Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ Hà Nội 2010 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động lao động sản xuất là một hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội làm cho xã hội ngày càng phát triển và phồn vinh. Đi đôi với quá trình phát triển của xã hội, lao động của con người có những chuyển biến tích cực và ngày càng đa dạng, phức

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạp. Trong quá trình lao động sản xuất, một số bộ phận sản xuất luôn tồn tại và phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại như những bộ phận mất an toàn của máy móc thiết bị, của khói bụi khí độc… điều này ảnh hưởng không ít tới sức khỏe, tính mạng của người lao động và còn có nguy cơ gây ra tai nạn lao động và BNN. Để ngăn ngừa và có biện pháp khắc phục những tồn tại đó, làm cho sản xuất ngày càng phát triển tốt hơn, phải có sự quan tâm của nhà nước, các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất và đặc biệt là mọi người lao động tự giác chấp hành những nội quy an toàn lao động. Ở nước ta, Đảng và nhà nước luôn luôn chăm lo đến công tác BHLĐ, đặc biệt là sau khi thành lập nước BÁC HỒ đã ra sác lệnh 29SL văn bản quy định về thực hiện công tác này và cho đến nay về cơ bản nước ta đã có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ về công tác BHLĐ. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì là một đơn vị sự nghiệp có thu với đặc thù của công việc, được Đảng, Nhà Nước luôn quan tâm định hướng phát triển cùng với quan điểm chủ yếu là: giúp được môi trường đô thị Thành Phố Hà Nội nói chung và môi trường tại huyện Thanh trì nói riêng ngày càng được cải thiện Xanh – Sạch – Đẹp trong quá trình phát triển của cả nước. Thực tế trong những năm qua, xí nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt đáng mừng và có những đổi mới đáng kể phù hợp trên con đường mà Đảng ta đã vạch ra. Qua đợt thực tập tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì em thấy công tác BHLĐ của xí nghiệp luôn được ban lãnh đạo xí nghiệp chú trọng quan tâm vì vậy đã thu được kết quả tốt nhưng bên cạnh đó vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Do đó làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệ quả của công tác BHLĐ là một vấn đề đặt ra cho lãnh đạo xí nghiệp. Chính vì vậy em đã chọn đề tài : “ Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề thực tập của em có những nội dung chính sau: Chương I : Giơí thiệu chung về xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì. Chương II : Thực trạng công tác BHLĐ tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh trì. Chương III : Giải pháp hoàn thiện công tác BHLĐ tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì. CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ. 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Xí nghiệp Lịch sử hình thành của xí nghiệp Tên: Xí nghiệp Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì Địa chỉ: Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội. Điện thoại: 04.38612971 Fax: 04.36818554 MST: 01007692151 Xí nghiệp môi trường đô thị có quyết đinh thành lập của UBND Thành Phố Hà Nội, tiếp nhận bàn giao từ Xí nghiệp kinh doanh nhà Thanh Trì. Ngành nghề kinh doanh: Thu gom vận chuyển rác thải; Sản xuất cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; Duy tu bảo dưỡng đường giao thông liên xã; Duy trì hệ thống chiếu sáng cây xanh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tự cân đối nguồn tài chính và trực thuộc sự quản lý của UBND huyện Thanh Trì. Với tổng số khoảng hơn 326 cán bộ công nhân viên, trong đó có khoảng 52 cán bộ công nhân viên ký hợp đồng lao động với UBND huyện Thanh Trì còn lại là ký hợp đồng ngắn hạn với xí nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường và duy tu bảo dưỡng đường liên xã, hệ thống chiếu sáng và cây xanh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Ngoài ra, Xí nghiệp còn liên danh với công ty Cổ Phần Xanh thực hiên xã hội hóa đảm bảo vệ sinh môi trường trên 8 phường thuộc quận Hoàng Mai. *. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp - Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đến bãi rác của Thành Phố Hà Nội. - Quản lý và làm vệ sinh các công trình công cộng tại địa bàn thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì. - Quản lý hệ thống đền đường chiếu sáng ở những trục đường thuộc phạm vi huyện quản lý. Trồng, tỉa và chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh, vệ sinh nơi công cộng, lòng đường, vỉa hè, khơi thông cống rãnh… - Thực hiện theo hợp đồng các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu phí vệ sinh môi trường đối với nhân dân trên địa bàn. Xí nghiệp duy trì vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước. - Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tu sửa, cải tạo, xây dựng các công trình công cộng theo kinh phí hàng năm được UBND huyện phê duyệt. - Sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tại địa bàn thị trấn Văn Điển, một số xã lân cận và một phần của phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai. - Ký hợp đồng lắp đặt, sửa chữa các công trình, hệ thống cung cấp nước sạch theo nhu cầu của khách hàng. - Quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa đường giao thông liên xã, liên thôn. - Liên danh liên kết tham gia thực hiện XHH công tác vệ sinh môi trường theo chủ trương của Thành Phố, Huyện. Tham gia đấu thầu công tác đảm bảo vệ sinh môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Xí nghiệp. - Ngoài ra, Xí nghiệp còn được UBND huyện Thanh Trì giao thực hiện một số nội dung về quản lý nhà nước, tham mưu dự thảo các văn bản của huyện như: Công văn, chỉ thị, kế hoạch… để chỉ đạo công tác VSMT, quản lý đô thị trên địa bàn Huyện. Tổng hợp các loại báo cáo về lĩnh vực quản lý môi trường, quản lý đô thị để báo cáo Thành phố và các cơ quan hữu quan. Phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn giải quyết các đề xuất kiến nghị của nhân dân về quản lý môi trường và đô thị, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện Thanh Trì yêu cầu. 1.2. Quá trình ra đời và phát triển Ngay sau khi thành lập Xí nghiệp đã nhanh chóng tổ chức sắp xếp nhân sự, kiện toàn các bộ phận làm công tác chuyên môn, tuyến dụng lao động, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1996 với 2 nhiệm vụ chính: Đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện Thanh Trì, sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân khu vực thị trấn Văn Điển và một số xã lân cận. Cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu khác, Xí nghiệp hoạt động theo phương thức kinh doanh một phần do nguồn ngân sách của huyện cấp và một phần tự hạch toán. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường phức tạp như hiện nay, Xí nghiệp luôn phải vận động không ngừng, tìm tòi, sáng tạo trong mọi lĩnh vực khoa học, công nghệ, cũng như phương thức quản lý. Thời kỳ đầu thành lập, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã gặp phải vô vàn những khó khăn, thiếu về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. Nhưng những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng và phát triển Xí nghiệp đã được Ban lãnh đạo hoạch định con đường cụ thể và được tập thể CBCNV đồng lòng triển khai thực hiện nhiệm vụ. Sau 13 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã có 326 đội ngũ CBCNV, giá trị sản lượng đạt 10,8 tỷ đồng/ năm, thu nhập bình quân đạt 2.200.000 đồng/ người/ tháng (năm 2008). Là đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Là một trong những đơn vị nòng cốt tham gia vào các hoạt động của Huyện cũng như Thành Phố và đạt được nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, các hoạt động xã hội của huyện Thanh Trì và Thành phố. Những danh hiệu thi đua đã đạt được trong những năm qua: - Chi bộ Đảng: Đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Chính quyền: Đạt đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc dẫn đầu khối. - Công đoàn: Đạt công đoàn cơ sở vững mạnh. - Đoàn Thanh niên: Đạt Đoàn thanh niên cơ sở xuất sắc. Năm 1999, Xí nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen. Năm 2001 được BCH Đoàn TNCS HCM Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Đoàn thanh niên Xí nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII. Năm 2001 được BCH Đoàn TNCS HCM Thành phố tặng bằng khen Đoàn TN Xí nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Năm 2001 được UBND Thành phố Hà Nội tặng cờ CBCNV Xí nghiệp là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua. Năm 2002 được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc. Năm 2005 được UBND Thành phố tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua và CBCNV Xí nghiệp vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba. Ngoài ra, Xí nghiệp còn được nhận nhiều cờ, bằng khen, giấy khen của UBND Thành phố, UBND Huyện, LĐLĐ Thành phố, LĐLĐ Huyện, BCH Trung ương Đoàn và các cấp, các ngành của Thành phố và huyện trong các phong trào, hoạt động từ năm 1997 đến năm 2005. 2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm quản lý của Xí Nghiệp Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp môi trường đô thị BAN GIÁM ĐỐC P. TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH P. TC - HC LĐTL ĐỘI NƯỚC SẠCH ĐỘI XE MÁY TỔ VSMT SỐ 6 TỔ VSMT SỐ 5 TỔ VSMT SỐ 3 TỔ VSMT SỐ 4 TỔ VSMT SỐ 2 TỔ VSMT SỐ 1 P. KỸ THUẬT – GIÁM SÁT ĐỘI ĐÔ THỊ CTCC ĐỘI MÔI TRƯƠNG 2.2. Mô tả chi tiết tình hình tổ chức của xí nghiệp 2.2.1. Ban giám đốc: - Giám đốc - Phó Giám đốc 2.2.2. Các phòng chuyên môn: - Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động tiền lương - Phòng Tài chính - Kế hoạch - Phòng Kỹ thuật – Giám sát 2.2.3. Các đội sản xuất: - Đội Môi trường - Đội Nước sạch - Đội Xe – Máy - Đội Đô thị và công trình công cộng 2.3. Đặc điểm quản lý của xí nghiệp 2.3.1. Giám đốc Là người điều hành các hoạt động của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật quy định. - Tổ chức thực hiện các Quyết định của UBND Thành phố, huyện Thanh Trì và hướng dẫn các cơ sở, ngành liên quan. - Xây dựng các mục tiêu, phương hướng, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Ban hành các quy chế, quy định, nội quy để quản lý Xí nghiệp. - Quyết định thành lập các đơn vị thuộc quyền quản lý. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trưởng, phó phòng chuyên môn, đội, tổ sản xuất trong Xí nghiệp, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của cấp trên bổ nhiệm. - Ký các hợp đồng nhân danh Xí nghiệp như: hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng kinh tế. - Tuyển dụng lao động theo thẩm quyền. - Chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán thu – chi tài chính để trình lên cấp trên. Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Thực hiện các quyền khác theo luật định. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ Nhà nước giao một cách trung thực vì lợi ích hợp pháp của Xí nghiệp. - Quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần và sự tiến bộ của CBCNV thuộc quyền quản lý. 2.3.2. Phó giám đốc - Giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật về quản lý Nhà Nước đối với các lĩnh vực: - Giúp việc Giám đốc trong việc soạn thảo hoặc phối hợp với UBND, các cơ quan chức năng của huyện thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bổ sung, sửa đổi liên quan đến lĩnh vực môi trường , hạ tầng kỹ thuật đô thị, nước sạch. - Giúp việc cho Giám đốc tổ chức thực hiện công tác ATLĐ, công tác liên quan đến quận sự, an ninh quốc phòng , phòng chống cháy nổ. - Là trưởng ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của Xí nghiệp. - Giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo trực tiếp sản xuất các đội Môi trường, Đội Xe Máy, đội Nước sạch, Đội Đô thị và Công trình công cộng. 2.3.3. Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động tiền lương - Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ và lao động. - Tham mưu tổng hợp giúp việc cho Giám đốc và tổ chức thực hiện điều hành, quản lý công tác hành chính tổng hợp của Xí nghiệp. - Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất công tác tổ chức nhân sự phục vụ sản xuất; xây dựng các mô hình, cơ cấu tổ chức - quản lý và nhiệm vụ cho các phòng, đội, tổ sản xuất trong Xí nghiệp. - Tổ chức triển khai kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan tới người lao động; Nội quy lao động, các quy chế, quy định quản lý của Xí nghiệp đến toàn thể CBCNV và kiểm tra việc thực hiện. - Tham mưu về công tác cán bộ: Tuyển dụng, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thuyên chuyển cán bộ. - Tham mưu về công tác lao động: Quản lý, thống kê, hợp đồng lao động; tổ chức, sắp xếp và điều động lao động. - Tham mưu về công tác chế độ , chính sách : Tiền lương (nâng bậc lương, chuyển ngạch lương) các khoản phụ cấp theo lương, tiền lương, tiền thưởng và các chính sách xã hội. - Phòng được biên chế tổ chức từ 05 đến 07 người + 01 trưởng phòng + 01 phó phòng + 4 – 5 chuyên viên, cán sự 2.3.4. Phòng Tài chính – Kế hoạch - Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về công tác tài chính, kế toán và thống kê, kế hoạch điều độ sản xuất của Xí nghiệp. - Lập và thực hiện kế hoạch Tài chính theo niên độ tháng, quý, năm. - Nghiên cứu, tham mưu, kiểm tra, đề xuất những vấn đề thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tài chính, kế toán và thống kê thực hiện đúng các chuẩn mực kế toán, pháp lệnh thống kê và các quy định hiện hành của Nhà nước, Xí nghiệp. - Chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu trữ đầy đủ các chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày, bảo quản các hồ sơ, tài liệu về tài chính, kế toán, thống kê theo quy định. Từng bước tin học hoá công tác tài chính, kế toán thống kê trong quản lý. - Tham mưu công tác xây dựng đơn giá sản phẩm với cơ quan quản lý cấp trên và xây dựng đơn giá sản phẩm nội bộ cho đội sản xuất. - Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động tiền lương đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho CBCNV trong việc thực hiện thi nâng bậc lương và tham gia giám sát, nghiệm thu sản phẩm. - Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban giám đốc giao. - Biên chế tổ chức từ 08 đến 11 người. + 01 trưởng phòng + 01 phó phòng + 6 – 8 chuyên viên, cán sự 2.3.5. Phòng Kỹ thuật – Giám sát * Kỹ thuật - Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ thuật và vật tư, chịu trách nhiệm giám sát về việc thực hiện các quy định, quy trình công nghệ, công tác sản xuất của các đội trong công tác duy trì vệ sinh môi trường, sản xuất cung cấp nước sạch và công tác duy tu hạ tầng kỹ thuật đô thị được UBND huyện giao. - Tham mưu, đề xuất các quy định quản lý quy trình công nghệ, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá tác động của môi trường. - Tham mưu đề xuất các quy định quản lý tài sản vật tư phù hợp với tình hình sản xuất của Xí nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý, kỹ thuật xe ôtô chuyên dùng, công cụ, dụng cụ lâu bền. - Chịu trách nhiệm kỹ thuật, đảm bảo kỹ thuật quy định quản lý nhà máy nước, đảm bảo chất lượng nước sạch, có kế hoạch bảo dưỡng, bảo toàn trang thiết bị nhà máy theo định kỳ. * Giám sát - Chịu trách nhiệm giám sát, xác nhận khối lượng trong việc thực hiện các quy định của Thành phố và Xí nghiệp trong công tác duy trì VSMT, công tác duy trì, duy tu hạ tầng đô thị (chăm sóc, duy trì cây xanh và duy tu đường giao thông liên xã, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng), sản xuất và cung cấp nước sạch. Theo dõi kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc, duy trì vệ sinh môi trường, thực hiện việc phúc tra khối lượng, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các xe vận chuyển rác làm cơ sở cho việc nghiệm thu, thanh quyết toán nội bộ và với chủ đầu tư. - Tổ chức nghiệm thu quyết toán sản phẩm để làm cơ sở cho việc quyết toán vật tư, vật liệu. - Thực hiện một số nhiệm vụ giám sát khác khi được Ban giám đốc giao. - Biên chế tổ chức từ 06 đến 08 người. + 01 trưởng phòng + 01 phó phòng + 4 – 9 chuyên viên, cán sự 2.3.6. Đội nước sạch - Đội quản lý nước sạch là đơn vị trực tiếp điều hành các tổ sản xuất và chuyên môn thực hiện kế hoạch sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ khách hàng trên địa bàn. - Tổ chức sản xuất, cung cấp nước sạch phục vụ khách hàng trên địa bàn được giao theo quy trình công nghệ, quy định về chỉ tiêu, định mức của Xí nghiệp đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của khách hàng. - Quản lý hệ thống mạng, đường ống cấp nước của Xí nghiệp, kiểm tra, phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp khắc phục các điểm, đoạn đuờng ống hư hỏng; Thanh tra, kiểm tra và phối hợp xử lý các vi phạm của khách hàng sử dụng nước. - Lắp mới, thay thế, cải tạo, sửa chữa hệ thống cung cấp nước sạch theo quy định - Tham gia nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp nước sạch. - Tổ chức thực hiện thi công các dịch vụ cải tạo, sửa chữa, lắp đặt các công trình cấp nước sạch theo quy trình, quy định. - Khảo sát nắm bắt nhu cầu sử dụng nước sạch của khách hàng để có biện pháp điều chỉnh thời gian, thời lượng cấp nước phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở từng thời điểm. - Tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu sử dụng nước sạch, các kiến nghị của khách hàng về lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch (chất lượng, khối lượng, thời gian bơm cấp nước sạch, chỉ số đồng hồ, thay thế đồng hồ). - Tham mưu các biện pháp chống thất thoát nước sạch, thất thu tiền nước. Hàng tháng tổ chức chốt số đồng hồ; thu đúng, thu đủ tiền sử dụng nước sạch của khách hàng theo kế hoạch giao. - Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước sạch, tham gia phát hiện các trường hợp vi phạm quy định sử dụng nước sạch của Xí nghiệp. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc Xí nghiệp giao. - Biên chế tổ chức từ 06 đến 08 người. + 01 đội trưởng + 01 đội phó + 4 - 6 chuyên viên, cán sự 2.3.7. Đội môi trường - Đội Môi trường là đơn vị trực tiếp điều hành các tổ sản xuất thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo VSMT trên địa bàn mà Giám đốc Xí nghiệp giao. - Tổ chức thu gom rác thải, vệ sinh công cộng và dịch vụ VSMT (theo quy trình công nghệ) hoàn thành các chỉ tiêu và khối lượng được giao. Thực hiện tốt công tác ATLĐ – ATGT và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất. - Tổ chức thu đúng, thu đủ các dịch vụ thu rác, phí vệ sinh và các hợp đồng dịch vụ VSMT khác theo quy định. - Tổ chức triển khai thực hiện Đề án XHH về vệ sinh môi trường trên địa bàn 3 phường Định Công, Hoàng Liệt và Đại Kim của quận Hoàng Mai. - Hoàn thành hồ sơ thanh, quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện XHH vệ sinh môi trường trên địa bàn 3 phường của quận Hoàng Mai. - Tham mưu các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý cơ sở vật chất, lao động, phương tiện, trang thiết bị, vật tư và dụng cụ lao động được giao, đảm bảo sử dụng và vận hành một cách hiệu quả nhất. - Hàng tháng, hàng quý tổ chức thu đúng, thủ đủ tiền phí vệ sinh của các hộ theo kế hoạch được giao. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc Xí nghiệp giao. - Biên chế tổ chức từ 08 đến 10 người. + 01 đội trưởng + 02 đội phó + 5 - 7 chuyên viên, cán sự 2.3.8. Đội Xe máy - Đội xe máy là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi công cơ giới đảm bảo VSMT (vận chuyển rác thải, tưới nước rửa đường…..) theo kế hoạch trên địa bàn Giám đốc Xí nghiệp giao. - Tổ chức làm thủ tục xin cấp phép hợp pháp cho các phương tiện trong hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. - Tổ chức vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải, đất thải, phế thải xây dựng phát sinh hàng ngày và tồn đọng trên địa bàn được giao. - Thực hiện vận chuyển rác thải, đất thải, phế thải xây dựng cho các công trình công cộng, cơ quan, tập thể và các tổ chức cá nhân khi có yêu cầu. - Biên chế tổ chức từ 03 đến 04 người. + 01 đội trưởng + 01 đội phó + 02 chuyên viên, cán sự 2.3.9. Đội đô thị và công trình công cộng - Đội quản lý đô thị là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống giao thông liên xã, hệ thống đèn đường chiếu sáng, trồng cây, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh theo kế hoạch trên địa bàn xí nghiệp quản lý. - Chịu trách nhiệm lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm đối với công tác duy trì thường xuyên đường giao thông liên xã, cây xanh, hè đường để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện đảm bảo thời gian, đúng quy trình công nghệ, chất lượng công trình theo quy định. - Phối hợp với các cơ quan chức năng của đội tham mưu với Xí nghiệp để xây dựng dự toán thiết kế trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các công trình sửa chữa. - Lập và đề xuất các nhu cầu về lao động, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất và biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thực hiện nghiêm túc các chế độ, quy định của Nhà nước và của Xí nghiệp liên quan tới người lao động, đảm bảo công khai dân chủ. - Biên chế tổ chức từ 03 đến 04 người. + 01 đội trưởng + 01 đội phó + 02 chuyên viên, cán sự Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Xí Nghiệp Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến 2009 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu từ công tác VSMT 14.301.869.800 21.219.461.400 23.770.861.000 1.1 Địa bàn huyện Thanh Trì 6.539.183.000 10.632.613.400 11.858.000.000 Duy trì VSMT trên địa bàn 4.500.000.000 6.678.995.000 6.880.000.000 Thực hiện vận chuyển rác 1.000.000.000 2.614.000.000 3.608.000.000 Phí vệ sinh và dịch vụ vệ sinh 1.039.183.000 1.339.618.000 1.370.000.000 1.2 Địa bàn Hoàng Mai 7.762.686.800 1.0586.848.000 11.912.861.000 Duy trì VSMT trên địa bàn 7.201.806.800 9.707.193.000 10.422.861.000 Phí vệ sinh và dịch vụ vệ sinh 560.880.000 879.655.000 1.490.000.000 2 Doanh thu từ s.xuất cấp nước 1.751.913.000 1.771.576.000 1.780.000.000 3 Doanh thu từ duy trì hạ tầng 669.359.000 2.272.546.000 1.035.000.000 3.1 Duy trì đường giao thông l.xã 538.426.000 1.842.332.000 345.000.000 3.2 Duy trì, sửa chữa chiếu sáng 1.30.933.000 357.617.000 540.000.000 3.3 Duy trì chăm sóc cây xanh 72.597.000 150.000.000 4 Thực hiện đầu tư dự án 3.741.031.000 4.861.478.800 12.627.000.000 4.1 Các công trình duy tu sửa chữa, chỉnh trang đô thị 756.660.000 2.000.000.000 4.2 Xây dựng trụ sở bãi đỗ xe ôtô chuyên dùng 84.031.000 16.737.000 42.000 4.3 Các dự án khác 3.657.000.000 4.086.081.000 10.585.000.000 Đầu tư xe ôtô chuyên dùng 3.657.000.000 3.709.777.000 4.700.000.000 Cải tạo mạng lưới cấp nước 42.000.000 1.885.000.000 Xây dựng điểm chân tập kết rác 334.304.000 Sửa chữa các tuyến đường sau úng ngập 2.954.000.000 5 Tỷ lệ doanh thu tính (%) tính trên các chỉ tiêu thường xuyên 122 151 105 6 Thu nhập bình quân/ người 1.800.000 2.200.000 3.000.000 7 Tài sản 7.1 Tài sản cố định 20.109.068.200 24.914.519.100 7.2 Phương tiện chuyên dùng 6xe rác + 1 xe thang 9xe rác + 1 xe thang 12xe rác + 1 xe thang Nhận xét Tình hình hoạt động sản xuất của xí nghiệp những năm vừa qua còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao như biến động về giá nhiên liệu, lương cơ bản tăng. Trong khi đơn vị nhận đấu thầu từ năm 2004 với mức lương cơ bản chỉ có 290.000 đồng. Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc CBCNV Xí nghiệp đã phát huy sức mạnh đoàn kết nỗ lực, phấn đấu không ngừng, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu mà huyện đã giao. Doanh thu từ công tác VSMT năm 2009 tăng 9.465.991.200 so với năm 2007, doanh thu từ sản xuất cấp nước tăng 28.087.000, doanh thu từ duy trì hạ tầng tăng 465.641.000, doanh thu từ thực hiện đầu tư các dự án 8.885.969.000, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng 1.200.000 Trước sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Mặc dù còn là một đơn vị sự nghiệp có thu, xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận, giữ vững và phát triển được đúng các mục tiêu đã đề ra. Trong 3 năm tốc độ tăng trưởng về doanh thu vẫn luôn giữ được mức tăng ổn định. Đây được coi là nỗ lực vượt bậc của công trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ cuối năm 2007. Bảng tổng hợp chỉ tiêu công tác VSMT từ năm 2007 đến 2009 Bảng 2 TT CHỈ TIÊU đvị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 KH TH % KH TH % KH TH % A Duy trì vệ sinh môi trường I Duy trì thường xuyên 1 Địa bàn huyện Thanh Trì 1.1 Duy trì đường phố ngày Km 5.912 7.237 122 8.041 9.564 119 10.005 9.179 91 1.2 Duy trì vs giải phân cách Km 1.407 1.547 110 1.719 2.177 127 2.230 2.075 93 1.3 Quét gom rác thủ công Ha 4.055 4.817 119 4.460 5.206 117 5.434 4.992 91 1.4 Tua vỉa hè, dọn gốc cây Km 2.248 2.529 113 2.811 3.587 128 3.768 3.387 89 1.5 Tưới nước rửa đường M3 10.526 12.775 121 30.000 26.035 87 39.395 23.636 59 1.6 Vận chuyển rác đến bãi Tấn 10.220 11.680 114 12.775 12.600 99 13.015 13.115 100 1.7 Duy trì vs ngõ xóm Km 7.200 7.200 100 7.200 7.150 99 7.136 7.200 101 2 Địa bàn quận Hoàng Mai 2.1 Duy trì đường phố ngày Km 3.272 3.599 110 4.384 7.398 169 9.734 9.018 93 2.1 Duy trì vs giải phân cách Km 1.087 1.195 110 1.241 1.190 96 1.244 2.147 173 2.3 Quét gom rác thủ công Ha 3.276 3.604 110 4.394 7.536 172 10.146 9.161 90 2.4 Tua vỉa hè, dọn gốc cây Km 5.277 5.805 110 7.271 12.690 175 17.415 14.685 84 2.5 Tưới nước rửa đường M3 13.030 14.333 110 33.470 38.468 115 45.128 41.126 91 2.6 Vận chuyển rác đến bãi Tấn 24.500 24.656 101 26.718 25.783 97 38.000 27.393 72 2.7 Duy trì vs ngõ xóm Km 12.410 12.410 100 12.410 12.410 100 12.410 12.410 100 2.8 Quét hút bụi cơ giới Km 1.374 1.512 110 4.197 4.989 119 5.860 6.070 104 II Thực hiện XHH 1 Vận chuyển rác Tấn 9.658 12.576 130 23.450 19.105 81 27.886 25.370 91 B Công tác sản xuất nước 1 Tổng khách hàng sử dụng 3.350 3.555 106 3.600 3.950 110 4.000 4.200 105 2 Sản lượng tiêu thụ 488.000 645.750 132 715.000 804.258 112 911.400 851.779 93 3 Sản lượng sản xuất 1.000.000 1.340.000 1.376.000 4 Tỷ lệ thất thoát 35,43 39,98 38,10 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHLĐ TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác BHLĐ tại xí nghiệp 1.1. Nhận thức của xí nghiệp về công tác BHLĐ Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì với số lượng lao động chủ yếu là lao động nữ bao gồm nhiều loại hình lao động. Tuy nhiên ở bất kỳ loại hình lao động nào cũng đều tiếp xúc với những yếu tố nguy hiểm. Tờ những thực tế đó nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ trong những năm qua xí nghiệp đã thường xuyên hưởng ứng tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, đã được đông đảo cán bộ công nhân viên trong toàn ngành hưởng ứng tham gia. Người sử dụng lao động và người lao động, Công đoàn và các cấp đã ý thức được trách nhiệm của mình cùng nỗ lực hợp tác trong việc phòng ngừa và khắc phục những nguy cơ gây tai nạn lao động và BNN cải thiện điều kiện lao động tốt hơn. Phong trào xanh sạch đẹp, đảm bảo ATVSLĐ được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nhiều đội, tổ sản xuất. Để làm tốt và có hiệu quả hơn nữa công tác BHLĐ xí nghiệp đã thành lập hội đồng BHLĐ (theo quy định của BLDTBXH 26/6/1994, nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ, chỉ thị 13 ngày 26/3/1998 của thủ tướng chính phủ và thông tư số 14 của BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998). Hội đồng BHLĐ do giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Ban hành nhiều văn bản pháp luật về quy định phân cấp công tác chỉ đạo thực hiện công tác ATVSLĐ. BHLĐ nhằm hạn chế TNLĐ, BNN, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Hàng năm xí nghiệp thường xuyên tổ chức kiểm tra chấm điểm về thực hiện những nội dung về BHLĐ và lạp kế hoạch BHLĐ với 5 nội dung chính theo quy định của thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN. 1.2. Bộ máy tổ chức làm công tác BHLĐ của xí nghiệp Từ thực trạng của xí nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật nhà nước về công tác BHLĐ. Xí nghiệp đã tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ rất chặt chẽ và khoa học. Chỉ đạo trực tiếp là giám đốc, các ủy viên thành phần bao gồm là các chuyên viên chuyên trách BHLĐ. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng BHLĐ Ban BHLĐ của xí nghiệp hoạt động được sự hỗ trợ của ban giám đốc cũng như các phòng ban và tại nơi sản xuất nhằm thực hiện tốt công việc cần thiết về công tác BHLĐ. Ban BHLĐ hàng năm phải lập kế hoạch BHLĐ sau đó tuyên truyền huấn luyện và giám sát việc thực hiện các nội dung của kế hoạch BHLĐ đã được lập có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời và đúng mức đối với người thực hiện tốt và những người vi phạm nội quy, quy trình an toàn lao động đề ra. Tham gia tư vấn người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình điều hành, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa TNLĐ và BNN. Định kỳ 6 tháng và hàng năm hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các đơn vị để có cơ sở tham gia kế hoạch và đánh giá tình hình công tác BHLĐ của xí nghiệp. Nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên + Giám đốc - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATLĐ - VSLĐ theo chương 9 Bộ luật lao động đã ban hành. - Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của hội đồng BHLĐ (theo NĐ số 14/LB). - Duyệt KH về công tác ATLĐ- VSLĐ – BHLĐ đã quy định theo TTLB số 14. - Phê chuẩn nội dung, quy trình vận hành máy móc thiết bị về ATLĐ – VSLĐ phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế và quy định của nhà nước của ngành. - Duyệt báo cáo về công tác ATLĐ – VSLĐ. - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về khai báo, đăng ký sử dụng những máy móc thiết bị nghiêm ngặt về ATLĐ – VSLĐ. Khai báo điều tra thống kê báo cáo TNLĐ, BNN, kết quả tai nạn lao động thực hiện ATLĐ với các cơ quan quản lý cấp trên. - Ban hành các văn bản quản lý về công tác ATLĐ – VSLĐ trong toàn xí nghiệp, yêu cầu người dưới quyền phải thực hiện nghiêm chỉnh. - Phân công phó giám đốc giúp việc và trực tiếp phụ trách công tác BHLĐ cùng các thành viên có liên quan. - Khen thưởng và đề nghị lên cấp trên khen thưởng cán bộ chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện chế độ ATLD – VSLĐ. - Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động trong lĩnh vực ATLĐ –VSLĐ (nếu thấy cần thiết). + Các phó giám đốc Phó giám đốc phụ trách công tác an toàn BHLĐ. Giúp giám đốc trong việc xây dựng, duyệt KH BHLĐ. Tổ chức kiểm tra công tác ATLĐ – VSLĐ trong các đơn vị xí nghiệp._.. Tổ chức chỉ đạo việc huấn luyện định kỳ về ATLĐ – VSLĐ. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả công tác ATLĐ – VSLĐ khu vực mình phụ trách. - Ra các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực BHLĐ trong phạm vi XN quản lý. - Có quyền ra quyết định đình chỉ công việc nếu xét thấy có nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm đến tính mạng người lao động và tài sản của XN, nhưng sau đó phải báo cáo ngay với giám đốc XN. - Có quyền yêu cầu mọi người trong xí nghiệp thực hiện tốt quy định về ATLĐ – VSLĐ trong khi làm việc. - Được quyền yêu cầu bố trí sắp xếp tổ chức sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo các an toàn trong sản xuất. - Là người thay mặt giám đốc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về công tác ATLĐ – VSLĐ – PCCN tại khu vực, phạm vi đã được giám đốc phân công. - Tổ chức việc hoạt động mạng lưới về các tai nạn lao động BHLĐ trong phạm vi được phan công. - Xây dựng kế hoạch, tổ chức tự kiểm tra lại khu vực được phân công. - Kịp thời phản ánh về an toàn lao động trong các cuộc họp giao ban hàng ngày với giám đốc. - Nếu các đơn vị thuộc mình phụ trách để xảy ra tai nạn lao động phải tổ chức lập biên bản, họp phân tích, quy trách nhiệm và xử lý. Nếu tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc chết người do chủ quan của các đơn vị thì phó giám đốc khu vực phải liên đới chịu trách nhiệm. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả công tác BHLĐ tại khu vực mình phụ trách. - Có quyền đình chỉ công việc nếu xét thấy có nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm đến tính mạng người lao động và tài sản của xí nghiệp nhưng sau đó phải báo cáo ngay với giám đốc. - Có quyền yêu cầu mọi người lao động trong khu vực quản lý để đảm bảo an toàn trong sản xuất. - Được yêu cầu bố trí sắp xếp tổ chức sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo an toàn trong sản xuất. + Phân đoạn trưởng phòng, quản đốc, đội trưởng, các tổ có công nhân trực tiếp sản xuất - Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp về việc thực hiện đảm bảo ATVSLĐ trong khu vực mình phụ trách. - Tổ chức huấn luyện kèm cặp cho những người lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển từ nơi khác đến trước khi giao công việc. - Bố trí lao động theo đúng ngành nghề đào tạo, đã huấn luyện về BHLĐ. - Không để người lao động làm việc nếu không thực hiện các biện pháp BHLĐ cá nhân, không thực hiện đúng quy trình, quy phạm an toàn kỹ thuật, không thực hiện trang bị phương tiện BVCN để làm việc an toàn đã được cấp phát. - Thực hiện kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng và người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn quy trình quy phạm ATLĐ, biện pháp ATLĐ. - Tổ chức thực hiện các nội dung khoa học BHLĐ, sử lý kịp thời các thiếu sót khi kiểm tra, báo cáo cấp trên các vấn đề quá thẩm quyền. - Thực hiện khai báo tai nạn lao động, báo cáo kịp thời những vụ việc đe dọa ATVSLĐ trong khu vực, phối hợp với công đoàn đơn vị định kỳ tổ chức kiểm tra về BHLĐ tạo điều kiện để mạng lưới ATV, trực nhật BHLĐ hoạt động tốt. - Có quyền từ chối tiếp nhận lao động không đủ tiêu chuẩn về ATLĐ – VSLĐ quy định, đình chỉ những lao động tái vi phạm các quy định về BHLĐ. - Đề đạt với Giám đốc xí nghiệp các biện pháp tổ chức sản xuất an toàn. Có quyền đình chỉ sản xuất nếu xét thấy nơi làm việc sản xuất có nguy cơ không an toàn và báo cáo với giám đốc xí nghiệp để có biện pháp khắc phục kịp thời. + Tổ trưởng sản xuất - Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động phạm vi mình quản lý, thực hiện đầy đủ trang bị phương tiện BHLĐ cá nhân, trang thiết bị kỹ thuật an toàn, sơ cấp cứu y tế. - Tổ chức nơi làm việc đảm bảo vệ sinh kết hợp với an toàn vệ sinh viên phát hiện kịp thời các yếu tố gây nguy hiểm trong sản xuất. - Báo cáo kịp thời với cấp trên các hiện tượng thiếu mà bản thân không giải quyết được. Báo cáo kịp thời các TNLĐ xảy ra trong đơn vị. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình trạng ATVSLĐ và việc chấp hành quy định về BHLĐ. - Có quyền từ chối công việc hoặc tạm thời ngừng công việc nếu thấy có nguy cơ gây đe dọa đến tính mạng người lao động và báo cáo kịp thời với cấp trên. + Phòng kế hoạch - Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí trong kế hoạch về BHLĐ và vào sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và tổ chức thực hiện. Cùng với bộ phận BHLĐ theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đề ra trong kế hoạch BHLĐ đảm bảo kế hoạch thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ. + Phòng kỹ thuật - Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, VSLĐ để đưa vào kế hoạch BHLĐ, hướng dẫn giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc. - Biên soạn sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy móc thiết bị, hóa chất và từng công việc. Các phương pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn tài liệu giảng dạy về ATVSLĐ, phối hợp với các bộ phận BHLĐ huấn luyện cho người lao động. - Tham gia việc kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến kỹ thuậ an toàn. - Phối hợp với bộ phận BHLĐ, theo dõi quản lý, đăng ký kiểm định và xin giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và chế độ thử nghiệm với thiết bị an toàn, trang thiết bị BVCN theo quy định của các tiêu chuẩn quy phạm. + Phòng tổ chức lao động - Phối hợp các phân xưởng các bộ phận có liên quan tổ chức, huấn luyện công nhân phòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất. - Cùng với bộ phận BHLĐ, các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ BHLĐ, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp huấn luyện ATVSLĐ, trang bị phương tiện BVCN, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng TNLĐ bảo hiểm xã hội… + Cán bộ BHLĐ - Dưới sự chỉ đạo của phòng tổ chức lao động, xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của xí nghiệp. - Phổ biến các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ của nhà nước, các nội quy, quy chế chỉ thị về BHLĐ của Giám đốc xí nghiệp đến các cấp và người lao động trong xí nghiệp, đề xuất việc hoạt động, tuyên truyền về ATVSLĐ, theo dõi đôn đốc việc chấp hành. - Dự thảo kế hoạch BHLĐhàng năm, phối hợp với các bộ phận kế hoạch đôn đốc các bộ phận, phân xưởng có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đề ra trong kế hoạch BHLĐ. - Cùng với phòng kỹ thuật, đội trưởng các đội xây dựng quy trình biện pháp ATVSLĐ, PCCN, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. - Phối hợp với phòng tổ chức lao động, kỹ thuật, và lãnh đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho người lao động. - Kết hợp với phòng y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật tai nạn lao động, đề xuất với Giám đốc các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động. - Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn ATLĐ – VSLĐ trong phạm vi xí nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục. Điều tra, thống kê các vụ tai nạn lao động trong xí nghiệp. - Tổng hợp và đề xuất với Giám đốc để giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra. - Dự thảo trình giám đốc ký và báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành. - Phải thường xuyên đi sát các đơn vị sản xuất, nhất là những nơi phải làm việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm rễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa TNLĐ, BNN. - Tham dự các cuộc họp sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. - Tham gia các cuộc họp về lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, thiết bi mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo. mở rộng để tham gia ý kiến về mặt ATVSLĐ. - Trong khi kiểm tra các bộ phận, đơn vị sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ, đồng thời báo cáo với Giám đốc xí nghiệp. 1.3. Công đoàn với công tác BHLĐ Cùng với bộ máy sản xuất, các tổ chức đoàn thể cũng được tổ chức theo bộ phận công tác. Hiện nay, công đoàn xí nghiệp có 4 công đoàn bộ phận với 100% cán bộ công nhân viên là đoàn viên. Ban lãnh đạo của xí nghiệp luôn đánh giá cao vai trò công đoàn và luôn tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả. Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho người lao động góp phần nâng cao chất lượng. Để làm được điều đó trong mấy năm gần đây tổ công đoàn đã có rất nhiều những việc làm thiết thực và hiệu quả như: - Tổ chức vận động giáo dục người lao động thực hiện tốt các nội dung, quy định của pháp luật về BHLĐ, quy phạm kỹ thuật an toàn. Đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng làm làm bừa, làm ẩu vi phạm kỹ thuật an toàn. - Công đoàn đã tham gia vào việc xây dựng kế hoạch BHLĐ, các biện pháp làm việc đảm bảo ATVSLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ với ban giám đốc xí nghiệp. Tham gia xây dựng quy chế thưởng phạt về thực hiện các nội quy về ATVSLĐ cụ thể như chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có các yếu tố có hại theo quy định tại thông tư 19/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT. - Tổ chức màng lưới an toàn vệ sinh viên, xây dựng kế hoạch huấn luyện bồi dưỡng an toàn vệ sinh viên, kết hợp với chuyên môn, biên soạn ban hành bảng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm an toàn vệ sinh viên. Hàng năm đề nghị với giám đốc động viên khen thưởng kịp thời các ATVSV hoạt động tích cực. - Công đoàn đã tham gia vào các đoàn điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động theo dõi tình hình tai nạn lao động và BNN của cán bộ công nhân xí nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành báo cáo về tai nạn lao động và BNN, sự cố cháy nổ, vệ sinh môi trường lao động với công đoàn cấp trên. - Phối hợp cùng với Giám đốc xây dựng các quy chế, nội quy về công tác BHLĐ, ATVSV đề xuất các biện pháp khắc phục các thiếu sót còn tồn tại, bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong sản xuất. - Công đoàn thay mặt cho người lao động ký thỏa ước lao động tập thể đối với giám đốc xí nghiệp trong đó có nội dung BHLĐ, kiến nghị với giám đốc và các cơ quan cấp trên đối với những yêu cầu chính đáng của người lao động. - Công đoàn tham gia xét khen thưởng, kỷ luật các vi phạm về BHLĐ. - Công đoàn tham gia tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATLĐ, VSLĐ chế độ chính sách về BHLĐ, quyền và nghĩa vụ về BHLĐ đối với người lao động. - Công đoàn thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy đinh về BHLĐ việc thực hiện các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể đã ký. - Tổ chức các phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý mạng lưới ATVSV và những đoàn viên hoạt động tích cực về BHLĐ. Tham gia tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, đề nghị bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động, cụ thể xí nghiệp đã huấn luyện cho các ATVSV ở các đơn vị nghiệp vụ BHLĐ và thực hiện trả phụ cấp cho các ATVSV. - Hàng năm tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ công chức được tham quan nghỉ mát, tổ chức các cuộc thi:văn nghệ, thể thao, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá…Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, văn minh, hàng quý trợ cấp cho những cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm đau nằm viện điều trị. * Màng lưới ATVSV Công tác BHLĐ của xí nghiệp trong những năm gần đây có kết quả rất cao trong đó có sự đóng góp không nhỏ của màng lưới ATVSV, với nhiệm vụ và mục tiêu chính là chăm lop sức khỏe, phòng chống tai nạn lao động, BNN cho người lao động. Màng lưới ATVSV được bố trí ở tất cả các phân xưởng, tổ sản xuất. An toàn vệ sinh viên là tổ chức quân chúng làm công tác BHLĐ bao gồm những người lao động trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ, là người có tay nghề cao, có uy tín trong tổ chức được bầu ra. An toàn vệ sinh viên trong mỗi tổ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổ trưởng công đoàn và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên viên BHLĐ và y tế cơ sở. An toàn vệ sinh viên có chế độ sinh hoạt, bồi dưỡng nghiệp vụ và được động viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả. Hiện tại xí nghiệp đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả trong việc đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng các trang thiết bị cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ hướng dẫn an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc tại tổ đó. An toàn vệ sinh viên tham gia đóng góp ý kiến với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc, kiến nghị với tổ trưởng cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo an toàn VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy móc thiết bị nơi làm việc. Sáu tháng và cuối năm công đoàn xí nghiệp đều tiến hành họp màng lưới ATVSV để kiểm điểm và đề ra phương hướng nhiệm vụ để công tác BHLĐ của xí nghiệp ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Màng lưới ATVSV với nhiều hoạt động thực tế và liên tục đóng góp nhiều ý kiến có tính thực tế cao nên công tác BHLĐ đã đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà ban Giám đốc và công đoàn đề ra như giảm tối da số vụ tai nạn lao động và những trường hợp nghi là mắc bệnh nghề nghiệp, nâng cao sự hiểu biết cho người sử dụng lao động về sử dụng các loại phương tiện BVCN. Tuy nhiên, để công tác BHLĐ tốt hơn nữa thì với khả năng của mình màng lưới ATVSV phải hoạt độngm tích cực hơn nữa, phải đi sâu đi sát nhiều hơn, có nhiều việc làm cụ thể hơn, phối hợp với các bộ phận chức năng cùng hướng dẫn chỉ đạo công nhân trong xí nghiệp chấp hành tốt các quy định, nội quy về an toàn để giữ gìn an toàn vệ sinh lao động mang lại chỗ dựa và niềm tin vững chắc cho người lao động nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng trong công việc cũng như đảm bảo đời sống bản thân và gia đình của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Đội ngũ lao động của xí nghiệp Lực lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật Bảng 3 TT Cán bộ chuyên môn, kỹ Thuật Số lượng Số năm kinh Nghiệm 1 Cử nhân môi trường 03 10 – 15 năm 2 Kỹ sư xây dựng 03 10 – 15 năm 3 Kỹ sư thủy điện 01 13 năm 4 Cử nhân kinh tế, tài chính 10 5 – 10 năm 5 Kỹ sư máy móc, tự động hóa 05 5 – 10 năm 6 Kỹ sư mỏ địa chất - trắc Đạc 01 3 năm 7 Kỹ sư cơ khí 10 5 – 10 năm 8 Trung cấp kinh tế, tài chính 05 5 năm Tổng số 38 người Do đặc điểm về cơ cấu lao động - sản xuất của Xí Nghiệp nên lao động của xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ, chiếm gần 80% tổng số lao động. Đây chính là đặc điểm nổi bật trong vấn đề lao động của Xí nghiệp. - Tổng số CBCNV lao động của Xí nghiệp tính đến thời điểm hiện nay là 326 người (trong đó có 260 người là nữ chiếm 79,8 %, còn lại 66 người là nam chiếm 20,2%). + Cán bộ chủ chốt các phòng, ban, đội sản xuất là 11 người (100% là Đảng viên) + Số lao động gián tiếp: 58 người chiếm 17,8% + Số lao động trực tiếp: 268 người chiếm 82,2% + Độ tuổi trung bình của CBCNV là: 30,75 Lao động chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 22 – 30 tuổi (chiếm 85%). Đây là lứa tuổi mà người lao động bước vào thời kỳ xây dựng gia đình phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Điều này dẫn đến sự biến động thường xuyên số lao động trong xí nghiệp do sự tăng giảm lao động, nghỉ việc, do đó dẫn đến những khó khăn trong việc tuyển chọn lao động mới, đào tạo và phân bổ lao động trong xí nghiệp. Đặc điểm về cơ cấu trình độ tay nghề của công nhân sản xuất thấp. Công nhân chủ yếu là tay nghề bậc 2 và bậc 3, công nhân có tay nghề bậc cao ít trong khi phải chịu sức ép của quy trình công nghệ khi phải thực hiện công việc ở ngoài đường thường xuyên quá tải về giao thông. Chính vì vậy xí nghiệp cần phải đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao và có tâm huyết với nghề để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bảng tổng hợp CBCNV từ năm 2005 -2009 Bảng 4 Năm Tổng số CBCNV Nữ Nam Trình độ VH Trình độ chuyên môn Loại HĐ PTTH PTCS Trên ĐH ĐH CĐ TC Tay nghề DH XĐTH 2005 250 189 75.6% 61 24.4% 170 68% 80 32% 24 9.6% 2 0.8% 16 6.4% 3 1.2% 51 20.4% 199 79.6% 2006 Tăng 2 0.8% 252 191 75.7% 61 24.3% 185 73.4% 67 26.6% 26 10.3% 22 8.7% 3 1.1% 53 21% 199 79% 2007 Tăng11 4.3% 263 202 76.8% 61 23.2% 189 71.9% 74 28.1% 24 9.1% 1 0.3% 19 7.2% 2 0.7% 51 19.4% 212 80.6% 2008 Tăng 37 9.5% 288 225 78.1% 63 21.9% 243 84.3% 45 15.7% 2 0.6% 21 7.2% 2 0.6% 14 4.8% 21 7.3% 53 18.4% 235 81.5% Hàng năm Xí nghiệp thường xuyên tạo điều kiện, thời gian quan tâm cử và mở lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn. Mỗi năm Xí nghiệp ra thông báo tuyển dụng lao động, tiếp nhận giải quyết việc làm cho khoảng 30 lượt người vào làm việc 2. Thực trạng công tác BHLĐ ở xí nghiệp Kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp Kế hoach BHLĐ của xí nghiệp hàng năm được lập theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, các bản báo cáo về tình hình môi trường lao động, điều kiện lao động, thông tư số 14/1998-TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN với các nội dung cụ thể sau: Các biện pháp kỹ thuật an toàn PCCN. Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc. Trang bị phương tiện BVCN cho người lao động. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, phòng ngừa BNN. Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về BHLĐ. Kế hoạch BHLĐ bao gồm cả nội dung , biện pháp kinh phí, thời gian hoàn thành và công tác phân công tổ chức thực hiện. Sau khi lập xong được lãnh đạo xí nghiệp xét duyệt và phân công đến các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện. Hàng năm kinh phí cho kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp xét duyệt nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất những quy định cụ thể của nhà nước về BHLĐ phù hợp với điều kiện thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và công việc sửa chữa của xí nghiệp. Các biện pháp kỹ thuật an toàn Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sing trong lao động, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật phổ biến nhất: Thiết bị che chắn Mục đích: Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động Ngăn ngừa lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi văng, bắn vào người. Việc phân loại thiết bị che chắn: - Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng. Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển được. Yêu cầu đối với thiết bị che chắn: Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra. Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động. - Không ảnh hưởng đến năng suất của người lao động, công suất của thiết bị. Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa khi cần thiết. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa Mục đích Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra. Sự cố gây ra có thể do : quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá. Tín hiệu, báo hiệu Mục đích - Nhắc nhở cho mọi người lao động biết để kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản xuất. Hướng dẫn thao tác: Bảng điều khiển hệ thống tín hiệu. - Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ. Báo hiệu, tín hiệu có thể dùng: Ánh sáng, màu sắc, thường dùng ba màu: đỏ, vàng, xanh. Âm thanh thường dùng: còi, chuông, kẻng. Màu sơn, hình vẽ, bảng chữ. - Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc. Yêu câu đối với tín hiệu, báo hiệu Dễ nhận biết Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao. Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa. Khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị Việc xác định khoản cách an toàn rất cần chính xác, đòi hỏi phải tính toán cụ thể. Sau đây là một số khoảng cách an toàn: - Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển với nhau hoặc với người lao động. Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động - Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề riêng biệt như: Lâm nghiệp, xây dựng, cơ khí, điện… Khoảng cách an toàn về cháy nổ. Khoảng cách an toàn về phóng xạ. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa + Cơ cấu điều khiển có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển… để điều khiển theo ý muốn của người lao động và không nằm gàn vùng nguy hiểm. + Phanh hãm: nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động. + Điều khiển từ xa: tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động lao động nặng nhọc. Thiết bị an toàn riêng biệt Đối với một số loại thiết bị, công việc của người lao động mà những biện pháp, dụng cụ an toàn chung không thích hợp cần phải có thiết bị, dụng cụ an toàn riêng biệt như: Dụng cụ cầm tay, dây đai an toàn cho những người làm việc trên cao, nhân viên vận hành điện, phao bơi cho người làm việc trên sông nước… Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Ngoài các thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu, tín hiệu, khoảng cách an toàn, cơ cấu điều khiển phanh hãm… nhằm ngăn ngừa chống những ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động. Trong nhiều trường hợp cần phải thực hiện một số biện pháp nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ thân và đầu người. Phòng cháy, chữa cháy Nhằm đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Việc đề xuất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn trong những năm gần đây được xí nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong bất kỳ môi trường lao động nào con người cũng phải tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp như các yếu tố vi khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bụi, hơi khí độc… vì vậy kỹ thuật VSLĐ là tìm ra các biện pháp ảnh hưởng có hại tới sức khỏe người lao động để cải thiện và nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN. Công tác vệ sinh – an toàn lao động Trong bất kỳ môi trường lao động nào người lao động cũng đều tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp như các yếu tố tiếng ồn, bụi, hơi khí độc… và cách tổ chức lao động không hợp lý. Sau đây là các biện pháp về vệ sinh lao động nhằm cải thiện môi trường làm việc của người lao động: Khắc phục điều kiện vi khí hậu Áp dụng thông gió, điều hòa không khí Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân Làm lán để chống lạnh, che nắng che mưa khi phải thực hiện những công việc ở ngoài trời. Chống bụi - Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi, phun nước làm giảm lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết bị hút bụi Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Một số biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động Đường đi lại vận chuyển - Vệ sinh nơi làm việc, diện tích nơi làm việc, cần đảm bảo không gian cần thiết cho mỗi người lao động Xử lý chất thải và nước thải Tổ chức thời giờ làm việc và ngỉ ngơi Chăm sóc sức khỏe người lao động. Tâm sinh lý lao động - Máy móc thiết bị phải phù hợp với cơ thể của người lao động, không đòi hỏi người lao động làm việc quá căng thẳng. - Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động vì sự phát triển của xí nghiệp. Chính vì vậy công nhân thường xuyên phải tự chấm dứt hợp đồng là rất nhiều đặc biệt là vào mùa hè, vì vậy phải luôn có lương lao động dự trữ. Các yếu tố này vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tác hại tới sức khỏe, đời sống người lao động. Vì vậy tạo ra môi trường lao động hợp lý không còn ảnh hưởng xấu đến người lao động là một vấn đề rất cần thiết đối với một doanh nghiệp. Sau đây là lực lượng công nhân của xí nghiệp: Lực lượng công nhân Bảng 5 TT Công nhân lành nghề Số lượng Bậc 3/7 4/7 5/7 7/7 1 Môi trường 224 164 22 10 28 2 Nước sạch 8 2 2 0 4 3 Chăm sóc cây Xanh 18 7 7 6 4 Điện 16 3 5 Lái xe phụ 22 Tổng cộng 288 Nhận thức rõ được mối quan hệ giữa công tác vệ sinh và an toàn lao động nên lãnh đạo ngành và lãnh đạo xí nghiệp đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao. Cụ thể là trong những năm gần đây xí nghiệp đã tiến hành đổi mới các máy móc, mua thêm các phương tiện xe và dụng cụ lao động phục vụ cho công tác duy trì vệ sinh môi trường. Để thực hiện tốt công tác vệ sinh xí nghiệp đã gắn công tác này với việc xét thưởng thi đua vào tiền lương của cán bộ công nhân viên cho nên công tác này được thực hiện tốt từ các đội đến các tổ. Sau đây là thống kê phương tiện xe, máy và dụng cụ lao động phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường: Bảng 6 STT Biển kiểm soát Nhãn hiệu Tải trọng Loại xe 1 29L – 4405 Huyndai 5 tấn Xe ép rác 2 30N – 3878 Hino 5 tấn Xe ép rác 3 29N – 9870 Hino 7 tấn Xe ép rác 4 29N – 9871 Hino 7 tấn Xe ép rác 5 29Y – 0131 Hino 7 tấn Xe ép rác 6 30N – 3506 Hino 7 tấn Xe ép rác 7 30N – 3368 Hino 7 tấn Xe ép rác 8 30L – 1651 Hino 11 tấn Xe ép rác 9 30F – 5584 Hino 11 tấn Xe ép rác 10 29T – 0400 DW 11 tấn Xe ép rác 11 29Y -1411 ASIA 11 tấn Xe ép rác 12 30S – 7576 Cửu Long 8 tấn Xe ép rác 13 29X – 9076 IVECO 11 tấn Xe ép rác 14 30M – 0926 Đông Phong 8.000 lít Tưới nước 15 30S – 8338 Đông Phong 5m3 Quét hút 16 Xe gom rác: 450 chiếc 2.4. Chế độ chính sách BHLĐ 2.4.1 . Công tác trang thiết bị - phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN). Trang bị PTBVCN cho người lao động được thực hiện theo thông tư số 10 của Bộ Lao Động – Thương Bing và Xã Hội ngày 28/5/1998 Phương tiện BVCN là những dụng cụ phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị an toàn – vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại. PTBVCN trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố độc hại, nguy hiểm trong môi trường lao động nhưng dế dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác phương tiện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng của nhà nước quy định. Điều kiện trang bị: Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại như: - Tiếp xúc với các yếu tố vật lý xấu như: nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng, phóng xạ… quá mức cho phép. - Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: hơi độc, khí độc, bụi độc, chì, thủy ngân, a xít. - Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại như: vi rút, vi khuẩn gây bệnh, phân, rác, nước thải. - Làm việc với các máy móc thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí chênh vênh nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, làm việc trong hầm lò. Điều kiện được trang bị: Người lao động làm việc trực tiếp trong môi trường có yếu tố nguy hiểm độc hại, cán bộ quản lý thường xuyên đi kiểm tra, giám sát hiện trường có yếu tố nguy hiểm hại. Nguyên tắc: Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể cải thiện được. Công tác trang bị PTBVCN đã được quy định cụ thể bằng văn bản pháp luật do nhà nước quy định đối với những trường hợp người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại phải được trang cấp đầy đủ PTBVCN. Trong quá trình sản xuất các biện pháp kỹ thuật an toàn khó có khả năng loại trừ được hết các yếu tố nguy hiểm, có hại. Hàng năm trong kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp đã có mục trang bị PTBVCN cho người lao động phù hợp với tính chất công việc tại các đơn vị phân xưởng của xí nghiệp. Đối với công nhân làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại như: thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, công nhân cấp than… thì phải trang bị PTBVCN liên tục cho người lao động. Dưới đây là bảng thống kê trang bị PTBVCN năm 2007 của xí nghiệp cho công nhân. Bảng thống kê trang bị PTBVCN năm 2007 của xí nghiệp Bảng 7 Tên nghề công việc Số người Tên trang bị Thời gian sử dụng Công nhân môi trường 224 Quần áo vải, áo phản quang Găng tay Giày Khẩu trang 4 bộ 4 đôi 4 đôi 4 cái Công nhân nước sạch 8 Quần áo Giày, găng tay 2 bộ 2 đôi Công nhân chăm sóc cây xanh 18 Quần áo Găng tay Giày Khẩu trang 3 bộ 2 đôi 2 đôi 3 cái Công nhân sửa chữa điện 16 Quần áo, giày Găng tay Mũ 5bộ 5đôi 2 cái Lái xe, phụ 22 Quần áo Găng tay Giày 2 bộ 3 đôi 2 đôi 2.4.2. Chế độ đối với lao động nữ Toàn xí nghiệp có 326 người trong đó có 260 là lao động nữ chiếm gần 80% tổng số lao động. Như vậy việc sử dụng lao động nữ là khá nhiều Xí nghiệp đã thực hiện các chế độ đối với lao động nữ theo thông tư số 05/ TTLT – BLĐTBXH về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động nữ như sau: - Xí nghiệp tạo điều kiện cho công nhân làm việc theo đúng ca của mình. - Phụ nữ có thai phòng y tế theo dõi và khám thai sản vào các tháng thứ 3,6,8 theo quy định. - Đối với những công nhân trong thời kỳ thai sản thì được nghỉ đẻ 4 tháng và được hưởng nguyên lương. - Hàng năm lao động nữ được nghỉ phép nếu có đủ 12 tháng làm việc cụ thể là được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường - Tạo điều kiện cho công nhân nữ tập thể thao, văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt hội phụ nữ của huyện và thành phố.. - Tổ chức khám phụ khoa cho phụ nữ và điều trị bệnh. 2.4.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại Việc chăm lo sức khỏe phòng chống BNN trong quá trình lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các thiết bị ATVSLĐ nhưng do chưa khắc phục được hết các yếu tố._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26592.doc
Tài liệu liên quan