Con người & nhân cách con người trong thời kì đổi mới

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong sự phát triển và đi lên của xã hội, con người luôn giữ vai trò trung tâm và chi phối. Nói như chủ nghĩa Mác, con người vừa là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của lịch sử lại vừa là chủ thể sang tạo ra lịch sử Lê-nin cũng đã khẳng định” Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là người công nhân,người lao động”. Thấy rõ vai trò to lớn đó,trong mấy thập niên gần đây vấn đề nghiên cứu con người được đặc biệt coi trọng ở hầu hết các ngành khoa học, bởi chính nguồn lực

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Con người & nhân cách con người trong thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người chứ không phải là bất cứ nguồn lực nào khác là động lực quyết định thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão, tạo ra những bước ngoặt lớn, một cuộc cách mạng thực sự thay đổi căn bản thế giới hiện nay.Trong hoàn cảnh ấy, nhất là với tình hình ở nước ta hiện nay, khi chúng ta đang hăm hở, khẩn trương tiên hành đổi mới đất nước mới, đang nỗ lực thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đem lại sự tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời đi tắt đón đầu, hoà nhập sâu rộng với thế giới thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong thời đại mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát phát huy tối đa nguồn lực con người cho việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Em xin chọn đề tài nghiên cứu “vấn đề con người và nhân cách con người trong thời kì đổi mới” với góc độ tiếp cận triết học với mong muốn làm sáng tỏ bản chất của con người trong thời kì đổi mới ở nước ta, thực trạng và giải pháp cho việc phát triển toàn diện con người trong thời kì đổi mới, không những phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước mà còn nâng cao được tầm vóc của con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. PHẦN I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận Con người là đối tượng nghiên cứu đặc biệt quan trọng của triết học. Các nền triết học trước mác , từ nền triết học phương Đông đến nền triết hoc Hi Lạp cổ đại , từ triết học Tây Âu cận đại đến triết học cổ điển Đức , cho dù theo trường phái duy tâm hay duy vật đều coi con người là đối tượng nghiên cứu đặc biệt quan trọng. Ta có thể tìm hiểu các quan điểm theo trình tự sau: 1. Quan điểm của triết học phương Đông về con người. Triết học phương Đông cổ đại là một nền triết học ra đời từ rất sớm, bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm mang đậm tính tâm linh thần bí, triết học con người phuơng Đông tập trung mối quan tâm vào lĩnh vực đời sống tinh thần , tâm linh, tín ngưỡng (triết học Ấn Độ cổ đại) hay những luân lí , quy tắc chuẩn mực cho con người và xã hội (triết học Trung Hoa cổ đại) Phật giáo Ấn Độ cho rằng con người là sự kết hợp giữa danh và sắc , cuộc sống con ngưòi trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Mọi biến đổi trong cuộc đổi trong cuộc đời mỗi con người đều là hệ quả của “kiếp trước”, hễ chúng sinh nào chưa giác ngộ thì phải luân hồi mãi mãi trong bể khổ sống chết. Cuộc sống vĩnh cửu của con người là ở cõi Niết Bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt, do vậy cần làm nhiều điều thiện, giữ tính thiện trong nhân cách để khi chết đi sớm được siêu sinh về nơi cực lạc. Còn trong triết học Trung Hoa , con người đựoc lí giải và được đặt vào một vị trí khá khiêm tốn, họ cho rằng trời là tổ của người,(trời ở đây được hiểu là một đấng chúa tể của vũ trụ , xếp đặt mọi việc hay cũng có thể là quy luật trật tự vốn có và không thể thay đổi được của vũ trụ) trời và người có quan hệ mật thiết với nhau (thuyết nhân thiên cảm ứng), trời luôn đại diện cho cái mẫu mực , uy nghiêm cái chân lí, do vậy con người cần phải lấy phép trời làm mẫu mực , coi thiên đạo là nhân đạo , số phận con người đã được trời định trước được gọi là “thiên mệnh” mọi biến cố trong đời đều do “thiên mệnh, vị trí của con người chỉ được coi như như một hạt cát trong đại dương , , đời người dù có được trăm năm thì so với vô cùng cũng không có ý nghĩa gì cả”. Đi cùng với những quan niệm ấy là một hệ thống những chuẩn mực, sắp xếp về một trật tự xã hội, các Nho gia cho rằng con người nên sống với một trật tự xã hội mà họ đã định sẵn ,xã hội nên lấy chữ Nhân để cai trị . Đây là một tư tưởng tiến bộ , tốt đẹp của các Nho gia, nó cũng tương tự như tính thiện trong Phật giáo, tuy vậy nó đã rơi vào sự duy tâm cải lương . Con người bị kìm chặt trong những gì được gọi là tôn ti trật tự, không dám đấu tranh bởi đó là thiên mệnh. Cả Phật giáo và Nho giáo đều để lại những giá trị tích cực về việc giáo dục và tu dưỡng phẩm chất đạo đức , nhân cách con người , tuy vậy với những hạn chế không thể khắc phục như trên thì chúng không thể trở thành những học thuyết cải tạo đuợc xã hội , thực tế lịch sử cũng đã chứng minh như vậy. 2. Quan điểm của triết học phương Tây về con người. Con người cũng là chủ đề và mối quan tâm hàng đầu của các triết gia phương Tây. Nhưng khác với nền triết học đậm tính tâm linh huyền bí và có phần phát triển trì trệ kể từ sau thời kì cổ đại của triết học phương Đông, triết học con người phương Tây mang màu sắc phong phú không chỉ do sự phát triển của các học thuyết triết học qua từng thời kì lịch sử mà còn ở sự đối lập gay gắt giữa các quan điểm triết học ngay trong từng thời kì. Ngay từ nền triết học được coi là khởi đầu cho triết học phương Tây, triết học Hi Lạp cổ đại chúng ta đã thấy điều đó. Phần lớn các triết gia thời kì này đều nhận thấy và đề cao vai trò của con người trong thế giới , vũ trụ , quan hệ giữa con người với thế giới trở thành trung tâm của các học thuyết ,quan niệm triết học.Chẳng hạn Pitago quan niệm rằng “ con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hoá”,. Tuy vậy thì cách lí giải về con người thì lại hoàn toàn khác biệt, nổi lên đó là sự đối lập gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật mộc mạc thời kì sơ khai và chủ nghĩa duy tâm khách quan . Nếu như Đêmocrit , đại diện xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cho rằng cả thể xác và linh hồn con người đều được cấu tạo từ những phân tử và khoảng không, linh hồn được coi là một dạng phân tử đặc biệt, linh động hơn những phân tử khác và linh hồn con người cũng chết cùng thể xác thì Platôn , triết gia tiêu biểu cho trường phái duy tâm lại cho rằng linh hồn là cái vĩnh hằng, cái bất diệt , thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn Giữa thể xác và linh hồn có một sự đối lập, thể xác được cấu tạo từ lửa, nước, không khí, đất, còn linh hồn là sản phẩm của vũ trụ , số lượng linh hồn không thay đổi bởi chúng đã được tạo ra từ thượng đế. Vấn đề nhân cách đạo đức cũng được hai đại diện này xem xét, Đêmôcrit cho rằng trong mỗi con người có một phần bản chất thiên thần và con người nên làm nhiều hơn là nói, trong khi Platon cho rằng chỉ có những nhà thông thái , tầng lớp quý tộc mới có nhân cách và là đỉnh cao của trí tuệ. Những quan điển về nhân cách ấy tuy có đôi chút tiến bộ song vẫn mang nặng tính giai cấp, không lí giải được sự tác động của đời sống xã hội và phẩm chất riêng có của từng cá nhân đến sự hình thành nhân cách. Còn rất nhiều những triết gia, học trò hay những người theo trường phái duy vật mộc mạc của Đêmôcrit hay duy tâm khách quan của Platôn đưa ra những học thuyết khác về nguồn gốc con người , về linh hồn và thể xác ,về nhân cách đạo đức nhưng có thể nói các học thuyết về con người của triết học Hi Lạp cổ đại tuy đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của con người đối với thế giới , nhưng vẫn mang nặng tính mộc mạc thô sơ, bề ngoài trong cách lí giải ở trường phái duy vật hay thần bí hoá , duy tâm hoá trong cách lí giải ở trường phái duy tâm . Nhưng với những tư tưởng phong phú và rộng mở , mang triết học con người Hi Lạp cổ đại xứng đáng là tiền đề cho các tư tưởng tiến bộ thời sau. Khác với sự phong phú trong triết học Hi Lạp cổ đại , nền triết học kinh việnTây Âu thời kì trung cổ lại thể hiện một sự trì trệ và bảo thủ đến cực đoan , có thể coi đây là một bước thụt lùi khá xa so với triết học thời kì cổ đại , bởi những giá trị tiến bộ bị chôn vùi trong khi những tư tưởng sai lầm lại được khai thác triệt để phục vụ cho giáo lí nhà thờ. Nền triết học thấm nhuần tinh thần duy tâm chủ nghĩa , coi khinh mọi tri thức phương pháp quan sát thực nghiệm chính bởi vậy mà vấn đề con người và nhân cách dường như bị lãng quên . Con người trong thời kì này dường như quá nhỏ bé trước đức Chúa , các triết gia-giáo sĩ thời kì này quan niệm rằng Chúa sinh ra loài người , mọi số phận , buồn vui , sự may rủi đều do Chúa sắp đặt , con người trở thành một sinh vật thụ động chỉ biết thờ phụng Chúa ,nhân cách được đo bằng lòng tôn sùng Chúa , con người bằng lòng chấp nhận cuộc sống tạm bợ trên trần thế , mong chờ được Chúa cứu rỗi ở thế giới bên kia. Có thể nói đây là những tư tưởng thực sự kìm hãm sự phát triển của con người, trở thành bước cản cho sự vận động và phát triển của xã hội cũng như nền triết học Tây Âu. Phải đến thời kì Phục hưng và cận đại thì triết học mới thực sự trở lại vị trí mà nó vốn phải có, với cái nền thực sự vững chắc là triết học Hi Lạp cổ đại , triết học thời kì này đã kế thừa và phát triển hầu hết những giá trị mà thời kì cổ đại đã sáng tạo ra, theo lẽ đó con người lại được đặt trở lại vị trí trung tâm, không chỉ trong triết học mà còn trong thơ ca, hội hoạ. Thời kì này, những phát minh khoa học về cơ học, về thiên văn học, sinh học đã mở ra một thế giới quan mới cho con người, vai trò trí tuệ lí tính được đặc biệt coi trọng, con người dần thoát khỏi những triết lí ru ngủ của nhà thờ dần đi đến nhận thức khả năng làm chủ của cá nhân.Thời kì này, mối quan hệ giữa con người với thế giới lại trở thành trung tâm của các quan niệm triết học. Nhờ làm chủ khoa học, con người nhận ra thế giới là thế giới vật chất . Đặc biệt từ sau những phát minh trong ngành sinh học, con người dần nhận ra nguồn gốc và đặc tính sinh vật của mình, không còn con người thần thánh bí ẩn. Tuy vậy khi phát hiện ra điều đó, các triết gia lại nhanh chóng đồng nhất bản chất sinh học thành bản chất chủ yếu của con người, giải thích các hành vi của con người bằng các đặc tính sinh học, khiến ranh giới giữa con người với con vật gần như bị xoá nhoà, không thấy được mặt xã hội trong mỗi con người. Quan niệm siêu hình này bắt nguồn từ tính chất siêu hình của khoa học thời kì đó.Tuy nhiên tư tưởng giải phóng con người khỏi những giáo lí khắc nghiệt của nhà thờ , đưa trả con người lại vị trí trung tâm là một cống hiến lớn lao của triết học thời kì trung cận đại. Đến nền triết học cổ điển Đức thì nhận thức triết học về con người đã có những bước tiến đáng kể, các trường phái duy vật và duy tâm đều đạt đến đỉnh cao trong triết học của Hêghen (duy tâm) và Phoiơbăc(duy vật). Hêghen với thế giới quan duy tâm cho rằng con người được sinh ra từ ý niệm bị tha hoá, tuy vậy với hạt nhân hợp lí là phép biện chứng , ông đã trình bày một cách có quy luật hệ thống về quá trình tư duy của con người , đồng thời khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử đồng thời là sản phẩm của lịch sử Phoiơbăc kịch kiệt phản bác học thuyếtcủa Hêghen, ông là người có thế giới quan duy vật triệt để, do vậy ông khẳng định nguồn gốc và bản chất tự nhiên của con người, khi đề cập đến vấn đề thượng đế, ông đã khẳng định không phải Thượng đế tạo ra con người mà chính con người đã tạo ra Thượng đế của mình.Do vậy ông phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài , sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống của con người. Tuy vậy Phoiơbăc vẫn mắc phải hạn chế khi tuyệt đối hoá thuộc tính sinh học, tách con người ra khỏi hoàn cảnh lịch sử, con người trong triết học Phoiơbăc là con người chung chung, phi giai cấp. Tất cả những nhược điểm trên sẽ được khắc phục ở triết học Mác-Lênin 3. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người và nhân cách con người a. Đặc điểm và vai trò của con người Con người là thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Đã có ý kiến cho rằng toàn bộ học thuyết Mác là học thuyết đấu tranh cho sự giải phóng và phát triển con người. Quả đúng vậy, có thể nói con người là trung tâm của học thuyết Mác, tất cả những tư tưởng lập luận về thế giới vật chất hay về xã hội đều với mục đích cao nhất là đặt con người vào đúng vị trí và vai trò lịch sử của mình. Kế thừa có chọn lọc những tinh hoa trong tìm hiểu nghiên cứu về con người của các nền triết học thời kì trước, cùng với sự tư duy sáng tạo , thiên tài, các nhà kinh điển của triết học Mác đã khắc phục được những nhược điểm trong các học thuyết nói về con người trước đây. Đứng trên lập trường duy vật triệt để, cùng với phép biện chứng kế thừa từ triết học Hêghen, triết học Mác xem con người không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, không chỉ là kết quả của sự tiến hoá cao nhất của tự nhiên và của sự phát triển xã hội, mà hơn thế nữa con người chính là chủ thể tích cực của mọi hoạt động , là chủ thể thực sự của các quá trình xã hội và là chủ thể sáng tạo duy nhất. Ở triết học Mác , con người hiện lên đầy đủ với cả hai mặt sinh học và mặt xã hội cùng thống nhất và có sự tác động qua lại , con người trước hết phải là một “ thực thể tự nhiên”, là con người sinh học với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, được sinh ra và là kết quả cao nhất của quá trình tiến hoá tự nhiên , do vậy nó gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu sự quy định của những quy luật của tự nhiên. Nói như Mác “ tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, quan điểm đó bác bỏ hoàn toàn luận điểm của chủ nghĩa duy tâm khi thần thánh hóa nguồn gốc của con người. Coi trọng mặt sinh học của con người, coi nó như một tính tất yếu trong quá trình phát triển loài người, nhưng Mac không quá tuyệt đối hoá mặt sinh học như chủ nghĩa duy vật siêu hình. Chủ nghĩa Mác kịch liệt phê phán tư tưởng cho rằng cái giá trị nhất ở con người là cái sinh vật , bản chất con người là bản chất sinh vật, còn những thứ như tư tưởng tình cảm , ước mơ hoài bão …chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ, không có ý nghĩa hiện sinh, bởi những tư tưởng như vậy sẽ đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất, bản chất của con người đến gần với bản chất con vật, không thấy được vị trí chủ thể của con người đối với thế giới. Con người sống, trước hết phải thoả mãn những nhu cầu về ăn ở, đi lại, các điều kiện sinh hoạt diễn ra hàng ngày và phải đấu tranh để sinh tồn như mọi động vật khác nhưng đó không phải là tất cả những điều làm nên bản chất, nhân cách con người.C ái để phân biệt con người với con vật phải là ý thức, phải là cái xã hội trong mỗi con người . Trước Mác, các nhà triết học cũng đã phân biệt con người với con vật dưới nhiều góc độ có sức thuyết phục , Phranhklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng công cụ lao động , Arixtot đã gọi con người là một động vật có tính xã hội, Pascal nhấn mạnh đặc điểm và sức mạnh của con người là con người biết suy nghĩ, các quan niệm trên đều đúng nhưng chưa đủ vì chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người chỉ đến khi có quan niệm của Mác, bản chất con người mới được phản ánh đầy đủ và toàn diện, Mác nói “ có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì. Bản thân con người bắt đầu phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình , như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Con người trong quan niệm của chủ nghĩa Mác được nhấn mạnh đến tính xã hội, đến vai trò lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ xã hội”. Có nhiều ý kiến cho rằng xã hội cũng xuất hiện ở các loài vật bởi chúng cũng có cuộc sống bầy đàn tinh vi phức tạp, nhưng cần phải hiểu con vật thì chỉ hành động theo bản năng, theo nhu cầu của riêng chúng, đảm bảo sự sinh tồn cho giống nòi, nó khác xa xã hội con người bởi xã hội con người không chỉ là môi trường tồn tại của từng thành viên, mà hơn thế nữa nó còn được liên tục phát triển bởi tác động của từng cá nhân vào chính nó một cách có ý thức, như Mác nói “ xã hội sản xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội với tính cách như thế ấy”. Có thể nói , chỉ khi tồn tại trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất của mình, bởi con người cần đến xã hội ban đầu là do nhu cầu sản xuất vật chất, nhưng trong quá trình sản xuất ấy con người sáng tạo ra đời sống tinh thần, ngôn ngữ, tư duy và nhân cách thông qua giao tiếp với các thành viên khác , nói cách khác con người hình thành bản chất người trong qúa trình giao tiếp với xã hội , nếu không có quá trình này , con người không thể trở thành một con người xã hội. Ngay cả bản chất sinh học của con người cũng không phải tồn tại bên cạnh bản chất xã hội mà hoà vào quyện vào và tồn tại bên trong yếu tố xã hội. Việc ăn ngủ, sinh hoạt hàng ngày của con người không đơn thuần chỉ là những nhu cầu sinh học không hề bị ảnh hưởng, mà trái lại, nó thường xuyên bị tác động từ yếu tố xã hội của con người đó như công việc hay các mối quan hệ. Do vậy có thể nói yếu tố xã hội là thứ chi phối hàng đầu bản chất của một con người. Trước Mác, triết gia duy vật xuất sắc của nền triết học cổ điển Đức Phoiơbăc cũng đã đề cập đến bản chất xã hội của con người tuy vậy con người trong triết học của Phoiơbăc bị tách rời hoàn toàn yếu tố xã hội, là con người chung chung, phi giai cấp , không chỉ ra được quá trình phát triển liên tục của xã hội và con người, đánh mất đi vai trò sang tạo to lớn đối với lịch sử cuả nhân loại. Thấy rõ hạn chế đó, triết học Mác đã đưa con người vào trong chính hiện thực xã hội, vào trong chính thực tiễn cuộc sống, kinh nghiệm của họ để tìm hiểu bản chất của con người, do đó con người trong chủ nghĩa Mác là con người của hiện thực , của lịch sử cụ thể, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng, lịch sử. Trong bức thư gửi Ăngghen phê phán quan niệm siêu giai cấp của Phoiơbăc về con người, Mác đã viết “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt . Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Với câu nói bất hủ này, Mác đã đưa bản chất con người trở lại đúng vị trí lịch sử vốn có của nó, đồng thời khẳng định bản chất con người không phải là tổng số đơn giản các mối quan hệ, mà là “tổng hoà” các mối quan hệ xã hội , điều đó có nghĩa bản chất con người được hình thành từ muôn vàn các mối quan hệ đan xen, phức tạp, do vậy bản chất con người cũng là một phạm trù thực sự phức tạp. Vai trò chủ thể của con người đối với lịc sử Khi khẳng định con người với tư cách là một thực thể tự nhiên đặc thù, tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại khăng khít với các vật thể tự nhiên khác, chủ nghĩa Mác cũng đồng thời khẳng định sức mạnh và khát vọng chinh phục là đặc trưng tích cực về mặt tự nhiên của con người. Ăngghen khẳng định nhờ có lao động mà con người từ vượn có thể tiến hoá được thành người, nhưng có thể chính khát vọng chinh phục thế giới đã đưa con người trở thành chủ thể sáng tạo không ngừng của thế giới. Con người vẫn là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên, lịch sử song quan trọng hơn tất cả, con người lại luôn luôn là chủ thể của chính lịch sử - xã hội, Ăngghen nói “Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng ta không thể biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người ngày càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”, Lenin cũng khẳng định “Lực lượng sản xuất hàng đầu của thế giới là người công nhân, người lao động”. Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội có ý thức, con người lao động tác động vaò thế giới tự nhiên , cải biến thế giới tự nhiên, điều này khác con vật ở chỗ con vật chỉ dựa vào những điều kiện những điều kiện có sẵn của tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sinh tồn trong khi con người thông qua hoạt động phong phú của mình làm chuyển biến thế giới tự nhiên, sinh động thế gới tự nhiên , bắt tự nhiên phục vụ lợi ích của mình , tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Với một bộ óc thông minh cùng khát khao chinh phục,con người từng bước làm chủ tự nhiên , thông qua đó thúc đẩy xã hội của mình phát triển. Mác nói “ Toàn bộ cái gọi là lịch sử thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con người”. Trong khi cải tạo tự nhiên phục vụ lợi ích của mình, con người cũng đồng thời làm ra lịch sử của chính mình, chúng ta đều biết mỗi cá nhân đều chịu tác động của xã hội, cuả hoàn cảnh lịch sử, tuy vậy con người không phải là vật bị động đối với những tác động ấy, trái lại từng cá nhân cũng tác động trở lại lịch sử xã hội, lịch sử xã hội là lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tai con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội, thông qua hoạt động vật chất và tinh thần con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.Tất cả những điều trên thể hiện một cách nhìn mới, cách nhìn biện chứng, khoa học về con người, tạo nên một bước ngoặt mang tính cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người. Quan niệm của chủ nghĩa Mac đã xoá tan một cách triệt để lớp màn huyền ảo , thần bí bấy lâu bao quanh con người, vạch ra bản chất đích thực, đầy sức thuyết phục về con người . b. Nhân cách và vai trò của nó trong đời sống con người Nhân cách là một phần quan trọng trong mỗi cá nhân con người. Nó là bộ mặt tâm lí , tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp. Người ta sinh ra là người nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động giao tiếp, về thực chất, đó là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thụ các giá trị văn hoá của gia đình, cộng đồng, xã hội. Nhân cách có tính chất xã hội , đồng thời cũng mang tính cá biệt, với những kinh nghiệm , nếp suy nghĩ tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng, tạo ra tính đa dạng của các cá nhân. Nhân cách biểu hiện cái tôi của mỗi cá nhân. Mỗi hành vi của cá nhân đều in dấu ấn của nhân cách, bởi suy nghĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến hành động, một nhân cách tốt sẽ có những hành động phù hợp giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, trái lại một nhân cách xấu sẽ dẫn đến những hành vi đi ngược lại lợi ích và sự phát triển chung. Với vai trò quan trọng như vậy, nhân cách đã rất được các triết gia từ cổ chí kim chú ý. Triết học Mác khẳng định nhân cách không phải do bấm sinh mà có, nó được hình thành và phát triển dựa vào các yếu tố sinh học, tư chất di truyền học, sự tác động qua lại biện chứng của gia đình, nhà trường, xã hội và thế giới quan cá nhân. Nhân cách là thế giới quan bên trong của từng cá nhân, tuy vậy nó cũng mang tính lịch sử bởi thế giới quan của cá nhân cũng bị ảnh hưởng của tính chất thời đại như vị trí lợi ích của cá nhân trong xã hội , khả năng thẩm định đạo đức- nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Một xã hội tiến bộ chỉ có thể được xây dựng bởi những con người có nhân cách tích cực và ngược lại, chỉ khi có một xã hội tiến bộ thì những cá nhân mới có cơ hội bồi dưỡng và phát huy hết nhân cách theo hướng tích cực, nâng cao vai trò chủ thể sáng tạo đối với tự nhiên và xã hội. Do vậy trong sự nghiệp phát triển con người không thể xem nhẹ cả việc phát triển xã hội lẫn giáo dục nhân cách. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vấn đề con người và nhân cách con người Thấm nhuần những tư tưởng cách mạng về con người của chủ nghĩa Mac-Lênin, đồng thời cũng xuất phát từ truyền thống lấy dân làm gốc của dân tộc ta, Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định và nhất quán với quan điểm con người là vốn quý báu và giữ vai trò quyết định trong sự thành bại của mọi hoạt động, là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt ở chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy một sự quan tâm lớn lao của Bác dành cho con người. Trong tư tưởng của Người, con người luôn chiếm một vị trí chủ chốt. Nhìn thấy vai trò và sức mạnh to lớn của con người, khi sinh thời Người rất quan tâm đến chăm lo và bồi dưỡng thế hệ trẻ đặc biệt về tư tưởng đạo đức, kết quả của sự bồi dưỡng ấy là một thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh anh dũng kiên cường, quả cảm, chính họ đã làm nên một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong lịch sử, “vang dội năm châu, chấn động địa cầu” chiến thắng 30-4. Người dành sự quan tâm đến con người bằng cả cuộc đời cách mạng của mình, trong di chúc, Người cũng dặn lại “Đầu tiên là việc đối với con người”. Vậy là “Khái niệm con người tựa hồ như đã mở ra và khép lại quá trình tư duy và hoạt động của Hồ Chí Minh. Suốt quá trình ấy, vấn đề giải phóng dân tộc đem lại tự do, hạnh phúc cho con người và xây dựng rèn luyện con người bao giờ cũng là mục tiêu của hoạt động yêu nước và cách mạng Hồ Chí Minh”.Cũng nhờ quan tâm đến lợi ích của nhân dân, đặt nhân dân làm mục tiêu phụng sự hàng đầu, Đảng và Bác đã phát huy được sức mạnh to lớn của con người Việt Nam để vượt qua muôn vàn khó khăn của những năm tháng bị đô hộ, của những thiếu thốn và thử thách cam go trong cuộc chiến tranh lâu dài vô cùng khốc liệt đem lại tự do cho dân tộc, đưa đất nước sang một trang mới , thời kì của hoà bình, độc lập, tự do và phát triển. Trong suốt thời kì đổi mới, Đảng ta đã hết sức coi trọng vấn đề con người và chiến lược con người, đặt con người ở trung tâm của mọi sự phát triển. Đó là tư tưởng tất cả vì con người, tất cả do con người – tư tưởng xuyên suốt thời kỳ đổi mới và là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới. Không lúc nào quên lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, liên tiếp các kì đại hội từ đại hội VI đến đại hội X, Đảng liên tục đề ra các chủ trương chính sách lớn cho sự nghiệp phát triển con người, không những phục vụ đắc lực cho việc phát triển đất nước mà còn nâng cao tầm vóc của người Việt Nam trong thời đại toàn cầu hiện nay. Tại đại hội VI, Đảng đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội , xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện đại hội lần thứ VII của Đảng có viết: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người – động lực trực tiếp của sự phát triển” . Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khoá VII, Đảng ta nhấn mạnh: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”…Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tại đại hội VIII, Đảng ta đã đúc kết và khẳng định “ lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, Khẳng định này được cụ thể hoá thành những quốc sách lớn sao cho phù hợp với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Khi công cuộc đổi mới đang đi vào chiều sâu, phải giải quyết những nhiệm vụ hết sức to lớn và phức tạp thì Đảng ta chủ trương bằng mọi giá phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ”. Tiếp tục một cách nhất quán tư tưởng chiến lược con người của thời kỳ đổi mới, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: xã hội ta là xã hội vì con người và coi con người luôn luôn giữ vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Con người, trước hết là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần đạo đức là nhân tố quyết định và là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây dựng CNXH. Chính vì vậy đại hội IX chủ trương: chiến lược con người phải nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chủ trương của Đảng trong suốt thời kì qua đã được hiện thực hoá qua các chính sách cụ thể về y tế, văn hoá , giáo dục …Với những nỗ lực không ngừng, Đảng ta đã tạo ra một bước tiến dài trong quá trình phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến bộ, dân chủ , toàn diện. PHẦN II. THỰC TRẠNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY I. Ưu điểm So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam có nhiều điều kiện địa lí tự nhiên thuận lợi nhưng cũng chịu nhiều đau thương mất mát do quá trình đấu tranh với thiên tai, địch hoạ , lịch sử dân tộc Việt Nam là một chuỗi dài các cuộc kháng chiến giành và giữ độc lập tự do cho dân tộc. Điều kiện hoàn cảnh như vậy đã tôi luyện cho con người Việt Nam sớm có tinh thần yêu nước nồng nàn, ý thức đoàn kết dân tộc, bản lĩnh kiên cường trước mọi khó khăn thử thách, đức tính cần cù chịu thương chịu khó, sáng tạo và dũng cảm . Tinh thần đó đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam hiện nay. Với cái nền truyền thống vững vàng đó, cùng với sự lãnh đạo tài tình và sang suốt của Đảng , trong giai đoạn đổi mới hiện nay, con người Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc Tình trạng nghèo đói giảm rõ rệt, chỉ còn xấp xỉ 12% theo chuẩn cũ và 20% theo chuẩn mới.Về thể lực và sức khoẻ, chiều cao trung bình tăng trong lứa tuổi từ 6-17 tăng so với thập kỉ 80 là 4,68cm đối với nam và 2,24cm đối với nữ. Tuổi thọ trung bình tăng gần 10 tuổi lên mức 71 tuổi. Về giáo dục, 94% dân số(từ 15 tuổi trở lên) biết chữ, vượt xa tỉ lệ của các nước đang phát triển cùng điều kiện , 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất cho giáo dục càng luôn được đổi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội . Về y tế , chính 100% trẻ em được tiêm chủng, Việt Nam đã thanh toán xong các bệnh bại liệt , ho gà , sởi ở trẻ em , đây là một thành tựu to lớn được thế giới đánh giá cao , các cơ sở y tế đã về đến tận xã đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân , đi cùng là hiện đại hoá các cơ sở y tế tuyến trên, bắt kịp nền y học tiên tiến của khu vực và thế giới Nhờ những thành tựu liên tục trong suốt 20 năm đó, chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục gia tăng , từ vị trí 120/177 năm 1995 lên 108 năm 2005 , Việt Nam trở thành điểm sáng về phát triển con người. Trong lĩnh vực đời sống tinh thần , kể từ khi đất nước mở cửa và hội nhập , nhiều trào lưu của các nền văn hoá bên ngoài, đặc biệt là văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta , song hành cùng nền văn hoá truyền thống, bởi vậy nền văn hoá hiện tại cởi mở hơn , hiện đại hơn và gần gũi hơn với các nền văn hoá phương Tây, con người mới được xã hội bồi đắp thêm những phẩm chất mới , đó là tinh thần sáng tạo, năng đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0496.doc