Mục lục
---
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác giáo dục
lý tưởng cách mạng trong thanh niên
I. Một số khái niệm cơ bản
1) Lý tưởng
2)Lý tưởng cách mạng
II. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng trong thanh niên
1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
2) Tư tưởng Hồ Chí Minh
3) Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
III. Lý tưởng cách mạng trong thời kỳ CNH
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong phạm vi thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HĐH
Chương II: Thực trạng công tác giáo dục
lý tưởng cách mạng cho thanh niên
ở thành phố Hà Nội.
I. Thực trạng tình hình thanh niên Việt Nam
trong những năm đổi mới
II. Đặc điểm, tình hình thành phố Hà Nội và thanh niên
thành phố Hà Nội
1) Tình hình,đặc điểm thành phố Hà Nội
2) Tình hình, đặc điểm thanh niên thành phố Hà Nội
III. Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
1) Cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương với công tác
giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên
2) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên thành phố Hà Nội
I. Một số giải pháp
II. Kiến nghị
1) Về chủ trương chính sách của Thành phố
2) Đối với các tổ chức Đảng
3) Đối với tổ chức chính quyền các cấp
4) Đối với Đoàn thanh niên
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo chính
phụ lục
Lời nói đầu
Một nguồn lực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là lực lượng thanh niên. Một trong những vấn đề quan trọng của công tác thanh niên là giáo dục, truyền thụ lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng trong lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Lý tưởng cách mạng thực chất là lý tưởng Xã hội chủ nghĩa, là lý tưởng của Đảng ta, của Bác Hồ, của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời cũng là lý tưởng của nhân dân ta, của dân tộc ta. Ngay từ khi ra đời đến nay, lý tưởng của Đảng ta là nhất quán:”Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là Chủ nghĩa cộng sản”. Có thể nói, tuỳ từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn cách mạng, nội dung cụ thể có thể khác nhau nhưng độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội luôn là mục tiêu phấn đấu, là lý tưởng cao cả của Đảng và dân tộc ta. Hơn 70 năm chiến đấu và trưởng thành, trải qua bao khó khăn, gian khổ, hy sinh, Đảng ta luôn kiên trì phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp đó. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay có may mắn được thừa hưởng một gia tài khổng lồ - đó là lý tưởng cách mạng, truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh của Đảng, của các lớp cha ông để lại. Đây là một lợi thế to lớn cho công tác thanh niên hiện nay.Song lý tưởng cách mạng không tự nhiên đến với lớp trẻ. Việc thanh niên tiếp thu, lĩnh hội được lý tưởng cách mạng là một quá trình tự giác, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, hoạt động thực tiễn phong phú, những tấm gương phấn đấu, hy sinh của các nhà cách mạng tiền bối, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và biết bao cán bộ đảng viên trung kiên của Đảng.
Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, Đảng ta luôn luôn xác định Thanh niên là lực lượng trụ cột. Bàn về động lực của sự nghiệp CNH-HĐH, Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khoá VII đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên”. Là lớp người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh, được sống trong những điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, tuy rất nhạy cảm vói cái mới, được đào tạo bài bản, nhưng vốn sống và sự từng trải chưa nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của nền kinh tế thị trường, trước những biến động về chính trị quốc tế, đặc biệt do ảnh hưởng tiêu cực của sự thái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, một số thanh niên có sự dao động, khủng hoảng niềm tin, lý tưởng cách mạng. Thực trạng đó đòi hỏi càng phải đề cao công tác giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng trong thanh thiếu niên.
Vì thời gian có hạn và với vốn kiến thức còn ít ỏi, vì vậy bài viết này tôi xin được trình bày nội dung công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong phạm vi thành phố Hà Nội. Do đây là một mảng đề tài tương đối lớn và hết sức phong phú nên bài viết sẽ có rất nhiều thiếu sót, rất mong các thầy, cô giáo tạo điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chương I : Cơ sở lý luận của công tác giáo dục lý
Cách mạng trong thanh niên
I. Một số khái niệm cơ bản
1) Lý tưởng
Lý tưởng là cái mà vì nó mà người ta sống và dưới ánh sáng của nó ta thấy được hết ý nghĩa của cuộc đời. Nhà tâm lý học XôViết I-Va-Nốp đã có một định nghĩa như vậy về lý tưởng. ở một con người bình thường ai cũng có lý tưởng. Nếu không có lý tưởng sự sống tồn tại ở con người chỉ là vô nghĩa. Lý tưởng là một phạm trù phổ biến.
Lý tưởng, theo Từ điển tiếng Việt, là “Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu đạt tới”
Lý tưởng là mục tiêu hướng tới của con người, là động lực thúc đẩy con người vươn tới.
Lý tưởng của con người sẽ làm cho họ có thái độ tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chí, quyết tâm trong hành động.
Do đó, lý tưởng là điều rất quan trọng của mỗi người.
Trong thực tiễn, đã là người ai cũng cần có lý tưởng để phấn đấu
Khi bước vào tuổi trưởng thành, ai cũng có một sự lựa chọn quan trọng là lựa chọn lý tưởng, hướng tới mục đích cao nhất và đẹp nhất của đời mình. đó là yêu cầu tất yếu, tự thân.
Đảng có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn thanh niên chọn lựa đúng lý tưởng, trong đó quan trọng nhất là lý tưởng cách mạng vì tiền đồ của cách mạng XHCN, tương lai của dân tộc.
Cuộc phấn đấu để đạt tới lý tưởng bao giờ cũng là cuộc phấn đấu lâu dài, đầy gian nan. Thanh niên cần có ý chí cao và Đảng cần có trách nhiệm cao trong việc giúp đỡ thanh niên thực hiện lý tưởng đúng đắn của mình.
2) Lý tưởng cách mạng
Lý tưởng cách mạng là một nội dung cụ thể của lý tưởng nói chung. Nó có đặc điểm là chỉ có ở những nhân cách đã và đang trưởng thành, có vai trò chi phối mạnh mẽ các nội dung lý tưởng khác. Nó là cơ sở động lực của hoài bão lớn trong thanh niên. Tuy nhiên lý tưởng cách mạng không tự nhiên hình thành mà là kết quả của một quá trình giáo dục có tính định hướng cao, thông qua những môi trường cụ thể. Lý tưởng cách mạng mang tính tự giác, thể hiện rõ nét vai trò quá trình tự giáo dục của mỗi cá nhân. Lý tưởng của Thanh niên Việt Nam không thể tách rời lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Mục tiêu lý tưởng của chúng ta giai đoạn hiện nay là”Dân giàu- nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định huớng Xã hội chủ nghĩa”. Vì lý tưởng độc lập tự do cho Tổ quốc, hàng triệu Thanh niên Việt Nam đã không sờn lòng, không tiếc xương máu góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá quê hương, đất nước, lý tưởng cách mạng của Thanh niên Việt Nam là chiến thắng đói nghèo lạc hậu, vươn lên ngang tầm thời đại vì sự phồn vinh của đất nước, những công bằng hạnh phúc cho nhân dân và vì chính tương lai tươi sáng của Tuổi trẻ. Đó chính là sự cụ thể hoá mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc trong lực lượng tiên phong : Thanh niên Việt Nam.
II. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng trong Thanh niên.
1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp khi ý thức được địa vị và tương lai của mình. Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên. Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh của xã hội tư bản, Mác cho rằng, cần phải giải thoát cho thanh niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Khi nói về vai trò giáo dục thanh niên, Mác đã nhấn mạnh:”Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn”. Tư tưởng của Mác là phải tổ chức giáo dục các tầng lớp thanh niên để họ nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, quy trình quản lý sản xuất, sẽ hỗ trợ cho việc phát triển toàn diện những năng lực của tất cả thành viên của xã hội được xây dựng trên nguyên lý cộng sản chủ nghĩa. Việc giáo dục đó phải làm thường xuyên, liên tục, giáo dục ở trường, lớp và giáo dục trong thực tế lao động. Ănggen đã nêu rõ rằng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Ngay khi 19-20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè, Ănggen đã chế nhạo cái nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống bình lặng, muốn “giam mình trong vương quốc của điền viên” với thái độ “mũ ni che tai” bàng quan trước thời cuộc. Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ ở Đức, ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống đất nước. Điều đáng lưu ý là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của Ănggen trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế. Vào năm 1845, Ănggen đã viết rằng, chính thanh niên Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng trong tương lai ở nước này. Nguyên tắc của giáo dục thế hệ trẻ là gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học và hành. Việc hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên thông qua sự tham gia của họ vào cuộc đấu tranh xã hội, vào lao động sản xuất, vào những công việc thực tế cụ thể hàng ngày. Chính Ănggen là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ”giáo dục thực tiễn”. Ông cho rằng, đây là cơ sở quan trọng của giáo dục khoa học-là công cụ mạnh nhất để cải tạo xã hội và Ănggen dự báo rằng “một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa sẽ làm cho những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình” Ănggen là người đầu tiên đưa ra quan niệm như:”đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi “Đảng của Mác” đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệt của Bítmác, Ănggen đã viết:”chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng”. Luận thuyết của Mác-Ănggen cũng khẳng định rằng lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo cần được tập hợp, tổ chức và giáo dục, sao cho những biến đổi tư tưởng của họ bắt kịp với thời đại, đi đúng quỹ đạo của dòng thác lịch sử đang cuộn chảy.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ănggen trong điều kiện lịch sử mới, Lênin coi thanh niên là”nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”. ông đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa tổ chức thanh niên với Đảng cộng sản. Lênin cũng sớm nhìn thấy vai trò cách mạng to lớn không chỉ đối với thanh niên công nhân, mà còn cả đối với thanh niên học sinh, sinh viên. Người thường xuyên nhắc nhở những người bạn chiến đấu của mình rằng phải kiên trì đấu tranh để họp nhất phong trào học sinh, sinh viên thành một trào lưu chung theo tinh thần của chủ nghĩa Mác cách mạng. Lênin cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghiã Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Đồng thời Người cũng đã phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế diễu sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ. Lênin nhấn mạnh, cần có thái độ khoan dung, độ lượng với lớp trẻ và cần thiết phải phòng ngừa khuynh hướng “dè dặt” của các cán bộ đảng viên cho rằng, lớp trẻ tuy đầy nhiệt tình và sáng kiến, nhưng lại chưa qua trường học cuộc đấu tranh giai cấp. Người cho rằng đó chỉ là cái cớ để khước từ việc sử dụng thanh niên. Lênin luôn nhắc nhở những người cộng sản: cần phải đòi hỏi ở thanh niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết đIểm của họ, cần phải giáo dục cho tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của họ đối với cách mạng, ngay từ thuở thiếu thời. Cuộc đấu tranh để giành giật thanh niên không chỉ diễn ra giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa các Đảng cộng sản và các thế lực phản động, mà còn diễn ra giữa những người cộng sản chân chính và bọn cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã diễn ra xung quanhvấn đề thanh niên trên hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: giáo dục ai và giáo dục như thế nào? Những phần tử cơ hội quy nhiệm vụ trên vào việc đào tạo những người có văn hoá, song đứng ngoài chính trị vì thế theo họ không nên thu hút”quá sớm” thanh niên voà hoạt động chính trị. Lênin đã vạch trần lập trường cải lương đó của bọn cơ hội và cho rằng, đó chỉ là thói đạo đức giả và chính sách ngu dân không hơn, không kém. Người khẳng định rõ lập trường của những người cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Chính vì thế, trong bài diễn văn tại ĐH III của Đoàn thanh niên cộng sản Nga. Lênin đã chỉ rõ: Thanh niên phải học chủ nghĩa cộng sản trong một trường học riêng của mình, trong một tổ chức độc lập- đó là Đoàn thanh niên cộng sản. Lênin viết : “ Chỉ khi nào Đoàn thanh niên cộng sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của tất cả những ngưòi lao động chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng với danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa”. Nói chuyện với Đoàn thanh niên cộng sản, Lênin yêu cầu, cần giáo dục thanh niên thông qua thực tế trong hoạt động sản xuất, trong học tập, công tác, chiến đấu và trong cuộc sống sinh động của quần chúng.
Những tư tưởng của Mác, Ănggen, Lênin về thanh niên và công tác vận động thanh niên nêu trên có thể khái quát lại thành 5 nội dung cơ bản sau:
Một là, khẳng định rõ vị trí, vai trò to lớn của tầng lớp thanh niên trong xã hội mới và chỉ ra những nhược điểm của thanh niên, cũng như những vấn đề cơ hội chủ nghĩa trong phong trào thanh niên cần được quan tâm chú ý.
Hai là, đặt ra cho Đảng cộng sản cần quan tâm, chăm sóc, giáo dục, đào tạo thanh niên thông qua sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, thông qua lao động sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu và trong đời sống hiện thực của quần chúng nhân dân.
Ba là, Đoàn thanh niên cộng sản phải là trường học Cộng sản chủ nghĩa trong quá trình giáo dục, đoàn kết tập hợp thanh niên, thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng cộng sản.
Bốn là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp của thanh niên.
Năm là, những luận thuyết của Mác, Ănggen, Lênin đã chỉ ra những điều kiện và khả năng tập hợp rộng rãi quần chúng thanh niên vào đội hình lớn của Chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
2) Tư tưởng Hồ Chí Minh
Kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của Mác, Ănggen và Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo những luận điểm Mácxít về vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thanh niên, về Đoàn thanh niên cộng sản trong công tác thanh niên của Đảng với những điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam:
Một là, Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò, khả năng, động lực cách mạng to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Người đã luận giải một cách giản dị, thuyết phục rằng:”Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.
Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanh niên trong tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng của thanh niên, hết lòng tin yêu thanh niên. Người luôn đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển, đang được tiếp tục hoàn thiện. Điều đó có nghĩa rằng, thanh niên nói chung và trong mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều đang tiềm ẩn những khả năng to lớn cũng như những mặt hạn chế. Thí dụ, mặt mạnh của thanh niên là:” Hăng hái, xung phong”, mặt yếu là”Hay chuộng hình thức, ít xem xét kết quả” hoặc ”đầu voi đuôi chuột”. Hơn thế, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phảI”chăm lo dìu dắt thanh niên vì thanh niên chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm”.
Thực tiễn cho ta thấy quan điểm biện chứng trong việc nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Hồ Chí Minh làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu phải phấn đấu rèn luyện.
Hai là, Hồ Chí Minh đã nêu tư tưởng về chiến lược”trồng người”, về đào tạo, bồi dưỡng thanh niên thành lớp người có đức, có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”, kế tục sự nghiệp cách mạng một cách trung thành và xuất sắc.
Tư tưởng trên được cô đọng lại, đúc kết và nâng cao từ thực tiễn sinh động của hơn nửa thế kỷ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người nói :”Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Có thể nói đây là tư tưởng bao trùm nhất của Hồ Chí Minh về công tác thanh niên; bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên là bản chất của công tác vận động thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Năm 1958, nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc, Hồ Chí Minh đã căn dặn:” Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thật ra không phải đến lúc đó Hồ Chí Minh mới nghĩ đến chiến lược”trồng người”, mà ngay từ khi bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã ý thức một cách rõ ràng về chiến lược”trồng người”, luôn xem đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của cách mạng.
Người đã dành nhiều công sức cho việc tạo nên những hạt giống cho sự nghiệp cách mạng, giáo dục, rèn luyện và đào tạo nhiều thế hệ thanh niên nước ta trở thành những cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cách mạng ưu tú, thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Do nhận thức được một cách đúng đắn và biện chứng vai trò lịch sử, vị trí quan trọng của thanh niên mà trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục thanh niên. Trong hàng chục bức thư và bài viết của Hồ Chí Minh gửi cho thanh niên, bài nào cũng có nội dung giáo dục hết sức sâu sắc, thể hiện một tình cảm đặc biệt với thế hệ trẻ. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội ngày 1-2-1961 Người nói :”Tôi luôn luôn nói đến thanh niên” và khuyên :”Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục thanh niên, vấn đề giáo dục toàn diện luôn được coi trọng, trong đó nhiệm vụ bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn có vị trí đặc biệt quan trọng và then chốt. Năm điều Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên nhân ngày Quốc khánh 2-9-1965 thể hiện rất rõ mong muốn của Người là: trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đây là một luận điểm rất quan trọng của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên.
Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn các cán bộ làm công tác thanh niên rằng, cần giúp thanh niên xây dựng cho mình lẽ sống cao đẹp. Người dạy thanh niên phải sống có lý tưởng và chỉ rõ rằng”lý tưởng của thanh niên ta ngày nay là độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”. PhảI “Trung với nước, hiếu với dân” và” làm cho dân giàu nước mạnh” để “ai cũng có cơm no áo mặc, ai cũng được học hành”. “Nhiệm vụ của thanh niên không phảI là đi hỏi nước nhà đã làm cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thé nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn”.
Trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải đào tạo, bồi dưỡng họ thành những người “có khả năng hoạt động thực tiễn, không nên đào tạo ra những con người chỉ thuộc sách làu làu”. Công cuộc đổi mới đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay đòi hỏi rất cao ở thanh niên về nhiều mặt, trong đó nổi lên là khả năng hoạt động thực tiễn của từng con người. Từ đó chúng ta mới càng thấy rõ tầm nhìn cao rộng của Hồ Chí Minh về giáo dục, vận động thanh niên.
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên.
3) Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh, trong khi hoạt động bí mật cũng như khi lãnh đạo chính quyền, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban bí thư Đảng ta đã nhiều lần có nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên. Trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khoá VII) đã có Nghị quyết về thanh niên, khẳng định:”Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nươc bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường XHCN hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.
Tại ĐạI hội lần thứ VIII quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước theo định hướng XHCN, báo cáo chính trị nhấn mạnh:”Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống”,”Coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ” và khẳng định:” Chăm lo giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.
Nhìn trong lịch sử cũng như hiện tạI, chúng ta thấy rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước ta luôn luôn:
+ Coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ là một vấn đề trọng tâm của cách mạng, là trung tâm của chiến lược xây dựng con người, quan hệ tới tương lai của dân tộc, tiền đồ của sự nghiệp cách mạng XHCN trên đất nước ta.
+ Nhấn mạnh phải bồi dưỡng toàn diện cả đạo đức và tàI năng cho lớp trẻ, đặc biệt quan tâm”bồi dưỡng lý tưởng cách mạng”, “nuôi dưỡng hoài bão lớn…” cho thanh niên, để hình thành một lớp thanh niên nam nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN”, “tự lập tự cường”, “năng động sáng tạo, làm chủ khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới” (NQTW4).
III. Lý tưởng cách mạng trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kích thích sự đua tranh, sự sáng tạo để mỗi thanh niên khẳng định vị thế của mình với tư cách một chủ thể kinh tế xã hội trong cộng đồng. Cơ chế đó vừa đòi hỏi, vừa tạo ra cơ sở vật chất-kinh tế cần thiết để mở rộng dân chủ trong xã hội, giảI phóng mọi năng lực sáng tạo của con người...Mặt khác, kinh tế thị trường ngay trong trường hợp định hướng xã hội chủ nghĩa cũng khó tránh khỏi sự phân hoá giàu nghèo; kích thích một bộ phận thanh niên chỉ lấy lợi ích vật chất trước mắt là tất cả, những giá trị truyền thống tốt đẹp và lý tưởng cao cả không là gì cả. Trong những năm qua, việc làm giàu chính đáng, sự cạnh tranh lành mạnh trong không ít trường hợp còn bị những cái đối lập với nó lấn át. Bệnh thực dụng chạy theo đồng tiền làm băng hoại một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc có chiêù hướng gia tăng. Bên cạnh một bộ phận thanh niên hăng say học tập, ham tìm tòi, ham phát hiện cái mới mang giá trị tích cực đối với sự phát triển xã hội, cũng xuất hiện một bộ phận thanh niên hoặc bằng lòng với trình độ học vấn thấp, miễn là kiếm được nhiều tiền hoặc chạy theo bằng cách hình thức bằng nhiều thủ đoạn phi đạo đức.
Đấu tranh hạn chế những tác động trái chiều của cơ chế thị trường, biến những mặt tích cực của cơ chế đó thành xung lực nội tạI của quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hóa cần được xem là một nội dung không thể thiếu trong công tác tư tưởng đối với thanh niên.
Nhiệm vụ của thanh niên là đoàn kết thống nhất, mỗi người đều xác định cho mình mục tiêu chung của đất nước đó là dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản đó là công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo đIều kiện cho thanh niên phấn đấu trưởng thành về nhiều mặt. Nhưng cơ chế mới cũng đặt ra cho thanh niên những vấn đề : đó là sự biến động ngày càng sâu sắc về thành phần, cơ cấu, đối tượng. Đặc biệt đã xuất hiện những khác biệt nhất là về quan niệm, về đạo đức, lối sống của thanh niên với các bộ phận khác trong xã hội và ngay trong nội bộ thanh niên. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả việc giáo dục, xây dựng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước là một công việc vô cùng quan trọng.
Lý tưởng cách mạng của thanh niên,là một khái niệm có nội hàm khá rộng, bao gồm lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng lao động nghề nghiệp và lý tưởng thẩm mỹ. Do nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này mà trên thực tế việ định hướng và tổ chức quá trình giáo dục lý tưởng cho thanh niên không tránh khỏi phiến diện, thường chỉ thiên về nội dung chính trị-xã hội, chưa coi trọng các nội dung khác, ít chú ý đến cái tôi, cái riêng không thể thiếu của người thanh niên làm cho nội dung lý tưởng vừa thiếu, lại vừa đơn điệu xơ cứng, phần nào làm hạn chế kết quả giáo dục.
Vì thế, để làm tốt công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước trước tiên cần phải hiểu rõ hơn nội dung của nó:
Lý tưởng chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay đó chính là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là ý thức về niềm tự hào dân tộc quyết vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu để sánh vai cường quốc năm châu, làm rạng danh tổ quốc. Đó chính là hoài bão lớn để góp sức mình vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của dân tộc. Kết quả đIều tra xã hội học liên tục trong mấy năm trở lại đây, những kết quả hoạt động và lao động sáng tạo trong thực hiện 2 phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp - Tuổi trẻ giữ nước” và sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn những gương thanh niên tiên tiến, đã cho thấy rõ nội dung nêu trên của lý tưởng chính trị của tuyệt đạI đa số thanh niên Việt Nam. Lý tưởng chính trị là hạt nhân cốt lõi của lý tưởng Cách mạng. Giáo dục hình thành lý tưởng chính trị cho thanh niên là nhiệm vụ cơ bản nhất.
Lý tưởng đạo đức : Đó chính là niềm tin và ý thức chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, tình cảm “Uống nước nhớ nguồn” tôn trọng đạo lý, lòng vị tha “Thương người như thể thương thân”, là thái độ trách nhiệmvới người thân, ý thức đấu tranh chống lạI cái xấu, cái giả dối, sống chung thuỷ giản dị. Lý tưởng đạo đức của người thanh niên hiện nay chính là sự tiếp nối và kế thừa truyền thống đạo lý dân tộc, là nền tảng cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách thanh niên, ngăn chặn và chống lại một cách cơ bản sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Nó giúp cho thanh niên hội nhập nhưng không hoà tan, nhập cuộc nhanh, phát triển vững chắc.
Lý tưởng học tập và nghề nghiệp: Hiếu học là một truyền thống quí báu của dân tộc. Kế thừa nó các thế hệ thanh niên Việt Nam đã không chỉ một lần thể hiện ý chí khắc phục khó khăn vươn lên học tập và học giỏi. Lý tưởng học tập của thanh niên ngày nay vẫn là học để làm người để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân như lời Bác dạy. Muốn vậy người thanh niên vừa cần nắm vững các đỉnh cao tri thức, làm chủ khoa học, vừa phải tinh thông một nghề để sẵn sàng lao động tạo ra của cải vật chất sáng tạo ra sản phẩm cho xã hội, để sống và phát triển. Không những nâng cao trình độ, thường xuyên bổ sung tri thức mới, có nghề nghiệp vững vàng, được làm việc đúng chuyên môn để có thu nhập cao và sẵn sàng thích ứng nhanh với sự thay đổi chuyển giao công nghệ, đó chính là lý tưởng nghề nghiệp của thanh niên. Việc giáo dục lý tưởng học tập để lập nghiệp đã và đang được Đoàn thanh niên làm khá tốt. Tuy nhiên, việc định hướng nghề nghiệp, việc tuyển chọn đào tạo và sử dụng nghề nghiệp cho thanh niên hiện nay còn nhiều việc để cần nghiên cứu.
Lý tưởng thẩm mỹ: Đó chính là cách nhìn nhận và xu hướng vươn tới cái đẹp đúng đắn chân thiện mỹ, cái đẹp bản chất trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Bản chất của con người là hướng tới, vươn tới cái đẹp. Tuy nhiên đó là một quá trình mang nặng tính chủ quan và chịu sự tác động của giáo dục. Sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống vật chất và tinh thần, cùng với sự tác động liên tục và mạng mẽ chưa từng có của quảng cáo và nghệ thuật quảng cáo dưới mọi hình thức đã làm cho quá trình định hướng lý tưởng thẩm mỹ ít được chú ý, càng xa thêm khoảng cách với yêu cầu cần phải có và nhu cầu của đông đảo thanh niên ngày nay. Nếu không có cái nhìn đúng về cái đẹp, nếu không thẩm định hoặc cảm nhận chính xác về nghệ thuật sẽ dẫn tới bị phát triển lệch lạc trong nhân cách thanh niên, và đó chính là nguy cơ đánh mất bản sắc hoặc nhận thức sai lệch, thậm trí đối lập với tình cảm thẩm mỹ của chính cha anh.
Có thể nói đó là 4 nội dung cơ bản nhất của lý tưởng Cách mạng mà người thanh niên Việt Nam nói chung hiện nay cần có. Nhận thức về nội dung giáo dục lý tưởng nêu trên cho thấy quá trình định hướng và tổ chức giáo dục nhằm hình thành lý tưởng Cách mạng cho thanh niên nhìn chung còn nhiều hạn chế. Mặt khác, cho thấy đúng là một qua trình phong phú, đa dạng và rất hấp dẫn cả đối với các nhà giáo dục và tầng lớp thanh niên ngày nay. Giáo dục lý tưởng Cách mạng cho thanh niên là nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Chương II: Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở thành phố Hà Nội
Thực trạng tình hình thanh niên Việt Nam trong những năm đổi mói
Thực trạng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0250.doc