A. Lời mở đầu
ở nước ta, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã từng bước thay thế nền kinh tế tập trung, bao cấp và để đảm bảo cho định hướng xã hội chủ nghĩa thì đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là: nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, việc củng cố, phát triển các doanh nghiệp Nhà nước là vô cùng cần thiết, thậm chí là cấp thiết để nền kinh tế nước nhà có thể ổn định và phát triển trong thời gian tới. Để đảm bảo điều này, chính phủ (
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội đồng bộ trưởng cũ) đã ra quyết định 143/HĐBT – QĐ ngày 10/05/1990 về thí điểm một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là một chủ trương lớn nhằm huy động vốn trong dân để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, đồng thời có vai trò quan trọng để củng cố doanh nghiệp Nhà nước và phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, ta thấy rằng cụm từ “cổ phần hóa” đã được nhắc đến rất nhiều trong quần chúng cũng như qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng thực chất của nó như thế nào thì không phải ai cũng biết. Hiểu được đúng và sâu sắc chủ trương, tiến trình cổ phần hoá là cả một vấn đề. Mặc dù chủ trương cổ phần hoá được đề ra từ lâu nhưng bên cạnh những thuận lợi, thành tựu việc thực hiện nó vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần giải quyết trong thời gian tới.
Tìm hiểu đề tài: “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam” cũng là một việc cần thiết. Đề tài này cho ta hiểu rõ, hiểu sâu về cổ phần hoá và phương hướng phát triển cũng như khắc phục những hạn chế, sai lầm trong thời gian tới. Nó là sự hoàn thiện về lý luận và là bước đệm cho những chủ trương, hành động của quá trình “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”.
B. Nội dung
I. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng hình thức công ty cổ phần và xí nghiệp cổ phần của chủ nghĩa tư bản
1. Sự ra đời của công ty cổ phần là tất yếu kinh tế khách quan
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó cổ đông góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ XVI ở các nước phát triển, đến nay đã có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Hình thành công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đó là một quá trình kinh tế khách quan, không do ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào, do các nguyên nhân sau:
- Do quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao đã thúc đẩy công ty cổ phần ra đời.
Trong nền sản xuất hàng hoá sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản đã buộc họ phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức giá trị hàng hoá xã hội mới có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển.
Thường chỉ có những nhà tư bản lớn với tiềm lực tài chính mạnh mới có khả năng trang bị kỹ thuật hiện đại, làm tăng năng suất lao động, do đó mới có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh. Còn các nhà tư bản khác sản xuất hàng hoá có giá trị cá biệt lớn hơn mức giá trị hàng hoá xã hội thì sẽ bị thua lỗ dẫn đến bị phá sản. Để tránh thất bại trong cạnh tranh, các nhà tư bản đó phải tìm cách tích tụ vốn để mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nếu chỉ dựa vào chính mình thì việc tích tụ vốn lớn quả là khó khăn. Do vậy các nhà tư bản này đã tìm ra được một lối thoát, có hiệu quả đó là họ sẽ liên minh và thoả hiệp với nhau, tập trung các tư bản cá biệt của họ lại thành một tư bản lớn để đủ sức cạnh tranh và dành thế với các nhà tư bản khác. Từ hình thức tập trung vốn như vậy các công ty cổ phần dần dần được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
- Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí, của tiến bộ kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển.
Công ty cổ phần ra đời từ rất sớm (thế kỷ XVI) nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX mới thực sự phát triển rộng rãi và trở thành phổ biến trong các nước tư bản. Công ty cổ phần hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu khắc nghiệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất do trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển cao, đòi hỏi tư bản cố định tăng lên, và vì thế quy mô tối thiểu mà một nhà tư bản phải có để có thể kinh doanh dù trong điều kiện bình thường cũng ngày càng lớn hơn. Một nhà tư bản cá biệt không thể đáp ứng được số vốn lớn đo đó phải có sự liên minh, tập trung nhiều tư bản cá biệt còn đang phân tán trong nền kinh tế bằng cách góp vốn để cùng kinh doanh. Với sự tập trung vốn như vậy đã hình thành các công ty cổ phần.
Mặt khác, do kỹ thuật ngày càng phát triển, làm xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh và những mặt hàng mới có hiệu quả hơn, đã thu hút các nhà tư bản đổ xô vào các ngành, lĩnh vực và các mặt hàng mới này, bằng cách di chuyển tư bản từ các ngành, lĩnh vực và các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả. Điều này càng gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tư bản khi thực hiện di chuyển vốn, bởi vì họ không thể bỗng chốc xoá bỏ ngay các xí nghiệp cũ để thu hồi và chuyển vốn sang xây dựng ngay một doanh nghiệp mới mà chỉ có thể rút bớt và chuyển dần từng bộ phận mà thôi. Quá trình đó có thể kéo dài và do vậy họ có thế mất thời cơ. Mâu thuẫn như vậy chỉ được giải quyết bằng cách các nhà tư bản cá biệt liên minh với nhau, cùng nhau góp vốn để xây dựng các doanh nghiệp lớn. Cùng chung mục đích đi tìm lợi nhuận siêu ngạch họ đã gặp nhau và nhanh chóng thoả thuận cùng nhau góp vốn thành lập các công ty cổ phần để cùng kinh doanh.
- Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh về quản lý
Sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật càng cao, cạnh tranh càng khốc liệt thì sự rủi ro trong kinh doanh, đe doạ phá sản đối với các nhà tư bản càng lớn. Để tránh gặp phá sản, các nhà tư bản đã phải phân tán tư bản của mình để cùng tham gia vào nhiều tư bản cá biệt, nghĩa là tham gia đầu tư kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều công ty khác nhau. Với cách làm này, một mặt các nhà tư bản tìm cách chia sẻ thiệt hại cho nhiều người khi gặp rủi ro. Nhưng mặt khác do cùng được một số đông người tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ nhiều người, công ty cổ phần hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Cho đến nay, công ty cổ phần là hình thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được các nhà tư bản ưu chuộng nhất nên nó được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển.
Tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ mà người chủ sở hữu tiền tệ cho người khác vay trong một thời gian nhất định để thu hồi một món lời gọi là lợi tức. Tín dụng ra đời làm xuất hiện một chức năng mới của tiền tệ: Chức năng sinh lợi tức. Với tư cách là một người chủ sở hữu vốn tiền tệ, người cho vay thu được một khoản lợi tức tỷ lệ thuận với số vốn của họ. Với tư cách là một người sử dụng số tiền này vào sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định người vay phải trả cho người sở hữu tiền tệ khoản lợi tức.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng có vai trò to lớn trong quá trình cạnh tranh, làm giảm chi phí lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Tín dụng còn có vai trò động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần, vì:
Việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường.
Thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển cảu các công ty cổ phần trên thế giới đều chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng, đôi khi còn do bản thân ngân hàng tiến hành.
Như vậy về lịch sử cũng như về logic, tín dụng có trước khi thành lập công ty cổ phần, tín dụng là cơ sở trực tiếp, là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển.
Tóm lại, công ty cổ phần là một quá trình kinh tế khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường, nó là kết quả tất yếu của quá trình tập trung tư bản. Nó diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự tự do cạnh tranh dưới chủ nghĩa tư bản. Hiện nay các công ty cổ phần phát triển rộng khắp và trở thành một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
2. Lịch sử hình thành công ty cổ phần
Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hoá cao đặc biệt là xã hội hoá về vốn. Do đó việc nghiên cứu lịch sử hình thành công ty cổ phần trong lịch sử là hết sức cần thiết cho việc hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Phát triển công ty cổ phần trên thế giới chia ra 4 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn I: Giai đoạn mầm mống
Trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các nhà tư bản chủ yếu xuất thân từ thợ cả, người chủ phường hội thương nhân, người cho vay nặng lãi và người Fec – mi - ê tư bản chủ nghĩa. Lúc đầu họ lập ra các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa riêng lẻ, kinh doanh độc lập, thuê mướn công nhân và bóc lột lao động làm thuê. Dần dần cùng với sự phát triển của sức sản xuất và chế độ tín dụng họ đã liên kết với nhau, dựa trên quan hệ nhân thân và chữ tín, họ đã góp vốn kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, từ doanh nghiệp nhóm bạn dần dần phát triển thành doanh nghiệp góp vốn.
Đặc điểm của công ty cổ phần trong giai đoạn đầu này là được thành lập bằng vốn cổ phần của thương nhân do thương nhân đứng ra tổ chức. Mục đích hoạt động của công ty là lợi dụng những phát kiến lớn về địa lý thế kỷ XV, XVI để đi ra tìm kiếm thị trường mới có tỷ suất lợi nhuận cao và thu về những nguồn lợi lớn cho thương nhân. Công ty cổ phần chỉ được thành lập khi lĩnh vực hoạt động kinh tế có khả năng đem về nguồn lợi lớn. Thực tế lịch sử đã xác định vai trò nổi bật của thương nghiệp với khả năng làm giàu một cách nhanh chóng trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản và theo đó, chủ nghĩa trọng thương đã trở thành học thuyết kinh tế dẫn đường cho giai cấp tư sản. Thương nghiệp đã trở thành hình thức đầu tiên nảy sinh công ty cổ phần.
* Giai đoạn II: Giai đoạn hình thành
Trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp, chủ yếu là nửa đầu thế kỷ XIX, các công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hình thức tổ chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Ví dụ năm 1806 phát triển thương mại của Pháp đã có những quy định cơ bản về công ty cổ phần. Giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX công ty cổ phần xuất hiện trong lĩnh vực giao thông vận tải: đường sông, đường sắt; đến năm 1837 công ty cổ phần đường sắt là 46. Thời kỳ đầu số cổ phiếu ở công ty này chủ yếu bán thông qua cơ quan nhận mua có tính chất địa phương như công ty chứng khoán địa phương và ngân hàng đầu tư bán cho người buôn. Cùng thời gian này công ty cổ phần cũng được thành lập tương đối rộng khắp trong ngành chế tạo nhiều nước. Thực ra bấy giờ Anh là nước có nhiều công ty cổ phần nhất. Một khoản đầu tư tư bản riêng lẻ ban đầu không đủ để xây dựng xí nghiệp lớn chu kỳ xây dựng dài (nhất là đường sắt). Bấy giờ việc xây dựng đường sắt, các công trình lớn tại đại đa số các nước đều huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu đường sắt bấy giờ (Các Mác gọi là “giấy chứng nhận quyền sở hữu”) có thể bán trao tay, loại giao dịch chứng khoán này có trường hợp vượt biên giới quốc gia, phát hành được bán ra ngoài, thu lợi nhuận theo hình thức lợi tức đinh kỳ. Một số doanh nghiệp lớn của tư bản tư nhân cũng bắt đầu phát hành cổ phiếu, dùng tiền của người khác để làm giàu, đồng thời dần dần tách người đại biểu quyền sở hữu (hội đồng quản trị) và người kinh doanh (giám đốc) ra làm hai. Đặc biệt là công ty xuất nhập khẩu hàng hoá như công ty Đông An là doanh nghiệp cổ phần bóc lột thuộc địa. Đồng thời cùng với sự phát triển của các công ty cổ phần, các sở giao dịch chứng khoán cũng mọc lên một cách phổ biến tại các nước phương Tây. Tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần còn ít và hình thức cũng chưa đa dạng như sau này, quy mô cũng nhỏ.
* Giai đoạn III: Giai đoạn phát triển
Sau những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần phát triển rất nhanh, mọc lên một cách phổ biến ở tất cả các nước, các ngành quy mô sản xuất mở rộng mạnh mẽ, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, các tổ chức độc quyền ra đời như Các ten, Xanh đi ca, Tờ rớt. Hầu như tất cả cácd doanh nghiệp lớn đều áp dụng hình thức cổ phần, hơn nữa các doanh nghiệp lại xâm nhập vào nhau, hình thành “chế độ tham dự” với “chế độ tập trung”. Các công ty nắm giữ cổ phần khống chế ra đời tạo thành kết cấu chuỗi: Công ty mẹ – công ty con – công ty cháu, hình thành một tập đoàn doanh nghiệp vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Lúc này tư bản tài chính đã trở thành hình thái chủ thể tài sản xã hội, ngân hàng kiểm soát công nghiệp, thương nghiệp đầu sỏ tài chính ra đời. Đây là cái mà chúng ta gọi là “thời đại chủ nghĩa đế quốc”. Tương ứng với nó thị trường giao dịch cổ phiếu mọc lên khắp các nước, hình thành trung tâm tài chính quốc tế; giao dịch chứng khoán cực kỳ sôi động đến mức trở thành cái hàn thư biểu về giao động kinh tế và chính trị, đồng thời còn là sân chơi của các nhà đầu cơ. Có điều thị trường chứng khoán có tác dụng rất lớn trong việc khơi thông nguồn vốn. Các nước đều ban hành các quy định, để đảm bảo chắc chắn cho các công ty cổ phần và sở giao dịch chứng khoán hoạt động bình thường. Cùng với thời gian này công ty cổ phần cũng được thành lập tương đối rộng khắp trong ngành chế tạo ở nhiều nước.
* Giai đoạn IV: Giai đoạn trưởng thành
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 doanh nghiệp cổ phần có những đặc điểm mới:
- Dùng hình thức cổ phần để lập ra các công ty xuyên quốc gia và công ty đa quốc gia để liên hợp kinh tế và quốc tế hoá cổ phần, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.
- Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần, thực hiện cái gọi là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, vừa để làm dịu mâu thuẫn lao động và tư bản vừa để thu hút vốn một cách thuận lợi.
- Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tại các nước ngày càng hoàn thiện, pháp luật ngày càng kiện toàn và mỗi nước đều có đặc điểm riêng.
Tóm lại, trải qua vài trăm năm công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước tư bản theo xu hướng từ giản đơn đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến các công ty xuyên quốc gia.
3. Sự cần thiết phải hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam
3.1. Sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam
* Tính tất yếu phải chuyển nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế kế hoạch bộc lộ nhiều khuyết điểm
- Nền kinh tế thị trường là bước đi tất yếu để quá độ lên Chủ nghĩa xã hội:
Phải thừa nhận kinh tế thị trường là bước đi tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại. Nó là sự cần thiết khách quan để xây dựng nền sản xuất tiến bộ, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa lại là bước phát triển cao hơn sau kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
+ Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
+ Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
+ Thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
+ Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá.
Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường:
+ Nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất.
+ Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được với giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Do đó, kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ.
+ Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
+ Sự phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
* Sự hình thành nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam:
- Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam:
+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, đó là chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần.
+ Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và quan hệ với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
+ Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, thông minh nhưng thất nghiệp còn nhiều. Cần phải tận dụng tiềm năng của các thành phần kinh tế khác nhau ngoài thành phần kinh tế nhà nước để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Các thành phần kinh tế và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước:
+ Có 6 thành phần kinh tế:
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế cá thể, tiểu chủ
Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước:
Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, vừa là yếu tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, vừa là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận trụ cột nhất của kinh tế nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
3.2. Do yêu cầu củng cố nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước
- Kinh tế nhà nước hiện nay chưa làm tốt vai trò chủ đạo. Những nhược điểm và khuyết điểm trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu từ khâu quản lý. Sở dĩ kinh tế nhà nước chưa làm tốt vai trò chủ đạo là do chưa nhận thức và cũng chưa có đủ những biện pháp cần thiết, có hiệu quả để củng cố và nâng cao vai trò đó .Những nhược diểm và khuyết diểm trong hoạt dộng của Doanh nghiệp nhà nước hiện nay là có thật, thậm chí ở một số bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, những khuyết điểm và nhược điểm đó là nghiêm trọng. Song, đó tuyệt nhiên không phải là khuyết tật mang tính bản chất của kinh tế nhà nước, mà ngược lại, cũng do những khuyết điểm của ta trong quản lý.
- Cần có những chủ trương cụ thể để củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả là số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả đã tăng lên. Tuy nhiên, công việc tiến hành còn chậm, cổ phần hoá chính là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Cổ phần hoá cho phép tách quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp, nhằm đưa lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Nhờ cổ phần hoá sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì nguồn vốn dồi dào trong dân cư sẽ đổ vào nơi có lợi nhuận cao, làm cho các doanh nghiệp cổ phần hoá ngày càng có vốn lớn từ đó có điều kiện trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, mở rộng sản xuất. Đồng thời đồng vốn ngày càng sử dụng tốt lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu liên tục. Cổ phiếu có thể chuyển nhượng cho nhau sẽ thúc đẩy lưu thông tiền vốn. Mặt khác, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để bổ sung thêm vốn khi cần thiết. Các doanh nghiệp khi đã cổ phần hoá sẽ liên doanh được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn hơn nữa.
II. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Ngay từ năm 1990, cùng với sự đổi mới các chính sách kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ trương cổ phần hóa, chuyển một số bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là chủ trương lớn được các ngành, các cấp triển khai thực hiện nhằm huy động nguồn vốn trong dân để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội nâng cao vai trò làm chủ, gắn thực sự người chủ quản lý với người chủ sở hữu, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Quá trình thực hiện có thể chia làm 2 giai đoạn chính:
1.1. Giai đoạn 1 (giai đoạn thí điểm):
Giai đoạn này được đánh dấu bằng quyết định số 143/HĐBT ngày 10/05/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Đây là giai đoạn làm thí điểm nên còn thiếu kinh nghiệm.
Để củng cố và phát triển chủ trương này, thủ tướng chính phủ tiếp tục ban hành quyết định 202/CT ngày 8 tháng 6 năm 1992 về tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và Chỉ thị 84/TTg về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Chủ trương cổ phần hoá nói trên đã triển khai thực hiện được một số năm và một số doanh nghiệp tự nguyện đăng ký xin cổ phần hoá, nhưng thực tế chỉ có rất ít đề án có khả năng thực hiện ở các mức độ khác nhau.
Trong giai đoạn thí điểm 1992 – 1995 có 5 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần là:
- Công ty Đại lý Liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ Giao thông vận tải (năm 1993).
- Công ty Cơ điện lạnh thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (năm 1993).
- Xí nghiệp Giày Hiệp An, thuộc Bộ công nghiệp (năm 1994).
- Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An (năm 1995).
- Xí nghiệp Chế biến thức ăn gia súc, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 1995).
Trong 5 doanh nghiệp nói trên thì có 4 doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 1 doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Long An.
1.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn mở rộng thêm từ năm 1996 đến nay
Đây là giai đoạn cổ phần hoá được tiến hành trên quy mô rộng lớn hơn với việc ban hành hàng loạt văn bản về cổ phần hoá. Các văn bản pháp lý đã quy định một cách tương đối đồng bộ các chính sách, trình tự, thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Trên cơ sở đánh giá các ưu điểm và tồn tại trong giai đoạn thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP ngày 7 tháng 5 năm 1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này đã xác định rõ giá trị doanh nghiệp: chế độ ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp và tổ chức bộ máy giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ, các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác này.
Trong vòng 5 năm (1992 – 1998) các ngành, các địa phương trong cả nước mới chỉ cổ phần hoá xong có 38 doanh nghiệp là còn quá ít và quá chậm. Các nguyên nhân của sự chậm chạp đã được chỉ ra và khắc phục từng bước tạo lên một sự chuyển biến ngày càng mạnh mẽ cả về sự bổ xung, sửa đổi, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình, thủ tục và việc thực hiện cổ phần hoá. Bước chuyển biến lớn nhất và quan trọng có thể nói bắt đầu từ đầu năm 1998, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 20/1998/CT – TTg về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 29/06/1998 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này đã giải quyết được một cách căn bản các vấn đề liên quan đến thủ tục cổ phần hoá, như: định giá tài sản, chính sách đối với người lao động, giảm bớt một số thủ tục hành chính, v.v.
Từ khi có Nghị định 44/1998/NĐ - CP đến tháng 1/1999, sau thời gian hơn 1 năm thực hiện, cả nước đã cổ phần hoá thêm 250 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp cổ phần hoá lên 280. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá đã trải rộng trên phạm vi cả nước. Tính đến 31/12/1999 đã có 370 doanh nghiệp được cổ phần hoá.
Cho đến nay, số doanh nghiệp cổ phần hóa đã tăng lên rất nhiều. Chất lượng và hiệu quả của các công ty cổ phần cũng tăng đáng kể. Có thể lấy ví dụ như: công ty sứ Bát Tràng, công ty Giầy Hà Nội, công ty xuất nhập khẩu Namsimex, công ty xe khách Hải Phòng, công ty tàu thuyền Bình Minh, công ty Giày Hiệp An, công ty hàng hải Việt Nam…
Quá trình cổ phần hoá được tiến hành từ địa phương đến các doanh nghiệp thuộc Bộ, các Tổng Công ty.
2. Những thành tựu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
2.1. Những thành tựu mang tính định lượng
Từ năm 1992 đến tháng 6/1998: Trong giai đoạn này cả nước đã cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, 5 doanh nghiệp được cổ phần hoá theo cơ chế, chính sách thí điểm, 25 doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế chính sách quy định tại Nghị định 28/CP của Chính phủ.
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ - CP ngày 2/6/1998 đến ngày 31/12/1999 đã có thêm 340 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần. Riêng năm 1999 đã có 250 doanh nghiệp. Như vậy về mặt số lượng, tốc độ cổ phần hoá sau khi có Nghị định 44/1998/NĐ - CP được đẩy mạnh. Nhiều Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà nước đã tích cực thực hiện và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Điển hình là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị định 44/1998/NĐ - CP đã quy định các chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá một cách rõ ràng, cụ thể hơn; có sự quan tâm hơn đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt chú ý tới người lao động nghèo. Điều đó khiến chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp trở lên hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp cũng như đối với người lao động và các đối tượng trong xã hội do vậy mà cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã có được những tiến bộ đáng kể.
Từ tháng 1/2000 đến cuối tháng 11/2002, cả nước đã cổ phần hoá được 523 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được cổ phần hoá lên tới 907 đơn vị. Chỉ riêng năm 2002 có 427 doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại.
Năm 2003 có 766 doanh nghiệp được sắp xếp lại. Và cho đến nay số doanh nghiệp được cổ phần hoá đã tăng lên rất nhiều.
Như vậy, có thể thấy, càng về sau, tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước càng được đẩy mạnh. Hơn nữa càng về sau, quy mô các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá hoặc chuyển đổi dưới những hình thức khác càng lớn hơn. Trước năm 2003, số doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 7,9% thì sau năm 2003 là 15%. Điều này cũng chứng tỏ sự kiên quyết cũng như tính nhất quán trong việc chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước ta.
2.2. Tác động của cổ phần hóa đối với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá
Bên cạnh những kết quả về mặt số lượng, việc chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn đem lại những hiệu quả quan trọng về mặt kinh tế, xã hội:
- Về hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyển sang cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích luỹ vốn. Điển hình là công ty cổ phần cơ điện lạnh. Năm 1999 công ty này đạt 178 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với doanh thu trước khi thực hiện cổ phần hoá là 46 tỷ đồng; công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An có số vốn tăng lên 5 lần; công ty cổ phần Việt Phong có số vốn tăng lên 2,4 lần. Các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân tăng hai lần so với trước khi cổ phần hóa, điển hình là công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh tăng gần ba lần.
Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá là những công ty cổ phần đầu tiên được niêm yết trên thị trược chứng khoán Việt Nam. Điều này không những nâng cao uy tín và vị thế của các doanh nghiệp Nhà nước mà còn chứng minh tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước như một biện pháp quan trọng để thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
- Về huy động vốn
Việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp thu hút một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng 370 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá tính đến hết ngày 31/12/1999, giá trị phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp này là 1.349 tỷ đồng, qua thực hiện cổ phần hóa đã thu hút thêm 1432 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các công ty cổ phần. Đồng thời, Nhà nước cũng thu lại được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các doanh nghiệp khác và giải quyết một số chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0644.doc