu động : 11.729.000.000 đồng Từ khi thành lập đến nay công ty không ngưng nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm , đa dạng mẫu mã chủng loại .Sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình không những đạt danh hiệu TOPTEN năm 1996, 1997 mà hiện nay vừa được nhận là sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng ISO 9002 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Doanh thu 103.582.000.000 127.883.709.000 104.068.000.000 Lợi nhuận 902.117.000 1.3096.600.000 1.438.000.000 Nộp ngân sách 1.700.850.000 2.380.428.000 1.599.566.000 Thu nhâp bq 700.000 740.000 677.000 Số liệu cho thấy hoạt động của công ty trong những năm gần đây không có gì biến động lớn luôn duy trì được tốc độ phát triển , tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên , đầu tư đúng hướng , nắm đựơc thị trườngtạo được uy tín về chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường . Hiện nay công ty giầy Thượng Đình được xác định là một công ty lớn trong ngành công nghiệp Hà Nội với số lượng công nhân khoảng 1600 người . Tên tuổi của Thượng Đình hoàn toàn có uy tín đối với người tiêu dùng Việt Nam cũng như các bạn hàng nước ngoài . Công ty tiêu thụ khoảng 30 % sản phẩm ở thị trường nội địa và trên 70% sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài mà chủ yếu là xuất sang Đài Loan . EU . Thái Lan , Hồng Kông… 2. Đặc điểm về quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm . ở công ty giầy Thượng Đình hiên nay, việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành theo từng đơn đặt hàng . Vì vậy trong quá trình tìm kiếm khách hàng để ký hợp đồng về sản xuất , tiêu thụ sản phẩm , khách hàng đưa ra yêu cầu của họ về sản phẩm , về phẩm chất kích cỡ màu sắc số lượng … Công ty sẽ san xuất thứ giầy mẫu nếu khách hàng chấp nhận mẫu đó thì hai bên ký hợp đồng . Cũng có trường hợp công ty sản xuất các loại giầy mẫu để chào hàng cho khách hàng ở nước ngoàI nên việc thanh toán phải thông qua hình thức thanh toán như tín dụng . Việc tổ chức sản xuất hàng loạt cho từng đơn đặt hàng chỉ triển khai sau khi công ty và phía khách hàng đã ký hợp đồng . Sản phẩm của Công ty là giầy vải xuất khẩu và giầy tiêu thụ nội địa với nhiều chủng loại , kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng đơn đặt hàng . Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải của công ty được xác định là quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục , có công đoạn song song . Sản phẩm nhập kho là kết quả của nhiều công đoạn . Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy vải : Cao su, hóa chất Vải bạt Chỉ ô zê Hoá luyện Bồi Cán , ra hình Cắt Dập đế May Bao bì Nhập kho SP Bao gói Gò lưu hoá Đặc điểm quy trình công nghệ như trên đòi hỏi Công ty Giầy phải tổ chức sản xuất thành các phân xưởng đảm nhận một hay một số công đoạn của quy trình công nghệ . Cụ thể , công ty đang tổ chức bốn phân xưởng đảm nhận những công việc sau . _ Phân xưởng bồi cắt : Đảm nhân hai khâu đầu của quy trình công nghệ bồi tháng và cắt vải bạt . khi đó chỉ lệnh sản xuất phát ra ( cho một đơn đặt hàng ) thì phân xưởng Bồi cắt là phân xưởng đầu tiên thực hiện lệnh sản xuất này . Nhân viên phân xưởng phân nhận lệnh sản xuất và lên kho nhận nguyên vật liệu ( chủ yếu là vải bạt các mầu , vảI phin , mút xốp …) tuỳ theo đơn đặt hàng tương ứng với lệnh sản xuất đó . Mỗi đơn đặt hàng đó có thể có một hai hay nhiều lệnh sản xuất để sản xuất các bộ phận như mũ giầy , pho hậu , pho mũ , nẹp ô zê … phân xưởng nhận lệnh sản xuất nào thì nguyên vật liệu được nhận theo lệnh đó . Giai đoạn đầu , NVL được chuyển máy bồi , máy bồi có chức năng kết dính các loại vật liệu này với nhau bằng một lớp keo dính .Các tấm vải sau khi đã bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt . Tuỳ theo loại , kích cỡ mẫu mã mà các chi tiết của giầy được pha cắt cho phù hợp . Sau khi cắt xong thì sản phẩm của phân xưởng Bồi cắt được chuyển sang phân xưởng May để may lắp ráp mũ giầy . - Phân xưởng May : Là phân xưởng đảm nhận công việc tiếp theo của phân xưởng Bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh . Quá trình này phải trảI qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như : Can đầu góc , kẻ chỉ , may nẹp , vào mũ… Nguyên vật liệu ở phân xưởng may ngoài các chi tiết nhận từ phân xưởng bồi cắt còn có cac vải phin , dây xăng , ten … việc tổ chức sản xuất ở phân xưởng May chia ra làm nhiều tổ , mỗi tổ làm một vài loại giầy . Trong tổ mỗi công nhân đảm nhận một thao tác kỹ thuật . _ Phân xưởng Cán : Nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến hoá chất , sản xuất đế giầy bắng cao su. Nguyên vật liệu của phân xưởng Cán là cao su các loại , các loại hoá chất sản phẩm của phân xưởng là cao su đã được chế biến theo những tiêu chuẩn lý hoá và mẫu mã nhất định . Sau đó cao su được cắt thành đế giầy các loại và chuyển sang phân xưởng Gò để nắp ráp giầy . _ Phân xưởng Gò : Đây là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy , sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành phẩm . Nguyên vật liệu của phân xưởng Gò là mũ giầy nhận của phân xưởng May và đế giầy , dây gai , dây xăng , giấy lót giầy . Mũ giầy và đế giầy được công nhân phân xưởng Gò lắp ráp với nhau để tạo lên chiếc giầy hoàn chỉnh . Việc ghép mũ giầy được thực hiện trên băng truyền liên tục bao gồm : Gò mũ , gót , quét keo , dán đế , dán viền. Giầy sau khi gò xong sẽ được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo cho độ bền của giầy .Cuối cùng giầy vảI qua các phân xưởng của công ty có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau: Phân xưởng Bồi cắt Phân xưởng May Phân xuởng bao gói Vải đã Cắt xong Sản phẩm Phân xưởng Cán Giầy 3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất . Căn cứ vào đặc điểm sản xuất ,tính phức tạp của kỹ thuật , quy mô sản xuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước , công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng ( xem biểu số 1) . Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm chung về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty . Giám đốc trực chỉ đạo , giám sát ba phòng ban : phòng kinh doanh , xuất nhập khẩu , phòng hành chính tổ chức và phòng kế toán tài chính . Dưới giám đốc có bốn phó giám đốc giúp việc tham mưu điều hành các phòng ban còn lại . Nhiêm vụ và chức năng cơ bản của các phó giám đốc , phòng ban phân xưởng trong công ty được phân công như sau : _ Phó giám đốc kỹ thuật _ công nghệ : điều hành hoạt động của trưởng phòng ,phòng kế hoạch vật tư , phòng quản lý chất lượng , phòng tiêu thụ và quản đốc phân xưởng . _ Phó giám đốc thiết bị an toàn : phụ trách quản lý phân xưởng , xưởng trưởng cơ năng và phòng bảo vệ . _ Phó giám đốc bảo hiểm xã hội _ vệ sinh môi trường : phụ trách ban vệ sinh công nghiệp , vệ sinh môi trường và trạm y tế . _ Phòng hành chính tổ chức : có nhiệm vụ tiếp khách công ty quản lý các giấy tờ thuộc hành chính . Lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động trong toàn công ty , tuyển chọn lao động , thực hiện mọi chế độ về lao động như lương thưởng , phụ cấp , bảo hộ lao động … Giúp giám đốc quản lý về mặt con người , nắm được năng lực của từng người để phân công bố trí cho phù hợp . kết hợp với các phân xưởng sản xuất quản lý định mức lao động từ đó hình thành lương , thưởng cho từng người tính sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và các khoản khác . _ Phòng kinh doanh _ xuất nhập khẩu : khai thác các đơn hàng , làm kế hoạch sản xuất sản phẩm giầy và kế hoạch nhập nguyên vật liệu , may móc thiết bị mặt khác phối hợp với phòng mẫu thiết kế mẫu theo đơn hàng , thiết kế những mẫu mới phù hợp với từng thị trường tiêu thụ . _ Phòng kế toán _ tài chính : quản lý toàn bộ vốn của Công ty , chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế độc lập . phòng phải thườn xuyên hạch toán việc chi tiêu của công ty , tăng cường công tác quản lý vốn , xây dựng , bảo toàn có hiệu và phát triển vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản chi hướng dẫn các phòng ,ban làm theo đúng thủ tục thanh toán với khách hàng , đồng thời tính toán lỗ lãi báo cáo trươc giam đốc. _ Phòng chế thư mẫu : Nhận mẫu giấy và sản xuất thử các loại giấy theo các đơn đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giấy mới .Phòng này cũng có đủ máy móc thiết bị để hoàn chỉnh một đôI giấy nhưng ở mứcđọ nhỏ(giấy mẫu) _ Phòng kỹ thuật công nghệ : nghiên cứu tạo ra đơn pha chế cao su hoá chất , rà soát , sửa đổi , bổ sung nguyên vật liệu .Hướng dẫn , kiểm tra , theo dõi biểu số 1 quy trình công nghệ và đối ngoại về công tác kỹ thuật .Định mức vật tư , hoá chất và theo dõi các chỉ tiêu cơ lý. _ Phòng kế hoạch_vật tư :Lập kế hoạch điều độ sản xuất cho toàn công ty ,khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất , xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày , tháng,quý ,năm có kế hoạch cung cấp vật tư cho từng phân xưởng theo tình hình thực tế , đồng thời nắm vững lượng vật tư xuất r a cho sản xuất ,lượng vật tư tồn kho , lượng thiếu hụt , dự tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuất kịp thời. _ Phòng quản lý chất lượng : có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công đoạn quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Lập biên bản và ra biện pháp khắc phục áp dụng kỹ thuật thống kê vào sản phẩm cuối cùng _ Phòng tiêu thụ : lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm , thường xuyên giao dịch với khách hàng nhắm mở rộng thị trường tiêu thụ . Cải tiến phương thức bán hàng , chào hàng , để xuất và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh . _ Xưởng cơ năng: Bố trí điện , nước , năng lượng cho sản xuất và phục vụ cho các loại hoạt động khác của toàn công ty . Thường xuyên kiểm tra đảm bảo an toàn , tránh sự cố xảy ra mặt khác tạo điều kiện phục vụ cho nhu cầu kịp thời không để xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất . _ Phòng bảo vệ : Thường xuyên kiểm tra , bảo vệ của cải vật chất cũng như con người trong công ty , kịp thời xử lý các hành vi về mặt an ninh trật tự . _ Ban vệ sinh công nghiệp _ vệ sinh môi trường : làm công tác vệ sinh môi trường , đảm bảo cảnh quan công ty luôn sạch đẹp , mặt khác đảm bảo vệ sinh đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty . _ Trạm y tế : tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong công ty . _ Nhiệm vụ và chức năng của các phân xưởng như đã nêu ở phần đặc điểm quy trình công nghệ . 4. Tổ chức công tác kế toán ở công ty . Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán là nhật ký chứng từ kết hợp với việc xử lý số liệu trên máy vi tính công ty hạch toán hàng tôn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên . Đối với tài sản cố định công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian , tỷ lệ khấu hao cụ thể với từng loại tài sản cố định được thực hiện theo quyết định 1062 của Bộ Tài chính . Đơn vị tìên tệ kế toán sử dụng trong ghi chép là VNĐ. Xuất phát từ đặc điểm đó tổ chức kinh doanh của công ty phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý , trình độ cán bộ kế toán , công ty giầy Thượng Đình áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung . (Biểu số 2 ) Biểu số 2 Theo hình thức này , toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tập trung ở phòng kế toán – tài chính , ở các phân xưởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ theo dõi bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng phục vụ cho yêu cầu quản lý của phân xưởng. Các nhân viên này có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu thu thập ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại phân xưởng (chủ yếu là theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu và tính tiền lương của công nhân sản xuất ). Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn diện công tac kế toán thống kê thông tin kinh tế và hạch toán chung toàn doanh nghiệp. Tại các phân xưởng sản xuất:nhân viên thống kê tại phân xưởngco nhiệm vụ theo dã từ khâu nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao sản phẩm cho công ty và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho công nhân viên. Tại phòng kế toán – tàI chính của công ty: Mô hình bộ máy kế toán của công ty gồm 11 người và họ được phân công những việc cụ thể . - Kế toán trưởng: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán theo chế độ quy định . Hoạch toán tổnghợp từng tháng, lập bảng cân đối kế toán hàng quý , năm . Kiểm tra và ký các chứng từ thanh toán , các phiếu thu , phiếu chi , ,phiếu nhập kho và hồ sơ vay vốn . Đề xuất với giám đốc về công tác quản lý tài chính , giá cả . - Kế toán phó : Giúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng , chịu trách nhiệm với kế toán trưởng phần việc được phân công . Ngoài ra trực tiếp làm kế toán thành phẩm và tiêu thụ , kế toán các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước . - Kế toán thanh toán bảo hiểm xã hội , quỹ tiền mặt : kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu , phiếu chi . Tính và trích các khoản bảo hiểm xã hội , bảo hiểmt y tế, kinh phí công đoàn hạch toán và quýêt định theo quy định - Kế toán thanh toán với ngưoi bán : Theo dõi chi tiết với từng công nợ thanh toán với từng đơn vị bán hàng trong nước và các công ty nước ngoài . Đối chiếu các vật tư hàng nhập với hoá đơn xác định công nợ phải thanh toán với công ty nước ngoài . - Kế toán vật tư ( ba người ) :Hàng ngày giám sát vật tư nhập kho , ký xác nhận vế số lượng và chủng loại vật tư nhập kho đảm bảo chính xác . Đối chiếu các phiếu xuất kho của từng phân xưởng và định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng của phòng kế hoạch vật tư trước khi đưa cho phụ trách phong ký . Đôn đốc việc viết phiếu nhập kho , xuất kho vật tư kịp thời ( tránh các trường hợp để các sổ sách âm ) . Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo các loại vật tư tồn kho ứ đọng . Kiến nghị với lãnh đạo các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng và biện pháp xử lý . - Kế toán tài sản cố định _công cụ đụng cụ : hàng tháng theo dõi và hạch toán sự biến động tăng giảm tàI sản cố định căn cứ vào số lượng và nguyên giá tài sản cố định để trích khấu hao . Sau đó phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng liên quan . Theo dõi hạch toán công việc nhập xuất và sử dụng công cụ dụng cụ hàng tháng , theo dõi nguồn vốn tài sản cố định . Tham gia vào các công việc có liên quan như thanh lý với cấp trên các loại vật tư ứ đọng , tài sản cố định tồn kho - Kế toán tiền lương , thanh toán tạm ứng : Căn cứ vào ngày công và tiền lương khoán đã được phòng Hành chính _ Tài chính xác nhận kế toán tiền lương tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở các bộ phận phòng ban . Kiểm tra đối chiếu tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty . Phân bổ tiền lương theo quy định , theo dõi tạm ứng các khoản vay mượn của từng đối tượng . - Kế toán ngân hàng , tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các khoản chứng từ thanh toán hợp đồng kinh tế đã được phê duyệt lập uỷ nhiệm chi chuyển thanh toán với khách hàng . Hạch toán các chứng từ với ngân hàng , theo dõi các khoản thu chi số dư trên tài khoản tiền gửi , tiền vay giúp lãnh đạo cân đối tình hình tàI chính của công ty . Hàng tháng tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất cho tưng đơn đặt hàng , tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành sang tháng sau . Lập biểu tính giá thành thực tế và so sánh vơi giá bán . - Thủ quỹ hàng ngày căn cứ vào phiếu thu , phiếu chi đã được phụ trách phòng xem xét kỹ ( phiếu chi phải đựơc giám đốc phê duyệt , thực hiện thu và chi tiền đối với khách hàng, cuối ngày vào sổ tổng hợp thu chi _ tồn qũy . chi tiêu tới các tổ chức sản xuất tại phân xưởng vào kỳ lương . II Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty giầy Thượng Đình . 1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất ở công ty . Để thuận tiện và đảm bảo sự phù hợp giữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , để đơn giản hoá công tác tính giá thành , chi phí sản xuất ở công ty được phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm . Như vậy chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm (giá thành công xưởng ) ở công ty gồm : _ Chi phí NVL trực tiếp _ Chi phí nhân công trực tiếp _ Chi phí sản xuất chung + Trong đó: _ Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty là khoản chi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất ( từ 58% - 70%) . Đối với khoản chi phí này , kế toán ở công ty sử dụng TK 621 – chi phí NVL trực tiếp để hạch toán . Chi phí NVL trực tiếp ở công ty gồm NVL chính và vật liệu sử dụng trực tiếp . + Chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất từng đơn đặt hàng phát sinh chủ yếu ở phân xưởng Bồi-Cát và phân xưởng Cán , tỷ lệ của khoản chi này trong giá thành của từng đơn đặt hànglà rất khác nhau , mức độ giao động tương đối lớn chính vì vậy mà kế toán nguyên vật liệu chính chiếm một vị trí đáng kể trong công tác quản lý chi phí . + Chi phí NVL chính cho sản xuất trực tiếp bao gồm:……..là những nguyên vật liệu tạo lên đôi giày như vải bạt ,cao su , hoá chất. + Chi phí NVL phụ cho sản xuất trực tiếp gồm dây giầy , dây xăng , kếp…Khoản chi nàycủng chiếm tỷ trọng không ổn định trong giá thành sản xuất của các đơn hàng - Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp của công ty gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH , BHYT , KPCĐ )19% của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản chiphí này được tổng hợp và ghi trên TK 622 theo từng tháng đối ứng với có các TK 334 , 338 .Khoản chi nhân công trực tiếp chiếm 13% -25%trong giá thành sản phẩm . - Chi phí sản xuất chung : ở công ty khoản mục chi phí sản xuất chung đươc theo dõi gồm : + Chi phí nhân viên phân xưởng : Gồm tiền lương và các khoản trích theo lươngcủa công nhân viên quản lý , phục vụ phân xưởng . + Chi phí vật liệu : Vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định , công cụ,dụng cụ phân xưởng… + Chi phí dụng cụ sản xuất : chi phí cho phân xưởng như khuôn , dưỡng mẫu động cơ , định mức dao kéo , bảo hộ lao động… + Khấu hao TSCĐ : Khoản chi phí này phản ánh giá trị hao mòn của tàisản cố định ở các phân xưởngnhư nhà xưởng , máy móc , thiết bị chuyên dùng như máy bồi , máy khâu , hàn hơi, sưả chữa … - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các chi phí như chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài : điện , nước , hàn hơi sửa chữa... - Chi phí bằng tiền khác : là các khoản chi như chi phí tiền bồi dưỡng độc hại, ca 3 , hội nghị phân xưởng , xà phòng… Các khoản chi phí này được tập hợp và theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 627 2. Đối tượng và phương pháp hạch toán . Chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng . Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất hạch toán theo từng đơn đặt hàng . Theo phương pháp này , chi phí sản xuất phát sinh thuộc đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp theo đơn đặt hàng đó . Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp chung từ phân xưởng sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp . Tiêu thức này phân bổ chi phí sản xuất chung áp dụng ở công ty hiện nay là sản lượng sản phấm sản xuất trong tháng. 3 . Hạch toán các khoản chi phí sản xuất ở công ty giầy Thượng Đình. 3.1. Hạch toán chi phi nguyên vật liệu trực tiếp . Để tiến hành sản xuất sản xuất sản phẩm , nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu .ở công ty giầy Thượng Đình , riêng nguyên vật liệu đã chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Nguyên vật liệu trong công ty được sử dụng gồm nhiều loại , mỗi loại đều có vài trò riêng để cùng tạo ra sản phẩm . Bởi vậy việc quản lý vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành sản phẩm cũng như to._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34187.doc
Tài liệu liên quan