Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, đói nghèo

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những bất bình đẳng về cơ hội, trong từng nước, cũng như giữa các nước. Ngay cả những cơ hội cơ bản để được sống cũng được phân bố rất không đồng đều. Trong khi có chưa đến 0.5% số trẻ em sinh ra ở Thụy Điển phải chết trước khi tròn một tuổi thì có đến gần 15% số trẻ em sinh ra ở Môdămbich không thể vượt qua ngưỡng tuổi này. Ngay ở En Xavando, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong số con cái của những bà mẹ có trình độ chỉ là 2% như

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, đói nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng với con cái của những bà mẹ thất học thì lên đến 100%. Ở Eritoria, diện tiêm chủng đối với trẻ em trong 20% dân số giàu nhất đạt gần 100% nhưng đối với 20% dân số nghèo nhất chỉ là 50%. Những trẻ em này không thể chịu trách nhiệm về những hoàn cảnh sinh ra chúng, nhưng chính những hoàn cảnh đó đã góp phần định hình rất lớn cho cuộc sống của chúng- và khả năng mà chúng đóng góp vào sự phát triển của chính quốc gia đó. Và ngày nay, bên trong mục tiêu của mỗi quốc gia thì tăng trưởng không còn là mục tiêu hàng đầu nữa mà bây giờ, tất cả các quốc gia đều hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững” tức phát triển phải có tính toàn diện- nó phải cân đối một cách thành công giữa các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu về xã hội và môi trường. “Phát triển thực sự” mnag nhiều ý nghĩa hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là tăng trưởng kinh tế. Giữa các quốc gia và thậm chí là giữa các cá nhân, nhận thức về phát triển có thể khác nhau, nhưng thông thường phát triển vượt ra ngòai mục tiêu tăng mức thu nhập trung bình và bao hàm cả những vấn đề như: tự do, bình đẳng, y tế, giáo dục, môi trường an toàn và nhiều vấn đề khác nữa. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, dưới sự giúp đỡ của Th.s Phạm Văn Linh, nhóm chúng tôi- HALLEY COMET GROUP đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, đói nghèo” với những ví dụ thực tế trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cũng như những chính sách của Chính phủ để thực thi quan điểm này. Do kinh nghiệm và năng lực có hạn nên chúng tôi không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy giáo và các bạn đóng góp, cho ý kiến để chúng tôi sửa chữa, bổ sung hoàn thiện bài viết hơn. Xin chân thành cảm ơn! I, MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG PHÚC LỢI CHO CON NGƯỜI. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, từ những năm 70 trở lại đây, tăng trưởng không còn là mục tiêu duy nhất trong chiến lược phát triển con người của các quốc gia mà sự ưu tiên đó đã được chuyển hướng sang các mục tiêu kinh tế, xã hội lớn hơn như xóa đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch về thu nhập. Xuất phát từ thực tế là tăng trương kinh tế chỉ làm tăng phúc lợi xã hội cho người ngèo, trong khi đó đời sống của phần lớn dân cư không được cải thiện, cùng với việc nghiên cứu các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển, các nhà kinh tế đều thống nhất về nguyên nhân chính của việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không đi đôi với cải thiện, nâng cao phúc lợi cho đa số dân chúng những người nghèo xuất phát từ phân phối thu nhập. Có thể nói tăng trưởng (GDP) là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm cho phúc lợi xã hội được phân phôi rộng rãi hơn. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia, chính phủ các nước không chỉ cần gia tăng tốc độ phát triển mà còn phải quan tâm trực tiếp đến việc “ phân phối thu nhập” Để đánh giá ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nếu mức độ đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân, cần nghiên cứu phương thức phân phối thu nhập để biết được nguồn gốc và giá trị của thu nhập mà người dân có được. Có hai phương thức phân phối thu nhập là: phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối lại thu nhập Phân phối theo chức năng có liên quan đến sự phân chia thu nhập theo các yếu tố sản xuất khác nhau như lao động ( theo trình độ khác nhau) máy móc thiết bị, vốn sản xuất, đất đai…Được xác định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mức độ phúc lợi khác nhau giữa các nhóm dân Phân phối lại thu nhập thường được thực hiện qua đánh thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công cộng của chính phủ nhằm giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo. Nhưng đây không phải là phương thức cơ bản để nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư. II. BẤT BÌNH ĐẲNG 1, Các thước đo bất bình đẳng Đường cong LORENZT: Trên đồ thị: Đường chéo 45 độ thể hiện sự phân phối thu nhập “ hoàn toàn công bằng” Đường Lorenzt: thể hiện mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ % thu nhập và tỷ lệ % trong tổng thu nhập Khoảng cách giữa đường chéo 45% và đường Lorenzt cho biết mức độ bất bình đẳng Đường Lorenzt càng cách xa đường 45 độ thì mức độ bất bình đẳng càng lớn, và ngược lại. Hạn chế của đường cong Lorenzt là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng và trong trường hợp so sánh hai cách phân phối thu nhập ( 2 quốc gia ),nếu đường Lorenzt tương ứng với hai quốc gia đó cắt nhau thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng. Đường màu xanh: đường bất bình đẳng tuyệt đối. Đường màu đỏ: đường Lorenzt. Hệ số GINI - Hệ số gini là thước đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực nghiệm, được tính bằng tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenzt và đường 45 độ với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45 độ - Công thức tính như sau: Hệ số GINI (G ) = Diện tích ( A ) /(Diện tích ( B ) -Về lý thuyết, hệ số GINI nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1, song về thực tế, GINI nhận giá trị trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 ( 0< G < 1 ) - Dựa vào những số liệu thu nhập được, Ngân hàng thế giới cho rằng trong thực tế giá trị của hệ số GINI thay đổi trong phạm vi hẹp hơn: từ 0,2 đến 0,6. Với những nước có thu nhập thấp hệ số GINI biến động từ 0,3 đến 0,5, những nước có thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4. - Hạn chế: Tuy hệ số GINI đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy rằng hệ số GINI cũng mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối, trong một số trường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể. 2, Các mô hình về sự bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế * Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets Simon Kuznets, nhà kinh tế học Mỹ năm 1995 đã đưa ra một mô hình nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhằm xem xét giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Ông đã đưa ra giả thiết rằng: Bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn. -Giai đoạn kém phát triển: G thấp. - Giai đoạn phát triển trung bình: G tăng cao. - Giai đoạn phát triển: G thấp. G tăng là do các nước hầu hết đang trong quá trình phát triển trung bình chính vì thế mà G thế giới tăng. - Ở các nước kém phát triển: G từ 0,3 đến 0,5. Các nước phát triển trung bình: G từ 0,4 đến 0,6. Các nước phát triển: G từ 0,2 đến 0,4. Vì vậy, các nước phát triển trung bình và các nước phát triển cần ưu tiên nhiều cho vấn đề giải quyết phúc lợi. Tuy nhiên Mô hình chữ U ngược còn có những hạn chế là không giải thích được 2 vấn đề quan trọng: Thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đăng trong quá trình phát triển. Thứ hai, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng? * Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.LEWIS Mô hình A.Lewis nghiên cứu về phân phối thu nhập Mô hình cũng nhất trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sự bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được mức độ phát triển nhất định. Nhưng tiến thêm một bước , mô hình đã giải thích được nguyên nhân của xu thế này. Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao đông được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng thêm nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu. Như vậy, trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản vừa tăng lên do quy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đưa lại. Ở giai đoạn sau bất bình đẳng giảm bớt do khi lao đông dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị( sản xuất công nghiệp và dịch vụ ), khi đó, lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu câu lao đông ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng. Trong mô hình này thì sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng. Sự bất bình đẳng ở đây cũng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn. Không chỉ có sự bất bình đẳng đóng góp vào tăng trưởng mà các nhà kinh tế trong mô hình này còn cho rằng các cố gắng để phân phối lại thu nhập “ một cách hấp tấp, vội vã” cũng dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm của Lewis, bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng: một mức độ phân phối lại hợp lý thực sự có thể tăng cường tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiết kiệm tăng, trong trường hợp này bất bình đẳng tăng sẽ dẫn đến tiết kiện tăng, bất bình đẳng giảm sẽ kìm hãm tiết kiệm. Hoặc khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiết kiệm biên giảm dần, khi đó nếu bất bình đẳng giảm sẽ làm tăng tiết kiệm trong nền kinh tế. Điều này được rút ra từ các số liệu nghiên cứu của các nước đang phát triển, ở những nước này có xu hướng là, khi người giàu tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng của họ tăng cao ( hướng vào những hàng hóa xa xỉ ). Vì thế, xu hướng tiết kiệm biên rất thấp và tỷ lệ tiết kiệm trung bình của họ có thể thấp hơn những người kém giàu có hơn. Như vậy rõ ràng với những nước đang phát triển thì việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm đầu tư. Hay nói cách khác có thể kết hợp giữa công bằng và tăng trưởng kinh tế. * Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima. Ý tưởng cơ bản của sự tăng trưởng đi đôi với bình đẳng dựa vào cách đặt vấn đề: - Có thể hạn chế dự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng được không? Oshima đã xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Châu Á, đó là sản xuất lúa nước có tính thời vụ cao và cho rằng quá trình tăng trưởng cần được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp. Chính trong quá trình này sẽ dẫn đến hạn chế sự bất bình đẳng trong qua trình tăng trưởng. Theo Oshima, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiên ngay từ giai đoạn đầu. Việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của nhà nước về giống, kỹ thuật, đồng thời việc mở rộng và phát triển các ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn được tăng dần. Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa thu nhập có quy mô lớn và xí nghiệp có quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như giữa nông trại lớn và nông trại nhỏ ở nông thôn - Vậy điều này đã tác đông như thế nào đến tăng trưởng? Theo Oshima, tiết kiệm sẽ được tăng lên ở các nhóm dân cư, kể các nhóm có thu nhập thấp nhất, vì thu nhập ở họ dần dần thỏa mãn các khoản chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay đầu tư trước đó và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư giáo dục đào tạo cho con em họ. * Mô hình phân phối lại cùng tăng trưởng kinh tế (của ngân hàng thế giới WB). Quan điểm này về cơ bản cũng cho rằng: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng hay tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề phúc lợi Phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập cần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục Giải pháp phân phối lại thu nhập được xem là quan trọng, nó bao gồm chính sách phân phối lại tài sản và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng Cần phải có những chính sách phân phối lại tài sản vì: Nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công trong phân phối thu nhập của các cá nhân hầu hết các nước đang phát triển là do sự bất công trong sở hữu tài sản, gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập vì 20% này có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất,đất đai, thậm chí cả vốn nhân lực. Chính sách đã được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển để phân phối lại tài sản là chính sách cải cách ruộng đất, chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người. Tuy nhiên trong thực tế, các chính sách nói trên như chính sách cải cách ruộng đất chỉ thực sự là công cụ có tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ. 3. Bất bình đẳng về thu nhập giữa các nước và trong từng nước Khía cạnh tăng trưởng và phân phối thu nhập luôn là một chủ đề gây tranh cãi, bắt đầu từ giả thuyết hình chữ U ngược của Kurznets( 1955) về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập gắn với quá trình tăng trưởng. Theo Kurznets, bất bình đẳng có thể là một hệ quả của quá trình tăng trưởng. Thế nhưng, một khi xã hội đã phát triển tới một mức cao nhất định, mứuc độ bất bình đẳng sẽ giảm đi, lúc đó, thu nhập và phúc lợi có xu hướng được phân phối công bằng hơn. Tuy vậy, nhiều kiểm định thực tế đã không nghiêng về giả thuyết này: bất bình đẳng về phân phối thu nhập không những khoong giảm đi mà còn tăng lên hoặc giữ ở mức cao ngay cả ở nhiều nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ. Để giải quyết bất lợi này, các nước phát triển đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Các nước có nền kinh tế thi trường tự do như Mỹ, Anh có phần thiên về áp dụng các biện pháp trực tiếp, trong khi các nước công nghiệp Châu Âu, cả hai loại biện pháp: trực tiếp( như thông qua thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp ) và gián tiếp( như cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế nhằm tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp tham gia vào quá trình tăng trưởng) đều được thực hiện. Từ cuối thập kỉ 70 của thế kỉ 20 đến nay, tác đông của khía cạnh phân phối tới tăng trưởng trở thành một chủ đề mang tính thời sự khi bàn về tăng trưởng của các nước đang phát triển. Sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh, nhiều nghiên cứu gần đây về một số nước( Galor& Zria, Stighliz, Aghilon, Caroli và Garci- Denalosa, Barro) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với tăng trưởng kinh tế. Các chính sách nhằm tạo thu nhập bình đẳng hơn bằng cách phân phối cơ hội một cách công bằng hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Phân phối thu nhập công bằng hơn ở các nước đang phát triển đựoc coi là có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn được giải thích qua bốn giả thuyết sau đây: - Thứ nhất, nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng, nguời giàu ở các nước phát triển chưa thực sự muốn tiết kiệm để đầu tư vào nền kinh tế trong nước. Xu thế dễ nhận thấy là người giàu muốn tiêu dùng hàng hóa xa xỉ. Loại tiết kiệm và đầu tư này không đóng góp nhiều vào tăng tiềm lực sản xuất của quốc gia, thậm chí là một sự lãng phí nguồn lựcvốn đã ít ỏi ở các nước này. Với hành vi tiêu dùng này, nếu chiến lựợc phát triển mà dẫn đến gia tăng nhanh bất bình đẳng về phân phối thu nhập sẽ tạo ra cơ hội để duy trì vị thế của nhóm người giàu, đồng thời gây ra tổn thất cho nền kinh tế do lãng phí nguồn lực. Trong dài hạn, một chiến lược như vậy thường có tác dụng “ phản tăng trưởng và phát triển”. - Thứ hai, về phía người nghèo, do thu nhập và mức sống thấp nên tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục kém. Điều này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và năng suất lao động của họ, và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng xấu tới quá trình tăng trưởng. - Thứ ba, thu nhập của người nghèo tăng sẽ kích thích tăng nhu cầu về hành hóa và dịch vụ sản xuât trong nươc, trong khi người giàu có xu hướng dành phần thu nhập tăng thêm của họ để mua hàng nhập khẩu xa xỉ nhiều hơn. Qua đó góp phần kích thích đầu tư, sản xuất và tạo việc làm trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ thị trường kinh tế. - Thứ tư, chênh lệch thu nhập lớn và nghèo đói tuyệt đối phổ biến có thể dẫn đến bất ổn về mặt xã hội và chính trị, và rốt cuộc là có hại cho tăng trưởng kinh tế. Các chính sách tăng trưởng mà không tính khía cạnh phân phối thu nhập và phân phối cơ hội cũng như không gắn với xóa đói nghèo bền vững sẽ khó duy trì được tăng trưởng trong dài hạn. Một khi chú trọng tới chất lượng tăng trưởng thì khía cạnh phân phối và xóa đói nghèo không thể giải quyết chỉ bằng chính sách tái phân phối thu nhập trực tiếp. Các biện pháp gián tiêp nhằm tạo cơ hội cho người nghèo có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình tăng trưởng mới là cần thiết. Việc thực hiện các chính sách này đã và đang gặp khó khăn tại nhiều nước dẫn đến tình trạng người giàu được tiếp cận các nguồn lực dễ dàng hơn và hưởng lợi nhiều hơn so với người nghèo. Trong nhiều trường hợp, vấn đề chưa hẳn là tăng chi ngân sách mà là sự phân phối lại nguồn lực và cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ công sao cho có lợi cho nhóm người có thu nhập thấp. Thực tế về mối quan hệ giữa đói nghèo ở khía cạnh phân phối và tăng trưởng đã làm cho vai trò của xã hội đối với quá trình tăng trưởng ngày càng trở nên quan trọng hơn Hơn mười năm qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhờ đó thu nhập của dân cư liên tục tăng song vẫn có sự khác biệt lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư của hai khu vực thành thị và nông thôn là 6.95%trong giai đoạn 1996-2000 và 7.5% trong giai đoạn 2001-2005. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây có thể thấy thu nhập của các hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nhiều ở nông thôn. Đơn vị: 1000VND Các vùng 1996 1999 2002 Cả nước Thành thị. Nông thôn. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn( lần) 1. Thu nhập thấp nhất 2. Thu nhập cao nhất Chênh lệch giữa hai nhóm thu nhập(lần) 226.7 509.4 187.9 2.71 519.58 74.33 6.99 295 516.7 225 2.30 741.6 97 7.65 365.2 622.0 275.1 2.26 877 104.7 8.14 Nguồn: Tổng cục Thống kê; Niên giám Thống kê năm 2003. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, nếu chia các hộ điều tra thành mười nhóm thu nhập, mỗi nhóm 10% số hộ theo độ dốc đi lên của thu nhập bình quân trên người, thì thu nhập nhỏ nhất và thu nhập lớn nhất có khoảng cách lớn và tăng theo các năm. Năm 2000, thu nhập bình quân của nhóm người hộ nhất(nhóm 10) gấp 12 lần nhóm hộ nghèo nhất(nhóm 1). Năm 2002, tỷ lệ này tăng lên 13.75 lần. Sự chênh lệch về thu nhập kéo theo một loạt những chênh lệch trong đời sống của người dân và chính điều đó đã làm gia tăng sự bất bình đẳng. Ở khu vực thành thị, chi tiêu cho giáo dục/năm/người là 1.255 triệu đồng, gấp 3 lần so với khu vực nông thôn chi cho giáo dục/năm/người của nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 236000 đồng, trong khi nhóm hộ giàu nhất là 1.418 triệu đồng, cao gấp 6 lần. Năm 2002, về cơ cấu chi tiêu, chi tiêu cho ăn uống ở khu vực thành thị là 52%, khu vực nông thôn là 60%, của nhóm hộ giàu nhất là 50%, nhóm hộ nghèo nhất là 70%. Nhóm hộ giàu nhất có mức chi không phải ăn uống gấp 7.5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất. Trong đó, chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 19.4 lần, chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 7.6 lần, chi y tế sức khỏe gấp 4 lần, chi đi lại và bưu điện gấp 15.8 lần, chi văn hóa, thể thao, giải trí gấp 95.4 lần. 4. Bất bình đẳng giới. Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định cơ hội cuộc sống của con người, xác đinh vai trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế. Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau. Báo cáo phát triển con người của chương trình Liên Hiệp Quốc(DNDP) đã đưa ra hai chỉ số: - Chỉ số phát triển giới(GDI): chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo sự bất bình đẳng về giới. + Trong mỗi nước, nếu giá trị và thứ hạng của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính càng ít. Ví dụ ở Nauy và Singapore. + Nếu thứ hạng thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI, cho thấy sự phân phối không bình đẳng về phát triển con người giữa nam và nữ. Ví dụ ở Lucxambua và Ảrập Xêut. + Ngược lại, nếu thứ hạng GDI cap hơn,, cho thấy một sự phân phối bình đẳng hơn về con người giữa nam và nữ. - Thước đo vị thế giới( GEM): thước đo này tập trung xem xét cơ hội của người phụ nữ chứ không phải là khả năng của họ. Nó chỉ ra sự bất bình đẳng giới trên ba khía cạnh: + Thứ nhất, tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định: được đo bằng tỷ lệ có ghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới. + Thứ hai, tham gia các hoạt động kinh tế và có quyền quyết định: được đo bằng tỷ lệ các vị trí lãnh đạo, quản lý và tỷ lệ các vị trí trong ngành kĩ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm. + Quyền đối với các nguồn lực kinh tế: được đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới(ppp- USD). Vì vậy, bất bình đẳng giới được coi là trung tâm, mục tiêu của phát triển, đồng thời cũng là một yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của một quốc gia. 5. Bất bình đẳng về sức khỏe Tự bản thân sức khỏe đã là một khía cạnh quan trọng của phúc lợi, sức khỏe kém có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội của cá nhân- khả năng kiếm thu nhập của họ, kết quả học tập, khả năng chăm sóc con cái, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng… Chức năng quá trình của sức khỏe với tư cách là một phương tiện có nghĩa là bất bình đẳng về sức khỏe sẽ chuyển thành bất bình đẳng về các phương diện phúc lợi khác. Và sự bất bình đẳng này lại kéo dài qua thời gian. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh đến trẻ em, trong khi vẫn thừa nhận rằng sự khác biệt về địa vị xã hội, của cải và sức khỏe cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người lớn. Chúng tôi cũng chủ yếu xem xét ở khía cạnh sự khác nhau về sức khỏe của trẻ em giữa các nhóm dân cư được phân biệt theo học vấn của mẹ, nơi cư tú là thành thị hay nông thôn, và địa vị kinh tế của cha mẹ, được phản ánh gián tiếp qua một số chỉ số về sở hữu các tài sản lâu bền của hộ gia đình. Tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 34 ca trên 1.000 ca sinh, trong đó tỷ lệ này đối với những trẻ em có mẹ thất học là 14 trẻ trên 1.000 ca sinh, cao gấp hơn hai lần so với tỷ lệ của những trẻ em có mẹ có trình độ học vấn từ trung học trở lên là 6 trẻ trên 1.000 ca sinh. Còi xương. Một khía cạnh khác của sức khỏe là tình trạng còi xương nặng( có chiều cao theo độ tuổi thấp hơn ba độ lệch chuẩn so với nhóm dân cư tham chiếu). Theo số liệu của bệnh viện Nhi Trung Ương, cứ 100 trẻ em Việt Nam dưới ba tuổi thì có khoảng 10 cháu bị còi xương. Các cuộc điều tra gần đây của nước ta cũng cho thấy: tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi bị còi xương vào khoảng 5-9% ở khu vực đồng bằng và 14% ở khu vực miền núi phía Bắc( theo số liệu thống kê tháng 8 năm 2007).Trẻ em rõ ràng không có sự lựa chọn khi quyết định xem chúng nên được sinh ra ở nông thôn hay thành phố, nhưng cơ hội để có sức khỏe tốt của chúng lại thấp hơn rõ rệt nếu chúng sinh trưởng ở nông thôn chứ không phải ở thành thị. Và cũng như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tình trangk còi xương của trẻ em cũng khác biệt đáng kể tuỳ theo trình độ học vấn của mẹ chúng và địa vị kinh tế- xã hội của gia đình. Tiếp cận dịch vụ tiêm chủng. Trẻ em sinh ra trong những gia đình mà tình trạng sở hữu tài sản đã đặt họ vào ngũ phân vị hàng đầu trong phân phối địa vị kinh tế( tức nhóm những người có mức thu nhập cao nhất trong xã hội) có xác suất tiếp cận dịch vụ y tế cao, ở đây được phản ánh qua biến thay thế là ít nhất được nhận một trong ba loại tiêm chủng sau đây dành cho trẻ em: phòng trực khuẩn Calmette- Gueriné; bạch hầu, ho gà và uốn ván; hoặc sởi. Ở những nước có tỷ lệ trẻ em nói chung không nhận được bất cứ loại tiêm chủng nào nói chung cao đến 40% thì xác suất này khá đồng đều. Trái lại ở những gia đình nằm ở ngũ phân vị thấp nhất thì trẻ em ít có cơ hội được tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản đó hơn nhiều. Ở Việt Nam có khoảng 3,636% trẻ em không được nhận dù chỉ một trong ba loại tiêm chủng trên thì tỷ lệ này ở trẻ em thuộc ngũ phân vị nghèo nhất là 4,545%, thuộc ngũ phân vị giàu nhất là 2,72% cao gấp 1,67lần. Khuyết tật. Số liệu của nhiều nước cho thấy số người khuyết tật có nhiều khả năng là người nghèo. Ở Uganda, xác suất đói nghèo của cư dân thành thị sống trong các gia đình mà chủ hộ là người khuyết tật cao hơn 38% so với các hộ gia đình mà chủ hộ lành lặn. Chiến lược Xóa đói giảm nghèo của Xecbi cho biết 70% số người khuyết tật thất nghiệp. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 750 triệu trên thế giới bị tàn tật. 80% người tàn tật sống ở các nước đang phát triển. 10% dân số ở các nước nghèo là người tàn tật. Chỉ 2-3% số trẻ em tàn tật ở các nước nghèo được tới trường. Tàn tật dẫn đến đói nghèo: khi người tàn tật không được đến trường hoặc không có việc làm họ dường như là những người nghèo nhất của xã hội. Và những người khuyết tật không chỉ phải chịu sự “bất lợi về thu nhập”, điều đó có liên quan đến cơ hội có việc làm thấp và nhận được nhận thù lao thấp cho công sức của mình, mà còn có cả sự “bất lợi khi muón đổi đời” nữa. Nói như vậy có nghĩa là những người khuyết tật về thể chất cần có nhiều thu nhập hơn người lành lặn để có thể có mức sống tương đương. Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động thương binh xã hội năm 2005 thì phần lớn các hộ có người khuyết tật đều có mức sống thấp. Theo khảo sát thì 32,5% số hộ có người khuyết tật thuộc loại nghèo( chung cho cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình, 9% số hộ là khá và 0,5% là số hộ có mức sống trung bình. Hộ có càng nhiều khuyết tật thì mức sống càng giảm. Trong nhóm hộ có một người khuyết tật thì có đến 31% là thuộc diện hộ nghèo; trong nhóm hộ có ba người khuyết tật thì tỷ lệ hộ nghèo là hơn 63%. Dịch vụ y tế có tác động lớn. Người nghèo có ít khả năng hơn nhiều so với người không nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế có tác động lớn, chẳng hạn như việc được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ, chăm sóc tiền sinh sản và nuôi trẻ hỗ trợ. Dựa vào số liệu điều tra hộ gia đình của 15 Châu Phi cho thấy: Trong khi hầu hết tất cả các hộ gia đình thành thị đều sống cách các trung tâm y tế không quá một giờ đi đường thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 50%. 6. Bất bình đẳng về giáo dục Giáo dục có tầm quan trọng thiết yếu khi đánh giá sự bất bình đẳng về cơ hội. Nó cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức thu nhập, sức khỏe của cá nhân( và con cái họ), và năng lực tương tác và giao tiếp với người khác. Vì thế sự bất bình đẳng trong giáo dục góp phần gây ra sự bất bình đẳng trong các phương diện khác của phúc lợi. Đặc biệt, kết quả kiểm tra ở trẻ nhỏ phản ánh rõ nét sự bất bình đẳng về cơ hội trong giáo dục, nhưng những số liệu như vậy lại không có sẵn ở nhiều nước đang phát triển. Và việc đo lường sự bất bình đẳng về giáo dục không phải là dễ. Số liệu tổng điều tra và điều tra chọn mẫu nói chung có thể cho ta số liệu thông kê về số năm đi học chẳng hạn. Nhưng thông tin đó không phản ánh hết chất lượng của giáo dục và sự khác biệt của nó giữa các cá nhân.Việc so sánh số năm đi học từ nước này sang nước khác cũng rất khó vì số năm này có thể có ý nghĩa rất khác nhau giữa các nước. Vì vậy, chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài chỉ số cơ bản về tỷ lệ phần trăm số chủ hộ thất học phân theo giới và nơi cư trú ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn làm ví dụ. Theo số liệu Báo cáo phát triển thế giới năm 2006, ở Việt nam có 7% số chủ hộ thất học, trong đó ở khu vực thành thị gần như không có, mà tỷ lệ này tập trung hầu hết ở nông thôn. Trong số đó, số chủ hộ gia đình có chủ hộ là nữ chiếm 75%, số còn lại là chủ hộ gia đình là nam. Năm 2006, ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học một năm là 1,255 triệu đồng, gấp ba lần so với khu vực nông thôn. Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong năm của nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 236 nghìn đồng, trong khi nhóm hộ giàu nhất là 1,418 triệu đồng, gấp 6 lần. III. NGHÈO ĐÓI 1. Bản chất của nghèo *Khái niệm :- Định nghĩa đơn giản thì Nghèo là sự bần cùng hóa về phúc lợi. - Theo ESCAP : Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. - Theo quan niệm truyền thống : Nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức thu nhập và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinh dưỡng kém và điếu kiện sống thiếu thốn. Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng, trong hầu hết các tổng hợp, nghèo về con người hay sức khỏe kém và trình độ giáo dục thấp, cả hai đều là nguyên nhân hay kết quả của mức thu nhập thấp. Nghèo về con người và nghèo về thu nhập cũng thường kèm theo tình trạng nghèo về xã hội thể hiện ở tính dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi ( bệnh tật, khủng hoảng kinh tế…) , hoặc không có tiếng nói trong hầu hết các thể chế trong xã hội và sự bất lực trong việc cải thiện điều kiện sống của cá nhân. Ngày nay, nghèo được chia ra làm hai loại cơ bản là nghèo lương thực thực phẩm và nghèo chung (nghèo tổng hợp ) *Các chỉ số đánh giá nghèo Để đánh giá nghèo nói chung, người ta sử dụng các chỉ số : Từ công thức chung: Trong đó: M : số hộ dưới ngưỡng nghèo N : tổng số hộ dân Z : ngưỡng nghèo Yi: thu nhập ( chi ) / người : độ quan tâm bất bình đẳng = 0 . Đây chính là chỉ số đếm đầu Chỉ số mày phản ánh quy mô đói nghèo ( diện nghèo) của một quốc gia. : Khoảng nghèo Chỉ số này phản ánh tổng mức thiếu hụt của tất cả người nghèo trong nền kinh tế (chi phí tối thiểu để đưa tất cả những người nghèo lên mức sống ngang bằng ngưỡng nghèo). : Bình phương khoảng nghèo Chỉ số này phản ánh mức độ nghiêm trọng ( hay cường độ) của đói nghèo Bảng số liệu về các chỉ số ở Việt Nam Chỉ số (%) 1993 1998 2002 1.Chỉ số đếm đầu ( TCTK) 58 37 28,9 2.Khoảng nghèo 19 10 6,9 3.Bình phương khoảng nghèo 8 4 - 2. Nghèo khổ về thu nhập Nước ta là một nước đang phát triển, việc phát triển và đánh giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập (hoặc chi tiêu). Phương pháp này cho phép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theo thời gian. Nhưng ngày nay, phạm vi của sự nghèo khổ ngày càng mở rộng, việc đánh giá nghèo khổ không chỉ đơn thuần là đưa ra những con số mà còn phải phản ánh được cả ý nghĩa của nó. Chính vì vậy cá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30560.doc
Tài liệu liên quan