Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp & nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng và giải pháp.
Mục lục
Lời mở đầu
Nội dung
A. Một số vấn đề lý luận về CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn
I. Khái niệm về CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn
II. Vai trò chủ yếu của nông nghiệp & nông thôn
III.Các quan điểm, mục tiêu, bước đi của quá trình CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn
IV. Nội dung cơ bản CNH-HĐH nông nghiệp &nông thôn
V. Phát triển nông thôn kinh tế nông thôn và xây dựng nông
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp & nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thôn mới theo định hướng XHCN
B.Thực trạng và giải pháp
I. Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn nước ta hiện nay
1. Thành tựu
2. Hạn chế
II. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân chủ quan
2. Nguyên nhân khách quan
II. Giải pháp
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Việt Nam đi vào giai đoạn triển khai CNH đúng vào lúc thế giới ngày nay đang có những chuyển biến rất lớn, nổi bật là toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh và chứa đựng nhiều triển vọng đột biến ; các vấn đề phát triển đi liền với những nguy cơ đe doạ sự phát triển, văn minh đi cùng nghèo đói, hoà bình và hợp tác phát triển đi cùng với xung đột và chiến tranh…
Trong một định hướng tổng quát là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Việt Nam dứt khoát phải phát triển hơn nữa phải phát triển nhanh và bền vững. Do đó Đảng ta đã xác định trong khoảng 20 năm tới (2010 - 2020), Việt Nam cần cơ bản thực hiện được công nghiệp hoá , trở thành một nước công nghiệp. Đây là một mục tiêu và định hướng rất cơ bản, vừa to lớn, vừa rất nặng nề với nhiều thách đố. Trong đó vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được đặt ở vị trí rất quan trọng, có thể nói nếu không giải quyết được thì không thể thực hiện công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Kinh nghiệm của những nền kinh tế mới CNH thành công cho thấy coi trọng phát triển nông nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.
Trong nhiều năm qua, chủ trương CNH nông nghiệp, nông thôn đã được xác định và coi trọng trong chỉ đạo thực hiện, song tiến triển rất chậm và còn nhiều vướng mắc về quan niệm, bước đi và cách làm cả ở Trung ương và địa phương, cơ sở.
Vì vậy từ nhiều năm nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra vấn đề CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn và coi đây là một nội dung quan trọng có tính quyết định đến thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nội dung
A. Một số vấn đề lý luận về CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn
I. Khái niệm về CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn
CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ
thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịchvụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp & nông thôn; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Thực chất CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, và đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nứơc nói chung.
II. Vai trò chủ yếu của nông nghiệp và nông thôn
+ Nông nghiệp nông thôn cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội. Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm . Do đó việc thoả mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định xã hội, ổn định kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thoả mãn nhu cầu này.
Đảm bảo nhu cầu về lương thực,thực phẩm không chỉ là yêu cầu duy nhất của
nông nghiệp, mà còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế-xã
hội.
+ Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ
Các ngành công nghiệp nhẹ như : chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến hoa
quả, công nghiệp dệt, giấy, đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này
+Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Để công nghiệp hoá thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn. Là nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản , nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giảI quyết nhu cầu về
vốn cho nền kinh tế. Chính từ những vai trò đó nên CNH-HĐH nông nghiệp ở nước ta là một đòi hỏi bức thiết và là nội dung quan trọng của CNH-HĐH hiện nay.
+ Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề có vị trí chiến lược và có vai trò tác dụng to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nói riêng. Nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân là giảI pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ tiến tiến hiện đại.
Thực trạng kinh tế nông nghiệp nông thôn và đời sống nông dân nước ta đang
còn nhiều mặt yếu kém, khó khăn, gây trở ngại rất lớn cho CNH-HĐH đất nước, đòi hỏi phải được giải quyết, khắc phục.
+ Phát triển nông nghiệp nông thôn còn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn , chiến lược an ninh, quốc phòng, khai thác các nguồn lực thực hiện đô thị hoá nông thôn và tạo điều kiện để các đô thị phát triển thuận lợi trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
III. Các quan điểm, mục tiêu, bước đi của CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn
+ CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn phải tạo ra một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh về xuất khẩu.
+ CNH-HĐH nông nghiệp,nông thôn phải ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, sử
dụng nhiều lao động và yêu cầu ít vốn, chú trọng phát triển các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ kể cả quy mô hộ gia đình.
+CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn phải đảm bảo cho công nghiệp nông thôn có trình độ công nghệ tiến tiến kết hợp với công nghệ truyền thống để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp, trong đó cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động hiện đang tập trung ở đô thị vào phát triển ở nông thôn.
+CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; đảm bảo những yêu cầu về cảI tạo môI trường sinh thái ở nông thôn.
Về mục tiêu:
+ Mục tiêu tổng quát của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp lên 4-4,5 %, tốc độ phát triển kinh tế nông thôn đạt 10-12%, GDP bình quân đầu người là 500 USD, lương thực đạt 40 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỉ USD, tạo việc làm hàng năm cho 800 nghìn người, 100% số xã có đường ô
tô, điện, điện thoại, trạm xá, trường học, nước sạch…
Về bước đi:
+ Giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta ra khỏi tình trạng lạc hậu, hiện đại hoá nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở nông thôn, áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học; giải quyết về cơ bản vấn đề việc làm ở nông thôn.
+ Giai đoạn từ năm 2010-2020 sẽ hiện đại hoá nông nghiệp bằng cơ giới hoá, điện khí hoá và áp dụng thành tựu của cách mạng sinh học ở mức độ cao; hiện đại hoá cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như các ngành nghề và dịch vụ để tăng năng suất lao động, làm ra sản phẩm có chất lượng cao,đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
IV. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
+ Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh
sản xuất trên quy mô lớn và từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu của
thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước mắt tập trung một số ngành chủ lực
như: cây lương thực(lúa,ngô), cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè mía, lạc); cây ăn quả, rau, hoa, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản(bò lợn tôm)…
+ Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm
:thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá. Phát triển giao thông nông thôn, phát triển thông tin liên lạc; phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ sản xuất và đời sống.
+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; công nghiệp dệt may, giày dép, thuỷ tinh sành sứ, cơ khí sửa chữa; các ngành nghề truyền thống tại các địa phương.
+ Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn như: dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng nông thôn mới sạch về môi trường, giàu có công bằng dân chủ văn minh
B.Thực trạng và giải pháp
I, Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn nước ta hiện nay
1. Thành tựu
Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một đất nước đang tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn..
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986), trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, ngành nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến với chế độ khoán nông nghiệp(1988), giao đất cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn, mở đầu cho thời kì gạo và các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam có mặt trên thị trường quốc tế.
Thập kỉ 90, thập kỉ thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng năm 1991) và CNH-HĐH của Đại Hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam ( tháng 6 năm 1996 ) Nền nông nghiệp có bước chuyển biến nhanh, mạnh và toàn diện, từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá. Những thành tựu quan trọng của ngành nông nghiệp trong thập kỉ 90 thể hiện :
Nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát
triển tương đối toàn diện tăng trưởng khá. Nông nghiệp nước ta không còn là nền nông nghiệp tự cung tự cấp thiếu lương thực.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3%, riêng năm 1999 đạt 5,5 % với GDP
theo giá hiện hành của nông nghiệp đạt 89 nghìn tỉ đồng (22,3% GDP). Nông
nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản xuất lương thực với tốc độ tăng trưởng 5,8 %, năm 1999 sản xuất được gần 34,25 triệu tấn lương thực qui thóc
Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hoá có nhucầu của thị trường có giá trị về hiệu quả.
+ Diện tích gieo trồng lúa giảm 340000 ha, nhưng nhờ đưa vào sản xuất nhiều giống mới, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo vật tư, phân bón, phát huy tốt các công trình thuỷ lợi khắc phục quyết liệt thiên tai ác liệt, nên năng suất lúa vẫn tăng từ 4,24 tấn/ha/năm 2000 lên 4,9 tấn/ha năm 2005. Sản lượng lúa liên tục tăng từ 32,5 triệu tấn năm 2000 lên 35,8 triệu tấn năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 670000 tấn (tăng 2,4 %). Ngay từ năm 2002 đã đạt mục tiêu 34 triệu tấn do Đại hội IX của Đảng đề ra.
+ Lúa gạo, cao su, cà phê ngày càng có tiếng
Lúa chất lượng cao ngon cũng tăng từ 15% năm 2000 lên 30-35 % năm 2004, Góp phần tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu từ dưới 10 % năm 2000 lên 30% năm 2005 . Diện tích vụ đông được mở rộng, nhất là ngô từ 2 triệu tấn năm 2000 lên 3,76 triệu tấn năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 350000 tấn ( tăng 15%/năm ). Liên tục xuất khẩu 3,5-4 triệu tấn gạo/năm, mà vẫn bảo đảm an ninh lương thực. Riêng năm 2005, đạt mức kỷ lục xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2004(tăng 28%).
So với năm 2000, năm 2005 diện tích cao su tăng 48000 ha ( tăng 11,6% ), hồ tiêu tăng 25000 ha ( tăng 92,5% ), điều tăng 104600 ha (tăng 1,5 lần), chè tăng 45,2%.
Năm 2002, cà phê rớt xuống giá thấp nhất trong nhiều năm qua nên bị giảm 77000 ha (13,7%); song cà phê lại lên giá vào năm 2005. Các cây công nghiệp ngắn ngày, trừ mía vẫn ở mức 330000 ha, cũng tăng khá. So với năm 2000, năm 2005 đỗ tương tăng 76000 ha ( tăng 61%) và tăng sản lượng 80,8 %, lạc tăng 20000 ha (tăng 8,2 %) và tăng sản lượng 30,7 %, bông vải tăng 9400 ha ( tăng 50,5 % ) và tăng sản lượng 86,1 %), sản lượng mía cũng tăng 7,9%.
Cây ăn quả từ 565000 ha năm 2000 tăng thêm 190000 ha, đạt 755000 ha năm 2005, bình quân mỗi năm trồng mới trên 38000 ha (9,8%/năm). Hình thành nhiều vùng cây ăn quả tập trung : nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà (HảI Dương ), Lục Ngạn (Bắc Giang), cam quýt Hà Giang, Tuyên Quang ; xoài miền Đông Nam Bộ, chôm chôm ĐBSCL. Dứa từ 37000 ha năm 2000 lên 44000 ha năm 2004 và 50000 ha năm 2005.
Cả nước có 197 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 5,4 triệu tấn ; so với năm 2001,đến năm 2005 đã tăng thêm 71 nhà máy với 2,1 triệu tấn công suất. Mặc dù dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng trong năm 2004-2005, nhưng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp vẫn tăng từ 19,3% năm 2000 lên 22,4 % năm 2005. So với năm 2000,năm 2005 đàn lợn tăng từ 38,7 % bò thịt tăng 28%,bò sữa tăng 2,2 lần, gia cầm tăng 11,27 %.
+ Giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao
Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp không ngừng tăng từ 17 triệu đồng /ha năm 2000 lên 24 triệu đồng/ha năm 2005. Toàn vùng ĐBSH đạt 37 triệu đồng/ha/năm, toàn vùng ĐBSCL đạt 38 triệu đồng/ha/năm, nhiều mô hình đạt 50 triệu đông /ha/năm.
Làng nghề truyền thống phát triển nhanh chóng trong 5 năm, binh quân tăng 11%/năm. Hiện có 2017 làng nghề, với 1423 triệu hộ; 1,35 triệu lao động đạt giá trị 7000-9000 tỷ đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ từ 235 triệu USD năm 2001 lên 600 triệu USD năm 2005.Cả nước có 1,33 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, tạo việc làm cho hàng triệu lao động có thu nhập ổn định, tác động trực tiếp đến cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đến nay đã có trên 90% diện tích lúa, 80%diện tích ngô, 60%diện tích mía, bông, cây ăn quả…được dùng giống mới.
So với năm 2000, năm 2005 năng suất lúa cả năm tăng 6,1 tạ /ha, ngô tăng 8,5tạ/ha, rau tăng 16 tạ/ha cà phê tăng 3 tạ/ha, cao su tăng 1,1 tạ/ha.Trọng lượng hơi xuất chuồng bình quân tăng 30kg/con, nhiều nơi năng suất rừng trồng đạt 15-20m3/ha/năm. Tỷ lệ nông sản xuất khẩu so với sản lượng làm ra đạt gạo 25%, cà phê 95%, cao su 85%, chè 75%, điều 90%, hồ tiêu 98%.
Năm 2005 xuất khẩu nông lâm sản đạt 5,7 tỷ USD tăng 17,25 % trong 5 năm 2001-2005. Các mặt hàng xuất khẩu như gạo cao su hồ tiêu đồ gỗ có thị phần lớn trong khu vực và thế giới.
Cả nước có 8595 hợp tác xã, 77000 hộ sản xuất theo hình thức trang trại, tăng 21000 trang trại so với năm 2000, thu hút 360000 lao động, thu nhập bình quân 98 triệu đồng/trang trại/năm.
Trong 5 năm qua nhà nước đã đầu tư 25511 tỷ đồng để thực hiện 244 công trình. Đã có 156 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng tăng thêm diện tích tưới 94000 ha, tiêu 146000 ha tăng chất lượng cấp nước 1038 triệu ha. Đến năm 2005 tổng năng lực tưới đạt 8 triệu ha gieo trồng năng lực tiêu 1,7 triệu ha.Trong thời gian này 993 tỷ đồng đầu tư củng cố hệ thống đê điều, đã góp phần củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều miền Bắc và Bắc Trung Bộ.Chương trình kiểm soát lũ ĐBSCL giai đoạn ngắn hạn đã được triển khai tích cực, đảm bảo cơ bản chắc chắn 2 vụ lúa đông xuân và hè thu.
+ Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là từ lâm nghiệp.Nhà nước chủ yếu do quốc doanh quản lí thực hiện, lấy khai thác gỗ rừng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội ( dân doanh ), giao khoán rừng, đất rừng cho các hộ quản lí, gắn trách nhiệm người bảo vệ quản lí tài nguyên rừng với lợi ích do rừng đưa lại, khuyến khích đa dạng sinh học rừng ( bảo vệ,phục hồi và phát triển rừng ) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trinh như chương rình”327”, dự án tạo mới 5 triệu ha rừng sau 10 năm đã trồng được 1,5 triệu ha rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, màu xanh đã trỏ lại với nhiều vung đát trống đồi trọc.
+ Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp bước đầu có chuyển biến theo hướng đa ngành đa canh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỷ trọng nông lâm, ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 38,7 % năm 1990, xuống còn 27,2% năm 1995 và 25% năm 2000; công nghiệp và xây dựng từ 22,7% năm 1990 tăng lên 28,8% năm 1995 và 34,1 % năm 2000, và dich vụ từ 38,6 % năm 1990 tăng lên 44,1 % năm 2000 .
Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.Tập trung phát triển một số cây công nghiệp và ăn quả có tiềm năng xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế.Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông…Tốc độ chăn nuôi tăng nhanh hơn hơn trồng trọt, cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh hơn cây lương thực. Đã hình thành được một số vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Kinh tế nông thôn phát triển nhiều ngành nghề hơn trước. Đã hình thành một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
+ Công nghiệp chế biến gắn với sản xuất hàng hóa toạ thế và lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, khôi phục làng nghề truyền thống.
+ Các nước hiện có gần 12 triệu hộ sinh sống ở nông thôn, trong đó gần 10 triệu hộ làm nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 80,6 %. Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã thay đổi bước đầu. Giảm tỷ trọng trồng trọt (77,6 %) và tăng tỷ lệ chăn nuôi (22,5 %), trong khi giá trị tuyệt đối của mỗi ngành đều tăng. Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hoá, xoá dần tính độc canh cây lương thực, để tăng hiệu quả sử dụng đất. Ngành chăn nuôi thay đổi theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm đàn gia súc cày kéo.
+ Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông thuỷ lợi, cấp điện cấp nước, trường học, bệnh xá, chợ được chú ý đầu tư hơn. Đời sống nhiều vùng nông thôn đã có chuyển biến rõ rệt, nhiều hộ nông dân đã trỏ nên giàu có, tỷ lệ hộ nông dân có nhà kiên cố, có các phương tiện sinh hoạt đắt tiền đã tăng lên,số hộ đói nghèo giảm đáng kể trong 1 số vùng.
Sau 10 năm đã tăng thêm năng lực tưới tiêu cho 1,4 triệu ha; năm 1999.Có 93% số xã có đường ô tô tới khu trung tâm, 70% có điện sinh hoạt , 79% có điện thoại, 68% có nguồn nước sạch, 99.8% có trường học cấp I, 87% có trường học cấp II,98% có trạm y tế…
+ Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn đã có nhiều chuyển biến
mới : gần 40% số hợp tác xã đã đăng kí lại hoặc xây dựng mới theo Luật Hợp
Tác Xã, hướng hoạt động chủ yếu làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ. Các doanh
nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp và các nông, lâm trường đã từng bước được sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lí, làm ăn có hiệu quả hơn. Có tới 2 triệu nông hộ có điều kiện trở thành hô nông dân sản xuất giỏi, hơn 110000 hộ phát triển kinh tế nông trại. Đã có 5959 hợp tác xã hoàn thành thủ tục chuyển đổi và 1765 hợp tác xã thành lập mới theo Luật HTX. 18 tổng công ty và hàng ngàn doanh nghiệp độc lập đang được sắp xếp, củng cố sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn ( nông trường sông Hậu, công ty mía đường Lam Sơn, công ty chè Mộc Châu..)
+ Hầu hết các hộ nông dân đều được hưởng thành quả đổi mới trong nông
nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên
30% xuống còn 10-11%, các điều kiện ăn ở, đi lại, giáo dục, văn hoá và chăm sóc y tế được cải thiện rõ rệt.Tuổi thọ tăng từ 65 ( năm 1990 ) lên 68 năm 1998. Dân chủ ở nông thôn được phát huy cao hơn, an ninh trật tự được đảm bảo.
Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng thu nhập đạt trên 10 % thời kì 1995 đến nay. Trừ một số vùng bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, tình trạng thiếu lương thực trên diện rộng đã được khắc phục.
Có thể nói, những thành tựu trên mặt trận nông nghiệp ,nông thôn đã góp phần quan trọng vàosự ổn định và phát triển kinh tế xã hội tạo tiền đề đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
2. Hạn chế
1- Sản xuất phát triển chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Thêm vào đó áp lực tạo việc làm ở nông thôn rất gay gắt.
+ Thiên tai đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các khu vực Miền Trung thường xuyên bị bão, lũ tác động và tình trạng ngập lụt nặng nề hằng năm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất nông nghiệp ở nhiều vùng nông thôn đã đạt gần mức giới hạn khi năng suất cây trồng đã đạt mức cao của thế giới và khu vực, trong khi diện tích đất cạnh tác và đất gieo trồng cho một lao động đang giảm đi nhanh chóng. Thêm vào đó, hằng năm số lao động tăng thêm ở nông thôn cả triệu người cần thu xếp việc làm, trong khi ngay số lao động hiện nay cũng mới chỉ sử dụng khoảng 70% quỹ thời gian lao động, làm cho vấn đề xã hội ở nông thôn thêm phức tạp. Đồng thời việc di cư ra một số đô thị đã làm tăng nhanh lực lượng lao động, gây ra tình trạng quá tải ở đô thị
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm chưa theo sát với thị trường sản xuất nông nghiệp còn phân tán manh mún mang nhiều yếu tố tự phát;ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của sản xuất nhiều mặt còn lạc hậu nên năng suất, chất lượng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp kém hiệu quảvà thiếu bền vững.
+ Quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm so với yêu cầu của nông nghiệp, còn nặng nề trồng trọt; chăn nuôi mới chỉ chiếm khoảng 20 %.Trong trồng trọt, tỷ trọng nhóm cây lương thực vẫn cao kết quả đa dạng hoá cây trồng chưa đạt yêu cầu của nông nghiệp hàng hoá lớn. Sản xuất chưa gắn với chế biến , phơi sấy, bảo quản và tiêu thụ cho nên tỷ lệ hao hụt trong và sau thu hoạch còn cao, chi phí sản xuất lớn. Tình trạng chạy theo năng suất và sản lượng cao, chưa chú ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn phổ biến dẫn đến cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp còn yếu, năng suất thấp (ngô mới bằng 60 % năng suất trung bình của thế giới…)
+ Công nghiệp ở nông thôn nhát là công nghiệp chế biển trong lâm, nông thuỷ sản phát triển chậm. Ngành nghề và dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động, còn phổ biến là thủ công, tỷ lệ đào tạo thấp, thiếu việc làm nghiêm trọng.
Phần lớn sản phẩm còn ở dạng sơ chế ( năm 2000 tỷ lệ gạo xay xát qua máy chiếm 85% nhưng chỉ có 26 % chế biến với công nghệ tiên tiến). Ngành nghề nông thôn chưa thu hút được nhiều lao động dịch vụ sản xuất như cung cấp gióng cây trồng vạt nuôi, thú y, bảo vệ thực vật còn nhiều bất cập trước yêu cầu của sản xuất hàng hoá.
+ Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất ở một số vùng nhất là ở vùng sâu vung xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Các công trình thuỷ lợi mới đảm bảo tưới tiêu gần 40 % diện tích đát nông nghiệp, hệ thống cấp thoát nước ngọt nước mặn cho nuôi trồng thuỷ sản chưa đồng bộ…cơ sở hạ tầng thương mại chậm phát triển.
+Để thực hiện có hiệu quả công nghiệp hoá vấn đề quan trọng là phải có vốn .Trong điều kiện hiện nay vốn ngân sách rất khó khăn, vốn tự có của doanh nghiệp và hộ nông dân rất nhỏ bé, thì vốn tin dụng ngân hàng là chủ yếu.Trong những năm qua cũng như hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phất triển nông thôn Việt Nam giữ vai trò chủ đạo,đầu tư số vốn lớn nhất cho CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, do nhu cầu của người sản xuất kinh doanh sức hút về nông thôn rất lớn. Do cầu lớn hơn cung nên một số nơi đã xảy ra tình trạng tiêu cực làm thiệt hại cho người vay và uy tín của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
+ Về đầu tư vào khâu chế biến cũng không có sức hút. Nông dân sẵn sàng phá hợp đồng để bán nguyên liệu cho những người thu gom nếu giá cao hơn.Bên cạnh đó, các khu nguyên liệu còn manh mún cũng không kéo được sự chú ý của các nhà đầu tư.
+ Quan hệ sản xuất chua đáp ứng được yêu cầu phat triển nông nghiệp hành hoá theo 3 cơ chế mới
Quy mô kinh tế hộ trong nông nghiệp quá nhỏ bình quân chi 2,5 lao động/0,7 ha đát nông nghiệp và có tới 70 triệu thửa ruộng nhỏ. Khu vực kinh tế tập thể còn yếu kém, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, phát triển tự phát năng lực còn hạn chế.
+ Đời sống vật chất văn hoá của nhân dân nhiều vùng nông thôn còn thấp kém. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng đang tăng lên ( chỉ có 8 % lao động ở nông thôn được đào tạo, 90% số hộ nghèo sống ở nông thôn).
2- Thị trường thế giới biến động mạnh, tạo ra cánh kéo giữa giá hàng công nghiệp và hàng nông sản, làm giảm mạnh hiệu quả phát triển nông nghiệp.
Mặc dù sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng nhanh, nhưng còn nhiều yếu tố không ổn định, nhất là khi giá cả thị trường quốc tế về nông sản diễn biến phức tạp. Trong mấy năm qua, giá gạo, cà phê, cao su và nông sản diễn biến theo xu hướng sút giảm nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của xuất khẩu nông nghiệp. Chẳng hạn, giá gạo đầu năm 2001 đã giảm xuống còn 146USD/T. Nếu trừ đi 13 USD/T cho chi phí vận chuyển thì thực chất giá lúa chỉ còn 1150đ/kg, thấp hơn giá sàn thu mua 1300đ/kg do Chính Phủ quy định để nông dân có lãi. Theo điều tra ở Đồng Bằng sông Cửu Long, giá sản xuất hiện nay khoảng 900-1000đ/kg và nếu cải tiến thì còn có khả năng hạ thêm chi phí và có lãi. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất lại là phải xác nhận một thực tiễn là quan hệ cung cầu về gạo đã đến gần điểm tới hạn. Đối với nhiều mặt hàng khác như cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều,... cũng có khó khăn như vậy.
3- Chênh lệch phát triển thành thị nông thôn, chênh lệch giầu nghèo đang tăng lên nhanh :
Mặc dù cuộc sống của mọi người dân đều được cải thiện với mức độ khác nhau, nhưng trong quá trình này đã có mức độ sự khác biệt trong chất lượng cuộc sống. Theo số liệu điều tra thống kê mới nhất (1999) thì mức thu nhập bình quân đầu người của thành thị (832.500 đồng) và nông thôn (225.000 đồng), chênh lệch 3,7:1, trong đó 76,5% sống ở nông thôn (số liệu 1/4/1999). Hơn thế xu thế doãng cách thu nhập ngày càng tăng lên : khoảng cách 1996 là 509.400 đồng và 187.900 đồng, chênh lệch 2,7 lần. Lý do là thu nhập ở thành thị tăng rất nhanh, tốc độ tăng 1996-1999 là 16,4% so với khu vực nông thôn cùng kỳ chỉ tăng 6%, Ngoài ra tại khu vực đô thị đã được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn như nước sạch, giao thông vận tải,... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khoảng cách giầu nghèo cũng tăng lên nhanh chóng : Khoảng cách giữa 20% số hộ giầu nhất và 20% số hộ nghèo nhất đã tăng lên từ 6,5 lần năm 1994 lên 8,9 lần năm 1999, trong đó ở những vùng nông thôn, khoảng cách này nói chung thấp hơn thành thị (6,3 lần so với 9,8 lần), nhưng cũng có những vùng rất cao và tăng nhanh như Tây Nguyên chênh lệch tăng từ 10,1 lần lên 12,9 lần, đồng bằng sông Cửu Long chênh lệch tăng từ 6,1 lần lên 7,9 lần giữa các năm 1994 và 1999.
4- Những thách đố trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn khi đi vào hội nhập :
+ Vấn đề năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa theo kịp yêu cầu của thị trường. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam vẫn là một tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng, hiệu quả vẫn còn thấp so với nhiều nước, làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong thương mại quốc tế, sức cạnh tranh kém của nông sản Việt Nam có thể xét trên các phương diện
- Phẩm chất của sản phẩm (ví dụ chất lượng gạo phụ thuộc vào giống lúa, tỷ lệ hạt gẫy, phương thức chế biến và khả năng bảo quản dài ngày,...);
- Giá thành sản phẩm phụ thuộc quan hệ cung cầu, cũng như chi phí cho các dịch vụ trung gian hiện còn quá lớn với Việt Nam;
- Tính chất ổn định trong giao dịch thương mại với quy mô cung ứng đủ lớn với chất lượng đáp ứng nhu cầu, v.v...
+ Vấn đề tiếp cận thị trường:
Trong một thời gian dài trước đây, thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu là trong nước, còn phần xuất khẩu lại thông qua hệ thống trung gian khá phức tạp, làm cho người sản xuất không nắm bắt được nhu cầu thị trường, bị ép giá, gây ra tâm lý không an tâm sản xuất ổn định. Trong những năm qua, việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng lại chủ yếu dựa vào những khả năng "hiện có" là chính, tức là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phương thức chuyển dần từ thị trường nội địa ra thị trường khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng ta chưa tổ chức nghiên cứu kỹ thị trường, do đó mấy năm gần đây đã xẩy ra ngày càng nhiều tình trạng khi sản xuất tăng lên thì nẩy sinh tình trạng "thừa" do sản phẩm làm ra chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, cả về giá cả, cũng như những tiêu chuẩn (vệ sinh, kiểm dịch. Tuy nhiên, cho đến nay, giới hạn về thị trường trong nước và xuất khẩu đã hạn chế khả năng đẩy mạnh chăn nuôi. Lý do chủ yếu là trong chăn nuôi chúng ta chưa chọn lọc được những giống gia súc vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu (ví dụ lơn nạc cao), có những trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh, thức ăn gia súc hợp tiêu chuẩn,... và hệ thống giết mổ, chế biến đáp ứng yêu cầu. Thêm vào đó, hiện nay nhiều trại chăn nuôi được xây dựng nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn sau đó được thu gom vào chế biến thực phẩm nên đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng.
+ Vấn đề chất lượng lao động
Lao động ở nông thôn về số lượng tăng lên với tốc độ không cao như đối với khu vực đô thị, nhưng chất lượ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0193.doc