Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Lời mở đầu Đổi mới sắp xếp để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong đó có Cổ phần hoá đang là 1 vấn đề nóng bang và hết sức bức xúc ở Việt Nam.Mặc dù chủ trương của Cổ phần hoá đã được đưa ra và thực hiện từ lâu song vẫn còn rất chậm cho dù chính phủ đã đưa chỉ tiêu Cổ Phần hoá cụ thể cho từng địa phương, từng bộ.Việc nghiên cứu về mặt lý luận tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Cổ phần hoá DNNN Trong nước và ngoài nước trong thời gian qua để tìm ra giải pháp thúc đẩy, Cổ phần hoá doanh nghiệp

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước ở nước ta có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ để góp phần thúc đẩy quá trình Cổ phần hoá mà còn góp phần lý giải định hướng đổi mới DNNN và kinh tế nhà nước nói chung.Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này làm tiểu luận, rất mong được góp sức nhỏ của mình để làm sáng tỏ vấn đề trên Chương I. Khái quát về Cổ phần hoá và Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước I. Khái niệm CPH và CPH DNNN: Trước hết, phải hiểu rõ thế nào là cổ phần hoá, với không ít người khái niệm cổ phần hoá vẫn còn rất mơ hồ “CPH là quá trình chuyển doanh nghiệp hoá nhà nước từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu sang doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu” .Thực chất CPH là làm giảm bớt vai trò trực tiếp làm chủ sở hữu các doanh nghiệp, giảm bớt đầu tư của nhà nước tăng thêm nguồn vốn đầu tư dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh kinh tế trong doanh nghiệp (DN) CPH DN Nà quá trình chuyển đổi doanh nghiệp thành công ti cổ phần trong đó nhà nước vẫn có thể làm chủ một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. CPH DN không chỉ là quá trình chuyển sở hữu sang sở hữu của các cổ đông mà còn có cả hình thức doanh nghiệp thu hút thêm vốn qua việc bán cổ phiếu để thành lập công ti CP . II. Cơ sở lí luận và thực tiễn của CPHDN Từ những năm 70 của thế kỉ XX trên thế giới đã diễn ra quá trình giảm bớt sự can thiệp của nhà nước về nền kinh tế thông qua tư nhân hoá và CPH DN. Nó bắt đầu từ Anh rồi lan sang các nước công nghiệp phát triển khác và các nước đang phát triển. Đến đầu những năm 90 của quy mô tư nhân hoá và CPH DN đã trở thành hiện tượng phổ biến. Đến những năm 1995 đã có hơn 100.000DNN đã tư nhân hoá và CPH DN. Hơn 80 nước cam kết thực hiện tư nhân hoá và CPH DN nên có những cơ sở của việc thực hiện hiện tượng này. Thứ nhất: Các doanh nghiệp phát triển tràn lan lại không được tổ chức và quản lí tốt. Quản lí kinh tế theo kiểu hành chính thông qua nhiều bất cập trung gian. Hệ thống kế hoạch tài chính cứng nhắc không phù hợp với nền kinh tế thị trường . Tính chủ động trong sản xuất –kinh doanh bị gò bó bởi nhiều quy chế xuất phát từ quyền sở hữu của nhà nước. Sự độc quyền của các doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ. Tất cả những cái đó đã đánh mất động lực kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm kết quả hoạt động của chúng yếu kém triền miên. Thứ hai: Do hoạt động kém hiệu quả nên các doanh nghiệp trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước phải thường xuyên sử dụng ngân sách trợ cấp trực tiếp và giao tiếp đến mức thiếu hụt cả ngân sách. Thứ ba: Về nhận thức lí luận có sự thay đổi về quan điểm về vai trò cuả nhà nước trong nền kinh tế thị trường. “từ chủ nghĩa tư bản điều tiết” cuả Keyner đến “chủ nghĩa tự do mới”, rồi “ nền kinh tế hỗn hợp” của Samuelson. Sự thay đổi nhận thức từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đến chỗ coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thị trường và hiện nay là sự phổ biến của mô hình “ nền kinh tế hỗn hợp giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân” . Quan điểm này đã làm thay đổi tư duy kinh tế của chính phủ, dẫn đến xu thế đánh giá lại vai trò và hiệu quả của kinh tế – xã hội của hệ thống nhà nước và CPH DNNN là một giải pháp mà hầu hết các nước đều coi trọng bắt nguồn từ sự thay đổi quan điểm nói trên. Thứ tư : Sức hấp dẫn từ những ưu điểm từ những công ti cổ phần so với các doanh nghiệp bình thường khác, công ti cổ phần có sức sống mạnh hơn, hiệu quả kinh tế hơn rõ rệt và có vai trò to lớn trong sự phát triển của kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Hình thức sở hữu đa dạng phong phú. Nó có tác dụng thu hút, tập họp và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội . Thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường cho thấy loại hình công ti hội tụ đủ các tiêu chí trên còn doanh nghiệp đơn sở hữu sẽ bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh. CPH DNNN liên quan chặt chẽ tới việc tôn trọng và phát huy sở hữu cá nhân không chỉ trong chế độ TBCN mà cả trong chế độ XHCN . Với tư cách vừa là cổ đông vừa là người làm thuê trong công ti cổ phần , người lao động có quan hệ lợi ích chặt chẽ với doanh nghiệp còn với DNNN , nhà nước làm chủ sở hữu làm cho mọi việc chung chung mơ hồ không gắn bó quyền sở hữu với quyền sử dụng, CPH DNNN thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan hệ doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Suy cho cùng công ti cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất, xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển . Việc chuyển các doanh nghiệp sang công ti cổ phần là do tính xã hội hoá của sản xuất. Do quy luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường quyết định và thúc đẩy. Đó là quá trình khách quan không do ý muốn chủ quan của bất kỳ thể chế chính trị hay cá nhân nào quyết định. Chương II. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam I.Tiến trình CPHDNNN ở Việt Nam Từ khi có chủ trương CPH DNNN của đảng và chính phủ đến nay quá trình CPH có thể chia làm 3 giai đoạn :giai đoạn thí điểm cổ phần hoá, giai đoạn mở rộng CPH và giai đoạn thúc đẩy CPH. 1.1.Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá từ (6-1992 đến 4-1996) Thủ tướng chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đã cho ra các quy định để thí điểm CPH với những nội dung chính như sau. -Xác định rõ CPH DNNN với tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước ( tư nhân hoá được hiểu là bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước cho khu vực tư nhân). - Mục tiêu của thí điểm doanh nghiệp nhà nước CPH DNNN chuyển một phần sở hữu nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, huy động được lượng vốn nhất định cả trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để người lao động thức sự làm chủ doanh nghiệp. -Điều kiện để doanh nghiệp nhà nước có thể được chọn để CHP thí điểm đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa(vốn 500-1000triệu đồng) tự hoạch toán được kinh tế đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt đang gặp khó khăn nhưng có triển vọng hoạt động tốt không thuộc diện doanh nghiệp mà nhà nước cần giữ 100% vốn, tập thể lao động đoàn kết nhất trí. Một số người làm việc ỏ doanh nghiệp có khả năng mua cổ phần . -Hình thức thí điểm C PHDNNN :Bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, cho các tổ chức kinh tế và xã hội trong nước cho các cá nhân trong nước. -Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp :Tính theo giá trị ỏ thời điểm doanh nghiệp ra CPH. -Ưu đãi với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá doanh nghiệp: được mua ưu đãi cổ phiếu trả chệm không quá 12 tháng. - Cơ quan chủ trì tổ chức thí điểm CPH. Bộ tài chính . -Kết quả Đến tháng 4-1996 sau hơn 5 năm có quyết định số 43/HĐBT cả nước chỉ có 5 doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ti cổ phần , 2/61 tỉnh thành phố và 3/7bộ có DNNN được CPH đó là : Công ti đại lí liên hiệp vận chuyển, tổng công ti vận tải Hàng Hải- bộ Giao Thông) cổ phần hoá xong 7/1993 công ti cơ điện lạnh (sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ) CPH xong tháng 7/ 1993 nhà máy giày Hiệp An (bộ công nghiệp) CPH tháng 10/1994 , Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc (bộ nông nghiệp) và công ti xuất nhập khẩu Long An (tỉnh Long An) CPH xong tháng 7/1995. Đây đều là các DNNN mới thành lập có quy mô vừa và nhỏ chủ yếu sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực không quan trọng. Nên việc CPH còn quá chậm không đạt hiệu quả. Đây là giai đoạn rất khó khăn vì cơ chế vận hành của công ti cổ phần và CPH là vấn đề rất mới ở Việt Nam. 1.2 .Giai đoạn mở rộng CPH -Chính phủ ra nghị định 28/CP để thúc đẩy CPH bao gồm: -Loại doanh nghiệp nhà nước có thể được lựa chọn để CPH .Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ với phương án sản xuất kinh doanh có hiệu qủa mà nhà nước không cần giữ 100% vốn. -Hình thức CP: có 3 hình thức +giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu nhằm thu hút thêm vốn để phát triển. +Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp +Tách một bộ phận của doanh nghiệp có đủ điều kiện để CPH Chế độ ưu đãi đối với DNNN CPH - Được giảm 50% lợi tức sau hai năm đầu tiên , được miễn phí trước bạ đối với việc chuyển tài sản của DNNNCPH thành sở hữu của công ti cổ phần được tiếp tục vay vốn ở ngân hàng thương mại nhà nước theo cơ chế và laĩ xuất như sau khi còn là DNNN. Được tiếp tục xuất nhập khẩu hành hoá như DNNN , được chủ động sử dụng số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi chia cho người đang làm việc tại doanh nghiệp để mua cổ phiếu các chi phí CPH hóa tích vào giá trị doanh nghiệp. Chế độ ưu đãi đối với người lao động trong DNNN CPH cổ phần được cấp theo thâm niên và khả năng công tác. Được hưởng cố tức và cho con làm việc ở công ti cổ phần và thừa kế nhưng không được hưởng chuyển nhượng. Được mua chịu cổ phần trong 5 năm với mức lãi 4%/năm mức chịu không quá 15%giá trị doanh nghiệp. Quyền hạn được CPH - Các DNNN có vốn đầu tư là 3 tỷ đồng trở xuống do bộ trưởng các bộ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố chủ quản quyết định. Các doanh nghiệp nhà nước có số vốn trên 3 tỷ đồng do thủ tướng chính phủ phê duyệt. - Kết quả :có ba bộ, tổng công ti và 11 tỉnh, thành phố có DNCPH. Ngành công nghiệp và xây dung có 12 doanh nghiệp, ngành giao thông vận tải có 3 doanh nghiệp. Ngành dịch vụ có 7 doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng có quy mô lớn hơn, một doanh nghiệp có số vốn 120 tỉ đồng, 5 doanh nghiệp có số vốn 10 tỉ đồng trở lên. Trong 25 DN đã CPH có 1 DNNN không nắm giữ cổ phần là công ti đầu tư sản xuất và thương mại Hà Nội . Còn lại 24 công ti ở đó nhà nước nắm giữ ít nhất là 10% nhiều nhất là 60% cổ đông là người lao động trong công ti sở hữu 10-70% cổ phần còn lại là cổ đông ngoài doanh nghiệp . 1.3. Giai đoạn thúc đẩy CPH - Chính phủ ra nghị định 44/1998./NĐ-CPvới những đối tượng mới sau: - Đối tượng CPH:loại doanh nghiệp mà nhà nước cần giữ 100% vốn, loại DNNN mà nhà nước cần giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt . - Về đối tượng mua cổ phiếu:Mở rộng thêm đối tượng được mua cổ phiếu, cả người Việt định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Tăng gấp đôi số lượng cổ phiếu bán ra cho các cổ đông. - Về xác định giá trị của DNCPH +Về thủ tục: chỉ cần cơ quan nhà nước ( đại diện cho người bán ) và lãnh đạo DN ( đại diện cho người mua) là có thể định giá , +Về nội dung: Vận hành theo công thức Giá trị thực tế = Sản lượng thực tế của từng sản phẩm x Giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị DN x Chất lượng còn lại của tài sản Quy trình CPH: được điều chỉnh lại cho phù hợp bỏ bớt những khâu trùng lặp, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN thực hiện CPHvà gồm 4 bước. - Những ưu đãi của nhà nước đối với DNCPH, được duy trì quĩ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình văn hoá, bệnh xá, nhà điều dưỡng..v..v.. và nhà nước giao cho cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của công doàn.Các khoản chi phí hợp lý của quá trình CƠH được trừ vào tiền bán cổ phần của NN, có thể sử dụng vốn hiện có của NN tại DN để trang trải. - Những ưu đãi của NN đối với người lao động trong DN CƠH được mua cổ phiếu giảm giá 30% với tổng giá trị ưu đãi không qúa 20% giá trị phần vốn NN tại DN< Tăng gấp đôi so với nghị định 281CPMỗi năm người lao động được mua 10 cổ phiếu ưu đãi( Mỗi cổ phiếu 100.000đ), Cổ phiếu ưu đãi có giá trị như các cổ phiếu khác.Với những người lao động nghèo được NN cho mua cổ phiếu ưu dãi trả chậm trong 10 năm trong đó 3 năm đầu được hoàn trả - Về thẩm quyền quyết định cổ phần hoá:Cũng được chính phủ mở rộng hơn trước.Thủ tướng chính phủ chỉ đạo CPH các DNNN có số vốn trên 10 tỷ đồng còn lại các DNNN có vố vốn dưới 10 tý đồng sẽ do các Bộ chủ tịch tỉh, thành phố và Chủ tịch hội động quản trị Tổng công ty là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tổ chức triển khai CPH ở các DN này và báo cáo lên CP - Kết quả: chỉ trong 6 tháng cuối năm 1998 đã có 90 DNNN có số vốn trên 10 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với kết quả của thời gian trước đó.Năm 1999 ta đã CPH được 250 DN.Như vậy sau 2 năm nghị định 44/1998/NĐCP ra đời đã có 400 DN được CPH trong đó 8 năm trước chỉ cổ phần hoá được 30 DN, đén hết năm 1999 đã có 7 bộ nghành, 10 tổng công ty và 41 tỉnh thành phố trực thuộc TW có DN CPH.Mạnh nhất là ở Hà Nội:71 DN, TP HCM:45 DN, Nam Định:22 DN, Thanh Hoá:12 DN, Bộ phát triển nông thôn:20DN.kTrong đó 11, 9% có số vốn điều lệ trên 10 tỉ đồng, 52, 3% có vốn dưới 5 tỉ đồng.Nếu phân theo cấp quản lý thì 71, 8% trực thuộc các địa phương, 19% trực thuộc các bộ ngành còn 9, 2% trực thuộc tổng công ty 91 phân theo lĩnh vực:Công nghiệp và xây dung 44, 6%, dịch vụ- thương mại 41%, Nông nghiệp 2, 7% và thuỷ sản 1, 66%.Tuy vậy sang năm 2000, CPH DNNN có ngững dấu hiệu không vui, 1 số địa phương như Hà Nội, TP HCM, NĐ đều chững lại II.Đánh giá chung về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 2.1.Những thành tựu đã đạt được: Tiến độ CPH được cải thiện.Qua 10 năm, tính đến giữa tháng 6 năm 2000 cả nước ta đã CPH được 426 DN, trong đó từ 6/1992 đến 4/1996 CPH được 5 DN, từ 5/1996 đến 6/1998 CPH được 25 DN và từ 7/1998 đến nay CPH được 396 DN Đối với DN đã CPH:Huy động được lượng vốn lớn, thay đổi phương thức quản lý, điều hành DNNN tạo sự đồng tình ủng hộ cao của người lao động và các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.Tại 30 DN đã CPH(tính đến 2/6/1998), số vốn thu hút được là 166.077 triệu đồng(Bằng 50% số vốn điều lệ hoạt động của các DN này).Tính đến đầu năm 1997 bình quân mỗi năm vốn của các DN này tăng lên 45% có DN như công ty CP cơ điện lạnh, sau 3 năm CPH(1993-1996) lượng vốn huy động đã tăng gấp 2 lần.Được NN cho phát hành trái phiếu ra nước ngoài(năm 1996 thu hút được 5 triệu USD) Nâng cao tính tự chủ đổi mới quản trị trong DN.Khi chuyển đổi sang DN CP tức là chuyển từ sự quản lý trực tiếp của NN sang NN quản lý thông qua pháp luật, chính sách.Hoạt động của DN sẽ chịu sự tác động trực tiếp của kinh tế thị trường.Điều này buộc DN phải đổi mới hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm vào sự bao cấp của NN sang tư tưởng tự lực lời ăn lỗ chịu.Bộ máy quản lý được tinh giảm giám đốc điều hành do hội đồng quản trị thuê, hội đồng quản trị trong công ty CP do đại cổ đông bầu ra, khác với DNNN do NN bổ nhiệm Mọi hoạt động trong công ty CP được tiến hành theo điều lệ và qui định chặt chẽ của Công ty giúp phát huy tốt vai trò chủ sở hữu và năng lực của người quản lý chuyên nghiệp tạo điều kiện áp dụng những thành tựu mới trong quản trị DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.Thu hút người ngoài tham gia quản lý điều hành công ty CP Hiệu quả của DN tăng lên rõ rệt:Hầu hết các DN đều có chuyển biến tích cực toàn diện kể cả các DN trước CPH bị thua lỗ Doanh thu bình quân hàng năm tăng 25% trong 6 tháng đầu năm 1999 có những công ty CP đạt doanh thu gấp đôi của cả năm trước CPH Lợi nhuận trước thuế hàng năm tăng bình quân 26% có công ty đạt lợi nhuận gấp 2-3 lần so với trước khi CPH Nộp ngân sách tăng bình quân hàng năm trên 30% Lãi cổ tức đạt cao hơn lãi tiết kiệm bình quân 1-2%/tháng Thu nhập hàng tháng cuủa người lao động tăng bình quân 20% năm Hình thành cơ chế phân phối mới ở các DNNN CPH theo hướng phát huy các nguồn lực trong điều kiện kinh tế thị trường Người lao động và nhà nước đều được lợi từ việc tăng doanh thu và từ cổ tức.Hạn chế tình trạng lãng phí thất thoát vốn, giảm chi phí đầu vào Ba năm 2001-2003 đã cổ phần hoá được 979 DN và bộ phận DN, bằng 71, 6% tổng số DN và bộ phận DN đã cổ phần hoá.Riêng năm 2003 CPH 611 DN và bộ phận DN, bằng 244, 4% năm 1999(năm có số DN CPH cao nhất).Những Bộ, địa phương thực hiện cổ phần hoá khá tốt là:Bộ Công nghiệp, Bộ giao thông vận tải, Bộ xây dựng, thành phố HCM, Dải Dương, Ninh Thuận, Thanh Hoá, Hà Tây, Thái Nguyên… Năm 2003 số DN có quy mô tương đối lớn 2.2.Những hạn chế Tuy vậy, trong cổ phần hoá cũng còn một số tồn tại:nói chung kcác doanh nghiệp cổ phần hoá quy mô còn nhỏ, nên mục tiêu huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất-kinh doanh còn hạn chế;chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiền năng về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý;chưa thực sự đổi mới quản lý nội bộ công ty;còn hiện tượng cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu không đúng luật;chưa phân định rõ và nhận thức đúng vai trò người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nứpc tại công ty cổ phần;các DN sau cổ phần hoá còn gặp khó khăn khi vay vốn kinh doanh, nhất là các khoản vay ưu dãi của nhà nước, một sô dịnh hướng chính sách của Nghị quyết chưa được thể chế hoá như thí điểm đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH;sử dụng một phần vốn của DN để hình thành cổ phần không chia của người lao động Các doanh nghiệp được CPH và lượng vốn CPH nhỏ Đa số doanh nghiệp được CPH là các doanh nghiệp nhỏ.Chẳng hạn, trong 460 DNNN đã CPH trong giai đoạn 1992-2000, vốn Nhà nước được đánh giá lại khi CPH là 1920 tỷ đồng, phần còn lại 1.1287 tỷ đồng được bán cho người lao động trong và ngoài DN.Tính trung bình, vốn của các DN CPH là 4, 17 tỷ.Các DN CPH có vốn quá nhỏ, không phù hợp với loại hình công ty Cổ phần là loại hình chỉ phát huy thế mạnh khi DN có quy mô sản xuất lớn Mức độ CPH không cao Trong tổng số các DN được CPH, lượng DNNN giữ cổ phần chi phối theo định hướng, theo quy định và cả ngoài quy định là rất lớn.Khi Nhà nước giữ cổ phần chi phối, DN CPH tiếp tục là một DNNN và các ưu thế của công ty cổ phần khó có thể được phát huy Căn cứ theo các đề án tổng thể sắp xếp DNNN đã được phê duyệt, trong tổng số 2.033 DNNN được CPH(tính đến năm 2005)thì có 1.028 DN có cổ phần Nhà nước chi phối(chưa bao gồm đề án của tổng công ty Điện lẹc Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam).Nhưng trên thực tế, con số này sẽ lớn hơn nhiều.Bởi theo quy định hiện hành, các DNNN khi tiến hành CPH nếu không bán hết được số cổ phần thì số cổ phần này được tính vào phần vốn của Nhà nước trong DN.Bên cạnh đó, theo Chỉ thị 01/2003/CT-TTG, Nhà nước giữ 51% cổ phần khi bán cổ phần lần đầu đối với các DNNN khi CPH có vốn trên 5 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh có lãi, khong tính đến các yếu tố về ngành, lĩnh vực kinh doanh.Với hai tiêu chíe trên hầu hết các DNNN thuộc bộ, ngành, Tổng công ty và nhiều DNNN thuộc các địa phương đều nằm trong diện Nhà nước năm cổ phần chi phối khi tiến hành CPH.Với tình trạng này, theo nhận định của mốt số chuyên gia về CPH, thì số lượng DNNN thực tế sẽ lớn hơn nhiều con số gần 3000 DN(đã bao gồm cả DN giữ nguyên 100% vốn nhà nước và 1028 DNNN giữ cổ phần chi phối)vì phải cộng thêm các doanh nghiệp đã CPH nhưng có cổ phần nhà nước chi phối nằm ngoài dự kiến Với việc tiếp tục duy trì số lượng sớn các DNNN, só nhiều doanh nghiệp quá nhỏ, vốn của nhà nước sẽ tiếp tục bị dàn trải, mục tiêu nâng cao hiệu quả của các DNNN sẽ không thực hiện được Định giá doanh nghiệp mang tính chủ quan, không theo thị trường Trong các văn bản hướng dẫn CPH, các phương pháp định giá được đề cập khá nhiều và chi tiết.Tuy nhiên, định giá cần được xem xét dưới các góc độ khác:Ai là người định giá?Chủ sở hữu đích thực hay người đại diện, người bán hay người đi mua?Quá trình định giá mang tính chủ quan hay khách quan?Người mau luôn muốn giá thấp, người đại diện có thể hành động phương hại đến lợi ích của người uỷ thác.Trong đa số trường hợp, chỉ có giá thị trường, giá khách quan là có thể làm hài lòng tất cả các bên Bản thân các phương pháp định giá tự nó không dẫn đến một mức giá hợp lý.Người muốn giá thấp luôn có thể đưa ra hàng ngàn chứng cứ cho lập luận của minh.Các quy định về định giá cũng còn nhiều kẽ hở, nhiều vướng măc, đặc biệt là về đất đai.Các doanh nghiệp có diện tích đất sử dụng trong các thành phố có giá trị đất gấp nhiều lần các tài sản khác còn lại.Trong khi đó, các doanh nghiệp được CPH trong những năm trước chưa giải quyết vấn đề đất đai.Gần đây, đất đai được đề nghị tính theo”khung giá sử dụng đất hiện nay”, Khung giá sử dụng đất của Nhà nước, của các địa phương thường lại khác xa giá thị trường Việc định giá không theo thị trường trong một số trường hợp dẫn đến thất thoát tài sản lớn.Trong nhiều trường hợp khác, doanh nghiệp có giá cao, khó bán cổ phần, được sử dụng như một lý do để chậm KCPH hoặc giữ lại một phần lớn cổ phần cho Nhà nước ngoài kế hoạch và tiếp tục là một DNNN.Khi giá thị trường được ấn định, nguyên tắc”tiền nào của nấy”được thực hiện và tình trạng ở một doanh nghiệp thì cổ phần chưa bán đã hết, ở doanh nghiệp khác cổ phần lại không ai mua sẽ bị xoá bỏ Hình thức xác định truyền thống thông qua Hội đồng định giá doanh nghiệp trước đây đã bộc lộ nhiều nhược điểm, vừa không xác định chính xác, vừa mất thời gian.Gần đây, một số doanh nghiệp khi CPH đã thực hiện bán đấu giá và cho kết quả khả quan “Nhận định về thực tiễn các doanh nghiệp đã thực hiện đấu giía cổ phiếu thời gian qua, hầu hết các chuyên gia CPH đánh giá là thành công.Tuy nhiên, phân tích sâu hơn chút nữa, ông Đoàn Kim Đan, chuyên viên CPH, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương cho rằng, những thành công này thực ra mới chỉ màng tính chất đơn lẻ, chưa thực sự mang tính hệ thống.Một trong những nguyên nhân, theo ông Đan.là quy định hiện tại về khối lượng CPH được bán theo hình thức đấu giá còn rất nhỏ” CPH mang tính nội bộ Quá trình CPH một doanh nghiệp từ phương án, các nước thực hiện cho đến những người tham gia đều có tính nội bộ cao.”Toàn bộ quá trình CPH không được công khai trên các phương tiện thong tin đại chúng, thiếu những quy định bắt buộc phải công bố công khai từng bước CPH như định giá doanh nghiệp, đấu giá cổ phần, thời điểm bán cổ phần”nhất là đối với những doanh nghiệp có nhiều lợi thế kinh doanh.Danh sách người mua cổ phần được giữ kín cho đến khi bán xong, để cả sau khi đã hết cổ phần cũng không được tiết lộ”Tỷ lệ bán cổ phần bán ra bên ngoài quá ít.Các cổ đông ngoài doanh nghiệp bị đối xử phân biệt về giá và thường bị gây khó dễ cho các hoạt động chính đáng của họ.Quy định bán cổ phiếu cho các cổ đông trong doanh nghiệp và các đối tượng ưu tiên khác theo giá được xác định, còn lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài được bán thông qua đấu giá là điều không hợp lý.Giá cổ phiếu cần được xác định khách quan, qua đấu giá và là giá chung.Việc giảm giá bao nhiêu phần trăm cho các đối tượng ưu tiên phải làm công khai, minh bạch, tách hoàn toàn khỏi việc xác định giá.Có thể tăng tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài qua hình thức đấu giá, lấy mức giá đó làm chuẩn để tính giảm giá cho các đối tượng được ưu đãi. Với những đặc điểm là đại đa số các doanh nghiệp CPH có quy mô nhỏ, lượng vốn CPH ít, CPH ở mức độ không cao, mang nặng tính nội bộ, chương trình CPH trên thực tế khó có thể đạt được mục tiêu là”huy động vốn, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cưpngf sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp Bên cạnh những hạn chế trên ở không ít DN sau CPH đã nảy sinh những bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này chưa được phát hành đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tế;nhận thức sai lệch, thiếu đầy đủ về CTCP của một số cổ đông.Những bất cập chính là: Thứ nhất, về quản trị và điều hành CTCP Thực tế cho thấy, một số CTCP(tức DNNN sau CPH)chưa được tổ chức, quản lý, hoạt động theo đúng quy định của phát luật(Luật DN)và điều lệ của công ty.Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị(HĐQT)và giám đốc điều hành thiếu rõ ràng, thạam chí có giám đốc không tuân thủ sự điều hành của HĐQT.Hầu như các DN sau CPH vẫ sử dụng toàn bộ cán bộ quản lý cũ:83% giám đốc cũ thành Chủ tịch HĐQT, 76% phó giám đốc thành giám đốc điều hành và 79% kế toán trưởng vẫn giữ nguyên Do bộ máy điều hành ít thay đổi, nên tư duy, triết lý kinh donah, trình độ quản lý điều hành công ty cũng ít được đổi mới.Hầu như chưa có một DN CPH nào swr dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành.ở đây có phần, cho đến nay, quy chế pháp lý nhà nước về vấn đề này cũng chưa hoàn chỉnh.Hiện nay, ở không ít CTCP có tình trạng biểu quyết ở đại hội cổ đông thì theo cơ chế phổ thông đầu phiếu.Lại có một vài DN sau CPH, HĐQT của công ty đã phải họp thường xuyên để giải quyết các vấn đề sự vụ, kể cả việc mua bán vật tư cũng không để giám đốc quyết định, mua sắm, chi tiêu chỉ khoảng 100 nghìn đồng cũng phải họp để xin ý kiến Theo kết quả điều tra do Viện Quản lý kinh tế trung ương phối hợp với công ty tư vấn MInh-Hà và chuyên viên Ban Đổi mới doanh nghiệp của các tỉnh thì khoảng 20% DN sau CPH cho rằng cơ chế hoạt động của công ty họ giống hoặc rất giống với DN ngoài quốc doanh, gần 50% cho rằng hoạt động của công ty họ vừa giống DNNN lại vừa giống DN ngoài quốc doanh và hơn 30% thì cho rằng quyền sở hữu và quyền về tài sản của công ty giống hoặc rất giống DN ngoài quốc doanh. Thứ hai, về quản lý nhà nước và quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với CTCP Mặc dù đã có những văn bản quy định khá cụ thể về mối quan hệ này, nhưng trong thực tế, vẫn xảy ra vướng mắc ở từng đơn vị cụ thể.Trong khi các DN CPH không có phần vốn nhà nước kêu ca họ bị bỏ rơi, bị hẫng hụt thì các DN CPH có cổ phần nhà nước chi phối lại than phiền họ bị can thiệp quá sâu của các cơ quan chủ quản thông qua người đại diện(của Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc, HĐQT của Tổng công ty).Những kiểu can thiệp sâu thường diễn ra trong trường hợp công ty mẹ là DNNN và công ty con đã CPH, nhưng có cổ phần chi phối của công ty mẹ hoặc của nhà Nước.Những DN đã CPH này phải báo cáo với công ty mẹ hoặc các cơ quan chủ quản từ việc cử cán bộ đi bọc đến việc đầu tư, nâng cấp trang thiết bị và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giống y như còn là DNNN.Không những thế, những DN này còn phải đóng góp các khoản cho cấp trên.Rõ ràng là quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sau CPH còn bị hạn chế, làm cho thời cơ kinh doanh bị bỏ lỡ.Theo Nghị định sô 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của chính phủ thì nhiệm vụ lớn nhất của người đại diện là sử dụng có hiệu quả tốt nhất số vốn nhà nước đaqx đầu tư vào CTCP và vì thế, người đại diện chỉ có thể tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giới hạn số vốn của Nhà nước ở coong ty đó mà thôi.Do đó, không phải vì có phần vốn nhà nước là người đại diện sẽ chi phối mọi việc của CTCP.ở một số CTCP Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, việc tăng vốn điều lệ hay điều chỉnh cơ cấu vốn cổ đông rất phức tạp.Nhìn chung, cổ đông Nhà nước không muốn hoặc khoong có khả năng tăng vốn, trong khi đó các cổ đông khác lại muốn tăng vốn điều lệ.Vì thế, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ở các CTCP này rất khó khăn Thứ ba, về việc thực hiện các chính sách ưu dãi đối với DNNN sau CPH Mặc dù khoản 6, Điều 26 Nghị định 64/2002/NĐ-CP)đã quy định rõ:” Các DN CPH được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tính dụng khác của Nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đối với DNNN” nhưng trên thực tế các DN này rất khó vay vốn tại ngân hàng.Muốn vay vốn ở ngân hàng, các CTCP phải có tài sản thế chấp mà tài sản thế chấp lại không phải là tài sản của công ty đã được nhà nứpc định giá.Hẳn nhiều người đã biết trường hợp của CTCP và phát triển du lịch Hải PHòng, khi công ty này đến ngân hàng vay vốn thì ngân hàng đòi hỏi công ty phải có tài sản thế chấp, phải có “bìa đỏ”, tài sản của công ty đã được fđịnh giá cũng “không có giá trị”.Khi công ty làm rõ quyền được vay vốn thì ngân hàng trả lời rằng:chưa cho CTCP nào vay vốn, chỉ cho công ty nhà nước vay vốn, muốn vay, phải mang nhà mình ra thế chấp.Trước yêu càu đó, Chủ tịch HĐQT đã phải thế chấp tài sản nhà minh, nhưng khi có “bìa đỏ”rồi, ngân hàng lại đò hỏi phải có giấy đăng ký kết hôn và sự cam kết của cả hai vợ chồng, sau đó ngân hàng còn phải đòi hỏi phải họp HĐQT để lấy ý kiến.Như thế cũng chưa đủ, ngân hàng lại thành lập đoàn định giá tài sản, cơ quan công chứng cũng thành lập đoàn định giá tài sản và cuối cùng, ngân hàng và công chúng lại không thống nhất ý kiến.Vậy là, sau nhiều lần đi lại, mỗi lần lại thêm một yêu cầu mới, nhưng cuối cùng công ty vẫn không vay được vốn Nhiều DN sau CPH đến vay vốn ngân hàng cho biết, họ không được tiếp đón niềm nở bằng các DNNN.Việc thuê nhà của các DN này cũng phải chịu giá cao hơn.Việc hợp đồng thuê đất cũng mất rất nhiều thời gian, có DN phải mất đến 2 năm Nhìn chung, những thủ tục liên quan đến vay vốn, thuê đất của các DN sau CPH đều bị các cơp quan chức năng đò hỏi phải có công chứng, mà các sơ quan công chứng lại không công chứng, vì rất nhiều lý do Việc đăng ký mở tài khoản phong toả nguồn tiền bán cổ phần, mua tờ cổ phiếu và rút tiền phát hành tăng vốn điều lệ của các CTCP cũng đò hỏi phải có nhiều thủ tục và nhiều thời gian, gây phiền hà cho các CTCP Việc trợ cấp cho người lao động nghỉ việc cũng rất nhiêu khê.Nhiều người phải chờ cả năm mới lấy được tiền bảo hiểm Như vậy là, còn có sự phân biệt đối xử rất lớn giữa các DN CPH với các DNNN.Điều này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sau CPH mà còn kìm hãm tiến trình CPH.Rõ ràng, cần có một “sân chơi chung”cho mọi loại hình DN Thứ tư, về việc chuyển nhượng cổ phần ở các DN sau CPH Trên thực tế, một số DN sau CPH đi vào hoạt động đã dần dần bị “gia đình hoá”, bị biến thành DN tư nhân Theo khảo sát, một số chủ tịch HĐQT, giám đốc điều hành của công ty đã toan tính để biến CTCP thành công ty của gia đình mình bằng cách bổ nhiệm người thân trong gia đình vào những vị trí quan trọng.ở một sô CTCP, đã xảy ra tình trạng mua bán, chuyển nhượng cổ phần khá tự do, công ty không kiểm soát được.Một số cổ đông, nhất là cổ đông nhỏ, không chỉ chuyển nhượng ngầm số cổ phần thường, mà còn chuyển nhượng ngầm cả số cổ phần ưu đãi, bất chấp quy định của pháp luật.Có những cá nhân đã mua gom cổ phần của người lao động tới mức trên 50% giá trị cổ phần danh nghĩa và nghiễm nhiên họ đã trở thành chủ nhân đích thực của CTCP, biến DN sau CPH thành DN tư nhân và người lao động(cổ đông, nhất là cổ đông nghèo)thành người làm thuê.Có thể coi đây là hiện tượng “tư nhân hoá ngầm” các DN sau CPH.Điều này hoàn toàn trái với._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0691.doc
Tài liệu liên quan