công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bộ giáo dục và đào tạo- giáo trình kinh tế chính trị-Vai trò của CNH, HĐH (5)
2. Đảng cộng sản Việt Nam- văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ V(1)
3. Đảng cộng sản Việt Nam- văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI(2),(4)
4. Đảng cộng sản Việt Nam- văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX(10),(12)
5. Đại học kinh tế quốc dân- Khoa kinh tế đầu t
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa & vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư-Tạp trí kinh tế và dự báo(9)
6. Viện kinh tế học-Nghiên cứu kinh tế số 300- tháng 5/2003(3)
7. GS.TS Nguyễn Đình Phan- Những vấn đề kinh tế vĩ mô về CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay(6),(7),(8)
8. Trần kim Hải, Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta- Luận án Ts kinh tế, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh(11)
đề cương chi tiết
a. đặt vấn đề
b. nội dung
1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và vai trò của nó trong xây dựng cnxh ở nước ta hiện nay
- Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình có tính chất lịch sử
+/ Các nước phát triển đều trải qua quá trình này
+/ Đã có sự thay đổi
- Kết hợp quan niệm truyền thống và điều kiện cụ thể của việt nam
+/ Đây là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế...
*) Vải trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khắc phục tụt hâụ...
- Củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao tích luỹ...
- Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng
- Tạo điều kiện kinh tế độc lập tự chủ
12: Xu hướng nền kinh tế thế giới và bối cảnh
Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và phát triển kinh tế tri thức
Tốc độ cao diễn ra trong cấu trúc mạng trên nền tảng phát triển kinh tế tri thức là ba đặc trưng quan trọng
+/ Xu hướng toàn cầu hoá dòng vốn, kỹ thuật-công nghệ và nguồn nhân lực trí tuệ là lực lượng mạnh tác động theo các chiều hướng
+/ Sự “lệch pha” giữa toàn cầu hoá với văn hoá, chính trị...
Hệ quả to lớn của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á
+/ Những lựa chọn chiến lược mới và phục hồi sau khủng hoảng của các nền kinh tế cạnh tranh trong khu vực
+/ Tương quan sức mạnh trên thế giới thay đổil : Sức mạnh của Mỹ, Trung Quốc nổi lên; Nga và Nhật Bản giảm sút
do tương quan mới dẫn đến chiến lược mới
+/ Vị trí to lớn của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia(TNCs)
Quá trình sáp nhập và thôn tính các công ty ở cấp cao nhất- tập đoàn xuyên quốc gia
+/ Các vấn đề toàn cầu như dân số, môi trường, lương thực, bệnh tật, khủng bố, xung đột xác tộc, tôn giáo...
., Mỏ ra cơ hội to lớn cho sự phát triển của các quốc gia
., Đông á và Ân Độ đang nổi lên rất nhanh
., Nhịp độ phát triển trong khuôn khổ hố ngăn cách giữa nước giầu- nước nghèo, người nghèo- người giầu càng sâu sắc vì quy luật lợi ích cho kẻ mạnh cho nên nước nghèo rễ bị gạt ra ngoài cuộc chơi
Hoàn cảnh nước ta và yêucầu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Nước ta từ một nước phong kiến lạc hậu muốn tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì đây là lựa chọn đúng đắn
Tính tất yếu được thể hiện ở giác độ kinh tế và chính trị xã hội
+/ Về mặt kinh tế:
., Chỉ có CNH-HĐH mới tạo ra cơ sở vật chất- kỹ thuật cho CNXH tạo ra sức sản xuất mới...Do đó, “đảm bảo sự thắng lợi của trật tự xã hội này so với trật tự xã hội khác”
., Do quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất với cơ sở kỹ thuật nên xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác dụng hoàn thiện và củng cố quan hệ sản xuất XHCN
+/ Về chính trị xã hội:
.,Với cơ sở vật chất kỹ thuật vừa đạt được trong CNH-HĐH thì các tầng lớp khác có điều kiện giúp đỡ giai cấp nông dân cùng đi lên CNXH
., CNH-HĐH thúc đẩy xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN
., CNH-HĐH là tất yếu khách quan của quốc phòng
., Đây là quá trình giai cấp công nhân trưởng thành cả về số lượng và chất lượng
Qua đây ta thấy sự thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN là một nhân tố quyết định sự thắng lợi triệt để của XHCN. Nừu không sẽ không có xã hội chủ nghĩa
2. Thực trạng của quá trình cônh nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
2.1. Quá trình công nghiệp hoá, hịên đai hoá trong những năm vừa qua mới chỉ đạt được những thành quả bước đầu của mục tiêu trực tiếplà xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế thế giới
-) Chưa có giải pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn chiến lược
-) Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu, xuất khẩu chủ yấu là hàng nông sản và thủ công
2.2 Tuy nền kinh tế đạt đươc tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục tăng trong những năm qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao
-) Nền kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục từ 1986 tới nay nhưng chất lượng phát triển thấp
-) Điều kiện của sự phát triển thiếu cân đối giữa nguyên liệu – chế biến; sản xuất–tiêu thụ
-) Trình độ phát triển công nghịêp chế biến thấp, khả năng cạnh tranh của hàng hoá Viêt Nam còn thấp
2.3 CNH-HĐH ở Vịêt Nam đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ nhưng còn chậm và kém hiệu quả
-) Cơ cấu kinh tế năm 2002 chỉ tương đương cơ cấu một số nước trong khu vực vào những năm 80
+/ khu vực dịch vụ quan trọng chiếm tỉ lệ thấp lại càng giảm
+/ Tỉ trọng lâm nghiệp còn thấp và liên tục giảm
-) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra hết sức chậm chạp và chưa hiệu quả
2.4 CNH-HĐH ở Việt Nam chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa ngành kinh tế địa phương, các doanh nghiệp
-) Các doanh nghiệp địa phương nặng về tư tưởng khép kín, những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước
-) Nguyên nhân sự yếu kém:
+/ Chưa nhận thức đầy đủ về CNH-HĐH
+/ Vai trò chất lượng quy hoạch còn kém
+/ Đào tạo sử dụng nhân lực còn kém
3. Các giải pháp thực hiện CNH-HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3.1 Coi trọng công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch
-) Quy hoạch là công cụ quan trọng với định hướng dài hạn, đảm bảo sự phát triển đồng bộ, dài hạn , quy hoạch là cơ sở của kế hoạch
+) Cần quy hoạch kịp thời, chất lượng giữa các vùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch giữa các vùng ngành...
+) Đổi mới phương pháp và tổ chức quy hoạch đẻ nâng cao chất lượng sử
3.2 Đổi mới đào tạo và dụng nguồn nhân lực
-) Định hướng mô hình phát triển kinh tế trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới
+/ Cải cách căn bản chương trình giáo dục đào tạo
+/ Thiết lập lan rộng khắp cơ sở hạ tầng cho phù hợp
+/ Cách dạy và học cần chuyển mạnh sang hướng trang bị phương pháp thu nhận, xử lý thông tin và tri thức.
+/ Tích cực thực hiện “ xã hội hoá giáo dục và đào tạo”
-) Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ
+/ Lựa chọn hướng phát triển ưu tiên
+/ Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực
+/ Tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ với các nhu cầu kinh tế xã hội
3.3 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
-) Phát huy vai trò của nhà nước, coi trọng vai trò của doanh nghiệp
-) Nhà nước đóng vai trò định hướng
-) Huy động sử dụng tốt năng lực
-) Phát triển thị trường khoa học công nghệ
C. kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
A. đặt vấn đề
Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước ta hiện nay, đang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của doanh nghiệp và của toàn bộ xã hội.
ở nước ta vấn đề công nghiệp hoá nền kinh tế được đặt ra từ những năm 1960 trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ III. Nhưng chúng ta phải tập trung nhân tài, vật lực cho việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giải phóng miền nam thống nhất đất nước, chống chiến tranh phá hoại miền bắc của đế quốc mĩ, nên việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá chưa được bao nhiêu, mặt khác trong tổ chức chỉ đạo công nghiệp hoá nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn, chua xuất phát từ đặc điểm tình hình của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu trên 90% dân số sống ở nông thôn.
sau khi đất nước hoà bình thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ trương công nghiệp hoá tiếp tục triển khai được thể hiện ở văn kiện đại hội IV,V,VI, Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt văn kiện đại hội đảng V, VI chỉ rõ: “Tập trung sức phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn,” (1) chủ trương trên đánh dấu một giai đoạn mới của quá trình công nghiệp hoá ở nước ta. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta không những thực hiện nội dung của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất chuyển lao động thủ công năng suất thấp thành lao động sử dụng máy móc có năng suất cao mà còn phải “đi tắt”, “đón đầu” ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Vì vậy văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII đưa ra cụm từ công nghịêp hoá, hiện đại hoá, đến đại hội Đảng lần thứ VIII, Ix khẳng định nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vì vậy cần làm rõ tính quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta như thế nào cho đúng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò vị trí như thế nào trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
b. nội dung
1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và vai trò của nó trong xây dựng cnxh ở nước ta hiện nay
11: Khái niệm công nghiệp hoá và vai trò
Công nghiệp hóa và hiện đại hoá là một quá trình có tính chất lịch sử. Tất cả các nước công nghịêp đều trải qua cách mạng công nghiệp ở những thời kì khác nhau, với những quy mô tốc độ khác nhau trong những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội khác nhau. Với hầu hết các nước phát triển hiện nay công nghiệp hoá là một trong những chính sách chủ yếu và là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính sách công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay có nhiều khác biệt lớn so với các nước công nghiệp hoá giai đoạn trước đây. Chính điều này đã làm cho chính sách ở các nước, ở các thời kỳ thêm đa dạng.
Kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hoá hiện đại hoá và đây cũng chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo tư tưởng này, “công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”(2)
*)Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Một là phát trỉên lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Hai là củng cố và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tạo công ăn việc làm khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân.
Ba là tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.
Bốn là tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hỉệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
12: Xu hướng nền kinh tế thế giới và bối cảnh
Trong vài thập niên trở lại đây, thế giới đã thay đổi nhiều. Trong số những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến xu hướng vận động của tiến trình kinh tế thế giới giai đoạn tới, nổi lên những yếu tố sau:
*Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và phát triển kinh tế tri thức. “Tốc độ cao, diễn ra trong cấu trúc mạng trên nền tảng phát triển kinh tế tri thức là ba đặc trưng quan trọng hàng đầu của toàn cầu hoá kinh tế”(3). Xu hướng toàn cầu hoá dòng vốn, công nghệ- kỹ thuật và nguồn nhân lực trí tuệ- kỹ năng cao sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của các quốc gia như là những lực lượng mạnh nhất nhưng theo các chiều hướng tác động khác nhau và khó kiểm soát hơn. Sự “lệch pha” giữa toàn cầu hoá kinh tế với các quá trình văn hoá, chính trị, xã hội toàn cầu cũng là một đặc trưng cơ bản, có ảnh hưởng to lớn đến các quá trình kinh tế của mỗi quốc gia.
*Hệ quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông á: vấn đề mô hình phát triển kinh tế –xã hội của giai đoạn tới; những lựa chọn chiến lược mới và kinh tế cạnh tranh trong khu vực ảnh hưởng rất mạnh đến định hướng phát triển của Việt Nam.
*Tương quan sức mạnh trên thế giới thay đổi: sự gia tăng sức mạnh của Mỹ, sự nổi lên của Trung Quốc trong khi vị thế của Nga và Nhật Bản bị suy giảm tương đối: sự liên kết mới ở Tây Âu, Châu á lâm vào khủng hoảng nhưng đang nỗ lực khôi phục lại. ấn Độ trỗi dậy như một cường quốc về công nghệ thông tin, v,v... Tương quan sức mạnh mới dẫn đến những chiến lược mới.
*Vị thế to lớn của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia (TNCs): Quá trình sáp nhập và thôn tính công ty cấp cao nhất- các tập đoàn xuyên quốc gia- diễn ra mạnh mẽ và tạo cho chúng những sức mạnh chi phối mới trên toàn cầu.Đây là những “nút mạng” chủ yếu trong “mạng” kinh tế toàn cầu.
*Các vấn đề toàn cầu như dân số, môi trường, lương thực, bệnh tật, nạn khủng bố xung đột sắc tộc, tôn giáo,v.v... gay gắt hơn bao giờ hết và ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược phát triển quốc gia.
Về nguyên tắc, đang và sẽ xuất hiện hàng loạt cơ hội mới to lớn cho sự phát triển của các quốc gia. Thực tiễn Đông á và ấn Độ gần đây cho thấy một chiến lược phát triển “rút ngắn” thích hợp là điều khả thi. Mặt khác “rút ngắn” còn là bắt buộc đối với các nước bị tụt hậu phát triển.
Đối với nước ta ,cần và có thể tính đến con đường phát triển rút ngắn. Việc tận dụng các lợi thế để phát triển nhanh đang đặt ra cho một chiến lược phát triển có giới hạn thời gian rõ ràng (10-20 năm tới).
Nhưng bên cạnh các cơ hội phát triển là những thách thức to lớn. Ngay cả sự phong phú của các mô hình, kinh nghiệm và tri thức phát triển cũng chứa đựng thách thức cho việc lựa chọn. Thêm nữa , trong môi trường toàn cầu thường xuyên thay đổi, rủi ro phát triển mà các nước đi sau đối mặt cũng tăng lên.
Cũng cần thấy rằng cùng với nhịp phát triển kinh tế trong khuôn cảnh toàn cầu hoá, hố ngăn cách giữa các nước nghèo và các nước giàu đang trở lên sâu sắc hơn. Một trong những căn nguyên của xu hướng đó chính là cái được gọi là lợi ích của “kẻ mạnh”. Trong một cuộc chơi với đặc tính như vậy, nguy cơ các nước nghèo, nhóm nước nghèo “ bị gạt ra bên lề của phát triển” tăng lên . Càng nghèo, càng lạc hậu thì khả năng “nhập cuộc” càng thấp, nguy cơ đánh mất các cơ hội phát triển càng cao. Đây là một thách thức lớn đặt ra cho các nước nghèo và những nước lựa chọn định hướng phát triển XHCN.
1.3 Hoàn cảnh nước ta và yêucầu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên CNXH trên toàn thế giới, ở nước ta khi đất nước hoà bình thống nhất cả nước đi lên CNXH “ Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và nhân dân ta”. Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu điều đó cũng có nghĩa là nước ta bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Nhưng người ta chỉ bỏ việc xác lập phương thức sản xuất TBCN, chứ không thể bỏ qua việc phát triển lực lượng sản xuất. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH. Chừng nào chưa tạo ra được cái cốt vật chất –kỹ thuật phù hợp với CNXH thì đất nước ta chưa có CNXH hiện thực. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quôc dân.Văn kiện hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW khoá VII khẳng định quá trình CNH-HĐH ở nước ta là : “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất. kinh doanh, dịch vụ và quản ký kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đaị dựa trên sự phát triển của nông nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”(4) Thực chất CNH-HĐH là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để đạt tới năng suát lao động xã hội cao. Xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH bằng con đường CNH-HĐH đó là yếu tố khách quan đối với nước ta quá độ lên CNXH từ nền kinh tế kém phát triển. Tính tất yếu của quá trình CNH-HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta được thể hiện dưới giác độ kinh tế và chính trị xã hội
Về kinh tế: chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN mới có cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Quátrình công nghiệp, hoá hiện hoá ở nước ta sẽ tạo ra sức sản xuất mới gồm nhiều loại công cụ mới và các tư liệu sản xuất khác,cùng với những người lao động có tổ chức, tiến hành sản xuất và hiệp tác với kĩ năng lao động ngày càng cao tứ đó làm cho năng suất lao động tăng lên “đảm bảo cho sự thắng lợi của trật tự xã hội này với xã hội khác”
Do mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa quan hệ sản xuất và vật chất kĩ thuật nên việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH có tác dụng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN –dựa trên cơ sở vạt chất kĩ thuật ngày càng cao của CNXH và quan hệ sản xuất XHCN ngày càng hoàn thiện, nên sản xuất xã hội sẽ ngày càng phát triển và đời sống vật chất văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao trên cơ sở phát triển nền sản xuất đó.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN còn là một tất yếu chính trị –xã hội .
Với cơ sở vật chất kĩ thuật vừa đạt dược trong quá trình CNH-HĐH giâi cấp công nhân và tầng lớp trí thức XHCN có thêm điều kiện để giúp đỡ nông dân cùng đi lên CNXH. Sự liên minh giữa công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức XHCN ngày càng được củng cố, nhà nước XHCN được tăng cường. Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH-HĐH tạo ra nhiều khả năng thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng, các miền của đất nước. Tình hình đó đưa đén sự thống nhất ngày càng cao về chính trị và tinh thần trong xã hội –XHCN.
Sự nghiệp CNH-HĐH phải có sự chuẩn bị về tư tưởng và văn hoá nhưng CNH-HĐH lại có tác dụng thúc đẩy nền văn hoá mới XHCN. Việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại và sản xuất theo phương thức đại công nghiệp đòi hỏi quần chúng lao động phải có trình độ giác ngộ cách mạng và trình độ văn hoá khoa học kĩ thuật ngày càng cao. Đồng thời cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH lại tạo ra những điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết cho việc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN.
Công nghiệp hoá XHCN còn là một yêu cầu khách quan của quốc phòng. Nguồn lực quốc phòng của một nước phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó nền kinh tế lớn mạnh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, chế độ chính trị kinh tế va xã hội vững chắc cùng với việc cung cấp các phương tiện hiên đại hoá quốc phòng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. CNH-HĐH có tác dụng trực tiếp trong việc tạo ra các nhân tố đó.
CNH-HĐH ở nước ta là quá trình công nhân trưởng thành về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ngày càng đông, kĩ thuật sản xuất ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện, trình độ giác ngộ XHCN được nâng dần lên. Do đó vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong mọi quá trình hoạt động sinh hoạt của xã hội ngày càng được củng cố. Chỉ có thực hiện công nghiệp hoá hiên đại hoá XHCN nước ta mới xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ và tham gia phân công hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập.
Qua đó có thể khẳng định rằng sự thành công của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN là nhân tố quyết định sự thắng lợi hoàn toàn triệt để của XHCN, không làm CNH-HĐH sẽ không có XHCN. Xuất phát từ tính khách quan và tính tác dụng nhiều mặt trên đây của công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN, Đảng ta coi CNH-HĐH là “nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ lên CNXH”(5). Chỉ có hoàn thành công nghiệp hoá hiên đại hoá XHCN, mới có cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác một cách triệt để va mới có CNXH một cách đầy đủ
Nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất và để có được quan hệ sản xuất XHCN đồng thời để mở rộng cho lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng những việc đó chỉ đạt mức cao nhất khi nào cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH đựơc xây dựng xong và cũng chỉ lúc đó quan hệ sản xuất mới được hoàn thiện và củng cố vững chắc. CNXH ở nước ta sẽ được xác lập với các đặc trưng: có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột và bất công làm theo năng lực, hưởng theo lao động, co cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, co điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của quá trình CNH-HĐH đối với sự nghiệp xât dựng CNXH ở nước ta.
2. Thực trạng của quá trình cônh nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
2.1. Quá trình công nghiệp hoá, hịên đai hoá trong những năm vừa qua mới chỉ đạt được những thành quả bước đầu của mục tiêu trực tiếplà xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế thế giới
Chưa có giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn va chưa co chiến lược và chính sách cụ thể trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, bước đi trong phát triển một số ngành co ý nghĩa quyết định đến trang thiết bị kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, luyện kim, hoá chất .v.v....
Nền kinh tế vẫn còn ở tình trạng nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thể hiện đầy đủ mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và hội nhập nền kinh tế, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, hàng thủ công mĩ nghệ, hàng gia công, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, máy móc, thiết bị
2.2 Tuy nền kinh tế đạt đươc tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục tăng trong những năm qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao
Thành tích nổi bật của nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng khá cao và liên tục từ 1986 đến nay, nhưng chất lượng của sự phát triển còn thấp, thể hiện:
- Về cơ cấu, những ngành sau đây có sự tăng trưởng cao:
+ Những ngành có giá trị gia tăng thấp, chi phí lao động lớn chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, ví dụ: “ngành giầy dép 86% nguyên liệu; ngành may : trên 50% nguyên liệu ngoại nhập ; ngành ôtô xe máy chủ yếu la lắp ráp ...”(6)
+ Nhiều ngành phát triển trên cơ sở hao phí lao động, nguyên liệu nhiều, chi phí sản xuất cao,ví dụ: thép, đường,ximăng...
- Về điều kiện của sự phát triển trong phát triển thiếu cân đối giữa nguyên liệu với chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ.
- Về sản phẩm xuất khẩu: các sản phẩm chủ yếu là nông lâm thuỷ sản và sản phẩm thô ( dầu thô) và sản phẩm sơ chế.
- Trình độ phát triển của công nghiệp chế biến: nhìn chung ngành công nghiệp chế biến còn ở trình độ thấp. Công nghiệp chế biến con lạc hậu, chậm đổi mới. Với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thì chủ yếu là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như: “chè 55%, rau quả 5%, thịt 1%”(7) với các ngành chế biến khác cơ cấu mặt hàng chế biến còn nghèo, trình độ và chất lượng chế biến còn thấp
Theo xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới “ năm 1997:Việt Nam đứng thứ 49 trong 53 nước được xếp hạng, năm 1999: Việt Nam đứng thứ 48 trong 59 nước được xếp hạng, năm 2001 : Việt Nam dứng thứ 62 trong 75 nước được sếp hạng; năm 2002 : Việt Nam đứng thứ 65 trong tổng số 80 nước được xếp hạng”(8)
2.3 CNH-HĐH ở Vịêt Nam đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ nhưng còn chậm và kém hiệu quả
Cơ cấu kinh tế của nước ta năm 2002 chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực vào những năm 80 và lạc hậu hơn cơ cấu năm 2001 của những nước này.
Khu vực dịch vụ, tỷ trọng trong GDP liên tục bị giảm (giảm từ 44,1% năm 1995 xuống còn 38,5% năm 2002).
Trong khu vực dịch vụ, một số nganh dịch vụ quan trọng đang chiếm tỷ trọng thấp và lại giảm dần , đặc biệt là tái chính –tín dụng (năm 2002 chỉ chiếm 1,82% thấp hơn tỷ trọng 2,01% năm 1995 ); Khoa học và công nghệ (năm 2002 chỉ chiếm 0,56 % thấp hơn tỷ trọng 0,61 % năm 1995)
Tỷ trọng lâm nghiệp còn rất thấp và liên tục bị giảm sút: năm 2002 chỉ chiếm 3,9 % thấp hơn tỷ trọng 6.6% năm 1990. Chăn nuôi, trong nhiều năm luôn có tỷ trọng thấp và năm 2002 chỉ đạt 17,5% .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diển ra chậm và chưa có hiệu quả, do chuyển dịch lao động rất chậm. Lao động trong nông nghiệp ,lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 73% lao động xã hội (1990) thì năm 1995 chiếm 71% và năm 2002 chiếm 68%
2.4 CNH-HĐH ở Việt Nam chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa ngành kinh tế địa phương, các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, các địa phương nặng về tư tưởng khép kín trong sản xuất –kinh doanh. “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vốn nước ngoài 100% không phát triển quan hệ hợp tác ,liên kết giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước phát huy, hiện tượng trùng lặp, cạnh tranh không lành mạnh vẫn xảy ra”(9).
Nguyên nhân các yếu kém, tồn tại của CNH-HĐH ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua là do:
- Chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về CNH-HĐH và triển khai không đồng bộ các nội dung CNH-HĐH, đặc biệt đổi mới về cơ chế quản lý và cải cách hánh chính diễn ra còn chậm .
- Vai trò và chất lượng các quy hoạch còn kém.
- Đầu tư và quản lý đầu tư còn nhiều bất cập .
- Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn yếu kém.
3. Các giải pháp thực hiện CNH-HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3.1 Coi trọng công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch
Quy hoạch là công cụ cực kì quan trọng đối với định hướng dài hạn và đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển dài hạn .Có quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch sẽ khắc phục tình trạng tự phát, tuỳ tiện, lộn xộn, lãng phí trong phát triển do phải làm đi làm lại .
Quy hoạch là cơ sở của kế hoạch, trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã chú ý hơn tới quy hoạch, các quy hoạch phát triển ngành đã được xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng các quy hoạch còn thấp do tính khả thi và tính pháp lý của quy hoạch còn hạn chế.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngành, các địa phương đều phải làm quy hoạch kịp thời, co chất lượng cho phát triển các vùng nhất là vùng trọng điểm, phát triển các ngành bao gồm cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, phát triển các địa phương. Phải đảm bảo sự ăn khớp giữa quy hoạch: ngành, vùng và thành phần kinh tế, trong đó quy hoạch ngành là quan trọng nhất, nó chi phối, chỉ đạo các quy hoạch vùng và thành phần kinh tế.
- Phải có sự ăn khớp và thống nhất giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch các ngành, các vùng giữa quy hoạch phát triển ngành, phát triển vùng với quy hoạch xay dựng với quy hoạch đô thị cũng như quy hoạch dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải, giữa quy hoạch xây dựng nhà máy với quy hoạch vùng nguyên liệu.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược và quy hoạch kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình.
- Để nâng cao chất lượng quy hoạch cần đổi mới phương pháp và tổ chức làm quy hoạch.
+ Về phương pháp: làm quy hoạch phải trên cơ sở nghiên cứu thị trường và tren cơ sở phát triển công tác dự báo thông qua đó để đánh giá tác động của thị trường, của dân số đánh giá được xu thế tiến bộ khoa học công nghệ và sự tác động của nó đến sự phát triển của kinh tế xã hội, của ngành, vùng và doanh nghiệp.
+ Về tổ chức làm quy hoạch: đây là trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, nhiều người trong đó có một cơ quan chủ trì và phối hợp.
3.2 Đổi mới đào tạo và dụng nguồn nhân lực
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành công của CNH-HĐH vì đào tạo và sử dụng liên quan đến yếu tố con người, ở nhiều nước trong khu vực và thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc , sinhgapore... đã coi sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu toạ nên sự thành công của CNH-HĐH.
Đại hội đảng Ix coi phát triển nguồn nhân lực vừa là “một chiến lược quan trọng lâu dài, vừa là một điểm đột phá phát triển của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn tới.”(10)
Để đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH phải đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đổi mới căn bản, đồng bộ. Phải đổi mới về tư duy và đổi mới tổ chức thực hiện đồng bộ ở giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và đại học,sau đại học.Phải đổi mới cơ chế chính sách với người lao động(tiền lương, bảo hiểm, quyền lựa chọn nơi làm việc, chính sách thu hút nhân tài). Cần thực hiện “giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội giáo dục”(11). Những năm trước mắt cần chú ý một số biện pháp sau:
- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng:
+ Đi đôi với việc tiếp tục duy trì quy mô, tốc độ, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, cần tăng quy mô, tốc độ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Nhân lực qua đào tạo nghề của nước ta hiện nay còn rất thấp chiếm 14%, phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 18,6% vào năm 2005và tỷ lệ vào năm 2010 là 26%.“Tỷ lệ giữa tổng số người tốt nghiệp đại học (coi là1) so với người có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhânkỹ thuật là 1/1,75/2,3”(12)
+ Cơ cấu nghành nghề đào tạo phải đáp ứng phù hợp sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các hệ đào tạo, dạy nghề, đại học, sau đại học.
Đổi mới cơ chế chính sách với nguồn nhân lực.
+ Cần có chính sách luân chuyển cán bộ, chính sách thu hút nhân tài, chính sách nghĩa vụ lao động ở vùng sâu vùng xa trong một thời gian nhất định đối với người lao động nhằm điều chỉnh lại phân bố lao động hợp lý hơn.
+ Cải cách căn bản tiền lương để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động không kể họ làm việc trong quốc doanh hay ngoài quốc doanh.
+ Giảm việc thực hiện chế độ biên chế xuất đời, thực hiện kí kết hợp đồng lao động đối với các loại lao động.
3.3 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
Tiến bộ khoa học – công nghệ là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phải áp dụng các biệm pháp chủ yêu sau để thúc đẩy._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0383.doc