Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay lý luận & thực tiễn

Tài liệu Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay lý luận & thực tiễn: ... Ebook Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay lý luận & thực tiễn

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay lý luận & thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cæ phÇn ho¸ doanh nghiÖp nhµ n­íc ë viÖt nam hiÖn nay lý luËn vµ thùc tiÔn PHẦN MỞ ĐẦU Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ trong nền kinh tế thị trường. ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, việc sắp xếp chuyển đổi một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần, tiến tới hình thành các tập đoàn công ty đa quốc gia mạnh, hoạt động có hiệu quả ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế là con đường hữu hiệu để đổi mới khu vực kinh tế nhà nước. Ở nước ta, cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một giải pháp quan trọng để sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn hơn mười năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá đã khẳng định, cổ phần hoá là quá trình đa dạng hoá chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. Cổ phần hoá ở nước ta không phải là tư nhân hoá, không biến các công ty cổ phần thành công ty của một số ít cổ đông hay của một số cá nhân, mà làm cho đông đảo người lao động đều có cổ phần, trở thành người chủ thực sự của công ty. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: Mục tiêu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. NỘI DUNG I. Nghiên cứu lý luận về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 1. Doanh nghiệp nhà nước và vị trí của nó trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 định nghĩa doanh nghiệp nhà nước như sau: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam”. Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nứơc do Nhà nước đầu tư, thành lập và quản lý. Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước dưới tác động của cạnh tranh và dưới tác động của những phúc lợi xã hội, an ninh và quốc phòng được phân thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Thứ ba, pháp luật hiện hành về doanh nghiệp nhà nước cũng như pháp luật trước đây xác định doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước được phát triển tương đối sâu trong định nghĩa và các quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn đIều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Định nghĩa này của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 chứa đựng nhiều điểm mới phản ánh những thay đổi khá cơ bản trong nhận thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước ra đối với thành phần kinh tế nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước năm 2003 chứa đựng một số điểm mới cơ bản sau đây: Thứ nhất, việc xác định doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu như trước đây. Thứ hai, thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của các hình thức sở hữu trong một doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, pháp luật hiện hành thừa nhận khả năng chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp thông thường thông qua cơ chế chuyển nhượng, mua bán cổ phần. Thứ tư, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 không dựa vào tiêu chuẩn sở hữu và quản lý như đIều kiện cần và đủ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước hiện nay là quyền kiếm soát và chi phối doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là vấn đề nhạy cảm về chính trị và cũng là vấn đề bức xúc về mặt pháp lý kinh tế. Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước đã khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà trong đó doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng. Tồn tại với tư cách là nhân tố trọng yếu trong vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đang đối mặt với mâu thuẫn giữa thực trạng hoạt độn với sứ mạng được giao phó. ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước trước đây được gọi là xí nghiệp quốc doanh đã phát triển với quy mố và số lượng lớn trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và được xác định là thành phần kinh tế chủ đạo. Doanh nghiệp nhà nước đã đóng vàI trò quan trọng trong việc củng cố nền tảng kinh tế, xã hội của nước ta, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Có thể hệ thống hoá ý nghĩa “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước” theo quan đIểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước phải chi phối được sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định của đất nước. Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước phải là động lức cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác thông qua hiệu quả hoạt động cao trên nền của công nghệ sản xuất hiện đạI và hệ thống quản lý tiên tiến. Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước là nguồn lực vật chất chủ yếu của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải tạo ra được sự đóng góp quyết định cho ngân sách nhà nước. Dựa vào những đóng góp chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước và thông qua việc sở hữu các doanh nghiệp, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có trong tay tiềm lực kinh tế vững mạnh để thực hiện những nhiệm vụ của mình. Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước là mẫu mực trong việc giải quyết các chính sách xã hội như việc làm, trợ cấp xã hội. Trong thực tiễn của đất nước ta trước đây, doanh nghiệp nhà đóng vai trò chủ đạo quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Nhiều chính sách xã hội được thực hiện tốt thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Đây là vai trò cần phát huy của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay. 2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là như thế nào? 2.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nứơc là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tàI sản của doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá trình chuyển quyền sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. 2.2. Thực chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Để xác định thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trước hết phải phân biệt hai quá trình: Cổ phần hoá và Tư nhân hoá. Trong đời sống kinh tế ở nhiều nước đã diễn ra quá trình tăng cường vai trò của khu vực tư nhân bằng cách giảm thiểu khu vực nhà nước thông qua chương trình tư nhân hoá. Ví dụ tư nhân hoá ở nước Anh, tư nhân hoá các nước đang phát triển, tư nhân hoá ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu... Tại các nước này, tư nhân hoá diễn ra theo ba mức độ : “ 1) Thay đổi một phần chế độ sở hữu của xí nghiệp, chuyển một phần từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân; 2) Tự do hóa việc tham gia những hoạt động mà trước đây chỉ dành cho khu vực nhà nước; 3) Ủy quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân ký hợp đồng thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho khu vực tư nhân thuê các tài sản công cộng”. Cũng tại các nước này, tư nhân hoá còn được hiểu là thị trường hoá, “Nới lỏng hay bỏ bớt các hạn chế pháp lý dưới nhiều hình thức khác nhau đối với sự cạnh tranh chống lại các xí nghiệp công cộng”, nó “bao gồm mọi chính sách để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công cộng và hạ tầng cơ sở và có khuynh hướng loại trừ hoặc thay đổi vị trí độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước”. Liên hiệp quốc cũng đưa ra quan niệm: “Tư nhân hoá là sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”. Quan niệm này cho thấy toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết đáng kể qua tự do hoá giá cả. Thực chất quan niệm nêu trên mong muốn giảm bớt vai trò của Nhà nước và mở rộng khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các doanh nghiệp nhà nước phải chịu sức ép lớn hơn của thị trường. Việc giảm bớt vai trò của Nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có biện pháp bán cổ phần cho công chúng hay còn gọi là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ đó một số nguời cho rằng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nội dung của tư nhân hoá. Song, nếu hiểu dưới góc độ tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu về tài sản, tiền vốn) thì không thể cho rằng cổ phần hoá là tư nhân hoá. Thứ nhất: Thực tế ở nhiều nước đã diễn ra quá trình doanh nghiệp tư nhân thuần tuý hoặc doanh nghiệp của một nhóm chủ thông qua phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn của các chủ sở hữu khác ngoài xã hội để chuyển thành công ty cổ phần. Nhưng sau khi trở thành công ty cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp không còn là cá nhân riêng lẻ nữa mà là tập thể các cổ đông. Quá trình này cũng diễn ra trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước (mà trực tiếp là một cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước giao) dựa trên cơ sở giá trị thực tế của doanh nghiệp cần được cổ phần hoá xác định số lượng cổ phần, giá trị mỗi cổ phần, các loại cổ phiếu, phương thức phát hành phiếu, sau đó bán cổ phiếu cho các tổ chức kinh tế, xã hội và công chúng, chuyển doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là công ty cổ phần. Quá trình chuyển hình thức doanh nghiệp một chủ hoặc một vài chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, chuyển doanh nghiệp từ dạng chưa phải là công ty cổ phần thành công ty cổ phần chính là quá trình tiến hành cổ phần hoá. Qúa trình này không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp nhà nước, mà còn diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh. Như vậy cổ phần hoá là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu tại doanh nghiệp. Đây thực chất là cổ phần hoá nói chung. Thứ hai: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng mang thực chất của cổ phần hoá nói chung nêu trên. Để làm rõ hơn nữa thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, cần phải theo dõi cách thức mà các doanh nghiệp nhà nước chuyển hành công ty cổ phần như thế nào? Thực tế ở các nước, doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thông qua một trong hai cách thức: Một, bán toàn bộ hoặc một phần tài sản hiện có thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp cho các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân (công chúng) bằng phương thức phát hành cổ phiếu; Hai, giữ nguyên toàn bộ giá trị tiền vốn hiện có của Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút thêm vốn mở rộng doanh nghiệp. Cả hai phương thức đều là các quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - quá trình chuyển sang một hình thức sở hữu xã hội có các chủ sở hữu cụ thể. Quá trình này đồng thời chuyển việc quản lý trực tiếp doanh nghiệp từ chủ sở hữu nhà nước thành quản lý gián tiếp của chủ sở hữu là các cổ đông thông qua Hội đồng quản trị. Với phương thức trên, không thể quan niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là tư nhân hoá, cũng không nên phiến diện cho rằng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chỉ là quá trình chuyển tài sản thuộc sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông. Thực chất cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thành công ty cổ phần, là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp vốn thuộc sở hữu nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và kinh doanh hiện đại. Quá trình này đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Ngay cả ở các nước Tư bản chủ nghĩa đã diễn ra cái gọi là tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước, nhưng ngoài các doanh nghiệp nhà nước chuyển sở hữu thành công ty tư nhân, vẫn có các doanh nghiệp nhà nước chuyển sở hữu thành công ty cổ phần - thực chất đây là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Như vậy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hoá, nhưng giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên chúng luôn là khái niệm có ranh giới phân biệt. Sự phân biệt này phụ thuộc vào mức độ chuyển đổi vốn và tài sản. II. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá Các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 (ở miền bắc) và từ năm 1975 (ở miền nam). Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan đIúm, nên các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam có đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Biểu hiện: Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn.Theo báo cáo của bô tàI chính về các chỉ tiêu chủ yếu năm 1992, thì cả nước có trên 2/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước có số lượng lao động dưới 200 người, chỉ có 4% so với doanh nghiệp có số lao động trên 100 người. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội- khoảng 5-6%. Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Trừ một số rất ít (18%) số doanh nghiệp nhà nước được đầu tư mới đây (sau 1986), phần lớn các doanh nghiệp nhà nước được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp.Theo báo cáo đIều tra bộ khoa học- công nghệ và môi trường thì trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kém các nước từ 3-4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn sử dụng reang bị kỹ thuật từ 1939 và trước đó. Mặt khác, địa bộ phận doanh nghiệp nhà nước được xây dựng bằng kỹ thuật của nhiều nước khác nhau nên tính đồn bộ của doanh nghiệp thấp. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường, các dianh nghiệp nhà nước khó có khả năng cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Việc phân bố còn bất hợp lí về ngành và vùng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường các doanh nghiệp nhà nước không còn được bao cấp mọi mặt như trước nữa, đã thế lạI bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp nhà nước không trụ nổi, buộc phải phá sản, giải thế, đặc biệt trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước. Do đó mặc dù số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 12.084 đến ngày 1/4/1994 còn 6.264 doanh nghiệp nhà nước. Nhờ sự đổi mới về tổ chức quản lý, về kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp còn lạI, tổng giá trị sản phẩm tuyệt đối của kinh tế nhà nước cũng như tỷ trọng trong tổng sản phẩm không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. 2. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước từ sau khi cổ phần hoá đến nay 2.1. Những thành tựu đã đạt được Tiến độ cổ phần hoá bước đầu được cải thiện: Tính đến giữa tháng 6 năm 2000 cả nước đã cổ phần hoá được 426 doanh nghiệp trong đó từ 6/1992 đến 4/1996 cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp, từ 5/1996 đến 6/1998 cổ phần hoá được 25 doanh nghiệp và từ 7/1998 đến nay cổ phần hoá được 396 doanh nghiệp.Trước đây, việc tiến hành cổ phần hoá một doanh nghiệp nhà nước thường kéo dàI đến 2 năm. Gần đây, thời gian này được rút ngắn lạI do đã khắc phục được một số vướng mắc trong quy trình cổ phần hoá. Có doanh nghiệp chỉ trong 3 tháng đã cổ phần hoá xong. Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá: - Huy động được lực lượng vốn lớn, thay đổi phương thức quản lý, đIều hành doanh nghiệp nhà nước, tạo sự đồng tình ủng hộ cao của người lao động và các nhà đầu tư trong và ngoàI nước. Tuy số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá mới chỉ chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp hiện có, nhưng bước đầu đã huy động được khoảng 6.000 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư vào các doanh nghiệp này. Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá không những không bị giảm đi mà ngược lại đã tăng lên từ 10-50% so với giá trị trên sổ sách. Tuy nhiên do phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc diện vừa và nhỏ, số doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 10 tỷ đồng là chủ yếu nên mục tiêu huy động vốn và cơ cấu lại nguồn vốn nhà nước đạt kết quả còn hạn chế. - Nâng cao tính tự chủ, đổi mới quản trị trong doanh nghiệp: Việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra một loại hình doanh nghiệp đa sở hữu. Người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp và cổ đông ngoài doanh nghiệp trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng theo luật định. Điều này đã tạo thêm động lực trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của người lao động và xã hội đối với doanh nghiệp, tăng được năng suất lao động, tiết kiệm chi phí (các doanh nghiệp cổ phần hoá bình quân giảm được chi phí khoảng 20%, cá biệt có công ty giảm tới 50% so với trước khi cổ phần hoá), hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt: + Doanh thu bình quân hàng năm tăng trên 25%. + Lợi nhuận trước thuế hàng năm tăng bình quân trên 26%, có công ty đạt tổng lợi nhuận gấp 2-3 lần so với trước khi cổ phần hoá. + Nộp ngân sách tăng bình quân hàng năm trên 30%, một số công ty đạt gấp đôi so với trước khi cổ phần hoá. + Lãi cổ tức đặt cao hơn lãI suất tiết kiệm, bình quân tăng 1-2% tháng. + Thu nhập hàng tháng của người lao động tăng bình quân 20% năm. - Hình thành cơ chế phân phối mới ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá theo hướng phát huy các nguồn lực trong đIều kiện kinh tế thị trường. Trước cổ phần hoá, việc phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước trực tiếp qiu định, mang nặng tính bình quân. sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nguời lao động mua cổ phiếu và trở thành cổ đông, họ vừa là người làm chủ doanh nghiệp vừa là người làm thuê. NgoàI tiền lương người lao động còn được hưởng lợi tức cổ phần do đầu tư vốn vào công ty. Phần thu của nhà nước cũng tăng do thuế thu được nhiều hơn so với trước và lợi tức từ cổ phần nhà nước tại công ty. Đặc biệt hạn chế tình trạng lãng phí đầu vào, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với Nhà nước: Sở hữu Nhà nước bước đầu được cấu trúc lại theo yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Qua bán cổ phiếu, Nhà nước huy động được một lượng vốn quan trọng trong doanh nghiệp và trong dân cư vào đầu tư phát triển. TạI 370 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, tính đến hết năm 1999 Nhà nước đã thu hút 1349 tỷ đồng để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước khác và giảI quyết một số chính sách cho người lao động. Vốn và tài sản Nhà nước không chỉ được bảo toàn mà còn tăng lên đáng kể. Nhà nước không phải mất một khoản ngân sách để hỗ trợ vốn hoặc bù lỗ hàng năm cho các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá như các thời kì trước đây. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá (số liệu tính trên 500 doanh nghiệp). Chỉ tiêu Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi Tỷ lệ tăng (%) Doanh thu (tỷ đồng) 12.273 17.538 143 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 569 661 116 Lợi nhuận(tỷ đồng ) 253 868 342 Lao động (người) 81.570 91.264 112 Thu nhập bình quân (đ/người/tháng) 840.000 1.300.000 154 Đối với người lao động: Phát huy vai trò làm chủ của người lao động trong quản lý và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Thu nhập của người lao động tăng lên. Thu hút thêm lực lượng lao động xã hội. Theo số liệu của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương, tính đến 20/10/1999 tạI 270 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá lao động tăng thêm bình quân 20% do mở rộng sản xuất, tăng thêm mặt hàng… Góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường chứng khoán. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2. Những hạn chế cổ phần hoá doanh nghiệp Mặc dù từ cuối năm 1998 đến nay tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp đã được cảI thiện đáng kể song so với yêu cầu đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lạI hệ thống doanh nghiệp nhà nước thì vịêc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua vẫn còn những mặt hạn chế, nhiều mục tiêu của cồ phần hoá chưa đạt được, nhiều vướng mắc chưa giảI quyết được. Đó là: Tốc độ tiến hành cổ phần hoá còn chậm: Trong giai đoạn thí đIểm 4 năm mới cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp nhà nước. Theo dự kiến đến hết 1999 cổ phần hoá xong 400 doanh nghiệp nhà nước, đến hết 2000 sẽ chuyển khoảng 20% tổng số doanh nghiệp nhà nước (khoảng 1200 doanh nghiệp) thành công ty cổ phần nhưngđến 30/6/2000 cả nước mới cổ phần hoá được 450 doanh nghiệp, bằng 7,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước. Việc tiến hành cổ phần hoá không đồng đều giữa các ngành và địa phương: theo báo cáo sơ kết thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương, đến 10/1999 cả nước còn 6/13 Bộ, 7/17 tổng công ty 91 và 18/61 tỉnh chưa tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhiều mục tiêu của cổ phần hoá chưa đạt được: + Mục tiêu huy động vốn của toàn xã hội vào đầu tư phát triển:chưa thu hút đông đảo các nhà đầu tư. + Mục tiêu tạo đIều kiện để người lao động các doanh nghiệp cổ phần hoá có cổ phần, được mua cổ phiếu với giá ưu đãI: xung quanh vấn đề này nảy sinh nhiều sự không công bằng. Tài sản Nhà nước bị thất thoát nhiều trong quá trình cổ phần hoá. Tổ chức Đảng trong công ty cổ phần chưa được đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động nên lúng túng trong sinh hoạt, chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình. III . Quan điểm và giải pháp tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng ta đã sớm có chủ trương chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Thể hiện cụ thể như sau: - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khoá VII) tháng 11/1991 đã chỉ rõ: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”. - Nghị quyết Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ (Khoá VII) của BCH TW Đảng tháng 1/1994 đã nêu mục đích, hình thức và mức độ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là: “Để thu hút thêm vốn, tạo nên động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả cần thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối”. - Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước (số 10-NQ/TƯ ngày 17/3/1995) đã bổ sung thêm về phương châm tiến hành cổ phần hoá, tỷ lệ bán cổ phần cho công nhân viên trong và ngoài doanh nghiệp “ Thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hoá một bộ phận mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh”. - Trong kết luận của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000 và năm 1996 (số 301 BBK/BCT ngày 12/9/1995) đã bổ sung thêm mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và phân loại doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá, cụ thể là: “ Tổng kết kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá để có những kết luận cần thiết. Thực hiện cổ phần hoá từng bước vững chắc một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vì mục tiêu, hiệu quả của sự phát triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào yêu cầu và lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội mà xác định rõ: Loại doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ 100% cổ phần; loại doanh nghiệp nhà nước nắm đa số cổ phần hoặc tỷ lệ cổ phần có vai trò chi phối, số cổ phần còn lại bán cho cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp hoặc cho cả bên ngoài để huy động thêm vốn tạo động lực phát triển”. - Trên cơ sở đánh giá tình hình triển khai cổ phần hoá và kết quả bước đầu của các công ty cổ phần, ngày 4/4/1997 Bộ Chính trị đã có thông báo số 63/TB-TW “triển khai tích cực, vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, làm tài sản Nhà nước ngày một tăng lên, là sự kết hợp giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế nhân dân để phát triển đất nước chứ không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số cổ phần chi phối”. - Cụ thể hoá chủ trương phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) tháng 2/1997 đã nêu rõ định hướng và giải pháp cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước: “ Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục loại doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước; loại doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại doanh nghiệp Nhà nước chỉ cần giữ cổ phần ở mức thấp” và “ Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả”. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Khoá IX ( tháng 8/ 2001), đây là lần đầu tiên Đảng ta có riêng một nghị quyết về công tác sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tiếp tục khẳng định: “ Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp Nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không được biến thành tư nhân hoá doanh nghiệp Nhà nước”. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Khoá IX (tháng 11/2003) tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá mạnh hơn nữa; Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hoá, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...”. Như vậy, có thể khẳng định chủ trương của Đảng về cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ngày càng được cụ thể hoá cả về mục tiêu và giải pháp. Mục tiêu nhất quán cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là để tạo động lực bên trong, thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, huy động thêm vốn từ xã hội, tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước. Phương châm chỉ đạo của Đảng là đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một cách tích cực, vững chắc, phải phân loại doanh nghiệp nhà nước, xác định rõ loại doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn, loại doanh nghiệp nhà nước không giữ 100% vốn thì tổ chức cổ phần hoá, trong đó phải quy định các lĩnh vực Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối. Về đối tượng bán cổ phần bao gồm mọi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, các tổ chức pháp nhân khác để huy động vốn đầu tư cho phát triển, trong đó chú trọng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có sở hữu cổ phần, nhưng tăng cường tính công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. 2. Các giải pháp cơ bản tiến hành việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Một là phát triển các thành phần kinh tế: cùng với việc đẩy mạnh đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các hình thức liên kết liên doanh với nhà nước để các thành phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước và thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài. Hai là tạo lập đồng bộ các loạI thị trường. Cùng với việc phát triển mạnh thị trường tư kiệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng cần coi trọng việc phát triển mạnh mẽ thị trường các loạI dịch vụ cho sản xuất; thị trường công nghệ, thông tin, tư vấn pháp lý, tư vấn tiếp thị…xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường chứng khoán. Ba là hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô. ĐIúm mấu chốt là tăng tiềm lực và lành mạnh hoá nền tàI chính quốc gia, hoàn thiện chính sách tàI chính- tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ổn định tiền tệ kiềm chế cả lạm phát và thiểu phát, nâng cao năng lực quản lý kinh tế thị trường của các cấp, các ngành tư Trưng ương đến địa phương. Bốn là đIều chỉnh và hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế thị trường, đồng thời hướng dẫ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0588.doc
Tài liệu liên quan