Lời nói đầu
“ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt của tất cả các ngành sản xuất vật chất xã hội, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng...”- Trích luật đất đai năm 1993.
Đất đai là loại tài nguyên được sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nó là điều kiện tồn tại và phát triển của con người. Trong tiến trình lịch sử
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- Tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đất đai để tạo ra sản phẩm để nuôi sống mình và gia đình mình. Khi xã hội càng phát triển thì quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng cao, con người ngày càng tác động mạnh vào đất đai để khai thác, khám phá “kho báu” không những trên mặt đất mà cả trong lòng đất. Trong khi đó, đất đai lại là một tài nguyên có hạn, nó không thể sản sinh thông qua sản xuất nhưng nó lại có khả năng tái tạo được thông qua sự tác động khoa học của con người. Điều này nói lên rằng, cùng với sự tiến bộ xã hội thì con người càng cần phải có những tác động tích cực tới loại tài nguyên này một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm để không những đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng đất mà còn đảm bảo an toàn quỹ đất đai, bảo vệ môi trường sống không những cho hiện tại mà cho cả tương lai.
Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay khi đất đai trở nên có giá thì việc hình thành thị trường “ngầm” về đất đai là một điều không thể tránh khỏi, nó đã tác động lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt nó kìm hãm mạnh tới sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta. Chính vì vậy cần có sự quản lý của Nhànước đối với đất đai một cách nghiêm ngặt cho từng mục đích và ý đồ của mình. Một trong những nội dung đó là công tác lập qui hoạch sử dụng đất. Việc lập qui hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất qản lý quỹ đất đai, phân bổ việc sử dụng đất một cách hợp lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương cũng như trong cả nước trong một thời gian nhất định nhằm đem lại những điều kiện tốt nhất cho dân cư và góp phần nâng cao việc sử dụng đất.
ở nước ta, công tác quy hoạch sử dụng đất đã và đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, công tác quy hoạch đất được lập theo lãnh thổ hành chính và theo ngành. Tuy nhiên việc lập quy hoạch theo lãnh thổ hành chính mới chỉ được chú trọng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (cấp vĩ mô), còn ở cấp vi mô (cấp xã) và cấp trung gian (quy hoạch cấp huyện) ở nhiều nơi còn chưa được chú trọng. Là một sinh viên thực tập tại trung tâm Triển khai và Thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai, em nhận thấy việc lập quy hoạch đất đai ở cấp huyện là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hoá qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp tỉnh nhưng cũng đồng thời là căn cứ, định hướng cho qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã. Đặc biệt đối với những huyện miền núi, việc lập qui hoạch sử dụng đất đai góp phần trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện và đảm bảo sự công bằng xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy em mạnh dạn chọn đề tài “Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- Tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000- 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mục đích:
Nghiên cứu cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai
Nghiên cứu quá trình lập phương án qui hoạch sử dụng đất đai trên thực tế
Đề xuất một số giải pháp nhằm đưa phương án qui hoạch sử dụng đất đai vào thực tế
Đề tài này được nghiên cứu theo các phương pháp
Phương pháp kết hợp định tính và định lượng
Phương pháp thống kê, dự báo
Phương pháp bản đồ
Kết cấu luận văn gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai
Chương II: Phương án qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn tời kỳ 2000 - 2010
ChươngIII: Các giải pháp thực hiện phương án qui hoạch sử dụng đất đai
Luận văn này được thực hiện tại trung tâm Triển khai và Thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai. Do thời gian và trình độ lý luận có hạn nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để bài viết này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
lời cảm ơn!
Trong những năm sống và học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Được sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô giáo trong chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Địa chính đã tạo cho em những kiến thức chuyên môn và những hiểu biết về xã hội.
Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập em luôn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Thạc sĩ Hoàng Cường và cán bộ Đào Văn Dinh, sự giúp đỡ của ban quản lý và các anh chị tại trung tâm Triển khai và thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2000
Sinh viên: Đào Thị Hồng Hạnh
Chương I
Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai
I.Khái niệm và sự cần thiết của qui hoạch sử dụng đất đai .
1. Khái niệm:
Về mặt thuật ngữ, "Quy hoạch” là việc xác định môt trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạc đất, mảnh đất, miếng đất ...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính ...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Vì vậy, để sử dụng đất đạt hiệu quả cao cho các mục đích khác nhau, phù hợp với những điều kiện nhất định đem lại lợi ích cả về kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi vùng, mỗi lãnh thổ, mỗi đơn vị hành chính thì cần phải có quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Xét về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (người ta gọi đó là các mối quan hệ đất đai: quan hệ giữa con người với đất đai, quan hệ giữa đất đai với phương thức sản xuất xã hội, quan hệ giữa đất đai với điều kiện kinh tế - xã hội. Như vậy, qui hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội, là một môn khoa học tổng hợp của rất nhiều chủ thể khác nhau thể hiện được đồng thời cả ba tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất); kỹ thuật ( các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu ... ) và thể hiện tính pháp chế cao (xác định tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật).
Vì vậy, có thể định nghĩa “Qui hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhànước để tổ chức quản lý và sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học, và có hiệu quả nhất thông qua việc phân bố quỹ đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”
Tính đầy đủ, hợp lý và khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai được thể hiện mọi loại đất đều được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích khác nhau phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Đặc biệt trên cơ sở tiềm năng đất đai để khai thác thế mạnh, phát huy thế mạnh của từng khu vực, bố trí việc sử dụng đất đai phù hợp với nhu cầu và mụch đích sử dụng của các cấp các ngành và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai còn phải đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo loại tài nguyên này thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trên cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định, các phương án tổ chức và tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo pháp luật và pháp lệnh của Nhànước bằng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân bố địa lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp, các vùng lãnh thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng hiệu quả và bền vững để đem lại lựi ích cao nhất.
Qui hoạch sử dụng đất đai được nghiên cứu theo các chu kỳ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của đất nước. Theo đó tự nó có tính chất riêng của mình như là một biện pháp để không ngừng phát triển, sử dụng quỹ đất đai theo nghĩa tạo ra giá trị sử dụng ngày càng cao của đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai theo các chu kỳ tiếp nối và xen nhau về thời gian, tôn trọng nguyên tắc kế thừa, tích tụ và phát triển.
Qui hoạch sử dụng đất đai được xây dựng vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị, nó được lập cho các mục đích sử dụng đất đai trong một thời gian tương đối dài: 5 - 10 năm cho qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã, 10- 20 năm cho qui hoạch sử dụng đất đai cấp huyện và cấp tỉnh. Chính vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai mang một hình thái động, nó phải được cụ thể hoá bằng các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm nhằm điều chỉnh nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai một cách linh hoạt phù hợp với sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng trong giai đoạn quy hoạch.
2. Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên thiên có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác, các cánh đồng để con người trồng trọt chăn nuôi... Con người đã tác động vào đất đai để tạo ra của cải nuôi sống mình và cộng đồng mình. Không những thế nhờ có đất đai mà con người đã thể hiện được vị trí to lớn của mình trong xã hội. Sự tác động qua lại giữa con người và đất đai thể hiện mối quan hệ qua lại giữa người và đất. Mối quan hệ này được thể hiện rõ nét trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người .
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội. Khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ cuộc sống phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, vấn đề sử dụng đất cũng phức tạp hơn vừa là căn cứ của khu vực 1, vừ là không gian, địa bàn của khu vực 2. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu hiện càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.
Khi nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.
Trong những thập kỷ qua, nhiều tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới (kể cả các nước có diện tích tự nhiên rất lớn) đã ngày càng chú ý đến việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả. Còn ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 1998 có tổng diện tích tự nhiên 33.104.218 ha. Có quy mô trung bình nhưng đông dân vào hàng thứ 13 trên thế giới (78,4 triệu người) nên bình quân đất đai tính theo đầu người chỉ có 0,45ha/người. Thấp bằng 1/7 mước bình quân thế giới (3ha/người) tương đương với các nước Anh, Đức, Philipppin, đứng hàng thứ 9 trong 10 nước Đông Nam á và đứng thứ 135 trong số 2000 nước trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam còn là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn và bình quân đất nông nghiệp là 1074 m2/người, 3446m2/một lao động nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam được xếp vào loại đất chật người đông. Vì vậy, vấn đề sử dụng đất đai khoa học, hợp lý, tiết kiệm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài. Một trong hững biện pháp quan trọng và có hiệu quả để quản lý đất đai là tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai ở cả các cấp và các ngành trên cả nước cũng như từng địa phương.
Sau khi luật đất đai 1993 được ban hành, ngay từ đầu năm 1994. Tổng cục địa chính đã triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc đến năm 2010. Đây là một bước tiến lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối quan hệ đất đai được điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất đai được tiếp cận với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt đã tạo một bước cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Không những thế, quy hoạch sử dụng đất đai cả nước là căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất đai ở các địa phương (Tỉnh, Huyện , Xã). Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo việc dây dựng quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên cơ sở quy hoạch cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính đặc tính nguồn tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện từ đó đề xuất các giải pháp phân bố sử dụng các loại đất đồng thời xác các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành, xã phường trên phạm vi toàn huyện. Quy hoạch cấp xã được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hệ thống quy hoạch 4 cấp: cấp cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống dưới và từ dươí lên trên. Quy hoạch cấp trên là cơ sở và chỗ dựa của quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới, quy hoạch của cấp dưới là phải tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh cao quy hoạch vĩ mô.
Với hệ thống quy hoạch 4 cấp này đã tạo ra sự thống nhất trong việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, giúp Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai trên cả nước về loại đất, chất đất và những đặt trưng, thế mạnh của từng vùng để từ đó có những biện pháp, chính sách thích đáng để phát huy tính năng của đất đặc biệt là việc phát huy lợi thế của từng vùng tạo nên sự chuyên môn hoá sản xuất. Tuy nhiên việc phát huy một cách hiệu quả, tối đa và khoa học tính năng của đất đồng nghĩa với quy hoạch sử dụng đất đai xác lập cơ cấu sử dụng đất đai cho các ngành nghề phù hợp với cơ cấu kinh tế để từ đó tạo sự cân đối trong phát triển kinh tế xã hội và môi trường tạo ra những bước đi vững chắc tránh phụ thuộc vào bên ngoài và góp phần thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để thấy được mức độ sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý ở giai đoạn hiện tại của vùng quy hoạch từ đó đề ra phương án quy hoạch sử dụng đất phát huy mặt tích cực và hạn chế những tồn tại yếu kém trong vấn đề sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai đề ra phương án phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng nhằm khai thác lợi thế của từng vùng tạo ra vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hoá lớn nhưng phải đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời giàm tỷ trọng ngành nông nghiệp thì sự phân bố quỹ đất đai cho các ngành luôn phải đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu đảm bảo sự phát triển toàn diện cho ngành. Cùng với quá trình khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, phương án quy hoạch sử dụng đất luôn chú ý đến vấn đề bảo vệ và cải tạo quỹ đất làm tăng khả năng sinh lợi của đất, tránh hiện tượng hoang hoá, xói mòn...
Quy hạch sử dụng đất đai mang tính pháp lý cao, nó được lập cho việc sử dụng đất đai trước mắt và định hướng nhu cầu sử dụng đất đai dài hạn. Đó là cơ sở quan trọng để người sử dụng đất có định hướng sử dụng đất lâu dài trên mảnh đất mình được giao, được thuê, từ đó họ yên tâm đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác địa tô chênh lệch I ,địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối
Hơn nữa, quy hoạch sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai, nó là điều kiện, là căn cứ để thực hiện việc giao cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... và là căn cứ pháp lý để các Nhàquản lý điều chỉnh các hành vi của người sử dụng đất theo đúng mục đích và yêu cầu, tránh các hiện tượng sử dụng đất gây lãng phí hay huỷ hoại tài nguyên này.
Quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng theo một hệ thống 4 cấp đã tạo nên sự thống nhất để Nhà nước quản lý đất đai, xây dựng hoàn thiện các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai ngăn chặn các hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách trái pháp luật, giảm hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm và những hiện tượng tiêu cực khác có liên quan đến đất đai. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai xây dựng lên phương án sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý quỹ đất đai của các bộ, các ngành, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan.
II. Những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất
Để xây dựng được bản quy hoạch sử dụng đất của một cấp hay một ngành nào đó thì cần phải có sự tham gia của rất nhiều nghành, nhiều lĩnh vực có liên quan, trên cơ sở đó thu thập những thông tin cần thiết đối với việc quy hoạch về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương để thấy được cơ cấu sử dụng đất của các ngành đặc biệt làm rõ sự tác động của các ngành đối với đất đai và ngược lại trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng vùng, phát triển một nền kinh tế bền vững... Cùng với dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của các cấp, các ngành sẽ lên cân đối nhu cầu sử dụng đất phù hợp cho từng địa bàn. Trên cơ sở đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, để phương án quy hoạch đạt được 3 nhóm mục tiêu là hiệu quả, cân bằng và khả năng duy trì sự sống thì công tác quy hoạch phải được xây dựng trên những căn cứ về mặt pháp lý, căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch, căn cứ vào quy định sử dụng đất của cấp quản lí vùng quy hoạch và căn cứ vào hiện trạng vùng quy hoạch.
1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch
Hiến pháp nuớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả” (điều 18).
Luật đất đai năm 1993 quy định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều 16, 17, 18), căn cứ giao đất và thẩm quyền giao đất là phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (điều 19, 23), đồng thời tiến hành lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở cả 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện và xã trong đó cấp cả nước có xét tới các vùng sinh thái, các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao (hiến pháp và luật đất đai) còn có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, nội dung và hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai như việc ban hành công văn số 1814/CV - TCĐC ngày 12/10/1998 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và các hướng dẫn kèm theo: Hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai; Hướng dẫn trình tự các bước tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện, xã. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực và vấn đề bảo vệ môi trường thì việc ra định hướng lập, thẩm định, xét duyệt kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác (kèm theo công văn số 1814/CV- TCĐC) đã đem lại hiệu qủa cao trong việc xét duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất này. Ngoài ra còn ban hành các văn bản: nghị định 404/CP ngày 7/11/1979; nghị định 34/CP ngày 23/4/1994); chỉ thị 247/TTG ngày 28/4/1995; thông tư số 106/qhkh/rđ ngày 15/4/1994...
2. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là hình thức đưa ra định hướng phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu: ngành nông - lâm nghiệp; ngành công nghiệp, ngành thương mại - du lịch và dịch vụ và định hướng phát triển về xã hội, về cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị... một cách khoa học phù hợp với khả năng phát triển của vùng, đưa vùng quy hoạch có cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với sự phát triển chung của cả nước trong từng giai đoạn, trên cơ sở đặt ra các mục tiêu về kinh tế (thể hiện qua các chỉ tiêu GDP, GDP/người, cơ cấu kinh tế đến năm quy hoạch, khả năng huy động vốn từ các nguồn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và tỷ lệ tích luỹ); về xã hội (tỉ lệ sinh, tử, trình độ dân trí, tỷ lệ đói nghèo...) để từ đó đưa ra các phương án phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn quy hoạch. Cân nhắc các nguồn lực hiện có về vốn, lao động, các cơ sở hiện có... để chọn phương án quy hoạch hoặc tổng hợp một phương án quy hoạch phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội cả ở hiện tại và tương lai đảm bảo có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng không những phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình mà còn có sự đầu tư thích đáng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch luôn luôn chú trọng đến mối qan hệ của vùng với các vùng lân cận và xu hướng phát triển của vùng với xu hướng phát triển của thời đại, điều đó đã tạo ra cho địa phương phát huy được thế mạnh về vị trí, gắn kết sự phát triển của mình với các vùng đó để cùng hội nhập .
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội người ta sẽ phân bổ quỹ đất đai cho các ngành nghề, các chủ thể kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của nó. Để đảm bảo lợi ích về kinh tế xã hội và môi trường thì trên cơ sở dự báo khả năng sử dụng đất một cách khoa học người ta phân bố đất cho từng ngành nghề với số lượng bao nhiêu, phân bố ở đâu và chỉ ra khu vực này chất đất như thế nào thích hợp với hình thức sử dụng gì, phương pháp khai thác sử dụng chúng ra sao để đem lại hiệu quả không những cho hiện tại mà cho cả tương lai. Sự phân bố các hìmh thức sử dụng đất phải đảm bảo khai thác được thế mạnh của vùng và xây dựng một cách đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng: điện, đường, trường, trạm...Tạo ra sự giao lưu giữa các tiểu vùng trong vùng, giữa các tiểu vùng với vùng trung tâm của vùng quy hoạch và sự giao lưu của vùng với các khu vực khác. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội .
3. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của cấp quản lý vùng quy hoạch .
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận dự báo dài hạn về phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất của các cấp ( vùng, tỉnh, huyện, xã) đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và ngược lại sẽ chỉnh lý hoàn thiện từ dưới lên. Vì vậy để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp vi mô ( huyện, xã) trong một thời gian trước mắt (từ 5 - 10 năm) trước hết phải xác định được định hướng và nhu câù sử dụng đất dài hạn (dự báo cho 15 - 20 năm) trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn (vĩ mô: Tỉnh, vùng, cả nước ). Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang tính tổng hợp cao trong đó đề cập đến rất nhiều ngành, từ đó đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiên các quyết định về mặt sử dụng đất cho giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời có được hướng xây dựng quy hoạch chuyên ngành đối với các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với đất như: hệ thống giao thông, mạng lưới thuỷ lợi, hệ thống các điểm dân cư... Đặc biệt là các khu chức năng mang tính kinh tế - chính trị - văn hoá... của vùng lãnh thổ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... Đảm bảo phục vụ một cách tốt nhất về tài nguyên, về nguồn lực lao động, về vốn cho các ngành phát triển.
Tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp vĩ mô phần lớn mang tính định hướng, chỉ đạo. Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô với nội dung: Phân bổ đất đai phù hợp với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên cơ sở hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng đất đai của vùng gắn với phân công và phân công lại lao động cho các mục đích phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ. Với định hướng sử dụng đất mà quy hoạch cấp vĩ mô đã vạch ra cho vùng trong việc sử dụng quỹ đất đai để phân bổ cho các loại hình sử dụng với mục tiêu phát huy thế mạnh của vùng, tạo lợi thế tuyệt đối, quy hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô này sẽ đi vào quy hoạch chi tiết vấn đề sử dụng cho các ngành nghề với diện tích bao nhiêu? phân bổ ở đâu? sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất sẽ được thực hiện như thế nào? xác định cụ thể vị trí phân bố, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá - giáo dục tạo mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, mới tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, giữa Trung ương với địa phương trong quá trình quản lý và sử dụng đất, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý đất nước đối với đất đai .
4. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất đai vùng quy hoạch.
Hiện trạng vùng quy hoạch thể hiện rõ ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường để xác định được các lợi thế, hạn chế trong việc sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra phương án quy hoạch sử dụng để phát huy được các lợi thế và hạn chế các khó khăn như việc nghiên cứu đặc điểm địa hình, địa mạo, khí hậu, chế độ thuỷ văn... liên quan chặt chẽ đến vấn đề phát triển nông nghiệp của vùng thể hiện ở vị trí phân bố sản xuất nông nghiệp cho các loại cây trồng, vật nuôi nào là thích hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao; hay việc đánh giá tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản... liên quan đến vấn đề phát triển nghành công nghiệp của vùng. Tuy nhiên, nghiên cứu điều kiện tự nhiên mới chỉ có cảm nhận ban đầu chuẩn bị cho việc xây dựng phương án quy hoạch. Bên cạnh đó phải đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng dân số, lao động , thực trạng phát triển các đô thị, các khu dân cư, các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn quy hoạch để thấy được quy mô, tốc độ phát triển đã phù hợp với các nguồn lực kinh tế - xã hội của địa bàn hay chưa. Nguồn lực kinh tế - xã hội bao gồm nguồn lao động, nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây là những yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất, nó quyết định rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Nguồn lao động địa phương và trình độ lao động nói lên khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nguồn lao động tham gia vào hoạt động của các ngành... Từ thực trạng của vùng quy hoạch, dự báo được nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề trong tương lai và xu thế phát triển của chúng.
III. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất.
Nội dung của quy hoach sử dụng đất đai của một quốc gia cũng như từng vùng trong một nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau do quy hoạch sử dụng đất đai mang tính lịch sử và nó chi phối mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội của từng vùng địa lý . Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay ,quy hoạch sử dụng đất đai có nội dung bao gồm :
1. Điều tra và thu thập số liệu .
2. Đánh giá điều kện tự nhiên - kinh tế xã hội .
3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai.
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
5.Tổng hợp phương án quy hoạch .
1. Công tác điều tra và thu thập số liệu.
Để xây dựng được một phương án quy hoạch có luận chứng khoa học, có tác dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất trên lãnh thổ của vùng quy hoạch, công tác điều tra và thu thập số liệu đóng một vai trò quan trọng nhằm thu thập các thông tin, tư liệu, tài liệu và bản đồ có liên quan đến địa bàn tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương, các số liệu, tài liệu cần điều tra bao gồm: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường sinh thái; Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất đai trong những năm qua; các tài liệu, số liệu về nông hoá, thổ nhưỡng, về giá cả và phân hạng đất đai trên địa bàn. Bên cạnh đó còn phải kể đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới và định mức sử dụng đất đai tại địa bàn. Đây là căn cứ để phân bổ quỹ đất đai cho các hộ gia đình, các cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hộitrong thời gian tới.
Ngoài ra để xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch thì cần phải thu thập các tài liệu bản đồ hiện có: Bản đồ nông hoá, thổ nhưỡng, bản đồ nền địa hình, bản đồ cấp dộ dốc, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các bản đồ khác có liên quan .
Trên cơ sở các thông tin, tư liệu thu thập được người ta tiến hành sử lý tổng hợp chúng để xây dựng lên đề cương sơ bộ của công tác quy hoạch. Cùng với công tác ngoại nghiệp sẽ chỉnh lý bổ xung tài liệu để giải quyết cụ thể từng nội dung tiếp theo của quy hoạch sử dụng đất đai .
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội .
Như chúng ta đã biết, đất đai trong phạm vi lãnh thổ một vùng, một địa phương rất khác nhau về điều kiện tự nhiên và vấn đề kinh tế - xã hội chi phối một cách mạnh mẽ tới việc sử dụng đất đai tại địa bàn, việc đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội là một tất yếu khách quan. Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên các mặt vị trí địa lý của vùng so với các trục giao thông chính, các trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá quan trọng trong khu vực từ đó thấy được những lợi thế và hạn chế trong việc phát triển kinh tế xã hội do vị trí địa lý đem lại. Bên cạch đó, đặc điểm địa hình, khí hậu và chế độ thuỷ văn được đánh giá m._.ột cách cụ thể trên cơ sở phân tích xu hướng địa hình, cấp độ dốc, quan điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao; phân tích đặc điểm vùng khí hậu, các mùa trong năm, lưu lượng nước trong hệ thống sông ngòi. Từ đó thấy được các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến vấn đề phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải phát triển lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại.
3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai có nhiều công dụng khác nhau nhưng khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào các tính chất của đất đai để lựa chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất.
Việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai cho thấy hiện trạng sử dụng đất đai đem lại hiệu quả như thế nào, phát hiện những tồn tại, đề xuất các giải pháp khắc phục làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng đất đai (biểu hiện ở mức độ khai thác thông qua các chỉ số; tỷ lệ sử dụng đất đai, tỷ lệ sử dụng loại đất, hệ số sử dụng đất), và hiệu quả sản xuất của đất đai biểu hiện bằng giá trị sản lượng của các ngành... Từ đó đánh giá mức độ phù hợp trong sử dụng đất đai biểu hiện ở tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất so với vùng, mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở hiện tại và tương lai của đất khu dân cư, đất xây dựng công nghiệp, đất cho phát triển cơ sở hạ tầng...Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai...
4. Xây dựng các phương án quy hoạch
Mục đích phải đạt được trong phương án quy hoạch sử dụng đất đai là cần tạo ra cơ sở không gian, điều kiện lãnh thổ ban đầu nhằm sử dụng đất đúng mục đích được cấp, thực hiện các biện pháp cải tạo, bảo vệ và bồi bổ (nâng cao độ màu mỡ và chống xói mòn) tạo điều kiện bảo vệ thiên nhiên cảnh quan môi trường sinh thái
Theo luật đất đai năm 1993, đất đai được chia thành 6 loại:
+ Đất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
+ Đất chuyên dùng
+ Đất ở đô thị
+ Đất khu dân cư nông thôn
+ Đất chưa sử dụng
Xét trên góc độ nào đó, các loại đất này có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như: khối lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá thành. Do đó cần giải quyết đồng bộ và hợp lý việc phân bổ tất cả các loại đất trên tạo nên nội dung chính của phương án quy hoạch sử dụng đất
4.1 Phân bổ đất nông-lâm nghiệp
Đất nông, lâm nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết cho xã hội và cho bản thân những người lao động trên mảnh đất đó. Vì vậy, phân bổ hợp lý đất nông - lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà vấn đề an toàn lương thực là một trong 3 mục tiêu đặt lên hàng đầu
Việc phân bổ kết hợp giữa đất nông, lâm nghiệp với các loại đất khu dân cư, đất chuyên dùng trong một thể thống nhất là yếu tố quyết định hiệu quả sử dụng đất
Để phân bổ hợp lý đất nông, lâm nghiệp trước hết là cần dựa vào tính năng đất đai và khả năng áp dụng các biện pháp khai hoang, phục hoá, bảo vệ đất, chống các quá trình xói mòn, ô nhiễm... Từ đó giải quyết đồng thời ba vấn đề:
- Thực hiện các biện pháp chuyển loại và cải tạo đất trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai
Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông - lâm nghiệp.
Xác định vị trí phân bổ của từng loại đất trên lãnh thỗ
Ba nội dung này tạo thành một thể thống nhất và được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Cơ cấu đất đai và vị trí phân bố hiện tại
Biện pháp chu chuyển
cải tạo bảo vệ đất theo tiềm năng đất
Cơ cấu đất đai và vị trí phân bố theo quy hoạch
Việc đánh giá tiềm năng đất đai là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch phân bổ đất đai với nội dung:
+ Xác định khả năng mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp
+ Xác định khả năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp hiện có
+ Xây dựng biện pháp cải tạo, chuyển loại sử dụng và bảo vệ đất
Để xác định được khả năng mở rộng diện tích của đất nông, lâm nghiệp thì phải đánh giá, thống kê thống kê diện tích đất hoang hoá hiện nay chưa sử dụng nhưng có khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo, thuần hoá thích hợp để đưa vào sử dụng nông, lâm nghiệp trên cơ sở đánh giá đất hoang hoá về mặt đặc tính tự nhiên của đất (thổ nhưỡng, địa hình, độ dày tầng canh tác...) đặc điểm khí hậu, chế độ nước mối quan hệ sinh thái giữa đất và các yếu tố môi trường khác; hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vào các mục đích nông lâm nghiệp và các biện pháp áp dụng. Qua đó ta sẽ phân loại các đặc tính đất theo khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp hay lâm nghiệp theo mức độ thích hợp:
+Đất chỉ thích hợp cho nông nghiệp (đất ngập nước thường xuyên, hoặc ngập thời gian dài trong năm) để nuôi trồng thuỷ sản .
+Đất thích hợp cho nông và lâm nghiệp : Để xác định mục đích sử dụng loại đất này cần căn cứ vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế của việc sử dụng loại đất này và lượng vốn đầu tư để cải tạo, thuần hoá đất.
+Đất chỉ thích hợp cho lâm nghiệp.
Ngoài ra, để tăng diện tích gieo trồng, tăng sức sản xuất đất, tăng thu nhập ở những nơi đất chật người đông không còn khả năng khai thác mở rộng diện tích thì việc xác định khả năng thâm canh tăng vụ là một hướng quan trọng dựa trên các yếu tố :
+Tính chất tự nhiên của đất và khả năng đầu tư để áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao sức sản xuất của đất
+Khả năng sử dụng của con người: Phụ thuộc vào trình độ canh tác, công cụ sản xuất, tập quán sản xuất .
+Khả năng của cây trồng theo thời vụ, áp dụng chế độ luân phiên hợp lý và hiệu quả đem lại của chúng .
Sau đó để tạo ra cơ cấu đất sử dụng hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cần phải có những biện pháp chuyển đất từ loại hình sử dụng này sang loại hình sử dụng khác theo các hướng chính:
+ Khai hoang đất mới dựa vào mục đích sử dụng khác nhau .
+ Mở rộng diện tích đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao .
+ Cải tạo hình thể và vị trí phân bố đất đai, để đất sử dụng mang tính tập trung, tạo thuận lợi gần nguồn lao động và khả năng phân bố cơ sở hạ tầng trên vùng này là tốt phục vụ cho lưu thông hàng hoá và giao lưu giữa các vùng.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nông lâm nghiệp có thể bị giảm do nhiều nguyên nhân như: Chuyển vào mục đích chuyên dùng, do quá trình đô thị hoá, do nạn phá rừng hay cháy rừng... Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số lại quá nhanh gây áp lực lớn đối với đất đai nhất là đất nông lâm nghiệp .
Việc dự báo nhu cầu đất đai nông nghiệp phải căn cứ vào dân số và mức tiêu dùng nông sản phẩm; căn cứ vào số lao động và năng suất lao động cùng mức trang bị kỹ thuật để tính khả năng đảm nhận và tổ chức sản xuất có hiệu quả trên diện tích đất nông nghiệp và căn cứ thứ ba để sự báo nhu cầu đất nông nghiệp là khả năng mở rộng diện tích trên cả hai hướng: Thâm canh tăng vụ và khai hoang sử dụng đất mới. Khi đó diện tích đất nông nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch được tính :
SNQ = SNH - SNC + SNK
Trong đó :
SNQ: Đât nông nghiệp năm quy hoạch
SNH: Đất nông nghiệp hiện có
SNC: Đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch
SNK: Đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ
Việc dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp căn cứ vào nhu cầu và khả năng tận dụng đất đai các loại để trồng rừng nhằm bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường, và kinh doanh khai thác lâm sản. Diện tích rừng có thể dự báo được với từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất ) và được tính:
SRQ = SRH - SRC + SRT
Trong đó :
SRQ: Diện tích rừng năm quy hoạch
SRH: Diện tích rừng hiện trạng
SRC: Diên tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch
SRT: Diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ
Từ việc đánh giá tiềm năng đất nông lâm nghiệp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của hai loại đất này tiến hành bố trí sử dụng đất từng loại với diện tích bao nhiêu, phân bố ở địa điểm nào và tính chất tự nhiên của đất phù hợp với mục đích sử dụng và loại cây trồng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .
4.2 Phân bố đất chuyên dùng .
Sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi phải xây dựng những công trình công cộng, giao thông vận tải, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng và các công trình phi công nghiệp mới (như: giáo dục, y tế, dịch vụ...) các công trình phục vụ nhu cầu an ninh quốc phòng, các khu bảo tồn, di tích lịch sử và văn hoá các khu danh lam thắng cảnh... Quy hoạch phân bổ đất đai có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục đích đó với nội dung
+ Xác định diện tích đất chuyên dùng cần cấp
+ Phân bố đất chuyên dùng
+ Xác định những hậu quả liên quan đến việc trưng dụng đất và các phương pháp khắc phục
+ Biện pháp sử dụng và bảo vệ lớp đất mầu và phục hoá đất chuyên dùng sau khi hết thời hạn khai thác sử dụng
+ Xác định điều kiện sử dụng đất chuyên dùng
Căn cứ nhu cầu sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận, các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện tích đất cần thiết dựa vào định hướng sử dụng đất theo tiêu chuẩn Nhànước hiện hành đối với từng loại công trình và mật độ xây dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình. Hiện nay định mức sử dụng được tính:
Mx(%) = Px/Pt*100%
Trong đó:
Px: Diện tích xây dựng m2
Pt: Tổng diện tích mặt bằng m2
Đại lượng Mx càng lớn chứng tỏ việc sử dụng đất càng tiết kiệm. Trong công nghiệp, Mx giao động từ 17-74%.
+ Đối với đất giao thông, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng đường sắt, đường bộ, sân bay, hải cảng... do các đơn vị chuyên ngành tự lập dựa trên căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng ngành. Diện tích đất cần cho phát triển giao thông cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hàng hoá vận chuyển trong năm và diện tích chiếm đất của mạng lưới đường.
+ Đối với đất thuỷ lợi, để dự báo nhu cầu sử dụng cần căn cứ vào quy hoạch và nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa theo các số liệu thống kê bình quân tỷ lệ đất thuỷ lợi đặc trưng cho từng khu vực trong những năm, theo tiêu chuẩn, bố cục và diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi hiện có.
Với việc dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi... Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tiến hành tổng hợp các dự báo đó, kiểm tra theo định mức quy định, bổ sung, điều hoà và cân đối quỹ đất cho phát triển các ngành. Từ đó đưa ra được phương án phân bổ đất chuyên dùng bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ đất, không gây ô nhiễm môi trường. Việc phân bổ đất chuyên dùng thể hiện ở vị trí, số lượng, hình dáng khu đất được phân bố cho các mục đích sử dụng đất chuyên dùng khác nhau đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu đất và đáp ứng yêu cầu hoạt động bình thường của công trình, đặc biệt các công trình này phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống dân cư trong vùng quy hoạch và các vùng lân cận.
4.3 Phân đất khu dân cư
Đất khu dân cư bao gồm đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn.
Theo điều 55 Luật đất đai 1993: “đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng Nhàở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng , an ninh và mục đích khác.”
Điều 52 Luật đất đai “Đất khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt ở nông thôn”
Trong quá trình đô thị hoá hiện nay thì việc mở rộng và hình thành các đô thị mới đang là vấn đề nổi cộm. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn cũng là một vấn đề mang tính chiến lược của xã hội mà một trong những vấn đề của nó là việc phân bố điểm dân cư trên địa bàn. Việc phân bố đúng điểm dân cư sẽ tạo điều kiện để phục vụ tốt công tác quản lý hành chính, tổ chức điều hành và quản lý sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hoá, tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, vị trí phân bố của các điểm dân cư còn ảnh hưởng đến sự phân bố của các công trình như: Hệ thống giao thông, mạng lưới điện, nước, dịch vụ và ảnh hưởng đến điều kiện bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất của xã. Điều đó cũng có nghĩa, việc phân bố hợp lý các điểm dân cư sẽ quyết định hiệu quả cuối cùng của công tác sử dụng đất và mọi quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, bởi nó cho phép rút ngắn khoảng cách phục vụ trung bình, do đó giảm được chi phí vận tải đồng thời cho phép tiết kiệm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản nhờ tận dụng công trình cũ, tăng hiệu quả sử dụng lao động do phục vụ tốt đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động.
Đối với việc quy hoạch sử dụng đất đô thị, vấn đề đặt ra là đất đai được sử dụng như thế nào để tạo dựng được không gian hài hoà đảm bảo tối đa hoá tính kinh tế, tính tiện dụng và tính thẩm mĩ cao. Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất đô thị cho công trình, vật kiến trúc như hiện trạng sử dụng đất đối vối khu sản xuất, các khu ở, khu quốc phòng, an ninh, khu di tích - lịch sử, khu cơ quan và công trình công cộng; Hiện trạng sử dụng đất cho các công trình hạ tầng kỹ thuật; đất giao thông, đất xây dựng các tuyến kỹ thuật về cấp thoát nước, điện...Xem xét chúng về mặt quy mô sử dụng đất, mật độ trong đô thị và vị trí của chúng, đánh giá mức độ phù hợp về mặt tổ chức, bố chí về mặt quy mô đảm bảo phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển của đô thị. Đồng thời phải xác định được nhu cầu đất phát triển đô thị trong tương lai theo công thức:
Z = N*P
Trong đó :
Z: Diện tích đất phát triển đô thị
N: Số dân thành thị
P: Định mức dùng đất cho một khẩu đô thị năm quy hoạch
Từ đó xây dựng lên phương án quy hoạch sử dụng đất trong tương lai. Việc quy hoạch sử dụng đất đô thị bị kiểm soát bởi ba hệ thống phân loại khác nhau “ Phạm vi đất sử dụng” là phần quan trọng nhất, “Vùng đất sử dụng” và “Vùng đặc biệt”: Điều đó cũng có nghĩa, khi tiến hành quy hoạch phải tính các đặc thù vùng quy hoạch và phân ra thành khu trung tâm và các khu chức năng. Khu trung tâm là bộ mặt của đô thị, vì vậy cần phải có sự ưu tiên về mọi mặt, có vị trí cảnh quan đẹp nhất, hạ tầng cấp thoát nước phải tốt nhất, việc sử dụng đất thuận lợi nhất... và phải có đất dành để phát triển vành đai xanh bảo vệ khu trung tâm
Bên cạnh đó phải xây dựng đồng bộ, hợp lý các khu chức năng: khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật... đảm bảo tạo ra đủ các tuyến lực, các điểm gây sức hút lớn cho sự phát triển đô thị và phục vụ tốt nhất cho quy hoạch khu ở dân cư đô thị theo kiểu láng giềng ( có tầng bậc ) với sự hình thành biệt lập khu trung tâm, cụm thương mại, cụm hành chính... hay quy hoạch dân cư theo kiểu phi tầng bậc ( chỉ giữ lại khu trung tâm còn các khu khác có sự đan xen lẫn lộn giữa khu ở, khu công nghiệp, khu dịch vụ thương mại, khu kinh tế...) tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và đời sống của dân cư.
Đối với quy hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thôn, diện tích đất có ý nghĩa quan trọng. Căn cứ vào quy mô diện tích, dân số, số lượng của công trình các loại, vị trí phân bố trên lãnh thổ cần xác định khả năng mở rộng và phát triển các điểm dân cư lẻ tẻ, vị trí không thuận lợi. Các khu dân cư quy hoạch cần phải được phân bố trong điều kiện thuận lợi gần các khu chức năng, gần giao thông thuận tiện cho việc giao lưu đi lại, đảm bảo cuộc sống tinh thần cho người dân và từng bước để người dân nông thôn nâng cao được trình độ dân trí của mình. Đây là cơ sở để công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.
4.5. Tổng hợp phương án quy hoạch
Từ các phương án phân bổ cho từng loại đất: đất nông, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư, cần phải tổng hợp và lên cân đối nhu cầu sử dụng đất cho các loại hình này khi đó mới có được phương án quy hoạch để sử dụng đất cụ thể cho địa bàn trong một thời kỳ đảm bảo đồng thời 3 lợi ích: kinh tế- xã hội và môi trường.
IV. Các phương pháp chính xây dựng quy hoạch
1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng
Phân tích định tính là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính khoa học; người lập quy hoạch sử dụng đất cần có sự nhạy bén nắm bắt những vấn đề sử dụng đất có tính quy luật đó đưa ra những phán đoán của mình. Khi thông tin tư liệu chưa đầy đủ ta cần có sự phối hợp giữa tri thức khoa học và khả năng phán đoán bằng kinh nghiệm. Phương pháp kết hợp này được thực hiện theo trình tự phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển. Trên cơ sở những thông tin căn cứ thu thập được sẽ lượng hoá bằng phương pháp số học. Khi đó kết quả quy hoạch sẽ phù hợp với thực tế hơn .
2. Phương pháp phân tích kết hợp vi mô và vĩ mô
Để quy hoạch sử dụng đất của một lãnh thổ hành chính cấp vi mô, trước hết phải xem xét, nghiên cứu phân tích vấn đề trên phạm vi rộng là tổng thể toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xã hội có mối quan hệ với vấn đề sử dụng đất để từ đó thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế.
Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của quy hoạch tổng thể, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng sử dụng đất, cụ thể hoá làm sâu thêm, hoàn thiện tối ưu hoá quy hoạch. Quy hoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô, vừa giải quyết các vấn đề vi mô
3. Phương pháp cân bằng tương đối
Quá trình xây dựng quy hoạch đất đai được thực hiện dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng và lạc hậu của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới đảm baỏ phù hợp với giai đoạn lịch sử . Theo xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng đất cũng có sự thay đổi lớn điều đó làm mất cân bằng cung cầu sử dụng đất đai. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn đựơc điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp động.
4. Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai .
áp dụng các phương pháp toán kinh tế và dự báo nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ quy hoạch là quá trình sáng tạo phức tạp. Dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: nhu câù phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Dự báo sử dụng đất đai có thể thực hiện theo trình tự: Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối cung cầu sử dụng đất trong tương lai.
Bảng cân đối sử dụng tài nguyên đất dược thiết lập nhằm tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu, trong đó đề cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ mầu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên .
Trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất của các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một yêu cầu cấp bách. Công nghệ tin học cho phép tạo những thay đổi và bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng các loại bản đồ phục vụ quy hoạch, hỗ trợ trong việc lập và hiệu chỉnh các phương án quy hoạch sử dụng đất đai. Công nghệ GIS giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hoá mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài, tạo khả năng bổ sung, cập nhật thường xuyên và tra cứu dễ dàng phục vụ tốt nhất theo yêu cầu của công việc.
Chương II
quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000- 2010
I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Lộc Bình là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên 99.834 ha chiếm 12,2% diện tích của tỉnh dân số 76521 người. Nằm về phía Đông Bắc cách thị xã Lạng Sơn 24 km đi theo đường quốc lộ 4B
+Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
+Phía Đông giáp huyện Đình Lập
+Phía Tây giáp huyện Chi Lăng
+Phía Nam giáp huyện Đình Lập và tỉnh Bắc Giang
Huyện có trục đường quốc lộ 4B từ Thị xã Lạng Sơn đi Quảng Ninh và chạy qua đường tỉnh lộ từ thị trấn Lộc Bình đi cửa khẩu Chi Ma ( dài 15 km ) sang cửa khẩu ái Điểm của nước láng giềng Trung Quốc. Với vị trí này huyện có điều kiện rất thuận lợi trong thương mại, dịch vụ, khai thác tiềm năng đất đai, giao lưu, trao đổi hàng hoá, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác tiềm năng lao động cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2 Địa hình
Huyện Lộc Bình nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 352 m, cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn 1.941m. Địa hình của huyện nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phân thành 3 vùng tương đối rõ rệt.
+ Vùng đồi núi cao: Chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung có độ cao trung bình từ 700-900m, gồm các xã Mẫu Sơn, Lợi Bác, Tam Gia, Hữu Lân, ái Quốc... Phần lớn đất có độ dốc trên 200. Trên địa hình này chỉ thích hợp cho sử dụng vào lâm nghiệp và đồng cỏ chăn thả vì độ dốc cao và đường đi lại khó khăn. Các khu vực thung lũng hẹp có thể sử dụng phát triển cây ăn quả, một số gần nguồn nước thích hợp cho trồng lúa .
+ Vùng đồi núi thấp: Bao gồm các xã Yên Khoái, Nhượng Bạn, Vân Mộng, Quan bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thôn, Như Khuê, Hiệp Hạ, Xuân Tình.... Có độ dốc từ 8-15o, độ cao trung bình từ 250-300m, dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông lâm kết hợp, sườn đồi thoải, độ dốc thấp gần nguồn nước thích hợp phát triển cây ăn quả .
+Vùng thung lũng bằng: Gồm các xã chạy dọc theo quốc lộ 4B một phần chạy dọc theo sông kỳ Cùng. Đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc < 8o được hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của sông Kỳ Cùng và các phụ lưu. Với địa hình này chủ yếu trồng lúa nước và cây hoa mầu .
1.3.Khí hậu thời tiết
Lộc Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia 2 vùng rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng 10) và mùa khô lạnh ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình 21,1o tháng nóng nhất 370C (tháng 6), tháng lạnh nhất 13.1o (tháng 1). Tổng tính ôn đạt 7 700oC. Số giờ nắng trung bình là 1 598h .
- Lượng mưa trung bình năm là 1.349mm, phân bổ không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 70% lượng mưa trong năm; Riêng vùng núi Mẫu Sơn có lượng mưa khá cao 2000-2400mm.
- Độ ẩm không khí trung bình là 78- 82%/năm, cao nhất là 85% (vào tháng 7,8).
- Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 811mm. Lượng bốc hơi của tháng nóng nhất (tháng 5,6,7) là 243mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất (48,8mm), 3 tháng mưa nhiều, tháng 8,9,10 thì bốc hơi 213,5mm .
Lộc Bình có hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra. Đó là hiện tượng sương muối sảy ra với tần suất 1,5- 2 ngày/năm. Hiện tượng này đã ảnh hưởng rất rớn tới năng suất cây trồng . Đặc biệt là cây ăn quả. Chính vì vậy cần có biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng này.
Nhìn chung, khí hậu có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do biên độ giao động nhiệt giữa các mùa lớn, lượng mưa không lớn, chế độ mưa tập trung nên đã gây nên nhiều hiện tượng hạn hán úng ngập, xói mòn đất ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và phát triển bền vững thì cần phải có các giải pháp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và chống xói mòn đất.
1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Kỳ Cùng, các phù lưu của nó cùng với hệ thống ao, hồ. Mật độ sông trong huyện là 0,88km/km2.
Thượng lưu sông Kỳ Cùng có nhiều thác ghềnh, đến Lộc Bình có độ dốc thấp dần.
Lưu lượng nước của sông Kỳ Cùng được đo đạc qua nhiều năm cho thấy:
Lưu lượng lớn nhất Qmax= 4.520 m3/s
Lưu lượng trung bình Qo =30,6 m3/s
Lưu lượng kiệt Qk = 1,4 - 1,5 m3/s
- Sông Kỳ Cùng có nhiều phụ lưu, các phụ lưu tương đối lớn trong huyện gồm:
+Sông Bản Thín: chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua các xã Tam Gia, Tú Mịch, Khuất Xá, Tú Đoạn chiều dài chạy qua Lộc Bình là 35km, lưu lượng trung bình là 6m3/s
+Sông Bản Trang chảy qua các xã Sàn Viên, thị trấn Na Dương và Quan Bản với chiều dài 22km.
+Sông Tà Bản chảy qua xã Lợi Bác, Nam Quan, Đông Quan, Quan Bản với chiều dài 40km, với lưu lượng trung bình 1,86m3/s
+Sông Bản Chuồi chảy qua các xã Hiệp Hạ,Xuân Tình,Như Khuê.
+Sông Mẫu Sơn chảy qua các xã Yên Khoái, Tú Đoạn.
Trong vùng còn có nhiều hồ đập vừa và nhỏ để điều tiết nước tưới mùa khô. Nhìn chung hệ thống sông suối, ao hồ trong huyện có nguồn nước tương đối dồi dào và phân bổ khá đều đủ để cung cấp nước tưới cho lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.
2.Tài nguyên thiên nhiên.
2.1 Tài nguyên đất
Toàn huyện Lộc Bình được phân chia ra 10 loại đất, trong đó có 5 loại đất chính sau:
-Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) có diện tích 57271ha, chiếm 54%tổng diện tích tự nhiên.Phần lớn trên loại đất này có độ dốc lớn: độ dốc dưới 80 chỉ có 1000ha thích hợp cho việc trồng lúa,độ dốc 8-150 có 10200ha thích hợp cho trồng lúa màu và cây ăn quả, còn lại là đất có độ dốc >150 chủ yếu để trồng rừng. Loại đất này phân bố ở các xã Tú Đoạn, Khuất Xá, Tú Mịch, Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên, Lợi Bác.
-Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp) nằm trên địa hình Sườn núi lượn sóng và đồi thấp. Đất có màu nâu đỏ hoặc vàng phân bố chủ yếu ở Vân Mộng ,Khuất Xá, Hiệp Hạ, Xuân Lễ.
-Đất nâu vàng trên phù xa cổ (Fq) có diện tích 2672 ha chiếm 2,8% được phân bố ở Tú Đoạn, Yên Khoái, Lục Thôn, Đồng Bục.
-Đất đỏ vàng trên MacMa axit (Fa) có diện tích 2539 ha được phân bố ở Như Khuê, Bằng Khánh, Xuân Mãn.
-Đất dốc tụ(D) phân bố rải rác trong huyện, có diện tích 2200 ha, đều có độ dốc <80. Loại đất này rất thích hợp cho sản xuất lúa.
Đất đai huyện Lộc Bình hình thành trên nền địa chất có nguồn gốc trầm tích, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thấp hơn một số nơi khác song toàn bộ đất đồi núi đều có tầng dầy khá, thành phần cơ giới thuộc loại thịt trung bình, độ tơi xốp trung bình, độ ẩm cao, ít đá lẫn. Với những đặc điểm này, khi phát triển sản xuất nông nghiệp cần chú trọng biện pháp thâm canh, cải tạo đất hợp lý. Với đất có độ dốc có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp thúc đẩy khả năng tái sinh và phục hồi rừng đồng thời tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
2.2 Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn huyện Lộc Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng có mấy loại chính có trữ lượng lớn như: mỏ than Na Dương với trữ lượng 100 triệu tấn, riêng mỏ lộ thiên có trữ lượng 20t riệu tấn; Mỏ Sắt ở Yên Khoái có trữ lượng khoảng 1triệu tấn, mỏ Đồng ở Mẫu Sơn với trữ lượng 100.000tấn, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp khai thác và đây cũng là nguồn nguyên liệu lớn cho một số ngành công nghiệp trên địa bàn.
Ngoài ra ở xã Đông Quan còn có mỏ sét trắng với trữ lượng lớn có khả năng mở mang ngành công nghiệp gốm sứ.
2.3 Tài nguyên rừng.
Hiện nay toàn huyện có 15503ha rừng tự nhiên và 18694ha rừng trồng. Tổng số diện tích đất rừng là 34197ha chiếm 34,255% diện tích đất tự nhiên. Độ che phủ của rừng hiện nay đạt 34,25%. Mặc dù độ che phủ này đã lớn hơn độ che phủ tối thiểu của FAO(33,2%) song đối vối một huyện miền núi có điều kiện và tiềm năng lớn để phát triển nghề rừng như Lộc Bình thì đây là một tỷ lệ thấp.
Rừng tự nhiên tuy diện tích lớn nhưng trữ lượng lại không đáng kể, phần lớn chỉ là các vạt rừng đang phục hồi. Rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ lớn và chưa bị khai thác cạn kiệt, còn ở các xã Sàn Viên, ái Quốc, Hữu Lân... có diện tích trên 1000ha với nhiều loại gỗ: Dẻ, khảo, trám... với trữ lượng gỗ bình quân 70 - 100m3/ha.
Rừng trồng chủ yếu là thông và bạch đàn, keo lá tràm trong đó diện tích rừng sản xuất 17 635,08 ha, diện tích rừng phòng hộ 1058,90 ha.
Rừng là một loại tài nguyên vô cùng quý giá, nó không chỉ có tác động lớn đến môi trường ( tạo cân bằng sinh thái, bảo vệ đất đai, chống lũ lụt, xói mòn,...) mà còn có vai trò lớn đối với nền kinh tế ( duy trì và khai thác các loại động thực vật nhất là động thực vật quý hiếm).
2.4 Tiềm năng du lịch.
Lộc Bình có dãy núi Mẫu Sơn, có cảnh quan đẹp, có nhiệt độ thấp rất phù hợp cho việc phát triển nghành du lịch sinh thái và là nơi nghỉ mát lý tưởng. Hiện nay, UBND tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng và khôi phục khu nghỉ mát Mẫu Sơn (trước đây người Pháp đã xây dựng khu nghỉ mát Mẫu Sơn trên đỉnh cao 1170 m) thành khu du lịch Mẫu Sơn với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, khách sạn Nhànghỉ đầy đủ tiện nghi. Hơn nữa vùng núi Mẫu Sơn còn có nhiều loại đặc sản ngon: có Đào Mẫu Sơn nổi tiếng cả nước, có mật ong ngon, có nhiều loại gỗ quý và độc đáo. Chính vì vậy, khu du lịch Mẫu Sơn không chỉ đem đến cho du khách cảnh quan đẹp mà còn để lại cho du khách cảm giác khó quên về đặc sản nơi đây.
3.Cảnh quan môi trường của huyện
Là một huyện miền núi với 2 thị trấn, 27 xã và trên 280 thôn, bao gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Nùng, Kinh, Dao, Sán, Chỉ,...(Tày, Nùng có số dân đông nhất) có dân cư phân bố không tập trung mà nằm rải rác thậm chí trên mỗi quả đồi có 2 - 3 hộ dân cư. Sự phân bố dân cư thưa thớt này đã và đang gây áp lực cho vấn đề môi trường của huyện. Đó là việc mà người dân ở đây thiếu sự hiểu biết về môi trường, rác thải sinh hoạt, phần lớn không được tập trung (trừ khu đô thị) để xử lý, một phần nhỏ được thu gom xử lý theo phương pháp chôn lấp. Một điểm đáng lưu ý là do trình độ dân trí thấp và do phong tục lạc hậu vẫn tồn tại hiện tượng chôn cất người chết tại vườn đồi của hộ gia đình còn khá phổ biến: Điều này gây ô nhiễm môi trường khá lớn.
Về lượng thải lỏng từ các hộ dân cư hay thải công nghiệp đều không được xử lý mà hầu như đổ về nguồn nước sông. Loại thải lỏng này rất nhiều vi trùng độc hại, song vẫn được dùng tiếp trong sản xuất nông nghiệp thậm chí còn được dùng làm nước sinh hoạt trong các hộ gia đình.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan thì môi trường nơi đây không phải ở mức thấp. Do diện tích rừng khá lớn là điều kiện rất tốt để hoà môi trường không khí và môi trường đất. Hơn nữa địa bàn có mật độ cao sông, hồ, suối,... tương đối lớn đã tạo thuận lợi về môi trường nước, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt (người dân có thể sử dụng nước đầu nguồn) nhưng khi xây dựng phươ._.mà tăng chủ yếu cho việc xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn và xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch; đồng thời xây dựng khu công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở TT. Lộc Bình, xây dựng và mở rộng tuyến đường QL4B, các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ ... phục vụ cho sản xuất vá giao lưu hàng hoá. Diện tích tăng trên chủ yếu lấy từ đất chưa sử dụng (2896,56ha). Như vậy, đến năm 2010 diện tích các loại đất của tiểu vùng I như sau:
+ Đất nông nghiệp 3919,07ha
+ Đất lâm nghiệp 8595,21ha
+ Đất chuyên dùng 367,52ha
+ Đất ở đô thị 13,33ha
+ Đất ở nông thôn 63,66ha
+ Đất chưa sử dụng 2896,61ha
7.2. Tiểu vùng II
Với trung tâm là thị trấn Na Dương, là trung tâm công nghiệp của huyện, tiểu vùng này còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng có khả năng phát triển cho nông nghiệp đặc biệt là đưa vào đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi ở các xã Lợi Bác, Sàn Viên, Đông Quan; một số rừng trồng ở xã Tú Đoạn đến thời kỳ khai thác có thể đưa vào đất trồng cây ăn quả. Đến năm 2010 đưa 8.439,4ha đất chưa sử dụng vào đất đồng cỏ (2155ha) tạo thành khu chăn nuôi tập trung tại 2 xã Lợi Bác và Sàn Viên, đồng thời tăng đất nông nghiệp thêm 5839,56ha trong đó đất trồng cây lâu năm tăng 1637,31ha được phân bố chủ yếu ở cánh đồng Tú Đoạn và Đông Quan. Bên cạnh đó,còn đưa diện tích đất chưa sử dụng và đất nông nghiệp kém hiệu quả vào xây dựng khu nhiệt điện tạ TT. Na Dương 16,3ha, xây dựng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Đến năm 2010 diện tích các loại đất của vùng như sau:
+ Đất nông nghiệp 8401,28ha
+ Đất lâm nghiệp 9858,5ha
+ Đất chuyên dùng 1213,09ha
+ Đất ở đô thị 44,03ha
+ Đất ở nông thôn 88,63ha
+ Đất chưa sử dụng 4051,24ha
7.3.Tiểu vùng 3
Vùng có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề rừng. Đến năm 2010, vùng tiến hành khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới, đồng thời đưa 523ha đất chưa sử dụng vào đất đồng cỏ, và đưa hầu hết diện tích lúa 1vụ lên 2 vụ. Khi đó, diện tích các loại đất sẽ là:
+ Đất nông nghiệp 2486,51ha
+ Đất lâm nghiệp 6749,13ha
+ Đất chuyên dùng 142,36ha
+ Đất ở nông thôn 41,28ha
+ Đất chưa sử dụng 1801,39ha
7.4. Tiểu vùng 4
Đặc điểm nổi bật của tiểu vùng này trong thời kỳ quy hoạch đó là việc dành đất xây dựng thị trấn Chi Ma-khu thương mại đặc trưng của tiểu vùng với diện tích hơn 24ha cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, các khu thương mại và các khu dân cư, khu công cộng tại thị trấn này để đảm bảo là một trong 3 cửa khẩu có tầm quan trọng của tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, với hệ thống sông suối dày đặc thuận tiện cho việc tưới tiêu nên hầu hết diện tích đất lúa 2 vụ được chuyển thành lúa 3 vụ, lúa 1vụ được chuyển thành đất lúa 2 vụ. Vùng còn tập trung khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới đưa diện tích đất rừng từ 2417,38ha năm 2000 lên 4094,9ha năm 2010. Như vậy, đến năm 2010 diện tích các loại đất của tiểu vùng này như sau:
+ Đất nông nghiệp 1377,61ha
+ Đất lâm nghiệp 4094,9ha
+ Đất chuyên dùng 105,08ha
+ Đất ở đô thị 14,6ha
+ Đất ở nông thôn 41,72ha
+ Đất chưa sử dụng 2283,06ha
7.5. Tiểu vùng 5
Để phát huy lợi thế của vùng, trong những năm quy hoạch đẫ đưa diện tích đất nông nghiệp từ 1946,39ha năm 2000 lên 3998,4ha năm 2010 mà chủ yếu là mở rộng cho đất trồng cây ăn quả (495,62ha) phân bố chủ yếu ở các xã Như Khuê, Minh Phát, Hữu Lân; Diện tích đất đồng cỏ cũng tăng lên đáng kể 1600ha phân bố ở Minh Phát 900ha và Hữu Lân 700ha. Phương án quy hoạch đất nông nghiệp này đã tạo cho tiểu vùng có vùng chăn nuôi đại gia súc và vùng trông cây ăn quả tập chung ngoài ra với diện tích đất trống đồi núi trọc và đất trồng cây thưa thớt đến năm 2010 đưa phần lớn diện tích đất này vào trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng nổi bật là các xã Xuân Tình, Minh Phát, Hữu Lân. Để phát huy được thế mạnh của vùng một cách hiệu quả nhất thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ lợi, các khu chế xuất... là rất đúng hướng. Đến năm 2010 diện tích đất của các tiểu vùng là như sau:
+ Đất nông nghiệp 3998,4ha
+ Đất lâm nghiệp 10620,07ha
+ Đất chuyên dùng 156,46ha
+ Đất ở nông thôn 39,57ha
+ Đất chưa sử dụng 2003,49ha
7.6. Tiểu vùng 6
Do diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 còn rất lớn chiếm trên 64% diện tích đất toàn vùng nhưng diện tích đất này có khả năng lớn cho việc trồng rừng chủ yếu ở Nam Quan, Xuân Dương và khoanh nuôi tái sinh rừng ở ái Quốc. Đến năm 2010 diện tích các loại đất của tiểu vùng này như sau:
+ Đất nông nghiệp 1974,66ha
+ Đất lâm nghiệp 14912,49ha
+ Đất chuyên dùng 163,14ha
+ Đất ở nông thôn 30,62ha
+ Đất chưa sử dụng 396,49ha
Như vậy đến năm 2010 diện tích đất đai theo đơn vị tiểu vùng của huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn được thể hiện ở biểu sau:
Biểu QH05: QUI HOạCH sử dụng đấT đAI theo đơn vị tiểu vùng huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn Đến năm 2010
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Tổng diện tích 2010
Đơn vị tiểu vùng
Tiểu vùng 1
Tiẻu vùng 2
Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 4
Tiểu vùng 5
Tiểu vùng 6
Toàn huyện
99834,00
17581
25435
12780
7850
15143
21045
IĐất nông nghiệp
19794,76
3919,07
8401,28
2484,51
1377,61
3998,4
1974,66
1.Đất trồng cây HN
6876,06
1340,2
2013,59
1240,75
662,24
859,39
751,43
đát lúa lúa màu
5364,55
1034,86
1689,8
931,2
579,65
694,66
434,38
đất nương rẫy
265,23
-
-
5,00
-
-
260,23
đất cây HN khác
1249,28
306,34
2013,56
304,01
1331,87
164,71
56,82
2.Đất vườn tạp
463,07
105,24
140,51
86,76
23,32
75,47
74,67
3.Đất trồng cây LN
7057,15
2419,79
1577,21
639,06
678,25
1179,66
106,00
4.Đất đồng cỏ CN
5318,00
-
2155,00
523,00
-
1600
1040
5.Đất có MNNTTS
77,48
18,14
30,17
7,13
13,83
4,70
2,56
IIĐất lâm nghiệp
55819,63
8595,21
9858,5
6749,13
4094,90
10620,1
14912,5
1.Đất có rừng TN
20653,00
3102,93
2357,6
540
138,38
5596,71
7656,7
Đất có rừng SX
7421,67
385
361,92
15,82
-
2858,17
3801,77
Đất có rừng PH
13231,33
4903,55
2256,36
515,19
138,38
2748,54
3854,9
2.Đất có rừng trồng
38166,63
5692,47
70229,6
6209,13
3956,52
2022,36
5155,19
Đất có rừng SX
22412,71
4217,05
6330,91
5809,13
1906,67
2223,36
2005,94
Đất có rừng PH
15753,92
1475,35
3892,64
400,00
2049,85
2800,06
5536,7
IIIĐất chuyên dùng
2176,35
367,52
1213,09
142,36
105,08
156,46
163,14
1,Đất xây dựng
219,34
60,10
90,27
11,39
8,6
20,24
10,11
2.Đất giao thông
787,19
244,41
159,91
101,41
50,45
120,74
120,90
3.Đất TL &MNCD
595,96
41,92
509,46
10,1
8,44
5,11
20,82
4.Đất di tích LSVH
4,56
0,75
0,81
1,00
-
1,00
1,00
5.Đất an ninh-QP
53,43
10,36
-
7,57
33,41
-
-
6.Đất khai thác KS
426,00
1,00
423,00
-
2,00
-
-
7.Đất làm NVLXD
15,00
-
15,00
-
-
-
-
8.Đất NTNĐ
58,60
12,1
14,98
10,3
1,81
9,16
9,85
9Đất chuyên dùng#
16,27
13,09
1,66
0,58
0,18
0,30
0,46
IVĐất ở đô thị
71,96
13,33
44,03
-
14,6
-
-
VĐất ở nông thôn
305,49
63,66
88,63
41,28
41,72
39,57
30,62
VIĐất chưa sử dụng
18665,81
2896,61
4051,24
1970,72
2283,06
2003,49
396,40
1. Đất bằng chưaSD
38,63
38,63
-
-
-
-
-
2.Đất dồi núi CSD
17622,39
2655,12
3705,8
1801,39
2020,16
2012,09
3841,93
3. Đất mặt nướcCSD
0.90
-
-
-
-
0,90
-
4.Sông suối
970,39
168,91
345,14
169,33
62,9
90,5
133,16
5.Núi đá không có rừng cây
28,5
28,5
-
-
-
-
-
6.Đất chưa SDkhác
5,00
5,00
-
-
-
-
-
Nguồn: Trung tâm Triển khai, Thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai
Chương III
Các giải pháp thực hiện phương án qui hoạch .
Qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình thời kỳ 2000-2010 thể hiện chiến lược sử dụng đất đai của huyện trong 10 năm tới, nó có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội , ổn định chính trị cả trước mắt và lâu dài, đồng thời là công cụ quan trọng để UBND huyện thực hiện chủ trương của Nhànước: thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
Với quan điểm đi từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự báo nhu cầu sử dụng đất đai; đi từ định hướng chung của vùng miền núi phía Bắc đến tỉnh và nhu cầu sử dụng đất đai của từng xã trong huyện để tổng hợp lên bảng cân đối về nhu cầu sử dụng đất của các ngành đảm bảo tính khoa học, hợp lý và tính khả thi. Trên cơ sở đó đưa ra phương án phân bổ quỹ đất đai của huyện cho các ngành kinh tế các lĩnh vực chính trị xã hội tạo ra những bước đi đúng hướng.
Tuy nhiên phương án quy hoạch sử dụng đất trên đây mới chỉ mang tính định hướng cho việc sử dụng đất của huyện từ nay đến năm 2010. Để phương án đi vào thực tế thì cần phải có những giải pháp cụ thể trong việc quản lý đất đai và đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích mà phương án qui hoạch sử dụng đất đai đã đề ra.
1. Giải pháp về tổ chức thực hiện.
Lộc Bình là một huyện miền núi có nhiều nét đặc trưng nổi bật: có cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu thương mại mang tính chiến lược, có khu du lịch Mẫu Sơn phục vụ du lịch an dưỡng và du lịch cảnh quan, có mỏ than Na Dương với trữ lượng lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp, có tiềm năng lớn đất đai cho phát triển cây ăn quả và phát triển nghề rừng... Phương án qui hoạch sử dụng đất đai của huyệ từ nay đến năm 2010 đã tạo điều kiện cho việc phát huy các thế mạnh này của vùng. Song để phương án đạt hiệu quả cao nhất, UBND huyện và các cấp, các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để thành lập ban chỉ đạo thực hiện phương án quy hoạch. Ban chỉ đạo này là sự hội tụ của các thành viên ưu tú trong các ngành, các cấp, họ phải là những người am hiểu về Luật đất đai và các lĩnh vực liên quan tới việc sử dụng đất cuả các tổ chức, cá nhân; đồng thời họ phải nắm được xu hướng phát triển và nhu cầu sử dụng đất của ngành mình cũng như các ngành có liên quan trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất ở tầm vĩ mô, đó là việc xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các ngành, các tổ chức cho phù hợp với định mức và phương án phân vùng quy hoạch... Bên cạnh đó họ phải xây dựng được trình tự thực hiện các dự án ưu tiên để phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội. Đến hết năm 2001, Lộc Bình cần phải mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng như tuyến QL4B, tuyến huyện lộ từ TT.Lộc Bình đến cửa khẩu Chi Ma, tuyến Na Dương - Xuân Dương, các tuyến đường liên thôn, liên xã... Đồng thời cơ bản hoàn thiện và ổn định về quy mô diện tích khu công nghiệp Pò Lọi và khu tổ hợp điện than Na Dương. Đối với khu TT. Chi Ma sẽ bắt đầu được hình thành vào năm 2001 bằng việc xây dựng các khu dân dựng, bố trí khu dân cư cho 700 người dân trong đó có 500 người được đô thị hoá tại chỗ; để thị trấn này cơ bản được hoàn thiện thì đến năm 2003 phải xây dựng được các khu công nghiệp và các khu dịch vụ. Bên cạnh đó, với tình hình hiện nay cần phải xây dựng ngay khu công nghiệp điện tại thị trấn Na Dương để tận dụng loại tài nguyên này, đồng thời xây dựng khu công nghiệp Na Dương một cách đa dạng, phấn đấu đến năm 2004 khu công nghiệp điện này sẽ đi vào hoạt động. Như vậy, để phương án quy hoạch thực hiện tốt cần phải có sự ưu tiên thực hiện các dự án mang tính chiến lược của huyện như dự án xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn, các khu chức năng tại thị trấn Lôc Bình... sau đó sẽ đầu tư, phân bổ đất cho các dự án còn lại trong phương án quy hoạch với việc xây dựng các dự án ưu tiên và trình tự thực hiện sẽ là cơ sở để huyện có phương án dải ngân một cách có hiệu quả đảm bảo phát triển toàn diện từ nay đến năm 2010.
2. Tăng cường công tác quản lý đất đai
Bộ máy quản lý đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện phương án qui hoạch sử dụng đất đai thông qua việc thực hiện các nội dung về quản lý đất đai và việc điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất đúng mục đích và phạm vi sử dụng. Vì vậy, Lộc Bình cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai bằng việc kiện toàn bộ máy hoạt động của ngành địa chính từ cấp huyện đến cấp xã, đống thời phải có sự quản lý đất đai thống nhất với cấp tỉnh. Các cán bộ chuyên môn trong ngành Địa chính phải thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo huấn luyện chuyên môn, tiếp cận với những khoa học công nghệ hiện đại để họ có đủ khả năng và trình độ thực hiện tốt 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đất đai cũng trở thành một món hàng hoá thì vai trò của Nhà nước là hết sức cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Các nội dung quản lý đất đai cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời như việc tăng cường công tác kiểm kê, thống kê đất đai định kỳ theo quy hoạch và pháp luật, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm và trong từng giai đoạn của thời kỳ quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai, ngăn chặn kịp thời tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, hay việc chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện. Phát hiện và sử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật. Khen thưởng, động viên các tổ chức cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, cải tạo, bồi bổ đất, khai hoang mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp theo phương án quy hoạch. Đối với 20 hộ gia đình bị giải toả ở xã Yên Khoái cần phải được đền bù một cách thoả đáng để họ sớm có được cuộc sống ổn định. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền ở địa phương phải có biện pháp tuyên truyền giáo dục toàn thể nhân dân và các tổ chức sử dụng đất đai hiểu rõ về luật đất đai và phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện, từ đó họ sẽ là người tự điều chỉnh hành vi sử dụng đất của mình, đồng thời phát huy được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trên cơ sở phương án qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình, UBND huyện cần phải ra quyết định cho các ngành, các xã tiến hành lập qui hoạch sử dụng đất đai một cách chi tiết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu trong giai đoạn tới của từng ngành, từng xã. Đây là phương án tốt nhất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010.
Ngoài ra, để việc quản lý đất đai được hiện đại hoá thì cần có sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện công nghệ hiện đại như hệ thống phần mềm Mapinfo để quản lý, lưu trữ một cách tốt nhất hệ thống hồ sơ địa chính đảm bảo chính xác, thông tin cập nhật theo thời gian.
3. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trước hết cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, điện, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá, phú c lợi... theo phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhằm đem lại sự thuận lợi nhất cho người dân trong vấn đề đi lại và sản xuất, đồng thời tạo điều kiện làm tăng khả năng lưu thông hàng hoá trên thị trường. Theo quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện thì từ nay đến năm 2010 ngành nông lâm nghiệp vẫn đóng vai trò then chốt, vì vậy cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hoặc sơ chế nhỏ lẻ để kích thích sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo tiền đề và cơ sở lâu dài cho việc khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Lộc Bình có thế mạnh về du lịch Mẫu Sơn, có cửa khẩu Chi Ma thuận tiện cho giao lưu thương mại với Trung Quốc, việc đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng cho các hoạt động này tạo ra mối giao lưu thuận lợi, môi trường hấp dẫn cho các hoạt động ngoại thương và du lịch nhằm không ngừng tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh.
4. Những chính sách và biện pháp nhằm phát triển và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.
Mặc dù trong phương án quy hoạch sử dụng đất đai, quỹ đất nông nghiệp đã được tăng tương đối lớn, song với phương châm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thời kỳ 2000-2010, Lộc Bình cần phải có những chính sách nhằm bảo vệ đất nông nghiệp hiện có, khai thác thêm đất nông nghiệp nhằm ổn định nhu cầu của xã hội và đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác nằm ngoài phương án quy hoạch. Đồng thời cần phải xác định ranh giới, diện tích cụ thể cho từng khu vực cần bảo vệ đó là các vị trí thuận lợi gần nguồn nước, thuận tiện giao thông và có điều kiện thổ nhưỡng, địa hình thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng đem lại năng suất cao.
Khi chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác theo phương án quy hoạch thì chỉ được lấy vào đất có năng suất thấp và cần đến đâu lấy đến đó.
Với quỹ đất nông nghiệp được phân bổ trong phương án quy hoạch từ nay đến năm 2010, cần phải có những chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cho người nông dân có đất sản xuất ổn định lâu dài thông qua việc đầu tư thâm canh, xen canh gối vụ, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong canh tác để năng cao năng suất cây trồng và nâng cao hệ số sử dụng đất.
Bên cạnh đó, huyện phải có sự đầu tư về giống cây trồng vật nuôi, yếu tố này quyết định rất lớn đến năng suất nông nghiệp. Cần phải có sự đầu tư về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn phục vụ cho nhân dân hoặc có thể trực tiếp thu thập các giống mới có năng suất cao từ các vùng khác. Đối với cây giống bao giờ cũng có giá rất cao mà nhiều hộ nông dân chưa đủ khả năng sử dụng, vì vậy Lộc Bình cần phải có chính sách trợ giá giống cây trồng vật nuôi cho nhân dân để việc áp dụng giống mới được thực hiện một cách đồng bộ.
Hiện nay, hình thức phát triển trang trại đang được phát triển mạnh mẽ trên cả nước, trong khi đó ở Lộc Bình hình thức này mới chỉ xuất hiện ở hình thức trang trại lâm nghiệp với quy mô chưa lớn. Trong giai đoạn tới, cần phải khuyến khích phát triển hình thức trang trại với nhiều loại hình: trang trại trồng trọt, trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành, trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản. ở đây cần phải ưu tiên cho hình thức phát triển trang trại gia đình thể hiện ở các tiêu thức:
Sản xuất hàng hoá
Chủ trang trại là người nông dân chủ gia đình
Lao động trong trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình và có một phần thuê ngoài
Để hình thành được các trang trại này, cần phải có những chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi đất đai để được các mảnh đất liền khoảnh không những thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất mà còn tiết kiệm được đất gianh giới giữa các hộ. Tuy nhiên phải nghiêm cấm tập trung đất đai thông qua chuyển nhượng trái với quy định tại điều 75 của Luật đất đai năm 1993. Đồng thời khuyến khích phát triển trang trại gia đình trên đất hoang trọc chưa sử dụng phù hợp với phương án quy hoạch thông qua việc hỗ trợ vốn ban đầu cho họ hoặc không thu tiền sử dụng đất trong một vài năm đầu cho đến khi cuộc sống của họ dần dần đi vào ổn định.
Đối với đất trồng lúa, diện tích sử dụng từ nay đến năm 2010 có giảm chút ít rất phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, song diện tích này cần phải được giữ ổn định để đảm bảo an ninh lương thực, khi chuyển đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác phải có sự đánh thuế thích đáng để hạn chế việc chuyển đổi này.
5. Những biện pháp và chính sách nhằm khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm.
Đất đai là một loại tài nguyên có hạn nó không thể sản sinh thêm, trong khi đó cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng hình thành các khu, cụm công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn làm cho nhu cầu sử dụng đất của tất cả các ngành đang tăng lên nhanh. Điều này gây áp lực rất lớn cho dất nông nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà UBND huyện đã đặt ra từ nay đến năm 2010, ngoài việc phải đáp ứng đủ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thì cũng cần phải cân đối đất đai trong tổng thể nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Vì vậy, việc giao đất cho các hộ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội phải đảm bảo đúng theo mức quy định.
Từ nay đến năm 2010, Lộc Bình sẽ được mở rộng và hình thành mới các cụm công nghiệp, các đô thị, nếu chỉ tính riêng diện tích trong hàng rào thì diện tích không lớn nhưng nó sẽ kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư... do vậy khi quyết định địa điểm mở rộng hoặc xây dựng mới cần phải xem xét mặt cách toàn diện trên cả 3 lợi ích: kinh tế -xã hội và môi trường. Ngoài ra cần có những chính sách tiết kiệm sử dụng đất như chính sách về tận dụng không gian trong xây dựng công nghiệp và đô thị đó là phân khu chức năng theo từng khu vực trong một thị trấn, xây dựng các Nhàcao tầng vừa đảm bảo kiến trúc, vừa đảm bảo cảnh quan.
Đối với việc xây dựng khu dân cư, dân cư cần pải được bố trí ở những nơi thuận tiện cho sinh hoạt và phát triển sản xuất, những nơi có kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ, hạn chế việc dân cư bị phân tán thưa thớt không những ảnh hưởng đến đời sống của họ mà còn gây ra nhiều bất cập trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với TT.Chi Ma được xây dựng mới sẽ thu hút rất nhiều dân cư đến tập trung, huyện cần phải có chính sách phát triển khu dân cư ở đây theo hướng đô thị hoá tại chỗ, với các TT.Na Dương, TT.Lộc Bình cần phải hạn chế việc tiếp tục tập trung dân cư vào các thị trấn này nhất là TT.Lộc Bình.
Là một huyện có tiềm năng lớn về đất cho sản xuất nông lâm nghiệp. Huyện phải có những chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương để tiết kiệm đất... Lộc Bình cần phải trú trọng và đầu tư thích đáng để khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai.
Với xu hướng hiện nay khi mà khoa học công nghệ đang bùng nổ, Lộc Bình phải có những chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị
Lộc Bình phải xây dựng chính sách thu thuế đối với người sử dụng đất và thu thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại không những để tăng thu ngân sách mà còn có tác dụng tự điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả.
6. Giải pháp về vốn
Để thực hiện được phương án quy hoạch sử dụng đất nói trên có hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện thì nhu cầu về vốn đối với các cấp các ngành đang là một vấn đề bức súc. Hiện nay chúng ta đang phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước chỉ mang tính định hướng cho sự phát triển của các hình thức kinh tế tư nhân, hình thức đầu tư liên doanh, liên kết. Vì vậy Lộc Bình phải có biện pháp để phát huy các thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó phải huy động được vốn dưới nhiều hình thức: vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn từ các hộ dân cư, vốn tín dụng...Trong đó, vốn từ ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò thứ yếu, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, nước sạch, đồng thời một phần để hỗ trợ, khuyến khích các hộ nông dân nghèo vượt khó bằng lao động của chính mình.
Đối với các công trình xây dựng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND huyện phải có chính sách phát huy khả năng và nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Ngoài ra phải huy động được nguồn vốn tích luỹ trong dân, từng bước tạo lòng tin cho nhân dân để họ yên tâm tham gia bỏ vốn đầu tư vào phát triển theo các dự án của Nhànước như dự án trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng... Đồng thời xây dựng quỹ tín dụng một cách rộng rãi phục vụ bà con nhân dân.
7. Giải pháp về thị trường .
Trong một vài năm tới, Lộc Bình sẽ trở thành một trong những vùng phát triển về cây ăn quả, phát triển về sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng đủ cho vùng mà nó còn cần phải được tiêu thụ một cách rộng rãi để thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển. Vì vậy, cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp ở các huyện, các tỉnh lân cận, đồng thời phải mở rộng được thị trường tiêu thụ với nước bạn Trung Quốc.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đưa phương án quy hoạch sử dụng đất đi vào thực tiễn. Tuy nhiên chúng phải được thực hiện một cách đồng bộ với sự phối hợp của các cấp, các ngành và có sự điều chỉnh một cách linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Kết luận và kiến nghị
Trong những năm vừa qua, Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng qui hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau đến năm 2010 nhằm hoàn thiện qui trình, nội dung và phương pháp lập qui hoạch sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của ngành, công tác lập qui hoạch sử dụng đất đai đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt đối với cấp huyện đã triển khai xây dựng được trên 20 mô hình qui hoạch sử dụng đất đai ở các khu vực đặc thù (Đồng bằng, miền núi, ven đô, khu công nghiệp, khu du lịch...) trên phạm vi cả nước Các mô hình này đã được nhân rộng ra 144 huyện.
Trong giai đoạn hiện nay công tác qui hoạch sử dụng đất đai ở các huyện đang được triển khai tương đối mạnh song các cấp các ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác này để từng bước giải quyết những vấn đê bất cập trong việc sử dụng đất đưa đất đai vào sử dụng một cách khoa học tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời để phát huy quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Với tinh thần đó, đề tài “Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2010” đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận của qui hoạch sử dụng đất, thực trạng của nó trên một địa bàn cụ thể từ đó đưa ra các giải pháp để phương án qui hoạch đi vào thực tiễn. Qua đó em rút ra 1 số kiến nghị sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần phải ban hành các Nghị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành định mức sử dụng đất một cách cụ thể cho việc sử dụng các loại đất ở từng vùng. Đồng thời Chính phủ cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất này.
Thức hai, các ngành phải triển khai lập kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết trong quy hoạch chuyên ngành để làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
Thứ ba, các địa phương cần phải tăng cường triển khai quy hoạch cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải cân đối kinh phí đầu tư ở địa phương mình về tiến độ thực hiện quy hoạch nhanh hơn và khẳng định được tầm quan trọng của mình.
Thứ tư, cần phải xây dựng đầu đủ và hợp lý các chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi không phải vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia để phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; đồng thời xây dựng khung giá đất để áp dụng khi thu tiền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho thuê đất một cách phù hợp với giá thị trường. Đây sẽ là phương pháp thu hút vốn của các Nhàđầu tư.
Trên đây là những nhận thức của em về vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Do nhận thức và trình độ lý luận còn có hạn nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2000
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hồng Hạnh
Tài liệu tham khảo
Công văn số 1814/CV - TCĐC ngày 12/10 năm 1998 về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Hướng dẫn trình tự các bước lập qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện (kèm theo công văn 1814/CV - TCĐC)
Báo cáo tổng hợp qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2010
Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ huyện Lộc Bình năm 1998
Báo cáo tóm tắt qui hoạch chi tiết khu du lịch Mẫu Sơn Tỉnh Lạng Sơn tháng 2 năm 1998
Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt các đồ án xây dựng quy hoạc tổng thể các Thị trấn: Thi trấn Lộc Bình, thị trấn Chi Ma đến năm 2010
Các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế xã hội, khí tượng thuỷ văn, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện
Các tài liệu, số liệu về đất, biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của huyện Lộc Bình
Tài liệu bản đồ của huyện
Hội nghị tập huấn công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Tổng cục Địa chính
Đề tài: “cơ cở khoa học cho việc hoạch các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai” của Tổng cục Địa chính- Viện nghiên cứu Địa chính
Giáo trình: Quy hoạch phát triển nông thôn. PGS - TSKH Lê Đình Thắng - Trường ĐHKTQD
Giáo trình: Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. PGS - TSKH Lê Đình Thắng - Trường ĐHKTQD
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị . Nguyễn Thế Bá- Nhà XB Xây dựng năm 2000
Kinh tế tài nguyên đất của- PGS.TS Ngô Đức Cát - Nhà XB Nông nghiệp năm 2000.
Mục Lục
Trang
Nhận xét của cơ quan thực tập
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Phụ biểu
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV574.doc