Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở VN

lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, Đảng ta luôn xác định thành phần kinh tế nhà nước phải nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, điều tiết các thành phần kinh tế khác theo định hướng XHCN. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, khu vực kinh tế nhà nước đã được sắp xếp lại và có nhiều chuyển biến tích cực, giảm được gần một nửa số doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp địa phương nhỏ bé hoạt động không hiệu quả. Số lớn doanh nghiệp còn lại được tổ chức lại và

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng bước phát huy quyền tự chủ kinh doanh làm ăn năng động và có hiệu quả. Nhìn chung, kinh tế nhà nước được đổi mới một bước cơ bản, đã và đang phát huy vai trò chủ đạo với nội dung thực chất hơn theo yêu cầu của cơ chế mới, góp phần thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định và từng bước phát triển kinh tế - xã hội do đại hội Đảng VI - VII và VIII đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, bên cạnh một số doanh nghiệp đã thích ứng với cơ chế mới làm ăn có hiệu quả, có lãi. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn thua lỗ, không tương xứng với số vốn mà nhà nước bỏ ra, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị phá sản gây gánh nặng cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế quốc dân. Do đó, nhu cầu hiện nay cần phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu, tìm bước khắc phục những hạn chế trên. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong quá trình tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nó không những khắc phục được những khó khăn nêu trên mà còn có khả năng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đây là yếu tố cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đã được Đảng và Nhà nước ta để ra từ rất sớm sau đổi mới (từ những năm 92) tới nay đã được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã vấp phải nhiều khó khăn, khiến cho nó không tiến triển kịp với yêu cầu và kế hoạch đề ra. Việc bài viết này đưa ra đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ” với mục đích tìm hiểu và có thể đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh bánh xe cổ phần hóa theo đúng mục tiêu đã định - Một vấn đề bức bách đang đặt ra hiện nay. Nội Dung Chương 1: những vấn đề chung về công ty cổ phần A.Khái niệm chung: 1.Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển hoá các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần.Về cơ bản cổ phần hoá phải giải quyết ba vấn đề là sở hữu,quản lý hoạt động của doanh nghiệp và cuối cùng là đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Về vấn đề sở hữu: phải đa dạng hoá hình thức sở hữu và cụ thể hoá chủ thể sở hữu,hay nói cách khác các doanh nghiệp phải chuyển từ sở hữu nhà nước duy nhất thành sở hữu hỗn hợp.Điều này có nghĩ là sau khi trở thành các công ty cổ phần,các doanh nghiệp này phải xác định được rõ chủ sở hữu của mình bao gồm những ai (xác định cổ đông...) để phân chia quyền lợi cũng như chịu những tổn thất do việc kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp gây ra. + Về vấn đề quản lý và hoạt động: các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá sẽ không còn sản xuất theo mệnh lệnh hành chính của nhà nước nữa.Nhà nước chỉ can thiệp vào với tư cách là cơ quan quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô,có nghĩa là không còn nữa cảnh nhà nước áp đặt cho doanh nghiệp phải sản xuất mặt hàng gì với số lượng bao nhiêu... mà thay vào đó doanh nghiệp phải tự quyết định mức sản xuất của mình và tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình.Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa phải tiến hành pháp luật hoá tổ chức quản lý (theo luật định hoặc luật công ty đưa ra từ khi thành lập).Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự quản lý của hội đồng quản trị do những đại hội cổ đông bầu ra. + Về vấn đề hiệu quả: mục đích của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là tạo ra môi trường kinh tế năng động hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ khi nào doanh nghiệp giải quyết tốt những vấn đề nêu trên cổ phần hoá mới thực sự phát triển đúng hướng và phát huy được những ưu điểm của nó. Có nhiều người đồng nhất hai khái niệm cổ phần hoá và tư nhân hoá nhưng thực chất đây là hai quá trình khác nhau.Xét về vấn đề sở hữu,tư nhân hoá là việc bán các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, còn cổ phần hoá là hình thức chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu hỗn hợp trong đó có thể bao gồm một phần giá trị doanh nghiệp thuộc về nhà nước.Còn xét về góc độ quản lý,những doanh nghiệp được tư nhân hoá thì người chủ sở hữu là giám đốc và đồng thời cũng là người có quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp mình,đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá quyền quyết định thuộc về đại hội cổ đông,hội đồng quản trị và ban giám đốc do hội đồng quản trị trực tiếp lựa chọn. 2.Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Theo nghị định 44 CP ra ngày 29/6/1998,cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tiến hành theo 4 hình thức sau: + Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn phát triển doanh nghiệp. + Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. + Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá. + Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Các hình thức này được thực hiện dưới dạng bán ra các cổ phần cho công nhân viên lao động trong doanh nghiệp,các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp,kể cả người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với số lượng hạn chế nhất định được quy định với từng đối tượng trong nghị định 44 CP. b.Những nguyên nhân làm tiền đề cho việc tiến hành cổ phần hoá các DNNN: 1.Cổ phần hoá là quá trình tất yếu khách quan: Như chúng ta đều biết bất kỳ một phương thức sản xuất nào,trong hình thái kinh tế xã hội nào cũng luôn luôn phải tuân theo quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Vì QHSX có ba mặt là quan hệ sở hữu;quan hệ về tổ chức quản lý;quan hệ về phân phối, nên quan hệ sở hữu cũng chịu ảnh hưởng của quy luật này.Giai đoạn trước những năm 1986,chúng ta đã nhận thức một cách hoàn toàn chủ quan khi áp đặt quan hệ sở hữu chung-sở hữu xã hội mà bỏ qua sở hữu tư nhân trong khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển làm triệt tiêu động lực kinh tế,làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ.Đứng trước tình hình đó,Đảng và nhà nước ta từ năm 1986 đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới,nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần,đa dạng hoá hình thức sở hữu,đánh giá đúng hơn về vị trí cũng như vai trò của sở hữu tư nhân mà sở hữu cổ phần cũng là một giải pháp hiệu quả. Cổ phần hoá giúp cho quá trình xã hội hoá trở nên nhanh chóng hơn bởi lẽ nó là sự liên kết trong kinh doanh giữa thành phần kinh tế tư nhân với nhau và giữa thành phần kinh tế tư nhân với thành phần kinh tế nhà nước (đối với doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của nhà nước).Xét về thực chất nó chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu. Thứ hai là các DNNN đã hoạt động quá phổ biến,lâu dài và có nhiều biểu hiện không hiệu quả.Theo số liệu của những năm về trước trong gần 6000 DNNN nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong ngành kinh tế nhưng chỉ khoảng 50% làm ăn có lãi,trong đó thực sự có lãi và lâu dài chỉ chiếm 30%.Các DNNN nộp ngân sách nhà nước chiếm 80%-85% tổng số thu nhưng nếu trừ đi thuế khấu hao cơ bản và thuế doanh thu thì DNNN chỉ đóng góp 30% ngân sách nhà nước,đặc biệt nếu tính đủ chi phí và tài sản cố định đất tính theo giá bán trên thị trường thì DNNN hoàn toàn không tích luỹ.Kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trên thế giới cũng cho thấy rằng cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh sẽ tạo ra được một môi trường kinh tế năng động hơn,thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước phát triển. Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường. Vì vậy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, trao quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp,tiến hành tự do hoá giá cả là những thứ mà chúng ta đang muốn thực hiện để xây dựng một môi trường phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường. Trong giai đoạn hiện nay,nước ta đang chuẩn bị những bước đầu tiên cho việc thành lập một thị trường chứng khoán mà tiền đề cho sự ra đời của thị trường này chính là các công ty cổ phần. Nếu chỉ dựa trên những công ty cổ phần do các tư nhân thành lập thì chưa đủ điều kiện cho thị trường này ra đời và phát triển lành mạnh,lâu dài và ổn định được.Nó đòi hỏi phải có một mạng lưới nhiều công ty cổ phần với quy mô lớn,phát triển ổn định để nâng đỡ cho một thị trường vốn rất nhạy cảm như thị trường chứng khoán. Trong những năm 1980,quá trình chuyển đổi sở hữu nhà nước đã trở thành một hiện tượng kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới.Chỉ tính từ năm 1984 đến 1991,trên thế giới đã có 250 tỷ USD tài sản nhà nước đem bán,và chỉ riêng năm 1991 đã chiếm khoảng 50 tỷ USD.Làn sóng cổ phần hoá được khởi đầu từ nước Anh vào cuối những năm 1970 và sau đó lan sang tất cả các nước công nghiệp phát triển khác.bị ảnh hưởng các nước đang phát triển cũng gia nhập vào quá trình cổ phần hoá đang diễn ra phổ biến trên thế giới. Đến nay,đã có hơn 80 nước đang phát triển với mọi loại tư tưởng chính trị và kinh tế khác nhau đều xây dựng và thực hiện các kế hoạch cổ phần hoá một cách tích cực trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, xu thế ngày nay là toàn cầu hoá,Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều muốn thiết lập một mối quan hệ kinh tế quốc tế đa phương hoá đa dạng hoá.Vấn đề hội nhập đã trở nên bức thiết đối với tình hình Việt Nam hiện nay.Chúng ta đã gia nhập khối Asean,và WTO để hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá,tham gia vào quá trình phân công lao động quôc tế.Và một nghịch lý là trong khi các DNNN đang “khát” vốn thì một lượng vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài lại không biết đầu tư vào đâu,vì vậy cổ phần hoá các DNNN phần nào cũng sẽ giải quyết được nghịch lý trên. 2.Những thuận lợi có được từ việc tiến hành cổ phần hoá DNNN : Thuận lợi đầu tiên là giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới công nghệ.Một doanh nghiệp muốn phát triển được tốt thì vấn đề đầu tiên được đặt ra chính là vốn,hơn nữa đối với một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu lại bị ảnh hưởng bởi chiến tranh tàn phá như Việt Nam thì tình trạng vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn.Một thực trạng chung đối với hầu hết các doanh nghiệp là hoạt động dựa trên cơ sở vốn vay, chỉ một phần rất nhỏ tồn tại bằng vốn chủ sở hữu nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.Doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để thu hút vốn. Như vậy việc thu hút vốn của các DNNN qua một khâu trung gian phần nào làm giảm tốc độ chu chuyển của đồng tiền, chịu thêm một mức lãi suất và một số rủi ro khác. Hơn nữa, tâm lý chung của dân Việt Nam là nếu có tiền tiết kiệm dư thừa.Vì vậy lượng vốn trong các tổ chức tín dụng thuộc nhà nước nhìn chung cũng không đủ lớn để cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp quốc doanh.Trong khi đó các công ty cổ phần do đặc điểm có hình thức sở hữu đa dạng,cổ phần được bán rộng raĩ cho các thành phần kinh tế,tạo ra khả năng huy động vốn trong toàn xã hội bao gồm cá nhân,các tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội trong và ngoài nước,làm phong phú thêm nguồn vốn.Thêm vào đó,nguồn vốn của các công ty này lại phần lớn là vốn tự có do các cổ đông đóng góp nên khả năng tài chính tương đối lớn,phần nào tạo được lòng tin cho các đối tác. Có được nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp có thể tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh tăng khả năng phát triển của công ty đồng thời làm tăng uy tín của công ty đối với người lao động,tạo lợi thế cho việc tiêu thụ những đợt cổ phiếu bán ra để thu hút vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa có nguồn vốn phong phú, doanh nghiệp có thể tiến hành đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các hàng hoá do chúng ta sản xuất ra và tạo được uy tín cho hàng Việt Nam.Trước đây, các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất trong điều kiện máy móc thiết bị từ thời Pháp thuộc để lại.Trong những năm qua doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhập khẩu một số máy móc nhưng đến 70% là đã qua sử dụng, trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là thiếu vốn.Chính vì vậy có thể nói với nguồn vốn phong phú các công ty cổ phần có lợi thế trong việc bắt kịp với công nghệ tiên tiến hiện đại,nhằm nâng cao chất lượng hàng Việt Nam ngang với mặt bằng chung của toàn thế giới. Một thuận lợi nữa mà cổ phần hoá các DNNN đem lại đó chính là việc tạo điều kiện cho người lao động được làm chủ thực sự, thay đổi phương pháp quản lý,tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,nâng cao thu nhập của người lao động. Hơn nữa, các công ty cổ phần thực hiện cơ chế quản lý phân quyền thay cho cơ chế quản lý theo kiểu tập trung như trong các DNNN ở giai n dân ta đang hướng tới. Chương 2 Thực trạng quá trình cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam. A.Thực trạng các DNNN trước và sau khi tiến hành cổ phần hoá: 1.Thực trạng các DNNN trước khi tiến hành cổ phần hóa: ở nước ta,cũng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung,lấy việc mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà nước đoạn trước,vì vậy không những đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường mà còn bắt kịp được sự thay đổi của thị trường một khi nó bị biến động. Từ năm 1989 đến nay nền kinh tế nước ta đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường.Bài học lịch sử đã cho chúng ta thấy không thể đặt sự phát triển nền kinh tế thuần tuý trên cơ sở kinh tế thị trường và khu vực tư nhân mà không có sự can thiệp của nhà nước,bên cạnh đó cũng không thể hoàn toàn dựa vào khu vực kinh tế nhà nước mà xem nhẹ kinh tế thị trường và khu vực tư nhân.Cổ phần hoá là giải pháp vừa tạo nên được sự thay đổi trong các doanh nghiệp quốc doanh,mặt khác còn góp phần chống sự phát triển tự phát,tràn lan của thành phần kinh tế tư nhân mà mặt tiêu cực của nó là tạo nên một lớp người muốn đi theo chủ nghĩa tư bản từ đó chống lại con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng nhà nước và toàc bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH.Vì vậy,khu vực kinh tế nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các DNNN do cấp địa phương quản lý.Theo số liệu thống kê, đến ngày 1-1-1990, cả nước có 12.084 DNNN, trong đó có 1.695 doanh nghiệp do trung ương quản lý, 10.389 doanh nghiệp do cấp địa phương quản lý. Hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh đều do kinh tế nhà nước nắm giữ.Khu vực kinh tế nhà nước có số vốn trị giá khoảng 10 tỷ USD, chiếm 85% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, khoảng 70% tổng giá trị tài sản toàn xã hội, tạo ra khoảng từ 30%-38% giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân khoảng 23%-30%.Hàng năm, kinh tế nhà nước vẫn là nguồn thu ngân sách chủ yếu của ngân sách nhà nước(60%-70% tổng thu ngân sách).Tuy nhiên nếu trừ đi lượng vốn đầu tư và khoản trợ cấp ngầm qua tín dụng ưu đãi của ngân hàng cũng như phần khấu hao cơ bản và nhiều loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên do bán dầu thô v.v... thì mức độ đóng góp trên còn chưa tương xứng. Trước khi tiến hành cổ phần hoá,các doanh nghiệp quốc doanh ở nước ta cũng giống như nhiều nước trên thế giới hoạt động hết sức kém hiệu quả.Có thể minh hoạ cho nhận xét này qua một vài chỉ tiêu cụ thể sau: + Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế nhà nước cao gấp 1,5 lần và chi phí để sáng tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao hơn gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân. + Mức tiêu hao vật chất của các doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1,3 lần so với mức trung bình thế giới.Ví dụ, chi phí vật chất của sản phẩm hoá chất bằng 1,88 lần, sản phẩm cơ khí bằng 1,3-1,8 lần. Mức tiêu hao năng lượng của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta cũng cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Ví dụ, trong sản xuất hoá chất cơ bản bằng 1,44 lần, than bằng 1,75 lần, trong sản xuất giày gấp 1,26 lần... + Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp nhà nước rất thấp và không ổn định.Điều này được giải thích một phần là do thực trạng công nghệ của các DNNN quá lạc hậu thậm chí còn lạc hậu mấy chục năm so với các nước phát triển khác.Trung bình trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; 65% số sản phẩm đạt mức độ trung bình để tiêu dùng nội địa; 20% số sản phẩm kém chất lượng.Vì vậy hàng hoá của chúng ta không thể xuất sang thị trường các nước phát triển và những thị trường khó tính khác.Hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và hiện tượng thích dùng hàng nhập của một bộ phận dân cư là không thể tránh khỏi.Và lượng hàng tồn đọng chiếm đến hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội, điều này có ảnh hưởng xấu đến khả năng quay vòng vốn cũng như khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. + Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế nhà nước rất thấp.Ví dụ, hệ số sinh lời chung của vốn cố định tính chung chỉ đạt 7%/năm và hệ số sinh lời của vốn lưu động đạt 11%/năm. Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực này cũng hết sức thấp.Cụ thể là trong một số năm gần đây, hàng năm Nhà nước dành hơn 70% vốn đầu tư ngân sách của toàn xã hội cho các doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên chúng chỉ tạo ra được từ 34%-35% tổng sản phẩm xã hội trong khi chúng lại sử dụng hầu hết lao động có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật và phần lớn số vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh. + Số các doanh nghiệp thua lỗ chiếm một tỷ trọng lớn.Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 1990, trong số 12.084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4.584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, chiếm hơn 30% tổng số các DNNN.Trong đó, quốc doanh trung ương có 501 cơ sở thua lỗ,bằng 29,6% số cơ sở do trung ương quản lý; quốc doanh địa phương có 4.083 cơ sở thua lỗ, chiếm 39,9% số đơn vị do địa phương quản lý.Các đơn vị thua lỗ trên có giá trị tài sản cố đình bằng 38% tổng giá trị tài sản của toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước và với 787.300 lao động trong tổng số 2.590.000 lao động, bằng32,9% số lao động của toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước.Hơn nữa,các doanh nghiệp đôi khi không thật thà trong khai báo lãi-lỗ làm cho tình trạng lãi giả lỗ thật ngày càng gia tăng. Những số liệu trên cho thấy việc làm thua lỗ của các DNNN đã gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bội chi ngân sách nhà nước triền miên trong mấy năm qua.Thêm vào đó, nhà nước lại có hàng loạt chính sách bù giá, bù lương, bù chênh lệch ngoại thương và hàng loạt các khoản bao cấp khác cho các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho gánh nặng tài chính và các khoản nợ của Nhà nước ngày càng nặng nề và nghiêm trọng. Về thị trường,trước đây ngoại thương ở nước ta chủ yếu dựa trên cơ sở mua bán trao đổi với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa.Từ khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ kéo theo một loạt các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu đã khiến cho chúng ta mất đi những thị trường truyền thống.Chính sách mở cửa cho phép mở rộng buôn bán với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị cũng không giúp gì cho việc tiêu thụ hàng hoá trong nước vì hàng hoá của ta không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Khả năng liên doanh liên kết với nước ngoài của các DNNN cũng tương đối thấp một mặt do các DNNN làm ăn không có hiệu quả nên không tạo ra được một sức hút mạnh mẽ đối với các công ty, tổ chức nước ngoài.Mặt khác,do tình trạng lãi giả lỗ thật đang phổ biến ở các DNNN cũng như sự không chính xác của thông tin đã làm cho các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra nghi ngại trước việc đầu tư vào các doanh nghiệp này. Một điểm đáng được lưu tâm nữa là vốn và tài sản của các DNNN là không nhiều,phần lớn bị phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng thuộc nhà nước,nên nhìn chung triển vọng phát triển và đi lên của các DNNN là không cao.Thu nhập của lao động trong các DNNN cũng thuộc vào mức trung bình.Cơ chế phân phối không dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà chủ yếu nhằm phục vụ chính sách xã hội, mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, không kích thích người lao động trong các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả công tác và năng suất lao động.Thêm vào đó,đội ngũ cán bộ với kiến thức và trình độ hạn chế cộng thêm sự bảo thủ,trì trệ, thiếu năng động đã khiến cho các doanh nghiệp này càng rơi vào tình trạng bế tắc.Đồng thời cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp mang tính cứng nhắc kéo dài quá lâu đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. 2.Thực trạng các DNNN sau khi tiến hành cổ phần hoá: 2.1.Công tác thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước: Đứng trước tình hình các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không có hiệu quả như trên đã đề cập đến,nhà nước ta đã cố gắng áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng trên, trong đó, cổ phần hoá được đánh giá là biện pháp hữu hiệu hơn cả.Không phải đến năm 1992, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước mới được đề cập đến mà ngay từ cuối năm 1987, chính phủ đã nhận thấy cần phải cổ phần hoá một số DNNN và giao cho Bộ tài chính chủ trì việc làm thí điểm (điều 22 tại Quyết định 217/hđbt).Đó là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng còn quá sớm do chưa có các điều kiện khách quan cũng như điều kiện chủ quan cần thiết như bao cấp quá lớn, kinh tế thị trường chưa phát triển, chưa có sự thống nhất về quan điểm, quyết tâm của toàn Đảng và toàn dân nên chủ trương này đã bị lãng quên. Đến 10/5/1990, chính phủ lại có quyết định143/ hđbt trong đó nhắc lại chủ trương cổ phần hoá một số DNNN.Và lần này vấn đề cổ phần hoá đã được nói rõ hơn về mục đích, cách làm...và mặc dù Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương rất tích cực làm được nhiều việc cho sự khởi đầu nhưng sau gần 2 năm, chủ trương đó vẫn dừng lại ở mức các dự thảo.Trên thực tế thì ở một số nơi cũng có tiến hành cổ phần hóa một phạm vi nào đó của DNNN nhưng nhìn chung không theo một bài bản thống nhất nên cũng không phát huy được tính hiệu quả của việc cổ phần. Hai năm sau,ngày 8/6/1992 chủ tịch hội đồng bộ trưởng lại ra quyết định số 202-CT về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần,kèm theo đó là đề án chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần áp dụng tại các doanh nghiệp được chọn làm thí điểm. Ngày 4/3/1993,thủ tướng chính phủ tiếp tục ra chỉ thị số 84/Ttg về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN.Các DNNN được thí điểm cổ phần hoá đều mang lại những kết quả tốt đẹp,vì vậy chính phủ đã ra quyết định cổ phần hoá các DNNN trên diện rộng. 2.2Thực trạng các DNNN sau khi tiến hành cổ phần hoá: Ngày 7/5/1996,chính phủ ra nghị định số 28 nhằm thực hiện cổ phần hoá các DNNN trên diện rộng trong phạm vi cả nước.Sau đó nghị định số 44 của chính phủ ra đời có những sửa đổi thuận lợi tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hoá diễn ra nhanh hơn.Nhìn chung,bên cạnh các khó khăn còn tồn tại,quá trình cổ phần hoá các DNNN ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công tác chuyển đổi được thực hiện theo hai hướng cổ phần hoá các DNNN theo địa phương và theo các bộ ngành.Từ cuối năm 1991 đến cuối năm 1997,trong cả nước đã tiến hành cổ phần hoá được 18 DNNN đã đem lại một bộ mặt mới cho những doanh nghiệp này,bước đầu khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương cổ phần hoá.Có thể đánh giá thành tựu bước đầu của cổ phần hoá qua một số dữ liệu sau: + Đối với doanh nghiệp: Vốn tăng bình quân 45%/năm. Doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm. Lợi nhuận tăng bình quân 70,2%/năm. Thu nhập của người lao động tăng bình quân 20%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 19,1%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng 74,6%/năm. + Đối với nhà nước: nguồn thu của nhà nước từ thuế cao hơn nhiều cộng thêm vào đó lại là những khoản thu về sau khi bán cổ phần và lợi tức của nhà nước từ các công ty cổ phần.Hơn nữa các DNNN sau khi cổ phần hoá này còn có tỉ lệ tăng nộp ngân sách hàng năm là 98%/năm. Từ đầu năm 1998 trở đi,phong trào cổ phần hoá các DNNN đã trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Các bộ ngành cũng đang xúc tiến thực hiện cổ phần hoá và không ít các doanh nghiệp đã đạt những thành tựu quan trọng. Có thể lấy một số thành tựu của các tỉnh thành phố trong việc cổ phần hoá các DNNN làm ví dụ cụ thể để thấy được ưu điểm của chính sách này. Theo Ban đổi mới DNNN Hà nội,trong những năm qua,Hà nội đã tiến hành cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp nhà nước,thu hút thêm được 43 tỷ đồng vốn kinh doanh từ các cổ đông trong tổng số hơn 123 tỉ đồng vốn điều lệ,giảm gần 500 lao động không phù hợp và tuyển được một số lượng tương đương lao động trẻ có trình độ và tay nghề. Hoạt động của những xí nghiệp sau khi cổ phần hoá đều có những chuyển biến tích cực.Gần 700 lao động nghèo tại 30 doanh nghiệp trên đã được mua cổ phần ưu đãi trong 10 năm với trị giá hơn 5,5 tỉ đồng.Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng 6 tháng trước khi tiến hành cổ phần hoá có số dư nợ là 13 tỉ đồng,nhưng trong 6 tháng cuối năm 1998 sau khi cổ phần hoá đã làm ăn có lãi 120 triệu đồng.Doanh thu 6 tháng cuối năm 1998 của công ty này tăng 54,7%,thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tăng 8,5% so với 6 tháng đầu năm .Trong 6 tháng cuối năm 1998, 44 mẫu mã sản phẩm mới của công ty còn được bạn hàng nước ngoài chấp nhận.Công ty còn nghiên cứu và thi công lắp đặt thành công một lò nung gas trị giá khoảng 42 triệu đồng, thay vì phải nhập lò nung có chất lượng tương đương với giá 300 triệu đồng... Còn công ty cổ phần xuất khẩu Nam Hà Nội(Simex) sau cổ phần hoá(CPH) đã tăng thu nhập của người lao động từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,95 triệu đồng/tháng,cổ đông nhận cổ tức 1,59%/tháng,tăng doanh thu 18%,xuất khẩu tăng 26%,lợi nhuận trước thuế tăng 83%... Công ty dịch vụ ăn uống Phú Gia trong 6 tháng cuối năm 1998 đã đưa công suất sử dụng phòng lên 70% giữa lúc tình hình chung về kinh doanh khách sạn,nhà hàng đang rất khó khăn.Mặc dù phải giảm chi phí tới 30%,nhưng nhờ sự liên kết điều hành có hiệu quả nên Công ty vẫn có lãi và chia cổ tức 1%/tháng... Kết quả của 10 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá ở thành phố Hồ Chí Minh cũng khá khả quan:tính đến tháng 1/1999 doanh thu tăng bình quân là 34,7%,lợi nhuận tăng 45,8%,cổ tức đạt từ 3% đến 24%. Không chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh mà một tỉnh nhỏ bé như Bình Định cũng đạt được nhiều thành công trong tiến trình cổ phần hoá này.Tính đến 6 tháng đầu năm 1999,cả tỉnh Bình Định đã hoàn thành việc cổ phần hoá 5 DNNN,có giá trị tổng sản lượng tăng 9,1 lần,doanh số tăng 10,7 lần.Lợi nhuận tăng 76,51%, nộp ngân sách nhà nước tăng 137%,số lãi của mỗi công ty cổ phần từ 140 triệu đồng đến 400 triệu đồng,riêng công ty cổ phần khách sạn Đông Phương trước đây thua lỗ nay đã có lãi hơn 12 triệu đồng... Như vậy, một điều chung rút ra từ những công ty này là hầu hết những DNNN sau khi CPH chuyển thành công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả,không những công ty có lãi,còn đầu tư được cho công nghệ và mở ra hướng thị trường mới cho doanh nghiệp của mình như trường hợp của công ty cổ phần sứ Bát Tràng. Tuy nhìn chung các công ty đều đạt được một kết quả khá cao nhưng cũng không vì thế mà quá “huênh hoang” vì tuy đạt được kết quả tăng mấy chục phần trăm nhưng thực chất con số tăng thật vẫn chưa phải là lớn bởi lẽ chúng ta có điểm xuất phát thấp.Hơn nữa tuy có dấu hiệu khả quan nhưng quá trình CPH hiện nay đang bị chậm lại. Mục tiêu đặt ra của chúng ta trong năm 1999 là tiến hành CPH được 400 DNNN trong đó có 140 doanh nghiệp thuộc các bộ: nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(50 doanh nghiệp), tổng công ty 91(61 doanh nghiệp),tổng công ty dệt may có 11 doanh nghiệp... Các địa phương có 233 DNNN sẽ thực hiện CPH;trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 44 DNNN,Hà Nội có 40 DNNN,tỉnh Nam Định 19 DN... Song việc thực hiện tính đến ngày 31 tháng 8 năm 1999 mới có 224 DNNN được chuyển thành công ty cổ phần,trong đó từ đầu năm 1999 thời điểm hiện tại cả nước mới có 104 doanh nghiệp được cổ phần hoá.Theo thống kê của ban đổi mới trung ương cho thấy có tới 7 bộ ngành chưa có doanh nghiệp cổ phần hoá.Ngoài ra, có tới 20 tỉnh và 6 tổng công ty lớn là Dầu khí,Hàng không ,Giấy,Đóng tàu Cao su, Thuốc lá chưa có doanh nghiệp nào hoàn thành cổ phần hoá.Số DNNN được cổ phần hoá đạt rất thấp so với danh sách cổ phần hoá đã phê duyệt năm 1999.Chẳng hạn,Bộ công nghiệp mới có 2 doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần so với danh sách là 15,Bộ Giao thông Vận tải có 3 trong số 15,Bộ thủy sản có 1 trong số 8 doanh nghiệp được phê duyệt. Như vậy thì nguyên nhân của tình trạng này là gì? Phải chăng chính sách CPH các DNNN là sai lầm hay chỉ là những khó khăn nhất thời trong giai đoạn đầu đầy thử thách này? b.Những khó khăn và giải pháp trong quá trình cổ phần hoá các DNNN: 1.Những khó khăn gặp phải: Khi được hỏi về tình trạng phát triển chậm của cổ phần hoá doanh nghiệp,các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do trong quá trình tiến hành CPH các doanh nghiệp mắc phải những khó khăn chưa tháo gỡ được.Trước hết khó khăn chủ yếu nhất là sự yếu kém trong việc nhận thức về cổ phần hoá.Về phía người lãnh đạo,hàng loạt quan điểm không thống nhất về các vấn đề như : những doanh nghiệp nào để lại hình thức quốc doanh,doanh nghiệp nào cần cổ phần hoá,cần phải làm nhanh hay từ từ,ai lãnh đạo công việc này là tốt,là đúng,cổ phần hoá bao nhiêu phần trăm là vừa... Về phía doanh nghiệp,thường có thái độ do dự trước chỉ thị cổ phần hoá,họ chưa hiểu rõ là họ sẽ được gì,mất gì khi chuyển sang công ty cổ phần, họ muốn “chờ xem đã”.Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên họ rất lo lắng việc tiến hành như thế nào để mọi việc đều êm đẹp cả. Các giám đốc doanh nghiệp thì lo quyền lợi của bị thay đổi,họ không biết rồi sẽ làm gì,liệu họ có bị mất chức không? Họ không muốn thay đổi vì như vậy sẽ ảnh hưởng địa vị của họ. Còn về phía người lao động,họ lo không biết sau khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá họ sẽ sống ra sao:họ có tiếp tục làm việc hay không, thu nhập có giảm không,tự do dân chủ có được mở rộng hơn hay là còn tồi tệ hơn trước.Họ chưa nhận thức được ưu điểm của cổ phần hoá,và chưa mấy tin tưởng ở chính sách này.Trước hết là vì tình trạng trì trệ của các doanh nghiệp này đã quá lâu làm giảm lòng tin trong người lao động.Người lao động là động lực chính của sản xuất, cổ phần hoá muốn phát triển một cách nhanh chóng thì trước hết nó phải “chiếm” được lòng tin của người lao động trong doan._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27000.doc
Tài liệu liên quan