Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, một đơn vị hạch toán độc lập tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Với xu hướng hội nhập hiện nay và đặc biệt cho việc thực hiện hội nghị AFTA sắp tới của Việt Nam, để tồn tại phát triển và theo kịp xu hướng chung, mỗi doanh nghiệp cần có những quyết sách, chiến lược kịp thời với các hoạt động kinh tế củ
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công tác hạch toán kế toán tại Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mình.
Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ra đời năm 1968, qua 35 năm tồn tại phát triển, từ một Xí nghiệp nhỏ đến nay Chiến Thắng đã trở thành Công ty có vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Chuẩn bị cho những chiến lược sắp tới Công ty không ngừng cải tạo sản phẩm: nâng cao chất lượng,đa dạng hoá chủng loại,mẫu mã, phát triển sản xuất ổn định góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn ngành.
Với mục đích tiếp cận thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, vận dụng kiến thức từ nhà trường vào thực tế, sau thời gian thực ở Công ty dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS - TS Nguyễn Thị Đông cùng sự giúp đỡ của các chị các cô phòng tài vụ và trong toàn Công ty em đã nghiên cứu tìm hiểu khái quát về Công ty, về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cũng như đặc điểm công tác kế toán của Công ty và đã hoàn thành "Báo cáo thực tập tổng hợp" của mình với nội dung gồm ba phần:
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty May Chiến Thắng.
Phần II : Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
Phần III : Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty.
Vì thời gian có hạn không thể tránh khỏi htiếu sót trong quá trình tìm hiểu, em mong nhận góp ý của cô giáo và các cô chú, anh chị trong ban lãnh đạo Công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Nội dung
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty May Chiến Thắng.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty May Chiến Thắng tiền thân là Xí nghiệp may cấp I Hà Nội thuộc Bộ Nội Thương và trạm may Lê Trực thuộc Công ty gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội, vì cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt,để bảo toàn lực lượng và tiếp tục sản xuất, cũng như hầu hết cac cơ sở sản xuất khác tại Hà Nội lúc đó, Xí nghiệp may cấp I phải hoạt động phân tánthành hai bộ phận, một lên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, một về huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Năm 1968 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước, các cơ sở nhanh chóng trở về địa điểm cũ ổn định sản xuất, ngày 02/3/1968 trên cơ sở máy móc thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực và xưởng may cấp I Hà Tây Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực quận Ba Đình Hà Nội và giao cho Cục Vải Sợi may mặc quản lý, nhiệm vụ của Xí nghiệp lúc này là sản xuất sản phẩm may mặc, găng tay theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục Vải Sợi phục vụ lực lượng vũ trang và trẻ em. Sau quá trình chuẩn bị đến ngày 15/6/1968 được xem là ngày ra mắt chính thức của Xí nghiệp may Chiến Thắng.
Giai đoạn ra đời và lớn lên trong khó khăn.
Đầu năm 1969, trước những đòi hỏi chính đáng của người lao động, cấp trên bổ sung cho May Chiến Thắngcơ sở II ở Đưcs Giang Gia Lâm, Xí nghiệp lại bắt đầu thời kỳ mới xây dựng ổn định và phát triển. Tổng kết năm 1969, 6 thnág đầu năm Xí nghiệp mới sản xuất được 38% kế hoạch nhưng cuối nưm Xí nghiệp vẫn hoàn thành kế hoạch và sản xuất được 466902 sản phẩmgồm các loại quân trang : quần áo chiến sĩ, bao gạo, tăng, võng ...và quần áo phục vụ trẻ em.
Tháng 5 năm 1971 Xí nghiệp được chính thức chuyển giao cho Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ chuyên may hàng xuất khẩu, chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động.
Ngày 16/4/1972 cơ sở may tại Đức Giang GiaLâm bị ttrúng bom phải sơ tán sang huyện Đông Anh, do sản xuất bị phân tán, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp nhẹ bộ phận sơ tán lại di chuyển về xã Lệ Chi huyện Gia Lâm. Kết thúc năm 1972dù gặp muôn vàn khó khăn, Xí nghiệp vẫn sản xuất được 997788 sản phẩm, bảo đảm chất lượng và giao hàng đúng tiến độ.
Năm 1973, sau khi chiến tranh chấm dứt, nhờ sự trợ giúp về vốn của cấp trên, Xí nghiệp đã mua được thêm phần diện tích của Hợp Tác Xã thương binh Nguyễn Đình Chiểu cạnh cơ sở 8B Lê Trực nâng tổng diện tích ở đây lên 4000m2. Cuối năm 1973 Xí nghiệp sản xuất được 95352 sản phẩm, tiết kiệm được 17600 m vải. Đến năm 1975, sau 7 năm Xí nghiệp đã có bước tiến vượt bậc : giá trị tổng ản lượng tăng 10 lần, sản lượng sản phẩm tăng hơn 6 lần đạt1.969.343 sản phẩm. Cũng thời kỳ này với yêu cầu đẩy mạnhxây dựng chủ nghĩa xã hộicủađất nước, nhiệm vụ sản xuất của Xí nghiệp ngày càng nặng nề, việc may hàng cho quốc phòng vãn tiếp tục, thêm vào đó, khối lượng hàng may xuất khẩu cho các nước Đông Âu và Liên Xô cũ ngày càng tăng, không có điều kiện mở rộng mặt bằng sản xuất, Xí nghiệp phải tổ chức gia côngbên ngoài. Phương thức này giúp đỡ Xí nghiệp rất nhiều đồng thời còn tạo khối lượng công việc lớn cho lao động xã hội, vì vậy năm 1976 Xí nghiệp sản xuất được gần 2 triệu sản phẩm trong đó gần 600.000 xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu đạt trên 6,2 triệu đồng, lợi nhuận đạt trên 1,6 triệu đồng, Xí nghiệp được công nhận là lá cờ đầu của ngành may.
Năm 1978, sau 10 năm giá trị tổng sản lượng tăng gấp 11 lần, trong khi cơ cấu công nhân viên chức chi tăng 3 lần, cơ cấu sản phẩm ngày càng tăng cao về mặt kỹ thuật , từ chỗ chỉ sản xuất quần áo trẻ em và một số quân trang, quân phục, Xí nghiệp đã vươn lên sản xuất hàng xuất khẩu với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao. Có thể đánh giá một cachs khái quát : giai đoạn này sản xuất của Xí nghiệp đã ổn định và có nhiều tiến bộ, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện, nhưng phong cách quản lý vẫn nặng về bao cấp, sản xuất vẫn theo phương thức giao nhận chứ chưa hạch toán lỗ lãi. Do cách quản lý cũ, lợi nhuận nộp hàng năm vẫn là lợi nhuận định mức được quy định trên giá thành thành phẩm.
Giai đoạn đối mặt với khó khăn, tìm hướng đi mới. ( 1980 – 1986 )
Năm 1980, nước ta bị cấm vận kinh tế, các cơ sở sản xuất hầu hết rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đó có Chiến Thắng, tuy vậy Xí nghiệp vẫn vươn lên tìm hướng đi mới chú trọng cải tiến công tác quản lý, xây dựng lại định mức lao động tiền lương, nổi bật ở giai đoạn này là phong trào hạch toán bàn cắt giúp Xí nghiệp tiết kiệm tới 60 -70 nghìn mét vải/ năm. Trong năm 1983 – 1984 công tác cải iến quản lý được đẩy mạnh, đặc biệt là công tác hạch toán kế toán. Đầu tiên, công tác hạch toán kinh tế được tiến hành từ phân xưởng, sau đó rut kinh nghiệm và mở rộng toàn Xí nghiệp. Công tác kế hoạch hoá cũng từng bước được hoàn thiện, công việc sản xuất được tiến hành chu dáo nên dây chuyền sản xuất hoạt động khá nhịp nhàng, một số sản phẩm khi thay đổi được triển khai nhanh hơn nhờ đó năng suất được nâng cao. Đơn giá và định mức sản phẩm cũng được xây dựng lại, các quy chế về lương thưởng được ban hành kịp thời động viên được người lao động, đó là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu thúc đẩy việc tăng năng suất.
Năm 1986 được đánh dấu là bước chuyển căn bản trong cơ chế quản lý nước ta, thời gian này trình độ quản lý của cán bộ Xí nghiệp đã được nâng lên một bước. Xí nghiệp không còn trông chờ vào chỉ tiêu kế hoạch mà chủ động khai thác nguồn nguyên liệu để có thêm công ăn việc làm, đồng thời từng bước tiếp cận thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm vẫn được duy trì, sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu cho Cộng Hoà Dân Chủ Đức đã được cấp dấu chất lượng của nhà nước. Giai đoạn này Xí nghiệp đã có những bước tiến đáng kể, htu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao , đời sống cũng được cải thiện.
Giai đoạn đổi mới để phát triển bền vững (1987 đến nay ).
Năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành, lãnh đạo Xí nghiệp mạnh dạn tiếp cận với thương gia của các nước Hồng Kông, Hàn Quốc...thí điểm thực hiện phương thức gia công từ vải vho khách hàng nước ngoài, các sản phẩm của May Chiến Thắng đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng nước ngoài, tuy nhiên khối lượng hàng gia công theo phương thức này còn rất khiêm tốn. Còn với thị trường nội địa vẫn tiếp tục các hợp đồng thương mại nhưng do chưa nhạy bén trong việc tạo mẫu, tổ chức sản xuất còn chưa hợp lý, sản phẩm tiêu thụ chậm, lợi nhuận thấp, không có khả năng cạnh tranh nên hình thức này ít phát triển.
Năm 1989, sau khi chỉ ra những mặt còn tồn tại, để hoà nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước, mặc dù với số vốn rá eo hẹp Xí nghiệp vẫn dành dụm và vay để đầu tư trên 100 triệu đồng cho việc xây dựng nhà cửavà 700 triệu đồng cho việc đổi mới 300 thiết bị các loại, nhờ đó sản lượng xuất khẩu tăng vọt: đạt 1.857.000 sản phẩm, doanh thu xuất khẩu đạt 1.329.976.109 đ, lợi nhuận xuất khẩu đạt 82.215.076 đ.
Năm 1990, sự sụp đổ hệ htống xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu, để tiép tục tồn tại và phát triển, Công ty tiếp tục triển khai công tác đầu tư hiện đại hoá, nhờ đó chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, uy tín của Xí nghiệp ngày càng được tăng cườngvới khách hàng , thị trường đã mở rộng sang một số nước ở khu vực II, tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu theơphng thức gia công từ vải tăng dần, tổng giá trị sản lượng lên tới1.285 triệu đồng, doanh thu 6.234 triệu đồng, nộp ngân sách 359 triệu đồng
Năm 1992 sau 24 năm kiên cường phấn đấu khôi phục, phát triển sản xuất sau chiến tranh , nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại, tìm hướng đi mới cho cơ chế mới, ngày 25/8/1992Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng theo quyết định số 730/CNn -TCL đánh dấu bước trưởng thành về chất của Công ty, cũng từ đây tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng hoạt động mới của Công ty.Việc tổ chức lại dây chuyền sản xuất theo mô hình khép kín được thực hiên. Công ty lấy tên giao dịch bằng tiếng Anh là : Chien Thang Garment Company, tên viết tắt là : CHIGAMEX.
Ngày 25/3/1994 Xí nghiệp Thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng công ty Dệt Việt nam được sáp nhập vào Công ty May Ciến Thắng theo quyết định số 289/QĐ-TCLD của Bộ Công Nghiệp nhẹ.
Năm1997 công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành Công cơ bản hoàn thànhtổng diện tích lên tới 13.000 m2 đủ mặt bằng cho 6 phân xưởng may , 1 phân xưởng da và 1 phân xưởng thêu in
Tháng 5 năm 2000 với mục tiêu đổi mới,mở rộng cơ sở hạ tầng, Công ty đã đầu tư phát triển cơ sở sản xuất mới tại Thành phố Thái Nguyên.
Hiện nay Công ty có cơ sở sản xuất tại ba địa điểm :
Cơ sở I (đồng thời là trụ sở giao dịch chính) tại 22 Thành Công Ba Đình
Hà Nội.
Cơ sở II 178 Nguyên Lương Bằng Đống Đa Hà Nội. 12000m2.
Cơ sở III Thành phố Thái Nguyên 20000m2.
Về năng lực sản xuất Công ty gồm 7 Xí nghiệp may quần áo, 1 Xí nghiệp may găng tay da, 1 dệt thảm len, 1 Xí ngiệp thêu với tông số 3000 lao động và trên 3000 thiết bị các loại tạo mức sản lượng với 17000 aó jăcket/ năm và 3 triệu đôi găng tay/năm, trong tổng số này tới 90% giá trị sản lượng là gia công xuất khẩu sang các thị trường EC, Nhật, Đài loan, Mỹ.
Công ty là doanh nghiệp nhà nước hình thành từ thời bao cấp và được sinh ra trong cơ chế thị trường nên được chuyển giao đội ngũ cán bộ công nhân viên vừa có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất lại vừa có thực tế hoạt động trong cơ chế thị trườngvì vậy, qua 35 năm kể từ khi hình thành, phải chịu hậu quả đổ nát từ cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt và sự khủng hoảng do sụp đổ hệ thống XHCN, những khó khăn từ bước đầu thay đổi cơ chế quản lý, ở thời kỳ nào Công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được trao tặng nhiều thành tích. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng doanh thu
Triệu đồng
39.850
43.501
58.530
64.148
57.500
62.128
80.034
Nộp ngân sách
Triệu đồng
776
708
902
953
623
440
657
Đầu tư
Triệu đồng
388
901
905
18.000
Kim ngạch XK(gia công)
1.000 USD
2.904
3.495
4.094
4.532
4.012
4.077
4.961
FOB
Triệu đồng
13.503
17.476
20.968
18.741
16.600
28.465
3.827
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
603
732
790
864
910
841
925
Lao Động
Người
2700
2700
2658
2659
2550
2981
3000
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và vai trò nhiệm vụ của Công ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước, theo quyết định của cấp trên Công ty May Ciến Thắng có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt may cụ thể với ba loại sản phẩm chính là :
Sản phẩm may gồm : + áo jăcket các loại : một lớp, hai lớp, ba lớp.
+ áo váy các loại.
+ khăn tay trẻ em.
+ các sản phẩm may khác.
Sản phẩm găng tay : + Găng gôn.
+ Găng dông nam nữ.
Thảm len : Đây là sản phẩm dệt hoàn toàn thủ công do phân xưởng dệt tại Phường Đống Đa Hà Nội sản xuất theo đơn đặt hàng trực tiếp của khách hàng.
Với mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mà chủ yếu là xuất khẩu, khác hẳn thời kỳ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên, trong cơ chế mới, nhiệm vụ mới Công ty đã khẳng định được khả năng tự chủ năng động sáng tạo của mình với ba phương thức sản xuất kinh doanh chính :
Nhận gia công toàn bộ : theo phương thức này Công ty chỉ chịu trách nhiệm sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh giao cho khách hàng theo hợp đồng đã ký còn toàn bộ nguyên vật liệu và mẫu mã thuộc trách nhiệm của khách hàng.
Sản xuất hàng xuất khẩu theo giá FOB : phương thức này Công ty phải căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng rồi tự chọn mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất thành sản phẩm hoàn thiện giao cho khách.
Sản xuất hàng nội địa : với phương thức này Công ty tự mình quyết định tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến tổ chức tiêu thụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Với ba phương thức sản xuất này sản phẩm may vẫn là sản phẩm truyền thống và giữ vai trò chủ lực của Công ty May Ciến Thắng. Điều này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu trong bảng sau :
Bảng 2 : Tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính
Tên sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Sản phẩm may (sản phẩm)
45.497
49.821
69.900
- áo jăcket các loại
613.757
38.219
650.108
41.880
1.018.878
54.225
- áo váy các loại
89.084
1.995
2.139
44
- quần các loại
120.265
3.155
213.958
4.895
- sơ mi các loại
123.883
3.238
13.046
717
58.542
3.381
- khăn tay TE
2.674.465
1.819
2.524.844
1.666
1.864.763
1.277
- sản phẩm may khác
10.455
226
67.849
2.359
115.501
6.122
Găng tay (sp)
1.059
9.124
7.382
- găng tay da
231.648
1.059
1.888.892
9.124
1.494.358
7.382
- mác LOGO
Thảm len (m2)
632,04
420
920,11
635
540,41
408
Với hoạt động kinh doanh nghiêng hẳn về xuất khẩu hầu hết khách hàng của Công ty là các hãng nươc ngoài kinh doanh hàng may mặc , mà thị trường truyền thống của Công ty trong những năm qua là : Cộng Hoà Liên Bang Đức, Đài Loan, Nhật, Canada, Hà Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đông Âu , trong đó Đức luôn là thị trường chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao nhất trongtổng giá trị hàng gia công.
Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài Công ty còn tổ chức đẩy mạnh hình thức bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài ( giá FOB – mua nguyên vật liệu sản xuất và bán thành phẩm) để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiê hình thức này còn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Đối với thị trường nội địa không phải thị trường chính, doanh thu chỉ chiếm 5% tổng giá trị tiêu thụ vì Công ty sản xuất với dây chuyền hiện đại, chi phí lớn tiêu thụ trong nước không đem lại lợi nhuận cao nên thị trường này ít phát triển, tuy nhiên nó vẫn chiếmvai trò hết sức quan trọng như là yếu tố nền tảng giúp Công ty có được sự vững vàng khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là giai đoạn hiện nay khi thế giới có nhiều biến độngcả về kinh tế – chính trị, vì lý do này Công ty vẫn duy trì thị trường nội địa dù với tỷ tọng rất nhỏ.
Bảng số 3 : Doanh thu qua các năm của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Danh thu xuất khẩu
50.453
96,2%
59.140
96,76%
77.829
97,26%
- doanh thu FOB
13.743
26,15%
26.497
43,35%
35.424
44,27%
- doanh thu gia công
36.710
70,05%
32.643
53,41%
42.405
52,99%
Doanh thu nội địa
2.086
3,8%
1.977
3,24%
2.189
2.77%
Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu bán FOB tuy không lớn nhưng có xu hướng tăng nhanh có thể do Công ty không có kênh tiêu thụ ở nước ngoài mà chỉ kiếm khách hàng rồi thoả thuận hợp đồng bán tại cảng xếp, còn thị trường nội địa tuy chiếm giá rị nhỏ nhưng hàng năm vẫn được duy trì rất bền bỉ chứng tỏ Công ty đã coi đây là thị trường dự bị.
Về lao động Công ty có một lực lượng rất đông đảo, do đặc thù công việc nên số lao động chủ yếu là nữ và trẻ , thời gian lao động được chia thành ca :
- Công nhân sản xuất làm ca sáng từ 6 - 14h,
ca chiều từ 14 - 22h, trong trường hợp nhiều
hàng Công ty tổ chức làm thêm giờ
- Lao động quản lý kỹ thuật làm việc 6 ngày trong tuần, sáng từ 7h30 đến
12h, ca chiều từ 13h đến 16h30. Hiện nay Công ty đang chủ trương sắp xếp
lại sản xuất tinh giảm lao động và đảm bảo tiến độ sản xuất.
Bảng số 4 : Bảng cơ cấu lao động trong Công ty
Năm
TSLĐ
Cơ cấu lao động theo giới tính
Cơ cấu lao động theo bộ phận
Cơ cấu lao động
theo trình độ
Nam
Nữ
BPHC
BPSXTT
ĐH
CĐ- TC
CN
1999
2659
772
1887
192
2467
187
225
2247
2000
2550
810
1779
179
2371
201
231
2118
2001
2981
884
2097
152
2829
258
295
2428
Từ bảng số liệu trên cho thấy số lao động trong bộ phận hành chính của Công ty chỉ chiếm trên dưới 5% trong tổng số lao động cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý rất gọn nhẹ. Tỷ trọng tăng lao động trong bộ phận hành chính giảm dần do Công ty áp dụng chính sách lao động chặt chẽ không để lao động dư thừa tập trung vào bộ máy hành chính, ngoài rahàng năm Công ty thường xuyên tổ chức thi tuyển và mở lớp đào tạo công nhân nhằm tuyển chọn những lao động có tay nghề thực sự.
Về tình hình kinh tế tài chính, nhờ vận dụng đường lối chính sách đổi mới, nắm bắt được nhu cầu, xác định đúng hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đặc biệt Công ty mở rộng thị trường ở nhiều nước trên thế giới, tạo được uy tín trong ngành dệt may có thể huy động vốn trên cơ sở chịu trách nhiệm từ đó tạo cho Công ty có khả năng phát huy nhanh tốc độ phát triển
Có thể nói Công ty May Ciến Thắng là một thành viên mạnh trong Tổng Công ty may Việt Nam với dây chuyền sản xuất hiện đại hàng hoá đa dạng, chất lượng cao, thị trường rộng lớn, doanh thu lớn, lợi nhuận cao, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao của ngành may, Công ty góp phần tạo việc làm cho 3000 lao động và đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
1.3. Công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất tại Công ty.
Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc,với ba loại sản phẩm chính, hiện nay Công ty đang tổ chức sản xuất theo hình thức đối tượng thay vì tổ chức theo hình thức công nghệ trứơc kia, bây giờ mỗi phân xưởng may đảm bảo đầy đủ các khâu từ thiết kế mẫu, cắt, may, là và đóng gói, mỗi sản phẩm xuất xưởng đều có những ký hiệu riêng chỉ rõ nơi chịu trách nhiệm sản xuất vì vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, đồng thời tiến độ sản xuất được cải thiện đáng kể, cũng nhờ vậy tổ chức sản xuất không ngừng được cải thiện giúp Công ty tăng cả về số lượng, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Mặt khác, mỗi Xí ngiệp được tổ chức chỉ huy theo 3 cấp:
CấpI
Xí nghiệp
Tổ sản xuất
công nhân trực tiếp
Cấp II
Cấp III
Nhờ vậy việc điều hành thuận tiện hơn, mọi trục trặc được xử lý nhanh chóng, kịp thời, việc hướng dẫn và kiểm tra thực thi các quy định dễ dàng hơn, các nhu cầu của sản xuất nhanh chóng được đáp ứng.
Mỗi quá trình sản xuất thành phẩm ở phân xưởng đều tuân theo ba giai đoạn sau : giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật, giai đoạn cắt may, giai đoạn hoàn thiện, ba giai đoạn này được chia nhỏ thành 9 bước và được tổng hợp theo sơ đồ sau :
sản xuất mẫu đối (sản xuất thử)
Giao nhận nguyên phụ liệu (sản lượng, vật tư)
Quy trình công nghệ và giác mẫu sơ đồ
Cắt bán thành phẩm (cắt thô, cắt tinh)
Phối mẫu
Mau theo dây truyền (may chi tiết) và may lắp giáp
Thu hoá sản phẩm
Giặt, tẩy, là
KCS
(Kiểm tra chất lượng sản phẩm)
Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng
Lỗi
Lỗi
Sơ đồ dây truyền Công nghệ may của Công ty
Theo sơ đồ này :
Bước 1: Khi nhận được đơn đặt hàng tiến hành sản xuất mẫu , Công ty định
mức nguyên phụ liệu rồi tiến hành giao nhận nguyên phụ liệu(về số
lượng, chủng loại vật tư, cân đối nguyên phụ liệu).
Bước 2: Tiến hành giác mẫu ( vẽ mẫu các xhi tiết sản phẩm ) đây là công việc
khá quan trọng , nếu giác mẫu tốt ta sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu
đáng kể.
Bước 3: Cắt bán thành phẩm (cắt thô, cắt tinh), vải được trải dài trên bàn cắt
tuỳ theo số lưọng hàng để xác định số lớp vải cần trải sau đó khớp
mẫu vẽ tại bước 2 và dùng máy cắt thực iện cắt thô, cắt tinh rồi phân
loại từng chi tiết.
Bước 4 : Phối mẫu : chọn các chi tiết đã cắt phân loại cho một sản phẩm hoàn
thiện.
Bước 5: Đưa những phối mẫu vào dây chuyền may thực hiện may chuyên môn
hoá theo từng chi tiết của sản phẩm.
Bước 6 : Sản phẩm sau khi hoàn thành được kiểm tra và nghiệm thu,nếu
có lỗi thì đưa trở lại bước5.
Bước 7 : Sản phẩm được nghiệm thu tiến hành giặt, tẩy, là.
Bước 8: KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) nếu có lỗi thì đưa trở lại bước 5.
Bước 9 : Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng.
Trên đây là toàn bộ quy trình sản xuất của sản phẩm may mặc, ngoài mặt hàng này Công ty còn sản xuất thêm găng tay và thảm len, nhưng cả hai mặt hàng này chủ yếu nhằm hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm may, nên tỷ trọng về sản lượng cũng như tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của thảm len và găng tay đều rất nhỏ.
Để quá trình sản xuất được tiến hành tốt nhất, Công ty xây dựng hệ thống kho chứa nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ … phục vụ sản xuất với các điều kiện bảo vệ tốt nhất, và được đặt ở những vị trí thuận tiện nhất cho sản xuất và hệ thống phương tiện vận tải bảo đảm cho quá trình vận chuyển hàng hoá phục vụ mọi nhu cầu của sản xuất.
1.4. Công tác tổ chức quản lý của Công ty.
Để quản lý điều hành Công ty và hoàn thành công tác sản xuất kinh doanh, bộ máy của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, khoa học, giúp cho lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt được các thông tin kịp thời và đưa ra quyết định về sản xuất kinh doanh một cách chính xác và đúng đắn. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau :
Khối lãnh đạo Công ty bao gồm :
Tổng giám đốc là người nhà nước bổ nhiệm và chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, chăm lo đời sống người lao động, trực tiếp điều hành một số công tác như :trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực về chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chức cán bộ, nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật. Ngoài ra Tổng giám đốc rực tiếp phụ trách các phòng : phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phònh kế toán tài vụ, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng hành chính tổng hợp, phòng kinh doanh tiếp thị, phòng kinh doanh nội địa.
Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh tế là người giúp Tổng giám đốc và thay mặt tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực như : ký kết các hợp đồng dịch vụ và cung ứng nguyên phụ liệu, công cụ vật tư và các điều kiện phục vụ cho sản xuất. Chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh toán quyết toán vật tư nguyên liệu, quản lý kho, quyết định giá bán vật tư và sản phẩm tồn kho. Phụ trách về đời sống , bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, phụ trách công tác sản xuất.
Giám đốc điều hành tổ chức sản xuất thay mặt Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các kế hoạch và điều hành sản xuất theo quy định. Tiến hành đào tạo nâng cấp, bậc cho công nhân. Phụ trách công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Giám đốc kỹ thuật thay mặt Tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực : công nghệ thiết bị, điện, công tác định mức kinhtế –kỹ thuật, vật tư, chỉ đạo thiết kế mẫu sản phẩm mới và trực tiêp điều hành các phòng kỹ thuật công nghệ, phòng kỹ thuật cơ điện, phòng quản lý hệ thống chất lượng.
Khối phòng ban Công ty với tính chất tham mưu giúp việc cho lãnh đạo và thay mặt lãnh đạo điều hành chỉ huy sản xuất trong giới hạn nhất định đã được uỷ quyền bao gồm các phòng sau :
Phòng xuất nhập khẩu : gồm 12 người có chức năng:Tham mưu cho tổng giám đốc các dự án phát triển với đối tác nước ngoài; các hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu vật tư hàng hoá với khách ngoại quốc; thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu, thủ tục thanh toán tiền hàng với khách nước ngoài, giao dịch vận chuyển, hải quan thuế...; trực tiếp theo dõi, đôn đốc điều hành kế hoạch kế hoạch sản xuất, tiến độ giao hàng; tổng hợp thống kê báo cáo thực hiện kế hoạch các mặt của toàn bộ Công ty lên cấp trên và các cấp liên quan; cân đối nguyên phụ liệu cùng với phòng phục vụ sản xuất đẩm bảo cung ứng nguyên phụ liệu.
Phòng kinh doanh tiếp thị : gồm 9 người,thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo, chào hàng; giao dịch và nhận đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài hoặc khách hàng nội địa ( với khách hàng nước ngoài chủ yếu với hình thức bán FOB ); theo dõi quản lý hàng và tham gia hội chợ triển lãm.
Phòng kinh doanh nội địa : Thực hiện giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng nội địa,tổ chức thực hiện tham gia các hội trợ triển lãm trong nước để giới thiệu sản phẩm và chào hàng; theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm như cửa hàng thời trang kim mã ...; quản kho thành phẩm, đầu tấm, phục vụ công tác tiếp thị.
Phòng kế toán tài vụ : gồm 9 người với chức năng : Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực kế toán và tài chính, thu chi, vay, thực hiện các chế độ tài chính của nhà nước quy định như nộp ngân sách, thuế xuất nhập khẩu, thuế vốn....; trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh; theo dõi và hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích tình hình tài chính của công ty.
Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ : Tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chưc, quản lý,sắp xếp nhân sự phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh cyar Công ty ; xây dựng định mức lao động đơn giá tiền lương sản phẩm ; lập và thực hiện kế hoạch lao động lao động, tiền lương, đào tạo nâng cấp và tuyển dụng các loại lao động phù hợp với tổ chức sản xuất ; thực hiện các chính sách đối với người lao động, các chế độ bảo hiểm, y tế , bảo hộ lao động…\
Phòng hành chính tổng hợp thực hiện chức năng : Tổ chức công tác phục vụ hành chính, văn thư lưu trữ, tiếp đón khách, hội nghị, hội thảo và công tác vệ sinh công nghiệp ; lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa các công trình nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và quản lý.
Phòng phục vụ sản xuất tiến hành theo dõi quản lý bảo quản hàng hoá vật tư , thực hiện các thủ tục cấp phát vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất theo định mức của phòng xuất nhập khẩu; tham mưu cho Phó Tổng giám đốc ký kết và theo dõi thực hiện các hợp đồng vận tải, thuê kho bãi, mua bán máy móc thiết bị; quản lý đội xe, điều hành vận tải, tổ chức việc giao nhận vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh; tổ chức tổng hợp thống kê báo cáo.
Phòng bảo vệ có chức năng :tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác bảo vệ sản xuất an toàn tài sản, hàng hoá của công ty; tổ chức các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp và tự vệ Xí nghiệp, xây dựng nội quy trật tự an toàn trong Công ty; tổ chức tiếp đón và hướng dẫn khách lạ đến Công ty.
Phòng y tế làm công tác tổ chức phòng bệnh cho người lao động, đặc biệt các căn bệnh do nghề nghiệp gây ra; tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh.
Phòng kỹ thuật công nghệ tổ chức xây dựng, quản lý các quy tình công nghệ, quy phạm, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; xác định các định mức kỹ thuật; tiếp nhận và ứng dụng quy trình công nghệ mới, thiết kế và chế tạo các mẫu mã hàng mới để chào và quảng cáo.
Phòng kỹ thuật cơ điện thực hiện chức năng : Quản lý và diều tiết máy móc thiết bị; tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng MMTB; quản lý và bảo dưỡng hệ thống điện của Công ty được an toàn.
Phòng quản lý hệ thốngchất lượng thực hiện xây dựng các quy trình quản lý hệ thống chất lượng; nắm bắt và phát hiện kịp thời những phát sinh trong công tác quản lý chất lượng; thường xuyên hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng.
Các xí nghiệp sản xuất được tổ chức điều hành sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật, vật tư, lao động của công ty đã giao để tạo ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Cơ cấu bộ máy tổ chức được thể hiện trong sơ đồ sau :
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tổ chức đa bộ phận quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng, Tổng giám đốc trực tiếp quản lý một số phòng ban quan trọng rất phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty đảm bảo các thông tin được xử lý nhanh nhạy do giảm bớt được các khâu trung gian, nhờ đó các chiến lược kinh tế kịp thời với các hoạt động kinh tế. Ngoài ra để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn Công ty còn thực hiện các chính sách kinh tế - tài chính và các biện pháp quản lý cụ thể như sau :
Về thị trường tiêu thụ : Ngoài những thị trường truyền thống Châu Âu Công ty đang tăng cường các thị trường Châu á, úc, sắp tới Công ty đặt một văn phòng đại diện ở Nga thể hiện sự đứng vững của mình trên thị trường quốc tế. Không những thế công ty còn chuyển trung tâm may đo thời trang thành phòng kinh doanh nội địa cùng phòng kinh doanh tiếp thị quản lý các cửa hàng đại lý trong nước, đồng thời giao nhiệm vụ cho phòng kinh doanh nội địa tìm hiểu thị trường nội địa để tiếp tục duy trì, phát triển thị trường tiềm năng này.
Về quản lý vật tư tài sản : Thực hiện định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra tu sửa bảo dưỡng nhằm phát huy công suất máy một cách tối đa, đồng thời xây dựng hệ thống nội quy xử lý vi phạm kỹ thuật nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của công nhân trong việc sử dụng và bảo vệ máy móc thiết bị. Thực hiện chặt chẽ các quy định về khấu hao tài sản, lập kế hoạch để nâng cấp và bổ sung tài sản kịp thời với nhu cầu sản xuất. Đối với nguyên vật liệu xây dựng định mức chặt chẽ cho từng công đoạn, căn cứ kế hoạch sản xuất để cấp phát kịp thời, nâng cao ý thức tiết kiệm, cẩn trọng trong sản xuất cua người lao động nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm .
Về._. quản lý lao động : Thực hiện tinh giảm lực lượng lao động, nhất là với bộ phận quản lý hành chính, tổ chức công tác tuyển chọn và đào tạo một cách quy mô nhằm đào tạo những lao động thực sự có trình độ. Kết hợp hai phương pháp : thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ để xây dựng định mức lao động hợp lý. Tổ chức trả lương theo sản phẩm căn cứ vào đơn giá sản phẩm, trong đó
Đơn giá sản phẩm = Tiền lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc công việc x Định mức thời gian /sản phẩm x (1+Hpccl)
Ngoài ra Công ty còn có chính sách thưởng phạt kịp thời tạo đòn bẩy kích thích người lao động sản xuất một cách hiệu quả.
Về chính sách tài chính kinh tế : Trong những năm gần đây Công ty luôn bám sát mục tiêu và biện pháp điều hành của nhà nước đồng thời giao chỉ tiêu cho các đơn vị, khoán sản phẩm cho từng công nhân. Nghiên cứu xác định doanh thu thực hiện của từng phân xưởng để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên. Nhưng hiện nay Công ty đang lâm vào tình tạng chiếm dụng vốn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, việc đầu tư TSCD chủ yếu bằng nguồn vốn vay tuy có tác dụng tích cực nhưng cũng gây sức ép không nhỏ với các khoản nợ của Công ty .
Phần II : thực trạng tổ chức hạch toán kế toán
tại Công ty May Chiến Thắng
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
2.1.1. Mô hình bộ máy kế toán.
Để phù hợp với loại hình một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có mô hình bộ máy quản lý theo hình thức tập trung, từ đó công tác kế toán với vai trò là bộ phạn cung cấp thông tin tài chính cho hoạt động tác nghiệp của nhà quản trị cũng được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung ( tổ chức kế toán một cấp ), toàn bộ công việc kế toán tập trung ở phòng tài vụ. Các phân xưởng và một số địa điểm sản xuất khác không có bộ phận kế toán tách riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập thông tin kiểm tra chứng từ định kỳ gửi về phòng tài vụ tập trung của Công ty. Phòng này sẽ có chức năng thu nhận, ghi sổ và xử lý các thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
Về phương thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo phương thức trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên kế toán không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Với quy mô lao động gồm 9 thành viên, việc phân công nhiệm vụ kế toán được tiến hành như sau :
Kế toán trưởng có nhiệm vụ :
Chịu trách nhiệm chung trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty.
Trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều hành về tài chính, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ và các quy định của nhà nước, của Ngành về công tác tài chính kế toán.
Bảo vệ kế hoạch tài chính với Tổng Công ty, giao kế hoạch tài chính cho các phân xưởng, phòng ban liên quan.
Tham gia ký kết và kiểm tra các hợp đồng kinh tế, tổ chức thong tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của toàn Công ty.
Phó phòng tài vụ kiêm kế toán tổng hợp toàn Công ty :
Thay thế kế toán trưởng điều hành công tác kế toán tài chính khi kế toán trưởng đi vắng.
Xây dựng kế hoạch tài chính năm để bảo vệ với Tổng Công ty.
Tổng hợp toàn bộ quyết toán, tổng hợp nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng tổng kết tài sản của toàn Công ty.
Theo dõi phần nguyeen phụ liệu tiết kiệm được và tổng hợp hàng quý.
Kế toán thanh toán tiền mặt và ngân hàng :
Theo dõi các khoản thanh toán ngay bằng tiền mặt với khách hàng và người bán.
Theo dõi các khoản thu chi tiền gửi Ngân hàng và các khoản vay Ngân hàng.
Kiểm soát khối lượng ngoại tệ đảm bảo cho các hoạt động quốc tế của Công ty.
Kế toán công nợ và thuế :
Kế toán tổng hợp, chi tiết toàn bộ quá trình thu mua vận chuyển, xuất kho phụ tùng thay thế và công cụ lao động phục vụ sản xuất theo nhu cầu để phân bổ vào chi phí sản xuất cho phù hợp.
Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến các khoản phải thu của Công ty.
Theo dõi, kế toán tổng hợp, chi tiết các khoản thuế đầu vào.
Kế toán nguyên vật liệu chính và phân bổ tiền lương :
Kế toán tổng hợp và chi tiết về thời gian lao động,kết quả của lao động, kiểm tra, giám sát quyết toán tiền lương, thưởng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính vào giá thành sản phẩm.
Kế toán tổng hợp và chi tiết toàn bộ quá trình thu mua vận chuyển, xuất kho vật liệu chính ( vật liệu may mặc ) phục vụ sản xuất theo nhu cầu để phân bổ vào chi phí sản xuất.
Tiến hành kiểm toán tất cả các chứng từ trước khi chi tiền.
Kế toán chi phí giá thành và TSCĐ :
Kế toán tổng hợp, chi tiết về giá trị TSCĐ, tổ chức ghi tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty, khấu hao TSCĐ từng tháng và chi phí sản xuất theo đúng nguyên tắc.
Tổ chức theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tình hình tăng giảm nguyên vật liệu của thảm len để phân bổ chi phí cho phù hợp.
Tập hợp chi phí và xác định giá thành theo đúng quy định.
Kế toán nguyên vật liệu phụ :
Kế toán tổng hợp, chi tiết toàn bộ quá trình thu mua, vận chuyển, xuất kho vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực phục vụ sản xuất để phân bổ chi phí cho sản xuất
Theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến các cửa hàng và đại lý của Công ty.
Kế toán tiêu thụ và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước :
Tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh.
Theo dõi tình hình thanh toán công nợ với nhà nước.
Theo dõi xác định các khoản phải trả người bán và tình hình công nợ của Công ty.
Thủ quỹ và BHXH :
Theo dõi tình hình tăng giảm, thu chi tồn quỹ về tiền mặt.
Ngoài ra thủ quỹ còn xác định BHXH của từng đối tượng, phân bổ vào chi phí để xác định giá thành sản phẩm.
Như vậy, hình thức kế toán tập trung rất phù hợp với loại hình kinh doanh cũng như phương thức tổ chức quản lý của Công ty vì nó đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty với toàn bộ hoạt động SXKDcũng như công tác kế toán của Công ty. Ngoài ra, với 3 loại sản phẩm được sản xuất kinh doanh , các loại nguyên phụ liệu của Công ty rất phức tạp và khó quản lý, vì vậy hình thức kế toán này còn rất hữu ích cho việc kiểm tra chéo công tác hạch toán giữa các phần hành cũng như việc quản lý các kho nguyên phụ liệu. Mặt khác phương thức chỉ dạo trực tuyến từ kế toán trưởng đến các phần hành kế toán tạo điều kiện thu thập thông tin nhanh đảm bảo trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc, phù hợp cơ chế chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám Đốc đến một số phòng ban chủ chốt.
Hình thức và cơ cấu tổ chức kế toán của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 3 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Kế toán trưởng
Phó phòng tài vụ kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán TM và NH
Kế toán công nợ và thuế
K T NVL chính và phân bổ TL
KT CPGT và TSCĐ
KT NVL phụ
KT tiêu thụ và thực hiện NV vởi NN
Thủ quỹ và BHXH
Nhân viên kinh tế phân xưởng
Tổ chức lao động kế toán và đặc điểm tổ chức hạch toán tại Công ty.
Niên dộ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào 31/12 năm đó. Để phù hợp với đặc điểm, tính chất và chức năng nhiệm vụ kế toán Công ty đã sử dụng hệ thống taì khoản theo quyết định 1141/QĐ /TC/CĐKT Bộ Tài Chính ban hành. Tuỳ theo từng nghiệp vụ Công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết cho phù hợp như một số tài khoản được chi tiết theo các phân xưởng sản xuất, chi tiết theo mã hàng hoặc theo từng khách hàng riêng biệtnhư tài khoản về nguyên vật liệu, TSCĐ, công nợ…
Với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh lớn, số lượng tài khoản nhiều, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp nên Công ty đã sử dụng hình thức Nhật ký - chứng từ . Hình thức này hiện nay rất phù hợp với Công ty vì Nhật Ký –Chứng Từ được xây dựng trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo các khâu của quá trình hạch toán được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu thường xuyên, công việc đồng đều giữa các khâu và trong các phần hành kế toán đảm bảo số liệu chính xác, kịp thờiđáp ứng được yêu cầu thông tin cho quản lý.Tuy nhiên, hiện nay, Công ty chỉ sử dụng NKCT số 1,2,4,5,9,10, bảng kê số 1,2,4,5,8,11 vì Công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy thay cho việc sử dụng kế toán thủ công trước kia, và do hạn chế của việc cài đặt nên Nhật ký - chứng từ số 7a, 7b, và Nhật ky - chứng từ số 8 chưa được sử dụng. Nhưng việc sử dụng kế toán máy là hoàn toàn phù hợp với đặc diểm kinh doanh và yêu càu quản lý tại Công ty vì nó giúp giảm bớt khối lượng công việc của phòng kế toán, tăng hiệu quả của công tác hạch toán kế toán trong việc thu thập và xử lý các thông tin tài chính giúp các nhà quản lý ra quyết định nhanh chóng kịp thời và chính xác. Với việc sử dụng kế toán máy, các kế toán viên sẽ tiến hành kiểm tra, sắp xếp số liệu nhập vào máy dựa trên các chứng từ thực tế phát sinh, từ đó máy sẽ tự động phân loại nghiệp vụ ghi vào bảng kê và tổng hợp các báo cáo có liên quan.Tương ứng với hình thức này hệ thống sổ sách Công ty sử dụng đố là: nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ cái, các sổ kế toán chi tiết. Nói chung quá trình ghi sổ và luân chuyển chứng từ vẫn dược áp dụng theo sơ đồ tổng hợp sau :
Sơ đồ 4 : Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ tại Công ty
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật kí chứng từ (NKCT)
Thẻ và sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Giải thích kí hiệu ( kí hiệu này áp dụng cho tất cả các sơ đồ trong bài):
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Thẻ hoặc sổ chi tiết vật tư
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư
Kế toán tổng hợp
Báo cáo tài chính tại công ty. Công ty nộp báo cáo cho cấp trên theo quý, báo cáo tài chính của công ty gồm 4 loại:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Sau đây là mẫu một số báo cáo tài chính của công ty năm 2002
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2002
Tài sản
MS
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A-TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền
1. Tiền mặt tại quỹ
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản ĐTTCNH
1. Đầu tư chứng khoán NH
2. Đầu tư NH khác
3. Dự phòng giảm giá ĐTNH
III.Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Thuế GTGT được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
- Vốn KD ở các ĐV trực thuộc
- Phải thu nội bộ khác
5. Các khoản phải thu khác
6. DP các khoản phải thu khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng mua dang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh DD
5. Thành phẩm tồn kho
6. Hàng hoá tồn kho
7. Hàng hoá gửi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng.
2. Chi phí trả trước.
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lý.
5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ nhắn hạn
VI. Chi sự nghiệp
1. Chi sự nghiệp năm trước.
2. Chi sự nghiệp năm nay
B- TSCĐ và ĐTDH
I. Tài sản cố định
1. TSCĐ hữu hình.
- Nguyên giá
- Gía trị hao mòn luỹ kế
2. TSCĐ thuê tài chính.
- Nguyên giá
- Gía trị hao mòn luỹ kế
3. TSCĐ vô hình.
- Nguyên giá
- Gía trị hao mòn luỹ kế
II. Đầu tư tài chính DH
1. Đầu tư CKDH
2. Góp vốn liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. DP giảm giá đầu tư dài hạn
III.Chi phí XDCB dở dang
IV.Ký quỹ , ký cược DH
V. Chi phí trả trước dài hạn
100
110
111
112
113
120
121
128
129
130
131132
133
134
135
136
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
149
150
151
152
153
154
155
160
161
162
200210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
220
221
222
228
229
230
240
241
29.007.046.655
1.067.408.881
69.304.927
998.103.954
12.534.210.178
7.522.844.209
2.944.672.520
553.889.766
1.512.803.683
13.884.049.972
33.801.416
4.286.601.685
19.494.364
3.328.272.491
5.307.276.890
908.603.126
1.521.377.624
361.875.300
590.000.000
569.502.324
54.535.519.868
53.483.605.869
53.483.605.869
77.500.378.496
(24.016.772.625)
1.050.000.000
1.050.000.000
1.913.999
31.963.528.984
758.074.659
125.387.557
632.687.102
16.572.300.048
10.982.780.912
1.936.567.919
1.448.524.187
2.204.427.030
14.322.513.678
3.315.956.624
52.543.480
605.976.624
9.177.464.479
1.170.573.041
310.640.599
310.640.599
4257813707
57.994.501.301
56.413.906.311
56.413.906.311
84.356.525.232
(27.942.618.921)
1.050.000.000
1.050.000.000
530.594.990
Tổng tài sản
250
83.542.566.523
89.958.030.285
Nguồn vốn
A- Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
3. PhảI trả cho người bán
4. Người mua trả tiền trước
5. Thuế và các khoản phải nộp NN
6. Phải trả công nhân viên
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
8. Phải trả phải nộp khác
II. Nợ dài hạn
1. Vay dàI hạn
2. Nợ dàI hạn
3.Huy động vốn CBCNV
III. Nợ khác
1. Chi phí phải trả
2. Tài sản thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ, ký cược dàI hạn
B- nguồn vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn, quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quỹ đầu tư phát triển
5. Quỹ dự phòng tàI chính
6. Lợi nhuận chưa phân phối
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
1. Quỹ DP trợ cấp mất việc làm
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
3. Quỹ quản lý của cấp trên
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
-Nguồn kinh phí SN năm trước
-Nguồn kinh phí SN năm nay
5.Nguồn KP đã hình thành TSCĐ
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
320
321
322
323
330
331
332
333
400
410
411
412
413
414
415
416
417
420
421
422
423
424
425
426
427
73.445.751.942
31.207.854.900
27.086.184.538
2.035.769.422
1.512.491.39
50.555.959
3.658.699
620.306.808
42.237.897.042
29.935.923.420
42.455.806
12.259.517.816
7529270640
10.096.814.581
10.532.211.149
10.301.098.183
176.695.269
54.417.697
-435.396.568
37.851.044
(473.247.612)
77.502.925.489
42.949.155.161
34.622.543.554
6.509.455.804
1.097.044.215
238.551.792
348.758.440
132.801.356
34.553.770.328
22.899.056.690
5.178.535
11.649.535.103
7575197409
12.455.104.796
12.786.957.112
12.506.398.183
106.862.937
298.268.858
89.153.008
-331.852.316
55.218.699
(387.0710015)
Tổng nguồn vốn
430
83.542.566.523
89.958.030.285
Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2002
Phần I-Lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
1
2
3
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán nị trả lại
TTTĐB, thuế XK, TGTGT theo phương pháp trực tiếp.
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
LN gộp về bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: lãi tiền vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận thuần trước thuế
Thuế thu nhập DN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế
01
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
60
80.034.595.521
80.034.595.521
60.482.474.414
19.552.121.107
367.497.904
4.777.374.953
4.777.374.953
4.886.744.178
9.965.903.795
289.596.085
221.217.314
221.217.314
510.813.399
163.460.288
347.353.111
Mặt khác do đặc điểm của các mặt hàng sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế theo phương pháp khấu trừ, nhờ đó có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin về vật tư hàng hoá một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống giúp đỡ cho việc ra và thực hiện kế hoạch sản xuấtmột cách chính xác.
2.2. Kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty.
Với loại hình một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phòng kế toán thực hiện tất cả 8 phần hành kế toán, sau đây em xin trình bày 6 phần hành kế toán cơ bản sau: phần hành kế toán tài sản cố định; kế toán hàng tồn kho; kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ;kế toán vốn bằng tiền; kế toán thanh toán; kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. Tuỳ theo đặc điểm của từng phần hành mà các nhân viên kế toán có thể đảm nhiệm một hoặc một số phần hành dưới sự phân công, chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng:
Thực trạng tổ chức hạch toán các phần hành kế toán trong công ty có thể được mô tả như sau:
2.2.1. Kế toán hàng tồn kho.
2.2.1.1. Đặc điểm và quản lý hàng tồn kho .
Với mô hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , sản xuất ba mặt hàng chính là sản phẩm may, găng tay, thảm len nên hàng tồn kho của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau về công dụng, tính năng lý hoá và thường xuyên biến động. Mặt khác, với ba phương thức kinh doanh : gia công, FOB, nội địa nên hàng tồn kho có thể được phân chia như sau:
Về nguyên vật liệu chính được chia thành hai loại :
- Nguyên vật liệu của khách hàng : đây là nguyên vật liệu dùng cho phương pháp gia công với vật liệu này không phải theo dõi về mặt giá trị trên sổ sách kế toán và tài khoản kế toán mà chỉ theo dõi về mặt số lượng.
- Nguyên vật liệu của Công ty : Là vật liệu dùng sản xuất hàng theo phương pháp giá FOB hoặc sản xuất hàng nội địa do công ty tự mua hay tiết kiệm được trong quá trình sản xuất loại vật liệu này phải theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị trên sổ sách kế toán thông qua tài khoản 152, 153.
Về thành phẩm, hầu hết sản phẩm sau khi xuất xưởng được đóng gói, trao trả cho khách hàng ngay trừ một số trường hợp chưa đến hạn trả hàng Công ty sẽ tiến hành nhập kho và theo dõi về mặt số lượng, còn lại một số ít sản phẩm sản xuất cho thị trường nội địa do Công ty tổ chức tiêu thụ sau khi hoàn thành có thể được nhập kho và theo dõi trên tài khoản 155 cả về số lượng và giá trị. Nhưng do tỷ trọng loại hàng này rất nhỏ nên trong phần hành kế toán hàng tồn kho em chỉ trình bày về phần quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.
Ngoài ra, vì Công ty sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc nên ngoài nguyên vật liệu chính còn có rất nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau, ngoài ra hàng tồn kho còn bao gồm một số nhiên liệu và rất nhiều công cụ dụng cụ và các phụ tùng phục vụ sản xuất khác, do đó hệ thống kho rất phức tạp.
Về tính giá hàng tồn kho :
Với vật liệu nhập kho
Nếu là vật liệu mua ngoài nhập kho là giá ghi trên hoá đơn.
Nếu là vật liệu tiết kiệm được trong quá trình sản xuất sẽ do tổ định giá trong Công ty xác định theo giá Công ty có thể bán ra thị trường
Với vật tư xuất kho
Với nguyên phụ liệu xuất dùng được áp dụng theo giá thực tế đích danh
Với công cụ dụng được chia làm hai loại, nếu ít biến động áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền tính vào mõi tháng, nếu có sự biến động thường xuyên và lớn thì cũng áp dụng phương pháp giá đích danh
Vì hàng tồn kho đa dạng cả về số lượng và chủng loại, hệ thống kho nguyên phụ liệu phức tạp, vì vậy để đảm bảo hạch toán đầy đủ chính xác, phần hành này được chia nhỏ cho nhiều kế toán viên quản lý như
Kế toán TSCD kiêm về nguyên vật liệu của thảm len
Kế toán theo dõi các cửa hàng và đại lý kiêm về nguyên vật liệu phụ
Kế toán phân bổ tiền lương kiêm về nguyên vật liệu chính
Vì tất cả các chu trình này đều có chung một chu trình hạch toán,vậy em chỉ trình bày phương pháp hạch toán nguyên vật liệu chính.
2.2.1.2. Các chứng từ, sổ sách, tài khoản được sử dụng .
Các chứng từ được sử dụng ở phần hành này bao gồm:
Hoá đơn GTGT.
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Biên bản kiểm nghiệm.
Thẻ kho.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Các sổ sách được sử dụng
- Sổ theo dõi lô hàng (Sổ chi tiết hàng hoá theo lô hàng).
Sổ tổng hợp hàng hoá(Sổ chi tiết hàng hoá theo từng mặt hàng được
tổng hợp vào cuối tháng)
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
Bảng kê số 8.
Tài khoản được sử dụng:
+ Tài khoản 152 “ nguyên phụ liệu” phản ánh các loại nguyên vậy liệu của
Công ty, được chi tiết thành 5 tiểu khoản cấp 2 và 4 tiểu khoản cấp 3:
-1521: nguyên vật liệu chính
15210: nguyên vật liệu chính thảm len.
15211: nguyên vật liệu chính may
-1522: vật liệu phụ
15220 : vật liệu phụ thảm len
15221 : vật liệu phụ may
- 1523 : Nhiên liệu xăng dầu
- 1524 : Phụ tùng sữa chữa thay thế
15240 :Phụ tùng sửa chữa thay thế thảm len
15241: Phụ tùng sửa chữa thay thế may
1527: Vật tư khác thảm len
1528: bao bì
+ Tài khoản 153 “công cụ dụng cụ” phản ánh công cụ dụng cụ của công ty.
+ TK 156- Hàng hoá
- 1561- Giá mua hàng hoá.
- 1562- Chi phí thu mua.
Chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong quá trình mua thì được tính vào trị giá hàng mua, còn những chi phí thu mua phát sinh sau khi mua thì được tập hợp hết vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với hàng gia công hầu hết chi phí vận chuyển do khách hàng đảm nhiệm, nếu Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển thì chi phí này sẽ được tính vào trị giá gia công hàng cho khách.
Quy trình luân chuyển chứng từ
Đối với vật tư nhập kho
Với hàng gia công thì sau khi ký kết hợp đồng giữa công ty và các hãng nước ngoài, các hãng chuyển nguyên vật liệu đến công ty, thủ kho tiến hành kiểm tra lại về số lượng và chất lượng như đã ký kết hợp đồng.Sau đó nhập kho vật liệu ghi theo số thực. Phiếu nhập kho được lập thành ba liên :
- Một liên lưu tại kho
- Một liên giao cho người vận chuyển.
- Một liên gửi cho phòng kế toán.
Đối với hàng mua ngoài : Sản xuất theo giá FOB và hàng nội địa
Căn cứ theo kế hoạch hoặc các nhu cầu phát sinh từ Xí ngiệp sản xuất bộ phận phục vụ sản xuất làm đơn xin mua vật tư. Sau khi Giám đốc ký duyệt, hàng mua về đến Công ty. Thủ kho tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng và lập biên bản kiểm kê vật tư. Đồng thời phòng phục vụ sản xuất lập phiếu nhập kho, ghi thành ba liên đưa cho thủ kho ghi số thực nhập vào phiếu nhập kho:
- Một liên lưu tại phòng phục vụ sản xuất.
- Một liên thủ kho giữ làm cơ sở vào thẻ kho.
- Một liên gửi cho phòng kế toán kèm theo hoá đơng GTGT, căn
cứ vào đây kế toán vào sổ
Đối với vật tư xuất kho dùng cho các xí nghiệp sản xuất
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và bảng hệ thống các định mức vật tư, phòng xuất nhập khẩu viết lệnh sản xuất giao cho Xí ngiệp sản xuất một bản và kho một bản, Xí ngiệp đưa giấy xuống kho và yêu cầu kho xuất vật tư. Thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho và ghi thẻ kho, phiếu này được lập thành ba liên :
- Một liên lưu tại cuống.
- Một liên gửi cho các xí nghiệp
- Một liên gửi cho phòng kế toán , kế toán căn cứ vào đây để ghi
sổ kế toán
Đối với xuất vật tư ra bên ngoài
Nếu vật tư xuất dùng mà vượt khỏi phạm vi Công ty, sau khi được Tổng giám đốc ký duyệt, phòng phục vụ sản xuất viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu này đựoc lập thành ba liên :
- Một liên lưu tại cuống.
- Một liên đưa cho thủ kho để vào thẻ kho sau đó chuyển lên
phòng kế toán
- Liên đỏ giao cho người vận chuyển hay thủ kho nhận hàng.
Quy trìng luân chuyển chứng từ được thể hiện qua sơ dồ sau
Kế hoạch sản xuất
Bộ phận sản xuất
Tổng giám đốc
Phòng kế toán
Yêu cầu xuất kho
Xí ngiệp
Lệnh sản xuất
kho
Tổ chức hạch toán vật tư trên sổ kế toán
- Thẻ kho : Được dùng để phản ánh nhập xuất tồn vật tư về mặt số lượng. Được mở cho từng mã vật tư trên hoá đơn, mỗi loại một thẻ do thủ kho lập. Trên cơ sở các phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho ghi mỗi chứng từ một dòng. Cuối tháng thủ kho cộng và tính ra số tồn đối chiếu với sổ sách kế toán (bảng kê chứng từ).
- Kế toán vật tư sau khi nhận các phiếu nhập, phiếu xuất thì nhập các chứng từ vào máy. Máy sẽ tự động vào các bảng kê chứng từ theo từng kho mà mình phụ trách tương ứng với thẻ kho. Từ các bảng kê chứng từ máy tự động kết chuyển sang bảng tổng hợp nhập xuất tồn vào cuối tháng.
Cuối tháng kế toán vật tư sẽ đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng và đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị .
Sau khi lập các bảng kê chứng từ nguyên vật liệu và tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu thì kế toán vật tư tập hợp đưa cho kế toán tổng hợp các bảng kê chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản nguyên vật liệu theo quý
cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh thẻ hiện ở sơ đồ sau :
Chứng từ gốc (PN,PX, hoá đơn GTGT)
Bảng kê chứng từ(1521..1528, 153)
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
Sổ cái tài khoản 1521..1528. 153
Báo cáo tài chính
2.2.2 Kế toán tài sản cố định.
2.2.2.1. Đặc điểm và quản lý TSCD
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc, chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên TSCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản, năm 2000 chiếm 64,48% tổng giá trị tài sản,2001 chiếm 72,83%, năm 2002 tỷ lệ này là 65%, chủ yếu là máy móc thiết bị ngoài ra còn có nhà cửa, phương tiện vận tải, tài sản phúc lợi và vật kiến trúc. TSCĐ được chia theo nguồn hình thành để quản lý, gồm các nguồn sau :
Nguồn vốn ngân sách : Do tổng Công ty cấp chiếm tỷ trọng nhỏ .
Nguồn vốn vay : Do Công ty vay của các ngân hàng, khách hàng và cán bộ công nhân viên, đây là nguồn chủ yếu hình thành TSCĐ.
Nguồn vốn tự bổ sung : Do công ty trích từ lợi nhuận của mình để bổ sung nguồn này chiếm tỷ trọng bé.
Nguồn vốn khác : Nguồn vốn này không đáng kể
sau đó TSCĐ chia nhỏ theo từng địa điểm đặt Xí ngiệp và theo mã tài sản để quản lý chi tiết theo tài khoản.TSCĐ được đánh giá theo giá thực tế, tính khấu hao đều theo tỷ lệ quy định cho từng loại theo kết cấu sử dụng( Công ty thực hiện trích khấu hao theo quyết định 1062 - TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1006 cuả Bộ Trưởng Bộ Tài Chính), 6 tháng một lần nhân viên kinh tế tại phân xưởng sản xuất sẽ tiến hành kiểm kê dưới sự giám sát của nhân viên phòng kỹ thuật đảm bảo các thông tin về sự thay đổi tăng giảm tài sản cũng như thông tin về việc đảm bảo năng lực sản xuất cuả tài sản được cung cấp kịp thời chính xác :
Loại tài sản
Tỷ lệ khấu hao
Nhà cửa
4%
Vật kiến trúc
6%
Máy móc thiết bị
10%
Phương tiện vận tải
10%
Phương pháp tính khấu hao cụ thể như sau :
Mức khấu hao hàng năm
=
Nguyên giá
Số năm sử dụng
Mức khấu hao hàng tháng
=
Nguyên giá
Số năm sử dụng x 12
Số khấu hao phải trích tháng này
=
Số khấu hao đã trích tháng trước
+
Số khấu hao tăng trong tháng
-
Số khấu hao giảm trong tháng
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số hao mòn luỹ kế
Phần hành này do kế toán TSCĐ kiêm kế toán chi phí giá thành thực hiệnvà được tiến hành như sau :
2.2.2.2. Chứng từ, sổ sách, tài khoản được sử dụng
Chứng từ sử dụng:
Hoá đơn GTGT.
- Biên bản giao nhận TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Phiếu luân chuyển nội bộ
Biên bản kiểm kê TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Các sổ sách kế toán sử dụng
Bảng tính và phân bổ khấu hao.
Nhật ký chứng từ số 9.
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ cái TK211.
Sổ cái TK 214
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 211 – Tài sản cố định hữu hình.- phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Chi tiết:
+ 2112- Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ 2113- Máy móc, thiết bị.
+ 2114- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
+ 2115- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Tài khoản 214- Khấu hao TSCĐ
Chi tiết:
TK 2141- khấu hao TSCĐ hữu hình - theo dõi tình hình hiện có và biến động tăng, giảm khấu hao
2.2.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Đối với việc tăng TSCĐ
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, khi phát sinh nhu cầu mua TSCĐ, phòng kỹ thuật cơ điện làm đơn xin mua TSCĐ, Tổng giám đốc ký duyệt. Khi TSCĐ về Công ty thành lập hội đồng giao nhận tài sản cố định gồm một kỹ thuật viên của Công ty, một bên cung cấp TSCĐ và một thư ký đồng thời lập Biên bản giao nhận TSCĐ. Khi TS đủ tiêu chuẩn nếu chưa sử dụng ngay tiến hành nhập kho, phòng kỹ thuật lập phiếu nhập kho, trên cơ sở đó thủ kho ghi thẻ kho, phiếu này được lập thành ba liên :
- Một lưu tại cuống
Một gửi lên phòngkế toán
Một liên gửi cho kế toán thanh toán kèm theo hoá đơn mua hàng nếu thanh toán ngay hoặc kế toán công nợ để theo công nợ.
Sau đó căn cứ vào nhu cầu phát sinh của Xí nghiệp phòng kỹ thuật lập lệnh điều động và phân phát cho các Xí ngiệp, Xí ngiệp xuống kho nhận TS, thủ kho vào thẻ kho rồi gửi cho phòng kế toán , trên cơ sở đó kế toán vào sổ theo dõi.
Quy trình này được tổng hợp theo sơ đồ sau
Kế hoạch sản xuất
Phòng KTCĐ
Tổng giám đốc
Kho TSCD
Kế toán TSCD
Hội đồng giao nhận
Xí ngiệp
Kho TSCD
Đối với TSCĐ giảm do thanh lý
Khi nhận được giấy báo hỏng TSCĐ của các Xí nghiệp hoặc căn cứ tình hình khấu hao nếu TSCD đã hết thời gian sử dụng, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra.Nếu TSCĐ hỏng không sửa chữa được giám đốc kỹ thật sẽ tổ chức hội đồng thanh lý TSCĐ, lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” và gửi cho phòng kế toán tiến hành huỷ TSCĐ.
Ngoài ra cứ 6 tháng một lần Công ty tiến hành kiểm kê TSCD, nếu có sự thay đổi bất thường sẽ lập biên bản gửi lên phòng kế toán . Kế toán căn cứ vào “Biên bản” để ghi vào sổ tăng (giảm)
Sửa chữa TSCĐ
Công ty không tiến hành lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ mà khi các Xí nghiệp, phòng ban báo hỏng thì phòng kỹ thụât mới tiến hành kiểm tra. Đối với TSCĐ hỏng có thể sửa chữa được, nếu là sửa chữa nhỏ tiến hành sửa chữa tại xưởng,và báo lên phòng kế toán ghi tăng chi phí sản xuất, nếu phải sửa chữa lớn, phòng kỹ thuật sẽ gửi “lệnh điều động TSCĐ” cho bộ phận báo hỏng để bộ phận này chuyển TSCĐ xuống kho. Thủ kho trên cơ sở “lệnh diều động TSCĐ” điều chỉnh thẻ kho và gửi cho phòng kế toán theo dõi. Sau khi việc sửa chữa hoàn thành, TS được đưa trở lại sản xuất, các hoá đơn chứng từ về chi phí sửa chữa được lập thành ba liên
Một do nơi sửa chữa giữ.
Một do phòng kỹ thuật giữ.
Một luôn chuyển lên phòng kế toán.
Thủ kho điều chỉnh lại thẻ kho trên cơ sở các hoá đơn chứng từ kèm theo lệnh điều động rồi gửi lên phòng kế toán,lúc này kế toán TSCĐ mới tiến hành ghi tăng nguyên giá TSCD.
Quy trình này được thể hiện qua sơ đồ sau :
Xí ngiệp sản xuất
Phòng KTCĐ
Hội đồng thanh lý
Kho
Sửa chữa lớn
Kế toán TSCĐ
Kho
Tổ chức hạch toán trên sổ kế toán
Sau khi kế toán TSCĐ nhận được các phiếu nhập, phiếu xuất kho TSCĐ và các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản sửa chữac TSCĐ hoàn thành thì kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ hoặc huỷ thẻ TSCĐ. Trên cơ sở ghi sổ chi tiết TSCĐ theotừng Xí nghiệp. Sổ này theo dõi cả về nguyên giá, giá trị còn lại ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1377.doc