Cơ sở pháp lý & thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thiết bị tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Tài liệu Cơ sở pháp lý & thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thiết bị tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội: ... Ebook Cơ sở pháp lý & thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thiết bị tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cơ sở pháp lý & thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thiết bị tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục  Mở Đầu Chương I : Cơ Sở Pháp Lý Hợp ĐồngXuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam . Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam. Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu. Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu Theo Quy Định Của Công Ước Viên và Pháp Luật Việt Nam. Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu. Chương II : Thực Tiễn Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Thiễt Bị Tại Công Ty gạch ốp Lát Hà Nội. Khái Quát Về Công Ty Gạch ốp Lát Hà Nội. Thực Tiễn Ký Kết Thực Hiện Tại Công Ty Gạch ốp Lát Hà Nội. ChươngIII : Đánh giá KIến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Của Việc Ký Kết Và THực Hiện Hợp Đồng NHập Thiết Bị Tậi Công Ty gạch ốp Lát Hà Nội. Đánh Giá Về Pháp Luật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam. Đánh Giá Về Hoạt Động Ký Kết Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Thiết Bị Tại Công Ty Gạch Ốp Lát Hà Nội Kiến Nghị Đối Với Việc Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Tại Việt Nam. . LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi Đảng và nhà nước thực hiện chủ trương chính sách xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước. Nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực, vượt qua những khó khăn, thử thách để ổn định và tạo đà cho sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Cùng với trào lưu phát triển của đất nước, công ty gạch ốp lát Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Với ngành nghề đăng kí kinh doanh là sản xuất gạch ốp và lát nền tráng men cao cấp, công ty đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã và hìng thức phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty đã và đang đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Để có được kết quả đó , hoạt động nhập khẩu thiết bị, nhập khẩu dây chuyền sản xuất gạch men hiện đại góp phần không nhỏ. Trong quá trình nhập khẩu thiết bị cũng như các hoạt động mua bán ngoại thương khác, công ty gạch ốp lát Hà Nội đều phải tiến hành đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng. Đó là một khía cạnh pháp lí quan trọng của hoạt độnh xuất nhập khẩu. Xuất phát từ thực tế trên, sau một thời gian thực tập tại công ty gạch ốp lát Hà Nội, qua tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và lĩnh vực nhập khẩu thiết bị nói riêng, nhằm góp phầnlàm rõ thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị, em chọn đề tài : ‘‘ Cơ sở pháp lý và thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội ’’. Với mục đích của đề tài là : Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp lý của việc kí kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung và hợp đồng nhập khẩu thiết bị nói riêng. Tìm hiểu thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại doanh nghiệp để rút ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của việc kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Đó là những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung, hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội nói riêng. Phương pháp nghiên cứu :  Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu biện chứng và lịch sử, gắn lí luận với thực tiễn đặc biệt là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hợp Toàn, thầy Nguyễn Hữu Mạnh, các thầy cô giáo trong bộ môn Luật, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội cùng các cán bộ phòng kế hoạch sản xuất, phòng hành chính – Công ty Gạch ốp lát Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM I-Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán của một quốc gia này với các quốc gia khác, là việc trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hoá và dịch vụ kèm theo như bảo hành, sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị. Hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra sự lưu thông hàng hoá giữa thị; bảo hiểm hàng hoá, thanh toán quốc tế, vận chuyển hàng hoá trường trong nước với thị trường nước ngoài, là cầu nối giữa thị trường các nước với nhau . Với Việt Nam, nhiệm vụ của xuất nhập khẩu là góp phần thực hiện đường lối ,xây dựng nền kinh tế theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.Sự phát triển của quan hệ này trong những năm qua đã thúc đấỵ phát triển của đất nước, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác của đất nước như dịch vụ tín dụng quốc tế, thông tin liên lạc, bảo hiểmvà đặc biệt có liên quan tới sự mở rộng hợp tác quốc tế về sản xuất khoa học công nghệ . Hoạt động xuất nhập khẩu trước 1986. Năm 1975 nước ta hoàn toàn giải phóng , cả nước bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nhgiã cùng nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân chúng ta đã khắc phục được hậu quả chiến tranh và nền kinh tế dần dần đựơc phục hồi. Trong những năm đó hoạt động xuất nhập khẩu thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1975-1985. Đơn vị : Triệu Rup-USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch 1975 129,7 784,0 -654,3 1976 222,7 1024,0 -801,3 1977 322,5 1119 -796,5 1978 326,9 1165 -838,1 1979 320,5 1364 -1043,5 1980 336,0 1234 -898,0 1981 401,2 1382,2 -981,0 1982 526,6 1472,2 -945,6 1983 616,5 1526,7 910,2 1984 649,6 1745,0 -1095,4 1985 698,5 1857,4 -1158,9 trong thời kỳ này kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng song nhập siêu vẫn lớn. Hội nghị lần VI Ban chấp hành trung ương Đảng (khoáIV) 9/79 đã nhận định về tình hình xuất nhập khẩu như sau: ”Hàng xuất khẩu ít chưa cân đối được phần nhập nguyên vật liệu thiết bị cho bản thân công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp địa phương”. Vì vậy, trong giai đoạn từ 1975-1985 Đảng và nhà nước đưa ra chủ trương :Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để bảo đảm nhập đủ nguyên vật liệu và thiết bị cần thiết cho công nghiệp hàng tiêu dùng ,công nghiệp địa phương, bảo đảm một phần nhu cầu nhập khẩu cho nền kinh tế . Với chủ trương đó từ 1981-1985 kim ngạch xuất nhậo khẩu đã tăng lên đáng kể nhưng nhập siêu vẫn lớn. Từ 1983-1985 nước ta tiến hành mở rộng hợp tác hợp doanh, gia công xuất khẩu với nước ngoài ,phát triển du lịch, vận tải đường biển cùng các dịch vụ khác có liên quan để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trung ương tiến hành quản lý ngoại hối, chính sách hối đoái và vận tải xuất nhập khẩu . Từ 1975-1985 tuy hoạt động xuất nhập khẩu đã được chú trọng ,Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế từ hoạt động xuất nhập khẩu nhưng kết quả thực sự chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như Việt Nam mới giải phóng bạn hàng chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn tới sự trì trệ trong sản xuất các ngành hàng xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, việc nhập khẩu chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa dưới hình thức nửa hỗ trợ nửa bán nên hiệu qủa của việc nhập khẩu chưa cao,các chính sách về xuất nhập khẩu còn nhiều mặt chưa hợp lý. 2.Hoạt động xuất nhập khẩu từ 1986- 2000: Sau đại hội lần thứ VI tháng 12/1986 của Đảng, cùng với sự chuyển đổi cơ chế từ tập trug quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là chính sách mở cửa nền kinh tế để hội nhập với nền kinh tế thế giới . Chính sách đó đã tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những chuyển biến tích cực trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô sụp đổ nhưng các hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu của ta vẫn được giữ vững. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là :Mở rộng đa dạng hoá đa phương hoá thị trường. Hoạt động theo phương thức mở cửa, từng bước gắn kết nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước với thị trường nước ngoài trên nguyên tắc bảo đảm độc lập chủ quyền dân tộc an ninh quốc gia, bảo đảm đôi bên cùng có lợi, phát huy lợi thế so sánh từng nước từng địa phương từng khu vực. Với các doanh nghiệp được mở rộng quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với đăng ký kinh doanh. Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp vầ chuyển hoạt động thương mại quốc tế sang hạch toán độc lập ,Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở tầm vĩ mô với chính sách thống nhất từ trung ương đến địa phương Chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thị trường được mở rộng sang các nước như Nhật Bản, Hồng Kông, các nước Châu Âu, ASEAN, với nhiều bạn hàng mới. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu Đạt được như sau: Bảng 2 : kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Giai đoạn 1990- 1998. Đơn vị :Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Chênh lệch 1990 2402 2752,4 -350.4 1995 5300 7500 -2200 1998 9356 11390 -2034 Xuất khẩu đã tăng lên rất nhiều so với những năm 1975-1985 nhưng thực sự chưa cao. Các hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là : - Hàng công nghiệp nặng ,khoáng sản . - Hàng nông lâm thuỷ sản . - Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Nguyên nhân chính của sự hạn chế trong xuất khẩu là chất lượng hàng xuất khẩu thấp và không ổn định, thiếu sức cạnh tranh do hàm lượng khoa học thấp. Hàng của ta chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới, xuất khẩu thường phải qua trung gian nên gặp rất nhiều khó khăn. Để tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới ta cần thay đổi cơ cấu hàng xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng đòi hỏi của thị trường thế giới. Nhập khẩu đã tăng cả về qui mô và nhịp độ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế,chưa bảo đảm mục tiêu kinh kế xã hội đặc biệt là nhu cầu về máy móc thiết bị. Hàng nhập khẩu bao gồm: Hàng tiêu dùng chiếm 15% - Tư liệu sản xuất chiếm 85% trong đó : - Nguyên nhiên vật liệu chiếm 40-45% - Thiết bị toàn bộ 25%. - Phương tiện vận tải,dịch vụ phụ tùng và máy lẻ 10-20%. Nhập khẩu tư liệu sản xuất góp phần tác động tích cực đến việc phát triển sản xuất trong nước. Tuy nhiên khâu nhập khẩu cũng còn những tồn tại như nhập khẩu còn mất cân đối ,có nhiều lãng phí, máy móc nhập về chưa baỏ đảm nguyên tắc nhập thiết bị hiện đại, sản phẩm tạo ra chưa có sức cạnh tranh ở ngay thị trường trong nước. Để không rơi vào tình trạng tụt hậu kỹ thuật so với các nước trong khu vực và nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu Nhà nước cần đưa ra những qui định pháp lý để quản lý hoạt động này . 3. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là một hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển lâu dài mà thiếu sự phát triển của hoạt động này. Đối với Việt Nam thì hoạt động này có tầm quan trọng chiến lược phục vụ cho quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến quá trình sản xuất và đời sống nhân dân. Nhập khẩu tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá,hắc phục những mặt mất cân đối của nền kinh tế, khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, bảo đảm sản xuất ổn định, tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế ,cải thiện nâng ca đời sống nhân dân. Nhập khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu có vai trò tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu ,cùng hoạt động nhập khẩu tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng đối ngoại, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân .Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta . Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên hoạt động xuất nhập khẩu cũng dễ đem lại những hậu quả nguy hại lớn nếu ta không biết khống chế quản lý tốt. Nhập khẩu nếu tràn lan sẽ bóp chết những ngành sản xuất trong nước, biến nước ta thành bãi thải công nghiệp. Khi nhập khẩu những máy móc lạc hậu của nước ngoài, gây lãng phí nguồn ngoại tệ còn đang khan hiếm. Xuất khẩu nếu không kiểm soát sẽ tạo ra tình trạng khai thác làm cạn kiệt tài nguyên, thất thu ngoại tệ, mất cân đối giữa các ngành sản xuất. II- Hợp đồng xuất nhập khẩu : Khái niệm ,đặc điểm hợp đồng xuất nhập a,Khái niệm: Trong thời đại ngày nay mua bán giữa các quốc gia trở thành trở thành mục tiêu hàng đầu trong bang giao quốc tế. Đây là một tất yếu khách quan do sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia. Cơ sở pháp lý của quan hệ mua bán này là hợp đồng xuất nhập khẩu. Hợp đồng xuất nhập khẩu trước hết là hợp đồng mua bán nói chung nên nó mang những đặc tính của hợp đồng mua bán. Ngoài ra hợp đồng này còn có những đặc tính riêng của nó . Thuật ngữ ” hợp đồng mua bán “ được hiểu là sự thoả thuận về việc chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá từ người bán sang người mua và người mua thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với người bán. Thuật ngữ này giúp chúng ta phân biệt hợp đồng mua bán với các loại hợp đồng khác như hợp đồng cho thuê, hợp đồng vận tải ,hợp đồng bảo hiểm. Trong các hợp đồng đó không có sự chuyển quyền sở hữu hàng hoá mà chỉ có sự chuyển quyền sử dụng các hàng hoá, dịch vụ trong hợp đồng Các yếu tố cơ bản để lập nên hợp đồng một cách hợp lệ là: Hợp đồng được hình thành trên cơ sở thoả thuận của các bên. Thoả thuận này có thể bằng miệng hoặc văn bản. Hợp đồng lập nên không trên cơ sở thoả thuận sẽ không có hiệu lực . Chủ thể của hợp đồng phải là người có năng lực ký kết hợp đồng. Người có năng lực ký kết hợp đồng do pháp luật qui định. Theo qui định của pháp luật Việt Nam. Đối tượng hàng hoá trong hợp đồng phải là đối tượng xác thực .Điều này có nghĩa là đối tượng đố phải được chỉ định rõ rệt, có thể thực hiện được và hợp pháp. Xét về khía cạnh pháp lý, hợp đồng mua bán là một loại hợp đồng song vụ, hợp đồng ước hẹn, hợp đồng dịch chuyển quỳên sở hữu . Ngoài những đặc trưng chung của hợp đồng mua bán như trên hợp đồng xuất nhập khẩu còn có đặc tính riêng là có yếu tố nước ngoài . Yếu tố nước ngoài của hợp đồng xuất nhập khẩu được xác định trên cơ sở chủ thể ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng hoặc có thể kết hợp cả chủ thể và đối tượng của hợp đồng. Điều này tuỳ thuộc vào quan điểm luật pháp của từng nước . Theo quan điểm của các nước có nền kinh tế thị trường: yếu tố nước ngoài là cơ sở kinh doanh của người bán, người mua ở các nước khác nhau. Quốc tịch không phải là cơ sở phân biệt yếu tố nước ngoài của hợp đồng xuất nhập khẩu vì: Khi người bán ,người mua thực hiện hành vi mua bán trên một quốc gia thì họ phải tuân thủ mọi qui định luật pháp của quốc gia đó dù cho họ có cùng hoặc khác quốc tịch và như vậy hợp đồng không mang tính quốc tế . Khi cá nhân ,tổ chức nước ngoài thành lập một pháp nhân trên lãnh thổ của một quốc gia nào bắt buộc họ phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó và hợp đồng mà họ ký kết với cá nhân tổ chức khác trên quốc gia đó không có yếu tố nước ngoài. Theo công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế những bất động sản hữu hình tại điều 1 có qui định như sau:”Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở những nước khác, hàng hoá được di chuyển từ nước này sang nước khác hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau . Yếu tố nước ngoài sẽ được xác lập căn cứ vào cả hai yếu tố là chủ thể ký kết hợp đồng và đối tượng của hợp đồng. Về chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Về đối tượng là hàng hoá có sự chuyển dịch từ nước này sang nước khác hoặc có thể dựa vào chào hàng và chấp nhận chào hàng được thiết lập ở các nước khác nhau . Theo công ước viên 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại điều 1có qui định: “ áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại những nước khác nhau ”. Tính chất quốc tế ở đây chỉ là các bên có trụ sở thương mại đặt tại những nước khác nhau, vấn đề quốc tịch không được xét tới khi xác địng tính chất quốc tế này. Quan điểm trên rất đơn giản, rõ ràng khi xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng xuất nhập khẩu. Hơn nữa nó loại trừ khó khăn do sự khác biệt giữa các quan điểm trong luật pháp mỗi quốc gia, giảm bớt trở ngại khi thiết lập hợp đồng. Hiện nay mọi quốc gia đều mong muốn thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế nên rất cần và đang cố gắng đi tới thống nhất một quan điểm chung về chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó tạo ra thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động này. Công ước Viên cho đến nay đã có trên 50 quốc gia ký kết, tham gia hoặc tuyên bố thừa nhận. Điều này thể hiện tính thông dụng hiệu quả của công ước Viên trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Theo quan điểm của Việt Nam: Khái niệm hợp đồng xuất nhập khẩu có những thay đổi nhất định theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đó. Trong qui chế tạm thời của Bộ thương mại số 4794/TN-XNK ngày 31/07/1991 qui định điều kiện để một hợp đồng mua bán là hợp đồng xuất nhập khẩu khi hội tụ đủ những điều kiện sau : - Chủ thể của hợp đồng là những bên có quốc tịch khác nhau - Hàng hoá được di chhuyển từ nước này sang nước khác . - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng phải là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên ký kết. Quan điểm trên đã được thừa nhận trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trước khi ban hànhLuật thương mại. Qua thực tiễn áp dụng quan điểm trên tồn tại những bất hợp lý không phù hợp với thương mại quốc tế hiện nay. Điều này được thể hiện qua những điểm sau Thứ nhất: trong phạm vi nước ta có rất nhiều cá nhân tổ chức đến Việt Nam và tiến hành kinh doanh hình thức như doanh nghiệp liên doanh, công ty có100%vốn nước ngoài, các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong những trường hợp đó mặc dù không có quốc tịch Việt Nam song mọi hoạt động của họ hoàn toàn phải tuân thủ theo qui định của pháp luật Việt Nam; cá nhân, pháp nhân khác ở Việt Nam kí kết hợp đồng với các chủ thể trên thì hợp đồng đó chỉ có thể là hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự chứ không thể là hợp đồng xuất nhập khẩu . Thứ hai: việc hàng hoá chuyển qua biên giới cũng chỉ là tương đối. Không phải mọi hợp đồng xuất nhập khẩu đều có hàng hoá chuyển dịch từ nước này sang nước khác như khi cá nhân, pháp nhân ở Việt Nam mua hàng từ khu chế xuất .Mặc dù hàng đó không chuyển qua biên giới song trong qui định khu của khu chế xuất thì đó là hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong phạm vi quốc gia, qui định trên đã tồn tại những điểm không phù hợp. Để khắc phục những điểm không phù hợp trong qui chế đó Quốc Hội ban hành Luật thương mại Việt Nam (10/5/1997). Tại điều 80-Luật thương mại qui định: ”Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết gữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài “. b/.Đặc điểm: Từ những khái nệm trên hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mâng những đặc điểm sau : + Chủ thể hợp đồng là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở những nước khác nhau . + Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng ) được dịch chuyển từ nước này sang nước khác hoặc chào hàng và chấp nhận chào hàng được thiết lập ở các nước khác nhau. + Nội dung của hợp đồng bao gồm quyền và nghĩa vụ mỗi bên phát sinh từ việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau. + Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng phải là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong quan hệ hợp đồng . 2- Vai trò của hợp đồng xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường Trong thời đại ngày nay việc mua bán giữa các quốc gia trở thành mục tiêu hàng đầu trong quan hệ quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu là công cụ pháp lý trung tâm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, bảo đảm cho hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại hợp đồng xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp các cơ quan nhà nước mà còn quan trọng đối với cả nền kinh tế. Vai trò của hợp đồng xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp: Với doanh nghiệp, hợp đồng xuất nhập khẩu là cơ sở để kiểm tra và thực hiẹn kế hoạch xuất nhập khẩu của đơn vị. Trước năm 1986 mọi hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế đều được thực hiện theo kế hoạch do nhà nước đặt ra. Kế hoạch này không xuất phát từ thực tế của từng doanh nghiệp nên việc lấy hợp đồng xuất nhập khẩu làm cơ sở để thực hiện và kiểm tra kế hoạch nhập khẩu của đợn vị chỉ là hình thức. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, mọi cá nhân tổ chức được quyền cgủ động trong sản xuất kinh doanh và được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Hàng năm, trên cơ sở thực tế của đơn vị mình các doanh nghiệp lập ra kế hoạch xuất nhập khẩu trongnăm và kế hoạch này được thực hiện thông qua các hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết. Vì vậy, hợp đồng xuất nhập khẩu là cơ sở để thực hiện và kiểm tra kế hoạch xuất nhập khẩu từng doanh nghiệp. b. Vai trò của hợp đồng xuất nhập khẩu đối với cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, Nhà nước trao quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp này được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các doang nghiệp tự do xác lập hợp đồng xuất nhập khẩu trong khuân khổ pháp luật. Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở tầm vĩ mô, không can thiệp vào hoạt động cụ thể của từng đơn vị kinh tế. Để kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý chỉ cần quản lý chặt chẽ các hợp đồng nhập khẩu thực hiện trong năm. Hàng năm Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục về hàng xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu có hạn nghạch, có giấy phép; trên cở sở đó Bộ thương mại trực tiếpcấp giấy phép hàngxuất nhập khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện hợp đồng, Tổng cục hải quan tổng hợp số liệu cung cấp do Bộ thượng mại và các cơ quan quản lý để theo dõi và quản lý. Như vậy, hợp đồng xuất nhập khẩu trở thành công cụ để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế. Với biện pháp quản lý đó các cơ quan quản lý vẫn kiểm tra theo dõi chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp và vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Đối với nền kinh tế: Hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng chiến lược phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia, là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các hợp đồng xuất nhập khẩu. Để thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu lại phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế như việc cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, tiêu thụ hàng cho nhập khẩu, các tổ chức liên quan tạo điều kiện cho hợp đồng được thực hiện như hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển, các cơ quan tài phán... chứ không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi doanh nghiệp. Như vậy quan hệ giữa hợp đồng xuất nhập khẩu với nền kinh tế là mối quan hệ giữa bộ phận với tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau để cùng phát triển. Việc thực hiện hợp đồng sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các bên tham gia thực hiện hợp đồng mà còn mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế. Khi có ngày càng nhiều những hợp đồng xuất nhập khẩu được thực hiện thì hệ thống các cơ quan dịch vụ trong nền kinh tế cũng phát triển theo như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tổ chức giám định hàng hoá, bảo hiểm... Hợp đồng xuất nhập khẩu đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích các bên với lợi ích chung của nền kinh tế. 3.Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: Hoạt động xuất nhập khẩu không phải là một hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống mua bán phức tạp. Các bên khi ký kết hợp đồng khó có thể dự liệu được mọi trường hợp xảy ra trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Để bổ sung cho những trường hợp đó các bên phải lựa chọn nguồn luật áp dụng cho hợp đồng. Nguồn luật này đặc biệt quan trọng khi xảy ra mẫu thuẫn tranh chấp trong quá trìng thực hiện hợp đồng, nó làm cơ sở để cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp đó. Khi lựa chọn nguồn luật các bên ký kết hợp đồng phải tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn nguồn luật phù hợp nhất với hoạt động của mình. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế trong hoạt động mua bán quốc tế các bên được tự do thoả thuận , lựa chọn nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật đó có thể là điều ước quốc tế , tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia và các tiền lệ pháp trong thương mại. a. Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế là một danh từ chung chỉ các văn kiện pháp lý ghi nhận sự thoả thuận giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế. Có rất nhiều điều ước quốc tế để điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau trong quan hệ quốc tế. Khi ký kết hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các bên có thể lựa chọn điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế có lên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để làm nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng đó. Có thể chia điều ước thương mại quốc tế làm hai loại sau: Thứ nhất: Điều ước quy định những nguyên tắc chung mang tímh chỉ đạo dối với hành vi thương mại như hiệp định của GATT/WTO quy định về quy chế tối huệ quốc, quy chế đãi ngộ quốc gia... Thứ hai: là các điều ước quốc tế quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Điển hình cho loại điều ước này là Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trong công ước quy định thủ tục ký kết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Các điều ước thương mại quốc tế được áp dụng cho hoạt động của thương nhan một quốc gia nếu Chính Phủ quốc gia đó đã tham gia ký kết phê chuẩn hoặc dẫn chiếu tới điều ước đó. Điều ước quốc tế chưa được quốc giá ký kết công nhận thì các bên cũng có thể lựa chọn bằng cách dẫn chiếu trực tiếp vào hợp đồng của mình. Theo pháp luật Việt Nam tại điều 11.6 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 17/10/1989) và điều 51 luật phá sản doanh nghiệp (ngày 30/12/1993) có 2 phương thức áp dụng điều ướcthương mại quốc tế như sau: Thứ nhất: Đối với điều ước quốc tế về thương mại mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết, phê chuẩn thì áp dụng điều ước quốc tế. Thứ hai: Đối với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta chưa tham gia hoặc chưa công nhận thì các bên chỉ có thể áp dụng các điều khoản không trái với pháp luật Việt Nam và có quyền bảo lưu không áp dụng những quy định nào trái với pháp luật Việt Nam. Trong xu thế thương mại quốc tế hiện nay các quốc gia đều có xu hướng chọn những điều ước quốc tế làm luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế của mình để tạo ra một sự hiểu biết thống nhất và giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong hợp đồng, tiết kiệm thời gian chi phí và bảo đảm quyền lợi ích của các bên tham gia. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới nên rất cần tham gia vào các điều ước quốc tế lớn như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của ta với thương nhân nước ngoài. b. Tập quán thương mại quốc tế: Tập quán thương mại quốc tế là một trong những nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại phổ biến được áp dụng thường xuyên trên phạm vi toàn cầu hoặc từng địa phương. Tập quán thương mại quốc tế được chia làm ba nhóm sau: +Các tập quán có tính nguyên tắc: Đó là tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ như tập quán ”luật quốc tịch “quy định pháp nhân thuộc quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của pháp nhân do luật nước đó quy định. + Các tập quán thương mại quốc tế: Đó là các tập quán được nhiều nơi, nhiều khu vực công nhận và áp dụng. Ví dụ như Incoterms, UCP. + Các tập quán thương mại khu vực (địa phương): Đó là các tập quán chỉ được áp dụng ở từng nước từng địa phương và chúng có nhiều khác biệt. Giống như điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế cũng chỉ được áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế khi các bên ký kết lựa chọn, các điều ước quốc tế có liên quan quy định hoặc luật quốc gia không quy định, quy định không đầy đủ các chế định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. Khi lựa chọn các tập quán thương mại quốc tế các bên ký kết hợp đồng phải ghi rõ trong hợp đồng loai tập quán nào và giá trị pháp lý của tập quán đó. Trên thực tế có quy định khác nhau về giá trị pháp lý của tập quán trong luật của các quốc gia. ở các nước XHCN tập quán thương mại quốc tế trở thành nguồn luật áp dụng cho hợp đồng khi tập quán được chỉ rõ thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có ghi trong văn kiện luật quốc gia hoặc được chọn cụ thể trong hợp đồng. Ơ các nước kinh tế thị trường phát triển, tập quán thương mại quốc tế được coi là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng được áp dụng như một quy phạm pháp luật. Trong số những tập quán thương mại quốc tế thì Incoterms do phòng thương mại quốc tế biên soạn và ban hành có vai trò quan trọng đối với thương mại quốc tế. Incoterms là công cụ trợ giúp cho các thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế. Khi sử dụng Incoterms cần chú ý những điểm sau: Incoterms không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể hợp đồng mua bán quốc tế mà nó chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng, nó chỉ được áp dụng khi có sự lựa chọn cụ thể của các bên trong hợp đồng. Incoterms từ khi ban hành đến nay đã sửa đổi nhiều lần, lần đầu tiên ban hành năm 1936, các lần tiếp theo là năm 1953, 1967,1976,1980,1990.2000. Vĩ vậy khi lựa chọn phải ghi rõ là theo Incoterms nào. Incoterms không phải là cơ sở pháp lý điều chính mọi hoạt động mua bán hàng hoá giữa các bên mà chỉ giải quyết bốn vấn đề sau: - Xác định người mua cước phí chuyên chở - Xác định người làm thủ tục hải quan - Xác định người mua bảo hiểm - Xác định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua Khi sử dụng Incoterms các bên có quyền lựa chọn bất kỳ điều kiện giao hàng nào trong Incoterms. Trong Incoterms các điều._. kiện thương mại cần được sử dụng ở tất cả các ngành buôn bán và tất cả các vùng nên không thể quy định một cách chính xác tất cả các nghĩa vụ của 2 bên. Vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng các bên có thể đưa ra những điều khoản thích hợp trong hợp đồng và điều khoản đó có giá trị hơn mọi giải thích trong Incoterms. Luật quốc gia: Cộng đồng các nhà buôn bán quốc tế đã tạo ra đời sống pháp lý riêng biệt cho công cuộc kinh doanh của họ với một quy chế biệp lập đã được hình thành và được mọi người chấp nhận. Mặc dầu vậy, tính độc lập này không hoàn toàn vì mọi hoạt động buôn bán đó còn liên quan tới lợi ích pháp lý và lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia, phải đảm bảo thực hiện đúng các chính sách kinh tế của Nhà nước... Trong thực tiễn thương mại quốc tế bên cạnh điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia đóng vai trò quan trọng và trong nhiều trường hợp là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng có thể là luật của nước người bán, luật nước ngươì mua, luật của nước thứ ba, luật nơi ký hợp đồng, luật quốc tịch, luật nơi thự hiện hợp đồng ... Luật quốc gia chỉ trở thành nguồn luật áp dụng cho hợp đồng khi: Các bên ký kết hợp đồng thoả thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một quốc gia cụ thể nào đó. Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc tế được quy định trong điều ước quốc tế liên quan. Việc lựa chọn luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một vấn đề phức tạp. Các bên ký kết khi lựa chọn luật quốc gia nào thì có sự nghiên cứa, tìm hiểu kỹ để đảm bảo quyền lợi của mình tránh những thiệt thòi do thiếu hiểu biết gây ra. KHi lựa chọn luật quốc gia phải ghi rõ trong hợp đồng để tránh tình trạng khó xác định luật khi điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng . Nước ta đang trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống luật. Các cơ quan quản lý tiếp tục sửa đổi bổ sung và ban hành các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam. Một số văn bản liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như sau: Hiến pháp 1992 là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống luật quốc gia. Bộ luật dân sự 1995 đây là bộ luật gốc trong pháp luật Việt NAm. Trong bộ luật dân sự quy định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. - Luật thương mại 1997 - Luật sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu 1998. - Các văn bản dưới luật khác như: Nghị định số 57/1998/NĐ - CP( 31/7/1998)quy định chi tiết thi hành luật thương mại về họat động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Nghị định số 15/1999/NĐ - CP ( 27/3/1999) quy định về hải quan giám sát và lệ phí hải quan. Thông tư số 01/1999/TT-TCHQ (10/5/1999) hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại nghị định số 15/1999/NĐ - CP (27/3/1999)... d. Tiền lệ pháp (án lệ): Tiền lệ pháp là các quy tắc pháp luật được hình thành từ thực tiễn xét xử của toà án Trong hoạt động mua bán quốc tế các nước ,theo hệ thống luật Anh Mỹ thừa nhận tiền lệ pháp là một trong những nguồn luật để áp dụng cho hợp đồng.Ơ các nước này ,thực tiễn tư pháp có vị trí quan trọng nên mỗi khi xẩy ra tranh chấp các bên thường viện dẫn các bản án trước đây và coi như chuẩn mực để giải quyết các tranh chấp tương tự Ơ Việt Nam tiền lệ pháp không được thừa nhận là các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên do thiếu một số qui phạm pháp luật trong các văn bản luật và dưới luật việc xét xử tranh chấp về kinh tế thương mại thường dựa vào thông tư hướng dẫn của toà án tối cao , làm cơ sở giải quyết tranh chấp. Xu thế công nhận và sử dụng các phán quyết của toà án ,cũng như vai trò tích cực của tiền lệ pháp trong thương mại quốc tế đang gia tăng tại các nước có hệ thống luật khác nhau . Khi thực hiện giao dịch buôn bán với thương nhân nước ngoài , các thương nhân Việt Nam cần nhận thức được vai trò của tiền lệ pháp , trong trường hợp cơ quan xét xử hoặc bên nước ngoài có thể vận dụng án lệ thì cần phải tìm hiểu , xem xét và chấp nhận án lệ đó trên tinh thần pháp luật III. Hợp đồng suất nhập khẩu theo quy định của Công ước viên 1980 và theo pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc kí kết hợp đồng Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia hợp đồng, việc kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cùng có lợi, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và không trái pháp luật. Hợp đồng được xác lập trên cơ sở tự nguyện. Tự nguyện chính là sự tự do thoả thuận dựa trên các ý kiến của các bên trong hợp đồng. Các bên có quyền tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình đàm phán, kí kết như cưỡng bức, lừa đảo,áp đặt ý chí của mình cho bạn hàng đều dẫn tới kết quả hợp đồng không phát sinh hiệu lực. Quan hệ hợp đồng chỉ được thiết lập khi có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trên cơ sở thoả thuận hai bên sẽ đi đến thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mình. Hợp đồng xác lập khi hai bên cùng có lợi .Khi kí kết hợp đồng các bên phải tự mình chịu trách nhiệm về tài sản, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại,... Cũng như các loại hợp đồng khác,việc xác lập hợp đồng xuất nhập khẩu phải phù hợp với qui định của pháp luật. Các nội dung trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng để thực hiện những hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội và các chủ thể khác của nền kinh tế. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu a.Phương thức ký kết Trong thương mại quốc tế hiện nay có 2 phương thức để ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu là phương pháp ký kết trực tiếp và phương pháp ký kết gián tiếp + Phương pháp ký kết trực tiếp là phương pháp hai bên trực tiếp gặp nhau để trực tiếp đàm phán, thương lượng thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng Trên thực tế phương pháp này được sử dụng khi các bên mới xác định quan hệ bạn hàng với nhau, hoặc các hợp đồng có giá trị lớn và quá trình thực hiện phức tạp. + Phương pháp kí kết gián tiếp hiện nay rất hay được sử dụng trong thương mại quốc tế vì các bên có vị trí địa lý khác nhau và hiện nay khoa học phát triển các phương tiện liên lạc đa dạng, phong phú ,có thể truyền tin nhanh và rất thuận tiện. Theo phương thức này các bên sẽ gửi tài liệu giao dịch cho nhau theo hai bước Bước 1: Một bên gửi chào hàng tới bên đối tác. Theo Công ước Viên chào hàng “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người “, chào hàng đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hoá ,ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp, gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định thể thức đó. Theo pháp luật Việt Nam chào hàng phải đưa ra những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Bước 2: Chấp nhận chào hàng. Trong thời hạn đặt ra khi chào hàng, hợp đồng coi như đã ký kết kể từ thời điểm chào hàng được chấp nhận . Theo Công ước Viên “ một lời công bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng”. Theo luật Việt Nam bên được đề nghị trả lời bằng văn bản cho bên đề nghị bằng một thông báo chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng. Nếu chấp nhận chào hàng ngoài thời hạn đã nêu trong chào hàng thì chấp nhận sẽ mất hiệu lực nếu như không có sự thông báo và khẳng định của người đề nghị. Như vậy các chủ thể khi tiến hành ký kết hợp đồng có thể sử dụng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp như trên. b. Hình thức hợp đồng. Hầu hết các nước theo hệ thống luật án lệ chấp nhận nguyên tắc tự do kí kết hợp đồng .Một nguyên tắc được coi là căn bản trong luật hợp đồng. Theo nguyên tắc này sự thoả hiệp ý trí của các đương sự đủ tạo hợp đồng, hình thức văn bản không phải là một điều kiện tất yếu cho việc kết lập hợp đồng. Quan điểm này về phương diện đạo đức phù hợp với chữ tín trong kinh doanh: đã cam kết thì phải tôn trọng , không thể từ chối thi hành bằng cách là viện lẽ sự cam kết đó không được lập thành văn bản. Nhờ đó trên thực tế loại bỏ được các trường hợp hợp đồng vô hiệu về hình thức Trong thương mại quốc tế hiện nay đa số các hợp đồng mua bán đều lập thành văn bản. Hình thức văn bản của hợp đồng là một yếu tố cần thiết vì nhịp độ thương mại quốc tế buộc họ phải kí kết một cách nhanh chóng nhất nên có thể sử dụng qua điện thoại, điện tín, Fax ... song sự nhanh chóng có nhược điểm không để lại dấu tích, hơn nữa quan hệ thương mại quốc tế rất phức tạp, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Như vậy hình thức văn bản đảm bảo chắc chắn cho những thoả thuận trong hợp đồng được thực hiện. Theo Công ước Viên 1980 chấp nhận một giải pháp thoáng về hợp đồng. Hợp đồng không cần phải thiết lập hoặc ghi nhận bằng văn bản và không bị chi phối bởi một điều kiện hình thức nào khác. Nó có thể chứng minh bằng mọi cách kể cả nhân chứng Hình thức của hợp đồng có sự khác nhau theo quan điểm luật pháp của mỗi quốc gia và nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng. Tuy nhiên Việt Nam chưa tham gia Công ước Viên 1980 vì vậy khi thương nhân Việt Nam thực hiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài, cần phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam hợp đồng phải lập thành văn bản. c. Chủ thể của hợp đồng . Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các thương nhân. Thương nhân là các bên tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế để hưởng quyền và thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Theo luật thương mại Pháp , thương nhân là những người thực hiện những hành vi thương mại và đó là nghề nghiệp thường xuyêncủa họ . Theo luật thương mại Hoa Kì thương nhân chủ thể tiến hành các hoạt động thương mại. Theo luật thương mại Việt Nam thì thương nhân có thể là các cá nhân, pháp nhân,tổ hợp tác hộ gia đình có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên. Trong thương mại quốc tế thương nhân gồm có hai nhóm chính là cá nhân và các công ty thương mại. + Cá nhân muốn trở thành thương nhân phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Mỗi nước có quy định khác nhau song điều kiện chung là cá nhân phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi và thực hiện các giao dịch thương mại thường xuyên. Theo luật thương mại Việt Nam quy định cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có yêu cầu hoạt động thương mại , đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Các công ty thương mại : Các công ty thương mại là chủ thể quan trọng trong hoạt động thương mại . Ơ các nước tư bản các công ty thương mại được chia làm hai nhóm công ty đối nhân và công ty đối vốn . Các công ty đối nhân có sự liên kết dựa trên sự tin cậy giữa các cá nhân thành lập công ty và sự góp vốn là thứ yếu . Các công ty này không phải là pháp nhân . Các công ty đối vốn được hình thành trên cơ sở góp vốn của các thành viên Ơ Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp cụ thể sau: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, công ty hợp danh ...Trong luật thương mại thương nhân là các pháp nhân, nên không bao gồm công ty hợp danh. Trong nghị định 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ban hành 31/7/98 quy định Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo các quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng kí trong giấy đăng kí kinh doanh thì công ty hợp danh cũng có thể là thương nhân. c. Đối tượng của hợp đồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam đối tượng của hợp đồng là hàng hoá, được phép mua bán theo pháp luật, nước bên mua và nước bên bán. d. Những nội dung chủ yếu củ hợp đồng + Tên hàng: hàng hoá trong hợp đồng thương mại quốc tế rất đa dạng và ngôn ngữ sử dụng ở mỗi nước khác nhau. Vì vậy trong thực tiễn kí kết hợp đồng phải đưa ra điều khoản tên hàng một cách cụ thể .Tên hàng phải ghi rõ tên thông dụng, tên thương mại và tên khoa học (nếucó ) + Số lượng: cần ghi số lượng hàng hoá chính xác hoạc quy định số lượng hàng hoá kèm theo độ dung sai .Trong thương mại quốc tế hệ hống đo lường rất phức tạp, do đó cần ghi rõ đơn vị đo lường được hai bên lựa chọn + Phẩm chất: Tuỳ theo loại hàng mà các bên thoả thuận lựa chọn tiêu chuẩn xác định phẩm chất hàng hoá, các tiêu chuẩn như Iso 9000 TCVN hợp đồng phải ghi rõ tiêu chuẩn để quy định phẩm chất của hàng hoá, có thể căn cứ vào mẫu hàng hay tiêu chuẩn đựơc công nhận trong tập quán thương mại quốc tế. Đối với những hàng hoá theo catologue thì cotologue được giữ làm cơ sở để so sánh chất lượng. Hàng hoá theo mẫu thì các mẫu được chọn sẽ được niêm phong để làm tiêu chuẩn so sánh khi giao nhận hàng. + Giá cả: phải ghi rõ đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng. Xác định cụ thể cách tính giá trong hợp đồng biểu thị rõ đơn giá , tổng giá hợp đồng. Hiện nay đồng tiền có thể lên giá, xuống giá trong thời gian ngắn vì vậy cần đề phòng sự mất giá của đồng tiền thanh toán cần phải quy định điều khoản đẩm bảo đồng tiền, trong thời hạn giao hàng nhất định. + Phương thức thanh toán Các bên có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để bảo vệ quyền lợi của mình có thể là: phương thức nhờ thu trả chậm, trả tiền trước, tín dụng chứng từ ... + Địa điểm và thời gian giao nhận hàng: Trong thương mại quốc tế ,thời gian giao nhận hàng rất quan trọng, các bên thường đưa ra một thời hạn nhất định để tiến hành giao nhận hàng, có thể giao ngay một lần trong một thời hạn xác định, giao theo từng chuyến, thời hạn giao hàng chậm nhất là vào ngày nào ... thời gian giao nhận hai bên sẽ thoả thuận để đi đến kết luận cụ thể. Địa điểm giao nhận hàng được xác định rõ và nó tuỳ thuộc vào điều kiện cở sở như FOB, CIF,DDU... để xác định được thời điểm chuyển giao hàng, tránh rủi ro. Bất kì một hợp đồng xuất nhập khẩu nào cũng phải có những nội dung chủ yếu trên nếu thiếu một trong những nội dung đó thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực. : Thực hiện Hợp đồng Sau khi hợp đồng được xác lập ,các bên cần phải thực thi những cam kết về nội dung và thường phải tiến hành các bước sau : Bên bán: chuẩn bị hàng hoá theo hợp đồng ,giao hàng đúng hạn, làm các chuyên trở cần thiết theo hợp đồng để gửi hàng. Xin giấy phép xuất nhập khẩu. Tuỳ theo việc lựa chọn điều kiện cơ sở mà xác định ai phải xin giấy phép xuất nhập khẩu cho hàng hoá VD Theo điều kiện EXW (Incoterms 90) thì người mua phải xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá. Theo điều kiện FOB thì người bán phải xin giấy phép nhập khẩu. Theo điều kiện DDP người bán phải làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá đó. Người nào phải xin giấy phép thì phải tiến hành thủ tục để có được giấy phép đó trước ngày giao hàng. + Nếu lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng thì bên mua phải mở L/C trong thời hạn nhất định theo thoả thuận của hai bên trong hợp đồng tại ngân hàng đã chọn + Thuê tàu mua bảo hiểm : trên cơ sở hợp đồng bên nào có nghĩa vụ thuê tàu, mua bảo hiểm thì phải thực hiện cam kết đó. Tàu loại nào ,thuê theo phương thức gì đều phải dựa trên hợp đồng và phải có mặt tại cảng theo đúng thời gian quy định. Mua bảo hiểm cũng phải đúng như hợp đồng theo điều kiện A,B,C với giá 110% theo hợp đồng .Hợp đồng bảo hiểm phải giao cho người mua hàng, cùng với quá trình giao nhận hàng hoá. + Giao nhận hàng hoá : tại thời điểm và thời gian xác định. Người bán tiến hành giao hàng hoá cho người mua và hàng hoá giao phải đảm bảo theo đúng quy định trong hợp đồng. Người bán phải giao hàng đúng hẹn đúng địa điểm và người mua cũng phải tiến hành nhận hàng hoá tại địa điểm và thời gian đó. + Thủ tục hải quan: trên các điều kiện cơ sở như EXW, FDB, DDU...như xin giấy phép xuất nhập khẩu thì việc làm thủ tục hải quan và nhập hàng qua biên giới, cũng quy định rõ ai có . + Kiểm tra hàng: Khi nhận hàng người mua sẽ tiến hành kiểm tra hàng hoá và nếu thấy có vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, số lượng... thì phải thông báo ngay cho người bán . +Thanh toán: sau khi nhận và kiểm tra hàng người mua sẽ tiến hành thanh toán, đúng với cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. 4.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu , khi vi phạm hợp đồng đã cam kết. Theo Công ước Viên 1980 có các hình thức trách nhiệm sau: Thực hiện thực sự: khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nếu bên bị vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghia vụ đó, thì bên vi phạm vẩn phải tiếp tục thực hiện, như người bán giao chậm hàng, giao hàng thiếu, không phù hợp với hợp đồng thì người mua yêu cầu giao hàng theo hợp đồng quy định hoặc khi người mua chậm thanh toán, không nhận hàng khi người bán yêu cầu thanh toán, yêu cầu nhận hàng đúng như cam kết. Bồi thường thiệt hại : bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh bao gồm tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu và thu nhập bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng Huỷ hợp đồng: là hình thức trách nhiệm pháp lý cao nhất áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Huỷ hợp đồng trong các trường hợp: người bán không giao hàng trong thời hạn gia hạn, thêm cho người mua chỉ định hoặc người bán tuyên bố không giao hàng trong thời hạn đó. Người mua không trả tiền, không nhận hàng hoặc tuyên bbó không trả tiền, không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm Một bên vi phạm nghĩa vụ nào đó của hợp đồng được coi là vi phạm chủ yếu. Theo pháp luật việt nam thì bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi pham hợp đồng. Khi phải có đủ các yếu tố cấu thành trách nhiệm sau : Có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Thiệt hại xẩy ra phải là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm.Bên vi phạm cũng có lỗi, cũng như Công ước Viên ngoài ba hình thức trách nhiệm là : Thực hiện thực sự, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng thì luật Việt Nam còn có hình thức thứ tư là phạt vi phạm hợp đồng. Bên có quyền lợi bị vi phạm, yêu cầu bên vi phạm phải phải trả mộtkhoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật quy định ( điều 226 luật thương mại Việt Nam) 5 .Giải quyết tranh chấp. Trong quá trình kí kết thực hiện hợp đồng những mâu thuẫn bất đồng, tranh chấp xẩy ra là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết các bất đồng, tranh chấp các bên thường lựa chọn những phương thức sau đây: a. Thương lượng trực tiếp giữa các bên: Khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ gặp gỡ nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng. Theo luật thương mại Việt Nam tại điều 239.1 khi xẩy ra tranh chấp trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng .Quá trình tiến hành thương lượng được chia làm bốn giai đoạn: - Định hướng để hình thành quan điểm thương lượng. - Tranh luận , thuyết phục. - Tìm ra mâu thuẫn. - Thoả thuận giải quyết mâu thuẫn hoặc thất bại Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại toà án, trọng tài . Thương lượng độc lập đạt được thoả thuận mới về tranh chấp các bên phải tự nguyện thực hiện thoả thuận đó theo quy định luật áp dụng về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Nếu thương lượng tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại toà án hay trọng tài các bên có thể yêu cầu ra văn bản công nhận kết quả thương lượng và kết quả đó có giá trị như quyết định của trọng tài, toà án. b.Hoà giải. Hiện nay hoà giải được nhiều nhà kinh doanh và luật gia sử dụng trong thực tiễn, thị trường quốc tế đặc biệt là trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế .Hoà giải là việc hai bên mời hoà giải viên là người thứ 3 giúp các bên tranh chấp đạt được sự thoả thuận. Khi hoà giải phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Hoà giải phải dựa trên tự do ý chí của các bên, phải đảm bảo khách quan công bằng và hợp lý.Hoà giải sẽ chấm dứt khi hai bên không muốn tiếp tục hoà giải, ngoài ra trong quá trình hoà giải phải bảo toàn bí mật về tài liệu chứng cứ, ý kiến của các bên. Hiệu lực cao nhất của thoả thuận giải quyết bằng hoà giải chỉ giống như một điều khoản hợp đồng ràng buộc giữa các bên do hoà giải mang tính chất tự nguyện. Trên thực tế hiệu lực của hoà giải chưa cao, do thoả thuận giải quyết hoà giải không được bắt buộc thi hành. Hiện nay phương thức tốt nhất được lựa chọn là hoà giải kết hợp với các phương thức giải quyết tranh chấp như hoà giải kết hợp với trọng tài hoặc toà án. c. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập, sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài giống hoà giải là phải có sự thoả thuận giữa các bên về việc đưa tranh chấp ra xét sử bằng trọng tài và cũng mời bên thứ ba. Phương thức này khác hoà giải ở chỗ người thứ ba có quyền đưa ra quyết định sau khi cân nhắc chứng cứ và lập luận của các bên. Quyết định đó có thể đựơc toà án công nhận và cho thi hành. Thủ tục tố tụng trọng tài các bên tranh chấp có thể thoả thuận với nhau hoặc có thể chọn quy tắc của trọng tài có uy tín quốc tế. Thông thường trình tự tố tụng như sau: - Một bên gửi đơn kiện tới trung tâm trọng tài mà hai bên đã lựa chọn, mỗi bên trong hợp đồng có thể chọn trọng tài cho mình, sau đó đến bước chuẩn bị xét xử ,tổ chức phiên họp xét xử và chuẩn bị phán trọng tài. Khi nhận được phán quyết trọng tài các bên thường tự nguyện thi hành. Nếu một bên không đồng ý có thể đưa đơn lên toà án yêu cầu sửa đổi đình chỉ phán quyết của trọng tài và ngược lại bên được cũng có thể làm đơn đến toà án để khẳng định phán quyết đó. Hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài được đa số các thương nhân lựa chọn vì thủ tục trọng tài nhanh gọn, chi phí ít và giữ được bí mật kinh doanh, các phán quyết của trọng tài thường có hiệu lực thi hành cao, có rất ít khả năng để toà án có thể xem xét thay đổi quyết định trọng tài. d.Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại toà án: Phương thức giải quyết tranh chấp này thực chất là phương thức giải quyết tranh chấp tại toà án của một đó nước nào đó.Việc một bên gửi đơn kiện lên toà để giải quyết tranh chấp, không phụ thuộc vào sự đồng ý của bên kia nếu hai bên chưa chọn thủ tục trọng tài. Khi gửi đơn kiện nguyên đơn phải xác định toà án để xét xử vụ kiệnlà toà áncó thẩm quyền giải quyết và hiệu lực của bản án đối với nước có liên quan đến vụ kiện. Theo luật thương mại Việt Nam đối với các tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài,nếu các bên không có thoả thuận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết, tham gia không có quy định tranh chấp thì tranh chấp được giải quyết tại toà án Việt Nam. Toà án chỉ chấp nhận hồ sơ kiện nếu hồ sơ kiện được gửi tới trong thời hiệu kiện .Thời hiệu kiện có thể cho hai bên thoả thuận, nếu không thoả thuận thì căn cứ vào quy định của luật áp dụng để xác định. Thủ tục tố tụng tại toà án ở các nước khác nhau có sự khác nhau nhất định và việc công nhận, thi hành bản án là bước tố tụng cuối cùng. Do chưa có điều ước quốc tế chung về công nhận và thi hành bản án của toà án nước ngoài nên các nước đều áp dụng nguyên tắc có đi có lại . Phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại toà án ít được lựa chọn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng do thủ tục phức tạp, thời gian dài và chi phí cao khó giữ được bí mật kinh doanh. Hơn nữa việc thi hành bản án của toà án lại phù thuộc vào quốc gia giữa hai bên đã kí kết hiệp định chung về vấn đề đó chưa. Như vậy có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm nhất định, khi lựa chọn phương thức mỗi bên phải tính đến ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp để lựa chọn được cách giải quyết có hiệu quả nhất. IV. Quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh Nhập Khẩu Chế độ quản lí kinh doanh hàng nhập khẩu : Nhà nước thực hiện việc quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nhập khẩu được thể hiện qua các quy định pháp lý về nhập khẩu .Căn cứ vào chế độ quản lý của Nhà Nước, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc cần thiết để nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của pháp luật. Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu bằng biện pháp thúê quan và phí thuế quan. Theo biện pháp thuế quan tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều chịu sự điều tiết bằng thuế, theo luật thuế xuất nhập khẩu .Thuế xuất nhập khẩu được coi như là một chiếc cầu nối quan trọng giữ kinh tế trong nước và quốc tế. Thuế xuất nhập khẩu được coi như bộ lọc để phân loại hàng hoá nhập khẩu, hàng nào cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày, hàng nào thuộc loai xa xỉ, độc hại cho đời sống văn hoá của người dân. Thông qua thuế nhà nước quản lý hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Thuế Nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch ,phi mậu dịch được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Chế độ thuế nhập khẩu bao gồm các quy định về đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nhập thuế nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu , phương pháp tính thuế (dựa trên số lượng hàng nhập khẩu ,giá tính thuế ,thuế xuất ), các trường hợp giảm, thuế hoàn lại thuế, truy thu thuế nhập khẩu . Thuế là một công cụ để cho nhà nước quản lý ,điều tiết hoạt động nhập khẩu và chế độ thuế có tác dụng trực tiếp đến hợp đồng xuất nhập khẩu. Do vậy các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng cần phải quy định rõ bên nào phải có nghĩa vụ nộp thuế cho hàng nhập khâu. Biện pháp phi thuế quan là biện pháp hỗ trợ bổ xung cho biện pháp thuế quan để quản lý hàng nhập khẩu. Theo biện pháp này Nhà nước chia làm ba loại là: Hàng cấm nhập khẩu, hàng nhập khẩu có hạn nghạch và hàng nhập khẩu có giấy phép. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và ban hành danh mục hàng cấm nhập, hàng nhập khẩu có hạn ngạch hàng nhập khẩu có giấy phép. Hàng cấm nhập khẩu : căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội hàng năm chính phủ ban hàng danh mục hàng cấm nhập cho năm đó .Hàng hoá cấm nhập khẩu năm 2000 theo quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá 2000 là vũ khí , đạn dược, vật liệu nổ, các loại ma tuý, hoá chất độc hại các văn hoá phẩm đồi truỵ phản động, các loại đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội, thuốc lá điếu, ôtô có tay lái nghịch, phụ tùng ôtô đã qua sử dụng, sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole. Doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu không được nhập bất kì một hàng hoá nào thuộc một trong các mặt hàng kể trên. Hạn ngạch xuất khẩu : là quy định của nhà nước về số lượng hoạc giá trị của một hay một nhóm mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam trong một thời gian nhất định. Biện pháp quản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch sẽ hạn chế số lượng, giá trị một mặt hàng nào đó, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường hoặc bảo đảm cho hiệu quả xuất nhập khẩu và bảo đảm chính sách điều tiết của nhà nước trên thị trường. Để đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cho từng mặt hàng cụ thể, bộ kế hoạch và đầu tư dựa vào tình hình kinh tế trong nước, khả năng ngoại tệ dành cho nhập khẩu, điều kiện môi trường, hiệu quả xuất nhập khẩu trong năm vừa qua và lập danh mục hàng nhập khẩu có hạn ngạch đưa trình thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau đó Bộ thương mại sẽ trực tiếp phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và hướng dẫn thi hành. Hàng nhập khẩu có giấy phép : Trước đây, đối với mỗi một mặt hàng nhập khẩu doanh nghiệp đều phải xin giấy phép nhập khẩu từ cơ quan có thẩm quyền. Quy định này gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và hạn chế hàng nhập khẩu cần thiết cho sản xuất, kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó, thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 89/CP (15/12/1995) bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến, có hiệu lực từ ngày 01/02/1996. Theo quy định này, chỉ một số mặt hàng cần thiết có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước thì phải xin giấy phép của bộ Thương Mại trước khi nhận hàng. Ví dụ như: Hàng quản lý bằng hạn ngạch, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch hàng năm bằng luật hay bằng giá trị kim ngạch được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, hàng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí theo giấy phép liên doanh, đầu tư, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất. Bên cạnh đó, hàng năm thủ tướng chính phủ ban hành danh mục hàng nhập khẩu có giấy phép để quản lý hoạt động nhập khẩu. 2. Quản lý Nhà Nước đối với doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu Trong từng thời kì, điều kiện để thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu cũng khác nhau : Theo điều 6, nghị định 83/CP của chính phủ ngày 19/4/1994, điều kiện để thương nhân Việt Nam được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như sau: - Doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động theo đúng nghành nghề đã đăng kí khi thành lập doanh nghiệp. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, kí kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương. Với điều kiện này, giống như thủ tục giấy phép nhập khẩu hàng hoá từng chuyến đã hạn chế hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này và mở rộng quyền hoạt động nhập khẩu của từng đơn vị kinh tế trong Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/98 qui định chi tiết việc thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài qui định: Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đựơc thành lập theo qui định của pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo nghành nghề đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh. Các chi nhánh tổng công ty, công ty được nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của tổng giám đốc công ty, giám đốc công ty, phù hợp với các nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của tổng công ty. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phảI đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố. Với sự đổi mới trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện nhập khẩu mà vẫn bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước. 3/. Chế độ quản lý của hải quan. Chế độ quản lý của hải quan bao gồ._.p đồng trưởng phóng kế hoạch sản xuất giao cho từng nhân viên thực hiện theo từng mặt hàng như thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ, phụ tùng thay thế... và nhân viên chịu trách nhiệm từ khâu đầu đến khâu cuối của việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Với những hợp đồng có giá trị lớn như nhập khẩu dây truyền sản xuất gạch thì ban giám đốc sẽ trực tiếp lãnh đạo phòng kế hoạch sản xuất để ký kết và thực hiện hợp đồng. c. Ký kết hợp đồng: Đây là một bước quan trọng quyết định quan hệ giữa công ty với các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài. Khi ký kết hợp đồng cán bộ phòng KHSX công ty cũng như bộ phận lãnh đạo đã rõ các qui định của nhà nước vè quản lý xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế, các nghiệp vụ ngoại thương ban hành để chủ động trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Công ty đã xác lập đượcnhiều mối quan hệ với các bạn hàng tin cậy. Đối với việc nhập khẩu thiết bị cho sửa chữa lớn, thiết bị lẻ mới, thiết bị lẻ và phụ tùng bổ sung công ty gửi đơn chào hàng tới các nhà cung cấp thiết bị quen thuoọc như: Nassette SPA-Italy B&T-Italy để mua hàng. Các dây chuyền sản xuất gạch men đồng bộ công ty tổ chức đấu thầu để chọn nhà cung cấp theo đúng qui định của pháp luật. Các hợp đồng của công ty đều hợp pháp và có hiệu lực pháp lý. Trong quá trình đàm phán các điều khoản cụ thể của hợp đồng, công ty đã chủ động đưa ra nội dung các điều khoản đó để hai bên thoả thuận thống nhất. Do vậy Công ty đã tránh được những thiệt hại do sai sót và hiểu lầm gây ra. Với sự lãnh đạo cảu ban giám đốc, phòng kế hoạch sản xuất của công ty gạch ốp lát Hà Nội đã ký kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu thiết bị đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. d. Thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu công ty gạch ốp lát Hà Nội đã cố gắng để thực hiện đúng cam kết do hai bên đã thoả thuận. Về khâu mở thư tín dụng công ty đã xác lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng và hàng nhập khẩu của công ty là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nên không gặp phải nhiều khó khăn khi thanh toán. Cán bộ của công ty nắm vững thủ tục hải quan, lịch trình tàu vì vậy công tác giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu được tiến hành nhanh chóng và chính xác. Hàng nhập khẩu là máy móc phục vụ cho sản xuất nên việc kiểm tra giám định hàng hoá rất quan trọng và phức tạp. Công ty còn gặp nhiều lúng túng thụ động trong khâu giám định hàng hoá này như việc thuê chuyên gia giám định lần đầu tại nhà máy bên cung cấp thiết bị, việc kiểm tra hàng qua của khẩu phải thông qua cơ quan kiểm tra như cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra do bộ khoa học công nghệ môi trường chỉ định và việc kiểm tra lần cuối tại công trường xây dựng công ty gạch ốp lát Hà Nội. Công ty phải thuê tổ chứuc giám định hàng hoá để thực hiện được các bước kiểm tra để đảm bảo quyền lợi cho Công ty. e. Về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu thiết bị: Hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty gạch ốp lát Hà Nội đã thực hiện được kế hoạch bổ sung thiết bị cho hoạt động sản xuất, đảm bảo công suất đặt ra. Trong những năm qua Công ty đã ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị với giá trị cao. Về phía công ty các hợp đồng nhập khẩu đều được thực hiện đúng theo điều khoản đã ký.Tuy nhiên do nhiều hợp đồng có thời gian thực hiện dài nên việc giao thiết bị có thể theo quí,năm nên nhiều trường hợp bên đối tác cung cấp thiết bị không đúng tiến độ gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng của công ty. Trong thời gian hoạt động xuất nhập khẩu gặp không ít khó khăn nhưng việc ký kết, thực hiện hợp đồng đạt kết quả cao, những sai lầm dần được khắc phục và đến nay ít để xảy ra sai sót nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt kế hoạch đề ra, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và có khả năng cạnh tranh cả ở thị trường trong và ngoài nước. Có kết quả đó là do hoạt động nhập khẩu thiết bị luôn đạt kế hoạch đề ra, thiết bị hiện đại đảm bảo đúng yêu cầu công ty. Trong quá trình tiến hành hoạt động nhập thiết bị công ty cũng có những thuận lợi và những khó khăn cần giải quyết. Những thuận lợi và khó khăn trong ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty gạch ốp lát Hà Nội: a. Thuận lợi: Do chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu đã có những chuyển biến tích cực, công ty đã tích cực tìm kiếm bạn hàng chủ động trong ký kết và thực hiện hợp đồng nên hạot động nhập khẩu luôn đạt kế hoạch đề ra. Đội ngũ cán bộ thực hiện xuất nhập khẩu có trình độ, nắm vững các chính sách quảnm lý nhà nước và nghiệp vụ ngoại thương bnên luôn chủ động trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, ít để xảy ra sai sót gây thiệt hại cho công ty. Công ty đã xác lập được nhiều mối quan hệ tốt với các bạn hàng tin cậy nên thị trường cung cấp thiết bị cho công ty khá ổn định. Công ty là doanh nghiệp nhà trẻ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định. Công ty là một trong số những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả do vậy việc huy động nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị, dây chuyền mới có nhiều thuận lợi. Bên cạnh những thuận lợi đã có, công ty cũng gặp không ít những khókhăn tồn tại cần giải quyết để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty. b. Những khó khăn tồn tại: Thời gian ký kết hợp đồng nhập khẩu tại công ty thường kéo dài, việc giao nhận thiết bị của công ty có thể theo từng chuyến từng đợt song trên thực tế công ty không lường hết được những biến động của thị trường và bạn hàng dẫn tới nhiều hợp đồng đang trong quá trình thực hiện bị dừng lại do bạn hàng không đủ khả năng cung cấp thiết bị cho công ty. Hợp đồng nhập khẩu thiết bị đặc biệt là các dây chuyền sản xuất phương thức giao dịch và ký kết hợp đồng khá phức tạp phải qua nhiều bước đặc biệt là dùng hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp. Công ty gặp nhiều khó khăn ở khâu lập ra những nội dung kỹ thuật, nội dung kinh tế trong quá trình lập hồ sơ mời thầu trong các chào hàng. Khâu nghiên cứu thị trường tìm hiều bạn hàng của công ty còn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở khâu quan sát nên công ty chưa mở rộng được thị trường, tìm kiếm những bạn hàng mới mà chỉ dừng lại ở những bạn hàng quen thuộc. Cán bộ phòng kế hoạch sản xuất vừa theo dõi hoạt động sản xuất vừa lập kế hoạch nhập khẩu nên gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng nhập khẩu công ty phải tiến hành uỷ thác cho đơn vị khác. Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại không chỉ ở công ty gạch ốp lát Hà nội mà còn ở hầu hết các doanh nghiệp khác đều gặp phải. Việc tìm ra nguyên nhân của những khó khăn đó để giải quyết những tồn tại hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng đang đặt ra ra đối với doanh nghiệp Nguyên nhân tồn tại khó khăn: Nguyên nhân khách quan: - Về thị trường: Thị trường trong nước về cung cấp thiết bị , công nghệ chưa phát triển, chưa có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về thiết bị phục vụ sản xuất của công ty. - Về chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị: Hiện nay hệ thống văn bản pháp qui quản lý hoạt động nhập khẩu khá phức tạp liên quan đến quá nhiều cấp nhiều ngành doanh nghiệp nắm bắt hết các thiết bị ấy rất khó. Các qui định của Nhà nước thiếu đồng bộ, chưa ổn định. Một số vấn đề cần thay đổi linh hoạt phù hợp với thực tế như luật thuế, chính sách quản lý ngoại tệ chưa được thực hiện. Các qui định của Nhà nước ban hành nhiều nhưng chưa đầy đủ do thiếu tính khái quát và không thoả mãn trình cụ thể. Cơ chế "xin cho" tồn tại quá lâu trong quản lý Nhà nước vì vậy khi thực hiện việc xoá bỏ các giấy phép thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp, một số cơ quan quản lý chưa thực sự quán triệt chủ trương này. Thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu còn phức tạp và thời gian làm thủ tục còn dài gây ra lãng phí thời gian chi, phí cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp Nhà nước trẻ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đang trong qúa trình phát triển, công ty hầu như không được cấp vốn bổ sung. Các nguồn vốn để nhập khẩu chủ yếu là vay tín dụng thương mại và vốn tự có điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch mở rộng sản xuất của công ty. b. Nguyên nhân chủ quan: Thị trường cung cấp thiết bị của công ty chủ yếu là ở nước ngoài. Thông tin về thị trường và bạn hàng của công ty nhiều song chưa được xử lý nên chưa đáp ứng yêu cầu của công ty. Thị trường nước ngoài rộng và không ngừng biến động công ty khó có thể lường trước được hết những biến động đó vì vậy trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Việc mở rộng thị trường và quan hệ với nhiều đối tác cung cấp thiết bị công ty sẽ gặp nhiều khó khăn như chưa đủ thông tin về bạn hàng, chất lượng sản phẩm để xác lập quan hệ.Đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD vì vậy khi có sự biến động lớn của USD sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện hợp đồng của công ty gạch ốp lát Hà Nội. Ngôn ngữ giao dịch và ký kết hợp đồng chủ yếu bằng tiếng Anh trong khi cán bộ thực hiện hoạt động xuấtnhập khẩu của công ty trình độ tiếng Anh còn nhiều hạn chế nên gặp không ít khó khăn. Trên đây là những khó khăn tồn tại ở công ty gạch ốp lát Hà nội mà nguyên nhân cả từ yếu tố khách quan bên ngoài và cả từ bản thân công ty. Công ty đã tìm ra nguyên nhân và đang từng bước khắc phục khó khăn vướng mắc xuất phát từ bản thân công ty cùng với sự đổi mới trong chính sách quản lý của nhà nước hy vọng công ty sẽ đẩy lùi khó khăn để đạt kết quả cao hơn trong quá trình hoạt động của mình. III. Kiến nghị đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Việt Nam: Kiến nghị với Nhà nước: a. Về việc ban hành pháp luật có tính đồng bộ và ổn định: Hệ thống văn bản pháp luật có tác động quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động nhập khẩu nói riêng .Có tác động trực tiếp tới từng doanh nghiệp và toàn xã hội, là công cụ để doanh nghiệp được đảm bảo quyền lợi của mình là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên trên thực tế hệ thống văn bản pháp luật của ta chưa đảm bảo tính đồng bộ và thiếu tính ổn định cần thiết. Để khắc phục tình trạng này các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luạt sau đây: - Bảo đảm tính hợp hiến hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản qui phạm pháp luật. Trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật nước ta Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất không một văn bản nào được trái với hiến pháp. Theo thứ bậc các cơ quan ban hành hiệu lực văn bản của cấp trên phải cao hơn văn bản cấp dưới để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đối với lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành nghề cần thiết phải ban hành các thông tư liên tịch thì các cơ quan cần phối hợp với nhau để ban hành văn bản theo đúng nguyên tắc trên. - Bảo đảm sự tham gia ý kiến rộng rãi của nhân dân trong việc xây dựng văn bản qui phạm pháp luật: Trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của văn bản cần ban hành để lấy các ý kiến của các cơ quan tổ chức xây dựng văn bản qui phạm pháp luật. Có như vậy văn bản mới phù hợp với thực tế. - Bảo đảm tính cụ thể của văn bản qui phạm pháp luật: Đây là một nguyên tắc quan trọng mà cơ quan ban hành văn bản cần thực hiện triệt để. Hiện nay trong hệ thống pháp luật nước ta các văn bản của cơ quan quyền lực cao thì qui định nguyên tắc chung do vậy khi ban hành người dân lại phải đơị những văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp dưới gây ra không ít khó khăn. Để hạn chế tình trạng này văn bản qui phạm pháp luật kể cả văn bản của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc Hội như luật ,pháp lệnh cần phải qui định cụ thể nội dung của văn bản, nguyên tắc này được đảm bảo sẽ làm cho văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực thi hành ngay, hệ thống văn bản pháp luật được đồng bộ và ngắn gọn các thành viên dễ nắm bắt được chính sách quản lý Nhà nước. Trong trường hợp pháp lệnh có những nội dung cần qui định chi tiết thi hành bằng văn bản khác thì ngay trong nội dung đó cần chỉ định rõ cơ quan và thời hạn ban hành văn bản đó.Các văn bản pháp luật đảm bảo tính khái quát cao để tránh tình trạng troing một thời gian ngắn ra hết văn bản sửa đổi bổ sung kèm theo gây khó khăn cho việc thực thi văn bản. Các văn bản hướng dẫn cần ban hành kịp thời khi luật có hiệu lực để đảm bảo tính thực thi của các văn bản qui phạm pháp luật. b. Quản lý hạn ngạch và cấp giấy phép kinh doanh: Hàng năm Thủ tướng Chính phủ ra quyết định điều hành hoạt động xuất nhập khẩu trong năm và ban hành kèm theo phụ lục về hàng cấm nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu có hạn ngạch hàng xuất nhập khẩu có giấy phép. Đây là biện pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bổ sung cho biện pháp quản lý bằng thuế quan để đảm bảo hoạt động sản xuất trong nước phát triển. Trong thời gian qua việc quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép kinh doanh chưa thực sự đạt hiệu quả và gây ra tình trạng tiêu cực trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để quản lý Nhà nước bằng hạn ngạch có hiệu quả Nhà nước cần ra những văn bản qui định chi tiết về việc phân bổ hạn ngạch cho từng đơn vị kinh doanh trực tiếp , tránh tình trạng phân bổ hạn ngạch cho nhiều ngành nhiều khâu trung gian, các doanh nghiệp cần quota thì không có, các doanh nghiệp đơn vị khác mặc dù thiếu vốn, thiếu phương tiện kinh doanh lại giữ quota trong tay khi đó việc quản lý hạn ngạch vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa tạo ra kẽ hở dẫn tới tình trạng tiêu cực trong quản lý. Về chế độ giấy phép cũng cần có những hướng dẫn chi tiết và điều kiện cần thiết để cấp giấy phép giám sát, kiểm tra việc cấp giấy phép. Những điều kiện này cần phù hợp với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu không phù hợp với thực tế sẽ dẫn đến tình trạng kinh doanh xuất nhập khẩu không tuân thủ theo qui định Nhà nước, tình trạng luồn lách để trốn tránh pháp luật sẽ gia tăng. Nhà nước chỉ nên giữ lại những giấy phép cần thiết để đảm bảo cho quản lý, nên có biện pháp thay thế quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép sang biện pháp quản lý bằng thuế quan nếu phù hợp. c. Về chế độ hải quan: Trong thời gian gần đây thủ tục hải quan đã có nhiều tiến bộ, giảm nhẹ những thủ tục phiền hà gây cản trở cho doanh nghiệp giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu. Chính phủ đã ban hành những Nghị định cần thiết trong lĩnh vực hải quan như thủ tục hải quan, giám sát hàng hoá, lệ phí hải quan, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan... và tổng cục hải quan cũng ra thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành. Tuy nhiên trên thực tế hàng qua cửa khẩu vẫn còn chưa được giải quyết nhanh, cán bộ hải quan vẫn còn nhiều nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có biện pháp quản lý đẩy mạnh công tác cải cách bộ máy tổ chức hải quan; giảm bớt những thủ tục gây cản trở cho hoạt động thông quan hàng qua của khẩu. Nhà nước cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời việc gian lận thương mại; tổng cục hải quan cần ra những qui định cần thiết xử lý cán bộ nhân viên hải quan biến chất làm trong sạch bộ máy hải quan. d. Chế độ thuế nhập khẩu: Luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam được hoàn thiện vào năm 1991, được sửa đổi vào năn 1993 và gần đây là năm 1998. Các doanh nghiệp đã nắm được thuế suất và tự kê khai thuế khi làm thủ tục nộp thuế tại cửa khẩu. Việc thi hành luật thuế do vây đã đi vào nề nếp và là nguồn thu quan trọng trong ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế thuế của ta vẫn còn những hạn chế nhất định chưa thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước. Ví dụ như biểu thuế còn cao so với các nước khác; việc phân loại hàng hoá chưa được cụ thể... Do vậy để thuế phát huy vai trò của nó chế độ thuế của ta cần có những thay đổi cho phù hợp với thực tế về thuế suất; miễn thuế; giảm thuế, hoàn lại thuế, truy thu thuế. e. Qui dịnh cuả Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu: Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý cần thiết điều chỉnh hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam như: Khi ban hành luật thương mại các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành chưa nhiều. Trong nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 qui định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu trong chương 2 cũng chỉ qui định về hàng hoá xuất nhập khẩu và ai được kinh doanh xuất nhập khẩu mà chưa có biện đưa ra quản lý hoạt động này. Do vậy chính phủ cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn để quản lý hoạt động ký kết thực hiện hợp đồng. Hiện nay, chính sách kinh tế đối ngoại của ta là hướng tới xuất khẩu giảm nhập khẩu nên quản lý hoạt động nhập khẩu của cơ quan Nhà nước chưa được coi trọng đúng mức .Vì vậy hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khó khăn. Hợp đồng nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là máy móc thiết bị, các hợp đồng này có giá trị cao song quá trình ký kết và thực hiện phức tạp; các nội dung về kinh tế kỹ thuật của thiết bị ở Việt Nam chưa có chuyên gia giỏi để tư vấn cho hoạt động này, pháp luật chưa đẩy đủ do vậy các doanh nghiệp rất lúng túng khi thực hiện. Nhà nước ngoài việc ban hành những văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu còn nên thành lập các tổ chức chuyên môn và cố vấn pháp luật để giúp đỡ cho doanh nghiệp trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Các toà kinh tế, trọng tài thương mại trong nước cần nâng cao hiệu quả trong xét xử để các doanh nghiệp có chỗ dựa vững chắc để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan cũng cần nâng cao hiểu biết thực tiễn thương mại quốc tế để ban hành những văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp. g. Gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới: Ngày nay, hoạt động kinh tế ở mỗi nước càng hoà nhập với nhau trong bức tranh tổng thể về kinh tế thế giới. Mỗi quốc gia chỉ là một mắt xích hữu cơ của toàn bộ dây chuyền thế giới. Vĩ vậy khái niệm về nền kinh tế đóng trở nên xa lạ trong thời đại ngày nay,thay vào đó là khái niệm kinh tế mở. Các quốc gia đều có xu hướng gia nhập vào các cộng đồng thương mại thế giới để tăng cường hoạt động kinh té đối ngoại của mình và Việt Nam cũng nằm trong trào lưu đó. Để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nhiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường thế giới Nhà nước ta đang có những biện pháp để tham gia vào tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã gia nhập vào ASEAN. Là thành viên của nó Việt Nam phải tuân theo đúng những cam kết mà Việt Nam góp phần xây dựng lên. Sau khi gia nhập ASEAN nước ta đã tham gia khu vực mậu dịch thương mại tự do Đông Nam Á (APTA) nhằm đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và khai thác lợi thế thương mại của Việt Nam. Từ 1995, Việt Nam đã có những văn bản qui định về thuế để thực hiện Hiệp định và thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) như Nghị quyết số 292/NQ-UBTVQH (8/11/1995) và Nghị định 91/CP ngày 18/11/1995 ban hành Cá c mặt hàng thực hiện theo CEPT. Danh mục này hàng năm đều có sửa đổi bổ sung. Hiện nay rất nhiều khối mậu dịch tự do ra đời ở hầu hết châu lục với nội dung chủ yếu là xoay quanh việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy khi gia nhập các khối đó Việt Nam cần phải xem xét những thuận lợi và khó khăn đưa lại để có chính sách gia nhập cho phù hợp. Ví dụ như khi quan hệ với các thành viên NAFTA Việt Nam phải đổi mới cơ cấu ngành trong nền kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm để trao đổi XNK hay khi gia nhập WTO nước ta phải điều chỉnh hệ thống và chính sách thương mại tương đồng với WTO và phải chấp nhận nhân nhượng về thuế và mửo cửa thị trường hàng hoá dịch vụ... Hiện nay Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước và nhiều tổ chức thương mại quốc tế và khu vực .Việt Nam cũng đã ký hiệp định thương mại song phương và đa phương ,chúng ta cẫn coi trọng và tổ chức thực hiện đúng đắn các hiệp định mà ta đã chấp nhận, kịp thời điều chỉnh các chính sách cụ thể thích với diễn biến nhạy cảm của tình hình quốc tế và khu vực. Nhà nước cần ban hành những ấn phẩm để phổ biến kịp thời các nội dung đó tới cá nhân, đơn vị kinh tế. 2. Đối với doanh nghiệp: Những khó khăn tồn tại khi thực hiện nhập khẩu không chỉ tồn tại ở Công ty gạch ốp lát Hà Nội mà đó cũng là thực tế chung đối với các doanh nghiệp.Để khắc phục khó khăn các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các bước sau đây: a. Xây dựng kế hoạch mua hàng: Để đảm bảo có được hàng hoá phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tiếp, trên cơ sở theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo thị trường doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một kế hoạch nhập khẩu cụ thể. Đây là việc cần thiết và là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo. Do vậy các doanh phải đưa ra kế hoạch nhập khẩu với các câu hỏi: - Mua hàng gì: Khi đặt câu hỏi này công ty đồng thời phải xác định tiêu chuẩn nhất định đặt ra đối với hàng hoá đó. - Mua bao nhiêu: Dựa trên thực tế nguồn vốn mà công ty có thể sử dụng để mua hàng và nhu cầu về mặt hàng đó công ty đặt ra con số cụ thể . - Mua khi nào: Trên thực tế sản xuất kinh doanh, công ty sẽ quyết định thời điểm để mua hàng. Bên cạnh đó kế hoạch mua hàng sẽ đặt ra câu hỏi mua của ai, giá cả như thế nào. Để làm được điều naỳ công ty phải tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thị trường và bạn hàng để ra quyết định. b. Thu thập thông tin trên thị trường: Sau khi lập kế hoạch mua hàng, Công ty tiến hành phân vùng thị trường tìm kiếm bạn hàng để chọn ra nhà cung cấp hàng hoá đáp ứng yêu cầu của công ty. Hiện nay thông tin rất đa dạng song người nhận tin phải biết chọn lọc để xử lý thông tin đó. Đối với thị trường quan trọng cung cấp hàng chủ yếu cho công ty cần thu thập thông tin thường xuyên có thể cử đại diện sang thị trường đó để theo dõi và thu thập tin hoặc công ty có thể tìm kiếm thông tin trên mạng internet, qua thư điện tử... Các thông tin cần thiết cho hoạt động của công ty như quá trình phát triển của đối tác cung cấp đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nào, giá cả thị trường và giá đối tác đưa ra; quan hệ của đối tác với các bạn hàng trước đó ... để công ty có thể lựa chọn cho mình những bạn hàng phù hợp nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang vướng mắc ở khâu thu thập thông tin. Nhiều hợp đồng doanh nghiệp đã bị lừa khi ký kết với các công ty "ma" do các thông tin giả đưa lại và hậu quả mà các doanh nghiệp phải gánh chịu rất lớn. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải thận trọng khi thực hiện bước này nhưng cũng không vì thế mà chỉ bó hẹp quan hệ làm ăn trong một thị trường nhỏ hẹp để bỏ lỡ các cơ hội tốt. c. Xác lập quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng: Khi đã có đầy đủ thông tin về bạn hàng công ty có thể gửi chào hàng tới các đối tác để mở đầu cho quan hệ kinh doanh, tiến tới khâu đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu. Công tác đàm phán và ký kết hợp đồng rất quan trọng đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp, chính thức xác lập mối quan hệ pháp lý của hai bên. Trong công tác này điều cần thiết và quan trọng nhất phụ thuộc vào người đứng ra đàm phám. Người đàm phán trước hết phải có trình độ anh ngữ cao để giao dịch, nắm vững luật pháp trong nước cũng như luật quốc tế và nghiệp vụ ngoại thương, nắm rõ kế hoạch của công ty và hiểu biết đối tượng xác định quan hệ để chủ động trong quá trình đàm phán về nội dung cụ thể của hợp đồng . Trong đàm phán ký kết phải đảm bảo tuân thủ theo pháp luật như điều kiện về chủ thể; đối tượng hợp đồng; người có thẩm quyền ký kết hợp đồng để hợp đồng phát sinh hiệu lực. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng phải có đủ công ty cần phải chú trọng tới các điều khoản phù hợp với hàng hoá của mình; đặc biệt việc chọn luật và cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều đó sẽ giúp công ty bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu có xảy ra tranh chấp mâu thuẫn khi thực hiện hợp đồng d. Giao nhận hàng và làm thủ tục hải quan: Khi thực hiện hợp đồng công tác giao nhận hàng đóng vai trò quan trọng, là bước quyết định quyền lợi của công ty được thực hiện hay không. Khi thực hiện hợp đồng, công ty cần phải nắm vững lịch trình giao nhận hàng, thời gian hàng đi, hàng đến, địa điểm bốc dỡ hàng. Gắn với công tác giao nhận hàng là việc giám định chất lượng hàng hoá đúng tiêu chuẩn qui định trong hợp đồng không để có khiếu nại kịp thời với người bán hoặc người chuyên chở. Khi hàng đến cửa khẩu để nhận hàng về doanh nghiệp tiến hành kê khai hải quan theo qui định. Vì thủ tục hành chính ở nước ta còn rất phức tạp và mất thời gian do vậy cán bộ làm công tác nhận hàng cầng nắm vững những qui định của Nhà nước và trình tự làm thủ tục cần thiết để nhận hàng về. e. Thanh toán: Phương thức thanh toán ngoại thương hiện nay rất đa dạng song hiện nay phương thức sử dụng chủ yếu là mở thư tín dụng không huỷ ngang hay phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu nhược điểm nhất định do vậy để đảm bảo cho quyền lợi của mình các doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp và phải qui định cụ thể trong trường hợp đồng. Tiến trình thanh toán tiến hành song song với tiến trình giao nhận hàng đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. g. Tăng cường biện pháp quản lý đào tạo nhân sự: Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động nhập khẩu vấn đề nhân sự trong các doang nghiệp là yếu tố quyết định nhất. Mỗi bước đặt ra đều cần tới đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi để thực thi công việc. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác quản lý cán bộ. Việc phân công công việc phải đảm bảo phù hợp với trình độ và năng lực của từng người. Các doanh nghiệp cần có chính sách để đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty, công ty cũng nên trích một phần lợi nhuận để thưởng cho những người làm việc tốt. Đánh giá công bằng hợp lý công việc của từng người sẽ kích thích sự hăng say lao động, ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. 3- Các cơ quan tổ chức có liện : Họat động nhập khẩu của doanh nghiệp không chỉ liên quan tới mỗi doanh nghiệp mà còn liên quan tới nhiều cơ quan tổ chức khác như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm, cơ quan giám định hàng hoá, tổ chức chuyên chở hàng hóa... Các cơ quan tổ chức này là cầu nối quan trọng giúp cho hợp đồng nhập khẩu được thực hiện. Vì vậy cơ quan Nhà nước cần có những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan này, tạo điều kiện thuận lợ cho hợp đồng nhập khẩu được thực hiện. KẾT LUẬN: Bằng lỗ lực của ban lãnh đạo công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty gạch ốp lát Hà Nội đã vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu thành lập để đi lên và phát triển trên thương trường . Qua kết quả kinh doanh thu được công ty đã khẳng định vị trí của mình là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả . Trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội thì hoạt động nhẩp khẩu giữ một vị trí hết sức quan trọng góp phần tạo nên “bộ mặt mới “của công ty như hiện nay.Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hợp đồng xuất nhập khẩu và thực tiễn ký kết hợp đồng nhập khẩu thiết bị của công ty, bài viết của em đề cập tới những khía cạnh pháp lý về hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty gạch ốp lát Hà Nội nói riêng .Trong khuôn khổ bài viết này với một số đánh giá và kiến nghị giải pháp trong quá trình ký kết hợp đồng em mong muốn ý kiến đó góp được phần nào cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của thương nhân Việt Nam . Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá , thị trường công nghệ chưa thực sự phát triển song nhu cầu về máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại rất cao nên hoạt động nhập khẩu thiết bị trong giai đoạn này là cần thiết . Vì vậy Nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa tới hoạt động này và tạo ra hành lang pháp lý để doanh nghiệp có chỗ dựa vững chắc bảo đảm cho quyền lợi của mình . Về phía công ty để thực hiện tốt hoạt động nhập khẩu đảm bảo cho “dây chuyền “ hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt trước tiên phải tuân thủ pháp luật trong kinh doanh xuất nhập khẩu và am hiểu pháp luật , tiếp đó cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực có chuyên môn nghiệp vụ tốt , tận tình với công việc . Khi ký kết thực hiện hợp đồng công ty cần tuân thủ các nguyên tắc đặt ra và coi trọng khâu ký kết hơp đồng để tránh xảy ra sai sót không đáng có . Em hy vọng chuyên đề thực tập này phản ánh được một phần thực chất . Do thời gian còn hạn chế và kiến thức thực tế chưa nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý của thầy cô và cán bộ công ty gạch ốp lát Hà Nội . Em xin chân thành cảm ơn . Hà nội tháng 5 năm 2001 Sinh viên :Trần Thị Thu Phương DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật Hiến pháp CHXHCN Việt nam 1992 Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam 1995 Luật thương mại 1997 Luật sửa đổi bổ xung luật thuế xuất nhập khẩu 1998 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ_CP ngày 1/9/1999và nghị định số 14/2000/NĐCP (5/5/2000)của chính phủ Nghị định số 57 / 1998 /NĐCP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuât nhập khẩu gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài . Công báo số 1/1999 Nghị định số94/1998-NĐ-CP (17/11/1998) quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi bbổ xung một số vấn đề của luật thuế xuất nhập 4/1998/QH10(25/5/98) công báo số 1/99 Nghị định số 15/1999/NĐ_CP quy định về thủ tục hải quan giám sát hải quan và lệ phí hải quan (27/3/99) công báo số 17/99. Quyết định số 242/99/QĐ-TTg ngày 30/12/99về diều hành xuất nhập khẩu năm 2000 Công báo số 5/2000. Thông tư số 01/1999/TT_TCHQ( 10/5/99) hướng dẫn về thủ tục hải quan quy dịnh tại nghị định số 15 /1999/NĐ_CP(27/3/99) công báo số 27/99. Sách tham khảo 1 . Giáo trình luật thương mại quốc tế .Bộ môn luật ĐHKTQD Hà Nội nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1999 Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (Vũ hữu Tửu ) nhà xuất bản giáo dục 1998 Thương mại quốc tế và kinh nghiệm phát triển ngoại thương (Hà Nguyễn )nhà xuất bản thống kê 1998 Tìm hiểu pháp luật trong thương mại (Lê quang Liêm ) nhà xuất bản thống kê 1996 hợp đồng xuất nhập khẩu (Nguyễn mạnh Bách ) nhà xuất bản thống kê 1992 Thương mại và giải quyết tranh chấp về thương mại Học viện chính tri quốc gia Hồ Chí Minh Các tài liệu khác Công ước Viên 1980 của lien hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế Incoterms 1990,2000 Hướng dẫn sử dụng Incoterms 1990 Quy tắc thực hành thống nhất về chứng từ. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0016.doc
Tài liệu liên quan