Lời nói đầu
Lý do chọn đề tài
Không có một nền sản xuất nào có kế hoạch mà lại thiếu được các hệ thống định mức. Một trong những định mức quan trọng nhất, sát thực nhất quyết định tới tổ chức sản xuất, quản lý lao động đó là định mức lao động.
Định mức lao động là căn cứ để xác định nhu cầu, số lượng, chất lượng lao động trong từng dây chuyền sản xuất, nhằm cân đối sức lao động với năng lực sản xuất. Trên cơ sở định mức lao động, các xí nghiệp lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động tiền lươ
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công tác định mức lao động và việc áp dụng vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, kế hoạch tác nghiệp và điều độ kế hoạch sản xuất hàng ngày tại đơn vị mình.
Đối với xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, công tác định mức lao động trên cơ sở định mức lao động tiên tiến và đơn giá lương sản phẩm hợp ký luôn được xem là xương sống của công tác quản lý tổ chức lao động và quản lý kế hoạch sản xuất. Khi chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh đứng trước bước chuyển biến đầy khó khăn, yêu cầu đối với công tác định mức lao động cùng với các chế độ tiền lương, tiền thưởng thực sự đã tỏ rõ vai trò là đòn bảy kinh tế trong việc tăng cường quản lý, cải tiến tổ chức lao động, nâng cao kỷ luật lao động. Định mức lao động là một nhân tố quan trọng kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế của xí nghiệp.
Từ nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác định mức lao động nên trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội em quyết định chọn đề tài “Công tác định mức lao động và việc áo dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội” là chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của nghiên cứu này là:
Tìm hiểu tình hình tổ chức và thực hiện công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm của xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội.
Đưa ra một số kiến nghị về công tác định mức lao động và áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đề ra nghiên cứu này áp dụng mô hình của nghiên cứu trước và một số nghiên cứu khác có liên quan.
Nghiên cứu định lượng thông qua bảng hỏi, điều tra thu thập các số liệu liên quan tại phòng hành chính tổng hợp và các phòng ban khác của xí nghiệp.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc (bấm giờ, chụp ảnh).
4. Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 phần
Phần thứ nhất: Vai trò của định mức lao động đối với lương sản phẩm.
Phần thức hai: Tình hình thực hiện công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội.
Phần thứ ba: Một số kiến nghị về công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội.
Phần thứ nhất
Vai trò của định mức lao động
đối với lương sản phẩm
I. Những lý luận chung về định mức lao động
1. Sự cần thiết khách quan phải tiến hành công tác định mức lao động.
Định mức lao động là một lĩnh vực hoạt động thực tiễn để xây dựng và áp dụng mức lao động với tất cả quá trình lao động.
Trong mỗi một xí nghiệp để thực hiện được chiến lược sản xuất kinh doanh của mình thì họ phải biết được tiềm năng đang có và khả năng của mình đạt được.
Một trong những điều quan trọng là họ phải biết được năng suất lao động hiện tại của xí nghiệp ra sao? Có thể tăng năng suất lao động lên bao nhiêu? Số người lao động hiện có, trình độ của người lao động như thế nào? khả năng tiết kiệm lao động là bao nhiêu?
Muốn biết được vấn đề đó cần phải xác định được lượng lao động cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó. Thước đo số lượng lao động cần thiết biểu hiện thông qua mức lao động.
Mức lao động là một căn cứ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo, là cơ sở của tổ chức lao động khoa học đồng thời cũng là cơ sở của chế độ hạch toán kinh tế.
Như vậy quá trình sản xuất và kinh doanh có hiệu quả không thể không tiến hành công tác định mức lao động.
2. Khái niệm và phân loại mức lao động.
2.1 Khái niệm mức lao động
Mức lao động là lượng lao động hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn, chất lượng trong dk tổ chức kỹ thuật nhất định.
Như vậy mức lao động chỉ dựa vào yếu tố kỹ thuật, mà nó còn phụ thuộc vào trình độ, sức khoẻ của công nhân. Để có được hệ thống mức lao động cần phải tiến hành công tác định mức lao động.
Định mức lao động có nv nghiên cứu những lao động sống, với mục đích xác định một cách khoa học các mức lao động cho các bước công việc. Đồng thời tìm ra năng suất lao động và các biện pháp sử dụng lao động hợp lý để nâng cao năng suất lao động.
Nhiệm vụ của công tác định mức lao động trong xí nghiệp là phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành. Nghiên cứu tỷ mỷ thời gian để hoàn thành các bộ phận của bước công việc, toàn bộ bước công việc và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Từ đó xây dựng và áp dụng trong thực tiễn những mức kỹ thuật lao động.
Mức kỹ thuật lao động chịu tác động của nhiều nhân tố, nhất là thành tựu của khoa học kỹ thuật.
Bên cạnh đó định mức lao động còn phải quan tâm tới những vấn đề sau:
- Sức khoẻ người lao động.
- Các điều kiện lao động khi tiến hành công việc.
- Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức sản xuất.
- Các yếu tố liên quan đến vấn đề kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất.
- Các yếu tố liên quan đến kinh tế trong sản xuất.
Quá trình yếu tố liên quan đến lao động có tính đến đầy đủ các nhân tố trên thì định mức lao động được gọi là định mức lao động có căn cứ khoa học và các mức xây dựng gọi là mức lao động có căn cứ khoa học.
2.2 Phân loại mức lao động
Để có thể sử dụng các thành tựu khoa học và những kinh nghiệm tiên tiến trong định mức lao động thì phải hiểu rõ và nắm chắc bản chất của các mức được áp dụng trong thực tiễn. Có rất nhiều loại mức: Mức thời gian, mức sản lượng, mức biên chế, mức phục vụ ...
- Mức thời gian: Là lượng lao động hao phí cần thiết qui định cho một người hay một nhóm người lao động, có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm đúng chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian được tính bằng đơn vị thời gian ( giờ, phút) trên một đơn vị sản phẩm.
Mức này thường được áp dụng trong điều kiện sản phẩm (hoặc công việc) tốn nhiều đơn vị thời gian để hoàn thành.
- Mức sản lượng: Là lượng sản phẩm (hoặc công việc) được qui định cho một lao động hay một nhóm người lao động, có trình độ nghiệp vụ nhất định, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gia, đảm bảo sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức sản lượng được áp dụng trong điều kiện sản phẩm sản xuất ra với hao phí thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ca, hoặc trong một giờ và thường được đo bằng chiếc, cái ...
- Mức phục vụ: Là số lượng đơn vị thiết bị ( diện tích sản xuất, nơi làm việc ... ) được qui định để một hay một nhóm người lao động phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức phục vụ thường được áp dụng trong điều kiện kết quả sản xuất không đo được bằng những số tự nhiên như: chiếc, cái ... và đối với công nhân phục vụ.
- Mức số lượng người làm việc: Là số lượng người làm việc để hoàn thành khối lượng công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức này thường được áp dụng trong những công việc đòi hỏi hoạt động phối hợp của nhiều người mà kết quả không tác riêng từng người một.
- Mức quản lý: Là số người, số bộ phận do một người hay một nhóm người lãnh đạo phụ trách với trình độ, chuyên môn, điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Mức này thường được áp dụng trong lĩnh vực quản lý.
3. Nội dung của công tác định mức lao động.
Định mức lao động trong xí nghiệp là một lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng, xét duyệt, ban hành, áp dụng, quản lý, thực hiện và sửa đổi các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động. Cụ thể là:
3.1 Xây dựng: Là tiến hành phân tích các tài liệu thu được từ thống kê hay khảo sát, tính toán để đưa ra một mức trung bình tiên tiến phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công việc trong điều kiện tổ chức lao động nhất định.
3.2 Xét duyệt: Sau khi mức mới đượcu xây dựng xong, cán bộ định mức họp với các tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng họp bàn thống nhất ý kiến.
Sau khi thống nhất ý kiến với phân xưởng, cán bộ định mức chính thức lên Giám đốc xét duyệt.
3.3 Ban hành - áp dụng: Khi mức được ký duyệt, cán bộ định mức thông báo về định mức lao động chính thức về thời gian bắt đầu áp dụng mức mới trong toàn xí nghiệp.
2.3.4 Quản lý thực hiện: Theo dõi việc thực hiện một cách thường xuyên, liên tục từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong quá trình áp dụng mức lao động.
2.3.5 Sửa đổi mức: Trên cơ sở quản lý theo dõi, phát hiện những bất hợp lý, cán bộ định mức lao động phối hợp cùng cán bộ kỹ thuật chỉnh lại mức lao động cho phù hợp.
4. Các phương pháp xây dựng mức lao động
Trong thực tế, các phương pháp định mức lao động được áp dụng có thể chia thành 2 nhóm phương pháp - nhóm phương pháp tổng hợp và nhóm phương pháp phân tích.
4.1 Nhóm phương pháp tổng hợp
Là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của các bước công việc và điều kiện tổ chức - kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được qui định cho toàn bộ bước công việc.
Nhóm này gồm 2 phương pháp: Thống kê, kinh nghiệm, và dân chủ bình nghị.
4.1.1 Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào tư liệu thông kê và thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc ( giống hoặc tương tự ) ở thời kỳ trước. Lượng thời gian ( sản lượng ) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình.
4.1.2 Phương pháp dân chủ bình nghị: Là phương pháp xây dựng mức bằng hệ thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra công nhân thảo luận và quyết định.
4.1.3 Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ của cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng hoặc công nhân sản xuất.
4.2 Nhóm phương pháp phân tích
Là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỷ mỉ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí.
Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp hoàn thiện quá trình lao động như: Qui định chế độ làm việc có hiệu quả hơn của máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp lý đồng thời loại trừ được những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí thời gian cho cả bước công việc nói chung.
Các nước được xây dựng bằng phương pháp phân tích đều là các mức có căn cứ khoa học.
Nhóm phương pháp phân tích bao gồm các phương pháp sau: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.
4.2.1 Phương pháp phân tích tính toán: Chủ yếu vào tài liệu tiêu chuẩn hoặc các công thức thực nghiệm biểu hiện sự phụ thuộc của thời gian hao phí với các yếu tố ảnh hưởng.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào chứng từ kỹ thuật để xác định các loại hao phí thời gian. Quá trình xây dựng mức chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt, vì nó cho phép xây dựng mức nhanh tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng nhất của mức.
4.2.2 Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ.
a. Phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc: Là phương pháp nghiên cứu tất cả hao phí thời gian làm việc trong một thời gian nhất định nào đó.
Mục đích của chụp ảnh thời gian làm việc là:
+ Lấy tài liệu để xây dựng mức lao động, xây dựng tiêu chuẩn các loại thời gian.
+ Lấy tài liệu để hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
+ Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các thời gian lãng phí và biện pháp khắc phục.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các loại mức lao động ở nơi làm việc, nghiên cứu các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Có các hình thức chụp ảnh sau:
+ Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc.
+ Chụp ảnh cá nhón ngày làm việc.
+ Tự chụp ảnh
+ Chụp ảnh thời gian làm việc theo thời điểm.
b. Phương pháp bấm giờ: Là phương pháp nghiên cứu mọi tiêu hao để thực hiện các bộ phận của những bước công việc lặp đi lặp lại trong một ca làm việc nhằm xác định kết cấu của bộ phận đó và độ dài thời gian để thực hiện chúng.
Bấm giờ thời gian làm việc nhằm mục đích:
+ Lấy tài liệu để xây dựng mức lao động và xây dựng tiêu chuẩn các loại thời gian.
+ Nghiên cứu các làm việc tiên tiến để phổ biến cho toàn bộ công nhân.
+ Nghiên cứu khả năng đứng nhiều máy, kiêm nhiệm nhiều nghề.
Trên thực tế khi tiến hành khảo sát thời gian làm việc ta thường bắt gặp các loại thời gian sau:
+ Thời gian chuẩn kết (TCK): Là thời gian ngươi lao động hao phí để chuẩn bị và kết thúc công việc như: nhận nhiệm vụ, dụng cụ, giao thành phẩm... thời gian này chỉ hao phí một lần, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm.
+ Thời gian tác nghiệp: ( Ttn): Là thời gian trực tiếp hoàn thành công việc, nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm.
+ Thời gian phục vụ ( TPV): Là thời gian hao phí để trông coi và bảo đảm quá trình sản xuất hoạt động liên tục trong ca làm việc.
Thời gian phục vụ bao gồm:
* Thời gian phục vụ tổ chức ( TPVTC): Là thời gian hao phí để làm những công việc mang tính chất tổ chức.
* Thời gian phục vụ kỹ thuật (TPCKT)): Là thời gian hao phí để thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật như: điều chỉnh máy ...
* Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết ( Tncf): Bao gồm thời gian nghỉ do mệt mỏi gây ra và thời gian nghỉ vì các nhu cầu cần thiết của công nhân.
Thời gian nghỉ là thời gian để duy trì khả năng làm việc của công nhân trong suốt ca làm việc.
+ Thời gian lãng phí: Gồm có các thời gian lãng phí sau:
* Lãng phí không sản xuất: Là thời gian các công việc không nằm trong nhiệm vụ được giao.
* Lãng phí không sản xuất: Là thời gian làm các công việc không nằm trong nhiệm vụ được giao.
* Lãng phí do tổ chức: Thiếu nguyên, nhiên, vật liệu ...
* Lãng phí do công nhân: Đi chậm, về sớm, nói chuyện trong khi làm việc ...
* Lãng phí do kỹ thuật, hỏng máy móc, thiết bị.
Phương pháp phân tích khảo sát thường được áp dụng trong loại hình sản xuất hàng khối. Trong sản xuất hàng loạt lứon, vừa áp dụng chủ yếu cho các khâu công việc có tính chất sản xuất hàng khối. Trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc thì áp dụng để xây dựng mức cho các bước công việc điển hình.
4.2.3 Phương pháp so sánh điển hình: Là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí điển hình. Nội dung của phương pháp này gồm:
Phân loại các chi tiết gia công ra các nhóm theo những đặc trưng giống nhau. Mỗi nhóm chọn một (hay một số ) chi tiết điển hình.
Xây dựng qui trình công nghệ hợp lý để gia công những chi tiết điển hình.
áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xây dựng mức cho các chi tiết ( bước công việc) điển hình.
Mức thời gian ( mức sản lượng) của bất kỳ chi tiết trong nhóm.
Xác định các thiết bị, dụng cụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện chế tạo chi tiết điển hình.
áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xây dựng mức cho các chi tiết ( bước công việc ) điển hình.
Mức thời gian ( mức sản lượng ) của bất kỳ chi tiết nào trong nhóm đều được xác định bằng cách so sánh với mức thời gian ( mức sản lượng) của chi tiết điển hình. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các chi tiết trong nhóm, dùng hệ số điều chỉnh điển hình để tính cho các chi tiết trong nhóm.
Xây dựng mức bằng phương pháp so sánh điển hình sẽ nhanh chóng, tốn ít công sức, nhưng độ chính xác không cao so với 2 phương pháp trên. Để nâng cao độ chính xác của các mức xây dựng bằng phương pháp này cần chia nhóm chi tiết gia công chính xác theo các đặc trưng gần nhau, xây dựng qui trình công nghệ tỷ mỉ, đúng đắn, xác định hệ số điều chỉnh có căn cứ khoa học.
Phương pháp này thường được áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loại nhỏ và đơn chiếc.
II. Hình thức trả lương theo sản phẩm
1. Vai trò của công tác tiền lương
Tiền lương là một vấn đề mà không một nhà quản lý hay cán bộ Công đoàn nào lại không quan tâm vì nó liên quan đến quyền lợi sát sườn của người lao động, đồng thời nó có vai trò quyết định tới năng suất, chất lượng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Tiền lương thực sự là con dao hai lưỡi nếu như không biết sử dụng hợp lý.
Tiền lương là một yếu tố sản xuất kinh doanh, có quan hệ chặt chẽ vớia kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh tăng chi phí tiền lương cũng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, là doanh nghiệp thì sản xuất kinh doanh phải có lãi nghĩa là phải giới hạn sự tăng “tương đối” của chi phí. Riêng chi phí tiền lương nếu tăng quá sẽ làm giảm lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tạo ra, nếu giảm quá sẽ ảnh hưởng đến tái sản xuất sức lao động. Việc giới hạn tăng hoặc giảm của tiền lương chính là nội dung lớn của công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp.
Mục đích của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp là vừa đảm bảo tiền lương trả cho người lao động vừa đủ mức tái sản xuất sức lao động đã hao phí vừa đảm bảo tiền lương trả cho người lao động vừa đủ mức tái sản xuất sức lao động đã hao phí vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để thực hiện lợi ích lâu dài.
Trả lương theo sản phẩm là một trong hai hình thức trả lương cơ bản đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất. Đây là hình thức trả lương ưu việt bảo đảm phát huy vai trò quan trọng của công tác tiền lương.
2. Một số hình thức trả lương theo sản phẩm.
2.1 ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm so với hình thức trả lương theo thời gian và có những tác dụng sau đây:
Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Nó gắn việc trả lương theo kết quả sản xuất của mỗi người lao động do đó kích thích nâng cao năng suất lao động.
Khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hoá - khoa học kỹ thuật - nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động.
Góp phần thúc đẩy công tác quản lý xí nghiệp nhất là công tác quản lý lao động.
2.2 Các chế độ trả lương theo sản phẩm
Tính ưu việt của việc trả lương theo sản phẩm còn được thể hiện ở 6 chế độ linh hoạt áp dụng cho mọi đối tượng lao động trong quá trình sản xuất.
Trong điều kiện hạn chế của chuyên đề chỉ đi sâu vào 2 chế độ: Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể và chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
2.2.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ này áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lạap tương đối, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
ưu điểmk nổi bật của chế độ tiền lương này là:
Mối quan hệ giữa tiền lương của công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng do đó kích thích công nhân nâng cao trình độ lành nghề để nâng cao năng suất lao động nhằm tăng thu nhập. Hơn nữa chế độ tiền lương này dễ hiểu nên công nhân dễ dàng tính toán số tiền lương nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
Nhược điểm của chế độ này là người lao động ít quan tâm tới việc sử dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị và sử dụng tiết kiệm nguyên liệu vật tư. Để dẫn tới việc công nhân chỉ quan tâm tới số lượng mà không quan tâm tới chất lượng công việc.
2.2.2 Chế độ trả lương khoán
Chế độ này áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Chế độ trả lương khoán áp dụng trong xây dựng cơ bản, một số công việc trong nông nghiệp. Trong công nghiệp, chế độ trả lương này áp dụng khi công nhân hoàn thành những công việc đột xuất như sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị để đưa vào sản xuất....
Tiền lương được trả theo số lượng mà công nhân hoàn thành ghi trên phiếu khoán.
Chế độ này khuyến khích công nhân hoàn thành công việc trước thời hạn đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng ghi trên phiếu khoán.
Tuy nhiên chế độ trả lương này khi tính toán đơn giá phải hết sức tỷ mỉ, chặc chẽ để xây dựng đơn giá chính xác cho công nhân khoán.
2.2.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng.
Thực chất của chế độ này là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với tiền thưởng.
Khi áp dụng chế độ tiền lương này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, có tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của chế độ tiền thưởng qui định.
Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng ( Lth) được tính.
( Lth) = L + L (m.h)
100
Trong đó:
L: - Tiền lương trả theo sản phẩm với giá cố định
m: - % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h: - % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng.
2.2.4 Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Chế độ trả lương này đang được áp dụng ở những “ khâu yếu” trong sản xuất, khi sản xuất trong khẩn trương, xét thấy việc gp những khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác và những bộ phận khác có liên quan góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch ở xí nghiệp.
Nguồn tiền để trả thệ theo chế độ trả công này dựa vào tiền tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định.
Tiền lương của công nhân tính theo công thức sau:
ồL = ( P. Q1) + P. K ( Q1 - Q0)
Trong đó:
ồL= Tổng số tiền lương của công nhân hưởng lương theo sản phẩm luỹ tiến
Q1 - Sản lượng thực tế
Q0 = Sản lượng đạt mức khởi điểm
P Đơn giá cố định tính theo sản phẩm tập thể
K Tỷ lệ đơn giá sản phẩm được nâng cao.
áp dụng chế độ trả công này, dễ dẫn tới tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động do đó không được áp dụng một cách rộng rãi.
2.2.5. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ này áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động ( tổ sản xuất ... ) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau như: Lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyển.
Tiền lương của tổ, nhóm công nhân tính theo công thức:
L = ĐG x Q
Trong đó: L - Tiền lương của tổ, nhóm công nhân
ĐG - Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
Q - Mức sản lượng của cả tổ đã hoàn thành
Việc chia lương cho từng cá nhân trong tổ rất quan trọng trong chế độ trả lương sản phẩm tập thể. Có hai phương pháp chia lương thường được áp dụng. Đó là phương pháp dùng hệ số điều chỉnh và phương pháp dùng giờ - hệ số.
- Phương pháp dùng hệ số điểu chỉnh: Được thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định hệ số điều chỉnh ( H đc)
H đc =
L1
L2
Trong đó:
H đc - Hệ số điều chỉnh
L1: Tiền lương thực tế của cả tổ nhận được
L0: Tiền lương cấp bậc của tổ
+ Tính tiền lương cho từng công nhân theo công thức:
L1 = LCB x Hđc
Trong đó:
L1: Lương thực tế công nhân i nhận được
LCB: Lương cấp bậc của công nhân i
- Phương pháp dùng giờ - hệ số: Được thực hiện theo trình tự sau:
+ Qui đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân ở từng bậc khác nhau ra số giờ làm việc của công nhân bậc 1 theo công thức:
Tiqđ = Ti x Hi
Trong đó:
Tiqđ : Số giờ làm việc qui đổi ra bậc 1 của công nhân bậc i
Ti: Số giờ làm việc của công nhân i
Hi: Hệ số lương bậc i trong thang lương
+ Tính tiền lương cho 1 giờ làm việc của công nhân bậc i
Tqđ = Tiqđ
L1 =
L
Tqđ
Trong đó:
L1: Tiền lương 1 giờ của công nhân bậc 1 tính theo lương thực tế
L: Tiền lương thực tế của cả tổ
Tqđ: Tổng số giờ bậc i sau qui đổi
+ Tính tiền lương cho từng người theo công thức
Li = L1 x Tiqđ
Trong đó:
Li: Tiền lương thực tế công nhân i nhận được
L1 : Tiền lương 1 giờ của công nhân bậc i tính theo lương thực tế
Tiqđ : Số giờ làm việc của công nhân bậc i sau khi qui đổi ra bậc 1
Hai phương pháp chia lương như trên bảo đảm tính chính xác trong trả lương cho người lao động. Tuy nhiên việc tính tương đối phức tạp. Do vậy trong thực tế ngoài 2 phương pháp trên, nhiều cơ sở sản xuất, các tổ áp dụng phương pháp chia đơn giản hơn, chẳng hạn chia lương theo phân loại, bình bầu A, B, C ... đối với người lao động.
áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể có ưu điểm khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cuối của tổ. Song cũng có những nhược điểm là sản lượng của công nhân không trực tiếp quyết định tới tiền lương của họ. Do đó, ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân.
Mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, sự cố gắng trong lao động ... nên chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.
2.2.6 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng đến nhiều kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm, như công nhân sửa chữa, phục vụ máy móc thiết bị ...
Tiền lương của công nhân phục vụ, phụ trợ tính theo công thức
L1 = ĐG x Q1
Trong đó:
L1 : Tiền lương thực tế của công nhân phụ
Q1: Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính
ĐG: Đơn giá tiền lương phục vụ
Ngoài ra tiền lương thực tế của công nhân phụ - phục vụ còn được tính theo công thức sau:
L1= ĐG.
L
x
Q1
=
ĐG.
L
x In
M
Q2
M
Trong đó: L1, L, ĐG, M - như trên
In Chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính
Như vậy tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ phụ thuộc vào tiềnlương của công nhân chính.
Chế độ tiền lương này đã khuyến khích công nhân phụ, phục vụ tốt hơn cho công nhân chính tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
III. Vai trò của định mức lao động đối với lương sản phẩm.
Điều kiện áp dụng lương sản phẩm
Muốn hình thức trả lương sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng, đmư lại hiệu quả kinh tế, khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải có những điều kiện cơ bản sau:
- Phải xây dựng được các mức có căn cứ khoa học. Điều này tạo điều kiện để tính toán các đơn giá trả lương chính xác.
- Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. Kết quả hoàn thành mức trong ca làm việc ngoài sự cố gắng của ngươi lao động còn do trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc quyết định. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, hạn chế tới mức tối đa thời gian không làm theo lương sản phẩm, sẽ tạo điều kiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra. Do tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn qui định đã sản xuất ra và đơn giá. Vì thế, muốn trả lương chính xác cần phải tổ chức tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và xác định đúng đơn giá.
(Đơn giá tiền lương là số tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm đã được kiểm tra và nghiệm thu )
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động để họ nhận thức rõ trách nhiệm khi họ làm việc hưởng lương theo sản phẩm, tránh khuynh hướng chỉ chú ý tới số lượng sản phẩm, không chú ý tới việc sử dụng tốt nguyên liệu, máy móc và giữ vững chất lượng sản phẩm.
2. Vai trò của định mức lao động với lương sản phẩm.
Như trên đã nghiên cứu, lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sở đơn giá. Trong bất kỳ chế độ trả lương nào cũng có liên quan trực tiếp tới đơn giá sản phẩm.
Đơn giá áp dụng cho các chế độ trả lương sản phẩm là khác nhau, nhưng nó đều được xây dựng dựa trên cơ sở định mức lao động có căn cứ khoa học.
Đơn cử chế độ trả lương tính theo sản phẩm tập thể - được áp dụng đối với một số xí nghiệp có đặc điểm công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện sản xuất.
Đơn giá được tính theo công thức:
ĐG = hoặc ĐG =
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
: Tổng số tiền lương theo cấp bậc công việc của cả tổ
Q: Mức sản lượng định mức lao động
T: Mức thời gian
Vậy chỉ khi có định mức lao động mới có đơn giá lương sản phẩm và rõ ràng sẽ không thể có lương sản phẩm nếu thiếu đơn giá sản phẩm.
Có thể nói định mức lao động là tiền đề số 1, không thể thiếu được để có thể thực hiện chế độ lương sản phẩm tập thể nói riêng và hình thức lương sản phẩm nói chung. Mức lao động càng chính xác thì trả lương đảm bảo vai trò khuyến khích và tạo động lực mạnh mẽ.
Hoàn thiện công tác định mức lao động và hệ thống mức là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Mặc dù, hoàn thiện công tác định mức lao động và hệ thống mức là nhiệm vụ khó khăn mang tính quần chúng cao vì nó đòi hỏi sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Muốn hoàn thiện mức phải thông qua nghiên cứu quá trình tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý để xây dựng mức tiên tiến.
Trên cơ sở mức tiên tiến, doanh nghiệp có thể khai thác nguồn lực tiềm tàng trong sản xuất, động viên người lao động làm việc tự giác có kỷ luật, có kỹ thuật với năng suất và hiệu suất lao động cao, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương và đời sống người lao động là một vấn đề xã hội quan tâm nhưng cũng rất phức tạp. Đó là bộ phận hữu cơ của tổng thể chính sách kinh tế - xã hội. Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận khi nghiên cứu là phải đặt vấn đề này trong thực trạng của tổng thể kinh tế xã hội trong quá trình đổi mới.
Việc phân phối tiền lương theo sản phẩm trên cơ sở định mức lao động thực tế thể hiện tính công bằng trong phân phối quỹ lương - làm theo năng lực, hưởng theo lao động đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong sản xuất và trong công tác. Nó thể hiện sự xác nhận của lãnh đạo của tập thể đối với đóng góp của từng người, từng tổ trong doanh nghiệp. Vì thế nó không chỉ là yếu tố kích thích lợi nhuận vật chất đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa to lớn khuyến khích động viên người lao động về mặt tinh thần từ đó tao bầu không khí làm việc tốt.
Phần thứ hai
Tình hình thực hiện công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
I. Một số đặc điểm của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội ảnh hưởng đến công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp.
1. Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội
Theo quyết định số 143 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra ngày 17/01/1983, xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nội ( tiền thân của xí nghiệp Dược Hà Nội) được thành lập trên cơ sở kết hợp giữa công ty Dược Hà Nội và Xí nghiệp dược Hà Nội cũ.
Năm 1988 xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nội tiến hành phân c._.ấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc, trong khối sản xuất chia ra làm 2 xí nghiệp.
Xí nghiệp dược phẩm Thịnh Hào
Xí nghiệp dược phẩm Quảng An
Tháng 1/1993 theo quyết định số 294 Qđ/UB ngày 20/11/1992 của UBND thành phố về việc tổ chức lại xí nghiệp liên hiệp Dược ( tách làm 3 doanh nghiệp). Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội đã được tổ chức lại trên cơ sở 2 xí nghiệp sản xuất cũ: xí nghiệp dược phẩm Thịnh Hào và xí nghiệp dược phẩm Quảng An.
2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp
2.1 Chức năng của xí nghiệp
Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội là 1 xí nghiệp sản xuất tương đối lớn về mặt hàng Dược ở Hà Nội và Miền Bắc.
Xí nghiệp được tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm thuốc theo hợp đồng cho các cơ sở kinh doanh, vừa trực tiếp mở 1 số quầy thuốc tại các trung tâm kinh doanh dược để phục vụ nhu cầu thuốc cho nhân dân Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận và nhiều tỉnh thành phố khác trong cả nước.
2.2 Nhiệm vụ của xí nghiệp
Trong những năm gần đây, do cơ chế thị trường, xí nghiệp gặp không ít những khó khăn trở ngại trong việc tìm hướng đi cho chính mình. Sự cạnh tranh hàng hoá trong ngành diễn ra vô cùng khốc liệt giữa các sản phẩm từ trung ương cho đến địa phương, các xí nghiệp của Quân đội, công an ... Mặt khác hàng ngoại đang tràn ngập thị trường Hà Nội và cả nước. Đáng chú ý là 2/3 thị trường Dược hiện nay là tư nhân đang bùng ra chiếm lĩnh thị trường, quảng cáp chào hàng rầm rộ.
Với bề dày kinh nghiệm truyền thống và sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, xí nghiệp đã dần dần khắc phục khó khăn, khẳng định vị trí của mình trên thương trường dược phẩm.
Với mục tiêu quan trọng trong thời gian trước mắt là phải nắm bắt và luôn đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của thị trường cả về mặt số lượng và chất lượng ở mọi thời điểm cũng như mạnh dạn đưa ra thị trường các sản phẩm mới thoả mãn nhu cầu của khách hàng, xí nghiệp đã đặt kế hoạch sản xuất kể cả sản xuất những lô mẻ nhỏ sử dụng không đúng công suất của máy móc hao phí lao động nhiều. Các phân xưởng của xí nghiệp không kể giờ giấc làm thêm ca, thêm ngày nghỉ để bảo đảm đủ hàng bán ra thị trường. Đối với một số mặt hàng như thuốc ống tiêm, ống thuốc nuếu tính về hiệu quả kinh tế thì không có nhưng để bảo đảm nhu cầu thị trường cũng như công ăn việc làm, Ban giám đốc vẫn quyết định sản xuất ra để sản phẩm của xí nghiệp vẫn được tồn tại trên thị trường.
Nhận xét
Điều kiện sản xuất và qui trình sản xuất luôn biến đổi đòi hỏi công tác định mức phải kịp thời xem xét và sửa đổi các mức lao động cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc làm thêm ca, kíp của cán bộ công nhân viên cũng cần phải được chấm công chính xác, ghi chép đầy đủ để trả lương hợp lý.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của xí nghiệp
Trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuốc, cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội được xây dựng thuộc loại xí nghiệp hàng vừa với 283 cán bộ công nhân viên ( kể cả lao động hợp đồng ) được tổ chức thành 13 đơn vị trực thuộc dưới sự điều hành chung và xuyên suốt của Ban giám đốc.
Biểu 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
Ban giám đốc
Giám đốc
P. giám đốc
P. Kinh doanh
P. Kỹ thuật
P. Kiểm nghiệm
Ban cơ điện
Tổ chức hành chính
Kế toán tài vụ
Tổ bảo vệ
P. Kế hoạch
3 quầy
3
kho
PX bao bì
PX mắt ống
Phân xưởng
Động lực
PX thuốc viên
Xưởng sản xuất thực nghiệm
3 kho kho bao bì 3 quầy số 31 Láng Hạ
Kho thành phẩm Số 7 và số 8 Ngọc
Kho hoá chất Khánh
3.1 Phòng Kế hoạch
Chịu sự điều hành trực tiếp của kỹ sư kinh tế - trưởng phòng kiêm phó giám đốc phụ trách kinh doanh. 11 cán bộ công nhân viên trong phòng chia làm 2 nhóm.
Nhóm 1: Nhóm kho
Gồm 4 người làm nhiệm vụ quản lý số lượng, chất lượng cũng như cấp phát theo định mức vật tư, theo định mức các nguyên liệu, hoá chất, vật liệu, thành phẩm đồng thời lên ý kiến điều chỉnh những bất hợp lý trong định mức vật tư.
Nhóm 2 Nhóm cửa hàng
Gồm 3 người chia thành 3 cửa hàng (quầy) làm nhiệm vụ giới thiệu và bán sản phẩm của xí nghiệp.
3.2 Phòng kinh doanh
Phòng gồm 23 người có nhiệm vụ cung tiêu, quản lý và cung ứng các dụng cụ lao động nhỏ cần thiết cho sản xuất đồng thời làm các thủ tục xuất kho thành phẩm của phân xưởng và điều hành theo nhu cầu của cửa hàng và chủ hàng lớn.
Phòng có 13 dược sỹ đại học và kỹ sư các ngành làm công tác Marketing khai thác nguồn hàng mua nguyên vật liệu, phụ liệu, bao bì cho sản xuất, đồng thời tìm bạn hàng để ký hợp đồng với các khách hàng lớn của xí nghiệp.
3.3 Phòng tổ chức hành chính
Gồm 12 người với 5 cán bộ chính thức. Trưởng phòng là 1 dược sỹ cao cấp điều hành toàn bộ công việc chung trong phòng 1 kỹ sư kinh tế làm công tác tiền lương - chế độ lao động - định mức lao động và các chế độ chính sách khác gồm: Theo dõi, kiểm tra, xét duyệt, lưu trữ tất cả các khoản chi trong quỹ lương và định mức lao động đồng thời lên kế hoạch quỹ lương và kế toán quỹ lương thực hiện hàng tháng. Giải quyết chế độ theo qui định Nhà nước cho cán bộ công nhân viên, hưu trí, mất sức ... Giám sát đôn đốc hoạt động của bảo hiểm ytế.
2 người phụ trách an toàn lao động, 1 người khác phụ trách mảng hành chính, 1 nữ y sỹ làm công tác chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp.
Công tác lễ tân, tổng đài, đánh máy, phiên dịch do 2 nữ nhân viên đảm nhận.
Bộ phận hành chính còn thuê 3 lao động vệ sinh chung cho toàn xí nghiệp.
3.5 Phòng kế toán tài vụ
Làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý tình hình tài chính của xí nghiệp. Phòng gồm 9 cán bộ chịu sự giám sát điều hành của Giám đốc.
Trưởng phòng phụ trách hoạt động chung của các kế toán: Tiền mặt, tiền gửi, kế toán kho, kế toán TSCĐ, kế toán phân xưởng viên - mắt, kế toán xưởng sản xuất thực nghiệm, phân xưởng mắt ống và kế toán tổng hợp.
3.6 Phòng kỹ thuật
Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất đối với sản xuất. Phòng có 6 người, 2 người phụ trách chung, 4 người còn lại là trợ lý kỹ thuật tại 4 phân xưởng. Giám sát, kiểm tra liên tục về mặt kỹ thuật từng công đoạn, từng chặng.
3.7 Phòng kiểm nghiệm
Gồm 12 cán bộ làm công tác kiểm tra nguyên, vật liệu và phụ liệu trước khi đưa vào sản phẩm và kiểm nghiệm các bán thành phẩm, thành phẩm bảo đảm sản phẩm cuối cùng càng đạt tiêu chuẩn chất lượng.
3.8 Ban cơ điện
Gồm 8 thợ lành nghề vừa sửa chữa vừa tiện dập và làm chi tiết ngay, phục vụ cho sản xuất, vừa vận hành máy nổ để điều hành dàn lọc nước của xí nghiệp và cấp điện khi lưới điện thành phố mất.
3.9 Tổ bảo vệ
Gồm 18 anh chị em là bộ phận quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho sản xuất và an ninh cho toàn xí nghiệp.
Ngoài ra xí nghiệp còn 109 công nhân sản xuất tại 5 phân xưởng đó là các phân xưởng saul:
3.10 Phân xưởng đông dược
Đây là phân xưởng mới, gồm có 23 người. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng phân xưởng luôn đưa ra thị trường những mặt hàng sản xuất truyền thống như: Thuốc viên, nước dầu xoa ... chiếm được uy tín lớn đối với khách hàng.
3.11 Phân xưởng sản xuất thực nghiệm
Là xưởng mới được thành lập do yêu cầu của sản xuất. Nhiệm vụ của xưởng là sản xuất các mặt hàng mới đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phụ trách xưởng là 1 dược tác cao cấp. Số công nhân sản xuất trong xưởng gồm 9 người.
3.12 Phân xưởng mắt ống
Là phân xưởng truyền thống của xí nghiệp với 27 cán bộ công nhân viên. mặt hàng chủ yếu của phân xưởng là thuốc nhỏ mắt, mũi, philatốp ... phục vụ nhu cầu thường xuyên của xí nghiệp.
3.13 Tổ bào bì
Mặc dù chỉ có 5 người nhưng luôn luôn bảo đảm cung cấp đầy đủ các loại hòm, hộp làm bao bì đựng thuốc cho từng phân xưởng đúng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật.
Nhận xét
Nhìn chung cách tổ chức bố trí của xí nghiệp là gọn nhẹ. Tất cả các bộ phận phục vụ trực tiếp cho sản xuất đều gắn liền trong biên chế các phòng chức năng, việc gắn liền các nhóm này vào phòng hành chính là nối trực tiếp các mắt xích cuối cùng của dây chuyề sản xuất vào với hệ thống điều hành của xí nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ giữa phòng điều hành với các phân xưởng khăng khít thành một mối và việc điều hành sản xuất được xuyên suốt hơn, nhờ đó mà sản xuất có thể tương đối ổn định nhịp nhàng điều hoà, rất thuận lợi cho việc khảo sát và xây dựng mức.
Việc bố trí người kiêm nghiệm nhiều nghề cả định mức lao động và lao động tiền lương - các chế độ chính sách khác giúp cho việc nắm bắt tình hình từ đầu đến cuối, có cái nhìn xuyên suốt từ khâu bắt đầu xây dựng kế hoạch đến phân phố quỹ lương, điều chỉnh mức tạm thời chưa hợp lý.
Bộ phận Marketing của xí nghiệp vẫn còn đang trong thời kỳ phôi thai chưa thực sự được hình thành và phát triển nên khâu tiêu thụ hàng vẫn còn có nhiều biến động ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và số lượng hàng từng lô mẻ nhỏ, từng đợt. Trên thực tế đôi khi có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường xí nghiệp còn phải sản xuất những lô hàng quá nhỏ ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động và định mức lao động.
4. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp
Là một xí nghiệp thuộc ngành Dược - sản phẩm của xí nghiệp là thuốc phục vụ trực tiếp cho sức khoẻ con người, cao hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Yêu cầu sản phẩm dược là một yêu cầu cấp thiết thường xuyên hàng ngày, nên đòi hỏi một chất lượng ngày một cao hơn. Vì vậy sản xuất thuốc phải đặt chất lượng lên hàng đầu không chỉ nghĩ đến lợi ích đơn thuần.
Mặt hàng thuốc của xí nghiệp vô cùng đa dạng, nhiều chủng loại: Tân dược gồm các loại dịch tiêm - truyền thuốc nhỏ mắt - mũi, thuốc viên ( viên nén, nang, nén bao phin , nén áp ủi ... ), Đông dược sản xuất các mặt hàng truyền thống như thuốc viên, nước, dầu cao ...
Toàn bộ có tới 44 mặt hàng với 52 dạng thành phẩm khác nhau. Trong đó có 48 hạng thành phẩm được tiến hành định mức bằng phương pháp khảo sát còn lại tiến hành định mức bằng phương pháp khác ( 100% mặt hàng đã được định mức)
Các sản phẩm thuốc làm ra vừa trên máy móc kỹ thuật tinh vi, vừa phải kết hợp trình độ chuyên môn kỹ thuật và bàn tay khéo léo của con người. Chính vì vậy mà sản phẩm thuốc là sự kết hợp lao động của một tập thể người lao động cùng làm trên một dây chuyền sản xuất.
Đặc điểm sản xuất này cho thấy xí nghiệp phải linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp xây dựng mức lao động.
Lựa chọn phương pháp chia quỹ lương thích hợp để bảo đảm tính công bằng trong sản xuất. Tuy nhiên do yếu tố sản xuất phức tạp nên hoàn thiện chế độ trả lương cho công nhân theo sản phẩm cùng với việc hoàn thiện công tác định mức lao động là yêu cầu tất yếu trong thời gian sắp tới của xí nghiệp.
Nhìn chung thuốc là sản xuất khó tính, yêu cầu kỹ thuật tỷ mỷ và qui trình sản xuất chặt chẽ theo những công thức qui định và duyệt từ Bộ ytế. Chính vì thế mà mức lao động được xây dựng phải tính toán đầy đủ đến các yếu tố này mới bảo đảm chất lượng của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm được sản xuất theo một qui trình công nghệ nhất định. Qui trình này bắt buộc người công nhân phải hoàn thành 3 công đoạn chính sau:
Thành phẩm
Dập viên
Pha chế
(1) (2) (3)
Song mỗi công đoạn lại chia thành nhiều chặng nhỏ, chính vì vậy việc định mức cho từng chặng, từng công đoạn là hết sức phức tạp đồng thời nó lại đòi hỏi rất chính xác.
Ví dụ
Qui trình sản xuất thuốc viên Tetraxiclin - 9 ly ( mẻ 100.000 viên - đóng chai 400 viên )
(1) Pha chế
. Rây nguyên liệu
. Trộn khô và rây tá dược
. Phối hợp chất dính và rây
. Phối hợp tá dược ngoài và rây
. Phối hợp tá dược ngoài và rây
(2) Dập viên
. Đo chày cối - dập thử - vệ sinh máy
. Dập viên
. Kiểm soát viên + tổ trưởng dập viên
(3) Thành phẩm
. Nhận chai và phụ liệu
. Đong đếm thuốc - bông - goăng - nắp
. Dán nhãn, tin SKS nhãn vào hòm
. Xi xáp đóng dấu Hà Nội
. Nấu hồ phục vụ thành phẩm
. Kiểm soát viên + tổ trưởng tổ thành phẩm
Mỗi một qui trình sản xuất có các thao tác, động tác thực hiện nhất định, nên hao phí lao động để thực hiện chúng hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: Càng để sản xuất một mẻ Tatraxiclin trên có thể có 2 qui trình công nghệ khác nhau: Pha chế cốm ướt, và dập thẳng ( đều cho ra sản phẩm có chất lượng như nhau)
Cả hai qui trình này ở công đoạn dập viên và thành phẩm đều thực hện như nhau, nhưng công đoạn pha chế khác nhau.
Khi nguyên liệu đầu vào để thực hiện pha chế hoàn toàn đủ chất lượng có thể trộn khô sau đó đưa thẳng vào và dập viên qui trình trên, thời gian hao phí cho công đoạn chỉ mất có 42 giờ.
Trong khi theo qui trình pha chế cốm ướt, phải tiến hành các thao tác, động tác sau:
. Rây các nguyên liệu tá dược
. Trộn hỗn hợp bột kép
. Nấu hồ nước ( bột sắn, nước, gelatin)
. Nhào hỗn hợp bột kép và nấu hồ
. Sát hạt ướt
. Sấy
. Phối hợp tá dược ngoài
Thời gian hao phí để thực hiện công đoạn pha chế này là 108 giờ.
Trong một số qui trình, mặc dù các thao tác, động tác có thể rút ngắn nhưng qui trình không rút ngắn mà kéo dài do sự lặp đi, lặp lại của các thao tác trong quá trình thực hiện.
Ví dụ:
Công đoạn thành phảm trong các qui trình sản xuất 1 mẻ B1 - 5,6 triệu viên, đóng lọ 1000 viên và 100 viên)
Đóng lọ 1000 viên thực hiện các thao tác sau:
. Nhận chai, phụ liệu
. Đong, đếm, bông, goăng, nắp
. Dán nhãn
. Viền xi, xáp
. In chữ Hà Nội lên xi
. đóng hòm thành phẩm
. Nấu hồ làm khay
Thời gian để thực hiện công đoạn trên là 162 giờ
Đóng lọ 100 viên sẽ chỉ thực hiện các thao tác sau:
. Nhận nguyên, phụ liệu
. Đong đếm, nhồi bông, goăng, nắp
. Cho nhãn vào lọ.
. Đậy nắp
Mặc dù số thao tác phải thực hiện ít hơn nhưng số lần lặp đi lặp lại nhiều hơn nên trong thời gian để hoàn thành qui trình này lên tới 744 giờ.
Thời gian lao động hao phí cho từng qui trình sản xuất khác nhau nên định mức xây dựng và áp dụng cho từng qui trình hoàn toàn khác biệt.
5. Đặc điểm về lao động
Chất lượng và số lượng của công nhân sản xuất và bộ phận phục vụ được phản ánh ở biểu 2
Biểu 2: Tổng hợp số lượng và chất lượng CNSX
TT
Đơn vị
Tổng số LĐ
Giới tính
Tuổi đời
Trình độ
Nữ
Nam
<35
>35
DS Đại học KS khác
Dược tá và thợ lành nghề
TC dược các ngành khác
1
X. thực nghiệm
9
6
3
5
4
3
-
6
2
PX. Mắt ống
27
22
5
16
11
6
16
5
3
PX Đông dược
23
20
3
14
9
2
21
-
4
PX Bao bì
5
1
4
3
2
1
4
-
5
Tổ bảo vệ
3
3
-
2
1
-
3
-
6
PX viên
45
23
22
27
18
9
29
7
Tổng
127
75
37
67
45
21
73
18
Bộ phận trực tiếp sản xuất của xí nghiệp có quá nửa dưới 35 tuổi ( 60%) phản ánh một đội ngũ công nhân trẻ khoẻ, nhạy bén và đầy sức sáng tạo.
Biểu 3: Tổng hợp số lượng và chất lượng lao động quản lý
Đơn vị
Tổng số
Giới tính
Tuổi đời
Trình độ
Nữ
Nam
>35
<35
DS Đại học KS khác
TC dược các ngành khác
Dược tá thợ lành nghề
1
Ban giám đốc
2
1
1
2
-
2
-
-
2
Phòng kế hoạch
11
4
7
8
3
2
3
3
3
Phòng KD
23
8
15
8
15
13
3
7
4
TC- Hành chính
12
6
6
3
9
7
3
2
5
Kiểm nghiệm
12
2
10
9
3
10
1
1
6
Kỹ thuật
6
1
5
6
-
6
-
-
7
Kế toán - tài vụ
9
-
9
7
2
7
1
1
8
Cơ điện
8
8
-
8
-
3
1
1
Tổng
83
22
61
51
32
50
12
16
Qua biểu 3 ta thấy, bộ phận gián tiếp và cán bộ quản lý 100% được tào tạo qua các lớp chuyên môn về ngành Dược và ngành kinh tế trong đó 85% tổng số trên 35 tuổi và thâm niên công tác bình quân trên 15 năm. Vì thế hầu hết cán bộ có kinh nghiệm thực tế, do vậy quản lý và phục vụ bảo đảm tốt.
Tỷ lệ công nhân nữ trong xí nghiệp khác cao ( trên 70%) tổng số cán bộ công nhân viên và cấp bậc công nhân bình quân là 4,5/7. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đặc thù riêng của ngành là đòi hỏi sự khéo léo chính xác và nắm chắc yêu cầu về kỹ thuật chứ không đòi hỏi lao động nặng nhọc ( cấp bậc công nhân bình quân là 3,75/7)
Biểu 4: sử dụng lao động theo ngành và trình độ
Ngành dược
Quản lý kinh tế
Cơ khí - điện
Ngành khác
Tổng số
1. Ngành dược
145
-
-
-
145
2. Ngành QLKT
10
13
-
-
23
3. Ngành cơ khí
-
-
8
-
8
4. Ngành khác
20
4
-
10
34
Tổng
175
17
8
10
210
Với bố trí lao động khá hợp lý, hầu như cán bộ công nhân viên qua đào tạo đều được bố trí làm việc đúng ngành nghề đã được đào tạo ( tỷ lệ này >90%). Xí nghiệp không những quan tâm đến việc bố trí công nhân theo trình độ lành nghề, mà còn chú ý đến vấn đề sức khoẻ, giời tính. Lao động Nữ trong xí nghiệp tuy đông nhưng họ được bố trí hầu hết vào những công việc nhẹ nhàng đòi hỏi tính kiên trì, khéo léo. Đối với những công việc nặng nhọc như: Vận hành, sửa chữa máy móc, lại do nam công nhân đảm nhận.
Nhìn chung việc phân công và bố trí công nhân tốt, đúng chức năng, trình độ với tính cách cá nhân giới tính do vậy đảm bảo được năng xuất lao động, khả năng hoàn thành định mức tốt.
6. Đặc điểm về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
6.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Do tổ chức sản xuất của xí nghiệp là cơ giới hoá( đặc biệt ở hai công đoạn pha chế và dập viên) nên máy móc giữ vai trò quan trọng đối với năng xuất và sản lượng của xí nghiệp.
Trong khi đó đại đa số máy móc của xí nghiệp đã già cỗi, lạc hậu cho năng xuất thấp.Mấy năm gần đây xí nghiệp có đầu tư một phần vốn đáng kể và cải tiến một số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Cụ thể:
Tại phân xưởng viên – phân xưởng đầu đàn của xí nghiệp có một số máy móc sau
. Máy nhào trộn cốm ướt M300 “300l” nhập từ thái ( trộn nguyên liệu, tả dược, hoá chất
. Thành hỗn hợp cốm.
. Tủ sấy tầng sôi PS-60 của Anh ( sấy khô cốm ướt)
. Máy sát hạt YK160.
. Máy trộn cốm chữ V của Đức ( trộn cốm cuối cùng trước khi sang dập viên)
. Máy dập viên nén 2P 33 – Trung Quốc ( năng xuất 80.000-10.000v/giờ)
. Máy dập viên định hình IR15 ( năng xuất 50.000-70.000viên/giờ).
. Máy bao phin thuốc Ramacota 25 của thái ( bao ngoài viên nén, tạo lớp bao không hút ẩm).
. Máy bấn vỉ của pháp RCA ( năng suất thấp, tốc độ về cấp ) hệ thống máy móc chủ yếu tại phân xưởng mắt ống.
. Máy chặt của Trung Quốc ( chặt nguyên liệu lấy từ cây cỏ)
. Máy xay, công suất 200kg/h bảo đảm chất lượng
. Máy trộn của Trung quốc CH150
. Nồi chiết suất KPE 150lít
. Máy vắt ly tâm ( tách dịch khỏi bã)
. Máy khuấy 150lít của nga.
Ngoài ra còn một số máy móc hiện đại khác như:
. Máy nén khí
. Bơm nước thô.
. Bình lọc nước
. Máy nước cất
. Máy hấp tiệt trùng.
Cho đến nay, hệ thống máy móc đưa vào sử dụng đáp ứng tương đối cho
Yêu cầu sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, giảm một phần hao phí lao động và thời gian lao động.
Ví dụ 1
Máy trộn cốm hình chữ v, dung tích 300 lít có thể trộn 70 kg cốm ( hỗn hợp nguyên liệu, tá dược, hoá chất , chất dính) trong 20 phút. So với thời gian trước đây, thì hao phí thời gian để nhào trộn 70 kg cốm trên nhiều gấp 3 lần và hao phí lao động cũng cao hơn rất nhiều.
Ví dụ 2
Máy sấy tầng sôi, thời gian sấy ngắn nhưng hiệu quả đồng đều
Trước đây sấy điện 2 triệu viên B1 mất 2 ca và 2 người
Hiện nay sấy tầng sôi, 2 triệu viên B1 mất 1h 30 phút và 2 người
Nhận xét
Việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất yêu cầu kỹ thuật, giảm một phần hao phí lao động và thời gian lao động tạo điều kiện thận lợi cho công tác định mức lao động . Các mức lao động được xây dựng sẽ tính toán đầy đủ các yếu tố kỹ thuật, các yếu tố kinh tế, tổ chức và tâm lýcon người. Do đó các mức xây dựng sẽ là các mức có căn cứ khoa học.
6.2 Cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu
Nguyên vận liệu cung cấp để làm ra một sản phẩm thuộc không đơn thuần có một loại mà có thề gồm nhiều loại nguyên liệu chính cùng với các tá dược hoá chất kèm theo.
Phần nhiều các nguyên vật liệu này quý hiếm, có khi phải nhập từ nước ngoài như bột c, bột B1. Trong đó có rất nhiều loại có hoạt tính sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó phụ liệu là những chai lọ, bông, goang, xê xáp. Quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn.
Vì vậy, việc cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu phải đảm bảo đồng bộ kịp thời theo đúng yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu sản xuất tránh những hao phí lao động phát sinh do chờ nguyên liệu, rửa lại chai lọ, sử lý ban đầu đối với những nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn. Những vấn đề này không những ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất mà còn ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác định mức lao động. Việc dự trữ nguyên liệu và tìm kiếm nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới.
Tổ chức phục vụ sản xuất là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng xuất lao động và thực hiện định mức. Sự thay đổi trong việc tìm kiếm nguyên liệu nếu không có biện pháp tốt sẽ sẩy ra tình trạng thiếu nguyên liệu gây lãng phí ngày công lớn hoặc có nguyên liệu nhưng chậm trễ và không đồng bộ gây gián đoạn trong sản xuất ảnh hưởng tới việc hoàn thành định mức lao động.
7. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm
7.1 Chế độ thời gian làm việc
Hầu hết cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp làm việc theo giá hành chính (8h/ca)
Riêng bộ phận rập viên và bộ phận làm lạnh ở phân xưởng mắt ống do yêu cầu kỹ thuật của công việc, tận dụng hết công xuất của máy móc và bảo đảm bán thành phẩm gói đầu cho chặng công việc tiếp theo nên phải làm luân phiên trong 3 ca. Độ dài thời gian làm việc trong ca rút ngắn, thông thường 7giờ /ca
7.2. Cách bố chí làm việc
4/5 diện tích mặt bằng ưu tiên phục vụ cho sản xuất, kho xưởng, giếng, giàn lọc. Quanh nơi sản xuất xí nghiệp còn trồng cây xanh, trước phòng bàn làm việc đặt chậu cảnh tạo bầu không khí làm việc trong lành thoải mái.
Vị trí các phòng trong phân xưởng hay giữa các phân xưởng phù hợp với dây chuyền sản xuất đảm bảo tính liên hoàn giữa các công việc giảm hao phí thời gian không cần thiết
Cảnh bố trí nơi làm việc trong xí nghiệp hoàn toàn hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác định mức lao động
7.3. Các điều kiện lao động
Xí nghiệp lắp đặt các thiết bị điều hoà trong các phòng ban, yêu cầu giữ các điều kiện nhiệt độ bình thường. 15 chiếc máy điều hoà được lắp đặt trong các phòng ban bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật.
Một số nơi yêu cầu thông thoáng và đảm bảo vệ sinh như thêm xưởng thực nghiệm , phân xưởng thuốc viên, xí nghiệp đưa bốn hệ thống gió, quạt gió, hút bụi.
Hệ thống ánh sáng rất tốt, bất kỳ chỗ nào trong sản xuất đủ điều kiệni làm việc cả ngày lẫn đêm.
Giàn khoan lọc nước, bơm nước phục vụ cho sản xuất với công xuất 10-15m3/giờ đảm bảo cung cấp liên tục cho sản xuất đúng tiêu chuẩn kiểm định.
Các máy làm việc với hệ thống rung, ồn bảo đảm năng xuất lao động và sức khoẻ của người lao động.
Trạm phát điện với công xuất 125 KVA- 70kW cung cấp điện cho sản xuất khi lưới điện thành phố mất.
Như vậy các điều kiện phục vụ trên đây đã tạo điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục đạt hiệu qủa tốt đồng thời tạo điều kiện cho công tác định mức lao động thực hiện được dễ dàng.
II Tình hình thực hiện công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà nội.
Các phương pháp xây dựng mức lao động đang áp dụng tại xí nghiệp.
Phương pháp xây dựng
Chủ yếu các mức ở đây được xây dựng bằng phương pháp khảo sát phân
tích. Đó là phương pháp khảo sát tiên tiến. Cụ thể là. Khảo sát chụp ảnh: Là phương pháp nghiên cứu tất cả cac loại hao phí thời gian làm những công việc có tính chất dây chuyền và hoàn thành trong một thời gian nhất định như pha chế thuốc. Khảo sát bấm gió. Những công việc có tính đơn lẻ, lập đi lập lại nhiều lần trong một ca làm việc như cắt ống, in , soi thuốc tiêm B1, B12 .
Ngoài ra xí nghiệp còn áp dụng một cách linh hoạt việc kết hợp giữa các phương pháp để xây dựng mức lao động cho một số những mặt hàng được xếp vào nhóm đặc trưng giống nhau có thể chỉ ở từng thao tác hay từng công đoạn. Xí nghiệp phối hợp cả hai phương pháp; Phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp so sánh điển hình tức là định mức lao động dựa trên những hao phí điển hình của các mức tiêu biểu.
Ví dụ
Định mức lao động cho mặt hàng B1- 0,01- 5600.000 viên đọng lọ 2000 viên được dùng làm mức so sánh điển hình cho định mức lao động B1- 0,01 -5600000 viên đóng lọ 100 viên.
Khảo sát mặt hàng B1 - 0,01- tiêm đáy bằng lọ 1ml sản xuất mẻ 60l - 50.000 ống.
Một mức lao động có thể được xây dựng bằng cách áp dụng cả phương pháp bấm giờ và chụp ảnh ca làm việc.
1.2. Các bước tiến hành khảo sát
Bước 1. Chuẩn bị khảo sát.
Trong qua trình tiến hành xây dựng mức bước chuẩn bị được thực hiện rất kỹ lưỡng. Người cán bộ nghiên cứu qui trính sản xuất và thực tế sản xuất để tiến hành khảo sát cho phù hợp với điều kiện làm việc điều kiện kỹ thuật nhất định.
Cán bộ định mức đọc quy trình xác định kết cấu hợp lý và tính chất của bước công việc và của công đoạn sản xuất chi tiết hơn, nắm được từng thao tác trong quá trình sản xuất từ đó xác định, bố trí các bước tiến hành cho phù hợp với tình hình thực tế.
Biểu5 - Sơ đồ qui trình sản xuất
TALC + LACTOSE
THIAMINE - NITRAT
Tinh bột sắn
Rây qua rây 355
Rây qua rây 355
Rây qua rây 355
Trộn 5’
Tạo hỗn hợp bột kép
Bột sắn 10%
Nhào ướt (5-10)
Sấy nhẹ
Sát hạt qua rây 2000
Sấy khô 45 - 500C/10-15
Phối hợp tá dược ngoài máy trộn chữ V trong 5 - 10
Kiểm nghiệm bán TP
Dập viên
Đóng gói
Xuất xưởng
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Ví dụ: Để tiến hành khảo sát định mức mặt bằng B1 - 0,01- 5600000 viên nén chày ly - đóng chai thuỷ tinh 200 viên hoặc lọ nhựa 100 viên ( sơ đồ quy trình sản xuất biểu 5 ). Qua đó người cán bộ định mức sẽ nắm được các thao tác tiến hành trong từng công đoạn rồi dùng kinh nghiệm kiến thức chuyên môn của mình xác định phương pháp khảo sát cho từng thao tác, từng công đoạn theo tính chất riêng.
Ví dụ1: Vẫn tiến hành khảo sát mặt hàng B1 nói trên các máy móc được sử dụng trong quy trình sản xuất theo định mức là:
Khâu nhào trộn hỗn hợp kép và hoà sắn dây tiến hành trên máy nhào trộn 15kw.
Sát hạt làm bằng máy sát công suất 3kw
Trộn ở khâu trộn khô bằng máy trộn chữ V. 2,5kw
Sấy mẻ trên bằng tủ sâý tầng sôi 7,8kw.
Xay nguyên liệu tá dược bằng hai máy, mỗi máy công suất 2,7kw.
Dập viên bằng hai máy, mỗi máy công suất 4,3kw.
Cán bộ định mức sẽ căn cứ vào thành phần công thức sản xuất trong quy trình xác định số nguyên vật liệu hao phí hợp lý.
Ví dụ 2
Chuẩn bị khảo sát định mức lao động mặt hàng thuốc đau răng con chim mẻ 5000 lọ 3ml mỗi lọ đựng trong hộp nhỏ
Đọc quy trình xac định số lượng nguyên liệu cần bào chế như sau:
Xuyên khung : a1g
Bạch chỉ : a2g
Thương thuật : a3g
Đại hồi : a4g
Hoàng bá : a5g
Huyết giác : a6g
..............
Ngoài ra cán bộ định mức phải nắm được qui trình để biết độ dài yêu cầu quản lý kỹ thuật từng bước công việc.
Ví dụ 3:
Pha chế dầu cao sao vàng 25000 hộp -3g có một số yêu cầu về kỹ thuật như sau:
Các tinh dầu theo phiếu định mức phải được xem xét đạt yêu cầu mới được đưa vào pha chế.
Trong pha chế đong lần lượt tinh dầu theo công thức pha chế vào thùng 100 lít “chống rỉ” khuấy 15 phút lọc trong.
Các loại tá dược đun chảy ở 120o /c, đun ở 12o/c trong vòng một giờ để tách nước sau đó lọc cho vào hai nồi nhỏ “cách nhiệt” và khuấy đều.
Khi đun hỗn hợp tinh dầu nhớt, rót vào hộp rồi đưa sang kiểm nghiệm thảnh phẩm.
Cán bộ định mức phải tính toán đẩy đủ thời gian cần thiết để tránh tình trạng sản phẩm làm ra không đúng tiêu chuẩn
Ví dụ 4
Nhào bột hồ nếp nếu không tính kĩ thời gian để bột đủ nhuyễn, bột bị tơi khi dập viên bột sẽ bị bể ( hay còn gọi là bong mặt ) . ngược lại nếu nhào quá tay thì độ ẩm lớn , viên dập sẽ bị rắn đanh không đảm bảo độ tan của thuốc.
Cán bộ định mức chú ý đến yêu cầu vệ sinh trong quá trình sản xuất như tiến hành vệ sinh máy, nơi làm việc khi kết thúc một mẻ sản xuất hay tạm dừng sản xuất.
Ví dụ 5
Định mức lao động cho một mẻ sản xuất có cộng thêm 30 phút vệ sinh đầu giờ và cuối giờ.
Toàn bộ bước công việc trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác định mức lao động tại xí nghiệp. Tiến hành công tác chuẩn bị tốt giúp cán bộ định mức lên được, một mức chính xác tính toán được đầy đủ các yếu tố có liên quan đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
Bước 2 Tiến hành khảo sát
- Chọn đối tượng khảo sát trong một nhóm công nhân hoặc một công nhân trên dây chuyền hay từng công đoạn, thao tác.
- Chọn địa điểm quan sát không ảnh hưởng đến người công nhân.
- Tuỳ theo tính chất công việc mà cán bộ định mức chọn phương pháp khảo sát chụp ảnh, bấm giờ, so sánh điển hình hay kết hợp các phương pháp.
- Chọn thời điểm tiến hành khảo sát thích hợp để khảo sát đạt hiệu quả.
Ví dụ 1
Khảo sát định mức cho rặng rây cốm khô cho mặt hàng tetraxilin theo phương pháp làm ẩm. Đây là phương pháp thủ công, người công nhân thực hiện riêng lẻ. (Đối tượng khảo sát là một công nhân )
Các thao tác thực hiện trong chặng này được người công nhân lặp đi lặp lại trong quá trình làm việc nên chọn phương pháp bấm giờ.
CBCV của chặng này là 3/7
Rây thủ công bằng rây cỡ 355
Nguyên liệu được lấy từ đầu giờ.
Người công nhân phải tiến hành nhào trộn, sát cốm khô ( 1 chậu = 5 kg )
Tiến hành rây cốm khô ( 1 thùng = 20 kg ). Cuối cùng cân cốm khô, đóng vào túi nilông và bỏ vào thùng 40 kg để chuyển sang khâu rập viên (1 thùng = 40 kg ).
Chọn 2 công nhân có khả năng lao động khác nhau để tiến hành khảo sát :
Công nhân Mạnh: Bậc 4/7 có sức khoẻ tốt, nhanh nhạy có khả năng lao động tốt.
Công nhân Ngọc: Bậc 3/7 mới vào làm, sức khoẻ tốt, khả năng lao động trung bình.
Như vậy các đối tượng khảo sát được chọn là những người tiêu biểucho khả năng làm việc, trình độ lành nghề nhất định.
Tiến hành quan sát và đo thời gian ghi vào phiếu bấm giờ như sau:
Biểu 6 Phiếu bấm giờ (1)
Do tiến hành bấm giờ trong một giờ làm việc nên không phát hiện những hao phí không nhìn thaáy do công nhân thực hiện ở mỗi bước công việc hay mỗi thao tác.
Biểu 6: Phiếu bấm giờ ( 1)
Tên thao tác
Tên người
Tổng thời gian
qua các lần khảo sát
Số lần khảo sát
Thời gian bình quân
1
2
3
4
5
1. Nhào, trộn, sát
cồn cốm khô
Mạnh
18
15
16
19
17
85
5
17
Ngọc
20
19
20
20
21
100
5
20
2. Rây cốm khô
Mạnh
24
23
28
26
24
125
5
25
Ngọc
31
29
32
28
30
150
5
30
3. Cân cốm khô
đóng vào túi, thùng
Mạnh
11
12
12
13
12
60
5
12
Ngọc
12
11
13
12,5
14
62,5
5
12,5
Ví dụ 2
Khảo sát năng suất lao động ở chặng cất ống rỗng mặt hàng B12 - ống đáy bằng - 1ml; - 50.000._./công
(theo lương sản phẩm)
Mỗi công biến động của tổ TP 2 8452,17 đ/công
Tiền lương cho từng người sẽ như sau:
Lương sản phẩm = số công x tiền lương 1 công (theo sản phẩm )
Lương biến động = số công x tiền lương 1 ngày công biến động
Biểu 14 - Lương công nhân tổ TP 2 - PX viên tháng 1/2002
Họ tên
Lương sản phẩm
Lương biến động
Tổng tiền lương
Tuỳ ( tổ trưởng )
365.200
845.00
449.700
Bùi Hà
318.100
676.00
385.700
Phạm Kha
329.900
676.00
397.500
Hồng Mai
318.100
50.700
368.800
Tâm
294.600
48.500
379.100
Châu Anh
306.400
-
306.400
Hạnh Châu
294.600
-
394.600
Thư
306.400
50.700
357.000
Tổng
2.533.400 đ
405.700 đ
2.939.100 đ
Phân chia quỹ lương cho bộ phận phục vụ tại phân xưởng
Gồm 4 người
Chức vụ
Hệ số tổng hợp
Số công thực hiện
Công hệ số
Quản đốc
1,6
27
43,2 c
Phó quản đốc
1,6
27
43,2 c
Vệ sinh CN
1,1
27
29,7
Thợ điện
1,4
27
37,8 c
Bình quân cho 1 công hệ số = 1.725.878 đ : 159,9 c = 11214,28 đ/CHS
Tiền lương của bộ phận phục vụ là
Quản đốc = 43,2 x 11214,28 đ = 484.000 đ
Phó quản đốc = 43,2 x 11214,28 đ = 484.000 đ
Vệ sinh CN = 29,7 x 11214,28 đ = 333.000 đ
Thợ điện = 37,7 x x 11214,28 đ = 424.000 đ
Cộng = 1.725.000 đ
ưu điểm của cách phân phối tiền lương của xí nghiệp
Cách phân phố tiền lương của xí nghiệp theo phương pháp trên đây (đại diện là PX viên ) có thể nhận thấy:
Xí nghiệp đã lấy năng suất lao động cá nhân làm cơ sở chủ yếu đồng thời có kết hợp tính chất của từng công việc nên tiền lương đã có tác dụng vừa khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động vừa đảm bảo tính công bằng giữa các công việc khác nhau nên người công nhân sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, không có tư tưởng bỏ việc quá dễ hay quá khó. Chính vì vậy sản xuất được duy trì một cách liên tục cân đối và khai thác được năng lực tiềm năng trong sản xuất.
Tuy nhiên do phương pháp định mức của xí nghiệp mới chỉ xác định hao phí một cách chung nhất, các mức xây dựng cho các bước công việc hay thao tác là chưa có vì vậy vận dụng mức lao động trong phân phối lương của xí nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Hạn chế của cách phân phối quỹ lương
Hình thức phân phối này mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, mới chỉ khuyến khích được tập thể người lao động mà chưa khuyến khích tới từng cá nhân.
Ví dụ trên phân chia quỹ lương cho bộ phận phục vụ tại phân xưởng, cả quản đốc phân xưởng và công nhân phục vụ vệ sinh công nghiệp đều được hưởng ngày công như nhau.
Do cách phân phối trên nên chưa khuyến khích người công nhân nâng cao tay nghề và tiền lương ngày công của cả tổ là chung.
Tỷ lệ tính công giữa các tổ áp dụng cho mọi mặt hàng sản xuất có khi chưa hoàn toàn hợp lý vì tính chất khác nhau của từng mặt hàng. Hơn nữa căn cứ xây dựng các hệ số này hoàn toàn là do kinh nghiệm nên tính chất công bằng cho từng tổ chỉ mang tính tương đối.
Phần thứ ba
Một số kiến nghị về công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
I. Mục tiêu của xí nghiệp trong thời gian tới
Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có kỷ luật có hiệu quả cao. Không thể nói khác được, bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể xây dựng trong điều kiện tổ chức - kỷ luật hợp lý. Đó là điều kiện không cho phép người công nhân lao động tuỳ tiện, vừa không tuân theo qui trình công nghệ, qui trình lao động, vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật - Để trước hết bảo đảm tiền lương cho bản thân và sau đó là bảo đảm lợi ích chung cho toàn xí nghiệp. Tất cả các điều kiện đã khẳng định: hướng tới hoàn thiện công tác định mức lao động là một vấn đề tất yếu.
Để hoàn thiện công tác định mức lao động, các doanh nghiệp cần phải đề cao kỷ luật lao động, quản lý chặt chẽ lao động theo định mức công việc, nắm lấy mà quản lý tốt lao động, sử dụng tiền lương, tiền thưởng như đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của định mức lao động xuyên suốt từ khâu xây dựng định mức bằng phương pháp khảo sát phân tích ( một phương pháp khảo sát khoa học ) đến khâu kiểm tra giám sát thường xuyên các định mức lao động đang áp dụng để kịp thời đưa ra các điều chỉnh đối với những bất hợp lý trong quá trình áp dụng.
Chính vì vậy mà định mức lao động là cơ sở chính xác để xây dựng đơn giá lương sản phẩm hợp lý. Việc xây dựng và lên đơn giá lương sản phẩm tại xí nghiệp rất kịp thời và phục vụ tốt cho việc tính quỹ lương khoán cho các phân xưởng.
Song song với công tác định mức lao động xí nghiệp đang dần dần từng bước hoàn thiện việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm. Phân phối tiền lương dựa trên cơ sở năng suất lao động của công nhân đồng thời kết hợp với tính chất của từng công việc nên nó đã có tác dụng khuyến khích công nhân sản xuất nâng cao năng suất lao động. Đồng thời chế độ trả lương theo tập thể đang áp dụng tại xí nghiệp đã phát huy tinh thần hợp tác trong tập thể công nhân.
II. Một số kiến nghị về công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, bộ máy làm công tác định mức lao động cũng như chế độ phân phối tiền lương sản phẩm không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Qua phân tích tình hình thực tế tại xí nghiệp tôi xin được trình bày một số ý kiến sau:
1. Về phương pháp khảo sát
Như trên đã phân tích xí nghiệp sử dụng phương pháp khảo sát phân tích (cụ thể là phương pháp chụp ảnh) để xây dựng mức. Tuy nhiên, quá trình xây dựng mức bằng phương pháp này tại xí nghiệp chưa phát huy hết vai trò đầy đủ của một phương pháp khảo sát khoa học. Chụp ảnh quá trình làm việc của công nhân hay một nhóm công nhân cần phải chia tỷ mỷ quá trình sản xuất thành các bước công việc, xác định các hao phí từng loại mới cho phép đánh giá tính hợp lý của mỗi loại hao phí từng loại mới cho phép đánh giá tính hợp lý của mỗi loại hao phí thời gian trong toàn bộ thời gian khảo sát, từ đó phát hiện ra những lãng phí không trông thấy, những lãng phí thuộc về tổ chức phục vụ và những lãng phí do công nhân để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Xin được nêu lên một ví dụ cụ thể: Tiến hành khảo sát chụp ảnh cho một nhóm công nhân pha chế và đóng thuốc tiêm B12 - 50000 ống ( đã loại trừ hư hao)
- Ngày chụp ảnh: 3/4 ; 5/4 ; 7/4 ( phiếu ghi số 1, 2, 3)
- Tên công nhân
+ DS Mai, CVB 6 chịu trách nhiệm pha chế chính, hướng dẫn công nhân phục vụ mình và giám sát toàn bộ quá trình từ pha chế đến đóng ống.
+ Công nhân phục vụ Thư CBCV 4/7
+ Công nhân phục vụ Minh CBCV 4/7
+ Công nhân đóng thuốc Dương CBCV 4/7
+ Công nhân đóng thuốc Quỳnh CBCV 5/7
- Thời gian quan sát
+ Ngày 3/4 từ 7h30’ - 16h30’ - thời gian quan sát 480 phút
2 công nhân phục vụ từ 7h 30’ - 11h30’ thời gian quan sát là 240’
+ Ngày 5/4 từ 7h30’ - 17h - thời gian quan sát 510’
2 công nhân phục vụ từ 7h 30’ - 11h30’ - thời gian quan sát 260’
+ Ngày 7/4 từ 7h30’ - 16h30’ thời gian quan sát 480’
2 công nhân phục vụ từ 7h 30’ - 11h30’ - thời gian quan sát 240’
- Sản lượng làm được trong mỗi ca: 60 lít - 50000 ống
- Nhiệm vụ của mỗi người trong nhóm
+ DS chịu trách nhiệm pha chế chính, tính toán công thức, đo và kiểm tra thử, hướng dẫn các công nhân phục vụ mình.
+ Công nhân phục vụ làm theo hướng dẫn của dược sỹ chính. Họ chỉ phục vụ công việc pha chế của dược sỹ chính vào buổi sáng, chiều họ được bố trí làm công việc khác.
+ Công nhân đóng ống sẽ chuẩn bị và điều khiển máy đóng ống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Chú ý: Thuốc được pha chế xong kiểm nghiệm nếu đạt kết quả phải đóng ngay lập tức không để đến ca làm việc sau.
- Thời gian quan sát: 1 mẻ thuốc 60 lít đóng 50.000 ống ( sau khi loại trừ hư hao )
- Chú ý một số yêu cầu kỹ thuật đối với đóng ống.
+ Thuốc được pha chế phải đóng ngay lập tức không để đến ngày hôm sau.
+ Trong điều kiện ống rỗng sạch không được sấy, vẩy kiệt nước trước khi đóng ống.
+ Trong quá trình đóng ống 15 phút kiểm trâ một lần dung dịch của ống bằng bơm tiêm 5ml để kịp thời điều chỉnh lượng thuốc cần đóng vào ống.
+ Tủ chân không và các tủ phải được kê bằng phẳng
- Tiến hành phân loại thời gian hao phí.
Thời gian chuẩn kết bao gồm:
TCK1: Nhận nhiệm vụ
TCK2: Lấy nguyên liệu
TCK3: Chuẩn bị dụng cụ
TCK4: Dọn dụng cụ
TCK5: Tính toán công thức
Thời gian phục vụ gồm
Tpvtc1: Hướng dẫn công nhân phục vụ và công nhân đóng thuốc
Tpvtc2: Giám sát công nhân
Tpvtc3: Vệ sinh dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc trước và sau khi pha chế
Tpvtc4: Kiểm tra vệ sinh ống trước khi đưa vào đóng
Tpvtc5: Cân đong nguyên liệu
TPVKT1: Đo độ PH, điều chỉnh bằng dung dịch axít Clohydric 0,1N
TPVKT2: Định lượng dung dịch đã lọc
TPVKT3: Kiểm tra độ PH của dung dịch đã lọc bằng máy PH
TPVKT4: Căn cứ kết quả kiểm tra sơ bộ bán thành phẩm và điều chỉnh nếu chưa đạt
TPVKT5: Vẩy ống
TPVKT6: Xếp khay, bó ống
TPVKT7: Kiểm tra dung dịch của ống trước khi đóng
Thời gian lãng phí bao gồm
TLPTC: Chờ nguyên liệu dụng cụ
TLPKT: Do thuốc đục phải lọc lại
TLPCN1: Đi muộn về sớm
TLPCN2: Nói chuyện làm không đúng yêu cầu
Tnc1: Uống nước, nhu cầu cần thiết
Tnc2: Vệ sinh cá nhân
Thời gian tác nghiệp
Ttn: Tiến hành pha chế thuốc lần lượt các thao tác theo đúng qui trình tiến hành đóng ống trên máy.
- Tiến hành khảo sát và ghi chép vào phiếu chụp ảnh ( biểu 14) sau đó tiến hành phân tích sử dụng thời gian lao động của từng người, khả năng tiết kiệm của mỗi người đưa đến khả năng tiết kiệm thời gian hao phí của cả nhóm từ đó tính đến khả năng tăng năng suất lao động.
Biểu 14 - Phiếu chụp ảnh nhóm CN pha chế và đóng thuốc
Thời gian hao phí
DS Mai
CNPV Minh
CNPV Thư
CN đóng thuốc Dương
CN đóng thuốc Quỳnh
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
TCK1
-
-
-
10
10
8
10
8
10
7
5
6
8
5
7
TCK2
27
30
26
-
-
-
-
-
-
21
20
21
20
20
22
TCK3
-
-
-
7
7
7
7
7
8
5
5
4
5
5
6
TCK4
-
-
-
8
8
8
8
9
8
4
4
5
4
5
4
TCK5
20
15
20
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
TCK
47
45
46
25
25
23
25
24
26
37
34
36
37
35
39
Tpvtc1
20
20
20
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvtc2
16
15
17
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvtc3
-
-
-
25
25
25
25
20
23
12
10
10
10
10
10
Tpvtc4
-
-
-
-
-
-
-
-
-
23
18
25
20
20
23
Tpvtc5
-
35
-
10
10
10
12
10
10
-
-
-
-
-
-
Tpvtc
36
15
37
35
35
35
37
30
33
35
28
35
30
30
33
Tpvkt1
17
10
16
5
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt2
10
10
10
-
-
2
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt3
10
15
10
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt4
16
-
15
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt5
-
-
-
-
-
-
-
-
-
30
30
30
28
30
31
Tpvkt6
-
-
-
-
-
-
-
-
-
45
50
48
45
47
48
Tpvkt7
-
-
-
-
-
-
-
-
-
27
30
28
30
30
28
Tpvkt
53
50
51
5
-
2
-
-
-
102
110
106
103
107
107
TPV
89
85
88
45
35
37
37
30
33
137
138
141
133
137
142
Tlptc
2
6
3
5
-
5
-
-
3
-
5
5
3
3
2
Tlpkt
-
10
-
-
5
-
3
15
3
3
15
-
15
3
-
Tlpcn1
7
-
5
5
3
6
5
2
5
5
2
5
5
5
5
Tlpcn2
3
-
4
5
-
4
2
-
3
3
0
2
3
2
5
Tlp
12
16
12
15
18
15
10
7
14
10
22
12
26
13
12
Tnc1
10
10
11
12
10
15
10
12
10
10
10
12
15
12
10
Tnc2
15
15
15
7
5
5
6
5
5
14
13
13
12
17
12
Tnc
25
25
26
19
15
5
16
17
15
24
23
25
27
29
22
Ttn
336
308
316
167
260
240
172
152
152
293
266
272
287
263
260
Tổng
480
510
480
240
260
240
240
260
240
480
510
480
480
510
480
Dựa vào phiếu chụp ảnh, tính hao phí bình quân 3 ngày khảo sát để xác định hao phí trung bình mỗi lần cho mỗi loại thời gian
Biểu 15 Tổng hợp thời gian tiêu hao bình quân 3 lần khảo sát
Loại thời gian hao phí
Dược sỹ Mai
CN phục vụ Minh
CN phục vụ Thư
CN đóng thuốc Dương
CN đóng thuốc Quỳnh
Tck
46
24
25
33,5
37
Tpv
87
37
33
138,5
137
Ttn
318
155
158,5
275,5
270
Tne
25
14,5
16
24
26
Tlp
13
16
13,5
14,5
17
Qua biểu phân tích tình hình sử dụng thời gian trên, sau khi hạn chế những lãng phí thời gian lao động, phân bố lại thời gian giữa các loại thời gian hao phí thì năng suất có thể tăng lên 2,32 % trong đó có tính đến phần năng suất lao động từng cá nhân. từ đó có thể tính định mức lao động cho cả nhóm.
Định mức lao động cho cả nhóm = 1957,5 - 1957,5 x 2,32 % = 1912’ = 31,8 h.
So sánh với định mức lao động xây dựng tại xí nghiệp (32h) thì định mức này toàn sát thực. Song qua cách khảo sát cán bộ định mức có thể phân tích được tình hình sử dụng thời gian lao đôngj của mỗi công nhân, đánh giá được ai sử dụng thời gian hiệu quả nhất, đồng thời phát hiện những yếu tố gây gián đoạn sản xuất, lãng phí công để có biện pháp khắc phục kịp thời ( như yếu tố phục vụ nguyên liệu, dụng cụ chưa tốt, công nhân còn nói chuyện, đi chấm về sớm ...) từ đó không ngừng cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
- Đối với phương pháp bấm giờ xí nghiệp nên tiến hành bấm giờ cho một sản phẩm và chụp ảnh để xác định tình hình sử dụng lao động và khả năng nâng cao năng suất lao động của công nhân, không nên bấm giờ trong một giờ làm việc khó phát hiện những hao phí không nhìn thấy của công nhân.
Ví dụ 2
Bấm giờ và chụp ảnh cho một công nhân cắt ống.
+ Ngày chụp ảnh 20/3/2002
+ Tên công nhân Vân Anh
+ Nhiệm vụ cắt ống rỗng B12
+ Thời gian quan sát 480’
+ Sản lượng thực hiện 6010 ống
Qua khảo sát thực tế tại nơi làm việc bằng việc bấm giờ thời gian tiêu hao để cắt một sản phẩm ống kết quả thể hiện trên phiếu bấm giờ như sau:
Biểu 16 - Phiếu bấm giờ 1
Tên công việc
Số lần quan sát
Thời gian tiêu hao trung bình (giây)
1
2
3
4
5
6
Cắt ống
3,9
3,7
3,7
3,8
4
3,7
3,8
Biểu 17
Biểu 18 Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày làm việc
Đơn vị: Phút
Ký hiệu
Tên thời gian hao phí
Thời gian 1 lần hao phí
Số lần lặp lại
Tổng thời gian hao phí
Tổng TG hao phí dự tính
TCK 1
Nhận nhiệm vụ,
15
1
15
TCK 2
Nhận nguyên liệu
4
1
4
TCK
Dọn dụng cụ
19
20
%
3,96
4,17
TPV + C
Xếp vật liệu
5
2
10
10
%
2,08
2,08
Ttn
Cắt ống
383
409
%
79,79
85,2
Tnc 1
Nghỉ ngơi cần thiết
8
2
16
Tnc 2
Vệ sinh cá nhân
13
2
26
Tnc
42
41
%
8,75
8,54
Tlpcn1
Đi chậm về sớm
5
2
10
Tlpcn2
Nói chuyện
3
3
9
Tlpcn
Chờ nguyên liệu
7
1
7
Tlp
26
0
%
5,42
0
Tổng
480
Việc xác định mức sản lượng của nhóm công nhân này thực chất là xác định số ống được cắt ở trong ca là bao nhiêu, căn cứ vào phiếu bấm giờ ( biểu 16) và phiếu chụp ảnh ta tính mức sản lượng cho công việc cắt ống như sau:
MSL =
Ttnca
Ttn 1 sản phẩm
Tca = Tck + Tpv + Tnc + Ttn -> Ttn = Tca - ( Tpv + Tck + Tnc )
= 480 - ( 10 + 19 + 42) = 409’
MSL = ( 409 x 60’) : 3,8 = 6457 ống/ca.
So sánh mức sản lượng tới mức sản lượng thực tế.
Theo tài liệu khảo sát ngày 20/3/2002 thì sản lượng thực tế là 6010 ống trong khi thời gian hao phí là 26 phút do chờ nguyên liệu, còn hiện tượng nói chuyện, đi chậm về sớm. Vậy nếu sử dụng đầy đủ thời gian thì sản lượng có thể đạt là.
6010 +
26 x 60
= 6420 ống/ca
3,8
Khả năng tăng năng suất lao động của công nhân sẽ là = ( 6420 – 6010 ) : 6010 = 0,0682 = 6,82 %
Qua phân tích tình hình thực hiện có thể thấy vẫn còn tồn tại những yếu tố lãng phí làm giảm năng suất lao động ( thời gian lãng phí còn chiếm 5,42 % ). Nếu có biện pháp khắc phục như tổ chức phục vụ tốt thì năng suất lao động có thể tăng lên 6,82 %. Như vậy mức sản lượng xây dựng là hợp lí.
2. Về bộ máy làm công tác định mức lao động
Là một xí nghiệp chuyên ngành Dược, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về Dược không chỉ cần thiết đối với cán bộ kĩ thuật mà còn không thể thiếu được đối với cán bộ quản lí kinh tế khác trong đó có cán bộ quản lí lao động.
Cán bộ làm công tác địng mức lao động của xí nghiệp là cử nhân kinh tế, được đào tạo chuyên về ngành kinh tế lao động đây là điều kiện thuận lợi trong công tác giám sát sản xuất, quản lí lao động, định mức lao động và phân phối tiền lương. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng công tác định mức lao động, xí nghiệp cần tạo điều kiện để cán bộ định mức lao động được trang bị thêm về kiến thức chuyên môn Dược.
Bên cạnh đó xí nghiệp cần thành lập một hội đồngđịnh mức để ban hành mức hoàn chỉnhvà đúng nguyên tắc, bảo đảm mức mới được xây dựng được phân tích theo đúng chuyên môn để phe duyệt trước khi ban hành.
Mối quan hệ giữa các phòng ban và công tác định mức lao động còn chưa được chặt chẽ. Công tác định mức lao động còn khoán trắng chi cán bộ định mức nên chất lượng của công tác định mức còn hạn chế rất nhiều.
Vì vậy để hoàn thiện công tác định mức lao động và nâng cao chất lượng các mức lao động mới được xây dựng xí nghiệp cần tạo điều kiện để tăng cường quan hệ hỗ trợ giữa các phòng ban với bộ phận định mức lao động để nắm được kế hoạch sản xuất, điều độ cung tiêu kế toán, các đơn vị phục vụ sản xuất như tổ cơ điện ...) để cán bộ định mức có thể theo sát tình hình thực tế, theo dõi việc thực hiện mức có thể theo sát tình hình thực tế, theo dõi việc thực hiện mức mới, kịp thời điều chỉnh những mức không phù hợp.
Sự hỗ trợ của các phòng ban sẽ tạo điều kiện để cán bộ định mức làm việc không riêng lẻ, bảo đảm hệ thống mức chính xác thật sự là cơ sở tốt tính toán đơn giá công bằng và bên ké hoạch điều độ sản xuất.
3. Về cach phân phối quỹ lương trong phân xưởng.
Việc phân phối quỹ lương của xí nghiệp đã bước đầu thực hiện phân phối theo sản phẩm, nhưng chỉ có tính chất tương đối và còn dùng lại ở việc phân phối lương theo sản phẩm đến từng phân xưởng. Phân phối từ phân xưởng đến từng cá nhân người lao động còn căn cứ vào mặt bằng công (công có mặt và công theo định mức thực hiện).
Tuy đã có tính đến tính chất của từng công việc (có số lượng cho từng khâu) nhưng việc phân phối lương theo mặt bằng ngày công còn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa vì vậy thưởng hay phân phối tiền lương sản phẩm chỉ có tác dụng khuyến khích tập thể mà chưa khuyến khích đến từng cá nhân. Vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp cần hoàn thiện thêm một bước phân phối tiền lương để có thể tiến hành trả lương theo sản phẩm đến từng người công nhân theo đơn giá của từng bước công việc mà mỗi người dân tiến hành.
Xí nghiệp có thể áp dụng thêm hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng và chia lương cho công nhân trong phân xưởng theo một trong hai phương pháp đã nêu ở trên đó là phương pháp hệ số điều chỉnh và phương pháp giờ hệ số.
Để trả lương theo sản phẩm một cách hợp lý cần phải ghi chép ngày công, giờ công, số lượng sản phẩm của từng công nhân một cách chính sác trên phiếu năng xuất lao động cá nhân. Tuy nhiên việc ghi chép vào phiếu năng xuất lao động cá nhân ở xí nghiệp chưa được chi tiết theo từng ngày do đó mà ngày công, giờ công còn nhập nhằng dẫn đến tiền lương trả chưa chính xác làm hạn chế tác dụng của công tác định mức lao động và hạn chế tính ưu việt của chế độ trả lương theo sản phẩm.
Trong thời gian tới xí nghiệp cần cái tiến cách ghi chép sổ sách của lao động và cá nhân. Việc ghi chép phải trung thực chính sác, ghi hàng ngày và mỗi ngày cần phải kiểm tra lại sổ sách, số lượng ghi chép. Việc ghi chép có chính sác mới là cơ sở cho định mức lao động và phân phối tiền lương.
Dưới đây, xin được trình bày cách ghi chép trên một số biểu liên quan trực tiếp đến việc theo dõi tình hình thực hiện mức hàng thánh và tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân thông qua phiếu ghi năng suất lao động cá nhân.
Cụ thể cách ghi trên phiếu này như sau:
+ Người công nhân tiến hành ghi thường xuyên công việc của mình trong từng ngày, định mức lao động cho công việc đó, số lượng, sản phẩm làm được và thời gian thực tế tiêu hao. Sau đó căn cứ mức thực hiện và định mức để xác định vượt hay hụt kế hoạch.
+ Người công nhân phải ghi chi tiết ngày nghỉ lễ, tết… Hay nghỉ do nguyên nhân khác. Đồng thời ghi cụ thể các nhân tố làm ảnh hưởng đến năng xuất lao động.
Ví dụ1
Tiến hành ghi vào phiếu khảo sát cho Nguyễn Kim Dung phân xưởng viên - tổ sản xuất thành phẩm
Biểu 19: Phiếu ghi năng xuất lao động cá nhân.
Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội.
Phân xưởng viên.
Tổ sản xuất thành phẩm Họ tên công nhân: Nguyễn Kim Dung
Ngày- tháng năm
Thao tác việc làm
ĐM giao cho một công
Sản lượng thực tế làm được.
Thời gian tiêu hao thực tế
Sản lượng thực tế so với định mức
Ghi chú
Vươt (+)
Thiếu (-)
SL
Giờ
SL
Giờ
2/3/2002
Đong đếm B1
39.200V
40.000V
8h
800
3/3/2002
Đong đếm C
30.000 v
16.000 v
4h
100
Xi xáp, đóng dấu
300 chai/c
149
4h
10
Do mệ
4/4/2092
Nghỉ
tập hát
+ Người công nhân phải tiến hành ghi hàng ngày hoặc sáng hôm sau ghi ngay mới bảo đảm chính xác, tổ sản xuất tiến hành kiểm tra hàng tuần, theo dõi, đối chiếu và phát hiện những sai sót.
+ Đến cuối kỳ kế hoạch người thống kê phân xưởng tập hợp phiếu ghi lên bảng sử dụng thời gian theo mẫu ( Biểu 20 )
Biểu 20 - Tình hình sử dụng ngày công lao động trong tháng
STT
Họ và tên
Công dương lịch
Công chế độ
Diễn giải
Công SP
Nghỉ 100%
Ngừng 70%
Nghỉ BHXH
Nghỉ việc riêng
Nghỉ khác
1
Thu
30
26
20
2
2
-
2
-
2
Trên phiếu tiến hành ghi lần lượt ngày công thực hiện cho từng cá nhân trong tổ. Trong đó chú ý công dương lịch công chế độ: Công nhà nước quy định phải làm việc “ ngoài trừ ngày chủ nhật”
Diễn giải sủ dụng thời gian,.
1.- Công sản phẩm - công làm ra sản phẩm.
2.- Nghỉ 100% - những công nhân nghỉ nhưng hưởng 100% lương (hiếu, hỷ)
3.- Ngừng 70% - những công nghỉ hưởng 70% lương - công do người công nhân phải tạm ngừng nhưng không do của người công nhân như mất điện, công nhân vận hành máy chờ công nhân sửa chữa không được điều đi làm việc khác.
4.- Nghỉ BHXH - ốm đau, thai sản, v..v
5.- Nghỉ việc riêng có đơn xin nghỉ không lương
6.- Nghỉ khác - họp, công tác...
Tông các công diễn giải trong tháng phải bằng công chế độ trong tháng đó nếu sai phải kiểm tra lại.
Sau khi có bảng sử dụng thời gian lao động cán bộ thống kê lên bảng cân đối sử dụng thời gian lao động qua việc tập hợp thời gian làm ra sản phảm của từng người ứng với thao tác của từng mặt hàng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng trong kỳ kế hoạch tương ứng với số sản phẩm thực hiện được.
Sau đó cán bộ thống kê phân xướng lập bảng cân đối sử dụng thời gian lao động và số sản phẩm thực hiện (biểu 21)
)Biểu 21)
Ví dụ 2
Công nhân Thu.
+ Trong mặt hàng B1 chỉ tham gia 2 thao tác ( TT )- ghi cụ thể số giờ (G)
số sản phẩm ( H) công nhân này làm việc được, TT không tham gia bỏ trống.
+ Mặt hàng B6 tham gia thao tác 1,3 ghi tương tự
+ Ghi tiếp cho đến khi hết các mặt hàng
+ Cuối cùng tính tổng toàn bộ thời gian tham gia của công nhân trong tháng.
Chú ý: Tổng số thời gian trên phải bằng tổng số công làm theo sản p hẩm của công nhân ghi trên phiếu sử dụng ngày công lao động hàng tháng.
Tổng số theo cột dọc số hàng làm ra hàng tháng của cả tổ trong từng thao tác sẽ bằng số sản phẩm nhập kho ( M, N, P...) trong tháng của mặt hàng này
N 1= N2 = N 3=N
M 1= M2 = M 3=M
P 1= P2 = P3=P
...........
Thời gian tiêu hao G1, G2.... và số sản phẩm thực hiện trong từng thao tác của cả tổ sẽ là căn cứ quan trọng để cán bộ định mức đánh giá tình hình thực hiện mức hàng tháng cho chính xác, thường xuyên tại phân xưởng. Qua tình hình thực tế nếu cán bộ định mức phát hiện thấy khả năng thực hiện mức trong từng thao tác, từng bước công việc không ổn định phải tiến hành theo dõi thường xuyên để thay đổi mức mới.
Ví dụ 3 Công nhân Thu
Ghi như ví dụ 2
- Căn cứ vào biểu cân đối sử dụng thời gian và sản phẩm thực hiện cán bộ thống kê phân xưởng sẽ tiến hành lên biểu lương sản phẩm của tổ ( Biểu 22)
Biểu 22 tính lương theo sản phẩm thực hiện.
Biểu 22
+ Đưa số lượng sản phẩm thực hiện ở từng thao tác, từng mặt hàng ( H)
Mỗi thao tác ghi cụ thể đơn giá
+ Tiền lương trả cho số sản phẩm thực hiện mỗi thao tác tính bằng cách
Số sản phẩm thực hiện x Đơn giá của thao tác ấy.
Ghi vào cột ( T)
+ Cộng ngang dòng tính tổng tiền lương thực hiện của từng người.
Tuần tự thực hiện từ công nhân 1 đến công nhân thứ n.
Chú ý: Sau khi hoàn thành tiến hành cộng dọc kiểm tra lại bằng cách lấy tổng tiền lương ở từng mặt hàng chia cho số sản phẩm thực hiện ( phải bằng số sản phẩm nhập kho ) nhất định phải bằng đơn giá cho sản phẩm ấy, nếu không đúng kiểm tra lại phát hiện sai sót.
- Cuối cùng căn cứ vào biểu sử dụng thời gian lao động, biểu tính lương sản phẩm thực hiện, cán bộ thống kê phân xướng tiến hành tính toán tiền lương tháng cho công nhân trong tổ.
Biểu 23: Tiển lương tính cho công nhân thực hiện trong tháng.
Biểu 23
-Căn cứ vào bậc lương để tính tiền để tính tiền lương cho từng cá nhân. Sau đó nhân tiền lương ngày với số ngày được hưởng theo chế độ.
-Tổng toàn bộ tiền lương theo sản phẩm và theo thời gian sẽ là tiền lương của mỗi người trong tháng.
Ví dụ 4
+ Lương cấp bậc của Chị Thu ( 1,78 ) LCB = 320400đ
+ Tiền lương ngày = 320400: 26= 12323,07đ
+ Nghỉ 100% là 2công = 2x 12323,07 =24646đ
+Ngừng việc 2 công = 2x70% x12323 =17252đ
________________________
Tổng 374621
Nhận xét
Phân phối tiền lương theo phiếu năng suất cá nhân có nhiều ưu việt
+ Người công nhân và cán bộ quản lý sẽ biết đích xác số sản phẩm thực hiện, phát hiện những hiện tượng khai gian, làm rối nên phân phối tiền lương bảo đảm tính công bằng, thật sự khuyến khích công nhân hăng say lao động.
+ Dựa vào phiếu ghi chép năng suất lao động của mỗi cá nhân, cán bộ định mức có thể xác định tỷ lệ thực hiện mức là bao nhiêu, nếu tỷ lệ này qúa thấp hoặc quá cao cán bộ định mức phải theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
+ Qua phiếu này cũng một phần nào phân tích được bằng cách sử dụng thời gian làm việc, cách tổ chức phục vụ nơi làm việc từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng mức lao động.
Xí nghiệp nên tuyên truyền, hướng dẫn người lao động sử dụng phiếu ghi chép này.
Kết luận
Hoàn thiện công tác định mức lao động là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự hưởng ứng quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự tham gia hưởng ứng của toàn thể công nhân trong Xí nghiệp. Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội là một Xí nghiệp có tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nên hoàn thiện công tác định mức lao động và chế độ tiền lương theo sản phẩm càng cần phải quan tâm một cách đích đáng.
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội chỉ dừng lại chủ yếu ở việc tổ chức thực hiện định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp.
Do 1 số về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm chưa tích luỹ được nhiều, do sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế nên đề tài này tất yếu không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế
Rất mong Xí nghiệp xem xét áp dụng những điều phù hợp trong công tác định mức lao động và chế độ trả lương sản phẩm tại xí nghiệp để không ngừng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân làm việc.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Vũ Hoàng Ngân, sự chỉ bảo tận tình của chị Nguyễn Quỳnh Diệp và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Phần thứ nhất: Vai trò của định mức lao động đối với lương sản phẩm
3
I.Những lý luận chung về ĐMLĐ
3
1. Sự cần thiết khách quan phải tiến hành công tác ĐMLĐ
3
2. Khái niệm và phân loại mức lao động
4
3. Nội dung của công tác ĐMLĐ
6
4.Các phương pháp xây dựng mức lao động
7
II. Hình thức trả lương theo sản phẩm
12
1. Vai trò của công tác tiền lương
12
2. Một số hình thức trả lương theo sản phẩm
13
III. Vai trò của ĐMLĐ đối với lương sản phẩm
19
1. Điều kiện áp dụng lương sản phẩm
19
2. Vai trò của ĐMLĐ với lương sản phẩm
20
Phần thứ hai: Tình hình thực hiện công tác ĐMLĐ và việc áp dụng ĐMLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
22
I. Một số đặc điểm của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội ảnh hưởng đến công tác ĐMLĐ và áp dụng ĐMLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp
22
1. Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp
22
2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp
22
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
24
4. Đặc điểm sản xuất
29
5. Đặc điểm về lao động
33
Đặc điềm về máy móc kỹ thuật
36
Một số đặc điểm khác
38
II.Tình hình thực hiện công tác và việc áp dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp DPHN
40
1. Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại xí nghiệp
40
2. Nhận xét về phương pháp xây dựng mức của XN
55
3. Đánh giá về công tác ĐMLĐ của XN dược phẩm Hà nội
56
3.1 Cách thức tổ chức bộ máy làm công tác ĐMLĐ
56
3.2 Số lượng và chất lượng của hệ thống mức
58
III.Việc vận dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp
61
Các chế độ tiền lương đang áp dụng tại XN
61
Cách tính đơn giá và xây dựng đơn giá
62
Cách vận dụng đơn giá để tính quỹ lương thực hiện hàng tháng cho khối trực tiếp làm ra sản p hẩm
67
Phân phối lương trong phân xưởng
70
Phần thứ ba: Một số kiến nghị về công tác ĐMLĐ và việc áp dụng vào trả lương sản phẩm tại XN dược phẩm hà nội.
76
I. Mục tiêu của XN trong thời gian tới
76
II. Một số kiến nghị về công tác ĐMLĐ và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
77
1. Về phương pháp khảo sát
77
2. Về bộ máy làm công tác ĐMLĐ
87
3. Về cách phân phối quỹ lương trong phân xưởng
88
Kết luận
99
Tài liệu tham khảo
Giáo trình “ Tổ chức lao động khoa học” - XB 1994 .
GS - TS Phạm Đức thành và TS . Mai Quốc Chánh- Giáo trình “ Kinh tế lao động” . NXB giáo dục - 1999.
Nguyễn Quỳnh Diệp -1996 - “ Hoàn thiện công tácĐMLĐ tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội”
Hà Huy Khôi - 1999 - “ Hoàn thiện trả lương theo sản phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà nội”
Trần Duy Anh - 2000 - “Hoàn thiện công tác ĐMLĐ và một số kiến nghị trong việc áp dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà nội”
Định mức lao động kỹ thuật - Hà Nội - Lao động - 1964
--
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29879.doc