Mục lục
Lời mở đầu:
ChươngI: Một số nhận thức chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
I.Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một nội dung tất yếu của cải cách kinh tế ở Việt Nam.
II.Vai trò của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
III.Một số vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
1. Cổ phần hoá nhằm góp phần sắp xếp và nâng coa hiệu quả kinh tế- xã hội khu vực king tế nhà nước
2. Các yêu cầu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước .
3. Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hoá
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng & mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
4. Các bước cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
IV.Thực trạng và một số biện pháp để tiền hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước .
1. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
2. Một sồ vấn đề đặt ra
3. Một sồ biện pháp.
ChươngII: Chuẩn bị cổ phần hoà phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ
I.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
2. Đặc điểm kỷ thuật của sưởng sản xuất cơ khí.
3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Viện .
II.Một số điều kiện cần thiết để cổ phần hoá
III. Nội dung các công việc chuẩn bị cổ phần hoá
1. Về mặt tư tưởng.
2. Tổ chức phân định phạm vi cổ phần hoá và đánh giá tài sản
3. Phần tài sản của viện và đối tượng tham gia và công ty cổ phần
4. Xử lý tài sản đưa vào công ty cổ phần và xác định mạnh giá cổ phiêu
IV.Phân công trách nhiệm và các bước tổ chức thực hiện cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí
1 Trách nhiệm của lảnh đạo Viên thiết kế máy năng lượng và mỏ
2. Trách nhiệm của ban chỉ đạo cổ phần hoá
3. Các bước đã thực hiện đượcvề cổ phần hoá ở phân xưởng cơ khí
lời mở đầu
ở nước ta cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô tạo khuôn khổ, hành lang cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân là các Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định chủ trương cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Điều đó đã đáp ứng quy luật phát triển cơ cấu kinh tế trong quá trình cải cách-đổi mới kinh tế trong tiến trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu và bao cấp qua nền kinh tế hàng hoá nhièu thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cổ phần hoá là một nội dung của đa dạng hoá sở hữu, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của một đơn vị kinh tế quốc doanh nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế cao hơn. Cổ phần hoá kinh tế quốc doanh hiện nay đang trở thành bức thiết và Nhà nước ta coi đó là chủ trương lớn trong chính sách cải cách kinh tế đất nước. Tuy nhiên việc đổi mới cơ chế quản lý cũng đặt hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh của ta trong tình trạng khó khăn, lúng túng ban đầu bởi lẽ họ vẫn quen nếp nghĩ, nếp làm ăn cũ của thời bao cấp. Để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng trên vấn đề cấp bách đặt ra là phải đào tạo lại và trang bị thêm những kiến thức quản lý của nền kinh tế thị trường cho các nhà doanh nghiệp, tạo cho họ đủ sức dẫn dắt doanh nghiệp của mình đứng vững và phát triển.
Là một học sinh ngành Quản trị kinh doanh tôi được phân công về thực tập tại Viện thiết kế Máy năng lượng và Mỏ. Qua thực tế tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện trong những năm qua, kết hợp với những kiến thức được trang bị ở trường được sự gúp đỡ tận tình của các cán bộ trong Viện và thầy giáo hướng dẫn tôi đã hoàn thành đề tài: “Cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện thiết kế Máy năng lượng và Mỏ. Tuy nhiên do khả năng có hạn; mặt khác đây là một vấn đề mới mẻ đối với nền kinh tế nước ta nên bản báo cáo này chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự góp ý của thầy và các cán bộ trong Viện.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài còn có hai chương chính sau đây
Chương I: Một số nhận thức chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Chương II: Chuẩn bị cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện thiết kế Máy năng lượng và Mỏ.
Chương I Một sồ nhận thức chung về cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước
I/ cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước một nội dung tất yếu của cuộc cải cách kinh tế ở Việt nam
Đặc trưng lớn nhất của “cơ chế cũ”là sự phát triển của lực lượng sản xuất dựa vào, gần như tuyệt đối cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và từ đó, dựa vào động lực của quan hệ sản xuất tương ứng dưới hai hinhỳ thức sở hữu toàn doanh - quốc doanh- sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể.Sự phát triển thực tế của mấy chục năm cho thấy hai hình thức, hai động lực sản sinh từ hai hình thức sở hữu công cộng nay chỉ còn phân biệt trên hình thức còn nội dung bên trong hầu như chỉ là một: quốc doanh.Cũng từ đó trong cơ cấu kinh tế , đặc biệt trong công nghiệp xây dựng, vận tải, thương nghiệp, dịch vụ kinh tế quốc doanh đã chiếm ưu thế tuyệt đối (năm 1990 quốc doanh chiếm đến 66,4% tổng giá trị sảne lượng công nghiệp, đến năm 1995 thành phần kinh tế quốc doanh mà chủ yếu là công nghiệp đã chiếm gần 45% GDP của nền kinh tế ).Khi đánh giá về chỉ đạo kinh tế trong thời kỳ vận hành cơ chế cũ, Đại hội VI của Đảng đã xác định biểu hiện duy ý chí, không hợp quy luật của việc nền kinh tế chỉ duy trì một thành phần, một chế độ sở hữu (công cộng) về tư liệu sản xuất trong các lĩnh vực lưu thông. Mọt luận điểm hầu như được công nhận rộng rãi từ sau Đại hội VI là nền kinh tế nước ta cần có đọng lực của cơ cấu đa sở hữu. Một cơ cấu như vậy, một mặt phải khuyến khích các thành phần không phải quốc doanh phát triển, xoá bỏ nhiều lực cản không đáng có đối với các thành phần này. Mặt khác cũng rà soát, đánh giá nghiêm túc bản thân tính hiệu quả, thu hút các nguồn lực đang rất còn hạn chế quá mức cho khu vực kinh tế quốc doanh. Hơn nữa với quy mô hiện có kinh tế quốc doanh không thể giữ vững trận địa, đứng trụ và tiếp tục phát triển trong thương trường cạnh tranh ngày càng gay gắt một cách tất yêú để tăng động lực cho việc tăng tốc phát triển nền kinh tế mà không “ mở cửa ”, thu hút các nguồn lực khác của xã hội vốn dĩ không thuộc sở hữu của Nhà nước. tóm lại từ yêu cầu của một cơ cấu khách quan khả dĩ tạo được động lực và từ yêu cầu tự thân của kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước, chung quy là yêu cầu phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất của quốc gia bắt buộc phải có sự lựa chọn như được gọi là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Đối với kinh tế quốc doanh- doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá là giả pháp có khả năng tìm thêm vốn để hiện đại hoá và tìm thêm nguồn động lực mới để tăng khả năng thu hiệu quả đứng vững trong thương trường cạnh tranh. Chính là từ các nhà hoạch định chính sách cần có được sự nhất trí cao về sự bắt buộc có lựa chọn như trên đây là nhân tố quyết định hàng đầu. Cổ phần hoá ở nước ta đã đặt ra khá sớm trong các văn bản có tính chất chỉ đạo hành động của các cơ quan quản lý Nhà nước (từ cuối 1991 và liên tục 1992, 1993,1994 và gần đây, sau đại hội VIII là Nghị định 28/CP, 25/CP) song thực tế triển khai khá ì ạch. Suốt 5 năm 1991-1994 chỉ chính thức đưa được 5 công ty Nhà nước chuyển qua Công ty cổ phần. Hiệu quả mọi mặt, nhất là tăng doanh thu, sản xuất sản lượng, tăng vốn tích luỹ, tăng nộp ngân sách, tăng nguốn lao động sử dụng, tăng thu nhạp bình quân công nhân, tăng trình độ hiện đại về công nghệ, tăng thị phần trong thương trường cạnh tranh hầu như đến gấp bội trong cả năm công ty này liên tục từ 3 đến 4 năm nay.
Song người ta vẫn chưa được thuyết phục và quyết tâm chính trị vẫn chưa đủ tầm, đủ độ thực thi một chính sách cải cách doanh nghiệp Nhà nước một bước quyết định thông qua cổ phần hoá một bộ phạan đáng kể doanh nghiệp Nhà nước hiện có trong 2-3 năm tới. Trở ngại lớn thứ hai là các chíh sách xử lý các lợi ích của các bên liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Nhà nước, người lao động tại doanh nghiệp, giám đốc và bộ máy quản lý công ty (DNNN). Các cổ đông sẽ tham gia công ty cổ phần thông qua mua-sở hữu-chuyển nhượng các cổ phiếu. Tiếp đến việc chậm có thị trường thứ cấp để lưu thông được các cổ phiếu cũng góp thêm vào trợ lực cho cổ phần hoá. Những nguyên nhân về cơ sở pháp lý, điều kiện kỹ thuật... cuãng có ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hoá. Song cần khẳng định vấn đề nhaanj thức quan điểm và quyết tâm chính trị của các nhà hoạch định chính sách vẫn là nguyên nhân cơ bản nhất của tình hình triển khai cổ phần hoá trong 5-6 năm qua cũng là nhân tố quyết định túc đẩy tiến trình này trong thời gian bắt buộc từ nay đến naưm 2000.
Cũng cần đánh giá đúng quan điểm của Nhà nước về khái niệm cổ phần hoá ở Việt Nam hiện nay không phải là chủ trương tư nhân hoá. Đúng là hai khái niệm này ( cổ phần hoá, tư nhân hoá) về logic bình thường thì không có gì khác nhau cơ bản. Song ở Việt Nam tư nhân hoá có nghĩa là chuyển toàn bộ hoặc phần chi phối hoặc toàn bộ doanh nghiệp q2ua sở hữu của các cổ đông không thuộc phạm trù sở hưũ công cộng-sở hữu Nhà nước. trường hợp về chủ trương được ghi trong nghị quyết Địa hội của Đảng và các văn bản pháp quy khác của Quốc hội, Chính phủ (như Nghị định 202/HĐBT năm 1992, Nghị định 28/CP và Nghị định 25/CP năm 1997 và các văn bản dưới luật khác của các cơ quan hoạch định Chính phủ) về cổ phần hoá thì khái niệm này có nghĩa là chỉ chuyển 1 phần không có ý nghĩa chi phối cho các cổ đông ngoài phạm trù sở hữu Nhà nước. Do đó khi đánh giá các trở ngại trong việc triển khai chủ trương này không nên xem yêu cầu tư nhân hoá là vật cản của quá trình cổ phần hoá. Trở ngại quan trọng về nhận thức đáng nêu lên để khắc phục chính là ở quan niệm không muốn chuyển dù là 1 phần không chi phối sở hữu Nhà nước qua sở hữu của các cổ đông không phải là Nhà nước.
II.Vai trò của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh. Đại hội Đảng lần thứ 6 nhận định lại mô hình xã hội chủ nghĩa rút ra những bài học thành công và không thành công, nhìn lại thực tế hơn sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt xem xét kỹ đời sống kinh tế xã hội đất nước đã khẳng định phải xoá bỏ chế độ tập trung đối với kinh tế quốc doanh. Sau đó NQTW 3 Đại hội 6 và quyết định của Hội dồng bộ trưởng 1987 đặc biệt từ năm 1989 kinh tế quốc doanh mới thực sự bước ngoặt sang cơ chế mới. Tuy vậy tình hình sản xuất kinh doanh của kinh tế quốc doanh vẫn ở tình trạng vô cùng khó khăn biểu hiện rỏ ở các mặt:
Nhiều xí nghiệp Nhà nước chưa xác định được vị trí trong nền kinh tế: chuyển sang cơ chế thị trường nhiều xí nghiệp vẫn lúng túng chưa xác định được phương hướng sản xuất, chưa có phương án, sản phẩm chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Tình trạng thiếu vố trong sản xuất kinh doanh phổ biến, trong khi hàng hoá bị ứ đọng, không nơi tiêu thụ dẫn tới đình trệ. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau tràn lan, mang tính chất dây chuyền. Năm 1989 tồn kho cả nước lên đến 1000 tỷ đồng. Tổng số nợ phải thu của kinh tế quốc doanh lên tới 10.450,7 tỷ đồng và tổng số nợ phải trả là 8.456,6 tỷ. Xí nghiệp nợ ngân sách, nhưng ngân sách lại nợ xí nghiệp-xí nghiệp nợ ngân hàng có đến 50% tổng số nợ là quá hạn và ngoài định mức.
Tình trạng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng, công suất thiết bị máy móc sử dụng quá thấp- Có xí nghiệp có tới 30% tổng số công nhân không có việc. Có xí nghiệp như Liên hiệp môtô xe đạp Thành phố Hồ Chí Minh phải cho 2280 cán bộ công nhân nghỉ việc.
Tình trạng đó dẫn đến đời sống công nhân rất khó khăn do tiền lương bị giảm. Năm 1990 ước giảm khoảng 40% so với 1989
Thiết bị máy móc công nghệ lạc hậu thua xa so với thế giới. Năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất thấp trong khi hao phí vật chất lại lớn.
Nguyên nhân gốc của tình trạng trên là do chúng ta bị trói quá chặt vào giáo điều “ sở hữu quốc doanh là sở hữu của toàn dân “ và do đó những người làm việc trong cơ sở quốc doanh đều là chủ sở hữu của xí nghiệp. Trên thực tế thì công nhân viên lao động theo sự điều hành của giám đốc-là người đại diện cho Nhà nước - nên cảm thấy mình chẳng khác gì người làm thuê, còn giám đốc Nhà nước giao nhà máy (hoặc giao vốn) với trách nhiệm quản lý điều hành bảo đảm bảo tồn và phát triển xí nghiệp (hoặc vốn) thì cũng chỉ là được giao quyền sử dụng chứ không phải là giao cho được ưuyền sở hữu, và xét kỹ thì cũng không khác gì được Nhà nước thuê. Do đó tuy nhấn mạnh mọi người lao động trong xí nghiệp đều là chủ nhưng thực tế là vô chủ. Điều đó dẫn đến cơ cấu tổ chức quản lý không gắn được tinh thần trách nhiệm, thái độ nhiệt tình lao động, cơ cấu lợi ích chung và rieng cũng không gắn bó với nhau, sự liên minh liên kết với nhau thiếu chặt chẻ.Vì vậy nhưng biểu hiện của tình trạng khó khăn nói trên của kinh tế quốc doanh là khó tránh khỏi.
Để thoát khỏi tình trạng đó cần có một hình thức tổ chức kinh tế mới cho xí nghiệp Nhà nước mà hình thức khả thi là cổ phần hoá xí nghiệp Nhà nước hoặc chuyển các xí nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Nhà nước. Chuyển thành Công ty cổ phần, Nhà nước doanh nghiệp sẽ có nhiều chủ sở hữu nhưng thông qua việc nắm các cổ phiếu mà tính chất của chủ sở hữu được “đích thực hoá” cả về quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích. Để đảm bảo quyền chủ sở hữu theo phầ vốn đóng góp các cổ đông này tách yếu đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức cũng như những quy định về luật pháp và điều lệ cho mọi cổ đông phải hoạt đọng đúng theo những nguyên tắc theo luật định cùng những cam kết theo điều lệ. Tư cách giám đốc và bộ máy điều hành của công ty đã rỏ ràng hơn so với xí nghiệp quốc doanh-giám đốc thay mặt Nhà nước nhưng với tư cách là một cổ đông được hội đoòng quản trị và cổ đông tính nhiẹem cũng sẽ khác với vai trò trước đây được Nhà nước giao quyền sử dụng và làm việc với tư cách như một viên chức Nhà nước. Những người lao động, do có cổ phần, trở thành những chủ sở hữu đích thực và sẽ có quyền, trách nhiệm và lợi ích cụ thể, từ đó tạo điều kiện cho họ gắn bó thật sự với hoạt động của công ty.
Vậy là Công ty cổ phần Nhà nước đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức nâng cao tinh thần trách nhiệm cuả mọi người làm việc trong Công ty hơn; vì quyền lợi thiết thực mà gắn bó với hoạt động công ty hơn. Chính điều này đã cho phép công ty có thể khắc phục được những khó khăn nhiều mặt về vốn, về cải tién kỷ thuật, về việc làm, chất lượng hiệu quả kinh doanh của công ty. Tác động của công ty cổ phần Nhà nước bao hàm đầy đủ nội dung tích cực thúc đẩy nhiều mặt tiến bộ xã hội như Công ty cổ phần. Đứng về một khía cạnh nào đó mà khảo sát, chúng ta thấy tác đọng của Công ty cổ phần Nhà nước còn cao hơn, đạt được những kết quả cao hơn tốt đẹp hơn.
Xét về mặt huy động vốn Công ty cổ phần Nhà nước có khả năng huy động được lượng vốn lớn hơn của xã hội, do Nhà nước có thể đầu tư thêm, do nhân dân có lòng tin hơn, vì khi góp vốn vào các doang nghiệp này chắc chắn tránh được sự bịp bợm, chụp giật và cũng có khả năng tránh được rủi ro nhiều hơn khi đầu tư vào các xí nghiệp ở các thanhf phần tư nhân. Dựa vào Nhà nước, các công ty này còn có khả năng tranh thủ được vốn đầu tư của bên ngoài qua liên doanh, liên kết, hoặc vay nợ.
Có nguồn vốn tập trung lớn thì Công ty cổ phần Nhà nước cũng có khả năng tranh thủ áp dụng được khoa học kỷ thuật công nghệ hiện đại hơn. Dựa vào Nhà nước qua việc tìm hiểu khảo sát của các viện nghiên cứu của Nhà nước, có thể nắm bắt được những kỷ thuật của nước nào tiên tiến hơn, chuyên gia của các nước nào xuất sắc hơn, có khả năng viên trợ giúp đỡ hơn, để xin nhập và ứng dụng.
Nhà nước có khả năng rút vốn của các Công ty cổ phần qua việc bán cổ phiếu, thu lưọi tức cổ phiếu và lãi của người lao động vay mua cổ phiếu, cùng bỏ vốn đầu tư thêm để thành lập các doanh nghiệp mới kỷ thuật tién tiến hiện đại, đáp ứng nhu cầu xây dựng: “những xí nghiệp cốt lõi, rường cột của nền kinh tế bảo đảm giữ vưỡng và mửo rộngvai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh. Điều này còn tạo ra khả năng làm biến đổi nhanh cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước, từ đó cũng thúc đẩy sự phân công lại lao động tốt hơn.
Với vốn lớn kỷ thuật tiên tiến lại có cơ chế quản lý kích thích được tin thần hăng say lao động vì gắn bó quyền lợi với doanh nghiệp nên Công ty cổ phần Nhà nước cũng sẽ cố gắng phấn đấu tiết kiệm, bảo vệ tốt tài sản, đạt được năng suất chất lương hiệu quả cao hơn. Hàng hoá của doang nghiệp cũng tiêu thụ trôi chảy hơn đảm bảo cho công việc làm ăn tăng hơn.
Xét về mặt liên kết, hợp tác Công ty cổ phần Nhà nước cũng có ưu thế hơn. Do công suất thiết bị tốt, mạnh nên cong ty có thẻ có lực hổ trợ cho các xí nghiệp khác. Do sản xuất cần có những nguyên liệu sơ chế, những phụ liệu hoặc những bộ phận phụ của sản phẩm hoặc có những khâu có thể gia công cần có những cơ sở sản xuất nhỏ phục vụ và thường các cơ sở này về mặt tâm lý cũng dễ dàng tham gia với Công ty cổ phần Nhà nước hơn là với công ty tư nhân hoặc các xí nghiệp Nhà nước. Các thành viên của Công ty cổ phần Nhà nước còn có thể góp vốn để thành lập ra một ccong ty mới và thực tế đã tạo ra một liên minh, bao gồm các đơn vị và cá nhân ở nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau. Nhờ các thành viên được trả ra trên một không gian rộng và có ngững khâu liên kết sản xuất ra sanr phẩm chính nên còn tạo ra được một hệ thống thu nhập, xử lý thông tin kinh tế có độ tin cậy cao, rất có lưọi cho hoạt động kinh doanh. Xét về mặt lợi ích, Công ty cổ phần Nhà nước cũng gắn được lợi ích chung với lợi ích riêng hơn là ccông ty tư nhân và hưon cả xí nghiệp Nhà nước. Nếu lợi ích tư nhân thường đi trạch lợi ích xã hội và xí nghiệp Nhà nước chưa bảo đảm tốt được sự gắn bó lợi chung với lợi ích riêng lợi ích chung với lợi ích cá nhân thì Công ty cổ phần Nhà nước lại bảo đảm được lợi ích chung và lợi ích riêng thật sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau. Có trờng hợp công ty tư nhân có thể bất chấp lưọi ích chung, công nhân viên chức xí nghiệp Nhà nước có thể có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với hoạt động và vân mạnh của xí nghiệp. Chính do những ưu việt của Công ty cổ phần Nhà nước như vậy nên trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 do Đại hội lần thứ VII thông qua đã ghi: “mở rộng dần các hình thức doanh nghiệp cổ phần trong khu vực quốc doanh”
III/Một số một vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
1/ Cổ phần hoá- nhằm góp phần sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội khu vực kinh tế Nhà nước
Nghị quyết đại hội VII, VIII của Đảng xác định cách xử lý khu vực kinh tế quốc doanh theo đúng hướng: “Bảo đảm kinh tế quốc doanh có hiệu quả, nắm vững nhưng lĩnh vực, ngành then chốt để phát triển vai trò chỉ đạo trong kinh tế” Do đó, việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước phải đi từ việc điều chỉnh hợp lý vai trò của nền kinh tế quốc doanh trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và sắp xếp, hoàn thiện việc quả lý để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Cổ phần hoá một bộ phận trong khu vực kinh tế Nhà nước, cần thiết phải thống nhát nhận thức về vai trò quan trong của nó trong giai đoạn hiện nay:
Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;
Đảm nhận các nhiệm vụ mà các thành phần kinh tế khác cha thay thế được(cơ sở hạ tầng, vận tải miền núi, cung cấp muối miền núi...);
Đảm nhận các nhiệm vụ đặc biệt (in tiền, sản xuất vũ khí...);
Làm nòng cốt đổi mới công nghệ (chi phí lớn, chất xám cao...);
Tiên phing trong lợi ích xã hội.
Đồng thời nhận dạng đúng thực trạng và phân loại chính xác doanh nghiệp quốc doanh với nhiều tiêu thức khác nhau, để tìm bước đi thực tế thích hợp.
Có thể dựa vào 3 cách phân loại doanh nghiệp Nhà nước:
Dựa vào hiệu quả:
Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ổn định và có lãi.
Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đang gặp khó khăn.
Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thua lỗ.
Dựa vào tầm quan trọng và hiệu quả:
Doanh nghiệp quan trọng và kinh doanh có hiệu quả.
Doanh nghiệp quan trọng và kinh doanh không hiệu quả.
Doanh nghiệp không quan trọng và kinh doanh có hiệu quả.
Doanh nghiệp không quan trọng và kinh doanh không hiệu quả.
Dựa vào cấu trúc vốn:
Doanh nghiệp Nhà nước “thuần khiết” (đơn thành phần);
Doanh nghiệp Nhà nước hỗn hợp (đa thành phần).
Kết hợp cả 3 cách phân loại, việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trước hết được tiến hành trong các doanh nghiệp Nhà nước hỗn hợp, chuyển tất cả các xí nghiệp quốc doang này sang Công ty cổ phần và trước hết trong các doanh nghiệp tư nhân có hiêụ quả. Tuỳ theo mức độ tầm quan trọng của doanh nghiệp đó mà Nhà nước duy trì tỷ lệ phần vốn của mình, nếu dôi ra thì bán cho cán bộ công nhân viên và nhân dân. Cần khẳng định rằng hình thức tổ chức và quản lý theo dạng Công ty cổ phần là một thành tựu văn minh của nhân loại. Công ty cổ phần được quản lý theo nhiều góc độ khác nhau, nó phản ảnh 3 vấn đề then chốt của quan hẹ sản xuất: sự rỏ ràng về chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và cơ ché phân phối. Ba vấn đề đó lại được giàn trải một cách thống nhất và biện chứng trong quá trình tổ chức và quản lý công ty:
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc điều hành
2/ Các yêu cầu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
a, Cổ phần hoá phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp Nhà nước nhằm:
-Huy động thêm vốn của cả bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để đầu tư mửo rộng ngành nghề, hiện đại hoá công nghệ.
-Tạo thêm việc làm, phân công lại lao động.
-Phát triển sản xuất.
-Tăng thêm khả năng cạnh tranh.
-Tăng tíh luỹ cho doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách và thu nhập người lao động.
b, Cổ phần hoá làm cho tiềm lực kinh tế của Nhà nước ngày càng tăng thêm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này ngày càng nâng cao góp phần đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
c,Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước phải gắn liề với chi phí quản lýđể tạo động lực phát huy mạnh hơn vai trò làm chủ và tinhs năng động sáng tạo của người lao động trong quản lý doanh nghiệp.
d, Cổ phần hoá phải đảm bảo quản lý Nhà nước trên cơ sở số cổ phần cần thiết chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp.
3/ Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hoá.
Thứ nhất, những doanh nghiệp có quy mô vừa (không quá lớn mà cũng không quá nhỏ). Quá lớn khó tìm đủ cổ đông. Quá nhỏ mang tính chát “không bỏ công”. Thế nào là quy mô vừa? Việc phân loại ở mức tương đối. Vân dụng kinh nghiệm của các nước vào nước ta cho thấy để tiến hành cổ phần hoá có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, cần bảo đảm:
Vốn cổ phần vừa đủ để số người mua cổ phiếu cho phép bán hết cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này đặt ra vấn đề khi tiến hành cổ phần hoá phải dự tính được số lượng cổ phiếu bán ra cần thiết.
Thứ hai, các đơn vị kinh tế quốc doanh không nằm trong danh mục Nhà nước cần đầu tư 100% vốn.
Thứ ba, những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi thực, hoặc trước mắt tuy không có lãi, gặp khó khăn, song có thị trường ổn định và phát triển, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.
4/ Các bước cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Quá trình cổ phần hoá bao gòm 4 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá.
Bước 2: Xây dựng phương án doanh nghiệp.
Bước 3: Duyệt và triển khai thực hiện cổ phần hoá.
Bước 4: Ra mắt Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh.
Sau đây là những nội dung chính của các bước.
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá :
Việc chuẩn bị gồm 2 nhóm công việc chính.
Hình thành ban chỉ đạo Bộ, địa phương và lựa chọn doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá thuộc ngành, địa phương:
Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá ( theo quyết định 548/TTg ngày 3/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ ).
Nghiên cứu các điều kiện để lựa chọn doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đưa ra cổ phần hoá.
Thống nhất với các ngành quyết định doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp cổ phần hoá ( lập danh sách theo mẫu quy định gửi Ban chỉ đạo TW cổ phần hoá và Bộ tài chính ).
Danh sách các loại doanh nghiệp cần chia làm 2 loại:
-Loại có vốn Nhà nước từ 3 tỷ đồng trở xuống;
-Loại có vốn trên 3 tỷ đồng theo quyết toán tại thời điểm cổ phần hoá.
Các doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá phair đảm bảo những điều kiện quy định tại điều 7, Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ.
Thông báo cho từng doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá.
Ra quyết định thành lập Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp và thực hiện tập huấn cho Ban cổ phần hoá doanh nghiệp và các cán bộ liên quan.
ở các doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá phải thực hiện các công việc sau:
1)Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp phải tiến hành các công việc:
*Tuyên truyền, phổ biến giải thích chủ trương, chính sách về cổ phần hoá.
*Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến kinh tế – tài chính của doanh nghiệp .
*Lập dự toán chi phí cho quy trình cổ phần hoá .
*Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ ...của doanh nghiệp.
2)Nhiệm vụ của Giám đốc doanh nghiệp:
*Ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp pháp để kiểm toán kết quả hoạt động kinh doanh.
*Tổ chức thanh toán công nợ, xử lý vật tư, tài sản thuộc thẩm quyền.
*Đăng ký kho bạc mở tài khoản nộp tiền bán cổ phần hoá doanh nghiệp.
*Mở sổ đăng ký các cổ đông mua cổ phiếu. Đăng ký mua ấn chỉ tại kho bạc Nhà nước.
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.
Các công việc của Bộ chủ quản, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Hội đồng quản trị, Tổng công ty 91 có nhiệm vụ:
1. Chỉ đạo ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp tiến hành các công việc nội bộ doanh nghiệp.
2.Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan để giải quyết những vướng mắc.
3.Tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp do ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp trình bày và ra văn bản thoả thuận giá trị doanh nghiệp.
Bộ tài chính ( hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản )
1.Kết hợp với các cơ quan có liên quan để hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các công việc về ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán và xử lý tài chính vượt quá quyền hạn của doanh nghiệp
2.Ban hành các văn bản định giá thực tế của doanh nghiệp.
C.Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp cần làm các công việc:
1.Lập phương án ( dự kiến ) liên quan đến cổ phần hoá.
2.Phổ biến công khai phương án để người lao động thảo luận và thống nhất thực hiện.
3.Xác định giá trị doanh nghiệp để báo cáo các cấp, các ngành theo quy định để xét duyệt.
4.Lập phương án để cổ phần hoá.
5.Tổ chức Đại hội CNVC để lấy ý kiến về phương án cổ phần hoá.
6.Hoàn chỉnh phương án.
7.Trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt phương án.
8.Dự thảo và trình xin quyết định về điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
Bước 3: Duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá.
A.Nhiệm vụ của Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
1.Xét duyệt phương án cổ phần hoá những doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 3 tỷ. Đối với các doanh nghiệp có vốn trên 3 tỷ, báo cáo lên cấp trên duyệt.
2.Thảo luận với hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về nhân sự tham gia Hội đồng quanr trị của công ty cổ phần (có lưu ý riêng cho doanh nghiệp là thành viên Tổng công ty 90, trích thông tư 90/TTg ngày 4/3/1994 ).
3.Chỉ đạo Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông để bầu Hội đồng quản trị và thông qua điều lệ của công ty.
4.Ban hành quyết định chuẩn doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo thẩm quyền;
B.Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91: Có các nhiệm vụ:
1.Báo cáo phương án cổ phần hoá lên cấp trên phê duyệt theo quy định.
2.Thực hiện các nhiệm vụ như các Bộ quản lý nêu ở mục 3, mục A, điểm 1,3.
3.Trình Thủ tướng Chính phủ chuyển doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp theo công ty cổ phần.
C.Bộ tài chính ( hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản )
1.Bán tờ cổ phiếu cho cổ đông theo đúng quy định.
2.Ra quyết định chuyển tài sản, vốn của doanh nghiệp Nhà nước thành tài sản, vốn của công ty cổ phần.
D.Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp:
1.Thông báo công khai tình hình tài chính trước cổ phần hoá;
2.Thông báo việc bán cổ phần, tổ chức cho các cổ đông đăng ký mua cổ phiếu.
3.Tổ chức bán cổ phiếu và nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước;
4.Báo cáo tình hình bán cổ phiếu theo phương án được duyệt;
5.Dự kiến nhân sự và xin ý kiến nhân sự tham gia Hội đồng quản trị;
6.Triệu tập và tổ chức Đại hội lần 1 các cổ đông;
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh:
1.Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp bàn giao cho Hội đồng quản trị Công ty cổ phần theo đúng quy định;
2.Hội đồng quản trị hoàn tất những công việc còn lại:
-Xin khắc dấu mới, hộp dấu cũ theo quy định của Bộ nội vụ;
-Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản;
-Tổ chức ra mắt công ty, bố cáo thành lập Công ty cổ phần theo quy định;
3.Đăng ký kinh doanh theo đúng quy định tại điều 16, NĐ 28/CP ngày 7/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là những công việc chính trong quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Việc thực hiện từng công việc đó không đơn giản, căn cứ theo những hướng dẫn cụ thể của Nhà nước về cổ phần hoá để tiến hành thuận lợi.
IV. Thực trạng và một số biện pháp để tiến hành cổ phần hoá Nhà nước.
1.Thực trạng của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận rõ công ty cổ phần là một trong những hình thức kinh tế là phương thức kinh doanh phù hợp có khả năng giúp một số lơn doanh nghiệp Nhà nước trước xây dựng “ quá tầm “ - khắc phục những lúng túng, bất cập khi chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Chính phủ đã quyết định triển khai thực hiện cổ phần hoá ở một số đơn vị. Đến ngày 31/12/1998 đã có 116 doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần, có 19 doanh nghiệp TW, 90 doanh nghiệp địa phương và 7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 91. Chỉ trong 6 tháng ( 7 - 12 /1998 ) đã cổ phần hoá được 86 doanh nghiệp Nhà nước.
Kết quả hoạt động của 16 doanh nghiệp đã cổ phần hoá hơn 1 năm cho thấy tác dụng tích cực về tăng động lực tại doanh nghiệp và khả năng huy động thêm nguồn vốn trong xã hội cho yêu cầu phát triển doanh nghiệp hoặc đổi mới cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
So với trước khi cổ phần hoá thì các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều tăng: vốn tăng 183 %, doanh thu tăng 133,5 %, lợi nhuận sau thuế tăng 31%, các khoản nộp Ngân sách tăng 153,5 %, lao động tăng 9 %, thu nhập bình quân tăng 29 % và giá trị cổ tức tăng bình quân 2,6 % tháng, cao gấp 3 lần lãi suất tiền gửi Ngân hàng, có công ty đạt 50%/tháng ( như nước mắm Kiên Giang). Riêng công ty đại lý Liên hiệp vận chuyển đã tăng vốn gấp 11 lần, tăng doanh thu gấp 10 lần, lao động gấp 4 lần, thu nhập bình quân tăng 4 lần (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Công ty cơ điện, Công ty Việt Phong cũng có kết quả tương tự.
Bốn doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn về việc làm và nợ ngân sách, nhưng năm nay có nhiều tiến bộ hơn trước. Tuy thu nhập chưa cao nhưng có đủ việc làm và tương đối ổn định nên người lao động trong các doanh nghiệp này đều yên tâm. Đó là công ty xe khách Hải Phòng, công ty đóng tàu thuyền Bình Định, công ty giày Hiệp An, công ty đồ mộc Hà Nội.
Có thể kết luận rằng không phải cổ phần hoá tự nó sẽ có hiệu quả trước biến động của thị trường; song trong một môi trường như nhau thì doanh nghiệp th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0291.doc