Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: lý luận chung về công nợ và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công nợ và cơ sở hình thành công nợ trong doanh nghiệp
1.1.1Khái niệm
1.1.2Cơ sở hình thành công nợ
1.1.3Nội dung công nợ của doanh nghiệp
1.1.3.1Công nợ phải thu
1.1.3.2Công nợ phải trả
Nội dung công tác quản lý công nợ
ý nghĩa công tác quản lý công nợ
Nội dung công tác quản lý công nợ
1.2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán
1.2.2.2 Phân tích khả năng thanh toá
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Công nợ và các giải pháp quản trị công nợ tại Công ty cổ phần Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n công nợ
1.2.2.3 Phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý công nợ tại Công ty cổ phần giầy Hà Nội
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển Công ty
2.1.2 Chức nằng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1 Chức năng
2.1.2.2 Nhiệm vụ
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của toàn Công ty
2.1.4.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1.4.2 Kết quả hoạt động của Công ty những năm gần đây
2.2 Tình hình tổ chức công tác quản lý công nợ của Công ty năm 2002-2003
2.2.1 Tình hình thanh toán công nợ của Công ty
2.2.2 Tình hình quản lý công nợ của Công ty
2.2.2.1 Tình hình quản lý công nợ phải thu
2.2.2.2 Tình hình quản lý công nợ phải trả
2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán công nợ của Công ty
2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
2.2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý công nợ của Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội
2.2.4.1 Những mặt đạt được trong công tác quản lý công nợ
2.2.4.2 Những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý công nợ
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý công nợ
3.1 Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý công nợ của Công ty Cổ phần giầy Hà Nội
3.1.1 Thực trang ngành Da-Giầy Việt Nam
3.1.2 Định hướng phát triển của ngành Da –Giầy Việt nam thời kỳ 2001-2005 và đến năm 2010
3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty giầy Hà Nội
3.1.4 Quan điểm quản trị công nợ của Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý công nợ của Công ty
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý công nợ
3.2.2 Các biện pháp đối với công nợ phải thu
3.2.3 Các giải pháp đối với công nợ phải trả
3.2.4 Các giải pháp khác
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua đường lối cải cách kinh tế đúng đắn, nền kinh tế nước ta ngày càng khởi sắc và đạt được những thành tựu to lớn. Đây chính là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng, đồng thời đó cũng là một thách thức to lớn bởi vì nền kinh tế phát triển kéo theo cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra mạnh mẽ quyết liệt như một tất yếu khách quan. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vị một quốc gia mà trên toàn thế giới , đó là xu hướng quốc tế hoá toàn cầu hoá. Chính vì vậy để có thể đứng vững và phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của đát nước mỗi doanh nghiệp Thương mại cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong quản lý tài chính. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và ổn định của chính doanh nghiệp.
Khi xem xét đánh ghá hiệu quả quản lý tài chính, có một yếu tố quan trọng không thể không đề cập đến đó là tình hình quản lý công nợ của doanh nghiệp, bởi nó góp phần phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp định nghĩa “ Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn “. Như vậy từ “ phá sản doanh nghiệp “ thường được đề cập tới những doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn tài chính không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sự hỗn loạn về tài chính có thể là do doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn mặc dù số tài sản doanh nghiệp vượt quá số nợ hoặc tổng số nợ của doanh nghiệp vượt quá tài sản của nó.
Thực trạng phát sinh khả năng thanh toán công nợ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, người vay vốn, người cung ứng, khách hàng,..trước khi họ quyết định có nên đầu tư hay tài trợ vốn cho doanh nghiệp hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Qua đây ta có thể thấy công tác quản lý công nợ góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và trình độ quản lý tài chính của nhà quản trị. Công nợ luôn là một vấn đề bức xúc khiến các nhà quản trị “ đau đầu” trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả để giải quyết.
Nhận thức được tình hình thực tiễn của việc nghiên cứu về công nợ phát sinh trong doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần giầy Hà Nội cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên, em xin trình bày luận văn tốt nghiệp về đề tài: “Công nợ và các giải pháp quản trị công nợ tại Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội”. Nhằm chỉ ra những ưu nhược điểm trong công tác quản lý công nợ của Công ty. từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công nợ giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Em xin trình bày nội dung của Luận Văn với kết cấu như sau:
Chương i:
Lý luận chung về công nợ và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương ii:
Thực trạng công tác quản lý công nợ tại Công ty cổ phần giầy Hà Nội
Chương iii:
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại Công ty cổ phần giầy Hà Nội
Chương 1
Lý luận chung về công nợ và quản lý công nợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công nợ và cơ sở hình thành công nợ trong doanh nghiệp
Khái niệm:
Khi bắt đầu thực hiện các mối quan hệ làm ăn buôn bán, các nhà đầu tư , các chủ ngân hàng hay đối tác kinh doanh thường quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phải khẳng định rằng, trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào bao giờ cũng tồn tại những khoản phải thu đối với con nợ và các khoản phải trả đối với chủ nợ của mình. Công nợ không bao giờ tách khỏi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp ở bờ vực phá sản hay đang trên đà tăng trưởng vững mạnh. Tuy nhiên, tình hình công nợ của các doanh nghiệp là không giống nhau, nó phản ánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp thông qua các tỷ suất và các con số tuyệt đối. Liệu doanh nghiệp có phải đối đầu với các khoản công nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn không. Doanh nghiệp có tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không? Vấn đề công nợ thực sự cần đến sự chú tâm của các nhà quản trị tài chính bởi nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy công nợ là gì mà liên quan chặt chẽ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đến như vậy?
Công nợ phản ánh nghĩa vụ thanh toán của khách nợ (con nợ) với người thụ hưởng (chủ nợ)
Công nợ trong doanh nghiệp bao gồm: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Đây là hai mặt trái ngược của một vấn đề nhưng tồn tại song song và khách quan với nhau, chúng có ảnh hưởng tới công tác tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2 Cơ sở hình thành công nợ:
Công nợ là mối quan tâm của các doanh nghiệp bởi một lẽ công nợ có liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính và khả năng tự chủ của doanh nghiệp.
Ngay từ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải có trong tay một số vốn nhất định phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký với bộ chủ quản. Số vốn mà doanh nghiệp nắm giữ không phải hoàn toàn là vốn tự có mà bao gồm cả nguồn vốn tín dụng. Chính vì huy động vốn từ bên ngoài cho nên doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các tổ chức tín dụng, các chủ nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó đã được hai bên thoả thuận.
Như vậy từ khi mở đầu, doanh nghiệp đã có các khoản công nợ phải trả có liên quan đến nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sau này, các phương thức thanh toán của doanh nghiệp áp dụng cũng đã trực tiếp hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp với các bạn hàng, các cá nhân hay các khoản phải trả đối với chủ nợ. Nếu các khoản phải trả của doanh nghiệp qúa lớn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Trong thời gian này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được bổ sung và nếu doanh nghiệp chiếm dụng vốn một cách hợp pháp thì có thể tận dụng nguồn vốn này cho mục đích kinh doanh khác. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn thì lúc này doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nhất định về mặt tài chính, hạn chế về khả năng thanh toán. Tuy rằng nguồn vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng hoặc bị chiếm dụng chỉ là tạm thời, mang tính chất thời điểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, chính từ các khoản nợ đến hạn chuyển sang công nợ khó đòi đã buộc doanh nghiệp phải đi đến tình trạng phá sản một cách nhanh chóng nếu doanh nghiệp là chủ nợ nhưng không thu hồi được vốn hay con nợ không có khả năng thanh toán.
Tóm lại, chính các chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng, các giải pháp huy động vốn,… đã làm nảy sinh công nợ trong doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, theo dõi sát sao tình hình thanh toán công nợ và chi tiết theo từng đối tượng.
1.1.3. Nội dung công nợ của doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì vốn là một công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường. Ngạn ngữ thường có câu: “ Buôn tài không bằng dài vốn”, phải chăng muốn khẳng định một điều rằng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài những kiến thức kinh nghiệm, nghệ thuật kinh doanh cần thiết thì vốn luôn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó trong qúa trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp không ngừng huy động các nguồn vốn có thể phù hợp với pháp luật để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính sự cần thiết của việc huy động vốn này đã dẫn đến việc các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn của nhau nhằm giảm thiểu chi phí cho việc huy động vốn. Hoạt động kinh doanh và huy động vốn của doanh nghiệp trên thương trường đã hình thành nên các khoản công nợ phải thu và phải trả trong các doanh nghiệp.
1.1.3.1 Công nợ phải thu
Công nợ phải thu là toàn bộ phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác hoặc các cá nhân chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi.
Các đơn vị ở đây có thể là các doanh nghiệp mà trong quá trình mua hàng đã nợ tiền của doanh nghiệp hoặc các đơn vị mà doanh nghiệp đã ứng trước tiền mua hàng của đơn vị đó.
Các cá nhân có thể là cá nhân bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, họ chiếm giữ tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp.
Toàn bộ phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị hoặc các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi ở đây có thể là tiền, tài sản, các loại hình vật chất có thể quy đổi ra tiền, các khoản thiệt hại mà các cá nhân hoặc tổ chức gây ra và có trách nhiệm phải bồi thường.
Công nợ phải thu bao gồm:
Các khoản phải thu khách hàng.
Các khoản phải thu nội bộ khác.
Các khoản tiền tạm ứng.
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ, và các khoản phải thu khác.
Các khoản phải thu từ người bán
* Các khoản phải thu khách hàng:
Các khoản phải thu khách hàng là các khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế thì việc bán sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất ra không còn dễ dàng như thời bao cấp nữa. Doanh nghiệp không thể cứ sản xuất ra sản phẩm của mình không cần chú trọng đến chất lượng, thị hiếu của người tiêu dùng… sản xuất ra bao nhiêu ắt sẽ có người mua hết bấy nhiêu. Nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường thì không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chế độ hậu mãi… mà còn phải cạnh tranh về các chính sách ưu đãi trong việc thanh toán tiền hàng đó là trả tiền sau khi mua hàng, chính vì chính sách này đã hình thành nên các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp.
*Các khoản phải thu nội bộ:
Là các khoản phải thu phát sinh giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kinh tế riêng hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau sử dụng tài sản hoặc huy động vốn lẫn nhau là chuyện bình thường. Nếu một thành viên trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đứng trước cơ hội kinh doanh tốt nhưng thiếu vốn để thực hiện thì có thể huy động vốn từ các đơn vị thành viên khác có vốn nhàn rỗi. Do đó phát sinh các khoản phải thu nội bộ.
*Tạm ứng:
Tạm ứng là các khoản vốn bằng tiền ứng trước cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm thanh toán tạm ứng với doanh nghiệp.
Tạm ứng có thể là các khoản: chi cho các công việc thuộc về hành chính quản trị ( tiếp khách, mua văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị… ), tạm ứng tiền tàu xe , phụ cấp lưu trú, tiền công tác phí của công nhân khi đi công tác, tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, hàng hoá, trả tiền vận chuyển, bốc vác nguyên vật liêu
*Các khoản trả trước người bán
Là những khoản chi thực tế đã phát sinh nhưng vì số chi trả tương đối lớn và có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên không thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của chu kỳ phát sinh mà phải phân bổ cho nhiều kỳ tiếp theo với mục đích điều hoà chi phí để giá thành sản phẩm và chi phí kinh doanh trong kỳ không có sự đột biến.
*Khoản tiền thế chấp, ký cược, ký quỹ:
Trong quan hệ vay vốn thường phát sinh điều kiện thế chấp. Khi vay vốn, người vay vốn thường phải mang tài sản của mình như : vàng, bạc, kim khí, đá quý, tín phiếu, trái phiếu … hoặc những tài sản khác giao cho người vay cầm giữ trong thời gian vay vốn.
Ký cược là số tiền doanh nghiệp dùng vào đặt cựơc khi thuê, mượn tài sản theo yêu cầu của người cho thuê nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm cho người đi thuê phải quản lý sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả đúng hạn. Số tiền ký cược do bên cho thuê quy định có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản cho thuê.
Ký quỹ là số tiền hoặc tài sản gửi trước để làm tin trong quan hệ mua bán, nhận làm đại lý bán hàng hoặc tham gia đấu thầu… nhằm đảm bảo sự tin cậy giữa đôi bên và ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc thực hiện đúng hợp đồng đã đăng ký. Trong trường hợp bên ký quỹ không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị phạt trừ vào tiền ký quỹ.
1.1.3.2 Công nợ phải trả:
Công nợ phải trả là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức cá nhân và do vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm phải trả.
Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Do vậy, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ nguồn vốn bên trong đồng thời phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu về vốn, tiền tệ cũng được đáp ứng đầy đủ. Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn, tiền tệ của các đơn vị sản xuất kinh doanh đựơc vận động liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, nếu hành vi mua và bán không khớp nhau về thời gian và về số lượng thì sẽ nảy sinh nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn, cần được bổ sung ngay để tiến hành sản xuất kinh doanh liên tục.
Công nợ phải trả bao gồm các khoản sau:
Phải trả các tổ chức tín dụng
Nợ phải trả người bán
Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
Các khoản phải trả công nhân viên
Chi phí trích trước
Các khoản phải trả trong nội bộ doanh nghiệp
Các khoản phải trả phải nộp khác
*Phải trả các tổ chức tín dụng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do thiếu vốn kinh doanh nên hàng năm doanh nghiệp phải vay vốn của các tổ chức tín dụng và của ngân hàng. Vay và nợ có thể đựơc thực hiện dưới hình thức vay tiền hoặc dưới hình thức phát hành trái phiếu có kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn hoặc vay tài sản để kinh doanh.
* Nợ phải trả người bán:
Là toàn bộ giá trị hàng hoá, nguyên liệu, dịch vụ…mà doanh nghiệp mua chịu, đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng.
* Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Thuế giá trị gia tăng: là một loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá dịch vụ nhất định (hàng hoá, dịch vụ đặc biệt ). Thông thường đây là những hàng hoá, dịch vụ cao cấp mà không phải bất cứ ai cũng có điều kiện sử dụng hay hưởng thụ do khả năng tài chính có hạn.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá, dich vụ.
+ Thuế nhà đất
+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
+ Thuế tài nguyên.
+ Các loại thuế khác.
+ Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
*Các khoản phải trả công nhân viên:
Là các khoản tiền doanh nghiệp phải trả công nhân viên như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản bảo hiểm xã hội và các khoản thu nhập khoản khác của người lao động.
*Chi phí trích trước
Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng do tính chất và yêu cầu quản lý được trích trước vào chi sản xuất kinh doanh kỳ cho các đối tượng chịu chi phí giữa các kỳ đảm bảo cho giá thành sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh không tăng một cách đột biến.
* Các khoản phải trả trong nội bộ doanh nghiệp:
Là các khoản phải trả giữa các đơn vị cấp trên là đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị cấp dưới, là những đơn vị phụ thuộc hoặc giữa các đơn vị phụ thuộc lẫn nhau mà các đơn vị đều có tổ chức kế toán riêng.
Trong một doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên thì các đơn vị này thường sử dụng tài sản và vốn của nhau. Nó làm giảm thiểu chi phí do sử dụng các tài sản sử dụng chung trong các đơn vị như: phương tiện vận chuyển, kho, bãi… và cũng có thể huy động vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên khác khi một đơn vị cần vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nó hình thành nên các khoản phải trả trong các doanh nghiệp thành viên và đơn vị cấp trên khi các đơn vị này sử dụng tài sản và huy động vốn của đơn vị khác.
*Các khoản phải nộp khác
Các khoản phải trả phải nộp khác như tài sản thừa chờ giải quyết, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phải nộp cấp trên, phải trả phải nộp khác.
+ Tài sản thừa chờ giải quyết:
Là những tài sản doanh nghiệp phát hiện vượt quá số lượng tài sản được ghi trên sổ sách của doanh nghiệp, số lượng tài sản dôi thừa này có thể được căn cứ vào nguyên nhân dôi thừa mà có các biện pháp giải quyết riêng.
Ví dụ: Dôi thừa do kế toán ghi nhầm sổ, dôi thừa do doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp xuất thừa…
+ Kinh phí công đoàn:
Là khoản kinh phí nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn. Quỹ kinh phí công đoàn được thành lập bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trảvà được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí tiền lương phải trả là 2% trong đó 1% dành cho hoạt động công đoàn cơ sở và một 1%dành cho hoạt động công đoàn cấp trên.
+ Bảo hiểm xã hội:
Là khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, tử tuất…sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Quỹ bảo hiểm xã hội được tạo ra bằng cách trích theo tỷ lệ % trên tiền lương phải thanh toán cho công nhân để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương của công nhân. Theo quy định hiện hành tỷ lệ này 20% trong đó: Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 15% và công nhân phải chịu 5%.
+ Bảo hiểm y tế:
Nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động cần được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men…khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT, theo quy định hiện nay BHYT được trích theo tỷ lệ 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân trong đó trích vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2% và khấu trừ vào tiền lương của công nhân là 1%.
+ Phải nộp cấp trên.
+ Phải trả, phải nộp khác:
Là các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả ngoài các khoản ở trên.
*Các tài sản, tài sản nhận ký cược, ký quỹ;
là các khoản tiền, tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ của đối tác kinh doanh trong hợp dồng kinh tế nhằm tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên có quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Mức độ tín nhiệm cao hoặc thấp sẽ quyết định các hình thức ràng buộc khác nhau trong quá trình vay, mượn, ký kết hợp đồng hợp tác kinh tế.
1.2.Nội dung công tác quản lý công nợ.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều khoản phải thu và phải trả. Để thực hiện tốt việc thu trả cần phải có thời gian cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh trong một thời gian giới hạn nào đó là điều mà các đơn vị không tránh được. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau thì hậu quả là sẽ có một công ty phá sản dẫn tới nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp khác, đây là hiện tượng vi phạm kỷ luật tài chính và pháp luật của nhà nước. Để tránh tình trạng công nợ dây dưa các doanh nghiệp nên quan tâm đến các biện pháp tài chính để quản lý công nợ.
1.2.1 ý nghĩa của công tác quản lý công nợ.
Như chúng ta đã biết công nợ trong doanh nghiệp luôn là một bài toán phức tạp, hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có những điều chỉnh thích hợp thì mới có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh cuả nền kinh tế thị trường. Cũng có thể khẳng định rằng “công nợ” là con dao hai lưỡi, nếu không dung hoà được hai mặt nội dung phải thu và phải trả của công nợ thì doanh nghiệp rất dễ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó, câu hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để quản lý công nợ một cách tốt nhất, hợp lý nhất mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp “công nợ” phải trả tạo cho doanh nghiệp một khoản vốn chiếm dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với một số doanh nghiệp, người ta đề cao khoản vốn tín dụng này và lấy nó làm giải pháp tín dụng tạm thời, chiếm dụng vốn càng nhiều càng tốt trong lúc doanh nghiệp thiếu vốn, nếu doanh nghiệp quá lạm dụng giải pháp chiếm dụng vốn bất hợp lý thì tình trạng tài chính không những không tiến bộ mà sẽ càng ngày rơi vào ngõ cụt. Do vậy, các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý công nợ thích hợp, từ chỗ theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả đến việc phân tích công nợ hàng quý, hàng năm, cuối cùng phải đưa ra quỹ dự phòng phải thu khó đòi nếu xét thấy cần thiết để doanh nghiệp giải toả được những vướng mắc trong việc thanh toán công nợ và có những quyết định đúng đắn trong việc tự chủ tài chính.
1.2.2. Nội dung công tác quản lý công nợ.
1.2.2.1. Phân tích tình hình thanh toán.
Phân tích tình hình thanh toán để đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả
=
Tổng số nợ phải thu
Tổng số nợ phải trả
* 100
-Tỷ lệ thanh toán các khoản phải thu so với các khoản phải trả (%): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng và được tính theo công thức sau:
Nếu thấy tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả > 100% chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hơn số vốn đi chiếm dụng.
-Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu (%): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu
=
Tổng số nợ phải trả
Tổng số nợ phải thu
* 100
Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu > 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng và ngược lại. Về thực chất chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu trên.
* Phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu:
Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu ( vòng)
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
=
Tổng số tiền hàng bán chịu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đã làm tốt công tác thu hồi nợ, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hoá do phương pháp thanh toán của doanh nghiệp với bạn hàng quá chặt chẽ ( chủ yếu thanh toán ngay trong thời gian ngắn).
Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải thu tính theo công thức sau:
Số dư bình quân các khoản phải thu
=
Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ
2
Thời gian quay vòng các khoản phải thu tính theo công thức sau:
Thời gian quay vòng các khoản phải thu
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
Thời gian quay vòng các khoản phải thu ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian quay vòng các khoản phải thu càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng chậm.
- Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn.
Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn
=
Tổng giá trị các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
* 100
Chỉ tiêu này phản ánh với nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nghĩa là phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Sẽ là không tốt nếu tỷ lệ này tăng lên.
So sánh tổng giá trị các khoản phải thu và giá trị từng khoản phải thu giữa cuối năm với đầu năm để thấy được sự tiến bộ trong việc thu hồi công nợ. ở bứơc này, cần đi sâu vào tình hình thực tế để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình công nợ, ảnh hưởng tới các khoản phải thu và tính hợp lý của nó. Từ đó, các doanh nghiệp có các biện pháp cần thiết nhằm thu nhanh các khoản nợ phải thu có hoài nghi và nhắc nhở thúc giục đối với các khoản thanh toán chậm. Do vậy, mục tiêu đặt ra cho công tác quản lý công nợ phải thu là thu đủ, thu kịp thời, tiếp đến là thu càng sớm càng tốt với điều kiện không làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty.
* Phân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả.
Trước khi phân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả thì chúng ta cần phải tìm hiểu mục tiêu của công tác quản lý công nợ phải trả là gì?
Như chúng ta đã biết, công nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả. Do đó, việc quản lý theo dõi các khoản nợ phải trả nhằm nhận thức và đánh giá tình hình tăng giảm cơ cấu, tính chất của các khoản nợ và nguyên nhân làm tăng, giảm. Đồng thời cũng thấy được tình hình trả nợ và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, từ đó đề xuất những biện pháp và kế hoạch trả nợ.Doanh nghiệp cần lưu ý các khoản nợ phải trả vì theo luật phá sản thì doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì một mức vốn hợp lý để có được các kế hoạch trả các khoản nợ đến hạn. Việc quản lý tốt công nợ phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán, mà quan trọng hơn là doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả để tạo nguồn thanh toán, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Do đó mục tiêu cơ bản nhất cần đặt ra trong quá trình quản lý công nợ là phải đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gây dựng và giữ vững lòng tin đối với chủ nợ.
Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải trả, chúng ta dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Số vòng luân chuyển các khoản phải trả:
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
=
Tổng số tiền hàng mua chịu
Số dư bình quân các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và có thể được hưởng chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải trả nếu quá cao sẽ không tốt, có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do phải huy động một nguồn vốn trả nợ.
Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải trả được tính theo công thức sau:
Số dư bình quân các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ
2
Thời gian quay vòng các khoản phải trả được tính theo công thức :
Thời gian quay vòng các khoản phải trả
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Thời gian quay vòng các khoản phải trả ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả dài, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều.
Khi phân tích cần tính và so sánh thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải trả lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì việc thanh toán tiền hàng là chậm trễ và ngược lại, số ngày qui định mua chịu lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việ._.c thanh toán đạt trước kế hoạch và thời gian.
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ:
Tỷ lệ nợ
=
Tổng giá trị các khoản phải trả
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải trả với tổng nguồn vốn nhằm biết được với tổng nguồn vốn được huy động thì các khoản phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm.
1.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán công nợ:
Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẻ khả quan và ngược lại, nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp thì tình hình tài chính xấu, có thể dẫn dến khủng hoảng tài chính của doanh nghiệp, không thể không xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn.
*Phân tích khả năng thanh toán
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần tính và so sánh chỉ tiêu chung sau
1. Hệ số thanh toán chung
Hệ số thanh toán chung
=
Tổng giá trị tài sản
Tổng số nợ phải trả
Hệ số thanh toán chung là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chỉ số luôn lớn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại.
2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chúng ta sử dụng chỉ tiêu “ hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
=
Tổng giá trị của TSLĐ
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khă năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn và bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng thấp.
3. Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn
Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thì (thanh toán nhanh), cần tính và so sánh chỉ tiêu “hệ số thanh toán nhanh”
Hệ số thanh toán nhanh
=
Tổng số tiền và giá trị các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Thực tế cho thấy, nếu hệ số này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể phải bán nhanh sản phẩm, hàng hoá để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
4. Hệ số thanh toán nợ dài hạn
Đối với các khoản nợ dài hạn để biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi phân tích cần tính và so sánh các chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ dài hạn”
Hệ số thanh toán nợ dài hạn
=
Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn
Tổng số nợ dài hạn
Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn và ngược lại hệ số này nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phải dùng nguồn vốn khác để trả nợ.
Ngoài các chỉ tiêu trên khi phân tích cần xem xét chỉ tiêu vốn hoạt động thuần (vốn luân chuyển thuần). Vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoán thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để thoả mãn việc thanh toán nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại khi vốn hoạt động thuần giảm sút thì doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp nhỏ hơn không chứng tỏ một bộ phận tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng tài sản dài hạn để thanh toán nợ đến hạn. Nói cách khác khi vốn hoạt động thuần nhỏ hơn không doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản.
Vốn hoạt động thuần
=
Tổng giá trị của TSLĐ
-
Tổng số nợ ngắn hạn
Sau đó dựa vào các số liệu hoạch toán tiến hành thu thập các số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán ( khả năng thanh toán ) với các khoản phải thanh toán ( nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp sau đó sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bẳng phân tích theo một trình tự nhất định. Còn với khả năng thanh toán các chỉ tiêu lại được sắp xếp theo khả năng huy động( huy động ngay, huy động trong thời gian tới).
Trên cơ sở bảng phân tích này nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán trong tháng tới, quý tới…Doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán trong từng giai đoạn nếu các khoản có thể dùng để thanh toán lớn hơn các khoản phải thanh toán. Ngược lại khi các khoản có thể dùng thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán, điều này buộc các nhà quản lý phải dùng kế sách để huy động nguồn tài chính, đảm bảo cho việc thanh toán nếu không muốn rơi vào tình trạng phá sản.
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Đơn vị: đồng
Các khoản phải thanh toán
Số tiền
Các khoản có thể dùng để thanh toán
Số tiền
I. Các khoản phải thanh toán ngay
1. Các khoản nợ quá hạn
-Phải nộp ngân sách
-Phải trả ngân hàng
-Phải trả công nhân viên
-Phải trả người bán
-Phải trả người mua
-Phải trả nội bộ
-Phải trả khác
2. Các khoản nợ đến hạn
-Nợ ngân sách
-Nợ ngân hàng
v.v..
II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
1. Tháng tới
-Ngân sách
-Ngân hàng
v.v
2. Quý tới
-v.v
-v.v
I. Các khoản có thể thanh toán ngay
1. Tiền mặt
-Tiền Việt Nam
-Vàng, bạc, đá quý
-Ngoại tệ
2. Tiền gửi ngân hàng
-Tiền Việt Nam
-Vàng, bạc, đá quý
-Ngoại tệ
3. Tiền đang chuyển
4. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới
1. Tháng tới
-Đầu tư ngắn hạn khác
-Khoản phải thu
-Vay ngắn hạn
-v.v
2. Quý tới
-v.v
-v.v
Cộng
Cộng
1.2.2.3 Phòng ngừa rủi ro đối với các khoản phải thu, phải trả
Trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tỷ lệ các khoản phải thu có thể là khác nhau nhưng thông thường chúng chiếm từ 15% đến 20% trong đó chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng. Tỷ lệ này nếu cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do vậy việc thu hồi các khoản nợ đúng, đủ và kịp thời là vấnđề hết sức quan trọng và khó khăn cho các doanh nghiệp. Bởi lẽ việc thu hồi các khoản nợ có thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Họ gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp kinh doanh nội địa trong việc thu hồi các khoản nợ do các con nợ của họ ở nước ngoài. Vì vậy khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp này sẽ gặp phải các rủi ro như rủi ro hối đoái hay rủi ro quốc gia.
Rủi ro hối đoái có các loại rủi ro nghiệp vụ, rủi ro kinh tế và rủi ro chuyển đổi. Trong đó rủi ro nghiệp vụ là loại rủi ro mà các doanh nghiệp hay gặp phải. Rủi ro nghiệp vụ là loại rủi ro hối đoái xảy ra đối với các khoản phải thu, phải trả tính bằng nội tệ trong tương lai của một công ty nếu sức mua của đồng tiền phải thu hoặc phải trả thay đổi so với sức mua của đồng nội tệ. Để có thể phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ thì doanh nghiệp có thể lựa chọn các biện pháp phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay bằng các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ.
Nếu lựa chọn cách phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn thì doanh nghiệp phải đàm phán một hợp đồng bán đồng tiền phải thu và mua đồng tiền phải trả trong tương lai với kỳ hạn tương ứng.
- Đối với khoản phải thu: Nếu tỷ giá chuyển đổi ghi trong hợp đồng lớn hơn tỷ giá giao ngay ngày thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp đã có lợi khi thực hiện phòng ngừa. Còn nếu hai loại tỷ giá này bằng nhau thì việc thực hiện phòng ngừa hay không phòng ngừa là như nhau, doanh nghiệp sẽ không bị thiệt thòi do tỷ giá không thay đổi. Nếu tỷ giá chuyển đổi ghi trong hợp đồng nhỏ hơn tỷ giá giao ngay ngày thực hiện thì doanh nghiệp không thực hiện phòng ngừa sẽ tốt hơn vì nếu thực hiện doanh nghiệp sẽ bị lỗ do nhận được khoản tiền ít hơn.
- Đối với khoản phải trả: Nếu tỷ giá chuyển đổi ghi trong hợp đồng nhỏ hơn tỷ giá giao ngay ngày thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ có lợi khi thực hiện phòng ngừa. Còn nếu hai loại tỷ giá này bằng nhau thì việc thực hiện phòng ngừa hay không phòng ngừa là như nhau, doanh nghiệp sẽ không bị thiệt thòi do tỷ giá không thay đổi. Nếu tỷ giá chuyển đổi ghi trong hợp đồng lớn hơn tỷ giá giao ngay ngày thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp không thực hiện phòng ngừa sẽ tốt hơn vì nếu thực hiện doanh nghiệp sẽ bị lỗ do nhận được khoản tiền ít hơn.
Nếu phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ thì doanh nghiệp phải mua quyền chọn bán hoặc phải mua quyền chọn mua đồng tiền phải thu phải trả trong tương lai với kỳ hạn tương ứng.
Gọi E là tỷ giá chuyển đổi ghi trong hợp đồng
S là tỷ giá giao ngay tại ngày thực hiện hợp đồng
P là giá quyền chọn bán
- Đối với khoản phải thu
Nếu E – P > S thì doanh nghiệp nên phòng ngừa là tốt hơn vì sẽ có lợi khi nhận được khoản tiền phải thu nhiều hơn.
Nếu E – P = S thì doanh nghiệp có thể phòng ngừa hoặc không phòng ngừa vì kết quả thu được là như nhau.
Nếu E – P < S thì doanh nghiệp sẽ phải so sánh số tiền mua quyền chọn bán với số tiền bị lỗ khi thực hiện hợp đồng. Nếu số tiền mua quyền chọn bán nhỏ hơn thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện hợp đồng còn ngược lại thì thực hiện hợp đồng.
- Đối với khoản phải trả
Gọi C là giá quyền chọn mua
Nếu E+C<S thì doanh nghiệp nên phòng ngừa là tốt hơn vì sẽ có lợi khi chỉ phải trả một khoản tiền ít hơn
Nếu E+C=S thì doanh nghiệp có thể phòng ngừa hoặc không phòng ngừa vì kết quả thu được là như nhau
Nếu E+C>S thì doanh nghiệp không phòng ngừa là tốt hơn vì nếu thực hiện phòng ngừa doanh nghiệp phải trả một khoản tiền nhiều hơn
Nếu phòng ngừa bằng các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ
- Đối với khoản phải thu: doanh nghiệp vay ngoại tệ sẽ thu được trong tương lai từ khoản phải thu với kỳ hạn tương ứng và chuyển sang nội tệ để đáp ứng nhu cầu đâù tư hoặc chi tiền hiện tại. Khi thực hiện biện pháp này thì doanh nghiệp cần phải so sánh giữa mức lãi suất vay ngoại tệ với số tiền lãi thu được khi đầu tư để có quyết định nên phòng ngừa hay không phòng ngừa. Nếu số tiền để trả lãi vay lớn hơn số tiền lãi thu được khi đầu tư thì doanh nghiệp không nên phòng ngừa bằng biện pháp này, còn nếu ngược lại thì nên phòng ngừa.
-Đối với khoản phải trả:
Nếu công ty có tiền mặt dư thừa doanh nghiệp chuyển tiền mặt nội tệ dư thừa sang loại ngoại tệ phải trả và đầu tư với thời hạn tương ứng với thời gian phải trả. Hết thời hạn đầu tư thì rút tiền ra để thanh toán các khoản phải trả
Nếu công ty không có tiền mặt dư thừa thì vay nội tệ để chuyển sang ngoại tệ với thời hạn tương ứng. Nếu gốc cộng với lãi vay ngoại tệ nhỏ hơn tỷ giá giao ngay ngày thực hiện hợp đồng nhân với số tiền phải trả thì công ty nên phòng ngừa là tốt hơn. Nếu bằng nhau thì phòng ngừa hay không phòng ngừa là như nhau. Nếu gốc cộng lãi vay ngoại tệ lớn hơn tỷ giá giao ngay ngày thực hiện hợp đồng nhân với số tiền phải trả thì công ty không phòng ngừa sẽ tốt hơn.
Rủi ro quốc gia là những loại rủi ro liên quan đến các sự kiện chính trị và xã hội như bùng nổ chiến tranh, cách mạng xảy ra khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu không thu được tiền. Ngoài ra nó còn liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng như tín dụng thương mại. Rủi ro quốc gia xảy ra là do khó có thể vận dụng tính pháp lý cũng như tịch biên tài sản khi mà người mua ở quốc gia khác. Do vậy các doanh nghiệp có thể phòng ngừa bằng cách mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Ngoài ra còn có các rủi ro liên quan đến những thay đổi đột biến trong việc đánh thuế nhập khẩu, hạn ngạch, tài trợ cho những nhà sản xuất nội địa … hay xảy ra trường hợp những nhà nhập khẩu tuy sẵn sàng nhưng không thể thanh toán cho nhà xuất khẩu do chính phủ đột ngột quy định những hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài
Ngoài các biện pháp phòng ngừa trên thì để tránh những thiệt hại, thất thu do các đối tượng phải thu của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tiền hàng hay nợ đến hạn, các doanh nghiệp thường phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến phần tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi, có thể không đòi được do con nợ không có khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Theo chế độ hiện hành ở Việt Nam, nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết vay nợ doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ được coi là khoản nợ phải thu khó đòi. Trường hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn chưa quá hai năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét để giải thể, phá sản hoặc có các dấu hiệu khác … thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.
Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập :
Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu ( phương pháp kinh nghiệm )
Số dự phòng phải
thu cần lập
=
Tổng doanh thu
bán chịu
*
Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính
Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ ( phương pháp dựa vào thời gian quá hạn thực tế )
Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
Chương 2
Thực trạng công tác quản lý công nợ
Tại công ty cổ phần giầy Hà Nội
2.1 Tổng quan về công ty giầy Hà Nội
2.1.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần giâỳ Hà Nội tiền thân là một phân xưởng của nhà máy quốc phòng X40 trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội,chuyên sản xuất hàng may mặc, găng tay, giầy và các dụng cụ quân nhu, quân khí như dây lưng bao súng phục vụ đời sống sản xuất quốc phòng, an ninh. Trong thời gian đó phân xưởng giầy là một đơn vị hàng đầu của nhà máy quốc phòng X40
Năm 1968, được sự nhất trí của sở công nghiệp Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội quyết định tách phân xưởng này thành xí nghiệp giầy da Hà Nội.Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội với cơ chế tập trung bao cấp , để phù hợp với cơ chế hiện hành, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đổi tên Công ty thành xí nghiệp giầy Hà Nội theo quyết định số 1538/QĐUB ngày 20/8/1978 của UBND thành phố Hà Nội. Cơ sở vật chất ban đầu của Công ty gồm có: 15 máy khâu, 1 dãy nhà xưởng, 83 lao động, 259.698 đồng vốn lưu động (tính theo thời giá lúc đó). Nhiệm vụ của Công ty trong thời gian này là sản xuất găng tay bảo hộ lao động, giầy, các đồ quân nhu, quân khí phục vụ cho đời sống, sản xuất, quốc phòng an ninh
Từ năm 1982, do sự phồn thịnh của hệ thống các nước XHCN công ty càng có nhiều đơn đặt hàng,ảm bảo nhiệm vụ sản xuất để xuất khẩu trong một thời gian dài. Trong thời gian này, công ty chủ yếu nhận các hợp đồng gia công của các nước : Aó, Tiệp … Quy mô của mỗi hợp đồng có khi lên tới hàng chục triệu đơn vị sản phẩm.
Đến đầu thập kỷ 90, cũng là lúc hệ thống các nước XHCN tan rã, kết thúc cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp , Công ty mất đi sự nâng đỡ của Nhà nước và mất mát lớn nhất là mất đi những khách hàng quan trọng , chiếm vị trí chiến lược trong quá trình phát triển của Công ty. Thời kỳ này, Công ty đã trải qua bao thăng trầm và rơi vào tình trạng hết sức khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh . Được sự hỗ trợ của cấp trên , cộng với sự nỗ lực của chính bản thân, Công ty đã vượt qua được những khó khăn , thoát khỏi tình trạng suy thoái , khủng hoảng nói chung trong ngành da giầy và dần hồi phục năng lực của mình. Cho đến ngày 31/12/1996, công ty đã có:
583 máy sản xuất đồ da với 11 chủng loại khác nhau
Một dây chuyền sản xuất cặp túi cao cấp
Một dây chuyền sản xuất giầy nữ hoàn chỉnh
853 lao động
17.500 m2 đất, nhà xưởng, kho tàng
1,887 tỷ đồng vốn lưu động
Ngày 30/12/1998, UBND thành phố Hà Nội quyết định đổi tên Công ty giầy Hà Nội thành Công ty cổ phần giầy Hà Nội theo quyết định số 5652/UBND thành phố Hà Nội với vốn điều lệ là 5,8 tỷ đồng. Sự chuyển đổi này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nền kinh tế thị trường, vừa có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh trong hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty. Đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ đơn thuần là gia công với số lượng lớn nhất là của các nước ý, Thái Lan, Hàn Quốc. Ngay từ khi chuyển thành Công ty cổ phần giầy Hà Nội, số lượng sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu tăng vọt và cũng có nhiều cải thiện về hệ thống công nghệ sản xuất. Là một Công ty vững mạnh trong nghành sản xuất đồ da, Công ty cổ phần giầy Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
Tên gọi bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội
Tên giao dich bằng Tiếng Anh: hanoi shoe joint stock company
Tên viết tắt: hasjoco
Trụ sở chính: Km6-Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.
Điện thoại: 8584463-8584123-8584369
Fax: 8583600
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 32-Hàng Muối-Hoàn Kiếm-Hà Nội
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1.Chức năng :
Công ty nhận nguyên vật liệu, mẫu thiết kế của sản phẩm từ các đối tác nước ngoài, thực hiện gia công và cuối cùng chuyển thành phẩm cho đối tác .
Nhiệm vụ :
Tăng cường buôn bán với các nước trong khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Châu Âu.
Đảm bảo kết quả kinh doanh tương đương hoặc hơn các năm trước.
Nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ xuất khẩu nhất là ở khâu đàm phán, giao dịch với khách nước ngoài, tạo nguồn hàng và thanh toán.
Nghiên cứu việc đầu tư liên doanh, liên kết thêm với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu .
2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Ngay sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức của Công ty cũng có sự chuyển biến rõ rệt để phù hợp với hình thức, nội dung cũng như tính chất của Công ty cổ phần.
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Các phòng ban
Xét theo tính chất sản xuất, cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm : các xưởng, phân xưởng sản xuất được chuyên môn hoá theo từng giai đoạn cũng như từng loại sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
Tổ chức
Phòng
tài vụ
Phòng tổng hợp
Ban
Nhân lực
Phân xưởng Việt ý
Phân xưởng giầy thái
Phân xưởng túi hàn quốc
Phân xưởng may i
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may ii
Phòng tổ chức : Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện chính sách với cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân viên, đảm bảo số lượng người hoàn thành công việc tại các xưởng. Lập kế hoạch làm việc cho toàn Công ty.
Phòng Tài vụ : Có nhiệm vụ làm công việc theo dõi các vấn đề liên quan đến công tác hạch toán kế toán. Làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo định kỳ.
Phòng tổng hợp : Có trách nhiệm lập ra kế hoạch kinh doanh chung cho toàn Công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng phòng cụ thể. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu , hợp đồng ngoại, cung ứng vật tư kinh doanh dịch vụ. Nhận và báo cáo thông tin của khách hàng cho Giám đốc và các đơn vị trong toàn Công ty.
Ban nhân lực: bao gồm các bộ phận đời sống, bộ phận y tế, bộ phận bảo vệ
2.1.4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh cuả toàn Công ty
2.1.4.1.Tổ chức sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được phân công lao động rõ rệt theo từng khâu, từng phân xưởng, sản xuất được chuyên môn hoá. Công ty hình thành các xưởng riêng chỉ chuyên môn làm về sản phẩm thuộc chủng loại nhất định. Có thể kể đến các phân xưởng tương ứng với từng loại sản phẩm như phân xưởng ý và các sản phẩm gia công thuê theo đơn đặt hàng của ý. Phân xưởng Hàn Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm Hàn Quốc . Phân xưởng giầy Thái chuyên sản xuất giầy Thái .
Ngoài ra , còn có phân xưởng May 1 hoạt động đa dạng . Quá trình sản xuất trong Công ty từ khi chuyển sang công ty cổ phần đến nay, diễn ra thường xuyên mà vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng , đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm. Năng suất lao động dần được nâng cao do Công ty chú trọng hơn về tay nghề cũng như trình độ sản xuất của công nhân.
Sơ đồ quy trình hoạt động kinh doanh của công ty
Bên đặt
gia công
Nhận gia
công
Tổ chức quá trình sản xuất
NVL, mẫu tt
thiết kế
Sản phẩm hoàn chỉnh
Phí gia công
2.1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây
Trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, sản phẩm tạo ra là những sản phẩm mà các đối tác nước ngoài thuê Công ty gia công, do đó mà chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho ta thấy Công ty làm ăn có hiệu quả không, tốc độ tăng trưởng của Công ty như thế nào.
Qua bảng 1 ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2003 là 11.589.032.147 đồng, tăng 420.710.320 đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 3,8% .Trong tổng tài sản thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 8.341.382.223 đồng chiếm tỷ trọng 72% còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 3.247.649.924 đồng chiếm tỷ trọng 28%. Cơ cấu tài sản như vậy là tương đối phù hợp với doanh nghiệp thương mại.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn :
Năm 2003, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 8.341.382.223 đồng, giảm 810.256.616 đồng so với năm 2002, tốc độ giảm 10,7%. Vì Công ty là doanh nghiệp thương mại nên tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm là chưa hợp lý mặc dù tỷ trọng vẫn giữ vị trí cao trong tổng tài sản của Công ty.
+ Tài sản bằng tiền trong đó có tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng
Năm 2003, Tài sản bằng tiền là 3.876.791.089 đồng chiếm tỷ trọng là 33,45% trong tổng tài sản, tăng 740.133.401 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 23,59% .Tài sản bằng tiền tăng là do tiền gửi ngân hàng tăng 740.881.172 đồng với tốc độ tăng là 23,77% và tiền mặt giảm 767.751 đồng với tốc độ giảm là 3,92%.
Tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản là do nguyên liệu đều do bên đối tác cung cấp, Công ty chỉ dùng tiền mặt để chi trả tiền lương cho công nhân và các chi phí phục vụ cho việc gia công. Trong khi đó tiền gửi ngân hàng lại chiếm tỷ trọng lớn, lý do là Công ty chuyên gia công cho đối tác nước ngoài nên mọi hình thức thanh toán đều thông qua ngân hàng.
+ Hàng tồn kho :
Trong năm 2003, giá trị hàng tồn kho là 78.680.595 đồng chiếm tỷ trọng 0,6% trong tổng tài sản, tăng 38.850.671 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 97,5%. Lý do của việc hàng tồn kho tăng cao trong năm 2003 là hàng sản xuất ra chưa được giao cho đối tác
+ Các khoản phải thu :
Các khoản phải thu năm 2003 của Công ty là 1.421.571.342 đồng, tăng 121.418.236 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 9,33 %. Các khoản phải thu của Công ty tăng chứng tỏ Công ty đã bị chiếm dụng vốn. Do vậy Công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có các biện pháp xử lý, thu hồi các khoản nợ này của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Công ty cũng như ảnh hưởng đến công tác thanh toán nợ.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
Là một doanh nghiệp mới được cổ phần hóa nên hai năm qua Công ty không đầu tư dài hạn. Năm 2003 tài sản cố định là 3.247.649.924 đồng, giảm 389.546.298 đồng với tốc độ giảm là 10,7%. Tài sản cố định giảm là do Công ty không mua sắm các thiết bị máy móc mới và do hao mòn các thiết bị hiện có.
Đối với nguồn vốn :
- Nợ phải trả:
Nợ ngăn hạn chiếm toàn bộ các khoản nợ phải trả của Công ty trong cả hai năm 2002 và 2003. Công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn. Năm 2003, nợ ngắn hạn là 3.222.479.917 đồng chiếm tỷ trọng là 27,8% trong tổng nguồn vốn, giảm 101.234.699 đồng so với năm 2002 với tốc độ giảm là 3,04%. Nợ ngắn hạn giảm chứng tỏ Công ty đã thực hiện tương đối tốt công nợ phải trả.
Trong các khoản nợ phải trả thì chủ yếu là các khoản phải trả công nhân viên, năm 2003 là 2.454.505.832 đồng, tăng 44.591.389 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 1,85%. Công ty cần xem xét lại việc quản lý và thanh toán công nợ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của Công ty.
-Nguồn vốn chủ sở hữu:
Năm 2003,nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 8.336.552.230 đồng, chiếm tỷ trọng 72.2% trong tổng nguồn vốn và tăng 521.945.017 đồng so với năm 2002 với tốc độ tăng là 6,65%.Trongđó , lợi nhuận chưa phân phối năm 2003 cũng tăng , đạt 1.226.580.406 đồng , so với năm 2002 tăng 332.124.960 đồng với tốc độ tăng là 37.13%. lợi nhuận tăng chứng tỏ Công ty đã đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Công ty cần cố gắng phát huy.
Do lợi nhuận tăng dẫn đến số tiền các quỹ cũng tăng lên 59.820.057 đồng , với tốc độ tăng là 11,94%.
Nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nên sự thay đổi của nó ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn chủ sở hữu. năm 2003, nguồn vốn kinh doanh của công ty là 6.579.372.305 đồng, tăng so với năm 2002 là 130.000.000 đồng, với tốc độ tăng là 2.01%.
Để xét mối qua hệ bù đắp giữa tài sản và nguồn vốn thì ta xét hai chỉ tiêu:
Vốn thường xuyên :
Vốn thường xuyên =Nợ dài hạn +Nguồn vốn chủ sở hữu
Năm 2002= 0 + 7.844.607.213 = 7.844.607.213
Năm 2003= 0 + 8.366.552.230 = 8.366.552.230
Vốn tạm thời
Vốn tạm thời = Nợ phải trả - Nợ dài hạn
Năm 2002 = 3.323.714.616 – 0 = 3.323.714.616
Năm 2003 = 3.222.479.917 – 0 = 3.222.479.917
Số đầu năm và số cuối kỳ nguồn vốn thường xuyên đều lớn hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn (7.844.607.213 > 3.637.196.222 ; 8.366.552.230 > 3.247.649.924 ). Nguồn vốn tạm thời đều nhỏ hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ( 3.323.714.616 < 7.531.125.607 ; 3.222.479.917 <8.341.382.223)
Như vậy, thông qua số liệu trên ta thấy tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt, Công ty cần duy trì và phát triển thế mạnh này.
2.2.Tình hình tổ chức công tác quản lý công nợ của Công ty năm 2002 – 2003
2.2.1.Tình hình thanh toán công nợ của Công ty
Trước đây thời bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp cho toàn bộ vốn hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì được Nhà nước bù lỗ. Vì vậy, Công ty không chú trọng khâu quản lý tiền trong lưu thông ( các khoản phải thu, phải trả ) sao cho hiệu quả kinh doanh đạt cao hơn. Nhưng cùng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ giao cho Công ty một phần vốn còn lại Công ty phải tự huy động thêm và hạch toán sao cho đảm bảo hiệu quả kinh doanh đã đề ra.
Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thương trường, Công ty không chỉ dừng lại ở trao đổi mua bán hàng hoá trong nước mà còn có quan hệ mua bán với rất nhiều nước trên thế giới như : Thái Lan , Nhật, Hàn Quốc … Do tính phức tạp trong các mối quan hệ thanh toán Quốc tế nên Công ty thường sử dụng hình thức thanh toán theo các chứng từ có liên quan và thông qua ngân hàng. Tức là khi Công ty giao sản phẩm cho đối tác thì đồng thời đối tác sẽ chuyển tiền vào tài khoản của Công ty trong Ngân hàng.
Đối với Công ty, cái đích cuối cùng mà Công ty muốn vươn tới là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng hết những nguồn lực tiềm năng sẵn có, tập trung kích thích tính “ Trồi “ tiềm ẩn trong mỗi doanh nghiệp để đạt được mức doanh lợi mong muốn, bởi bao quanh Công ty là một môi trường kinh tế – xã hội phức tạp và luôn biến động. Công ty phải tự mình làm chủ những biến động và dự đoán trước sự thay đổi của môi trường và sẵn sàng thích nghi với nó. Mọi quyết định của Công ty về việc ra một sản phẩm mới hay ngừng sản xuất kinh doanh một sản phẩm cũ, mở rộng quy mô tài sản cố định, phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay thuê tài chính đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính và có ý nghĩa sống còn đối với Công ty, mà cụ thể ảnh hưởng đến tình hình thanh toán công nợ của Công ty.
2.2.2. Tình hình quản lý công nợ của Công ty
2.2.2.1. Tình hình quản lý công nợ phải thu
Công ty cổ phần giầy Hà Nội hoạt động dưới hình thức chủ yếu là nhận gia công từ các bạn hàng là các đối tác nước ngoài và một số công ty trong nước, sau đó nhận phí gia công do các bạn hàng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường không chỉ có Công ty nhận gia công mà còn có nhiều công ty khác cũng tham gia hình thức này, chính vì lẽ đó các doanh nghiệp khách hàng có thể lựa chọn đối tác khác để thuê gia công, đối tác nào có điều kiện thuận lợi hơn thì họ sẽ lựa chọn thuê.. Công ty cổ phần giầy Hà Nội đã cải tiến và thực thi nhiều biện pháp để thu hút khách hàng, do đó mặc dù trong nền kinh tế thị trường ngày càng khó khăn và quyết liệt, Công ty vẫn tồn tại và phát triển. Song bên cạnh đó , việc thu hồi các khoản thu của khách hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có trường hợp không có khả năng thu hồi nợ của khách hàng dẫn đến công nợ phải thu không ngừng tăng qua các năm.
Đối với bạn hàng trong thị trường truyền thống, doanh nghiệp có những ưu đãi nhất định trong phương thức thanh toán nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có những chính sách theo dõi đối với các bạn hàng không thanh toán đúng hạn để kịp thời thu hồi được vốn cho sản xuất kinh doanh .
Bên cạnh các khánh hàng thường xuyên, Công ty còn có mối quan hệ khách hàng, công ty khác và có những chính sách ưu đãi với họ để tạo mối quan hệ lâu dài. Cũng có những khách hàng tuy chưa có quan hệ mua bán với Công ty nhưng Công ty tìm hiểu và biết được họ đang là khách hàng tiềm năng của thị trường thì Công ty chấp nhận bán chịu và qui định thời gian, cụ thể ngày thanh toán, thường là sau khi giao hàng chậm nhất là 15 ngày.
Trong công nợ phải thu củ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36745.doc