MụC LụC
Lời Nói Đầu
Nội Dung
Về Mặt Lý luận
Thế nào là CNH-HĐH
Một số khái niệm cần lưu ý
Thế nào là cnh-hđh
Quan niệm cnh-hđh
Đặc điểm của cnh-hđh
Tại sao nước ta coi cnh-hđh là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên cnxh
Hoàn cảnh nước ta và yêu cầu khách quan của quá trình cnh-hđh
Tác dụng của cnh-hđh
Về liên hệ
Thực trạng cnh-hđh
Thực trạng cnh-hđh trong những năm đổi mới
Những giải pháp đẩy mạnh cnh-hđh ở Việt Nam
Thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để thực hiện sự ngh
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp cnh-hđh nước ta
kết luận.
LờI NóI ĐầU
CNH_HĐH là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu của nước ta.Mục tiêu của nó là làm cho xã hội phát triển về kinh tế-văn hoá nâng cao đời sống nhân dân Việt Nam ngày càng ấm no hạnh phúc,hướng tới sự hoàn thiện về mọi mặt.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảnag xác định :”Muốn cải tiến tình trạng nhà nước lạc hậu hiện nay của nước ta đưa nước ta từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn XHCN chúng ta không còn con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá XHCN.Vì vậy công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta.”(Trích:Văn kiện Đại hội ban chấp hành TW Đảng Lao Động Việt Nam xuất bản 1960 tập I trang:65) Với ý nghĩa và vai trò như vậy đòi hỏi phải huy động mọi cố gắng,sáng tạo của cả xã hội,sự tham gia của toàn cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Xã hội loài người đã và đang trải qua những nấc thang vĩ đại.Từ khi chỉ là một xã hội sơ khai nguyên thuỷ giờ đây trở thành một xã hội văn minh hiện đại.Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất khi mà phát triển sản xuất đạt đến trình độ phát triển nhất định thì nhu cầu nâng cao mức sống con người là một tất yếu khách quan.Muốn thế thì cần thực hiện công nghiệp hoá.Lịch sử công nghiệp hoá trên nhiều nước cho thấy quá trình CNH-HĐH nền sản xuất là quá trình lâu dài,khó khăn,phức tạp song lại là con đường phát triển xã hội nhanh nhất.Sau đây em xin nghiên cứu đề tài này dưới góc độ kinh tế chính trị để bản thân em cũng như mọi người có thể hiểu rõ hơn về công cuộc CNH-HĐH đất nước
nội dung
về mặt lý luận
Thế nào là CNH_HĐH
Một số khái niệm cần lưu ý.
Tiền đề vật chất :Bao gồm các yếu tố vật chất của nền sản xuất xã hội mà trước hết là công cụ sản xuất của xã hội.Như vậy khái niệm tiền đề vật chất có nội dung hẹp hơn nội dung khái niệm lực lượng sản xuất.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội :Trước hết bao gồm các yếu tố vật chất,yếu tố khách thể của nền sản xuất.Sau nữa là trình độ của người lao động sử dụng các yếu tố vật chất đó vào sản xuất.Và cuối cùng là trình độ của phân công và hợp tác lao động theo ngành và theo vùng lãnh thổ.Như vậy khái niêm cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội có nội dung hơn nội dung của khái niệm lực lượng sản xuất xã hội .Khái niệm này phản ánh nội dung về kinh tế kĩ thuật và kinh tế xã hội.Vì vậy cơ sơ vật chất kĩ thuật của xã hội mới chỉ có thể ra đời và phát triển đầy đủ khi có hệ thống quan hệ sản xuất xã hội mới giữ vị trí thống trị.
CNH theo nghĩa ban đầu là xây dựng và phát triển nền đại công nghiệp để trang bị kĩ thuật mới cho nền kinh tế,chuyển lao động bằng thủ công lên lao động bằng cơ giới hoá-chuyển từ một nước nông nghiệp lên thành một nước công nghiệp và xây dựng phương thức sản xuất công nghiệp.
Cách mạng kĩ thuật:Kĩ thuật gắn liền với lao động sản xuất vật chất của con người trong quá trình lao động sản xuất,kĩ thuật tiến bộ trên 3 mặt:công cụ,năng lượng và động lực,nguyên vật liệu.Cả 3 măt này cùng tiến bộ tạo nên sự thay đổi về chất của kinh tế thì được goi la cách mạng kĩ thuật.Cho đến nay loài người đã tiến hành cuộc cách mạng kĩ thuật lần 1 chuyển lao động thủ công sang lao động bằng máy móc va ngày nay đang tiến hành cuộc cách mạng kĩ thuật lần 2 được gọi la cách mạng khoa học kĩ thuật vì nó không chỉ tiến hành trong lĩng vực kĩ thuật mà cả trong khoa học và hiện nay nó còn diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.Mục đích của cuộc cách mạng này là nhằm chuyển từ cơ giới hoá lên tự động hoá.
Cơ cấu kinh tế:Mỗi một nền kinh tế đều dựa trên một cơ cấu kinh tế nhất định.Cơ cấu kinh tế hiểu theo nghĩa đơn giản là xem xem nền kinh tế của nước mình bao gồm những ngành kinh tế gì?Vai trò và tác dụng của các ngành kinh tế đó như thế nào?Phân bố trên địa bàn lãnh thổ ra sao…Trong cấu trúc của cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là quan trọng nhất.Vì vậy cơ cấu kinh tế công nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ là hiện đại.
Thế nào là CNH- HĐH
1. Quan niệm CNH-HĐH
CNH được chủ nghĩa tư bản tiến hành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Tây Âu mà ta gọi là Cách mạng công nghiệp mở đầu từ nước Anh và ngày nay thế giới đang tiến hành cuộc Cách mạng khoa học công nghệ để chuyển từ cơ giới hoá lên tự động hoá. Nước ta phải tiến hành CNH trong điều kiện thế giới đang tiến hành cuộc Cách mạng khoa học công nghệ do đó nước ta phải kết hợp cả hai cuộc Cách mạng kĩ thuật.
Sự kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã đưa ra quan niệm mới về CNH-HĐH và đây cũng chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo tư tưởng này “CNH_HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tao ra năng suất lao động xã hội cao”.
Như vậy CNH, HĐH được hiểu đầy đủ là quá trình phát triển cơ sở vật chất, kĩ thuật cải tổ cơ cấu kinh tế, xây dựng một cơ cấu kinh tế đa ngành, công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo tiến bộ khoa học kĩ thuật. Do đó CNH_HĐH tạo ra những biến đổi về kinh tế kĩ thuật và kinh tế xã hội nhằm hình thành một nền sản xuất dựa trên cơ sở kĩ thuật máy móc và công nghệ hiện đại, được tổ chức theo kiểu công nghiệp.
2. Đặc điểm của công nghiệp hoá
Nước ta tiến hành CNH có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất: CNH phải gắn liền với HĐH.
Thứ hai: CNH phải nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba: CNH, HĐH trong điều kiện nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Thứ tư: CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Nền kinh tế phát triển theo kinh tế mở cho nên phải phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan.
Các đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược bước đi và nội dung CNH-HĐH nước ta.
Tại sao nước ta lại coi CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
I. Hoàn cảnh nước ta và yêu cầu khách quan của quá trình CNH-HĐH.
thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên CNXH trên toàn thế giới, ở nước ta khi đất nước hoà bình thống nhất cả nước đi lên CNXH “Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và nhân dân ta”. Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu điều đó cũng có nghĩa là nước ta bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhưng chúng ta chỉ bỏ việc xác lập phương thức sản xuất TBCN, chứ không thể bỏ qua việc phát triển lực lượng sản xuất. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lựơng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với CNXH. Chừng nào chưa tạo ra được cái cốt vật chất kĩ thuật phù hợp với CNXH thì đất nước ta chưa có CNXH hiện thực. Quá trình xây dựng vật chất kĩ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình CNH_HĐH nền kinh tế quốc dân. Xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN bằng con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đó là một tất yếu khách quan đối với nước ta quá độ lên CNXH xuất phát từ một nền kinh tế kém phát triển. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta được thể hiện ở góc độ kinh tế và chính trị xã hội.
Về kinh tế: Chỉ có công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN mới có cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta sẽ tạo ra một sức sản xuất mới bao gồm nhiều loại công cụ mới và các loại tư liệu sản xuất khác, cùng với những người lao động có tổ chức, tiến hành hiệp tác sản xuất với kĩ năng lao động ngày càng cao từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên đó là cái “Đảm bảo cho sự thắng lợi của trật tự xã hội này so với xã hội khác”.
Do mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa quan hệ sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật nên việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN có tác dụng củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN dựa trên cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng cao của CNXH và quan hệ sản xuất XHCN ngày càng được hoàn thiện, nên sản xuất xã hội sẽ không ngừng phát triển và đời sống vật chất văn hoá của nhân dân sẽ không ngừng được nâng cao trên cơ sở phát triển nền sản xuất đó.
CNH-HĐH XHCN còn là một tất yếu về chính trị xã hội:Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá phải có sự chuẩn bị về tư tưởng và văn hoá nhưng công nghiệp hoá hiện đại hoá lại có tác dụng thúc đẩy xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN. Việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại và sản xuất theo phương thức đại công nghiệp đòi hỏi quần chúng lao động phải có trình độ giác ngộ cách mạng và trình độ văn hóc khoa học kĩ thuật ngày càng cao. Đồng thời cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH lại tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết cho việc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là quá trình giai cấp công nhân trưởng thành về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ngày càng đông, kỹ thuật sản xuất ngày càng cao,đời sống ngày càng được cải thiện,trình độ giác ngộ XHCN được nâng dần lên. Do đó vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong mọi mặt sinh hoạt của xã hội ngày càng được củng cố. chỉ có thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN nước ta mới xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ và tham gia phân công hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập.
II. Tác dụng của CNH
Đưòng lối công nghiệp hoá của nước ta đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra đối với miền bắc và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra đối với cả nước và được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ ở Việt Nam.Sở dĩ như vậy là vì:
Có tiến hành CNH chúng ta mới xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH,mới phát triển được lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại,mới góp phần cũng xố và hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất mới XHCN ở nước ta.Mới xây dựng thành công nền sản xuất lớn XHCN ở nước ta.
Có tiến hành CNH nước ta mới thực hiện được tái sản xuất mở rộng,mới tăng năng suất lao động xã hội,mới nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Mới xây dựng được xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.Có tiến hành CNH mới góp phần xây dựng được nền văn hoá mới,con người mới XHCN ở nước ta.
Có tiến hành CNH nước ta mới tham gia đựơc vào phân công lao động hợp tác quốc tế,từng bước hoà nhập được vào kinh tế thế giới và khu vực.
Có tiến hành CNH chúng ta mới củng cố được quốc phòng, giữ vững được an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Qua đó có thể khẳng định rằng sự thành công của quá trình CNH-HĐH XHCN là nhân tố quyết định sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để của XHCN,không làm CNH-HĐH sẽ không có XHCN.Xuất phát từ tính khách quan và tác dụng nhiều mặt trên đây của CNH-HĐH XHCN Đảng ta coi CNH-HĐH là “nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ lên CNXH”.Chỉ có hoàn thành CNH-HĐH XHCN mới có cơ sởđể thực hiện các nhiệm vụ khác một cách triệt để và mới có CNXH một cách đầy đủ.
Về MặT LIÊN Hệ
Thực trạng CNH-HĐH trong những năm đổi mới
I. Những kết quả đạt được của nước ta trong những năm đổi mới
1. CNH-HĐH không chỉ trở thành nhận thức mà nó còn là hành động mạnh mẽ thôi thúc mỗi người dân,mỗi ngành,mỗi doanh nghiệp,mỗi địa phương tham gia vào sự nghiệp chung đó.
2. CNH-HĐH đã hướng mạnh vào từng bước xây dựng nền kinh tế tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhà nước dành khối lượng vốn lớn đầu tư vào xây dựng kết cấu ha tầng tạo điều kiện cho phát triển kinh tê xã hội.Đồng thời nhà nước cũng quan tâm đầu tư có trọng điểm vào một số nghành quan trọng góp phần trang bị cho nền kinh tế quốc dân như:điện,luyện kim,cơ khí,sản xuất vật liệu xây dựng,công ngiệp điện tử.
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại thì Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế.Điều đáng mừng là cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,mấy năm gần đây đã xuất hiện đầu tư vốn của nước ta ra nước ngoài(Nga,Lào,campuchia…)
Từng bước đưa hoạt động của doang nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.Nền kinh tế và cơ chế hoạt động đã chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
3. CNH-HĐH ở nước ta đã đảm bảo sự tăng trưởng khá cao và bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.Trong thời kỳ đổi mới,nền kinh tế đã có sự tăng trưởng khá cao và liên tục.Sự tăng trưởng cao diễn ra từ năm 1990 và đạt mức cao nhất năm 1995 đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảnag kinh tế khu vực.Năm 1998,1999 sự tăng trưởng của nền kinh tế có chậm lại nhưng từ năm 2000 tốc độ tăng trưởng lại lên cao(năm 2001:6.84% ,năm 2002:7.04%).
Tốc độ tăng và cơ cấu GDP
Đơn vị:%
Năm
Tốc độ tăng
cơ cấu
Tổng số
chia ra
chia ra
Nông, lâm, nghiệp, thuỷ sản
công,nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
Nông, lâm, thuỷ sản
công,nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
1986
2,84
2,99
10,94
-2,27
38,06
28,88
33,06
1987
3,63
-1,14
8,46
4,57
40,56
28,36
31,08
1988
6,01
3,65
5,00
8,77
46,30
23,96
29,74
1989
4,68
7,00
-2,54
7,86
42,07
22,94
34,99
1990
5,09
1,00
2,27
10,19
38,74
22,67
38,59
1991
5,81
2,18
7,71
7,38
40,49
23,79
35,72
1992
8,70
6,88
12,79
7,58
33,94
27,26
38,80
1993
8,08
3,28
12,62
8,64
29,87
28,90
41,23
1994
8,83
3,37
13,39
9,56
27,43
28,87
43,70
1995
9,54
4,80
13,60
9,83
27,18
28,76
44,06
1996
9,34
4,40
14,46
8,80
27,76
29,73
42,51
1997
8,15
4,33
12,62
7,14
25,77
32,08
42,15
1998
5,76
3,53
8,33
5,08
25,78
32,49
41,73
1999
4,77
5,23
7,68
2,25
25,43
34,49
40,08
2000
6,75
4,04
10,07
5,57
24,30
36,61
39,09
2001
6,84
2,75
10,36
6,13
23,30
37,75
38,95
2002
7,04
5,40
14,5
7,00
22,99
38,55
38,46
Nguồn:Tổng cục Thống kê năm 2003.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực và đúng hướng thể hiện ở chỗ:
Tăng tỉ trọng và tốc độ công nghiệp,phát triển kinh tế nhanh các mặt hàng xuất khẩu,thay thế những cây,con có hiệu quả thấp bằng những cây,con có hiệu quả cao.
4. Trong tổ chức thực hiện CNH-HĐH đã xác định đúng trọng tâm,áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ,phong phú để huy động mọi lực lượng thực hiện dân chủ hoá và nâng cao hiệu quả.
Đảng ta đã xác định đúng trong những năm trước mắt thì nông nghiệp hoá nông thôn là nội dung chủ yếu của CNH-HĐH
Phát triển các thành phần kinh tế,các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là biện pháp,là động lực đẩy nhanh CNH-HĐH.Đảng và nhà nước ta khuyến khích phát triển khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Phát triển các khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ
Đổi mới và sản xuất lại các doanh nghiệp nhà nước
II. Những yếu kém và tồn tại của quá trình CNH-HĐH ở nước ta trong những năm đổi mới
1. Mục tiêu của CNH và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế với thế giới mới chỉ đạt được kết quả bước đầu,cần phải cố gắng nhiều.
Chưa có giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn trong phát triển một số ngành như:cơ khí,hoá chất,luyện kim…Chưa có chiến lựoc,chính sách cụ thể trong công việc lựa chọn mục tiêu,nội dung,bước điều chỉnh trong phát triển các ngành có ý nghĩa quan trọng đến trang bị kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân như:cơ khí,điện tử,luyện kim,hoá chất…Nền kinh tế còn ở tình trạng nhập siêu
2. Tuy nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trửơng khá cao và liên tục trong những năm đổi mới nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững và hiệu quả chưa cao.
Phát triển thiếu cân đối giữa nguyên liệu với chế biến,giưa sản xuất và tiêu thụ.Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông,lâm,thuỷ sản và sản phẩm thô,sản phẩm chưa sơ chế.Trình độ phát triển của công nghiệp chế biến nhìn chung còn thấp.Với các ngành chế biến khác cơ cấu mặt hàng chế biến còn nghèo,trình độ và chất lượng sản phẩm chế biến chưa cao.
3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kém
Theo xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới năm 1997 Việy Nam đứng thứ 49 trong 53 nước được xếp hạng.Năm 1999 đứng thứ 48 trong 59 nước được xếp hạng.Năm 2001 là thứ 62 trong 72 nước và là thứ 65 trên tổng số 80 nước năm 2002.
4. CNH-HĐH ở Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ nhưng còn chậm và hiệu quả chưa cao.
Cơ cấu kinh tế của nước ta năm 2002 chỉ tương đương với cơ cấu của các nước trong khu vực năm 1980 và lạc hậu hơn cơ cấu của nhiều nước này năm 2001.
5. CNH-HĐH ở Việt Nam trong những năm qua chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước và ngoài nước,giữa các ngành kinh tế,các địa phương,các doanh nghiệp.
III. Nguyên nhân các yếu kém,tồn tại của cnh-hđh ở nước ta trong những năm đổi mới
1. Chưa nhận thức được đầy đủ,đúng đắn về CNH-HĐH và triển khai không đồng bộ các nội dung CNH-HĐH.
2. Vai trò và chất lượng của các quy hoạch còn kém
Thiếu sự đồng bộ và nhất quán của giưa quy hoạch phát triển ngành,vùng,thành phần kinh tế.
Phương pháp làm quy hoạch còn lạc hậu,không coi trọng công tác dự báo,chưa nghiên cứu đầy đủ tác động của yếu tố thị trường.
Trong tổ chức làm quy hoạch chưa huy động được mọi lực lượng có kiến thức có trình độ,năng lực và trách nhiệm vào làm quy hoạch.
3. Đầu tư và quản lý còn nhiều bất cập,hạn chế.
4. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu
Cơ cấu đào tạo bất hợp lý và trình độ đào tạo thấp.
Thiếu cơ chế và chính sách phù hợp để huy động,sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội và tạo động lực cho người lao động làm việc tốt vì sự nghiệp CNH-HĐh nhanh,có hiệu quả của đất nước.
Những giải pháp đẩy mạnh cnh-hđh ở việt nam
I. Coi trọng công tác qui hoạch và nâng cao chất lượng các quy hoạch
1. Bộ kế hoạch và đầu tư,các ngành,các địa phương đều phải tham gia làm qui hoạch kịp thời,có chất lượng cho phát triển kinh tế các vùng nhất là vùng trọng điểm,phát triển các ngành bao gồm cả quốc doanh và ngoài quốc doanh,phát triển các địa phương.Phải đảm bảo sự ăn khớp giữa qui hoạch ngành,vùng và thành phần kinh tế.
2. Phải có sự phối hợp và thống nhất giữa các quy hoạch.
Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược và qui hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình.
3. Để nâng cao chất lượng các qui hoạch cần đổi mới phương pháp và tổ chức làm qui hoạch.
II.Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
1. Cần phân loại các mặt hàng căn cứ vào khả năng cạnh tranh.Căn cứ vàn sự phân loại đó để có chính sách thúc đẩy phát triển thích hợp.
2. áp dụng các biện pháp toàn diện và đồng bộ để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đối với quốc gia:cần nâng cao chất lượng của sự phát triển.Cần hình thành những ngành chủ lực và những ngành mũi nhọn,thực hiện hỗ trợ đầu vào thay cho hỗ trợ đầu ra.Nhà nước cần xây dựng và thực hiện luật cạnh tranh và chống độc quyền
Đối với doanh nghiệp:giảm chi phí đầu vào và hạ giá thành nhiều sản phẩm.Nâng cao chất lượng và chủng loại theo yêu cầu của thị trường.Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam đặc biệt là xuất khẩu.Sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp,cần lựa chọn công nghệ thích hợp với thị trường,với vốn và khả năng của doanh nghiệp.
III. Đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH
1. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng:
Đi đôi với việc tiếp tục duy trì qui mô,tốc độ,nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học hiện nay.Cần tăng qui mô,tốc độ và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.Cần phấn đấu nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 18.6% vào năm 2005 và 26% vào năm 2010.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo phải đáp ứng và phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH
Nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các hệ đào tạo.Thực hiện đào tạo liên thông trung học chuyên nghiệp—cao đẳng--đại học—sau đại học để tiết kiệm và đạt hiệu quả cao cho xã hội,kích thích người học sẽ học suốt đời.
2. Đổi mới cơ chế và chính sách sử dụng lao động theo hướng:
Cần có chính sách luân chuyển cán bộ,thu hút nhân tài,phân bố lao động hợp lý hơn.
Cải cách căn bản tiền lương.Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động
Giảm việc thực hiện chế độ biên chế suốt đời,thực hiện phổ biến việc ký kết hợp đồng lao động với các loại lao động.
3. Tăng cường quản lý nhà nước của bộ giáo dục và đào tạo đối với công tác đào tạo
IV. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản suất.
1. Phát huy vai trò của nhà nước,mặt khác cần đặc biệt coi trọng vai trò của doanh nghiệp.Chú trọng một số hướng công nghệ trọng điểm,mũi nhọn,tăng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ và xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý đối với khoa học công nghệ.Lựa chọn hình thức ,mức độ đổi mới công nghệ thích hợp.Các doanh nghiệp cần nâng mức đầu tư cho khoa học công nghệ và đa đạng hoá các nguồn vốn đầu tư,phấn đấu mức đầu tư có thể chiếm 2-3% doanh thu.
2. Huy động và sử dụng tốt năng lực,nguồn lực các cán bộ khoa học công nghệ của đất nước vào nghiên cứu ứng dụng koa học công nghệ đặc biệt là nâng cao vai trò của các trường đại học.
3. Phát triển công nghệ cao.Nhà nước cần ưu tiên đầu tư nhân tài,vật lực và khuyến klhích các ngành,các doanh nghiêp phát triển,ứng dụng công nghệ cao.Ví dụ công nghệ thông tin,công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới..
4. Phát triển thị trường công nghệ
Thế hệ trẻ chung ta phải làm gì để thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH nước ta
Người thanh niên thời kỳ CNH-HĐH phải là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng,có lối sống văn hoá,có ý chí tự tôn,tự cường dân tộc,có trình độ học vấn,giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,có sức khoẻ tốt,có năng lực,tiếp cận sáng tạo công nghệ mới,có ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu,phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.vì vậy mỗi đoàn viên thanh niên cần phải:
Trau dồi lý tưởng,rèn luyện đạo đức,sống có văn hoá,chấp hành nghiêm túc các chủ trương,chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước.Gương mẫu trong cộng đồng,làm tròn nghĩa vụ của công dân.
Tích cực học tập và nâng cao trình độ về chính trị,học vấn chuyên môn,nghiệp vụ.Ra sức nâng cao tay nghề,kĩ năng lao động,trình độ ngoại ngữ,tin học…Vươn lên nắm vững khoa học- kĩ thuật- công nghệ.
Sẵn sàng đảm nhận việc khó,việc mới,những vấn đề bức xúc,chủ động tham gia phát triển kinh tế xã hội.Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên,tích cực tham gia các hoạt động của đoàn đội.Mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác.
kết luận
Đẩy mạnh CNH-HĐH là một nhiệm vụ nặng nề nhưng quan trọng và có tính chất tất yếu,có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội,đến vị thế của đất nước.Những thành công của CNH-HĐH trong thời gian qua đã tạo ra những tiền đề ban đầu để có thể đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH ở Việt Nam.Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay việc thực hiện CNH-HĐH đòi hỏi phải thu hút và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.Song điều này chỉ có thể thực hiện một cách có hiệu quả và bền vữnag khi chúng gắn với việc khai thác tốt và tăng cường nội lực của nền kinh tế nói chung.
Để thực hiện CNH-HĐH trong vài thập kỷ tới Việt Nam phải từng bước chuyển dần nên kinh tế sang nền kinh tế tri thức,lấy tri thức làm động lực và nguồn lực chủ yếu để phát triển.Vì vậy phát triển nguồn nhân lực,nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và trình độ khoa học công nghệ không chỉ đơn thuần là những bộ phận trước mắt phục vụ CNH-HĐH mà phải được coi như những bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược CNH-HĐH.
tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mac_Lênin.
2.Giáo trình triết học Mac_Lênin.
3.Một số vấn đề về CNH-HĐH ở Việt Nam.
4.Báo và các tạp chí liên quan.
một số từ viết tắt
CNH_HĐH :Công nghiệp hoá hiện đại hoá
XHCN :Xã hội chủ nghỉa
CNXH :Chủ nghỉa xã hội
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0472.doc