Cở sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Lӡi cam kӃt Mөc lөc Danh mөc các chӳ viӃt tҳt Danh mөc các bҧng Danh mөc các hình vӁ và ÿӗ thӏ Chѭѫng 1: CѪ SӢ LÝ LUҰN Vӄ CHUYӆN DICH CѪ CҨU KINH Tӂ NÔNG NGHIӊP ............................................................................ 11 1.1. Các khái niӋm và mӕi quan hӋ giӳa chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ vӟi tăng trѭӣng và phát triӇn kinh tӃ...................................................... 11 1 1 1 Cѫ cҩu kinh tӃ và cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp...................................

pdf206 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Cở sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 1 1 2. ChuyӇn dӏch cѫ cҩu tinh tӃ và cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp.............. 16 1 1 3. Mӕi quan hӋ giӳa chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vӟi tăng trѭӣng và phát triӇn nông nghiӋp bӅn vӳng ............................................ 18 1 2. Các lý thuyӃt vӅ chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ ....................................... 21 1 2.1. Nhóm lý thuyӃt vӅ chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ trong quá trình CNH 22 1 2.2. Nhóm lý thuyӃt vӅ chuyӇn dӏch cѫ cҩu hai khu vӵc ......................... 24 1 2.3. Lý thuyӃt phát triӇn nông nghiӋp bӅn vӳng....................................... 29 1 3. Các nhân tӕ tác ÿӝng ÿӃn chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp..... 32 1 3.1. Nhóm các nhân tӕ kinh tӃ ................................................................. 32 1 3.2. Nh6m các nhân tӕ phi kinh tӃ .......................................................... 38 1 4. Các chӍ tiêu phҧn ánh chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp ........ 39 1 4.1. Nhóm chӍ tiêu phҧn ánh kӃt quҧ, hiӋu quҧ chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp ................................................................................. 39 1 4.2. Nhóm chӍ tiêu phҧn ánh hiӋu quҧ tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ ÿӃn chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp ................................................. 41 1 4.3. Lӵa chӑn mô hình phân tích tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ ÿӃn chuyӇn cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp................................................... 42 1 5. Kinh nghiӋm quӕc tӃ vӅ chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp ....... 45 Tóm tҳt chѭѫng 1......................................................................................... 54 Chѭѫng 2: THӴC TRҤNG CHUYӆN DӎCH CѪ CҨU KINH Tӂ NÔNG NGHIӊP VÙNG ĈBSCL.................................................. 56 2.1. Vӏ trí ÿӏa lý, ÿһc ÿiӇm tӵ nhiên. kinh tӃ - xã hӝi vùng ĈBSCL ........... 56 2.1.1. Vӏ trí ÿӏa lý, ÿһc ÿiӇm tӵ nhiên ......................................................... 56 2.1.2. Ĉһc ÿiӇm kinh tӃ- xã hӝi.................................................................... 59 2.2. Thӵc trҥng chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vùng ÿӗng bҵng sông Cӱu Long thӡi kǤ 1996 - 2005 ......................................................... 60 2.2.1. ChuyӇn dӏch cѫ cҩu ngành kinh tӃ ................................................... 60 2.2.2. ChuyӇn dӏch cѫ cҩu lao ÿӝng nông nghiӋp ...................................... 72 2.2.3. ChuyӇn dӏch cѫ cҩu hàng xuҩt khҭu ................................................ 74 2.3. Phân tích tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ chӫ yӃu ÿӃn chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vùng ĈBSCL ............................................................ 77 2.3.1. Tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ kinh tӃ .................................................... 77 2.3.2. Tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ phi kinh tӃ chӫ yӃu................................. 95 2.3.3. Mô hình thӵc tiӉn phân tích tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ ÿӃn chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ vùng ĈBSCL .......................................................... 101 2.4. Ĉánh giá chung vӅ thӵc trҥng chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vùng ĈBSCL................................................................................. 107 2.4.1. Thӵc trҥng chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vùng ĈBSCL 107 2.4.2. Tác ÿӝng cӫa các nhân tӕ ÿӃn chuyӇn dӏch cѫ cҩu tinh tӃ nông nghiӋp vùng ĈBSCL.............................................................................. 108 2.4.3. Ĉánh giá tәng hӧp theo ma trұn SWOT................................................ 109 Tóm tҳt Chѭѫng 2............................................................................................ 111 Chѭѫng 3: PHѬѪNG HѬӞNG VÀ GIҦI PHÁP CHӪ YӂU THÚC ĈҬY CHUYӆN DICH CѪ CҨU KINH Tӂ NN VÙNG ĈBSCL ....... 113 3.1. Quan ÿiӇm, mөc tiêu, phѭѫng hѭӟng chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vùng ÿӗng bҵng sông Cӱu Long.................................................. 113 3.1.1. Căn cӭ ÿӅ xuҩt quan ÿiӇm, mөc tiêu, phѭѫng hѭӟng chuyӇn dӏch 113 3.1.2. Quan ÿiӇm, mөc bêu, phѭѫng hѭӟng chuyӇn dӏch......................... 120 3.2. Giҧi pháp chӫ yӃu thúc ÿҭy chuyӇn dӏch cѫ cҩu kinh tӃ nông nghiӋp vùng ĈBSCL........................................................................................... 126 3.2.1. Nhóm các giҧi pháp ngҳn và trung hҥn .......................................... 127 3.2. 1. 1. Ĉҭy mҥnh chuyӇn dӏch cѫ cҩu cây trӗng. vұt nuôi theo hѭӟng sҧn xuҩt hàng hóa, nâng cao hiӋu quҧ sӱ dөng tài nguyên nông nghiӋp . 127 3.2.1.2. Mӣ rӝng quy mô ÿҩt sҧn xuҩt cӫa các chӫ thӇ kinh tӃ trong nông nghiӋp, tăng cѭӡng liên kӃt SX và tiêu thө nông sҧn hàng hóa ....... . 135 3.2.2. Nhóm các giҧi pháp dài hҥn............................................................. 142 3.2.2.1. Tăng vӕn ÿҫu tѭ cho khu vӵc nông nghiӋp và nông thôn ............ 142 3.2.2.2. Nâng cao năng suҩt lao ÿӝng nông nghiӋp ................................... 148 3.2.2.3. Tăng cѭӡng nghiên cӭu, chuyӇn giao và ӭng dөng tiӃn bӝ kӻ thuұt 3.2.2.4. Hoàn thiӋn chính sách hӛ trӧ phát triӇn nông nghiӋp phù hӧp vӟi xu hѭӟng hӝi nhұp kinh tӃ khu vӵc và thӃ giӟi .................................. 158 KӂT LUҰN VÀ KIӂN NGHӎ .................................................................... 162 DANH MӨC CÔNG TRÌNH CӪA TÁC GIҦ ........................................... 169 TÀI LIӊU THAM KHҦO ........................................................................... 170 DANH MӨC CÁC CHӲ VIӂT TҲT AFTA Khu vӵc mұu dӏch tӵ do ASEAN ASEAN HiӋp hӝi các quӕc gia Ĉông Nam Á CCKT Cѫ cҩu tinh tӃ CCS Chӳ ÿѭӡng CEPT Chѭѫng trình thuӃ quan ѭu ÿãi có hiӋu lӵc chung CNH Công nghiӋp hóa CNXH Chӫ nghƭa xã hӝi CSPT ChӍ sӕ phát triӇn ĈBSCL Ĉӗng bҵng sông Cӱa Long FAO Tә chӭc nông lѭѫng thӃ giӟi FDI Ĉҫu tѭ trӵc tiӃp nѭӟc ngoài GAP Phѭѫng pháp canh tác nông nghiӋp an toàn GDP Tәng sҧn phҭm trong nѭӟc GTSX Giá trӏ sҧn xuҩt GTXK Giá trӏ xuҩt khҭu HĈH HìӋn ÿҥì hóa HTX Hӧp tác xã MPS HӋ thӕng sҧn xuҩt vұt chҩt NSLĈ Năng suҩt lao ÿӝng NTTS Nuôi trӕng thӫy sân SNA HӋ thӕng tài khoán quӕc gia SS So sánh TP Thành phӕ TT Thӵc tӃ XHCN Xã hӝi chӫ nghƭa WB Ngân hàng thӃ giӟi WTO Tә chӭc thѭѫng mҥi thӃ giӟi DANH SÁCH CÁC BҦNG BҦNG 2.l: So sánh mӝt sӕ chӍ tiêu vӅ xã hӝi cӫa vùng ĈBSCL vӟi 7 vùng kinh tӃ cӫa cҧ nѭӟc .......................................................... 59 Bҧng 2.2: GDP. cѫ cҩu và tăng trѭӣng GDP vùng ĈBSCL .............................. 61 Bҧng 2.3: GTSX, cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX khu vӵc I vùng ĈBSCL ......... 64 Bҧng 2.4: GTSX, cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX ngành NN vùng ĈBSCL ........ 66 Bҧng 2.5: GTSX, cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX trӗng trӑt vùng ĈBSCL......... 67 Bҧng 2.6: GTSX, cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX chăn nuôi vùng ĈBSCL........ 68 Bҧng 2.7: GTSX, cѫ cҩu và 'tăng trѭӣng GTSX ngành LN vùng ĈBSCL ...... 69 Bҧng 2.8: GTSX, cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX ngành TS vùng ĈBSCL ....... 71 Bҧng 2.9: Lao ÿӝng và cѫ cҩu lao ÿӝng vùng ĈBSCL ..................................... 72 Bҧng 2.l0: KӃt quҧ xuҩt khҭu hàng hoá cӫa vùng ĈBSCL ............................. 74 Bҧng 2.11: Sҧn lѭӧng nông. thӫy sҧn xuҩt khҭu chӫ lӵc vùng ĈBSCL ........... 76 Bҧng 2.12: Tәng ÿҫu tѭ xã hӝi và khu vӵc I (giá thӵc tӃ) vùng ĈBSCL ......... 78 Bҧng 2.13: Vӕn ÿҫu tѭ cho nông, lâm nghiӋp do Nhà nѭӟc quҧn lý (2001 - 2005) cӫa cҧ nѭӟc và mӝt sӕ tӍnh ӣ ĈBSCL ..................... 78 Bҧng 2.14: Sӱ dөng vӕn ÿҫu tѭ sҧn xuҩt cӫa hӝ ӣ TP. Cҫn Thѫ ...................... 79 Bҧng 2.15: Quy mô và năng suҩt lao ÿӝng khu vӵc I vùng ĈBSCL................. 81 Bҧng 2.16: Sӱ dөng lao ÿӝng cӫa hӝ ӣ TP. Cҫn Thѫ........................................ 83 Bҧng 2.17: Cѫ cҩu sӱ dөng ÿҩt nông nghiӋp vùng ĈBSCL.............................. 84 Bҧng 2. 18 : DiӋn tích gieo trӗng nông, lâm nghiӋp và thӫy sҧn vӯng ĈBSCL. 84 Bâng 2.19: DiӋn tích gieo trӗng nông nghiӋp vӯng ĈBSCL ............................ 85 Bҧng 2.20: GTSX bình quân 1 ha ÿҩt nông, lâm và thӫy sҧn vùng ĈBSCL .... 86 Bҧng 2.21: Quy mô và năng suҩt sӱ dөng ÿҩt cӫa hӝ ӣ TP. Cҫn Thѫ ............. 86 Bҧng 2.22: KӃt quҧ sӱ dөng giӕng mӟi, chi phí cѫ giӟi hóa và tiӃp cұn khuyӃn nông ӣ TP. Cҫn Thѫ ...............................:........................... 89 Bҧng 2.23: Thu nhұp và tiêu dùng BQ ÿҫu ngѭӡi 1 tháng cӫa cҧ nѭӟc ........... 90 Bҧng 2.24: Thѭѫng mҥi rau quҧ ViӋt Nam và Trung Quӕc (2001 - 2005) ...... 95 Bҧng 2.25: Mӝt sӕ chӍ tiêu vӅ hҥ tҫng nông thôn vùng ĈBSCL năm 2006 ..... 96 Băng 2.26: Các biӃn và hӋ sӕ dùng trong mô hình phân tích ......................... 103 Bҧng 2.27: HӋ sӕ ÿiӅu chӍnh cӫa mô hình ...................................................... 104 Bҧng 2.28: KӃt quҧ ѭӟc lѭӧng biӃn NSLĈ khu vӵc I (LNYU)"'.................... 104 Bҧng 2.29: KӃt quҧ ѭӟc lѭӧng biӃn NSLĈ ngành nông, lâm nghiӋp (LNYL2).. 104 Bҧng 2.30: KӃt quҧ ѭӟc lѭӧng biӃn NSLĈ ngành thӫy sҧn (LNYL3) …….. 104 Bҧng 3.l: Mӝt sӕ chӍ tiêu kinh tӃ - xã hӝi vùng ĈBSCL năm 2010 ............. 115 Bҧng 3.2: KӃ hoҥch sӱ dөng ÿҩt vùng ĈBSCL năm 2010.............................. 116 Bҧng 3.3: KӃt quҧ phân tích ma trұn SWOT .................................................. 119 Bҧng 3.4: Dӵ báo tăng trѭӣng và cѫ cҩu GTSX khu vӵc I vùng ĈBSCL ...... 124 Bҧng 3.5 : Ѭӟc tính mӝt sӕ chӍ tiêu hiӋu quҧ kinh tӃ - xã hӝi các phѭѫng án . 125 DANH SÁCH CÁC HÌNH VӀ, ĈӖ THӎ Ĉӗ thӏ 2.l: Cѫ cҩu và tăng trѭӣng GDP vùng ĈBSCL................................. 62 Ĉӗ thӏ 2.2: Cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX khu vӵc I vùng ĈBSCL ............ 64 Ĉӗ thӏ 2.3: Cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX ngành nông nghiӋp vùng ĈBSCL 66 Ĉӗ thӏ 2.4: Cѫ cҩu và tăng trѭӣng GTSX ngành thӫy sҧn vùng ĈBSCL ... 71 Hình 2.l: Các yӃu tӕ ҧnh hѭӣng ÿӃn năng suҩt lao ÿӝng nông nghiӋp … 102 1 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhất là đối với nước ta. Sản xuất nông nghiệp hiện còn đang chiếm 20,9% GDP nền kinh tế, thu hút 56,8% lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 30,0% giá trị xuất khẩu của cả nước. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định và hoàn thiện một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 đã chỉ rõ : "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa " [28. tr.I]. Với tinh thần nêu trên, nhiều chính sách mới trong nông nghiệp được triển khai, đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, một số nông sản phục vụ xuất khêu tăng nhanh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như 2 hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước trong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy cao tiềm năng và lợi thế của từng ứng nên hiệu quả chuyển dịch chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô, địa bàn sản xuất của hầu hết các nông sản hàng hóa chủ lực còn phân tán, phát triển theo chiều rộng là chính, hàm lượng khoa học và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít, dẫn đến năng suất và chết lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế yếu. Trong bảy vùng kinh tế của cả nước, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng kinh tế quan trọng, có lợi thế về sản xuất lương thực, thực phẩm. Chỉ với diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha [17, ti.li6], chiếm 12% diện tích tự nhiên cả nước, nhưng hàng năm nông nghiệp của vùng đóng góp trên 50% GDP nông nghiệp và sản lượng lúa, khoảng 90% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, xét theo góc độ vĩ mô, một vấn đề lớn đang được đặt ra là GDP nông nghiệp của vùng trong giai đoạn 1996 - 2005 tăng trưởng khá cao (5,98%/năm) và cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm. Năm 2005. tỉ trọng khu vực I chiếm 47,72% GDP nền tinh tế (cả nước là 20,89%), tỉ trọng trồng trọt chiếm 78,74% giá trị sản xuất nông nghiệp (cả nước là 74,53%) và tỉ trọng giá trị sản xuất cây lúa chiếm 71,01% giá trị sản xuất trồng trọt (cả nước là 59,05%), đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp chưa đồng bộ, tỉ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp năm 2005 chiếm 71,8% lao động xã hội (cả nước là 56,8%). Hệ quả là năng suất lao động khu vực nông nghiệp tăng chậm và chỉ bằng õ7,5% năng suất lao động khu vực phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn giảm từ 106% (1994) xuống còn 97% (2004) so với mức bình quân chung của cả nước; hầu hết các tiêu chí phản ánh về mức sống của người dân nông thôn vùng ĐBSCL, nhất là chỉ tiêu về giáo dục và y tế cải thiện chậm hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước. 3 Với thực tiễn nêu trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống nhằm tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chuyển dịch chậm, hiệu quả chuyốn dịch chưa cao để từ đổ có thể đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài "Cơ sở khoa học và giải phắp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cố cấu kinh tế nang nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long" để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng ĐBSCL trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên chủ đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm 1970, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế học, mà còn là đối tượng được các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý tinh tế của các nước đặc biệt quan tâm. Gần đây, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế và để thích ứng với tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế được tiến hành, đáng chú ý là nghiên cứu của tác giả Mitsuaki Okabe (1995): "The Structural ofthe Japanese Ecơnomy; Oliver Fabel, 1996, European Ecơnomies in Transitzon"; Mark W. Rosegrant and Peter B. R. Hazell (2000): "Transforming the Rural Asian Economic: The Unfinished Revolution". Nhìn chung, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu mối tương tác giữa cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, sự biên đổi cơ sở vật chất - kỹ thuật và môi trường, vấn đề đói nghèo đối với những thay đổi cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế khác nhau, mà ít có những nghiên cứu chuyên sâu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trừ bài viết của tác giả Nhung Điện Tân (2003): "Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi trong tương lai của việc trao đổi lương thực ". Với nội dung hết sức sâu sắc và có tính thời sự cao về hướng chuyển dịch 4 cơ cấu tinh tế nông nghiệp của Trung Quốc trước bối cảnh gia nhập WTO và nền nông nghiệp toàn cầu hóa. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trước đổi mới (1986) có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế trong nước được công bố và xuất bản, nhưng hầu hết chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai ngành sản xuất là công nghiệp và nông nghiệp, gần như chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. ngoại trừ công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Huy Đáp (1983) "Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam ", chủ yếu đi vào phân tích cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Từ đổi mới đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học và sách xuất bản có nội dung liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: Lê Đình Thắng (1998), Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành thành phố Hô Chí Minh; Nguyễn Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong "Thời đại kinh tế trí thức ". Ngoài ra, còn có khá nhiều tổng luận phần tích, khảo luận, bài viết tại các hội thảo khoa học có liên quan đến các khía cạnh khác nhau đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nhìn chung các nghiên cứu này tập trung phản ánh các nội dung chủ yếu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tính tất yếu hách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; Vai trò và nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình chuyển từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn. 5 Trình bày về các nhân tố chủ quan và khách quan tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò và xu hướng tác động của khoa học và công nghệ cũng như của quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những vấn đề mang tính quy luật, những nội dung có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại thời điểm nghiên cứu; xác định phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả nước hay một ứng, một địa phương. Đối với vùng ĐBSCL, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu cải thiện đời sống nông dân luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong đó đáng chú ý là các công trình: - Đề tài nghiên cứu: "Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng ĐBSCL " do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam thực hiện năm 2000, đã ới sâu phân tích các yếu tố tác động đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn; thực trạng, định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. - Luận án tiến sỹ (2001) của tác giả Bùi Văn Sáu với đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở tính Vĩnh Long", đã đi sâu phân tích và dự báo các nhân tố tác động, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tĩnh Vĩnh Long theo hướng CNH. HĐH. 6 - Tác giả Đào Công Tiến (2002) với cuốn sách: "Nông nghiệp và nông thôn những cảm nhận và đề xuất", trong đó đã nêu bật vị trí, vai trò nông nghiệp của vùng ĐBSCL đối với cả nước; lũ và đối sách sống chung với lũ. - Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2004) với bài viết "Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ 21” tại Hội thảo khoa học vì sự phát triển ĐBSCL. đã phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và những vấn đề cấp bách đang đặt ra. Nhìn chung, do mục đích, phương pháp tiếp cận và thời điểm nghiên cứu khác nhau, trong các công trình nêu trên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL. Hơn nữa sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có khá nhiều vấn đề mới nảy sinh cớ liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng cần được nghiên cứu làm rõ : Một là, tác động của các nhân tố kinh tế, phi tinh tế đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng trong bối cảnh hội nhập hiện nay như thế nào? Hai là, giải pháp nào để thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa? Hai vấn đề nêu trên được xem là nội dung cất lõi mà luận án tập trung nghiên cứu nhằm làm rỡ cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chú yếu nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận án đề ra các nhiệm vụ sau: 7 - Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm rõ các khái niệm, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu tinh tế nông nghiệp. - Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của vùng ĐBSCL. - Phần tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian qua và đánh giá tác động của các nhân tố chủ yếu đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng, những thành tựu đạt được vànhững hạn chế cẩn khắc phục trong thời gian tới. - Xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu về kinh tế, kỹ thuật và cơ chế, chính sách nhằm thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những khía cạnh kinh tế có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong mối liên hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước trong bối cảnh hội nhập, bao gồm các em tiêu đo lường các biến số vĩ mô, các cân đối lớn trong nội bộ ngành và với các ngành kinh tế khác; cơ chế vận hành và tác động của các yếu tố đầu vào, đầu ra đối với quá trình sản xuất nông nghiệp; các chỉ tiêu dự báo có liên quan đến mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng; các giải pháp về cơ chế, chính sách của nhà nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn: (i) nghiên cứu sâu các vấn đề có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, gồm 8 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nội địa; không nghiên cứu sầu về lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản trên biển, các khía cạnh có bên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần và vững tinh tế (li) tập trung phân tích tác động của các nhân tố kinh tế, riêng các nhân tố phi kinh tế, đi sâu phân tích nhân tố chính sách và tập quán sản xuất của nông dân, các nhân tố khác được đề cập như những đặc điểm có liên quan và đề xuất trong phần kiến nghị. Về không gian: là địa bàn lãnh thổ của 13 anh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp. Vĩnh Long. Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, S6c Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên 40.580 km2. Về thời gian: phần đánh giá thực trạng được đề cập từ năm 1995 đến năm 2005; phần mục tiêu, phương hướng trình bày chi tiết cho giai đoạn 2006 – 2010 và nêu một số định hướng lớn đến năm 2020. 4.3. Phương pháp nghiên cứa và nguồn số liệu sử dụng - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin làm phương pháp nghiên cứu chung, xuyên suất toàn bộ luận án, kết hợp với sử dụng một số phương pháp nghiên cứu riêng phù hợp với nội dung, tính chất, đặc điểm và yêu cầu phân tích từng phần của luận án, bao gồm: - Phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các mô hình lý thuyết và thực tiễn trên thế giới cũng như từ thực tế trong nước và của vùng ĐBSCL trong thời gian qua. - Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm ra các mối quan hệ, các xu hướng diễn ra giữa các biến số tinh tế vĩ mô đố luận giải về các vấn đề có lien quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. 9 - Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu và quy nạp được sử dụng để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động, các kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại. - Phương pháp phân tích hồi quy đa biến dựa vào hàm sản xuất và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất để xác định mối tương quan giữa các nhân tố tác động đến năng suất lao động nông nghiệp, chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT được sử dụng để xem xét. Đánh giá tổng thể các mối quan hệ, rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL, qua đó đề xuất những giải pháp tác động một cách hiệu quả nhất. Nguồn số liệu sử dụng trong luận án: số liệu sử dụng trong luận án được thu thập từ các nguồn chính sau: - Số liệu thứ cấp: thu thập từ niên giám thống kê cả nước và của 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL, từ các báo cáo của các bộ ngành và từ các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã công bố. - Số liệu sơ cấp: kế thừa số liệu từ 2.314 phiếu điều tra về các mô hình sản xuất của hộ nông dân trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ do Cục Thống kê phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ thực hiện trong năm 2005. 5. Những đóng góp của luận án - Hệ thống hóa các khái niệm, các mô hình lý thuyết và làm rõ các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCKTNN theo hướng CNH, HĐH; xác định hệ thống chỉ tiêu đo lường các biến số kinh tế vĩ mô và hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCKTNN. 10 Sưu tầm, tổng hợp phân tích và rút ra được những bài học kinh nghiệm thành công có thể kế thừa phát huy hoặc những sai lầm cần tránh mà một số nước có điều kiện gần tương đồng với Việt Nam đã trải qua trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. - Dựa trên nền tảng các lý thuyết, luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cáu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian qua; kết hợp giữa phân tích tổng hợp với ứng dụng mô hình phân tích năng suất lao động nông nghiệp theo hàm sản xuất, làm rõ mức độ tác động của từng nhân tố đến chuyển dịch cơ kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL. Đưa ra những giải pháp chủ yếu về kinh tế, kỹ thuật và cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL trong thời gian tới chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6. Tên và kết cấu của luận án Tên luận án: Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Con Long. Kết cấu của luận án: ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành ba chương: Chương l: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chương2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chương3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Các khái niệm và mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp Để hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế, trước hết cần làm rõ khái niệm cơ cấu. Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật. hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống [53, tr.28]. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau. Tùy theo cách tiếp cận, các bộ phận đó có thể là các yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất, gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của tái sản xuất xã hội, gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành sản xuất của một nền kinh tế, gồm: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời giữa chúng luôn có quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế còn chứa đựng sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện cũng khác nhau. Do đó, có thể khái quát cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội nhất định 153, tr.29]. Cơ cấu ki._.nh tế được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở chủ yếu sau: 12 - Cơ cấu kinh tế là kết quả của sự phân công lao động xã hội, được bắt đầu từ việc tăng năng suất lao động và sự phát triển của các mối quan hệ trao đổi hàng hóa tiền tệ. - Cơ cấu kinh tế phản ánh sự tương tác sống động giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Cơ cấu kinh tế có sự cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong một hệ thống với các cấp độ khác nhau, gắn với thời gian, không gian và đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội nhất định nhằm bảo đảm sự phát triển và có thể tái sản xuất cả về kinh tế và xã hội. Như vậy, bản chất của cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện của các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất xã hội, đó là mối quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng không đơn thuần chỉ là những quan hệ về mặt số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố - biểu hiện về lượng hay sự tăng trưởng của hệ thống, mà là những mối quan hệ bên trong và bên ngoài của các yếu tố đó - biểu hiện về chất hay sự phát triển của hệ thống [62, tr.1l]. Mối quan hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu của nền kinh tế thực chất là những biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Mặt khác, nền kinh tế quốc dân được phần chia theo nhiều cách thức và ỡ nhiều cấp độ khác nhau nên khi nghiên cứu cơ cấu của một nền kinh tế cần xem từ nhiều g6c độ khác nhau mới có thể thấy hết được các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của nền kinh tế đó và nhìn chung người ta thường xem xét từ các góc độ chủ yếu sau: Cơ cấu ngành kinh tế. cơ cấu ngành kinh tế phản ánh sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau của nền sản xuất. Sản xuất càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế càng đa dạng. Cho đến nay, trên thế giới về cơ bản có hai hệ thống phân ngành kinh tế, đó là Hệ thống sản xuất vật chất (Material Production System - MPS), được áp dụng đối với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và Hệ thống tài khoản quốc gia 13 (System of National Accounts - SNA), được áp dụng đối với nền kinh tế thị trường. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thường được phân thành ba khu vực: khu vực 1 gồm các ngành hoạt động nhằm khai thác các của cải từ thiên nhiên như: nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng; khu vực II gồm các ngành hoạt động nhằm làm thay đổi hình thái của những của cải vật chất như công nghiệp chế tạo và chế biến, xây dựng; khu vực III gồm các ngành nhằm cung ứng những dịch vụ có ích cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội như thương nghiệp, bưu điện, vận tải, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ đời sống, dịch vụ quản lý nhà nước, hoạt động đoàn thể, từ thiện và tôn giáo [20. tr.18]. Trong mỗi khu vực được phân thành các ngành kinh tế cấp 1 và dưới mỗi ngành cấp 1 được phân thành các ngành cấp 2, cấp 3. cấp 4, v.v.. Sự phân chia các ngành như trên không phải là cách duy nhất mà có sự khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế và cơ chế quản lý của mỗi nước. Nhưng có một điểm chung là thông qua quá trình vận động và mối liên hệ giữa các ngành có thể tìm được cách thức duy trì một cơ cấu hợp lý và có thể lựa chọn được những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả nhất. Đối với nước ta, theo Quyết định số l0120071QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1, 88 ngành kinh tế cấp 2, 242 ngành kinh tế cấp 3, 437 ngành kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5. 14 Nông nghiệp thường được xem là một ngành kinh tế, nếu hiểu theo nghĩa hẹp gồm có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa rộng còn bao hàm cả lâm nghiệp và thủy sản (30, tr.8). Theo hệ thống phân ngành kinh tế của nước ta hiện nay, sản xuất nông nghiệp, lầm nghiệp và thủy sản là 1 trong 21 ngành kinh tế cấp 1, trong đó được phân chia thành: - 3 ngành cấp 2, gồm: nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan (ngành nông nghiệp); lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan (ngành lâm nghiệp); khai thác và nuôi trồng thủy sản (ngành thủy sản). - 13 ngành cấp 3, gồm: trồng cây hàng năm; trồng cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp; chăn nuôi; trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp; hoạt động dịch vụ nông nghiệp; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan (7 ngành cấp 3 thuộc ngành nông nghiệp); trồng rừng và chăm s6c rừng; khai thác gỗ và lâm sản; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải là gỗ và lâm sản khác, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp (4 ngành cấp 3 thuộc ngành lâm nghiệp); khai thác thủy sản; nuôi trồng thủy sản (2 ngành cấp 3 thuộc ngành thủy sản). - 41 ngành cấp 4, bao gồm: 31 ngành thuộc ngành nông nghiệp, 5 ngành thuộc ngành lâm nghiệp và 5 ngành thuộc ngành thủy sản. - 56 ngành cấp 5, bao gồm: 41 ngành thuộc ngành nông nghiệp, 8 ngành thuộc ngành lầm nghiệp và 7 ngành thuộc ngành thủy sản. Cơ cấu thành phần kinh tế. cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và xu hướng chung là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay giữa các hình thức sở hữu có sự đan xen lẫn nhau tùy thuộc vào sự phát triển của các nềnkinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các thành phần kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò của từng thành phần kinh tế để từ đó có thể 15 đưa ra các giải pháp tác động phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế. cơ cấu vùng kinh tế phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sỡ cho hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách sát thực và phù hợp với đặc điểm của từng ứng nhằm đạt hiệu quả cao trên từng vùng và toàn lãnh thổ. Tùy theo mục đích quản lý mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng với những đặc trưng về mặt tinh tế khác nhau và trong nông nghiệp, cách phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái nông nghiệp mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì từ đó có thể xác lập được các cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, vừa khai thác được lợi thế của mỗi vững, vừa khắc phục tình trạng phát triển dàn trải, thiếu tập trung để có thể hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng tết hơn nhu cầu của thị trường và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần và theo vùng kinh tế là sự biểu hiện về bản chất ỡ những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế, giữa chúng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển, cơ cấu theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành và cơ cấu theo vùng là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân bố hợp lý các nguồn lực, tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối và đạt hiệu quả cao giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế của một nền kinh tế. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân [44, tr.25], nên có thể hiểu cơ cấu tinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp diễn ra trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. 16 Quá trình hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng không thể tách rời với quá trình hình thành và biến đổi của cơ cấu nền tinh tế. Do đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vừa có đặc điểm chung, vừa có đặc điểm riêng so với cơ cấu nền kinh tế. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quá trình phát triển kinh tế - xã hội là quá trình biến đổi diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhưng trước hết là sự gia tăng năng lực sản xuất và sự chuyển dịch các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất của các ngành. Xu hướng chung trong thực tế là khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân sẽ giảm xuống, tỉ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng lên. đến một trình độ nhất định thì d trọng dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn so với công nghiệp. Để lý giải cho quá trình này, có hai lý do chính: Từ cuối thế kỷ XIX, E. Engel đã nhận thấy mang, khi thu nhập của các gia đình tăng lên, tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm sẽ giảm xuốngvà cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, dẫn tới tỷ trọng của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. - I Fisher (1867 - 1947) quan sát thấy, tiến bộ kỹ thuật có tác động đến thay đổi phân bố lao động vào ba khu vực của nền kinh tế, tạo điều hẹn cho nông dân tăng năng suất lao động. Kết quả là để bảo đâm lương thực, thực phẩm cho xã hội, không cần đến lượng lao động như cũ và tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần, có thể từ 80% đối với các nước chậm phát triển xuống 1 1 - 12% ở các nước công nghiệp phát triển và có thể thấp hơn. Ở Mỹ, hiện chỉ có khoảng 3% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp 164, tr.25]. 17 Ngoài ra hai lý do nêu trên. còn có một lý do khác cũng làm cho ớ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm sút, đó là các lợi thế tương đối trong nông nghiệp, nhất là đất đai và lao động ở các quốc gia phát triển mất dần so với các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn. Từ những phân tích nêu trên cho thấy chuyển địch cơ cấu kinh tế thực chất là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế [23. tr.535]. Quá trình chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bất đầu từ nội bộ của từng ngành theo những xu hướng nhất định và trong nông nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành ở hầu hết các quốc gia thường diễn ra theo xu hướng có tính quy luật như sau: Trong dài hạn, cầu nông sản chịu tác động mạnh bởi thu nhập của dân cư theo hướng: khi mức thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn và khi thu nhập tăng lên, cầu về các nông sản có chất lượng cao tăng lên. Kết quả điều tra ở Indonesia thời điểm 1969 - 1970 cho thấy, nhu cầu các thức ăn có tinh bột (gạo, ngô, khoai mì) trong tổng calory của nhóm hộ có thu nhập thấp chiếm trên 85%. của nhóm hộ có thu nhập trung bình giảm còn 77% và của nhóm hộ có thu nhập cao giảm côn 68% và tỉ lệ này có thể giảm còn 35 - 40% khi thu nhập bình quân đầu người đạt 2.500 USD/năm [22. tr.33]. - Một nghiên cứu khác cho rằng, thịt, trứng. sữa và thủy sản là loại thực phẩm có tính động vật. Mức độ tiêu dùng các loại thực phẩm này có quan hệ trực tiếp đến bồi bổ sức khỏe và phát triển trí tuệ nhân loại. vì thế hầu hết các nước đều quan tâm đến đầu tư phát triển chăn nuôi và nghề cá [61, tr. 7]. 18 Như vậy, chuyển địch cơ cấu tinh tế nông nghiệp là quá trình chuyển dịch các nguồn lực trong nông nghiệp nhằm gia tăng sản lượng các ngành, trong đó các ngành có năng suất lao động cao hơn sẽ có ớ trọng tăng và xu hướng chung đối với sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước là tỉ trọng giá trị sản lượng nông sản phi lương thực, nhất là các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng khi thu nhập của dân cư tăng lên. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng và phát triển nông nghiệp bền vững Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế là ba khái niệm khác nhau về bản chất nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nó vừa là mục tiêu, vừa là thước đo quan trọng phản ánh sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người của một nền kinh tế. Qua đó có thể hiểu tăng trưởng nông nghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp dựa trên cơ sở của sự gia tăng các nguồn lực đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động và công nghệ. Mặt khác, để đảm bảo vai trò cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tích lũy ban đầu để đầu tư phát triển các ngành nền kinh tế khác, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng quy mô sản lượng, nghĩa là tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp. Nhưng nếu sự tăng trưởng đó không được định hướng bằng một cơ cấu hợp lý, dễ 19 dẫn tới chất lượng tăng trưởng không cao. Ngược lại, sự đổi mới cơ cấu các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp thể hiện bằng việc bố trí lại các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, điều chỉnh cơ cấu tích lũy và tiêu dùng, thay đổi các biện pháp tạo cung và cầu, sẽ làm cho năng suất của các ngành, các lĩnh vực đó tăng lên và gia tăng sản lượng. Như vậy, có thể xem sự thay đổi cơ cấu và nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp là hai phạm trù thay nhau mang bản chất của mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Nếu nhịp độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy biến đổi cơ cấu nhanh và cơ cấu biến đổi nhanh sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và tăng chất lượng tăng trưởng. Do đó, cơ cấu kinh tế được xem là phương tiện để thực hiện mục đích là thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế và khi nói đến chuyển dịch cơ cấu tinh tế đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Chuyển dịch cơ cấu với phát triển nông nghiệp bền vững: phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lầu dài theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm cả bốn mục tiêu cơ bản là: tăng trưởng kinh tế - tăng về quy mô số lượng, thay đổi về cơ cấu kinh tế - thay đổi về chất lượng, tiến bộ về xã hội - nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, cải thiện về môi trường tự nhiên - đảm bảo cân bằng sinh thái và chỉ khi nào đồng thời đạt hiệu quả cao cả bốn mục tiêu này thì nền nông nghiệp mới được xem là phát thốn bền vững. Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế [53, tr.33]. Bởi vì, có những quốc gia đạt được mức tăng trưởng nông nghiệp rất cao nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân sống ở nông thôn có thu nhập dưới mức nghèo đói. Đây là hệ quả của sự chuyển dịch thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế đó. Mặt khác, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền tinh tế có thể kéo theo sự khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, khiến cho các nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, 20 làm phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái hoặc cùng với tăng trưởng là sự bất bình đằng về tinh tế, chính trị và nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị hạ thấp hoặc mất ới, dẫn tới cơ cấu xã hội bị đảo lộn và bất ổn định. Tuy nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh đến công bằng xã hội và bền vững môi trường tự nhiên sẽ dẫn tới phát triển dàn trải giữa các ngành và giữa các vùng, dẫn tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, không đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, để bảo đảm hài hòa cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, nhiều nước chọn con đường phát triển toàn diện thong qua tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tóm lại, có thể thấy được mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với tăng trưởng và phát triển tinh tế nông nghiệp ở một số nội dung cơ bản sau: - Thay đổi cơ cấu kinh tế là điều kiện cơ bản để xóa bỏ những mất cân đối đang tồn tại, tạo ra một trình độ cân đối mới cao hơn làm tiền đề cho tăng trưởng cao và phát triển ổn định trong nông nghiệp, nông thôn và ngược lại. - Thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thực hiện phân bố lại các nguồn lực đầu vào đối với quá trình sản xuất, đó cũng chính là nguồn gốc của tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phân công lại lao động xã hội bên trong lãnh thổ mà còn thúc đẩy quá trình tham gia vào hợp tác lao động quốc tế tạo thuận lợi cho từng ngành chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thích tăng trưởng và phát triển tinh tế. 21 1.2. Các lý thuyết về chuyển dịch cể cấu kinh tế Đến nay, trên thế giới có nhiều trường phái lý thuyết lý giải về nguồn gốc, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra đời và ngày càng hoàn thiện thông qua việc kế thừa, chọn lọc và kiểm nghiệm qua thực tiễn. Mỗi trường phải có một cách bếp cận riêng và việc kế thừa, vận dụng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng nền kinh tế cho từng giai đoạn. Đối với nền nông nghiệp nước ta nước chung và vùng ĐBSCL nói riêng hiện nay, việc lựa chọn các lý thuyết kinh tế để làm cơ sở cho phân tích, đánh giá và xác định hướng đi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cần căn cứ vào các đặc điểm chủ yếu sau: Nền nông nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, làm thế nào để lựa chọn các ngành, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực có hạn mà vẫn cớ thể đạt được một cơ cấu hợp lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Nền tinh tế đang tồn tại và phát triển hai khu vực kinh tế, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi không chỉ có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế giữa các khu vực mà phải chuyển dịch ngay cả trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thông qua việc phân bố lại các yếu tố nguồn lực. Sản xuất nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu chuyển dịch nhanh theo hướng tập trung, thâm canh cao với phát triển bền vững cả về tự nhiên và xã hội. Với các đặc điểm nêu trên. việc vận dụng đan xen các lý thuyết kinh tế có liên quan trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tận dụng những mặt mạnh, hạn chếlnhững mặt yếu là cần thiết. Các lý thuyết được trình bày thành ba nhóm phù hợp một cách tương đối với các đặc điểm đã nêu. 22 1.2.1. Nhóm lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa Lý thuyết của K. Marx: theo Marx, đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật là các yếu tố cơ bản tác động đến quá trình tái sân xuất. trong đó Marx cho rằng đất đai chính là sự giới hạn của tăng trưởng, còn lao động là một hàng hóa đặc biệt, có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động (V) dành cho bản thân người lao động cộng vôi giá trị thặng dư (m) thuộc về nhà tư bản. Phần giá trị thặng dư này, sau khi nhà tư bản tiêu dung cho sinh hoạt, được sử dụng cho tái sản xuất cả theo chiều rộng và chiều sâu. Tiến bộ kỹ thuật, Marx xem là yếu tố chính giúp tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và là cách duy nhất để tăng năng suất lao động nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị thặng dư. Vốn là phần giá trị thặng dư tích lũy cho phát triển sản xuất thông qua tiết kiệm ngoài phần tiêu dùng của nhà tư bản. Như vậy, Marx đã chỉ rõ vai trò đóng góp của từng yếu tố cơ bản vào quá trình tái sản xuất mở rộng nền tinh tế và là nền tảng cơ bản để nhiều lý thuyết ra đời sau này kế thừa. Khi phân tích tích lũy và tái sản xuất mỡ rộng, Marx cho rằng điều kiện của tái sản xuất mở rộng là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu tiêu dùng tăng chậm hơn và các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng tăng chậm nhất. Tuy nhiên, khi phân tích Marx giả thiết những tiền đề: chia tổng sản phẩm xã hội theo dạng hiện vật (tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) và theo giá trị (C + V + m), giá trị bằng với giá cả, phân tích chủ nghĩa tư bản dưới dạng thuần túy (chỉ có 2 giai cấp tư sản và vô sản), d suất giá trị thăng dư không đổi, cấu tạo hữu cơ tư bản không đổi và không có ngoại thương. Do đó, việc vận dụng quy luật ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung diễn ra trong những điều kiện thực tế khác xa so với các giả thiết của Marx nên đã không mang lại thành công như mong đợi. Mặt khác, sự thiếu vắng ngoại thương trong mô hình của Marx cũng đưa đến tình trạng đóng cửa của các nền kinh tế này. 23 Như vậy, Marx đã chỉ rõ vai trò của từng yếu tố vốn, lao động, đất đai, tiến bộ kỹ thuật đối với quá trình tái sán xuất xã hội mở rộng và từ bài học kinh nghiệm về vận dụng quy luật ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của Marx đối với các nước cho thấy quá trình lựa chọn các ngành và các lĩnh vực nhằm thực hiện công nghiệp hóa cần phải được xem xét trong những điều kiện cụ thể cũng như cần coi trọng đúng mức vai trò của ngoại thương. Chiến lược thay thế nhập khẩu: nội dung cơ bản của chiến lược này là thay thế các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu bằng sản xuất trong nước với sự bảo hộ của chính phủ thông qua sử dụng hàng rào thuế quan cao hoặc hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục đích chính là bảo hộ sản xuất trong nước, nhất là các ngành công nghiệp còn non trẻ, tiết kiệm ngoại tệ và tạo thêm việc làm. Chiến lược này được hầu hết các nước đang phát triển thực thi trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 60 và đã thu được những thành công nhất định trong giai đoạn đầu. Một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dệt và giấy phát triển khá nhanh, nhờ đó thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu trong nông nghiệp. Song do áp dụng mạnh các chính sách bảo hộ mậu dịch đã nảy sinh tiêu cực trong quản lý nhà nước về thuế quan và hạn ngạch, giâm cạnh tranh trong sản xuất, thị trường trong nước không đủ lớn để kích thích sản xuất, làm cho sản xuất của các ngành trên sớm rơi vào tình trạng từ trệ Và kém hiệu quả, trong khi nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị ngày càng tăng, dẫn tới gia tăng nhập siêu và nợ nần. Ngược lại, các nước áp dụng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu lại đạt được mức tăng trưởng khá cao và ổn định, buộc nhiều nước đang áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu phải chuyển sang chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. 24 Chiến lược đầy mạnh xuất khẩu: nội dung cơ bản của chiến lược này là tập trung các nguồn lực sẵn có của quốc gia, nhất là nguồn lao động dồi dào để phát triển các hàng hóa phục vụ xuất khẩu thông qua sử dụng các chính sách kinh tế như: chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách hỗ trợ giá cả đối với các yếu tố đầu vào sản xuất, chính sách ổn định và điều chỉnh cơ cấu vĩ mô. Nhờ đó, nền kinh tế nhanh chóng tạo được nguồn ngoại tệ để có thể nhập công nghệ và nguyên liệu cho mở rộng quy mô sản xuất trong nước, đồng thời kéo theo các ngành cung ứng đầu vào cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển, nhất là sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Rõ ràng là việc thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu thông qua phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia đã cho phép bất kỳ sản phẩm nào mà quốc gia đó có lợi thế chi phí thấp so với thế giới sẽ phát triển, nhờ đó cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động sẽ nâng cao, gia tăng sản lượng nền kinh tế. Tuy nhiên, chiến lược này cũng đòi hỏi cơ cấu kinh tế của các nước phải có khả năng chuyển đổi cao theo hướng đổi mới về mặt công nghệ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, nhất là từ phía các nước phát triển. 1.2.2. Nhóm lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu hai khu vực Lý thuyết hai khu vực của Lewis: theo Lewis (1955), nền kinh tế ở các nước đang phát triển song song tồn tại hai khu vực kinh tế, đó là khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khu vực tinh tế hiện đại, chủ yếu là sản xuất công nghiệp. Khu vực nông nghiệp có năng suất cận biên bằng không và luôn thặng dư lao động. Số lao động thặng dư này có thể rút ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn không làm sản lượng nông nghiệp giảm. Việc chuyển bớt lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ làm cho năng suất lao động và lợi nhuận trong khu vực nông nghiệp tăng lên. 25 Khu vực công nghiệp, có năng suất lao động và mức tiền lương cao hơn khu vực nông nghiệp nên có thể thu hút số lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp chuyển đến, nhờ đó tổng sản phẩm và lợi nhuận tăng vì tiền lương công nhân không đổi. Lợi nhuận được tái đầu tư mở rộng sản xuất, lại thu hút thêm lao động từ khu vực nông nghiệp và tổng sản phẩm tăng. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi thu hút hết lao động thặng dư của khu vực nông nghiệp. Mô hình Lewis cho thấy, tăng trưởng của công nghiệp thông qua tích lũy vốn từ thu hút lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, không chỉ tạo điều hẹn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, mà còn tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động và gia tăng năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế còn chủ yếu là nông nghiệp như nước ta. Lý thuyết về thay đổi cơ cấu của Chenery: từ nghiên cứu thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trong giai đoạn 1950 - 1973, Chenery kết luận: tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp có xu hướng tăng tương ứng vôi GDP bình quân đầu người tăng dần. Ở mức GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp cao hơn công nghiệp. Ở mức GDP bình quân đầu người đạt 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp bằng với công nghiệp và ở mức GDP bình quân đầu người trên 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp thấp hơn công nghiệp. Những quốc gia có mức GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 600 USD được xếp vào giai đoạn kém phát triển, còn những quốc gia có mức GDP bình quân đầu người 500 - 3.000 USD được xếp vào giai đoạn chuyển tiếp phát triển và GDP bình quân đầu người trên 3.000 USD được xếp vào giai đoạn phát triển. 26 Như vậy, theo lý thuyết của Chenery đặc trưng của các giai đoạn phát triển chính là cơ cấu GDP và sự thay đổi qua các giai đoạn từ thấp lên cao dựa vào sự thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần. Lý thuyết hai khu vực của Harry T. Oshima: T. Oshima (1960) cho rằng, tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ xảy ra khi thời vụ không căng thẳng và đối với các nước đang phát triển, đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động của các nước này cớ hạn, từ đó ông đã đưa ra mô hình thay đổi cơ cấu kinh tế hai khu vực theo ba giai đoạn: Giai đoạn l: đầu tư nông nghiệp theo chiều rộng nhằm tạo ra việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn bằng cách đa dạng hóa cây trồng. phát triển các ngành nghề về chăn nuôi và chế biến ngay trong địa bàn nông thôn. Nhờ đó, lao động dư thừa trong nông nghiệp mới sử dụng hết, mà vẫn đảm bảo yêu cầu lao động lúc thời vụ, đồng thời còn phù hợp với khả năng vốn không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp không cao của lao động ở các nước đang phát triển. Kết quả của giai đoạn này là chủng loại nông sản đa dạng với quy mỡ sản lượng tăng lên, chế biến nông sản tăng, thúc đẩy xuất khẩu tạo ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển. Giai đoạn 2: đầu tư phát triển theo chiều rộng cả nông nghiệp, công nghiệp và địch vụ. trong đó tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn và ứng dụng công nghệ sinh học để gia tăng sản lượng, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng việc làm cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động. 27 Giai đoạn 3: phát triển tất cả các ngành theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động, trong đó đối với nông nghiệp. Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao động, tạo điều kiện rút bớt lao động ra khỏi khu vực này mà không làm giảm sản lượng; còn đối với công nghiệp, thu hẹp công nghiệp thầm dụng lao động, mở rộng công nghiệp thâm dụng vốn để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm và giảm nhu cầu lao động. Qua mô hình Harry T. Oshima cho thấy: (i) việc sử dụng vốn phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tinh tế cũng như cơ cấu lao động; (ii) kết hợp đa dạng hóa sản xuất với. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, vừa gia tăng sản lượng, vừa giải quyết tốt nhu cầu lao động thời vụ trong nông nghiệp và giảm áp lực di chuyển lao động đến khu vực phi nông nghiệp; (iii) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với phát triển công nghiệp chế biến ngay trên địa bàn nông thôn là hướng đi cho các nước đang phát triển; và (iv) nâng cao năng suất lao động nông nghiệp là yếu tố quyết định đề nâng cao tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong giai đoạn phát t._.ng căn bản là: xây dựng các chương trình thu mua nông sản can thiệp thị trường để khi cần thiết sẽ sử dụng và chuyển các hình thức hỗ trợ xuất 159 khẩu sang các hình thức hỗ trợ xúc tiến thương mại, ưu đãi cước phí vận tải khi cần thiết. - Tăng mức hỗ trợ cao hơn hiện nay đối với các chính sách hỗ trợ phù hợp (hộp xanh và chương trình phát triển), bao gồm: đầu tư hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khuyến nông, bảo vệ thực vật và thú y, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; công nghệ sinh học, giống cây trồng và vật nuôi; hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai và đầu tư ưu đãi cho một số ngành hàng cạnh tranh yếu theo quy định. - Nghiên cứu, xây dựng các chính sách mới được phép thực hiện như chính sách trong chương trình phát triển tạo sự bình đẳng giữa các ngành, bao gồm: chương trình bảo hiểm rủi ro thiên tai cho nông nghiệp; chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng sâu, vùng xa; chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi phát triển các vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản v.v.. 160 Tóm tắt chương 3 Trong chương ba, luận án tập trung vào trình bày năm căn cứ để làm cơ sở cho việc xác định quan điểm, mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu tinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đề ra 6 nhóm giải pháp thực hiện và phân thành hai nhóm lớn sau: Nhóm các giải pháp ngắn và trung hạn, gồm có 2 giải pháp: - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên: (i) phát huy lợi thế cạnh tranh, hình thành các vùng sán xuất tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến; (ii) đa dạng hóa sản xuất, tạo thêm việc làm. Gia tăng thu nhập cho nông hộ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; (iii) phát triển tài nguyên rừng để nâng cao độ che phủ, bảo đảm phát triển bền vững. -Mở rộng quy mô đất sản xuất của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản: (i) mở rộng quy mô đất sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp; (ii) tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua liên kết "4 Nhà ". Nhóm các giải pháp dài hạn, gồm có 4 giải pháp : -Tăng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với khu vực nông nghiệp: (i) tăng vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp lên tối thiểu trên 15% GDP nông nghiệp; (ii) đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận vốn đầu tư của nông hộ; (iii) đổi mới cơ cấu đầu tư hướng vào tăng tỉ trọng đầu tư gián tiếp và ưu tiên cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp, phát triển khoa học và công nghệ, công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp và (iv) nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư. 161 - Nâng cao năng suất lao động nông nghiệp: (i) nâng cao trình độ văn hóa và kỹ năng lao động cho nông dân; phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn; xuất khẩu và từ chuyển lao động nông nghiệp ra ngoài vùng. - Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp: (i) nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; (ii) đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở tăng cường hoạt động khuyến nông; phát triển công nghệ tin học - truyền thông; xúc tiến chương trình đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các khu nông nghiệp công nghệ cao; (iii) khuyến khích nông dân tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất với quy mô lớn; phát huy vai trò đầu tầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ tinh tế trang trại; khuyến khích và hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là các hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở: (i) xây dựng sẵn các chương trình hỗ trợ của Chính phủ; (ii) soát xét, điều chỉnh kịp thời những chính sách chưa phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết; (iii) tăng cường mức đầu tư hỗ trợ cao hơn so với hiện nay đối với các chính sách phù hợp (hộp xanh và chương trình phát triển); (iv) nghiên cứu, bổ sung chính sách mới trong chương trình phát triển và tạo sự bình đẳng giữa các ngành trong nền kinh tế. 162 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng CNH, HĐH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và gia tăng thu nhập cho nông dân là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, đòi hỏi cần được làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn, do đó luận án đã tập trung vào nghiên cứu và đạt được một số kết quả chủ yếu dưới đây: Thứ nhất trình bày một cách có hệ thống lý luận cơ bản về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để làm nền tảng cho nghiên cứu đề tài. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp diễn ra trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình cải biến nền nông nghiệp từ lạc hậu, bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra năng suất lao động và nhịp độ tăng trưởng cao. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu các nền kinh tế là tỉ trọng nông nghiệp trong GDP nền kinh tế giảm dần và tỉ trọng các nông sản có chất lượng cao trong GDP nông nghiệp tăng khi thu nhập của dân cư tăng lên. Đồng thời, vốn, lao động, đất đai, tiến bộ kỹ thuật, thị trường và cơ chế chính sách là những nhân tố cơ bản có tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhưng vai trò tác động của từng nhân tố qua các giai đoạn không giống nhau và muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự kết hợp hợp lý giữa các nhân tố đã. Thứ hai, một số bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước trong vùng, nhất là của Trung Quốc và Thái Lan cho thấy việc khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh và đa dạng hóa các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu; phát triển công 163 nghiệp phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn; đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ tín dụng, tiến bộ kỹ thuật cho nông dân để hình thành các vừng chuyên canh tập trung có quy mô lớn; điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng hội nhập, đều mang lại những thành công nhất định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thứ ba, qua phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL thời kỳ 1996 - 2005, cho phép rút ra một số nhận định cơ bản về những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới bao gồm: - Cơ cấu kinh tế của vùng trong thời gian qua chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, đến nay khu vực I vẫn chiếm 47,42% GDP nền kinh tế. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch nhanh theo hướng tỉ trọng nông, lâm nghiệp giảm và tỉ trọng thủy sản tăng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tạo thêm việc làm và gia tăng thu nhập cho nông hộ, nhưng chuyển dịch cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra chậm, đến nay trồng trọt và cây lúa còn chiếm tỉ trọng cao. - Cơ cấu lao động của vùng chuyển dịch chậm, chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng chậm, mới bằng 67,5% năng suất lao động phi nông nghiệp. - Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của vùng những năm gần đây chuyển dịch đúng hướng trên cả ba mặt là cơ cấu giá trị xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và cơ cấu chất lượng sản phẩm xuất khẩu, góp phần thúc đẩy các ngành phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nhưng hiệu quả chuyển dịch chưa cao, chủ yếu do chất lượng và thương hiệu của nông sản hàng hóa trên thị trường còn hạn chế. 164 Thứ tư từ kết quả phân tích tác động của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL có thể rút ra một số nhận định về vai trò tác động của từng nhân tố và cũng là nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu đạt được, những hạn chế cần khắc phục đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng ĐBSCL trong thời gian qua như sau: - Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nhất là vốn đầu tư sản xuất của nông hộ được xem là yếu tố quan trọng nhất, nhưng hiện tại tổng mức đầu tư cho vùng còn thấp, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và hiệu quả sử dụng chưa cao. Mặt khác, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất của hộ rất lớn, nhưng khá năng tự đầu tư của hộ hạn chế, trong khi hỗ trợ từ các nguồn vốn khác không cao. - Lao động là yếu tố quan trọng thứ hai tuy có số lượng lớn nhưng trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề và trang bị kỹ thuật cho lao động nông nghiệp của vùng còn nhiều mặt hạn chế, dẫn tới năng suất lao động thấp, tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp chậm. - Thị trường tiêu thụ nông sản là yếu tố quan trọng thứ ba nhưng đang là vấn đề khó khăn nổi cộm, chủ yếu do quy mô số lượng, chất lượng, giá thành và thương hiệu của hầu hết các nông sản ở ĐBSCL còn thấp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phát triển chậm. - Khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là vai trò của giống mới, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch là yếu tố quan trọng thứ tư nhưng hiện tại hiệu quả tác động chưa cao, chủ yếu do còn thiếu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng và khả năng đầu tư của hộ; tổ chức và quản lý sản xuất phân tán ở quy mô nhỏ hộ gia đình; công tác khuyến nông và khả năng tiếp nhận của nông dân còn hạn chế. - Đất đai là yếu tố quan trọng thứ năm chung hiệu quả sử dụng còn thấp, nhất là các hộ chuyên sân xuất lúa, chủ yếu do quy mô sử dụng đất nhỏ lẻ, mức độ đầu tư thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng 165 nông sản hàng hóa chưa cao, tốc độ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. - Cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy các yếu tố nêu trên phát huy tác dụng nhưng hiện nay vẫn còn những bất cập và chậm được điều chỉnh, nhất là về chính sách đầu tư hỗ trợ, chính sách đất đai và chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa. Thứ năm, xuất phát từ những vấn đề đặt ra cần được hoàn thiện nêu trên, luận án đưa ra năm căn cứ chủ yếu để làm cơ sở cho việc xác định các quan điểm cơ bản và mạnh dạn dự báo một số mục tiêu mang tính định hướng về chuyển dịch CCKTNN của vùng ĐBSCL đến năm 2010 và năm 2020, đồng thời đề xuất sáu nhóm giải pháp chú yếu và chia thành hai nhóm lớn nhằm thúc đẩy CCKTNN của vùng chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn: (i) Nhóm các giải pháp ngắn và trung hạn, gồm: - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các nông sản hàng hóa chủ lực, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu, bao gồm lúa gạo, trái cầy, mía đường, thủy sản nuôi trồng, chăn nuôi heo và gia cầm; đa dạng hóa cơ cấu cầy trồng, vật nuôi kết hợp với phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho nông hộ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; phát thốn tài nguyên rừng để nâng cao độ che phủ, hạn chế thiên tai, bảo đám bền vững môi trường. - Mở rộng quy mô đất sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp; tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua liên kết "4 Nhà" bằng nhiều hình thức, ở nhiều quy mô và trình độ khác nhau. 166 (ii) Nhóm các giải pháp dài hạn, gồm: - Tăng tỷ trọng huy động vốn đầu tư xã hội cho khu vực nông nghiệp lên tối thiểu trên 15% GDP nông nghiệp; đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận vốn đầu tư của nông hộ; nâng tỉ trọng đầu tư gián tiếp, nhất là từ nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và đầu tư ngoài nước; ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp, đi đôi với nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư. - Nâng cao năng suất lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng cường trang bị cơ giới hóa, hiện đại hóa quy trình sản xuất, trong đó chú trọng vào các khâu sử dụng nhiều lao động sống và có tỉ lệ cơ giới hóa còn đang thấp như gieo sạ, thu hoạch, phơi sấy và bảo quản; đi đôi với phát triển giáo dục, ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao kiến thức nông nghiệp và kỹ năng lao động cho nông dân; khuyến khích phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn. - Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ của vùng gắn với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; đổi mới hoạt động khuyến nông theo hướng xã hội hóa; xúc tiến chương trình đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các khu nông nghiệp công nghệ cao; tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn để tạo thuận lợi đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát huy vai trò đầu tầu trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ tinh tế trang trại; hỗ trợ giống, vốn và vặt tư đối với hộ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sỡ điều chỉnh kịp thời những chính sách chưa phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết; tăng mức đầu tư hỗ trợ cao hơn so với hiện nay đôi với các chính sách phù hợp 167 (hộp xanh và chương trình phát triển); nghiên cứu, bổ sung chính sách mới trong chương trình phát triển và tạo sự bình đắng giữa các ngành sản xuất của nền tinh tế. 2. Kiến nghị Chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL là một lĩnh vực rộng lớn, bao hàm nhiều nội dung có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời kết quả chuyển dịch phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách của nhà nước. Do đó, luận án kiến nghị một số nội dung cụ thể sau: Thứ nhất, sớm điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL để các ngành, các địa phương làm căn cứ tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển của ngành và của địa phương mình. Trong các quy hoạch cần xác định rõ các chương trình, các dự án trọng điểm được ưu tiên đầu tư phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, tăng cường phối hợp chỉ đạo giữa các cấp và các ngành, đồng thời có cơ chế, chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, trong đó khâu đột phá là đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông bộ và thủy lợi ở các vùng mới chuyển đổi. Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa khâu tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, mà trọng tâm là tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng và chính sách tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho hộ mở rộng quy mô đất sản xuất, khuyến khích phát triển nhanh các trang trại, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn. 168 Thứ tư khuyến khích mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp thông qua vai trò của nhà nước trong việc tạo môi trường pháp lý, định hướng thị trường và đầu tư kết cấu hạ ứng thương mại ít có khá năng thu hút đầu tư từ các thành phần kịch tế, bao gồm: chợ đầu mối và kho chứa nông sản hàng hóa ở các trung tâm tiểu vùng cũng như các nhà máy chế biến nông sản có quy mô lớn, trang bị công nghệ hiện đại. Thứ năm, trong công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cần tập trung đầu tư hơn nữa cho công tác giống, cơ giới hóa, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng quy định canh tác nông nghiệp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản hàng hóa. Thứ sáu, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn thông qua lồng ghép các chương trình và các dự án của các bộ ngành và các địa phương, nhất là chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chương trình phát triển khoa học và công nghệ; chương trình xóa đói, giảm nghèo; chương trình tạo việc làm cho khu vực nông thôn; chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc; chương trình xây dựng nông thôn mới v.v.. 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và bêu thụ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 1996. 2. Một số giải pháp trong nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học - Công nghệ và Quản lý Kinh tế, 5/2000. 3. Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và định hướng phát triển. Kết quả nghiên cứu khoa học 1996 - 2001, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001 (Nguyễn Trọng Uyên và Nguyễn Thế Bình). 4. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2/2003 (Nguyễn Trọng Uyên và Nguyễn Thế Bình). 5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3/2003. 6. Thực trạng và định hướng đa dạng hóa sử dụng đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cứu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3/2003. 7. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003 (Chủ nhiệm). 8. Rà soát, bổ sung quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006 (Chủ nhiệm). 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Đinh Văn Ân, 2005. Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam. Nxb. Thống Kê, Hà Nội. 2. Phan An, 2004. Vấn đề dân tộc ở ĐBSCL - Quá khứ và hiện tại. Hội thảo khoa học vì sự phát triển vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, 11/2004. 3. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, 1996. Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Giao thông Vận tải, 2001. Báo cáo tổng kết 5 năm 1996 - 2000 thực hiện Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ và định hướng chiến lược phát triển giao thông vận tải trong vùng ngập lũ ĐBSCL 2001 - 2010, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005. Đề án Quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2001. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 các tinh ĐBSCL, Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Dự đoán tình hình thị trường thi thế giới năm 2007 - Thị trường 131/2/2006 (http.//www.agroviet.gov.vn) 9. Bộ nông nghiệp và PTNT, 2004. Để án công nghiệp chế biến nông lâm sẵn trong CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010, Hà Nội. 10. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội. 11. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới (tập I). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 171 12. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới (tập 2). Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. Nghiên cứu nhu cầu nông dân. Nxb. Thống kê, Hà Nội. 14. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, kèm theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005. 15. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Quy hoạch phát triển mía đường cả nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, kèm theo Quyết định số 261QĐ/TTG ngày 15/2/2007. 16. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020, kèm theo Quyết định số 84/2006 TTg. 17. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội. 18. Bài Chí Bưu, 2004. Một số giải pháp trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu ở ĐBSCL. Hội thảo khoa học vì sự phát triển vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, 11/2004. 19: Trần Ngọc Bút, 2002. Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ và một số đinh hướng đến năm 2010. Nxb. Chính trị QG, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Cành, 2004. Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế lý thuyết và thực nghiệm. Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Mình. 21. Nguyễn Thị Minh Châu, 2004. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ 21. Hội thảo khoa học vì sự phát triển ĐBSCL. 22. C. Peter Timmer, Walter P. Falcon, Scott R. Pearson, 1983. Phân tích chính sách lương thực. Trường đại học kinh tế TP.HCM. 172 23. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới(1986-2002). Nxb. Thống kê, Hà Nội. 24. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm, 1995. Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 25. Nguyễn Sinh cúc, Nguyễn Văn Tiêm, 1996. Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp. nông thôn Việt Nam 1945/995. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 26. DANIDA/ASPA, 2004. Nghiên cứu hiện trạng đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch ở ĐBSCL (Báo cáo tổng hợp của 12 tỉnh). Hà Nội. 27. Vũ Năng Dũng, 2004. Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoa IX. http.//www.cpv.org.vn. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lớn thứ X Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Bùi Huy Đáp, 1983. Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 31. E. F. Schumacher, 1994. Những nguồn lực. Nxb. Lao động, Hà Nội. 32. Trương Thị Bé Hai, 2004. Định hướng phát triển ngành nghề chế biến trái cây tinh Vĩnh Long đến năm 2010. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 33. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế Nông nghiệp - Lý luận và thực tiễn. Nxb. Thống kê, TP. HCM. 34. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thanh Tùng, 2006. Kinh tế Phát triển – Lý thuyết và thực tiễn. Nxb. Thống kê. TP. HCM. 173 35. H.Nesitt, R. Johnston, 2004. Liệu các dòng cây của sông Mê Công có đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong san xuất nông nghiệp ỡ vùng là sông kê Công trong tương lai, ủy ban sông Mê Công, Phnom Penh, Cambodia. 36. Vũ Trọng Khác. 2003. Liên kết "4 nhà” động lực phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 112003. 37. Nguyễn Tấn Khuyên, 2000. Kinh tế nông hộ ở Long An trong quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 38. Cao Liêm, Trần Đức Viên, 1990. Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Nxb Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Luân, 2000. Kinh tế học vĩ mô. Nxb. Thống kê - 2000. 40. NEDECO ,1993. Quy hoạch Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. 41. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Hoạt động ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếu ĐBSCL. Nxb. Thống kê. Hà Nội. 42. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, 2005. Rà soát, bổ sung cơ cấu sản xuất lâm nghiệp vùng ĐBSCL đến năm 2010 và đinh hướng 2020, Tp. HCM. 43. Trần An Phong, 1995. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 44. Trương thị Minh Sâm, 2004. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở ĐBSCL. Hội thảo khoa học vị sự phát triển ĐBSCL tại Cần Thơ, 1 112004. 45. Trương Thị Minh Sâm. 2001. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh. Nxb. Khoa học Xã hội, Tp. HCM. 46. Bùi Văn Sáu, 2001. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Long. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 174 47. Nguyễn Quốc Sứ. 2001. Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH - hiện đại hóa từ thế kỷ đến thể kỷ XXI trong "Thời đại kinh tế từ thức ". Nxb Thống kê Tp. HCM. 48. Đỗ Văn Sỹ, Nguyễn Tử Nhật, 2003. Một cách phân tích đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 8/2003. 49. Nhung Điện Tân, 2003. Điều chinh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi trong tương lai của việc trao đổi trong thực. Tạp chí Khoa học Xã hội, SỐ 59 - 112003. 50. Nguyễn Quốc Tế, 2003. Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nxb. Thống kê . 51. Lê Đình Thắng, 1998. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vốn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 52. Lê Đình Thắng, Nguyễn Thế Bình, 1994. Phát triển chăn nuôi vịt vùng ĐBSCL. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 53. Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 54. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng, 2003. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và triển vọng. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 55. Đào Công Tiến, 2003. Nông nghiệp, nông thôn - Những câm nhận và đề xuất Nxb. Nông nghiệp , TP. HCM. 56. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định vị phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010. 57. Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Văn Nghinh, 2000. Lịch sử các học thuyết kinh tế. Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 175 58. Thông tấn xã Việt Nam, Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh 5 năm tới (2005 - 2010), thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ Vĩnh Long. 22/12/2005 (http:llwww.agroviet.gov.vn) 59. Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam. 2000. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng ĐBSCL. Tp. Hồ Chí Minh. 60. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam, 2000. Cơ sở khoa học chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng ĐBSCL, Tp. Hồ Chí Minh. 61. Trung tâm Thông tin Thương mại, 1993. Một số vấn đề về sản xuât, mậu dịch nông sản thế giới, Hà Nội. 62. Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2002. Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Viện Khoa học Xã hội, 1982. Một số vấn đề khoa học xã hội về Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội -1982. 64. Viện Kinh tế Tp. HỒ Chí Minh, 2002. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 65. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sân, Bộ Thủy sản. 2005. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng 2020. Hà Nội. 66. Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cừu Long, 2005. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL. Đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL 1412003, Tp. Cần Thơ. 67. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, 2005. Kết quả Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Rau Quả 2002 - 2003. 176 68. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 2004. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển ĐBSCL, Tp. Hồ Chí Minh. 69. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002. Tình hình phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn các nước Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Hà Nội. 70. Ngô Doãn Vịnh, 2003. Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Học hỏi và sáng tạo. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 71. Nguyễn Phượng Vỹ, 2005. Một số tình hình kinh tế trang trại sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03/CP của Chính phủ, Hà Nội. 72. Nguyễn Phượng Vỹ, 2005. Một số vấn đề rút ra sau ba năm thực hiện Quyết định số 80/QĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 73. FAO, 2004. Selected indicators of food ai agriculture development in Asia - Pacic re gion 1993 - 2003. 74. Frank Ilhs, 1991. Agricultural Polices in Developing Countries. Cambridge University Press. 75. Mark W. Rosegrant and Peter B. R. Hazell, 2000. Transforming the Rural Asian Economic: The Unfinished Revolution. Oxford Umversity Press. 76. Mitsuaki Obbe, 1995. The Structurat of the Japanese Economy. The Macmillan Press Lia. 77. Oliver Fabel. 1996. European Economies in Transitiơn. Cambridge University Press. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0281.pdf
Tài liệu liên quan