Tài liệu Công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội & các giải pháp hoàn thiện: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………… 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ. BẲNG BIỂU…………………………………………….. 4
CHƯƠNG I 5
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 5
1.1. Lý thuyết về bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5
1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5
1.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới 5
1.1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ 6
1.1.1.3. Sự... Ebook Công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội & các giải pháp hoàn thiện
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội & các giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 8
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9
1.1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 10
1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm 10
1.1.3.2. Phạm vi bảo hiểm 11
1.1.3.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 13
1.1.3.4. Phí bảo hiểm 15
1.2. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới 18
CHƯƠNG II 29
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2007 29
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm AAA 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần AAA 29
2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty AAA 33
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 34
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội 35
2.2. Tình hình triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến nay 41
2.2.1. Tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây 41
2.2.2. Tình hình triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến nay 41
2.3. Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến nay 44
2.3.1. Công tác giám định 44
2.3.1.1. Quy trình giám định thiệt hại vật chất xe cơ giới 44
2.3.1.2. Kết quả công tác giám định tổn thất 50
2.3.2. Công tác bồi thường 52
2.3.2.1. Quy trình giải quyết bồi thường 52
2.3.2.2. Kết quả công tác bồi thường 56
2.3.3. Tình hình trục lợi bảo hiểm 61
CHƯƠNG III 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÀM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TAY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA CHI NHÁNH HÀ NỘI 64
3.1. Những thuận lợi khó khăn của công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội khi triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 64
3.1.1. Những thuận lợi 64
3.1.2. Những khó khăn 65
3.2. Phương hướng phát triển của bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội trong giai đoạn tới 65
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội. 66
3.3.1. Đối với công tác giám định 66
3.3.2. Đối với công tác bồi thường 68
3.3.3. Đối với các công tác khác 71
3.4. Một số kiến nghị 71
3.4.1. Kiến nghị với nhà nước 71
3.4.2. Kiến nghị với công ty cổ phần bảo hiểm AAA 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội thì con người cũng đứng trước nhiều nguy cơ gặp rủi ro hơn, đặc biệt là rủi ro về tai nạn giao thông. Từ khi gia nhập WTO đến nay, lượng xe ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên một cách đáng kể. Song song với đó là tình trạng tai nạn giao thông cũng tăng lên, không những về số lượng mà cả mức độ nguy hiểm. Để bảo vệ tài sản của mình, các chủ phương tiện giao thông đã tìm đến các nhà bảo hiểm để tham gia mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm này luôn là một trong những nghiệp vụ mang lại doanh thu phí cao trong bảo hiểm phi nhân thọ. Cũng như nhiều công ty bảo hiểm khác trên thị trường, AAA đã triển khai sản phẩm này ngay từ khi mới thành lập. Và để có thể cạnh tranh được, công ty đã rất chú trọng đến khâu giám định bồi thường- là khâu mà khách hàng nhìn vào đó để đánh giá sản phẩm.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh tại Hà Nội, em đã tìm hiểu về nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới và đã chọn đề tài “Công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội và các giải pháp hoàn thiện “ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm vật chất xe cơ giới và giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng hoạt động giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006-2007
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơi giới tạic Công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô Tôn Thị Thanh Huyền cũng như các anh chị trong công ty AAA Hà Nội. Tuy nhiên thời gian và điều kiện có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị trong công ty để bải viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA : Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
STBH: Số tiền bảo hiểm
GTBH: Giá trị bảo hiểm
GĐBT : Giám định bồi thường
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
Bảng 2.1.Biểu phí ngắn hạn
Bảng 3.1.Biểu phí dài hạn
Bảng 4.2. Cơ cấu tổ chức của công ty bảo hirtm AAA
Bảng 5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội năm 2005,2006
Bảng 6.2. Doanh thu phí một số nghiệp vụ của chi nhánh bảo hiểm AAA Hà Nội
7.2. Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội giai đoạnh 2006-2007
Sơ đồ 8.2. Quy trình giám định bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội
Bảng 9.2. Tình hình giám định bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội giai đoạn 2006-2007
Sơ đồ 10.2. Quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội.
11.2. Tình hình tồn đọng trong giám đinhk bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tai AAA Hà Nội giai đoạn 2006-2007
Bảng 12.2. Tình hình giải quyết bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội giai đoạn 2006-2007
Bảng 13.2. Số tiền bồi thường và doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội
Bảng 14.2. Tình hình trục lợi bảo hiểm tại AAA giai đoạn 2006-2007
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE CƠ GIỚI
Lý thuyết về bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Đặc điểm của xe cơ giới
Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng. Giao thông vận tải cũng chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng, là thước đo cho sự phát triển của các quốc gia.
Nước ta có một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong phú với các hình thức như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải đường hàng không, trong đó thì giao thông vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu, phổ biến nhất.
Theo quy định hiện hành thì xe cơ giới được hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng chính động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia, bao gồm xe ô tô, mô tô, xe máy. Nó không chỉ là phương tiện vận tải mà còn là một tài sản có giá trị lớn đối với cá nhân, gia đình, các tổ chức và các doanh nghiệp.
Xe cơ giới được xác định dựa trên hai tiêu thức:
- Phải gắn động cơ
- Phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển.
Xe cơ giới có những đặc điểm sau:
Xe cơ giới có tính động cơ cao, tính việt dã tốt, tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển. Vì vậy xác suất rủi ro là lớn nhất so với tất cả các loại hình vận chuyển khác.
Sử dụng các phương tiện xe cơ giới đơn giản và thuận tiện hơn các phương tiện khác.
Số lượng xe tăng nhanh do nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng, đời sống của người dân ngày càng cao. Số lượng gia đình có xe ô tô riêng ngày càng tăng. Tốc độ tăng ô tô hàng năm là 8-9%, còn tốc độ tăng của mô tô là 20-30%. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì giá xe ngày càng giảm, bên cạnh đó là một số lượng lớn xe cơ giới nhập lậu vẫn được tiêu thụ mặc dù chất lượng không được đảm bảo.
Xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện khác nhau như: địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông. Trong khi Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm nắng lắm mưa nhiều, hạn hán lũ lụt thường xẩy ra, địa hình hiểm trở với nhiều đèo dốc nguy hiểm, hệ thống đường bộ nước ta còn kém, tình trạng đường sá xuống cấp không được sửa chữa kịp thời, sửa chữa theo kiểu lắp vá, không có tính đồng bộ. Mặt khác là tình trạng vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông của người chủ phương tiện xe cơ giới là khá phổ biến: phóng nhanh vượt ẩu, chở quá tải, lái xe trong tình trạng say rượu, bia không làm chủ được tốc độ gây ra tai nạn…Bên cạnh đó là ý thức của những người dân như là chạy ngang qua đường không để ý đến xe cộ, thả vật nuôi không không kiểm soát… cũng là một nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
giai đoạn 1997 - 2006
Năm
Số vụ tai nạn (vụ)
Số người bị chết (người)
Số người bị thương (người)
Số vụ tai nạn BQ ngày (vụ)
1997
19162
5324
20465
52,49
1998
20725
5518
21869
56,78
1999
21512
5682
22897
58,94
2000
23115
6131
24264
63,33
2001
24324
7526
25689
66,64
2002
25998
8312
25955
71,23
2003
27121
8851
26256
74,3
2004
29135
9103
27102
79,82
2005
29083
11214
28326
79,69
2006
30125
12111
28965
82,53
( Nguồn : Viện chiến lược và phát triển vận tải )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình giao thông đường bộ ở Việt Nam ngày càng nhiều các vụ tai nạn xảy ra. Trong 10 năm từ 1997 đến 2006 số vụ tai nạn đã tăng gấp 1,57 lần (10963 vụ), số người chết cũng tăng lên 6787 người, số người bị thương tăng thêm 8500 người, số vụ tai nạn bình quân cũng tăng lên 30,04 vụ.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra tai nạn tại Việt Nam, năm 2007 mỗi ngày có khoảng 33 người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Mặc dù công tác phòng chống tai nạn giao thông đường bộ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc giảm số người chết và bị thương trong năm qua nhưng, tuy nhiên xu hướng giảm này còn chưa bền vững.
Để đảm bảo cho người tham gia giao thông khi không may xảy ra rủi ro thì sự ra đời của bảo hiểm xe cơ giới là rất cần thiết.
Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Việt Nam là một nước có điều kiện địa hình đường sá phức tạp, phần lớn diện tích là đồi núi, mặt khác nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và đường hàng không còn ít và không phù hợp ở nhiều khu vực. Chính vì vậy việc vận chuyển bằng xe cơ giới là chủ yếu và được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm làm giảm tai nạn giao thông như: Thực hiện nghiêm luật An toàn giao thông, tăng cường các biện pháp xử phạt khi vi phạm, nâng cấp các tuyến đường thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông, và mới đây nhất là quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường khi tham gia giao thông bằng xe mô tô và xe máy nhưng do số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng nhiều nên làm tăng nguy cơ gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong cả nước.
Người bị tai nạn thường là những người trụ cột trong gia đình và trong các doanh nghiệp. Khi tai nạn không may xảy ra thì không chỉ bản thân và tài sản của họ bị ảnh hưởng mà còn làm mất thu nhập của gia đình, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh và gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.
Trước thực tế đó, để bù đắp những thiệt hại sau khi tai nạn xảy ra thì bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ra đời và được triển khai nhanh chóng ở các công ty bảo hiểm phi nhân thọ và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Sự ra đời của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là cần thiết khách quan để chủ phương tiện có thể khắc phục những khó khăn khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, khi đó nhà bảo hiểm sẽ bù đắp một phần hoặc toàn bộ những thiệt hại về vật chất để chủ phương tiện có thể sớm ổn định cuộc sống, nhanh chóng quay trở lại với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ngày càng trở nên quen thuộc đối với người dân, đặc biệt là các chủ phương tiện. Có được điều đó là do người mọi người ngày càng thấy rõ được tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Thứ nhất, bảo hiểm xe cơ giới góp phần nhanh chóng ổn định tài chính, khắc phục những khó khăn bất ngờ cho các chủ xe và lái xe khi không may rủi ro xảy ra với mình, giúp họ sớm trở lại với hoạt động thường ngày.
Rủi ro là điều không ai mong muốn nhưng cũng không ai lường trước được, có thể xảy ra với bất cứ người nào, phương tiện nào ở trong bất cứ địa điểm hay thời gian nào. Dù các chủ phương tiện có đề cao cảnh giác hay chấp hành đúng luật thì cũng có những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Nếu như trước kia phương tiện tham gia giao thông đường bộ xe máy chiếm tỷ lệ lớn thì thời gian gần đây, số lượng xe ô tô tăng lên rất nhanh. Chính vì vậy mà khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại lại càng lớn. Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì chủ xe sẽ được bù đắp những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm bớt gánh nặng về tài chính do không phải chi ra những khoản chi bất thường, nhanh chóng khắc phục những khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tạo thêm công ăn việc làm và góp phần làm tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Hầu như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Bên cạnh đó, hàng năm các công ty bảo hiểm phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước và con số lên tới hàng trăm tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ từ loại hình bảo hiểm này. Từ nguồn thu này nhà nước đã đầu tư trở lại, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, trong đó có đường sá, cầu cống…
Thứ ba, là tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Vì khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, chủ xe phải nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Từ khoản tiền này sẽ được trích ra theo một tỷ lệ nhất định để thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất như: xây dựng đường lánh nạn, làm biển báo, thanh chắn, tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông… nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông.
Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Đối tượng bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm là tất cả những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên mỗi lãnh thổ quốc gia.
Đối với xe mô tô các loại, các công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ vật chất xe
Đối với xe ô tô các loại, có thể bảo hiểm toàn bộ hoặc cũng có thể bảo hiểm từng tổng thành của chiếc xe. Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia thành 7 tổng thành chủ yếu sau:
• Tổng thành thân vỏ xe
Gồm có ba nhóm:
+ Nhóm A: Thân vỏ, cảbin, vô lăng, ca bô, chắn bùn, cửa kính, toàn bộ vỏ kim loại, gỗ nhựa, các cần gạt, bàn đạp ga, phanh, côn số.
+ Nhóm B: Ghế đệm nội thất, toàn bộ ghê ngồi hoặc nằm, quạt đài, các trang thiết bị điều hòa nhiệt độ.
+ Nhóm C: Sắt xi gồm có khung, ba đờ sốc, phanh, dẫn động phanh chính và phanh tay, dẫn động côn, bình chứa nhiên liệu, bộ chế hòa lực phanh, hơi dây dẫn.
•Tổng thành động cơ
Gồm động cơ, bộ chế hòa khí, bơm cao áp, bầu lọc dầu, bầu lọc gió,bơm hơi, bộ li hợp và các thiết bị điện.
•Tổng thành hộp số
Gồm hộp số chính, hộp số phụ (nếu có). Hệ thống dẫn các loại
•Tổng thành trục trước (cầu trước).
Bao gồm dầm cầu, trụ đứng, trục lắp, hệ thống treo phíp, cơ cấu phanh, vỏ cầu, vi sai.
• Tổng thành trục sau (cầu sau)
Gồm dầm cầu, vỏ cầu, truyền lực chính,vi sai, cụm mang ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau.
• Tổng thành hệ thống lái
Bao gồm vô lăng lái, khóa vành lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, bổ trợ tay lái( nếu có),cơ cấu điều khiển gạt mưa.
• Tổng thành lốp
Bao gồm các bộ phận săm lốp hoàn chỉnh của xe và lốp dự phòng trên xe.
Trong số các tổng thành thì tổng thành thân vỏ là tổng thành chiếm nhiều nhất về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tai nạn xảy ra. Bởi vậy đa số các công ty bảo hiểm đều tiến hành bảo hiểm toàn bộ hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
Phạm vi bảo hiểm
Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới các rủi ro được bảo hiểm thông thường do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp:
- Đâm va, lật đổ
Hỏa hoạn, cháy nổ
Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên như bão lụt, sụt lở, sét đánh, động đất…
Vật thể từ bên ngoài tác động lên
Mất căp, mất cướp toàn bộ xe…
Ngoài việc bồi thường những thiệt hại về vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất. Công ty bảo hiểm còn phải thanh toán chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tổng sô tiền bồi thường của công ty bảo hiểm đối với một sự kiện bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi:
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. Hao mòn tự nhiên thường được tính dưới hình thức khấu hao và được tính theo tháng.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp mà không do tai nạn gây ra. Tuy nhiên nếu do những hư hỏng đó mà xe bị tai nạn gây ra hư hỏng tới những bộ phận khác thì vẫn thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm. Đồng thời những tổn thất đối với săm lốp chỉ được bồi thường trong trường hợp hư hỏng cùng nguyên nhân và xảy ra đồng thời với các bộ phận khác của xe, các trường hợp khác không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
- Mất cắp bộ phận xe
Để tránh những nguy cơ trục lợi bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại xảy ra bởi những nguyên nhân sau cũng không được bồi thường:
+ Hành động cố ý của chủ xe, lái xe
+ Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của luật giao thông đường bộ
+ Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ như:
Xe không có giấy phép lưu hành, lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ, lái xe bị ảnh hưởng của rượu bia hoặc các chất kích thích trong quá trình lái xe, xe chở chất cháy, chất nổ trái phép, xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định, xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn, xe sử dụng để tập lái đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa…
+ Những thiệt hại gián tiếp như: giảm giá trị thương mại làm đình trệ sản xuất kinh doanh
+ Thiệt hại do chiến tranh.
Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm cho xe. Do vậy xác định đúng giá trị bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên đây là một công việc rất khó khăn vì giá xe trên thị trường luôn luôn biến động nên thông thường các công ty bảo hiểm thường đưa ra các yếu tố như: Loại xe, năm sản xuất, thể tích xi lanh, , xe mới hay cũ để xác định giá trị xe. Căn cứ vào mức độ mới cũ là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Giá trị bảo hiểm là giá trị mới 100% của xe đối với xe sử dụng dưới 1 năm.
Xe đã sử dụng trên một năm thì được tính như sau:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị mới – khấu hao sử dụng theo năm
Số tiền bảo hiểm: là một khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc trả tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm, bao gồm các trường hợp sau:
- Chủ xe tham gia với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm goi là bảo hiểm dưới giá trị
- Chủ xe tham gia với số tiền bảo hiểm bằng với giá trị bảo hiểm gọi là bảo hiểm ngang giá trị
- Chủ xe tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm về mặt nguyên tắc là không được chấp nhận, tuy nhiên chủ xe có thể tham gia trong trường hợp bảo hiểm theo điều khoản giá trị thay thế mới.
Trong trường hợp chủ xe không tham gia bảo hiểm toàn bộ mà chỉ tham gia bảo hiểm cho một số tổng thành cũng được gọi là bảo hiểm dưới giá trị, nhưng cách xác định số tiền bồi thường thì không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:
+ Trong trường hợp tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc cao hơn giá trị thực tế của tổng thành tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thường của công ty đúng bằng giá trị sửa chữa của tổng thành đó
+ Trường hợp xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tổng thành tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của tổng thành đó tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro chuyển sang cho công ty bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự lựa chọn công ty bảo hiểm của khách hàng. Vì vậy việc xác định mức phí chính xác sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Tỷ lệ phí bảo hiểm thường được tính dựa trên phương pháp thống kê các số liệu về tần suất tổn thất, chi phí trung bình trên một tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm… của các năm trước. Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường dựa vào một số yếu tố sau:
- Loại xe ( nhãn hiệu, năm sản xuất…) Loại xe sẽ liên quan đến trang thiết bị an toàn, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế…Thông thường các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và khan hiếm phụ tùng.
Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe được xác định dựa vào công thức:
P = f + d
Với : P là phí thu mỗi đầu xe
f là phí thuần
d là phụ phí
Hoặc có thể sử dụng công thức
P = Sb * (R1 + R2)
Với : R1 là tỷ lệ phí thuần
R2 là tỷ lệ phụ phí.
Tỷ lệ phí thuần R1 phụ thuộc vào
+ Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung
+ Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếc xe cơ giới.
+ Thời hạn tham gia bảo hiểm.
- Mục đích sử dụng xe: Xe càng đi nhiều thì rủi ro càng cao. Biết được mục đích sử dụng sẽ giúp công ty bảo hiểm đánh giá chính xác mức độ rủi ro từ đó đưa ra mức phí phù hợp. Ở nước ta, đối với xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải thì trong giấy chứng nhận kiểm định dán tem màu xanh, còn đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải thì dán tem màu vàng trong giấy chứng nhận kiểm định.
- Phạm vi địa bàn hoạt động: Xe hoạt động trên địa bàn càng rộng, càng nguy hiểm, phức tạp thì khả năng gặp rủi ro càng cao nên mức phí cũng cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế, tiêu chí này ít được quan tâm.
- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe bởi xe sử dụng càng lâu, khấu hao càng nhiều thì tính an toàn càng thấp, nguy cơ gặp rủi ro càng cao.
- Độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm của lái xe: Theo thống kê cho thấy những lái xe trẻ thường bị tai nạn nhiều hơn so với lái xe lớn tuổi. Để đề phòng hạn chế tổn thất, các công ty bảo hiểm thường quy định một mức miễn thường nhất định.
- Tiền sử của lái xe vì nó liên quan đến các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông…
- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm. Thông thường lái xe tham gia bảo hiểm nhiều năm mà ít gặp rủi ro thì sẽ được giảm phí. Đây là một trong những biện pháp để giữ chân khách hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
- Khu vực giữ xe và để xe: Hiện nay có rất ít công ty bảo hiểm quan tâm đến nhân tố này khi tính phí tuy nhiên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của xe tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào giới hạn phạm vi bảo hiểm. Và để giữ chân khách hàng thì còn có sự phân biệt giữa bảo hiểm riêng lẻ và bảo hiểm cho cả đoàn xe.
Hiện nay các công ty bảo hiểm đều thu phí theo biểu phí của bộ tài chính quy định. Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với tỷ lệ phí này là quy định về tỷ lệ giảm phí với những hợp đồng có thời hạn dưới một năm.
Bảng 2.1: Biểu phí ngắn hạn
Thời hạn bảo hiểm
Phí bảo hiểm/năm (%)
Dưới 3 tháng
30
Từ 3 đến 6 tháng
60
Từ 6 đến 9 tháng
90
Trên 9 tháng
100
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA)
Trường hợp thời hạn bảo hiểm trên một năm theo yêu cầu của khách hàng, công ty cần xem xét đối tượng có đủ điều kiện nhận bảo hiểm hay không thì công ty có thể nhận bảo hiểm và tỷ lệ giảm phí bảo hiểm tương ứng.
Bảng 3.1: Biểu phí dài hạn
Thời hạn bảo hiểm
Phí bảo hiểm/năm (%)
Trên 12 đến 15 tháng
124
Trên 15 đến 18 tháng
144
Trên 18 đến 21 tháng
162
Trên 21 đến 24 tháng
168
Trên 24 đến 30 tháng
208
Trên 30 đến 36 tháng
240
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA)
Đối với những xe hoạt động theo tính mùa vụ thì chủ xe chỉ đóng phí cho những ngày hoạt động theo công thức:
Số tháng xe hoạt động
Phí phải nộp = Phí năm ×
12 tháng
Trong trường hợp khách hàng đã nộp phí cả năm nhưng vì một số lý do xe ngừng hoạt động trong một thời gian, công ty sẽ hoàn phí cho thời gian ngừng hoạt động. Số phí hoàn lại được tính theo công thức:
Số tháng xe không hoạt động
Phí hoàn lại = × Tỷ lệ hoàn phí
12 tháng
Thông thường các công ty đều áp dụng tỷ lệ hoàn phí là 80%.
Nếu chủ xe muốn hủy hợp đồng khi vẫn đang trong thời hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại theo công thức trên nhưng với điều kiện là chủ xe chưa lần nào được công ty trả tiền bảo hiểm.
Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Vai trò của công tác giám định bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Khi một DNBH triển khai một sản phẩm bảo hiểm bất kỳ bao giờ cũng phải trải qua lần lượt bốn giai đoạn là : Thiết kế sản phẩm mới; khai thác sản phẩm mới; đề phòng hạn chế tổn thất; giám định và bồi thường.
Giám định bồi thường là một khâu quan trọng thể hiện chất lượng phục vụ của các công ty bảo hiểm đối với khách hàng, nó có ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình thiết kế một sản phẩm bảo hiểm, quá trình này được thể hiện khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Vai trò của giám định bồi thường được thể hiện như sau:
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định là cơ sở của bồi thường, ngược lại bồi thường là khâu hoàn tất kết quả của giám định, hoạt động giám định quyết định trực tiếp tới số vụ bồi thường chi trả. Do đó, giám định được thực hiện tốt và chính xác sẽ xác định được số tiền bồi thường hoặc chi trả. Thị trường bảo hiểm ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc thù của sản phẩm bảo hiểm lại là sản phẩm vô hình, dễ bắt chước, không được bảo hộ bản quyền…Vì vậy các công ty bảo hiểm luôn tìm cách tăng uy tín cho mình, lấy sự tin tưởng của khách hàng bằng các biện pháp cạnh tranh, trong đó cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm là biện pháp hiệu quả nhất. Mà chất lượng sản phẩm được thể hiện rõ nét ở các công đoạn su bán hàng đặc biệt là khâu giám định bồi thường nên các công ty bảo hiểm không ngừng hoàn thiện hoạt động của mình. Quản lý tốt công tác giám định-bồi thường sẽ giảm thất thoát trong kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đối tượng bảo hiểm là những chiếc xe có tính cơ động cao, địa bàn hoạt động rộng, mức độ rủi ro cao, nguy cơ trục lợi bảo hiểm lớn. Cho nên giám định tốt sẽ làm cho việc chi trả bồi thường chính xác, tránh trục lợi bảo hiểm. Đây là điều tối quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp bao hiểm.
- Đối với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm: Khi tham gia bảo hiểm không một khách hàng nào muốn rủi ro xảy ra nhưng rủi ro là không lường trước được. Khi rủi ro đã xảy ra, tâm lý của khách hàng là muốn mau chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định lại mọi hoạt động. Họ muốn công ty bảo hiểm nhanh chóng giải quyết hồ sơ đòi bồi thường. Đây chính là lúc khách hàng đánh giá về công ty bảo hiểm. Vì vậy các công ty bảo hiểm phải làm thật tốt công tác giám định tổn thất để nhanh chóng bồi thường cho khách hàng, đồng thời phải đóng vai trò là hòa giải khi có sự xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
1.2.2. Nguyên tắc giám định-bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
♦ Nguyên tắc giám định tổn thất
Thứ nhất, việc giám định phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn (thường quy định muộn nhất là 5 ngày). Nếu không tiến hành giám định thì lý do của việc chậm trễ phải được thể hiện trong biên bản giám định.
Thứ hai, tất cả các thiệt hại thuộc về vật chất xe đều phải được tiến hành giám định trực tiếp trước sự có mặtc của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Thứ ba, trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thỏa thuận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Nếu kết luận của giám định viên kỹ thuật khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Ngược lại kết luận đó giống với kết luận của giám định viên bảo hiểm thì chủ xe phải chịu toàn bộ chi phí thuê giám định.
Cuối cùng, trong trường hợp đặc biệt, nếu d._.oanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện được việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào các biên bản, kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền và các hiện vật thu được
(ảnh chụp, lời khai của các bên có liên quan) để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
♦ Nguyên tắc bồi thường tổn thất
Khi tiến hành bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện đúng nguyên tắc như sau:
+ Bồi thường nhanh chóng, kịp thời, có phương án thay thế khi cần thiết, phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, cụ thể:
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế:
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế ×
Giá trị thực tế của xe
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế thì:
Số tiền bồi thường = thiệt hại thực tế (và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của chiếc xe).
+ Những bộ phận thay mới khi bồi thường phải trừ đi khấu hao đã sử dụng hoặc chi phí tương đương với giá trị của bộ phận được thay thế.
Việc tính khấu hao vật tư thay mới tuân theo quy định chung của nhà nước theo mức từ 10-15%. Nhưng trong thực tế hầu hết các trường hợp xe cũ trên sổ sách đã khấu hao vẫn còn sử dụng và vẫn còn giá trị như:
Đối với xe mới, thời hạn sử dụng dưới 3 năm hoặc giá trị còn lại của xe trên 70% so với giá trị xe mới thì khi giải quyết bồi thường không tính khấu hao.
Đối với xe sử dụng từ 3 đến 6 năm hoặc giá trị còn lại của xe dưới 70% so với giá trị xe mới thì áp dụng tỷ lệ khấu hao là 15%
Đối với xe thời gian sử dụng trên 6 năm hoặc giá trị còn lại của xe dưới 50% so với giá trị của xe thì áp dụng mức khấu hao 25%
+ Đối với vật tư sử dụng theo định kỳ phải thay thế như bình ăcquy, săm lốp… bồi thường theo tỷ lệ phần trăm còn lại.
Sau khi đã tiến hành bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận đã được thay thế
Số tiền bồi thường tối đa không được vượt quá tỷ lệ phần trăm của bộ phận hư hỏng đó trong bảng tỷ lệ tổng thành mà công ty áp dụng.
Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì các công ty chủ động lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng giới hạn tổng thành trong bồi thường. Trong trường hợp không áp dụng bảng tỷ lệ tổng thành thì các công ty vẫn coi đó là tài liệu tham khảo để đàm phán thương lượng bồi thường.
Công tác giám định-bồi thường là công đoạn cuối cùng thể hiện chất lượng phục vụ của công ty đối với khách hàng, bảo hiểm vật chất xe cơ giới lại được xem là nghiệp vụ chủ chốt làm tăng doanh thu. Vì vậy nên việc thực hiện tốt công tác giám định-bồi thường càng trở nên quan trọng hơn. Giám định tổn thất được thực hiện bởi các nhân viên giám định-bồi thường. Để đảm bảo tính khách quan, nhân viên giám định phải không có quan hệ gì với khách hàng bảo hiểm. Điều đó cũng giúp các công ty bảo hiểm hạn chế được tình trạng trục lợi bảo hiểm, giảm thiểu tổn thất cho công ty. Trong quá trình giám định, nhân viên giám định phải làm việc hết sức khách quan, rõ rang, phải giải thích đầy đủ và cặn kẽ cho khách hàng về cách làm của mình và các thắc mắc của họ. Giám định tốt là cơ sở cho bồi thường tốt, nâng cao chất lượng của sản phẩm bảo hiểm, nâng cao uy tín và củng cố lòng tin của khách hàng vào công ty.
Việc giám định của nhân viên giám định bảo hiểm phải được thực hiện độc lập với cơ quan chức năng. Giám định viên phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và Pháp luật về tính khách quan và trung thực khi kết luận nguyên nhân, mức độ tổn thất và đánh giá lỗi gây ra tai nạn của từng bên. Do đó nhiệm vụ của giám định viên là phải ghi nhận một cách khách quan trung thực về tình trạng chiếc xe bị nạn. Giám định viên có thể đề xuất các biện pháp cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, hạn chế tổn thất, thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm. Giám định viên bảo hiểm vật chất xe cơ giới đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế, nhạy bén, hiểu rõ về kỹ thuật xe cơ giới. Khi cần thiết phải hỏi ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này. Điều quan trọng là các giám định viên phải làm việc công minh, cẩn thận, độc lập với lợi ích bên liên quan và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong quá trình giám định, giám định viên phải làm những công việc sau:
+ Trường hợp có cảnh sát đến giám định tai nạn thì giám định viên phải phối hợp với cơ quan điều tra, chủ xe, thu thập tài liệu và kết luận điều tra để xác định được phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
+ Trường hợp không có cảnh sát giám định tai nạn thì giám định viên phải tự điều tra, tự lập biên bản
+ Biên bản giám định thiệt hại của vụ tai nạn phải phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan thiệt hại đó.
+ Nhận định sơ bộ nguyên nhân tai nạn
+ Đề xuất phương án khắc phục thiệt hại một cách kinh tế nhất
+ Hướng dẫn chủ xe khắc phục hậu quả tai nạn và thu thập hồ sơ tai nạn bồi thường.
Quy trình giám định-bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Quy trình giám định-bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới được tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin về tai nạn và chuẩn bị giám định
Khi nhận được thông báo về tai nạn xảy ra của chủ xe về đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất, căn cứ vào đó giám định viên hướng dẫn cho khách hàng những xử lý ban đầu theo đúng quy định trong nguyên tắc bảo hiểm hoặc trong hợp đồng bảo hiểm của khách hàng với công ty.
Sau đó giám định viên sẽ:
- Báo cáo cấp trên và đề xuất những biện pháp xử lý đề phòng hạn chế tổn thất
- Thông báo cho các bên liên quan tới việc xử lý tổn thất
- Kiểm tra các giấy tờ tài liệu có liên quan tới tổn thất
- Hướng dẫn cho khách hàng những giấy tờ pháp lý liên quan tới khiếu nại tranh chấp
- Chuẩn bị hiện trường: thời gian, địa điểm các bên có mặt để thực hiện giám định
Bước 2: Tiến hành giám định.
Đây là khâu quan trọng nhằm xác định mức độ thiệt hại để đề ra biện pháp giải quyết bồi thường cho phù hợp nhất, không gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên có liên quan. Việc này đòi hỏi giám định viên phải làm thật tốt, phải thu thập đầy đủ thông tin để tìm ra nguyên nhân và mức độ thiệt hại của tai nạn như:
- Kiểm tra đối chiếu về mặt giấy tờ bảo hiểm liên quan đến đối tượng bảo hiểm để xác đinh đúng đối tượng đối tượng đang giám định và đối tượng ghi trên giấy tờ là một
- Chụp ảnh minh họa ( cả tổng thể và chi tiết )
- Ghi nhận chính xác trung thực mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây nên tổn thất
- Phối hợp cùng với chủ xe tiến hành giám định, phân loại và xác định mức độ thiệt hại
- Hướng dẫn chủ xe thực hiện các công việc tiếp theo sau khi giám định như bảo vệ xe, di chuyển xe, thu thập các chứng từ liên quan.
Sau khi giám định xong các giám định viên phải lập các biên bản giám định. Đây là cơ sở thực tế để công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường, hay chi trả cho khách hàng. Các số liệu trong biên bản phải phù hợp với các dẫn chứng. Giám định có thể tiến hành một hoặc nhiều lần tùy theo mức độ phức tạp của vụ tai nạn.
Bước 3: Công tác sau giám định
Sau 2 bước trên, giám định viên hướng dẫn chủ xe thu thập giấy tờ, chứng từ liên quan để khiếu nại bồi thường, đồng thời thỏa thuận với chủ xe cách khắc phục thiệt hại một cách kinh tế nhất, là cơ sở bồi thường sát thực tế.
Thông thường có 3 cách khắc phục như:
- Cho xe tự đi sữa chữa: áp dụng đối với những thiệt hại nhỏ, nguyên nhân đơn giản.
- Đấu thầu sữa chữa: áp dụng đối với những thiệt hại nặng, khó có khả năng đánh giá đúng được chi phí sữa chữa. Việc đấu giá phải diễn ra công khai, khách quan, những người tham gia đấu thầu phải độc lập với nhau
- Chủ xe đưa xe đi sửa chữa, công ty bảo hiểm giám sát giá. Đây là phương án chủ yếu. Trước hết phải làm việc với các bên liên quan để thỏa thuận nơi sửa chữa, dự kiến sơ bộ mức độ sửa chữa và thay thế.
Xác định thiệt hại trên cơ sở đánh giá thiệt hại. Trường hợp này thường áp dụng đối với thiệt hại những bộ phận trên thị trường không có để thay thế, dễ đánh giá thiệt hại, chủ xe ở nơi xa phai giải quyết khẩn trương.
Tổn thất toàn bộ và xử lý tài sản: Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích, bị cướp sau 60 ngày không tìm lại được hay xe bị thiệt hại trên 70% đến mức không sửa chữa, phục hồi được để đảm bảo an toàn hay chi phí phục hồi lớn hơn hoặc bằng giá trị của xe. Nếu chọn phương án bồi thường này thì phải tiến hành thu hồi lại phương tiện sau khi bồi thường.
Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường.
Sau khi giám định tổn thất, thống nhất với chủ xe cách khắc phục hậu quả. Nhân viên giám định hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường và gửi hồ sơ cho bộ phận bồi thường. Hồ sơ gồm:
- Giấy yêu cầu giám định-bồi thường và các tài liệu liên quan đến công tác giám định.
- Biên bản giám định
Bước 5: Căn cứ vào hồ sơ bồi thường, nhân viên bồi thường kiểm tra lại hồ sơ. Nếu thấy hợp lý thì tiến hành bồi thường, nếu không phải tiến hành giám định lại.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giám định-bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Vì đây là một khâu quan trọng nên các doanh nghiệp bảo hiểm thường để ra tiêu chuẩn: “ nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hợp pháp và đáp ứng được yêu cầu ngà càng cao của khách hàng”. Khi phân tích và đánh giá thực trạng của khâu này thường dựa vào một số chỉ tiêu sau:
- Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ
- Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ
- Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ
Đây là các chỉ tiêu số lượng. Tuy nhiên để có thể so sánh đánh giá thì các chỉ tiêu chất lượng thường được sử dụng nhiều hơn:
Số vụ khiếu nại đã được giải quyết
bồi thường trong kỳ
- Tỷ lệ giải quyết bồi thường = × 100
Số vụ khiếu nại đòi giải quyết
bồi thường trong kỳ
Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa
giải quyết bồi thường trong kỳ
- Tỷ lệ tồn đọng = × 100
Số vụ khiếu nại đòi giải quyết
bồi thường trong kỳ
Nếu như chỉ tiêu Tỷ lệ giải quyết bồi thường có giá trị càng lớn hay Tỷ lệ tồn đọng có giá trị càng nhỏ thì chứng tỏ công tác giám định-bồi thường của công ty được thực hiện tốt.
Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ
- Tỷ lệ chi bồi thường = × 100
Tổng chi trong kỳ
Nếu tỷ lệ chi bồi thường có giá trị nhỏ thì chứng tỏ khâu khai thác đã được thực hiện tốt.
- Thời gian xử lý ban đầu: Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất đến khi có phản hồi ban đầu với khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh nhạy của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện những phướng hướng, hành động xử lý khi nhận được thông báo tổn thất. Những hành động xử lý ban đầu thường là: Ghi nhận tổn thất, tiến hành tổ chức giám định và trả lời khách hàng.
Thời gian giải quyết bồi thường: Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất của khách hàng đến khi khách hàng nhận được thông báo bồi thường ( hoặc từ chối bồi thường ) từ doanh nghiệp bảo hiểm.
Chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều vào khâu giám định.
Bên cạnh các chỉ tiêu trên còn có các chỉ tiêu như là:
- Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ
- Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai sót trong kỳ
- Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ
- Tỷ lệ bồi thường trong kỳ
- Tỷ lệ tổn thất trong kỳ.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2007
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm AAA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần AAA
Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA được thành lập ngày 28/02/2005 theo Quyết Định số 30GP/KDBH của Bộ Tài Chính sau khi có đơn và hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cổ phần Bảo hiểm AAA ngày 5 tháng 4 năm 2004. Hình thức pháp lý là Công ty cổ phần bảo hiểm.
Công ty được thành lập với sự góp vốn của 10 chủ đầu tư là các tổ chức và các cá nhân.
Các tổ chức gồm có:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
- Ngân hàng thuơng mại cổ phần Quân Đội
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình
- Công ty cổ phần tơ tằm Á châu
Và các cá nhân là các ông, bà:
- Bà: Đỗ Thị Kim Liên
- Ông: Nguyễn Ngọc Anh
- Ông: Nguyễn Trọng Bảy
- Bà: Trương Thị Quốc Khánh
- Ông: Lê Việt Thành
- Ông: Ngô Quang Dũng
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Sau 3 năm thành lập và hoạt đông công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ,cụ thể là:
- Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 80.000.000 đồng. Sau khi đi vào hoạt động một thời gian, để tăng khả năng cạnh tranh, công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 380.000.000 đồng tại công văn số 0758/CV/07-AAA ngày 7/09/2007 và được Bộ Tài Chính chấp thuận theo Quyết định số 30/GPDC8/KDBH của Bộ Tài chính. Đến ngày 18/10/2007 công ty lại có phương án tăng vốn điều lệ từ 380.000.000 đồng lên 1.500.000.000 đồng tại công văn số 891/CV/07-AAA gửi Bộ Tài Chính và được Bộ tài Chính chấp thuận về nguyên tắc tại công văn số 15828/BTC-BH ngày 22/11/2007.
Với việc tăng vốn điều lệ từ 80.000.000 đồng lên 1.500.000.000 đồng đã khẳng định cam kết phát triển của Công ty, đảm bảo khả năng hoạt động và cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Từ một công ty mới thành lập thì hiện nay AAA đã trở thành một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
- Hệ thống chi nhánh trên toàn quốc đã tăng nhanh chóng từ 9 chi nhánh khi thành lập hiện nay đã tăng lên hơn 50 văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch trải rộng khắp các khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ, với 500 nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Việc gia tăng nhanh chóng mạng lưới chi nhánh của mình Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ và nhằm triển khai các nghiệp vụ của công ty rộng khắp cả nước, phục vụ khách hàng tốt hơn và nhanh chóng, thuận tiện hơn
- Sản phẩm: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA nhận thức được tầm quan trọng của việc đa dạng sản phẩm nên không ngừng nghiên cứu, phát triển và cho ra đời các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Gần đây nhất ngày 8/1 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã công bố triển khai một sản phẩm bảo hiểm mới tại thị trương Việt Nam: dịch vụ “ Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô, xe máy ” theo đó chiếc mô tô, xe máy đã mua dịch vụ bảo hiểm mà bị tổn thất toàn bộ( trên 75% ) hoặc bị mất cắp thì khách hang sẽ được bồi thường tiền hoặc phục hồi thay thế một chiếc xe khác có cùng nhà sản xuất, kiểu giáng và năm dử dụng. trong trường hợp khách hang bị cướp hoặc gặp tai nạn do yếu tố thời tiết thì khách hàng vẫn được đền bù theo quy định.
- Cổ đông của công ty cổ phần bảo hiểm AAA hiện nay đã có thêm một số nhà đầu tư lớn khác như: Tập đoàn Bankinvest, Ngân hàng EximBank…Các cổ đông mới này sẽ giúp đảm bảo về vốn và tăng cường uy tín cho công ty.
Với sự sôi động của thị trường Bảo hiểm Việt Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, thông qua quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần Bảo hiểm AAA cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự tự tin để khẳng định thương hiệu AAA trên thị truờng Bảo hiểm Việt Nam.
●Chi nhánh bảo hiểm AAA Hà Nội
Chi nhánh bảo hiểm AAA Hà Nội là một đơn vị của Công ty cổ phần bảo hiểm AAA. Ra đời vào đầu năm 2006 trong chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Chi nhánh AAA có trụ sở đặt tại số 155 Láng hạ, Phường Láng hạ. Chi nhánh AAA Hà Nội trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh trên khu vực thành phố Hà Nội, có 5 đơn vị trực thuộc là các phòng kinh doanh từ số 1 đến số 5, trực tiếp điều hành chi nhánh là giám đốc chi nhánh AAA Hà Nội ông Trần Ngọc Vinh. Chi nhánh AAA Hà Nội hoạt động trên nguyên tắc chung của toàn công ty Cổ phần bao hiểm AAA và được hạch toán độc lập với các đơn vị khác, vì thế chi nhánh AAA Hà Nội cũng như là một công ty Bảo hiểm AAA thu nhỏ.
2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm AAA
Bảng 4.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bảo hiểm AAA
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Kiểm soát độc lập
Tổng giám đốc
Phòng CNTT
Ban cố vấn
Giám đốc vùng
Giám đốc vùng
Phó tổng giám đốc
Giám đốc vùng
Phó tổng giám đốc
Giám đốc kỹ thuật
Giám đốc kinh doanh
Giám đốc hành chính
Giám đốc tài chính
Giám đốc chi nhánh
Giám đốc chi nhánh
Giám đốc chi nhánh
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA)
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ, trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy những thuận lợi hay khó khăn mà công ty gặp phải có thể thấy rõ qua một số điểm như sau:
Đất nước Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, mức sống của ngươi dân và dân trí dần được nâng cao một cách rõ rệt. Cùng với đó, ý thức của người dân về sự an toàn về tính mạng và tài sản cũng được cải thiện một cách đáng kể. Họ đã tìm cách bảo vệ cho tài sản của mình bằng cách mua bảo hiểm. Đó là một trong những thuận lợi lớn nhất của Công ty cổ phần bao hiểm AAA khi tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Vì là công ty đi sau nên AAA đã tìm hiểu được những các công ty đi trước ở cả trong nước và trên thế giới, từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Việc tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ,có năng lực cũng là một trong những thuận lợi của AAA.
Thị trường Bảo hiểm cũng đang ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì mới thành lập nên AAA chưa có nhiều những “khách hàng ruột”, kinh nghiệm trong việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm còn chưa nhiều,vì thế số nghiệp vụ bảo hiểm đã triển khai còn ít, chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu của thị trường nên doanh thu phí bảo hiểm chưa cao. Do là công ty mới thành lập nên còn phải chuẩn bị cơ sở vật chất, vì thế chi phí cho khoản này rất lớn và số cơ sở vật chất chưa thể hoàn thiện để phục vụ hoạt động kinh doanh. Mạng lưới chi nhánh phục vụ khách hàng còn thiếu, mới chủ yếu tập trung vào 1 số địa bàn là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng… Nên chưa tận dụng hết được các ưu thế của mình.
Bên cạnh đó công ty còn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ những công ty, tập đoàn bảo hiểm lớn, lâu đời như Bảo Việt, Bảo Minh và nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời làm cho việc khai thác sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, thị phần bị chia nhỏ.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội
Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ
Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh:
+ Kinh doanh Bảo hiểm gốc:
- Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển, đường bộ, dường sắt, đường sông và đường không
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy, nổ
- Bảo hiểm than tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
- Bảo hiểm nông nghiệp
+ Kinh doanh Tái bảo hiểm:
Nhận và nhượng Tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ
+ Tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
+ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
Địa bàn hoạt động: Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA được phép hoạt động trên phạm vi cả nước
Đối tượng khách hàng: là các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam
Các kênh khai thác chủ yếu
Do là công ty Bảo hiểm mới đi vào hoạt động và là chiến lược khai thác của công ty nên Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA khai thác chủ yếu qua các kênh:
+ Khai thác qua Ngân Hàng
Do trong cổ đông của công ty có những Ngân hàng như: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương nam, Ngân hàng Eximbank… vì thế quan hệ giữa bảo hiểm AAA và các Ngân hàng là rất tốt và khai thác qua Ngân hàng cũng là một lợi thế của AAA. Vì hầu hết các dự án được thực hiện đều phải vay vốn của Ngân hàng vì thế khai thác Bảo hiểm qua ngân hàng thì sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin và việc bán bảo hiểm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, hay như nếu khách hàng vay tiền ngân hàng mua xe cơ giới thì qua sự giới thiệu của Ngân hàng thì khách hàng cũng sẽ dễ dàng chấp nhận mua bảo hiểm hơn. Đây là một hướng đi rất phù hợp trong điều kiện phát triển của thị trường hiện nay, và tận dụng tốt lợi thế của AAA
+ Khai thác qua đại lý
Cũng như các công ty Bảo hiểm khác thì đại lý cũng là một kênh khai thác quan trọng của công ty Bảo hiểm AAA. Với việc không ngừng phát triển các hệ thống đại lý rộng khắp cả nước, AAA mong muốn mang đến sự tiện lợi cho khách hang và khai thác được các hợp đồng bảo hiểm một cách hiệu quả nhất. Vì các đại lý bảo hiểm hàu hết là người địa phương nên sẽ am hiểu về địa phương nên việc khai thác và chăm sóc khách hàng sẽ tốt hơn, mặt khác cũng sẽ tận dụng được các mối quan hệ của các đại lý. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường Việt Nam nói chung và Bảo hiểm AAA nói riêng sẽ ngày càng phải chú ý và quan tâm phát triển hệ thống đại lý cả về chất và lượng.
+ Khai thác trực tiếp qua các văn phòng và nhân viên khai thác
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có nghiệp vụ bảo hiểm và hệ thống chi nhánh rộng, AAA muốn khách hàng sẽ am hiểu hơn về Bảo hiểm, về những lợi ích khi mua bảo hiểm, am hiểu hơn về AAA và ngày càng nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty với khách hang. Khách hàng khi có nhu cầu thì sẽ dễ dàng nhận đuợc sự tư vấn và phục vụ của nhân viên công ty ở mọi lúc , mọi nơi.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong thời gian đầu đi vào hoạt động (từ tháng 3/2005), công ty chủ yếu tập trung vào chuẩn bị cơ sở vật chất, tuyển dụng cán bộ và tiến hành đào tạo, đồng thới chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật nghiệp vụ, thu xếp tái bảo hiểm…Công ty chỉ thực sự bước vào hoạt động khai thác bảo hiểm vào tháng 11/2005, bước đầu chủ yếu tập trung tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (chi nhánh). Mặc dù thời gian thực sự hoạt động là tháng 11 và tháng 12 nhưng công ty cũng đã thu được 1 số kết quả tổng hợp.
Bước sang năm thứ hai chính thức đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm và sự năng động của mình, Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA đã thu được rất nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh năm 2006
Bảng 5.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA năm 2005, 2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
3
4
Thu phí bảo hiểm gốc
5080,5
48576,2
Thu phí nhận tái Bảo hiểm
268,1
2812,9
Các khoản giảm trừ
739,1
11322,5
Phí nhượng tái Bảo hiểm
736,6
11173,2
Giảm phí bảo hiểm
80,7
Hoàn phí bảo hiểm
2,5
68,6
Tăng (giảm) dự phòng phí, dự phòng toán học
2289,3
15874,4
Thu hoa hồng nhượng tái Bảo hiểm
183,7
3020,9
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm
2.053.924.272
27.213.155.442
Chi bồi thường Bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm
501.028.753
8.367.479.734
Các khoản giảm trừ
476,5
Thu bồi thưòng nhượng tái bảo hiểm
228
Thu đòi người thứ ba bồi hoàn
248,5
Bồi thường thuộc phần trách nhiệm giữ lại
501,1
7891
Tăng (giảm) dự phòng bồi thường
774,8
2602,3
số trích dự phòng dao động lớn trong năm
266,3
2.276,2
Chi khác hoạt động kinh doanh Bảo hiểm
498
4637,5
Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
439,5
3954
+ Chi hoa hồng
369
3374,4
+ Chi giám định tổn thất
2
147,5
+ Chi đề phòng hạn chế tổn thất
68,7
432,1
+ Chi khác
Chi khác hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm
58,5
683,5
+ Chi hoa hồng
58,5
683,5
Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm
2040,1
17406,9
Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm
463,8
9806,3
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4841,4
32993,5
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm
4377,6
23187,2
Doanh thu hoạt động tài chính
30
3565,8
Chi hoạt động tài chính
3,8
17,9
Lợi nhuận hoạt động tài chính
26,3
3548
Thu nhập hoạt động khác
0,8
47,5
Chi phí hoạt động khác
16,8
Lợi nhuận hoạt động khác
0,8
30,6
Tổng lợi nhuận kế toán
4350,6
19608,6
Tổng lợi nhuận trước thuế
4350,6
19608,6
Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
4350,6
19608,6
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
182,1
Lợi nhuận sau thuế
4168,5
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA)
Qua bảng cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 có những thay đổi to lớn so với năm 2005, cụ thể ở một số chỉ tiêu như:
- Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng xấp xỉ gấp 9,5 lần, từ 5080 triệu đồng lên 48576 triệu đồng, tương ứng với 43496 triệu đồng.
- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng hơn 13 lần, từ 2053 triệu đồng lên 27213 triệu đồng, tương ứng 25160 triệu đồng.
- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng xấp xỉ 5 lần
- Lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 12 lần
- Lợi nhuận trước thuế tăng 4.5 lần…
Bước sang năm thứ ba hoạt động kinh doanh bảo hiểm được triển khai, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2006, trên đà phát triển ấy thì trong năm 2007 doanh thu tăng 310% so với năm 2006.
2.2. Tình hình triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến nay
2.2.1.Tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục với diện tích 921,8 km2, dân số 3.216,7 nghìn người (năm 2006) bao gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai.
Hà Nội là thành phố phát triển nên thu hút rất nhiều người từ các tỉnh khác nhau trong cả nước làm mật độ dân cư trên Hà Nội ngày càng tăng. Luôn luôn xảy ra tình trạng tắc nghẽn trên địa bàn Hà Nội. Mạng đường thành phố chỉ đáp ứng khoảng tầm 45% nhu cầu đi lại của đô thị đông dân. Trong thành phố vẫn còn nhiều con đường nhỏ, hẹp, mật độ giao cắt cao, các trục vành đai thi công với tiến độ chậm, hệ thống tín hiệu vẫn chưa thật hợp lý.
Bên cạnh đó, do đời sống của người dân ngày một cao nên việc sở hữu một chiếc xe ô tô đối với gia đình hay chiếc xe máy đối với cá nhân không còn là điều quá khó khăn. Chính vì vậy mà mật độ xe cộ cũng tăng nhanh. Đồng thời với điều đó là nhiều vụ tai nạn vẫn xảy ra với đối tượng gây tai nạn chủ yếu là xe ôtô, xe máy. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn vẫn là thiếu chú ý quan sát, đi sai phần đường, do chuyển hướng, vượt đường, đi với tốc độ cao, và một số nguyên nhân khác. Số lượng xe cơ giới càng nhiều, tỉ lệ tai nạn giao thông càng tăng.
2.2.2. Tình hình triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến nay
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA mới thành lập từ năm 2005 và chỉ thực sự đi vào hoạt động vào cuối 2005. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ được triển khai đầu tiên. Từ đó đến nay, nghiệp vụ này luôn là một trong những nghiệp vụ hàng đầu trong việc mang lại doanh thu cho công ty.
Bảng 6.2: Doanh thu phí một số nghiệp vụ của công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính:Triệu đồng
Năm
2006
2007
Doanh thu phí nghiệp vụ
Tỷ lệ doanh thu phí nghiệp vụ/tổng doanh thu phí
Doanh thu phí nghiệp vụ
Tỷ lệ doanh thu phí nghiệp vụ/tổng doanh thu phí
Nghiệp vụ bảo hiểm xe ô tô
1930,91
47,7
6087,28
54,06
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
1051,27
25,97
3067,28
27,24
Bảo hiểm tàu
684,92
16,92
916,58
8,14
Bảo hiểm hỏa hoạn
187,42
4,63
481,94
4,28
Nghiệp vụ bảo hiểm khác
193,50
4,78
707,14
6,28
Tổng doanh thu
4048,02
100
11260,22
100
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe ôtô là chủ yếu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ mà công ty bảo hiểm AAA triển khai, xấp xỉ 50% tổng doanh thu và có chiều hướng tăng lên. Năm 2006 doanh thu của nghiệp vụ là 1,930,905,559 đồng chiếm 47,7% doanh thu. Năm 2007 doanh thu đã tăng lên tới 6,087,277,030 đồng, gấp 3.15 lần so với năm 2006 và tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng của mình với tỉ trọng chiếm đến 54,06%.
Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, do sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên trong chi nhánh nên năm 2007 đã thu được những kết quả đáng khích lệ, vượt năm 2006 rất nhiều. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7.2. Kết quả khai thác xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội.
Chỉ tiêu
2006
2007
Số lượng xe tham gia bảo hiểm(xe)
865
2647
Tốc độ tăng(giảm ) số lượng xe(%)
-
206
Doanh thu phí(triệu đồng)
1.834
5.840
Tốc độ tăng doanh thu phí(%)
-
213.25
Doanh thu phí bình quân(triệu đồng/xe)
2.12
2.21
( Nguồn: Chi nhánh bảo hiểm AAA- Hà Nội )
Nếu như năm 2006 chỉ có 865 chiếc xe ôtô tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô thì đến năm 2007 số lượng xe tham gia bảo hiểm đã tăng lên đáng kể với con số là 2647 chiếc, tốc độ tăng đạt 206%, tăng gấp 3.06 lần so với năm 2006. Cùng với sự gia tăng về số lượng xe tham gia bảo hiểm thì doanh thu phí từ nghiệp vụ này cũng tăng lên rất nhiều. Nếu như năm 2006 chỉ đạt 1.834 triệu đồng thì sang năm 2007 con số này đã đạt được ở mức 5.840 triệu đồng, tốc độ tăng doanh thu đạt 213.25% , tăng gấp 3.18 lần so với năm 2006. Sở dĩ năm 2007 số lượng xe ôtô tham gia đáng kể như vậy là vì năm 2007 có mở rộng thêm các văn phòng, số lượng khai thác viên, số lượng các đại lý và tư vấn viên tăng lên đáng kể. Năm 2006 chi nhánh mới đi vào hoạt động, số lượng nhân viên khai thác còn thiếu nên vẫn chưa triệt để khai thác được số lượng xe ôtô tiềm năng trên địa bàn Hà Nội. Vì thế mà năm 2006 số lượng xe tham gia ít hơn rất nhiều so với năm 2007, do đó doanh thu phí thu được là ít. Cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là một tín hiệu thông báo về lượng xe ôtô sẽ tăng lên rất nhiều trong năm 2007. Biết được tình hình đó chi nhánh đã quyết định mở rộng mạng lưới hoạt động và đã đạt được kết quả đáng mừng. Vì số lượng xe tham gia nhiều, doanh thu phí khai thác năm 2007 là rất tốt cho nên doanh thu phí bình quân năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 và đạt được ở mức 2.21 trđ/xe.
2.3. Thực trạng công tác giám định ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11779.doc