Công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO

Tài liệu Công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO: ... Ebook Công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO

doc98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế số lượng các phương tiên tham gia giao thông ngày một tăng lên. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng và ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được tăng lên một cách tương ứng. Chính vì vậy, tình hình tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Trước tình hình đó vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ngày càng được khẳng định được tầm quan trọng trong đời sống xã hội. Nhằm đảm bảo được tính công bằng cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giơi đối với người thứ ba, các công ty bảo hiểm luôn chú trọng tới công tác giám định- bồi thường tổn thất nghiệp vụ này. Là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này, trong thời gian qua lãnh đạo công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX ( PJICO ) luôn chú trọng tới nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám định- bồi thường tổn thất nghiệp vụ này, với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thư ba nói chung và đặc biệt là công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ này. Trong thời gian thơi gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các nhân viên phòng bảo hiểm khu vực 10, em chọn đề tài “công tác giám định- bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ” để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Đề tài bao gồm ba phần: Chương I: bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới dối với người thư ba và công tác giám định bồi thường tổn thất. Chương II: Thực trạng triển khai công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm PJICO Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO. Em xin chân thành cảm ơn phòng bảo hiểm khu vực 10, phòng bảo hiểm xe cơ giới công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn và giải thích về quy trình nghiệp vụ để em hoàn thiện đề tài này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TH.S Bùi Quỳnh Anh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý và nhận xét của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ I. Khái quát chung về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: Ngày nay, cùng với những thành tựu to lớn của nền kinh tế, đời sông vật chất nhân dân ngày càng nâng cao, các nhu cầu cơ bản của phần lớn người dân được đáp ứng và những nhu cầu mới cao hơn được hình thành. Nhu cầu đi lại của người dân cũng vì thế mà không ngừng tăng lên. Hiện nay, xe cơ giới được sử dụng hầu hết trong mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân , từ việc phục vụ nhu cầu đi lại đến sử dụng trong kinh doanh vận chuyển hàng hoá. Một đặc tính nổi trội của xe cơ giới là có tính việt dã cao, nó tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển do vậy xác suất rủi ro là rất lớn. Đặc biệt trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông và ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân hiện nay là còn rất hạn chế. Do vậy khi tham gia giao thông nguy cơ gây ra tai nạn của chủ phương tiện là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ai. Khi tai nạn xảy ra lúc này sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện. Chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra cho người thứ ba. Đối với những vụ tai nạn có số tiền thiệt hại là nhỏ thì họ có thể đủ khả năng để bồi thường được, tuy nhiên đối với những tôn thất lớn nằm ngoài khả năng tài chính của họ, việc bồi thường thiệt hại lúc này trở nên vô cùng khó khăn. Như vậy, khi xảy ra tai nạn đều gây ra gánh nặng về tài chính đối với cả người gây ra tổn thất và người bị tổn thất. Chính vì vậy sự ra đời của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một tất yếu khách quan, lúc này nhà bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường thiết hại hoặc gánh vác một phần tài chính đáng kể để giúp người gây ra tai nạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình theo qui định của pháp luật, đồng thời góp phần đảm bảo công bằng cho xã hội. 1.2 Tác dụng của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: Như đã nêu ở trên, sự ra đời của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới với người thứ ba là một tất yếu khách quan, nó có tác dụng vô cùng to lớn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân và của toàn xã hội. Cụ thể như sau: - Một là: Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới với người thứ ba góp phần tích cực ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Tham gia sản phẩm bảo hiểm này góp phần tác động vào ý thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh những qui đinh về an toàn giao thông, mỗi người khi tham gia giao thông đều ý thức được trách nhiệm về sự an toàn của chính bản thân mình và của những người khác trong xã hội. Như vậy, khi ý thức về an toàn giao thông được cải thiện theo phản ứng dây truyền số lượng các vụ tai nạn giao thông cũng được giảm đi một cách đáng kể. - Hai là: Góp phần ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh cho các chủ phương tiện. Trong trường hợp rủi ro xảy ra, khi tham gia giao thông chủ phương tiện gây ra tổn thất cho người thứ ba; lúc này họ phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra. Những khoản bồi thường này đôi khi là quá lớn do vậy sẽ tạo ra những gián đoạn lớn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Thay vào đó nếu chủ phương tiện tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, lúc này nhà bảo hiểm sẽ đứng ra gánh vác giúp họ trang trải một phần chi phí đáng kể trong việc bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba, và do vậy giúp họ phần nào ổn định được đời sống hàng ngày cũng như sản xuất kinh doanh của mình. - Thứ ba: Góp phần xoa dịu bới sự căng thẳng giữa chủ xe với phía nạn nhân trong các vụ tai nạn. Khi tai nạn xảy ra sẽ rất dễ dẫn đến sự bất hoà giữa chủ phương tiện và đối tượng bị thiệt hại. Nhìn chung, những mâu thuẫn đó thường liên quan đến việc xác định lỗi thuộc về ai, số tiền bồi thường như thế nào, thương thức tiến hành giải quyết bồi thường ra sao cho phù hợp và thuận tiện với từng bên liên quan…. Các mâu thuẫn này đôi khi là rất lớn, các bên liên quan không tự giải quyết được với nhau dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện tại toà án. Tuy nhiên tất cả các tranh chấp này đều có thể giải quyết được một cách nhanh chóng nếu chủ phương tiện tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Là những người chuyên nghiệp các công ty bảo hiểm sẽ kết hợp với các bên có liên quan để xác định phần lỗi của chủ phương tiện, xác định số tiền bồi thường và phương thức bồi thường hợp lý đồng thời tiến hành bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba. Như vậy sự có mặt của các nhà bảo hiểm làm cho mọi việc trở nên suôn sẻ và dễ dàng hơn rất nhiều. - Bốn là: Góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tăng thu ngân sách để từ đó nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tâng giao thông. Một điều chúng ta dễ nhận thấy nhất ở Việt Nam khi mới thực hiện triển khai bắt buộc bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đó là việc thu hút được một lớn người dân tham gia là đại lý bán bảo hiểm ôtô, xe máy cho các công ty bảo hiểm, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. 2. Đặc điểm của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 2.1 Nghiệp vụ này được thực hiện dưới hình thức bắt buộc: Trên thế giới hiện nay, ở các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng đều được thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Ở Việt Nam, trách nhiệm dân sự cũng được qui định chặt chẽ trong bộ luật dân sự Việt Nam, theo đó tại điều 308 bộ luật này có qui định các lỗi sau đây phát sinh trách nhiệm dân sự: - Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. - Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Trong trường hợp phát sinh trách nhiệm dân sự gây thiệt hai cho bên thứ ba thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba. Điều này được qui đinh trong điều 307 bộ luật dân sự Việt Nam. Cụ thể như sau: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. - Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Trên tinh thần đó của luật dân sự, luật kinh doanh bảo hiểm ngày 22/12/2000 cũng có những qui định cụ thể về từng loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Theo đó tại khoản 2 điều 8 luật kinh doanh bảo hiểm qui định: Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: a, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; b, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; c, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; d, Bảo hiểm cháy, nổ. Như vậy, Ở nước ta bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện bắt buộc theo qui định của pháp luật. Việc thực hiện bắt buộc góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân. Ngoài ra, thực hiện bắt buộc còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của mọi người dân và đặc biệt là của các chủ phương tiện xe cơ giới. 2.2 Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường áp dụng giới hạn trách nhiệm: Bảo hiểm trách nhiệm nói chung và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng đều bồi thường cho những trách nhiệm sẽ phát sinh trong tương lai. Chính vì vậy, những trách nhiệm này đôi khi là quá lớn và không lường trước được gây ra những thiệt hại về tài chính nặng nề cho các nhà bảo hiểm. Mặt khác, khi tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ngoài điểm tích cực là nâng cao ý thức an toàn giao thông cho người dân, nếu các công ty bảo hiểm không có chế tài quản lý hợp lý sẽ dễ dẫn đến trường hợp người tham gia dựa vào các nhà bảo hiểm mà không có trách nhiệm trong việc bồi thường tổn thất cho bên thứ ba, do vậy họ thờ ơ trước những tổn thất do lỗi của mình gây ra. Để đối phó với những lý do trên trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba các nhà bảo hiểm thường đặt ra hạn mức trách nhiệm của mình ở một số tiền bảo hiểm nhất định. Ở Việt nam hiện nay, theo quyết định số 23/2007/QĐ- BTC mức trách nhiệm nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới của các công ty bảo hiểm được qui định như sau: TNDS của chủ xe mô tô: Về người: 30 triệu đồng/ người (đối với người thứ ba ) Về tài sản: 30 triệu đồng/ vụ (đối với người thứ ba ) TNDS của chủ xe ôtô: Về người: 50 triệu đồng/ người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách ) Về tài sản: 50 triệu đồng/ người (đối với người thứ ba ) 2.3 Đối tượng bảo hiêm mang tính chất trừu tượng: Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối tượng bảo hiểm được xác định là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại của chủ xe cơ giới khi quá trình tham gia giao thông của họ gây tổn thất, thiệt hại cho người khác; do đó đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này rât trừu tượng. Theo qui định của bộ luật dân sự thì trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có đủ các điều kiện sau: Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba; Có hành vi không đúng pháp luật của cá nhân hay tổ chức; Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay tổ chức đó với thiệt hại của bên thứ ba Đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nói chung thi phần trách nhiệm thực tế phát sinh la bao nhiêu được qui định bởi sự phán quyết của toà án và phù hơp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân, tổ chức nhất định. Ở nước ta hiện nay, chính vì đối tượng bảo hiểm trừu tượng của nghiệp vụ bảo hiểm này cộng với ý thức và hiểu biết về pháp luật dân sự của người dân còn nhiều hạn chế nên để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này thành công, các công ty bảo hiểm và phía các cơ quan nha nước có thẩm quyền cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến để nâng cao hiểu biết của người dân về sự cần thiết cũng như hiệu quả của việc triển nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng như nâng cao ý thức pháp luật của người dân. 3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cớ giới đối với người thứ ba: 3.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm: 3.1.1 Đối tượng bảo hiểm: Đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, người tham gia bảo hiểm thông thường là các chủ phương tiện. Họ có thể là cá nhân họ là chủ của các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày, cũng có thể họ là các tổ chức, các doanh nghiệp có số lượng xe lớn phục vụ cho công việc hoặc quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Về phía các công ty bảo hiểm, các nhà bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba khi quá trình tham gia giao thông họ gây ra lỗi và dẫn đến tổn thất cho bên thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo qui định của pháp luật và sự phán quyết của toà án để xác định chủ xe phải gánh chịu một số tiền là bao nhiêu do lỗi của mình gây ra cho người thứ ba. Người thứ ba ở đây được hiểu là phía nạn nhân trong các vụ tai nạn, người thứ ba có thể là một người hoặc nhiều người, cũng có thể là những thiệt hại về tài sản, tư trang hành lý, hoa màu…. Do việc sử dụng xe cơ giơi gây ra. Tuy nhiên, theo qui định tại Quyết đinh số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính những trường hợp sau đây không được coi là người thứ ba: - Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; - Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; - Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. Như vậy với những điều nêu trên, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là “ trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường của chủ xe cho người thứ ba khi xe của họ lưu hành phát sinh trách nhiệm dân sự gây tổn thất cho người thứ ba”. Trach nhiệm dân sự của chủ xe chỉ phát sinh từ những cơ sở sau đây: - Chủ xe/ lái xe phải có lỗi ; - Người thứ ba phải có thiệt hại thực tế; - Nguyên nhân của vụ tai nạn phải gắn liền với hậu quả của nó. 3.1.2 Phạm vi bảo hiểm: ■ Những rủi ro được bảo hiểm: Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, những rủi ro bất ngờ, không lường trước được gây ra tai nạn, làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Cụ thể các thiệt hại sau nằm trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của các công ty bảo hiểm: - Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng tình trạng sức khoẻ của người thứ ba; - Tai nạn gây thiệt hại đến tài sản của người thứ ba; - Những tai nạn gây thiệt hại đến quá trình sản xuất kinh doanh cùa người thứ ba; - Những rủi ro gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khoẻ của người tham gia cưú chữa nhằm giảm mức độ thiệt hại trong các vụ tai nạn; - Các chi phí cần thiết và hợp lý trong các vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự ■ Những rủi ro loại trừ: Nhà bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường đối với những vụ tai nạn do chủ xe gây ra mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong những trường hợp sau: - Tai nạn do hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người thiệt hại; - Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông như: lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu bằng hoặc bằng không hợp lệ; lái xe sử dụng chất kích thích trong khi tham gia giao thông; xe chở chất cháy, chất nổ trái phép; xe chở quá khổ, quá tải hoặc chạy quá tốc độ - Xe tham gia giao thông trong tình trạng không có đủ các thông số an toàn về thiết bị và kỹ thuật theo quy định. - Xe đang trong tình trạng dạy lái, tập lái; - Lái xe mà không được sự đồng ý của chủ xe; - Thiệt hại xảy ra do chiến tranh, bạo động; - Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, bị mất cắp trong tai nạn; - Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ trường hợp có những thoả thuận khác. Với phạm vi bảo hiểm nêu trên, các công ty bảo hiểm có một cơ sở chính xác để giải quyết bồi thường một cách công bằng, hợp lý, đúng vơi quy định. Tuy nhiên trong kinh doanh bảo hiểm, nhiều công ty bảo hiểm còn chú trọng đến việc bồi thường nhân đạo giúp chủ xe giải quyết những khó khăn về tài chính và góp phần cải thiện hình ảnh về các nhà bảo hiểm trong mắt công chúng. 3.3 Phí bảo hiểm: Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ ba phí bảo hiểm được tính trên cở xác suất rủi ro của từng chủng loại xe theo một số năm gần nhất. Phí bảo hiểm là được tính theo đầu xe tức là các chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đóng phí bảo hiểm theo số lượng đầu xe của mình. Phí bảo hiểm cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại phương tiện được xác định theo công thức sau: P = f + d Trong đó: P : Phí bảo hiểm/ đầu xe f : Phí thuần d : Phụ phí Phí thuần f được xác định bởi công thức sau: Trong đó: Si : Số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i. Ti : Thiệt hại bình quân mỗi vụ năm i có phát sinh TNDS trong năm i Ci : Số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong năm i n : Số năm thống kê, thường từ 3- 5 năm, i = (1,n ). Công thức trên được xác định để tính cho những loại xe thông dụng trên cơ sở qui luật số lớn. Tuy nhiên, đối với những loại xe không thông dụng như: xe chở hàng siêu cường siêu trọng, xe kéo rơmoóc…; việc xác định theo qui luật số lớn là rất khó khăn và khó chính xác do vậy thông thường để tính phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba các công ty bảo hiểm thường cộng thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phụ phí được cộng thêm là 30% so với mức phí cơ bản. Đối với các phương tiện hoạt động trong thời giạn ngắn (được quy định là dưới 1 năm ) thì thời hạn bảo hiêm được làm tròn theo tháng và mức phí bảo hiêm cho những phương tiện này được xác định như sau: Pnăm Số tháng không hoạt động Phíngắn hạn = 12 Tháng Hoặc: Phí ngắn hạn = Phínăm Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng. Trong trường hợp ở một số tháng trong năm xe ngừng hoạt động thì công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn lại phí bảo hiểm trong thời gian xe ngừng hoạt động đó. Trường hợp này chúng ta thường gặp ở các doanh nghiệp có số lượng đầu xe hoạt động lớn và trong một khoảng thời gian nào đó của năm có một lượng xe nghỉ để bảo dưỡng hoặc vì một lý do nào khác. Khi này mức phí hoàn lại được xác định theo công thức sau: Phí hoàn lại = (Pnăm Số tháng không hoạt động ) / 12 tháng Trong thực tế để xác định mức phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho từng loại xe các công ty bảo hiểm thường lập sẵn 1 biểu phí sẵn, đối với những xe tham gia trong thời gian ngắn (dưới 1 năm ) các công ty bảo hiểm có biểu phí tính chi tiết theo từng tháng. 3.3 Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong bảo hiêm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 3.3.1 Quyền lợi Tham gia bảo hiêm trách nhiêm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba quyền lợi của người tham gia và các doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện một cách rõ ràng. Đối với người tham gia, trong quá trình tham gia giao thông của mình chẳng may họ gây ra tai nạn dẫn tới phát sinh trách nhiệm dân sự thuộc phạm vi bảo hiểm, lúc này nhà bảo hiểm sẽ đứng ra giải quyết những tổn thất, thiệt hại mà chủ xe gây ra cho người thứ ba; Như vậy, trong bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, người tham gia có quyền được bảo hiểm cho những trách nhiệm dân sự phát sinh của mình thuộc phạm vi bảo hiểm. Còn về phía các doanh nghiệp bảo hiểm, mục tiêu chính của họ là kinh doanh sinh lời. Chính vì vậy quyền lợi rõ ràng nhất của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền được thu phí bảo hiểm từ người tham gia, từ đó góp phần ra tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh cho công ty. Bên cạnh những quyền lợi nêu trên, khi tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba các doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia đều phải có những trách nhiệm được quy định rõ ràng. Cụ thể như sau: 3.3.2. Trách nhiệm: 3.3.2.1 Trách nhiệm của chủ xe cơ giới: Khi tham gia bảo hiểm chủ xe cơ giới phải thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm nêu sau: 1. Khi yªu cÇu b¶o hiÓm, chñ xe c¬ giíi ph¶i th«ng b¸o ®Çy ®ñ vµ trung thùc nh÷ng néi dung ®· ®­îc qui ®Þnh trong GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm 2. Khi tai n¹n giao th«ng x¶y ra, chñ xe c¬ giíi vµ/hoÆc l¸i xe ph¶i cã tr¸ch nhiÖm: 2.1.TÝch cùc cøu ch÷a, h¹n chÕ thiÖt h¹i vÒ ng­êi vµ tµi s¶n, b¶o vÖ hiÖn tr­êng tai n¹n, ®ång thêi b¸o ngay cho doanh nghiÖp b¶o hiÓm ®Ó phèi hîp gi¶i quyÕt vµ th«ng b¸o ngay cho c¬ quan c«ng an hoÆc chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng n¬i gÇn nhÊt; 2.2 Trong vßng 5 ngµy kÓ tõ ngµy x¶y ra tai n¹n (trõ khi cã lý do chÝnh ®¸ng), chñ xe c¬ giíi ph¶i göi cho doanh nghiÖp b¶o hiÓm th«ng b¸o tai n¹n 2.3. Kh«ng ®­îc di chuyÓn, th¸o gì hoÆc söa ch÷a tµi s¶n khi ch­a cã ý kiÕn cña doanh nghiÖp b¶o hiÓm, trõ tr­êng hîp lµm nh­ vËy lµ cÇn thiÕt ®Ó ®¶m b¶o an toµn, ®Ò phßng h¹n chÕ thiÖt h¹i cho ng­êi vµ tµi s¶n hoÆc ph¶i thi hµnh theo yªu cÇu cña c¬ quan cã thÈm quyÒn; 2.3. B¶o l­u quyÒn khiÕu n¹i vµ chuyÓn quyÒn ®ßi båi th­êng cho doanh nghiÖp b¶o hiÓm trong ph¹m vi sè tiÒn mµ doanh nghiÖp b¶o hiÓm ®· båi th­êng kÌm theo toµn bé chøng tõ cÇn thiÕt cã liªn quan. 3. Chñ xe c¬ giíi ph¶i trung thùc trong viÖc thu thËp vµ cung cÊp c¸c tµi liÖu, chøng tõ trong hå s¬ yªu cÇu båi th­êng vµ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho doanh nghiÖp b¶o hiÓm trong qu¸ tr×nh x¸c minh tÝnh ch©n thùc cña c¸c tµi liÖu, chøng tõ ®ã. 4. Tr­êng hîp thay ®æi môc ®Ých sö dông xe theo quy ®Þnh t¹i BiÓu phÝ vµ møc tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm tr¸ch nhiÖm d©n sù cña chñ xe c¬ giíi ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 23/2003/Q§-BTC cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh, chñ xe c¬ giíi ph¶i th«ng b¸o ngay cho doanh nghiÖp b¶o hiÓm biÕt ®Ó ®iÒu chØnh l¹i tû lÖ phÝ b¶o hiÓm cho phï hîp. NÕu chñ xe c¬ giíi vµ/hoÆc l¸i xe kh«ng thùc hiÖn ®Çy ®ñ c¸c tr¸ch nhiÖm quy ®Þnh trªn th× doanh nghiÖp b¶o hiÓm cã thÓ tõ chèi mét phÇn hoÆc toµn bé sè tiÒn båi th­êng t­¬ng øng víi thiÖt h¹i do lçi cña chñ xe c¬ giíi g©y ra. 3.3.2.2 Tr¸ch nhiÖm cña doanh nghiÖp b¶o hiÓm: 1. H­íng dÉn vµ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó chñ xe c¬ giíi tham gia b¶o hiÓm. 2. Cung cÊp ®Çy ®ñ th«ng tin liªn quan ®Õn hîp ®ång b¶o hiÓm vµ gi¶i thÝch râ qui t¾c b¶o hiÓm cho chñ xe c¬ giíi tham gia b¶o hiÓm. 3. Khi x¶y ra tai n¹n, nÕu xÐt thÊy cÇn thiÕt, doanh nghiÖp b¶o hiÓm ph¶i phèi hîp chÆt chÏ víi chñ xe c¬ giíi vµ/hoÆc l¸i xe c¬ giíi vµ c¸c c¬ quan chøc n¨ng ngay tõ ®Çu ®Ó gi¶i quyÕt tai n¹n. Tr­êng hîp cÇn thiÕt, doanh nghiÖp b¶o hiÓm ph¶i t¹m øng ngay nh÷ng chi phÝ cÇn thiÕt vµ hîp lý trong ph¹m vi tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm nh»m kh¾c phôc mét c¸ch tèt nhÊt hËu qu¶ tai n¹n. 4. Doanh nghiÖp b¶o hiÓm cã tr¸ch nhiÖm phèi hîp víi c¬ quan c«ng an, chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng vµ c¸c bªn liªn quan ®Ó thu thËp c¸c giÊy tê cÇn thiÕt cã liªn quan nh»m x¸c ®Þnh nguyªn nh©n vµ møc ®é thiÖt h¹i cña vô tai n¹n thuéc ph¹m vi tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm. 5. Trong tr­êng hîp xe g©y ra tai n¹n ®· ®­îc b¶o hiÓm, chñ xe c¬ giíi chÕt, doanh nghiÖp b¶o hiÓm ph¶i thay mÆt chñ xe båi th­êng trùc tiÕp cho bªn thø ba theo ph¹m vi vµ tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm cña m×nh. 6. Khi hå s¬ båi th­êng ®Çy ®ñ vµ hîp lÖ, doanh nghiÖp b¶o hiÓm ph¶i tiÕn hµnh xÐt vµ gi¶i quyÕt båi th­êng trong thêi h¹n gi¶i quyÕt båi th­êng. II. Công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 1. Vai trò của công tác giám định- bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 1.1 Mục tiêu của giám định- bồi thường tổn thất: Giám định bồi thường là khâu cần thiết, quan trọng trong việc triển khai thành công một sản phẩm bảo hiểm. Để triển khai một sản phẩm bảo hiểm mới nhà bảo hiểm phải thực hiện đồng bộ các khâu : thiết kế sản phẩm; khai thác, chào bán sản phẩm mới; đề phòng hạn chế tổn thất và giám định bồi thường. Trong đó, khâu thiết kế sản phẩm, khai thác chào bán sản phẩm là nhằm đưa ra được sản phẩm bảo hiểm phù hợp và tìm kiếm khách hàng tiềm năng tham gia vào sản phẩm bảo hiểm của mình. Hay nói cách khác, các khâu này là nhằm phát triển sản phẩm bảo hiểm theo chiều rộng. Bên cạnh hai khâu này, để phát triển sản phẩm bảo hiểm đó theo chiều sâu và nâng cao tính bền vững cho sản phẩm mới các nhà bảo hiểm cần phải thực hiện tốt công việc đề phòng hạn chế tổn thất và giám đinh- bồi thường tổn thất. Công tác giám định- bồi thường tổn thất hướng tới những mục tiêu chính như sau: - Nghiên cứu, xem xét hiện trường nơi xảy ra tổn thất, kết hợp cùng các bên liên quan để xác định chính xác nguyên nhân xảy ra tổn thất, đồng thời xác định tai nạn đó có thuộc phạm vi bảo hiểm qui định trong hợp đồng bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm hay không. -Tính toán xác định mưc độ tổn thất, và mức độ lỗi của các bên trong vụ tai nạn từ đó có cơ sở chính xác, khoa học để xét giải quyết bồi thường. - Trên cở sở những kết quả xác định được trong khâu giám định sẽ tiến hành bồi thường, bù đắp, khắc phục hậu quả thiệt hại trong thời gian sớm nhất có thể. - Thông qua công tác giám định- bồi thường tiến hành thống kê, tổng hợp nguyên nhân phổ biến thường gặp dẫn tới tai nạn giao thông. Đây là cơ sở thực tiễn nhất cho công tác hạn chế- đề phòng tổn thất. 1.2 Vai trò của giám định bồi thường tổn thất: Như đã nói ở trên, giám định- bồi thường là khâu thiết yếu, quan trọng quyết định sự thành công của sản phẩm bảo hiểm và thương hiệu của công ty. Trong nghiệp vụ bảo hiêm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, công tác giám định bồi thường cũng có vai trò không nhỏ đối với các bên liên quan bao gồm: người tham gia (chủ xe cơ giới ), người thứ ba và các công ty bảo hiểm. ● Đối với chủ xe cơ giới và người thứ ba: Khi tai nạn xảy ra, lúc này các bên liên quan trong vụ tai nạn ( chủ xe cơ giới và bên thứ ba ) tự bản thân họ không xác định được chính xác phần lỗi thuộc về ai. Thậm chí có trường hợp biết được nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi của mình nhưng cố tình trốn tránh trách nhiệm. Điều này dẫn đến sự căng thẳng giữa các bên. Tuy nhiên, thông qua công tác giám định- bồi thường giám định viên của công ty bảo hiểm bằng nghiệp vụ của mình sẽ xác định được một cách chính xác và trung thực phần lỗi của hai bên từ đó có biện pháp hoà giải nhanh chóng, kịp thời phù hợp với lợi ích và điều kiện hoàn cảnh của hai bên. Hơn nữa, khi tai nạn xảy ra trong nhiều trường hợp đều gây ra cho cả chủ xe và bên thứ ba những khó khăn về tài chính cũng như gián đoạn trong công việc hay trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nếu công tác giám định- bồi thường diễn ra nhanh chóng, chính xác thì sẽ kịp thời khắc phục được khó khăn cho các bên trong vụ tai nạn. ● Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm: Công tác giám định- bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện tốt, nhanh chóng kịp thời sẽ góp phần nâng cao hình ảnh về tính chuyên nghiệp, minh bạch của nhà bảo hiểm. Đây là cơ sơ tốt để giữ khách hàng tái tục hợp đồng và thu hút thêm khách hàng mới tham gia mua sản phẩm bảo hiểm này tại công ty, hơn nữa đây cũng là tiền đề thuận lợi để triển khai các sản phẩm bảo hiểm khác của công ty tới khách hàng. Một vai trò không kém phần quan trọng của công tác giám định- bồi thường tổn thất đối với các công ty bảo hiểm đó là nó góp phần giảm thiểu được những chi phí không hợp lý, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nếu thực hiện không tốt sẽ dễ dẫn đến trục lợi bảo hiểm. Chính vì vậy nếu công tác giám định bồi thường tổn thất được thực hiện một cách chính xác sẽ góp phần tiết kiệm được rất nhiều chi phí không hợp lệ cho công ty. 2. Nguyên tắc giám định- bồi thường tổn thất: 2.1 Nguyên tắc giám định tổn thất: Việc giám định tổn thất phải được thực hiện nhanh chóng kịp thời và phải tuân thủ theo nguyên tăc sau đây: Mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định thiệt hại hoặc thuê các công ty giám định (trừ khi có thoả thuận khác ) với sự chứng kiến của chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra. Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp là căn cứ để xác định thiệt hại. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết luận giám định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải chịu chi phí giám định. Trong trường hợp đặc biệt, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thê thực hiện được việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các hiện v._.ật thu được ( chụp ảnh, lời khai của các bên liên quan) để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. 2.2 Nguyên tắc bồi thường tổn thất: Việc tiến hành bồi thường tổn thất cho khách hàng cần phải linh hoạt phù hợp với từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên việc bồi thường vẫn phải đảm bảo nguyên tắc sau: Thứ nhất: Bồi thường phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác đảm bảo uy tín của công ty. Thứ hai: Bồi thường phải dựa trên cơ sở của khâu giám định để tính toán và xác định số tiền bồi thường hợp lý. Thứ ba: Nhà bảo hiểm chỉ tiến hành bồi thường khi có đủ các căn cứ chứng minh sự xác thực của người được bảo hiểm và các tổn thất như: Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, giấy chứng nhận y khoa… 3. Qui trình giám đinh- bồi thường tổn thất: Công tác giám đinh- bồi thường tổn thất ở mỗi công ty bảo hiểm đều có những nét khác nhau riêng biệt phù hợp với mô hình tổ chức của từng công ty sao cho nhanh gọn, chính xác và khoa học. Tuy nhiên, nhìn chung công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở các công ty bảo hiểm về cơ bản tuân theo qui trình chung sau đây: 3.1 Qui trình giám định tổn thất: Bước 1: Tiếp nhận thông tin khai báo tai nạn từ khách hàng và thực hiện sử lý ban đầu Khi tai nạn xảy ra, khách hàng có trách nhiệm phải thông báo thông tin tai nạn cho công ty bảo hiểm. Việc khai báo thông tin có thể được thực hiện trực tiếp đến tận công ty hoặc gián tiệp qua điện thoai… Ngay sau khi nhận được thông tin từ khách hàng, người tiếp nhận thông tin phải có trách nhiệm thông báo lại cho các bộ phận chức năng có liên quan để tiến hành lựa chọn giám định viên và hình thức giám định cho phù hợp. Đồng thời phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng những thông về thủ tục giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị cho quá trình tiến hành bảo hiểm cũng như các thao tác cơ bản đề phòng hạn chế tổn thất… Bước 2: Tiến hành giám định và lập biên bản giám định: Sau khi nhận được thông báo tai nạn từ khách hàng, bộ phận chức năng của công ty cần nhanh chóng phối kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nếu cần thiết đồng thời cử giám định viên hoặc thuê giám định tới ngay hiện trường nơi xảy ra tai nạn tiến hành giám định tổn thất. Ở bước này, giám định viên phải có trách nhiệm ghi nhận lại chính xác hiện trường sự việc, xác định lời khai nhân chứng (nếu có ), ghi lại tổn thất trong vụ tai nạn… Ngay khi tiến hành giám định xong, giám định viên phải có trách nhiệm lập ngay biên bản giám định. Biên bản giám định được ghi một cách trung thực, chính xác, đầy đủ theo mẫu biên bản giám định. Việc kết luận nguyên nhân của vụ tai nạn và xác định lỗi của các bên phải được thực hiện có căn cư, cơ sở thích đáng trách những kết luân thiếu tính khách quan, độc đoán, gây cho khách hàng tâm lý thắc mắc, không bằng lòng với kết quả giám định. Bước 3: báo cáo kết quả giám định. Sau khi đã có kết quả giám định, giám định viên phải lập tức báo có kết quả giám định lên lãnh đạo công ty hoặc các bộ phận chức năng để tiến hành thông qua giám định và có biện pháp xử lý trong trường hợp có biến động lớn/. Bước 4: Đề xuất phướng án sửa chữa và hoàn thành hồ sơ bồi thường: Từ những tổn thất, thiệt hại thực tế đã nắm bắt được ở quá trình giám định, giám định viên tiến hành lập và đề xuất phương án sửa chữa, khắc phục hậu quả sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Tiếp theo đó, giám định viên hoàn tất những hồ sơ thủ tục cần thiết chuyển sang bộ phận bồi thường để tiến hành xét giải quyết bồi thường. 3.2 Qui trình bồi thường tổn thất: Việc tiến hành bồi thường tổn thất được tiến hành theo quy trình sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ bồi thường và hoàn thiên hồ sơ: Tiến hành tiếp nhận hồ sơ bồi thường trực tiếp từ khách hàng hoặc từ cán bộ giám định chuyển sang. Cán bộ xét giải quyết bồi thường xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn khách hàng sử lý hoàn thiện hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường thông thường cần những giấy tờ sau: 1. Th«ng b¸o tai n¹n vµ yªu cÇu båi th­êng 2. C¸c giÊy tê chøng minh thiÖt h¹i vÒ ng­êi nh­ GiÊy chøng th­¬ng cña n¹n nh©n, GiÊy ra viÖn, PhiÕu mæ vµ c¸c giÊy tê liªn quan ®Õn c¸c chi phÝ ch¨m sãc, cøu ch÷a, GiÊy chøng tö cña n¹n nh©n, c¸c chøng tõ ®iÒu trÞ, chi phÝ mai t¸ng. 3. C¸c giÊy tê chøng minh thiÖt h¹i tµi s¶n nh­ ho¸ ®¬n söa ch÷a, thay míi tµi s¶n bÞ thiÖt h¹i do tai n¹n; c¸c giÊy tê chøng minh c¸c chi phÝ cÇn thiÕt vµ hîp lý mµ chñ xe ®· chi ra ®Ó gi¶m thiÓu tæn thÊt hay ®Ó thùc hiÖn chØ dÉn cña doanh nghiÖp b¶o hiÓm. 4. B¶n kÕt luËn ®iÒu tra tai n¹n cña c«ng an, trong tr­êng hîp kh«ng cã kÕt luËn ®iÒu tra tai n¹n cña c«ng an, viÖc båi th­êng sÏ c¨n cø vµo Biªn b¶n gi¸m ®Þnh cña doanh nghiÖp b¶o hiÓm. Bước 2: Tính toán tiền bồi thường: Trên cơ sở kết quả giám định của cán bộ giám định và các hoá đơn chứng từ cần thiết có trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và điều kiện thực tế của các bên liên quan. Cán bộ giám định dựa vào đó để tính toán số tiền bồi thường thực tế. Trong trường hợp có hợp đồng bảo hiểm thực hiện tái bảo hiểm thì cần phải thông báo cho công ty nhận tái bảo hiểm biết để cùng tính toán số tiền bồi thường nhận tái bảo hiểm. Bước 3: Tiến hành trả tiền bồi thường: Công ty tiến hành thông báo cho khách hàng về việc trả tiền bồi thường, các hình thức tiến hành bồi thường như: bồi thường tiền mặt, phương án thay thế… Thông báo bồi thường phải được gửi một cách nhanh nhất ngay sau khi hồ sơ bồi thường được lãnh đạo công ty phê duyệt. Sau khi nhận được thông báo bồi thường, nếu khách hàng không có ý kiến phản đối thì công ty tiến hành bồi thường theo thoả thuận. Trong trường hợp khách hàng vẫn có những ý kiến chưa thoả đáng về sồ tiền bồi thường, lúc này giữa công ty và khách hàng phải tiến hành thương lượng thoả thuận lại cho hợp lý. Thông thường các công ty bảo hiểm sử lý tình huống này theo cách mềm dẻo trách những bất hoà không cần thiêt với khách hàng nhằm giữ chân khách hàng và xây dựng hình ảnh nhà bảo hiêm chuyên nghiệp. Bước 4: Sử lý tài sản hư hỏng và tiến hành đòi người thứ ba ( nếu có) Trong quá trình tiến hành bồi thường nếu có tài sản tận thu được từ việc giải quyết bồi thường thì công ty tiến hành thu hồi phân loại và tiến hành thanh lý, đây là khoản thu giảm chi cho công ty bảo hiểm góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty. Đối với những khoản bồi thường nếu xác đinh được trách nhiệm là do bên thứ ba gây ra, sau khi tiến hành bồi thường tổn thất cho khách hàng công ty bảo hiểm hoàn toàn có quyền đòi bên thứ ba bồi hoàn phần trách nhiệm mà họ đã gây ra. 4. Hiệu quả của công tác giám định bồi thường tổn thất: Việc thực hiện đánh giá hiệu quả công tác giám định bồi thường tổn thất luôn được các công ty trú trọng. Đánh giá hiệu quả của công việc thực chất là việc xác định xem một đồng chi phí công ty bỏ ra thì nhận bao nhiêu đồng kết quả hoặc nhận được kết quả là bao nhiêu. Trong công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba việc xác định hiệu quả được thực hiện theo công thức sau: Hiêu quả giám đinh Kết quả giám định trong kỳ bảo hiểm = Chi phí giám định trong kỳ Trong đó tử số là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định trong kỳ, mẫu số là tổng chi phí giám định. Chi phí giám định bao gồm chi phí phục vụ đi lại, cho phí bảo quản hiện trường, chi phí dọn dẹp hiện trường, chi cho thuê giám định….. Hiệu quả giải quyết Số vụ được giải quyết bồi thường bồi thường = Chi phí cho công tác bồi thường Chi phí cho công tác bồi thường bao gồm chi cho việc đi lại, in ấn tài liệu, thụ lý, xác minh hồ sơ, chi đòi người thứ ba,….. Công việc đánh giá hiệu quả công tác giám định bồi thường mang lại ý nghĩa to lớn đối với các nhà bảo hiểm: Thứ nhất: đây là cở sở để so sánh và đánh giá hoạt động của công tác giám định bồi thường qua các năm, từ đó có những quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Thứ hai: Giúp lãnh đạo công ty nhìn nhận và so sánh được hiệu quả của khâu giám định bồi thường với các khâu khác để đánh giá xem khâu nào chưa mạng lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục Thứ ba: Tạo điều kiện để xác định lại được những chi phí không hợp lệ và có biện pháp nâng giảm bớt những chi phí lãng phí không cần thiết nhăm nâng cao lợi nhuân của công ty. CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO I. Vài nét về công ty bảo hiểm PJICO: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT (AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay, PJICO đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh và chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, hiện nay PJICO đang vững vàng ở vị trí thứ 4 trên thị trường về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ sau: Bảo Việt , PVInsurrance, Bảo Minh. Trong thời gian tới PJICO sẽ cố gắng phấn đấu để củng cố và cải thiện vị trí của mình trên thị trường để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những nhà bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2003-2007: 3.1 Ngành nghề kinh doanh chính: Từ khi thành lập đến nay, PJICO luôn quan tâm chú trọng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường. Cho tới nay, PJICO đang tiến hành kinh doanh những lĩnh vực sau đây: ■ Kinh doanh bảo hiểm gốc: bao gồm các nghiệp vụ chính sau đây: - Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải bao gồm: + Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không + Bảo hiểm thân tàu + Bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu. + Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu. + Bảo hiểm tàu sông, tàu cá. - Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải bao gồm: + Bảo hiểm xe cơ giới + Bảo hiểm kết hợp con người + Bảo hiểm học sinh, sinh viên + Bảo hiêm bồi thường cho người lao động + Bảo hiểm khách du lịch + Bảo hiểm hành khách - Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản, bảo gồm: + Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt + Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt + Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp + Bảo hiểm máy móc + Bảo hiểm trách nhiệm + Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê ■ Nghiệp vụ tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm ■ Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000) ■ Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba; ■ Cho thuê văn phòng; ■ Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô; ■ Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ; ■ Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch; ■ Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản; ■ Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 3.2 Kết quả kinh doanh của PJICO giai đoạn 2003-2007: a, Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc: Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của PJICO trong thời gian qua thể hiện như sau: Bảng 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO giai đoạn 2003- 2007 TT Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng 1 BH hàng hoá 58.564 11,96 75.830 12,68 92.518 12,73 82.466 12,35 90.262 10,24 2 BH Tàu thuyền 40.268 8,22 67.369 11,27 85.742 11,8 84.313 12,63 101.221 11,48 3 BH Xe cơ giới 262.458 53,58 286.826 47,97 343.830 47,33 280.047 41,96 463.163 52,54 4 BH con người 38.462 7,85 50.171 8,39 61.698 8,49 66.957 10,03 80.182 9,09 5 BH tài sản và BH khác 46.486 9,49 50.337 8,42 66.252 9,08 69.165 10,34 72.401 8,21 6 BH Xây dựng lắp đặt 43.626 8,91 67.347 11,27 76.480 10,53 84.429 12,65 74.260 8,44 Tổng 489.864 100 597.880 100 726.520 100 667.377 100 881.489 100 (Nguồn: công ty bảo hiểm PJICO) Từ kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc trên của PJICO ta thấy: - Về doanh thu phí bảo hiểm gốc: doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty không ngừng tăng lên trong các năm. Nếu ở đầu giai đoạn ( tức năm 2003 ) doanh thu phí bảo hiểm gốc là: 489.864 triệu đồng thì vào năm 2007 doanh thu phí bảo hiểm tăng lên tới 881.489 triệu đồng. Như vậy doanh thu phí bảo hiểm gốc trong cả giai đoạn tăng 79,95%. Tuy nhiên trong giai đoạn cũng có những thời điểm doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm đáng kể. Cụ thể: năm 2006 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty đạt được là 667.377 triệu đồng, giảm 8,14% so với năm 2005, sự sụt giảm này được giải thích là do: “ năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu sụt giảm so với các năm 2005 vì năm 2006 do một số chính sách của Nhà nước thay đổi như không bắt buộc các chủ xe máy mới khi đăng ký kinh doanh phải mua bảo hiểm, do vậy làm cho doanh thu bảo hiểm xe máy năm 2006 giảm 44,78 tỷ đồng dẫn đến doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm cơ giới của PJICO giảm so với năm 2005 kéo theo tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO năm 2006 giảm so với năm 2005”. Tuy có sự sụt giảm về doanh thu phí ở năm 2006 tuy nhiên trong toàn giai đoạn thì doanh thu phí vẫn tăng đáng kể. Theo lãnh đạo PJICO thì đây vẫn là giai đoạn thành công của PJICO trong việc khai thác chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Sở dĩ có sự thành công đó là do những giải pháp đồng bộ và phù hợp của công ty trong công tác điều hành và quản lý, đội ngũ cán bộ của PJICO hàng năm được tập huấn, trau dồi và bổ sung kiến thức kịp thời nắm bắt được thị trường. Bên cạnh đó, công ty có chiến lược đưa ra các đợt khuyến mại lớn khuyến khích khách hàng tham gia mua bảo hiểm tại PJICO, đồng thời công ty có những tính toán phù hợp đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. - Về tỷ trọng doanh thu từng nghiệp vụ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc: quan sát kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 ta thấy doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm tỷ trọng gần 50% phí bảo hiểm gốc toàn công ty. Đây là nghiệp vụ luôn đươc công ty xác định là mũi nhọn và tập trung và phát triển nghiệp vụ này. Ngoài ra, các nghiệp vụ bảo hiểm khác như: BH hàng hoá, BH con người, BH tàu thuyền, BH cháy nổ… cũng góp một tỷ trọng doanh thu không nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty. Trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều tiềm năng cho PJICO phát triển hơn nữa các nghiệp vụ này; lãnh đạo công ty cần có những định hướng đúng đắn để phát triển các nghiệp vụ nêu trên đồng thời góp phần cân bằng cơ cấu doanh thu của toàn công ty. b. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm: Hoạt động nhượng tái bảo hiểm: Kết quả nhượng tái bảo hiểm của PJICO trong những năm gần đây thể hiện như sau: Bảng 2.2: Tình hình nhượng tái bảo hiểm giai đoạn 2004- 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Phí bảo hiểm gốc 597.884 726.520 667.377 881.489 Phí nhượng tái bảo hiểm 147.079 215.477 222.264 212.126 Tỷ lệ phí nhượng/phí gốc 24,6 % 29,66 % 33,3 % 24,06% (Nguồn: Bản cáo bạch PJICO năm 2007) Phí nhượng Tái bảo hiểm hàng năm thường chiếm trên dưới 30 % phí bảo hiểm gốc của PJICO. Phí nhượng tái bảo hiểm năm 2006 có tỷ trọng tăng so với năm 2005 chủ yếu do tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới ( Nghiệp vụ hầu như không phải tái bảo hiểm ) giảm từ 47,33 % xuống 41,96 % trên tổng phí. Sang năm 2007 tỷ trọng phí nhận tái bảo hiểm giảm đáng kể, chiếm 24,06% phí bảo hiểm gốc, điều này thể hiện năng lực tài chính của PJICO ngày càng vững trắc, khả năng chi trả của PJICO được nâng cao đáng kể. Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là : - Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ( VINARE) : PJICO nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phí nhượng và nhượng tái tự nguyện. - Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo việt; Bảo Minh; PVI; PTI - Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE; AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE, ... Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổn định tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm .Trong năm 2007, các hợp đồng tái bảo hiểm cố định của PJICO với điều kiện khá rộng đã đáp ứng được hầu hết các dịch vụ mà PJICO đã khai thác, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động khai thác bảo hiểm gốc. Hoạt động nhận tái bảo hiểm: Hoạt động nhận tái bảo hiểm của PJICO trong giai đoạn vừa qua có kết quả như sau: Bảng 2.3:Tình hình nhận tái bảo hiểm 2004- 2006 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 - Doanh thu 38.994 38.647 41.341 51.726 - Bồi thường 12.018 19.063 20.503 22.460 % Bồi thường/doanh thu 30,82% 49,32% 49,59% 43,42% Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm PTROLIMEX Hoạt động nhận tái bảo hiểm tại PJICO không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là một nguồn thu không nhỏ đóng góp vào tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của PJICO trong thời gian vừa qua. Sự tăng lên này cũng thể hiện được sự tin tưởng của các đối tác vào khả năng bồi thường cũng như năng lực tài chính của PJICO. c, Hoạt động đầu tư tài chính: Hoạt động đầu tư của PJICO trong những năm qua phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. PJICO đã thực hiện việc quản lý dòng tiền đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong toàn Công ty. Danh mục đầu tư của PJICO đã được đa dạng hoá, PJICO đã đầu tư vào hầu hết các loại hình đầu tư như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, tiền gửi, bất động sản,... Năm 2007, danh mục đầu tư của PJICO đã được cơ cấu lại theo đó tỷ trọng đầu tư tiền gửi giảm, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn đầu tư và chấp nhận mức độ rủi ro vừa phải. PJICO đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, góp vốn cổ phần vào Tổng công ty CP tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare), Công ty cổ phần Xây lắp I Petrolimex.; Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex (Pland), Công ty cổ phần Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco)....., ngoài ra PJICO còn thường xuyên theo dõi sự biến động của Thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý. Nhìn chung hoạt động đầu tư đã thực sự đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận kinh doanh của PJICO, góp phần nâng cao năng lực tài chính của công ty trong những năm vừa qua. II. Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO giai đoạn 2003 – 2007: 1. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên thị trường hiện nay: Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam những năm qua đã có bước tăng trưởng khả quan. Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba những năm qua tăng khá, đóng góp đáng kể vào mức tăng chung toàn thị trường. Hơn thế nữa đây là một loạt hình bảo hiểm khá phổ biến và có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân. Năm 2007, là năm khá thành công đối với ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng với tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập quốc tế mạnh mẽ thông qua tiếp nhận đầu tư và đổi mới quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng có những điểm thuận lợi nổi bật. Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách có tác động tích cực tới thì trường. Môi trường pháp lý thuận lợi đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm xe cơ giơi nói chung và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng tăng trưởng lâu dài. Quyết định số 23/2007/QĐ- BTC ngày 9/4/2007 của Bộ tài chính ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 12/06/2007. Trong đó có điểm đáng chú ý nhất là thời hạn bảo hiểm băt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm, khuyến khích chủ xe mua bảo hiểm nhiều hơn một năm với chế độ giảm phí. Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm và nâng mức trách nhiệm, phí trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với người thứ ba được nâng lên 50% với tỷ lệ phí tăng lên 1,5 lần… giúp số phí thu tăng lên đáng kể. Nghị quyết 32 của chính phủ về công tác trật tự an toàn giao thông trong đó có chương trình đội mũ bảo hiểm là cơ hội để các doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy kết hợp với các chương trình này. Thông tư liên tịch số 16 của Bộ Công an- Bộ tài chính được ban hành tạo thuận lợi cho việc giám định tai nạn, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và hỗ trợ khai thác bảo hiểm. Trong quy chế điều tra tai nạn đã có nội dung cung cấp hồ sơ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, sự cộng tác giữa hai nghành đã chặt chẽ hơn trong quy trình giải quyết tai nạn và khai thác bảo hiểm. Ngoài ra, chính sách giảm thuế nhập khẩu xe ôtô( cả xe mơi và cũ ) đã khiến lượng xe nhập tăng vọt cũng là một thuận lợi nổi bật đối với nghiệp vụ bảo hiểm đầy tiềm năng này. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cớ giới đối với người thứ ba đối với các công ty trên thị trường cũng gặp không ít những khó khăn. Tính đến hết năm 2007, trên toàn thị trường có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Con số đó sẽ không dừng trong năm nay. Theo cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong việc khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc do vậy việc cạnh tranh trên thị trường đối với nghiệp vụ này sẽ trở nên rất gay gắt. Hơn nữa, tình trạnh giảm phí, trục lợi bảo hiểm tiếp tục là mối quan ngại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp lớn, chiếm khoảng 70% thị phần bao gồm: Bảo Việt, PJICO, Bảo Minh đã hợp tác với nhau vì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ, mới ra đời mải miết chạy đua theo doanh thu. Điều đó khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp nghiệp vụ này ngày càng “ nóng” hơn. Ngoài ra, việc cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm này gặp phải một khó khăn không nhỏ đó là sự thiếu hiểu biết của người đân về bảo hiểm TNDS xe cơ giới. Nhìn chung ở Việt Nam hiện nay, nhận thức của người dân về bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung và bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới nói riêng còn hạn chế, người dân chưa thấy được sự đe doạ của rủi ro khi gây ra tai nạn giao thông, thậm chí còn coi thường, không thận trọng khi điều khiển xe, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép… Như vậy, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện này có nhiều thuận lợi và không ít những khó khăn. Trước thực trạng đó của thị trường trong những năm vừa qua, lãnh đạo và tập thể nhân viên công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX có những giải pháp hợp lý và đúng đắn, tận dụng những lợi thế vốn có và khắc phục khó khăn vươn lên và cũng có vững chắc vị trí thứ 3 của mình trên thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm này. 2. Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO Như đã phân tích ở trên, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới luôn là nghiệp vụ mũi nhọn của PJICO trong những năm gần đây. Là một bộ phận của bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO trong những năm vừa qua cũng thu hút được một lượng đông đảo khách hàng tham gia và tái tục trong những năm tiếp sau đó. Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thể hiện như sau: Bảng 2.4: Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO giai đoạn 2003- 2007: Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Số xe thực tế lưu hành: Ôtô - Xe máy Xe 11.752.222 13.026.742 14.083.476 15.567.149 17.544.398 655.992 705.192 735.606 776.303 865.412 10.273.000 12.321.550 13.347.875 14.790.846 16.678.986 Số xe tham gia bảo hiểm: - Ôtô - Xe máy Xe 546.426 782.291 808.851 703.426 1.419.296 120.385 135.410 141.457 131.814 162.500 426.041 646.881 667.394 517.612 1.256.796 Tỷ lệ tham gia: - Ôtô - Xe máy % 4,65 6,01 5,74 4,51 8,08 18,35 19,20 19,23 16,97 18,77 3,84 5,25 5,00 3,50 7,53 Tốc độ tăng số xe tham gia: - Ôtô - Xe máy % - 43,16 3,39 - 13,03 101,76 - 12,48 4,46 - 6,81 23,27 - 51,84 3,17 - 22,44 142,80 ( Nguồn: phòng bảo hiểm xe cơ giới PJICO ) Từ bảng số liệu trên ta thấy, sô xe tham gia bảo hiểm tại PJICO không ngừng ra tăng qua các năm. Đây là những nổ lực to lớn của PJICO trong công tác tìm kiếm, khai thác và chào bán sản phẩm của công ty. Số lượng chi nhánh và đại lý của PJICO không ngừng ra tăng qua các năm. Hiện nay, toàn công ty có 48 chi nhánh và trên 4.500 đại lý trên toàn quốc chính vì vậy khả năng thu hút và tìm kiếm khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này của PJICO ngày càng được mở rộng và triệt để. Trong những năm gần đây, tận dụng ưu thế của mình là một thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, PJICO đã triển khai bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy- ôtô ngay tại các trạm xăng của PETROLIMEX. Đây là một vị trí tương đối thuận lợi để thực hiện chào bán bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của PJICO ra công chúng. Lợi thế về vị trí này cũng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao số lượng khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm này của PJICO. Qua kết quả về tình hình tham gia bảo hiểm tại PJICO giai đoạn 2003- 2007 vừa qua ta thấy các năm từ 2003 tới năm 2005 số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm tại PJICO liên tục gia tăng. Tới năm 2006 số lượng khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm này tại PJICO đột ngột giảm xuống so với năm 2005. Tốc độ giảm là 13,01%. Trong đó số xe máy tham gia giảm 22,44%; ôtô giảm 6,81%. Sự giảm xuống này không chỉ ở riêng PJICO mà đây là sự giảm xuống chung của toàn thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Sở dĩ vậy vì năm 2006 chính phủ bãi bỏ quy định bắt buộc phải có bảo hiểm khi đăng ký xe máy mới, điều này làm lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này trên toàn thị trường sụt giảm đáng kể. Sang năm 2007 cùng với sự phát triển chung của toàn thị trường về bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, PJICO thực hiện bán bảo hiểm kỳ hạn 2 năm kèm theo một mũ bảo hiểm. Chính sách này của công ty đã làm số lượng xe máy tăng ra bảo hiểm TNDS tăng 142,80% so với năm 2006, về số tuyệt đối tăng 739.184 xe. Cũng trong năm 2007, lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm TNDS tại PJICO tăng lên đáng kể, số lượng xe ôtô tham gia tăng so với năm 2006 là 23,27%, về số tuyệt đối tăng 30.686 xe. Lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO tăng nhanh là do năm 2007 thị trường ôtô phát triển mạnh, chính sách giảm thuế nhập khẩu của nhà nước làm lượng ôtô bán ra khoảng 80.000 chiếc( nguồn VAMA) tăng 97% so với năm 2006, cộng với sự lớn mạnh về thương hiệu PJICO và mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, PJICO đã thu hút được một lượng lớn số xe ôtô tham gia bảo hiểm TNDS như trên. Về kết quả doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO trong những năm qua được phản ánh như sau: Bảng 2.5: doanh thu phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm PJICO giai đoạn 2003 – 2007: Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Triệu đồng 65.567,01 87.034,26 91.167,62 81.034,28 165.486,48 Tốc độ tăng doanh thu % - 32,74 4,75 -11,12 104,22 Doanh thu toàn nghiệp vụ BH xe cơ giới Triệu đồng 262.458 286.828 343.830 280.047 463.138 Tỷ trọng DT phí BHTNDS so với BH xe cơ gíới % 24,98 30,34 26,52 28,94 35,73 Doanh thu phí bảo hiểm gốc Triệu đồng 580.456 597.884 726.520 667.377 880.126 Tỷ trọng DT phí BHTNDS so với DT phí BH gốc % 11,30 14,56 12,55 12,14 18,80 (Nguồn: Phòng bảo hiểm xe cơ giới PJICO) Doanh thu phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra tăng qua các năm thể hiện sự lớn mạnh về thương hiệu PJICO trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Năm 2006, phí bảo hiểm nghiệp vụ này có sự sụt giảm so với những năm trước là đo sự sụt giảm về số người tham gia như đã giải thích ở trên. Sang năm 2007, sự ra tăng đột biến về số lượng chủ xe tham gia bảo hiểm ._.ụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong những năm vừa qua đạt được kết quả như sau: Bảng2.17: Hiệu quả giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO ST Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số vụ đã giải quyết bồi thường Vụ 1521 5.617,00 6.213,00 5.217,00 5.989,00 2 Chi phí phục vụ giải quyết bồi thường trong kỳ Trđ 513,16 1.742,21 1.850,28 1.781,12 1.642,60 3 Hiệu quả công tác bồi thường tổn thất trđ/ vụ 2,96 3,22 3,36 2,93 3,65 ( Nguồn: phòng bảo hiểm xe cơ giới PJICO ) Từ kết quả trên ta thấy, hiệu quả công tác giải quyết bồi thường tổn thất được cải thiện đáng kể qua các năm từ 2003- 2007. Với một đồng chi phí bỏ ra thì công ty đã tiến hành giải quyết bồi thường được nhiều vụ tổn thất hơn. Kết quả này một phần là hệ quả của công tác giám định tổn thất. Việc thực hiện giám định tổn thất như đã phân tích ở trên ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn, đây là một tiền đề tốt thúc đẩy hiệu quả công tác giải quyết bồi thường được nâng cao trong những năm qua. Hơn nữa, quy định của công ty về thời gian tiến hành giải quyết bồi thường đối với từng mức bồi thường cụ thể ( như đã trình bày ở trên ) đã thúc đẩy cán bộ phụ trách giải quyết bồi thường chú trọng tiến hành đúng thời gian quy định. Điều này góp phần làm giảm đáng kể chi phí tổ chức xét giải quyết bồi thường và do vậy hiệu quả công tác này cũng tăng lên tương ứng. Chương ba: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH- BỒI THƯỜNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI PJICO I. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của PJICO: 1.Mục tiêu phát triển chung: Mục tiêu của Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX : Trở thành một TCTy tài chính - bảo hiểm hàng đầu Việt nam về chất lượng và hiệu quả , khẳng định thương hiệu “PJICO – Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp”; Để thực hiện mục tiêu phát triển này PJICO thực hiện những chính sách sau : - Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng. - Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, năng động và thân thiện để nhân viên phát huy tài năng và sáng tạo. - Hợp tác hiệu quả với các đối tác để cùng phát triển và đóng góp xây dựng cộng đồng - Phát triển bền vững để gia tăng giá trị cho các cổ đông thông qua đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính. 2. Các mục tiêu cơ bản năm 2007: Định hướng chung: - Tăng vốn từ 336 tỷ lên 500 tỷ đồng, chuẩn bị các bước cần thiết để chuyển đổi lên mô hình Tổng công ty. - Tổng doanh thu phấn đấu tăng trưởng 20% - Lợi nhuận phấn đấu tăng trưởng 100% (ứng với mức vốn 500 tỷ đồng ) - Có chương trình đầu tư lớn phát triển thương hiệu. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản: Tổng thu kinh doanh : 1.250 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc là 1020 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thu : 100 tỷ đồng. II. Phương hướng mục tiêu trong công tác Giám định- Bồi thường của PJICO: Với mục đích nhằm nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả công tác giám định bồi thường trong thời gian tới. Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những phương hướng mục tiêu cho công tác giám định bồi thường nói chung và giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO trong thời gian tới như sau: - Đảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan tất cả mọi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiẻm của công ty, tạo dựng long tin của khách hàng và uy tín cua PJICO trên thị trường. - Phòng Giám định - Bồi thường có nhiệm vụ quản lý hướng dẫn, đồng thời trực tiếp thực hiện giám định hoặc phối hợp với các đơn vị của PJICO đảm bảo tai nạn xảy ra ở đâu thì PJICO có trách nhiệm trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người có thẩm quyền tham gia giám định, đề phòng hạn chế tổn thất ngay tại đó nhằm khắc phục hậu quả thiệt hại kịp thời. - Nâng cao tính chuyên nghiệp của PJICO trong quá trình thực hiện các khâu công việc. Do đó công tác giám định bồi thường yêu cầu phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, không gây phiền phức, khó khăn cho khách hàng. - Công tác giám định bồi thường có nhiệm vụ phải tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc quyết tâm phấn đấu xây dựng thương hiệu PJICO trên thị trường, phấn đấu trở thành nhà bảo hiểm Ôtô- xe máy chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường. - Quyết tâm đấu tranh phòng chống trục lợi bảo hiểm nhằm giảm bớt chi giải quyết bồi thường, nâng cao lợi nhuận công ty đồng thời đảm bảo được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. II. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giám định- Bồi thường tại PJICO: Công tác giám định bồi thường nói chung và giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO trong thời gian tới được ban lãnh đạo công ty nhận định có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Các chi nhánh PJICO nhất là các chi nhánh mới thành lập đi vào hoạt động ổn định, đội ngũ cán bộ làm công tác giám định đã quen với công việc thực tế. Tính đến thời điểm hiện nay, PJICO có 48 chi nhánh trên toàn quốc, trong đó có những chi nhánh mới được thành lập như chi nhánh Tuyên Quang, Quảng Ngãi… Tuy nhiên trong vài năm gần đây, hiệu quả khai thác cũng như bồi thường nghiệp vụ của các chi nhánh này là tương đối tốt. Điều này tạo ra sự đồng bộ về chất lượng hoạt động của các chi nhánh PJICO, với mạng lưới hoạt động rộng khắp và chấp lượng phục vụ không ngừng được nâng lên đây sẽ là một ưu thể của PJICO trong công tác triển khai các nghiệp vụ mà PJICO thực hiện tới khách hàng trong phạm vi rộng lớn. - Mạng lưới của PJICO rộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố nên việc phối hợp giám định giải quyết bồi thường hộ giữa các đơn vị trong toàn công ty cũng được thuận lợi. Trong thực tế, rủi ro có thể xảy ra bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy có những vụ tổn thất nằm ở vị trí quá xa so với địa điểm của đơn vị cấp đơn bảo hiểm, sự cách biệt về vị trí địa lý này có thể dẫn đến trở ngại đáng kể trong công tác giám định giải quyết bồi thường của các công ty bảo hiểm. Đối với PJICO, trong hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, công ty đã xây dựng được một mạng lưới chi nhánh phủ kín mọi vùng đất nước. Điều này không những giúp công ty nâng cao được thương hiệu, khai thác được triệt để khách hàng tiềm năng mà còn có vai trò rất lớn trong việc hổ trợ lẫn nhau trong việc giám định giải quyết bồi thường đối với những tổn thất xảy ra trong hoặc gần với địa bàn có sự hoạt động của PJICO. Sự phối kết hợp này giữa các chi nhánh làm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết bồi thường một cách đáng kể. - Công ty cũng đã phối kết hợp được quan hệ với các công ty giám định tại các địa phương giúp công tác giám định trở nên nhanh chóng và kịp thời hơn. Để đói phó với trường hợp những tổn thất quá lớn hoặc tổn thất xảy ra tại những khu vực chưa có sự hoạt động của PJICO, công ty đã chủ động liên kết, đặt quan hệ lâu dài với các đơn vị giám định độc lập tại địa phương nhằm thay mặt PJICO hoặc phối kết hợp với các đơn vị của PJICO trong công tác giám định. Điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chính xác, khoa học cũng như kịp thời đối với các tổn thất thuộc trách nhiệm của PJICO. - Công ty đã thực hiện phân cấp thêm cho các Văn phòng khu vực tại Hà Nội để tăng cường tính chủ động trong kinh doanh cũng như phục vụ khách hàng. 2. Khó khăn: Công tác giám định giải quyết bồi thường trong thời gian tới được công ty nhìn nhận có những khó khăn như sau: - Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trên toàn thị trường là rất lớn. Với lộ trình thực hiện cam kết của WTO, thuế nhập khẩu các loại xe ngày càng được giảm xuống, cộng với thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Do vậy số lượng xe cơ giới tham gia trên thị trường sẽ ngày một gia tăng. Bên cạnh đó tình hình tai nạn giao thông ngày càng trở nên nghiệp trong. Số vụ tai nạn có tính chất phức tạp và nghiêm trọng tăng lên đáng kể. Đây là một khó khăn không chỉ với mình PJICO mà còn với những công ty bảo hiểm đang triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị trường. - Trong năm 2007, thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo công ty là nâng cao kiến thực nghiệp vụ, rà soát lại cách thức bố trí và chất lượng làm việc của các nhân viên. Toàn thể công ty đã có những thay đổi lớn về nhân sự. Thực hiện chủ trương đó của ban lãnh đạo, Phòng GĐBT Công ty và một số chi nhánh có thay đổi về nhân sự làm công tác này như chuyển sang đơn vị Bảo hiểm khác nên có sự xáo trộn trong việc thụ lý và tiếp cận các hồ sơ đang giải quyết. - Tình hình trục lợi bảo hiểm gia tăng và ngày càng phức tạp đòi hỏi mất nhiều thời gian thanh tra, xác minh khi giải quyết việc giám định bồi thường. Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm gay gắt và khách hàng ngày càng có sự so sánh giữa các công ty. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng, chính vì vậy ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm ra nhập thị trường, bên cạnh đó những công ty đang hoạt động trên thị trường ngày càng nổ lực nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút và tìm kiếm khách hàng mới. Chính vì sự cạnh canh ngày càng gay gắt như vậy, công ty ngày càng cần phải nổ lực hơn nữa trong công tác giám định giải quyết bồi thường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. - Vấn đề khai thác bán bảo hiểm cũng có những vấn đề tồn tại như điều kiện, điều khoản không rõ ràng, chặt chẽ, vấn đề thu phí bảo hiểm của khách hàng, chiếm dụng phí của cán bộ… dẫn đến việc giải quyết bồi thường không thuận lợi, có một số trường hợp gây thắc mắc khiếu kiện của khách hàng. Điều này đặc biệt hay xảy ra ở những đại lý mới vào nghề, do không hiểu biết và được đào tạo bài bản về bảo hiểm nên đôi khi đại lý giữ phí của khách hàng mà không nộp lại cho công ty. Như vậy hợp đồng bảo hiểm với khách hàng không có hiệu lực. Khi tổn thất xảy ra công ty không có căn cứ để bồi thường cho khách hàng dẫn đến mâu thuẫn đáng tiệc giữa khách hàng với công ty, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của PJICO trên thị trường. - Số cán bộ làm công tác giám định bồi thường tại các đơn vị còn thiếu, đa số cán bộ thực hiện công tác giám định bồi thường tại PJICO chưa được qua trường lớp đào tạo bài bản, hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệp. Hơn nữa, các cán bộ giám định bồi thường tại các văn phòng, chi nhánh của PJICO chưa có thời gian chuyên sâu vào công việc của mình, họ kiêm nhiệm một lúc nhiều công việc khác như quản lý, khai thác… do vây việc quá trình công tác còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận, chi nhánh chưa kịp thời dẫn đến một số vụ tổn thất xử lý còn chậm chễ. - Vấn đề cập nhật được các thông tin, văn bản hướng dẫn từ tổng công ty về công tác giám định bồi thường tổn thất của các chi nhánh còn chậm. Chính vì dẫn đến tình trạng thực hiện không đồng bộ trên toàn công ty, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chung của PJICO. III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định bội thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm PJICO: 1.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định tổn thất: Công tác giám định tổn thất tại PJICO giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ và góp phần làm nâng cao thương hiệu của PJICO trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại ở một số đơn vị của PJICO việc tổ chức giám định đang còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định gây khó khăn, phiền hà cho khách hàng. Trong thời gian tới nhằm duy trì, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại trong công ty, hướng tới sự hoàn thiện đồng bộ trong toàn PJICO về công tác giám định tổn thất cần có những giải pháp cơ bản sau đây: 1.1. Tăng cường số lượng cán bộ thực hiện công tác giám định: Như đã nêu ở trên, công tác giám định tại PJICO có những thời điểm trở nên quá tải do lực lượng cán bộ đảm nhiệm công tác này còn quá mỏng. Đa số cán bộ giám định ở các đơn vị, chi nhánh còn kiêm nhiệm một lúc quá nhiều công việc, do vậy có thời điểm khi tai nạn xảy ra, cần giám định viên tới giám định trong khi đó thì cán bộ thực hiện công việc này đang cùng thời điểm thực hiện công việc khác theo kiêm nhiệm Trong thời gian tới công ty cần thực hiện tăng cường cán bộ thực hiện công tác này. Song cán bộ được tuyển mới cũng cần được công ty đặt ra tiêu chí cơ bản như Có trình độ chuyên môn, am hiểu về bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm xe cơ giới, am hiểm về xe cơ giới, hiểu biết về tình hình giá cả và chi phí sửa chữa trên thị trường… Việc thực hiện tăng cường số lượng cán bộ làm công tác giám định có thể được thực hiện từ nhiều hướng khác nhau, Cụ thể như: - Thông báo tuyển dụng một cách rộng rãi: đây là phương pháp cơ bản, phổ biến được nhiều công ty sử dụng. Nếu thực hiện tuyển chọn từ theo phương pháp này đòi hỏi bộ phận tuyển dụng nhân sự phải có được sự thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ các khâu từ thông báo tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ những ứng viên đáp ứng được yêu cầu của công ty đến việc phỏng vấn, tuyển chọn những ứng viên phù hợp. Trong đó đặc biệt công tác phỏng vấn tuyển chọn cần phải được thực hiện một cách khách quan và nhìn nhận chính xác về khả năng, điểm mạnh của các ứng viên tham gia thi tuyển từ đó chọn được những người tốt nhất phục vụ cho PJICO. - Rà soát, xem xét lại cách thức bố trí nhận sự của công ty. Từ đó thực hiện chuyển những cán bố có khả năng, có hiểu biết từ các bộ phận có tính chât tương đương về làm công tác giám định bồi thường nghiệp vụ này. Việc thưc hiện theo cách này có lợi thế là sử dụng được nhân lực của công ty, không tốn thời gian thi tuyển và đào tạo. Những cán bộ này đã có những hiểu biết khá đầy đủ vềquy trình thủ tục làm việc của công ty nên việc giải quyết công việc có nhiều điểm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này một cách không linh hoạt thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng không cân đối cán bộ giữa các nghiệp vụ. - Thu hút những cán bộ thực hiện công tác này từ các công ty khác. Công việc này có lới thế là sử dụng được cán bộ có kinh nghiệm từ các công ty khác. Tuy nhiên để thực hiện được nó đòi hỏi công ty phải có được chính sách thu hút và chế độ ưu đãi tốt đối với cán bộ được tuyển dụng. 1.2. Đẩy mạnh thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác giám định bồi thường: Một thực tế được lãnh đạo PJICO nhìn nhận đó là chất lượng cán bộ thực hiện công tác giám định. Trên thực tế, đa phần các giám định viên của PJICO hiện nay đều không được đào tạo một cách bài bản, chính quy; đa số họ làm việc dựa vào kinh nghiệm tự rút từ bản thân qua các lần tác nghiệp. Do vậy năng lực chuyên môn của họ còn nhiều hạn chế, điều này cũng góp phần không nhỏ vào sự chậm chễ của việc tổ chức giám định tổn thất. Chính vì những hạn chế về chất lượng cán bộ giám định, trong thời gian tới đi đôi với việc tăng cường bổ sung cán bộ giám định bồi thường, công ty cần đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng những cán bộ làm công tác này theo định kỳ. Công việc này là hết sức cần thiết vì thực tế những rủi ro tổn thất ngày càng nghiêm trọng, và có tính chất phức tạp. Hơn nữa, hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngày một ra tăng. Việc thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo định kỳ ngoài việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các giám định viên còn giúp cán bộ thực hiện công tác này nhanh chóng nhận biết và đối phó với những thay đổi của thực tế triển khai nghiệp vụ. Với hệ thống mạng lưới chi nhánh lớn và rộng khắp cả nước việc thực hiện đào tạo bồi dưỡng cho tất cả các giám đinh viên ngay cùng một lúc sẽ rất khó khăn do vậy có hai hướng để công ty thực hiện công việc đào tạo này: Cách thứ nhất: Định kỳ hàng năm công ty sẽ tổ chức đào tạo cho các cán bộ giám định bồi thường theo từng đợt và theo vùng lãnh thổ. Nghĩa là việc tổ chức đào tạo sẽ được tổ chức riêng cho từng khu vực địa lý có phạm vi hoạt động của PJICO. Đến đợt học các cán bộ sẽ được đào tạo tập trung tại tổng công ty. Đây là một cơ hội tốt để những mọi người co thời gian bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm thực tế và những kiến thưc bổ ích nhằm trau dồi và nâng cao hiệu quả làm việc. Cách thức hai: Tổng công ty sẽ củ cán bộ của phòng đào tạo tới các đơn vị mới thành lập, hoặc hoạt động hiệu quả để thực hiện công tác đào tạo. Tuỳ theo chất lượng công việc và đánh giá về chi phí thực hiện mà công ty có thể lựa chọn một trong hai cách nêu trên. Tuy nhiên dù thực hiện theo cách nào thì cũng phải đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao được năng lực chuyên môn cho cán bộ giám định viên, thực hiện phổ biến, giải thích và hướng dẫn thực hiện những quy định mới của công ty. Công việc này cũng phải đòi hỏi Phòng Đào tạo của công ty không ngừng nghiên cứu, trao đổi và cập nhật những kiến thức mới phù hợp với tình hình thực tế của công ty để phổ biến, đào tạo cho các cán bồ giám đinh viên. 1.3 Hoàn thiện quy trình và kiểm tra chặt chẽ việc thực quy trình giám định tổn thất: Hàng năm, công ty đều có những sửa đổi bổ sung về quy trình giám đinh tổn thất, tuy nhien công tác tổ chức thực hiện quy trình giám định chưa chặt chẽ, biên bản ghi chép chưa được cụ thể rõ ràng. Điều này thường diễn ra ở những chi nhánh mới thành lập va với những giám định viên mới vào nghề. Hơn nữa công tác phổ biến kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy trình của công ty tuy đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ trên phạm vi toàn công ty, dẫn đến những sai phạm trong thực hiện quy trình. Chính vì vậy để công ty cân quy định: việc thực hiện hoàn thiện quy trình được Phòng Giám định- Bồi thường của công ty nghiên cứu thực hiện tuy nhiên phải thoả mãn tiêu chuẩn ISO của công ty và được Tổng giám đốc PJICO trực tiếp phê duyệt. Quy trình giám định được ban hành phải phù hợp với tình hinh thực tế của công ty, thoả mãn định hướng chung của công ty trong công tác giám định bồi thường là nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả. Song song với việc ban hành, sửa đổi quy trình phòng Thanh tra- Pháp chế của công ty phối hợp với phòng bảo hiểm xe cơ giới và Phòng Giám đinh bồi thường lập ra ban kiểm tra nhằm kiểm tra và quán triệt chặt chẽ trong toàn công ty việc thực hiện quy trình mà công ty ban hành. Động thái này sẽ giúp công tác giám định bồi thường trở nên chặt chẽ và đồng bộ trong toàn thể công ty. 1.4 Trang bị, bổ sung và thay mới những trang thiết bị phục cho công tác giám định Yếu tố đầu tiên quan trọng góp phần tăng tính chuẩn xác trong công tác giám định đó là công tác kiểm tra, khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra tổn thất. Nhằm hỗ trợ cho giám định viên có được những kết luận chính xác trong công tác giám định tổn thất, công ty cần tăng cường hơn nữa việc trang bị phương tiện vật chất kỹ thuật cho giám định viên thực hiện tác nghiệp. Hiện nay, các giám định viên cũng đã được trang bị một số công cụ cần thiết tuy nhiên số lượng các trang thiết bị này còn hạn chế, nên khi có nhiều tổn thất xảy ra cùng một lúc sẽ không đủ công suất để phục vụ công việc của giám định viên. Do vậy trong thời gian tới công ty cần nhanh chóng trang bị thêm và trang bị mới cho giám định viên các phương tiện thiết yếu, hiện đại như máy ảnh, máy quay chuyên dụng, máy tính xách tay…. nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ giám định. 1.5. Thực hiện nâng cao hiểu biết của khách hàng về quyền lợi và trách nhiệm của họ ngay từ khâu khai thác: Nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm là để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông, họ không hiểu hết về quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia mua bảo hiểm TNDS sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Khi tai nạn xảy ra nhiều chủ xe không biết phải thông báo cho ai? Và thông báo ở đâu? dẫn đến việc chậm trễ trong công tác khai báo tổn thất, ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác giám định do hiện trường để lâu có sự xáo trộn. Điều này một phần là do những hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn hạn chế, mặt khác là do trong công tác khai thác, cung cấp sản phẩm cho khách hàng các đại lý chưa giải thích cho khách hàng biết họ phải làm gì khi rủi ro xảy ra, điều này làm cho khách hàng cảm thấy lung túng trong việc khai báo tổn thất. Chính vì vậy, Công ty cần quán triệt đồng bộ tới các chi nhánh, đại lý của mình việc hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách hàng biết về cách thức sử lý tình huống khi có rủi ro xảy ra ngay từ khi khai thác. Thực hiện được điều này là một bước tích cực trong việc nắm bắt thông tin tổn thất từ khách hàng nhanh chóng và kịp thời ngay sau khi có tổn thất xảy ra. 1.6 Tăng cường quan hệ chặt chẽ với cơ quan công an và các đơn vị có liên quan: Việc thiết lập quan hệ với các cơ quan chức năng có liên quan hiện nay về cơ bản đang được PJICO tiến hành thực hiện. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa tới các quan hệ này trên cơ sở “ hợp tác, hai bên cùng có lợi”. Nếu thiết lập được các quan hệ này chặt chẽ sẽ giúp công ty rất nhiều trong việc nâng cao tính chính xác và rút ngắn thời gian tiến hành giám định tổn thất. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết bồi thường: 2.1. Thực hiện nâng cao năng lực cán bộ xét giải quyết bồi thường, đồng thời quy định nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ PJICO: Từ thực tế cho thấy, mặt bằng chung về năng lực của cán bộ thực hiện công tác giải quyết bồi thường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cán bộ ở các chi nhánh mới thành lập. Chính vì vậy, công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ xét giải quyết bồi thường nên được thực hiện song song với công tác đào tạo cán bộ giám định như đã nêu ở phần trên. Thực hiện tốt công tác này sẽ nâng cao được chất lượng và thời gian giải quyết bồi thường. Đông thời hạn chế được những lãng phí không cần thiết cho công ty do việc thiếu năng lực của cán bộ gây ra. Đồng thời vơi việc nâng cao năng lực cán bộ công ty cần phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên PJICO, đặc biệt đối với cán bộ thực hiện công tác giám định bồi thường. Cụ thể những hành vi sau đây được coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và bị sử phạt nghiêm khắc: Cửa quyền, hách dịch hoặc có biểu hiện vòi vĩnh trong giao dịch giải quyết bồi thường với khách hàng. Nhận tiền của khách hàng nhận bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, mặc dù đó là tự nguyện của khách hàng; Móc ngoặc với các đơn vị cung ứng dịch vụ( như sữa chữa, cung cấp phụ tùng…) để nhận tiền phần trăm chênh lệch gây thiệt hại cho PJICO, hoặc nhận tiền dưới bất kỳ hình thức nào của các đơn vị đó trong quá trình giải quyết bồi thường; Cố tình chậm trễ trả tiền bồi thường cho khách hàng hoặc trả tiền bồi thường cho khách hàng làm nhiều lần mà không có lý do chính đáng. 2.2. Phân định trách nhiệm rõ ràng của các cấp trong quá trình bồi thường: Nhằm nâng cao hiệu quả và tính đồng thuận trong việc giải quyết bồi thường cần phải thực hiện phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc tổ chức thực hiện giải quyết bồi thường. Cụ thể trách nhiệm của các bộ phận được quy đinh như sau: Giám định viên hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ giám định hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung giám định của mình. Lãnh đạo phòng nghiệp vụ/ cán bộ được giao quyết định những vấn đề liên quan đến giá cả trong bồi thường chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Lãnh đạo phòng nghiệp vụ/ cán bộ được giao nhiệm vụ thụ lý hồ sơ bồi thường, trình đề xuất bồi thường của từng đơn vị chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bồi thường và những đề suất bồi thường của mình. Lãnh đạo Phòng kế toán/ cán bộ kế toán phụ trách bồi thường của các đơn vị chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ, hoá đơn trong hồ sơ bồi thường và việc thanh toán tiền bồi thường theo đúng quy định Người ra văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết bồi thường chịu trách nhiệm về nội dung chỉ đạo,hướng dẫn của mình. Lãnh đạo các đơn vị, người được phân cấp chịu trách nhiệm về việc ra quyết định bồi thường của mình. Với việc phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận và của từng cán bộ trong việc thực hiện giải quyết bồi thường như trên công tác giám định giải quyết bồi thường tổn thất nói chung và bồi thường tổn thất nghiệp vụ TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng tại PJICO sẽ được thực hiện một cách bài bản, mỗi cán bộ từ việc chú trọng thực hiện đúng phần việc của mình sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong công tác giải quyết bồi thường tổn thất của công ty. 2.3. Nâng cao vai trò công tác hậu kiểm giải quyết bồi thường: Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giải quyết bồi thường của các đơn vị chưa thực sự sâu sát, một số những vụ có đấu hiệu tiêu cực chưa được phát hiện gây thiết hại về kinh tế cho công ty. Do vậy để đảm bảo việc thực hiện công tác giải quyết bồi thường được tiến hành đúng theo quy định, công ty cần thực hiện và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chặt chẽ các khâu của quá trình giải quyết bồi thường. Công tác được Phòng thanh tra pháp chế phối kết hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện việc kiểm tra của mình. Cụ thể như sau: - Phòng thanh tra pháp chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có kế hoạch định kỳ và đột ngột kiểm tra việc thực hiện các quy định của các đơn vị trong quá trình giải quyết bồi thường. Kiến nghị xử lý các vi phạm về giải quyết bồi thường. - Trong quá trình hướng dẫn giải quyết bồi thường đối với các đơn vị. Phòng giám định bồi thường có quyền yêu cầu Phòng Thanh tra- Pháp chế tham gia kiểm tra xác minh khi cần thiết. Đồng thời Phòng Thanh tra- Pháp chế có quyền tham gia kiểm tra xác minh vào việc giải quyết bồi thường đối với bất cứ vụ tổn thất nào nếu xét thấy cần thiết trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Phòng Giám định- Bồi thường và các đơn vị đảm bảo thời hạn giải quyết đã cam kết với khách hàng. - Các đơn vị sau khi giải quyết xong các vụ bồi thường trên phân cấp phải sao toàn bộ hồ sơ gửi phòng Giám đinh- Bồi thường. Phòng Giám định- Bồi thường hoàn chỉnh hồ sơ và gửi cho Phòng Thanh tra- Pháp chế. Phòng Thanh tra- Pháp chế sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính đúng đắn của việc giải quyết các vụ việc này. Việc thực hiện thanh kiểm tra như trên nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng cho tính minh bạch của việc bồi thường tổn thất, hạn chế được những thất thoát đáng kể do việc thực hiện sai trong công tác giải quyết bồi thường. 2.4. Thực hiện kiểm điểm, sử phạt nghiêm khắc đối với các cán bộ vi phạm, cố ý làm sai quy định của công ty: Cơ chế này góp phần tích cực trong việc đôn đốc, nhắc nhở cán bộ làm công tác giải quyết bồi thường thực hiện đúng quy định của công ty và đạo đức nghế nghiệp. Việc sử phạt phải tuân theo nguyên tăc: “ vi phạm liên quan đến khâu nào, của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả do vi phạm đó gây ra. Các cấp có liên quan đến vụ việc vi phạm đó đều phải chịu trách nhiệm liên đới.” Tuỳ theo mức độ hậu quả vụ vi phạm, mức độ lỗi ( cố ý hay vô ý ), thái độ sửa chữa khắc phục hậu quả, quá trình công tác… để xem xét xử lý với các hình thức như sau: Bồi hoàn lại toàn bộ hay một phần số tiền thiệt hại cho đơn vị. Khiển trách hoặc cảnh cáo cán bộ vi phạm. Hạ bậc lương. Cách chức Buộc thôi việc hoặc đề nghị xử lý trước pháp luật 2.5. Tăng thêm phân cấp cũng như trách nhiệm nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cho các văn phòng khu vực Hà Nội: Với mức phân cấp của công ty hiện nay, các chi nhánh của PJICO có đủ thẩm quyển để thưc hiện giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba do vậy việc thực hiện ở các chi nhánh là hoàn toàn tự chủ và linh hoạt. Tuy nhiên, phân cấp trách nhiệm của các văn phòng Bảo hiểm khu vực Hà Nội còn hạn chế, điều này làm cho công tác tổ chức giám định- bồi thường ở các văn phòng này trở nên kém linh hoạt. Với những vụ việc có mức trách nhiệm cao phải thực hiện chuyển về tổng công ty tổ chức thực hiện. Như vậy gây ra gánh nặng cho tổng công ty trong việc tổ chức bồi thường. Chính vì vậy nếu công ty thực hiện tăng phân cấp cho các chi nhánh toàn quyên sử lý những tổn thất có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm này thì việc giải quyết sẽ nhanh chóng và linh hoạt hơn, trách được những giấy tờ thủ tục phiền hà cho khách hàng. KẾT LUẬN Như vậy chúng ta có thể thấy rằng công tác giám định và bồi thường tổn thất nói chung có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công một nghiệp vụ bảo hiểm. Đồng thời nó góp phần nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của công ty trên thị trường bảo hiểm vốn đang cạnh tranh rất gay gắt ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2003- 2007 công ty cổ phần bảo hiểm PTROLIMEX về cơ bản đã thực hiện khá tốt công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, góp phần không nhỏ vào sự thành công việc triển khai nghiệp vụ này và cũng có vị trí thứ ba của PJICO trên thị trường về bảo hiểm xe cơ giới. Trong phạm vi chuyên đề thực tập của mình, em đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đồng thời nêu lên thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác giám định bồi thường nghiệp vụ này tại công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TH.S Bùi Quynh Anh, Phòng bảo hiểm khu vực số 10 và Phòng giám định bồi thường công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 2008 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Định. Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Định. Bảo hiểm Nguyên tắc và thực hành – Biên soạn: TS. David Bland - Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh. Luật kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành - Bộ Tài chính. Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh và định hướng nghiệp vụ kinh doanh công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX. Bản cáo bạch công tai cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX năm 2006- 2007 Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới – Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX Báo cáo thường niên hiệp hội bảo hiểm Việt Nam – Số 4 năm 2007 Luận văn của sinh viên khoá trước. Tạp chí Bảo hiểm. Các website: www.mof.gov.vn www.baoviet.com.vn portal.mt.gov.vn www.PJICO.com.vn www.vnexpress.net MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28510.doc
Tài liệu liên quan