lời nói đầu
Công cuộc đổi mới của nước ta đến nay đã được 15 năm, đó không phải là khoảng thời gian dài nhưng cũng đủ cho chúng ta nhìn nhận, đánh giá những thành tựu đã đạt được không phải là nhỏ. Từ một nước nghèo hàng hoá sản xuất ra không đủ tiêu dùng, nền kinh tế dựa nhiều vào viện trợ bên ngoài đến nay đã phần nào được ổn định đi lên, có nhiều mặt hàng được người tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới chấp nhận. Có được điều đó trước hết phải kể đến vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Nhà nước lâm vào tình trạng sa sút khủng hoảng làm ăn thua lỗ. Giải pháp đặt ra là phải tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò chủ đạo của nó. Một trong những giải pháp chiến lược để giải quyết vấn đề này là tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chủ trương cổ phần hoá đã được đề ra từ khá lâu (1991) với mục tiêu huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự, gắn chặt tài sản với trách nhiệm, phát hay tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay tiến độ cổ phần hoá vẫn còn rất chậm các chỉ tiêu kinh tế xã hội chưa đạt được như mong muốn.
Trong quá trình học tập em đã được thầy giáo ThS. Trương Đức Lực chỉ bảo và hướng dẫn nghiên cứu vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. ở đây trong phạm vi đề tài em xin được xem xét và làm rõ thêm vấn đề "Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: thực trạng và giải pháp".
Chương I
một số nội dung lý luận của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
1. Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước.
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước.
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Theo quan điểm hệ thống thì doanh nghiệp là một tổng thể, một hệ thống gồm con người, thiết bị máy móc nguyên nhiên vật liệu được tổ chức lại nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội, bảo đảm sự cân bằng trong ngân quỹ đồng thời tạo ra khả năng sinh lời của vốn đầu tư, làm lợi cho người chủ sở hữu và tái sản xuất mở rộng không ngừng.
Theo quan điểm về tổ chức quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận tối đa.
Có rất nhiều cách phân lợi doanh nghiệp khác nhau và khi căn cứ vào hình thức sở hữu thì có: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh.
Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp Nhà nước.
Theo quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388- HĐBT ngày 20-11-91 quy định: doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn với tư cách chủ sở hữu. Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Một quan niệm khác cho rằng, doanh nghiệp Nhà nước là một đơn vị kinh tế hay Nhà nước có cổ phần khống chế.
Nhìn chung có thể đưa đến một quan niệm chung về doanh nghiệp Nhà nước là:
Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập một pháp nhân kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra.
1.2. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước.
Có một điều chắc chắn rằng ở hầu hết các nước dù có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển đều có một bộ phận các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập. Nó được coi là tổ chức kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, song Nhà nước là chủ sở hữu.
Khu vực kinh tế Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chiếm lực nắm giữ những khâu thiết yếu đảm bảo cho sự an toàn và ổn định xã hội và luôn có sẵn lực lượng bổ xung vào các ngành những lĩnh vực, dự án mà nhu cầu xã hội đòi hỏi những yêu cầu về vốn lớn vòng quay vốn chậm, hệ số rủi ro cao, tỷ suất lợi nhuận thấp mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức hoặc không muốn đầu tư.
Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước còn thể hiện ở tính chủ đạo của nó tính chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước xuất phát từ vị trí chiến lược và khả năng chi phối đến môi trường kinh tế xã hội, dẫn dắt, định hướng các thành phần kinh tế khác chứ không nhất thiết phải kinh doanh có lợi nhuận cao hay cố gắng để có công nghệ tiên tiến. Chính vì vậy doanh nghiệp Nhà nước cũng là công cụ kinh tế hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết của mình đối với nền kinh tế.
ở thời kỳ trước do những nhận thức sai lầm về vai trò doanh nghiệp Nhà nước mà dẫn đến sự ra đời ồ ạt của hàng loạt, các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả và Nhà nước phải bù nỗ. Để khắc phục tình trong trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương sắp xếp đó là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không nhất thiết phải giữ 100% vốn đầu tư.
2. Khái niệm cổ phần hoá, các hình thức cổ phần hoá.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cổ phần hoá. Trong tạp chí kinh tế thế giới số 6/1992. Phó tiến sẽ kinh tế Nguyễn Thiết - viện kinh tế thế giới đưa ra một định nghĩa về cổ phần hoá theo ông cổ phần hoá chính là quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước thành sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp Nhà nước - tư nhân.
Trong bài viết ''khía cạnh kinh tế - chính trị của vấn đề cổ phần hoá'' đăng trên tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 1 tháng 12/1993, ông Bùi Tất Thắng - viện kinh tế học đã đưa ra định nghĩa này dựa trên quan niệm cho ràng kinh tế Nhà nước là một trong số những hình thức xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Trong bài viết '' cổ phần hoá ở các nước Đông Âu - diễn biến, khó khăn và triển vọng'' được đăng lên tập chí nghiên cứu kinh tế số 4/1992 phó tiến sẽ Nguyễn Đình Tài - viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương viết: danh từ cổ phần hoá xuất phát từ chữ ''cổ phần'' muốn hàm ý một quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện thời thành một công ty cổ phần. Loại hình doanh nghiệp có thể là bao gồm các tư nhân họp nhau lại, nhưng cũng có thể là sự kết hợp giữa công và tư theo hướng tỷ trọng vốn nghiêng về phía tư nhân.
Theo điều 1 thông tư số 50 TC/TCDN ngày 30-8-96 của Bộ tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phần trong việc chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần trong việc chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần đã quy định: doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần (hay còn gọi là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước) là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sở hữu Nhà nước .
Từ quy định trên ta có thể cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta.
- Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần.
Một doanh nghiệp Nhà nước, sau khi hoàn tất quy trình cổ phần hoá sẽ chuyển sang loại hình công ty cổ phần, nghĩa là chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp là được quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2000.
Khi chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp đó hoàn toàn tuân theo toàn bộ những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến quy chế pháp lý thành lập, giải thể, phá sản đều phải chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp đặc biệt là những quy định về công ty cổ phần.
- Cổ phần hoá là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần.
Trước cổ phần hoá, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đều thuộc sở hữu Nhà nước. Sau khi thực hiện cổ phần hoá, những người mua cổ phần hoá sẽ có quyền sở hữu với phần tài sản của công ty tương đương với phần vốn góp. Theo quy định hiện hành, mọi cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền được mua cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hoá.
- Cổ phần hoá là biện pháp duy trì sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức công ty cổ phần. Khi thực hiện cổ phần hoá Nhà nước không tiến hành chuyển tất cả các doanh nghiệp Nhà nước đang tồn tại thành công ty cổ phần mà Nhà nước chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và có khả năng kinh doanh có lãi. Theo nghị định số 28/CP ngày 7-2-1996 của chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và thông tư số 50TC/TCD ngày 30-8-1996 của Bộ tài chính, khi tiến hành cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước thì tuỳ thuộc vào vị trí và vai trò của nó, Nhà nước xác định tỷ lệ cổ phần cần nắm giữ. Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá mà Nhà nước có cổ phần dư phối trong doanh nghiệp (cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp hoặc cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp hai cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp) thì thực chất doanh nghiệp đó cần nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước thông qua cơ chế cổ phần. Vì vậy xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp trong trường hợp này vẫn là doanh nghiệp Nhà nước.
* Các hình thức cổ phần hoá.
Việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta được tiến hành dựa trên 4 hình thức sau đây.
- Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp theo hình thức này thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào công ty bằng giá trị thực tế phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp trừ đi chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị phần trả dần của người lao động nghèo theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đang được khuyến khích áp dụng nhất là đối với những doanh nghiệp làm ăn tương đối hiệu quả.
- Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Theo hình thức này thì Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp để bán cho các cổ đông. Phương thức này được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp Nhà nước.
- Tách một đoạn bộ phận, dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp để tién hành cổ phần hoá trước, rồi tiến hành cổ phần hoá dần những bộ phận còn lại. Phương thức này có ưu điểm là các doanh nghiệp được tập dược, làm quen với các yêu cầu quản lý của một doanh nghiệp cổ phần hoá trước khi tiến hành cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp.
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn của Nhà nước tại doanh để chuyển thành công ty cổ phần. Đây là hình thức mới được đưa ra trong nghị định 44/CP.
3. Phân biệt cổ phần hoá và tư nhân hoá.
Tư nhân hoá (Privatization) có thể được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa và tư nhân hoá theo nghĩa rộng ''tư nhân hoá là việc biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường'' theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh giảm bớt sự an thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết thoả đáng qua tự do giá cả... đều có thể coi là tư nhân hoá.
Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp có thể gồm các hình thức tư nhân hoá một phần (Partral privatizalion), tư nhân hoá toàn bộ (Pull privatizatian).
Tư nhân hoá một phần là việc chính phủ bán tỷ lệ % cổ phần của công ty hoạt động của chính phủ cho các nhà đầu tư, tư nhân hoặc nước ngoài nhưng chính phủ vấn giữ một phần vốn đôi khi là vốn chi phối trong doanh nghiệp. VD như ở Vương quốc Anh: Trong một số trường hợp tư nhân hoá doanh nghiệp Nhà nước chính phủ bán 49% cổ phần của doanh nghiệp. Theo số liệu của ngân hàng thế giới 1945, trong cách thức tiến hành tư nhân hoá doanh nghiệp vừa và lớn ở một số nước nhà nước đều giữ một số cổ phàan nhất định, ở Cộng hoà Séc là 10% ở estonia là 4% Hungari 22%, Mongolia là 30%, Ba lan là 54% liên bang nga là 34%.
Tư nhân hoá toàn bộ là việc chuyển toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp vào tay tư nhân. Việc này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc là bước tiếp theo của tư nhân hoá một phần.
Để thực hiện quá trình tư nhân hoá, có thể sử dụng nhiều biện pháp, bán cho tư nhân, cho không công nhân viên chức hoặc toàn dân (như Tiệp Khắc, Balan, Liên Bang Nga đã làm) bán đấu giá tài sản, bán một phần tài sản thuộc sở hữu Nhà nước cho các thành phần kinh tế.
Như vậy qua việc phân tích trên chúng ta thấy về mặt hình thức thì cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta giống với giải pháp tư nhân hoá một phần ở các nước khác. Nhưng những đặc điểm khác biệt là sau khi thực hiện quy trình cổ phần hoá bắt buộc phải chuyển đổi sang công ty cổ phần và sẽ không có một cá nhân hay một gia đình nào chiếm được trên 50% cổ phiếu do vậy cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá.
II. Sự cần thiết của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
1. Những lợi ích có thể đạt được từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở các nước diễn ra ngày càng phổ biến và những lợi ích thực tế thu được từ nó là điều không thể phủ nhận. Qua nghiên cứu thực tế, người ta rút ra rằng chính phủ các nước tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước có thể đạt được các lợi ích cơ bản sau:
Thứ nhất: Nó tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư cho nền kinh tế bằng cách đa dạng hoá sở hữu qua cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, mở cửa cho việc đa dạng hoá sở hữu không riêng gì cho các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, mà còn góp phần đa dạng hoá sở hữu cả nền kinh tế. Và chính việc đa dạng hoá sở hữu này sẽ tạo động lực cho người đầu tư, người có cổ phần, người lao động và cho cả nền kinh tế, tiếp thêm sức cho yêu cầu cạnh tranh thị trường vì mục tiêu lợi nhuận, vì quyết tâm tính hiệu quả tối ưu cho đồng vốn đầu tư của pháp nhân và cá nhân trong hoạt động kinh tế.
Hai là: Đạo điều kiện mở cửa cho thị trường vốn ra đời đáp ứng vốn phong phú của cả nền kinh tế. Việc thu hút vốn cổ phần của nhiều thành phần kinh tế thông qua phát hành và bán cổ phiếu đặt ra yêu cầu phải xây dựng một thị trường vốn đa dạng, phong phú và cũng là cơ sở ra đời thị trường chứng khoán. Việc thu hút vốn một cách năng động và phong phú qua các thị trường vốn ngân sách Nhà nước. Vì vậy việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước sẽ mở ra khả năng tích cực cho việc hình thành các hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Ba là: Hình thành những điều kiện thuận lợi mới để cơ cấu lại nền kinh tế phân bổ theo nhiều thành phần kinh tế từ đó cũng có cơ sở để kế hoạch lại nền kinh tế dựa trên hai vế hết sức quan trọng là: động lực sở hữu của nhiều thành phần kinh tế và việc phân công lao động toàn xã hội theo tác động của thị trường cạnh tranh. Đây cũng là cơ sở thực tế để điều chỉnh,đổi mới cách thức lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, cần xác định lại vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước trên những mũi nhọn chiến lược, ngành chủ lực để thực hiện vai trò điều tiết, ngăn chặn khủng hoảng kinh tế hơn là bao cấp rộng rãi nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, đầu tư vốn quá lớn, quá tràn lan không nắm chắc hiệu quả đồng vốn, đưa đến nguy cơ bấp bênh, thua lỗ việc cơ cấu lại nền kinh tế mở cửa thị trường sức lao động theo quan điểm kinh tế hoá sức lao động của nền kinh tế, mở cửa thị trường sức lao động đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng nền kinh tế quốc dân.
Bốn là: tác động tích cực đến việc cải tiến quản lý có hiệu quả hơn. Việc cổ phần hoá, hình thành các công ty cổ phần cũng có nghĩa là xác định vai trò chủ nhân trong tập thể cụ thể là hội ddồng quản trị, thay mặt và chức trách hiệm về hiệu quả của đồng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với tất cả các cổ đông góp vốn, hội đồng quản trị thực hiện làm chủ thực của công ty của các cổ đông thành viên trong đó có cả thành viên của hội đồng quản trị với động lực vì hiệu quả. Đây cũng là giải pháp hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp thô bạo, phí kinh tế của các cơ quan công quyền hạn chế các chỉ đạo vốn có của một doanh nghiệp Nhà nước. Viề vậy chủ thực sự của công ty, xí nghiệp là hội đồng quản trị thay mặt các cổ đông và được các cổ đông bầu lên, chứ không phải ai khác. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tách rời chức năng quản lý sản xuất kinh doanh với chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, tạo thế chủ động cho người bỏ vốn ra đầu tư trong mọi bài toán hiệu quả đối với đồng vốn của mình, củng cổ động lực cạnh tranh trong nền kinh tế.
Năm là: thực hện quyền làm chủ thực sự của người lao động. Đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tất cả người lao động trong hoạt động bằng số tiền hưởng từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân đều có thể tham gia mua cổ phần của công ty cổ phần hoá. Với việc góp vốn này, người lao động từ công nhân trực tiếp sản xuất đến giám đốc đều có thể trở thành người chủ thực sự đồng vốn của mình được tha gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào phương hướng kế hoạch và trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần với quyết tâm và ý chí chung là gặt hái được hiệu quả cao nhất, tốt nhất.
Sáu là: Tạo môi trường vừa cạnh tranh vừa hợp tác theo xu hướng hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh với mục đích lợi nhuận cao. Với việc đa dạng hoá sở hữu của từng công ty và của cả nền kinh tế ngoài việc tạo động lực mạnh mẽ cho cạnh tranh theo hướng lợi nhuận, hiệu quả nó còn tạo được đòn bảy kích thích vừa cạnh tranh vừa liên kết để hình thành các tập đoàn kinh tế chuyên ngành, đa ngành, các tập đoàn kinh tế này sẽ có thế mạnh về thị trường về vốn và sẽ có thể thu hoạch được hiệu quả ngày một cao. Đây là kinh nghiệm có thực của tất cả các nước NICs phát triển và ở các nước NICs gần đây. Đây cũng là tiền đề và triển vọng cho việc hình thành các công ty, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới hiện nay.
2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù nền kinh tế mà chúng ta đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng những hậu quả của cơ chế bạo cấp vẫn là những gánh nặng lớn đối với toàn xã hội. Sự tồn tại của hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả, kém hiệu quả đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Giải pháp đặt ra là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Với việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ huy động được vốn của toàn xã hội bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xây dựng trong và ngoài nước, để đầu tư đổi mới công nghệ tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã đóng góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước nâng cao thu nhập thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Còn một lợi ích nữa có thể nhận thấy được, đó là việc giảm bớt các doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách vì đã số cá doanh nghiệp Nhà nước này làm ăn kéo hiệu quả và phải bù lỗ. Đây cũng là mục tiêu chính yếu vì nếu chỉ nhằm những mục tiêu trên thì Nhà nước chỉ cần khuyến khích lập các công ty cổ phần.
iii. chủ trương, chính sách cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của nước ta đã đượ đưa ra từ rất sớm. Trong nghị quyết hội nghị lầ 2 ban chấp hành trung ương Đảng khoá 7 (tháng 11-1991) ''chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện thành công ty cổ phần và thành một số công ty quốc doanh cổ phần mới''.
Chủ trương đó được tiếp tục phát triển qua hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiều kỳ khoá 7-11-1991, hội nghị quyết định đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ 8(7-1996).
Thực hiện nghị quyết Đảng và quốc hội, chính phủ đã ban hành những văn bản triển khai việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước như:
- Quyết định 202/CT ngày 8-6-92 của chủ tích hội đồng bộ trưởng nay là thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 28/CP ngày 7-5-96 của chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 28/CP ngày 26-3-97 của chính phủ về sửa đổi một số điều kiện của nghị định số 28/CP.
- Quyết định 01/CPH ngày 9-6-96 của bộ trưởng ban cổ phần hoá Trung ương về'' các thủ tục chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần''.
- Nghị định số 44/CP ngày 29-6-98 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Trong đó nghị định 44/CP ngày 29-6-98 của chính phủ là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất cho đến nay quyết định một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, các chính sách ưu đãi và tổ chức thực hiện cổ phần hoá.
Như vậy chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được đề ra từ rất sớm (1991) và trở thành chủ trương xuyên suốt là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chương trình phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước.
iv. Những nội dung chủ yếu trong quá trình cổ phần hoá.
1. Xác lập mục tiêu cổ phần hoá.
Mục tiêu cổ phần hoá đã được chỉ rõ trong nghị định số 44/CP về việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần là những người góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Góp phàn giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước do việc phải thường xuyên bù lỗ cho các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả.
Với những mục tiêu trên có thể thấy rằng vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giải quyết một cách cơ bản. Sự lựa chọn giải pháp cổ phần hoá là con đường hiệu quả giải quyết được những vấn đề cơ bản đồng thời tạo ra mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện đại đó là các công ty cổ phần. Đối chiếu với mục tiêu cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của các nước trên thế giới các mục tiêu ở đây có sự lựa chọ cơ bản và khiêm tốn hơn, không đặt ra quá nhiều mục tiêu cũng như không đạt ra những mục tiêu quá sức như ở một số nước.
2. Xác định điều kiện cổ phần hoá.
Các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá phải thoả mãn được các điều kiện sau:
- Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn đầu tư. Tức là không phải là các doanh nghiệp Nhà nước có vị trí trong yếu trong nền kinh tế mà Nhà nước cần năm giữ.
- Trước mắt tuy có gặp khó khăn nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt (có phương án kinh doanh có hiệu quả).
- Ưu tiên đối với các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ (từ những doanh nghiệp cổ phần hoá theo hình thức giữ nguyên giá tự nhiên có, phát hành cổ phiếu với mục đích thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp).
3. Quy trình cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước
Theo quyết định số 01/CPH ngày 4-9-96 của bộ trưởng, trưởng ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá và công văn số 3395-VPCP/ĐMDN ngày 29-8-98 của văn phòng chính phủ thì quy định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần được tiến thành qua bốn bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá.:
Bước chuẩn bị cổ phần hoá do cơ quan quản lý doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp trong danh sách cổ phần hoá tiến hành. Vấn đề quan trọng nhất trong bước này là lựa chọn doanh nghiệp để cổ phần hoá.
Để chuẩn bị cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan quản lý doanh nghiệp (như các bộ) cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91 ra quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá của bộ, địa phương và lựa chọn doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp để cổ phần hoá dựa trên việc nghiên cứu các điều kiện, tình hình kinh doanh và nguyện vọng của doanh nghiệp Nhà nước.
Cơ quan quản lý doanh nghiệp thông báo cho từng doanh nghiệp được lựa chọn biết về quyết định tiến hành cổ phần hoá ở doanh nghiệp đó và sau đó tiến hành thành lập ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.
Thành phần của ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp được quy định tại quyết định số 548/TTg, cụ thể bao gồm: giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp làm trưởng ban, kế toán rưởng hoặc trưởng phòng kế toán tài vụ là uỷ viên thường trực, các thành viên khác là trưởng hoặc phó bí thư, chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn.
Ban đổi mới quan rlý lại doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp về chủ trương, chính sách và những quy định liên quan đến cổ phần hoá.
- Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu, số liệu có liên quan đến sản xuất, tài chính, lao động của doanh nghiệp. Các tài liệu này gồm có: báo cáo về tình hình công nợ, tài sản, vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất, phân tích nguyên nhân và đề ra phương hướng giải quyết, báo cáo danh sách lao động của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. Ngoài ra, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp còn có nhiệm vụ lập dự toán chi phí cổ phần hoá và tiến hành kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp.
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.
Bước này được thực hiện bởi cơ quan quản lý doanh nghiệp, bộ tài chính (hệ thống tổng cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp) và ban đổi mới quản lý doanh nghiệp.
Vấn đề cơ bản trong bước này là xây dựng phương án cổ phần hoá, xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Cơ quan chủ quản có nhiệm vụ chỉ đạo ban cổ phần hoá doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hoá, giải quyết những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp về phương án cổ phần hoá doanh nghiệp. Cơ quan này có nhiệm vụ thẩm tra giá trịnh doanh nghiệp do ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp trình, ra văn bản thoả thuận mức giá trị thực tế của doanh nghiệp gửi bộ tài chính quyết định.
Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tạo doanh nghiệp (bộ tài chính) có nhiệm vụ kết hợp với cơ quan chủ quản ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp pháp và xử lý những vấn đề tài chính vướt quá quyền hạn của doanh nghiệp, thoả thuận với cơ quan chủ quản và ban hành văn bản quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị xác định giá trị doanh nghiệp.
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án chia quý khen thưởng phúc lợi bằng tiền, xác định số cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức và số tiền cho vay để mua chịu cổ phiếu, bổ biến hoặc các dự kiến phương án nêu trên cho người lao động trong doanh nghiệp biết và thảo luận để thống nhất cùng thực hiện. Căn cứ vào kết quả kiểm toán và hướng dẫn của Bộ tài chính, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp.
Sau khi giá trị thực tế của doanh nghiệp được dự kiến, ban đổi mới quản lý doanh nghiệp báo cáo cơ quan chủ quản để thông qua trước khi trình bộ tài chính quyết định sau đó, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án cổ phần hoá.
Sau khi xây dựng song phương án cổ phần hoá, ban đổi quản lý mới tại, doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông công nhân viên chức bất thường để lấy ý kiến của người lao động và tiến hành hoàn chỉnh phương án này sau khi người lao động đã góp ý kiến.
Bước 3: Duyệt và triển khai phương án cổ phần hoá.
Việc duyệt và triển khai phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện với cơ quan quản lý doanh nghiệp, Bộ tài chính (hệ thống quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp) và ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.
Thẩm quyền xét duyệt phương án cổ phần hoá của những doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thuộc về bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đối với phương án cổ phần hoá của doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng thì bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo lên trung ương cổ phần hoá và bộ tài chính để trình chính phủ phê duyệt.
Sau khi có quyết định xác nhận của cấp có thẩm quyền về giá trị doanh nghiệp, mức được bán hoặc mức được huy động vốn, để triển khai phương án cổ phần hoá, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp làm những việc sau:
- Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. Đăng ký mua từ cổ hiếu tịa kho bạc Nhà nước.
- Thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.
- Thông báo việc bán cổ phiếu, tổ chức cho các cổ đông trong và người doanh nghiệp đăng ký mua cổ phần.
- Tổ chức bán cổ phần và nộ tiền vào tài khoản nợ tại kho bạc Nhà nước.
- Báo cáo tình hình thực hiện bán cổ phần hoá theo phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được duyệt với bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc uỷ ban nhân dân tính, thành phố trực thuộc trung ương hoặc hội đồng quản trị Tổng công ty 91.
- Tiến hành triệu tập đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu hội đồng quản trị và thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần đăng ký kinh doanh.
Sau khi phương án cổ phần hoá doanh nghiệp đã được triển khai, giảm đocó và kế toán trưởng doanh nghiệp sẽ bàn giao cho hội đồng quản trị công ty cổ phần vốn, tài sản của doanh nghiệp, danh sách người lao động trong doanh nghiệp, hồ sơ, danh sách cổ đông và toàn bộ hồ sơ, tài liệu sổ sách của doanh nghiệp dưới sự chứng kiến của ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại khác do hội đồng quản trị doanh nghiệp và tiến hành công việc còn lại để chính thức ra mắt công ty cổ phần.
v. kinh nghiệm cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới.
Trên thế giới việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước cũng được các nước đặc biệt coi trọng. Bên cạnh những kết quả đặt được thì việc cổ phần hoá đó còn mang lại những bài học kinh nghiệm giá trị.
1. Kinh nghiệm cổ phần hoá của Hungary.
- Về điều kiệ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0854.doc