Công tác hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn

Lời mở đầu Trong lĩnh vực kinh doanh, từ những ông trùm của các tập đoàn khổng lồ hay các công ty xuyên quốc gia cho đến chủ cửa hiệu tạp hoá nhỏ hay những cửa hàng bán lẻ đều chú trọng đến vấn đề làm sao cho công ty của mình có được lợi nhuận nhiều nhất. Để đạt được mục đích đó thì họ sử dụng rất nhiều phương pháp cạnh tranh thu hút khách hàng: đề xuất những chiến lược marketing thích hợp, chế tạo ra những sản phẩm có tính năng ưu việt hơn của đối thủ, đầu tư vào thiết bị sản xuất, dây chuyền

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ, giảm giá... và tất cả luôn luôn phải gắn liền với những chi phí hợp lý. Khi chúng ta đề cập tới lợi nhuận là phải nhắc tới chi phí và ngược lại. Đối với Việt Nam, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bên cạnh việc thoả mãn các yêu cầu khắt khe về chất lượng và mẫu mã của khách hàng thì mỗi sản phẩm của Việt Nam đều cần tìm ra mọi phương pháp có được chi phí sản xuất tối thiểu làm nền tảng cho việc áp dụng các chiến lược về giá tạo lợi thế với các đối thủ của mình. Có thể nói rằng chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Ngoài ra, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả về việc sử dụng các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, lao động, tài sản...) nên là vấn đề được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm tới. Với những ý nghĩa như trên, các kế toán viên cần tổ chức thực hiện công tác hạch toán về chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, hợp lý, kịp thời nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản trị kinh doanh tại các đơn vị và những đối tượng tìm kiếm thông tin. Với cách nhìn nhận của một nhân viên kế toán tương lai, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Phạm Bích Chi em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tại công ty chế biến lâm sản Trung Văn”. Ngoài lời mở đầu và kết luận đề tài của em được chia thành ba phần: Phần I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty chế biến lâm sản Trung Văn. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do kinh nghiệm còn ít nên bài viết của em không tránh khỏi được sai sót, rất mong được thầy, cô trong khoa có ý kiến sửa chữa. Phần I Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất I. Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Để góp phần cho sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, cần phải xuất hiện các ý tưởng và quyết định của nhà quản lý, đồng thời thị trường vốn ngày càng được Nhà nước quan tâm thì các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải đáp ứng được về mặt chất lượng đối với giới đầu tư chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những đối tượng cần thông tin mới có thể có các quyết định chính xác. Vì vậy, để thực sự là công cụ quản lý, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Từ đó lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu tổng hợp về khoản mục chi phí và yếu tố chi phí, xác định đúng đắn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp thích hợp, thực hiện tính giá kịp thời chính xác theo đúng đối tượng, đúng kỳ hạch toán. - Tiến hành phân tích định kỳ tình hình thực hiện định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm để đề xuất biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Khái niệm về chi phí sản xuất: chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn- dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất (theo những đặc trưng nhất định) - Phân loại theo yếu tố chi phí. - Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. - Phân loại mối quan hệ giữa chi phí sxkd với khối lượng sp hoàn thành. - Phân loại theo phương pháp tập hợp CFSX và mối quan hệ với đối tượng. - Phân loại theo chức năng. - Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh. 2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm Khái niệm giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, công việc hoàn thành trong kỳ. Người ta cho rằng bản chất của giá thành sản phẩm là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố vật chất vào sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chức năng của giá thành sản phẩm: - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định một cách chính xác các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng bù đắp chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm và thực hiện giá trị của nó. - Chức năng lập giá: Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp trong điều kiện bình thường có thể bù đắp được hao phí để tái sản xuất. Do vậy, khi xác định giá bán của sản phẩm phải căn cứ vào giá thành. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. - Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. - Khác nhau: Chi phí sản xuất luôn gắn với kỳ kế toán (mang trong mình yếu tố thời gian) Giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Mối quan hệ được biểu hiện qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ III. Đối tượng và các kỹ thuật hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng hạch toán 1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: + Từng phân xưởng, bộ phận tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. + Từng giai đoạn hoặc toàn quy trình công nghệ. + Từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình. + Từng nhóm sản phẩm . + Từng bộ phận chi tiết sản phẩm. Để xác định đối tượng hạch toán chi phí cần phải dựa trên những đặc điểm cơ bản như: đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất , đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí và trình độ tổ chức hạch toán chi phí... 1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của đơn vị để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, bán thành phẩm. 2. Hạch toán chi phí sản xuất 2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Là phương pháp hay hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. + Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, nhóm sản phẩm hay theo chi tiết, bộ phận sản phẩm. + Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng. + Phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ. + Phương pháp hạch toán chi phí theo định mức. 2.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất (gồm 4 bước). 2.3. Hạch toán các khoản mục chi phí a. Hạch toán chi phí NVLTT b. Hạch toán chi phí NCTT c. Hạch toán chi phí SXC d. Hạch toán chi phí trả trước e. Hạch toán chi phí phải trả f. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất + Thiệt hại về sản phẩm hỏng. + Thiệt hại về ngừng sản xuất. 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phục vụ cho công tác tính giá thành ở bước tiếp theo. Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí trực tiếp. + Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch... 3. Tính giá thành sản phẩm 3.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Cùng với đặc điểm, mục tiêu chiến lược của mình, các doanh nghiệp sẽ chọn các phương pháp và đối tượng tính giá thành sao cho có hiệu quả quản lý tốt nhất. Kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau hoặc kết hợp với nhau: - Phương pháp tính giá thành giản đơn. - Phương pháp tổng cộng chi phí. - Phương pháp hệ số. - Phương pháp tỷ lệ. - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. - Phương pháp liên hợp. 3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp sản xuất: a. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn áp dung phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp. b. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm sử dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp. c. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. d. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục Tại các doanh nghiệp này quy trình công nghệ bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm bước trước là đối tượng chế biến bước sau, Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (tỷ lệ) - Tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm. - Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn I. Khái quát chung về công ty: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR - trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Công ty thành lập vào tháng 3/1970 theo Quyết định của Tổng cục lâm nghiệp lúc đó và lấy tên là Xí nghiệp chế biến lâm sản I. Giống như mọi đơn vị mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn nghèo nàn nên ngoài chức năng chính chính là chế biến lâm sản công ty còn bảo quản hàng cho một số xí nghiệp khác. Bởi vậy, đến tháng 1/1971, Tổng cục lâm nghiệp quyết định đổi tên thành Công ty chế biến và bảo quản lâm sản. Thời kỳ này mặt hàng chủ yếu của công ty là mây tre và chế biến gỗ phục vụ cho nhân dân, đóng bàn ghế cho các trường học và bảo quản sản phẩm của các xí nghiệp thành viên đợi phân phối. Cùng với sự phát triển của xã hội, công ty cũng có hướng phát triển mới của mình là sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời, công ty được sáp nhập với Công ty lâm sản Hà Nội nên đổi tên thành Xí nghiệp chế biến lâm đặc sản Hà Nội (1976) thuộc Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Hà Nội. Mặt hàng chính của công ty khi đó ngoài các sản phẩm lâm sản trong nước còn sản xuất mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Năm 1990, công ty sản xuất thêm mặt hàng phục vụ cho quốc phòng. Tháng 2/1993, Xí nghiệp chế biến lâm đặc sản Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp chế biến lâm sản Trung Văn. Tháng 6/1995, Xí nghiệp chế biến lâm sản Trung Văn đổi tên thành Công ty chế bién lâm sản Trung Văn (TRUVACO) và giữ nguyên cho đến nay. Thời kỳ này đánh dấu sự suy thoái của công ty, có thể gọi đây là giai đoạn khó khăn, vất vả nhất của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là cùng với sự phát triển của chế biến gỗ phục vụ đời sống xã hội, phục vụ xuất khẩu, quốc phòng thì tệ nạn chặt phá rừng bừa bãi, buôn lậu gỗ quý... gia tăng , ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái gây nên những hậu quả khủng khiếp như lũ lụt, ô nhiễm... bởi vậy, Chính phủ ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ, cấm chặt phá rừng nên vào các năm 1995-1996 công ty dường như suy sụp hoàn toàn. Tuy nhiên đến cuối năm 1996, ban lãnh đạo công ty cùng các phòng, ban chức năng đã định ra phương hướng kinh doanh mới nhằm vực dậy và đưa công ty đến những thành công. Lãnh đạo công ty đã sắp xếp lại cơ cấu nhân sự, tinh giản đến mức tối đa bộ máy tổ chức hành chính, chỉ giữ lại những nhân viên thực sự có năng lực. Ngoài ra với phương án kinh doanh mạo hiểm, công ty đã vay vốn khoảng 10 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất mặt hàng ván sàn tre xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Qua các năm, việc sản xuất ván sàn tre cũng đã thu được một số kết quả: công ty đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với tổng giá thành 407.381.000 tương ứng với 1700m2 II. Hạch toán các khoản mục chi phí. Công ty có 4 xí nghiệp thành viên là xí nghiệp Mộc I, xí nghiệp Ván sàn tre, trung tâm Dịch vụ đời sống và trang trí nội thất cùng xí nghiệp cót ép và mây tre đan. Hàng năm, công ty chỉ đề ra các chỉ tiêu lợi nhuận cho mỗi thành viên đồng thời giúp đỡ về mặt pháp lý còn lại thì khoán toàn bộ cho các xí nghiệp tự giải quyết các vấn đề liên quan. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí của công ty là các xí nghiệp thành viên. 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu chính của công ty thường được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên ở Việt Nam (những loại gỗ quý hiếm mà Nhà nước không cho phép chặt phá thì được khai thác tại rừng của Lào như lim...), hầu như chưa trải qua các giai đoạn chế biến, thường nhập những loại gỗ tròn hay mới chỉ được xẻ ra các tấm lớn để vận chuyển dễ dàng hơn. Các loại gỗ được sử dụng chính như: lim, chò, dổi, thông, giáng hương, tre, vầu, nứa, luồng, song, mây, cót ép mỹ nghệ, các loại ván nhân tạo như ván dăm, ván sợi nhập ngoại Khi nguyên vật liệu được chuyên chở về đến nơi, toàn bộ hoá đơn mua hàng và các chứng từ gốc được nhân viên mua hàng của các xí nghiệp thành viên chuyển lên phòng kế toán lập phiếu nhập kho. Dựa vào chứng từ gốc, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Tại kho, thủ kho ghi vào thẻ kho khi nguyên vật liệu được đưa nhập kho. Chỉ đối với một số nguyên vật liệu như hàng mây, tre, song, nứa... thì được chuyển vào kho, còn với các loại gỗ lớn thì để tại bãi tập kết nguyên vật liệu, ván nhân tạo lại chuyển ngay đến các phân xưởng của trung tâm dịch vụ đời sống và trang trí nội thất và do nhân viên quản lý xí nghiệp trực tiếp quản lý, hàng ngày dựa vào mức tiêu hao báo cáo cập nhật cho phòng kế toán. Dựa vào nhu cầu sản xuất thực tế, quản lý các xí nghiệp thành viên lập đơn đề nghị xuất nguyên vật liệu gửi lên phòng kế toán. Sau khi xem xét định mức tiêu hao và khối lượng cần xuất kho thì kế toán trưởng duyệt đề nghị và giao cho kế toán vật tư lập phiếu xuất kho (3 liên). 1 liên kế toán giao cho người lĩnh vật tư, thủ kho sau khi nhận được phiếu xuất kho thì ghi vào thẻ kho, giao nguyên vật liệu cần thiết cho người lĩnh vật tư. Còn đối với những nguyên vật liệu để ngoài bãi như cácloại gỗ lớn thì nhân viên quản lý phân xưởng phải đích thân đến kiểm nhận, lĩnh và chuyển vào phân xưởng sản xuất. Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán sử dụng giá thực tế đích danh của từng đợt (lô) hàng. Kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Công ty chi tiết TK 621 theo từng xí nghiệp thành viên như sau: - TK 6211: Xí nghiệp Mộc I. - TK 6212: Xí nghiệp Ván sàn tre. - TK 6213: Trung tâm dịch vụ đời sống và trang trí nội thất. - TK 6214: Xí nghiệp cót ép và mây tre đan. Kế toán phân loại phiếu xuất kho theo bộ phận sử dụng định kỳ 2lần 1 tuần, sau đó ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên. Kế toán vật tư lấy số tổng cộng của các phiếu xuất kho đối chiếu với thẻ kho và kiểm tra trên sổ chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo N - X - T kho nguyên vật liệu. Bảng 2.1 Đơn vị:...... Địa chỉ:..... phiếu xuất kho Ngày 6 tháng 2 năm 2002. Nợ TK 6211 Có TK 152 Họ và tên người nhận hàng: Lê Đình Quốc - Bộ phận: Xí nghiệp Mộc I. Lý do xuất kho: Cho sản xuất tủ, bàn, giường. Xuất tại kho:....... STT Tên, nhãn hiệu, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 2 3 4 ... Gỗ chò xẻ Gỗ dổi xẻ Sơn lót Sơn phủ mờ ..... m3 m3 kg kg ... 0.061 0.2 12 8 .... 0.061 0.2 12 8 .... 6250 6125 30,309 42,273 ..... 381,25 1225 363,708 338,184 .... Cộng 2737,631 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Bảng 2.2: Báo cáo nhập xuất tồn kho nvl Tháng 2 năm 2002 Kế toán trưởng Người lập Sổ chi tiết xuất kho nguyên vật liệu được mở cho từng phân xưởng và phản ánh chi tiết cho từng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng xí nghiệp thành viên, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC bằng cách dựa vào sổ chi tiết xuất kho nguyên vật liệu và phiếu xuất kho để lấy số tổng cộng của từng phân xưởng và số liệu chi tiết cho từng sản phẩm đưa vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC. Bảng 2.3: Sổ chi tiết xuất kho nvl. Tháng 2/2002. Xí nghiệp: Mộc I. Chứng từ Tên, phẩm chất vật tư TK đối ứng Đơn vị Số lượng Đơn giá Số tiền Chi tiết sản phẩm SH NT Tủ Bàn .... 3/2 6/2 Chò xẻ Ván dăm Sơn phủ mờ ..... 6211 6211 6211 .... m3 m2 kg .... 0.03 24.55 11.00 ..... 6250000 65000 47273 .... 187500 1595750 520003 ........ 57500 854000 62530 .... - - - .... Cộng - - 240042191 5147800 - Người ghi sổ kế toán trưởng Bảng 2.4: Đơn vị: Công ty chế biến lân sản Trung Văn. bảng phân bổ nvl, ccdc. Tháng 2 năm 2002. stt Ghi Có TK Ghi Nợ TK Tk 152 Cộng phát sinh TK 621- Chi phí NVLTT. - 6211: Xí nghiệp Mộc I. Tủ thư viện Bàn Ghế ... - 6212: Xí nghiệp Ván sàn tre. ... - 6213: TT dịch vụ đời sống và trang trí nội thất. ... - 6214: XN cót ép và mây tre đan. ... 762773279 240042191 5147800 - - 58500000 269427000 . 194804088 Tại công ty, trường hợp nguyên vật liệu mua về cùng trực tiếp ngay cho sản xuất là rất hạn hữu, thường thì toàn bộ vật tư cho một đơn đặt hàng được tập kết về kho bãi ngay sau khi đơn đặt hàng được duyệt. Các số liệu trên bảng phân bổ vật liệu được sử dụng để ghi vào Bảng kê số 4 (bảng số 2.19), phần ghi Nợ TK 621 - Có TK 152. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 và được ghi vào sổ chi tiết TK 154 của từng xí nghiệp thành viên. Đồng thời kế toán căn cứ số liệu ở Bảng kê số 4 để phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 7 (bảng số 2.20). Dựa vào Nhật ký chứng từ số 7, kế toán tiếp tục vào sổ cái TK 621. Số liệu trên sổ cái được dùng để lập các Báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán trưởng (đồng thời là kế toán tổng hợp) trích dẫn số liệu trên Bảng kê số 4 vàNhật ký chứng từ số 7 để lập báo cáo quyết toán từng kỳ kế toán. Bảng số 2.5: Đơn vị: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn Sổ cái Tài khoản: 621 Số dư đầu năm Nợ có Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 .... Cộng TK 152 - NKCT số 7 762773279 Cộng số FS Nợ 762773279 Tổng số FS Có 762773279 Nợ Số dư cuối tháng có 0 Kế toán ghi sổ Ngày tháng 02 năm 2002 Kế toán trưởng Phần gỗ thừa (phế liệu) là lượng gỗ đã được tính trong định mức tiêu hao cũng không được nhập lại kho. Bình thường các sản phẩm gỗ phải có hệ số tiêu hao vật liệu, tức để có 1m3 sản phẩm thì cần hơn 1m3 gỗ (bỏ đi những chỗ cắt cạnh, cắt tròn... ), nên các xí nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề phế liệu thừa. Tại Công ty chế biến lâm sản Trung Văn, bản thân các xí nghiệp được phép tự giải quyết bằng cách bán vào chiều thứ Bảy hàng tuần, công ty không được tính vào thu nhập bất thường của toàn công ty mà tính vào thu nhập của các xí nghiệp không phản ánh vào sổ sách kế toán. 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty chế biến lâm sản Trung Văn rất quan tâm đến bản thân người lao động. Vấn đề tiền lương là một vấn đề mà cả công ty và người lao động đều rất chú trọng để tìm ra phương sách hợp lý với cả hai bên. Toàn bộ công nhân viên của công ty được chia thành hai bộ phận: bộ phận trực tiếp sản xuất (khối sản xuất ) và bộ phận quản lý (khối quản lý văn phòng). Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm một số nội dung như: lương chính, phụ cấp, ăn ca... là các khoản trực tiếp chi trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương với một tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định (BHXH, BHYT, KPCĐ). Lương công nhân được tính theo số lượng sản phẩm được sản xuất. Tại các phân xưởng của các đơn vị có sự phân công lao động rất rõ ràng: những lao động qua trườnglớp đào tạo, có tay nghề khéo léo, bậc thợ cao, nhiều kinh nghiệm... chủ yếu làm ở những công đoạn cần sự tinh xảo. Đối với những công việc đơn giản, không quá phức tạp thì sử dụng thợ mới vào nghề hay những lao động thuê ngoài. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp đồng thời chi tiết tài khoản này theo từng xí nghiệp thành viên. - TK 6221: Xí nghiệp Mộc I. - TK 6222: Xí nghiệp Ván sàn tre. - TK 6223: Trung tâm dịch vụ đời sống và trang trí nội thất. - TK 6224: Xí nghiệp Cót ép và mây tre đan. Hàng ngày, nhân viên quản lý các xí nghiệp theo dõi giám sát hoạt động sản xuất của người công nhân, xem xét tiến độ thực hiện từng hợp đồng . Nhân viên quản lý phân xưởng dựa vào báo cáo của công nhân về lượng sản phẩm hoàn thành đối chiếu với số lượng sản phẩm làm ra và ghi vào Bảng chấm công cuối mỗi ngày làm việc. Đến cuối tháng, bộ phận tính lương của xí nghiệp mang bảng chấm công, bảng thanh toán lương cùng với phiếu nghiệm thu và nhập kho sản phẩm lên phòng kế toán. Dựa vào các chứng từ này, kế toán tiền lương đối chiếu với các chứng từ khác (hợp đồng lao động, bảng thanh toán lương và BHXH tháng trước...) để trả lương cho công nhân. Bảng 2.6: Đơn vị: Công ty chế biến lâm sản Trung Văn. Bộ phận: Xí nghiệp Mộc I. Bảng thanh toán tiền lương Tháng 02 năm 2002. Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Để tính lương sản phẩm phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng công thức: Số lượng sản phẩm hoàn thành Lương sản phẩm phải trả Đơn giá lương 1 sản phẩm Hệ số lương của CNSX = x x Trong đó, hệ số lương của công nhân phụ thuộc vào tay nghề, bậc thợ, kinh nghiệm và thời gian công tác tại các xí nghiệp. Đơn giá lương của một sản phẩm không cố định mà thay đổi theo từng đợt hàng phụ thuộc vào sự tinh tế của sản phẩm cùng sự thoả thuận giữa các bên. Để cho đơn giản, đối với công nhân thuê ngoài làm những công việc như phơi khô, nhúng keo, phun sơn, làm nhẵn bề mặt, mài bóng sản phẩm... thì lương trả cố định theo hợp đồng thuê lao động. Thường thì công trang sức mặt bàn (sơn + vecni): 15000đ/m2, nhúng phơi cót ép 20000đ/ngày. BHXH trích 20% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 5% còn lại do người lao động đóng góp bị trừ vào lương tháng. Tại xí nghiệp, không kể là công nhân chính thức của công ty (trong biên chế) hay công nhân thuê ngoài theo hợp đồng, ai có tên trong danh sách cán bộ công nhân viên đăng ký tham gia BHXH đều được đóng BHXH và chi trả theo quy định. Trường hợp có tai nạn lao động xảy ra, thì bản thân chủ lao động (các GĐ của các xí nghiệp thành viên) phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) được trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả cán bộ công nhân viên, trong đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% để lại công ty. KPCĐ được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. BHYT được trích 3% trên tiề lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập người lao động. Thời hạn thu nộp cho cơ quan y tế là 6 tháng 1 lần, kế toán vẫn tiến hành trích cho từng tháng và thực hiện mua bảo hiểm y tế vào tháng Tư và tháng Mười hàng năm. Bảng 2.7: Sổ tổng hợp lương (CNSXTT) Tháng 2/2002. Người lập Kế toán trưởng. (Ký, họ và tên) Sau khi đưa vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tiền lương tập hợp lại và ghi vào sổ tổng hợp lương toàn công ty. Nhân viên quản lý phân xưởng thay mặt công nhân lĩnh lương và ký nhận hộ sau khi lĩnh.Số liệu trên sổ tổng hợp lương được chuyển trực tiếp vào sổ chi tiết các TK 334, TK 338 sau mỗi lần nhân viên kinh tế phân xưởng lĩnh lương. Dựa vào bảng thanh toán tiền lương do nhân viên quản lý kinh tế tại các xí nghiệp cung cấp, vào bảng tổng hợp lương, phiếu nhập kho và nghiệm thu sản phẩm... kế toán tiền lương đưa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng phân bổ này chi tiết cho từng xí nghiệp và cho từng loại sản phẩm. Sơ đồ 2.8: Sổ chi tiết tài khoản tiền lương Tài khoản: 334 Đối tượng: Xí nghiệp Mộc I. (Loại tiền: VND) Nt Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số FS Số dư Nt Sh Nợ Có Nợ có 1. Số dư đầu kỳ 2. Số FS trong kỳ - Tạm ứng lương - Tính lương t2 - BHXH trừ lương - BHYT trừ lương .... 111 6221 3383 3384 3500000 2255750 4511150 ... 451115000 ... ... 3012000 ... Cộng số FS 3. Số dư cuối kỳ 451605000 451115000 2522000 Kế toán thanh toán Ngày 31 tháng 01 năm 2002 Kế toán trưởng. Phiếu nhập kho và nghiệm thu sản phẩm dùng để phân bổ tiền lương cho từng đối tượng sản phẩm một cách chính xác. Phiếu này theo dõi lượng sản phẩm của từng công nhân hoàn thành nhập kho. Kế toán làm căn cứ tính lương sản phẩm. Từ các chứng từ trên, kế toán phản ánh số liệu vào Bảng phân bổ tiền lương tính chung cho cả TK 627. Theo đó, từ số liệu trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào Bảng kê số 4 (bảng 2.19). Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 và được ghi vào sổ chi tiết TK 154 của mỗi xí nghiệp. Căn cứ số liệu trên các chứng từ gốc và Bảng kê số 4, kế toán chuyển vào Nhật ký chứng từ số 7 (bảng 2.20), tiếp đó lại từ NKCT số 7, kế toán ghi sổ cái TK 621. Công việc hạch toán tiền lương tại công ty có thể nói là tương đối chặt chẽ, nhiều vấn đề đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên chức năng. Trả lương theo sản phẩm khá đơn giản trong việc tính toán, tuy nhiên điều này thúc đẩy việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm tại các xí nghiệp. Sơ đồ 2.9: Bảng phân bổ tiền lương và bhxh (Trích) tt Ghi Có TK Đối tượng sử dụng TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 S 1 - TK 622 - TK 6221 Tủ Bàn ... - TK 6222 ... - TK 6223 ... - TK 6224 ... 137409000 45115000 .... 17928000 40509000 33857000 2748825 902375 .... 358900 810325 687225 20611350 6767250 .... 2689200 6076350 5081250 2748825 902375 .... 358900 810325 687225 163538000 53687000 720000 .... 21335000 48206000 40310000 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung tại công ty là các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng của các xí nghiệp mang tính chất phục vụ và quản lý đóng vai trò gián tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung có liên quan đến tất cả các sản phẩm trong cùng phân xưởng, nên khi phát sinh thì được tập hợp theo từng doanh nghiệp thành viên và cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Công ty sử dụng Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TK 627 được chi tiết thành các tiểu khoản: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu phân xưởng - TK 6274: Chi phí KHTSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tuy nhiên các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu liên quan tới chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. a. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. Là các khoản chi phí tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng của mỗi xí nghiệp và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trích theo lương. Các nhân viên này hầu hết là nhân viên của công ty hoặc giám đốc xí nghiệp thuê những người có năng lực ở ngoài. Lương của các lao động này được điều đình trong hợp đồng, có nghĩa là tuỳ từng xí nghiệp và không có cách tính lương cụ thể cho các nhân viên quản lý xí nghiệp này. Các khoản trích theo lương của nhân viên này (BHXH, BHYT, KPCĐ) được tính như của công nhân sản xuất. Quản lý các xí nghiệp có nhiệm vụ đọc các bản thiết kế, theo dõi lượng nguyên vật liệu tiêu hao, chấm công cho công nhân, kiểm tra chất lượng các sản phẩm làm ra, điều chỉnh tiến độ sản xuất... để báo cáo lên giám đốc các xí nghiệp thành viên. Ngoài ra, khi cần thiết, họ còn phải chạy nguyên vật liệu, tìm những lao động mới khi thiếu hụt nhân công. Số liệu được chuyển trực tiếp vào sổ chi tiết các TK 334, 338. Bảng số 2.10: Sổ chi tiết tài khoản tiền lương Tài khoản: 334 Đối tượng: Xí nghiệp Mộc I. (Loại tiền: VND) Nt Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số FS Số dư Nt Sh Nợ Có Nợ có 1. Số dư đầu kỳ 2. Số FS trong kỳ - Tạm ứng lương - Tính lương t2 - BHXH trừ lương - BHYT trừ lương .... 111 6271 3383 3384 5457380 581181 94655 ... 9465489 ... ... 470000 ... Cộng số FS 3. Số dư cuối kỳ 9788081 9465489 147408 Kế toán thanh toán Ngày 31 tháng 01 năm 2002 Kế toán trưởng b. Chi phí KHTSCĐ. Những năm trước đây công ty đã đầu tư vào một dây chuyền sản xuất ván sàn tre có giá trị rất lớn, ta có thể điểm danh một số loại thiết bị như: máy bào định hình, máy ép thuỷ lực, bào cuốn bốn mặt, máy mài chuyên dụng, máy ráp.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1273.doc
Tài liệu liên quan