Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những biện pháp để đẩy thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay

Lời nói đầu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước(CPH DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. Đồng thời chủ trương tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo độ

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những biện pháp để đẩy thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lực thúc đẩy doanh nghiệp, của người lao động góp phần tăng trưởng kinh tế nhà nước. Sau quá trình thí điểm cph một số DNNN, Đảng và Nhà nước đã quy định việc cph dnnn. Các chế độ pháp lý liên quan đến CPH DNNN đã được tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đền đã và đang được triển khai nhằm bổ sung và hoàn thiện các chính sách tạo cơ sỡ cho việc cph dnnn đã đươc nhanh chóng và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy vậy, việc tiến hành cph các doanh nghiệp diễn ra còn chậm chạp và hiệu quả chưa cao. Việc cph dnnn diễn ra chậm chạp và kém hiêu quả, có nhiều nguyên nhân quan trọng đó là sự vướng mắc về tài chính khi chuyển từ dnnn sang công ty cổ phần. Vì vậy sau khi đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản ở trường và quá trình em tìm hiểu thêm những tài liệu tham khảo, thấy được tầm quan trọng cần thiết của việc CPH doanh nghiệp, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những biện pháp để đẩy thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Việt nam hiện nay" . Đề tài này gồm những nội dung sau : Phần i : Một số vấn đề chung về CPH DNNN Phần II : Những công việc phải tiến hành khi CPH Phần III : Thực trạng tiến hành CPH doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Phần IV : Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH các DNNN ở nước ta PHần i  một số vấn đề Chung về CPH DNNN Khái niệm về CPH DNNN CPH DNNN là việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế. Các hình thức CPH ở các DNNN tiến hành CPH sẽ theo các hình thức sau đây : Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn Bán một phần gía trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp Tách một bộ phận của các doanh nghiệp đủ điều kiện CPH Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp Quyền mua cổ phần Cổ phần được thông báo bán công khai tại doanh nghiệp CPH hoặc bán thông qua các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các trung tâm giao dịch chứng khoán Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt Nam đều có quyền mua cổ phần ở các DNNN CPH Việc mua cổ phần ở các doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, khi tiến hành CPH lần đầu được ấn định cho một pháp nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, một cá nhân được mua không qua 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Loại hình mà doanh nghiệp không tham gia cổ phần thì không hạn chế số lượng được mua cổ phần của các pháp nhân, cá nhân nhưng phải bảo đảm số cổ đông tối thiểu theo luật quy định về công ty cổ phần Những ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp được CPH a. Được hưởng những ưu đãi quy định trong luật khuyến khích đầu tư trong nước- nếu không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 2 năm đầu b. Được miễn lệ phí trước bạ trong việc chuyển tài sản nhà nước thành tài sản công ty cổ phần c. Tiếp tục vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng như đã áp dụng DNNN d. Tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá e. Được duy trì các loại quỹ như trước Người lao động trong doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp Phần II  Những công việc cần tiến hành khi CPH 1. Phân loại DNNN để lựa chọn CPH Loại thứ nhất Loại doanh nghiệp chưa tiến hành CPH + Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ mà Nhà nước độc quyền quản lí; vật liệu nổ, hoá chất độc, in bạc, các chứng chỉ có giá, mang trục thông tin quốc gia và quốc tế + DNNN hoạt động công ích. Trường hợp CPH loại doanh nghiệp này thì Thủ tướng chính phủ quyết định đối với loại doanh nghiệp có mức vốn 10 tỉ đồng trở lên ; Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với doanh nghiệp 10 tỉ trở xuống. Loại thứ hai Loại doanh nghiệp tiến hành CPH nhưng nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt bao gồm : + DNNN hoạt động công ích trên 10 tỉ đồng + Khai thác quặng quý hiếm, khoáng sản quy mô lớn + Dịch vụ kỷ thuật khai thác dầu khí + Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc chữa bệnh hoá dược + Sản xuất kim loại màu, kim loại quý hiếm có quy mô lớn + Sản xuất điên quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện + Sữa chữa phương tiện bay + Dịch vụ khai thác bưu chính- viễn thông + Vận tải đường sắt, hàng không, viễn dương + In, xuất bản, sản xuất rượu bia, thuốc lá có quy mô lớn + Ngân hàng đầu tư, ngân hàng cho người nghèo + Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn Loại thứ ba Các loại DNNN hiện có, không thuộc hai loại trên đều có thể thực hiện CPH trong đó nhà nước không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác như giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp. Xây dựng phương án CPH doanh nghiệp Bộ quản lý ngành kinh tế- kỷ thuật, uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng quản trị tổng công ty 91 (Theo quyết định số 91 ngày7/3/1994) Chỉ đạo ban CPH tại doanh nghiệp trong việc : + Kiểm kê xác định giá trị thực tế cuả doanh nghiệp + Xây dựng phương án CPH DNNN + Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần b. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết những kiến nghị, những vướng mắc của doanh nghiệp thể hiện trong phương án CPH doanh nghiệp c. Tiến hành thẩm tra giá trị doanh nghiệp do ban cổ phần tại doanh nghiệp trình ra văn bản thoả thuận mức giá thực tế của doanh nghiệp gửi Bộ tài chính (hệ thống tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp) quyết định Bộ tài chính (hệ thống tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp) a. Kết hợp với bộ quản lý ngành kinh tế- kỷ thuật, hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc hội đồng quản trị, tổng công ty 91 hướng dẫn doanh nghiệp trong các việc sau + Ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp pháp + Xử lý những vấn đề về tài chính vượt quá quyền hạn của doanh nghiệp, nợ khó đòi, tài sản tổn thất thuộc mọi nguyên nhân. Ban hành văn bản quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị xác định giá trị doanh nghiệp và có văn bản thoả thuận của bộ quản lý ngành kinh tế -kỷ thuật hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc hội đồng quản trị, tổng công ty 91, phải ban hành văn bản quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp ( Theo quy định tại điều 13, nghị định số 28 /CP ngày 7/5/1996 của chính phủ) Ban CPH tại doanh nghiệp a. Lập phương án (dự kiến) về : + Phân phối khen thưởng và quỹ phúc lợi ( bằng tiền) cho người lao động trong doanh nghiệp (nếu có) + Xác định số cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức theo thâm niên và chất lượng công tác của từng người lao động đang làm việc + Xác định số tiền cho vay để mua chịu cổ phiếu với lãi suất 4%/năm đối với từng người lao động b. Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến phương án nêu trên cho người lao động trong doanh nghiệp được biết và thoả thuận để thống nhất cùng thực hiện c. Căn cứ kết quả kiểm toán và hướng dẫn của Bộ tài chính. Ban CPH tại doanh nghiệp lập hội đồng xác định giá trị gồm các thành viên ban CPH tại doanh nghiệp, đại diện có thẩm quyền của cơ quan quản lý và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và một số cán bộ kinh tế – kỷ thuật theo đặc điểm của từng doanh nghiệp do trưởng ban CPH tại doanh nghiệp làm chủ tịch giá trị thực tế của doanh nghiệp Lập phương án CPH Tổ chức đại hội công nhân viên chức ( bất thường) để lấy ý kiến về phương án CPH doanh nghiệp Hoàn chỉnh phương án CPH DNNN Trình cơ quan có thẩm quyền duyệt phương án CPH của doanh nghiệp h. Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần và báo cáo xin ý kiến của bộ quản lý ngành kinh tế- kỷ thuật hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc hội đồng quản trị, tổng công ty 91 về bản dự thảo điều lệ Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện phương án CPH 4.1 Bộ quản lý ngành kinh tế- kỷ thuật hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 4.2 Hội đồng quản trị của công ty 91 4.3 Bộ tài chính (hệ thống quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp) 4.4 Ban CPH tại doanh nghiệp Ra mắt công ty cổ phần đăng ký kinh doanh 5.1 Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp có sự chứng kiến của ban CPH tại doanh nghiệp và cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp bàn giao cho hội đồng quản trị của công ty cổ phần, lao động, tài sản, tiền vốn theo quyết định giá trị doanh nghiệp, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu sổ sách của doanh nghiệp. Ban CPH tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại khác ( nếu có) cho hội đồng quản trị và tự giải thể Hội đồng quản trị hoàn tất những công việc còn lại + Xin khắc dấu công ty cổ phần. Nộp lại con dấu cũ của nhà nước chuyển toàn bộ thành công ty cổ phần + Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà nước về tài sản từ DNNN đã CPH sang sở hữu của công ty cổ phần + Tổ chức ra mắt công ty cổ phần, đăng báo theo quy định và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản thời điểm hoạt động của công ty cổ phần theo con dấu mới 5.3 Công ty cổ phần có trách nhiệm đăng ký kinh doanh, với sở kế hoặch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đóng trụ sở chính Phần III Thực trạng tiến hành CPH doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Những quan điểm và chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về quá trình CPH Hệ thống quan điểm của đảng và nhà nước đối với quá trình CPH CPH một số DNNN là một chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam về đổi mới của doanh nghiệp. Thật vậy, trong nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá IX(12/1993) đã khẳng định : " Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế tổ chức DNNN thực hiện các hình thức CPH thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm các nguồn vốn tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả" Đảng CSVN trong nhiều nghị định của đại hội Đảng và của hội nghị ban chấp hành trung ương từ khoá VII đến khoá VIII đề ra nhiều định hướng chủ trương về CPH : "Triển khai tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản của nhà nước ngày càng tăng không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ có nhiều DNNN nắm đa số hoặc nắm tỷ lệ cổ phần chi phí gọi thêm cổ phần hoặc bán thêm cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và các cá nhân ngoài doanh nghiệp. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải dùng để đầu tư, để mở rộng sản xuất kinh doanh" (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII). Ngoài ra là một số văn vản pháp quy điều chỉnh quá trình CPH. + Chương trình CPH thí điểm : - Quyết định số 202 ngày 8/6/1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về chủ trương thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần, chỉ thị số84/ TTg ngày 4/8/1993 của Thủ tướng chính phủ yêu cầu triển khai và tiến hành có kết quả việc thí điểm CPH các DNNN và các hình thức đa dạng hoá sở hữu đối với DNNN - Quyết định số 84/TTg ngày 4/3/1993 về" Hướng dẫn đẩy mạnh chương trình thí điểm chuyển các xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần " + Chương trình CPH mở rộng : Nghị định số 28/CP ngày 7/3/1996 của chính phủ về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần - Quyết định 01/CPH ngày 9/6/1996 của Bộ trưởng trưởng ban CPH TW" các thủ tục để chuyển DNNN thành công ty cổ phần " Trong đó nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của chính phủ là văn bản pháp lý cao nhất cho đến nay, quy định một cách tương đối và toàn diện mục tiêu nguyên tắc, phương pháp các chính sách ưu đãi và tổ chức thực hiện CPH. Qua các văn bản pháp lý nêu trên, ta thấy từ năm 1991 CPH DNNN đã trở thành chủ trương xuyên suốt, là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng củng như Quốc hội đề ra trong chương trình phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước Những chính sách của nhà nước đối với CPH DNNN Chỉ thị 84/TTg ngày 4/3/1993 về việc xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức đối với các DNNN + Trong định hướng thay đổi cơ cấu kinh tế, nhà nước chỉ giữ lại những doanh nghiệp lớn, quan trọng, những doanh nghiệp thuộc những ngành có vị trí then chốt làm chức năng chi phối và điều tiết vĩ mô nên kinh tê, các lĩnh vực quốc phòng an ninh và khu vưctạo nên kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp một số dịch vụ công cụ công cộng phúc lợi xã hội tất yếu. Ngoài những lĩnh vực trên Nhà nước cho phép phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, trong đó CPH là một giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành CPH bằng biện pháp hỗ trợ cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp tạo vốn ban đầu để mua cổ phiếu với 2 khoản vay. Khoản vay không trả lãi, thời gian vay 5 năm mức bình quân không quá 3 triệu đồng một người mức cao nhất không quá 5 triệu đồng một người + Về chính sách lao động, chính sách xã hội - Nếu đến thời điểm CPH, công nhân viên không tiếp tục làm việc trong công ty cổ phần thì được giải quyết theo Quyết định 176/HĐBT. - Nếu công nhân tiếp tục làm việc trong công ty cổ phần thì chuyển sang chế độ hợp đồng lao động được nhận bảo hiểm xã hội, thời gian lao động trước đây ở DNNN được bảo lưu để tính bảo hiểm xã hội. c. Phân tích tình hình giá trị doanh nghiệp để tiến hành CPH Xác định giá trị của doanh nghiệp để tiến hành CPH là một vấn đề quan trọng nhất và khó khăn nhất bởi vì nêú xác định giá trị doanh nghiệp cao hơn thực tế thì sẽ làm giá trị cổ phiếu tăng lên, người mua cổ phiếu sẽ giảm đi song nếu xác định giá trị doanh nghiệp thấp hơn thực tế thì giá cổ phiếu sẽ giảm và người mua sẽ tăng nhưng nhà nước sẽ mất vốn. Chính vì vậy, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 50 TC/TCDN ngày 30/8/1996 để hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp Xác định giá trị tài sản cố định Xác định giá trị tài sản lưu động Giá trị xây dựng cơ bản dỡ dang Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết (nếu có) Xác định nguồn vốn hình thành Xác định lợi thế doanh nghiệp Phản ánh tình trạng hoạt động của công ty đại lý liên hiệp vận chuyển (nhà nước giữ 18% vốn sau CPH) Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu so sánh Trước CPH (01/03/1998) 1996 Tăng (%) Doanh thu 28160 87235 210 Lợi nhuận 8370 35000 318 Các khoản phải nộp ngân sách 5728 22889 300 Số người lao động(người) 85 256 201 Thu nhập bình quân năm 21000 29400 14 Qua bảng phân tích ở trên ta thấy công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận tải chuyên làm dịch vụ vận chuyển từ kho của người gửi đến kho người nhận bằng các phương tiện đường bộ, đường thuỷ, đường biển tới các cảng quốc tế. Công ty không có nhà cửa đất đai và văn phòng làm việc phải thuê công ty, có 50 cán bộ, trong đó 90% là trí thức trẻ, có trình độ ngoại ngữ nghiệp vụ về giao dịch hàng hải quốc tế, có uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Tổng giá trị doanh nghiệp được xác định là 6,27 tỉ đồng, phát hành 31.038 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 200.000 đồng. Trong đó nhà nước giữ 18.16% cổ phần vốn, cán bôn công nhân viên của doanh nghiệp 33,06%, cán bộ công nhân viên ngoài doanh nghiệp là 48,78%. Cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp không xin vay nhà nước tự bỏ tiền mua cổ phần ưu đãi 2,202 tỉ đồng. Sau 3 năm hoạt động, số lao động của công ty từ 85 người (năm 1993) tăng lên 285 người (tháng6/1996). Doanh thu năm 1996 gấp 2 lần năm 1993. Đưa lãi vào vốn cổ phần tăng gấp 3 lần vốn góp ban đầu, chia lãi cổ tức 30%/ 1năm, vốn điều lệ từ 6,27 tỉ đồng , nhờ có phương án kinh doanh tốt phát hành cổ phiếu tăng lên 50 tỉ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đến tháng6/1996 là 2,4 triệu đồng. Những tồn tại trong tiến trình CPH các doanh nghiệp 3.1 Về nhận thức và hành động từ các cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp chưa đầy đủ, hành động chưa thường xuyên, liên tục biểu hiện : - Đối với cơ quan quản lý nhà nước có ba trở ngại : đi chệch hướng đường lối phát triển kinh tế- xã hội chủ nghĩa, sự tụt hậu so với phát triển chung và nạn tham nhũng của một số cán bộ - Đối với các doanh nghiệp người lãnh đạo hầu hết là chế độ bổ nhiệm nên họ chưa thực sự năng động và thích nghi với cơ chế mới Do đó từ trên xuống dưới, cả trong nhận thức và hành động đều thiếu tin tưởng và sợ mất quyền lợi của mình 3.2 Khung pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ như chủ trương lớn của Đảng và nhà nước mới dừng lại ở quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, cmởqcác ngcác cấp mới chỉ hành động về hành chính. Trong khi đó CPH cần đến sự quy định rõ ràng bằng luật, tài chính, lao động…các điều kiện của cơ chế thị trường dành cho hoạt động này còn thiếu 3.3 Hình thức CPH DNNN còn quá sơ sài giản đơn chưa mang tính đa dạng trong khi đó các loại hình doanh nghiệp ở các vùng, các ngành có đặc thù riêng. Nên ở đây thiếu sự chỉ đạo thích ứng, sự nhận thức về DNNN va doanh nghiệp ngoài quốc doanh công ty cổ phần còn nặng nề, ấu trĩ ở cả góc độ lý luận và thực tiễn 3.4 Các chính sách khuyến khích công nhân viên chức trong các DNNN chuyển sang công ty cổ phần chưa nhiều, chưa có sự hấp dẫn cần thiết để họ hăng hái trong hoạt động này 3.5 Thủ tục hành chính quá rườm rà và tốn kém, biết bao cửa ải mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Do đó trong kỳ họp thứ V Quốc hội khoá X sửa đổi luật DNNN, luật doanh nghiệp tư nhân để tạo hành lang pháp lý cơ động, đảm bảo quyền lợi, tiến độ thời gian cho việc xúc tiến ra đời ctcp 3.6 Tổ chức chỉ đạo chưa tập trung thiếu đồng bộ giữa các Bộ, ngành, TW, địa phương. Có ngành, có địa phương chỉ muốn thực hiện CPH đối với các doanh nghiệp lâu nay thua lỗ 3.7 Chưa có đủ một tổ chức, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đủ kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn có thể làm tham mưu cho việc triển khai chủ trương CPH một cách đồng bộ và xuyên suốt Thành phần kinh tế nước ta còn nhỏ bé, tỉ suất lợi nhuận của DNNN còn thấp, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút vốn cổ phần Phần iV Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH các DNNN ở nước ta 1. Quán triệt chủ trương CPH từ TW đến địa phương cần triển khai dứt khoát đồng bộ cụ thể hoa các mục tiêu thực hiện và luật pháp hóa Như đã đề cập ở trên, một trong những cản trở lớn đối với chương trình CPH là việc chưa quán triệt đầy đủ chủ trương CPH một bộ phận các DNNN do Đảng và nhà nước đề ra. Nhìn chung, nhận thức về CPH còn hạn chế ở đại bộ phận các cán bộ, công nhân viên chức, phần đông ban lãnh đạo và tập thể người lao động tại doanh nghiệp không muốn có sự chuyển đổi sang công ty cổ phần. Họ vẫn muốn được nhà nước bao cấp về việc làm, thu nhập, phúc lợi, chế độ nhà ở và hưu trí. Họ cho rằng CPH sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của mình Người lãnh đạo lo mất địa vị chức quyến, khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần và hoạt động trong cơ chế thị trường lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự có tài quản lý để có thể đứng vững trong cuộc canh tranh gay gắt. Do đó người lãnh đạo còn đứng trước cả những thách thức về năng lực và tinh thần trách nhiệm Về người lao động trong doanh nghiệp họ bị ám ảnh bởi lo mất việc làm, mất quyền lợi bao cấp khác, nhất là những người kém năng lực, thiếu kỹ năng làm việc Đối với người dân trong toàn xã hội, đại bộ phận dân chúng vẫn chưa hiểu rõ khái niệm CPH, cổ phiếu, cổ tức. Họ chưa được giáo dục lợi ích mà CPH có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội và cho bản thân mỗi cá nhân mình. Nhiều người không hiểu được việc mua cổ phiếu của công ty cổ phần là một cách đầu tư mang lại lợi ích kinh tế cao. Một số người hiểu được lợi ích này thì sợ rủi ro mất vốn và không bán được cổ phiếu khi cần tiền mặt. Từ những phân tích trên ta thấy việc tuyên truyền giáo dục cho toàn dân về chủ trương CPH của nhà nước là hết sức quan trọng. Do đó để thúc đẩy nhanh quá trình CPH, chính phủ nên thực hiện một chương trình giáo dục toàn diện cho các đối tượng liên quan, song điều quan trọng hơn là tăng thêm tính hấp dẫn của chính sách CPH 2. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách CPH, phân loại đối tượng, thành phần các doanh nghiệp trong tiến trình CPH Để tạo điều kiện cho các ngành, điạ phương và doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ CPH cần sớm ban hành một số quy chế sau : - Quy chế về thành lập quỹ hỗ trợ CPH DNNN trước hết phục vụ việc tuyên truyền chủ trương CPH của Đảng và nhà nước tới mọi thành viên trong cộng đồng đặc biệt đối với người lao động trong các doanh nghiệp CPH ; hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp trong diện CPH, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề hoặc đào tạo nghề mới cho người lao động trong các doanh nghiệp CPH. Trợ cấp một phần hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để người lao động có điều kiện tìm nơi làm việc mới. - Quy chế về điều khoản kinh doanh, cho thuê và bán DNNN, việc ban hành quy chế này nhằm tiếp tục đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới một bộ phận DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu và quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chưa chuyển đổi hình thức sở hữu, quản lý, sử dụng tốt hơn các tài sản đã đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN - Quy chế về việc thí điểm thuê giám đốc, nhằm từng bước thay đổi phương thức quản lý kinh doanh, tạo điều kiện cho giám đốc phát huy hết khả năng làm việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Về vấn đề sở hữu, cần sớm ban hành quy định của chính phủ về thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với DNNN, sự phân cấp quyền của chủ sở hữu nhà nước cho các Bộ ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc TW và hội đồng quản trị của các công ty có hội đồng quản trị, khắc phục tình trạng quy định không thống nhất và sự quản lý chồng chéo đối với DNNN Tạo môi trường thúc đẩy CPH DNNN Đây là một nhân tố đóng vai trò quan trọng đòi hỏi các cơ quan chức năng, các ngành đoàn thể cần triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền phổ biến mọi chủ trương và chính sách cụ thể về CPH đến tận người dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo thành phong trào quần chúng hưởng ứng CPH DNNN. Hình thành cơ cấu tổ chức với quyền lực cao và hiệu quả, đồng thời cần có chính sách miễn giảm thuế. Để tạo môi trường thuần lợi cần sớm hình thành thị trường chứng khoán để thúc đẩy việc mua bán cổ phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó thực hiện các định chế tài chính trung gian dưới hình thức ngân hàng hoặc công ty tài chính. Thành lập một số trung tâm tư vấn về CPH DNNN để trợ giúp cho việc triển khai CPH DNNN. Vấn đề then chốt là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt sửa đổi luật đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều có thể xúc tiến dễ dàng trong việc tham gia mua cổ phiếu, thâm nhập hoạt động trong DNNN đã CPH Kết luận CPH DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đổi mới và cải cách dnnn, nó vừa phù hợp xu hướng phảt triển khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi tất yếu cho phát triển nền kinh tế nước ta. Việc đánh giá, giá trị doanh nghiệp còn nhiều bất cập như đánh giá không đúng với thực tế, trong nhiều trường hợp thấp hơn giá trị thị trường của doanh nghiệp do chưa có cơ chế "đấu giá doanh nghiệp" Việc kinh doanhvà tiêu thụ sản phẩm trong nhiều công ty cổ phần chưa mang lại hiệu quả cao do cơ chế hoạt động của công ty cổ phần còn lõng lẽo, chưa hoạch định được kế hoạch tài chính lâu dài cũng như trước mắt, nhất là có chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh hữu hiệu. Qua những khó khăn như vậy em đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình CPH và cơ cấu lại khu vực dnnn làm cho khu vực kinh tế nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và hoạt động cơ hiệu quả hơn, đủ thực lực vật chất để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, cph dnnn là một đề tài lớn một công việc hết sức mới mẽ đối với nước ta, cho nên tiểu luận mới chỉ dừng lại nghiên cứu đề xuất những vấn đề còn rất nhỏ và rất cụ thể phát sinh trong quá trình CPH do đó không thể tránh khỏi nhiều hạn chế. Quá trình CPH ở nước ta rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện để chúng ta thực hiện thành công chủ trương CPH DNNN. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo: đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận nay, và em cũng xin cảm ơn những người làm công tác thư viện đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm tài liệu Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2003 Mục lục Lời mở đầu Phần I. Một số vấn đề chung về CPH DNNN 1. Khái niệm về CPH DNNN 2. Các hình thức CPH 3. Quyền mua cổ phần 4. Những ưu đãi của Nhà nước Đối với doanh nghiệp được CPH PhầnII. Những công việc cần tiến hành khi CPH 1. phân loại các DNNN để lựa chọn CPH 2. xây dựng phương án CPH doanh nghiệp 2.1 Bộ quản lý nghành kinh tế –kỷ thuật, uỷ ban nhân dân tỉnh 2.2 Bộ tài chính tại doanh nghiệp 3. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai 4. Ra mắt công ty cổ phần đăng ký kinh doanh Phần III. Thực trạng quá trình CPH DNNN ở nước ta Những quan điểm chính sách của đảng và Nhà nước VN về quá trình CPH a. Hệ thống quan điểm của đảng và nhà nước đối với quá trình CPH b. Chính sách của nhà nước đối với quá trình CPH c. Phân tích tình hình quá trình doanh nghiệp để tiến hành CPH 2. Phản ánh tình trạng hoạt động của đại lý liên hiệp vận chuyển 3. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong tiến trình CPH các DNNN Phần IV. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH các DNNN 1. Quán triệt chủ trương CPH,từ TW đến địa phương 2. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chính sách CPH Tạo môi trường thúc đẩy CPH DNNN Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo [1]. Thực trạng và phương hướng CPH DNNN ở nước ta hiện nay. GS.TSKH Phan Văn Tiêm [2]. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. GS.TS Phạm Ngọc Côn [3]. Giáo trình luật kinh tế. [4]. Tạp chí cộng sản số 7/1/2002 [5]. Văn bản hướng dẫn thực hiện CPH DNNN [6]. Những quy định pháp luật hiện hành về CPH ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV029.doc