Cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống giải pháp để tiến hành CNH-HĐH ở Việt Nam

Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Xã hội loài người đã và đang trải qua những nấc thang phát triển vĩ đại. Nếu như trước kia sự giàu có của một quốc gia được đo bằng đất đai,vàng bạc, dầu lửa thì nay lại được đo bằng số lượng và chất lượng thông tin, khả năng tiếp ứng nhạy bén với thị trường, khả năng cầm trịch của nền kinh tế đó. Hiện nay nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá CNH-HĐH) được hơn 10 năm. Trong suốt chặng đường khá dài nhưng cho đ

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống giải pháp để tiến hành CNH-HĐH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến nay nền kinh tế nước ta vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu so với các nước trên thế giới. Không thể phủ nhận rằng chúng ta bước vào CNH-HĐH với một tiền đề thấp kém song chúng ta cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại quá trình CNH-HĐH mà ta đã thực hiên có những thiếu sót gì chăng? Hội nghị đại biểu toàn quốc ban chấp hành trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ VII (1-1994) đã nhận định rằng: ’’Mặc dù còn nhiều yếu kém cần phải khắc phục, nhưng những thành tựu quan trọng đạt được đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước CNH-HĐH đất nước...’’ Cùng với sự nỗ lực,cố gắng chung cửa toàn đảng toàn dân trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, mau chóng đưa đất nước bước qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), với lòng nhiệt tình và trách nhiệm của một công dân đất Việt tương lai em mong muốn được góp một phần tri thức nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu và đánh giá hiện trạng, triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta qua nội dung của đề tài: “Cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống giải pháp để tiến hành CNH-HĐH ở Việt Nam’’. 2. Mục đích nghiên cứu: Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận thực tiễn rất lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. CNH-HĐH sẽ giúp chúng ta có sức mạnh mới để tăng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, hoà nhập được cùng với nền kinh tế thế giới. Đây cũng chính là bài toán cho quá trình phát triển đất nước. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này Em đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Đọc và phân tích tài liệu lý luận, sử dụng nhóm các phương pháp phân tích, phương pháp nghiên cứu....... Tuỳ theo từng vấn đề cụ thể, từng vấn đề thông tin mà các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn và phối hợp, xử lý thích hợp. 5. Cấu trúc của đề tài: Bao gồm: Phần mở đầu Phần nội dung: Kết luận Tài liệu tham khảo Do thời gian không cho phép và khối lượng kiến thức của em còn hạn hẹp nên đề tài của em còn nhiều điều bất hợp lý và chưa logic. Mong thày hết sức thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần Nội dung Chương I Lý luận niệm chung về CNH & HĐH ở nước ta 1- Khái niệm và mục tiêu CNH & HĐH ở nước ta: Thực tiễn lịch sử đã chứng minh,để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng lạc hậu, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng,tận dụng khai thác hết nguồn lực và lợi thế của đất nước thì mỗi nước phảI xác định riêng cho mình một nền cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đạI,xác định nhiệm vụ chiến lược bao trùm lên mọi nghành kinh tế – xã hội. Nhiệm vụ đó trong thời đại ngày nay thực sự chỉ có thể là nhiệm vụ CNH & HĐH Một số định nghĩa về CNH & HĐH Theo giáo trình kinh tế chính trị học tập II –trường ĐHKTQD thì CNH được định nghĩa như sau :” CNH nói một cách chung nhất là cuộc cách mạng về LLSX, làm thay đổi căn bản kĩ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động. CNH chính là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế – kỹ thuật, tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao,góp phần ổn định và ngày càng nâng cao đời sống vật chất,văn hoá của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội“ Định nghĩa này cho thấy được nhiệm vụ của CNH trong nền kinh tế, nó bao trùm lên mọi hoạt động kinh tế – xã hội Theo văn kiện hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW khoá VII thì CNH & HĐH được hiểu là : quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đạI, tạo ra năng suất lao động cao.Đối với nước ta,quá trình đó là thực hiện chiến lược phát triển kinh tế –xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một nước xã hội công nghiệp gắn với việc hoàn thành từng bước QHSX tiến bộ,ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới Đây là một định nghĩa tương đối cụ thể,nó đã đề cập tới sự phát triển đồng thời của nền kinh tế trên hai mặt : quan hệ sản xuất (QHSX ) và lực lượng sản xuất ( LLSX ). - Năm 1963,tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa sau: “ CNH là một quá trình phát triển kinh tế,trong quá trình này một bộ phận ngày càng làm tăng các nguồn của cải quốc dân bằng việc phát triển cơ cấu nhiều nghành với kỹ thuật hiện đại.Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng,có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, đạt tới sự tiến bộ xã hội ”. Quá trình CNH trong điều kiện ngày nay nhất thiết phảI gắn liền với quá trình HĐH thông qua các hoạt động kinh tế –xã hội.HĐH xét trên góc độ kinh tế chính là cái đích cần vươn tới trong quá trình CNH b- Mục tiêu của quá trình CNH & HĐH ở nước ta Từ các định nghĩa trên và dựa vào tình hình cụ thể nước ta,đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định :” Mục tiêu CNH & HĐH là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đạI,cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,đời sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp “ Để có thể biến thành hành động có kết quả thì mục tiêu của quá trình CNH & HĐH phảI đi sâu ,đi sát vào từng nghành từng nghề để có thể đề ra chiến lược cho từng thành phần trong từng giai đoạn. Chính vì vậy mục tiêu của việc phát triển công nghiệp được cụ thể hoá bằng việc đề ra mục tiêu :” Đổi mới công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp.Phát triển nhanh một số nghành có lợi thế,hình thành một số nghành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực – thực phẩm,khai thác và chế biến dầu khí,công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin,cơ khí chế tạo,sản xuất vật liệu. Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao ) tạo địa bàn thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị,ở các thành phố,thị xã,nâng cấp cảI tạo các cơ sở công nghiệp hiện có .Đồng thời phải có kế hoạch di dời các khu công nghiệp không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoàI thành phố,hạn chế xây dựng các cơ sở công nghiệp xen lẫn với khu dân cư “ Có thể nhận thấy rằng mục tiêu xây dựng chiến lược cho quá trình CNH & HĐH ở nước ta rất rõ ràng. Chúng ta thực hiện đúng được như mục tiêu đề ra không hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta có hiểu đúng quá trình CNH không và tính tự giác, trách nhiệm của mỗi thành viên chúng ta. Vì vậy để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thực chất quá trình CNH &HĐH ở nước ta tôi sẽ đề cập tới nội dung cơ bản của qúa trình CNH & HĐH ở nước ta hiện nay,song để có thể hiểu cặn kẽ đIều này chúng ta sẽ xem xét qua về tính tất yếu của quá trình CNH & HĐH qua việc nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quá trình CNH & HĐH 2-Cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình CNH & HĐH ở Việt Nam: Việc tiến hành CNH & HĐH ở các nước nói chung, Việt Nam nói riêng là việc nhất thiết,chỉ có con đường CNH mới tạo ra một nền kinh tế phồn thịnh.Khi đó mới nói tới sự làm chủ con người,làm chủ tri thức. CNH sẽ trang bị lại cho chúng ta một nền công nghệ hiện đại giúp cho nền kinh tế quốc dân có thể phát triển trên mọi lĩnh vực.Quá trình này cũng là quá trình xây dựng xã hội văn minh, đồng thời nó tác động làm nhịp độ tăng trưởng KT-XH nhanh nhưng ổn định,thu hẹp khoảng cách trình độ giữa các nước trên thế giới Lôgíc và lịch sử đã chứng minh rằng quá trình cải tạo xã hội nhanh nhất là công nghiệp hoá.Trên thế giới,công nghiệp biến đổi nhiều nước từ xã hội lạc hậu trở thành những nước văn minh hiện đại. Nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự nhiên sang một nền kinh tế thị trường có nghĩa là chúng ta đang trong quá trình thực hiện việc đổi mới cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất lớn ngày càng hiện đạI.Một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng và những công cụ lao động hiện đại.Để tạo ra những cơ sở vật chất,kỹ thuật đáp ứng cho nền sản xuất đó thì theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác nhất thiết mọi quốc gia đều phảI tiến hành CNH & HĐH và xem đó là một quá trình tất yếu kinh tế không thể bỏ qua. Muốn làm được như vậy trước hết chúng ta phải xây dựng được cơ sở vật chất của một nền sản xuất lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật là cơ sở để đánh giá một xã hội đã đạt đến trình độ nào và sự vận động biến đổi trong tương lai của nó theo xu hướng nào. ở Việt Nam,công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành một cách toàn diện trên các mặt :QHSX & LLSX,nền văn hoá và con người trong xã hội. CNH là con đường tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất cho nền lớn,hiện đạI. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhiệm vụ chung cho các quốc gia.Tuy nhiên tuỳ vào đIều kiện hoàn cảnh mà từng quốc gia có cách thức tiến hành CNH khác nhau.Ví như con đường CNH & HĐH của Anh và Pháp trải qua từ giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX là con đường của những nước đầu tiên thực hiện CNH & HĐH nên những bước tiến của CNH luôn luôn gắn liền với sáng chế phát minh của chính họ hay đương thời. Hay ta có thể nhận thấy quá trình CNH & HĐH ở nước Nga Xô Viết diễn ra từ những năm 20 của thế kỷ này nhưng rất chậm chạp do hầu hết dựa vào phát minh của chính mình đồng thời bị bao vây bởi rất nhiều nước tư bản (TB) thù địch . Ngày nay đối với những nước đI sau đều sở dụng hầu hết những công nghệ có sẵn do vậy quá trình CNH & HĐH diễn ra tương đối ổn định và thuận lợi. Từ những đIều phân tích trên ta thấy rằng quá trình CNH & HĐH ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu.Chẳng hạn Việt Nam có những lợi thế tự nhiên gì. Có thể tạo ra lợi thế như thế nào ? Cần tiếp thu công nghệ của các nước ra sao ? Cần thay đổi cơ cấu kinh tế thế nào cho phù hợp ? Giải quyết vấn đề đặt ra là lời giảI cho bài toán thực hiện CNH & HĐH trong xã hội Việt Nam. 3- Nội dung cơ bản của công cuộc CNH & HĐH: Trong văn kiện ĐạI hội VIII đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Căn cứ vào bối cảnh hiện nay của tình hình đất nước với những mục tiêu và quan đIểm chỉ đạo của Đảng,trong thời gian tới công cuộc CNH & HĐH ở nước ta bao hàm hai nội dung chính đó là : trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đạI cho nền kinh tế quốc dân và theo đó là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý & phân công lại lao động xã hội. Bên cạnh đó là một hệ thống quan đIểm để định hướng cho công cuộc CNH & HĐH sao cho có hiệu quả mà không đi chệch hướng XHCN: Phát triển công nghiệp theo định hướng XHCN lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định các phương án đầu tư phát triển Phát triển công nghiệp đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.Xây dựng nền kinh tế mở phát triển công nghiệp hướng mạnh về xuất khẩu,kết hợp với thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Lấy khoa học công nghệ là nền tảng của CNH & HĐH.Kết hợp với công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại,tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những nghành và khâu quyết định. Phát huy nguồn lực con người,coi con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển công nghiệp ở nhiều thành phần kinh tế,trông đó công nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kết hợp các loại qui mô,chú trọng qui mô vừa và nhỏ,công nghệ tiên tiến thu hồi vốn nhanh,đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn cần thật sự cần thiết có hiệu quả. Phát triển công nghiệp gắn với củng cố quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đi sâu vào từng vấn đề ta sẽ thấy rõ được phần nào nội dung của quá trình CNH & HĐH ở Việt Nam ta. Trang bị kỹ thuật & công nghệ hiện đạI cho nền kinh tế quốc dân thông qua cách mạng khoa học -công nghệ: Với đIều kiện nước ta là một trong những nước có điểm xuất phát thấp và không qua giai đoạn tư bản việc tiến hành CNH tất yếu phảI áp dụng những thành tựu mới của cách mạng khoa học – công nghệ, nhằm gắn liền CNH với HĐH và nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy điểm lợi thế của những nước đang và sẽ thực hiện CNH & HĐH là được áp dụng thành tựu công nghệ đã có. Trong xu hướng phát triển như vũ bão hiện nay,Việt Nam không thể không thực hiện một bước chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí hoá như nội dung của cuộc cách mạng kỹ thuật lần một, đồng thời cũng phảI từng bước bắt kịp sự phát triển khoa học – công nghệ của công cuộc cách mạng lần thứ hai.Có làm được như vậy mới thúc đẩy được sự nghiệp CNH & HĐH đất nước,tránh bị bỏ rơi trong xu thế phát triển của nhân loại. Chính vì vậy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta được xác định là then chốt và được coi là một quốc sách,là một động lực thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Sự lạc hậu về công nghệ đã làm cho nước ta khó có thể đuổi kịp các nước, vì thế chúng ta không tận dụng được tuyệt đối các nguồn nhân lực, sản phảm làm ra không có khả năng cạnh tranh do không thể hội nhập được với thị trường thế giới....Vì vậy nếu cứ giữ mô hình CNH cũ mà không trang bị thêm hay cải tiến khoa học công nghệ cho tất cả nghành kinh tế quốc dân thì nền kinh tế nước ta không thể nào thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Trong hội nghị lần thứ VII ban chấp hành đã chỉ rõ : ” Khoa học và công nghệ tập trung đóng góp có hiệu quả cao vào quá trình quyết định ở các cấp quản lý nhà nước,các doanh nghiệp, đảm bảo chính sách,chủ trương,dự án đầu tư có căn cứ khoa học đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt.Phát triển một số nghành công nghiệp có triển vọng dựa trên công nghệ cao, tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.Phổ cập các loạI hình công nghệ thích hợp trên địa bàn nông thôn,miền núi.Để thực hiện những bước nhảy vọt về công nghiệp cần mạnh dạn tiếp cận, sử dụng công nghệ cao như vi điện tử, tin học, tự động hoá, vật liệu mới...” Trong đại hội VIII một lần nữa lại chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ và thành tựu đã đạt được do quá trình ứng dụng công nghệ. Như vậy với điều kiện kinh tế mở hiện nay các chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá nền kinh tế kỹ thuật đã tạo ra những khả năng to lớn để nước ta có thể tranh thủ được sự giúp đỡ nhiều mặt của bạn bè trên thế giới đặc biệt về vốn và kỹ thuật đồng thời chúng ta có thể phát huy được các tiềm năng sẵn có để tiến hành CNH & HĐH trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hình thành và chuyển dịch nền cơ cấu kinh tế gắn với tổ chức và phân công lại lao động xã hội,điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư: Cùng với quá trình CNH & HĐH ở nước ta gắn liền với sự đổi mới về chất của LLSX và công nghệ sản xuất kéo theo sự dịch chuyển của nền kinh tế. Trước hết nói đến cơ cấu kinh tế là chúng ta nói đến tổng hoà những mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành lên nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế quốc dân một cơ cấu được gọi là hợp lý phải là một cơ cấu cho phép ta khai thác được mọi tiềm năng bên trong và các lợi thế so sánh bên ngoài.Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường sinh thái,phát huy được thế mạnh về lao động,đất đai, truyền thống nghành nghề tạo ra một thế đứng vững chắc cho tương lai,tham gia có hiệu quả vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả với năng suất cao. Xét trên một khía cạnh nhất định thì CNH & HĐH là một quá trình khơi dậy các nguồn tiềm năng,đặc biệt là sức bật nội tại của nền kinh tế trong thời đại mở cửa. Đó là chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần,phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ đồng thời nhất thiết phải mở cửa với thế giới bên ngoài.Vì vậy để tạo ra sức bật cho nền kinh tế thì việc hoạch định chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH & HĐH có ý nghĩa hàng đầu.Chính chính sách này sẽ là nhân tố đầu tiên quyết định tới quá trình xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý,thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế. Do vậy việc triển khai tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tiến hành thận trọng và phải có sự theo dõi thường xuyên.Dưới đây là các yêu cầu mà bắt buộc khi thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phảI tuân theo: Cơ cấu kinh tế đó phải đảm bảo có sự vận động và phát triển theo đúng nội dung các quy luật khách quan,đặc biệt là các quy luật inh tế Với xu thế phát triển khoa học –kỹ thuật như hiện nay cơ cấu kinh tế mới tạo ra phải phù hợp với xu thế trong thời đại. Hình thành một cơ cấu kinh tế,ở phù hợp với xu hướng của sự phân công và hợp tác quốc tế,tạo ra sự thích ứng với môI trường chung ngày càng cao. Khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng vốn có của các nghành,các địa phương,các đơn vị kinh tế cơ sở.Trên nền tảng một cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý đảm bảo cho phép tối ưu hoá việc sử dụng lợi thế về tàI nguyên,lao động và đặc biệt là nước thực hiện CNH & HĐH trong khi các thành tựu về công nghệ đã có sẵn trên thế giới. Trên cơ sở xem xét đánh giá thực trạng của đất nước đồng thời phân tích các yêu cầu đặt ra, Đảng ta đã khẳng định CNH & HĐH ở nước ta là quá trình cải tạo ra cơ cấu kinh tế mới,hợp lý mà bộ xương của nó là cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với sự phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng. Để từng bước tạo ra cơ cấu đó,cần phải thực hiện sự kết hợp công nghệ với nhiều trình độ khác nhau : đa dạng hóa về mặt kỹ thuật, tranh thủ công nghệ mũi nhọn...Về mặt quy mô,lấy quy mô vừa và nhỏ là chính,từng bước chuẩn bị cho hướng xây dựng cơ cấu kinh tế với quy mô lớn và hợp lý. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện từng bước và hình thành cơ cấu hợp lý vào khoảng 2010. Hướng dịch chuyển có tác dụng làm giá trị của các nghành dịch vụ ,tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp chiếm phần lớn trong GDP. Trong đIều kiện kinh tế –xã hội và mục tiêu của mỗi nước là khác nhau,do đó cơ cấu công nghiệp của các nước không giống nhau.Nhưng trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp có những xu thế chung mang tính chất phổ biến. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân,xu thế chung đã và đang diễn ra ở các nước phát triển là tỷ trọng nông nghiệp giảm dần,tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần,tốc độ tăng của dịch vụ nhanh hơn công nghiệp. Trong khi CNH & HĐH được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu,thì công nghiệp được coi là cơ sở truyền tảI khoa học –công nghệ tạo nên sự chuyển biến của các nghành trong cơ cấu kinh tế.Xuất phát từ mục tiêu kinh tế –xã hội,vai trò và vị trí của công nghiệp,lợi thế so sánh của nước ta.Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp được thực hiện theo các hướng sau : Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng xuất khẩu Tập trung phát triển các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thông thường,đồng thời phát triển sản xuất một số hàng tiêu dùng lâu bền cao cấp để đáp ứng nhu cầu trong nước,thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển chon lọc một số nghành công nghiệp nặng mà chúng ta có nhu cầu lớn và có khả năng. Phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp,phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống. Phát triển cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo,nắm giữ các nghành then chốt trọng yếu. Nội dung quan trọng của một số đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp mà đảng ta đề ra là : chuyển nền nông nghiệp đang còn tự cung tự cấp ở nhiều vùng sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với các nguồn tiềm năng theo hướng sản xuất hàng hoá và công nghiệp hoá nông thôn. Bên cạnh đó, do xuất phát từ sản xuất nhỏ đi lên nên khi quá trình CNH được hình thành tất yếu phải tiến hành phân công lại lao động xã hội trên phạm vi cả nước cũng như từng nghành,từng cơ sở để phù hợp và đáp ứng cho nền sản xuất với kỹ thuật cao. Đồng thời với sự dịch chuyển cơ cấu nghành là sự dịch chuyển cơ cấu vùng lãnh thổ.Do không có đIều kiện để triển khai đầu tư ngay cho tất cả các vùng vì vậy trước mắt từ nay đến năm 2010 phát triển hai địa bàn kinh tế trọng đIểm là Hà Nội – HảI Phòng-Hạ Long và Hồ Chí Minh – Biên Hoà và Bà Rịa -Vũng Tàu.Mục đích là từ những khu kinh tế trọng đIểm này tạo ra sức kéo cho các vùng kinh tế khác.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn tới quá trình phân công lại lao động và chính sách đầu tư cho phù hợp. Với tư cách là một tiến trình khách quan,sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH & HĐH cơ cấu kinh tế quốc dân sẽ diễn ra như là một tất yếu.Nền kinh tế sẽ nằm trong quá trình cất cánh và hội nhập cùng thế giới... Tóm lại nội dung cơ bản của CNH & HĐH trong những năm còn lạI của thập kỷ 90 có thể nói :” Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,phát triển toàn diện nông,lâm,thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Nâng cấp cảI tạo,mở rộng và xây dựng mới có trọng đIểm kết cấu hạ tầng kinh tế,trước hết ở những khâu ách tắc và yếu nhất đang cản trở sự phát triển ” (Văn kiện Đại hội đạI biểu toàn quốc lần thứ VIII) -Về công nghiệp : Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý :công nghiệp –nông nghiệp –dịch vụ ta phải ưu tiên các nghành chế biến lương thực –thực phẩm,sản xuất hàng hoá tiêu dùng,hàng xuất khẩu,công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng.Cải tạo các khu công nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng và về công nghệ sản xuất.Xây dựng mới một số khu công nghiệp,phân bố rộng trên các vùng. - CNH & HĐH nông nghiệp và nông thôn.Phải có cshính sách riêng ưu đãi trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển giao công nghệ.Giải quyết khó khăn về vốn,giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản.Phát triển toàn diện nông,lâm,ngư nghiệp sao cho có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng,tốt về chất lượng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội,từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại.Hoàn thành cơ bản việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân.Phát triển các nghành nghề làng nghề truyền thống để giải quyết vấn đề việc làm. -Để đạt được mục tiêu năm 2020 là nước công nghiệp thì ngoài phát triển công nghiệp,nông nghiệp ta còn phảI phát triển kinh tế đối ngoạI.Ta phảI chủ động tham gia vào cộng đồng thương mại thế giới các diễn đàn,tổ chức một cách có chọn lọc với những bước đi thích hợp,Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập được với khu vực vừa hội nhập được với toàn cầu.Cải thiện cán cân thanh toán,tăng dự trữ ngoại tệ , dần tiến hành việc đầu tư ra nước ngoài. 4-Những tiền đề cần thiết của CNH & HĐH Việc tiến hành CNH & HĐH là hết sức cần thiết cho các nước nói chung và chúng ta nói riêng.Trong đIều kiện hoàn cảnh lịch sử còn có nhiều việc phải bàn chúng ta bước vào CNH & HĐH ắt hẳn phảI có những đIều kiện và khó khăn nhất định.Đứng trước tình hình đó Đại hội đại biểu lần thứ VIII đã đưa ra những tiền đề và giải pháp cho công cuộc CNH & HĐH như sau: Tạo nguồn vốn tích luỹ cho CNH & HĐH Vốn và sử dụng vốn là vấn đề đặc biệt quan trọng.Không có vốn thì không thể nói đến CNH & HĐH.Kinh nghiệm các nước có nền kinh tế phát triển cho thấy tốc độ CNH & HĐH phụ thuộc khá chặt chẽ vào mức độ,cách thức tạo vốn và khả năng sử dụng vốn. Vốn có nhiều loại :Vật tư kỹ thuật,tiền tệ,lực lượng lao động có tri thức cao..ở nước ta tiềm năng những loại vốn này khá phong phú.Vấn đề là làm thế nào huy động được từ các thành phần kinh tế và trong toàn xã hội để tạo thành một nguồn vốn lớn.Nguồn gốc cơ bản của vốn tích luỹ là lao động thặng dư chứ không phải tăng độ dài của thời gian lao động.Nguồn vốn để tiến hành CNH & HĐH bao gồm vốn tích luỹ trong nước và vốn tích luỹ từ bên ngoài.Trong hai loại vốn trên cần nhận thức rằng vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng đặc biệt,là giai đoạn đầu nhưng nguồn vốn trong nước lạI có ý nghĩa quyết định.Hãy thử nhìn ra các nước ta thấy tuy được sự hỗ trợ tài chính từ nước ngoài nhưng các nước NIC vẫn phải huy động từ 70- 80 % vốn trong nước trong thời kỳ đầu của quá trình CNH. Nhà nước phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo đIều kiện cho từng địa phương,từng cơ sở phát triển mạnh mẽ sản xuất.Muốn vậy nhà nước phải đề ra các chính sách kinh tế phù hợp,đặc biệt là chính sách tài chính,tiền tệ nhằm khơi thêm các nguồn vốn trong tất cả các thành phần kinh tế dể tập trung cho CNH Kinh nghiệm của nhiều nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thấy để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần phải tạo ra được môi trường đầu tư có lợi –là mội trường đầu tư có nhiều yếu tố đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện được mục đích của mình.Môi trường đầu tư có lợi nói chung bao gồm các yếu tố : Bảo đảm có lợi nhuận cao,đây là nhu cầu cơ bản nhất là mục đích chủ yếu của người đầu tư. Vấn đề này liên quan trực tiếp tới luật đầu tư có đủ sức hấp dẫn đến mức độ nào,đến triển vọng của nền kinh tế,đến dung lượng tthi trường,đến giá cả lao động cao hay thấp... Xét về mặt này thì Việt Nam còn có nhiều khả năng để thu hút FDI vì Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển và lại nằm trong vùng kinh tế năng động nhất thế giới.Sức lao động rẻ có khả năng sử dụng các kĩ thuật mới... Đảm bảo an toàn đầu tư.Đó là sự ổn định chính trị và kinh tế không có sự biến động lớn về chính trị ; kinh tế phát triển ổn định,ít hoặc không lạm phát. Ví như Singapore năm 1990 được xác định là nơi không có “nguy hiểm đầu tư ”.Đó là đIều kiện quan trọng để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào quốc gia này Các đIều kiện cần thiết cho đầu tư thuận lợi như kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, pháp chế được kiện toàn,có lượng vốn trong nước đạt đến một trình độ nhất định,có các năng lực nội tại đủ để tiếp nhận và phát triển các công nghệ phù hợp của các dự án FDL Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đồng thời có chiến lược đào tạo cán bộ khoa học –kỹ thuật,khoa học quản lý,công nhân lành nghề Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra rất mạnh mẽ và nhanh chóng trên thế giới.Nó tạo ra những vận hội và cả những thách thức trong sự nghiệp phát triển đất nước,đặc biệt là những nước kém phát triển.Việt Nam cũng không nằm ngoàI xu thế đó. Biết sử dụng và đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan, vững bước trên con đường CNH Sự nghiệp công nghiệp hoá là sự nghiệp của toàn thể nhân dân lao động trông đó lực lượng cán bộ khoa học –kỹ thuật,khoa học quản lý sản xuất kinh doanh và công nhân lành nghề đóng vai trò đặc biệt quan trọng.Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia chỉ đạt được với tốc độ cao khi chúng ta giảI quyết tốt và thực hiện đồng bộ cả hai nhân tố của quá trình sản xuất đó là TLSX hiện đạI và công người hiện đạI –chủ thể của quá trình đó. Tài nguyên con người là yếu tố quan trọng nhất của CNH & HĐH .Trong văn kiện ĐạI hội VIII có nêu :” Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Công cuộc CNH & HĐH đòi hỏi phảI tiếp thu có hiệu quả những tri thức hiện đại của thế giới nhưng đồng thời phải phát huy được sức mạnh nội sinh của dân tộc và phát huy được mọi tiềm năng của đất nước.Do vậy sự nghiệp CNH & HĐH ở nước ta đòi hỏi phải phát triển một cách mạnh mẽ liên tục đội ngũ tri thức đội ngũ các nhà khoa học trong tất cả các nghành,lĩnh vực. Không ai phủ nhận được rằng đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo là cách đầu tư cơ bản nhất,đảm bảo nhất cho sự phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững chắc chắn nhất.Đến một thời đIểm nào đó nó nhất định góp phần tạo ra sự thăng tiến,nhảy vọt về kinh tế – xã hội. Vì vậy về cơ bản cần nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách nhằm động viên,khuyến khích bồi dưỡng nhân tài thu hút được các tri thức trong và ngoài nước.Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ những người làm công tác giáo dục -đào tạo,những người làm công tác khoa học.Tăng cường việc xét học hàm cho đội ngũ này để xứng đáng với vai trò to lớn mà họ đảm nhận Đồng thời chúng ta cũng phải tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề để đảm đương công việc lao động trong quá trình CNH. Hiện nay ỏ nước ta do quá nghiêng về lý thuyết nên đào tạo cán bộ khoa học cũng như cán bộ quản lý một cách xô bồ,hầu như không có chất lượng.Tất cả chạy theo số lượng mà không để ý tới chất lượng.Mọi thành viên đều muốn làm cán bộ khoa học mà không hiểu cán bộ khoa học là gì. Trong khi đó đội ngũ công nhân lành nghề thì thiếu trầm trọng. Hấu như công nhân hiện có đều không qua đào tạo hoặc nếu có thì rất căn bản không đủ yêu cầu để đáp ứng cho nền CN hiện đại.Vì vậy trong đai hội VIII giữa nhiệm kỳ đảng ta có nhắc đến vấn đề đào tạo cho xã hội một đội ngũ công nhân thực thụ tránh tình trạng “thừa mà thiếu ”. Sau một thời gian thực hiện thì trước mắt chúng ta đã có một kết quả khả quan hơn về đội ngũ cán bộ cũng như công nhân : Số lượng đào tạo cán bộ khoa học có chất lượng được tăng lên, Số lượng công nhân lành nghề phục vụ quá trình CNH tăng lên trong những năm cuối thập kỷ 90 và traong năm 2000 Song nếu chỉ có đào tạo con người phục vụ cho quá trình CNH thì chưa đủ, chúng ta phả có nhiệm vụ tạo ra công nghệ mới hay chí ít cũng phải hiểu được công nghệ sẵn có.Vì vậy công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cũng không thể tách rời khỏi quá trình CNH & HĐH.Mục đích cuối cùng cũng chỉ là phục vụ cho công cuộc CNH toàn diện. Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất. Nhằm bố trí khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên chúng ta phải xây dựng các cơ sở hạ tầng,đặc biệt là cơ sở hạ tầng của nghành giao thông vận tảI và có kế hoạch phát triển hợp lý,phù hợp với đIều kiện ở các vùng lãnh thổ.Nghiên cứu quy hoạch hướng dần các nhà đầu tư theo quy hoạch của chính phủ,chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng đIểm quốc gia về CNH và phát triển công nghiệp trong từng thời kỳ cho phù hợp. Đẩy mạnh tìm kiếm khoáng sản,thăm dò và khai thác dầu và khí.Đa dạng hoá các hình thức hợp tác liên doanh ; nâng cao năng lực công nghiệp dầu khí quốc gia cả trong thăm dò,khai thác, chế biến và dịch vụ.Xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng khí thiên nhiên,khí đồng hành. Đây là những nhiệm vụ trước mắt,là lợi thế của đất nước ta Đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái trong quá trình CNH & HĐH Trong quá trình CNH & HĐH khi xây dựng các khu công nghiệp,các chương trình trọng điểm về kinhh tế phải tính tới những vấn đề có tính quy luật trong quá trình đô thị hóa đó là giải quyết vấn đề việc làm,giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35038.doc
Tài liệu liên quan